Bản án về tranh chấp bồi hoàn tiền bảo hiểm số 58/2024/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

BẢN ÁN 58/2024/DS-PT NGÀY 26/01/2024 VỀ TRANH CHẤP BỒI HOÀN TIỀN BẢO HIỂM

Trong các ngày 19 và 26 tháng 01 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh D xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 393/2022/TLPT-DS ngày 07/12/2022 về việc “tranh chấp bồi hoàn tiền bảo hiểm”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 130/2022/DS-ST ngày 30/9/2022 của Tòa án nhân dân thành phố D bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 110/2023/QĐXXPT-DS ngày 06/3/2023, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Tổng Công ty B; trụ sở: tầng 24, tòa nhà P, lô V Y, phường Y, quận C, Thành phố H.

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Ngô Xuân T và ông Phạm Văn T1, địa chỉ: tầng B, tòa nhà P, lô V Y, phường Y, quận C, Thành phố H; có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Phạm Văn P - Luật sư thuộc Công ty L4 – Đoàn Luật sư Thành phố H; có mặt.

- Bị đơn: Công ty TNHH G; trụ sở: số C, đường L, phường B, Quận A, Thành phố H.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Bà Mai Thị Phương L1; địa chỉ: phòng D, tầng D, tòa nhà O, số A, Đ, quận Đ, Thành phố H; có mặt khi xét xử, vắng mặt tuyên án.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Công ty Cổ phần L5; trụ sở: số I, đường H, tổ B, khu phố C, phường P, Thành phố T, tỉnh D.

Người đại diện hợp pháp: Ông Nguyễn Ngọc S, sinh năm 1993; địa chỉ liên hệ: số E P, phường T, Quận A, Thành phố H; có đơn xin vắng mặt.

2. Công ty TNHH D; trụ sở: lô F, khu Công nghiệp Đ, phường Đ, quận H, thành phố H.

Người đại diện hợp pháp: Ông Nguyễn Đạt P1 - chức vụ: Tổng giám đốc;

có đơn xin vắng mặt.

3. Công ty TNHH P6; trụ sở: tầng 3B, tòa nhà R, số A, đường C, Phường D, quận T, Thành phố H.

Người đại diện hợp pháp: Ông Quách Vũ Ân K, bà Lý Hoàng Mẫn N, ông Nguyễn Đăng N1; cùng địa chỉ: P, lầu A, Sài Gòn C, F L, phường B, Quận A, Thành phố H; ông N1 có mặt, ông K, bà N vắng mặt.

4. Công ty TNHH B; địa chỉ: phòng A - A, tòa nhà M, số B, đường N, Quận A, Thành phố H.

Người đại diện hợp pháp: Bà Trần Kim N2, địa chỉ: phòng A - A, tòa nhà M, số B đường N, Quận A, Thành phố H; có yêu cầu giải quyết vắng mặt.

5. Công ty Cổ phần C5; địa chỉ: số A - A, Trần Quang K1, phường T, Quận A, Thành phố H.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Quốc M – Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Người đại diện hợp pháp của ông Nguyễn Quốc M: Ông Đỗ Minh T2 hoặc ông Nguyễn Thanh H hoặc ông Huỳnh Hoàng T3 hoặc bà Nguyễn Thị Kim Y, cùng địa chỉ liên hệ: phòng 501, tầng E, Tòa nhà V, số A, T, P, Quận G, Thành phố H, là người đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền ngày 23/02/2023); ông T2, ông H có mặt; ông T3, bà Y vắng mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Cổ phần C5: Ông Đặng Việt A, sinh năm 1977

- Luật sư của Công ty L6 thuộc Đoàn Luật sư Thành phố H hoặc bà Vũ Thị Phương T4, sinh năm 1992 – Luật sư của Công ty L6 thuộc Đoàn Luật sư Thành phố H; vắng mặt.

6. Công ty TNHH S1; địa chỉ: tầng A, tháp B, tòa nhà V, số B C, Phường A, Quận A, TP . H.

Người đại diện hợp pháp: Ông Huỳnh Minh P2; địa chỉ: tầng A, tháp B, Tòa nhà V, số B đường C, Phường A, Quận A, Thành phố H; có yêu cầu giải quyết vắng mặt.

7. Tổng Công ty B1; địa chỉ: số G, đường L, Phường P, quận H, Thành phố H.

Người đại diện hợp pháp: Ông Trần Mạnh H1; có yêu cầu giải quyết vắng mặt.

- Người giám định: Công ty TNHH G1); địa chỉ: phòng A tầng A, tòa nhà VET, số I H, quận C, Thành phố H.

Người đại diện hợp pháp: Ông Nguyễn Thành P3; địa chỉ: số F, đương B, khu phố F, phường H, quận T (nay là thành phố T), Thành phố H; có mặt.

- Người làm chứng: Bà Cao Thị L2, sinh năm 1970; địa chỉ: thôn B, xã C, huyện C, tỉnh Thanh Hóa; có đơn xin giải quyết vắng mặt.

- Người kháng cáo: Công ty TNHH G là bị đơn.

NỘI DUNG VỤ ÁN

- Theo Đơn khởi kiện ngày 22 tháng 10 năm 2020, lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa người đại diện hợp pháp của nguyên đơn trình bày:

Ngày 21/8/2017, Công ty TNHH D (viết tắt là Công ty D) và Công ty TNHH P6 (viết tắt là Công ty P6) đã ký Hợp đồng số CW1555686 về việc quản lý, lưu giữ hàng hóa là dầu nhớt của Công ty D. Địa điểm lưu kho đã được chỉ định là kho Pan Pacific . Công ty P6 đã thuê kho Pan Pacific tại khu công nghiệp S, thành phố D, tỉnh D của Công ty Cổ phần L5 (viết tắt là Công ty L5) để lưu kho hàng hóa của Công ty D.

Ngày 26/6/2018, Tổng Công ty B (viết tắt là Bảo hiểm B) đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm số 18/04/02/TSTH/P000102 cho Công ty D về việc bảo hiểm cháy, mất mát, hư hỏng tài sản là hàng hóa Công ty D lưu giữ tại kho P, tỉnh D. Địa điểm được bảo hiểm là: kho Pan Pacific, lô B, đường A, khu công nghiệp S, phường D, thành phố D, tỉnh D.

Ngày 21/8/2017, Công ty TNHH B (viết tắt là Công ty B) và Công ty TNHH S2 (viết tắt là Công ty S2) ký hợp đồng về việc quản lý, lưu giữ hàng hóa của Công ty B; địa điểm lưu kho đã được chỉ định là kho Pan Pacific . Công ty S2 đã thuê kho của Công ty L5, tại khu công nghiệp S, thành phố D, tỉnh D để lưu kho hàng hóa của Công ty B.

Ngày 14/1/2019, Bảo hiểm B đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm số 19/25/07/TSTH/P000013 cho Công ty B về việc bảo hiểm cháy, mất mát, hư hỏng tài sản là hàng hóa Công ty B lưu giữ tại kho Schenker, lô C, đường A, khu công nghiệp S, thành phố D, tỉnh D.

Khoảng 07 giờ 15 phút ngày 11/4/2019, xảy ra vụ cháy nổ tại kho Pan Pacific tại lô B, đường A khu công nghiệp S, thành phố D, tỉnh D. Vụ cháy đã làm tổn thất toàn bộ tài sản là thành phẩm dầu nhớt các loại của Công ty D bị cháy than hóa, hư hỏng.

Ngày 12/4/2019, Bảo hiểm PVI đã chỉ định Công ty TNHH G1 (sau đây gọi là Công ty G1) tiến hành giám định thiệt hại. Sau khi giám định hiện trường và thu thập các hồ sơ liên quan, ngày 08/4/2020, Công ty G1 đã ban hành báo cáo cuối cùng đánh giá nguyên nhân tổn thất, phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và đề xuất số tiền bồi thường cho tổn thất nêu trên là 9.096.038.532 đồng.

Trên cơ sở các điều kiện/điều khoản của hợp đồng bảo hiểm/GNCBH, Bảo hiểm PVI đã bồi thường cho Công ty D số tiền 9.096.038.523 đồng.

Ngày 12/04/2019, Bảo hiểm PVI đã chỉ định Công ty Cổ phần Đ1 (sau đây gọi là Công ty V2) tiến hành giám định thiệt hại. Sau khi giám định hiện trường và thu thập các hồ sơ liên quan, ngày 31/12/2020, Công ty V2 đã ban hành báo cáo cuối cùng đánh giá nguyên nhân tổn thất, phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và đề xuất số tiền bồi thường cho tổn thất nêu trên là là 5.714.936.187 đồng.

Trên cơ sở các điều kiện/điều khoản của Hợp đồng bảo hiểm/GCNBH, Bảo hiểm PVI đã bồi thường cho Công ty B số tiền là 5.714.936.187 đồng.

Ngày 13/5/2020 và ngày 05/02/2021, Công ty D và Công ty B đã có thư chấp nhận bồi thường và chuyển quyền khiếu nại bên thứ ba gây ra tổn thất nêu trên cho Bảo hiểm PVI. Theo đó Bảo hiểm PVI nhận thế quyền từ Công ty D và Công ty B yêu cầu bên thứ ba bồi thường thiệt hại bị cháy nổ ngày 11/4/2019.

Về nguyên nhân phát sinh cháy, theo thông báo kết quả giải quyết về nguồn tin tội phạm số 2118 ngày 29/11/2019 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B xác định: “Vụ cháy tại Công ty Cổ phần L5, địa chỉ: lô B, đường A khu công nghiệp S, phường D, thành phố D, tỉnh D ngày 11/4/2019 là do sự cố chạm chập điện (ngắn mạch) tại các dây dẫn điện trong các bộ đồ chơi lắp ráp pin tại khu vực kệ hàng RI của Công ty TNHH G…”.

Như vậy, Công ty TNHH G là người chiếm hữu hàng hóa là các bộ đồ chơi lắp ráp pin đang lưu kho tại Công ty L5 và là nơi khởi phát vụ cháy nổ do sự cố chạm chập điện (ngắn mạch) từ các bộ đồ chơi lắp pin đang lưu tại kho. Do đó, Công ty TNHH G phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại…”. Ngày 03/7/2020 và ngày 07/8/2020, Bảo hiểm PVI đã gửi thông báo tới Công ty TNHH G yêu cầu phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm bồi thường cho Bảo hiểm PVI toàn bộ thiệt hại thực tế tương ứng với số tiền Bảo hiểm PVI đã bồi thường cho Công ty D, Công ty B không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía Công ty TNHH G.

Nay, nguyên đơn yêu cầu Tòa án buộc Công ty TNHH G phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hàng hóa của Công ty D bị cháy than hóa hư hỏng với số tiền 9.096.038.523 đồng; buộc Công ty G phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Bảo hiểm PVI do hàng hóa của Công ty B bị cháy hư hỏng với số tiền 5.714.936.187 đồng.

- Tại Văn bản trình bày ý kiến ngày 22/01/2021, lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của bị đơn bà Mai Thị Phương L1 trình bày:

Bị đơn không đồng ý với toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bởi lẽ:

Thứ nhất: Bị đơn không phải là chủ thể gây ra vụ cháy tại kho Pan Pacific . Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Tố tụng dân sự thì yêu cầu bị đơn phải là chủ thể gây thiệt hại đối với các tài sản của nguyên đơn bằng hành động và bằng sự bất cẩn. Tuy nhiên, vụ cháy xảy ra theo bị đơn là bởi hành vi cố ý của bên thứ ba hoặc bởi Công ty Cổ phần L5 đã không ngăn chặn được vụ cháy xảy ra hoặc sự lan rộng của đám cháy. Chứng minh cho nhận định này, bị đơn đã tiến hành hai cuộc điều tra riêng biệt về các khả năng, nguyên nhân gây cháy, cụ thể:

Theo báo cáo điều tra nguyên nhân vụ cháy Andrew Moore & A, tại M 19.1 báo cáo điều tra kết luận: “Trên cơ sở các thông tin được cung cấp và tự mình thu thập được, chúng tôi cho rằng nguyên nhân của vụ cháy là do hành động có chủ ý để ngọn lửa tiếp xúc với chất lỏng dễ cháy”. Kết luận được minh chứng bởi các cảnh quay được ghi lại bởi camera giám sát, qua đó cho thấy có một đối tượng khả nghi đã dùng chân đá các hộp giấy lại gần điểm bắt nguồn của vụ cháy khi đám cháy bắt đầu. Cụ thể, M1 16.8 báo cáo điều tra chỉ ra cụ thể hành vi cố ý gây cháy là nguyên nhân của sự cố cháy như sau: “Các cảnh quay camera giám sát ghi lại thể hiện rõ ràng có hành vi của con người và thời gian thực hiện hành vi đó có liên quan đến việc phát sinh ngọn lửa”. Mục 16.9 báo cáo điều tra bổ sung: “Các cảnh quay được ghi lại trên camera giám sát cho thấy đám cháy đã lan nhanh và rộng cùng với tốc độ như nhau do ngọn lửa tiếp xúc với chất lỏng dễ cháy hoặc do hành vi cố ý đặt, sắp xếp hoặc lựa chọn các vật khô dễ dàng bắt lửa”. Mục 16.10 đề cập thêm: “Trên thực tế, vụ cháy bắt nguồn từ một trong số ít các khu vực mà camera giám sát không quan sát được toàn cảnh cũng chứng minh đây là một hành động có chủ ý, nghi phạm thực hiện hành động của mình tại khu vực tương đối khuất và kiểm soát an ninh không chặt chẽ, đầy đủ”.

Theo Báo cáo điều tra của I đề ngày 19 tháng 9 năm 2020 về nguyên nhân gây vụ cháy tại kho Pan Pacific xảy ra vào thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2019 (sau đây gọi là: IFIC) cũng trình bày tương tự ở Mục 8.7.4 đến 8.7.6 như sau: “Camera giám sát đã ghi lại một nhân viên xuất hiện ở góc khuất lối đi của giá RH trong khoảng thời gian từ 07:10:45 và 07:14:33. Bản ghi dữ liệu của C giám sát cho thấy có bóng người chuyển động bên trong lối đi trong khoảng thời gian đó. Hình ảnh chuyển động đó phần lớn bị che khuất khỏi tầm nhìn nhưng có một điều rõ ràng là nhân viên đó đang ở khu vực đó, nơi mà ngọn lửa phát hiện đầu tiên khi nhân viên đó rời đi 3 giây”. Theo đó, IFIC đã kết luận M1 9.5.7: “Theo chúng tôi, có khả năng có sự liên hệ mật thiết về thời gian nhân viên xuất hiện trong khu vực đó và khi ngọn lửa xuất hiện cho thấy vụ cháy này bản chất là hành vi cố ý”.

Thứ hai: Vụ cháy bùng phát hoặc lan nhanh bởi hàng loạt sai phạm của Pan P4 về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy. Pan Pacific, với tư cách là bên cho thuê kho, phải chịu trách nhiệm cho việc sửa chữa, bảo dưỡng nhà kho thường xuyên và liên tục để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, Pan P4 đã không tuân thủ các quy định này và mắc hàng loạt các sai phạm, cụ thể:

Ngày 06 tháng 8 năm 2018, Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh D đã liệt kê những sai phạm của Pan Pacific trong Biên bản kiểm tra Phòng cháy, chữa cháy tại kho Pan Pacific như sau: Không có hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, Thông tư 66/2014/ TT-BCA của Bộ C6; không thực hiện việc kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, không lập biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra theo quy định tại Luật Phòng cháy, chữa cháy, Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ C6; không thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở theo Điều 7, Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ và Thông tư 66/2014/ TT-BCA của Bộ C6; không trang bị bình chữa cháy đảm bảo 50 m2 có 01 bình chữa cháy bảo vệ, không có loại bình, chất chữa cháy theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 79/2014/NĐ-C ngày 31/7/2014 của Chính phủ; không lắp đặt bổ sung hệ thống chữa cháy tự động “sprinkler” cho các kệ hàng theo Mục 7 và Phụ lục TCVN 3890-2009 và Mục 6 của TCVN 7336-2003; không thay thế bóng đèn chiếu sáng trong kho bằng loại đèn có máng chụp hoặc đèn phòng nổ đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Hơn nữa, Báo cáo của IFIC cũng đã trình bày về việc Pan P4 vi phạm hàng loạt các quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:

Về hệ thống sprinkler, IFIC trình bày Mục 9.3.7 đến Mục 9.3.10 rằng hệ thống chữa cháy tự động sprinkler đã hoạt động không hiệu quả: Dữ liệu ghi hình trong camera giám sát…chỉ ra rằng nơi có hơi nước ở xa nơi vật liệu phát cháy, nước chảy rất yếu và không đều, vòi phun nước sprinkler khi được kích hoạt đã không đủ mạnh về ngăn chặn sự phát triển và lan nhanh của đám cháy, hệ thống đầu phun nước trên trần nhà cũng hoạt động kém với số lượng lớn các đầu phun bị hở do ngọn lửa lan nhanh và lớp khí nóng trước ngọn lửa. Điều này dẫn đến giảm lượng nước dẫn đến đám cháy tại nhà kho P7 vào ngày 11 tháng 4 năm 2019.

Việc phân chia khu vực lưu giữ của Pan P4, Mục 9.3.12 đến Mục 9.3.14 cho thấy Pan P4 đã không phân chia các khu vực lưu giữ thành các khoang, không phân chia khu vực lưu giữ đã làm cho đám cháy lan sang các khoang khác và phát triển đến quy mô vượt quá khả năng kiểm soát và dập tắt của các nguồn lực và thiết bị chữa cháy sẵn có trước khi phá hủy hoàn toàn nhà kho và vật liệu, hàng hóa bên trong”.

Liên quan đến hệ thống thông gió lưu vực của Pan P4, Mục 9.3.15 đến Mục 9.3.20 đề cập rằng không có đủ hệ thống thông gió tại thời điểm xảy ra vụ cháy: “Theo đó, hệ thống thông gió không hoạt động và không thể giải phóng khói và hơi nóng phía trên đám cháy và cả sự lan truyền theo chiều ngang hoặc đi xuống của lớp khí nóng.

Liên quan đến lối vào kho, M1 9.4.1 đến Mục 9.4.3 cho biết: Tòa nhà được giới hạn bởi nhà kho ở phía Bắc và phía Tây. Lối tiếp cận chính vào nhà kho chính là từ phía Nam và phía Đ, nơi có thể triển khai các thiết bị cứu hỏa và nhân viên cứu hỏa trong hàng rào an ninh. Việc không có lối tiếp cận từ phía Bắc và phía Tây đã hạn chế khả năng của dịch vụ cứu hỏa triển khai các thiết bị trên không như thang bàn xoay hoặc bệ thủy lực, một trong hai thiết bị này được dùng để phun nước tới các khu vực của tòa nhà mà không thể tiếp cận bằng thiết bị chữa cháy cầm tay. Sự thiếu tiếp cận hợp lý này đã hạn chế khả năng của xe cứu hỏa trong việc tiếp cận, kiểm soát và dập tắt đám cháy trước khi tòa nhà và đồ đạc bên trong bị phá hủy. Nếu Pan P4 đã tuân thủ đầy đủ hoặc một phần các yêu cầu trên, đám cháy có thể đã được ngăn chặn hoặc ít nhất là hạn chế và do đó việc phá hủy tài sản của nguyên đơn được cho là có thể tránh được.

Thứ ba: Bị đơn không gây thiệt hại về tài sản của nguyên đơn bằng hành vi trái pháp luật và với “lỗi cố ý hoặc vô ý”. Về mặt này, Điều 584 khoản 1 đã tách biệt rõ ràng giữa “gây thiệt hại” và “chủ thể thực hiện hành vi”, mà chủ thể có quyền thực hiện hành vi phải có hành vi trái pháp luật hoặc bất cẩn và có lỗi vô ý hoặc cố ý. Bị đơn không phải là chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm, không gây thiệt hại về tài sản của nguyên đơn bằng hành vi trái pháp luật hoặc bất cẩn và lỗi cố ý hoặc vô ý của mình.

Thứ tư: Vụ cháy không xảy ra bởi sự cố chạm chập điện (ngắn mạch) tại các dây điện trong các bộ đồ chơi lắp bằng pin được xếp tại kho của bị đơn: Nguyên đơn đã tham chiếu đến “Quyết định không khởi tố vụ án hình sự” đề ngày 29 tháng 11 năm 2019 ban hành bởi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B, bị đơn bác bỏ quyết định thiếu sót này và quyết định này không ràng buộc về mặt pháp lý đối với Tòa án. Quyết định chỉ kết luận sự cố chạm chập điện (ngắn mạch) là do các dây dẫn điện trong các bộ đồ chơi lắp pin được lưu trữ tại kho của bị đơn đã có ý đối xử không công bằng đối với bị đơn bằng cách chỉ đưa ra khả năng gây ra vụ cháy là do sự cố ngắn mạch tại các đồ chơi lắp bằng pin lưu trữ trong nhà kho của bị đơn. Quá trình điều tra của Công an tỉnh B đã bỏ qua tất cả các khả năng tất cả gây ra vụ cháy, cố tình bỏ qua mọi bằng chứng chứng minh rằng hành vi cố ý gây cháy là nguyên nhân của vụ cháy.

Thứ năm: Bị đơn không phải “chủ sở hữu” hoặc “người chiếm hữu” đồ chơi thay bằng pin là tài sản gây ra thiệt hại cho nguyên đơn. Bị đơn chỉ có nghĩa vụ lưu giữ hàng hóa của khách hàng thông qua các hợp đồng dịch vụ ký với khách hàng của mình. Việc thay mặt cho khách hàng lưu giữ hàng hóa là bằng chứng rõ ràng bị đơn không phải là chủ sở hữu của bất kỳ hàng hóa nào trong kho cả. Bị đơn cũng không chiếm hữu bất kì hàng hóa nào mà bị đơn lưu giữ cho khách hàng của mình. Theo các hợp đồng dịch vụ thì quyền sở hữu, quyền nắm giữ và quyền chi phối hàng hóa được lưu giữ chỉ thuộc về khách hàng của bị đơn. Bởi vậy, khách hàng của bị đơn, với tứ cách là chủ sở hữu của hàng hóa được lưu giữ sẽ độc quyền nắm giữ, tiếp cận và chi phối độc quyền đối với hàng hóa mà họ lưu giữ.

Do đó, bị đơn đề nghị Tòa án không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

- Tại Văn bản trình bày ý kiến ngày 05/02/2021, lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH P6 trình bày:

Ngày 07/7/2017, Công ty TNHH P6 và Công ty Cổ phần L5 ký Hợp đồng số 01/PPL-Panna/Wa/2017. Theo đó, Công ty Cổ phần L5 cho P8 thuê nhà kho với diện tích 850m2 tại địa chỉ lô C, đường A, KCN S, thành phố D, tỉnh D. Ngày 21/8/2017, P5 và Công ty TNHH D ký Hợp đồng số CW1555686 về quản lý, lưu giữ hàng hóa là dầu nhớt. Theo đó: P sẽ cung cấp dịch vụ kho bãi cho để Chevron lưu giữ các sản phẩm dầu nhớt của mình, địa điểm lưu giữ hàng hóa tại kho Pacific – lô C, đường A, KCN S, thành phố D, tỉnh D.

Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, P5 luôn tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật Việt Nam. Ngày 11/4/2019, tại kho P4 đã xảy ra vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, trong đó có hàng hóa của C1. Tại thời điểm xảy ra vụ cháy, hàng hóa của C1 được P5 lưu giữ tại kho Pacific bao gồm: 645.627 lít dầu nhờn và các sản phẩm nhằm khuyến mại khác.

Sau khi tiến hành điều tra nguyên nhân vụ cháy, ngày 29/11/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B ra kết luận về nguyên nhân vụ cháy là do sự cố chấp điện (ngắn mạch) tại các dây dẫn điện trong các bộ đồ chơi lắp pin tại khu vực kệ hàng RI của bị đơn, không có tác động của con người.

Căn cứ theo hồ sơ vụ án, nguyên nhân vụ cháy hoàn toàn do lỗi của R. Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, R có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các cá nhân hoặc tổ chức bị thiệt hại (trong đó bao gồm D). Căn cứ theo Thư chấp nhận bồi thường và chuyển quyền khiếu nại ngày 13/5/2020, C1 chuyển giao quyền yêu cầu bồi thường cho PVI. P hoàn toàn không có trách nhiệm hoặc nghĩa vụ nào liên quan dẫn đến vụ cháy này.

Đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu của PVI trong việc đưa P5 tham gia vụ án.

- Tại Bản tự khai ngày 24/3/2021, lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của Công ty Cổ phần L5 trình bày:

Vào thời điểm xảy ra vụ cháy tại nhà kho do Công ty Cổ phần L5 kinh doanh tại lô C, đường A, KCN S, phường D, thành phố D, tỉnh D, Công ty Cổ phần L5 đang có hoạt động kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hóa, và có quan hệ hợp đồng trực tiếp với Công ty TNHH P6 (sau đây gọi tắt là “P") và Công ty TNHH G (sau đây gọi tắt là “R"), cụ thể như sau: Pan Pacific trực tiếp cho P5 thuê kho theo Hợp đồng số 01/PPL P/WA/2017 ký ngày 01/7/2017.

Sau khi thuê kho từ Pan P4, P5 dùng kho thuê đó để lưu hàng hóa của các công ty khác, trong đó có Công ty TNHH D1 (sau đây gọi tắt là “Chervon") theo hợp đồng ký giữa P5 và C2, mà Pan P4 không nắm thông tin về hợp đồng này.

P9 trực tiếp cho R thuê kho theo Hợp đồng thuê kho hàng nội địa số 0102/2018/HDTK-PPLOG ký ngày 13/02/2018 và cung cấp dịch vụ kho cho R theo Hợp đồng cung cấp dịch vụ cung ứng số 0202/2018/HDDV PPLOG ký ngày 13/02/2018, theo đó R tự quản lý, vận hành kho và hàng hóa trong kho và do đó, R hoàn toàn chịu trách nhiệm về hàng hóa lưu tại kho.

Sau khi thuê kho từ Pan P4, R dùng kho thuê đó để lưu hàng hóa của các công ty khác theo hợp đồng ký giữa R và từng công ty này, mà Pan P4 không nắm thông tin về các hợp đồng giữa họ.

Như vậy, Pan P4 đã không ký kết bất kỳ hợp đồng thuê nào với C2.

Vấn đề về phòng cháy chữa cháy tại nhà kho của P, nhà kho ban đầu được đầu tư xây dựng bởi Công ty TNHH G2 (nay đổi tên thành Công ty cổ phần L5), đáp ứng đúng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy và chủ đầu tư đã được cấp đầy đủ các văn bản chứng nhận sau đây: Giấy chứng nhận thẩm quyền thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 128/TDPCCC-P2 do Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh D cấp ngày 03/2/2016. Văn bản xác nhận nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy số 342/CSPC và CC-P2 do Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh D cấp ngày 11/10/2016.

Sau đó, Pan P4 thay thế Công ty TNHH G2 trở thành đơn vị kinh doanh, khai thác nhà kho. Vì vậy, vào ngày 23/11/2017, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh D ban hành Công văn số 1359/CSPCCC-P2 xác nhận thay đổi tên chủ đầu tư trên giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản xác nhận nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.

Ngoài việc nhà kho đã được xây dựng dựng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt và đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, P9 còn định kỳ kiểm tra hệ thống phòng cháy, chữa cháy và thường xuyên tổ chức tập huấn về an toàn phòng cháy chữa cháy. Phòng Cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy và C3 nạn cứu hộ tỉnh D cũng định kỳ triển khai kiểm tra về phòng cháy chữa cháy bản kiểm tra tại nhà kho về việc chấp hành quy định an toàn phòng cháy chữa cháy.

Khi xảy ra sự cố cháy tại nhà kho ngày 11//4/2019, lực lượng chữa cháy cơ sở của Pan P4 đã nhanh chóng tiếp cận điểm phát hỏa để thực hiện các công tác cứu hỏa kịp thời. Tuy nhiên, đám cháy lây lan nhanh chóng không thể dập tắt nên lực lượng chữa cháy cơ sở đã tiến hành cho sơ tán toàn bộ người và một số tài sản ra ngoài hợp đồng thời thông báo cho lực lượng chữa cháy hỗ trợ.

Theo Thông báo số 2118 ngày 29/11/2019 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B, nguyên nhân vụ cháy là do “sự số chạm chập điện (ngắn mạch) tại các dây dẫn điện trong các bộ đồ chơi lắp pin tại khu vực kệ hàng RI của Công ty TNHH G, không có tác động của con người nên không có dấu hiện của tội phạm”.

Trong trường hợp này, bộ đồ chơi lắp pin tại khu vực kệ hàng RI của Công ty TNHH G là nguyên nhân gây ra vụ cháy. Căn cứ khoản 3 Điều 584 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định “Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Như vậy, với tư cách là doanh nghiệp tự vận hành kho và đang chiếm hữu tài sản gây cháy (là bộ đồ chơi lắp pin) vào thời điểm cháy, R có trách nhiệm bồi thường cho tổn thất mà tài sản đó gây ra cho những đơn vị bị thiệt hại Với cơ sở nêu trên, Pan P đồng ý với quan điểm của Tổng Công ty B đề nghị Công ty TNHH G có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hàng hóa của Công ty TNHH D1 và Công ty TNHH B.

- Tại Bản tự khai ngày 03/6/2021, người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH D trình bày:

Ngày 21/8/2017, C1 và Công ty TNHH P6 đã ký Hợp đồng số CW1555686 về việc quản lý, lưu giữ hàng hóa là dầu nhớt của C1.

Ngày 26/6/2018, Công ty B đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm số 18/04/02/TSTH/P000102 cho C1 về việc bảo hiểm cháy, mất mát, hư hỏng tài sản là hàng hóa Công ty D lưu giữ tại kho P, tỉnh D Khoảng 07 giờ 15 phút ngày 11/04/2019 đã xảy ra vụ cháy nổ tại kho Pan Pacific – địa chỉ: lô C đường A KCN S, thành phố D, tỉnh D. Vụ cháy đã làm tổn thất toàn bộ tài sản là thành phẩm dầu nhớt các loại của Công ty D bị cháy than hóa, hư hỏng.

Công ty TNHH G1 đã tiến hành giám định thiệt hại và đề xuất số tiền bồi thường tổn thất cho C1 là 9.096.038.532 đồng. Chevron đồng ý với số tiền bồi thường này Ngày 13/05/2020, Công ty B đã bồi thường số tiền trên cho C1.

Tại thời điểm xảy ra cháy, kho Pan Pacific có lưu giữ hàng hóa của Công ty TNHH G. Về nguyên nhân phát sinh cháy, theo Thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm số 2118 ngày 29/11/2019 của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh B xác định: “Vụ cháy tại Công ty Cổ phần L5, địa chỉ: lô C đường A - A khu công nghiệp S, phường D, thành phố D, tỉnh D ngày 11/04/2019 là do sự cố chạm chập điện (ngắn mạch) tại các dây dẫn điện trong các bộ đồ chơi lắp pin tại khu vực kệ hàng RI của Công ty TNHH G...” Nay Công ty B khởi kiện Công ty TNHH G. Chevron thế quyền toàn bộ cho Công ty B liên quan đến vụ kiện này. Chevron xác nhận không có thêm bất kỳ yêu cầu, tranh chấp trong vụ án này.

- Tại Bản tự khai ngày 03/6/2021, người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH B trình bày:

Sự cố cháy kho của Công ty Cổ phần L5, địa chỉ: lô C đường A - A khu công nghiệp S, phường D, thành phố D, tỉnh D ngày 11/4/2019. Tất cả hàng hóa của Công ty TNHH B được lưu tại kho của Công ty TNHH S1 – là bên thuê lại kho Công ty Cổ phần L5. Công ty B là đơn vị bảo hiểm cho hàng hóa của Công ty TNHH B theo Hợp đồng bảo hiểm số 19/25/07/TSTH/P000013.

Ngay sau khi sự cố xảy ra Công ty TNHH B đã thông báo cho Công ty B và tiến hành các bước để yêu cầu bên bảo hiểm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm. Các bên sau đó đã tiến hành phối hợp giám định tổn thất để đưa ra tổng số tiền thuộc phạm vi bảo hiểm là 6.015.722.302, áp dụng mức khấu trừ 5% giá trị tổn thất, số tiền Công ty TNHH B đã được nhận là 5.714.936.187 đồng. Tổng Công ty B đã hoàn thành nghĩa vụ bồi thường số tiền trên cho Công ty TNHH B và phía Công ty TNHH B đã xác nhận chuyển quyền khiếu nại cho Tổng Công ty B theo thư chấp nhận bồi thường và chuyển quyền khiếu nại ngày 05/2/2021. Nay Công ty TNHH B không còn quyền lợi gì và không có yêu cầu gì thêm.

- Tại Bản tự khai ngày 08/8/2022, người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH S1 trình bày:

Ngày 16/9/2016, Công ty TNHH S1 đã ký hợp đồng thuê kho với Công ty Cổ phần L5 để thuê một phần diện tích kho của Pan P4 tại: lô C đường A - A khu công nghiệp S, phường D, thành phố D, tỉnh D với diện tích kho là 3.960 m2. Thời hạn hợp đồng thuê kho cùng với những phụ lục kèm theo có hiệu lực từ 16/9/2016 đến 15/9/2019. Ngày 11/4/2019 xảy ra sự cố hỏa hoạn dẫn cháy toàn bộ mặt bằng thuê. Ngày 18/4/2019, Công ty TNHH S1 đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng thuê kho với Công ty Cổ phần L5 có hiệu lực ngày 11/4/2019.

Ngày 29/11/2019, Công ty TNHH S1 nhận được thông báo kết quả giải quyết nguồn tin tội phạm số 2118 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B về việc thông báo kết quả giải quyết tin báo vụ cháy mặt bằng thuê. Theo thông báo này vụ cháy là do sự cố chạm chập điện (ngắn mạch) tại các dây dẫn điện trong các bộ đồ chơi lắp pin tại khu vực kệ hàng RI của Công ty TNHH G. Công ty TNHH S1 xác định không có quyền và nghĩa vụ gì trong vụ án này.

- Tại Đơn đề nghị ngày 06/9/2022, người đại diện hợp pháp của Tổng Công ty B1 trình bày:

Căn cứ theo Đơn bảo hiểm số TCT.DBHH.TN.19.HD18 về bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người giao nhận vận tải quốc tế và người điều hành vận tải, Chương 1 về các điều khoản chung, Điều 1.2 về rủi ro được bảo hiểm quy định như sau:

Bảo hiểm này có hiệu lực đối với các hoạt động kinh doanh của người được bảo hiểm với tư cách là người giao nhận vận tải trong nước hoặc quốc tế trong phạm vi hoạt động kinh doanh của mình và hoạt động kinh doanh phụ trợ, bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh và dịch vụ thường được cung cấp trong lĩnh vực vận tải.

Như vậy, quan hệ bảo hiểm giữa Bảo V và R là quan hệ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nghề nghiệp mà trong đó Bảo V nhận bảo hiểm đối với các trách nhiệm dân sự cho R phát sinh trong quá trình họ thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình với tư cách là người vận tải và/hoặc người cung cấp các dịch vụ l hoặc một trong các tư cách được liệt kê tại Điều 1.2 nêu trên.

Về các yêu cầu khởi kiện R của Tổng Công ty B: Căn cứ theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu trong hồ sơ vụ án, Tổng Công ty B yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với thiệt hại về tài sản của Công ty TNHH D và Công ty TNHH B trong vụ cháy ngày 11/4/2019 trên cơ sở Tổng Công ty B nhận thế quyền từ C và BJC Cellox. Như vậy, tranh chấp trong vụ án là về việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà không phải phát sinh trên cơ sở các hợp đồng được ký kết giữa R với C1 và B.

Căn cứ trên toàn bộ hồ sơ vụ việc, BJC C và C1 cũng không có bất cứ quan hệ hợp đồng nào với R mà trong đó R đóng vai trò là một trong các tư cách được liệt kê tại Điều 1.2 của Đơn bảo hiểm TCT.DBHH.TN.19.HD18.

Từ các căn cứ nêu trên B1 chỉ nhận bảo hiểm cho các trách nhiệm dân sự của R phát sinh từ các hợp đồng dịch vụ mà R ký kết với khách hàng của mình với tư cách thuộc một trong các tư cách pháp lý quy định tại Điều 1.2 của Đơn bảo hiểm TCT.DBHH.TN.19.HD18. Vì vậy, Bảo V không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm đối với các yêu cầu khởi kiện của PVI (trên cơ sở thế quyền của C1 và B) yêu cầu R bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do đó, Bảo V không có bất cứ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nào đến vụ án nêu trên.

- Tại Công văn số 301/05/2022/CV-RACO ngày 31/5/2022, Công ty TNHH G1 (G1) trình bày:

Ngày 11/4/2019, R1 nhận được chỉ định giám định từ Tổng Công ty B về vụ tổn thất cháy xảy ra đối với tài sản của Công ty TNHH D – Kho Pan Pacific tại: lô C đường A - A khu công nghiệp S, phường D, thành phố D, tỉnh D. Sau quá trình giám định, ngày 08/4/2020, R1 phát hành báo cáo cuối cùng gửi Tổng Công ty B thông báo trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, thông tin tính toán điều chỉnh tổn thất và ý kiến liên quan đến nội dung thế quyền đơn vị thứ 3 gây ra tổn thất, tổng hợp các nội dung chính như:

+ Tổng hợp giá trị thanh toán: Đề xuất bồi thường 9.096.038.523 đồng + Thế quyền: Nguyên nhân tổn thất tài sản là do cháy lan từ vụ cháy do sự cố chạm chập (ngắn mạch) tại các dây điện trong các bộ đồ chơi lắp pin tại khu vực kệ hàng RI của Công ty TNHH G. Công ty TNHH D thuê kho Công ty TNHH P10 phụ trách vấn đề quản lý, bảo quản hàng hóa tại kho kho Pan Pacific tại: lô C đường A - A khu công nghiệp S, phường D, thành phố D, tỉnh D.

Để có cơ sở xem xét vấn đề thế quyền truy đòi bồi thường từ bên thứ 3, G1 đã tham vấn luật sư và nhận được tư vấn trách nhiệm của 03 công ty là Công ty TNHH P10, Công ty Cổ phần L5, Công ty TNHH G. Trong trường hợp một trong ba công ty hoặc cả ba công ty có lỗi trong việc gây ra cháy và phòng cháy chữa cháy thì phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm toàn bộ hoặc một phần thiệt hại xảy ra đối với Công ty TNHH D.

- Tại Bản tường trình ngày 17/6/2022, người làm chứng bà Cao Thị L2 trình bày:

Bà có chứng kiến vụ cháy xảy ra tại kho của Công ty Cổ phần L5. Do thời gian đã lâu nên bà không nhớ rõ sự việc, bà giữ nguyên lời khai có trong hồ sơ của Công an tỉnh B.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 130/2022/DS-ST ngày 30/9/2022 của Tòa án nhân dân thành phố D đã quyết định:

Căn cứ vào các Điều 227, 228, 271 và Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Căn cứ vào các Điều 165, 365, 468, 584 Bộ luật Dân sự năm 2015; Căn cứ vào các Điều 14, 17 và Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ vào khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty B đối với Công ty TNHH G về việc bồi hoàn tiền bảo hiểm.

Buộc Công ty TNHH G phải thanh toán cho Tổng Công ty B số tiền là 14.810.974.719 (mười bốn tỷ tám trăm mười triệu chín trăm bảy mươi bốn nghìn bảy trăm mười chín) đồng.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về lãi suất chậm thi hành án, về án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự.

Ngày 06/10/2022, bà Mai Thị Phương L1 là người đại diện hợp pháp cho Công ty TNHH G kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Mai Thị Phương L1 là người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH G không thay đổi, bổ sung và giữ nguyên yêu cầu kháng cáo ban đầu; nguyên đơn Tổng công ty B yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm; các đương sự không thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án.

Ý kiến của người bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn cho rằng: nguyên nhân vụ cháy xảy ra vào ngày 11/4/2019, tại địa chỉ lô C đường A KCN S, thành phố D đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B trưng cầu Phân viện Khoa học hình sự tại Thành phố H tiến hành giám định. Tại Bản kết luận giám định số 2115/C09B ngày 13/5/2019, kết luận “Vùng cháy đầu tiên là khu vực kệ hàng RI của Công ty G bên trong nhà kho Công ty P11; nơi xuất phát cháy đầu tiên là tại tầng thứ hai của kệ hàng RI ( vị trí cách đầu kệ hàng RI 2,5m vào bên trong); nguyên nhân cháy là do trên dây dẫn điện tại vị trí tầng 2 cách đầu kệ hàng RI, 2,5m vào bên trong đã xảy ra sự cố chạm chập điện (ngắt mạch). Sự cố ngắt mạch phát sinh hồ quang điện mạnh năng lượng cao (> 1.500 ) gây cháy các vật liệu dễ cháy ở xung quanh và từ đây đám cháy phát triển đi các hướng gây cháy lớn”.

Như vậy, việc xác minh kết luận vụ cháy do sự cố chạm chập điện (ngắt mạch) các dây dẫn điện trong các bộ đồ chơi lắp pin tại khu vực kệ hàng RI của Công ty TNHH G là hoàn toàn có căn cứ. Công ty TNHH G là người chiếm hữu hợp pháp hàng hóa trên kệ RI (lưu giữ các loại đồ chơi sử dụng pin (pin cục, pin sạc) do bị lỗi hay quá thời hạn sử dụng được thu hồi của hệ thống siêu thị Con Cưng tại kho Pan Pacijic. Các loại đồ chơi sử dụng pin này được xác định là nguyên nhân dẫn đến vụ cháy và gây thiệt hại về tài sản cho C1 và gây thiệt hại về tài sản cho B. Cho nên căn cứ khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm và khoản 3 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, Công ty TNHH G phải bồi thường cho Công ty B như bản án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty TNHH G.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh D phát biểu ý kiến:

Về tố tụng: Những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm.

Về nội dung: Vào thời điểm xảy ra vụ cháy tại nhà kho do Công ty Cổ phần L5 (Công ty L5) kinh doanh tại lô C, đường A, KCN S, phường D, thành phố D, tỉnh D, Công ty Cổ phần L5 đang có hoạt động kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hóa và có quan hệ hợp đồng trực tiếp với Công ty TNHH P6 (Công ty P12) và Công ty TNHH G3 (Công ty G), cụ thể như sau:

Công ty L5 cho Công ty P12 thuê kho. Công ty P12 cho Công ty TNHH D (Công ty D) thuê lại để quản lý, lưu giữ hàng hóa là dầu nhớt của C1.

Công ty L5 cho Công ty G thuê kho. Công ty G cho Công ty cổ phần C5 thuê lại để lưu trữ hàng hóa.

Ngày 11/4/2019, tại kho P4 đã xảy ra vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về hàng hóa của Công ty D bao gồm: 645.627 lít dầu nhờn và các sản phẩm nhằm khuyến mại khác giá trị thiệt hại là 9.096.038.523 đồng; thiệt hại hàng hóa của Công ty B là 5.714.936.187 đồng. Công ty D và Công ty B đã được nguyên đơn bồi thường và thế quyền cho nguyên đơn khởi kiện Công ty G.

Về lỗi gây thiệt hại:

Căn cứ Kết luận giám định số 2115/C09B ngày 13/5/2019, Công văn số 181/CV/C09B ngày 22/5/2019 của Phân Viện khoa học hình sự tại thành phố H kết luận nguyên nhân cháy nên xác định Công ty G có lỗi đối với thiệt hại.

Căn cứ Công văn số 342/CSPC&CC-P2 của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh D xác nhận nghiệm thu công trình: “Hệ thống chữa cháy tự động, cấp nước chữa cháy vách tường, chữa cháy tự động sprinkler, màn ngăn cháy kiểu nước lắt đặt theo đúng thiết kế được duyệt. Hệ thống hoạt động đúng chức năng thiết kế”. Như vậy hệ thống chữa cháy lắp đặt trong nhà xưởng/kho của một phần lô C2, đường số A, 18, KCN S với chất chữa cháy là nước không chữa cháy đối với chất cháy là 645.627 lít dầu nhờn nên khi cháy xảy ra về cơ bản không thể dùng nước để dập tắt đám cháy, ngược lại càng làm đám cháy càng bùng phát hơn. Công ty D thuê kho của Công ty P12 để chứa 645.627 lít dầu nhờn thừa biết hệ thống chữa cháy không tương thích với hàng hóa lưu kho nên Công ty D có lỗi đối với thiệt hại của chính mình.

Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ hệ thống chữa cháy từ khi nghiệm thu đến khi cháy xảy ra có được thay đổi kết cấu, chất chữa cháy để tương thích được với sản phẩm lưu kho là 645.627 lít dầu nhờn hay không? Hệ thống chữa cháy với chất chữa cháy là nước có tương thích với chất cháy là dầu nhờn không? Hệ thống kho có đủ tiêu chuẩn để lưu kho các mặt hàng là dầu nhờn hay không? Pin trong các bộ đồ chơi của Công ty C5 Cưng có phải là hàng hóa nguy hiểm hay không? Để làm rõ yếu tố lỗi của các công ty: Công ty G, Công ty C5, Công ty D, Công ty P12, Công ty L5 đối với thiệt hại xảy ra.

Khi chưa làm rõ những tình tiết nêu trên, nhưng cấp sơ thẩm xác định lỗi hoàn toàn thuộc về bị đơn Công ty G là chưa đủ căn cứ.

Căn cứ khoản 3 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn, hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 130/2023/DS-ST ngày 30/9/2022 của Tòa án nhân dân thành phố D, tỉnh D, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm giải quyết lại.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh D,

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng: đơn kháng cáo của Công ty TNHH G, người đại diện hợp pháp bà Mai Thị Phương L1 làm trong thời hạn, có nội dung, hình thức phù hợp với quy định của pháp luật nên đủ điều kiện để thụ lý và xét xử theo thủ tục phúc thẩm.

[2] Về nội dung:

Về kháng cáo của của Công ty TNHH G, Hội đồng xét xử nhận thấy:

Về trách nhiệm bảo hiểm và trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn: Tổng Công ty B căn cứ vào Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 18/04/02/TSTH/P000102 ngày 26/9/2018 với Công ty TNHH D có nội dung: Thời hạn bảo hiểm từ 00 giờ 00 phút ngày 01/7/2018 đến 24 giờ 00 ngày 30/6/2019 theo giờ địa phương, đối tượng được bảo hiểm có hàng hóa lưu kho tại D 620.000USD; địa điểm bảo hiểm là nhà kho tại D: kho Pan Pacific, lô C, đường A khu Công nghiệp S, tỉnh D; phạm vi bảo hiểm: Cháy, sét, nổ… Căn cứ vào Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt số 19/25/07/TSTH/P000013 ngày 14/01/2019 với Công ty TNHH B có nội dung: thời hạn bảo hiểm hai năm, từ ngày 05/01/2019 đến ngày 04/01/2021 (bao gồm cả 02 ngày biên), tài sản được bảo hiểm đối với nhà máy T7 gồm: cấu trúc tòa nhà, máy móc thiết bị bao gồm cả phần cải tiến và gia cố thêm, đồ đạc, nội thất và tất cả tài sản khác thuộc quyền sở hữu của người được bảo hiểm hay người được bảo hiểm có trách nhiệm trông coi, hàng hóa trong kho bao gồm nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang và thành phẩm thuộc quyền sở hữu của người được bảo hiểm và/hoặc người được bảo hiểm có trách nhiệm trông coi, chi phí chuyên gia, dọn dẹp hiện trường. Tổng số tiền bảo hiểm tại nhà máy là 125.512.310.157 đồng; địa điểm bảo hiểm: nhà kho thuộc Schenker, lô C, đường A khu công nghiệp S, D.

Hợp đồng tuân thủ về hình thức được quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Tổng Công ty B, đã căn cứ vào kết luận giám định của Công ty G1, Công ty CP Đ1 (“VRS-VietAdjusters”), Tổng Công ty B đã bồi thường số tiền 9.096.038.523 đồng cho Công ty TNHH D, bồi thường cho Công ty TNHH B số tiền là 5.714.936.187 đồng. Tổng cộng: 14.810.969.710 đồng.

Ngày 13/5/2020, Công ty D đã có thư chấp nhận bồi thường và chuyển quyền khiếu nại bên thứ ba gây ra tổn thất nêu trên cho Bảo hiểm PVI, ngày 05/02/2021, Công ty TNHH B đã có thư chấp nhận bồi thường và chuyển quyền khiếu nại bên thứ ba gây ra tổn thất nêu trên cho Bảo hiểm PVI là đã thực hiện đúng trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Như vậy, Tổng Công ty B có quyền khởi kiện bên thứ 3 hoàn trả tiền bảo hiểm theo quy định tại các Điều 17, 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm và khoản 2 Điều 365 Bộ luật Dân sự như bản án sơ thẩm xác định tư cách người khởi kiện là đúng quy định pháp luật.

Tại Biên bản khám nghiệm hiện trường do Cơ quan cảnh sát điều (bút lục số 3677), thể hiện:

Về điều kiện thời tiết, khí hậu,ánh sáng: ánh sáng tự nhiên, trời nắng; Tình trạng hiện trường, bị xáo trộn do quá trình chữa cháy;

Hiện trường và quá trình khám nghiệm.

“ Tại khu vực các kệ hàng của Công ty G có diện tích 4850m2, hướng Đông giáp kệ hàng của Công ty P13, hướng Tây giáp kệ hàng của Công ty I1, khu vực này có để các kệ hàng có ký hiệu RF,RE,RD,RC KB,RA,KH,RI, RK( theo hướng từ Đ sang T) để các hàng hóa, đồ chơi chạy bằng pin, hộp sữa bột, hủ thủy tinh, bàn gỗ ,đồ nhựa. Tại kệ RI, cách hàng rào lưới B40 tiếp giáp với Công ty I1 là 4,5m, kệ này chứa hàng hóa là đồ chơi trẻ em chạy bằng pin, bàn gỗ, hiện kệ này bị cháy, nhiệt hóa năng đỗ sụp xuống nền, theo hướng từ T5 sang Đ, phía dưới nền, cạnh chân kệ 0,2m, cách lối đi ngang giữa các kệ ( đường hầm) là 1,2m, phát hiện một tăng pho bóng đèn cao áp bị nhiệt hóa rơi xuống nền, xung quanh vị trí phát hiện nhiều đoạn dây điện bị nhiệt hóa, đứt đoạn, đầu các đoạn đứt bị vón cục và nhiều võ pin tiểu ( pin sạc) bị nhiệt hóa, nền xi măng tại khu vực này bị nhiệt hóa nặng, bong tróc. Cách vị trí đầu kệ RI là 2,5m vào trong( hướng Bắc) với nền phát hiện có nhiều đoạn dây điện bị nhiệt hóa, đứt đoạn, đầu các đoạn đứt bị vón cục. Toàn bộ khu vực nhà kho của Công ty G và các khu vực tiếp giáp bị nhiệt hóa, đổ sụp hoàn toàn xuống nền, nặng nhất ở khu vực này và nhẹ dần ra các hướng. Hàng hóa trong kho bị cháy, hư hỏng. Sau khi tiến hành khám nghiệm giao lại hiện trường cho Công ty xử lý. Dấu vết, tài liệu và mẫu vật thu được: Dây điện, tàn than tro, tăng phô đèn cao áp( giao cho V3 C09B). Trong quá trình khám nghiệm hiện trường có ông Phạm Bá T6 đại diện Công ty cổ phần L5 chứng kiến.” Tại Biên bản ghi nhận lời khai ngày 12/4/209 (bút lục số 3871-3872) của bà Cao Thị L2 là người chứng kiến vụ cháy xảy ra tại Công ty Cổ phần L5 khai: lúc 11 giờ ngày 12/4/2019, bà L2 xác định vị trí bà L2 đứng cách vị trí xảy ra cháy khoảng 03 đến 04m; lời khai lúc 16 giờ cùng ngày 12/4/2019, “Trong lúc tôi đang quan sát nhìn công nhân làm việc thì bất ngờ nghe tiếng “ phụt” ở bên trái của dãy tầng hàng thứ hai nhìn từ ngoài vào phát hiện tia lửa và lửa bốc cháy mạnh tại khu vực này.... khu vực cháy là tại tầng 2 của kho hàng R, nhìn từ ngoài vào là bên trái, tại khu vực này chứa rất nhiều loại hàng hóa được chất trên các kệ hàng (gồm 7 tầng), địa điểm phát cháy là kệ hàng thứ hai từ dưới lên... và tại khu vực phát cháy không có ai cả, các nhân viên khác của kho thì đang làm ở khu vực khác”.

Tại Kết luận giám định số 2115/C09B ngày 13/5/2019 của Phân viện Khoa học hình sự tại Thành phố H, kết luận về đối tượng giám định:

Vùng cháy đầu tiên là khu vực kệ RI của Công ty G bên trong nhà kho Công ty P14, địa chỉ: lô C, đường A, KCN S, phường D, tỉnh D.

Nơi xuất phát cháy đầu tiên là tại tầng thứ 2 của kệ hàng RI (vị trí cách đầu kệ hàng RI, 2,5m vào bên trong).

Nguyên nhân cháy là do trên dây dẫn điện tại vị trí tầng 2 cách đầu kệ hàng RI, 2,5m vào bên trong đã xảy ra sự cố chạm chập điện (ngắt mạch). Sự cố ngắt mạch phát sinh hồ quang điện mạnh, năng lượng cao (> 1.500). Sản phẩm vỏ cách điện cháy và lõi đồng nóng chảy mang nhiệt độ cao gây cháy các vật liệu dễ cháy (giấy carton, nhựa…) ở xung quanh và từ đây đám cháy phát đi các hướng gây cháy lớn. Ngoài các tài liệu chứng cứ này, các đương sự nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không còn tài liệu chứng cứ nào khác để chứng minh vị trí phát cháy tại Công ty Cổ phần L5, địa chỉ lô C đường A - 18 khu công nghiệp S, phường D, thị xã (nay là thành phố ) D, tỉnh D, tại vị trí nào khác ngoài biên bản khám nghiệm hiện trường và kết luận giám định của Phân viện Khoa học hình sự tại Công an Thành phố H.

Quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm bị đơn có cung cấp 02 báo cáo điều tra: Gồm báo cáo điều tra nguyên nhân vụ cháy Andrew Moore & Associates L3 và báo cáo điều tra của I đề ngày 19 tháng 9 năm 2020 do bị đơn chỉ định giám định độc lập chưa được dịch ra tiếng Việt, nên Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm không xem xét.

Tại Tòa án cấp phúc thẩm 02 báo cáo này được bị đơn dịch ra tiếng Việt thể hiện có nội dung kết luận “tại mục số 19.1 trên cơ sở thông tin được cung cấp và thu thập cho đến nay, chúng tôi cho rằng nguyên nhân rất có thể gây ra vụ cháy là hành động cố ý bằng cách châm ngọn lửa trần vào chất gia tốc lỏng; tại mục 16.26, các phương tiện chữa cháy của tòa nhà dường như không đủ. Tại mục 20.17 cháy do P15 sẽ chỉ tương thích trong trường hợp này nếu người vận chuyển làm hư hỏng pin nghiêm trọng tại thời điểm đó. Sau đó, pin sẽ phản ứng theo cách gây chú ý ngay lập tức. Mọi sản phẩm pin điều sẽ được bảo vệ thích hợp bằng bao bì, do đó việc pin bị hư hỏng do quản lý kém là không xảy ra. Các dấu hiệu có thể nhìn thấy cũng không tương thích với việc pin Lithium lon hư hỏng nghiêm trọng được công chứng viên Văn phòng C7 chứng nhận ngày 25/11/2021. “Đây là một báo cáo mang tính bảo mật chỉ nhằm để cung cấp thông tin cho các luật sư của khách hàng của chúng tôi, bản báo cáo được lập với mục đích tham vấn về mặt chuyên môn trong các thủ tục tố tụng pháp lý đang chờ xử lý, bị cảnh báo hoặc dự đoán sẽ diễn ra.” Cho nên chưa đủ chứng cứ để xác định vụ cháy này là do hành động cố ý của một người do R hoặc đại diện R thuê làm việc.

Tại Hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics số 50/2018/HĐDV/CC-RHENHS giữa Công ty TNHH G4 với Công ty Cổ phần C5 thỏa thuận như sau: tại mục 2.1 R với tư cách là LSP của Con C4 đồng ý thực hiện dịch vụ cho Con cưng và Con Cưng chấp nhận việc thực hiện dịch vụ theo và tuân thủ các điều khoản và điều kiện .

Tại khoản 3, khoản 4 của hợp đồng cung cấp dịch vụ Logistics thể hiện “Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 01/4/2018 đến ngày 31/3/2020, và tại Điều 2 “Nội quy lưu kho hai bên có quy định “Áp dụng tuân thủ theo quy trình quản lý kho hàng đã được thống nhất. Tiến hành kiểm đếm hàng hóa của khách hàng trước khi cho xuất hoặc nhập kho. Nếu phát hiện hang bị lỗi, trầy xước, thiếu hoặc dư cần lập biên bản ngay và báo cho bộ phận phụ trách hoặc quản lý ca. Mọi loại giấy giao nhận, phiếu xuất nhập hàng điều phải có đầy đủ thông tin và chữ ký ( ghi họ tên) xác nhận của các bên chịu trách nhiệm. Bộ phận kho giữ lại một liên.

Về trách nhiệm bồi thường:

Căn cứ Hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics số 50/2018/HĐDV/CC- R được Con Cưng chỉ định là nhà cung cấp dịch vụ logistics cho việc lưu trữ và phân phối sản phẩm tại Việt Nam và có trách nhiệm: Bảo quản hàng tồn kho của Con Cưng mà không làm việc trực tiếp với các đối tác hoặc cửa hàng Con Cưng... Quá trình điều tra Công ty cổ phần C5 có cung cấp danh sách các hàng hóa lưu tại kho của bị đơn là các bộ đồ chơi sử dụng pin. Như vậy, Công ty TNHH G là người chiếm hữu hàng hóa là các bộ đồ chơi lắp pin đang lưu kho tại Công ty L5 và là nơi khởi phát vụ cháy nổ do chạm chập (ngắt mạch) từ các bộ đồ chơi lắp pin đang lưu tại kho. Mặt khác, vụ cháy xảy ra không phải là sự kiện bất khả kháng và cũng không có lỗi của Công ty TNHH B, Công ty TNHH D.

Quá trình xét xử tại cấp sơ thẩm, các đương sự nguyên đơn và bị đơn không có ý kiến gì về kết luận giám định của cơ quan Phân viện khoa học hình sự tại Thành phố H.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 21/4/2023, bị đơn yêu cầu tạm ngừng phiên tòa để trưng cầu giám định lại nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B có Văn bản số 977/VPCQCSĐT (Đ3) ngày 08/8/2023 cung cấp thông tin, hiện nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B, không còn lưu đầu ghi dữ liệu camera, nhãn hiệu Hik Vision do Công ty L5, đối với USB nhãn hiệu Kingston 16 GB hiện Cơ quan điều tra không còn lưu giữ. Đối với mẫu giám định tàn tro theo Quyết định trưng cầu giám định số 311 ngày 13/4/2019 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B gửi V3 Bộ C6 đã được sử dụng hết phục vụ công tác giám định, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh B không lưu giữ mẫu vật khác nên không thể cung cấp cho Tòa án nhân dân tỉnh D. Do vậy, không có căn cứ thực hiện giám định lại theo yêu cầu của bị đơn.

Các tài liệu chứng cứ do nguyên đơn và bị đơn đã cung cấp cho Tòa án cấp sơ đã đầy đủ và Tòa án cấp sơ thẩm đã công khai chứng cứ cho các đương sự nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi liên quan biết đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cho nên ngày 08/01/2024, bà Mai Thị Phương L1 có đơn khiếu nại yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục thu thập chứng cứ và giám định lại là không có căn cứ chấp nhận.

Tại phiên tòa phúc thẩm bị đơn kháng cáo, nhưng không đưa ra được các tài liệu chứng cứ nào khác để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị đơn. Do đó, Công ty TNHH G phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại...”. Do Tổng Công ty B đã bồi thường thiệt hại cho Công ty TNHH D và Công ty TNHH B, đồng thời, Công ty TNHH D và Công ty TNHH B đã có thư chấp nhận bồi thường và chuyển quyền khiếu nại bên thứ ba gây ra tổn thất nêu trên cho Tổng Công ty B. Do đó, Công ty TNHH G có trách nhiệm hoàn trả tổng số tiền mà Tổng Công ty B đã bồi thường là 14.810.974.719 đồng như quyết định của bản án sơ thẩm là có căn cứ. Tuy nhiên, số tiền Tòa án cấp sơ thẩm tính sai số đối với số tiền 9.096.038.523 đồng cho Công ty TNHH D và số tiền 5.714.936.187 đồng cho Công ty TNHH B. Tổng cộng: 14.810.969.710 đồng nên Tòa án cấp phúc thẩm chỉ tính lại cho đúng và không cần thiết phải sửa bản án sơ thẩm.

Từ những phân tích và nhận định nêu trên, Hội đồng xét xử không có căn cứ chấp nhận toàn bộ yêu cầu kháng cáo của bị đơn.

Quan điểm đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh D là chưa phù hợp.

[3] Về án phí dân sự phúc thẩm: bị đơn phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 308 và Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIV quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn Công ty TNHH G.

2. Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 130/2022/DS-ST ngày 30/9/2022 của Tòa án nhân dân thành phố D.

Căn cứ vào các Điều 165, 365, 468, 584 Bộ luật Dân sự năm 2015; Căn cứ vào các Điều 14, 17 và Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ vào khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

2.1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty B đối với Công ty TNHH G về việc bồi hoàn tiền bảo hiểm.

Buộc Công ty TNHH G phải thanh toán cho Tổng Công ty B số tiền là 14.810.974.710 (mười bốn tỷ tám trăm mười triệu chín trăm bảy mươi bốn nghìn bảy trăm mười) đồng.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

2.2. Về án phí dân sự sơ thẩm:

Công ty TNHH G phải chịu 122.810.974 đồng (một trăm hai mươi hai triệu tám trăm mười nghìn chín trăm bảy mươi bốn đồng).

Chi cục Thi hành án dân sự thành phố D, tỉnh D hoàn trả cho Tổng Công ty B số tiền 58.548.000 (năm mươi tám triệu năm trăm bốn mươi tám nghìn) đồng tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai thu tiền số 0049193 ngày 29/12/2020 và số tiền 56.857.468 (năm mươi sáu triệu tám trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm sáu mươi tám) đồng theo Biên lai thu tiền số 0003369 ngày 06/01/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố D, tỉnh D.

3. Về án phí dân sự phúc thẩm: Công ty TNHH G phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm được khấu trừ vào số tiền tạm ứng phúc thẩm đã nộp tại Biên lai thu thu tiền tạm ứng án phí số 0004245 ngày 11/10/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố D, tỉnh D.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

3
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp bồi hoàn tiền bảo hiểm số 58/2024/DS-PT

Số hiệu:58/2024/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 26/01/2024
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về