Bản án về tội tham ô tài sản số 413/2021/HS-PT

 TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 413/2021/HS-PT NGÀY 12/10/2021 VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN

 Vào ngày 12 tháng 10 năm 2021 tại Trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 103/2020/TLPT-HS ngày 10 tháng 11 năm 2020 đối với bị cáo: Nguyễn Xuân P và đồng phạm về tội “Tham ô tài sản”. Do có kháng cáo của các bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 54/2020/HS-ST ngày 29-9-2020 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Bị cáo có kháng cáo:

1/ Nguyễn Xuân P (tên gọi khác: Không); sinh ngày 01 tháng 11 năm 1981 tại Bình Định; nơi cư trú: thành phố Đà Nẵng; nghề nghiệp: Nguyên trưởng ban kế toán Nhà máy sữa Đà Nẵng; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Đảng phái: Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh hoạt tại Chi bộ Nhà máy sữa Đà Nẵng thuộc Đảng ủy Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng); con ông Nguyễn Xuân H và bà Hà Thị Kim H; có vợ Trần Thị Ngọc T và 02 con; tiền án tiền sự: Không; bị bắt tạm giam ngày 22 tháng 01 năm 2019; bị cáo hiện đang bị tạm giam; có mặt.

2/ Tôn Nữ Thanh T (tên gọi khác: Không); sinh ngày 04 tháng 04 năm 1984 tại Thừa Thiên Huế; nơi ĐKHKTT: tỉnh Thừa Thiên Huế; nơi tạm trú: Tp. Đà Nẵng; nghề nghiệp: Nguyên nhân viên thủ kho vật tư Nhà máy sữa Đà Nẵng; trình độ văn hóa:

12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Phật giáo; quốc tịch: Việt Nam; con ông Tôn Thất H và bà Lê Thị Cẩm T; chồng Nguyễn Phan Minh N và 02 con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo hiện đang tại ngoại; có mặt.

3/ Lê Thị Quỳnh T1 (Tên gọi khác: Không); sinh ngày 02 tháng 10 năm 1988 tại Đà Nẵng; nơi ĐKHKTT: Tp. Đà Nẵng; nghề nghiệp: Nguyên nhân viên thủ kho thành phẩm Nhà máy sữa Đà Nẵng; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; con ông Lê Văn S và bà Nguyễn Thị T, có chồng Lê Nguyễn Trường T và 01 con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo hiện đang tại ngoại; có mặt.

4/ Bùi Văn T2 (Tên gọi khác: Không); sinh ngày 25 tháng 07 năm 1989 tại Hải Dương; nơi ĐKHKTT: tỉnh Hải Dương; nghề nghiệp: Nguyên Giám đốc Công ty cổ phần dầu khí Q; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Bùi Văn T và bà Nguyễn Thị T; có vợ Phạm Thị N và 02 con; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giam từ ngày 19/06/2019 đến ngày 15/08/2019, thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để đảm bảo; bị cáo hiện đang tại ngoại; có mặt.

Người bào chữa:

- Luật sư Chu Văn H - Văn phòng luật sư X và Công lý thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân P theo yêu cầu của bị cáo và gia đình bị cáo; địa chỉ: thành phố Hồ Chí Minh; có Đơn xin xét xử vắng mặt (có gửi bản Luận cứ bào chữa cho bị cáo P).

- Luật sư Trương Thị Bích T, VPLS H - Đoàn luật sư TP. Đà Nẵng bào chữa cho bị cáo Tôn Nữ Thanh T theo luật định; vắng mặt – có Đơn từ chối tham gia tố tụng.

- Luật sư Nguyễn Thị Dạ M – Công ty Luật TNHH Y thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh bào chữa cho bị cáo Tôn Nữ Thanh T theo yêu cầu của bị cáo; địa chỉ: thành phố Hồ Chí Minh; có Đơn xin xét xử vắng mặt.

- Luật sư Trịnh Anh H - Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Nam và luật sư Trần Văn Đ – Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng bào chữa cho bị cáo Lê Thị Quỳnh T1 theo yêu cầu của bị cáo; đều có mặt.

- Luật sư Lê Văn C và Luật sư Mai Quốc V - Công ty Luật hợp danh F thuộc Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng bào chữa cho bị cáo Bùi Văn T2 theo yêu cầu của bị cáo; địa chỉ: thành phố Đà Nẵng; đều có mặt.

- Bị hại: Công ty Cổ phần sữa V; địa chỉ trụ sở: thành phố Hồ Chí Minh; Người đại diện theo pháp luật: bà Mai Kiều L; chức vụ: Tổng giám đốc. Người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng: ông Chu Văn T, sinh năm 1959, căn cước công dân số 040059000386; trú tại: Thành phố Hồ Chí Minh (theo Văn bản ủy quyền ngày 26/10/2018); có Đơn xin xét xử vắng mặt.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại: Luật sư Phùng Thị H - Văn phòng Luật sư C thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh; địa chỉ: thành phố Hồ Chí Minh; có Đơn xin xét xử vắng mặt (có gửi bản Luận cứ).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có kháng cáo: Bà Phạm Thị N, sinh năm 1963; địa chỉ: tỉnh Bình Định; tạm trú: thành phố Hồ Chí Minh; có Đơn xin xét xử vắng mặt.

- Người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan:

1/ Chi nhánh Công ty cổ phần sữa V - Nhà máy sữa Đà Nẵng; Địa chỉ: TP. Đà Nẵng.

Ngưi đại diện hợp pháp: Ông Nguyễn Văn T, sinh năm 1976; Nơi cư trú: TP. Đà Nẵng, chức vụ: Giám đốc Chi nhánh; vắng mặt, có Đơn xin xét xử vắng mặt

2/ Ngân hàng TMCP X V. Trụ sở chính: TP. Hà Nội. Ngân hàng TMCP X V - Chi nhánh Sông Hàn Đà Nẵng. Trụ sở chi nhánh: TP. Đà Nẵng.

Ngưi đại diện hợp pháp: Ông Trần Lê Đại N, sinh năm 1984 - chứng minh nhân dân số 201497790 do Công an TP. Đà Nẵng cấp ngày 08/02/2014 - chức vụ Trưởng phòng Khách hàng cá nhân theo văn bản uỷ quyền số 1150/QĐ- BIDV.SHA ngày 14/12/2020; có mặt.

3/ Ngân hàng TMCP N. Trụ sở chính: Thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng TMCP N - Chi nhánh Q, Bình Định. Trụ sở chi nhánh: tỉnh Bình Định; vắng mặt.

4/ Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp H. Trụ sở tại TP. Đà Nẵng.

Đại diện hợp pháp: Bà Bùi Mỹ L – Nhân viên kinh doanh; có mặt.

5/ Công ty CP Dầu khí Q. Trụ sở: tỉnh Hải Dương; vắng mặt, có Đơn xin xét xử vắng mặt.

6/ Bà Võ Thị Kim C, sinh năm 1983. Nơi cư trú: tỉnh Bình Định; có Đơn xin xét xử vắng mặt.

Ngoài ra trong vụ án còn có những người tham gia tố tụng khác không có kháng cáo, không bị kháng nghị.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Chi nhánh Công ty Cổ phần (CP) sữa V - Nhà máy sữa Đà Nẵng, mã số chi nhánh: 0300588569-023, đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 22/02/2012, đăng ký thay đổi lần thứ tư vào ngày 02/5/2018. Địa chỉ tại thành phố Đà Nẵng, hiện do ông Nguyễn Văn T (sinh năm 1976, trú: thành phố Đà Nẵng) làm Giám đốc. Nhà máy có con dấu riêng và hoạt động theo ủy quyền của Công ty CP sữa V (địa chỉ thành phố Hồ Chí Minh).

Tại Công văn số 6493/CV-CTS.KSNB ngày 05/12/2018, Công ty CP sữa V báo cáo diễn biến phần vốn nhà nước từ tháng 3/2016 đến tháng 7/2018 như sau: Từ ngày 01/6/2016: Tỷ lệ vốn nhà nước chiếm 45,06%; Từ ngày 22/8/2016: Tỷ lệ vốn nhà nước chiếm 44,73%; Từ ngày 05/5/2017: Tỷ lệ vốn nhà nước chiếm 39,33%; Từ ngày 29/12/2017: Tỷ lệ vốn nhà nước chiếm 36,00%.

Võ Ngọc S (sinh năm 1961; trú tại: tỉnh Bình Định), được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Nhà máy sữa Đà Nẵng kể từ ngày 01/4/2015 theo Quyết định điều động và bổ nhiệm nhân sự số 101/QĐ-CTS.NS/15 ngày 21/3/2015 của Tổng Giám đốc Công ty CP sữa V.

Để phục vụ hoạt động sản xuất, từ ngày 22/9/2015, Võ Ngọc S ký kết Hợp đồng mua bán hàng hóa là dầu DO với Công ty Cổ phần dầu khí Q (địa chỉ: tỉnh Hải Dương, sau đây gọi tắt là Công ty Q) do Bùi Văn T2 - làm giám đốc, cụ thể như sau:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa số 04/NMĐN-QM/2015. Thời gian từ 22/9/2015 đến 31/12/2015, nội dung Công ty Q cung cấp dầu Diesel (DO) và dầu m phụ các loại cho Nhà máy sữa Đà Nẵng. Hình thức thực hiện như sau: Nhà máy sữa Đà Nẵng s gửi các đơn đặt hàng ít nhất trước 03 ngày cho Công ty Q bằng fax/hoặc thư điện tử, trong đó thể hiện chi tiết số lượng, lịch biểu và địa điểm giao hàng cụ thể. Đơn giá là giá thị trường do Bộ Tài chính công bố. Hình thức thanh toán là bên mua chuyển khoản vào thứ 4 hàng tuần khi có phát sinh giao dịch và nhận đầy đủ hóa đơn và giấy chứng nhận của lô hàng từ bên bán.

- Hợp đồng mua bán hàng hóa số 04/NMĐN-QM/2016. Thời gian từ 11/5/2016 đến 31/12/2016, nội dung Công ty Q cung cấp dầu Diesel (DO) cho nhà máy sữa Đà Nẵng. Hình thức thực hiện và thanh toán như trên.

- Hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/NMĐN-QM/2017. Thời gian từ 01/01/2017 đến 31/12/2017, nội dung Công ty Q cung cấp dầu Diesel (DO) cho nhà máy sữa Đà Nẵng. Hình thức thực hiện và thanh toán như trên.

- Hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/NMĐN-QM/2018. Thời gian từ 01/01/2018 đến 31/12/2018, nội dung Công ty Q cung cấp dầu Diesel (DO) cho nhà máy sữa Đà Nẵng. Hình thức thực hiện và thanh toán như trên.

Để có dầu DO cung cấp cho Nhà máy sữa Đà Nẵng và bán cho các Công ty và cá nhân khác, Công ty Q ký kết Hợp đồng mua bán xăng dầu từng năm với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp H (trụ sở tại TP Đà Nẵng, do ông Nguyễn Văn P làm Giám đốc) từ tháng 8/2015 đến 3/2019 cụ thể như sau:

1. Hợp đồng mua bán xăng dầu số 170/HĐMB-KD-2015 ngày 20/8/2015, có hiệu lực đến 31/12/2016.

2. Hợp đồng mua bán xăng dầu số 28/HĐMB-KD-2017 ngày 31/12/2016, có hiệu lực đến 31/12/2017.

3. Hợp đồng mua bán xăng dầu số 06/HĐMB-KD-2018 ngày 02/01/2018, có hiệu lực đến 12/2018.

Sau khi ký kết và thực hiện Hợp đồng được khoảng 4 tháng, S trao đổi và thống nhất với Bùi Văn T2 về việc Công ty Q xuất hóa đơn GTGT khống bán dầu DO cho Nhà máy sữa Đà Nẵng, sau khi nhận được tiền hàng đối với các hóa đơn này thì Công ty Q s rút ra và chuyển lại vào các tài khoản do S chỉ định.

S chỉ đạo Nguyễn Xuân P - Trưởng Ban kế toán và các nhân viên thủ kho vật tư kỹ thuật là Tôn Nữ Thanh T và Lê Thị Quỳnh T1 liên hệ T2 thông báo số lượng dầu DO cần nhập khống, lấy hóa đơn GTGT, thực hiện việc hợp thức các hóa đơn khống để chiếm đoạt tiền của Công ty Cổ phần sữa V.

Khi có nhu cầu lấy hóa đơn khống, T hoặc T1 gọi điện đến số 0982 712 757 gặp T2 thông báo số lượng dầu DO cần nhập khống, sau đó bộ phận kế toán của Công ty Q s gửi bản scan hóa đơn GTGT khống (qua email) cho T hoặc T1. T hoặc T1 chuyển bản scan hóa đơn GTGT này cho bà Nguyễn Thanh H - nhân viên kế toán thống kê nhà máy sữa Đà Nẵng làm Phiếu nhập kho chuyển cho T hoặc T1 ký và chuyển cho ông S ký xác nhận. Sau khi có đủ chữ ký, nhân viên kế toán thống kê làm Phiếu đề nghị thanh toán trình P duyệt và chuyển cho S ký để thanh toán tiền cho Công ty Q.

Quá trình làm phiếu nhập kho, khoảng cuối tháng 3/2016 và tháng 4/2016, bà Nguyễn Thanh H - nhân viên kế toán thống kê kiểm kê và phát hiện số lượng dầu DO xuất kho không có chứng từ nên báo cáo P và được P giải thích do số lượng dầu này xuất qua tài khoản trung gian nhằm giảm lượng dầu theo yêu cầu của chương trình phát triển bền vững của Công ty. P yêu cầu bà H đưa lượng dầu này vào Phiếu xuất kho điều chỉnh cuối tháng với nội dung điều chỉnh hàng tồn kho sau kiểm kê chờ xử lý hoặc điều chỉnh hàng tồn kho do hao hụt bồi thường chờ xử lý và trình S duyệt. Sau đó, P thực hiện bút toán các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất (chi phí nhiên liệu) báo cáo lên hệ thống kế toán của Công ty Cổ phần sữa V theo quy định.

Quá trình điều tra xác định bằng thủ đoạn như trên, từ tháng 3/2016 đến tháng 7/2018, Võ Ngọc S, Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1, Bùi Văn T2 đã cấu kết cùng nhau chiếm đoạt tiền của Công ty Cổ phần sữa V, cụ thể như sau :

1 Giai đoạn tù tháng 3/2016 đến ngày 2/10/2017 :

Thời điểm này, T là nhân viên thủ kho vật tư kỹ thuật của nhà máy. Theo sự chỉ đạo của S và P, T liên hệ T2 lấy hóa đơn GTGT nhập khống dầu DO để chiếm đoạt tiền của Công ty Cổ phần sữa V như sau:

- Tháng 3/2016: Công ty Q xuất hóa đơn GTGT số 0000249 ngày 21/3/2016, số lượng dầu DO xuất khống là 8.000 lít, số tiền chiếm đoạt là 77.360.000 đồng (BL 183- 190).

- Tháng 4/2016: Công ty Q xuất các hóa đơn GTGT số 0000277 ngày 12/4/2016 và Hóa đơn GTGT số 0000297 ngày 28/4/2016, số lượng dầu DO xuất khống là 16.000 lít, số tiền chiếm đoạt là 158.720.000 đồng (BL 191-206).

- Tháng 5/2016: Công Ty Q xuất hóa đơn GTGT số 0000322 ngày 20/5/2016, số lượng dầu DO xuất khống 8.000 lít, số tiền chiếm đoạt là 86.560.000 đồng (BL 207-214).

- Tháng 6/2016: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000329 ngày 03.6.2016 và Hóa đơn GTGT số 0000350 ngày 23/6/2016, số lượng dầu DO xuất khống 16.000 lít, số tiền chiếm đoạt 185.520.000 đồng (BL 215-230).

- Tháng 7/2016: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000376 ngày 14/7/2016 và Hóa đơn GTGT số 0000395 ngày 29/7/2016, số lượng dầu DO xuất khống 16.000 lít, số tiền chiếm đoạt 193.440.000 đồng. (BL 231-246).

- Tháng 8/2016: Công ty Q xuất Hóa đơn GTGT số 0000410 ngày 12/8/2016, số lượng dầu DO xuất khống 8.000 lít, số tiền chiếm đoạt 91.680.000 đồng (BL 376-361).

- Tháng 9/2016: Công ty Q xuất Hóa đơn GTGT số 0000440 ngày 27/9/2016, số lượng dầu DO xuất khống 8.000 lít, số tiền chiếm đoạt 96.400.000 đồng (BL 247-254).

- Tháng 11/2016: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000477 ngày 09/11/2016 và Hóa đơn GTGT số 0000489 ngày 26/11/2016, số lượng dầu DO xuất khống 16.000 lít, số tiền chiếm đoạt 200.960.000 đồng (BL 255-262, 382-386).

- Tháng 12/2016: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000498 ngày 08/12/2016 và Hóa đơn GTGT số 0000006 ngày 24/12/2016, số lượng dầu DO xuất khống 20.000 lít, số tiền chiếm đoạt 258.280.000 đồng (BL 263-270, 387-394).

- Tháng 01/2017: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000015 ngày 09/01/2017 và Hóa đơn GTGT số 0000022 ngày 23/01/2017, số lượng dầu DO xuất khống 16.000 lít, số tiền chiếm đoạt 218.928.000 đồng (BL 271-278, 395-400).

- Tháng 02/2017: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000024 ngày 08/02/2017, Hóa đơn GTGT số 0000032 ngày 17/02/2017 và Hóa đơn GTGT số 0000043 ngày 27/02/2017, số lượng dầu DO xuất khống 30.000 lít, số tiền chiếm đoạt 417.040.000 đồng (BL 279 - 292, 401-406).

- Tháng 3/2017: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000052 ngày 08/3/2017 và Hóa đơn GTGT số 0000074 ngày 29/3/2017, số lượng dầu DO xuất khống 20.000 lít, số tiền chiếm đoạt 278.460.000 đồng (BL 293-306).

- Tháng 4/2017: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000083 ngày 07/4/2017 và Hóa đơn GTGT số 0000107 ngày 27/4/2017, số lượng dầu DO xuất khống 26.000 lít, số tiền chiếm đoạt 350.048.000 đồng (BL 307-322).

- Tháng 5/2017: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000118 ngày 09/5/2017 và Hóa đơn GTGT số 0000133 ngày 23/5/2017, số lượng dầu DO xuất khống 28.000 lít, số tiền chiếm đoạt 368.744.000 đồng (BL 323-330, 407- 411).

- Tháng 6/2017: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000156 ngày 10/6/2017 và Hóa đơn GTGT số 0000170 ngày 22/6/2017, số lượng dầu Do xuất khống 28.000 lít, số tiền chiếm đoạt 359.804.000 đồng (BL 331 - 347).

- Tháng 7/2017: Công ty Q xuất Hóa đơn GTGT số 0000189 ngày 25/7/2017, số lượng dầu DO xuất khống 16.000 lít, số tiền chiếm đoạt 207.392.000 đồng (BL 308- 355).

- Tháng 8/2017: Công ty Q xuất Hóa đơn GTGT số 0000214 ngày 25/8/2017, số lượng dầu DO xuất khống 16.000 lít, số tiền chiếm đoạt 199.840.000 đồng (BL 356- 366).

- Tháng 9/2017: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000223 ngày 01/9/2017 và Hóa đơn GTGT số 0000237 ngày 18/9/2017, số lượng dầu DO xuất khống 22.000 lít, số tiền chiếm đoạt 284.020.000 đồng (BL 367-375, 412-417).

- Ngày 02/10/2017: Công ty Q xuất Hóa đơn GTGT số 0000248 ngày 02/10/2017, số lượng dầu DO xuất khống 18.000 lít, số tiền chiếm đoạt 245.520.000 đồng (BL 418-425).

Với việc xuất khống các hóa đơn GTGT giai đoạn này, Công ty dầu khí Q được thanh toán số tiền là 4.278.716.000 đồng, T2 giữ lại số tiền 384.929.520 đồng, chỉ đạo nhân viên là bà Nguyễn Thị L và Nguyễn Thị Y chuyển vào các tài khoản của Nguyễn Xuân P gồm tài khoản số 0051000086812 tại Ngân hàng TMCP V chi nhánh Bình Định và tài khoản số 56510000057748 tại Ngân hàng X V chi nhánh Đà Nẵng số tiền 3.893.786.480 đồng.

2 Giai đoạn tù ngày 10/1/2017 đến ngày 30/3/2018 :

Tháng 10/2017, Tôn Nữ Thanh T nghỉ sinh, S bố trí Lê Thị Quỳnh T1 - là nhân viên Thủ kho thành phẩm sang phụ trách kho vật tư kỹ thuật. S và P chỉ đạo T1 liên hệ T2 lấy Hóa đơn GTGT nhập khống dầu DO, cụ thể như sau :

- Ngày 10/10/2017 đến ngày 24/10/2017: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000005 ngày 10/10/2017 và Hóa đơn GTGT số 0000022 ngày 24/10/2017, số lượng dầu DO xuất khống 32.000 lít, số tiền chiếm đoạt là 436.640.000 đồng (BL 426-437).

- Tháng 11/2017: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000037 ngày 03/11/2017, Hóa đơn GTGT số 0000043 ngày 07/11/2017 và Hóa đơn GTGT số 0000053 ngày 24/11/2017, số lượng dầu DO xuất khống 48.000 lít, số tiền chiếm đoạt 657.280.000 đồng (BL 438-458).

- Tháng 12/2017: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000064 ngày 02/12/2017, Hóa đơn GTGT số 0000076 ngày 11/12/2017, Hóa đơn GTGT số 0000093 ngày 19/12/2017 và Hóa đơn GTGT số 0000106 ngày 25/12/2017, số lượng dầu DO xuất khống 64.000 lít, số tiền chiếm đoạt 902.240.000 đồng (BL 459-484).

- Tháng 01/2018: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 00000121 ngày 02/01/2018, Hóa đơn GTGT số 0000140 ngày 12/01/2018 và Hóa đơn GTGT số 0000159 ngày 20/01/2018, số lượng dầu DO xuất khống 48.000 lít, số tiền chiếm đoạt 698.080.000 đồng (BL 485-505).

- Tháng 02/2018: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000183 ngày 05/02/2018 và Hóa đơn GTGT số 0000190 ngày 22/02/2018, số lượng dầu DO xuất khống là 32.000 lít, số tiền chiếm đoạt 477.760.000 đồng (BL 506-518).

- Tháng 3/2018: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000202 ngày 05/3/2018, Hóa đơn GTGT số 0000216 ngày 16/3/2018 và Hóa đơn GTGT số 0000229 ngày 30/3/2018, số lượng dầu DO xuất khống 48.000 lít, số tiền chiếm đoạt 710.880.000 đồng (BL 519-532).

Với việc xuất khống các hóa đơn GTGT giai đoạn này, Công ty dầu khí Q được thanh toán số tiền là 3.882.880.000 đồng, T2 giữ lại số tiền 434.580.000 đồng, chỉ đạo bà Nguyễn Thị L và Nguyễn Thị Y chuyển vào tài khoản của Nguyễn Xuân P số 56510000057748 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển V chi nhánh Sông Hàn, Đà Nẵng số tiền 3.448.300.000 đồng.

3 Giai đoạn tù tháng 4/2018 đến tháng 7/2018:

Đến tháng 4/2018, T đi làm trở lại, T1 bàn giao lại công việc cho T. Ngày 05/4/2018, ông S chết, ông S có nợ tiền của bà Võ Thị Kim C (SN 1983, trú T.Bình Định) số tiền 1.700.000.000 đồng, lãi suất 1,5%/tháng, số tiền vay được chuyển vào tài khoản cá nhân của Nguyễn Xuân P. P chỉ đạo T tiếp tục thực hiện việc nhập khống dầu DO và hợp thức hóa đơn nhập khống để lấy tiền trả nợ thay cho S; T tiếp tục liên hệ T2 lấy hóa đơn GTGT nhập khống dầu DO để chiếm đoạt tiền Công ty Cổ phần sữa V, cụ thể như sau:

- Tháng 4/2018: Công ty Q xuất Hóa đơn GTGT số 0000244 ngày 14/4/2018, số lượng dầu DO xuất khống 14.000 lít, số tiền chiếm đoạt 217.700.000 đồng (BL 533- 545).

- Tháng 5/2018: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000264 ngày 02/5/2018 và Hóa đơn GTGT số 0000287 ngày 21/5/2018, số lượng dầu DO xuất khống 28.000 lít, số tiền chiếm đoạt 454.020.000 đồng (BL 546-559).

- Tháng 6/2018: Công ty Q xuất các Hóa đơn GTGT số 0000303 ngày 01/6/2018 và Hóa đơn GTGT số 0000324 ngày 28/6/2018, số lượng dầu DO xuất khống 28.000 lít, số tiền chiếm đoạt 478.520.000 đồng (BL 560-572).

- Tháng 7/2018: Công ty Q xuất Hóa đơn GTGT số 0000345 ngày 06/7/2018, số lượng dầu DO xuất khống 14.000 lít, số tiền chiếm đoạt 236.040.000 đồng.

Số lượng dầu DO giai đoạn này được đưa vào Phiếu xuất kho điều chỉnh với nội dung chi phí điều chỉnh hàng tồn kho sau kiểm kê chờ xử lý và trình ông Nguyễn Văn T - người được giao Quyền Giám đốc nhà máy sữa Đà Nẵng duyệt. Sau đó P thực hiện bút toán các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất (chi phí nhiên liệu) báo cáo lên hệ thống kế toán của Công ty CP sữa V.

Với việc xuất khống các hóa đơn GTGT giai đoạn này, Công ty dầu khí Q được thanh toán số tiền là 1.386.180.000 đồng, T2 giữ lại số tiền 197.880.000 đồng, chỉ đạo bà Nguyễn Thị L và Nguyễn Thị Y chuyển vào tài khoản số 56510000057748 tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển V chi nhánh Sông Hàn, Đà Nẵng của ông Nguyễn Xuân P số tiền 1.188.400.000 đồng.

Để hợp thức hóa việc xuất khống hóa đơn GTGT theo yêu cầu của S, T2 lấy số lượng dầu DO bán cho một số cá nhân không lấy hóa đơn GTGT như ông Thuận (không rõ lai lịch) tại Cảng cá Tam Giang, Núi Thành, Quảng Nam và các chủ thầu nh (không rõ lai lịch) thi công tại đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để cân đối với lượng dầu DO xuất khống cho Nhà máy sữa Đà Nẵng.

Như vậy, từ tháng 3/2016 đến tháng 7/2018, Công ty Q xuất khống cho Nhà máy sữa Đà Nẵng 55 hóa đơn GTGT với số lượng dầu DO xuất khống là 692.000 lít. Tổng số tiền Công ty Cổ phần sữa V thanh toán cho các hóa đơn này là 9.547.8 đồng, trong đó T2 chuyển vào các tài khoản của P số tiền 8.530.486.480 đồng, T2 giữ lại số tiền 1.017.389.520 đồng.

Đến tháng 7/2018, ông Nguyễn Văn T kiểm tra các Phiếu xuất kho điều chỉnh cuối tháng thì phát hiện sự việc nên báo cáo Công ty Cổ phần sữa V. Quá trình Công ty Cổ phần sữa V giải quyết sự việc, P, T, T1 có bản tường trình thừa nhận hành vi phạm tội như trên.

Số tiền chiếm đoạt được P sử dụng như sau:

+ Chuyển vào tài khoản của Tôn Nữ Thanh T số 56110000569412 tại Ngân hàng TMCP X V - Chi nhánh Đà Nẵng số tiền: 853.817.000 đồng. Sau đó, P yêu cầu T đưa lại cho P 100.000.000 đồng.

+ Chuyển vào tài khoản của Lê Thị Quỳnh T1 số 56110000614826 tại Ngân hàng TMCP X V - Chi nhánh Đà Nẵng số tiền 562.700.000 đồng. Sau đó P yêu cầu T1 đưa lại 40.000.000 đồng.

+ P chuyển vào tài khoản số 58110001096548 mang tên Võ Thị Kim C (trú T.Bình Định) trả nợ thay cho Võ Ngọc S số tiền 1.960.000.000 đồng. Cơ quan CSĐT - Công an TP Đà Nẵng đã có 2001/CV-VP ngày 03/10/2019 yêu cầu bà C giao nộp lại số tiền, tuy nhiên đến nay bà C chưa giao nộp, bà C cho rằng đây là tiền ông S trả nợ cá nhân cho bà, bà hoàn toàn không biết đây là tiền do phạm tội mà có, hiện bà đã sử dụng hết số tiền này.

+ Số tiền còn lại, P khai rút tiền mặt đưa S từ 4.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, khi giao không có giấy tờ, không có người chứng kiến. P khai mỗi lần lập chứng từ khống chiếm đoạt tiền của Công ty, S chia cho P 2.000.000 đồng, tổng cộng khoảng 108.000.000 đồng. Sau khi sự việc bị phát hiện, P nộp lại cho Công ty CP Sữa V số tiền 1.350.000.000 đồng. Ngày 02/8/2019, ông Nguyễn Xuân H (bố ruột P) nộp số tiền 1.500.000.000 đồng khắc phục hậu quả.

- Cơ quan CSĐT - Công an TP Đà Nẵng tiến hành trưng cầu giám định chữ ký của Võ Ngọc S trên các tài liệu cần giám định gồm 43 Phiếu đề nghị thanh toán của Nhà máy sữa Đà Nẵng; 43 Phiếu nhập kho của Nhà máy sữa Đà Nẵng.

Theo Kết luận giám định số 97/GĐ-TL ngày 20/11/2019 của Phòng kỹ thuật hình sự - Công an TP Đà Nẵng kết luận: Chữ ký dưới mục “Duyệt bởi” hoặc dưới mục “Thủ trưởng đơn vị” trên các tài liệu cần giám định ký hiệu từ A1 đến A86 so với chữ ký của Võ Ngọc S trên các tài liệu mẫu ký hiệu từ M1 đến M12 do cùng một người ký ra.

* Tài sản kê biên:

- Nhà và đất của vợ chồng Nguyễn Xuân P và Trần Thị Ngọc T tại TP Đà Nẵng.

- Nhà và đất của ông Võ Ngọc S (đã chết) và bà Phạm Thị N tại tỉnh Bình Định.

* Tang tài vật tạm giữ:

- 01 điện thoại di động hiệu Samsung số Imei 352008/09/921257/0 thu giữ của Nguyễn Xuân P.

- Nguyễn Xuân P nộp lại số tiền 1.350.000.000 đồng để khắc phục hậu quả; Ông Nguyễn Xuân Hoàng nộp số tiền 1.500.000.000 đồng khắc phục hậu quả cho Nguyễn Xuân P; Bùi Văn T2 nộp lại số tiền 450.000.000 đồng; ngày 18/09/2020, Bùi Văn T2 nộp thêm 300.000.000 đồng tại Cục thi hành án dân sự Tp. Đà Nẵng để khắc phục hậu quả; Tôn Nữ Thanh T nộp lại số tiền 753.817.000 đồng để khắc phục hậu quả; Lê Thị Quỳnh T1 nộp lại số tiền 522.700.000 đồng để khắc phục hậu quả.

* Phần dân sự: Công ty Cổ phần sữa V yêu cầu các bị cáo và đương sự có liên quan bồi thường lại toàn bộ số tiền bị chiếm đoạt.

* Tại Bản cáo trạng số 04/2020/VKS-CT-P3 ngày 05/02/2020, Viện kiểm sát nhân dân TP. Đà Nẵng đã truy tố các bị can Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1 và Bùi Văn T2 về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015.

Ngày 02/6/2020, Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng có Quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung số 04/2020/HSST-QĐ đề nghị Viện kiểm sát nhân dân TP. Đà Nẵng điều tra bổ sung một số vấn đề liên quan trong vụ án.

Ngày 14/08/2020, Viện kiểm sát nhân dân TP. Đà Nẵng có Văn bản số 411/VKS- P2 giữ nguyên quan điểm đã truy tố tại Cáo trạng số 04/2020/VKS-CT-P3 ngày 05/02/2020.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 54/2020/HS-ST ngày 29/9/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quyết định I/. Tuyên bố: Các bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1 và Bùi Văn T2 phạm tội “Tham ô tài sản”.

1 Về hình phạt chính:

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58 khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự; Xử phạt: Nguyễn Xuân P 16 (Mười sáu) năm tù, thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam 22/01/2019.

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự; Xử phạt: Tôn Nữ Thanh T 12 (Mười hai) năm tù, thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự; Xử phạt: Lê Thị Quỳnh T1 09 (chín) năm tù, thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự; Xử phạt: Bùi Văn T2 09 (chín) năm tù, nhưng được trừ đi thời gian tạm giam trước đây từ ngày 19/06/2019 đến ngày 15/08/2019 (01 tháng 26 ngày), còn lại năm 1 tháng 4 ngày tù; thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

2 Về hình phạt bổ sung: Căn cứ Điều 41, khoản 5 Điều 353 Bộ luật hình sự: Cấm Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1, Bùi Văn T2 đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến quản lý kinh tế trong thời hạn 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính.

II/. Về trách nhiệm dân sự và việc bồi thường thiệt hại: Căn cứ Điều 48 Bộ luật hình sự; Điều 584, 587, 589, 612, 613, 615 Bộ luật dân sự:

- Buộc các bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Bùi Văn T2, Lê Thị Quỳnh T1 và người kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông Võ Ngọc S (đã chết) là bà Phạm Thị N phải liên đới bồi thường cho Công ty cổ phần sữa V số tiền là: 9.547.876.000 đồng (Chín tỷ, năm trăm bốn mươi bảy triệu, tám trăm bảy mươi sáu nghìn đồng), chia phần theo mức độ lỗi của từng người, cụ thể như sau:

+ Bị cáo Nguyễn Xuân P phải bồi thường số tiền là 4.126.134.740 đồng, bị cáo đã bồi thường được 2.850.000.000 đồng, còn phải bồi thường tiếp số tiền là 1.276.134.740 đồng (Một tỷ, hai trăm bảy mươi sáu triệu, ,một trăm ba mươi tư nghìn bảy trăm bốn mươi đồng).

+ Bà Phạm Thị N phải bồi thường thay cho ông Võ Ngọc S (đã chết) số tiền là 3.127.834.740 đồng (Ba tỷ, một trăm hai mươi bảy triệu, tám trăm ba mươi tư nghìn, bảy trăm bốn mươi đồng), trong phạm vi di sản thừa kế (1/2 giá trị nhà và đất tại tỉnh Bình Định) mà ông S chết đi để lại.

+ Bị cáo Tôn Nữ Thanh T phải bồi thường số tiền là 753.817.000 đồng, bị cáo đã bồi thường được số tiền là 753.817.000 đồng. (đã xong) + Bị cáo Lê Thị Quỳnh T1 phải bồi thường số tiền là 522.700.000 đồng, bị cáo đã bồi thường được số tiền là 522.700.000 đồng. (đã xong) + Bị cáo Bùi Văn T2 phải bồi thường số tiền là 1.017.389.520 đồng, bị cáo đã bồi thường được số tiền là 750.000.000 đồng, còn phải bồi thường tiếp số tiền là 267.389.520 đồng (Hai trăm sáu mươi bảy triệu, ba trăm tám mươi chín nghìn, năm trăm hai mươi đồng). Ghi nhận sự tự nguyện của Công ty cổ phần dầu khí Q và ông Nguyễn Ngọc D (chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty) về việc đồng ý dùng số tiền 300.000.000 đồng đặt cược để đảm bảo cho việc thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam cho bị cáo Bùi Văn T2 để bồi thường thay cho bị cáo T2 (Số tiền này hiện đang được tạm giữ tại tài khoản số 3941.0.1012230.00000 tại Kho bạc Nhà nước TP. Đà Nẵng của Sở tài chính TP. Đà Nẵng); sau khi khấu trừ nghĩa vụ của bị cáo Bùi Văn T2, phần còn dư tuyên trả lại cho Công ty cổ phần dầu khí Q và ông Nguyễn Ngọc D.

- Tiếp tục kê biên Nhà và đất của ông Nguyễn Xuân P và bà Trần Thị Ngọc T, tại TP. Đà Nẵng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BK 907630, số vào sổ cấp GCN: CTs06437 do Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cấp ngày 16/11/2012 đứng tên ông P và bà T), theo Lệnh kê biên tài sản số 01/VP ngày 16/01/2019 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng để đảm bảo thi hành án.

Ghi nhận nhà và đất này đang thế chấp vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển V, chi nhánh Sông Hàn, TP. Đà Nẵng (là nợ chung của vợ chồng).

- Tiếp tục kê biên nhà và đất của ông Võ Ngọc S, sinh năm 1961, chứng minh nhân dân số 211530970 (đã chết) và bà Phạm Thị N, sinh năm 1963, chứng minh nhân dân số 211869894, tại tỉnh Bình Định (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CA 091537, số vào sổ cấp GCN: CH 00610 do Uỷ ban nhân dân thành phố Q, tỉnh Bình Định cấp ngày 20/8/2015 đứng tên ông S và bà N; hiện đã được kê khai, thừa kế đứng tên bà Phạm Thị N), theo Lệnh kê biên tài sản số 168/LKB-VPCQCSĐT ngày 20/07/2020 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng để đảm bảo thi hành án.

Huỷ b văn bản số 06/CV-VP ngày 16/12/2019 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Đà Nẵng có nội dung yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền dừng mọi thủ tục chứng xác nhận việc mua bán, chuyển đổi đối với tài sản là nhà đất tại số C6 Vạn Hưng Phát, khu phố 4, phường P Thuận, quận 7, TP. Hồ Chí Minh; các đồng thừa kế của ông Võ Ngọc S có thể tuy nghi quản lý, sử dụng hoặc định đoạt đối với nhà đất tại TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, bản án còn quyết định về phần thi hành án dân sự, xử lý vật chứng, các biện pháp tư pháp, án phí và quyền kháng cáo.

Ngày 06/10/2020, các bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1, Bùi Văn T2 kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 29/9/2020, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị N kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm: Xem xét chấp nhận kháng cáo của bà N theo hướng không đồng ý về trách nhiệm bồi thường cho Công ty CP Sữa V số tiền 3.127.264.500 đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, gia đình bị cáo Nguyễn Xuân P cung cấp Đơn xin cam kết khắc phục hậu quả, sau xử sơ thẩm khắc phục 400.000.000 đồng trong hai đợt, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1 mỗi bị cáo khắc phục thêm cho bị hại 20.000.000 đồng, ngoài ra Lê Thị Quỳnh T1 còn có thư cảm ơn của UBMTTQVN phường H Nam về giúp đ khó khăn cho bà con trong vùng đại dịch COVID 19, nên xin giảm nhẹ hình phạt.

Riêng Bùi Văn T2 quá trình tại ngoại cung cấp nhiều tài liệu đã lập công chuộc tội, cung cấp thông tin cho Công an huyện Kim Thành ngăn chặn việc tổ chức đánh bạc, được Công an cấp bằng khen, quá trình công tác được tặng thưởng nhiều bằng khen và được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua, sau khi xử sơ thẩm bị cáo tiếp tục nộp toàn bộ án phí sơ thẩm và tiền phạt.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị N có đơn gửi đến Tòa cho rằng, ông S là Giám đốc có lỗi trong việc quản lý tài sản để P trực tiếp chỉ đạo cùng những người liên quan chiếm đoạt tiền công ty chia nhau tiêu xài là có một phần trách nhiệm. Tuy nhiên, trong tổng số tiền chiếm đoạt hơn 9 tỷ quá trình điều tra không có tài liệu nào chứng minh ông S ăn chia trong tổng số tiền mà P chiếm đoạt tiền, mà đều do bị cáo P chủ động phân chia cho T, T1, bà C còn lại P tiêu xài cá nhân, gia đình Bà cũng không có quan hệ quen biết hay vay mượn tiền của bà Võ Thị Kim C đối với khoản 1,9 tỷ này nên Nguyễn Xuân P phải có nghĩa vụ bồi thường. Ngoài ra, ngày 26 tháng 3 năm 2018 ông S đã đi thành phố HCM điều trị đến ngày 5/4/2018 chết tại bệnh viện nhưng vẫn có hóa đơn sau ngày 5/4/2018, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét phần trách nhiệm dân sự.

- Các Luận cứ của Luật sư bào chữa cho các bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1 và Bùi Văn T2 đều thống nhất về tội danh, các điều khoản cấp sơ thẩm áp dụng nhưng cho rằng hình phạt đối với các bị cáo là nghiêm khắc, mặt khác sau xử sơ thẩm các bị cáo đều tự nguyện khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết mới mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt.

Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tại phiên tòa: Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan giữ nguyên nội dung kháng cáo, các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ mới hầu hết các bị cáo đã khắc phục hậu quả nên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo để giảm nhẹ cho các bị cáo một phần hình phạt, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo có căn cứ nên chấp nhận. Cấp sơ thẩm vừa truy thu số tiền từ bà Võ Thị Kim C vừa tuyên tịch thu sung công là không đúng cần phải sửa án sơ thẩm cho phù hợp.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Qua xem xét lời khai nhận của các bị cáo tại phiên tòa; ý kiến trình bày của đại diện bị hại, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án; quan điểm luận tội của Kiểm sát viên, luận cứ bào chữa của các Luật sư, quan điểm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại và các tài liệu chứng cứ có tại hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử xác định như sau:

[1] Về Tố tụng:

Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sư Chu Văn H và Nguyễn Thị Dạ M là những người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T (có gửi Luận cứ bào chữa cho bị cáo); Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại - Công ty Cổ phần sữa V là Luật sư Phùng Thị H có Đơn xin xét xử vắng mặt (có gửi bản luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại); Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông (bà) Phạm Thị N, Nguyễn Văn T Giám Đốc chi nhánh công ty sữa V, Đại diện Ngân hàng, bà Võ Thị Kim C đều có Đơn xin xét xử vắng mặt. Xét thấy, việc vắng mặt của những người tham gia tố tụng không trở ngại cho việc xét xử nên Hội đồng xét xử căn cứ điểm d Điều 290, 291, 292 Bộ luật tố tụng hình sự tiếp tục xét xử vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

[2] Về tội danh: Trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, xét lời khai nhận tội của các bị cáo phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án nên Hội đồng xét xử có cơ sở khẳng định:

Bị cáo Nguyễn Xuân P với chức vụ là Trưởng ban kế toán; Tôn Nữ Thanh T là nhân viên thủ kho Vật tư - Kỹ thuật và Lê Thị Quỳnh T1 là nhân viên Thủ kho thành phẩm của Nhà máy sữa Đà Nẵng, là những người có chức vụ, quyền hạn của Chi nhánh Nhà máy sữa Đà Nẵng, đơn vị thuộc Công ty Cổ phần (CP) sữa V do ông Võ Ngọc S làm Giám đốc chi nhánh đã cấu kết với Bùi Văn T2 là Giám đốc Công ty Cổ phần dầu khí Q (gọi tắt là Công ty Q) lợi dụng việc ký kết Hợp đồng mua bán hàng hóa, dầu DO xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT) bán dầu DO cho Nhà máy sữa Đà Nẵng, sau đó hợp thức các Hóa đơn để nâng khống số lượng dầu, nhằm chiếm đoạt tiền của Công ty CP sữa V tiêu xài cho cá nhân, cụ thể như sau:

Từ tháng 3/2016 đến tháng 07/2018 các bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1 và Bùi Văn T2 đã câu kết với nhau lập chứng từ mua bán khống 55 Hóa đơn GTGT với số lượng dầu DO xuất khống là 692.000 lít. Chiếm đoạt của Công ty CP sữa V với tổng số tiền là 9.547.876.000 đồng trong đó xác định:

Giai đoạn 1: Từ tháng 03/2016 đến ngày 02/10/2017, Võ Ngọc S, Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T và Bùi Văn T2 cùng chiếm đoạt số tiền 4.278.716.000 đồng, T2 giữ lại 384.929.520 đồng, T được chia 563.817.000 đồng.

Giai đoạn 2: Từ ngày 10/10/2017 đến ngày 30/03/2018, Võ Ngọc S, Nguyễn Xuân P, Lê Thị Quỳnh T1 và Bùi Văn T2 cùng chiếm đoạt tổng số tiền 3.882.880.000 đồng, T2 giữ lại 434.580.000 đồng, T1 được chia 522.700.000 đồng;

Giai đoạn 3: Từ tháng 04 /2018 đến tháng 07/2018, Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T và Bùi Văn T2 cùng tham gia chiếm đoạt số tiền là 1.386.180.000 đồng, Tĩnh giữ lại 197.780.000 đồng, T được chia 190.000.000 đồng, chuyển khoản cho bà C 1.960.000.000 đồng; T2 chuyển trả vào các tài khoản của P số tiền 8.530.486.480 đồng, T2 giữ lại số tiền 1.017.389.520 đồng.

Trong tổng số tiền 8.530.486.480 đồng, Nguyễn Xuân P chuyển vào tài khoản của Tôn Nữ Thanh T số tiền 853.817.000 đồng, T đưa lại cho P 100.000.000 đồng, giữ lại 753.817.000 đồng; chuyển vào tài khoản của Lê Thị Quỳnh T1 số tiền 562.700.000 đồng, T1 đưa lại cho P 40.000.000 đồng, T1 giữ lại 522.700.000 đồng; P chuyển vào tài khoản số 58110001096548 của bà Võ Thị Kim C nhiều lần tổng số tiền 1.960.000.000 đồng.

Với hành vi chiếm đoạt của Công ty sữa V số tiền 9.547.876.000 đồng nêu trên của các bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1 và Bùi Văn T2, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử các bị cáo về tội “Tham ô tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 là có căn cứ đúng người, đúng tội.

[3] Xét kháng cáo của xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo Nguyễn Xuân P; Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1 và Bùi Văn T2 thì thấy: Hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản doanh nghiệp nhà nước với số tiền chiếm đoạt rất lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho Công ty CP sữa V, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty nói riêng và các Tổ chức kinh tế nói chung. Bản thân các bị cáo hoàn toàn ý thức được việc làm của mình là trái pháp luật nhưng vì vụ lợi cá nhân nên dẫn đến phạm tội. Do vậy, cần phải có mức hình phạt đủ nghiêm khắc nhằm cải tạo, giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung; đồng thời phải phân hóa vai trò, trách nhiệm của từng bị cáo, để xem xét áp dụng mức hình phạt và nghĩa vụ bồi thường tương xứng với hành vi, mức độ phạm tội của từng bị cáo gây ra.

[3.1] Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Xuân P khai nhận: với vai trò trưởng ban kế toán của Nhà máy là người giữ vai trò quan trọng, thực hiện hành vì tích cực chủ động nhất, cũng là người trực tiếp phân chia số tiền chiếm đoạt cho các bị cáo Tôn Nữ Thanh T và Lê Thị Quỳnh T1, Bị cáo cũng là người lấy Hoá đơn GTGT từ Bùi Văn T2, hợp thức hóa việc nhập dầu DO và hoàn tất thủ tục thanh toán tiền cho Công ty Q, nhận tiền chuyển khoản từ Bùi Văn T2 chuyển về tài khoản cá nhân P và trực tiếp phân chia tiền tham ô. Bị cáo P thừa nhận tham gia ở cả 3 giai đoạn với tổng số tiền chiếm đoạt là 9.547.876.000 đồng, trừ số tiền T2 giữ lại số tiền 1.017.389.520 đồng nộp thuế giá trị gia tăng, còn lại 8.530.486.480 đồng bị cáo đã chuyển cho Tôn Nữ Thanh T số tiền 853.817.000 đồng, chuyển vào tài khoản của Lê Thị Quỳnh T1 số tiền 562.700.000 đồng (P nhận lại của T 100.000.000 đồng và của T1 40.000.000 đồng = 140.000.000 đồng), chuyển vào tài khoản số 58110001096548 của bà Võ Thị Kim C nhiều lần tổng số tiền 1.960.000.000 đồng. Dù rằng, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử P luôn đổ lỗi cho Giám đốc là người chỉ đạo, o ép bị cáo thực hiện nhưng không có bất cứ tài liệu gì để chứng minh. Ngoài ra, từ ngày 26 tháng 3 năm 2018, ông Võ Ngọc S - Giám đốc đi chữa bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh đã chết vào ngày 05/4/2018 thì P, Tôn Nữ Thanh T và Bùi Văn T2 với chiêu thức, thủ đoạn như cũ tiếp tục qua mặt Nguyễn Văn T là Giám đốc mới nhận nhiệm vụ tiếp tục trình ký nhập xuất dầu DO và ký duyệt thanh từ ngày 5/4/2018 đến tháng 7/2018 để chiếm đoạt tiếp số tiền là 1.386.180.000 đồng nên bị cáo P là người phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án.

Như vậy, Nguyễn Xuân P là người hưởng lợi nhiều nhất từ số tiền chiếm đoạt và là người giữ vai trò chính trong vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng cấp sơ thẩm áp dụng điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58 khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự; phạt: Nguyễn Xuân P 16 năm tù là thỏa đáng, tương xứng với tính chất, mức độ cũng như hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ra. Tuy nhiên, khi vụ việc bị phát hiện vào tháng 07/2018, bị cáo đã chủ động nộp lại số tiền 1.350.000.000 đồng; sau khi khởi tố vụ án, P đã tác động gia đình bồi thường thêm 1.500.000.000 đồng, sau khi xét xử sơ thẩm ngày 06/11/2020 gia đình bị cáo tiếp tục nộp 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại phiếu thu số 000783 của Cục thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng ngày 19/4/2021 nộp 100.000.000đ Tổng cộng đã bồi thường được số tiền 3.250.000.000 đồng để khắc phục hậu quả. Tổng số tiền bị cáo đã bồi thường, khắc phục hậu quả là 3.250.000.000 đồng. So với tổng số tiền Bản án sơ thẩm tuyên buộc bị cáo phải bồi thường là 4.125.764.500 đồng, bị cáo đã khắc phục được 3.250.000.000 đồng, còn lại 975.764.500 đồng (4.125.764.500 đồng - 3.150.000.000 đồng = 875.764.500 đồng). Như vậy, bị cáo đã chủ động nộp lại trên 3/4 tài sản tham ô. Đây là tình tiết giảm nhẹ mới được quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự, đồng thời vận dụng khoản 2 Điều 5 về Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm về chức vụ của Nghị Quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ. Do đó, HĐXX cân nhắc, xem xét giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt nhằm thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật đối với người phạm tội biết ăn năn hối lỗi, tích cực khắc phục hậu quả.

[3.2] Bị cáo Tôn Nữ Thanh T là nhân viên Thủ kho Vật tư - Kỹ thuật của Nhà máy. Từ tháng 03/2016 đến tháng 10/2017 cùng với S, P và T2 chiếm đoạt của Công ty số tiền là 4.278.716.000 đồng; từ tháng 04/2018 đến tháng 07/2018 bị cáo T tiếp tục giúp sức cho Nguyễn Xuân P thực hiện hành vi nhập khống dầu DO, cùng với P và T2 chiếm đoạt của Công ty số tiền 1.386.180.000 đồng; tổng số tiền mà T tham gia chiếm đoạt là 5.664.896.000 đồng, bị cáo được chia số tiền 853.817.000 đồng, đưa lại cho P 100.000.000 đồng. Hành vi của bị cáo Tôn Nữ Thanh T đã phạm tội “Tham ô tài sản” dù với vai trò là người đồng phạm nhưng giữ vai trò quan trọng, bị cáo phải chịu trách nhiệm toàn bộ thiệt hại hại xảy ra cùng với các bị cáo khác, nên Tòa sơ thẩm áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự để xử phạt Tôn Nữ Thanh T 12 năm tù là thỏa đáng. Tuy nhiên, xét thấy trong tổng số tiền 5.664.896.000 đồng mà bị cáo tham gia chiếm đoạt thì thực tế bị cáo chỉ được chia số 853.817.000 đồng, sau khi đưa lại cho P 100.000.000 đồng, thực tế số tiền bị cáo chiếm hưởng 753.817.000 đồng; bị cáo có 3 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự và đã chủ động nộp lại 753.817.000 đồng - là toàn bộ số tiền bị cáo chiếm hưởng. Mặt khác, sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo đã nộp toàn bộ án phí và tự nguyện bồi thường thêm cho Công ty CP sữa V số tiền 20.000.000 đồng. Đây là tình tiết giảm nhẹ mới phát sinh tại giai đoạn phúc thẩm, do đó, HĐXX cấp phúc thẩm áp dụng điểm d khoản 3 Điều 5 về nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ, theo Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 12 năm 2020, giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt.

[3.3] Bị cáo Lê Thị Quỳnh T1 là nhân viên Thủ kho thành phẩm của Nhà máy, từ ngày 10/10/2017 đến ngày 30/03/2018 sau khi bị cáo T nghỉ thai sản, T1 cùng với Nguyễn Xuân P thực hiện hành vi nhập khống dầu DO, cùng với ông S, P và T2 chiếm đoạt của Công ty số tiền là 3.882.880.000 đồng, bị cáo được chia số tiền 562.700.000 đồng, đưa lại cho P 40.000.000 đồng. Hành vi của bị cáo Lê Thị Quỳnh T1 đã phạm tội “Tham ô tài sản” với vai trò là người đồng phạm giúp sức cho ông S và bị cáo P, nên Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự để xử phạt Lê Thị Quỳnh T1 09 (chín) năm tù là thỏa đáng. Tuy nhiên, thực tế số tiền bị cáo hưởng lợi 522.700.000 đồng, bị cáo có 3 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự và chủ động nộp lại 522.700.000 đồng là toàn bộ số tiền bị cáo đã chiếm đoạt, sau phiên tòa xét xử phúc thẩm mở ngày 21/4/2021 bị cáo nộp bổ sung 20.000.000 đồng vào tài khoản 56010001331778 của Công ty CP sữa V mở tại Ngân hàng đầu tư BIDV, đây là tình tiết giảm nhẹ mới nên Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng điểm d khoản 3 Điều 5 về nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ của Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 12 năm 2020 để giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt.

[3.4] Bị cáo Bùi Văn T2 mặc dù không phải là người có chức vụ quyền hạn tại Nhà máy sữa Đà Nẵng, nhưng trong quá trình thực hiện Hợp đồng cung cấp dầu DO cho nhà máy sữa Đà Nẵng, T2 biết rõ S, P, T, T1 có hành vì gian dối lập chứng từ khống nhập dầu nhằm chiếm đoạt tiền, nhưng T2 vẫn cung cấp hoá đơn GTGT có nội dung bán dầu DO cho Nhà máy, nhận tiền thanh toán đối với lượng dầu xuất bán khống, sau đó chuyển trả lại tiền vào tài khoản Ngân hàng của P. Như vậy, từ tháng 3/2016 đến tháng 07/2018 T2 cung cấp 55 hoá đơn GTGT khống, giữ lại từ 10 đến 12% giá trị chiếm đoạt 1.017.389.520 đồng nên Bị cáo cùng phải chịu trách nhiệm với các bị cáo khác về tổng số tiền chiếm đoạt 9.547.876.000 đồng với vai trò đồng phạm giúp sức, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự để xử phạt Bùi Văn T2 09 (chín) năm tù là tương xứng. Tuy nhiên, thực chất phần lớn số tiền 1.017.389.520 đồng bị cáo giữ lại chủ yếu là để nộp thuế GTGT theo như xác nhận của Giám đốc, sau khi xét xử sơ thẩm Bùi văn T2 ngoài số tiền 300.000.000 đồng cùng Công ty Q tự nguyện nộp lại số tiền tham ô, nay bị cáo tiếp tục nộp toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm tổng cộng 13.569.476 đồng, trong quá trình công tác từ năm 2015 đến 2018 bị cáo nhận được nhiều Bằng khen và danh hiệu Chiến sỹ thi đua của Công ty. Ngoài ra, trong thời gian được tại ngoại chờ xét xử phúc thẩm, bị cáo T2 có nhiều đóng góp tích cực xây dựng quê hương, lập công chuộc tội như: Cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo (đuối nước) vào tháng 6/2017, tháng 6 năm 2020 cung cấp thông tin cho Công an huyện K, tỉnh Hải Dương ngăn chặn việc tổ chức đánh bạc. Xét thấy, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ mới tại phiên tòa phúc thẩm nên cần áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm u, điểm v khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự và áp dụng điểm d khoản 3 Điều 5 về nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ, theo Nghị Quyết Số 03/2020/NQ- HĐTP ngày 30 tháng 12 năm 2020 để giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt. [4] Xét kháng cáo về phần trách nhiệm dân sự của bà Phạm Thị N, thấy:

Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo P thừa nhận (trong Giai đoạn 3) từ ngày 26/3/2018 dù Võ Ngọc S đi chữa bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh, đã chết vào ngày 05/4/2018 nhưng Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T và Bùi Văn T2 với thủ đoạn cũ tiếp tục qua mặt Nguyễn Văn T (Giám đốc mới bổ nhiệm) chiếm đoạt 1.386.180.000 đồng, trách nhiệm này thuộc bị cáo P và những người có liên quan phải bồi thường.

Đối với số tiền 8.530.486.480 đồng quá trình điều tra đã xác định được P đã chuyển vào tài khoản của Tôn Nữ Thanh T 853.817.000 đồng, T đưa lại cho P 100.000.000 đồng, T giữ lại 753.817.000 đồng; Chuyển vào tài khoản của Lê Thị Quỳnh T1 số tiền 562.700.000 đồng, T1 đưa lại cho P 40.000.000 đồng, T1 giữ lại 522.700.000 đồng. Ngoài ra, dù Võ Ngọc S đã chết vào ngày 05/4/2018 (bút lục số 534) nhưng ngày 6/4/2018 P vẫn có phiếu đề thanh toán 444.300.300 đồng được Giám đốc Nguyễn Văn T duyệt ngày 13/4/2018 nên nghĩa vụ bồi thường này phải thuộc về Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1 và Bùi Văn T2 phải chịu trách nhiệm.

Theo án sơ thẩm và tại phiên tòa P khai: khoản tiền P chuyển vào tài khoản số 58110001096548 của bà Võ Thị Kim C nhiều lần sau khi ông S chết tổng số tiền 1.960.000.000 đồng; Tòa án ấp sơ thẩm xác định Nguyễn Xuân P đã sử dụng số tiền do chiếm đoạt được của Công ty CP sữa để chi trả nợ vay của ông Võ Ngọc S cho bà Võ Thị Kim C, dù không có bất cứ tài liệu gì, để xác định việc vay mượn tiền giữa bà C với ông S mà chỉ xác định được bà C có nhận tiền 1.960.000.000 đồng từ tài khoản của bị cáo Nguyễn Xuân P. Nhưng cấp sơ thẩm vừa buộc bà Võ Thị Kim C phải nộp lại số tiền 1.960.000.000 đồng được hưởng lợi không có căn cứ pháp luật từ nguồn tiền do phạm tội mà có để sung vào công quỹ Nhà nước, vừa buộc bị cáo P và ông S phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường số tiền này cho Công ty CP sữa V là không đúng, mà cần buộc bà Võ Thị Kim C phải nộp lại số tiền 1.960.000.000 đồng cho Công ty CP sữa V, khấu trừ số tiền trên vào nghĩa vụ bồi thường cho Nguyễn Xuân P. Nếu bà C có tranh chấp với bị cáo P về khoản tiền nợ nêu trên thì bà C có thể khởi kiện bằng vụ án dân sự độc lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người thừa kế bà Phạm Thị N phải thực hiện nghĩa liên đới bồi thường dân sự thay phần của ông S (trong giai đoạn 1+2) với các bị cáo P, T, T1 và T2 cho bị hại số tiền 8.161.596.000 đồng, được trừ các khoản sau: 853.817.000 đồng T nhận; khoản 562.700.000 đồng T1 nhận; khoản 434.580.000 đồng T2 nhận; khoản 444.300.300 đồng phiếu thanh toán ngày 13/4/2018 và 1.960.000.000 đồng bị cáo P chuyển cho bà C, còn lại là 3.906.198.700 đồng. Mặc dù không có tài liệu chứng cứ, chứng minh ông S được ăn chia, hưởng lợi từ tài sản tham ô nhưng với chức năng nhiệm vụ của mình khi còn là Giám đốc cũng phải liên đới một phần trách nhiệm bồi thường cho bị hại. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm xác định phần trách nhiệm dân sự của bị cáo P và ông S theo tỷ lệ 50/50 là không công bằng. Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy trong tổng số tiền 3.906.198.700 đồng (của giai đoạn 1+2 đã khấu trừ) thì bị cáo P phải là người chịu trách nhiệm chính. Theo đó, bà N nộp thay ông S số tiền 911.446.363 đồng, bị cáo P phải chịu trách nhiệm bồi thường 2.994.752.337 đồng cộng với số tiền chiếm đoạt ở giai đoạn 3. Do đó, kháng cáo bà Phạm Thị N là có căn cứ được Hội đồng xét xử chấp nhận.

[5] Về trách nhiệm dân sự và việc bồi thường thiệt hại:

Tại phiên tòa hôm nay các bên thống nhất, số tiền bị chiếm đoạt trong vụ án được xác định là 9.547.876.000 đồng;

+ Bị cáo Tôn Nữ Thanh T nhận từ bị cáo P số tiền 853.817.000 đồng, đã chuyển lại cho P 100.000.000 đồng số tiền này P phải bồi thường. Số tiền thực tế bị cáo T chiếm đoạt là 753.817.000 đồng, bị cáo T đã bồi thường xong.

+ Bị cáo Lê Thị Quỳnh T1 nhận từ bị cáo P số tiền 562.700.000 đồng, bị cáo chuyển lại cho P 40.000.00 đồng nên P phải bồi thường số tiền này. Số tiền thực tế bị cáo T1 đã chiếm đoạt và có nghĩa vụ phải bồi thường là 522.700.000 đồng, bị cáo T1 đã bồi thường xong.

+ Bị cáo Bùi Văn T2 phải bồi thường số tiền là 1.017.389.520 đồng, đã bồi thường được số tiền là 750.000.000 đồng, Công ty cổ phần dầu khí Q và ông Nguyễn Ngọc D (chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty) đồng ý dùng số tiền 300.000.000 đồng đặt cược để bồi thường thay cho bị cáo T2, phần còn dư tuyên trả lại cho Công ty cổ phần dầu khí Q và ông Nguyễn Ngọc D.

Như đã phân tích nhận định ở phần [4] thì số tiền mà bị cáo P có trách nhiệm bồi thường được xác định như sau: 9.547.876.000 đồng trừ số tiền - 1.960.000.000 đồng (số tiền bà C phải nộp) - 911.446.363 đồng (số tiền bà N phải bồi thường thay S) - 1.017.389.520 đồng (số tiền bị cáo T2 phải bồi thường) - 522.700.000 đồng (số tiền bị cáo T1 phải bồi thường) - 753.817.000 đồng (số tiền bị cáo T phải bồi thường) = 4.400.523.117 đồng đây là số tiền P phải nộp bồi thường + với 140.000.000 đồng (mà T1 và T giao lại cho P) và 444.300.300 đồng (Tiền của phiếu thanh toán ngày 13/4/2018) = 4.984.823.417 đồng. Như vậy số tiền Nguyễn Xuân P phải bồi thường là 4.984.823.417 đồng, bị cáo đã bồi thường được các khoản như sau: 1.350.000.000 đồng (bồi thường trực tiếp cho Nhà máy sữa Đà Nẵng trước khi khởi tố vụ án thể hiện tại văn bản xác nhận số 140 ngày 29/11/2019), ông Nguyễn Xuân Hoàng (cha bị cáo P) đã nộp 1.500.000.000 đồng, sau khi xử sơ thẩm ngày 06/11/2020 gia đình bị cáo tiếp tục nộp 300.000.000 đồng tại Phiếu thu số 000783 Cục thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng để khắc phục hậu quả, ngày 19/4/2021 nộp tiếp 100.000.000 đồng. Tổng số tiền bị cáo Nguyễn Xuân P đã bồi thường là 3.250.000.000 đồng, bị cáo còn phải bồi thường tiếp số tiền là 1.734.823.417 đồng. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Tôn Nữ Thanh T và Lê Thị Quỳnh T1 đồng ý khấu trừ số tiền 40.000.000 (mỗi bị cáo 20.000.000 đồng đã nộp khắc phục cho bị hại sau khi xét xử sơ thẩm) vào số tiền bị cáo P có nghĩa vụ bồi thường cho bị hại, như vậy số tiền bị cáo P phải bồi thường tiếp là 1.694.823.417 đồng.

[6] Về án phí:

- Án phí hình sự phúc thẩm: Do kháng cáo được chấp nhận nên các bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Bùi Văn T2, Lê Thị Quỳnh T1 và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị N không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

- Án phí dân sự sơ thẩm: Do cấp phúc thẩm sửa phần trách nhiệm dân sự nên phần án phí dân sự sơ thẩm s được tính lại, theo đó các bị cáo Nguyễn Xuân P, Bùi Văn T2 và bà Phạm Thị N phải chịu án phí theo tỷ lệ % trên số tiền phải bồi thường theo quy định tại Nghị quyết số 326 của Uỷ ban thường vụ quốc hội.

[7] Các phần quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét xử không xem xét.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

I. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355; điểm c khoản 1 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1 và Bùi Văn T2, sửa bản án sơ thẩm về phần hình phạt đối với các bị cáo.

Chấp nhận kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị N, sửa bản án sơ thẩm về phần dân sự, phần xử lý vật chứng và biện pháp tư pháp.

II Về hình phạt:

2.1 Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 58; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự;

Xử phạt: Nguyn Xuân P 14 năm (Mưi bốn) năm tù về tội “Tham ô tài sản”, thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam 22/01/2019.

2.2 Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự;

Xử phạt: Tôn Nữ Thanh T 9 (Chín) năm 6 (S u) tháng tù về tội “Tham ô tài sản, thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

2.3 Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự;

Xử phạt: Lê Thị Quỳnh T1 6 (S u) năm 6 (S u) tháng tù về tội “Tham ô tài sản, thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

2.4 Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 353; điểm b, s, t, u, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm a, g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58; khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự;

Xử phạt: i Văn T2 4 (Bn) năm tù về tội “Tham ô tài sản”, nhưng được trừ đi thời gian tạm giam trước đây từ ngày 19/06/2019 đến ngày 15/08/2019 (01 tháng 26 ngày), còn lại 3 (Ba) năm 10 (Mười) tháng 04 (Bốn) ngày tù; thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

III. Về trách nhiệm dân sự và việc bồi thường thiệt hại: Căn cứ Điều 48 Bộ luật hình sự; Điều 584, 587, 589, 612, 613, 615 Bộ luật dân sự:

- Buộc các bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Bùi Văn T2, Lê Thị Quỳnh T1 và người kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông Võ Ngọc S (đã chết) là bà Phạm Thị N phải liên đới bồi thường cho Công ty Cổ phần sữa V số tiền là: 9.547.876.000 đồng (Chín tỷ, năm trăm bốn mươi bảy triệu, tám trăm bảy mươi sáu nghìn đồng), chia phần theo mức độ lỗi của từng người, cụ thể như sau:

+ Bị cáo Nguyễn Xuân P phải bồi thường số tiền 4.984.823.417 đồng (Bốn tỷ, chín trăm tám mươi tư triệu, tám trăm hai mươi ba nghìn, bốn trăm mười bảy đồng), bị cáo và gia đình đã bồi thường được số tiền 3.150.000.000 đồng (Ba tỷ, một trăm năm mươi triệu đồng), trừ đi số tiền 40.000.000 đồng các bị cáo Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1 đã nộp, bị cáo Nguyễn Xuân P còn phải bồi thường tiếp số tiền là 1.694.823.417 đồng (Một tỷ, sáu trăm chín mươi tư triệu, tám trăm hai mươi ba nghìn, bốn trăm mười bảy đồng).

+ Bà Phạm Thị N phải bồi thường thay cho ông Võ Ngọc S (đã chết) số tiền là 911.446.363 đồng (Chín trăm mười một triệu, bốn trăm bốn mươi sáu nghìn, ba trăm sáu mươi ba đồng), trong phạm vi di sản thừa kế (1/2 giá trị nhà và đất tại 18E Nguyễn Huệ, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) mà ông S chết để lại.

+ Bị cáo Tôn Nữ Thanh T phải bồi thường số tiền là 753.817.000 đồng, bị cáo đã bồi thường được số tiền là 753.817.000 đồng. Bị cáo T đã bồi thường xong.

+ Bị cáo Lê Thị Quỳnh T1 phải bồi thường số tiền là 522.700.000 đồng, bị cáo đã bồi thường được số tiền là 522.700.000 đồng. Bị cáo T1 đã bồi thường xong.

+ Bị cáo Bùi Văn T2 phải bồi thường số tiền là 1.017.389.520 đồng, bị cáo đã bồi thường được số tiền là 750.000.000 đồng, còn phải bồi thường tiếp số tiền là 267.389.520 đồng (Hai trăm sáu mươi bảy triệu, ba trăm tám mươi chín nghìn, năm trăm hai mươi đồng). Ghi nhận sự tự nguyện của Công ty cổ phần dầu khí Q và ông Nguyễn Ngọc D (chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty) về việc đồng ý dùng số tiền 300.000.000 đồng đặt cược để đảm bảo cho việc thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam cho bị cáo Bùi Văn T2 để bồi thường thay cho bị cáo T2. (Số tiền này hiện đang được tạm giữ tại tài khoản số 3941.0.1012230.00000 tại Kho bạc Nhà nước TP. Đà Nẵng của Sở tài chính TP. Đà Nẵng); sau khi khấu trừ nghĩa vụ của bị cáo Bùi Văn T2, phần còn dư tuyên trả lại cho Công ty cổ phần dầu khí Q và ông Nguyễn Ngọc D.

Đối với các khoản tiền bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Bùi Văn T2 và Lê Thị Quỳnh T1 nộp khắc phục bổ sung sau xử sơ thẩm s được khấu trừ cho bị hại trong quá trình tổ chức thi hành án.

- Tiếp tục kê biên Nhà và đất của ông Nguyễn Xuân P và bà Trần Thị Ngọc T, tại TP. Đà Nẵng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BK 907630, số vào sổ cấp GCN: CTs06437 do Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cấp ngày 16/11/2012 đứng tên ông P và bà T), theo Lệnh kê biên tài sản số 01/VP ngày 16/01/2019 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng để đảm bảo thi hành án.

Ghi nhận nhà và đất này đang thế chấp vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển V, chi nhánh Sông Hàn, TP. Đà Nẵng (là nợ chung của vợ chồng).

- Tiếp tục kê biên nhà và đất của ông Võ Ngọc S, sinh năm 1961, chứng minh nhân dân số 211530970 (đã chết) và bà Phạm Thị N, sinh năm 1963, chứng minh nhân dân số 211869894, tại tỉnh Bình Định (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CA 091537, số vào sổ cấp GCN: CH 00610 do Uỷ ban nhân dân thành phố Q, tỉnh Bình Định cấp ngày 20/08/2015 đứng tên ông S và bà N; hiện đã được kê khai, thừa kế đứng tên bà Phạm Thị N), theo Lệnh kê biên tài sản số 168/LKB-VP CQCSĐT ngày 20/07/2020 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng để đảm bảo thi hành án.

Huỷ bỏ Văn bản số 06/CV-VP ngày 16/12/2019 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Đà Nẵng có nội dung yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền dừng mọi thủ tục chứng xác nhận việc mua bán, chuyển đổi đối với tài sản là nhà đất tại TP. Hồ Chí Minh; các đồng thừa kế của ông Võ Ngọc S có thể tùy nghi quản lý, sử dụng hoặc định đoạt đối với nhà đất tại TP. Hồ Chí Minh.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, Công ty Cổ phần sữa V có đơn yêu cầu thi hành án mà những người có nghĩa vụ thi hành án nêu trên không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì người đó phải chịu thêm khoản lãi suất đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Mức lãi suất chậm trả được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Trưng hợp bản án được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại điều 6, 7, 9 Luật Thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

IV. Về xử lý vật chứng và biện pháp tư pháp: Căn cứ Điều 46, 47 Bộ luật hình sự và Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự. Tuyên:

- Tiếp tục tạm giữ 01 điện thoại di động hiệu Samsung số Imei 352008/09/921257/0 thu giữ của Nguyễn Xuân P để đảm bảo thi hành án. (Hiện Cục thi hành án dân sự TP. Đà Nẵng đang quản lý theo Biên bản giao nhận vật chứng ngày 19/02/2020 giữa Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Đà Nẵng và Cục thi hành án dân sự Tp Đà Nẵng).

- Tiếp tục tạm giữ số tiền 300.000.000 đồng do bị cáo Bùi Văn T2 nộp thể hiện tại Biên lai thu tiền số 0000773 ngày 18 tháng 09 năm 2020 của Cục thi hành án dân sự TP. Đà Nẵng; Số tiền 1.950.000.000 đồng gồm 1.500.000.000 đồng do ông Nguyễn Xuân Hoàng (cha bị cáo P) nộp và 450.000.000 đồng do bị cáo T2 nộp, hiện Cục thi hành án dân sự TP. Đà Nẵng đang quản lý số tiền này tại tài khoản số 3949.0.1054137.00000 mở tại Kho bạc Nhà nước TP. Đà Nẵng, theo văn bản số 105/QĐ-STC ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Sở tài chính TP. Đà Nẵng; Số tiền 300.000.000 đồng gia đình bị cáo Nguyễn Xuân P nộp tại Biên lai thu số 000783 ngày 06/11/2020 và 100.000.000 đồng tại Biên lai thu số 0000922 ngày 19/4/2021 của Cục Thi hành án dân sự TP Đà Nẵng để đảm bảo thi hành án.

- Buộc bà Võ Thị Kim C, sinh năm 1983, Chứng minh nhân dân số 211745193; trú tại: tỉnh Bình Định phải nộp lại số tiền 1.960.000.000 đồng (Một tỷ, chín trăm sáu mươi triệu đồng) để hoàn trả cho Công ty Cổ phần sữa V.

V. Về án phí:

- Án phí hình sự phúc thẩm: Các bị cáo Nguyễn Xuân P, Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1, Bùi Văn T2 không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Án phí dân sự phúc thẩm: Bà Phạm Thị N không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

- Án phí dân sự sơ thẩm:

Bị cáo Nguyễn Xuân P phải chịu 62.834.472 (Sáu mươi hai triệu, tám trăm ba mươi bốn nghìn, bốn trăm bảy mươi hai) đồng.

Bị cáo Bùi Văn T2 phải chịu 13.369.476 (Mười ba triệu, ba trăm sáu mươi chín nghìn, bốn trăm bảy mươi sáu) đồng.

Bà Phạm Thị N phải chịu 39.343.390 đồng, được khấu trừ số tiền 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp theo Biên lai thu số 0002697 ngày 09/10/2020 của Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng. Bà Phạm Thị N phải nộp tiếp 39.043.390 (Ba mươi chín triệu, không trăm bốn mươi ba nghìn, ba trăm chín mươi) đồng (cũng trong phạm di di sản thừa kế do ông Võ Ngọc S để lại).

Các bị cáo Tôn Nữ Thanh T, Lê Thị Quỳnh T1, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Võ Thị Kim C không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

VI. Các phần quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (12/10/2021)

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1579
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội tham ô tài sản số 413/2021/HS-PT

Số hiệu:413/2021/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 12/10/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về