Bản án về tranh chấp chia di sản thừa kế số 07/2020/DSPT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

BẢN ÁN 07/2020/DSPT NGÀY 08/05/2020 VỀ TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Ngày 08 tháng 5 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 58/2019/TLPT- DS ngày 20 tháng 9 năm 2018 về việc tranh chấp chia thừa kế.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2019/DSST ngày 09 tháng 8 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện V bị kháng cáo, kháng nghị.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 74/2019/QĐXX- ST ngày 15 tháng 10 năm 2019 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị G, sinh năm 1953; cư trú tại: Khu 7, thị trấn T, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc; có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nguyễn Thị G: Luật sư và Luật sư H - Văn phòng Luật sư A Vĩnh Phúc thuộc Đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Phúc; địa chỉ: Số A đường N, phường L, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc; có mặt.

2. Đồng bị đơn: Ông Nguyễn Đức D, Sinh năm 1945; vắng mặt.

Ông Nguyễn Văn M, sinh năm 1948; vắng mặt. Đều trú tại: Khu Z, thị trấn T, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc 3. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Bà Hoàng Thị P, sinh năm 1948; vắng mặt.

- Bà Đặng Thị Q, sinh năm 1953; vắng mặt.

- Anh Nguyễn Tiến H, sinh năm 1976; có mặt.

- Chị Nguyễn Thị O, sinh năm 1981; vắng mặt.

Đều trú tại: Khu Z, thị trấn T, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc - Anh Nguyễn Thế W, sinh năm 1982; vắng mặt.

- Chị Nguyễn Thị Hồng N, sinh năm 1984; vắng mặt. Đều trú tại: Khu tập thể nhà máy S, huyện L, tỉnh .

Người đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Đức D, bà Hoàng Thị P và chị Nguyễn Thị O: Anh Nguyễn Tiến H (Văn bản ủy quyền ngày 07 tháng 5 năm 2020); có mặt.

4. Người kháng cáo: Bà Nguyễn Thị G; Ông Nguyễn Đức D; Bà Hoàng Thị P.

5. Viện kiểm sát kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Trong đơn khởi kiện ngày 04 tháng 4 năm 2018 cùng các lời khai tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa nguyên đơn bà Nguyễn Thị G trình bày:

Bố, mẹ bà là cụ Nguyễn Văn K và cụ Ngô Thị M sinh được 03 người con là ông Nguyễn Đức D, sinh năm 1945; ông Nguyễn Văn M, sinh năm 1948 và bà Nguyễn Thị G, sinh năm 1953. Cụ K chết năm 1976 và cụ M chết năm 2004, khi bố mẹ bà chết có để lại di sản là thửa đất thổ cư theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cụ Ngô Thị M diện tích là 802m2 tại tờ bản đồ số 3, thửa số 580, ngoài ra không còn tài sản gì khác và không để lại di chúc.

Tại phiên tòa bà G xác nhận sau khi cụ K chết, cụ M, vợ chồng ông D, ông M và bà ở trên diện tích đất này đến năm 1982 thì bà ra ở chỗ khác, còn ông M đi công nhân chỉ còn lại vợ chồng ông D và bà P ở chung với cụ M. Đến năm 1987 khi đó vợ chồng ông D làm lại nhà thì gia đình họp và thống nhất, vợ chồng ông D được 04 gian nhà, còn ông M thì được tất cả tre và xoan. Vợ chồng ông D có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc phụng dưỡng cụ M, sống nuôi, chết chôn và làm ma, thờ cúng, giỗ tết. Đến khoảng năm 1990, 1991 vợ chồng ông M bà Q về chung sống cùng trên diện tích đất với cụ M và được cụ M đồng ý cho ông D và ông M làm nhà trên diện tích đất của cụ. Đến năm 1993 cụ M được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ba anh em bà không có ý kiến gì. Ông D, ông M ở trên thửa đất đó từ đó đến năm 2005, sau khi mẹ bà chết thì ông D có đơn xin làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. UBND xã T tiến hành đo đạc diện tích đất của cụ M nhưng chưa được sự đồng ý của bà nên hồ sơ không hoàn thiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai ông. Từ đó đến cuối năm 2016 ông M có ý định làm nhà thì anh em phát sinh mâu thuẫn trong lời ăn tiếng nói. Bà cũng thừa nhận về việc nuôi dưỡng, chăm sóc cụ M khi cụ M còn sống, từ năm 1987 đến khi cụ M chết và việc lo ma chay, sang cát cúng giỗ là do vợ chồng ông D đứng ra. Bà cho rằng hiện nay bà đang sống một mình trên thửa đất diện tích 140m2 ở khu Z thị trấn T nhưng do xảy ra mâu thuẫn với ông D và ông M về ý ăn ý ở nên bà yêu cầu Tòa án chia di sản của bố mẹ bà là cụ K và cụ M để lại làm ba phần bằng nhau theo quy định pháp luật và bà xin được lấy bằng đất để làm nơi thờ cúng bố mẹ vì các anh của bà không coi bà là em nên bà không có chỗ thờ cúng bố mẹ ngày giỗ tết.

Bị đơn ông Nguyễn Đức D và ông Nguyễn Văn M vắng mặt tại phiên tòa nhưng trong quá trình giải quyết vụ án ông D và ông M đã có lời khai và trình bày: Hai ông đều thừa nhận mối quan hệ trong gia đình như bà G trình bày là đúng. Về di sản mẹ các ông để lại là thửa đất thổ cư diện tích 802 m2 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Ngô Thị M là có, nhưng theo ông D và ông M đối với thửa đất trên khi còn sống cụ M đã chia rành mạch cho hai ông và hai ông đã xây dựng nhà ở kiên cố trên phần diện tích mình được chia và các ông đã xây tường ngăn cách giữa hai nhà. Hai ông đều khẳng định bà G đã có thửa đất diện tích 140m2 và nhà ở khu Z thị trấn T. Khi còn sống cụ M không chia đất cho bà G, nên việc bà G yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ M để lại là không thể được.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và được ông Nguyễn Đức D ủy quyền là bà Hoàng Thị P vắng mặt tại phiên tòa nhưng trong quá trình giải quyết vụ án bà trình bày:

Về mối quan hệ anh em trong gia đình như bà G trình bày là đúng, bà không có ý kiến gì, về việc bà G có đơn khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ K và cụ M để lại bà không đồng ý vì khi còn sống cụ M đã chia di sản cho ông D và ông M. Hiện nay bà đang ở trên nhà đất do bà và ông D xây dựng từ năm 1987 khi cụ M vẫn còn sống. Bà không đồng ý cho định giá tài sản là ngôi nhà và các công trình của bà và ông D xây dựng trên phần đất được cụ M chia cho vợ chồng bà và bà trình bày về việc nuôi dưỡng, làm ma và sang cát cho cụ M. Bà cũng cho rằng bà kết hôn với ông D năm 1968, năm 1975 cụ K chết, khi đó vợ chồng bà ăn riêng nhưng vẫn ở chung cùng nhà với bố mẹ chồng bà. Khi cụ K chết, cụ M là người đứng ra lo ma chay cho cụ K, vợ chồng bà có đóng góp cho cụ M 200đ và bà đứng ra mua áo quan cho cụ K hết 150đ. Sang cát cho cụ K năm nào thì bà không nhớ, cụ M là người đứng ra lo, các con chỉ đóng góp tiền cùng cụ M, bà đóng góp bao nhiêu tiền cụ thể cùng cụ M thì bà không nhớ vì thời gian đã lâu.

Sau khi cụ K chết cụ M ở cùng bà G còn ông M đi công nhân sau đó ông M lấy vợ và vợ chồng ông M về ăn ở chung cùng với cụ M và bà G. Năm 1982 bà G đi ở chỗ khác thì cụ M ăn ở chung cùng vợ chồng bà. Đến năm 1987 vợ chồng bà làm nhà thì lúc đó gia đình họp và thống nhất, vợ chồng bà được chia 04 gian nhà còn ông M thì được chia tất cả tre và xoan. Vợ chồng bà có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc cụ M, sống nuôi, chết chôn. Có thời gian cụ M ăn chung với vợ chồng bà thì bà không phải đóng gạo, còn khi nào cụ M không ăn chung cùng vợ chồng bà thì vợ chồng bà có trách nhiệm cung cấp 16kg gạo và 20.000đ cho cụ M từ năm 1987 đến năm 2000. Đến năm 2000, cụ M tuổi cao sức yếu nên vợ chồng bà phụng dưỡng từ năm đó đến năm 2004 thì cụ M chết. Khi cụ M chết vợ chồng bà đứng ra lo ma chay chu toàn các em bà là ông M và bà G không phải đóng góp gì, vợ chồng bà lo cho cụ M hết 8.000.000đ. Năm 2008 vợ chồng bà đứng ra lo sang cát cho cụ M, bà không yêu cầu ai phải đóng góp, nhưng ông M có mang sang 3.000.000đ để cùng vợ chồng bà lo việc sang cát cho cụ M. Bà G không có đóng góp gì, vợ chồng bà lo hết 10.000.000đ. Từ khi cụ K chết đến khi cụ M chết và đến nay vợ chồng bà đứng ra lo giỗ tết chu đáo.

Về việc đóng thuế nhà đất, từ năm bà kết hôn với ông D, vợ chồng bà đứng ra đóng thuế. Đến năm 1992 ông M về ở cùng trên diện tích đất được cụ M chia cho, vợ chồng bà và vợ chồng ông M hai anh em cùng bảo nhau đóng thuế. Sổ sách đóng thuế hàng năm do ông trưởng thôn lưu giữ. Nay bà G yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ M để lại thì quan điểm của bà vừa là người đại diện theo uỷ quyền của ông D đồng thời là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, bà đề nghị Toà án xem xét công sức của vợ chồng bà trong việc phụng dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng, lo ma chay và sang cát cho cụ M và việc đóng góp và mua áo quan cho cụ K theo quy định của pháp luật. Đối với phần thuế nhà đất bà đề nghị Toà án xem xét công sức duy trì tài sản cho vợ chồng bà từ năm 1987 đến năm 1993 là do vợ chồng bà đóng thuế toàn bộ diện tích theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; từ năm 1993 đến nay vợ chồng bà và ông M mỗi nhà đóng thuế 1/2 diện tích theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà đề nghị tính công duy trì bảo quản tài sản và phần nộp thuế cho vợ chồng bà theo quy định pháp luật.

Người có quyền lợi liên quan và được ông Nguyễn Văn M ủy quyền là bà Đặng Thị Q tại phiên tòa vắng mặt nhưng trong quá trình giải quyết vụ án bà P trình bày: Về mối quan hệ anh em trong gia đình như bà G trình bày là đúng, bà không có ý kiến gì. Về việc bà G có đơn khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ M để lại bà không đồng ý vì khi còn sống cụ M đã có đơn chia cho 02 con trai là ông D và ông M đất theo hiện trạng như hiện nay các ông đang ở, sau khi cụ M có đơn Ủy ban nhân dân xã T đã xuống tận nơi để đo đạc và tách đất. Bà đề nghị chia di sản của cụ M cho ông D và ông M. Hiện nay bà đang ở trên nhà đất do bà và ông M xây dựng từ khi cụ M vẫn còn sống và năm 2017 bà có xây dựng thêm 01 ngôi nhà lớn 02 tầng và các công trình khác trên đất. Nay bà G là em của ông D và ông M đề nghị chia di sản của cụ M để lại thì bà không đồng ý và bà không cho định giá tài sản là ngôi nhà và các công trình của bà và ông M xây dựng trên đất.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Nguyễn Tiến H vắng mặt tại phiên tòa nhưng trong quá trình giải quyết vụ án anh H trình bày: Anh là con trai ông Nguyễn Đức D. Anh là cháu ruột ông M và bà G. Năm 2000 khi cụ M còn sống bố anh đồng ý cho vợ chồng anh xây dựng 04 gian nhà cấp 4 để ở và làm xưởng, đến năm 2007 vợ chồng anh sửa lại Q lán khung lợp mái tôn để làm nhà xưởng. Hiện nay vợ chồng anh vẫn đang quản lý và sử dụng lán xưởng. Về việc bà G khởi kiện chia thừa kế là quyền sử dụng đất của các cụ để lại anh không có ý kiến gì vì việc đó là việc của bố anh và bà G, ông M. Về lán xưởng anh đã xây dựng là được sự đồng ý của bố mẹ anh cho vợ chồng anh làm và bản thân bà G tại thời điểm đó cũng không có ý kiến gì. Đối với lán xưởng này anh đang hoạt động nên nguyện vọng của anh là giữ nguyên như hiện nay và không phải tháo dỡ.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị O (vợ anh H) vắng mặt tại phiên tòa nhưng tại Biên bản lấy lời khai ngày 07/9/2018 chị O đồng ý với lời khai của anh H, chị không bổ sung gì thêm.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Nguyễn Thế W vắng mặt tại phiên tòa nhưng tại Biên bản lấy lời khai ngày 17/12/2018 tại Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh P theo Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án nhân dân huyện V, anh W khai: Anh là con trai của ông Nguyễn Văn M, ông Nguyễn Đức D là bác ruột anh, bà Nguyễn Thị G là cô ruột anh. Năm 2017 ông M có xây dựng 01 ngôi nhà 02 tầng trên một phần diện tích đất của cụ M là bà nội anh cho bố mẹ anh. Việc xây dựng do bố mẹ anh đứng ra, anh chỉ hỗ trợ bố mẹ anh một số tiền, cụ thể là bao nhiêu anh không nhớ. Nay bà G khởi kiện chia thừa kế, anh không đồng ý vì theo anh thửa đất này khi còn sống bà nội anh là cụ M đã chia cho bố anh và ông D mỗi người một phần như hiện nay các ông đang quản lý.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị Hồng N (là vợ anh W) vắng mặt tại phiên tòa nhưng tại Biên bản lấy lời khai ngày 17/12/2018 tại Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh P theo Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án nhân dân huyện V, chị N đồng ý với lời khai của anh W, chị không bổ sung gì thêm.

Với nội dung trên, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2019/DSST ngày 09 tháng 8 năm 2019 Tòa án nhân dân huyện V đã quyết định:

Căn cứ vào các Điều 609. 610, 611, 612, 613, 614, 616, 618, 623, 649, 650, 651,658, 660, Điều 357 và Điều 468 Bộ luật dân sự 2015, Điều 147, 165 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Điều 100 Luật đất đai năm 2013; Điều 2 Luật người cao tuổi 2009Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về án phí và lệ phí Tòa án.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị G đối với đồng bị đơn ông Nguyễn Đức D và ông Nguyễn Văn M yêu cầu chia thừa kế tài sản đối với di sản là quyền sử dụng đất của cụ Ngô Thị M.

Hàng thừa kế thứ nhất của cụ M gồm: ông Nguyễn Đức D, ông Nguyễn Văn M và bà Nguyễn Thị G.

Về di sản xác định quyền sử dụng đất 799,1 m2 đất tại tờ bản đồ số 580 tờ bản đồ số 3, tại khu Z thị trấn T, huyện V trị giá bằng tiền là 9.589.200.000đ là di sản của cụ M để lại.

Chia di sản của cụ M theo pháp luật cụ thể: Ông Nguyễn Đức D được hưởng tổng là 79,9 m2 + 79,9 m2 + 186,4m2 = 346,2 m2 = 4.154.400.000đ.

Ông Nguyễn Văn M được hưởng tổng là 79,9 m2 + 186,4m2 = 266,3 m2 = 3.195.600.000đ.

Bà Nguyễn Thị G được hưởng 186,4 m2 = 2.236.800.000đ.

Giao cho ông Nguyễn Đức D quản lý và sử dụng diện tích hiện nay ông đang quản lý, sử dụng diện tích 418,9m2 khu 7 thị trấn T, huyện V (có sơ đồ kèm theo).

Giao cho ông Nguyễn Văn M quản lý và sử dụng diện tích hiện nay ông đang quản lý 380.2m2 khu Z thị trấn T, huyện V (có sơ đồ kèm theo).

Buộc ông D phải thanh toán chênh lệch cho bà G là 872.400.000đ Buộc ông M phải thanh toán chênh lệch cho bà G là 1.366.800.000đ.

Các đương sự có trách nhiệm liên hệ đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí, chi phí tố tụng, nghĩa vụ chấp hành bản án và quyền kháng cáo cho các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm:

Ngày 21 tháng 8 năm 2019 bà Nguyễn Thị G kháng cáo không đồng ý trích công duy trì tài sản cho ông D và ông M, không đồng ý trích công chăm sóc các cụ cho ông D; đề nghị chia di sản thừa kế là đất theo ba phần bằng nhau và bà đề nghị được chia bằng hiện vật.

Ngày 05 tháng 9 năm 2019 ông Nguyễn Đức D và bà Hoàng Thị P kháng cáo với nội dung không đồng ý chia đất cho bà G.

Ngày 10 tháng 9 năm 2019 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định kháng nghị số 1206/QĐKNPT-VKS-DS, kháng nghị Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2019/DSST ngày 09/8/2019 của Tòa án nhân dân huyện V, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc sửa bản án sơ thẩm, chia cho bà G được hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Bà Nguyễn Thị G là nguyên đơn và là người kháng cáo giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn (ông Nguyễn Văn D) và đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (bà Hoàng Thị P) giữ nguyên nội dung kháng cáo của ông D và bà P.

Các đương sự không xuất trình chứng cứ mới.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà G trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà G như sau:

- Án sơ thẩm xác định cụ M chia cho ông D, ông M đất để làm nhà từ đó đến 2004, bà G không có ý kiến gì. Bà G không đồng ý với nhận định này vì đây chỉ là lời khai từ phía bị đơn, không có căn cứ đối chứng, cụ M chưa chia đất cho ai;

- Bản án sơ thẩm trích 20% di sản thừa kế cho ông D để lo ma chay, sang cát, cúng giỗ và duy trì tài sản; trích 10% công duy trì tài sản trong số di sản thừa kế cho ông M là không có cơ sở vì khi cụ M còn sống cả ông D, ông M và bà G đều sinh sống; thực tế khi cụ M còn sống toàn bộ di sản thừa kế do cụ M quản lý…;

- Bản án cho rằng bà G ở một mình trên khu đất khác nên không cần thiết chia bằng hiện vật mà chia di sản thừa kế bằng việc yêu cầu bị đơn thanh toán bằng tiền là không đúng pháp luật, vi phạm khoản 2 Điều 660 Bộ luật dân sự. Di sản thừa kế của cụ K, cụ M là đất ở có chiều rộng là 20,68m2 hoàn toàn có thể phân chia.

Với các lý lẽ trên, đề nghị Hội đồng xét xử: Trích 10% di sản vào việc thờ cúng, số diện tích đất còn lại chia đều cho 03 người là ông D, ông M và bà G, mỗi người 240m2.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc:

- Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và các đương sự như sau: Trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm, Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và các đương sự như đã chấp hành đúng và đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

- Chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; chấp nhận một phần kháng cáo của bà G; không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Đức D và bà Hoàng Thị P; sửa Bản án dân sự sơ thẩm số: 10/2019/DSST ngày 09 tháng 8 năm 2019 Tòa án nhân dân huyện V.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] về tố tụng:

[1.1] Đơn kháng cáo của bà Nguyễn Thị G, ông Nguyễn Đức D, bà Hoàng Thị P và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc làm trong hạn luật định, được chấp nhận xem xét theo trình tự phúc thẩm.

[1.2] Về việc xét xử vắng mặt một số đương sự: Các đương sự không kháng cáo đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 nhưng đều vắng mặt. Vì vậy Hội đồng xét xử xét xử vắng mặt những người này theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Nội dung vụ án thể hiện:

Cụ Nguyễn Văn K (sinh năm 1911 chết năm 1976) và cụ Ngô Thị M (sinh 1914 chết 2004) có 03 người con là ông Nguyễn Đức D, ông Nguyễn Văn M và bà Nguyễn Thị G, hai cụ trước khi chết đều không để lại di chúc.

Theo lời khai của các đương sự và các tài liệu thu thập trong hồ sơ thì di sản thừa kế của các cụ để lại chỉ còn 802 m2 đất thổ cư (diện tích đo thực tế là 779,2 m2). Nguồn gốc thửa đất do ông cha để lại, có từ thời điểm trước ngày 18/12/1980, đã được đo vẽ theo bản đồ 299, thể hiện ở thửa số 580, tờ bản đồ 03 xã T. Năm 1993 cụ M được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, toàn bộ diện tích được cấp là đất ở.

Theo ông D và ông M thì thuế nhà đất do hai ông chịu. Xác minh tại UBND xã T thì 2013 đến nay ông Nguyễn Đức D và ông Nguyễn Văn M nộp thuế đầy đủ, còn từ năm 2013 trở về trước địa phương không còn lưu trữ sổ sách về thuế.

Các đương sự đều khai nhận khi cụ K chết, cụ M lo tang lễ theo phong tục địa phương. Sau khi cụ K chết vợ chồng ông D, ông M và bà G ở trên diện tích đất này đến khoảng năm 1982 thì bà G ra ở chỗ khác, còn ông M đi công nhân chỉ còn lại vợ chồng ông D và bà P (vợ ông D) ở chung với cụ M. Đến năm 1987 vợ chồng ông D làm lại nhà thì gia đình họp và thống nhất miệng (không ghi biên bản), vợ chồng ông D được 04 gian nhà, còn ông M thì được tất cả tre và xoan. Vợ chồng ông D có trách Kệm nuôi dưỡng, chăm sóc phụng dưỡng cụ M, sống nuôi, chết chôn và làm ma, thờ cúng, giỗ tết. Đến khoảng năm 1990, 1991 vợ chồng ông M bà Q về chung sống cùng trên diện tích đất với cụ M và được cụ M đồng ý cho ông D và ông M làm nhà trên diện tích đất của cụ. Đến năm 1993 cụ M được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông D, ông M và bà G không có ý kiến gì. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc cụ M khi cụ M còn sống đến khi cụ M chết và việc lo ma chay, sang cát, cúng giỗ là do vợ chồng ông D đứng ra. Năm 2005 sau khi cụ M chết (cụ M chết năm 2004) ông D, ông M có đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; UBND xã T đã tiến hành đo đạc diện tích đất của cụ M để tách đất cho ông M và ông D nhưng bà G không đồng ý. Đến cuối năm 2016 ông M có ý định làm nhà thì anh em phát sinh mâu thuẫn. Mặc dù bà G hiện đang sống một mình trên thửa đất có diện tích 140m2 ở khu Z thị trấn T của bà nhưng do xảy ra mâu thuẫn với ông D và ông M về ý ăn ý ở nên bà khởi yêu cầu Tòa án chia di sản của bố mẹ bà là cụ K và cụ M để lại làm ba phần bằng nhau theo quy định pháp luật và bà xin được lấy bằng đất để làm nơi thờ cúng bố mẹ.

[3] Xét kháng cáo của ông D, bà P:

Ông D, bà P cho rằng năm 1980 do bà G có nguyện vọng ở riêng nên cụ M đã cho bà G tiền để mua mảnh đất đầu xóm cho bà G ở và hiện nay bà G vẫn đang ở trên thửa đất này nhưng không có chứng cứ chứng minh vì bà G không thừa nhận nội dung này. Còn đất của các cụ đã được chia cho ông và ông M, theo đó ông D được 5 gian nhà cũ còn ông M được số tre và gỗ trong vườn, bà G được 100 tre, ông D, ông M đã sử dụng ổn định Kều năm, có ranh giới rõ ràng, hàng năm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.

Năm 2003 cụ M đã có đơn tách đất cho ông và ông M nhưng thủ tục làm chưa xong thì cụ M qua đời. Năm 2005 UBND xã đã đo đạc thực địa để tách đất cho ông và ông M nhưng bà G không đồng ý nên thủ tục tách đất không thực hiện được. Ông D và bà P không đồng ý chia đất cho bà G vì ông D, ông M đã được chia đất.

Quá trình giải quyết vụ án ông M xuất trình các chứng cứ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Ngô Thị M do UBND huyện Vĩnh Lạc (cũ) cấp ngày 01 tháng 5 năm 1993; Giấy ủy quyền của cụ M cho con trai là Nguyễn Văn M được quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) để vay tiền N hàng có xác nhận của UBND xã (văn bản không ghi ngày tháng năm); Giấy ủy quyền của cụ M cho con trai là Nguyễn Văn M được đứng tên để ông M có quyền thế chấp sổ đỏ ngày 27/3/2001 có chứng thực của UBND xã T ngày 27/3/2001; Đơn xin chứng nhận có đất thổ cư có xác nhận của UBND xã ngày 9/4/2003; 01 sơ đồ thửa đất thể hiện thửa đất 580 đã được tách cho ông D 385m2; ông M 319m2, có xác nhận của UBND xã ngày 20/5/2005; 01 sơ đồ hiện trạng thể hiện số đo các chiều cạnh thửa đất Năm 2005 ông M làm đơn ra UBND xã T đề nghị tách đất cho ông M và ông D theo đơn đề nghị tách đất của cụ M ngày 25/3/2003 nhưng do bà G không đồng ý nên không thực hiện được. Tòa án cấp sơ thẩm đã tiến hành lấy lời khai của ông Đặng Quang Sơn là người xác nhận vào đơn xin chứng nhận của ông M ngày 09/4/2003, ông Sơn thừa nhận có xác nhận vào đơn với nội dung: “… Theo biên bản tách đất thổ cư ngày 25/3/2003 được cụ Ngô Thị M là mẹ tách đất cho sử dụng là 355m2 nhưng thủ tục làm chưa xong”. (BL 167) Ngày 28 tháng 02 năm 2020 ông M xuất trình cho Tòa án biên bản làm việc ghi ngày 19 tháng 12 năm 2019 do UBND thị trấn T lập để giải quyết đơn của ông M, Q phần có ông Đỗ Văn T - Phó Chủ tịch UBND thị trấn; bà Đặng Thị B, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thị trấn; ông Đỗ Xuân Q và ông Đặng Quang S là cán bộ địa chính cũ và ông Nguyễn Văn M. Nội dung thể hiện UBND thị trấn T giải quyết việc ông M yêu cầu UBND thị trấn T làm rõ năm 2003 gia đình ông có đơn tách đất của mẹ ông vào thời điểm nào. Tại buổi làm việc ông Sơn khẳng định trong thời gian ông làm địa chính (2002-2005) gia đình cụ M có đơn đề nghị tách đất cho hai con là ông D và ông M, ông Sơn có xuống đo nhưng thủ tục chưa xong thì cụ M chết; Ông Quang trình bày: Ông làm công chức Địa chính – Xây dựng từ 2004 - 2005, năm 2005 ông có nhận được đơn đề nghị làm thủ tục chia tách đất của gia đình ông M và ông D, ông và ông Đức (công chức tư pháp) có xuống đo đất cho gia đình và hoàn thiện biên bản kiểm tra hiện trạng, khi đó cụ M đã chết nên phải có chữ ký của bà G, nhưng vì bà G không ký nên ông đã bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông M và ông D. Hiện tại UBND thị trấn T không còn lưu giữ được đơn của cụ M.

Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã trực tiếp xác minh tại UBND thị trấn T, UBND thị trấn T cho biết tại thời điểm 2003 – 2004 gia đình cụ M có đơn gửi về UBND xã T đề nghị tách đất, công chức địa chính có xuống nhà cụ M đo vẽ nhưng sau đó cụ M chết nên không tiếp tục hoàn thiện được hồ sơ. Hiện nay UBND thị trấn không còn lưu giữ đơn của cụ M. Cán bộ địa chính nhận đơn của cụ M nhưng không rõ nội dung đơn như thế nào và cũng không vào sổ sách lưu trữ.

Hội đồng xét xử thấy: Với các chứng cứ nêu trên không có đủ căn cứ để khẳng định khi còn sống cụ K và cụ M đã chia đất cho ông D và ông M mà chỉ cho hai ông làm nhà để ở, bởi lẽ nếu ông D, ông M cho rằng cụ K và cụ M cho ông D, ông M đất thì tại sao đến năm 1993 thửa đất vẫn đứng tên cụ M và sau đó không chia tách cho ông D và ông M?. Mặt khác, theo tài liệu có trong hồ sơ thì có việc cụ M có đơn tách đất cho ông D và ông M nhưng UBND thị trấn T không còn lưu giữ tài liệu này, không rõ nội dung nên không có cơ sở để xem xét ý chí của cụ M. Nếu cụ M có đơn đề nghị chia tách đất năm 2003 mà không được sự đồng ý của bà G thì việc chia tách đất này là không hợp pháp vì cụ M không có quyền định đoạt toàn bộ thửa đất cho ông M và ông D, vì thửa đất đó còn là di sản thừa kế của cụ K. Do vậy Tòa án cấp sơ thẩm xác định thửa đất 580 là di sản thừa kế của cụ M là có căn cứ, đúng pháp luật.

Quá trình giải quyết vụ án ông D có lời trình bày: Mẹ ông, ông cùng ông M có góp tiền để mua mảnh đất đầu xóm và làm tạm vài căn nhà cấp 4 để cho bà G ở, còn đất của các cụ để lại cho hai anh em. Ông M cũng có lời trình bày khoảng năm 1996, 1997 hoặc 1998 ông có gọi bà G đến nhà ông D đưa cho bà G số tiền 1.500.000đ để làm nhà. Bà G không thừa nhận nội dung này. Trong suốt quá trình giải quyết vụ án ông D, ông M không hợp tác với Tòa, không đưa ra chứng cứ chứng minh vì vậy nội dung này không có cơ sở để xem xét. Tại phiên tòa phúc thẩm khi được hỏi về vấn đề ngày, anh Nguyễn Tiến H là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của ông D, bà P trình bày: Lúc đầu ông D và ông M có đưa ra nội dung nêu trên, nhưng do không có bất kỳ chứng cứ gì chứng minh nên hai ông không yêu có yêu cầu gì nữa; Về ngôi nhà đang xây là do vợ chồng anh xây dựng.

[4] Xét kháng cáo của bà Nguyễn Thị G và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc chia di sản thừa kế bằng hiện vật cho bà G.

Bà G kháng cáo đề nghị được chia di sản thừa kế bằng hiện vật với lý do để thờ cúng bố mẹ; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc kháng nghị bản án sơ thẩm căn cứ khoản 2 Điều 660 Bộ luật dân sự đề nghị Tòa án sửa án sơ thẩm theo hướng chia đất cho bà G.

Hội đồng xét xử thấy việc bà G có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế bằng hiện vật. Khoản 2 Điều 660 Bộ luật dân sự có quy định: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia” Quá trình giải quyết vụ án ông D, ông M không đồng ý chia đất cho bà G nên các bên không thỏa thuận được bất kỳ nội dung nào về việc phân chia di sản. Gia đình ông D, ông M không đồng ý cho Hội đồng định giá định giá tài sản trên đất, vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm đã phối hợp cùng chính quyền địa phương đã 03 lần tổ chức định giá tài sản tranh chấp nhưng không Q. Theo yêu cầu của bà G, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã Q lập Hội đồng định giá tài sản trên đất của ông D, ông M nhưng gia đình ông D, ông M không hợp tác và cản trở việc định giá của Hội đồng định giá nên việc định giá tài sản trên đất cũng không thực hiện được.

Theo kết quả xem xét thẩm định tại chỗ do Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc lập ngày 28 tháng 02 năm 2020 thì tài sản trên phần đất của ông M có 01 nhà 02 tầng xây theo hình chữ L có công trình phụ khép kín mới xây năm 2017; 01 sân gạch đỏ trước nhà 0 tầng; 01 bếp củi xây tường 10; phía ngoài cổng gần mặt đường có 01 ngôi nhà cấp 4- 03 gian xây từ 1993 đã xuống cấp (Hội đồng định giá tài sản xác định ngôi nhà đã hết khấu hao). Phần đất của ông D có 01 nhà cấp 4 ở phía trong xây từ năm 1987 diện tích 78m2; 02 gian bếp cấp xây năm 2009 diện tích 34m2. Nhà cấp 4 và 02 gian bếp tạo Q hình chữ L; 01 lán xưởng do anh H làm từ khoảng trên 20 năm; 01 bức tường rào do ông D xây từ 1993, xây tường 10, không chát dài 29,11m, cao 1,8m.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án pH thực hiện sự giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì gia đình ông D đã phá toàn bộ nhà cấp 4 vào 02 gian bếp để xây dựng nhà mới mặc dù chính quyền địa phương và Tòa án đã có văn bản ngăn chặn. Ngày 04 tháng 5 năm 2020 Tòa án cùng đại diện chính quyền địa phương đã đến gia đình ông D để xem xét thực tế hiện trạng thửa đất đang tranh chấp. Tòa án tiến hành lấy lời khai của ông D, ông D cho rằng đã nhận được văn bản của chính quyền địa phương và Tòa án về việc yêu cầu dừng xây dựng trên đất tranh chấp nhưng do nhà cũ bị đổ nát xuống cấp nên gia đình ông phải xây lại nhà, việc xây nhà tiến hành từ đầu tháng 3 (dương lịch). Khi đang làm việc với Tòa án thì ông D cùng tất cả mọi người trong gia đình ông D bỏ đi, không hợp tác làm việc với Tòa án. Tòa án đã tiến hành xem xét hiện trạng thì thấy gia đình ông D đã phá toàn bộ nhà cấp 4 và 02 gian bếp, đang xây nhà kiên cố 02 tầng và đã đổ xong mái tầng 2, mặt trước của ngôi nhà cách đường giao thông 14,2m. Bức tường phía trái nhà cách ranh giới nhà ông M 3,1 m, mái le tầng 2 của ngôi nhà cũng ở phía này là 1m. Phía sau cùng gia đình ông D đang tiến hành xây dựng bể chứa nước mưa có kích thước khoảng 2x3m Hội đồng xét xử thấy mặc dù bà G hiện có nhà, đất ở chỗ khác nhưng không phải là di sản thừa kế mà do bà tạo dựng, trong khi di sản thừa kế các cụ để lại là đất ở có diện tích tương đối lớn, hoàn toàn có thể phân chia. Bà G yêu cầu chia hiện vật là đất bằng 03 phần bằng nhau. Tuy nhiên qua xem xét thực tế và xét nhu cầu, mục đích sử dụng của bà G thấy không thể chia đất như yêu cầu của bà G được, vì nếu chia đều 03 phần bằng nhau sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình do gia đình ông M, ông D và anh Nguyễn Tiến H đã và đang xây dựng. Vì vậy Tòa án chỉ có thể chia cho bà G ở phần giữa hai gia đình ông M và ông D để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại cho gia đình ông M ông D và anh H.

Về phương án phân chia, Tòa án cấp sơ thẩm chia cho bà G bằng tiền sau khi trừ đi công duy trì, tôn tạo tài sản. Hội đồng xét thấy việc trừ đi công duy trì, tôn tạo tới 30% giá trị tài sản cho ông M và ông D là quá cao và không dựa trên căn cứ nào, theo bà G thì ông M và ông D không pH tôn tạo gì. Trên thực tế di sản thừa kế do cụ M quản lý, ông D và ông M chỉ là người cùng quản lý chung di sản thừa kế với cụ M, ông D và ông M không thể chuyển nhượng đất cho người khác. Mặt khác ông M và ông D ở trên đất của các cụ để lại đã được hưởng lợi trên đất trong Kều năm. Riêng đối với ông D các đương sự đều thừa nhận ông D là người có công lớn nhất trong việc phụng dưỡng các cụ khi tuổi già, vì vậy có thể trích 5% di sản để bù đắp một phần công sức cho ông D, bảo đảm quyền lợi cho ông D; không chấp nhận công duy trì tài sản cho ông M.

Việc phân chia được tính toán như sau:

Tổng diện tích đất đo đạc thực tế là 799,1m2, trừ 5% di sản cho ông D là 39,95m2.

Di sản còn lại để chia là 759,15m2 đất được chia đều cho 03 người, mỗi người được 253,05m2. Như vậy ông M và bà G mỗi người được 253,05m2; ông D được hưởng: 253,05m2 + 39,95m2 = 293m2.

Ông D đang sử dụng 418,9m2 đất sau khi cắt cho bà G, đất của ông D còn lại 356,6m2. Vậy phần đất cắt cho bà G là 418,9m2- 356,6m2 = 62,3m2.

Ông M đang sử dụng 380,2m2 đất sau khi cắt cho bà G, đất của ông M còn lại 307,7m2. Vậy phần đất cắt cho bà G là 380,2m2- 307,7m2 = 72,5m2.

Số đất còn lại ông D phải thanh toán tiền cho bà G là: 293m2 + 62,3m2 = 355,3m2. Vậy 418,9m2 -355,3m2 = 63,6m2 Số đất còn lại ông M phải thanh toán tiền cho bà G là: 253,05m2 + 72,5 m2 = 325,55m2. Vậy 380,2 m2 - 325,55m2 = 54,65m2 Như vậy trị giá tài sản ông D được chia 293m2 x 12.000.000đ/1m2= 3.516.000.000đ.

Ông M và bà G mỗi người được chia 253,05m2 trị giá 3.036.600.000đ, nhưng bà G chỉ được chia bằng đất 134,8m2 thì ông D pH P toán cho bà G giá trị 63,6m2 đất, Q tiền là 763.200.000đ.

Ông M phải thanh toán cho bà G là: 54,65m2 x12.000.000đ/1m2= 655.800.000đ.

Về án phí dân sự phúc thẩm: Các đương sự được miễn án phí theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308; Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự Chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; chấp nhận một phần kháng cáo của bà G; không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Đức D và bà Hoàng Thị P; sửa Bản án dân sự sơ thẩm số:10/2019/DSST ngày 09 tháng 8 năm 2019 Tòa án nhân dân huyện V.

Căn cứ vào các Điều 609, 610, 611, 612, 613, 614, 616, 618, 623, 649, 650, 651,658, 660, Điều 357 và Điều 468 Bộ luật dân sự, Điều 147, 165 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 100 Luật đất đai năm 2013; Điều 2 Luật người cao tuổi và Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án.

Xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của cụ K, M gồm: Ông Nguyễn Đức D, ông Nguyễn Văn M và bà Nguyễn Thị G.

Xác nhận di sản thừa kế của cụ K, cụ M là quyền sử dụng đất 799,1m2 đất thuộc tờ bản đồ số 580 tờ bản đồ số 3 tại khu Z, thị trấn T, huyện V trị giá bằng tiền là 9.589.200.000đ.

Chia di sản của cụ K, cụ M theo pháp luật cụ thể như sau:

- Ông Nguyễn Đức D được hưởng 293m2 đất theo kỷ phần và được sử dụng 63,6m2 đất (phần của bà G). Tổng số ông D được sử dụng 356,6m2; hình thể và các cạnh của thửa đất thể hiện trên sơ đồ ký hiệu từ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 17, 18, 1.

- Ông Nguyễn Văn M được chia 253,05m2 đất theo kỷ phần; được sử dụng 54,65m2 đất (phần của bà G). Tổng số ông M được sử dụng là 307,7m2 đất; hình thể và các các cạnh của thửa đất thể hiện trên sơ đồ ký hiệu từ 14, 15, 16, 17, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Bà G được sử dụng 134,8m2 đất; hình thể và các các cạnh của thửa đất thể hiện trên sơ đồ ký hiệu từ 1, 18, 17, 16, 15, 1.

Ông D phải thanh toán bằng tiền cho bà G đối với 63,6m2 đất, số tiền là 763.200.000đ.

Ông M phải thanh toán bằng tiền cho bà G đối với 54,65m2 đất, số tiền là 655.800.000đ.

Ông D, ông M và bà G có trách nhiệm liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông D, bà P và anh Nguyễn Tiến H có trách nhiệm tháo dỡ một phần nhà cấp 4 và một phần nhà xưởng, tường bao loan để trả đất cho bà G và nếu phần mái le của ngôi nhà đang xây sang đất của bà G thì ông D, bà P và anh H phải phá bỏ để trả đất cho bà G.

Ông M và gia đình có trách nhiệm tháo dỡ 01 phần nhà cấp 4 phía trước (diện tích tháo dỡ là 11,5m2) cùng các công trình khác (nếu có) để trả đất cho bà G và phải tự mở lối đi vào ngôi nhà mới xây phía trong.

Kể từ ngày Tòa án tuyên án, nếu gia đình ông D, ông M cố tình xây dựng trên phần đất đã chia cho bà G thì phải tự chịu trách nhiệm.

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động thi hành án) hoặc kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 Trường hợp bản án, quyết định được thi hành án theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án dân sự, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và Điều 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

2. Về án phí dân sự sơ thẩm, phúc thẩm: Bà Nguyễn Thị G, ông Nguyễn Đức D và ông Nguyễn Văn M không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

524
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp chia di sản thừa kế số 07/2020/DSPT

Số hiệu:07/2020/DSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 08/05/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về