TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG
BẢN ÁN 18/2023/HS-ST NGÀY 08/06/2023 VỀ TỘI SẢN XUẤT HÀNG CẤM
Trong ngày 08 tháng 6 năm 2023 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang xét xử công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 14/2023/TLST-HS ngày 28 tháng 4 năm 2023, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:
14/2023/QĐXXST-HS ngày 25 tháng 5 năm 2023, đối với bị cáo:
1. Họ và tên: Phạm Văn T; Tên gọi khác: Không, sinh năm 1985 tại xã T, huyện Y, tỉnh B; Nơi ĐKHKTT và nơi cư trú: Thôn Đ, xã T, huyện Y, tỉnh B. Nghề nghiệp: Tự do; Trình độ văn hóa: lớp 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: Phạm Hồng K, sinh năm 1954 và bà: Đoàn Thị T, sinh năm 1960. Vợ: Lê Thị Hường, sinh năm 1986 (đã ly hôn); con: Có 01 con sinh năm 2009; tiền án: Không; tiền sự: Không; nhân thân: Tại bản án số 47/2013/HSST ngày 20/8/2013, bị Tòa án nhân dân huyện Yên Thế xử phạt 07 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Đánh bạc. Đã chấp hành xong thời gian thử thách năm 2014, chấp hành xong hình phạt bổ sung và án phí ngày 20/8/2013; Bị cáo bị bắt quả tang, bị tạm giữ từ ngày 09/01/2023 đến ngày 15/01/2023; bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 15/01/2023 đến nay, hiện đang tại ngoại- Có mặt.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Phạm Hồng K, sinh năm 1954; Địa chỉ: Thôn Đ, xã T, huyện Y, tỉnh B- Vắng mặt. Người đại diện cho ông Phạm Hồng K: bà Đoàn Thị T (vợ ông K)- Có mặt 2. Bà Đoàn Thị T, sinh năm 1960; Địa chỉ: Thôn Đ, xã T, huyện Y, tỉnh B- Có mặt.
3. Chị Hà Thị V, sinh năm 1987; Địa chỉ: Tố dân phố G, thị trấn B, huyện Y, tỉnh B- Có mặt.
4. Anh Vũ Mạnh H, sinh năm 1993; Địa chỉ: Tố dân phố H, thị trấn P, huyện Y, tỉnh B- Vắng mặt.
5. Chị Nguyễn Thị Y, sinh năm 1989; Địa chỉ: Tố dân phố H, thị trấn P, huyện Y, tỉnh B- Vắng mặt.
6. Anh Lê Minh T, sinh năm 1983; Địa chỉ: Tố dân phố C, thị trấn P, huyện Y, tỉnh B- Vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Hồi 17 giờ 00 phút ngày 09/01/2023, tổ công tác Công an huyện Yên Thế phối hợp cùng Công an xã Tam Hiệp tiến hành kiểm tra, phát hiện và bắt quả tang đối với: Phạm Văn T, sinh năm 1985 ở thôn Đ, xã T, huyện Y đang có hành vi sản xuất hàng cấm (pháo nổ) tại phòng ngủ của T; vật chứng thu giữ gồm: 34 (ba mươi tư) vật hình trụ tròn, mỗi vật có kích thước dài 07cm, đường kính 5,5cm, hai đầu nhồi cát, một đầu có gắn đoạn dây cháy chậm. Sau đó, Phạm Văn T đã tự nguyện giao nộp cho Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thế thêm 68 (sáu mươi tám) vật hình trụ tròn, mỗi vật có kích thước dài 07cm, đường kính 5,5cm, hai đầu nhồi cát, một đầu có gắn đoạn dây cháy chậm và 59 (Năm mươi chín) vật hình trụ tròn, mỗi vật có kích thước dài 07cm, đường kính 02cm, một đầu có gắn đoạn dây cháy chậm. Phạm Văn T khai nhận các vật hình trụ tròn kể trên đều là pháo nổ do T sản xuất, chế tạo với mục đích sử dụng đốt trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023. Ngoài ra, Phạm Văn T còn tự nguyện giao nộp cho Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thế các công cụ mà T sử dụng để sản xuất, chế tạo pháo nổ gồm: 01 tuốc nơ vít có cán nhựa màu vàng, 01 kìm bằng kim loại có tay cầm bằng nhựa màu đỏ, 01 lọ keo 502 đang sử dụng dở; 01 dao dọc giấy có phần tay cầm màu vàng; 01 kéo bằng kim loại có phần tay cầm màu xanh dương. Tổ công tác Công an huyện Yên Thế đã tiến hành lập biên bản, thu giữ, niêm phong số tang vật kể trên để phục vụ công tác giám định, điều tra theo quy định.
Ngày 09/01/2023, Cơ quan điều tra Công an huyện Yên Thế đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Phạm Văn T. Quá trình khám xét không thu giữ đồ vật, tài liệu gì. Cùng ngày, T giao nộp 01 điện thoại di động màn hình cảm ứng OPPO, bên trong không lắp thẻ sim.
Cơ quan điều tra Công an huyện Yên Thế đã trưng cầu giám định vật chứng thu giữ tại nhà Phạm Văn T. Tại bản kết luận giám định số 97/KL-KTHS ngày 13/01/2023, của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Giang kết luận: Trong 01 (một) thùng bìa cắt tông ký hiệu "NP - Pháo", đã được niêm phong gửi giám định:
- 102 (một trăm linh hai) vật hình trụ, kích thước (07 x 5,5)cm, vỏ giấy, một đầu được bịt kín, một đầu gắn dây ngòi đều là Pháo nổ, có tổng khối lượng 12,20 kg (mười hai phẩy hai mươi ki lô gam).
- Trong 01 (một) túi ni lon màu đen:
+54 (năm mươi tư) vật hình trụ, kích thước (07 x 02)cm, vỏ giấy, một đầu được bịt kín, một đầu gắn dây ngòi (đựng trong 01 (một) túi ni lon màu đen) đều là Pháo nổ, có tổng khối lượng 0,55 kg (không phẩy năm lăm ki lô gam).
+ 05 (năm) vật hình trụ, kích thước (07 x 02)cm, vỏ giấy, một đầu được bịt kín, một đầu gắn dây ngòi đều không phải là pháo (bên trong không chứa thuốc pháo), có tổng khối lượng là: 0,05 kg (không phẩy không năm ki lô gam).
Quá trình điều tra Phạm Văn T khai nhận: Khoảng cuối tháng 12/2022, T đã sử dụng chiếc điện thoại OPPO của T lên mạng xã hội YouTube xem các video học cách chế tạo pháo nổ. Cuối đoạn video (T không nhớ video nào) hiện lên số điện thoại của đối tượng bán nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc pháo. T đã sử dụng sim rác lắp trong chiếc điện thoại OPPO gọi điện đến số điện thoại trong video thì thấy có một người đàn ông (không rõ tên, tuổi, địa chỉ) nghe máy. T nói muốn mua nguyên liệu để sản xuất pháo nổ gồm 01 kg chất KClO3, 01kg than củi và 0,3kg lưu huỳnh thì người này đồng ý bán với giá 180.000 đồng. Khoảng 03 ngày sau, T nhận nguyên liệu và thanh toán bằng phương thức chuyển phát qua đường bưu chính, không biết người bán là ai. Sau đó, T mua 500 tờ giấy A4, 01 lọ keo 502 tại cửa hàng văn phòng phẩm “BC”, mua 05 tờ giấy đỏ tại quán "Nam vàng mã” cùng có địa chỉ tại tổ dân phố H, thị trấn P, huyện Y và chuẩn bị các công cụ có sẵn ở nhà để sản xuất pháo, gồm: 01 tuốc nơ vít, 01 kìm, 01 dao dọc giấy, 01 kéo, 02 ống nhựa và 01 cuộn giấy nilon bọc thực phẩm.
Bằng các nguyên liệu và công cụ trên, T đã sản xuất pháo nổ tại gian bếp của gia đình vào buổi trưa, còn buổi chiếu và buổi tối T sản xuất pháo tại phòng ngủ của T. Quy trình sản xuất pháo nổ được T thực hiện như sau:
Thứ nhất, T chế tạo vỏ pháo bằng cách dùng kéo hoặc dao dọc giấy cắt đôi 07 tờ giấy A4 trên theo chiều dọc rồi cuộn tròn giấy vào ống nhựa (khi nào muốn sản xuất pháo loại to đường kính 5,5cm thì T dùng ống nhựa đường kính 02cm, còn khi nào muốn sản xuất pháo loại nhỏ đường kính 02cm thì T dùng ống nhựa đường kính 01cm). Khi cuộn gần hết giấy thì Thanh dùng keo 502 dính, nối tiếp đoạn giấy tiếp theo. Để sản xuất vỏ pháo có đường kính 5,5cm, T cuộn khoảng 15 lần giấy như trên, còn để sản xuất pháo loại nhỏ, đường kính 02cm T cuộn khoảng 05 lần giấy như trên. Sau khi cuộn giấy xong, T dùng keo 502 dán cố định giấy lại rồi rút ống nhựa ra khỏi cuộn giấy, dùng tuốc nơ vít gấp mép giấy vào bên trong để nhỏ keo 502 vào phần vừa gấp bịt kín một đầu ống lại tạo T vỏ pháo.
Thứ hai, T chế tạo thuốc pháo và dây ngòi pháo, cụ thể: T dùng tay trái bốc 06 nhúm KClO3, 02 nhúm lưu huỳnh, 05 nhúm than củi ra tờ giấy A4, trộn đều hỗn hợp trên tạo T thuốc pháo. Để tạo dây ngòi pháo T kéo cuộn nilon bảo quản thực phẩm ra khoảng 10cm rồi gập tờ giấy A4 lại để xúc thuốc pháo đổ dọc theo chiều mảnh nilon. Sau đó, T dùng hai tay cầm hai đầu mảnh nilon cuộn lại từ 06 đến 07 vòng rồi xé phần mảnh nilon này ra khỏi cuộn nilon. T cầm kìm kéo dãn phần mảnh nilon có chứa thuốc pháo và dùng kéo cắt mảnh nilon T từng đoạn dây ngòi pháo dài khoảng 10cm.
Thứ ba, T gập tờ giấy A4 để xúc 03 lần thuốc pháo đổ vào phần rỗng giữa của vỏ pháo. Sau đó, T cắm dây ngòi pháo vào, dùng tay phải giữ dây ngòi pháo, tay trái cầm tuốc nơ vít gấp mép giấy vào bên trong rồi nhỏ keo 502 bịt kín đầu còn lại của quả pháo để thò ra đoạn dây ngòi pháo dài khoảng từ 05cm đến 07cm. T lấy cát gia đình xây dựng còn thừa nhít vào hai đầu quả pháo cho bằng với bề mặt vỏ pháo và dùng keo 502 để dính chặt cát lại. Cuối cùng, T cắt giấy đỏ theo kích thước của từng quả pháo và dùng keo 502 dán lại T quả pháo hoàn chỉnh.
T sản xuất pháo nổ theo quy trình như trên từ tháng 12/2022 đến ngày 09/01/2023 thì bị lực lượng Công an huyện Yên Thế đến kiểm tra, phát hiện bắt quả tang và thu giữ vật chứng như trên. Trong đó, 05 vật hình trụ, kích thước (07 x 02)cm, một đầu gắn dây ngòi đều không phải là pháo là do T sơ xuất quên cho thuốc pháo. Việc T sản xuất pháo nổ nhằm mục đích để sử dụng vào dịp Tết Nguyên đán, T không trao đổi bàn bạc với ai và chưa sử dụng quả pháo nào.
Tiến hành thực nghiệm điều tra, T thực hiện thuần thục các động tác.
Quá trình sản xuất pháo, T không bàn bạc, trao đổi với ai. Những người sống cùng nhà với T gồm: Ông Phạm Hồng K, sinh năm 1954 là bố của T, là người khuyết tật vận động, mức độ đặc biệt nặng; bà Đoàn Thị T, sinh năm 1960 là mẹ của T bị nhiều bệnh, ít khi ra khỏi phòng nên không biết T có hành vi chế tạo, sản xuất pháo nổ trái phép nên không xử lý.
Đối với quán văn phòng phẩm “BC”, quán "Nam vàng mã” khi bán nguyên liệu cho T, không biết T sử dụng để sản xuất pháo nổ nên không xử lý. Đối với người đàn ông đã bán nguyên liệu chế tạo thuốc pháo cho T, T không biết tên, tuổi địa chỉ, sim điện thoại T sử dụng để liên lạc với người đó đã mất nên không có căn cứ để điều tra, xử lý.
Đối với 02 ống nhựa, 01 cuộn giấy nilon bọc thực phẩm T sử dụng để sản xuất pháo nổ, sau khi dùng xong T đã đốt đi nên không thu giữ được.
Đối với các đồ vật, tài sản thu giữ, quá trình điều tra xác định được:
- 01 tuốc nơ vít, 01 kìm bằng kim loại, 01 lọ keo 502; 01 dao dọc giấy; 01 kéo bằng kim loại, 01 điện thoại di động màn hình cảm ứng OPPO là của T, sử dụng vào việc sản xuất pháo nổ.
Từ hành vi sản xuất hàng cấm (pháo nổ) nêu trên của bị cáo, tại bản cáo trạng số 16/CT-VKS-YT ngày 28/4/2023, Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã truy tố bị cáo Phạm Văn T ra trước Toà án nhân dân huyện Yên Thế để xét xử về tội: “Sản xuất hàng cấm”, theo điểm c khoản 1 Điều 190 của Bộ luật hình sự.
Tại phiên tòa công khai sơ thẩm, bị cáo thừa nhận đã có hành vi sản xuất hàng cấm (pháo nổ) có tổng trọng lượng 12,75 kg pháo nổ tại nhà của bị cáo ở thôn Đ, xã T, huyện Y mục đích để sử dụng vào dịp Tết Nguyên đán, đến ngày 09/01/2023 thì bị Công an huyện Yên Thế bắt quả tang như cáo trạng truy tố và nội dung vụ án đã tóm tắt nêu trên. Bị cáo rất hối hận về việc làm của mình nên đã T khẩn khai báo, đối với hoàn cảnh gia đình bị cáo hiện nay rất khó khăn, bố đẻ là người khuyết tật đặng biệt nặng, mẹ đẻ cũng bị chấn thương gãy xương cánh tay phải, chấn thương ngực kín gẫy cung bên xương sườn 5,6,7,8,9,10 bên trái, sức khỏe yếu nên mắc nhiều bệnh phải điều trị thường xuyên, cả bố và mẹ bị cáo đều đã hết tuổi lao động và đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, vợ bị cáo đã ly hôn nên bị cáo là lao động duy nhất trong gia đình; bị cáo cũng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét về việc bố đẻ bị cáo được tặng huy chương kháng chiến hạng nhì, mẹ đẻ bị cáo được tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục để xem xét cho bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Thế sau khi tranh luận giữ nguyên quan điểm như cáo trạng truy tố bị cáo về tội: "Sản xuất hàng cấm" theo điểm điểm c khoản 1 Điều 190 của Bộ luật hình sự. Sau khi phân tích tính chất vụ án, các tình tiết tặng nặng, giảm nhẹ và nhân thân của bị cáo, đại diện Viện kiểm sát đề nghị:
1. Căn cứ điểm điểm c khoản 1 Điều 190; điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51;
Điều 65 của Bộ luật hình sự; Xử phạt:
Phạm Văn T từ 01 năm 06 tháng tù đến 01 năm 09 tháng tù về tội "Sản xuất hàng cấm", nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 03 năm đến 03 năm 06 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Giao bị cáo Phạm Văn T cho UBND xã T, huyện Y, tỉnh B giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
- Về vật chứng: Áp dụng điểm a, c khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Bộ luật hình sự; điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự:
+ Tịch thu tiêu huỷ: 01 (một) thùng bìa carton ký hiệu “NP-CC” được niêm phong bằng giấy niêm phong của Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thế có chữ ký cùng tên của các T phần tham gia, bên trong có: 01 (một) tuốc nơ vít có cán nhựa màu vàng, 01 kìm bằng kim loại có tay cẩm bằng nhựa màu đỏ, 01 lọ keo 502 đang sử dụng dở; 01 dao dọc giấy có phần tay cầm màu vàng; 01 kéo bằng kim loại có phần tay cầm màu xanh dương.
+ Tịch thu tiêu huỷ: 01 (một) thùng bìa carton ký hiệu “NP-Pháo” được niêm phong bằng dấu của Phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh Bắc Giang, có chữ ký cùng tên của Giám định viên và đại diện Cơ quan trưng cầu giám định bên trong có: 11,8 kg (Mười một phẩy tám ki lô gam) pháo nổ; 59 (Năm mươi chín) vật hình trụ đựng trong 01 túi nilon màu đen đã được sử dụng hết trong quá trình giám định.
+ Tịch thu sung để nôp vào ngân sách Nhà nước 01 (một) điện thoại di động màn hình cảm ứng màu trắng, mặt trước bị vỡ màn hình phía trên, mặt sau in chữ “OPPO”, bên trong không lắp thẻ sim (điện thoại cũ đã qua sử dụng) thu giữ của Phạm Văn T, được đựng trong 01 (một) hộp bìa carton, bên ngoài ghi ký hiệu “NP-ĐT”, được niêm phong bằng giấy niêm phong của Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thế có chữ ký cùng tên của các T phần tham gia, do bị cáo đã sử dụng vào việc phạm tội.
Về án phí: Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 23 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về án phí, lệ phí Tòa án; Điều 136 của Bộ luật hình sự: bị cáo Phạm Văn T phải chịu 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1]. Về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã thực hiện theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Việc truy tố của Viện kiểm sát đối với bị cáo và mức án do kiểm sát viên đề nghị là có căn cứ và đúng pháp luật, phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và nhân thân của bị cáo.
[2]. Lời khai nhận của bị cáo tại phiên tòa thống nhất với lời khai tại Cơ quan điều tra về thời gian, địa điểm, quá trình bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Tại phiên tòa xác định được trong khoảng thời gian từ tháng 12/2022, bị cáo đã có hành vi sản xuất hàng cấm là 12,75 kg pháo nổ tại nhà của bị cáo ở thôn Đ, xã T, huyện Y mục đích để sử dụng vào dịp Tết Nguyên đán. Đến ngày 09/01/2023 thì bị Công an huyện Yên Thế bắt quả tang. Như vậy, Hội đồng xét xử đã có đủ căn cứ kết luận cho các bị cáo Phạm Văn T phạm tội "Sản xuất hàng cấm" theo điểm c khoản 1 Điều 190 của Bộ luật hình sự.
Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế được pháp luật bảo vệ, gây hoang mang dao động và làm bất bình trong quần chúng nhân dân. Vì vậy, cần phải xử lý nghiêm bị cáo để giáo dục riêng và góp phần răn đe phòng ngừa chung. Xét về nhân thân: Bị cáo có nhân thân, tại bản án số 47/2013/HSST ngày 20/8/2013, bị Tòa án nhân dân huyện Yên Thế xử phạt 07 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Đánh bạc. Đã chấp hành xong thời gian thử thách năm 2014, chấp hành xong hình phạt bổ sung và án phí ngày 20/8/2013. Vì vậy, cần phải xử lý nghiêm đối bị cáo. Tuy nhiên, xét bị cáo sau khi phạm tội đã T khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có bố, mẹ đẻ của bị cáo được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến và Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, vì vậy cũng cần xem xét để giảm nhẹ cho bị cáo một phần về hình phạt khi lượng hình.
- Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào theo quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự.
- Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo ra đầu thú, T khẩn khai báo, ăn năn hối cải; có bố, mẹ đẻ được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến và Huy chương vì sự nghiệp giáo dục nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự;
Từ những phân tích nêu trên, Hội đồng xét xử xét thấy: Đối với bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự, có nơi cư trú rõ ràng, đã được xóa án tích lâu. Bị cáo hiện nay đang sống chung cùng bố mẹ đẻ đều được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng do bố đẻ bị khuyết tật đặc biệt nặng phải có người chăm sóc, mẹ bị cáo cũng bị chấn thương gẫy tay và gẫy nhiều xương sườn nên sức khỏe yếu, bệnh tật thường xuyên; bị cáo có 01 con nhỏ, vợ đã ly hôn nên bị cáo là lao động duy nhất trong gia đình, điều kiện hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Đối chiếu với Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì bị cáo đủ điều kiện để được hưởng án treo. Vì vậy, không cần thiết phải cách ly bị cáo ra ngoài xã hội cũng đủ điều kiện để cải tạo bị cáo trở T công dân tốt.
- Về vật chứng:
+ 01 (một) thùng bìa carton ký hiệu “NP-CC” được niêm phong bằng giấy niêm phong của Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thế có chữ ký cùng tên của các T phần tham gia, bên trong có: 01 (một) tuốc nơ vít có cán nhựa màu vàng, 01 kìm bằng kim loại có tay cầm bằng nhựa màu đỏ, 01 lọ keo 502 đang sử dụng dở; 01 dao dọc giấy có phần tay cầm màu vàng; 01 kéo bằng kim loại có phần tay cầm màu xanh dương, là vật chứng của vụ án và không còn giá trị sử dụng, cần tịch thu tiêu huỷ.
+ 01 (một) thùng bìa carton ký hiệu “NP-Pháo” được niêm phong bằng dấu của Phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh Bắc Giang, có chữ ký cùng tên của Giám định viên và đại diện Cơ quan trưng cầu giám định bên trong có: 11,8 kg (Mười một phẩy tám ki lô gam) pháo nổ; 59 (Năm mươi chín) vật hình trụ đựng trong 01 túi nilon màu đen đã được sử dụng hết trong quá trình giám định, là vật chứng của vụ án và không còn giá trị sử dụng, cần tịch thu tiêu huỷ.
+ 01 (một) điện thoại di động màn hình cảm ứng màu trắng, mặt trước bị vỡ màn hình phía trên, mặt sau in chữ “OPPO”, bên trong không lắp thẻ sim (điện thoại cũ đã qua sử dụng) thu giữ của Phạm Văn T, được đựng trong 01 (một) hộp bìa carton, bên ngoài ghi ký hiệu “NP-ĐT”, được niêm phong bằng giấy niêm phong của Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thế có chữ ký cùng tên của các T phần tham gia, do bị cáo đã sử dụng vào việc phạm tội, cần tịch thu sung vào công quỹ Nhà nước - Về án phí: Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
1. Căn cứ điểm điểm c khoản 1 Điều 190; điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Điều 65 của Bộ luật hình sự; Xử phạt:
Phạm Văn T 01 (Một) năm 06 (Sáu) tháng tù về tội "Sản xuất hàng cấm", nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 03 (Ba) năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Giao bị cáo Phạm Văn T cho UBND xã T, huyện Y, tỉnh B giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
- Về vật chứng: Áp dụng điểm a, c khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Bộ luật hình sự; điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự:
+ Tịch thu tiêu huỷ: 01 (một) thùng bìa carton ký hiệu “NP-CC” được niêm phong bằng giấy niêm phong của Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thế có chữ ký cùng tên của các T phần tham gia, bên trong có: 01 (một) tuốc nơ vít có cán nhựa màu vàng, 01 kìm bằng kim loại có tay cẩm bằng nhựa màu đỏ, 01 lọ keo 502 đang sử dụng dở; 01 dao dọc giấy có phần tay cầm màu vàng; 01 kéo bằng kim loại có phần tay cầm màu xanh dương.
+ Tịch thu tiêu huỷ: 01 (một) thùng bìa carton ký hiệu “NP-Pháo” được niêm phong bằng dấu của Phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh Bắc Giang, có chữ ký cùng tên của Giám định viên và đại diện Cơ quan trưng cầu giám định bên trong có: 11,8 kg (Mười một phẩy tám ki lô gam) pháo nổ; 59 (Năm mươi chín) vật hình trụ đựng trong 01 túi nilon màu đen đã được sử dụng hết trong quá trình giám định.
+ Tịch thu để nộp vào ngân sách Nhà nước 01 (một) điện thoại di động màn hình cảm ứng màu trắng, mặt trước bị vỡ màn hình phía trên, mặt sau in chữ “OPPO”, bên trong không lắp thẻ sim (điện thoại cũ đã qua sử dụng) thu giữ của Phạm Văn T, được đựng trong 01 (một) hộp bìa carton, bên ngoài ghi ký hiệu “NP-ĐT”, được niêm phong bằng giấy niêm phong của Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thế có chữ ký cùng tên của các T phần tham gia, do bị cáo đã sử dụng vào việc phạm tội.
Về án phí: Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 23 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về án phí, lệ phí Tòa án; Điều 136 của Bộ luật hình sự: Bị cáo Phạm Văn T phải chịu 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a, 7b và Điều 9 Luật thi hành án dân sự;
thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Báo cho bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt biết được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày được tống đạt bản án hợp lệ
Bản án về tội sản xuất hàng cấm số 18/2023/HS-ST
Số hiệu: | 18/2023/HS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Yên Thế - Bắc Giang |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 08/06/2023 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về