Bản án về tội vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng và lâm sản số 22/2022/HS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

BẢN ÁN 22/2022/HS-PT NGÀY 19/09/2022 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Trong các ngày 15, 19 tháng 9 năm 2022 tại Hội trường xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn tiến hành xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 20/2022/TLPT - HS ngày 13 tháng 6 năm 2022 đối với các bị cáo Bàn Văn N, Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P và Chu Hoàng D do có kháng cáo của các bị cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số: 07/2022/HS-ST, ngày 29 tháng 3 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện NS, tỉnh BK

* Các bị cáo kháng cáo:

1. Bàn Văn N, sinh ngày 21 tháng 02 năm 1984 tại huyện NS, tỉnh BK Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Khu 1, xã Vân Tùng, huyện NS, tỉnh BK Nghề nghiệp: Kinh doanh lâm sản; Trình độ học vấn: 5/12; Dân tộc: Dao; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Bàn Văn S, sinh năm 1963 và bà Bàn Thị E, sinh năm 1968; Có vợ thứ nhất Sào Thị L, sinh năm 1988 (đã ly hôn năm 2018) và 02 con, con thứ nhất sinh năm 2008, con thứ hai sinh năm 2014. Bị cáo có vợ thứ hai là Ma Thị T, sinh năm 1987; Tiền sự, tiền án: Không.

Bị cáo tại ngoại tại nơi cư trú, có mặt tại phiên tòa.

2. Chu Khánh L, sinh ngày 05 tháng 10 năm 1980 tại huyện NS, tỉnh BK Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn PD, xã ĐV, huyện NS, tỉnh BK Nghề nghiệp: Lao động tự do; Trình độ học vấn: 2/12; Dân tộc: Dao; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Chu Triều T, sinh năm 1945 và bà Bàn Thị E, sinh năm 1955; Có vợ Lý Thị H, sinh năm 1978 và 02 con, con thứ nhất sinh năm 2000, con thứ hai sinh năm 2004; Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại tại nơi cư trú, có mặt tại phiên tòa.

3. Bàn Văn K, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1993 tại huyện NS, tỉnh BK Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn PD, xã ĐV, huyện NS, tỉnh BK Nghề nghiệp: Lao động tự do; Trình độ học vấn: Không biết chữ; Dân tộc: Dao; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Bàn Văn M (đã chết) và bà Bàn Thị G, sinh năm 1976; Có vợ Chu Thị L, sinh năm 2000 và 01 con, sinh năm 2021; Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại tại nơi cư trú, có mặt tại phiên tòa.

4. Chu Văn T, sinh ngày 02 tháng 6 năm 1980 tại huyện NS, tỉnh BK Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân, huyện NS, tỉnh BK Nghề nghiệp: Lao động tự do; Trình độ học vấn: 02/12; Dân tộc: Dao; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Chu Khánh An, sinh năm 1957 (đã chết năm 2020) và bà Lý Thị Chệch, sinh năm 1958; Có vợ Lý Thị Xuân, sinh năm 1982 và 02 con, con thứ nhất sinh năm 2000, con thứ hai sinh năm 2007; Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại tại nơi cư trú, có mặt tại phiên tòa.

5. Chu Khánh P, sinh ngày 20 tháng 7 năm 1978 tại huyện NS, tỉnh BK Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn PD, xã ĐV, huyện NS, tỉnh BK Nghề nghiệp: Lao động tự do; Trình độ học vấn: 02/12; Dân tộc: Dao; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Chu Ứng T, sinh năm 1938 và bà Đặng Thị P, sinh năm 1945; Có vợ Lý Thị T, sinh năm 1988 và 02 con, con thứ nhất sinh năm 2006, con thứ hai sinh năm 2008; Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại tại nơi cư trú, có mặt tại phiên tòa.

6. Đặng Văn P, sinh ngày 14 tháng 02 năm 1980 tại huyện NS, tỉnh BK Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn PD, xã ĐV, huyện NS, tỉnh BK Nghề nghiệp: Lao động tự do; Trình độ học vấn: Không biết chữ; Dân tộc: Dao; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Chu Văn D, sinh năm 1958 và bà Đặng Thị M, sinh năm 1957; Có vợ là Đặng Thị H, sinh năm 1982 và 02 con, con thứ nhất sinh năm 2004, con thứ hai sinh năm 2006; Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại tại nơi cư trú, có mặt tại phiên tòa.

7. Chu Hoàng D, sinh ngày 14 tháng 9 năm 1990 tại huyện NS, tỉnh BK Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn PD, xã ĐV, huyện NS, tỉnh BK Nghề nghiệp: Lao động tự do; Trình độ học vấn: 7/12; Dân tộc: Dao; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Hoàng Đại C, sinh năm 1962 và bà Chu Thị B, sinh năm 1965; Có vợ Lý Thị N, sinh năm 1992 và 02 con, con thứ nhất sinh năm 2012, con thứ hai sinh năm 2019; Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại tại nơi cư trú, có mặt tại phiên tòa.

(Những người tham gia tố tụng khác trong vụ án không liên quan đến kháng cáo - Không triệu tập) 

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Một ngày trong tháng 6 năm 2020, Bàn Văn N, sinh năm 1984, trú tại Khu 1, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn gặp Chu Khánh L, sinh năm 1980; Bàn Văn K, sinh năm 1993; Chu Hoàng D, sinh năm 1990; Đặng Văn P, sinh năm 1980; Chu Văn T, sinh năm 1980 và Chu Khánh P, sinh năm 1978 cùng trú tại thôn PD, xã ĐV, huyện NS, tỉnh BK tại nhà của Chu Khánh L. Qua nói chuyện, N trao đổi với L, K, D, P, T, P về việc khai thác gỗ rừng tự nhiên bán cho Niệm, thỏa thuận yêu cầu gỗ phải thẳng dài từ 1m trở lên, có đường kính từ 18cm trở lên, với giá 1.000.000 đồng/m3 đối với gỗ Kháo và gỗ Dẻ, các loại gỗ tạp khác thì Niệm mua với giá 700.000 đồng/m3. Lâm, Kinh, Dương, Phương, Tâm, Phùng nhất trí và nói đi xem nếu có gỗ thì khai thác bán cho Niệm. Sau đó Tâm, Lâm và Kinh đi lên khu rừng tự nhiên giáp ranh giữa thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân và thôn Ma Nòn, xã Thượng Quan xem thấy có gỗ nên nói lại với Phương, Dương và Phùng là trên rừng có gỗ khai thác nhưng không có đường vận chuyển và Tâm gọi điện thoại nói cho Niệm biết. Qua trao đổi, bàn bạc, mọi người cùng nhau thống nhất mở đường vào khu rừng tự nhiên để khai thác và vận chuyển gỗ, Niệm sẽ ứng tiền trước để thuê máy xúc đào mở đường, còn L, K, D, P, T, P khai thác gỗ rừng tự nhiên xung quanh tuyến đường để bán cho N, số tiền N ứng trước để thuê máy xúc đào mở đường sẽ trừ vào tiền gỗ khai thác được. Niệm thuê Nguyễn Giang San, sinh năm 1955, trú tại tổ 5, phường SC, thành phố BK đào mở đường, tuyến đường dài 2.495m, diện tích rừng bị tác động là 8.889,5m2, trong đó đào đường qua rừng sản xuất trạng thái rừng tự nhiên có trữ lượng là 6.48311m2 và Niệm thanh toán tiền thuê máy xúc cho Nguyễn Giang San số tiền 36.000.000 đồng.

Khoảng tháng 8/2020, sau khi mở xong đường, L, T, D, P, K và P sử dụng cưa xăng khai thác gỗ rừng tự nhiên thuộc thôn PD, xã ĐV và thôn MN, xã TQ bán cho N. N chi tiền mua 01 chiếc tời máy sử dụng để kéo gỗ, T, P và K thay nhau chặt hạ và cắt khúc gỗ dài 2-2,5m, L, P, D sử dụng chiếc tời máy kéo gỗ từ chỗ khai thác đến vị trí tập kết dọc theo đường. N thuê ông Bàn Văn Th, sinh năm 1988, trú tại thôn PD, xã ĐV, huyện NS sử dụng ô tô tải BKS:12H-8589 chở 04 chuyến gỗ Kháo mỗi chuyến khoảng 3m với giá 200.000 đồng/m3; thuê ông Triệu Văn Đ, sinh năm 1992, trú trại thôn SL C, xã TQ, huyện NS vận chuyển 02 chuyến bằng xe tắc tơ gỗ Kháo với khối lượng khoảng gần 2m2 với giá là 200.000 đồng/m3”, số gỗ thuê vận chuyển từ trong rừng Niệm đã bán cho ông Doanh Lâm Chúc, sinh năm 1979 trú tại thôn BL, xã VT, huyện NS. Ngày 10/11/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Ngân Sơn kiểm tra, tạm giữ 15,501m3 gỗ Kháo đang vùi dưới đất trong khu ruộng của ông Doanh Lâm Chúc, sinh năm 1979, trú tại thôn BL, xã VT, huyện NS. Qua thực nghiệm điều tra xác định số gỗ tự nhiên Triệu Văn Đ vận chuyển trên xe tắc tơ là 1,37m3/chuyến x 2 3 chuyến = 2,74m3, số gỗ còn lại là 12,761m3 do ông Bàn Văn Thuận vận chuyển. Quá trình điều tra xác định 15,501m3 gỗ Kháo trên ông Chúc mua của Bàn Văn Niệm với giá 1.200.000 đồng/1m3 nhưng chưa thanh toán tiền.

Ngoài ra, Niệm còn ứng 30.000.000 đồng cho L, T, P, P, K, D khi nghỉ về nhà gặt lúa. Số tiền 30.000.000 đồng Niệm chuyển vào tài khoản số 8604205034446 của Chu Hoàng D mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ngân Sơn, khoản tiền trên sau khi trừ đi chi phí xăng dầu và các vật dụng phục vụ khai thác gỗ, còn lại được chia đều cho 6 người, mỗi người được 4.500.000 đồng.

Ngày 23 và ngày 24/11/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kạn tiến hành khám nghiệm hiện trường khu vực xảy ra việc mở đường, khai thác gỗ tự nhiên trái phép. Kết quả khám nghiệm hiện trường đối chiếu với bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã TQ và xã Đức Vân, huyện NS, tỉnh BK ban hành theo Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn xác định khu rừng xảy ra việc đào mở đường và khai thác gỗ trái phép là rừng sản xuất trạng thái rừng tự nhiên thuộc Lô 5, khoảnh 1, Tiểu khu 134; Lô 2, 3, 5 khoảnh 2, Tiểu khu 135 địa phận thôn MN, xã TQ do Ủy ban nhân dân (UBND) xã TQ quản lý và Lô 59, khoảnh 10, Tiểu khu 124; Lô 17, 18, khoảnh 11, Tiểu khu 124 địa phận thôn PD, xã ĐV, huyện NS do Lâm trường được giao quản lý. Khu rừng xung quanh tuyến đường phát hiện 561 cây gỗ bị chặt hạ, 1.468 khúc gỗ dạng tròn với tổng khối lượng là 157,849m’ gỗ thuộc loài thực vật thông thường còn tại hiện trường, trong đó:

- 655 khúc có tổng khối lượng 65,874m trong rừng thuộc địa phận xã Đức Vân do Lâm trường Ngân Sơn quản lý;

- 813 khúc có tổng khối lượng 91,975m trong rừng thuộc địa phận xã Thượng Quan do UBND xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn quản lý.

Sau khi khám nghiệm, Cơ quan CSĐT đã bàn giao toàn bộ số gỗ phát hiện tại hiện trường cho UBND xã Đức Vân, xã Thượng Quan và Lâm trường Ngân Sơn quản lý và bảo quản.

Tổng khối lượng gỗ khai thác trái phép trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên tại thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân và thôn Ma Nòn, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn là 157,849m3 + 15,501m3 (Niệm bán cho Chúc) = 173,350m3 (một trăm bảy mươi ba phảy ba năm mươi mét khối gỗ tròn).

Tại kết luận định giá tài sản số 04/KL-HĐĐG ngày 28/4/2021 của Hội đồng định giá tài sản tỉnh Bắc Kạn, kết luận:

- 65,874m3 gỗ tròn nằm trên rừng thuộc thôn PD, xã ĐV, huyện NS có giá trị: 65,874m3 x 700.000 đồng/m3 = 46.111.800 đồng;

- 91,975m3 gỗ tròn nằm trên rừng thuộc thôn Ma Nòn, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn có giá trị: 91,975m3 x 700.000 đồng/m3 = 64.382.500 đồng;

- 15,501m3 gỗ Kh dạng tròn tại địa bàn xã VT, huyện NS có giá trị:

15,501m3 x 3.000.000 đồng/m3 = 46.503.000 đồng.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số: 14/2022/HSST, ngày 05/5/2022 của Tòa án nhân dân huyện NS, tỉnh BK quyết định:

Căn cứ điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 232, Điều 17, Điều 38, Điều 47, điểm b, s, t khoản 1 + khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 58 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Các Điều 584, Điều 585, Điều 586, Điều 587 và Điều 589 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Nghị quyết 326/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để áp dụng đối với bị cáo Bàn Văn Niệm.

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 232, Điều 17, Điều 38, Điều 47, Điều 38, điểm b, s khoản 1 + khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 58 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Nghị quyết 326/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để áp dụng đối với các bị cáo Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Chu Hoàng D và Đặng Văn P.

1. Tuyên bố các bị cáo Bàn Văn N, Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P và Chu Hoàng D phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

2. Về hình phạt

2.1. Về hình phạt chính:

- Xử phạt bị cáo Bàn Văn N 03 năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bắt bị cáo vào trại thụ hình.

- Xử phạt bị cáo Chu Khánh L 02 năm 08 tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bắt bị cáo vào trại thụ hình.

- Xử phạt bị cáo Bàn Văn K 02 năm 08 tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bắt bị cáo vào trại thụ hình.

- Xử phạt bị cáo Chu Văn T 02 năm 08 tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bắt bị cáo vào trại thụ hình.

- Xử phạt bị cáo Chu Khánh P 02 năm 08 tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bắt bị cáo vào trại thụ hình.

- Xử phạt bị cáo Đặng Văn P 02 năm 08 tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bắt bị cáo vào trại thụ hình.

- Xử phạt bị cáo Chu Hoàng D 02 năm 06 tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bắt bị cáo vào trại thụ hình.

2.2. Hình phạt bổ sung:

- Phạt tiền bị cáo Bàn Văn N 10.000.000 đồng để sung quỹ Nhà nước.

- Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P và Chu Hoàng D.

Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên về trách nhiệm dân sự, vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo Bàn Văn N, Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P và Chu Hoàng D kháng cáo bản án sơ thẩm số: 14/2022/HSST, ngày 05/5/2022 của Tòa án nhân dân huyện NS, tỉnh Bắc Kạn đề nghị Cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.

Tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo giữ nguyên nội dung kháng cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn phát biểu quan điểm: Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và quá trình tranh tụng tại phiên tòa, thấy rằng các bị cáo đều có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự; được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 51/BLHS. Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các bị cáo cung cấp thêm các tài liệu chứng cứ thể hiện đã tích cực khắc phục hậu quả trong việc trồng lại và chăm sóc số cây trên diện tích rừng bị thiệt hại; chính quyền địa phương nơi các bị cáo cư trú xác nhận các bị cáo đều có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự; luôn chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các bị cáo đã tự nguyện nộp một khoản tiền để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra. Ngoài ra bị cáo Bàn Văn N có ông nội là Bàn Nàm H là người có công với Nhà nước, có ông ngoại (bên vợ) là Ma Văn V được tặng thưởng Huân chương kháng chiến; bị cáo Chu Khánh L có bố là Chu Triều T, có mẹ là Bàn Thị E được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen, có ông ngoại là Bàn Khánh B là người có công với Nhà nước, có ông bác là Chu Văn H là liệt sỹ; bị cáo Chu Khánh Ph có chú là Chu Kim Th được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến; bị cáo Đặng Văn Ph có ông bác là Chu Ưng P là người có công với Nhà nước; bị cáo Chu Văn T có ông bác Chu Sào K là liệt sỹ, bị cáo Bàn Văn K có ông ngoại là Bàn Văn Th là người có công vì sự nghiệp xây dựng và phát triển đại đoàn kết các dân tộc; bị cáo Chu Hoàng D có ông ngoại là Chu Văn L được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương kháng chiến, đây là những tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2, Điều 51/BLHS, đề nghị HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ mới tại cấp phúc thẩm, chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, sửa bản án sơ thẩm để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Bàn Văn N và đề nghị xử phạt bị cáo mức án từ 30 tháng đến 33 tháng tù; đề nghị áp dụng Điều 65/BLHS xử phạt mức án từ 24 tháng đến 27 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đối với các bị cáo Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P và Chu Hoàng D và giao các bị cáo cho Chính quyền địa phương quản lý, giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa. Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tố tụng: Kháng cáo của các bị cáo phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về chủ thể và thời hạn kháng cáo quy định tại Điều 330, Điều 333 của BLTTHS, do vậy kháng cáo của các bị cáo được HĐXX xem xét.

[2] Tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội của mình, lời khai của bị phù hợp với các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Do vậy có đủ cơ sở kết luận:

Vào một ngày cuối tháng 6 năm 2020 tại nhà bị cáo Chu Khánh L ở thôn PD, xã ĐX, huyện NS, tỉnh BK Bị cáo Bàn Văn N bàn bạc với các bị cáo Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P và bị cáo Chu Hoàng D vào rừng tự nhiên khai thác gỗ bán cho N. Khu vực khai thác gỗ trái phép là rừng sản xuất trạng thái rừng tự nhiên thuộc lô 5, khoảnh 1, Tiểu khu 134; Lô 2, 3, 5 khoảnh 2, Tiểu khu 135 địa phận thôn Ma nòn, xã Thượng Quan do UBND xã thượng Quan quản lý và Lô 59, khoảnh 10, Tiểu khu 124; Lô 17, 18, khoảnh 11, Tiểu khu 124 địa phận thuộc thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân, huyện NS do Lâm trường huyện NS quản lý. Tổng số cây gỗ bị chặt hạ là 561 cây, với tổng khối lượng là 173,350m3 gỗ thuộc loài thực vật thông thường gồm:

Thu giữ tại hiện trường 157,849m3, trong đó có 65,874m3 gỗ tròn tại rừng thuộc thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân; 91,975m3 gỗ tròn tại rừng thuộc thôn Mà Nòn, xã Thượng Quan.

Thu giữ 15,501m3 gỗ Kháo tại ruộng của ông Doanh Lâm Chúc là số gỗ Niệm bán cho ông Chúc.

Tại kết luận định giá tài sản số 04/KL-HĐĐG ngày 28/4/2021 của Hội đồng định giá tài sản tỉnh Bắc Kạn kết luận: Tổng khối lượng 173,350m3 có giá trị là 156.997.300 đồng, cụ thể:

- 65, 874m3 gỗ tròn nằm trên rừng thuộc thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn có giá trị 65,874m3 x 700.000 đồng/m3 = 46.111.800 đồng;

- 91, 975m3 gỗ tròn nằm trên rừng thuộc thôn Ma Nòn, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn có giá trị 91,975m3 x 700.000 đồng/m3 = 64.382.500 đồng;

- 15, 501m3 gỗ tròn nằm trên rừng thuộc thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn có giá trị 65,874m3 x 3.000.000 đồng/m3 = 46.503.000 đồng;

Với hành vi nêu trên, Cấp sơ thẩm đã xét xử các bị cáo về tội "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 232 của BLHS là có căn cứ, đúng người, đúng quy định của pháp luật.

[3] Xét kháng cáo của các bị cáo Bàn Văn N, Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P và Chu Hoàng D, HĐXX xét thấy:

Quá trình điều tra và tại phiên tòa các bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình; sau khi sự việc xảy ra các bị cáo đã thỏa thuận bồi thường cho nguyên đơn dân sự số tiền 24.000.000đ và khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra bằng cách trồng lại cây trên diện tích rừng bị chặt phá; Ủy ban nhân dân huyện Ngân Sơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo; do vậy Cấp sơ thẩm đã áp dụng cho các bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51/BLHS. Ngoài ra bị cáo Chu Hoàng D được hưởng thêm 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2, Điều 51/BLHS; bị cáo Bàn Văn Niệm được hưởng thêm 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm t, khoản 1 Điều 51/BLHS. Căn cứ vào nhân thân các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và tính chất mức độ hành vi phạm tội của từng bị cáo, Cấp sơ thẩm đã xử phạt bị cáo Bàn Văn Niệm 03 năm tù, bị cáo Chu Khánh L 02 năm 08 tháng tù; bị cáo Bàn Văn K 02 năm 08 tháng tù; bị cáo Chu Văn T 02 năm 08 tháng tù; bị cáo Chu Khánh P 02 năm 08 tháng tù; bị cáo Đặng Văn P 02 năm 08 tháng tù, bị cáo Chu Hoàng D 02 năm 06 tháng tù là phù hợp.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm các bị cáo Bàn Văn N, Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P và Chu Hoàng D cung cấp thêm các tài liệu thể hiện các bị cáo tiếp tục thực hiện việc khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra bằng cách tiếp tục trồng rừng và chăm sóc số cây mới trồng đảm bảo phát triển tốt đã được Cơ quan quản lý rừng xác nhận; Chính quyền địa phương nơi các bị cáo cư trú xác nhận các bị cáo hiện đang cư trú tại địa phương có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, luôn chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước; bị cáo Bàn Văn Niệm đã tự nguyện nộp 5.000.000đ, các bị cáo Chu Khánh Lâm, Bàn Văn Kinh, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P và Chu Hoàng D mỗi bị cáo đã tự nguyện nộp 500.000đ tại Cơ quan Thi hành án nhằm khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra để sung công quỹ Nhà nước. Ngoài ra bị cáo Bàn Văn Niệm có ông nội là Bàn Nàm H là người có công với Nhà nước, có ông ngoại (bên vợ) là Ma Văn V được tặng thưởng Huân chương kháng chiến; bị cáo Chu Khánh Lâm có bố là Chu Triều T, có mẹ là Bàn Thị É được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen, có ông ngoại là Bàn Khánh B là người có công với Nhà nước, có ông bác là Chu Văn Hoa là liệt sỹ; bị cáo Chu Khánh P có chú là Chu Kim Thông được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến; bị cáo Đặng Văn P có ông bác là Chu Ưng P là người có công với Nhà nước; bị cáo Chu Văn T có ông bác Chu Sào K là liệt sỹ, bị cáo Bàn Văn K có ông ngoại là Bàn Văn T là người có công vì sự nghiệp xây dựng và phát triển đại đoàn kết các dân tộc; bị cáo Chu Hoàng D có ông ngoại là Chu Văn L được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương kháng chiến, đây là những tình tiết giảm nhẹ mới quy định tại khoản 2, Điều 51/BLHS, được Cấp phúc thẩm xem xét để giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Xét nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo, HĐXX xét thấy:

Các bị cáo Bàn Văn N, Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn Tâm, Chu Khánh Phùng, Đặng Văn Phương tại phiên tòa sơ thẩm được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 51/BLHS, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các bị cáo được hưởng thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới quy định tại khoản 2 Điều 51/BLHS, do vậy có căn cứ để chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt tù đối với các bị cáo; không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo vì trước khi bị xét xử vụ án này thì các bị cáo đã bị Tòa án nhân dân huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kan xét xử sơ thẩm về tội “Hủy hoại rừng” theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 243/BLHS.

Đối với bị cáo Chu Hoàng D tại cấp sơ thẩm được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 51/BLHS, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm bị cáo được hưởng thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới quy định tại khoản 2 Điều 51/BLHS, do vậy có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Xét thấy, bị cáo có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự; có nơi cư trú ổn định rõ ràng, do vậy không cần thiết phải buộc bị cáo đi chấp hành hình phạt tù mà cho bị cáo được cải tạo tại địa phương thì vẫn đảm bảo tính răn đe, giáo dục bị cáo và phòng ngừa tội phạm chung.

[4] Xét quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc giải quyết vụ án, HĐXX xét thấy:

Đối với các bị cáo Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P đại diện Viện kiểm sát đề nghị cho các bị cáo được hưởng án treo, tuy nhiên HĐXX xét thấy, mặc dù trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các bị cáo được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ mới quy định tại khoản 2 Điều 51/BLHS, nhưng trước khi xét xử vụ án này các bị cáo Bàn Văn N, Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P đã bị xét xử về tội “Hủy hoại rừng” theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 243/BLHS nên không đủ điều kiện cho các bị cáo được hưởng án treo theo quy định của pháp luật, do vậy không có căn cứ để chấp nhận đề nghị này của đại diện Viện kiểm sát.

Đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo N; giảm nhẹ hình phạt và cho bị cáo Chu Hoàng D được hưởng án treo là có căn cứ, được HĐXX chấp nhận.

[5] Số tiền các bị cáo đã tự nguyện nộp tại Cơ quan Thi hành án để sung quỹ Nhà nước.

[6] Án phí: Do kháng cáo của các bị cáo được chấp nhận nên các bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

[7] Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355; điểm c, e khoản 1 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Bàn Văn N, Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P và Chu Hoàng D, sửa bản án hình sự sơ thẩm số: 14/2022/HSST, ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện NS, tỉnh BK * Tuyên bố các bị cáo Bàn Văn N, Chu Khánh L, Bàn Văn K, Chu Văn T, Chu Khánh P, Đặng Văn P và Chu Hoàng D phạm tội "Vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản"

2. Về hình phạt:

- Căn cứ điểm b khoản 3, Điều 232, Điều 17, Điều 38; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 58 của Bộ luật Hình sự 2015. Xử phạt bị cáo Bàn Văn N 30 (Ba mươi) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình.

- Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 232, Điều 17, Điều 38; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 58 của Bộ luật Hình sự 2015;

+ Xử phạt bị cáo Chu Khánh L 02 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình.

+ Xử phạt bị cáo Bàn Văn K 02 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình.

+ Xử phạt bị cáo Chu Văn T 02 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình.

+ Xử phạt bị cáo Chu Khánh P 02 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình.

+ Xử phạt bị cáo Đặng Văn P 02 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày bị cáo vào trại thụ hình.

- Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 232, Điều 17, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 58, Điều 65 của Bộ luật Hình sự 2015;

+ Xử phạt bị cáo Chu Hoàng D 24 (Hai mươi tư) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 48 (Bốn mươi tám) tháng, thời hạn tính từ ngày tuyên án phúc thẩm. Giao bị cáo cho UBND xã ĐV, huyện NS, tỉnh BK giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì được thực hiện theo quy định theo quy định tại Điều 92 của Luật thi hành án hình sự năm 2019.

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

3. Sung quỹ Nhà nước số tiền của các bị cáo đã nộp, cụ thể: Bị cáo Bàn Văn N 5.000.000đ theo biên lai thu tiền số 0000318, ngày 14/9/2022; Bị cáo N nộp thay các bị cáo: Chu Khánh L 500.000đ theo biên lai số 0000319, ngày 14/9/2022;

bị cáo Bàn Văn K 500.000đ theo biên lai số 0000320, ngày 14/9/2022; bị cáo Chu Văn T 500.000đ theo biên lai số 0000321, ngày 14/9/2022; bị cáo Chu Khánh P 500.000đ theo biên lai số 0000322, ngày 14/9/2022; bị cáo Đặng Văn P 500.000đ theo biên lai số 0000323, ngày 14/9/2022; bị cáo Chu Hoàng D 500.000đ, theo biên lai số 0000297, ngày 14/9/2022 của Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kan.

4. Về án phí: Căn cứ Nghị quyết 326/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Các bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

5. Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

104
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội vi phạm quy định khai thác bảo vệ rừng và lâm sản số 22/2022/HS-PT

Số hiệu:22/2022/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bắc Kạn
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 19/09/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về