Bản án về tội vi phạm quy định khai thác tài nguyên số 127/2024/HS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 127/2024/HS-PT NGÀY 02/02/2024 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN

Ngày 02 tháng 02 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 1098/2023/TLPT-HS ngày 09 tháng 10 năm 2023 đối với các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1 phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”, do có kháng cáo của các bị cáo và kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 186/2023/HSST ngày 22 tháng 8 năm 2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

* Các bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo:

1. Lê Thị Th, sinh năm 1962, tại huyện Yên Đ, tỉnh Thanh Hóa; nơi ĐKHKTT và nơi ở hiện nay: Tổ dân phố 3, thị trấn Quý L, huyện Yên Đ, tỉnh Thanh Hóa; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 10/10; nghề nghiệp: Kinh doanh; con ông Lê Hữu H và bà Lê Thị L1 (đều đã chết); có chồng là Trịnh Đăng Q và có 02 con, con lớn sinh năm 1985, con nhỏ sinh năm 1986; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 03/10/2022 đến ngày 01/3/2023; hiện tại ngoại tại địa phương; có mặt.

2. Trịnh Xuân Th1, sinh năm 1982 tại huyện Yên Đ, tỉnh Thanh Hóa; nơi ĐKHKTT: xã Yên Tr, huyện Yên Đ, tỉnh Thanh Hóa; nơi ở hiện nay: số 26 Nguyễn Xuân Th2, khu đô thị Bình M, phường Đông H1, thành phố Thanh H2, tỉnh Thanh Hóa; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; trình độ học vấn: 12/12; nghề nghiệp: Kinh doanh; là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng theo Quyết định số số 54- QĐ/UBKTHU ngày 24/10/2022 của UBKT Huyện ủy huyện Yên Định; con ông Trịnh Xuân T (Thương binh) và bà Lê Thị T1 (đã chết); có vợ là Trịnh Thị V và có 03 con, con lớn sinh năm 2009, con nhỏ sinh năm 2014; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 07/10/2022 đến ngày 23/5/2023; hiện tại ngoại tại địa phương; có mặt.

* Người bào chữa cho bị cáo cho các bị cáo: Luật sư Nguyễn Doãn H3 và luật sư Trịnh Thị Việt K - Công ty luật TNHH HTC Việt Nam, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; đều có mặt.

* Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có kháng cáo:

1. Anh Lê Văn H4, sinh năm 1988; địa chỉ: Tổ dân phố số 3, thị trấn Quý L, huyện Yên Đ, tỉnh Thanh Hóa; có mặt.

2. Anh Nguyễn Văn Đ1, sinh năm 1980; địa chỉ: số 45 Thành C, phường Đông Th3, thành phố Thanh H2, tỉnh Thanh Hóa; có mặt.

3. Chị Bùi Thị Thúy Ng, sinh năm 1991; địa chỉ: thôn Phi B, xã Ninh Kh, huyện Vĩnh L, tỉnh Thanh Hóa; có mặt.

4. Anh Mai Văn V, sinh năm 1980; địa chỉ: Tổ dân phố số 3, thị trấn Quý L, huyện Yên Đ, tỉnh Thanh Hóa; có mặt.

5. Anh Trịnh Xuân L2, sinh năm 1972; địa chỉ: thôn Thạc Q, xã Yên Tr, huyện Yên Đ, tỉnh Thanh Hóa; có mặt.

6. Anh Trịnh Hữu H5, địa chỉ: thôn Lý Nh, xã Yên Ph, huyện Yên Đ, tỉnh Thanh Hóa; có mặt.

Ngoài ra, trong vụ án còn có bị cáo Nguyễn Trọng Gi, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác không kháng cáo, không bị kháng nghị, Tòa án không triệu tập.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 12/6/2022 Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt quả tang 05 Tàu đang thực hiện việc hút cát dưới lòng sông Mã thuộc địa phận thị trấn Quý L, huyện Yên Đ, tỉnh Thanh Hóa, gồm: Tàu mang số hiệu VS140X87 do anh Mai Văn Đ2, sinh năm 1983, trú tại thôn Phi B, xã Ninh Kh, huyện Vĩnh L, tỉnh Thanh Hóa điều khiển, trên tàu có chị Nguyễn Thị L3, sinh năm 1983 (vợ anh Đ2), cháu Mai Văn M, sinh năm 2006 (con trai anh Đ2), khối lượng cát đã hút được khoảng 30m3; Tàu mang số hiệu VR090X55 do anh Nguyễn Văn Đ1 (hay còn gọi là Khoa), sinh năm 1980, trú tại số 45 Thành C, phường Đông Th3, thành phố Thanh H2, tỉnh Thanh Hóa điều khiển, trên tàu có chị Ngô Thị L4, sinh năm 1986 (vợ anh Đ1), anh Ngô Văn Ph1, sinh năm 1994 trú tại: thôn 2 Trịnh Điện, xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa và anh Ngô Văn T2, sinh năm 1996, trú tại xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, khối lượng cát đã hút được 30m3; Tàu mang số hiệu TH 1305VS1X1304 do anh Ngô Ngọc T3, sinh năm 1994, trú tại thôn 4, xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa điều khiển, trên tàu có anh Nguyễn Trọng Gi, sinh năm 1982, trú tại thôn Phú Lĩnh, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa và anh Khương N, sinh năm 1994, trú tại thôn 3, xã Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, khối lượng cát đã hút được khoảng 30m3. Tàu mang số hiệu NĐ2810VS14X385 do anh Tạ Quang Th4, sinh năm 1987, trú tại thôn Thọ Vực, xã Ninh Kh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa điều khiển, trên tàu có chị Nguyễn Thị D, sinh năm 1992 (vợ anh Th1), anh Nguyễn Văn L5, sinh năm 2005, trú tại Thọ Vực, xã Ninh Kh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (em trai chị D), cháu Tạ Lệ Q1, sinh năm 2016 (con gái anh Th1), khối lượng cát đã hút được 30m3. Tàu mang số hiệu TQ0X do anh Đỗ Văn N1 sinh năm 1986, trú tại khu phố Đún Sơn, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa điều khiển, trên tàu có anh Nguyễn Văn B1, sinh năm 2005, trú tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa và anh Nguyễn Văn L4, sinh năm 2000, trú tại xã Ninh Kh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, khối lượng cát đã hút được khoảng 30m3.

Cơ quan điều tra đã tiến hành phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường sử dụng thiết bị GPS để đo vị trí của các Tàu, xác định vị trí các Tàu thực hiện hút cát là ngoài phạm vi ranh giới của Mỏ cát 41 thuộc khu vực không được cấp phép khai thác.

Tang vật thu giữ gồm: Tàu nhãn hiệu VR090X55, Tàu nhãn hiệu TQ0X, Tàu nhãn hiệu VS140X87, Tàu nhãn hiệu TH1305VS1X1304, Tàu nhãn hiệu NĐ2801VS14X385. Các đối tượng khai nhận được Lê Thị Th thuê sử dụng tàu để khai thác cát tại các vị trí trong và bên ngoài phạm vi Mỏ cát số 41, cát khai thác được thì tiến hành bơm lên bãi chứa. Tùy từng khối lượng của tàu mà được nhận số tiền công từ 250.000đ đến 500.000đ/1 tàu.

Trong số các đối tượng tham gia hút cát bị bắt quả tang có Nguyễn Trọng Gi, ngày 27/12/2021 đã bị Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 25.000.000 đồng về hành vi khai thác trái phép tài nguyên. Trong thời gian chưa hết thời hạn được xem là chưa bị xử lý vi phạm hành chính nhưng ngày 12/6/2022 Gi biết rõ khu vực hút cát là ngoài phạm vi Mỏ cát số 41 được cấp phép.

Tiến hành kiểm tra, thu giữ tại bãi chứa cát:

- 01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu KOMATSU, loại PC220LC; số khung: KMTPC054H02060700; màu sơn vàng;

- 01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu HUYNHDAI, loại ROlLEX 3000LC-7, số khung: N80510190; màu sơn vàng cam;

- 01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu HITACHI, loại ZAXIC 330LC; số khung: FF01HHQ034745; màu sơn vàng;

- 01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu KOBEL model: SK330LC; số khung: YC07-U0630, màu sơn vàng;

- 01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu HITACHI, loại ZAXIC 200LC; số khung: HCM1UD00H00218257; màu sơn vàng;

- 1.589m3 cát (bao gồm cả 150m3 của 05 tàu vừa bị bắt quả tang) và tiền ngân hàng Nhà nước Việt nam 42.X.000 đồng.

Tiến hành khám xét nhà của Lê Thị Th, thu giữ:

- 01 vòng cổ màu vàng, dạng sợi liền, mặt kim loại màu vàng, hình tròn;

- 01 dây chuyền kim loại màu vàng, dạng sợi liền, mặt dây chuyền gắn đá màu trắng, hình tròn;

- 01 dây chuyền kim loại màu vàng, dạng xích bông lúa, mặt dây chuyền kim loại màu vàng hình quả tim có chữ H;

- 01 dây chuyền kim loại màu vàng dạng xích, mặt đá kim loại màu vàng hình quả trứng gắn đá màu xanh dương;

- 01 lắc tay kim loại màu vàng, dạng xích bông lúa;

- 01 nhẫn tròn màu vàng, dạng nhẫn nam, mặt ngoài nhẫn khắc chữ “Trang”;

- 01 nhẫn kim loại màu vàng, đính vật dạng đá màu tím, loại nhẫn nữ, bên trong khắc chữ Lan Hương;

- 01 nhẫn kim loại màu vàng, dạng nhẫn nữ, đính vật dạng đá màu tím, bên trong khắc chữ V.HCA;

- 01 nhẫn tròn trơn màu vàng, bên trong khắc chữ “Mạnh Hoài – P Kiểu”;

- 04 vòng tai kim loại màu vàng trơn;

- 01 mặt dây chuyền kim loại màu vàng có gắn vật dạng đá màu trắng;

- 01 mặt dây chuyền kim loại màu vàng có gắn vật dạng đá màu xanh dương;

- 01 miếng kim loại bọc túi ni lon, mặt trước có hình rồng chữ SJC, 9999, mặt sau có khắc chữ SJC rồng vàng 999,9 Fine gold công ty vàng bạc đá quý (01 lượng);

- 02 điện thoại Iphone 6 màu vàng đã qua sử dụng, 01 điện thoại Iphone 7 màu đen đã qua sử dụng, 01 điện thoại Iphone 13 màu vàng đã qua sử dụng, 01 Ipad màu vàng đã qua sử dụng; Tiền ngân hàng Nhà nước Việt nam 644.350.000 đồng và các tài liệu, hóa đơn, chứng từ sổ sách có liên quan đến việc khai thác Mỏ cát số 41.

Tiến hành khám xét nhà Trịnh Xuân Th1, Trịnh Thị V, thu giữ:

- 01 máy tính xách tay màu đen, mặt trước đề nhãn hiệu ASUS, mặt sau đề dòng chữ máy tính xách tay ASUS X154LAD-50054/46/300 6B- 54/DVDRW/UWAI4, đã qua sử dụng;

- 01 máy tính xách tay màu vàng cát, mặt trước đề nhãn hiệu Dell, mặt sau đề dòng chữ inspison, đã qua sử dụng;

- 01 điện thoại Iphone XS màu hồng, máy đã qua sử dụng, có chứa thẻ sim 0932.X.818 và 02 thùng cát tông bên trong là các tài liệu chứng từ.

Khám xét tại Gara ô tô Việt Mỹ, thu:

- 01 máy xúc bánh xích HITACHI Model ZX200, số khung: HCM1G600T00105559, màu sơn: Cam, máy đã qua sử dụng;

- 01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu KOMASU PC220LC-7L; số khung: DA86254, màu vàng;

- 04 cây máy tính; 01 đầu thu giữ Camera; 01 máy tính sách tay (DELL);

- 450m3 cát và tiền ngân hàng Nhà nước Việt Nam 119.517.000 đồng.

Tạm giữ 01 điện thoại Iphone 11 Promax của Trương Minh Tú.

Ngoài ra, Trịnh Thị D còn giao nộp: 01 máy tính laptop nhãn hiệu ASUS Drodel A43E-UX067 (Seri B4N0BC11222314E) máy đã qua sử dụng; 01 USB nhãn hiệu Toshiba, 16 GB, bên trong chứa 46,8 men dữ liệu. Ngày 07/10/2022, Trịnh Xuân Th1 tự nguyện giao nộp 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 11 số IMEI 353991105354685, 353991105521895, không kèm theo thẻ sim.

Qúa trình điều tra, xác định: Mỏ cát số 41 thuộc thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép khai thác cho Công ty cổ phần thương mại Đức Lộc, người đại diện theo pháp luật là ông Đỗ Quang S, địa chỉ số 532 Bà Tr, phường Trường Th5, thành phố Thanh Hóa, theo Quyết định số 423/GP- UBND, ngày 10/11/2X; công suất là 20.000m3/năm, thời hạn khai thác là 07 năm. Đến ngày 18/9/2019 UBND tỉnh Thanh Hóa căn cứ vào dự án, cấp Giấy phép khai thác mới số 153/GP-UBND cho Công ty cổ phần thương mại Đức Lộc, công suất khai thác là 10.000m3/năm, thời hạn là 10 năm 10 tháng. Trữ lượng được khai thác là 108.586m3. (Nội dung 02 giấy phép có sự thay đổi về công suất giảm từ 20.000m3/năm xuống 10.000m3/năm, tăng thời gian khai thác từ 07 năm lên 10 năm 10 tháng, trữ lượng được phép khai thác giảm từ 131.986m3 xuống còn 108.586m3).

Khi được cấp phép khai thác Mỏ cát số 41, ông Đỗ Quang S cùng 04 thành viên tham gia góp vốn gồm: Trịnh Xuân Th1, anh Nguyễn Đức H6, sinh năm 1967, trú tại: Phố Kiểu, xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; anh Lê Văn H7, sinh năm 1985, trú tại: thôn Phi B, xã Ninh Kh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa và anh Phạm Văn N1, sinh năm 1993, trú tại: 13/317 Tây Sơn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, mỗi cá nhân góp 20% cổ phần, hình thức góp bằng máy móc, bãi tập kết... (riêng anh Nam được ông Sơn cho 20% cổ phần), việc góp vốn được thỏa thuận bằng miệng (không có văn bản). Sau đó, ông Sơn đã thông báo cho các thành viên góp vốn về nội dung Giấy phép khai thác, riêng Trịnh Xuân Th1 được ông Sơn đưa toàn bộ hồ sơ pháp lý và Giấy phép khai thác Mỏ cát 41 để giải quyết công việc với các đơn vị liên quan. Do điều kiện, những người này không tham gia tổ chức thực hiện khai thác, qua Trịnh Xuân Th1 giới thiệu các thành viên đã thống nhất (bằng miệng) giao khoán lại quyền khai thác Mỏ cát số 41 cho Lê Thị Th (mẹ vợ Th1). Ngày 01/4/2019 ông Đỗ Quang S đã ký Hợp đồng giao khoán cho Lê Thị Th được quyền khai thác Mỏ cát số 41 thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, ông S giao toàn bộ hồ sơ pháp lý và Giấy phép khai thác mỏ cát cho Lê Thị Th, Th có trách nhiệm thực hiện việc khai thác theo đúng như nội dung trong giấy phép được cấp và phải trả 8.000.000.000đ/01 năm cho 05 thành viên tham gia góp vốn.

Sau khi nhận khoán mỏ cát, Lê Thị Th đã mua đất làm bãi chứa, làm đường, thuê công nhân, mua máy móc thiết bị để khai thác, thuê Tàu số hiệu VR090X55 của anh Nguyễn Văn Đ1, sinh năm 1980, trú tại: 45 Thành C, phường Đông Th3, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Tàu số hiệu TQ0X của anh Trịnh Đình L5, sinh năm 1988, ở Phố Kiểu, xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; Tàu số hiệu TH1305VS1X1304 của anh Mai Văn V, Nguyễn Thị H8, ở TDP 3, thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; Tàu số hiệu VS140X của anh Lê Văn H7, sinh năm 1985, ở thôn Phi B, xã Ninh Kh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đứng tên trong sở hữu là chị Bùi Thị Thúy Ng, sinh năm 1991 (vợ Lê Văn H7); Tàu số hiệu NĐ2801VS14X385 của anh Trịnh Xuân L2, sinh năm 1972, ở thôn Thạc Q, xã Yên Tr, huyện Yên Đ, tỉnh Thanh Hóa để thực hiện việc khai thác mỏ cát.

Ngoài việc thuê tàu, máy xúc, thuê các thành viên tham gia hút cát và mua đất của các hộ xung quanh, Th còn thuê các đối tượng, gồm:

- Nguyễn Văn D1, sinh năm 1971, trú tại thôn Thạc Quả 2, xã Yên Tr, huyện Yên Đ, tỉnh Thanh Hóa làm nhiệm vụ quản lý tất cả các máy múc của bãi, phân loại cát, theo dõi công việc giờ giấc của những công nhân làm việc tại mỏ.

- Trịnh Xuân V2, sinh năm 1963, trú tại Phố Kiểu, xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa và Lê Hữu Liên, sinh năm 1969, trú tại TDP 5, thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có nhiệm vụ bán hàng (cát). Khi có khách đến mua hàng thì những người này ghi nhận thông tin khách hàng, biển số xe, loại cát, khối lượng, thu tiền (trong trường hợp khách hàng trả tiền mặt) nếu khách hàng thanh toán sau thì sẽ cho khách ký nhận vào sổ riêng. Sau đó xuất phiếu để khách hàng ra nhận cát múc lên xe, thời gian làm việc được chia thành 02 ca (ca 1 từ 06 giờ sáng đến 18 giờ chiều, ca 02 từ 18 giờ chiều ngày hôm nay đến 06 giờ sáng ngày hôm sau), số tiền bán cát và phiếu xuất hàng, anh V2 hoặc anh L3 giao lại cho kế toán là Trịnh Thị D vào buổi sáng hàng ngày.

- Trương Minh T4, sinh năm 1995, trú tại TDP 7, thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được Th thuê quản lý một số việc tại bãi tập kết cát và cũng là khách hàng mua cát của Th đem đi bán cho một số đại lý trong và ngoài tỉnh.

- Trịnh Minh Tr1, sinh năm 1997, trú tại thôn Tân Thành, xã Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; Phạm Khắc T5, sinh năm 1988, trú tại TDP 5, thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; Luyện Sỹ C, sinh năm 1984, trú tại thôn Tân Sen, xã Định Bình, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa và Trịnh Đình C1, sinh năm 1966, trú tại TDP4, thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được Th thuê để lái máy xúc ở bãi chứa cát, khi nhận được phiếu xuất hàng của anh L3 hoặc anh V2 do lái xe chuyển lại thì những người này sẽ xúc đủ cát lên xe theo khối lượng trong phiếu rồi chuyển lại cho anh V2 hoặc L3 để kiểm soát và thu tiền.

- Lê Văn H9, sinh năm 1972, trú tại: TDP 1, thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được Th thuê theo dõi số lượng tàu hút cát hằng ngày và loại cát cụ thể mà tàu hút được, ghi chép vào sổ, sau đó chụp ảnh sổ ghi chép chuyển cho Th qua zalo số điện thoại 0973.X.683. Việc mỏ cát được phép khai thác như thế nào anh Hải không biết.

- Trịnh Thị D, sinh năm 1990, trú tại Tổ dân phố 1, thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được Th thuê làm kê toán từ tháng 10/2020 đến khi bị lực lượng chức năng bắt giữ (ngày 12/6/2022), D có nhiệm vụ thống kê, tổng hợp số liệu bán cát hằng ngày tại Mỏ cát 41. Cụ thể: Vào sáng sớm, D sẽ đến Mỏ cát số 41 nhận các phiếu bán hàng, bảng kê thu tiền, bảng kê số chuyến của các tàu hút được, bảng kê bán dầu diezel do anh L3 hoặc anh V2 và những người được Th thuê làm tại bãi chứa cát ghi chép chuyển lại. Từ những số liệu trên D sẽ tiến hành tổng hợp lập sổ sách (file excel) theo dõi hằng ngày, tổng hợp công nợ của từng khách hàng rồi gửi cho Trịnh Thị V qua gmail. Trong các khách hàng mua cát của Mỏ cát 41, D được Th nhờ theo dõi đối chiếu và đòi nợ của một số đơn vị mua cát như (Long Hải, Tú Vân Ninh Bình, Đại Ninh Bình) vì các đơn vị này liên hệ trực tiếp trao đổi việc mua bán với Th. Còn các khách hàng khác thanh toán, đối chiếu công nợ với ai thì D không biết. Tất cả các khách hàng trả tiền qua tài khoản thì đều chuyển vào các tài khoản ngân hàng của Trịnh Thị V tại các Ngân hàng Agribank, Vietcombank, Techcombank, VIB bank và Tiên Phong bank. Việc mỏ cát được cấp phép khai thác tại vị trí nào, công suất trữ lượng bao nhiêu D không biết.

Quá trình khai thác Mỏ cát số 41, Th chỉ đảm nhiệm việc quản lý, theo dõi và thu tiền bán hằng ngày tại bãi. Do có nhiều công ty, doanh nghiệp mua cát sử dụng tài khoản ngân hàng để chuyển tiền. Vì tuổi cao, việc sử dụng tài khoản ngân hàng không thành thạo nên Th đã nhờ chị Trịnh Thị V (là con gái và là vợ của Th1), mở các tài khoản ngân hàng để nhận tiền bán cát từ các khách hàng mua chuyển khoản và giúp Th thanh toán tiền mua dầu diezel, trả tiền cho các cá nhân tham gia góp vốn, trả lương cho chị Trịnh Thị D, số còn lại chị V trả cho Th. Việc thanh toán giữa chị V và Th không có sổ sách ghi chép, đến nay chị V không nhớ đã thanh toán cho Th là bao nhiêu và trả vào những khoản tiền gì. Mỏ cát số 41, thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định được cấp phép khai thác tại vị trí nào, công suất, trữ lượng mỏ cát được khai thác bao nhiêu chị V hoàn toàn không biết. Về việc phân công vị trí nhân công, thời gian, địa điểm cho các tàu hút trên sông, việc xử lý vi phạm của các tàu hút cát; việc bán cát, xử lý các vấn đề của xe ô tô vào bãi chở cát, tình hình chất lượng cát, máy móc, thiết bị khai thác, giá cả lên xuống, khối lượng cát trong ngày, trong tháng biến động, Th đều sử dụng zalo Kim T số điện thoại 0961.X.783 nhắn tin qua zalo lưu tên “A a Th1 V” số điện thoại 093X6486 để xin ý kiến Trịnh Xuân Th1, Th1 là người trực tiếp chỉ đạo, quyết định mọi hoạt động tại mỏ.

Quá trình bán cát, ngoài việc khách hàng sử dụng xe ô tô vận tải thuộc sở hữu của Công ty Xuân Thành Phát do Th1 làm Giám đốc đến bãi tập kết của Mỏ cát số 41 thị trấn Quý Lộc để mua cát thì Trịnh Xuân Th1 sử dụng 12 xe ô tô vận tải có BKS: X-303.62; X-324.74; X-326.88; X-325.73; X-327.59; X- 327.97; X-325.78; X-331.21; X-331.91; X-330.74; X-330.27; X- 331.45. Th1 thuê anh Trịnh V2 Cường, sinh năm 1981, ở thôn Lý Nhân, xã Yên Phong, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa quản lý, điều hành các xe vận tải trên vận chuyển cát đến bãi tập kết cho khách hàng. Bên cạnh đó Trịnh Xuân Th1 còn điều hành các xe ô tô này đến Mỏ cát 41 để vận chuyển cát về bãi tập kết tại gara V2 Mỹ thuộc xã Định Hưng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa để bán cho khách hàng có nhu cầu. Toàn bộ hoạt động vận tải của Công ty Xuân Th1 Phát được giao cho chị Nguyễn Thị Nhật L5, sinh năm 1997, ở thôn Bích Động, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa là kế toán lập số liệu theo dõi, quản lý, tính lương, thanh toán công nợ với khách hàng.

Trên cơ sở thông tin về số liệu công nợ bán cát do Trịnh Thị D thiết lập, và thông tin về các đơn vị mua cát tại Mỏ cát số 41, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành làm việc một số đơn vị mua cát từ Mỏ cát số 41. Các đơn vị này đều xác nhận việc mua cát tại Mỏ cát số 41, thanh toán tiền vào tài khoản của Trịnh Thị V, một số đơn vị trực tiếp liên hệ với Trịnh Xuân Th1 để mua cát tại Mỏ cát số 41 như Công ty Tân Thành 8, Công ty Tân Thành 2, Công ty Minh Nguyên, Công ty Hồng Phượng, Công ty Hà Thanh...

Theo tài liệu từ sổ sách kế toán Trịnh Thị D thiết lập theo dõi việc khai thác, bán cát tại Mỏ cát số 41 thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định từ tháng 10/2020 đến ngày 31/5/2022 tổng khối lượng cát được khai thác và bán ra là: 1.125.198,3m3.

- Tổng số tiền mặt thu được từ tháng 10/2020 đến tháng 05/2022 là 25.555.087.000 đồng.

- Thống kê, tổng hợp số liệu từ các giao dịch chuyển khoản có nội dung liên quan đến trả tiền, thanh toán tiền cát hoặc giao dịch của các khách hàng có thông tin tương ứng với số liệu do Trịnh Thị Dung thiết lập đến các tài khoản của Trịnh Thị V gồm: Số tài khoản 07810004X1 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) CN Thanh Hóa; Số tài khoản 35122002X3 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Agiribank) CN Thanh Hóa; số tài khoản 108000X3 tại Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) CN Thanh Hóa; Số tài khoản 999070X86 tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Tpbank) CN Thanh Hóa; Số tài khoản 190344X18022 tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) CN Thanh Hóa và số tài khoản 4297468901 của Lê Thị D tại Ngân hàng TMCP Tiền Phong (TPBank) CN Hà Nội. Tổng số tiền giao dịch từ năm 2021 đến tháng 05/2022 là khoảng trên 50.000.000.000đ.

Tiến hành kiểm tra điện thoại tạm giữ của Lê Thi Th trong quá trình khám xét phát hiện nhiều nội dung tin nhắn zalo Kim T số điện thoại 0961X783 nhắn tin qua zalo lưu tên “A a Th1 V” số điện thoại 093X6486 về nội dung trao đổi và xin ý kiến về việc khai thác mỏ cát. Cụ thể:

- 09h50’ ngày 29/3/2021, Th nhắn: “Th1 ơi hôm nay Công an ra chỗ vườn tre quay điện thoại nhưng lúc đó nhà mình có thuyền nhà L2 đang lấy phía ngoài mẹ cho thuyền nghỉ tạm rồi tý nữa chắc phải lấy trong mỏ thôi” Th1 nhắn: Kệ nó mẹ a, mẹ cứ cho hút, vì nó lấy luật rồi.

- 8h44’ ngày 11/04/2021, Th nhắn: Tháng 3-2021 bán được = 1915 m3/ngày; Tháng 4/2021 bán 9 ngày bình quân = 2480m3/ngày.

- 17h28’ ngày 20/4/2021, Th nhắn: Th1 ơi! Cát xây bây chừ đẹp lắm nếu bán san lấp mà giá thấp có thì tiếc lắm con ơi. Con xem giá mấy để mẹ biết đường bán.

Th1: Giá 75k/khối mẹ nhé không phải cho khối nào cả mẹ ạ - 20h29’ ngày 23/4/2021, Th nhắn: Từ ngày 01/4 - 22/4 bán bình quân là 2468m3/ngày;

- 19h42 ngày 03/6/21, Th1 nhắn: Mai mẹ thông báo cáo thuyền nghỉ mẹ nhé, ngày mai có đoàn kiểm tra. 22h08’: Mai vẫn bán hàng bình thường mẹ nhé! - 18/5/2021, Th nhắn: Từ ngày 1/5 - 17/5 bán bình quân 2378m/ngày đêm; 26/5 bán được = 3208m3; 27/5/2021: 2910m3; 28/5/2021: 2140m3; 29/5/2021: 2150m3;

- 10/6/2021, Th1 nhắn: “Khu này mẹ cho xúc hết cát đi mẹ nhé, sang tháng có nhiều đoàn kiểm tra, mẹ cho cắm mốc giới bãi cát tập kết và chuẩn bị các phao đầy đủ, cuối tháng Sở Tài nguyên và tỉnh lên kiểm tra”.

- 07h00’ ngày 02/7/2021, Th1 nhắn: Mẹ cho tất cả các thuyền hút cát đi mẹ nhé, hút thật nhiều vào mẹ nhé! 08h45’: Lấy bên VL được không Th1 ơi. 08h46’: Chiều con gặp đã mẹ nhé! Ngày 27/3/2022, Th1 nhắn: “Mẹ cho tăng giá cát lên loại thấp nhấp là 110k mẹ nhé” Lúc 13h48’ ngày 3/4/2022: Th nhắn:“Tháng 1/2022 tức tháng Tết bán bình quân X0m3/ngày; Tháng 2/2022 ra tết bán bình quân 1100m3/ngày; Tháng 3/2022 bình quân ngày 2300m3,.Tổng bình quân 3 tháng đầu năm 2022 là 1.666 m3 cả chở về Gara Việt Mỹ;

Tin nhắn ngày 10/5/2022: “Hình ảnh chụp bảng Excel Tổng hợp cát 2022 bốn tháng đầu năm tổng cộng là 220.650m3”. Th nhắn:“Con ơi tháng 4 bán bình quân dưới bãi là 2000m3/ngày; chở xuống gara bình quân 500/ngày. Tổng cả bình quân 2500m3/ngày”.

Ngày 22/5/2022, Th1 nhắn: “Mẹ cho thuyền lấy cách bờ khoảng 20m mẹ nhé. Chỗ nào sạt lở mẹ cho chồng cỏ luôn nhé” Ngày 07/6/2022, Th nhắn: “Bình quân 10 ngày vừa qua vừa bán vừa chở về Gara Việt Mỹ là 2.346m3/ngày.

Ngày 12/8/2022, Trung tâm phân tích thí nghiệm địa chất - Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, kết luận: 10 mẫu cát thu giữ tại các địa điểm (tại bãi Mỏ cát 41, bãi tập kết của Gara ô tô Việt Mỹ, cát thu giữ tại các Tàu khi bắt quả tang) đều là khoáng sản, khoáng sản cát cho vật liệu xây dựng.

Ngày 30/9/2022, Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Thanh Hóa, kết luận: 01 ĐTDĐ Iphone 13 pro, màu vàng, số máy A2683, có IMEI:355015322971333. Kèm theo 01 sim có ghi: 8984048000027955126. Tìm thấy 2618 tin nhắn (được thể hiện trong phụ lục); 01 laptop vỏ màu đen nhãn hiệu ASUS, model: X454L, bên trong có 01 ổ cứng SSD. Tìm thấy 5.3 GB dữ liệu gồm 32217 tệp tin trong các ổ D,E,F (được thể hiện trong phụ lục); 01 laptop nhãn hiệu Dell, bên trong có 01 ổ cứng, tìm thấy 966 MB dữ liệu gồm 2972 tệp tin (được thể hiện trong phụ lục); 01 máy tính có vỏ màu đen, bên ngoài có chữ CENCO, bên trong có 01 ổ cứng HDD nhãn hiệu TOSHIBA, dung lượng 500GB. Tìm thấy 5.64 GB dữ liệu gồm 32458 tệp tin trong các ổ E,F,G của máy tính gửi giám định được thể hiện trong phụ lục.

- Ngày 08/02/2023, tại bản Giám định số 633/LKL-KTHS của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa, kết luận: Không đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định tuổi mực. Hình dấu tròn màu đỏ là của Công ty cổ phần thương mại Đức Lộc, chữ ký, chữ viết họ tên của Đỗ Quang S, Lê Thị Th tại các Hợp đồng giao khoán khai thác, HĐ cho thuê khoán bãi tập kết xã Quý Lộc lập ngày 01/4/2019 là của Lê Thị Th, Đỗ Quang S”. Chữ ký đứng tên Trịnh Xuân Th1 dưới mục đơn vị khai thác Phó Giám đốc là của Trịnh Xuân Th1.

Ngày 28/02/2023, Viện khoa học hình sự - Bộ Công an có Công văn số 448/C09-P5 trả lời: Hiện nay, C09 chưa giải quyết được các yêu cầu về giám định tuổi mực.

Tại các Kết luận số 803/KL-KTHS ngày 21/02/2023 và bản Kết luận số 877/KL-KTHS ngày 24/02/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Thanh Hóa về dữ liệu điện tử các thiết bị thu giữ điện thoại của Lê Thị Th, Trịnh Thị D, Trịnh Thị V, các dữ liệu file Excel, tin nhắn từ điện thoại của Trịnh Thị D các dữ liệu này phù hợp với các tài liệu, tin nhắn Cơ quan điều tra đã trích xuất.

Ngày 20/4/2023, Hội đồng định giá thường xuyên trong Tố tụng Hình sự UBND tỉnh Thanh Hóa, kết luận: Trị giá tổng khoáng sản cát khai thác được từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/5/2022 vượt trữ lượng được phép khai thác (theo giấy phép khai thác), trong đó khối lượng cát khai thác được trong năm 2019 được kê khai nộp thuế tài nguyên là 10.000m3 với khối lượng 1.091.450,3m3 là 95.526.949.200 đồng (chi tiết tại Chứng thư số 2304064/CT-TPV ngày 18/4/2023 của Công ty cổ phần thẩm định giá và giám định Tiền phong).

Như vậy, tính từ tháng 10/2020 đến ngày 31/5/2022, Lê Thị Th và Trịnh Xuân Th1 đã tổ chức chỉ đạo Nguyễn Trọng Gi và nhiều đối tượng khác hoạt động khai thác khoáng sản (cát) tại Mỏ cát số 41, thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa để bán cho các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài tỉnh với tổng khối lượng là 1.125.198,3m3. Trong đó, khối lượng cát khai thác vượt công suất, trữ lượng không đúng với nội dung giấy phép được cấp là 1.091.450,3m3, có trị giá khoáng sản là 95.526.949.200 đồng.

Quá trình điều tra, Nguyễn Trọng Gi thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, lời khai của Gi phù hợp lời khai người liên quan và tài liệu chứng cứ thu thập được có trong hồ sơ vụ án;

Lời khai của Lê Thị Th không thống nhất, ban đầu Th khai làm giúp cho vợ chồng Th1, V, được Th1, V bàn đứng ra nhận khoán khai thác cát trên Mỏ cát số 41. Sau lại khai là người điều hành mọi hoạt động của mỏ cát, Th1 và V không liên quan đến hoạt động khai thác mỏ cát, có nhận hồ sơ, tài liệu liên quan đến giấy phép khai thác của Mỏ cát số 41 nhưng không đọc nên không biết công suất, trữ lượng được khai thác là bao nhiêu, là người nhắn tin zalo với Trịnh Xuân Th1.

Trịnh Xuân Th1 khẳng định là thành viên tham gia góp vốn vào Mỏ cát số 41, là người giới thiệu Th nhận giao khoán việc khai thác Mỏ cát số 41, Giấy phép khai thác thu giữ tại nơi ở, ban đầu Th1 khai được Đỗ Quang Sơn đưa, sau lại khai do kế toán của Công ty chuyển lại nhưng không xem, không đọc nội dung bên trong giấy phép. Trong số các tin nhắn zalo từ nickname “A a Th1 V” nhắn tin với nickname “Kim T” mà Cơ quan điều tra đã rút từ điện thoại của bà Th, Th1 thừa nhận những trang Th1 đã ký là Th1 nhắn tin cho Lê Thị Th, còn những trang không ký, ai nhắn Th1 không biết. Việc Th quản lý điều hành khai thác mỏ cát như thế nào Th1 không biết, không tham gia.

Hành vi của các đối tượng có liên quan trong vụ án:

- Đối với Công ty cổ phần thương mại Đức Lộc gồm 03 cổ đông, gồm ông Đỗ Quang Ch và bà Đặng Thị H10 sáng lập, trong đó ông Đỗ Quang S làm Giám đốc. Tuy nhiên, việc tham gia đấu thầu mỏ cát cũng như việc giao khoán cho Lê Thị Th quản lý khai thác mỏ cát, ông Đỗ Quang S không bàn bạc với các cổ đông, Công ty cũng không được hưởng lợi nhuận từ việc cho thuê mỏ cát. Do đó, không đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là Công ty cổ phần thương mại Đức Lộc.

- Đối với ông Đỗ Quang S: Việc thỏa thuận giao khoán cho Lê Thị Th khai thác Mỏ cát số 41 với số tiền 8 tỉ đồng/01 năm được các bên tham gia góp vốn gồm: Đỗ Quang S, Trịnh Xuân Th1, Nguyễn Đức H6, Lê Văn H7 đồng ý. Đỗ Quang S là người đại diện thỏa thuận trước khi Lê Thị Th thực hiện khai thác Mỏ cát số 41. Việc thỏa thuận này được thực hiện trên cơ sở tự nguyện giữa các bên, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng thể hiện Lê Thị Th phải thực hiện đúng phương án khai thác, đảm bảo an ninh trật tự. Số tiền Th phải trả 08 tỉ đồng/01 năm không căn cứ vào việc tính toán từ việc khai thác trái phép. Trong quá trình khai thác Lê Thị Th chỉ thông báo cho Đỗ Quang S về khối lượng 10.000m3 để kê khai nộp thuế nhà nước. Các số liệu về hoạt động khai thác, bán hàng thực tế ông Đỗ Quang S không được biết, không tham gia; nguồn gốc số tiền 08 tỷ đồng, Lê Thị Th đã chi trả cho các cá nhân tham gia góp vốn vào Mỏ cát số 41, lấy từ đâu bản thân Đỗ Quang S và các cá nhân tham gia góp vốn không có trách nhiệm phải biết. Do đó, hành vi của Đỗ Quang S và những cá nhân tham gia góp vốn không cấu thành tội phạm.

- Đối với Trịnh Thị V là người quản lý theo dõi nhận số liệu từ kế toán Trịnh Thị D, nhận công nợ với khách hàng thanh toán cho Lê Thị Th và Trịnh Xuân Th1. Quá trình điều tra bà V chỉ biết Lê Thị Th nhận khoán Mỏ cát số 41 của ông Đỗ Quang S, không biết công suất, trữ lượng mỏ cát được phép khai thác là bao nhiêu, nên chưa đủ căn cứ xử lý Trịnh Thị V đồng phạm với Trịnh Xuân Th1 và Lê Thị Th về tội ‘Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.

- Đối với Trịnh Thị D, Trịnh Xuân V2, Lê Hữu L5, Nguyễn Văn D1, Lê Văn H9, Trương Minh T4, Trịnh Minh Tr1, Luyện Sỹ C, Trịnh Đình C1 và Phạm Khắc T5 là các cá nhân được Lê Thị Th thuê để làm các công việc tại Mỏ cát số 41. Họ không biết công suất, trữ lượng được phép khai thác nên không có căn cứ xem xét đối với các cá nhân này về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”;

- Đối với các chủ tàu, cá nhân điều khiển tàu hút cát được Lê Thị Th thuê để thực hiện khai thác. Quá trình điều tra các chủ tàu, người điều khiển tàu không biết được công suất, trữ lượng được khai thác, mặt khác cũng không có đủ căn cứ, tài liệu để xác định khối lượng cát các tàu khai thác ngoài phạm vi Mỏ cát số 41 là bao nhiêu. Chỉ đủ căn cứ chứng minh tại thời điểm bắt quả tang các tàu đang thực hiện việc khai thác ngoài phạm vi Mỏ cát số 41 với khối lượng mỗi tàu là 30m3. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa sẽ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính đối với Mai Văn Đ2, Nguyễn Văn Đ1, Ngô Ngọc T6, Tạ Quang Th1, Đỗ Văn N và các thuyền viên khác là đối tượng trực tiếp thực hiện việc khai thác cát về hành vi “Khai thác trái phép tài nguyên” theo Nghị định số 36/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

- Đối với vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: Quá trình điều tra đến nay chưa đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của một số cá nhân có thẩm quyền trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Định. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã tách vụ án thành vụ án khác để tiếp tục điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 186/2023/HSST ngày 22/8/2023, Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã quyết định:

[1]. Tuyên bố: Các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1 phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.

[2]. Áp dụng điểm b khoản 2, 3 Điều 227; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58; Điều 38 Bộ luật hình sự; Xử phạt bị cáo Lê Thị Th 30 (Ba mươi) tháng tù. Hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 03/10/2022 đến ngày 01/3/2023; Phạt bổ sung bị cáo 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) để nộp Ngân sách.

Áp dụng điểm b khoản 2, 3 Điều 227; khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58; Điều 38 Bộ luật hình sự; Xử phạt bị cáo Trịnh Xuân Th1 36 (Ba mươi sáu) tháng tù. Hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 07/10/2022 đến ngày 23/5/2023; Phạt bổ sung bị cáo 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) để nộp Ngân sách.

[3]. Biện pháp tư pháp: Căn cứ Điều 46, Điều 47, Điều 48 Bộ luật hình sự và Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự:

Truy thu và tịch thu để nộp ngân sách Nhà nước số tiền do phạm tội mà có của bị cáo Lê Thị Th là 95.526.949.200đ (Chín mươi lăm tỷ, năm trăm hai mươi sáu triệu, chín trăm bốn mươi chín nghìn, hai trăm đồng).

[4]. Xử lý vật chứng: Căn cứ Điều 46, Điều 47 Bộ Luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự.

Các tang vật chứng thu được trong vụ án hiện đang được Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa quản lý theo Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV-CTHADS ngày 23/6/2023, được xử lý như sau:

4.1. Tịch thu để nộp ngân sách Nhà nước các phương tiện và tài sản:

* 05 tàu sắt, gồm: Tàu nhãn hiệu VR090X55; Tàu TQ0X; Tàu VS 140X87; Tàu TH1305VS1X1304; Tàu NĐ2801VS14X385.

(Tại các Mục 8,9,10,11 và 12 Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV- CTHADS ngày 23/6/2023).

* 07 máy xúc, gồm:

+ 01máy xúc bánh xích nhãn hiệu KOMATSU, loại PC220LC; Số khung: KMTPC054H02060700; màu sơn vàng;

+ 01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu HUYNHDAI, loại ROlLEX 3000LC-7, Số khung: N80510190; màu sơn vàng cam;

+ 01 xe máy xúc bánh xích nhãn hiệu HITACHI, loại ZAXIC 330LC; Số khung: FF01HHQ034745; màu sơn vàng;

+ 01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu KOBEL model: SK330LC; Số khung:

YC07-U0630, màu sơn vàng;

+ 01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu HITACHI, loại ZAXIC 200LC; Số khung: HCM1UD00H00218257; màu sơn vàng;

+ 01 máy xúc bánh xích HITACHI Model ZX200, số khung: HCM1G600T00105559, màu sơn cam, máy đã qua sử dụng;

+ 01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu KOMASU PC220LC-7L; số khung: DA86254, màu sơn vàng;

(Tại Mục 13,14,15,16,17,18,19 Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV-CTHADS ngày 23/6/2023)

* 2.029m3 cát xây dựng.

(Tại Mục 20 Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV-CTHADS ngày 23/6/2023).

4.2. Tiếp tục tạm giữ các tài sản và tiền mặt của các bị cáo để đảm bảo cho việc thi hành án các khoản phải nộp, gồm:

* Số tiền 806.527.000 đồng, gồm: Thu tại bãi cát 42.X.000 đồng, thu tại Gara ô tô Việt Mỹ là 119.517.000 đồng và thu tại nhà Lê Thị Th là 644.350.000 đồng.

(Tại Mục 3,4 và 5 Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV-CTHADS ngày 23/6/2023) * Các tài sản các nhân thu được tại gia đình bị cáo Lê Thị Th, gồm:

- 01 vòng cổ, kim loại màu vàng, dạng sợi liền, mặt kim loại màu vàng, hình tròn; 01 dây chuyền kim loại màu vàng, dạng sợi liền, mặt dây chuyền gắn đá màu trắng, hình tròn; 01 dây chuyền kim loại màu vàng, dạng xích bông lúa, mặt dây chuyền kim loại màu vàng hình quả tim có chữ H; 01 dây chuyền kim loại màu vàng dạng xích, mặt đá kim loại màu vàng hình quả trứng gắn đá màu xanh dương; 01 lắc tay kim loại màu vàng, dạng xích bông lúa; 01 nhẫn tròn kim loại màu vàng, dạng nhẫn nam, mặt ngoài nhẫn khắc chữ “Trang”; 01 nhẫn kim loại màu vàng, đính vật dạng đá màu tím, loại nhẫn nữ, bên trong khắc chữ Lan Hương; 01 nhẫn kim loại màu vàng, dạng nhẫn nữ, đính vật dạng đá màu tím, bên trong khắc chữ V.HCA; 01 nhẫn tròn trơn kim loại màu vàng, bên trong khắc chữ “Mạnh Hoài - P Kiểu”; 04 vòng tai kim loại màu vàng trơn; 01 mặt dây chuyền kim loại màu vàng có gắn vật dạng đá màu trắng; 01 mặt dây chuyền kim loại màu vàng có gắn vật dạng đá màu xanh dương; 01 miếng kim loại bọc túi ni lon, mặt trước có hình rồng chữ SJC, 9999, mặt sau có khắc chữ SJC rồng vàng 999,9 Fine gold công ty vàng bạc đá quý (01 lượng); dây truyền, nhẫn vàng, mặt đá… (Tại Mục 6 và 7 Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV-CTHADS ngày 23/6/2023) Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm quyết định về tội danh và hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Trọng Gi; xử lý tiền đặt bảo lĩnh tại ngoại, án phí và thông báo quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.

Ngày 31/8/2023, bị cáo Lê Thị Th kháng cáo xin giảm hình phạt và xin được hưởng án treo và xin giảm số tiền truy thu.

Ngày 31/8/2023, bị cáo Trịnh Xuân Th1 kháng cáo xin giảm hình phạt và xin được trả lại 02 máy xúc cho Công ty TNHH thương mại Xuân Thành Phát.

Ngày 31/8/2023, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Lê Văn H4 kháng cáo phần xử lý vật chứng, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm trả lại cho anh các tài sản gồm: 01 laptop nhãn hiệu Dell; khối lượng cát 450m2 và số tiền 119.517.000 đồng là tài sản thuộc sở hữu của anh và các tài sản anh thuê để hoạt động gồm 02 cây máy tính và các giấy tờ liên quan.

Ngày 31/8/2023, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Nguyễn Văn Đ1, chị Bùi Thị Thúy Ng, anh Mai Văn V, anh Trịnh Xuân L2, anh Trịnh Hữu H5 kháng cáo phần xử lý vật chứng đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm trả lại chiếc tàu là tài sản thuộc quyền sở hữu của các anh, chị.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1 thay đổi kháng cáo từ xin giảm hình phạt sang xin được áp dụng hình phạt chính là phạt tiền, các bị cáo vẫn đề nghị trả lại 02 máy xúc cho Công ty TNHH thương mại Xuân Thành Phát.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Lê Văn H4 giữ nguyên nội dung kháng cáo và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét trả lại anh 02 máy tính xách tay và 04 cây máy tính mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tịch thu nộp ngân sách Nhà nước.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Nguyễn Văn Đ1, chị Bùi Thị Thúy Ng, anh Mai Văn V, anh Trịnh Xuân L2, anh Trịnh Hữu H5 vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên trả lại các tàu là sở hữu hợp pháp của các anh, chị mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên tịch thu nộp ngân sách Nhà nước.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội sau khi tóm tắt nội dung vụ án, phân tích tính chất mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo, nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo, có quan điểm: Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1 về tội danh và điều luật áp dụng là đúng pháp luật, từ đó xử phạt bị cáo Lê Thị Th 30 tháng tù, bị cáo Trịnh Xuân Th1 36 tháng tù đều về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” theo điểm b khoản 2, 3 Điều 227 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, tại cấp phúc thẩm, các bị cáo đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình, các bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, xuất trình thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới như: Các bị cáo đều tích cực ủng hộ quỹ phòng chống dịch Covid 19, mỗi bị cáo 10 triệu đồng; các bị cáo đều đã nộp toàn bộ số tiền phạt bổ sung, tiền án phí sơ thẩm theo quyết định của bản án sơ thẩm. Bị cáo Th đã nộp 05 tỷ đồng khắc phục hậu quả, bị cáo và gia đình tích cực ủng hộ các phong trào văn hóa xã hội của địa phương số tiền 77 triệu đồng, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa đối với 2 gia đình tổng số tiền 80 triệu đồng, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa số tiền 20 triệu đồng, ủng hộ xây dựng trường mầm non Quý Lộc số tiền 20 triệu đồng, ủng hộ quỹ khuyến học Quý Lộc số tiền 16 triệu đồng, ủng hộ các tổ dân phố tổng số tiền 632 triệu đồng được chính quyền địa phương xác nhận, UBND thị trấn Quý Lộc có đơn xin giảm hình phạt cho bị cáo, bị cáo được Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa tặng danh hiệu “Gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, UBND huyện Yên Định, UBND xã Quý Lộc, Hội phụ nữ huyện Yên Định tặng nhiều giấy khen, danh hiệu điển hình tiên tiến trong phong trào sản xuất kinh doanh; chồng bị cáo đã già yếu, hiện mắc bệnh ung thư, bản thân bị cáo tuổi cao.

Bị cáo Trịnh Xuân Th1 tích cực ủng hộ các hoạt động phòng chống dịch Covid 19 số tiền 40 triệu đồng và nhiều chuyến xe phục vụ phòng chống dịch, ủng hộ tài trợ cho địa phương trong công tác xây dựng nông thôn mới, Công an phường An H4 xác nhận bị cáo có công cứu 2 mẹ con người bị nạn trong tình trạng khẩn cấp, Hội doanh nghiệp huyện Yên Định, UBND xã Yên Trường có đơn xin giảm hình phạt cho bị cáo, bị cáo được UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Yên Định tặng bằng khen trong phong trào sản xuất kinh doanh, Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Thanh Hóa chứng nhận là doanh nhân trẻ tiêu biểu năm 2016, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Thanh Hóa chứng nhận là Doanh nghiệp trẻ của tỉnh Thanh Hóa.

Xét thất, tại cấp phúc thẩm các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ mới, đồng thời các bị cáo xuất trình xác nhận số dư tài khoản tại ngân hàng thể hiện các bị cáo có khả năng thi hành án nếu được áp dụng hình phạt tiền, do vậy thấy không cần thiết phải cách ly các bị cáo ra khỏi đời sống xã hội mà chuyển sang phạt tiền các bị cáo cũng đủ tác dụng trừng trị, cải tạo, giáo dục các bị cáo cũng như phòng ngừa chung trong xã hội.

Đối với nội dung kháng cáo của các bị cáo đề nghị trả lại các máy xúc thấy: Các máy xúc là phương tiện, công cụ phạm tội, do vậy cần tạm giữ để đảm bảo thi hành án, do đó không có căn cứ chấp nhận nội dung kháng cáo này của các bị cáo.

Đối với kháng cáo của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Lê Văn H4 đề nghị trả lại máy tính xách tay và các cây máy tính: Xét thấy đây là các công cụ, phương tiện sử dụng vào việc phạm tội của các bị cáo nên Tòa án cấp sơ thẩm tuyên tịch thu nộp ngân sách Nhà nước là có căn cứ, đúng pháp luật, do vậy không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của anh H4.

Đối với kháng cáo của anh Nguyễn Văn Đ1, chị Bùi Thị Thúy Ng, anh Mai Văn V, anh Trịnh Xuân L2, anh Trịnh Hữu H5: Các anh, chị đề nghị trả lại các tàu là công cụ, phương tiện giúp các bị cáo khai thác cát trái phép, nên Tòa án cấp sơ thẩm tuyên tịch thu các tàu nộp ngân sách Nhà nước là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật, do vậy không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của anh Đ1, chị Ng, anh V, anh L2, anh H5.

Từ những phân tích trên, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ các Điều 355, 356, 357 Bộ luật tố tụng hình sự, chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo, phạt tiền mỗi bị cáo 02 tỷ đồng; không chấp nhận kháng cáo của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh H4, anh Đ1, chị Ng, anh V, anh L2, anh H5.

Người bào chữa cho các bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tại cấp phúc thẩm, các bị cáo Th, Th1 đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình nên đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, xuất trình thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới, đồng thời cung cấp xác nhận số dư tài khoản tại ngân hàng thể hiện có khả năng thi hành án nếu được áp dụng hình phạt tiền, do vậy đề nghị Hội đồng xét xử cho các bị cáo hưởng mức phạt tiền thấp hơn mức mà đại diện Viện kiểm sát đề nghị.

Tại lời nói sau cùng, các bị cáo Th, Th1 đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo, chuyển sang hình phạt tiền đối với các bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tố tụng: Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, truy tố tại phiên tòa, các bị cáo, người tham gia tố tụng khác không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

Đơn kháng cáo của các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1 và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Lê Văn H4, anh Nguyễn Văn Đ1, anh Mai Văn V, anh Trịnh Xuân L2, anh Trịnh Hữu H5, chị Bùi Thị Thúy Ng trong hạn luật định, đảm bảo về hình thức, được chấp nhận xem xét theo thủ tục phúc thẩm.

[2]. Về nội dung:

Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Văn Th1 thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như Cáo trạng và Bản án sơ thẩm quy kết; trên cơ sở lời khai của các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; xem xét, đánh giá toàn diện các tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra; Hội đồng xét xử có cơ sở kết luận: Ngày 10/11/2X, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 423/GP- UBND cấp phép khai thác cát cho Công ty cổ phần thương mại Đức Lộc, địa chỉ số 532 Bà Triệu, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa tại Mỏ cát số 41 thuộc thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa với công suất khai thác là 20.000m3/năm, thời hạn khai thác là 07 năm. Đến ngày 18/9/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy phép khai thác mới số 153/GP-UBND cho Công ty cổ phần thương mại Đức Lộc với công suất khai thác là 10.000m3/năm, thời hạn là 10 năm 10 tháng. Trữ lượng được khai thác là 108.586m3. Như vậy, nội dung 02 giấy phép có sự thay đổi về công suất giảm từ 20.000m3/năm xuống còn 10.000m3/năm, tăng thời gian khai thác từ 07 năm lên 10 năm 10 tháng, trữ lượng được phép khai thác giảm từ 131.986m3 xuống còn 108.586m3.

Ngày 01/4/2019, Lê Thị Th trực tiếp ký Hợp đồng nhận thầu khai thác Mỏ cát số 41 thuộc địa phận thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa với Công ty cổ phần thương mại Đức Lộc và phải trả cho Công cổ phần thương mại Đức Lộc số tiền 08 tỷ đồng/năm. Vì vậy, Lê Thị Th là người ký Hợp đồng nhận thầu phải biết rõ vị trí, công suất, trữ lượng được khai thác của Mỏ cát số 41 theo Giấy phép của UBND tỉnh Thanh Hóa. Lê Thị Th đã triển khai và trực tiếp thuê công nhân, tàu thuyền, mua máy móc thiết bị khai thác cát và phải chịu trách nhiệm về các hoạt động khai thác cát theo Hợp đồng nhận thầu với Công ty cổ phần thương mại Đức Lộc. Cụ thể, từ tháng 10/2020 đến ngày 31/5/2022, Lê Thị Th trực tiếp điều hành các hoạt động khai thác Mỏ cát số 41 với khối lượng là 1.091.450,3m3, có trị giá 95.526.949.200 đồng. Như vậy Lê Thị Th đã trực tiếp điều hành việc khai thác Mỏ cát số 41 thuộc địa phận thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa vượt quá nhiều lần theo Giấy phép được cấp số 423/GP- UBND ngày 10/11/2X và Giấy phép cấp lại số 153/GP-UBND ngày 18/9/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Bị cáo Trịnh Xuân Th1 là một trong 05 thành viên tham gia góp vốn vào Mỏ cát số 41, Th1 biết rõ về công suất, trữ lượng mỏ cát được phép khai thác. Th1 là người trực tiếp trao đổi, hướng dẫn cụ thể cho Lê Thị Th về việc khai thác mỏ cát, về cách thức khai thác, số lượng khai thác, giá bán từng loại cát. Đồng thời Th1 còn liên hệ với các khách hàng để bán cát từ Mỏ cát số 41, sử dụng các xe ô tô của Công ty Xuân Thành Phát để chở cát đến giao cho các đơn vị mua cát, Th1 còn cho xe ô tô vận tải của Công ty Xuân Thành Phát chở cát về bãi tập kết tại gara Việt Mỹ bán lại cho khách hàng có nhu cầu. Như vậy, Th1 đã có hành vi giúp sức cho Lê Thị Th khai thác Mỏ cát 41 không đúng với nội dung giấy phép được cấp.

Do có hành vi nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã truy tố, xét xử các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1 về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” theo điểm b khoản 2, 3 Điều 227 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng, đã xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội. Các bị cáo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về khai thác cát xây dựng là nguồn tài nguyên hiện nay đang được Nhà nước có nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh hậu quả xấu về môi trường. Mặc dù biết nhưng vì lợi nhuận mà đã bất chấp pháp luật, trong một thời gian ngắn đã lợi dụng về giấy phép để khai thác cát xây dựng vượt quá khối lượng cho phép với số lượng rất lớn, vì vậy, cần phải bị xử lý nghiêm các bị cáo.

Xét kháng cáo của các bị cáo, Hội đồng xét xử thấy:

Bị cáo Lê Thị Th là người trực tiếp ký Hợp đồng nhận thầu Mỏ cát số 41 với Công ty thương mại Đức Lộc, là người trực tiếp thuê công nhân, tàu thuyền, mua máy móc thiết bị và điều hành việc triển khai khai thác cát, người trực tiếp quản lý việc thu tiền, trả tiền trong việc khai thác, bán cát và tiền nhận thầu mỏ cát, do vậy Lê Thị Th phải chịu trách nhiệm chính.

Bị cáo Trịnh Xuân Th1 là người giúp sức tích cực cho bị cáo Lê Thị Th trong quá trình khai thác cát, trực tiếp trao đổi, hướng dẫn về việc khai thác mỏ cát, về cách thức khai thác, số lượng khai thác, giá bán từng loại cát, liên hệ với các khách hàng để bán cát, sử dụng xe ô tô của Công ty để chở cát đến giao cho các đơn vị mua cát, chở cát về bãi tập kết gara ô tô Việt Mỹ do Th1 làm chủ, do vậy, Th1 giúp sức tích cực cho Lê Thị Th.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo cụ thể:

Các bị cáo đều không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự.

Bị cáo Lê Thị Th: Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa đều khai báo toàn bộ diễn biến hành vi triển khai việc khai thác cát mặc dù bị cáo không nhận thức được việc khai thác cát là vi phạm pháp luật nhưng tỏ ra ăn năn hối hận về hành vi đã gây ra nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo” quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự; bị cáo có chồng là Trịnh Đăng Q được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương và Bằng khen trong quá trình công tác, bản thân bị cáo là phụ nữ đã cao tuổi, hiểu biết pháp luật về lĩnh vực khai thác tài nguyên có nhiều hạn chế nên được hưởng thêm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Bị cáoTrịnh Xuân Th1: Có bố đẻ là ông Trịnh Xuân T là thương binh hạng ¾ bị ảnh hưởng chất độc da cam, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba và được các cấp các ngành Trung ương và địa phương tặng nhiều bằng khen và giấy khen trong quá trình công tác và các hoạt động đóng góp cho xã hội nên bị cáo Th1 được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Từ đó Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Lê Thị Th 30 tháng tù, bị cáo Trịnh Xuân Th1 36 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” là phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo.

Tại cấp phúc thẩm, các bị cáo đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình nên đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và xuất trình thêm các tình tiết giảm nhẹ mới: Các bị cáo đều tích cực ủng hộ quỹ phòng chống dịch Covid 19, mỗi bị cáo 10 triệu đồng; các bị cáo đều đã nộp toàn bộ số tiền phạt bổ sung, tiền án phí sơ thẩm theo quyết định của bản án sơ thẩm.

Bị cáo Lê Thị Th đã nộp số tiền khắc phục hậu quả 05 tỷ đồng; bị cáo và gia đình tích cực ủng hộ các phong trào văn hóa xã hội của địa phương số tiền 77 triệu đồng, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa đối với 2 gia đình tổng số tiền 80 triệu đồng, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa số tiền 20 triệu đồng, ủng hộ xây dựng trường mầm non Quý Lộc số tiền 20 triệu đồng, ủng hộ quỹ khuyến học Quý Lộc số tiền 16 triệu đồng, ủng hộ các tổ dân phố tổng số tiền 632 triệu đồng và được chính quyền địa phương xác nhận; UBND thị trấn Quý Lộc có đơn xin giảm hình phạt cho bị cáo; bị cáo được Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa tặng danh hiệu “Gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; bị cáo được UBND huyện Yên Định, UBND xã Quý Lộc, Hội phụ nữ huyện Yên Định tặng nhiều giấy khen, danh hiệu điển hình tiên tiến trong phong trào sản xuất kinh doanh; chồng bị cáo đã già yếu, hiện mắc bệnh ung thư vòm họng; bản thân bị cáo đã 63 tuổi, sức khỏe yếu và đã bị tạm giam hơn 5 tháng.

Bị cáo Trịnh Xuân Th1 tích cực ủng hộ các hoạt động phòng chống dịch Covid19 số tiền 40 triệu đồng và nhiều chuyến xe phục vụ phòng chống dịch, ủng hộ tài trợ cho địa phương trong công tác xây dựng nông thôn mới; bị cáo được Công an phường An Hưng xác nhận bị cáo có công cứu 2 mẹ con người bị nạn trong tình trạng khẩn cấp; Hội doanh nghiệp huyện Yên Định, UBND xã Yên Trường có đơn xin giảm hình phạt cho bị cáo; bị cáo được UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Yên Định tặng bằng khen trong phong trào sản xuất kinh doanh, Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Thanh Hóa chứng nhận bị cáo là doanh nhân trẻ tiêu biểu năm 2016, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Thanh Hóa chứng nhận là Doanh nghiệp trẻ của tỉnh Thanh Hóa; bị cáo đã bị tạm giam hơn 7 tháng.

Xét thấy, tại cấp phúc thẩm, bị cáo Lê Thị Th có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới quy định tại điểm s, b, v khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự; bị cáo Trịnh Xuân Th1 có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới quy định tại điểm s, b, u, v khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự; đồng thời các bị cáo còn xuất trình xác nhận số dư tài khoản tại ngân hàng thể hiện có khả năng thi hành hình phạt tiền nếu được áp dụng phạt tiền là hình phạt chính, do vậy, Hội đồng xét xử không cần thiết phải cách ly các bị cáo ra khỏi đời sống xã hội mà chuyển sang phạt tiền đối với các bị cáo cũng đủ tác dụng trừng trị, cải tạo, giáo dục các bị cáo cũng như phòng ngừa chung trong xã hội.

Xét kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Lê Văn H4, Hội đồng xét xử thấy: 01 máy tính xách tay và 04 cây máy tính anh H4 đề nghị trả lại là công cụ, phương tiện sử dụng vào việc phạm tội của các bị cáo, do vậy Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên tịch thu nộp ngân sách Nhà nước là có căn cứ, đúng pháp luật, do vậy không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của anh H4.

Xét kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Nguyễn Văn Đ1, anh Mai Văn V, anh Trịnh Xuân L2, anh Trịnh Hữu H5, chị Bùi Thị Thúy Ng, Hội đồng xét xử thấy: Các anh, chị đều là chủ tàu, được bị cáo Th thuê tàu để khai thác cát trái phép, các tàu bị tịch thu đều là công cụ, phương tiện giúp các bị cáo phạm tội. Do vậy, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên tịch thu các tàu nộp ngân sách Nhà nước là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Do vậy không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của anh Đ1, anh V, anh L2, anh H5, chị Ng về nội dung này.

Từ những phân tích nêu trên, Hội đồng xét xử thấy có căn cứ chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1; không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Lê Văn H4, anh Nguyễn Văn Đ1, chị Bùi Thị Thúy Ng, anh Mai Văn V, anh Trịnh Xuân L2, anh Trịnh Hữu H5.

Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa và ý kiến của luật sư bào chữa cho các bị cáo phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.

[4] Về án phí: Các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1 kháng cáo được chấp nhận nên không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm; những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Lê Văn H4, anh Nguyễn Văn Đ1, chị Bùi Thị Thúy Ng, anh Mai Văn V, anh Trịnh Xuân L2, anh Trịnh Hữu H5 kháng cáo không được chấp nhận nên phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định.

Vì các lẽ trên, Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 355, Điều 356, Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí tòa án.

QUYẾT ĐỊNH

1. Chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1;

Không chấp nhận kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Lê Văn H4, anh Nguyễn Văn Đ1, chị Bùi Thị Thúy Ng, anh Mai Văn V, anh Trịnh Xuân L2 và anh Trịnh Hữu H5;

Sửa quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm số 186/2023/HS-ST ngày 22/8/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về hình phạt đối với các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1, cụ thể như sau:

* Tuyên bố: Các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1 phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.

* Áp dụng điểm b khoản 2, 3 Điều 227; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58; Điều 35 Bộ luật hình sự.

- Xử phạt bị cáo Lê Thị Th 2.000.000.000đ (Hai tỷ đồng).

- Phạt bổ sung bị cáo Lê Thị Th 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) để nộp ngân sách Nhà nước.

Áp dụng điểm b khoản 2, 3 Điều 227; điểm b, s, u, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58; Điều 35 Bộ luật hình sự.

- Xử phạt bị cáo Trịnh Xuân Th1 2.000.000.000đ (Hai tỷ đồng).

- Phạt bổ sung bị cáo Trịnh Xuân Th1 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) để nộp ngân sách Nhà nước.

* Biện pháp tư pháp: Căn cứ vào Điều 46, Điều 47, Điều 48 Bộ luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự:

Truy thu và tịch thu để nộp ngân sách Nhà nước số tiền do phạm tội mà có của bị cáo Lê Thị Th là 95.526.949.200đ (Chín mươi lăm tỷ, năm trăm hai mươi sáu triệu, chín trăm bốn mươi chín nghìn, hai trăm đồng). Bị cáo Lê Thị Th đã nộp 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng), bị cáo Th còn phải nộp 90.526.949.200đ (Chín mươi tỷ, năm trăm hai mươi sáu triệu, chín trăm bốn mươi chín nghìn, hai trăm đồng).

* Xử lý vật chứng: Căn cứ Điều 46, Điều 47 Bộ Luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự.

Các tang vật chứng thu được trong vụ án hiện đang được Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa quản lý theo Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV-CTHADS ngày 23/6/2023, được xử lý như sau:

- Tịch thu để nộp ngân sách Nhà nước các phương tiện và tài sản:

+ 05 tàu sắt, gồm: Tàu nhãn hiệu VR090X55; Tàu TQ0X; Tàu VS 140X87; Tàu TH1305VS1X1304; Tàu NĐ2801VS14X385.

(Tại các Mục 8,9,10,11 và 12 Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV- CTHADS ngày 23/6/2023).

+ 07 máy xúc, gồm:

01máy xúc bánh xích nhãn hiệu KOMATSU, loại PC220LC; Số khung:

KMTPC054H02060700; màu sơn vàng;

01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu HUYNHDAI, loại ROlLEX 3000LC-7, Số khung: N80510190; màu sơn vàng cam;

01 xe máy xúc bánh xích nhãn hiệu HITACHI, loại ZAXIC 330LC; Số khung: FF01HHQ034745; màu sơn vàng;

01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu KOBEL model: SK330LC; Số khung:

YC07-U0630, màu sơn vàng;

01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu HITACHI, loại ZAXIC 200LC; Số khung: HCM1UD00H00218257; màu sơn vàng;

01 máy xúc bánh xích HITACHI Model ZX200, số khung:

HCM1G600T00105559, màu sơn cam, máy đã qua sử dụng;

01 máy xúc bánh xích nhãn hiệu KOMASU PC220LC-7L; số khung:

DA86254, màu sơn vàng;

(Tại Mục 13,14,15,16,17,18,19 Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV-CTHADS ngày 23/6/2023) + 2.029m3 cát xây dựng.

(Tại Mục 20 Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV-CTHADS ngày 23/6/2023).

- Tiếp tục tạm giữ các tài sản và tiền mặt của các bị cáo để đảm bảo cho việc thi hành án các khoản phải nộp, gồm:

+ Số tiền 806.527.000 đồng, gồm: Thu tại bãi cát 42.X.000 đồng, thu tại Gara ô tô Việt Mỹ là 119.517.000 đồng và thu tại nhà Lê Thị Th là 644.350.000 đồng.

(Tại Mục 3,4 và 5 Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV-CTHADS ngày 23/6/2023) + Các tài sản các nhân thu được tại gia đình bị cáo Lê Thị Th, gồm: 01 vòng cổ, kim loại màu vàng, dạng sợi liền, mặt kim loại màu vàng, hình tròn; 01 dây chuyền kim loại màu vàng, dạng sợi liền, mặt dây chuyền gắn đá màu trắng, hình tròn; 01 dây chuyền kim loại màu vàng, dạng xích bông lúa, mặt dây chuyền kim loại màu vàng hình quả tim có chữ H; 01 dây chuyền kim loại màu vàng dạng xích, mặt đá kim loại màu vàng hình quả trứng gắn đá màu xanh dương; 01 lắc tay kim loại màu vàng, dạng xích bông lúa; 01 nhẫn tròn kim loại màu vàng, dạng nhẫn nam, mặt ngoài nhẫn khắc chữ “Trang”; 01 nhẫn kim loại màu vàng, đính vật dạng đá màu tím, loại nhẫn nữ, bên trong khắc chữ Lan Hương; 01 nhẫn kim loại màu vàng, dạng nhẫn nữ, đính vật dạng đá màu tím, bên trong khắc chữ V.HCA; 01 nhẫn tròn trơn kim loại màu vàng, bên trong khắc chữ “Mạnh Hoài - P Kiểu”; 04 vòng tai kim loại màu vàng trơn; 01 mặt dây chuyền kim loại màu vàng có gắn vật dạng đá màu trắng; 01 mặt dây chuyền kim loại màu vàng có gắn vật dạng đá màu xanh dương; 01 miếng kim loại bọc túi ni lon, mặt trước có hình rồng chữ SJC, 9999, mặt sau có khắc chữ SJC rồng vàng 999,9 Fine gold công ty vàng bạc đá quý (01 lượng); dây truyền, nhẫn vàng, mặt đá… (Tại Mục 6 và 7 Biên bản giao nhận vật chứng số 158/2023/TV-CTHADS ngày 23/6/2023) 2. Xác nhận:

- Bị cáo Lê Thị Th đã nộp tiền phạt bổ sung và tiền án phí sơ thẩm 100.200.000đ (Một trăm triệu hai trăm nghìn đồng) tại Biên lai số 0000003 ngày 04/12/2023 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Hóa.

- Bị cáo Lê Thị Th đã nộp số tiền khắc phục hậu quả 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng) tại Biên lai số 0000525 ngày 01/02/2024 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa.

- Bị cáo Trịnh Xuân Th1 đã nộp tiền phạt bổ sung và tiền án phí sơ thẩm 100.200.000đ (Một trăm triệu hai trăm nghìn đồng) tại Biên lai số 0000002 ngày 04/12/2023 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Hóa.

3. Về án phí: Các bị cáo Lê Thị Th, Trịnh Xuân Th1 không phải nộp án phí hình sự phúc thẩm.

Anh Lê Văn H4, anh Nguyễn Văn Đ1, chị Bùi Thị Thúy Ng, anh Mai Văn V, anh Trịnh Xuân L2, anh Trịnh Hữu H5, mỗi người phải nộp 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

72
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội vi phạm quy định khai thác tài nguyên số 127/2024/HS-PT

Số hiệu:127/2024/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 02/02/2024
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về