Bản án về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản số 20/2021/HS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 20/2021/HS-PT NGÀY 27/10/2021 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Trong ngày 27 tháng 10 năm 2021, tại trụ sở Toà án N dân tỉnh Kon Tum xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 23/2021/TLPT- HS ngày 14 tháng 7 năm 2021 đối với bị cáo Nguyễn Văn H và đồng phạm, do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 10/2021/HS-ST ngày 09/06/2021 của Tòa án nhân dân huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

- Các bị cáo có kháng cáo:

1. Nguyễn Văn H (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 06/5/1979, tại Nghệ An; nơi ĐKHKTT: Thôn G, xã V, huyện T, tỉnh N; nghề nghiệp: Kinh doanh; trình độ học vấn: 12/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; con ông: Nguyễn Văn Quyển (đã chết) và bà Nguyễn Thị L (SN 1945); vợ đã ly hôn, bị cáo có 01 con còn nhỏ sinh năm 2017; bị cáo là con thứ hai trong gia đình có 04 anh em; tiền án, tiền sự: Không.

Về nhân thân: Bị cáo đã bị xử lý vi phạm hành chính 04 lần. Ngày 06/9/2016, Hạt kiểm lâm huyện Ba Tơ, tỉnh N xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển gỗ, số tiền 25.000.000 đồng; ngày 11/8/2017 xử phạt số tiền 12.500.000 đồng; ngày 05/11/2018 xử phạt số tiền 12.500.000 đồng. Ngày 21/12/2020, Công an huyện Nghĩa Hành, tỉnh N xử phạt số tiền 15.000.000 đồng, đã nộp phạt đầy đủ.

Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 23/11/2020 đến nay (Có mặt).

2. Phạm Văn N (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 01/01/1985 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã X, huyện T, tỉnh N; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ học vấn: 03/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông: Phạm Văn Đốc và bà: Phạm Thị Lôn (đã chết); vợ: Phạm Thị Chia, có 02 con, con lớn sinh năm 2003, nhỏ sinh năm 2010; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 20/11/2020. Đến ngày 28/01/2021 được thay bằng biện pháp Bảo lĩnh. (Bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt tại P tòa)

3. Phạm Văn S (Tên gọi khác: Không); Giới tính: Nam; sinh ngày 10/01/1991 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã X, huyện T, tỉnh N; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ học vấn: 06/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông Phạm Văn Rát và bà: Phạm Thị Đáo; vợ Phạm Thị Thum, có 02 con đều còn nhỏ. Bị cáo là con thứ 5 trong gia đình có 8 chị em; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 16/12/2020. Đến ngày 07/6/2021 được thay bằng biện pháp Bảo lĩnh đến nay. (Bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt tại P tòa)

4. Phạm Văn T (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 11/11/1999 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã X, huyện T, tỉnh N; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ học vấn: 09/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông Phạm Văn Nhót và bà Phạm Thị Vưn; vợ: Phạm Thị Son, sinh năm 2002, có 01 con sinh năm 2018; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 20/11/2020 đến nay (Có mặt).

5. Phạm Văn B (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 10/3/1977 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã X, huyện T, tỉnh N; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ học vấn: 0/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông Phạm Văn Đền và bà Phạm Thị Nhí; vợ Phạm Thị Trước sinh năm 1982, có 02 con lớn nh sinh năm 2003 nhỏ nh không nhớ; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 20/11/2020 đến nay (Có mặt).

6. Phạm Văn P (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 20/6/1996 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã X, huyện T, tỉnh N; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ học vấn: 3/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông Phạm Văn Lò và bà Phạm Thị Điếu. Bị cáo là con thứ tư trong gia đình có 05 anh em; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 20/11/2020 đến ngày 28/5/2021 được thay bằng biện pháp bảo lĩnh (Bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt).

7. Phạm Văn Sinh (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 10/02/2000 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã X, huyện T, tỉnh N; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ học vấn: 8/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông: Phạm Văn Bét và bà Phạm Thị Chua; vợ Phạm Thị Troi sinh năm 2003, có 01 con sinh năm 2019. Bị cáo là con lớn trong gia đình có 2 anh em; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 20/11/2020 đến nay (Có mặt).

8. Phạm Văn T (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 28/8/1998 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã X, huyện T, tỉnh N; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ học vấn: 2/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông Phạm Văn Ngoan và bà Phạm Thị Pin, bị cáo là con út trong gia đình có 03 chị em; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 20/11/2020 đến ngày 09/02/2021 được thay bằng biện pháp Bảo lĩnh (Bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt).

9. Phạm Văn C (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 16/10/1988 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã X, huyện T, tỉnh N; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ học vấn: 0/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông Phạm Văn Minh, sinh năm 1957, không B tên mẹ; vợ Phạm Thị Yêu, có 02 con nhỏ không nhớ năm sinh; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 19/12/2020 đến nay (Có mặt)

10. Phạm Văn Tr (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 02/03/2000 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã X, huyện T, tỉnh N; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ học vấn: 5/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông Phạm Văn Rát và bà Phạm Thị Đáo; vợ Phạm Thị Khốt, sinh năm 1999, có 01 con sinh năm 2016. Bị cáo là con thứ 7 trong gia đình có 8 anh, chị em; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 20/11/2020 đến ngày 18/01/2021 được thay bằng Bảo lĩnh (Bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt).

11. Phạm Văn V (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 22/8/1993 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã X, huyện T, tỉnh N; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ học vấn: 0/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông Phạm Văn Đỏ và bà Phạm Thị Đư, vợ Phạm Thị Hiền; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 20/11/2020 đến ngày 09/02/2021 được thay bằng biện pháp Bảo lĩnh (Bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt).

12. Phạm Văn S (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 25/5/1985 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn Măng Krá, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh N; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ học vấn: 9/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông Phạm Văn Nhánh và bà Phạm Thị Tăng; vợ: Phạm Thị Nơ, có 02 con, lớn sinh năm 2007, nhỏ sinh năm 2011. Bị cáo là con thứ hai trong gia đình có 4 anh em; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 19/12/2020 đến ngày 15/3/2021 được thay bằng biện pháp Bảo lĩnh (Bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt).

13. Phạm Văn Th (Tên gọi khác: Không); giới tính: Nam; sinh ngày 15/3/1989 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn Nước Như, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh N; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ học vấn: 5/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: H’Re; tôn giáo: Không; con ông Phạm Văn Nuôi và bà Phạm Thị Đen; vợ Phạm Thị Trề (Trế), có 02 con, lớn sinh năm 2010, nhỏ sinh năm 2017; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 19/12/2020 đến nay (Có mặt).

- Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn H: Luật sư Huỳnh Ngọc  - Văn phòng Luật sư Quốc Ân thuộc Đoàn luật sư tỉnh N; địa chỉ: 301 Trần Hưng Đạo, thành phố Q Ngãi, tỉnh N(Có mặt)

-Người bào chữa cho bị cáo Phạm Văn Th: Ông Trần Đức N - Luật sư Văn phòng Luật sư Công Anh thuộc Đoàn luật sư tỉnh N; Địa chỉ: 44 Lê Văn Sỹ, thành phố N, tỉnh N (Có đơn xin vắng mặt).

- Người bào chữa cho các bị cáo Phạm Văn N, Phạm Văn S, Phạm Văn T, Phạm Văn B, Phạm Văn P, Phạm Văn Sinh, Phạm Văn T, Phạm Văn C, Phạm Văn Tr, Phạm Văn V, Phạm Văn S: Bà Nguyễn Thị Thúy H - Trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kon Tum (Có mặt).

- Những người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan:

+ Ông A L, sinh năm 1983; địa chỉ: Thị trấn M, huyện P, tỉnh K (Có đơn xin vắng mặt)

+ Ông Trần Minh H, sinh ngày 22/4/1985; địa chỉ: Hẻm 64 Nơ Trang Long, thành phố T, tỉnh T (Có mặt)

+ Ông Phạm Văn K, sinh ngày 10/12/1985; địa chỉ: Thôn G, xã X, huyện T, tỉnh N (Có đơn xin vắng mặt)

+ Ông Đinh Văn Q, sinh ngày 06/12/1976; địa chỉ: Thôn G, xã V, huyện T, tỉnh N (Có đơn xin vắng mặt)

+ Ông Phạm Văn Đ, sinh ngày 01/01/1992; địa chỉ: Thôn V, xã V, huyện T, tỉnh N (Có đơn xin vắng mặt)

+ Ông Phạm Văn E, sinh ngày 01/01/1996; địa chỉ: Thôn X, xã V, huyện T, tỉnh N (Có đơn xin vắng mặt).

- Người làm chứng:

+ Ông Lê Trí T, sinh năm: 1997; địa chỉ: Thôn 1, xã H, huyện P, tỉnh K (Có mặt).

+ Ông Nguyễn Khắc C; địa chỉ: Cán bộ Công ty TNHH MTV lâm nghiệp P, tỉnh K (Có mặt).

- Giám định viên tư pháp về lĩnh vực lâm nghiệp: Ông Hồ Công V – Phó trưởng phòng sử dụng & phát triển rừng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh T (Có mặt).

- Người phiên dịch tiếng H’re: Ông A S; công tác tại: Phòng văn hóa thông tin huyện P, tỉnh K (Có mặt).

- Các bị cáo có liên quan đến kháng cáo:

1. Phạm Văn T, sinh. năm 1998, tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn H, xã X, huyện T, tỉnh N; bị cáo đang chấp hành án (Có mặt).

2. Phạm Văn T, sinh ngày 09/02/1989 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn Nước Như, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh N; bị cáo đang chấp hành án (Có mặt).

3. Phạm Văn S, sinh ngày 28/10/1990 tại tỉnh N; nơi ĐKHKTT: Thôn M, xã X, huyện T, tỉnh N; bị cáo đang chấp hành án (Có mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại P tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 14/8/2018, Nguyễn Văn H thành lập Công ty TNHH MTV Mãnh Dũng, được Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Ncấp phép kinh doanh ngành nghề cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ. T qua mối quan hệ quen B từ trước, từ khoảng tháng 7 đến tháng 8 năm 2020, Nguyễn Văn H gọi điện thoại đặt vấn đề, các bị cáo khai thác gỗ bán lại cho H, tại địa bàn Lâm trường Măng La thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông và Lâm phần UBND xã Bờ Ê, huyện KonPLông, cụ thể 8 đợt như sau.

Trong tháng 7, tại tiểu khu 495 thuộc Lâm trường Măng La thuộc, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông, thuộc rừng tự nhiên, chức năng sản xuất (đường công vụ của thuỷ điện Đăk Re, giáp ranh xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Nvới xã Hiếu, huyện P, tỉnh K):

Nhóm 1: Các bị cáo Nguyễn Văn H, Phạm Văn Sợ, Phạm Văn T, Phạm Văn S và Phạm Văn Dem, cụ thể như sau.

- Nguyễn Văn H gọi điện thoại thuê Sợ và T vào đường công vụ của thuỷ điện Đăk Re để khai thác gỗ, H trả tiền công 500.000 đồng/ngày/người. T, Sợ đến nhà H ứng 300.000 đồng để mua xăng phục vụ việc khai thác. H dặn T, Sợ vào gặp Trần Minh H là cán bộ Lâm trường Măng La, sẽ chỉ cây để cưa hạ. Sau đó, T, Sợ sử dụng 02 xe gắn máy độ chế, Sợ mang theo 01 máy cưa, vào địa điểm khai thác gặp Trần Minh H chỉ cho các bị cáo một cây gỗ Chò chỉ, có tọa độ x = 606827, y = 1623239. T và Sợ tiến hành cắt hạ cây, cắt lóng, xẻ trong ba ngày được 11 hộp gỗ, có kích thước (300 x 40 x 15 cm). Bị cáo H trả mỗi người 1.500.000 đồng và nói nếu muốn làm nữa thì cứ lên gặp Trần Minh H. Sau đó, T và Sợ về kể việc khai thác và rủ Phạm Văn S, Phạm Văn S và Phạm Văn Th tham gia.

- Chiều ngày thứ nhÂ: T, Sợ, S, Dem, đi 03 xe máy độ chế, T mang theo một con dao quắm, Sợ mang theo một máy cưa xăng, vào rừng tìm cây gỗ xoan mộc để cắt hạ bán cho H. T và Sợ ngồi đợi ở bìa rừng, Sợ đưa máy cưa cho S, T đưa dao cho Dem để phát dọn lấy lối đi vào địa điểm khai thác. S và Dem cưa hạ được 03 cây xoan mộc (K hiệu G01-LN, G05-LN, G06-LN), cả 04 bị cáo về.

Ngày thứ hai và ba: T và Sợ đến nhà Nguyễn Văn H cho ứng 1.000.000 đồng để mua xăng và thực phẩm. Sáu bị cáo T, Sợ, S, Dem, thêm S, Th, sử dụng 05 xe máy độ chế, Sợ và Th mỗi người mang theo một máy cưa, vào rừng cắt hạ thêm 01 cây Xoan mộc (K hiệu G02-LN), xẻ được 13 hộp, vận chuyển 02 chuyến xuống đường công vụ, Nguyễn Văn H cho xe ôtô vào chở gỗ. Sau đó, trả cho các bị cáo số tiền 10.400.000 đồng, T, Sợ, S, S, Th chia nhau mỗi người 2.000.000 đồng, còn Dem được 400.000 đồng do nghỉ một ngày, sức yếu chỉ phụ nấu cơm và kéo gỗ, không có xe, không tham gia vận chuyển, các bị cáo đã tiêu xài hết.

Trong ba ngày các bị cáo cắt hạ được 04 cây xoan mộc, theo Biên bản khám hiện trường ngày 21/8/2020 xác định các gốc (K hiệu G01-LN; G05-LN; G06-LN; G02-LN). Tổng khối lượng 10,423 m3 gỗ quy tròn và trừ bọng. Kết luận định giá là 52.116.480 đồng.

Nhóm 2: Bị cáo H, Phạm Văn Đ và Phạm Văn Éo, Phạm Văn Quây, Phạm Văn Hea, Phạm Văn Quê và Phạm Văn Tho, cụ thể như sau:

Bị cáo Nguyễn Văn H rủ Phạm Văn Đ và Phạm Văn Éo, đi nhậu với Trần Minh H, cán bộ Lâm trường Măng La. Sau đó, H đặt vấn đề với Đ, Éo khai thác gỗ cho bị cáo nên đồng ý. Sau đó, Đ và Éo rủ Phạm Văn Quây, Phạm Văn Hea, Phạm Văn Quê và Phạm Văn Tho cùng tham gia khai thác gỗ.

Lần thứ nhÂ: Đ, Éo, Quây, Hea, Quê và Tho sử dụng 05 xe máy độ chế, Đ mang theo một máy cưa, vào đường công vụ của thuỷ điện Bo Ko 2. Trong 05 ngày, sáu đối tượng cắt hạ được một cây gỗ trâm trắng (K hiệu G07-LN). Do cưa bị hỏng nên Đ và Éo đến nhà Nguyễn Văn H ứng 2.500.000 đồng để mua cưa mới, các đối tượng tiếp tục xẻ được 12 hộp, kéo toàn bộ số gỗ xẻ được xuống đường công vụ, gọi cho Nguyễn Văn H cho xe tải vào chở gỗ.

Lần thứ hai: Đ, Éo, Quây, Hea và Tho sử dụng 05 xe máy độ chế, vào rừng tiếp tục khai thác như lần 1. Trong 04 ngày, các đối tượng hạ 01 cây gỗ chò chỉ (K hiệu G22-LN), xẻ được 06 hộp gỗ, kéo xuống đường công vụ 04 hộp gỗ, gọi Nguyễn Văn H cho xe tải vào chở gỗ. Còn 02 hộp gỗ và 01 lóng gỗ các đối tượng bỏ lại trong rừng. Sau đó, H trả cho các đối tượng Đ, Éo, Hea, Tho và Quây mỗi người khoảng 1.000.000 đồng. Còn Quê được 400.000 đồng, do làm 02 ngày.

Tại Bản kết luận giám định 02 cây gỗ (K hiệu G07-LN và G22-LN) có khối lượng là 4,493 m3 gỗ quy tròn. Kết luận định giá, giá trị Thệt hại số tiền là 31.181.100 đồng.

Nhóm 3: Ngoài ra, trong quá trình mở rộng điều tra đã xác định được: Vào tháng 8 năm 2020, Phạm Văn Hốp thấy mẹ đã già yếu nên sử dụng 01 xe máy độ chế, 01 máy cưa, vào rừng tìm cây để đóng quan tài, chuẩn bị lo hậu sự cho mẹ. Hốp cắt hạ 01 cây gỗ Gội nếp (K hiệu G12-LN), nhóm IV, xẻ thành 06 hộp, vận chuyển khỏi hiện trường. Sau đó, Hốp về kể việc cắt gỗ để làm quan tài nên Phạm Văn Hồng và Phạm Văn Lộc xin đi theo. Hôm sau cả ba vào rừng cắt hạ 01 cây gỗ Xoan mộc (K hiệu G11-LN), nhóm VI, xẻ 02 hộp, dùng xe độ chế của Hốp vận chuyển về thì bị cơ quan chức năng phát hiện thu giữ. Sau đó, 06 hộp gỗ gội Hốp khai thác được bán cho một người, không rõ N thân lai lịch được 1.000.000 đồng.

Tại Bản kết luận giám định 02 cây gỗ (K hiệu G12-LN, G11-LN) thuộc chủng loại Gội nếp nhóm IV và Xoan mộc nhóm VI, khối lượng là 3,089 m3 quy tròn. Kết luận định giá, giá trị Thệt hại là 14.196.526 đồng.

Mở rộng điều tra việc khai thác lâm sản trái phép, theo kết quả khám nghiệm hiện trường ngày 21/8/2020, tại Khoảnh 1, Khoảnh 2 Tiểu khu 495, thuộc Lâm trường Măng La thuộc, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông, có 33 cây gỗ bị cắt hạ chủng loại: Xoan mộc, lòng mang, trâm trắng, bằng lăng, gội, sến, chò chỉ, muồng ràng ràng. Tổng khối lượng gỗ bị Thệt hại là 81,310 m3 quy tròn. Kết luận định giá tài sản, giá trị Thệt hại là 494.962.100 đồng.

Tại Lâm phần UBND xã Bờ Ê, huyện KonPLông, trong tháng 8/2020 Nhóm 4: Bị cáo Nguyễn Văn H, Phạm Văn Tr, Phạm Văn V, Phạm Văn B, Phạm Văn Th (sinh năm 1984), Phạm Văn S, Phạm Văn Lưng, cụ thể:

H đến thôn Gòi Hre, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Ngặp và đặt vấn đề với Phạm Văn Tr đi cắt gỗ, chỉ địa điểm khai thác, đặt quy cách xẻ hộp (2,3 x 25 x 30) bán cho H, giá khoảng 4.500.000 đồng/m3 gỗ xẻ và hứa có chuyện gì H sẽ lo nên Tr đồng ý. Tr về nói thì Phạm Văn V, Phạm Văn B, Phạm Văn Th, Phạm Văn S, Phạm Văn Lưng đều xin đi. Tr rủ V đến nhà H lấy xăng, tiền mua thức ăn và đồ dùng phục vụ cho việc khai thác gỗ trái phép. Sáu bị cáo tập trung vào rừng, V mang theo 01 máy cưa xăng, các bị cáo khác chở theo xăng, nhớt, thực phẩm, thước đo, đinh 10 và dây dù. V cắt hạ 02 cây gỗ (K hiệu G04-LN; G06- LN, Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 27/8/2020), xẻ được 06 hộp gỗ, kéo (bằng cách đóng đinh vào đầu hộp gỗ, dùng dây dù buộc lại) xuống điểm tập kết tại suối, thôn Nước Lăng, còn lại 02 lóng để lại hiện trường.

Ngày thứ hai, các bị cáo tiếp tục vào rừng xẻ 02 lóng gỗ còn lại, được 06 hộp, kéo xuống điểm tập kết. Ngày thứ ba, S, Th và Lưng nghỉ ở nhà, còn Tr, V và B tiếp tục vào rừng, hạ 01 (một) cây gỗ nhưng bị vướng vào cây gỗ khác không đổ (K hiệu G07B-LN) nên tiếp tục đốn hạ 01 cây gỗ khác (K hiệu G10- LN), V xẻ được 03 hộp, cả ba kéo xuống điểm tập kết tại suối, thôn Nước Lăng. Sáng sớm ngày thứ tư Tr, V, B, Lưng, Th và S đến địa điểm tập kết, vận chuyển gỗ qua suối và bốc lên xe ô tô tải (không rõ BKS) để bán cho bị cáo H. Sau đó, V và Tr đến nhà H lấy 6.000.000 đồng, chia cho V, Tr, B mỗi người 1.200.000 đồng; S, Th và Lưng mỗi người 800.000 đồng, đã tiêu xài cá N.

Nhóm 5: Vài ngày sau, Tr và V rủ Phạm Văn Dách, Phạm Văn Khưng, Phạm Văn Chực cùng nhau vào rừng khai thác gỗ bán cho H, đều đồng ý.

Ngày thứ nhÂ: Cả 05 người vào Tiểu khu 440 thuộc lâm phần do Ủy ban N dân xã Pờ Ê quản lý. V mang theo 01 máy cưa và trực tiếp cắt hạ 01 cây gỗ (K hiệu G13-LN) xẻ được 7 hộp, những người còn lại phụ lật gỗ, đo kích thước, đánh dấu mực. Sau đó, kéo 05 hộp gỗ xuống điểm tập kết tại suối, thôn Nước Lăng, còn 02 lóng gỗ và 02 hộp giấu lại rừng. Ngày thứ hai: Cả 05 người tiếp tục vào rừng, xẻ 01 lóng gỗ còn lại ngày hôm trước được 04 hộp, kéo 05 hộp gỗ (gồm 01 hộp gỗ ngày hôm trước) xuống điểm tập kết, còn 01 lóng gỗ và 01 hộp gỗ giấu lại rừng. Ngày thứ ba: Cả 05 tiếp tục vào rừng, xẻ 01 lóng gỗ còn lại thành 04 hộp, kéo 05 hộp gỗ (gồm 01 hộp gỗ còn lại hôm trước) xuống điểm tập kết. Ngày thứ tư: Bị cáo H L lạc với Tr và hẹn tối sẽ cho xe vào bốc gỗ nên 05 người tiếp tục vào rừng, Chực và Tr cắt hạ 02 cây gỗ (K hiệu G15-LN, G25-LN) xẻ được 03 hộp, cả 05 đối tượng kéo xuống điểm tập kết. Rạng sáng hôm sau, các đối tượng vận chuyển gỗ qua suối, bốc lên xe ôtô tải để bán cho H. Còn lại một số hộp gỗ tại điểm tập kết, chưa kịp bốc lên xe, H T báo có người đi kiểm tra rừng và yêu cầu các đối tượng c giấu gỗ, nên Tr rủ thêm Phạm Văn Th (Sinh năm 1984), Phạm Văn Phúc và Phạm Văn K giấu gỗ thì bị cơ quan chức năng phát hiện, sau đó các đối tượng bỏ chạy.

Tại Kết luận giám định (do Tr, V, Dách, Khưng, S, Lưng, Th, B, Chực, Phúc và K) khai thác trái phép 07 cây gỗ, có K hiệu G04-LN, G06-LN và G10- LN thuộc chủng loại Sâng (sưng) nhóm VI; các cây gỗ G13-LN, G07b-LN, G25-LN thuộc chủng loại Chò chỉ nhóm III; cây gỗ G15-LN thuộc chủng loại Nọng heo nhóm VI. Tổng khối lượng là 10,343 m3 gỗ tròn. Kết luận định giá tài sản 10,343 m3 gỗ tròn, có giá trị là 54.892.040 đồng.

Nhóm 6: Cùng thời gian này, Nguyễn Văn H L hệ với Phạm Văn T, đặt vấn đề vào rừng cắt gỗ, chỉ địa điểm cắt gỗ, quy cách xẻ hộp kích thước dài 2,3 m x 25-30cm x 15cm để bán cho H và hứa có chuyện gì xảy ra sẽ lo nên T đồng ý. Sau đó, T rủ một số người cùng tham gia Phạm Văn Chanh, Phạm Văn N, Phạm Văn Hế, Phạm Văn Khưng, Phạm Văn Tú, Phạm Văn C; Phạm Văn N rủ thêm Phạm Văn Sân. T, Chanh, N trực tiếp gặp H ứng 800.000 đồng để mua xăng, thức ăn và đồ dùng phục vụ cho việc khai thác gỗ trái phép. T và Chanh mang theo mỗi người một máy cưa xăng những người còn lại mang theo thức ăn, công cụ, phương tiện phục vụ việc khai thác gỗ, vào Tiểu khu 440. Các đối tượng thay P nhau cắt hạ 01 cây gỗ (K hiệu G11-LN), xẻ được 08 hộp, các đối tượng chở 08 hộp gỗ đến địa điểm tập kết tại suối, thôn Nước Lăng, xã Ba Xa, còn lại 01 lóng và máy cưa giấu lại rừng.

Ngày thứ hai: Phạm Văn Khưng nghỉ; Phạm Văn S xin tham gia cùng. Tám đối tượng gồm T, Chanh, N, C, Hế, Tú, Sân và S vào rừng, thay P nhau xẻ 01 lóng gỗ (đã giấu hôm trước) thành 02 hộp. Cắt hạ 01 cây gỗ (K hiệu G14-LN), xẻ được 06 hộp và kéo 08 hộp gỗ xuống địa điểm tập kết. Ngày thứ ba: Phạm Văn T xin Phạm Văn N đi cùng nên 09 người vào rừng cắt hạ 01 cây gỗ (K hiệu G16-LN), xẻ được 08 hộp và kéo xuống điểm tập kết. Ngày thứ tư: Nguyễn Văn H hẹn các đối tượng, tối cho xe vào bốc gỗ, nên tiếp tục vào rừng nhưng không tìm được cây ưng ý và không đủ xăng để xẻ gỗ nên về. Đến rạng sáng hôm sau, 09 người tập trung bốc 24 hộp gỗ lên xe ôtô tải để bán cho H xong thì về nhà.

Sau đó, cùng đến nhà Nguyễn Văn H nhận tiền chia nhau mỗi người 1.700.000 đồng tiêu xài, T được chia 850.000 đồng, S được chia 1.300.000 đồng, Khưng không được chia.

Nhóm 7: Sau vài ngày nghỉ ở nhà, T và Chanh tiếp tục rủ thêm Phạm Văn P, Phạm Văn T, Phạm Văn Sinh, Phạm Văn B tham gia đi khai thác gỗ về bán cho Nguyễn Văn H. Phạm Văn Tú nghỉ, không tham gia khai thác cùng nhóm. T và Chanh đến nhà H ứng 1.000.000 đồng để mua hàng. T, Chanh, N, Sân, C, Hế, S, T, P, Sinh, B và T (12 người) vào rừng, N và P mang theo mỗi người một máy cưa, những người còn lại mang theo xăng, nhớt, thực phẩm, thước đo và dây đánh dấu mực. Ngày thứ nhÂ: S, Chanh, N và T thay nhau cưa, những người còn lại phụ, cắt hạ 04 cây gỗ (K hiệu G12-LN, G27-LN, G28-LN, G29- LN; cây G28-LN bị bọng không xẻ), cả nhóm xẻ 02 cây được 12 hộp gỗ, kéo 12 hộp gỗ về điểm tập kết tại suối thôn Nước Lăng, còn lại 01 cây gỗ và cưa để lại rừng. Ngày thứ hai: H L hệ các bị cáo tối sẽ cho xe vào bốc gỗ. Phạm Văn T nghỉ do mẹ bị ốm, còn lại 11 bị cáo tiếp tục vào rừng, xẻ cây gỗ đã đốn hạ hôm trước thành 10 hộp gỗ. Cắt hạ thêm 02 cây gỗ (K hiệu G26 và G30) xẻ 01 cây được 06 hộp gỗ, cây còn lại cắt được 01 lóng. Cả nhóm kéo 11 hộp gỗ về điểm tập kết tại suối thôn Nước Lăng, số gỗ còn lại giấu trong rừng. Rạng sáng hôm sau, 11 bị cáo trong nhóm và Phạm Văn T đưa gỗ qua suối, bốc lên xe ôtô tải để bán cho H. Ngày thứ ba: S và Hế nghỉ làm. T, Chanh, N, Sân, C, T, P, T, B, Sinh và thêm Hức mang thêm một máy cưa xăng (Hức nghe đi làm gỗ nên xin đi) vào rừng. Cả nhóm cắt hạ 01 cây gỗ (K hiệu G02-LN), xẻ được 06 hộp, kéo 11 hộp gỗ (gồm cả 05 hộp của ngày hôm trước) về điểm tập kết tại suối, thôn Nước Lăng. Sáng sớm hôm sau, H T báo cho các đối tượng mang gỗ đi c giấu vì có người đi kiểm tra rừng. Các đối tượng đang kéo 14 hộp gỗ xẻ giấu thì bị cơ quan chức năng phát hiện và yêu cầu giao nộp tang vật vi phạm nhưng các đối tượng bỏ chạy.

Tại Kết luận giám định (do T, Chanh, N, Sân, C, Hế, S, T, P, Sinh, B, T và Hức) khai thác trái phép 10 cây gỗ có K hiệu G02-LN, G11-LN, G14-LN, G16- LN thuộc chủng loại Chò chỉ nhóm III, các cây gỗ có K hiệu G12-LN, G26-LN, G27-LN, G28-LN, G29-LN, G30-LN thuộc chủng loại Nọng heo nhóm VI. Tổng khối lượng 19,457 m3 gỗ tròn. Kết luận định giá tài sản 19,457 m3 gỗ tròn, có giá trị 94.672.998 đồng.

Nhóm 8: Trong khoảng đầu tháng 8 năm 2020, Nguyễn Văn H gặp các đối tượng Phạm Văn Trực, Phạm Văn Dôi và Phạm Văn Chên cùng trú tại xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Nvà đặt vấn đề vào rừng khai thác gỗ bán cho H, ngày nào có gỗ H sẽ trả tiền công từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nên đồng ý. H đưa 300.000 đồng mua đồ dùng và một can xăng 05 lít, để phục vụ khai thác. Chên mang theo 01 máy cưa, Trực và Dôi chở thực phẩm và công cụ khai thác vào rừng, thuộc Tiểu khu 440, lâm phần do Ủy ban N dân xã Pờ Ê quản lý. Trong 03 ngày cưa hạ 03 cây gỗ (K hiệu G03-LN, G07A-LN và G08-LN), xẻ 02 cây được 09 hộp gỗ; còn 01 cây gỗ bỏ lại hiện trường. Toàn bộ số gỗ khai thác được bán cho Nguyễn Văn H và được trả mỗi người 900.000 đồng tiền công.

Tại Kết luận giám định 03 cây gỗ khai thác trái phép có K hiệu G03-LN, G07A-LN và G08-LN thuộc chủng loại Sâng (sưng) nhóm VI, có tổng khối lượng là 5,621 m3 gỗ tròn. Kết luận định giá Thệt hại là 25.724.122 đồng.

Quá trình điều tra, ngày 20/11/2020 Tr, V, T, Chanh, P, Dách, Khưng, K và T dẫn Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kon Plông, đến hiện trường xác định vị trí các gốc cây gỗ, các đối tượng đã khai thác trái phép. Kết quả xác định phù hợp với các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án.

Theo kết quả khám nghiệm hiện trường ngày 27/8/2020 và ngày 20/11/2020 tại Khoảnh 16, 17 Tiểu khu 440 Lâm phần do UBND xã Pờ Ê quản lý, thuộc địa giới hành chính xã Hiếu, huyện P, tỉnh K là rừng tự nhiên, chức năng phòng hộ, có 24 cây gỗ chủng loại mít nài, chò chỉ, sâng, nọng heo, trường, bình linh, lòng mang, bằng lăng bị khai thác trái phép, tổng khối lượng 40,160 m3 gỗ tròn và 06 gốc cây (mới phát hiện) bị chặt hạ, thuộc chủng loại chò chỉ (nhóm III), nọng heo (nhóm VI), tổng khối lượng bị Thệt hại là 16,182 m3. Như vậy, tại Tiểu khu 440 Lâm phần do UBND xã Pờ Ê quản lý bị cắt hạ 30 gốc cây gỗ, tổng khối lượng là 56,342 m3 gỗ, có giá trị 382.625.600 đồng.

Với nội dung trên tại Bản án hình sự sơ thẩm số 10/2021/HS-ST ngày 09/6/2021 của Tòa án N dân huyện P, tỉnh K đã quyết định:

1. Tuyên bố: Các bị cáo Nguyễn Văn H, Phạm Văn Chanh, Phạm Văn T, Phạm Văn N, Phạm Văn C, Phạm Văn Sân, Phạm Văn S, Phạm Văn Hế; Phạm Văn T, Phạm Văn B, Phạm Văn P, Phạm Văn Sinh; Phạm Văn T, Phạm Văn Tr, Phạm Văn V; Phạm Văn T, Phạm Văn Sợ, Phạm Văn S, Phạm Văn S, Phạm Văn Th, Phạm Văn Dem phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

Áp dụng Điểm d khoản 3 Điều 232; Điều 38, Điều 58; Điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Văn H 09 (Chín) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (23/11/2020).

Áp dụng: Điểm d khoản 2 Điều 232; Điều 38; Điều 58; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn Chanh 03 (Ba) năm 6 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (20/11/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn T 04 (Bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (20/11/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn C 03 (Ba) năm 6 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (19/12/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn Hế 03 (Ba) năm 6 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (19/12/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn T 03 (Ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (20/11/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn P 03 (Ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (20/11/2020 đến ngày 28/5/2021).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn Sinh 03 (Ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (20/11/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn T 03 (Ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (20/11/2020 đến ngày 09/2/2021).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn B 04 (Bốn) năm 6 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (20/11/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn S 04 (Bốn) năm 6 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (16/12/2020 đến ngày 07/6/2021).

Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 232 Điều 38; Điều 58; Điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điểm o khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn N 04 (Bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (20/11/2020 đến ngày 28/01/2021).

Áp dụng Điểm d khoản 2 Điều 232 ; Điều 58; Điều 65; Điều 91, Điều 101; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn Sân 24 (Hai bốn) tháng tù nhưng cho hưởng án T, thời gian thử thách 48 (Bốn tám) tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm ngày (09/6/2021).

Áp dụng Điểm d khoản 1 Điều 232; Điều 38; Điều 58; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn V 26 (Hai sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (20/11/2020 đến ngày 09/2/2021).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn Tr 26 (Hai sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (20/11/2020 đến ngày 18/01/2021).

Áp dụng Điểm b khoản 1 Điều 232; Điều 38; Điều 58; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn T 20 (Hai mươi) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (19/12/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn Sợ 20 (Hai mươi) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (19/12/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn S 20 (Hai mươi) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (19/12/2020 đến ngày 15/3/2021).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn S 15 (Mười lăm) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (19/12/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn Th 15 (Mười lăm) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (19/12/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn Dem 12 (Mười hai) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (19/12/2020).

2. Về xử lý vật chứng xe ô tô và điện thoại của Nguyễn Văn H: Giao 01 xe ô tô biển kiểm soát 76C-049.05 màu xám tro, nhãn hiệu “CHIENTHANG”, số máy LBNA14000461, số khung 21ZLEDC00170 sản xu năm 2014 đã qua sử dụng cho Chi cục Th hành án dân sự huyện P, tỉnh K, phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Ba Tơ, tỉnh N, xử lý bán đấu giá tài sản để Ngân hàng thu hồi nợ vay (Theo hợp đồng tín dụng số 4509LAV201902262 ngày 25/12/2019 và Hợp đồng thế chấp số 203 2014 HĐTC ngày 26/11/2014 được K kết giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Ba Tơ, tỉnh Nvà bị cáo Nguyễn Văn H) phần giá trị còn lại (nếu có) tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước; 01 điện thoại di động hiệu Samsung dạng cảm ứng và 01 (một) điện thoại di động bàn phím hiệu Masstel tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo.

Ngày 21/6/2021 bị cáo Nguyễn Văn H kháng cáo đề nghị tuyên bị cáo không phạm tội; về tài sản bị cáo cho rằng xe ô tô tải biển số 76C-04905 và 02 chiếc điện thoại bị cáo không dùng vào việc phạm tội nhưng cấp sơ thẩm tịch thu là không đúng.

Từ ngày 12 đến ngày 22 tháng 6 năm 2021 các bị cáo Chanh, T, N, C, S, Hế, T, B, P, Sinh, T, Tr, V, T, Sợ, S, Th, Dem, kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đối với bị cáo S xin giảm nhẹ hình phạt và được hưởng án T.

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án: Cấp sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chÂ, mức độ hành vi phạm tội các bị cáo gây ra và xử phạt các bị cáo về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” với mức án như Bản án sơ thẩm là phù hợp. Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355 và Điều 356 của Bộ luật tố tụng hình sự, không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Nguyễn Văn H và kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo.

Đối với kháng cáo xin hưởng án T của bị cáo S thấy rằng: Bố bị tâm thần, mẹ đã mÂ; gia đình ba anh em gồm Sợ, S và bị cáo đều bị phạt tù trong vụ án này, việc cho bị cáo được hưởng T để nuôi bố già và bị bệnh là cần Thết. Vì vậy, đề nghị căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 355 và điểm e khoản 1 Điều 357 của Bộ luật tố tụng hình sự, chấp nhận kháng cáo sửa Bản án hình sự sơ thẩm số: 10/2021/HS-ST ngày 09/6/2021 của Tòa án N dân huyện P, tỉnh K, cho bị cáo được hưởng án T.

Tại P tòa phúc thẩm các bị cáo giữ nguyên đơn kháng cáo và đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét.

c Luật sư bào chữa - Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn H, Luật sư Huỳnh Ngọc  trình bày: Không đồng ý Bản án sơ thẩm kết tội bị cáo Nguyễn Văn H. Quá trình điều tra chỉ dựa vào các lời khai của các bị cáo, không chứng minh được việc các bị cáo có điện thoại cho H hay không, vai trò chủ mưu, giúp sức xác định chưa rõ ràng; T xác nhận sau khi khai thác 03 cây xoan mộc thì điện thoại cho H để nói H mua, đây là khai thác để bán cho H chứ không phải H thuê các bị cáo khai thác. Biên bản khám nghiệm hiện trường không có người chứng kiến nên không có giá trị chứng minh. Phương pháp giám định, xác định khối lượng gỗ chưa phù hợp. Vì vậy, đề nghị hủy án sơ thẩm để điều tra và xét xử lại vụ án.

- Người bào chữa cho bị cáo Phạm Văn Th, Luật sư Trần Đức N có văn bản trình bày: Thống nh về tội danh, tuy nhiên, mức độ hành vi của bị cáo Th ít nghiêm trọng hơn các bị cáo khác trong nhóm, Th không tham gia trong ngày chặt hạ 03 cây, khối lượng gỗ bị Thệt hại của cả nhóm chỉ ở mức đầu của khung hình phạt là từ 6 tháng đến 3 năm nhưng xử phạt bị cáo 15 tháng là quá nặng. Do vậy, đề nghị Hội đồng xét xử, áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ tại điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự, xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Th dưới mức thấp nhất của khung hình phạt .

- Người bào chữa cho các bị cáo Phạm Văn N, Phạm Văn S, Phạm Văn T, Phạm Văn B, Phạm Văn P, Phạm Văn Sinh, Phạm Văn T, Phạm Văn C, Phạm Văn Tr, Phạm Văn V, Phạm Văn S, trợ giúp viên pháp lý bà Nguyễn Thị Thúy Hằng trình bày: Cấp sơ thẩm xử phạt các bị cáo mức án là quá nặng. Việc vi phạm pháp luật của các bị cáo là do người dân tộc Thểu số, nhận thức pháp luật còn hạn chế và tin vào lời hứa của bị cáo H nếu có việc gì xảy ra sẽ lo. Các bị cáo đều thành khẩn, T cực khai ra hành vi phạm tội và phối hợp với cơ quan điều tra chỉ các gốc cây đã cưa hạ; đã khắc phục toàn bộ Thệt hại, vì vậy đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Tại P tòa: Các bị cáo và người có quyền lợi và nghĩa vụ L quan không có ý kiến tranh luận gì và thống nh với ý kiến của người bào chữa. Riêng bị cáo Nguyễn Văn H không thừa nhận hành vi phạm tội.

Các bị cáo nói lời sau cùng: Các bị cáo xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Đối với bị cáo Nguyễn Văn H đề nghị Hội đồng xét xử, xem xét lại hành vi phạm tội của bị cáo theo đúng quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án, kết quả tranh luận tại P tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tố tụng: Các bị cáo kháng cáo trong thời hạn quy định tại Điều 331 và Điều 333 của Bộ luật tố tụng hình sự là đúng quy định.

[2] Tại P phúc thẩm các bị cáo Phạm Văn Tr, Phạm Văn V, Phạm Văn N, Phạm Văn S, Phạm Văn P, Phạm Văn T và Phạm Văn S được tại ngoại có kháng cáo, có đơn xin xét xử vắng mặt do tình hình dịch Covid. Vì vậy, HĐXX xét xử vắng mặt các bị cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 351 Bộ luật tố tụng Hình sự.

[3] Hành vi phạm tội của các bị cáo: Vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2020, bị cáo Nguyễn Văn H đã nhiều lần gọi điện, gặp gỡ trực tiếp đặt vấn đề thỏa thuận thuê các bị cáo trưởng các nhóm Phạm Văn T, Phạm Văn Tr, Phạm Văn T, Phạm Văn Trực, nói rủ thêm người, thỏa thuận giá mua, đặt ra quy cách xẻ hộp, cho ứng tiền để mua công cụ và phương tiện phục vụ cho việc khai thác, chỉ khu vực rừng để khai thác gỗ, xẻ hộp vận chuyển về điểm tập kết, gọi điện H cho xe vào chở và đến nhà H lấy tiền chia nhau. Các bị cáo rủ thêm các bị cáo Phạm Văn Chanh, Phạm Văn N, Phạm Văn C, Phạm Văn S, Phạm Văn Hế, Phạm Văn Sân, Phạm Văn T, Phạm Văn B, Phạm Văn P, Phạm Văn Sinh, Phạm Văn T, Phạm Văn V, Phạm Văn Sợ, Phạm Văn S, Phạm Văn S, Phạm Văn Th, Phạm Văn Dem và một số đối tượng khác thực hiện hành vi khai thác gỗ trái phép để bán cho H. Theo yêu cầu của H, các nhóm của các bị cáo đã thực hiện hành vi khai thác gỗ trái phép tại Tiểu khu 495 rừng sản xu là rừng tự nhiên, thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông quản lý và tại Tiểu khu 440 rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, thuộc lâm phần do Ủy ban N dân xã Pờ Ê quản lý, Bản án sơ thẩm xác định cụ thể như sau:

nh vi của bị cáo Nguyễn Văn H chịu trách nhiệm hình sự chung khối lượng khai thác gỗ trái phép tại Tiểu khu 495, với khối lượng là 14,916 m3 gỗ quy tròn và tại Tiểu khu 440, với khối lượng là 35,421 m3 gỗ tròn, đều thuộc nhóm gỗ T thường; tổng khối lượng là 50,337 m3 gỗ tròn, đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo Điểm d khoản 3 Điều 232 của Bộ luật Hình sự.

nh vi của các bị cáo Phạm Văn T, Phạm Văn Chanh, Phạm Văn N, Phạm Văn Sân, Phạm Văn C khai thác trái phép 19,457 m3 gỗ tròn; Phạm Văn S khai thác trái phép 22,457 m3 gỗ tròn; Phạm Văn Hế khai thác trái phép 18,945 m3 gỗ tròn; Phạm Văn T khai thác trái phép 17,481 m3 gỗ tròn; Phạm Văn T, Phạm Văn Sinh và Phạm Văn P khai thác trái phép 16,457 m3 gỗ tròn; Phạm Văn B khai thác trái phép 22,51 m3 gỗ tròn, nhóm gỗ T thường, tại Tiểu khu 440 rừng phòng hộ là rừng tự nhiên đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự.

nh vi của các bị cáo Phạm Văn T, Phạm Văn S, Phạm Văn Sợ, Phạm Văn S, Phạm Văn Th và Phạm Văn Dem khai thác trái phép 10,423 m3 gỗ tròn, nhóm gỗ T thường, tại Tiểu khu 495 rừng sản xu là rừng tự nhiên đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự.

nh vi của bị cáo Phạm Văn Tr và Phạm Văn V khai thác trái phép 10,343 m3 gỗ tròn, nhóm gỗ T thường, tại Tiểu khu 440 rừng phòng hộ là tự nhiên đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự.

Với các hành vi và khối lượng gỗ khai thác như trên, tại Bản án hình sự sơ thẩm số: 10/2021/HS-ST ngày 09/6/2021 của Tòa án N dân huyện P, tỉnh K đã xét xử các bị cáo về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo Điều 232 của Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

[4] Xét đơn kháng cáo của các bị cáo:

[4.1] Các bị cáo Phạm Văn T, Phạm Văn T, Phạm Văn Sợ, Phạm Văn Chanh, Phạm Văn Hế, Phạm Văn S và Phạm Văn Dem, đã có đơn xin rút đơn kháng cáo. Vì vậy, Thẩm phán đã ra Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

[4.2] Đối với đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn H kháng cáo đề nghị tuyên không phạm tội và cho rằng cấp sơ thẩm tuyên tịch thu tài sản không L quan đến việc phạm tội của bị cáo, lý do: Bị cáo cho rằng cấp sơ thẩm chưa làm rõ được sự thật khách quan của vụ án, sử dụng đơn phương lời khai của một phía, không có căn cứ để chứng minh hành vi xúi dục, giúp sức của bị cáo, không phù hợp với chứng cứ khác, xét thấy:

[4.2.1] Xét kháng cáo đề nghị tuyên không phạm tội:

- Tại các lời khai của các bị cáo trưởng các nhóm Phạm Văn T (BL1189- 1206), Phạm Văn Tr (BL 740-761), Phạm Văn T (BL 210), Phạm Văn Trực (BL911-912) đều khai H Karaoke gọi điện thoại, gặp trực tiếp, nói rủ thêm người, thỏa thuận giá mua, đặt ra quy cách xẻ hộp, cho ứng tiền, chỉ khu vực rừng để khai thác gỗ, xẻ hộp vận chuyển về điểm tập kết, gọi điện H cho xe vào chở và đến nhà H lấy tiền chia nhau; phù hợp với lời khai của các bị cáo Phạm Văn Chanh (BL253-274), Phạm Văn N (BL 321-340), Phạm Văn S (BL365, 378), Phạm Văn Sợ (BL1291), Phạm Văn S (BL 1334-1353); phù hợp với lời khai của những người L quan Phạm Văn K (BL 836-839), Phạm Văn Dách (BL 893), Phạm Văn Chên (BL 905). Giữa các bị cáo, những người tham gia tố tụng khác và H không có mâu thuẫn gì nên các lời khai này là khách quan, có căn cứ.

- Lời khai của Đinh Văn Q (BL 1400) và tại P tòa sơ thẩm đều khai được bị cáo Nguyễn Văn H thuê vận chuyển gỗ và giao xe ô tô tải Biển kiểm soát 76C – 04905 thuộc sở hữu của H để Q chở 03 chuyến gỗ, trả tiền công 500.000 đồng.

Lời khai này của Q phù hợp lời khai của các bị cáo.

- Tại Biên bản kiểm tra ngày 14/8/2020 (BL 03) ông Lê Trí T và Nguyễn Khắc C là N viên bảo vệ rừng đã lập biên bản về việc các đối tượng có hành vi kéo gỗ thì Nguyễn Văn H xu hiện hô hào để các đối tượng khác bỏ về. Trong quá trình điều tra, Hạt kiểm lâm cung cấp video do A L cán bộ Lâm trường quay lại hiện trường vi phạm. Qua nhận dạng ngày 10/9/2021 (BL1985 – 1988, 1992) tại Công an xã Ba Xa, đối tượng điều khiển xe mô tô BKS 76K109910 là bị cáo Nguyễn Văn H, sinh năm 1979 và các bị cáo B, Chanh, T, T, V và đối tượng K là những người kéo gỗ khai thác trái phép.

Quá trình điều tra các bị cáo đều khai H T báo cho các bị cáo mang gỗ đi c giấu vì có người đi kiểm tra rừng, nhưng cơ quan chức năng phát hiện, khi B được các bị cáo bị bắt quả tang nên bị cáo H điều khiển xe mô tô BKS 76K109910 có mặt tại hiện trường. Qua hình ảnh video bị cáo H có mặt tại trường hô hào để các bị cáo khác rời khỏi hiện trường là phù hợp với lời khai của các bị cáo, phù hợp với lời khai của các N viên bảo vệ rừng Lê Trí T, Nguyễn Khắc C (BL 1038), A L khi bắt quả tang các đối tượng và phù hợp với lời khai của bị cáo đã thừa nhận tại cơ quan điều tra (BL 1616, 1625-1629). Tuy nhiên, tại P tòa phúc thẩm bị cáo khai không có mặt tại hiện trường là không có căn cứ mâu thuẫn với lời khai tại cơ quan điều tra.

t lời khai của bị cáo còn mâu thuẫn, không thật thà, quanh co, không thừa nhận việc khai thác lâm sản trái phép và không nhận tội. Tuy nhiên, từ những căn cứ trên có đủ cơ sở xác định bị cáo Nguyễn Văn H là người chủ mưu, khởi xướng và cùng với các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự với toàn bộ khối lượng gỗ mà các bị cáo và người L quan khai thác trái phép tại Tiểu khu 495, rừng sản xu là rừng tự nhiên với khối lượng là 14,916 m3 gỗ quy tròn; tại Tiểu khu 440, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên với khối lượng 35,421 m3 gỗ tròn. Tổng cộng là 50,331 m3 gỗ tròn, T thường, có đủ cơ sở kết luận Nguyễn Văn H phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo Điểm d khoản 3 Điều 232 của Bộ luật Hình sự. Xét thấy cấp sơ thẩm đã căn cứ vào toàn bộ các lời khai, bản ảnh hiện trường, nhận dạng và toàn bộ các chứng cứ khác để kết tội bị cáo Nguyễn Văn H là có căn cứ, không oan. Do đó, kháng cáo đề nghị tuyên không phạm tội của bị cáo Nguyễn Văn H không có cơ sở chấp nhận.

[4.2.2] Xét kháng cáo về tuyên tịch thu tài sản là vật chứng không L quan đến việc phạm tội của bị cáo.

Đối với một chiếc xe ô tô biển kiểm soát 76C-049.05 của bị cáo Nguyễn Văn H. Trong quá trình điều tra và tại P tòa sơ thẩm Đinh Văn Q (BL1641) khai H thuê Q chở 03 chuyến gỗ trái phép, giữa bị cáo và Q không có mâu thuẫn gì nên lời khai của Q có giá trị chứng minh. Vì vậy, có căn cứ để xác định chiếc xe ô tô bị cáo dùng để chở gỗ là tang vật vụ án nên không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo của bị cáo.

Đối với 01 điện thoại di động hiệu Samsung dạng cảm ứng và 01 điện thoại di động bàn phím hiệu Masstel. Các bị cáo khai H dùng 02 điện thoại này vào việc L lạc cho các bị cáo khác để khai thác gỗ trái phép. Cấp sơ thẩm tuyên tịch thu sung vào ngân sách nhà nước là có căn cứ, đúng quy định.

[4.3]. Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo Phạm Văn N, Phạm Văn C, Phạm Văn S, Phạm Văn T, Phạm Văn B, Phạm Văn P, Phạm Văn Sinh; Phạm Văn T, Phạm Văn Tr, Phạm Văn V, Phạm Văn Th, thấy rằng:

Bị cáo Phạm Văn Tr là trưởng nhóm khai thác, H L hệ và đặt vấn đề trực tiếp với Tr để thống nh việc khai thác gỗ là người thực hành T cực, trực tiếp cưa hạ 02 cây và tham gia khai thác 10 cây gỗ với khối lượng 19,457 m3; Các bị cáo V, N, B, S, C, T, P, Sinh, T, Th và S là người tiếp nhận ý chí từ các bị cáo trưởng các nhóm mà mình tham gia khai thác và là người thực hành T cực. Trong đó, B tham gia hai nhóm khai thác 11 cây, khối lượng 22,51 m3; N trực tiếp cưa hạ 02 cây, tham gia khai thác 10 cây gỗ, khối lượng 19,457 m3; S tham gia hai nhóm, trực tiếp cưa hạ 01 cây, tham gia khai thác 11 cây gỗ, với khối lượng 22,457 m3; C tham gia khai thác 10 cây gỗ, khối lượng 19,457 m3; T trực tiếp cưa hạ 01 cây, tham gia khai thác 07 cây gỗ, khối lượng 16,457 m3; T tham gia khai thác 08 cây gỗ, với khối lượng 17,481 m3; Sinh và P tham gia khai thác 07 cây gỗ, với khối lượng 16,457 m3; V trực tiếp cưa hạ 04 cây, tham gia khai thác 07 cây gỗ, với khối lượng 10,343 m3; Th tham gia khai thác 04 cây gỗ, với khối lượng là 10,423 m3.

Các bị cáo tham gia khai thác mặt dù không có bàn bạc, phân công vai trò cho từng người trong việc chuẩn bị vật dụng, phương tiện phục vụ cho việc khai thác gỗ nhưng các bị cáo đều tham gia T cực, là người thực hành và cùng tham gia vận chuyển gỗ đến nơi tập kết, bóc lên xe ô tô cho bị cáo H.

Hành vi phạm tội của các bị cáo thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, trong khi các ngành chức năng có giải pháp quyết liệt để bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên Thên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái rừng nhưng tình hình vi phạm quy định về khai thác lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon PLông nói riêng, diễn biến hết sức phức tạp, L tục xảy ra nhiều vụ khai thác trái phép, phá rừng, gây bức xúc trong N dân. Gây Thệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường rừng và tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội tại địa phương. Vì vậy, cần xử phạt các bị cáo một mức án nghiêm minh để cải tạo, giáo dục các bị cáo thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, răn đe phòng ngừa chung trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng hiện nay.

Quá trình xét xử, cấp sơ thẩm đã căn cứ vào mức độ hành vi phạm tội, khối lượng gỗ bị Thệt hại, xem xét và áp dụng đầy đủ cho các bị cáo được hưởng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo quy định của BLHS. Xem xét, đánh giá đầy đủ về N thân, vai trò, tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội của từng bị cáo gây ra, để xử phạt các bị cáo là phù hợp, có sự phân hóa vai trò và trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo.

Tại P tòa phúc thẩm các bị cáo không cung cấp thêm tình tiết giảm nhẹ mới. Vì vậy, Hội đồng xét xử không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo.

[4.4]. Đối với bị cáo Phạm Văn S sau khi xét xử sơ thẩm có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và được hưởng án T, với lý do: Bị cáo là lao động chính trong gia đình, mẹ mÂ, cha già bị bệnh tâm thần, ba anh em là Phạm Văn Sợ, Phạm Văn S và bị cáo đều bị xử phạt tù trong vụ án này.

t thấy, quá trình tham gia khai thác bị cáo trực tiếp cưa hạ 03 cây, tham gia khai thác 04 cây gỗ, khối lượng 10,343 m3. Bị cáo tiếp nhận ý chí và được bị cáo T, Sợ rủ bị cáo tham gia, không chủ động khai thác, với vai trò là người thực hành. Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b,t,s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 BLHS. Xét đơn trình bày của bị cáo có xác nhận của UBND xã về hoàn cảnh gia đình là đúng sự thật; tại P tòa mặt dù bị cáo vắng mặt do khách quan nhưng các bị cáo đều khai phù hợp với đơn trình bày về hoàn cảnh. Đây là tình tiết giảm nhẹ mới tại cấp phúc thẩm, do đó cần chấp nhận kháng cáo của bị cáo giữ nguyên hình phạt và cho hưởng án treo là phù hợp với Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án N dân tối cao, để bị cáo thấy được chính sách khoan hồng của pháp luật mà chấp hành tốt.

Từ nhận định trên, Hội đồng xét xử thấy, chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo và sửa Bản án sơ thẩm.

[5]. Đối với 01 túi niêm phong có kích thước 17 x 20cm có chữ K của Y Va Ly A, Tô Văn Thế, A L bên trong có 01 (một) Thết bị lưu trữ dữ liệu điện tử (USB) màu đen, nhãn hiệu SanDisk 16 GB Glide 3.0 đã qua sử dụng. Xét thấy, Bản án sơ thẩm đã xác định đây là chứng cứ có chứa những T tin chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo nên cần lưu giữ kèm theo hồ sơ vụ án. Quá trình xét xử phúc thẩm đã trích xuất chứng cứ này (Theo biên bản giao nhận ngày 13/8/2021 giữa Chi cục Th hành án huyện KonPLông và Tòa án N dân tỉnh KonTum). Vì vậy, cần lưu theo hồ sơ vụ án mà không trả lại cơ quan Th hành án huyện KonPLông.

[6]. Về án phí hình sự phúc thẩm: Căn cứ vào Điểm đ khoản 1 Điều 12; khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Do không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn H nên bị cáo phải chịu 200.000 đồng.

Miễn toàn bộ án phí phúc thẩm cho các bị cáo Phạm Văn Tr, Phạm Văn V, Phạm Văn Th, Phạm Văn N, Phạm Văn C, Phạm Văn S, Phạm Văn T, Phạm Văn B, Phạm Văn P, Phạm Văn Sinh và Phạm Văn T, Do chấp nhận kháng cáo của bị cáo Phạm Văn S, sửa án sơ thẩm nên bị cáo không phải chịu tiền án phí phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm a, b khoản 1 Điều 355, Điều 356 và điểm e khoản 1 Điều 357 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Căn cứ Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án N dân tối cao.

1. Kng chấp nhận đơn kháng cáo đề nghị tuyên bị cáo không phạm tội của bị cáo Nguyễn Văn H; Không chấp nhận đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo Phạm Văn Tr, Phạm Văn V, Phạm Văn Th, Phạm Văn N, Phạm Văn C, Phạm Văn S, Phạm Văn T, Phạm Văn B, Phạm Văn P, Phạm Văn Sinh và Phạm Văn T. Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 10/2021/HS-ST ngày 09/6/2021 của Tòa án N dân huyện P, tỉnh K.

Áp dụng Điểm d khoản 3 Điều 232; Điều 38, Điều 58; Điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Văn H 09 (Chín) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (23/11/2020).

Áp dụng: Điểm d khoản 2 Điều 232; Điều 38; Điều 58; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn B 04 (Bốn) năm 6 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (20/11/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn S 04 (Bốn) năm 6 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (16/12/2020 đến ngày 07/6/2021).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn C 03 (Ba) năm 6 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (19/12/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn T 03 (Ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (20/11/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn P 03 (Ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (20/11/2020 đến ngày 28/5/2021).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn Sinh 03 (Ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (20/11/2020).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn T 03 (Ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (20/11/2020 đến ngày 09/2/2021).

Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 232 Điều 38; Điều 58; Điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điểm o khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn N 04 (Bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (20/11/2020 đến ngày 28/01/2021).

Áp dụng Điểm d khoản 1 Điều 232; Điều 38; Điều 58; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn V 26 (Hai sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (20/11/2020 đến ngày 09/2/2021).

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn Tr 26 (Hai sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi Th hành án, được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày (20/11/2020 đến ngày 18/01/2021).

Áp dụng Điểm b khoản 1 Điều 232; Điều 38; Điều 58; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn Th 15 (Mười lăm) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam (19/12/2020).

2. Chấp nhận đơn kháng cáo xin hưởng án T của bị cáo Phạm Văn S, sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 10/2021/HS-ST ngày 09/6/2021 của Tòa án N dân huyện P, tỉnh K.

Áp dụng Điểm b khoản 1 Điều 232; Điều 58; Điều 65; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

+ Xử phạt: Bị cáo Phạm Văn S 20 (Hai mươi) tháng tù nhưng cho hưởng án T. Thời gian thử thách là 40 (Bốn mươi) tháng, tính từ ngày tuyên án (ngày 27/10/2021).

Giao bị cáo cho UBND xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Ngiám sát, giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách.

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án T cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án T phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án T. Trường hợp người được hưởng án T thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về Th hành án hình sự.

3. Về xử lý vật chứng đối với Nguyễn Văn H:

- Tịch thu sung ngân sách Nhà nước: Của bị cáo Nguyễn Văn H 01 điện thoại di động hiệu Samsung dạng cảm ứng có số imei 355045/11/175250/3; 01 (một) điện thoại di động bàn phím hiệu Masstel đã qua sử dụng, không kiểm tra chi tiết máy bên trong được đựng trong 01 (một) hộp niêm phong có kích thước 10x10x10cm có chữ K của Tô Văn Thế, Trịnh Thanh H, Nguyễn Văn H - Giao 01 (một) xe ô tô biển kiểm soát 76C-049.05 màu xám tro, nhãn hiệu “CHIENTHANG”, số máy LBNA14000461, số khung 21ZLEDC00170 sản xu năm 2014 đã qua sử dụng, không kiểm tra chi tiết máy bên trong cho Chi cục Th hành án dân sự huyện P, tỉnh K, phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Ba Tơ, tỉnh N, xử lý bán đấu giá tài sản để Ngân hàng thu hồi nợ vay, phần giá trị còn lại (nếu có) tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước (Theo hợp đồng tín dụng số 4509 LAV201902262 ngày 25/12/2019 và Hợp đồng thế chấp số 203 2014 HĐTC ngày 26/11/2014 được K kết giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Ba Tơ, tỉnh Nvà bị cáo Nguyễn Văn H).

4. Về án phí hình sự phúc thẩm: Căn cứ Điều 135 và 136 của Bộ luật tố tụng hình sự; Điểm đ khoản 1 Điều 12; Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Bị cáo Nguyễn Văn H phải chịu 200.000 (Hai trăm nghìn) đồng.

Miễn toàn bộ án phí phúc thẩm cho các bị cáo Phạm Văn Tr, Phạm Văn V, Phạm Văn Th, Phạm Văn N, Phạm Văn C, Phạm Văn S, Phạm Văn T, Phạm Văn B, Phạm Văn P, Phạm Văn Sinh và Phạm Văn T, Bị cáo Phạm Văn S không phải chịu án phí phúc thẩm.

5. Về các Quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (27/10/2021).

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

293
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản số 20/2021/HS-PT

Số hiệu:20/2021/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 27/10/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về