Bản án về tội vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh số 13/2023/HS-ST

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

BẢN ÁN 13/2023/HS-ST NGÀY 08/09/2023 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Trong ngày 08 tháng 9 năm 2023, tại Hội trường xét xử Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh B. Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh B xét xử công khai vụ án Hình sự sơ thẩm thụ lý số: 10/2023/TLST-HS, ngày 26 tháng 7 năm 2023 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 11/2023/QĐXXST-HS ngày 25 tháng 8 năm 2023 đối với bị cáo:

Giàng A S sinh ngày 31 tháng 12 năm 1973; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở: thôn N, xã X, huyện L, tỉnh Tuyên Quang; Nghề nghiệp: Lao động tự do; Trình độ học vấn: Không đi học; Dân tộc: Mông; Giới tính: Nam; Tôn giáo:

Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Giàng A H và bà Vàng Thị K (đều đã chết); Có vợ là Lý Thị C và có 06 con; Tiền án: Không, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại và có mặt tại phiên tòa.

- Bị hại: Ông Nông Văn T sinh năm 1946; (đã chết)

- Người đại diện hợp pháp của bị hại:

1. Bà Lý Thị M sinh năm 1944; Nghề nghiệp: Làm ruộng;

2. Ông Nông Văn S1 sinh năm 1962; Nghề nghiệp: Làm ruộng;

3. Ông Nông Văn S2, sinh năm: 1970; Nghề nghiệp: Làm ruộng;

4. Ông Nông Pá D sinh năm 1978; Nghề nghiệp: Làm ruộng; Cùng địa chỉ: thôn K, xã N, huyện P, tỉnh B.

Bà Lý Thị M; Ông Nông Văn S1; Ông Nông Văn S2 cùng ủy quyền cho ông Nông Pá D tham gia tố tụng. (ông D vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Nông Pá D sinh năm 1978; Trú tại: thôn K, xã N, huyện P, tỉnh B; Nghề nghiệp: Làm ruộng; (vắng mặt).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

Ngưi làm chứng: Ông Hoàng Văn T1 sinh năm: 1956; Tr tại: thôn K, xã N, huyện P, tỉnh B; Nghề nghiệp: Làm ruộng; (vắng mặt).

- Người làm chứng:

1. Ông Nông Văn S2 sinh năm 1970; (vắng mặt);

2. Ông Nông Á H1 sinh năm 1997; (vắng mặt);

3. Ông Hoàng Văn X sinh năm 1989; (vắng mặt); Cùng tr tại: thôn K, xã N, huyện P, tỉnh B.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 18/3/2021, Giàng A S điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 22N1- 045… từ nhà ở của mình tại thôn N, xã X, huyện L, tỉnh Tuyên Quang đi tỉnh Cao Bằng, B để bán thuốc đông y và thu tiền nợ. Khi đi, S mang theo một túi xách và một bao tải đựng thuốc đông y gồm: Vỏ cây, thân cây và lá cây đã được thái, băm nhỏ được đựng trong nhiều túi nilon mang đi để bán cho người khác có nhu cầu dùng để chữa bệnh.

Khoảng hơn 10 giờ ngày 19/3/2021, S mang theo túi xách cùng bao tải thuốc đi đến nhà ông Hoàng Văn X, tr tại thôn K, xã N, huyện N, tại nhà ông X, qua nói chuyện nên S biết ông X bị bệnh huyết áp nên S đã bốc thuốc từ các túi nilon trong bao tải dứa của mình mỗi túi một ít cho vào một túi nilon bán cho X nhưng không lấy tiền, đồng thời dặn X trộn đều, chia làm nhiều lần đun lấy nước uống.

Khoảng 14 giờ cùng ngày, S mang theo số thuốc cùng ông X đi đến khu lán chăn nuôi của gia đình ông X để khám bệnh cho bố đẻ X là ông Hoàng Văn T1; S khám và bốc thuốc từ các túi nilon trong bao tải mỗi túi một ít cho vào một túi nilon bán cho ông T1 được số tiền 100.000 đồng.

Sau khi bán thuốc cho ông T1 xong thì S đi về, khi đi qua khu lán chăn nuôi của ông Nông Văn T, sinh năm 1946, tr tại thôn K, xã N, huyện N thì S gặp ông T đang ở lán. Tại đây, ông T có hỏi S lấy thuốc chữa đau chân, nên S khám và chẩn đoán ông T bị tụ máu, đau khớp nên S bốc từ các túi nilon trong bao tải dứa mỗi túi một ít cho vào một túi nilon và bốc ba lát vỏ cây có chứa độc chất, kích thước khoảng 02x03 cm đựng riêng trong túi nilon để vào túi thuốc bán nợ cho ông T với giá 50.000 đồng, đồng thời dặn ông T trộn đều, mỗi lần đun một nắm thuốc và cho một ít thuốc chứa độc tố bằng hạt gạo đun cùng để lấy nước uống và xoa bóp, sau khi bán thuốc cho ông T xong thì S đi về.

Khoảng 17 giờ cùng ngày, Nông Á H1 là cháu ruột ông T đi đến lán ông T thì thấy ông T có biểu hiện bất thường và được ông T kể cho biết, ông T uống thuốc của S bán cho thì bị mệt mỏi, hoa mắt nên H1 đã gọi điện báo cho ông Nông Pá D và ông Nông Văn S2 cùng đến lán ông T ở, chưa kịp đưa ông T đi cấp cứu thì ông T đã chết. Sau khi ông T chết, ông D, ông S2 và Nông Á H1 cùng đưa ông T về nhà ở. Trước khi về, ông S2 rót một chai nước thuốc còn thừa trong siêu nước và mang cùng túi thuốc từ lán ông T về đặt ở nền nhà và gọi điện cho S biết sự việc. Sau đó S quay lại đến nhà ông T và tự cầm chai nước thuốc mà S2 để ở nền nhà uống ba ngụm, khoảng 15 ph t sau S có biểu hiện bất thường, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh B và kết quả giám định S bị ngộ độc của cây lá ngón.

Tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra đã tạm giữ tang vật của vụ án, lấy lời khai của bị cáo, người liên quan, người làm chứng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và giám định độc tố theo quy định.

Tại kết luận giám định mô bệnh học và độc chất phủ tạng số 2294 ngày 08/4/2021 của Viện khoa học hình sự Bộ Công an đối với Nông Văn T kết luận:

1). Mô bệnh học: Hình ảnh cơ tim thoái hoá thiểu dưỡng trên nền xơ hoá;

phổi xẹp, sung huyết, xuất huyết rải rác; gan, lách, tuỵ, thận, dạ dày sung huyết, thoái hoá tế bào/ bệnh giãn phế nang, xơ cứng động mạch nhiều tạng, viêm thận mạn.

2). Độc chất: Trong mẫu phủ tạng, chất chứa trong dạ dày của tử thi Nông Văn T có thấy chất Alkaloid (Gelsemine Kumine) của cây Lá ngón, trong cây Lá ngón có chứa các Alkaloid rất độc và gây tử vong đối với người.

Tại kết luận giám định số 18 ngày 20/4/2021 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh B kết luận: Nạn nhân Nông Văn T bị ngộ độc cấp tính Alkaloid của cây lá ngón dẫn đến tử vong.

Tại kết luận giám định số 2266 ngày 02/4/2021 của Viện khoa học hình sự Bộ Công an kết luận:

Trong mẫu chất lỏng màu nâu đỏ đựng trong chai nhựa được niêm phong ký hiệu: PS1A 063958 và trong mẫu dịch dạ dày ghi thu của Giàng A S (ký hiệu S1) gửi giám định đều tìm thấy độc tố có trong cây lá ngón.

Trong các mẫu lát cây, kh c cây khô đựng trong các túi niêm phong ký hiệu NS1A 064984; NS1A 064982; NS1A 069206; trong túi nilon màu đỏ niêm phong ký hiệu “NS1A 069208”; túi nilon màu đỏ niêm phong ký hiệu “NS1A 064983” và các lát, kh c cây nhiều hình dạng đựng trong siêu đun nước màu đen thu được trong lán của ông Nông Văn T gửi giám định đều tìm thấy các mảnh rễ, thân cây của cây lá ngón và đều có chứa các Alkaloid độc và gây tử vong đối với người.

Các mẫu lát cây, kh c cây băm nhỏ đựng trong túi nilon màu đen niêm phong ký hiệu “NS1A 064983; các mẫu cành cây, thân cây, ngọn cây, lá cây đều còn tươi ở túi niêm phong ký hiệu “NS1A 069207”; các mẫu thân cây, cành cây khô được băm nhỏ đựng trong túi nilon không màu niêm phong ký hiệu “NS1A 069208”; các mẫu thân cây, lá cây băm nhỏ ở túi niêm phong ký hiệu “NS1A 069209” gửi giám định đều không phải là các bộ phận của cây lá ngón và không tìm thấy các alkaloid và glycoside độc.

Các mẫu nước, mẫu chất lỏng, mẫu thức ăn ký hiệu MN, M1, M2, M3, M4, M5 và M6 gửi giám định đều không tìm thấy Gelsemine, Koumine và các chất độc.

Quá trình điều tra, Giàng A S khai nhận: Bản thân S không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và không có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, việc S biết khám bệnh, hái thuốc bán cho người khác chữa bệnh là theo kinh nghiệm của bản thân. S khám, chữa bệnh bằng cách trực tiếp xem, sờ, nắn để chẩn đoán bệnh, bốc thuốc theo từng thang thuốc rồi dặn người bệnh đun thuốc lấy nước uống hoặc xoa bóp theo loại bệnh. Trước đây, S đã khám, bốc thuốc bán cho nhiều người ở nhiều nơi khác nhau, S không nhớ cụ thể đã khám, bốc thuốc chữa bệnh cho những ai và được số tiền bao nhiêu. S chỉ nhớ, mỗi lần khám, bốc thuốc chữa bệnh, S lấy số tiền tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người, không ai bị ngộ độc. Trong số thuốc S hái ở rừng tự nhiên về thì có một cây có độc chất nhưng S không biết tên cây, cây có độc chất nếu sử dụng ít thì có tác dụng tốt khi điều trị bệnh, sử dụng nhiều có thể dẫn đến chết người. Từ l c hái thuốc, băm thái nhỏ và phơi khô cho đến khi bán cho ông X, ông T1 và ông T đều do một mình S tự làm, giữa S và những người mua thuốc đều không có mâu thuẫn hay thù hằn gì. Ngày 19/3/2021, sau khi khám chẩn đoán ông T bị đau khớp, tụ máu chân, ông Hoàng Văn T1 cũng bị đau chân nên khi bốc thuốc, S đã cho thêm ba lát nhỏ vỏ cây có độc chất để lưu thông máu, còn bốc thuốc cho Hoàng Văn X thì không có thành phần cây thuốc có độc chất và dặn trộn đều túi thuốc lẫn nhau, lấy một phần nhỏ đun sôi lấy nước uống và một phần để xoa bóp ở vết thương. Sau khi khám, bốc thuốc cho ông X, ông T1 và ông T, S đi về nhà, trên đường về, nhận được thông tin ông T uống thuốc của mình thì bị chết nên S quay lại nhà ông T và giao nộp số thuốc của mình cho Công an để giải quyết theo quy định. Tại nhà ông T, S đã tự lấy chai nước thuốc tại nền nhà mà người nhà ông T lấy từ trong siêu đun nước do ông T đun ở lán về uống ba ngụm để kiểm chứng, Sau khi uống ba ngụm nước từ trong chai, khoảng 15 ph t sau, S có biểu hiện mệt mỏi thì được người dân đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh B đến ngày 21/3/2021 thì được ra viện. Lời khai của bị cáo Giàng A S phù hợp với lời khai của những người tham gia tố tụng khác và những tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án.

Tại phiên toà sơ thẩm, đại diện Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố. Tại Cáo trạng số 03/CT-VKSPN ngày 04/02/2023 của VKSND huyện N, tỉnh B truy tố bị cáo Giàng A S về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh” theo điểm a khoản 1 Điều 315 của Bộ luật hình sự và tại bản luận tội của Viện kiểm sát tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, cụ thể như sau:

*Tuyên bố: Bị cáo Giàng A S phạm tội: “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh”.

- Áp dụng: điểm a khoản 1, khoản 4 Điều 315; Điều 38; Điều 50; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật hình sự. Xử phạt bị cáo Giàng A S từ 12 (mười hai) tháng đến 15 (mười năm) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 24 (hai mươi tư) tháng đến 30 (ba mươi) tháng. Hình phạt bổ sung: Cấm bị cáo hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác từ 02 (hai) năm đến 03 (ba) năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

*Về vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự và Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự.

- Tịch thu tiêu hủy: 01 (một) siêu đun nước bằng kim loại màu đen, bên trong có nhiều lát cây; 01 (một) túi vải màu đen có quai xách đã cũ.

- Tịch thu nộp ngân sách nhà nước số tiền 100.000đ (một trăm nghìn đồng) tạm giữ của bị cáo Giàng A S.

- Trả lại cho bị cáo Giàng A S số tiền 994.000đ (chín trăm chín mươi tư nghìn đồng).

*Về án phí: Áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về án phí: Miễn nộp toàn bộ tiền án phí hình sự sơ thẩm cho bị cáo theo quy định của pháp luật.

Bị cáo nói lời sau cùng, mong Hội đồng xét xử xem xét xử với mức án thấp nhất.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

 Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện N, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện N, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đ ng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2]. Trong quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, lời khai của bị cáo phù hợp với lời khai của người tham gia tố tụng khác và các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Như vậy đủ cơ sở kết luận: Giàng A S không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, không có bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, nhưng do quá tự tin vào kinh nghiệm của mình trong việc lấy các vỏ cây, thân, lá cây hái từ rừng về để bán cho người khác sắc lấy nước uống để chữa bệnh. Ngày 19/3/2021 tại thôn K, xã N, huyện P, tỉnh B, S đã khám, bán thuốc cho Hoàng Văn X, Hoàng Văn T1 và Nông Văn T uống để chữa bệnh, sau khi ông T sắc thuốc của S uống thì bị chết do bị ngộ độc của thành phần cây lá ngón.

[3] Hành vi nêu trên của bị cáo đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh và đủ yếu tố cấu thành tội "Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh" theo điểm a khoản 1 Điều 315 Bộ luật hình sự.

Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định: “Các hành vi bị cấm …………………….

2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề………” “

Điều 315 Bộ luật hình sự quy định:

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh…….thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người ……………………… 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm” Cáo trạng số 03/CT-VKSPN ngày 04/02/2023 của Viện kiểm sát nhân dân huyện N, tỉnh B đã truy tố đối với bị cáo là có căn cứ, đ ng pháp luật.

[4] Xét tính chất hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã vi phạm các quy định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh. Mặc dù biết mình không đủ điều kiện để được khám bệnh, chữa bệnh nhưng bị cáo vẫn tự hái thuốc bán cho người khác chữa bệnh. Hành vi của bị cáo không những đã xâm phạm đến chế độ quản lý về dịch vụ y tế của Nhà nước mà còn xâm phạm đến tính mạng của ông Nông Văn T, gây đau thương mất mát cho gia đình nạn nhân, gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế. Vì vậy, phải được xử lý bằng pháp luật hình sự nhằm giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung.

[5].Về nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ là: Người phạm tội bồi thường thiệt hại; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Người đại diện hợp pháp của bị hại xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Xét bị cáo không có tiền án, tiền sự, có nhiều tình tiết giảm nhẹ; vì vậy, Hội đồng xét xử xét thấy, để tạo điều kiện cho bị cáo sửa chữa lỗi lầm, có cơ hội được tiếp tục lao động làm ăn lương thiện nên cho bị cáo được hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách cũng đảm bảo sự công bằng và khoan hồng của pháp luật.

Về hình phạt bổ sung: Xét thấy bị cáo là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gia đình là hộ nghèo nên không áp dụng hình phạt bổ sung bằng tiền đối với bị cáo. Tuy nhiên cần áp dụng hình phạt bổ sung cấm bị cáo hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác trong một thời gian nhất định. [6] Về trách nhiệm dân sự: Người đại diện hợp pháp của bị hại và bị cáo đã tự thỏa thuận bồi thường số tiền 25.000.000đ và không yêu cầu Tòa án giải quyết nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[7]. Về vật chứng của vụ án: Vật chứng của vụ án gồm:

- Một chiếc điện thoại di động loại bàn phím bấm, nhãn hiệu Nokia có gắn một thẻ sim, một củ dây sạc màu đen; một ví giả da màu nâu; một giấy phép lái xe; một đăng ký xe mô tô xe máy; một thẻ bảo hiểm y tế; một giấy chứng minh nhân dân; một giấy chứng nhận bảo hiểm tự nguyện mô tô xe máy. Số tài sản này là của bị cáo Giàng A S, không liên quan hành vi phạm tội, Cơ quan điều tra đã trả lại cho chủ sở hữu là phù hợp.

- Một chiếc xe mô tô nhãn hiệu HONDA biển kiểm soát 22N1-045… mà bị cáo sử dụng đi đến huyện P, tỉnh B khám bệnh, chữa bệnh cho Hoàng Văn T1, Nông Văn T, Hoàng Văn X, bị cáo đã bán, không thu lại được nên không có căn cứ để xử lý.

- Số tiền 1.094.000đ, trong đó có 100.000đ là tiền bị cáo bán thuốc cho ông Hoàng Văn T1, đây là tiền do bị cáo phạm tội mà có nên cần tịch thu nộp ngân sách Nhà nước; Còn 994.0000đ là tiền của bị cáo không liên quan hành vi phạm tội nên cần trả lại cho bị cáo.

- Một siêu đun nước bằng kim loại màu đen, bên trong có nhiều lát cây, đựng trong túi nilon màu đen là của ông Nông Pá D. Ông D không yêu cầu lấy lại, xét không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy.

- Một túi vải màu đen có quai xách đã cũ là của bị cáo Giàng A S, tại phiên tòa bị cáo không yêu cầu lấy lại nên cần tịch thu tiêu hủy.

- Một chiếc bao tải dứa màu vàng đựng nhiều lát cây, kh c cây đã gửi giám định và Cơ quan giám định không hoàn trả lại, do vậy không đề cập xử lý.

[8]. Đối với đề nghị của đại diện Viện kiểm sát về hình phạt và xử lý vật chứng cơ bản phù hợp với nhận định trên nên Hội đồng xét xử sẽ xem xét, cân nhắc khi quyết định.

[9] Về án phí: Gia đình bị cáo là hộ nghèo và bị cáo có đơn xin miễn án phí nên miễn nộp toàn bộ tiền án phí hình sự sơ thẩm cho bị cáo.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố: Bị cáo Giàng A S phạm tội "Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh" *Áp dụng: điểm a khoản 1, khoản 4 Điều 315; Điều 41; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật hình sự.

- Xử phạt: Bị cáo Giàng A S 15 (Mười lăm) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 30 (Ba mươi) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo Giàng A S cho Ủy ban nhân dân xã X, huyện L, tỉnh Tuyên Quang giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư tr thì thực hiện theo quy định tại Điều 92 Luật thi hành án hình sự.

“Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo”.

Hình phạt bổ sung: Cấm bị cáo Giàng A S hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác trong thời hạn 30 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

2. Về vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự và Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.

- Tịch thu tiêu hủy: 01 (một) siêu đun nước bằng kim loại màu đen, bên trong có nhiều lát cây, đựng trong túi nilon màu đen; 01 (một) túi vải màu đen có quai xách đã cũ.

- Tịch thu nộp ngân sách nhà nước số tiền 100.000đ (một trăm nghìn đồng) tạm giữ của bị cáo Giàng A S.

- Trả lại cho bị cáo Giàng A S số tiền 994.000đ (chín trăm chín mươi tư nghìn đồng).

(Số lượng, tình trạng theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 19/4/2022 giữa Cơ quan điều tra Công an huyện N, tỉnh B và Chi cục thi hành án dân sự huyện N, tỉnh B).

3. Về án phí: Áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về án phí: Miễn nộp toàn bộ tiền án phí hình sự sơ thẩm cho bị cáo theo quy định của pháp luật.

Án xử công khai sơ thẩm. Bị cáo có mặt có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Người đại diện hợp pháp của bị hại và Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

95
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh số 13/2023/HS-ST

Số hiệu:13/2023/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Pác Nặm - Bắc Kạn
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:08/09/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về