Bản án về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài số 04/2022/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

BẢN ÁN 04/2022/HS-ST NGÀY 16/11/2022 VỀ TỘI TỔ CHỨC CHO NGƯỜI KHÁC TRỐN ĐI NƯỚC NGOÀI

Ngày 16 tháng 11 năm 2022, tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh S, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 14/HSST ngày 18 tháng 10 năm 2022 theo Q định đưa vụ án ra xét xử số: 07/2022/QĐXXST-HS ngày 26 tháng 10 năm 2022 đối với bị cáo:

o Văn Đ; nơi cư trú: bản T, xã N, huyện M, tỉnh S; Giới tính: Nam; nghề nghiệp: lao động tự do; trình độ văn hóa: 9/12; dân tộc: Thái; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng theo Q định số 26-QĐ/UBKTHU ngày 13/01/2022 của Ủy ban kiểm tra Huyện ủy M; con ông Lèo Văn N (đã chết) và bà Lò Thị P; có vợ là Lò Thị L và 02 con; tiền án, tiền sự: không.

Nhân thân: ngày 31/10/2021 bị Đồn Biên phòng Ngọc Ch1, tỉnh C xử phạt 3.000.000 đồng về hành vi “Qua lại biên giới trái phép” theo quyết định xử phạt số 1321/QĐ-XLVPHC của Đồn Biên phòng Ngọc Ch1; bị bắt tạm giam từ ngày 06/01/2022 đến nay, có mặt.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt:

1. Anh Lò Văn M, sinh ngày 01/01/1980, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

2. Chị Lèo Thị M, sinh ngày 10/3/1983, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

3. Anh Lò Văn B, sinh ngày 02/3/2002, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

4. Anh Lèo Văn V, sinh ngày 10/6/1986, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện

 5. Chị Lò Thị T, sinh ngày 02/8/1986, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

6. Anh Lò Văn L, sinh ngày 15/7/1987, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

7. Chị Lò Thị T, sinh ngày 15/7/1987, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

8. Anh Lò Văn T, sinh ngày 25/02/2003, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

9. Anh Lèo Văn T, sinh ngày 21/02/2001, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

10. Anh Lèo Văn H, sinh ngày 05/5/1988, nơi cư trú: Bản M, xã C, huyện M, tỉnh S.

11. Anh Lò Văn Ph, sinh ngày 11/8/1994, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

12. Chị Lò Thị C, sinh ngày 12/7/1992, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

13. Anh Lèo Văn Th, sinh ngày 08/9/1988, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

14. Chị Lèo Thị V, sinh ngày 10/2/1989, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

15. Ông Lèo Văn M, sinh ngày 20/3/1975, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

16. Anh Lèo Văn Q, sinh ngày 15/5/1982, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

17. Anh Lèo Văn C, sinh ngày 05/5/1971, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

18. Anh Lò Văn T, sinh ngày 04/5/1983, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

19. Anh Lèo Văn B, sinh ngày 12/6/1987, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

20. Ông Lò Văn S, sinh ngày 01/01/1975, nơi cư trú: Bản M, xã C, huyện M, tỉnh S.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa:

1. Anh Lèo Văn M, sinh ngày 07/12/1981, nơi cư trú: Bản M, xã C, huyện M, tỉnh S.

2. Ông Lèo Văn Th, sinh ngày 15/9/1978, nơi cư trú: Bản M, xã C, huyện

3. Chị Lò Thị L, sinh ngày 20/12/1983, nơi cư trú: Bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Đầu năm 2017, Lèo Văn Đ được Cà Văn Lai, sinh năm 1991, trú tại bản Cá, xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đưa xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động, làm thuê tại một xưởng gỗ tên “Thống Sinh” (không rõ địa chỉ cụ thể) tại tỉnh Ph Kiến, Trung Quốc. Quá trình làm việc, Đ được trả lương từ 2.000 - 3.500 nhân dân tệ/người/tháng và hằng tháng phải “cắt khấu” 200 nhân dân tệ (NDT - tiền Trung Quốc) tiền giới thiệu việc làm cho một người đàn ông tên “T” (không rõ địa chỉ, người Tuyên Quang, sinh khoảng năm 1991, 1992). Đ có số liên lạc Wechat của T. Đ làm việc đến khoảng tháng 01/2018 thì về Việt Nam.

Trong thời gian ở nhà tại bản T, xã N, huyện M, tỉnh S, Lèo Văn Đ đã tuyên truyền với nhiều người về việc làm ở Trung Quốc (công việc tốt, lương cao, nhưng đi chui, xuất cảnh trái phép...), vì vậy, có nhiều người đã liên hệ nhờ Đ đưa sang Trung Quốc làm thuê. Từ năm 2018 đến năm 2020, Đ đã nhiều lần tổ chức đưa nhiều người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động, làm thuê, cụ thể:

Lần thứ nhất (tổ chức cho 10 người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc) Trong thời gian ở nhà ăn Tết Nguyên đán năm 2018, biết Đ đi Trung Quốc làm thuê về nên nhiều người hỏi thăm, Đ kể với mọi người là công việc tốt, lương cũng cao, tính ra tiền Việt Nam được khoảng 9.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng, sang Trung Quốc làm phải trốn sang, xuất cảnh trái phép. Sau khi nghe Đ kể thì có nhiều người đặt vấn đề khi nào có việc, đi Trung Quốc thì cho đi cùng, Đ nhất trí và bảo khi nào có việc sẽ báo.

Khoảng tháng 02/2018 (sau Tết Nguyên đán), Đ gọi qua ứng dụng Wechat cho T hỏi bên Trung Quốcc có việc làm gì không, T trả lời có xưởng gỗ cần tuyển khoảng 10-20 người, lương tháng khoảng 3.500NDT, cắt khấu 200NDT/ thông tin lại với gia đình và những người đã đặt vấn đề trước đó về công việc bên Trung Quốc. Sau khi được Đ trao đổi có 10 (mười) người thống nhất sẽ đi Trung Quốc làm thuê với Đ, gồm: Lò Văn M, sinh năm 1980 (em, con cậu ruột); (2) Lèo Thị M, sinh năm 1983 (vợ M); (3) Lò Văn B, sinh ngày 02/3/2002 (con của M và M1); (4) Lèo Văn V, sinh năm 1986 (em, con dì ruột); (5) Lò Thị T, sinh năm 1986 (vợ V); (6) Lò Văn L, sinh năm 1987 (em, con cậu ruột); (7) Lò Thị T, sinh năm 1987 (vợ L); (8) Lò Văn T, sinh ngày 25/02/2003 (cháu họ); (9) Lèo Văn T, sinh năm 2001 (con của Đ) đều trú tại bản T, xã N, huyện M, tỉnh S và (10) Lèo Văn H, sinh năm 1988 (cháu họ), trú tại Bản M, xã C, huyện M, tỉnh S. Đ liên lạc, thông báo cho T có 10 người muốn sang Trung Quốc làm thuê, nhưng một số người không đủ tiền trả chi phí đi lại. T nhất trí và bảo khi nào bố trí được thì sẽ thông báo, hỗ trợ cho người chưa đủ tiền, sau khi sang, được lương sẽ trừ sau. Đ thông tin lại cho những người trên, dặn những người này chuẩn bị sẵn sàng đi và nói rõ đây là trốn sang Trung Quốc, xuất cảnh trái phép nên không phải mang và làm giấy tờ gì.

Khoảng 1-2 ngày sau (không xác định được thời gian cụ thể khoảng tháng 02/2018), có người đàn ông gọi điện thoại cho Đ (Đ không nhớ số điện thoại, không biết tên, tuổi và địa chỉ) thống nhất với Đ thời gian đi, bảo Đ đưa người đến ngã tư Mỹ Sơn, thành phố Lạng Sơn sẽ đón. Đ thông báo với 10 người trên, đặt xe khách đón, đưa 10 người nêu trên đến ngã tư Mỹ Sơn, thành phô Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Trước khi đi, Lò Văn T và Lèo Văn H đưa cho Đ mỗi người 800.000VNĐ để trả chi phí đi lại, ăn uống. Khi đến Lạng Sơn, Đ dẫn những người đi cùng đổi tiền Việt Nam sang tiền Trung Quốc. Tiền xe khách, ăn uống từ nhà đến Lạng Sơn, Đ trả cho T, Th, H, số tiền Th, H đưa cho Đ đã chi phí hết, còn những người khác tự thanh toán tiền đi lại.

Khi đến thành phố Lạng Sơn, Đ gọi điện cho người đàn ông đã liên lạc trước đó và được người này bố trí 02 xe ô tô loại 7-8 chỗ đến đón nhóm của Đ (trên xe có cả những người khác nhưng không biết la ai). Xe đưa tất cả những người đi cùng đến khu vực biên giới thuộc khu vực của khẩu Chi Ma, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Người đàn ông đến đón dẫn cả nhóm đi bộ khoảng 100 mét đến hàng rào biên giới. Tại đây có một người đàn ông Trung Quốc đã đợi sẵn, thu của mỗi người 1.000NDT (những người chưa có sẽ trừ lương sau) và dẫn cả nhóm đi bộ vượt biên trái phép sang Trung Quốc rồi chuyển qua nhiều xe khác nhau (do người Trung Quốc dẫn và lái xe). Khoảng 2 ngày đêm đi xe thì đến xưởng gỗ ở tỉnh Ph Kiến, Trung Quốc. Đ gọi điện liên hệ với T được T bố trí chỗ nghỉ, chỗ làm việc cho Đ và những người Đ dẫn đi. Đ và những người đi cùng làm việc tại xưởng gỗ, công việc là cắt, mài gỗ, lương tháng mỗi người được khoảng 2.000 - 3.500NDT, nhận trực tiếp từ chủ xưởng người Trung Quốc.

Những người Đ đưa sang hằng tháng phải “cắt khấu” 200NDT/người tiền giới thiệu việc làm cho T. Riêng Đ được T trao đổi không thu tiền “cắt khấu” hằng tháng của Đ. Đến tháng khi có lương, một số người nhờ Đ gửi tiền về Việt Nam cho người thân, gia đình Đ nhờ T đổi tiền và gửi tiền vào tài khoản của vợ Đ là Lò Thị L, sinh năm 1983, trú tại bản T, xã N, huyện M, tỉnh S (L rút và chuyển cho người thân, gia đình những người nhờ).

Tháng 10/2018 (không xác định chính xác ngày), anh trai của M, L là Lò Văn D, sinh năm 1975, trú tại bản T, xã N, huyện M, tỉnh S chết. M, M1, L, Tươi về Việt Nam. Sau khi xong việc gia đình, M, L tiếp tục sang Trung Quốc làm thuê. Quá trình đi được những người không rõ tên, địa chỉ đón, đưa xuất cảnh trái phép qua đường mòn biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn quay lại chỗ làm. Đ và những người còn lại làm việc đến khoảng tháng 01/2019 (gần Tết Nguyên đán) thì cùng nhau vượt biên qua khu vực biên giới thuộc tỉnh Lạng Son về Việt Nam rồi trở về địa phương. Quá trình đi và về không bị lực lượng chức năng nào phát hiện, xử lý.

Trong thời gian làm việc, Đ không bị cắt khấu 10 tháng (200NDT x 10 tháng = 2.000NDT, trừ chi phí đổi và gửi tiền, tính ra tiền Việt Nam được 6.000.000 đồng). Đầu năm 2019, trước khi Đ về Việt Nam, T cho Đ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng), tiền được gửi cùng tiền lương vào tài khoản ngân hàng của Lai.

Lần thứ hai (Tổ chức cho 05 người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc). Khoảng tháng 2/2019 (sau Tết Nguyên đán), Đ liên lạc với T qua WeChat hỏi công việc bên Trung Quốc, T bảo có một số xưởng như xưởng rau củ quả, xưởng gỗ, xưởng đông lạnh ở tỉnh Ph Kiến, Trung Quốc đang tuyển người, muốn làm cũng phải cắt khấu 200NDT/tháng. Đ kể lại với nhiều người bên Trung Quốc có công việc như vậy và nói rõ đi sang Trung Quốc lao động là bất hợp pháp, không làm giấy tờ gì, chuẩn bị phí đi lại bên Việt Nam và chi phí qua biên giới sang Trung Quốc khoảng 1.200NDT/người. Sau đó có 05 (năm) người trao đổi với Đ là muốn sang Trung Quốc lao động, gồm: (1) Lò Văn Ph, sinh năm 1994 (em, con cậu ruột); (2) Lò Thị C, sinh năm 1992 (vợ P); (3) Lèo Văn Th, sinh năm 1988 (cháu, con anh trai ruột); (4) Lò Thị V, sinh năm 1989 (vợ Th1) và (5) Lèo Văn T, sinh năm 2001 (con trai Đ) đều trú tại bản T, xã N, huyện M, tỉnh S.

Đ liên lạc với T thông báo có 05 người muốn đi sang Trung Quốc làm, T nhất trí, T bảo Đ đưa những người này đi theo đường C vì đường Lạng Sơn khó đi do lực lượng chức năng làm căng.

Khoảng ngày 15/02/2019, Đ đặt các chặng xe khách dẫn 05 người trên đi từ nhà đến T phố C, tỉnh C. Khi lên đến nơi, Đ liên lạc với T đê T bố trí người đưa 05 người trên sang Trung Quôc; thuê nhà trọ để những người này ở lại (không rõ địa chỉ) chờ người đến đón đưa sang Trung Quốc và để lại số điện thoại người đón cho Lò Văn Ph chủ động liên lạc, còn Đ bắt xe khách theo lộ trình cũ trở về nhà. Lò Văn Ph liên lạc với người theo số điện thoại Đ cho và được hướng dẫn sáng hôm sau sẽ có xe đến đón đưa đến điểm vượt biên sang Trung Quốc. Sáng hôm sau, P, Chiều, Th1, V, T được một người không biết tên, địa chỉ đón, đưa đến khu vực biên giới, đổi tiền, nộp cho người đón mỗi người 1.200NDT và được đưa qua đường mòn vượt biên sang Trung Quốc, được xe ô tô đón, đi khoảng hai ngày thì đến điểm làm thuê là xưởng rau củ quả tại tỉnh Ph Kiên, Trung Quốc và được “T” đón, bố trí công việc. Lương tháng tại xưởng được khoảng 2.000 - 3.000NDT, do chủ xưởng trực tiếp trả, hàng tháng cắt khấu cho T 200NDT/người.

Đến đầu tháng 01/2020 (gần Tết Nguyên đán) P, Chiều, Th1, V vượt biên qua biên giới khu vực tỉnh Lạng Sơn về Việt Nam (được những người không biết tên, tuổi, địa chỉ đưa vượt biên). Quá trình đi và về không bị lực lượng chức năng nào phát hiện, xử lý.

Lần thứ ba (tổ chức cho 03 người xuất cảnh trải phép sang Trung Quốc) Khoảng tháng 6/2019, Đ liên hệ qua Zalo với vợ chồng C - H2 (vợ tên là (C, chồng tên là H2, người Việt Nam nhưng không rõ ở đâu; Đ quen vợ chồng này từ khi làm việc ở Trung Quốc; đến khi bị bắt không nhớ, không lưu liên hệ Zalo) hỏi bên Trung Quôc có việc làm không, C nói bên Trung Quốc có xưởng làm gạch hoa, tiền công là 180NDT/ngày, tiền cắt khấu hàng tháng khoảng 200NDT cho vợ chồng C - H2. Sau khi trao đổi với vợ chồng C - H2, Đ cũng kể, trao đổi với nhiều người, trong đó có: (1) Lèo Văn M, sinh năm 1975 (em họ); (2) Lèo Văn Q, sinh năm 1982 (anh rể họ) đều trú tại bản T, xã N, huyện M, tỉnh S và (3) Lèo Văn Th, sinh năm 1978 (em họ), trú tại Bản M, xã C, huyện M, tỉnh S. Đ cũng nói với ba người này là đi sang Trung Quốc là đi bất hợp pháp, không làm giấy tờ gì, muốn sang làm phải cắt khấu mỗi người 200NDT/tháng cho vợ chồng C - H2, chi phí đi của ai người đó tự trả, khoảng 1.000NDT/người.

Sau khi những người này trao đổi muốn đi, Đ đã liên lạc với C để báo là có 04 (bốn) người muốn sang Trung Quốc làm việc. C nhất trí. Đ gửi số điện thoại của Đ qua Zalo cho C. Sau đó, có một người đàn ông gọi điện thoại cho Đ để thống nhất thời gian đi và hẹn Đ đi đến ngã tư Mỹ Sơn, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (không nhớ, không lưu số).

Khoảng ngày 22/6/2019, Đ dẫn 03 người trên bắt nhiều chặng xe khách đến ngã tư Mỹ Sơn, thành phố Lạng Sơn. Đ liên hệ và được người đàn ông đã liên hệ trước đó (là người Việt Nam, nói giọng bắc, da ngăm đen) lái xe ôtô (loại xe hộp, màu trắng, không nhớ biển số) đến đón, đưa đến khu vực rừng núi, giáp đường biên giới Việt Nam - Trung, gần cửa khẩu Chi Ma, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (quá trình đi xe có dừng để đổi tiền). Khi đến giáp đường biên giới, người đàn ông này dẫn đi bộ một đoạn đến hàng rào thép gai, có cửa thì có một người phụ nữ (nói tiếng Trung Quốc) đón, thu của mỗi người 1.000NDT rồi dẫn đi bộ lên xe ô tô đi tiếp, đổi xe vài lần (xe và người lái xe là người Trung Quốc; khi đổi xe người phụ nữ không đi cùng nữa). Đi từ khu vực biên giới đến chỗ làm khoảng 2 ngày đêm. Chi phí đi lại của ai người đó tự trả.

Khi đến tỉnh Ph Kiến, Trung Quốc, cả bốn người được C đón, bố trí làm việc ở xưởng sản xuất gạch hoa, công việc là đóng gói gạch vào hộp bìa cát tông, do thấy công việc nặng nhọc nên Đ, Q, M3 chuyển đến địa điểm nhà máy in sách làm theo giới thiệu của T, còn Th1 tiếp tục làm cùng vợ chồng C - H2. H2ng tháng Đ, Q, M3, Th1 đều phải cắt khấu cho người giới thiệu công việc từ 150NDT đến 200NDT. Số tiền kiếm được Th1 nhờ vợ chồng C - H2 gửi về qua tài khoản ngân hàng của vợ là Lèo Thị H3, trú tại Bản M, xã C, huyện M, tỉnh S, đến giữa tháng 12/2019, Th1 về Việt Nam, vượt biên qua khu vực biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn rồi bắt xe khách về nhà. Q, M3 cũng nhờ Đ chuyển tiền về Việt Nam qua tài khoản ngân hàng của Lò Thị L (vợ Đ). Đ cũng nhờ T chuyển. Từ khoảng tháng 10/2019 đến tháng 01/2020, M3, Q, Đ lần lượt vượt biên trái phép về Việt Nam qua khu vực biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn. Xe về do Đ liên hệ T bố trí. Quá trình đi và về không bị lực lượng chức năng nào phát hiện, xử lý.

Lần thứ tư (Tổ chức cho 07 người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc) Khoảng tháng 6/2020, Đ tiếp tục vượt biên trái phép sang Trung Quốc, làm thuê tại một xưởng gạch tại tỉnh Ph Kiến, Trung Quốc. Lương tháng khoảng 3.200NDT-3.500NDT, do kế toán người Trung Quốc của xưởng trả. Hằng tháng phải cắt khấu 200NDT tiền công giới thiệu việc làm cho một người đàn ông có tên là T3 (người Nghệ An, sinh khoảng năm 1982, không rõ địa chỉ). Đ làm việc được khoảng 15-20 ngày thì có 04 người gọi qua Zalo hỏi thăm Đ bên Trung Quốcc có việc gì làm không, có thì cho sang đi làm cùng, gồm: (1) Lèo Văn C, sinh năm 1971 (anh trai); (2) Lò Văn M, sinh năm 1980 (em, con cậu ruột); (3) Lò Văn T, sinh năm 1983 (em rể) và (4) Lèo Văn B, sinh năm 1987 (em họ) cùng trú tại bản T, xã N, huyện M, tỉnh S. Đ cũng nói rõ đi là xuất cảnh trái phép, không làm giấy tờ gì, chi phí sang mỗi người khoảng 2.600NDT - 2,700NDT, công việc làm theo sản phẩm, lương tháng khoảng 3.200NDT-3.700NDT, ăn nghỉ tại xưởng, hàng tháng phải cắt khấu cho T3 200NDT.

Đ hỏi T3 và được T3 trả lời xưởng vẫn nhận người. Đ thông tin lại cho những người trên. Sau khi Đ thông tin thì có 07 (bảy) người muốn đi, gồm 04 người nêu trên và (5) Lò Văn B, sinh năm 2002 (con M), trú tại bản T, xã N, huyện M, tỉnh S; (6) Lèo Văn M, sinh năm 1981 (em rể); (7) Lò Văn S, sinh năm 1974 (anh rể họ) cùng trú tại Bản M, xã C, huyện M, tỉnh S.

Đ trao đổi với T3 là có 07 người muốn sang, T3 nhất trí. Để đưa những người trên sang Trung Quốc, Đ liên hệ với vợ chồng Ph - L1 (người Việt Nam; chồng tên là Ph, sinh khoảng năm 1994; vợ tên L1, sinh khoảng năm 1994; làm cùng xưởng với Đ, không rõ địa chỉ). Về chi phí đi lại vợ chồng Ph - L1 nói khoảng 2.600NDT/ người, cứ đi đến Lạng Sơn sẽ có người đến đón. Đ thông tin lại với những người trên và dặn những người này chủ động bắt xe đến thành phố Lạng Sơn sẽ có người đón.

Tối ngày 11/6/2020, 07 (bảy) người nêu trên tự bắt các chặng xe khách đến thành phố Lạng Sơn, Đ thường xuyên liên hệ với Lèo Văn C để nắm lộ trình và bảo khi đến thành phố Lạng Sơn tìm nhà nghỉ chờ, Đ sẽ liên hệ bố trí người đón đồng thời gửi số điện thoại của Ch1 cho vợ chồng Ph - L1 để liên hệ người đón.

Sáng ngày 13/6/2020 có một người đàn ông Việt Nam (không rõ tên, tuổi, địa chỉ) gọi điện thoại cho Ch1 hỏi vị trí và sử dụng xe ôtô màu trắng, loại 07 chỗ đến đón (không xác định được biển số) đưa đến khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc thuộc tỉnh C. 07 người này đưa cho người đàn ông đến đón mỗi người 5.000.000 đồng, và được đưa đi bộ theo đường mòn vượt biên trái phép sang Trung Quốc, tiếp tục được một người đàn ông Trung Quôc đón và đưa lên xe 07 chỗ. Đổi xe khoảng 3-4 lần (xe biển số Trung Quốc và người Trung Quốc đón). Quá trình đi, Ch1 liên lạc qua Zalo với Đ bảo thiếu tiền ăn.

Đ trao đổi, nói chuyện với vợ chồng Ph - L1. Vợ chồng Ph - L1 trao đổi với T3, T3 ứng tiền đưa cho Ph - L1 để chuyển trả cho nhà xe.

Sáng ngày 15/6/2020, khi đến địa phận thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc thì 07 người trên bị Công an Trung Quốc bắt và giam giữ gần 12 tháng. Đến ngày 09/6/2021, được Trạm kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Hữu Nghị Quan, Trung Quốc trao trả qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cho Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, sau đó bàn giao cho Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Lạng Sơn. Bị cách ly y tế, đến ngày 01/7/2021 trở về địa phương.

Sau khi được vợ chồng Ph - L1 thông báo nhóm 07 người đi sang Trung Quốc đã bị Công an Trung Quốc bắt ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đ liên lạc với những người này nhưng không được. Khoảng hai tháng sau khi những người trên bị bắt, Đ chuyển chỗ làm đến tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đến ngày 31/10/2021 Đ trở về Việt Nam, vượt biên trái phép qua khu vực biên giới thuộc xã Khâm T, huyện Trùng Khánh, tỉnh C, bị Đồn Biên phòng Ngọc Ch1, tỉnh C phát hiện và xử phạt 3.000.000 đồng về hành vi “qua lại biên giới Quốc gia không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định”, được cách ly y tế rồi trở về địa phương.

Tại bản cáo trạng số 94/CT-VKS-P1 ngày 06/9/2022 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh S đã truy tố đối với bị cáo Lèo Văn Đ về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép, theo điểm a khoản 3 Điều 348 Bộ luật Hình sự.

Ngày 30/9/2022, Tòa án nhân dân tỉnh S quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung số 11/2022/HSST-QĐ cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh S để xem xét làm rõ việc bị cáo Lèo Văn Đ thực hiện hành vi đưa và hướng dẫn cho 22 người (với 25 lượt người) trú tại bản Trung T, xã Nà Bó và bản Mòn, xã Còi Nòi, huyện M, tỉnh S vượt biên trái phép sang Trung Quốc để làm gì, có mục đích vụ lợi không.

Căn cứ kết quả điều tra bổ sung, ngày 17/10/2022, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh S đã ban hành Cáo trạng số 117/CT-VKS-P1 truy tố đối với bị cáo Lèo Văn Đ về tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, theo điểm a khoản 3 Điều 349 Bộ luật Hình sự.

* Tại phiên tòa Kiểm sát viên giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị:

- Tuyên bố bị cáo Lèo Văn Đ phạm tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.

- Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 349; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Lèo Văn Đ từ 09 (chín) đến 10 (mười) năm tù.

- Không áp dụng hình phạt bổ sung (phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định) đối với bị cáo.

- Về vật chứng - Đề nghị Hội đồng xét xử:

+ Tịch thu sung quỹ Nhà nước: 01 (một) điện thoại di động màn hình cảm ứng nhãn hiệu OPPO A11, máy cũ, đã qua sử dụng thu giữ của Lèo Văn Đ.

+ Thu nộp ngân sách Nhà nước 3.000.000 (ba triệu) đồng Lèo Văn Đ được hưởng lợi bất chính do chị Lò Thị L (Vợ bị cáo) nộp thay cho bị cáo và không yêu cầu bị cáo phải hoàn trả.

Buộc bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa, bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như cáo trạng và luận tội của Viện kiểm sát đã quy kết và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Lò Thị L không yêu cầu bị cáo phải hoàn trả số tiền 3.000.000 đồng đã nộp thay cho bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan cảnh sát điều tra, Điều tra viên Công an tỉnh S, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh S, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có ý kiến khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Về hành vi phạm tội của bị cáo và trách nhiệm hình sự.

Tại phiên tòa, bị cáo Lèo Văn Đ khai nhận toàn bộ hành vi. Lời khai nhận của bị cáo về thời gian, địa điểm và diễn biến hành vi thống nhất, phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan Điều tra; phù hợp với lời khai của 22 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án; phù hợp với các chứng cứ khác được cơ quan Điều tra thu thập đó là Công văn số 194 ngày 23/02/2022 của phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh S về việc không cấp giấy thông hành, hộ chiếu cho Lèo Văn Đ và 22 người Đ đưa sang Trung Quốc, Biên bản kiểm tra điện thoại của Lèo Văn Đ có các thông tin liên quan đến việc Đ đưa người sang Trung Quốc. Có đủ căn cứ kết luận: Trong khoảng thời gian từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 6 năm 2020, Lèo Văn Đ đã thực hiện hành vi tuyên truyền, trao đổi, liên hệ người đón, thống nhất với người đón về số lượng người, chi phí, thời gian đi, cách thức đưa 22 người (với 25 lượt người) trú tại bản Trung T, xã Nà Bó và Bản M, xã C, huyện M, tỉnh S vượt biên giới trái phép sang Trung Quốc lao động, làm thuê. Cụ thể: Tháng 02 năm 2018 đưa 10 người qua biên giới thuộc khu vực huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; tháng 02 năm 2019 đưa 05 người qua biên giới thuộc khu vực tỉnh C; tháng 6 năm 2019 đưa 03 người qua biên giới thuộc khu vực huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và tháng 6 năm 2020 Đ liên hệ, hướng dẫn đưa 07 người qua biên giới thuộc khu vực tỉnh C.

Như vậy, Lèo Văn Đ đã thực hiện hành vi tổ chức đưa 22 người với 25 lượt người Việt Nam sang Trung Quốc bằng lối mòn trong rừng, không làm thủ tục xuất cảnh theo quy định với mục đích để lao động làm thuê ở Trung Quốc.

Bị cáo là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức rõ hành vi tổ chức cho người khác vượt biên giới trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội. H2nh vi của bị cáo đã phạm tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài - với tình tiết định khung “Đối với 11 người trở lên” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 349 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm tù.

[3] Về tính chất, mức độ hành vi phạm tội:

H2nh vi phạm tội của bị cáo gây ra là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và gây mất ổn định trật tự - xã hội tại địa phương. Do đó, cần có mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ra để cải tạo và giáo dục, đồng thời đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung.

[4] Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo Lèo Văn Đ 04 lần thực hiện hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài nên bị cáo phải chịu tình tiết tăng nặng phạm tội 02 lần trở lên theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Vợ bị cáo là chị Lò Thị L tự nguyện nộp 3.000.000đ là khoản tiền bị cáo thu lợi bất chính từ việc phạm tội là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự cho bị cáo.

[5] Về hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính bị cáo còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung (phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định) theo quy định tại khoản 4 Điều 349 Bộ luật hình sự, xét thấy hoàn cảnh của gia đình bị cáo không có tài sản giá trị, không có khả năng thi hành nên không áp dụng hình bổ sung đối với bị cáo.

[6] Về người liên quan đến vụ án:

Ngoài ra, qua điều tra, xác định trong năm 2019, có 08 người (1) Lèo Văn Ph, sinh năm 1979, (2) Lò Văn M, sinh năm 1980 và (3) Lò Văn Ph, sinh năm 1994, cùng trú tại bản T, xã N, huyện M, tỉnh S; (4) Lèo Văn H, sinh năm 1988; (5) Lừ Văn Th1, sinh năm 1982, (6) Lèo Văn TH, sinh năm 2000, (7) Lèo Văn M, sinh năm 1981 và (8) Lò Văn S, sinh năm 1974, cùng trú tại Bản M, xã C, huyện M, tỉnh S cũng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc và khai được Đ tuyên truyền, hướng dẫn cho xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình điều tra, bị cáo Đ không thừa nhận. Kết quả đối chất Lèo Văn H và Lèo Văn TH thay đổi lời khai, khai tự liên hệ và tự xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc. Các đối tượng còn lại Cơ quan điều tra đã triệu tập để đối chất nhưng không có mặt tại địa phương, không có mặt theo giấy triệu tập, hiện đi đâu không rõ. Ngoài lời khai các đối tượng trên không có tài liệu, chứng cứ nào khác, nên không đủ căn cứ quy kết trách nhiệm hình sự với Lèo Văn Đ.

Một số trường hợp được Đ tổ chức đưa sang Trung Quốc khai quá trình làm việc ở Trung Quốc có nộp tiền cắt khấu hàng tháng khoảng 100- 200NDT (tiền công giới thiệu việc làm) cho Lèo Văn Đ. Do sự việc diễn ra ở Trung Quốc, bị cáo Lèo Văn Đ không thừa nhận. Qua đối chất với Lèo Văn Đ một số người thay đổi lời khai, khẳng định không nộp tiền cắt khấu cho Đ. Một số người qua xác minh, triệu tập không có mặt tại địa phương, không tiến hành đối chất được nên không đủ căn cứ quy kết đối với Lèo Văn Đ về nội dung này.

Đối với Cà Văn Lai có hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép 2017 cho Lèo Văn Đ và các trường hợp khác, xét thấy nơi thực hiện tội phạm trên địa bàn xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh S đã tách hành vi, đối tượng Cà Văn Lai, chuyển tài liệu và đề nghị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Điện Biên xem xét, giải tiếp nhận và đang thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm nên không đề cập xử lý trong vụ án này.

Đối với các đối tượng T, C, H2, Xuân, T3, Ph, L1 theo lời khai của Đ và các đối tượng trực tiếp đưa, đón người vượt biên trái phép: Qua điều tra không xác định được nhân thân, lai lịch nên không đủ căn cứ điều tra, xác minh, xử lý.

Đối với Lò Thị L (vợ bị cáo Đ) là người có tài khoản ngân hàng được nhận tiền chuyển từ Trung Quốc về và trả cho các đối tượng nhờ chuyển. Quá trình điều tra xác định Lò Thị L không biết, không được Lèo Văn Đ bàn bạc, thỏa thuận về việc tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép, không được hưởng lợi gì từ việc rút, chuyển tiền nên không xem xét trách nhiệm hình sự.

Đối với hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép của 22 người được Lèo Văn Đ tổ chức đưa xuất cảnh trái phép trong vụ án, có những trường hợp xuất cảnh trái phép nhiều lần. Tuy nhiên, chưa bị xử phạt, xử lý lần nào, do vậy hành vi của các trường hợp này không cấu thành tội “Vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh” quy định tại Điều 347 Bộ luật hình sự. Căn cứ hành vi vi phạm, xác định các trường hợp này đã có hành vi “Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định”, vi phạm Điểm a, Khoản 3, Điều 17, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, căn cứ Điều 6, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, xác định hành vi vi phạm của các trường hợp này đã hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính nên không đề nghị cơ quan chức năng xử lý hành chính.

[7] Đối với khoản tiền 3.000.000đ (ba triệu đồng) bị cáo được hưởng lợi bất chính từ việc phạm tội - xét thấy, chị Lò Thị L đã tự nguyện nộp thay cho bị cáo toàn bộ số tiền trên và không yêu cầu bị cáo phải hoàn trả lại, do đó cần tịch thu nộp nghân sách Nhà nước.

[8] Vật chứng: 01 (một) điện thoại di động nhãn hiệu OPPO A11 đã qua sử dụng thu của Lèo Văn Đ. Xác định Đ sử dụng điện thoại để liên lạc làm phương tiện phạm tội nên cần tịch thu nộp nghân sách Nhà nước.

[9] Về án phí: Bị cáo Lèo Văn Đ phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 349; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự:

1. Tuyên bố bị cáo Lèo Văn Đ phạm tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.

2. Xử phạt bị cáo Lèo Văn Đ 09 (chín) năm tù; thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giam (ngày 06/01/2022).

Không áp dụng hình phạt bổ sung (phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định) đối với bị cáo.

3. Về xử lý vật chứng: Căn cứ điểm a, b khoản 1 điều 47 Bộ luật hình sự;

điểm a, b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự:

- Tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước:

+ 3.000.000đ (ba triệu đồng) khoản tiền thu lợi bất chính của bị cáo Lèo Văn Đ, do chị Lò Thị L nộp thay cho bị cáo. (Theo biên lai thu tiền số AA/2021/0002102 ngày 17/10/2022 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh S);

+ 01 (một) điện thoại di động nhãn hiệu OPPO A11, vỏ màu xanh da trời (điện thoại cảm ứng) đã qua sử dụng thu của Lèo Văn Đ. (Theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 24/8/2022 của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh S và Cục thi hành dân sự tỉnh S).

4. Về án phí: Căn cứ khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; khoản 1 Điều 21; điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Buộc bị cáo Lèo Văn Đ phải chịu 200.000đ (hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

5. Bị cáo, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm (ngày 16 tháng 11 năm 2022); Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án vắng mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

86
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài số 04/2022/HS-ST

Số hiệu:04/2022/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Sơn La
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:16/11/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về