Bản án về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản số 18/2021/HS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

BẢN ÁN 18/2021/HS-PT NGÀY 27/05/2021 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Ngày 27 tháng 5 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 24/2021/TLPT - HS ngày 22 tháng 4 năm 2021 đối với bị cáo Nguyễn Hữu S do có kháng cáo của bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 08/2021/HS - ST ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện K , tỉnh Gia Lai.

- Bị cáo có kháng cáo:

Họ và tên: Nguyễn Hữu S, sinh ngày 26/6/1996 tại Gia Lai; Nơi thường trú: Thôn 2, xã P , huyện K , tỉnh Gia Lai; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 7/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; tôn giáo: Không; Con ông Nguyễn Văn Q và bà Trần Thị P , bị cáo chưa có vợ, con. Tiền án: Có 01 tiền án, bị Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương kết án 30 (ba mươi) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích” tại bản án số 195/2015/HSST ngày 28/10/2015, bị cáo đã chấp hành xong hình phạt nhưng chưa thi hành phần dân sự; Tiền sự: Không.

Bị cáo ra đầu thú, bị tạm giữ từ ngày 07/7/2020, sau đó bị tạm giam cho đến nay, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Gia Lai. Có mặt.

Trong vụ án này còn có 02 (hai) bị cáo khác nhưng không có kháng cáo, không bị kháng nghị.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Sáng ngày 01/6/2020, Kiều Ngọc T , Kiều Tuấn Đ (là em ruột của T) và Lương Văn N ăn sáng tại quán của gia đình Nguyễn Hữu Sang, tại thôn 2, xã P , huyện K . Tại đây, T rủ S: “Ngày mai đi vào rừng khai thác gỗ Bằng lăng trái phép với anh bán kiếm tiền ” thì S đồng ý. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày, S đi bộ qua nhà T chơi thì gặp T đang ngồi uống nước cùng Đ và N . Tại đây, T tiếp tục rủ S đi khai thác gỗ trái phép, T hẹn S sáng ngày mai tập trung tại nhà T để đi vào rừng.

Khoảng 20 giờ cùng ngày, T gọi điện thoại cho anh ruột là Kiều Ngọc C rủ S nhà T uống rượu. Lúc này, C đang ngồi uống trà cùng Đinh Trung TH tại nhà riêng nên rủ TH cùng đi qua nhà T , khi c và TH qua nhà T thì thấy T , N đang ngồi uống rượu thì vào tham gia cùng. Trong lúc uống rượu, T nói: “Sáng nay, em và N đã cắt hạ một số cây gỗ Bằng lăng tại khu vực rừng xã Đăk Smar”. T rủ C và TH: “Sáng mai anh em mình vào rừng xẻ hộp các cây go trên bán cho L1, Q1 lấy tiền tiêu xài. C và TH đều đồng ý, T hẹn cả bọn sáng ngày mai qua nhà T để đi rừng.

Khoảng 07 giờ ngày 02/6/2020, Đ , N , Sang, C và TH tập trung tại nhà T , rồi T dẫn tất cả cùng đi theo đường làng Tà Kơr, xã P vào lô 4, khoảnh 2, tiểu khu 122 lâm phần do Công ty TNHH MTV LN Lơ ku quản lý thuộc địa giới hành chính xã Đăk Smar, Kbang để khai thác gỗ bằng lăng trái phép. Khi đi, T lái xe mô tô độ chế của T chở C và 01 cưa xăng của T ; TH lái xe mô tô độ chế của TH chở theo 01 cưa xăng của N ; Đ lái xe mô tô của Đ chở N mang theo 01 cưa xăng của Đ và 01 con dao rựa còn S lái xe mô tô độ chế của S chở bao đựng xăng, nhớt, nước uống và vật dụng cần thiết do T chuẩn bị. Đến nơi, T chỉ 10 cây gỗ bằng lăng đã bị cắt hạ đổ xuống đất, T nói cả nhóm cắt lóng thân, cành theo quy cách dài 2 đến 2,2m rồi xẻ hộp, đối với gốc, ngọn cây gỗ bàng lăng thì tùy theo kích thước, đặc điểm tiến hành xẻ hộp tận dụng để thu được lợi gỗ nhất. Sau đó, T , Đ và TH mỗi người dùng một cưa xăng cưa xẻ gỗ; C , S và N phụ bật mực, bắn lật gỗ, khai thác gỗ đến khoảng 10 giờ cùng ngày thì T nói C về xã P lấy 6 hộp cơm do T đặt trước tại quán ăn của chị Kiều Thị G1 mang vào cho mọi người ăn, sau đó tiếp tục cưa, xẻ gỗ đến khoảng 18 giờ cùng ngày thì nghỉ đi về.

Khoảng 11 giờ ngày 03/6/2020, T cùng Đ, Sang, N, C , TH tiếp tục vào khu vực rừng trên để khai thác gỗ trái phép. Công việc của từng người vẫn thực hiện như ngày 02/6/2020, T , Đ , TH dùng cưa xăng cưa xẻ gỗ còn C , S và N phụ bật mực, bắn lật gỗ. Đến trưa, T nhờ Thái Đình D1 mang cơm vào cho nhóm của T ăn, sau đó nhóm của T tiếp tục khai thác gỗ đến khoảng 15 giờ cùng ngày thì T nghe điện thoại rồi nói với cả nhóm là “bị động rồi”. Nghe vậy, tất cả dọn đồ đạc đi về để lại toàn bộ số gỗ bằng lăng khai thác trái phép tại hiện trường.

Kết quả điều tra xác định được, vào ngày 02 và 03/6/2020, T cùng đồng bọn đã khai thác trái phép 10 cây gỗ bằng lăng, có tổng khối lượng gỗ tròn bị thiệt hại là: 23,236m3, loài thực vật thông thường thuộc rừng phòng hộ là rừng tự nhiên tại lô 4, khoảnh 2, tiểu khu 122 thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lơ Ku, địa giới hành chính xã Đăk Smar, huyện K , tỉnh Gia Lai. Gây thiệt hại về lâm sản 138.413.200 đồng, thiệt hại đối với rừng tự nhiên là 553.652.800 đồng.

Quá trình điều tra còn thu giữ vật chứng của vụ án gồm 28 hộp gỗ xẻ khối lượng 5,381 m3 theo kết luận giám định có giá trị là 36.712.640 đồng; 02 xe mô tô độ chế không có số khung, số máy là xe mô tô của Đinh Trung TH và Nguyễn Hữu Sang.

Tại Bản cáo trạng số: 01/CT-VKS ngày 08/12/2020, của Viện kiểm sát nhân dân huyện K đã truy tố Đinh Trung TH, Nguyễn Hữu S và Kiều Ngọc C về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản ” theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung N 2017 (Sau đây gọi tắt là BLHS).

Tại bản án hình sự sơ thẩm số: 08/2021/HS - ST ngày 11 tháng 3 N 2021 của Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Gia Lai đã quyết định:

Tuyên bố: bị cáo Nguyễn Hữu S phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản".”.

- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 232, Điều 38, Điều 58; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm h khoản 1 Điều 52 của BLHS đối với bị cáo Nguyễn Hữu Sang.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Hữu S 03 (ba) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị tạm giữ (ngày 07/7/2020).

Bản án sơ thẩm còn tuyên phạt bị cáo TH 02 năm tù, C 02 năm 09 tháng tù về tội danh, điều khoản nêu trên; bản án còn tuyên về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí, quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 17/3/2021, bị cáo Nguyễn Hữu S kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

* Tại phiên toà phúc thẩm:

Bị cáo vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo.

Quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án:

Tòa án cấp sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu S 03 (Ba) N tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Theo điểm d khoản 2 Điều 232 của BLHS là có căn cứ, đúng pháp luật, hình phạt là tương xứng, phù hợp, có tính phân hoá, đảm bảo tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Bị cáo kháng cáo nhưng không có tình tiết giảm nhẹ nào mới, do đó không chấp nhận kháng cáo.

- Lời nói sau cùng của bị cáo: Bị cáo xin Hội đồng xét xử khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] .Hành vi phạm tội của bị cáo:

Tại phiên toà, bị cáo Nguyễn Hữu S khai nhận hành vi phạm tội đúng như bản án sơ thẩm đã nêu, phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác có tại hồ sơ vụ án, đã được thẩm tra tại phiên toà. Đủ cơ sở khẳng định, vào ngày 02/6/6020 và ngày 03/6/2020, Nguyễn Hữu S cùng với các đồng phạm đã có hành vi khai thác trái phép 23,236m3 gỗ bằng lăng, loài thực vật thông thường thuộc rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, tại lô 4, khoảnh 2, tiểu khu 122 thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lơ Ku, địa giới hành chính xã Đăk Smar, huyện K , tỉnh Gia Lai. Gây thiệt hại về lâm sản 138.413.200 đồng, thiệt hại đối với rừng tự nhiên là 553.652.800 đồng. Với hành vi trên, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo Nguyễn Hữu S về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, theo điểm d khoản 2 Điều 232 của Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.

[2] Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo thấy rằng:

Trong vụ án này, bị cáo tham gia với vai trò là người thực hành, phụ giúp bật mực, lật bẩy gỗ để cho các đồng phạm cắt lóng, xẻ hộp, bị cáo phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, khối lượng gỗ mà bị cáo cùng đồng phạm khai thác trái phép là 23,236m3, trong khi định lượng gỗ của khung hình phạt mà bị cáo đã phạm là từ 15m3 đến 3 0m3. Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội TH khẩn khai báo”, “Đầu thú” quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của BLHS; tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 của BLHS là đúng pháp luật, tại phiên toà bị cáo trình bày đã đi tìm người bị hại trong vụ án mà trước đây bị cáo đã bị kết án về tội “cố ý gây thương tích”, để bị cáo bồi thường về phần dân sự nhưng không tìm được bị hại, vì vậy nên bị cáo chưa được xoá án tích đối với hành vi kết án lần này; Hội đồng xét xử xét thấy lời khai này của bị cáo thể hiện sự tích cực trong việc chấp hành bản án trước của bị cáo, tuy nhiên, như đã nêu, số lượng gỗ mà bị cáo và đồng phạm đã khai thác trái phép là ở mức cao trong khung hình phạt, gây thiệt hại nghiêm trọng về môi trường, vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã xử phạt bị cáo 03 N tù là phù hợp, có tính phân hoá, tương xứng với vai trò, tính chất, hậu quả mà bị cáo đã gây ra, đảm bảo tác dụng răn đe giáo dục riêng, phòng ngừa chung. Bị cáo kháng cáo nhưng không có tình tiết giảm nhẹ nào mới nên kháng cáo không được chấp nhận.

[3]. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[4]. Bị cáo kháng cáo không được chấp nhận, nên phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

 [1] . Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Hữu S. Giữ nguyên bản án sơ thẩm về hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Hữu S:

- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 232, Điều 38, Điều 58; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm h khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự, xử phạt Nguyễn Hữu s 03 (ba) năm tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, thời hạn tù tính từ ngày bị tạm giữ (ngày 07/7/2020).

[2]. Về án phí: Áp dụng khoản 2 Điều 135 Bộ luật Tố tụng hình sự; điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị quyết 326-2016-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về án phí, lệ phí Tòa án:

Bị cáo phải chịu 200.000đ (Hai trăm nghìn) đồng án phí hình sự phúc thẩm.

[3]. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

198
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản số 18/2021/HS-PT

Số hiệu:18/2021/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Gia Lai
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 27/05/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về