Bản án về tội nhận hối lộ số 21/2023/HS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

BẢN ÁN 21/2023/HS-PT NGÀY 30/03/2023 VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ

Ngày 23 và ngày 30 tháng 3 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh B xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 118/2022/HS-PT ngày 23 tháng 11 năm 2022 đối với bị cáo Phạm Thanh Q.

Do có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện B, tỉnh B và kháng cáo của bị cáo Phạm Thanh Q đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 48/2022/HS-ST ngày 07/10/2022 của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh B.

Bị cáo có kháng cáo:

Họ và tên: Phạm Thanh Q, sinh năm 1986, tại Đà Nẵng; nơi cư trú: Khu phố P, phường T, thành phố Đ, tỉnh B; nơi cư trú hiện nay (thay đổi sau khi bị khởi tố bị can): Khu phố P, phường T, thành phố Đ, tỉnh B; căn cước công dân số 048086007098, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an cấp ngày 10/8/2021; nghề nghiệp: Cán bộ tín dụng; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; Q tịch: Việt Nam; con ông Phạm Thanh X và bà Lê Thị Đ; có vợ Hà Thị T và 01 người con sinh năm 2021; tiền án, tiền sự: không; bị cáo bị tạm giam từ ngày 02/5/2018 đến ngày 29/9/2018, từ ngày 30/8/2019 đến ngày 02/12/2019 được được tại ngoại đến nay. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

Người bào chữa cho bị cáo: L sư Nguyễn Thanh B và L sư Hoàng Cao S, cùng Công ty TNHH Hoàng Việt L, địa chỉ: Số 1045A H, phường 11, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. L sư Nguyễn Thanh B có mặt, L sư Hoàng Cao S vắng mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Trần Văn K, sinh năm 1980; nơi cư trú: Khu 7, phường L, thị xã P, tỉnh B

2. Ông Phùng Văn T, sinh năm 1985; nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện B, tỉnh B; cư trú hiện nay: Thôn L, xã D, huyện C, tỉnh Đăk Lăk

3. Ông Triệu Văn B, sinh năm 1970; nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện B, tỉnh B

4. Ông Lê Văn Q, sinh năm 1982

5. Bà Lê Thị H, sinh năm 1983

Cùng địa chỉ: Thôn Đ, xã Đ, huyện B, tỉnh B

6. Ông Điểu K, sinh năm 1963

7. Ông Điểu Ma R, sinh năm 1949

8. Ông Điểu M, sinh năm 1987 Cùng địa chỉ: Thôn 6, xã Đ, huyện B, tỉnh B

9. Ông Điểu C, sinh năm 1992; nơi cư trú: Thôn 4, xã Đ, huyện B, tỉnh B

10. Bà Hoàng Thị L, sinh năm 1966; nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện B, tỉnh B

11. Điểu Thị N, sinh năm 1968; nơi cư trú: Thôn 2 B, xã Đ, huyện B, tỉnh B

12. Bà Điểu Thị K, sinh năm 1984; nơi cư trú: Thôn 2 B, xã Đ, huyện B, tỉnh B

13. Ông Điểu H, sinh năm 1954; nơi cư trú: Thôn B, xã Đ, huyện B, tỉnh B

14. Điểu Thị D, sinh năm 1966; nơi cư trú: Thôn 2 B, xã Đ, huyện B, tỉnh B

15. Bà Nguyễn Thị Xuân G, sinh năm 1971; nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện B, tỉnh B

16. Nguyễn Văn T, sinh năm 1960; nơi cư trú: Thôn 6, xã Đ, huyện B, tỉnh B

17. Ông Điểu D, sinh năm 1962; nơi cư trú: Thôn 4, xã Đ, huyện B, tỉnh B

18. Bà Trần Thị B, sinh năm 1975; nơi cư trú: Thôn 6, xã Đ, huyện B, tỉnh B

19. Bà Trần Thị B, sinh năm 1967; nơi cư trú: Thôn Đ, xã Đ, huyện B, tỉnh B

20. Ông Điểu Ka R, sinh năm 1967; nơi cư trú: Thôn Thôn 2 B, xã Đ, huyện B, tỉnh B

21. Ông Nguyễn Quang L, sinh năm 1983; nơi cư trú: Thôn Bù Xia, xã Đ, huyện B, tỉnh B

22. Ông Điểu T, sinh năm 1987; nơi cư trú: Thôn Bù Khơn, xã Đ, huyện B, tỉnh B

23. Ông Điểu T, sinh năm 1992; nơi cư trú: Thôn Bù Lư, xã B, huyện B, tỉnh B

24. Bà Thị H, sinh năm 1989; nơi cư trú: Thôn 6, xã Đ, huyện B, tỉnh B

* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Điểu H, ông Điểu C, Điểu M và bà Điểu Thị N: Ông Đặng Thái H – Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh B. Vắng mặt.

* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Thị H, Điểu K, bà Điểu Thị D, Thị H: Bà Trương Thị Bích H – Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh B. Vắng mặt.

* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Điểu KaR, ông Triệu Văn B: Bà Vũ Thị Hải A – Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh B. Vắng mặt.

* Người phiên dịch cho ông Điểu H, Điểu M, Điểu C, Điểu Thị N, Thị H, Điểu K, Điểu Thị D, Điểu T, Điểu Krứ: Ông Điểu T, sinh năm 1990, cán bộ Phòng Dân tộc - Tôn giáo huyện B, tỉnh B, địa chỉ: xã Phú Nghĩa, huyện B, tỉnh B. Có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Thời gian tháng 4 năm 2018, theo phản ánh của người dân ở địa bàn xã Đ, huyện B, khi người dân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh phải liên hệ với cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Đ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện B phải chi 2% trên tổng số vay cho cán bộ tín dụng, nếu không chi thì không vay được vốn hoặc bị cán bộ tín dụng gây khó khăn không cho vay. Ngày 12/4/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện B nhận được đơn tố cáo (dấu tên) có nội dụng tố cáo như trên. Khoảng 14 giờ chiều ngày 02/5/2018, ông Phùng Văn T đem hồ sơ gồm 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Phùng Văn T và Võ Thị Thúy N (là vợ), 02 chứng minh nhân dân và 01 sổ hộ khẩu kẹp bên trong 8.000.000 đồng đến Phòng giao dịch Đ gặp Phạm Thanh Q là cán bộ tín dụng đưa hồ sơ có kẹp tiền cho Q. Q nhận hồ sơ mở ra kiểm tra thấy có tiền bên trong liền nhận hồ sơ và ghi vào chứng từ giao dịch số tiền cần vay, số điện thoại và nói T đi về mai lấy hồ sơ. Sau khi Q nhận hồ sơ và tiền xong bỏ vào hộc bàn thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện B bắt quả tang và thu giữ tang vật.

Cùng ngày 02/5/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện B đã tiến hành khám xét khẩn cấp tại nơi làm việc của Phạm Thanh Q, đã phát hiện:

* Tại hộc bàn bên phải, trên cùng bàn làm việc của Q:

- 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (phô tô) hộ ông Triệu Văn B, sinh năm 1970; hộ khẩu thường trú: Thôn 4, xã Đ, có kẹp bên trong số tiền 2.000.000 đồng, gồm 04 tờ mệnh giá 500.000 đồng;

- 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (phô tô) của hộ ông Lê Văn Q, sinh năm 1982; hộ khẩu thường trú: Thôn 4, xã Đ, có kẹp bên trong số tiền 5.000.000 đồng, gồm 10 tờ mệnh giá 500.000 đồng;

- 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (phô tô) hộ ông Điểu K, sinh năm 1963; hộ khẩu thường trú: Thôn 6, xã Đ, có kẹp bên trong số tiền 1.000.000 đồng, gồm 05 tờ mệnh giá 200.000 đồng;

- 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (phô tô) hộ ông Điểu Ma R, sinh năm 1949; hộ khẩu thường trú: Thôn 4, xã Đ, có kẹp bên trong số tiền 3.500.000 đồng, gồm 07 tờ mệnh giá 500.000 đồng;

- 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (phô tô) hộ ông Điểu C, sinh năm 1992; hộ khẩu thường trú: Thôn 4, xã Đ, có kẹp bên trong số tiền 2.000.000 đồng, gồm 02 tờ mệnh giá 500.000 đồng và 05 tờ mệnh giá 200.000 đồng;

- 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (phô tô) hộ bà Hoàng Thị L, sinh năm 1966; hộ khẩu thường trú: Thôn Đ, xã Đ, có kẹp bên trong số tiền 3.000.000 đồng, gồm 15 tờ mệnh giá 200.000 đồng;

- 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (phô tô) hộ bà Điểu Thị N, sinh năm 1969; hộ khẩu thường trú: Thôn 2 B, xã Đ, có kẹp bên trong số tiền 500.000 đồng, gồm 01 tờ mệnh giá 500.000 đồng;

- 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (phô tô) hộ bà Thị H, sinh năm 1989; hộ khẩu thường trú: Thôn 6, xã Đ, có kẹp bên trong số tiền 1.000.000 đồng, gồm 02 tờ mệnh giá 500.000 đồng;

- 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (phô tô) hộ ông Điểu H, sinh năm 1954; hộ khẩu thường trú: Thôn B, xã Đ, có kẹp bên trong số tiền 3.000.000 đồng, gồm 06 tờ mệnh giá 500.000 đồng;

Tổng số tiền thu giữ là: 21.000.000 đồng.

* Tại một tủ nhỏ 03 ngăn màu trắng có kích thước 43cm x 38cm x 55cm, vị trí ngăn trên cùng phát hiện số tiền 35.000.000 đồng, được kẹp thành từng xấp tiền riêng biệt, mỗi kẹp tiền được kèm theo tờ giấy ghi tên của từng người, cụ thể: Tờ giấy ghi tên Điểu Thị D kẹp số tiền 2.000.000 đồng, gồm 04 tờ mệnh giá 500.000 đồng; tờ giấy ghi tên Nguyễn Thị Xuân G kẹp số tiền 6.000.000 đồng, gồm 12 tờ mệnh giá 500.000 đồng; tờ giấy ghi tên Nguyễn Văn T kẹp số tiền 2.000.000 đồng, gồm 04 tờ mệnh giá 500.000 đồng; tờ giấy ghi tên Điểu T kẹp số tiền 2.000.000 đồng, gồm 04 tờ mệnh giá 500.000 đồng; tờ giấy ghi tên Điểu D kẹp số tiền 6.000.000 đồng, gồm 12 tờ mệnh giá 500.000 đồng; tờ giấy ghi tên Trần Thị B kẹp số tiền 8.000.000 đồng, gồm 16 tờ mệnh giá 500.000 đồng; tờ giấy ghi tên Điểu Ka R kẹp số tiền 2.000.000 đồng, gồm 04 tờ mệnh giá 500.000 đồng; tờ giấy ghi tên Nguyễn Quang L kẹp số tiền 7.000.000 đồng, gồm 14 tờ mệnh giá 500.000 đồng.

Phạm Thanh Q là nhân viên tín dụng Phòng giao dịch Đ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện B có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, kiểm tra, thẩm định, phương án sử dụng vốn, báo cáo kết quả thẩm định cho Tổ trưởng, để Ban giám đốc xét duyệt giải ngân nếu hồ sơ đủ điều kiện. Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng Q có trách nhiệm kiểm tra những giấy tờ, tài liệu gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc), Giấy chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu (phô tô) công chứng (gọi là Hồ sơ vay vốn). Phương pháp kiểm tra: Q mở các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ ra kiểm tra, đối chiếu các thông tin của khách hàng, sau đó ghi số điện thoại của khách hàng để liên hệ kiểm tra, thẩm định tài sản thế chấp, mục đích vay vốn của khách hàng. Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận hồ sơ Q phải đi kiểm tra, thẩm định tài sản bảo đảm thế chấp và phương án sử dụng vốn, sau khi kiểm tra xong về trình Lãnh đạo gồm: Tổ trưởng, Phó Giám đốc, Giám đốc duyệt hồ sơ sau đó giải ngân cho vay vốn.

Quá trình điều tra Phạm Thanh Q khai nhận: Khi bị bắt quả tang Phạm Thanh Q đã thừa nhận trong 09 kẹp tiền, khách hàng kẹp vào hồ sơ vay vốn đưa cho Q nhằm mục đích nhờ Q xem xét, thẩm định vay vốn Ngân hàng về sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Q còn thừa nhận từ tháng 4/2018 đến trước ngày bị bắt, khách hàng có kẹp tiền vào trong hồ sơ đưa cho Q nhờ xem xét thẩm tra, báo cáo cấp trên vay vốn Ngân hàng, sau giờ làm việc Q kiểm tra hồ sơ vay vốn, lấy tiền ra ghi tên người đưa tiền và kẹp lại bỏ vào tủ, nếu khách hàng được vay vốn thì số tiền trên khách hàng sẽ bồi dưỡng cho tôi Số tiền này Q sử dụng mục đích chi tiêu cá nhân, không chia cho ai. Sau khi bị khởi tố và tại phiên tòa Q khai 08 kẹp tiền có ghi tên của khách hàng trên tờ giấy nhỏ là để trả lại cho khách hàng, còn 09 hồ sơ vay vốn có kẹp tiền bên trong do Q không kiểm tra nên không biết bên trong có tiền.

Kết luận giám định số 240a ngày 03/8/2018 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh B kết luận: 118 tờ tiền Việt Nam đồng loại polime có mệnh giá 500.000 đồng gồm các số sê ri (bl 46) và 25 tờ tiền Việt Nam có mệnh giá 200.000 đồng gồm các số sê ri (bl 46) gửi đến giám định là tiền thật, do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 48/2022/HS-ST ngày 07/10/2022 của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh B đã tuyên xử:

Tuyên bố bị cáo Phạm Thanh Q phạm tội “Nhận hối lộ”.

Căn cứ khoản 1 Điều 354; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38; Điều 50 và Điều 54 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Xử phạt bị cáo Phạm Thanh Q 07 (bảy) tháng 29 (hai chín) ngày tù. Được khấu trừ vào thời gian bị cáo bị tạm giữ, tạm giam trước đó từ ngày 02/5/2018 đến ngày đến ngày 29/9/2018 và từ ngày 30/8/2019 đến ngày 02/12/2019. Thời hạn tù bằng thời hạn bị cáo bị tạm giữ, tạm giam trước đó. Bị cáo đã chấp hành xong hình phạt.

Về xử lý vật chứng: Căn cứ Điều 47 Bộ luật Hình sự và Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự:

Tuyên tịch thu sung vào công quỹ Nhà nước số tiền 13.000.000 đồng (trong đó: 2.000.000 đồng có kẹp tờ giấy ghi tên Điểu T, số tiền 8.000.000 đồng có kẹp tờ giấy ghi tên Trần Thị B và số tiền 3.000.000 đồng ghi tên Nguyễn Thị Xuân G).

Tuyên tịch thu sung vào công quỹ Nhà nước tổng số tiền 51.000.000 đồng (trong đó của ông Phùng Văn T số tiền 8.000.000 đồng, của ông Triệu Văn B số tiền 2.000.000 đồng, của Lê Văn Q số tiền 5.000.000 đồng, của ông Điểu K số tiền 1.000.000 đồng, của ông Điều Ma Riu số tiền 3.500.000 đồng, của ông Điểu C số tiền 2.000.000 đồng, của bà Hoàng Thị L số tiền 3.000.000 đồng, của bà Điểu Thị N số tiền 500.000 đồng, của bà Thị H số tiền 1.000.000 đồng, của ông Điểu H số tiền 3.000.000 đồng, của bà Điểu Thị D số tiền 2.000.000 đồng, của bà Nguyễn Thị Xuân G số tiền 6.000.000 đồng, của ông Nguyễn Văn T số tiền 2.000.000 đồng, của ông Điểu D số tiền 6.000.000 đồng, của ông Điều Ka R số tiền 2.000.000 đồng và của ông Nguyễn Quang L số tiền 7.000.000 đồng).

(Theo biên bản giao nhận vật chứng số 0008621 ngày 26/11/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện B, tỉnh B) Án phí: Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ Ban thường vụ Q hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Bị cáo phải chịu 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

Ngoài ra Toà án cấp sơ thẩm còn tuyên về quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Tại Quyết định kháng nghị số 01/QĐ-VKS-HS ngày 20/10/2022, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện B, tỉnh B kháng nghị phúc thẩm đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 48/2022/HS-ST ngày 07/10/2022 của Tòa án nhân dân huyện B theo hướng không áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự; áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 354 Bộ luật Hình sự để tăng hình phạt đối với bị cáo và trả lại số tiền đã thu giữ trong vụ án cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tại Quyết định rút một phần kháng nghị phúc thẩm số 01/QĐ-VKS ngày 20/02/2023, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện B, tỉnh B rút một phần Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 01/QĐ-VKS ngày 20/02/2023 về phần đề nghị trả lại số tiền đã thu giữ trong vụ án cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Ngày 17/10/2022 bị cáo Phạm Thanh Q có đơn kháng cáo kêu oan.

- Quan điểm giải quyết vụ án của Kiểm sát viên tại phiên tòa:

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ, đồ vật có trong hồ sơ vụ án, kết quả thẩm vấn công khai tại phiên toà phúc thẩm và đối chiếu với các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan và xét kháng cáo của bị cáo Phạm Thanh Q và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện B, thấy rằng:

Ngày 06 và 07/10/2022, Tòa án nhân dân huyện B mở phiên tòa xét xử đối với vụ án, ngày 17/10/2022, bị cáo Phạm Thanh Q gửi đơn kháng cáo, đến Tòa án nhân dân huyện B là trong thời hạn và đúng theo quy định tại điểm m khoản 2 Điều 61, khoản 1 Điều 331, Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Ngày 20/10/2022, Viện kiểm sát nhân dân huyện B có quyết định kháng nghị gửi đến Tòa án nhân dân huyện B là trong thời hạn và đúng theo quy định tại Điều 41, Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Xét nội dung kháng cáo của bị cáo Phạm Thanh Q về đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không phạm tội là không có căn cứ và nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện B về nội dung xem xét không áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự và xem xét áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 354 Bộ luật Hình sự để tăng hình phạt đối với bị cáo Phạm Thanh Q là có căn cứ bởi lẽ:

Thứ nhất: Bị cáo Phạm Thanh Q đã thực hiện hành vi nhận hối lộ với tình tiết định khung là “Phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 354 BLHS được thể hiện tại Biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 24/11/2021 đến ngày 29/11/2021, đó là tại BL 1558, bị cáo Q trình bày “(08 kẹp tiền) khách hàng kẹp tiền vào nhiều thời điểm khác nhau, có khi kẹp trước, có khi đi công chứng xong rồi mới kẹp”… tại biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 06/10/2022 (BL 2096), Q trình bày “08 kẹp tiền ghi ra giấy vàng, khách hàng kẹp tiền vào nhiều thời điểm khác nhau có khi kẹp trước, có khi đi công chứng xong rồi mới kẹp tiền vào”. Như vậy, Q nhận thức được việc khách hàng bỏ tiền vào trong hồ sơ và Q đã nhận hồ sơ có tiền của nhiều khách hàng khác nhau. Trong khi đó quy trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết xong hồ sơ vay tiền thì bị cáo Q phải gặp khách hàng ít nhất là 02 lần theo quy định của Ngân hàng và bị cáo cũng trình bày tại biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 06/10/2022, BL 2086-2108 “Khách hàng nào vay tiền thì khách hàng đó đến nhận tiền, còn đối chiếu không có ai khác nhận thay được. Bị cáo gặp khách hàng 01 lần sau khi khách hàng nộp hồ sơ, lần 02 sau khi bị cáo đi xác minh, thẩm định và khi khách hàng lên nhận hồ sơ để đi lấy tiền về”… bị cáo thụ lý giải quyết hồ sơ vay gặp khách hàng ít nhất là 02 lần nhưng bị cáo không trả tiền cho khách hàng và cũng không báo cáo và bàn giao số tiền cho người có thẩm quyền trong cơ quan để liên hệ trả tiền lại cho khách hàng, hơn nữa theo lời khai của Phạm Thanh Q cũng xác định số tiền trong 08 kẹp tiền có ghi tên khách hàng đã giải ngân trước ngày 02/5/2018 và có hồ sơ đã giải ngân trước đó gần 01 năm là tiền mà khách hàng kẹp vào để đưa cho Q thấy có tiền mới nhận hồ sơ và giải quyết nhanh. Theo Biên bản ghi lời khai hồi 15h15’-17h00 ngày 02/5/2018 (CBĐT Nguyễn Anh T, ĐTV Trần Ngọc T): “Người dân đưa cho tôi nhiều tiền để trong hồ sơ vay tiền là do tôi là nhân viên kinh doanh phụ trách việc thẩm định, báo cáo đề xuất xét duyệt hồ sơ vay vốn” (BL 603-604), “nhằm mục đích nhờ tôi đi xem xét và thẩm định vay vốn Ngân hàng, để về sản xuất kinh doanh” (BL93). Đồng thời chính bị cáo Q khai nhận “Sau khi nhận hồ sơ thì tôi ghi lại thông tin về số tiền vay, tên và số điện thoại của khách hàng vào tờ chứng từ giao dịch. Sau đó tôi để tất cả hồ sơ vào trong học bàn làm việc, … nếu trong hồ sơ có tiền đưa hối lộ của người dân thì tôi lấy cất riêng trong hộc bàn làm việc của tôi, rồi tiếp tục kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ vay tiền xem còn thiếu, sai sót gì không (BL602). “Sau giờ làm việc tôi kiểm tra hồ sơ và thấy tiền kẹp trong sổ đỏ tôi lấy tiền ra và kẹp lại bỏ vào tủ, ghi tên người đưa tiền trên số tiền khách hàng kẹp vào sổ hộ khẩu bên trong sổ đỏ. Tổng số tiền trong tủ khoảng 20 triệu. Tôi giữ số tiền đó để đi thẩm định khách hàng, nếu khách hàng vay vốn được thì số tiền trên khách hàng sẽ cho tôi (BL 93), điều này chứng tỏ trong quá trình tiếp nhận hồ sơ bị cáo đã kiểm tra hồ sơ và biết được khách hàng có kẹp tiền trong hồ sơ và bị cáo cũng xác định được là các khách hàng đã kẹp tiền vào trong hồ sơ vay vào các thời điểm khác nhau, do nhiều khách hàng kẹp tiền vào hồ sơ để đưa cho Q.

Thứ hai: Theo Bản án sơ thẩm nhận định, vào ngày 02/5/2018 bị cáo Q được lãnh đạo Ngân hàng giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng và bị cáo đã nhận tổng cộng gần khoảng 60 hồ sơ, trong đó cơ quan điều tra đã thu giữ 09 hồ sơ mà khách hàng có để tiền bên trong sổ hộ khẩu. Bị cáo khai rằng: Trong quá trình tiếp nhận nhận hồ sơ vay vốn do khối lượng khách hàng nôp hồ sơ nhiều nên bị cáo đã không kiểm tra kỹ hồ sơ nên không biết bên trong các hồ sơ vay vốn của khách hàng có để tiền. Mặt khác, vào thời điểm ngày 02/5/2018 là thời điểm bắt đầu làm việc sau các ngày nghĩ lễ 30/4 và 01/5/2018 nên lượng khách hàng đến nộp hộp sơ để vay vốn rất nhiều, điều này cũng phù hợp với lời khai của bị cáo, lời khai của lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng cũng như lời khai người chứng kiến ông Đ, ông C đều khẳng định vào thời điểm ngày 02/5/2018, bị cáo Q đã nhận khoảng 60 hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng. Tòa án cũng đã trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát thu thập các hồ sơ còn lại ngoài 09 hồ sơ nói trên (các hồ sơ khách hàng không kẹp tiền bên trong) nhưng Viển kiểm sát vẫn không bổ sung theo yêu cầu là chưa khách quan, hơn nữa việc bị cáo Q khi nhận hồ sơ không kiểm tra nên không biết bên trong có tiền hay không nên khi cơ quan điều tra tiến hành khám xét thì mới biết bên trong các hồ sơ nói trên có tiền. Tại phiên tòa sơ thẩm Kiểm sát viên cũng không đưa ra được chứng cứ chứng minh cho việc bị cáo Q biết bên trong có tiền khi tiến hành nhận hồ sơ của khách hàng. Do vậy đối với, 09 hồ sơ của khách hàng gồm: Triệu Văn B, Lê Văn Q, Điểu K, Điểu Ma R, Điểu C, Hoàng Thị L, Điểu Thị N, Thị H và Điểu H không đủ căn cứ để đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo. Việc nhận định trên của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm như đã nêu trên là chưa đánh giá đúng các tài liệu chứng cứ có tại hồ sơ, chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo Q viện lý do là trong quá trình tiếp nhận nhận hồ sơ vay vốn do khối lượng khách hàng nộp hồ sơ nhiều nên bị cáo đã không kiểm tra kỹ hồ sơ nên không biết bên trong các hồ sơ vay vốn của khách hàng có kẹp tiền. Cho nên đánh giá đối với 09 hồ sơ của khách hàng gồm: Triệu Văn B, Lê Văn Q, Điểu K, Điểu Ma R, Điểu C, Hoàng Thị L, Điểu Thị N, Thị H và Điểu H không đủ căn cứ để đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo là còn có thiếu sót. Việc Hội đồng xét xử sơ thẩm đánh giá tài liệu chứng cứ như đã nêu trên là chưa xem xét khách quan, toàn diện tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, đó là chưa xem xét toàn diện các lời khai của người có quyền lợi nghĩa, vụ liên quan và nhân chứng, để đánh giá, thể hiện:

- Theo lời khai của Phùng Văn T khai (BL 587-590): Hiện nay tôi đang đáo sổ tại Ngân hàng Đắk Ơ để vay tiền kinh doanh, phải đưa hối lộ, nếu không đưa thì cán bộ Ngân hàng tìm mọi cách gây khó khăn cho tôi, không duyệt. Tôi vay số tiền 400.000.000 đồng thì phải đưa 8.000.000 đồng cho cán bộ Ngân hàng…Tôi đưa số tiền 8.000.000 đồng cho Q là tôi kẹp vào trong hồ sơ vay vốn rồi sau đó đưa hồ sơ và số tiền trên cho Q, Q nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ thấy có tiền bên trong thì nhận hồ sơ, ghi lại số điện thoại và nói tôi đi về mai lên làm hồ sơ.

- Theo lời khai của Triệu Văn B + Tại Bản ghi lời khai ngày 05/5/2018 (BL 747, 748) “trong quá trình nộp hồ sơ anh Q có yêu cầu tôi đưa cho anh Q 2.000.000đồng để làm hồ sơ. Hồ sơ gồm 01 sổ đỏ đất do tôi đứng tên, 01 giấy photo CMND, 01 sổ hộ khẩu photo. Sau khi được anh Q yêu cầu thì tôi kẹp số tiền 2.000.000đ vào hồ sơ và đưa cho anh Q. Anh Q nhận hồ sơ và kiểm tra thấy bên trong có số tiền trên rồi mới nhận:” + Bản ghi lời khai ngày 08/05/2018 (BL749,750) khai “anh Q kiểm tra hồ sơ có nói với tôi là hồ sơ chưa đủ và trả lại hồ sơ cho tôi thì tôi có hỏi những người đi vay Ngân hàng trước đó và biết được tôi vay số tiến 100 triệu thì tôi phải kẹp 2 triệu đồng trong hồ sơ và đưa lên cho cán bộ Ngân hàng. Sau đó tôi kẹp 2.000.000 đ vào trong hồ sơ và đưa lại cho anh Q thì anh Q nhận hồ sơ xin vay của tôi” + Bản khai ngày 13/6/2018 (BL753 đến 756) khai “Ban đầu tôi nộp đầy đủ thủ tục hồ sơ vay vốn(chưa kẹp tiền), cho anh Q để kiểm tra, sau khi anh Q kiểm tra thấy đủ thủ tục thì gấp hồ sơ lại và để ra bên cạnh trước mặt của tôi và có nói là hồ sơ chưa đủ thủ tục. Lúc đó tôi lấy từ trong túi quần số tiên 2.000.000đ và kẹp trong hồ sơ đưa hồ sơ cho anh Q. Anh Q có mở hồ sơ ra thấy số tiền tôi kẹp thì mới nhận hồ sơ và để vào ngăn bàn làm việc và hẹn hôm sau lên gặp Q để lấy hồ sơ đi làm thủ tục.”.

+ Bản lời khai ngày 20/4/2019 (BL 759, 760) “Q kiểm tra hồ sơ của tôi và trả lại hồ sơ nói với tôi là hồ sơ chưa đầy đủ, tôi cầm hồ sơ ra ngoài hành lang và tôi để 2.000.000đ cùng hồ sơ đưa vào cho Q và Q có đếm lại tiền và bỏ tiền cùng hồ sơ vào trong ngăn kéo.” + Tại Biên bản đối chất ngày 24/4/2020 (BL1201) khai “gặp anh Q để nộp hồ sơ vay tiền gồm 01 sổ đỏ (bản gốc), CMND và Sổ HK (Photo). Anh Q mở hồ sơ ra coi nói chưa đủ hồ sơ thấy vậy tôi cầm hồ sơ ra ngoài cửa lấy số tiền 2.000.000 đồng ( gồm 04 tờ mệnh giá 500.000 đ) để ở túi áo ngực, lấy tiền đó tôi bỏ trên mặt hồ sơ sau đó cầm vào phòng đưa hồ sơ trực tiếp cho anh Q , Q cầm cả hồ sơ và tiền bỏ vào trong bàn và nói tôi mai lên lấy tiền.

- Đối với lời khai Điểu H:

+ Biên bản lời khai ngày 25/5/2018 (BL788,789) khai “Tôi đưa số tiền trên cho anh Q vào sáng ngày 02/5/2018, lúc nộp hồ sơ thì tôi kẹp tiền vào trong hồ sơ và đưa cho Q ngay tại bàn làm việc của Q. Q kiểm tra hồ sơ của tôi thấy đầy đủ hồ sơ và có đủ tiền kẹp ở trong hồ sơ thì mới nhận và hẹn tôi ngày mai đến để lấy hồ sơ và nhận tiền.” + Biên bản đối chất ngày 24/4/2020 (BL1136) Hưng khai “Q mở ra kiểm tra đầy đủ và nói tôi về sáng mai lên lấy hồ sơ” Nhưng Q chỉ ý kiến là “ Vào ngày 02/5/2018 bị can nhận rất nhiều hồ sơ của khách hàng, vì đông quá chỉ ghi thông tin của khách nên không kiểm tra hồ sơ nên không biết bên trong hồ sơ có kẹp tiền”. và Q có ý kiến : “KSV có hỏi H là Q có thấy tiền không thì Hưng trả lời là không biết, không thấy ông Q có thấy tiền không” - Đối với Lê Thị H (vợ Lê Văn Q) + Bản tường trình (không ngày tháng), BL798 khai: “Anh Q có kiểm tra hồ sơ của tôi thấy đầy đủ hồ sơ và số tiền 5.000.000đồng và nhận hồ sơ của tôi và cất ở ngăn tủ.” +BBLK ngày 13/6/2018(BL802,803) khai: “ Lúc đó Q mở hồ sơ ra kiểm tra và thấy toàn bộ số tiền đó rồi ông Q bỏ hồ sơ của tôi và toàn bộ số tiền vào học bàn nơi làm việc của ông Q.” + BB LK ngày 12/9/2018 (BL804) khai “Lúc đó anh Q giở sổ ra thấy tiền thì anh Q lấy mảnh giấy ghi số tiền vay 250.000.000đồng và số điện thoại của chồng tôi rồi nói với tôi, Chị về đi sáng mai lên lấy hồ sơ qua xã đóng dấu” - BB đối chất ngày 24/4/2020 (BL 1202): Khai “Anh Q nhận hồ sơ và có kiểm tra mở ra coi nói đầy đủ mai lên Ngân hàng lấy hố sơ qua xã ký (còn anh Q có thấy tiền không tôi không biết).

- Đối với Điểu C + BB LK ngày 06/5/2018 (BL 766,767) khai “Tôi đưa trực tiếp cho anh Q (dưới sự chứng kiến của nhiều người đến làm việc tại Ngân hàng A) ngay tại bàn làm việc của anh Q, anh Q có kiểm tra số tiền thấy đủ 2.000.000đ thì mới nhận rồi kẹp chung số tiền trên vào hồ sơ vay vốn của tôi.

+ BBLK ngày 25/5/2018 (BL768,769) khai “Tôi đưa trực tiếp cho anh Q tại bàn làm việc của anh Q, anh Q đếm đủ, lấy một tờ giấy ghi tên Điểu C lên rồi kẹp chung với tiền tôi đưa và bỏ vào ngăn bàn.” + BBLK ngày 27/8/2018 (BL770,771): “Sau khi ông Q kiểm tra hồ sơ xong, thấy tiền thì ông Q lấy toàn bộ số tiền trong hồ sơ trên bỏ vào ngăn bàn nơi ông Q làm việc, còn hồ sơ bỏ lại trên bàn”.

- Đối với Hoàng Thị L + Bản tường trình (BL 761) khai: “lúc đó tôi kẹp tiền trong sổ đỏ và đưa cho Q, lúc đó Q mở ra coi số tiền đó rồi đóng lại để trong học bàn.” + BBLK ngày 21/6/2018 (BL 764,765): “Lúc đưa ông Q số tiền thì ông Q có mở ra coi và kiểm tra lại số tiền đó rồi ông Q mở học bàn ra và để lại trong đó” + BB đối chất ngày 23/4/2018 (BL1194) Loan khai “lên Ngân hàng liên hệ vay tiền 200.000.000 đồng, tôi đưa 02 giấy CNQSDĐ, 01 sổ hộ khẩu (Gốc) và kẹp trong đó 3.000.000 đồng …để dưới sổ hộ khẩu. 02 sổ đất tôi kẹp vào một, tôi đưa hồ sơ và tiền cho chú Q, Q mở sổ đỏ ra và kẹp lại ngay cất vào học bàn, không nói gì.”.

- Đối với Điểu Thị N + BBLK ngày 29/8/2019(BL789.790) khai “Khoảng 13 giờ ngày 02/5/2018 đến Ngân hàng thì được hướng dẫn gặp anh Q để nộp hồ sơ, anh Q là người tiếp nhận hồ sơ của tôi. Hồ sơ gồm 2 sổ đỏ, 01CMND và 01 Sổ hộ khẩu pho tocopy, ngoài ra tôi có kẹp 500.000đ.” “Tôi nộp hồ sơ tại bàn anh Q, anh Q mở ra xem rồi nói với tôi hẹn tôi sáng ngày hôm sau đến gặp anh Q để lấy hồ sơ đi công chứng” - Đối với Điểu Thị K con Điểu Thị N + BBLK ngày 20/8/2018 (786,786) khai “khi đến sân phía trước của Ngân hàng mẹ tôi lấy hồ sơ ra sau đó kẹp số tiền 500.000 đồng vào 01 sổ đỏ rồi cầm toàn bộ hồ sơ đi lên lầu, đi đến phòng làm việc của tổ tín dụng gặp anh Q và nộp hồ sơ ngay tại bàn làm việc của anh Q. anh Q nhận hồ sơ của mẹ tôi và có mở ra xem, tôi không biết anh Q có nhìn thấy tiền không.” - Đối với Điểu K + BBLK ngày 05/5/2018 (BL 772,773) khai “Q cầm hồ sơ vay của tôi và lật từng loại giấy tờ có trong hồ sơ của tôi ra xem, kiểm tra. Anh Q thấy số tiền 1 triệu đồng tôi kẹp trong hồ sơ và số tiền trên tôi để công khai không bọc kín.” + BB đối chất ngày 23/4/2020 (BL 1195) Điểu K khai “Q có kiểm tra hay không tôi không nhớ”.

- Đối với Điểu M (con của Điểu Ma R) +Bản tường trình ngày 08/5/2018 (BL716) khai “Khi làm hồ sơ vay vốn thì tôi phải gặp anh Q cán bộ tín dụng của Ngân hàng và anh Q nói muốn vay được vốn thì phải mất 3,5 triệu. Sau đó tôi đưa hồ sơ cho ông Q và kẹp tiền trong sổ. Anh Q sau khi xem sổ thấy đả đủ tiền hồ sơ nên ông Q hẹn khi nào hồ sơ xong thì sẽ gọi điện thoại lên giải ngân” +Bản tường trình ngày 17/9/2018(BL 717) khai “Sau khi đưa anh Q có xem hồ sơ tôi đã kẹp trong đó và cũng có số tiền là 3,5 triệu” +BBLK ngày 05/5/2018 (BL 718, 719): “Khi đưa các giấy tờ thì số tiền được để ở trang đầu tiên trong hồ sơ, sau tờ giấy CNQSDĐ, không có bọc kín lại số tiền trên. Sau khi đưa hồ ơ cho anh Q thì anh Q mở hồ sơ ra xem và anh Q đã nhìn thấy số tiền 3.500.000 đ tôi để trong hồ sơ.” “Tôi không bọc hay che kín mà để công khai trong hồ sơ để khi anh Q mở hồ sơ vay tiền ra xem thì có thể thấy được số tiền trên. Thực tế khi mở hồ sơ vay tiền của tôi ra anh Q cũng đã nhìn thấy số tiền 3.500.000 đồng” + BB lời khai ngày 08/5/2018 (BL 722,723): “Anh Q có mở hồ sơ ra xem, đếm tiền sau khi đếm đủ 3,5 triệu anh Q hỏi số tiền vay…” +BBLK ngày 26/05/2018 (BL 724, 725). “Khi đưa cho ông Q thì ông Q có mở ra và đếm số tiền mà tôi đã đưa cho ông Q.” + BBLK ngày 21/5/2019 (BL 949, 950) khai “khi đưa hồ sơ vay tiền cho anh Q thì anh Q cầm hồ sơ của tôi và mở ra xem, kiểm tra, anh Q mở 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra và thấy số tiền 3.500.000 đồng cùng các giấy tớ khác kẹp trong đó”.

- Đối với Thị H +Bản tường trình (BL 735) khai “ khi đó tôi kẹp tiền vào sổ hộ khẩu và đưa cho ông Q, ông Q có mở ra và thấy số tiền đó” +BLK ngày 05/5/2018 (BL736,737) khai “Anh Q cầm hồ sơ của tôi rồi lật từng loại giấy tờ ra để kiểm tra. Tôi thấy anh Q xem từng loại giấy tời có trong hồ sơ và lật sổ hộ khẩu pho to của tôi ra thấy số tiền 01 triệu mà tôi đã kẹp vào trước đó. Anh Q nhìn tôi và nói sao mỏng manh vậy Thị H” +BBLK ngày 08/5/2018 (BL738, 739) khai “Đưa cho anh Q thì kiểm tra hồ sơ và ghi số điện thoại của tôi và coi số tiền của tôi kẹp trong hồ sơ và nói với tôi “Chị Huyền sao mỏng manh thế”… tôi kẹp tiền vào hồ sơ vay vốn thì có chồng tôi Điểu C chứng kiến.” +BB đối chất ngày 23/4/2020 H khai “Tôi nộp hồ sơ gồm: Giấy CNQSDĐ (gốc, Giấy CMND, sổ hộ khẩu (pho to) có kẹp 1.000.000 đồng (gồm 02 tờ mệnh giá 500.000 đ) để trong sổ hộ khẩu, Q kiểm tra thấy tiền và nói “Sao mỏng manh Thị H” “nghe vậy tôi không nói gì” Q ý kiến về lời khai của H “Vì nhiều khách hàng nên không nhớ Thị H có đến liên hệ nộp hồ sơ không” - Điểu C, SN 1989, là chồng của Thị H: BBLK ngày 15/3/2020 (BL1168, 1168) khai: “Chứng kiến cán bộ tín dụng đòi Thị H đưa tiền bồi dưỡng thì mới làm hồ sơ nhanh” “Vợ tôi đưa ông Q số tiền 1.000.000 đồng….. Khi vợ tôi đưa cho anh Q thì tôi đứng đó và chứng kiến ông Q mở ra xem, khi mở ra thấy 1.000.000 đ ông Q còn nói đưa gì mà mỏng manh quá vậy. Ý ông Q nói đưa gì ít vậy” Trên cơ sở lời khai của các khách hàng vay tiền tại Ngân hàng A Phòng giao dịch xã Đ như đã nêu trên, những người này đều khai nhận là khi nhận hồ sơ thì bị cáo Q đều có kiểm tra hồ sơ và có thấy tiền mà các khách hàng kẹp trong hồ sơ. Đồng thời, theo lời khai của ông Nguyễn Chí C, Giám đốc Ngân hàng A PGD Đăk Ơ (BL814,815) khai về quy trình tiếp nhân hồ sơ xác định là Người có nhu cầu vay tiền nộp hồ sơ vay tiền cho nhân viên tín dụng (Phạm Thanh Q) để nhân viên kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ thủ tục khi xem xét vay tiền. Tùy từng loại hình thức vay thế chấp hay tín chấp mà hồ sơ vay tiền đòi hỏi thủ tục khác nhau. Đối với hình thức vay thế chấp là GCNQSDĐ thì hồ sơ vay tiền cơ bản gồm GCNQSDĐ, sổ hộ khẩu, CMND và các giấy tờ khác liên quan đến việc sử dụng GCNQSDĐ. Các giấy tờ trên khi đưa cho nhân viên tín dụng kiểm tra ban đầu có thể là bản gốc hoặc bản photocopy. Khi nhận hồ sơ vay tiền thì nhân viên tín dụng ghi những thông tin như vay bao nhiêu, mục đích vay tiền để làm gì và những thông tin cá nhân của người vay tiền để liên hệ khi thẩm định hồ sơ.

Từ các căn cứ đã được thu thập có tại hồ sơ vụ án và lời khai của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nêu trên và lời khai của những người biết việc (Điểu C, Điểu Thị K), lời khai của ông C về quy trình tiếp nhận hồ sơ có thể khẳng định rằng, khi nhận hồ sơ khách hàng đến vay tiền của Ngân hàng A Phòng giao dịch xã Đ thì Q có kiểm tra hồ sơ và hồ sơ chỉ có GCNQSDĐ, sổ hộ khẩu, CMND nên việc những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khai là Q nhìn thấy số tiền mà khách hàng bỏ trong hồ sơ là có căn cứ. Vì vậy, đủ cơ sở để xác định hành vi phạm tội của bị cáo Q đã phạm vào tội nhận hối lộ, thể hiện khi bị cáo nhận hồ sơ biết trong hồ sơ có tiền nhưng không trả lại cho khách hàng, không lập biên bản về việc khách hàng kẹp tiền trong hồ sơ để giao cho người có thẩm quyền hoặc trực tiếp liên hệ để trả cho khách hàng, trong khi để giải quyết xong 01 hồ sơ vay bị cáo phải gặp khách hàng nhiều lần để ký hồ sơ vay và công chứng hồ sơ, gặp khi giải ngân được khoản vay, đồng thời bị cáo Q cũng xác định là khách hàng bỏ tiền vào hồ sơ cho Q nhiều thời điểm khác nhau (BBPT -BL 1558; 2096). Chứng tỏ bị cáo Phạm Thanh Q đã thực hiện hành vi nhận hối lộ nhiều lần.

Bởi những lẽ trên có căn cứ khẳng định rằng trong khoảng thời gian 4/2018 đến ngày 02/5/2018 bị cáo Phạm Thanh Q đã thực hiện hành vi nhận hối lộ của 18 khách hàng gồm: Điểu Thị D; Nguyễn Thị Xuân G; Nguyễn Văn T; Điểu T; Điểu D; Trần Thị B; Điểu Ka R; Nguyễn Quang L; Phùng Văn T; Triệu Văn B; Lê Văn Q, Điểu K Rang; Điểu Ma R (Điểu M); Điểu C; Hoàng Thị L; Điểu Thị N; Thị H; Điểu H. Bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên với tổng số tiền đã nhận hối lộ là 64.000.000 đồng. Trong đó có 03 lần Q nhận tiền của khách hàng (Điểu K’R, Điểu Thị N, Thị H) chưa đủ định lượng số tiền dưới 2.000.000 đồng.

Đối với số tiền 64.000.000 đồng mà người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã kẹp vào hồ sơ đưa cho bị cáo Q Viện kiểm sát nhân dân huyện B kháng nghị đề nghị trả cho những người này là không có căn cứ nên đã rút một phần kháng nghị về nội dung này, đối với số tiền này Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên có căn cứ nên đề nghị HĐXX chấp nhận rút một phần nội dung kháng nghị này theo quy định của pháp luật.

Xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện B về nội dung kháng nghị nêu trên của Viện kiểm sát nhân dân huyện B: Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh B xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, tuyên sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 48/2022/HSST ngày 06, 07/10/2022 của Tòa án nhân dân huyện B theo hướng không áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự; áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 354 Bộ luật Hình sự để tăng hình phạt đối với bị cáo là có căn cứ chấp nhận. Mặc dù, bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên trong các tài liệu có tại hồ sơ vụ án: Biên bản bắt người phạm tội quả tang, biên bản khám xét, bản tự khai khai nhận tội của bị cáo Phạm Thanh Q tại các bút lục số 01-02; 1150-1151 là phù hợp nhau, phù hợp với lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; phù hợp với kết luận điều tra, cùng các chứng cứ tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án và đã được thẩm tra công khai tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm phù hợp với nhau về thời gian, địa điểm và phương thức thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, có đủ căn cứ xác định hành vi của bị cáo Phạm Thanh Q đã đủ yếu tố cấu thành tội “Nhận hối lộ” theo điểm đ khoản 2 Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xuất phát từ việc được giao nhiệm vụ của mình. Bị cáo Q đã thực hiện hành vi trái pháp luật một cách cố ý với mục đích nhận số tiền của khách hàng đưa để tiêu xài cá nhân. Gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, hoạt động bình thường, đúng đắn của cơ quan Nhà nước mà cụ thể là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện B phòng giao dịch xã Đăk Ơ. Bị cáo đã lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc được Ngân hàng giao nhiệm vụ tiếp nhận và tham mưu cho lãnh đạo giải quyết hồ sơ vay tiền của khách hàng nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bị cáo phát hiện có tiền của khách hàng để trong hồ sơ thì bị cáo bị cáo không lập biên bản và giao nộp theo quy định mà chiếm giữ cá nhân số tiền trên của khách hàng để bị cáo Q đã làm hồ sơ cho khách hàng nhanh, cụ thể hồ sơ khách hàng Nguyễn Thị Xuân G, Nguyễn Văn T, Nguyễn Quang L, Hoàng Thị L, Triệu Văn B, Lê Thị H. Hồ sơ nhận ngày trước, ngày hôm sau đã giải ngân và bỏ qua quy trình như: không xác minh, định giá. Do vậy, hành vi của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội “Nhận hối lộ”. Trong số 08 xấp tiền kẹp giấy vàng đều có số tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, 10 hồ sơ vay vốn có tiền (09 hồ sơ và HS của T) trong đó có 06 hồ sơ có số tiền từ 2.000.000 đồng trở lên. Tổng số tiền bị cáo đã nhận hối lộ của khách hàng là 64.000.000 đồng. Vì vậy, bị cáo phạm tội với các tình tiết định khung là “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 354 của Bộ luật Hình sự. Khi thực hiện hành vi phạm tội bị cáo nhận thức được việc nhận tiền từ việc tiếp nhận, tham mưu giải quyết hồ sơ vay tiền cho khách hàng mà không nộp lại số tiền này cho Ngân hàng để trả lại cho khách hàng là trái quy định, vi phạm pháp luật nhưng vì mục đích tư lợi cá nhân và lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn được giao mà bị cáo đã cố tình thực hiện.

Cấp sơ thẩm đã nhận định và áp dụng cho bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đó là: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải theo quy định tại điểm điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; đồng thời áp dụng Điều 54 của Bộ luật Hình sự và tuyên bị cáo mức án 07 tháng 29 ngày tù giam là không có căn cứ, chưa đúng theo quy định của pháp luật, bởi lẽ bị cáo luôn thể hiện thái độ quanh co chối tội, không thành khẩn khai báo và không ăn năn về hành vi phạm tội của mình. Hơn nữa bị cáo phạm tội với tình tiết định khung theo tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên” quy định điểm đ khoản 2 Điều 354 Bộ luật Hình sự chứ không phải theo khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự. Do vậy, cần có mức hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra, để giáo dục, cải tạo bị cáo thành người công dân có ý thức tôn trọng pháp luật và phòng ngừa chung.

Từ những căn cứ nêu trên: Xét kháng cáo đề nghị tuyên bị cáo không phạm tội của bị cáo Phạm Thanh Q thấy rằng: Tại cấp phúc thẩm bị cáo không cung cấp thêm được tài liệu chứng cứ mới khác so với cấp sơ thẩm, Người bào chữa cho bị cáo cung cấp các biên bản làm việc với những người mà bị cáo trả tiền cho họ khi vay vốn nhưng xét thấy không liên quan đến nội dung vụ án này nên không xem xét, kháng cáo về đề nghị tuyên bị cáo không phạm tội của bị cáo Phạm Thanh Q không có căn cứ chấp nhận.

Xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện B đề nghị Tòa cấp phúc thẩm áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 354 Bộ luật Hình sự và tăng hình phạt đối với bị cáo là có căn cứ chấp nhận.

Đối với một phần nội dung kháng nghị về trả lại cho những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan số tiền đã đưa cho Q do đã chủ động khai báo, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra, sống trong vùng sâu, vùng xa, nhận thức pháp luật còn hạn chế, khó khăn về kinh tế đa số là người dân tộc ít người mà VKSND huyện B đã rút kháng nghị là có căn cứ chấp nhận.

Tại phiên tòa phúc thẩm L sư Nguyễn Thanh B đã có biên bản làm việc với những người dân:Trần Đức T, Trần Đức V; Nguyễn Tất H, Lê Thị T; Phạm Ngọc L; Nguyễn T Thanh L; Ngô Thị T; Điều L; Phạm T Kim Y; Võ Thị T-Nguyễn Tấn S; Phạm Quang T; Vũ Thái H; Hoàng Thị T; Đào Xuân K; Vũ Văn M; Đặng Thị M-Lê Cao S; Hà Huy D; Trần Thị L; Lương Đình Đ là những khách hàng vay vốn tại NHNN&PTNT phòng giao dịch xã Đ mà bị cáo Q trả lại tiền, không nhận tiền. Tuy nhiên những người này nhưng không liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo nên không xem xét trong vụ án này.

Từ những nhận định và phân tích nêu trên và xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện B, kháng cáo của bị cáo Phạm Thanh Q. Đề nghị HĐXX tuyên: Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 355; điểm a khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự, không chấp nhận kháng cáo đề nghị tuyên bị cáo không phạm tội của bị cáo Phạm Thanh Q; Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 01/QĐ-VKS, ngày 20/10/2022 của VKSND huyện B, sửa Bản án sơ thẩm số 48/2022HSST ngày 07/10/2022 của Tòa án nhân dân huyện B.

Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Phạm Thanh Q phạm tội “Nhận hối lộ”.

Về hình phạt: Áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 354, Điều 38 của Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Xử phạt bị cáo Phạm Thanh Q từ 08 đến 09 năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo đi thi hành án, Được khấu trừ vào thời gian bị cáo bị tạm giữ, tạm giam trước đó từ ngày 02/5/2018 đến ngày đến ngày 29/9/2018 và từ ngày 30/8/2019 đến ngày 02/12/2019.

Quan điểm của L sư bào chữa cho bị cáo Phạm Thanh Q:

I. Về nội dung kết luận bị cáo phạm tội nhận hối lộ của toà án sơ thẩm Tại Mục 4 – Phần nhận định của Toà án, Toà sơ thẩm cũng nhận định rằng: Lẽ ra khi phát hiện có tiền trong các hồ sơ đề nghị vay vốn bị cáo phải báo cho lãnh đạo để xử lý trả lại cho khách hàng hoặc bị cáo trình báo cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý đối với các số tiền trên nhưng bị cáo đã không trình báo giải quyết, do đó có đủ cơ sở kết luận bị cáo hoàn toàn biết khách hàng có để tiền trong hồ sơ vay vốn…. để rồi kết luận: Việc Viện kiểm sát nhân dân huyện B truy tố hành vi nhận các số tiền trên của bị cáp về tội Nhận hối lộ là có căn cứ pháp luật.

Toà án cấp sơ thẩm chỉ dựa vào 8 kẹp tiền có ghi tên và lời khai không khách quan của bị cáo Q để kết luận bị cáo phạm tội nhận hối lộ là hoàn toàn không đúng.

1. Toà chỉ dựa vào lời khai vào ngày 02/5/2018 - không phải lời khai tự nguyện của bị cáo mà phải khai theo hướng dẫn của cán bộ điều tra, trong trạng thái bị áp đảo tinh thần, sau khi bị nổ súng và dí súng vào đầu, bị đánh, siết còng tay để kết luận bị cáo phạm tội là chưa khách quan. Bị cáo cũng đã khẳng định rất nhiều lần trong những lời khai sau này là bị cáo phải ghi theo lời của cán bộ công an chứ không được ghi theo ý mình, cũng không được đọc lại nội dung. Lúc này cũng chưa có đại diện Viện kiểm sát tham gia, chứng kiến.

2. Ngay ngày hôm sau 03/5/2018 khi lấy lời khai, có đại diện Viện kiểm sát là ông Đặng Hữu P tham gia, bị cáo đã trình bày rất rõ về nội dung sự vụ cũng như liên quan đến 8 kẹp tiền:

(Bút lục 607). “Số tiền trên là do có khách hàng đến giải ngân nên khách hàng đã kẹp hồ sơ đưa cho tôi nhưng do đông người nên tôi chưa kịp trả lại cho người dân nên tôi đã ghi tờ giấy kẹp riêng từng kẹp để tôi hỏi lại người dân đưa tiền cho tôi nhằm mục đích gì. Nhưng chưa kịp hỏi thì lực lượng công an thấy và tạm giữ như đã nêu ở trên” Biên bản hỏi cung ngày 26/9/2018 (Bút lục 616): “Trong hộc đựng hồ sơ bàn làm việc của tôi có 7 đến 8 xấp tiền có ghi rõ họ tên của những khách hàng tôi đã nhận hồ sơ trước đó mà tôi chưa kịp hoàn trả”.

(Về số tiền trong 8 kẹp tiền cũng có nhiều mâu thuẫn, không chính xác. Cụ thể, theo Biên bản khám xét thì số tiền thu giữ trong 8 kẹp tiền là 45 triệu đồng nhưng sau khi mở niêm phong chỉ có 35 triệu đồng. Sau này Cơ quan Điều tra đã tự lập ra biên bản cho là kiểm đếm và niêm phong sai, rồi chỉnh sửa lại các số liệu trong các văn bản đã phát hành trước đó theo số liệu mới là 35 triệu).

3. Như vậy ngay từ ban đầu Q cũng thừa nhận rõ: Từ khi Q làm việc tại Ngân hàng, có một số khách hàng kẹp tiền trong hồ sơ. Theo quy định của Ngân hàng thì số tiền này phải trả lại cho khách hàng. Chính vì vậy khi tiến hành kiểm tra thấy có tiền, Q sẽ ghi lại tên để sau đó trả lại cho khách hàng. Trong 8 kẹp tiền này, có kẹp tiền của những người Q phát hiện từ rất lâu rồi (gần 1 năm) nhưng chưa trả lại được và Q vẫn để trong ngăn tủ nơi làm việc. Một số trường hợp phát hiện trước khi nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2018.

4. Về việc có người dân kẹp tiền, trước đây Q đã báo cho người quản lý của Ngân hàng và theo quán triệt của Ngân hàng sẽ trả lại cho khách hàng. Sau này Q phát hiện thêm cũng có báo lại nhưng được quản lý chỉ đạo theo quán triệt cũ cứ thế thực hiện (trả lại cho khách hàng) và khi phát hiện người dân có kẹp tiền trong hồ sơ, Q ghi lại tên, kẹp lại để trả lại cho khách hàng. Tại phiên toà sơ thẩm, chính ông Phạm Văn Khoa - Giám đốc PGD Đăk Ơ cũng khẳng định rõ nội dung Q phát hiện và có báo cáo lại cho cán bộ quản lý xin chỉ thị giải quyết.

5. Như vậy, bị cáo Q đã thừa nhận rõ khi phát hiện khách hàng có kẹp trong hồ sơ ban đầu đã báo cáo lãnh đạo, được chỉ thị xử lý theo hướng liên hệ khách hàng để trả lại. Sau này bị cáo phát hiện thêm cũng đã trình báo lại cho lãnh đạo, được chỉ thị cứ theo quán triệt cũ là trả lại cho khách hàng nên sau này có phát hiện thêm khách hàng kẹp tiền thì thực hiện theo các chỉ thị trước đây của lãnh đạo chứ không phải là bị cáo không có báo cáo lãnh đạo. Bị cáo không trình báo cơ quan chức năng vì đã báo cáo và có chỉ thị xử lý từ lãnh đạo; mặt khác do số lượng ít, rải rác chứ không liên lục, giá trị nhỏ, là tài sản có chủ chứ không phải tài sản không có chủ.

6. Toà án cấp sơ thẩm cũng chưa ghi nhận và chưa xem xét hết các tình tiết tại phiên Toà, chưa xem xét đầy đủ hồ sơ cũng như lời khai của những người liên quan đến 8 kẹp tiền này, cụ thể:

6.1 Về kẹp tiền có ghi tên bà Điểu Thị D:

- Theo hồ sơ vụ án, theo những tài liệu chứng cứ mà bà Thị Dớt cung cấp cho cơ quan tố tụng thì có 2 hợp đồng vay tương ứng với 2 lần vay vốn của bà:

Lần 1: Hợp đồng tín dụng số 5617-LAV-2017 04456 ngày 17/7/2017, hạn thanh toán là ngày 17/7/2018 (1 năm) theo Bút lục 690 (BL690). Theo dõi phát tiền vay và kỳ hạn trả nợ 18/7/2017 (BL691); Hợp đồng thế chấp 11/7/2017 (BL 692-695). Giao dịch viên: Phạm Thanh Q. Đáo hạn theo chứng từ giao dịch ngày 9/7/2018 (BL689). => Vay 17/7/2017, trước ngày Q bị bắt 2/5/2018 gần 1 năm; đáo hạn sau khi Q bị bắt gần 3 tháng rồi vay lại 12/7/2018.

Lần 2: Hợp đồng tín dụng số 5617-LAV-2018 04309 ngày 12/7/2018, hạn thanh toán là ngày: 12/7/2019 (1 năm) (BL686-687). Theo dõi phát tiền vay và kỳ hạn trả nợ 12/7/2018 (BL687). Giao dịch viên: Nguyễn Văn Đ. => Sau ngày Q bị bắt gần 3 tháng.

Bà Thị D là người dân tộc thểu số, nói được rất ít và không hiểu tiếng Kinh nhưng trong hàng loạt các biên bản lấy lời khai không có người phiên dịch, các cán bộ điều tra Trần Ngọc T, Vũ Tiến N không biết lấy thông tin ở đâu để ghi rằng tháng 4/2018 bà Thị D có gặp Q vay vốn Ngân hàng. Chỉ có trong Biên bản ghi lời khai ngày 18/9/2018 có Thị H là con Thị D dịch mới ghi hời gian chính xác, phù hợp với các hồ sơ vay vốn Thị D cung cấp: Thị D vay vốn là vào tháng 7/2017, đến tháng 7/2018 thì mới đi đáo hạn (BL 680-681). Thị D cũng khai rõ: “Tôi D nhớ có kẹp 2.000.000 đồng trong hồ sơ vay vốn nộp cho ông Phạm Thanh Q....Tôi và ông Q không có thỏa thuận gì trong quá trình kẹp tiền, ông Q cũng không yêu cầu tôi đưa tiền (BL 882-683).

Ngay trong phiên tòa ngày 24/11/2021 có ông Điểu T phiên dịch, bà D khẳng định rất rõ là bà gặp Q vay vốn vào tháng 7/2017; bà không biết viết và đọc tiếng Việt, hiểu được tiếng Việt rất ít, bà không nhờ ai viết tự khai và tiền bà kẹp đưa cho Q bà tự kẹp đưa chứ Q không có yêu cầu và giữa bà và Q không có thỏa thuận hay hứa hẹn gì.

Như vậy, Thị D vay tiền Ngân hàng vào tháng 7/2017 chứ không phải vay vào cuối tháng 5/2018 như Kết luận điều tra và Cáo trạng. Tại Thời điểm Q bị bắt 2/5/2018, Thị D không có giao dịch tại Ngân hàng A Đắk Ơ. Khi nộp hồ sơ vay vốn vào tháng 7/2018 (trước thời điểm Q bị bắt gần 1 năm), Thị D tự kẹp tiền vào hồ sơ chứ Q không yêu cầu.

6.2 Về kẹp tiền ghi tên Điểu D:

Theo các chứng từ ông Điểu D cung cấp và tài liệu của Ngân hàng A Chi nhánh B thì Điểu D có vay vốn Ngân hàng theo Hợp đồng tín dụng số 5617-LAV-2017 04030 ngày 21/6/2017, hạn trả là ngày 13/6/2018, vay 300 triệu (BL551); theo dõi phát tiền vay và kỳ hạn trả nợ 21/6/2017 (BL552); Chứng từ giao dịch 21/6/2017 (BL550).

Như vậy, ông Điểu D vay vào thời điểm 21/6/2017, đến ngày 21/6/2018 mới đến hạn trả nợ. Thời điểm 2/5/2018 ông không liên hệ Ngân hàng để vay tiền. Kết luận của Cơ quan Điều tra và Cáo trạng của Viện Kiểm sát khẳng định Tháng 4/2018 Ông Điểu D lên Ngân hàng vay vốn là không đúng.

Như vậy có thể khẳng định rằng, bà Điểu Thị D và ông Điểu D đã kẹp tiền vào hồ sơ đưa cho Q khi vay vốn vào tháng 7/2017 và tháng 6/2017 (trước gần 1 năm ngày Q bị bắt). Điều này phù hợp với hồ sơ vay vốn, phù hợp với chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và phù hợp với lời khai của bị cáo Q là một số kẹp tiền Q phát hiện từ rất lâu nhưng chưa trả lại được. Nếu Q có tư lợi riêng thì số tiền phát hiện từ lâu này Q đã tiêu sài chứ không để nguyên một chỗ trong ngăn tủ tới thời điểm bị bắt.

6.3 Lời khai của một số ông bà khác như:

- Ông Nguyễn Văn T khai: Ông tạ khai trước lễ 30/4, 1/5 ông có lên Ngân hàng vay 100 triệu đồng. Ông có kẹp hồ sơ 2 triệu đưa cho cán bộ Ngân hàng. Ông kẹp tiền vào trong hồ sơ khi ông còn bên ngoài Ngân hàng. Ông không biết cán bộ nhận hồ sơ tên gì, sau này mới biết tên là Q. (BL 688-689, 701-703, 1052-1053).

- Bà Nguyễn Thị Xuân G khai:

“Ngày 21/4/2018 tôi đến Ngân hàng làm hồ sơ vay vốn vay 300 triệu và gặp Q để nộp hồ sơ. Khoảng 2 ngày sau tôi đến gặp ông Q lấy hồ sơ đi công chứng và tôi có đưa cho ông Q 3 triệu để ông Q tạo điều kiện làm hồ sơ vay vốn nhanh cho tôi”. (=> Đưa khi lấy hồ sơ đi công chứng: Tức là khi hồ sơ đã phê duyệt xong).

Tôi đã vay tổng cộng 5 lần. 4 lần trước vay ít nên không bồi dưỡng cho ai hết. Đến năm nay 2018 do số tiền vay vốn nhiều, muốn giải quyết nhanh nên tôi bồi dưỡng cho ông Q số tiền 3 triệu đồng. Số tiền trên là do tôi tự nguyện đưa cho ông Q”. (BL 667, 668).

“Q không có đề nghị tôi đưa tiền cho Q để làm hồ sơ... Không có ai yêu cầu tôi phải đưa tiền cho Q” (BL 669- 670).

“Số tiền 3 triệu là tôi chủ động đưa cho Q mà không có ai đòi hỏi hay yêu cầu tôi phải đưa”. (BL 673, 674).

Tại Biên bản Đối chất ngày 27/10/2020 tại CA xã Đăk Ơ do Điều tra viên Vũ Tiến Nh tiến hành, Kiểm sát viên Dương Mỹ H và tôi tham gia (BL 1232, 1233), bà G cũng trính bày rõ những nội dung như trên. Khi ĐTV Nhiên hỏi: “Chị G khai rõ trước lúc chị đưa tiền cho Q thì có sự thỏa thuận ban đầu cho bị can Q hay bị can Q có yêu càu gì không?” => Chị G cũng khẳng định rõ: “Trước lúc tôi đưa tiền cho Q thì không có sự thỏa thuận ban đầu và bị can Q cũng không yêu cầu gì”.

- Lời khai của ông Điểu K:

Cáo trạng ghi Điểu K R lên Ngân hàng vay 100 triệu, kẹp hồ sơ 1 triệu đưa Q, Q trả lại không lấy. Khi lên lấy tiền giải ngân K r đưa Q 3 triệu, Q chỉ lấy 2 triệu, trả lại 1 triệu. Cáo trạng khẳng định Q nói với K R làm hồ sơ giải ngân thì phải đóng 3 triệu. Vợ K r là Điểu Thị Đ đi cùng chứng kiến. Điều này không đứng sự thật và hoàn toàn mâu thuẫn vì:

Biên bản ghi lời khai ngày 29/8/2018 K R khai: Cuối tháng 4/2018 khi nộp hồ sơ cho Q, K rứ có kẹp 1 triệu đồng trong hồ sơ, Q không nhận 1 triệu, trả lại. Ngày 2/5/2018 lên lấy tiền giải ngân K rứ tiếp tục đưa Q 3 triệu, Q chỉ lấy 2 triệu, trả lại 1 triệu. K rứ khai rõ: “Tôi kẹp 1 triệu cho anh Q... Tuy nhiên anh Q không lấy 1 triệu mà trả lại cho tôi, hẹn 2-3 ngày lên nhận hồ sơ. Đến ngày 2/5/2018 khi lên nhận hồ sơ giải ngân (sau khi xét duyệt và làm hồ sơ xong) thì tôi tiếp tục đưa cho anh Q số tiền là 3 triệu đồng. Anh Q chỉ lấy 2 triệu và trả lại tôi 1 triệu” (BL794) chứ hoàn toàn không có nội dung Q đòi 3 triệu.

Cáo trạng ghi Q nói với K rứ khi làm hồ sơ giải ngân đóng 3 triệu có vợ K rứ là Thị Đ chứng kiến là không đúng. Trong bản đối chất ngày 19/9/2018 K rứ khai khi lên Ngân hàng làm hồ sơ vay tiền, Kr đi cùng vợ nhưng vợ K r ở ngoài chứ không vào trong Ngân hàng. Khi Điều tra viên T hỏi khi lên giải ngân Q đòi tiền hay tự đưa, K r đã trả lời là “Thấy nó mệt mỏi cho 2 triệu uống nước”. Kiểm sát viên Đỗ Văn H hỏi ông Kr: Vậy là chú cho à? Ông Kr trả lời là Ừ. Tuy nhiên Điều tra viên không ghi nội dung như vậy mà ghi là Q yêu cầu K r đưa tiền là không đúng. Tôi không đồng ý với nội dung biên bản, không ký vào Biên bản đối chất và đã khiếu nại Điều tra viên Trần Ngọc T về hành vi này (Có biên nhận của Viện kiểm sát nhân dân huyện B). Tuy nhiên đến ngày hôm nay, cả Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát chưa một cơ quan nào trả lời và giải quyết bất cứ nội dung gì nội dung đơn của L sư.

Tại phiên tòa chiều ngày 24/11/2021, bà Thị Đ (vợ K R) khai rõ chỉ đi cùng chồng là K r đến Ngân hàng nhưng ở ngoài không vào trong, chỉ có chồng K r vào Ngân hàng nên bà hoàn toàn không biết.

- Lời khai của ông Nguyễn Quang L:

Biên bản lời khai ngày 21/6/2018 Lâm khai: Tôi kẹp 7 triệu đồng vào trong sổ hộ khẩu, bỏ vào trong hồ sơ rồi đưa cho Q. “Không có ai yêu cầu tôi phải đưa số tiền 7 triệu cho Q mà tôi nghe một số người dân nói với nhau”, Lâm làm theo (BL659-660).

Biên bản 23/5/2019 Lâm khai: Ngoài các giấy tờ thì “tôi có kẹp vào trong hồ sơ số tiền 7 triệu đồng trước khi đưa hồ sơ cho anh Q” (BL960) vì anh nghe người dân nói muốn vay phải kẹp tiền nên anh làm theo (BL961).

L kẹp tiền tại cầu thang của Ngân hàng rồi lên phòng giao dịch nộp hồ sơ cho Q (BL 661).

7. Những lời khai của bà G thể hiện rất rõ là họ tự kẹp tiền đưa cho bị cáo Q chứ bị cáo Q không có đòi hỏi hay thoả thuận gì và đưa sau khi nhận hồ sơ đi công chứng – tức là sau khi được xem xét phê duyệt – tức đã hoàn tất gần xong thủ tục vay vốn chứ không phải đưa trước khi xem xét phê duyệt cho vay vốn. Ông Điểu Kr ban đầu đưa Q thấy trả lại, sau khi giải ngân cho Q 2 triệu uống nước, thì đây không phải là tiền đưa hối lộ để làm hay không làm việc gì như quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 về tội nhận hối lộ.

8. Như vậy, từ các kẹp tiền của bà Thị D và ông Điểu D thì lời khai của bị cáo Q là một số kẹp tiền Q đã phát hiện từ rất lâu (gần 1 năm) nhưng chưa trả được; một số kẹp tiền bị cáo phát hiện trước thời điểm nghỉ lễ (kẹp tiền bà G, ông Kr, ông Lê Quang L) bị cáo kẹp lại để đó trả cho người dân là hoàn toàn có căn cứ. Điều này thể hiện bị cáo Q hoàn toàn không có tư lợi vì nếu cố tình nhận, hay tư lợi cho cá nhân thì Q đã tiêu sài hoặc tẩu tán chứ đâu có kẹp lại để một chỗ gần 1 năm như vậy. Và nếu có tư lợi thì những kẹp tiền phát hiện trước khi nghỉ lễ 30/4 và 01/5 thì Q cũng đâu có để 1 chỗ tới sau ngày nghỉ lễ.

9. Lời khai của Q khi tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thấy có tiền sẽ trả lại cho người dân: Chúng tôi đã đi xác minh những người dân đã từng gặp Q để làm thủ tục vay vốn, họ cũng đã xác nhận rõ: có kẹp tiền đưa Q nhưng Q trả lại không lấy. Điều này thể hiện rất rõ ở các lời trình bày của ông Trần Ngọc T, Trần Đức V, Nguyễn Tất H, Hoàng Thị T, Đào Xuân K và tổ vay vốn của các ông bà Trần Thị L, Lương Đình Đ….

Từ những căn cứ trên có thể kết luận rằng lời khai của bị cáo Q ngay từ ban đầu là: trong quá trình tiếp nhận hồ sơ phát hiện có tiền kẹp lại trả lại cho khách hàng nhưng chưa kịp trả lại cho khách hàng là có căn cứ. Bị cáo đã trình báo lãnh đạo và làm theo các chỉ đạo của lãnh đạo đã được quán triệt từ trước. Bị cáo hoàn toàn không có tư lợi, không có ý định chiếm đoạt số tiền khách hàng, hoàn toàn không phạm tội nhận hối lộ theo các quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015, hoàn toàn không như nhận định của Toà án cấp sơ thẩm.

II. Về kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện B về hình phạt và áp dụng pháp luật là không có căn cứ.

1. Viện kiểm sát nhân dân huyện B cũng đã trích dẫn ra các lời khai của những người liên quan nhưng trích dẫn thiếu khách quan, không đầy đủ, chỉ một phần lời khai, không đưa ra đầy đủ lời khai của những người liên quan.

2. L sư trích dẫn lời lời khai để chứng minh cụ thể như sau:

2.1 Lời khai của Triệu Văn B:

Lời khai Triệu Văn B có nhiều điểm mâu thuẫn:

Trong bản ghi lời khai ngày 05/5/2018 B khai: Ngày 2/5/2018 B lên Ngân hàng vay tiền. “Trong quá trình nộp hồ sơ, anh Q có yêu cầu tôi đưa cho anh Q số tiền 2.000.000 đồng” (BL747); “ngoài ra Q còn yêu cầu tôi chuẩn bị 2.000.000 đồng để kẹp vào hồ sơ đưa cho Q” (BL751) nhưng trong bản lời khai ngày 8/5/2018 (sau 3 ngày) B lại khai: “khi tôi nộp hồ sơ cho anh Q, tôi có kẹp 2.000.000 đồng vào trong hồ sơ vay vốn của tôi” (BL749) ; “tôi tự kẹp vào chứ không ai ép buộc tôi kẹp vào trong hồ sơ hết” (BL750). Lúc thì B khai lúc ra ngoài nghe người dân nói phải bỏ tiền vào hồ sơ mới được vay nên B bỏ tiền vào (BL750), lúc thì B lại khai khi ngồi trước mặt Q, Q gấp hồ sơ nói hồ sơ chưa đủ, “lúc đó tôi lấy từ trong túi quần ra số tiền 2 triệu kẹp vào trong hồ sơ đưa lại cho anh Q” (BL754).

- Biên bản đối chất ngày 24/4/2020 (BL 1201) (có Kiểm sát viên Trần Anh V, Trợ giúp viên pháp lý Đặng Thái H và L sư Nguyễn Thanh B): B khai kẹp hồ sơ 2 triệu nộp cho Q là để vay tiền, Q không đòi hỏi.

2.2 Lời khai của ông Điểu K:

- Ngày 5/5/2018 K khai: Ngày 2/5/2018 ông có lên Ngân hàng trả khoản tiền 32 triệu, vay lại 40 triệu, gặp Q nộp hồ sơ. “Ngoài ra tôi còn để thêm số tiền 1 triệu đồng kẹp trong sổ hộ khẩu photo cùng hồ sơ vay vốn” (BL772).

- “Tôi và ông Phạm Thanh Q không có thỏa thuận gì, việc tôi kẹp 1 triệu đồng trong hồ sơ là tự nguyện” (BL963).

- BB đối chất ngày 23/4/2020 (BL 1195) do KSV Trần Anh V tiến hành, có sự tham gia của L sư và TGVPL Trương Thị Bích H, ông K khai rõ: “Vào khảng 7h30 ngày 2/5/2018 tôi lên Ngân hàng Đắk Ơ lên gặp anh Q để vay 30 triệu đồng, tôi đưa hồ sơ... và số tiền 1 triệu đồng (gồm mệnh giá tiền bao nhiêu tôi không nhớ) tôi bỏ trong hồ sơ và kẹp lại đưa cho Q, Q có kiểm tra hay không tôi không nhớ, Q lấy số điện thoại của tôi xong nói đi về, nói mai lên lấy hồ sơ... khoảng 2 tuần sau tôi được cho vay 30 triệu”.

2.3 Lời khai của ông Điểu M:

- Ông Điểu Ma R là bố của ông Điểu M. Ông Điểu M ủy quyền cho ông Điểu M có quyền định đoạt tài sản nhà đât trên hai sổ đỏ của ông (BL720). Điểu M đi vay vốn Ngân hàng thế chấp hai sổ đỏ đất của ông Điểu Ma R chứ không phải ông Điểu Ma R vay vốn Ngân hàng và ủy quyền cho Điểu M khai như kết luận trong Cáo trạng.

- Điểu M khai: Trước đây 1 năm M đã thế chấp hai sổ đỏ của ông Điểu Ma R vay 350 triệu. Ngày 2/5/2018 M có lên Ngân hàng thanh toán cả gốc và lãi 370 triệu và làm thủ tục vay 350 triệu đồng, gặp Q nộp hồ sơ. Khi nộp hồ sơ vay, Mcó kẹp bên trong số tiền 3,5 triệu đồng vì nghe người dân nói làm theo (BL718, 719, 722, 726). M khẳng định: “Không có ai yêu cầu tôi phải kẹp tiền vào hồ sơ” (BL723). Ngày 26/5/2018 M lại khai số tiền 3,5 triệu kẹp hồ sơ là do Q yêu cầu (BL725). Ngày 20/6/2018 M khai kẹp tiền trong hồ sơ chứ giữa M và Q không có thỏa thuận gì: “Số tiền 3,5 triệu tôi kẹp chung cùng các giấy tờ khác trong hồ sơ vay tiền chứ không đưa trực tiếp cho Q..... Ngoài ra tôi và anh Q không thỏa thuận gì khác” (BL727).

Ngày 18/4/2019 khi được hỏi tại sao lời khai các ngày 5/5/2018 và 8/5/2018 M khai tự kẹp tiền 3,5 triệu đưa cho Q, ngày 26/5/2018 M lại khai do Q yêu cầu M đưa thì M khai: “Thật sự là lời khai ngày 5/5/2018 và lời khai 8/5/2018 là tôi khai tôi tự động đưa tiền cho ông Q chứ ông Q không có đòi... đến lời khai ngày 26/5/2018 vì tôi sợ tôi sẽ bị đưa vào hành vi đưa hối lộ nên tôi khai ông Q đòi chứ không dám khai tôi tự nguyện đưa” (BL731).

2.4 Lời khai của ông Điểu C:

Bản ghi lời khai ngày 25/5/2018 C khai: Ngày 2/5/2018 C lên Ngân hàng vay 100 triệu. Khi gặp Q hướng dẫn hồ sơ vay vốn, “Q còn nói tôi chuẩn bị 2 triệu đồng để nộp cho anh Q làm phí làm hồ sơ” (BL768). Số tiền 2 triệu “tôi đưa trực tiếp cho anh Q tại bàn làm việc của anh Q. Anh Q nhận tiền đếm đủ, lấy một tờ giấy ghi tên của tôi” (BL769). Điều này mâu thuẫn với BB khám xét vì khi khám xét tiền kẹp trong hồ sơ.

Bản ghi lời khai ngày 27/8/2018 Bảo khai: Khi nộp hồ sơ, C kẹp 2 triệu trong hồ sơ đưa cho Q. “Sau khi ông Q kiểm tra hồ sơ xong, thấy tiền thì ông Q lấy toàn bộ số tiền trong hồ sơ trên bỏ vào ngăn bàn nơi ông Q làm việc, còn hồ sơ bỏ lại trên bàn” (BL770). “Ông Q kiểm tra hồ sơ và lấy ra số tiền 2 triệu bỏ vào ngăn bàn làm việc của ông Q”, ông “đề nghị vay vốn 130 triệu đồng” (BL771). Điều này mâu thuẫn với lời khai ngày 25/5/2018, mâu thuẫn với Biên bản khám xét vì tiền 2 triệu nằm trong hồ sơ.

Biên bản ghi lời khai ngày 21/5/2019 C khai: “Ngoài ra tôi có cho anh Q số tiền 2 triệu” (BL953). “Khi gặp anh Q, tôi nộp hồ sơ đề nghị vay 100 triệu trả trong 1 năm, sau đó tôi lấy từ trong túi quần số tiền 2 triệu đưa trực tiếp cho anh Q”. “Số tiền 2 triệu...tôi tự đưa cho anh Q. Tôi tự đưa, không có ai yêu cầu, đòi hỏi hay ép buộc tôi” (BL954).

2.5 Lời khai của ông Điểu H:

- Biên bản lời khi ngày 25/5/2018, H khai: Ngày 2/5/2018 H lên Ngân hàng vay 150 triệu, nộp hồ sơ cho Q. “Ngoài ra trong hồ sơ tôi còn kẹp 3 triệu đồng” (BL788). “ Số tiền 3 triệu tôi kẹp vào hồ sơ là tiền mà anh Q lúc hướng dẫn tôi làm hồ sơ yêu cầu tôi phải nộp cho anh Q để anh Q làm hồ sơ” (BL789).

- Biên bản ghi lời khai ngày 17/4/2019 (BL791) ông Điểu H khai: “ Tôi kẹp vào hồ sơ 3 triệu đồng để cán bộ tín dụng Ngân hàng giải quyết hồ sơ vay vốn cho tôi nhanh và tiền để ông Q uống nước. Số tiền 3 triệu đồng trên là tự nguyện, khi bỏ tiền tôi không nói gì với ông Q và ông Q cũng không nói gì với tôi chuyển số tiền trên” .

- Biên bản ghi lời khai ngày 21/5/2019 ô Điểu H khai: “Ông Q không yêu cầu tôi đưa tiền, tôi đưa tiền là tự nguyện” (BL951).

- Tại Biên bản đối chất ngày 24/4/2020 (BL1196) (KSV Trần Anh V, TGVPL Nguyễn Thái H và tôi) ông H cũng khẳng định đưa tiền kẹp trong hồ sơ là tự nguyện, Q không yêu cầu, không hứa hẹn gì với ông, Q không biết ông kẹp tiền trong hồ sơ.

- Tại phiên tòa chiều 24/11/2021 thì ông Điểu H khai rõ: Khi nộp hồ sơ ông không biết Q, khi bị bắt mới biết là Q. Khi nộp hồ sơ vay 150 triệu ông có kẹp hồ sơ 3 triệu trong hồ sơ đưa Q để uống nước, ông đưa là tự nguyện, Q không yêu cầu ông đưa tiền và không biết ông kẹp tiền trong hồ sơ.

2.6 Lời khai của bà Hoàng Thị L:

- Biên bản lời khai ngày 24/5/2018 L khai: Ngày 2/5/2018 bà có lên Ngân hàng A Đắk Ơ vay 200 triệu đồng, gặp Q hướng dẫn hồ sơ. Lúc nộp hồ sơ, “Lúc này ông Q yêu cầu tôi L đưa ông Q số tiền 3 triệu đồng” (BL762) .

- Biên bản lời khai ngày 21/6/2018 L khai: Khoảng 14h30 ngày 2/5/2018 bà có lên Ngân hàng đáo hạn nợ vay và vay lại 200 triệu đồng (Bl764). “Q có hỏi tôi vay bao nhiêu tiền, nếu muốn vay thì phải bỏ thêm một số tiền để làm hồ sơ cho nhanh”. “tôi có đi ra ngoài cầu thang chỗ tổ tín dụng và kẹp số tiền 3 triệu vào trong GCN QSD Đất và vào đưa cho ông Q” (BL765).

- Biên bản lời khai ngày 28/5/2019 bà L lại khai: Trong quá trình nộp hồ sơ vay vốn thì “không có ai yêu cầu trực tiếp tôi đưa tiền hay đóng khoản tiền nào”. Số tiền 3 triệu là bà tự kẹp vào khi nộp hồ sơ (BL964).

- Biên bản lời khai ngày 30/5/2019 L khai: “Trong quá trình làm hồ sơ xin vay vốn tại Ngân hàng A Chi nhánh Đắk Ơ thì không ai yêu cầu tôi phải đưa tiền hay nộp khoản tiền nào”. “Việc tôi kẹp tiền trong hồ sơ xin vay vốn không có ai yêu cầu hay bắt buộc tôi phải như vậy” (BL 971).

- Trong BB đối chất ngày 23/4/2020 do Kiểm sát viên Trần Anh V tiến hành, có L sư tham gia, bà cũng khẳng định các nội dung tự nguyện như trên.

2.7 Lời khai của bà Điểu Thị N:

- Bà Thị N khai: Đầu giờ chiều ngày 2/5/2018 N có lên Ngân hàng vay 190 triệu đồng gồm hai khoản là 100 triệu đồng và 90 triệu đồng chứ không phải chỉ vay 90 triệu đồng như Cáo trạng, gặp Q nộp hồ sơ. Khi nộp hồ sơ N có kẹp trong hồ sơ 500 ngàn đồng, Q nhận hồ sơ và kêu Thị N về rồi liên hệ lại sau.

- Trong phiên đối chất ngày 14/9/2018, N khai kẹp 500 ngàn đồng trong hồ sơ cho Q uống nước là do N tự kẹp chứ Q không yêu cầu. Giữa N và Q không có thỏa thuận gì. “Cháu đây (chỉ Q) không xin. Cô không nói cháu gì và cháu không nói gì cô nữa”. Nộp xong N ra về. Nội dung này cán bộ điều tra Trần Ngọc T đã không ghi nhận nội dung này trong biên bản. Chính tôi - L sư B đã yêu cầu ông ĐTV T ghi đầy đủ lời khai như trên, có sao ghi vậy nhưng ông Tcố tình không ghi như vậy và cố tình hỏi đi hỏi lại rất nhiều lần rồi ghi vào hồ sơ là Q yêu cầu bà N đưa tiền. L sư B đã có khiếu nại về nội dung này nhưng đến nay cũng chưa được cơ quan nào giải quyết (kem theo Biên nhận của Viện kiểm sát nhân dân huyện B).

2.8 Lời khai của bà Thị H:

- Sáng ngày 2/5/2018 H có lên Ngân hàng làm thủ tục vay 70 triệu đồng, gặp Q nộp hồ sơ. Khi nộp hồ sơ, Huyền có kẹp 1 triệu đồng trong sổ hộ khẩu photo, kẹp sổ hộ khẩu trong hồ sơ đưa cho Q (BL736).

- Tại buổi đối chất ngày 23/4/2020 có TGVPL Trương Thị Bích H tham gia, Thị H khai rõ: Chị kẹp 1 triệu đồng giữa hộ khẩu, kẹp trong hồ sơ nộp Q vay vốn để làm hồ sơ nhanh. Q không đòi hỏi, thấy người ta làm thì làm theo. Tiền là chị tự nguyện đưa, có bao nhiêu cho bấy nhiêu.

2.9 Lời khai của Lê Văn Q:

- Lê Văn Q khai: Vợ là Lê Thị H đi làm hồ sơ vay vốn nên anh không biết. Lời khai của Lê Thị H cũng có nhiều điểm mâu thuẫn:

- Ngày 22/5/2018 Lê Thị H khai: Ngày 2/5/2018 chị H có lên Ngân hàng vay vốn 250 triệu, nộp hồ sơ cho Q. Q yêu cầu chị nộp 5 triệu làm hồ sơ. “Số tiền 5 triệu tôi kẹp chung vào trong hồ sơ vay tiền của tôi và đưa cho anh Q” (BL800-801).

- Ngày 30/5/2019 Lê Thị H khai: Khi nộp hồ sơ cho Q chị có kẹp trong hồ sơ 5 triệu đồng. “ Việc tôi kẹp tiền vào hồ sơ là do tôi nghe theo người dân khác chỉ mà tự làm, không có ai yêu cầu, đòi hỏi hay ép buộc gì”. “Tôi không biết Q có thấy tiền kẹp trong hồ sơ hay không” (BL 973-974).

- BB đối chất ngày 24/4/2020 (BL 1202) (có KSV Trần Anh V - và Ls Nguyễn Thanh B), Lê Thị H khai rõ: Bà H lên Ngân hàng nộp hồ sơ vay có kẹp tiền bên trong hồ sơ nộp cho Q. “Mục đích tôi đưa tiền cho anh Q là để cho anh uống cà phê”.

Trong buổi đối chất 24/4/2020 này chị H còn khai rõ là: Q không yêu cầu chị đưa tiền và khẳng định thêm là trước đây chị cũng chưa bao giờ khai là Q yêu cầu chị đưa tiền. Tuy nhiên nội dung này KSV Trần ANh V cố tình không đưa vào biên bản đối chất và tôi đã có ý kiến ngay và yêu cầu KVS Trần Anh V phải đưa nội dung này vào trong hồ sơ nhưng ông không ghi, và tôi đã ghi rõ nội dung này vào biên bản khi tôi ký biên bản.

2.10 Đối với trường hợp của Phùng Văn T thì:

Khi T nộp hồ sơ kẹp tiền bên trong là hành vi cố tình. Do sau lễ người đi vay đông, phải nhận hồ sơ của nhiều người, sợ tiếp nhận không kịp người dân phải chờ lâu, sợ dân bỏ đi nơi khác vay vốn nên Q chỉ tiếp nhận hồ sơ chứ chưa kiểm tra kỹ nên không thể biết được T cố tình kẹp tiền bên trong. Về bắt quả tang cũng không đúng vì Q không biết T kẹp tiền bên trong hồ sơ và sau khi nhận hồ sơ bỏ vào ngăn bàn làm việc thì công an mới nổ súng bắt giữ. Không có chứng cứ nào thể hiện Q yêu cầu T đưa tiền như lời khai của T.

Và thực tế là ngay sáng ngày 2/5/2018, T cho rằng do lên Ngân hàng vay gặp Q, Q yêu cầu T đưa tiền là không hợp lý vì sáng 2/5/2018 T chưa đáo hạn khoản vay cũ cho Ngân hàng thì lấy đâu ra hồ sơ để lên gặp Q làm thủ tục vay vốn. Và việc T cho rằng sáng lên Ngân hàng vay, mà Ngân hàng 7h30 mới làm việc, trong khi lúc 8h ngày 2/5/2018 T đã có mặt tại Công an để tố cáo là vô lý trong khi khoảng cách từ PGD Đăk Ơ tới Công an huyện B là khá xa, hơn 20km. Việc T tố cáo, báo cho Công an, bỏ tiền vào trong hồ sơ đưa Q và báo cho Công an cài cắm để bắt Q là có dấu hiệu vu khống, cố tình hãm hại Q.

Như vậy, lời khai của T chỉ là một phía, có nhiều mâu thuẫn, không có ai làm chứng, không khách quan và chính Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát cũng chưa một lần tiến hành làm rõ những mâu thuẫn cũng như tiến hành cho T đối chất với Q nên không thể chỉ dựa vào lời khai của T là căn cứ kết tội Q có yêu cầu T đưa tiền.

Đối với trường hợp của Phùng Văn T còn có rất nhiều điểm mâu thuẫn, đáng nghi vấn chưa được làm sáng tỏ, Tòa án yêu cầu làm rõ nhiều lần mà cả Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng chưa làm rõ được điều này..

3. Viện kiểm sát chỉ căn cứ vào các lời khai một phía mà không xem xét đầy đủ lời khai để xem xét định tội; giờ lại dựa vào chính những lời khai một phía này để kháng nghị phần hình phạt và áp dụng pháp luật là không khách quan, thiếu căn cứ.

4. Cơ quan điều tra không ghi nhận sự việc một cách khách quan, không thu thập hồ sơ dữ liệu một cách đầy đủ khi tiếp nhận vụ việc, đó là: Vào ngày 02/5/2018, sau kỳ nghỉ lễ, người dân liên hệ vay vốn rất đông; để kịp tiếp nhận hồ sơ cho người dân, Q và các cán bộ Ngân hàng chỉ mới tiếp nhận chứ chưa có thời gian kiểm tra hồ sơ và từ sáng đến đầu giờ chiều bị bắt, khách hàng rất đông, bị cáo đã nhận tổng cộng khoảng hơn 60 hồ sơ. Qua các lời trình bày của các nhân viên Ngân hàng là ông Đinh Quang Đ, ông Nguyễn Chí C, ông Trần Đức T, ông Phạm Văn K; qua lời khai của người dân như bà Hoàng Thị L và xác nhận của cán bộ điều tra là ông Nguyễn Thanh T thì lời khai của bị cáo Q là có cơ sở. Cơ quan điều tra chỉ ghi nhận và thu giữ 9 hồ sơ có tiền là không khách quan. Lời khai của bị cáo cũng phù hợp với lời khai của những người dân có kẹp tiền vào hồ sơ đưa cho bị cáo.

5. Viện kiểm sát không xem xét thấu đáo, chỉ dựa vào những nội dung ghi nhận không trung thực, thiếu khách quan của Cơ quan điều tra để đưa ra cáo trạng, có những nhận định, đề xuất truy tố không phù hợp; nay lại dùng chính những dữ liệu thiếu khách quan này kháng nghị thì càng không có cơ sở.

6. Như vậy có thể khẳng định:

- Lời khai của tất cả những người liên quan có rất nhiều mâu thuẫn, trước sau bất nhất. Nhưng có một điểm chung là tất cả những bất nhất này được lấy khi chỉ có cơ quan điều tra tiến hành, không có người làm chứng, không có người phiên dịch, không có Trợ giúp viên pháp lý tham gia thì khai là Q có yêu cầu; sau họ lại khai ngược lại là tự nguyện, nghe người ta nói kẹp tiền vào hồ sơ, Q không yêu cầu và giữa họ và Q không hề có thỏa thuận gì.

- Nhưng khi đối chất có đại diện Viện kiểm sát, người phiên dịch, Trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) và L sư tham gia thì những người liên quan đều khẳng định rất rõ ràng và nhất quán là Q không yêu cầu họ đưa tiền và họ kẹp tiền là tự nguyện và giữa họ và Q không hề có thỏa thuận gì.

Như vậy, những lời khai sau của họ khi có đầy đủ các thành phần tham gia là khách quan, lời khai sau đã phủ nhận hoàn toàn lời khai trước và không hề có việc Q yêu cầu họ đưa tiền và giữa họ và Q không hề có thỏa thuận gì và việc họ kẹp tiền trong hồ sơ là Q không hề hay biết. Điều này phù hợp với lời khai của Q là do khách hàng quá đông, Q chỉ ghi nhận thông tin và tiếp nhận hồ sơ, chưa kiểm tra kỹ hồ sơ nên không biết người dân có kẹp tiền.

Các kết luận điều tra và cáo trạng không làm rõ những bất nhất trong lời khai, không làm rõ những diễn biến trước sau trong lời khai của những người liên quan, không làm rõ tại sao có sự mâu thuẫn này, không làm rõ thực tế họ có khai như vậy không? Có ai xúi giục hay ép buộc gì không mà chỉ dựa vào một phần lời khai nhưng trích dẫn không đầy đủ, một phía, không toàn diện, để nhận định và khẳng định Q nhận tiền của người đi vay vốn là hoàn toàn sai sự thật, hoàn toàn không có căn cứ.

7. Ngay trong phiên toà sơ thẩm, các ông bà Như Điểu N, Đinh Hoài P, Điểu C cũng khẳng định rõ, kho vay vốn không phải đưa tiền cho Q, Q không có đòi hỏi tiền bạc gì.

8. Ngay tại phiên toà sơ thẩm, Hội đồng xét xử cũng đã làm rõ những nội dung này. Toà án cũng chỉ rõ Toà án đã chỉ rõ: Đối với 9 hồ sơ của các ông bà Triệu Văn B, Lê Văn Q …. Điểu H không đủ căn cứ để đánh giá hành vi phạm tôi của bị cáo.

9. Hàng loạt lời khai của các ông bà khác khi L sư xác minh như các ông bà: Phan NGọc L, Võ Văn Thị T, Nguyễn Tấn S, Hà Huy N, Vũ Văn M, Hà Huy D, Vũ Thái H, Phạm Quang T, Nguyễn Thị Thanh L, Ngô Thị T, Đặng Thị M, Điểu L cũng đã khẳng định rõ Q không đòi tiền bạc gì và cũng không phải đưa tiền gì cho Q khi vay vốn.

Đề nghị Toà án không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát. III. Về hàng loạt những sai phạm trong tố tụng:

1. Về lời trình báo và chỉ điểm bắt người của ông Phùng Văn T:

- Sáng 2/52018 ông T chưa trả nợ cho Ngân hàng thì lấy đâu ra hồ sơ để đi vay vốn mà nói gặp Q, Q đòi tiền 2% mới vay được.

- Lúc 8 giờ sáng 2/5/2018 ông T lại có mặt tại cơ quan Công an B để trình báo là bất hợp lý.

- Việc bỏ tiền vào hồ sơ đưa Q để Công an bắt Q là có mưu đồ từ trước. Ngay cả ông Nguyễn Thanh T cũng khẳng định trưa ngày 2/5/2018 được lệnh đi bắt Q.

2. Về biên bản bắt người phạm tội quả tang:

- Tại cấp sơ thẩm, Toà án cũng đã làm rõ những thiếu sót về mặt tố tụng của biên bản bắt người phạm tội quả tang.

- Cũng theo hồ sơ chúng tôi chụp được thì Biên bản phạm tội quả tang ban đầu không có ông T tham gia, không có cán bộ Ngân hàng là ông C, ông Đ ký tên cũng như không lấy ý kiến của 2 ông này; nhưng sau đã viết thêm lời khai của ông C, ông Đ với tư cách người làm chứng; có thêm chữ ký của ông T là hành vi cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án để đổ oan cho bị cáo Q.

3. Có dấu hiệu ghi khống các lời khai, có hiện tượng nhân bản các lời khai: Khi làm việc với người dân tộc thiểu số không hiểu tiếng Việt, không có người phiên dịch mà vẫn lấy được lời khai thì không biết các cán bộ điều tra lấy đâu ra thông tin mà ghi vào những nội dung đổ tội cho Q. Các biên bản có nội dung giống nhau, ghi nhận không đúng với những tài liệu mà người liên quan cung cấp.

4. Cố tình lấy lời khai không khách quan, cố tình ghi những những nội dung không đúng với thực tế để đổ tội cho bị cáo Q: Như trong các buổi đối chất với bà Điểu Thị N, ông Điểu K.

Có đầy đủ dấu hiệu của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án của các cán bộ điều tra Trần Ngọc T, Vũ Tiến N và của các Kiểm sát viên là ông Dương Mỹ H, Trần Anh V. Đề nghị Toà án xem xét kiến nghị các cơ quan liên quan khởi tố vụ án về việc làm sai lệch hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 375 BLHS 2015.

IV. Về vai trò của bị cáo Q trong Ngân hàng Q chỉ là nhân viên tín dụng bình thường, có nhiệm vụ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo phê duyệt để đi kiểm tra thực tế, về báo lại để lãnh đạo xét duyệt vay hay không cho vay. Đây là nghĩa vụ của Q chứ Q hoàn toàn không có thẩm quyền quyết định cho vay. Việc xét duyệt cho vay là thẩm quyền của Tổ trưởng tín dụng các lãnh đạo như giám đốc và phó giám đốc PGD. Q chỉ là nhân viên, thực hiện các công việc phải làm theo yêu cầu, phê duyệt của cấp trên, không thỏa mãn về mặt chủ thể.

Từ những nhận định trên, L sư bào chữa cho bị cáo kết luận rằng:

- Viện Kiểm sát cáo buộc Q và kháng nghị chỉ dựa vào những lời khai mâu thuẫn, một phía, thiếu chính xác, không khách quan, không toàn diện, không phù hợp hồ sơ để kết tội Q là sai, không có căn cứ.

- Q chỉ là nhân viên, không có thẩm quyền quyết định nhận hay không nhận hồ sơ, không có quyền quyết định cho vay hay không cho vay, không thỏa mãn chủ thể của tội nhận hối lộ.

- Hoàn toàn không có việc Q nhận tiền của người dân, hoàn toàn không có việc Q yêu cầu một số người vay vốn phải đưa tiền cho Q.

- Viện kiểm sát cáo buộc Q phạm tội theo điểm đ, khoản 2 Điều 354 Bộ luật Hình sự về tội nhận hối lộ là hoàn toàn không có căn cứ.

- Có đầy đủ cơ sở để khẳng định Q không phạm tội nhận hối lộ như cáo buộc và đề nghị của Viện kiểm sát và việc Toà án cấp sơ thẩm kết luận bị cáo phạm tội nhận hối lộ là không đúng. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét: Không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện B. Áp dụng khoản 1 Điều 157, khoản 1 Điều 359 Bộ luật Tố tụng hình sự tuyên huỷ Bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo Phạm Thanh Q không có tội và đình chỉ vụ án.

Bị cáo trình bày tranh luận: Bị cáo không có hành vi nhận hối lộ như Viện kiểm sát đã quy kết vì các lý do: Về 09 hồ sơ bên trong có tiền thì bị cáo không biết do bị cáo khi nhận bị cáo chưa kiểm tra hồ sơ; còn 08 xấp tiền bị cáo kẹp để trả lại cho khách hàng do nhiều nguyên nhân nên khách hàng chưa lên nhận. Bị cáo không có ý thức chiếm đoạt số tiền đó; về biên bản bắt người phạm tội quả tang và các bản tự khai bị Công an ép cung dùng còng số 8 xiết tay bị cáo, bị cáo rất đau nên khi Công an kêu bị cáo ký vào thì bị cáo ký nhưng không biết nội dung, cong các bản tự khai thì Công an bắt bị cáo phải viết theo ý của họ. Sau khi có đại diện Viện kiểm sát tham gia thì bị cáo khai đúng như ý chí của bị cáo.

* Đại diện Viện kiểm sát trình bày đối đáp: Trong quá trình điều tra và tại phiên toà bị cáo đều khẳng định bị cáo nhận 60 hồ sơ và trong đó có 09 hồ sơ có có tiền, khi kiểm tra hồ sơ bị cáo kiểm tra 20 đến 30 phút thể hiện bị cáo kiểm tra rất kỹ. Vì vậy, bị cáo cho rằng khi nhận hồ sơ không kiểm tra là không có căn cứ. Bị cáo và L sư cho rằng bị cáo không biết là không phạm tội. Tuy nhiên, ngoài lời khai ra thì còn có các chứng cứ khác có trong hồ sơ.

Đại diện Viện kiểm sát đồng tình với quan điểm của L sư là Cơ quan tố tụng vi phạm thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, Toà án cấp sơ thẩm đã trả hồ sơ nhiều lần, hơn nữa bản chất của vụ án là Cơ quan điều tra có tiến hành bắt người phạm tội quả tang và tiến hành khám xét theo quy định.

* L sư bào chữa cho bị cáo trình bày tranh luận: Về 60 hồ sơ mà bị cáo Q nhận trong đó có 09 hồ sơ có tiền. Tuy nhiên, khi Công an kiểm tra thì Q mới biết có tiền trong đó. Đại diện Viện kiểm sát cho rằng bị cáo kiểm tra rất kỹ hồ sơ từ 20 phút đến 30 phút là không phù hợp: Thông thường bị cáo kiểm tra đầy đủ từ 20 phút đến 30 phút do nhiều hồ sơ nên sau khi hết giờ bị cáo mới kiểm tra lại. Về vấn đề đại diện Viện kiểm sát cho rằng bị cáo không biết không phạm tội là không đúng vì quá trình tiếp nhận hồ sơ lúc nào rảnh thì có kiểm tra hồ sơ, do nhiều khách hàng nộp hồ nên bị cáo chỉ nhận mà chưa kịp kiểm tra lại, lúc nào có thời gian bị cáo mới kiểm tra.

- L sư Hoàng Cao S có văn bản thống nhất lời bào chữa của L sư Nguyễn Thanh B.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Sau khi ban hành Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 01/QĐ-VKS ngày 20/10/2022, ngày 20/02/2023 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện B có Quyết định rút một phần quyết định kháng nghị đã ban hành về nội dung đề nghị trả lại số tiền đã thu giữ trong vụ án cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B thống nhất với Quyết định rút một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện kiển sát nhân dân huyện B. Xét, việc rút một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện B là đúng với quy định của pháp luật nên Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần này.

[2] Theo Cáo trạng số 49/Ctr-VKS ngày 14/11/2019 Viện kiểm sát nhân dân huyện B đã truy tố đối với Phạm Thanh Q trước Tòa án nhân dân huyện B thì Viện kiểm sát nhân dân huyện B truy tố bị cáo nhận tiền của 16 người gồm: ông Phùng Xuân T, ông Triệu Văn B, ông Lê Văn Q, ông Điểu K R, ông Điểu Ma R, ông Điểu C, bà Hoàng Thị L, bà Điểu Thị N, bà Thị H, ông Điểu H, Điểu Thị D, Nguyễn Thị Xuân G, Nguyễn Văn T, Điểu D, Điểu Ka R, Nguyễn Quang L. Cáo trạng không kết luận bị cáo nhận tiền của ông Điểu T và bà Trần Thị B. Viện kiểm sát nhân dân huyện B kết luận bị cáo đã nhận của 16 người với tổng số tiền là 51.000.000 đồng. Tuy nhiên, số tiền này không trùng khớp với số tiền theo nội dung diễn biến các hành vi nêu trong cáo trạng, cụ thể, tổng số tiền bị cáo nhận của 16 người là 54.000.000 đồng. Về số tiền ghi tên bà Nguyễn Thị Xuân G, tại lời khai trong hồ sơ bà G khai đưa cho Q 3.000.000 đồng, trong khi tài liệu thu giữ thể hiện bị cáo Q ghi số tiền của bà G là 6.000.000 đồng. Cáo trạng lập luận về số tiền ghi tên bà Nguyễn Thị Xuân G không xác định được là 3.000.000 đồng, còn 3.000.000 đồng còn lại xác định bà G đưa cho Q, thành ra tổng số tiền ghi trong kết luận là 51.000.000 đồng. Hội đồng xét xử thấy rằng, cách tính này là không phù hợp vì 1 khoản tiền lại xác định người đưa chỉ đưa 1 nửa, trong khi bị cáo thừa nhận số tiền theo đúng như số tiền bị cáo đã ghi ra. Đây là cách tính chưa phù hợp của Viện kiển sát nhân dân và Tòa án nhân dân huyện B khi ban hành cáo trạng và xét xử vụ án khi xác định số người đưa tiền và số tiền bị cáo nhận.

[3] Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B giải thích: Về số người đưa tiền cho bị cáo, phần nội dung diễn biến hành vi phạm tội, Viện kiển sát nhân dân huyện B đã nêu rõ bị cáo nhận tiền của 18 người, trong đó có ông Điểu T và bà Trần Thị B. Cáo trạng nêu (đoạn 6 trang 6) số tiền ghi tên Điểu T 2.000.000 đồng, Trần Thị B 8.000.000 đồng, Nguyễn Thị Xuân G 3.000.000 đồng, không xác định được người đưa tiền, từ đó không nêu ra trong phần kết luận là có sai sót, kể cả cách cộng số tiền của Viện kiển sát nhân dân huyện B cộng của 16 người cũng không đúng. Tuy nhiên đây là các sai sót về con số có thể khắc phục được nên Viện kiển sát nhân dân tỉnh B giải thích cho rõ và xác định bị cáo nhận tiền của 18 người, với tổng số tiền 64.000.000 đồng.

[4] Hội đồng xét xử thấy rằng, các sai sót của Bản cáo trạng mà Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B nêu tại mục [3] là có căn cứ. Xét thấy phần kết luận của Bản cáo trạng số 49/Ctr-VKS ngày 14/11/2019 Viện kiểm sát nhân dân huyện B chưa đầy đủ nhưng nội dung vụ án, các hành vi bị truy tố đã được nêu rõ trong phần nội dung. Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự, trên cơ sở giải thích và đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B, Tòa án cấp phúc thẩm khắc phục các sai sót này mà không cần truy tố, xét xử lại từ cấp sơ thẩm.

[5] Tại phiên toà sơ thẩm cũng như phiên toà phúc thẩm bị cáo Phạm Thanh Q khai: Bị cáo là cán bộ tín dụng được giao nhiệm vụ nhận hồ sơ vay vốn, tư vấn, kiểm tra, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng trước khi trình lãnh đạo duyệt cho vay. Trong hồ sơ vay vốn của Phùng Văn T có số tiền 8.000.000 đồng cơ quan Công an thu giữ ngày 02/5/2018 tại Ngân hàng là hồ sơ bị cáo nhận nhưng bị cáo chưa kiểm tra nên khi cơ quan Công an thu giữ bị cáo mới biết trong đó có tiền. Trong 9 hồ sơ vay vốn của khách hàng có số tiền 21.000.000 đồng đều là hồ sơ bị cáo nhận và đây là số tiền có kẹp trong hồ sơ nhưng do sau dịp lễ 30/4, 01/5 hồ sơ dồn nhiều nên bị cáo chưa kiểm tra kỹ, không biết bên trong có tiền. Đối với số tiền 35.000.000 đồng kẹp thành 8 kẹp cơ quan Công an thu giữ cùng ngày là tiền các khách hàng đã được vay vốn bỏ trong hồ sơ vay vốn đưa cho bị cáo trước đó, khi biết có tiền bị cáo đã phân ra ghi lại để trả cho người đưa. Bị cáo không đòi khách hàng vay vốn phải đưa tiền và cũng không nhận tiền hối lộ của ai.

[6] L sư bào chữa cho bị cáo cho rằng thủ tục bắt giữ người phạm tội quả tang và thu giữ tài liệu chứng cứ lúc bắt người có nhiều mâu thuẫn, không đúng trình tự, thủ tục, có dấu hiệu sửa chữa nên không được coi là chứng cứ trong vụ án. Đối với lời khai của những người vay vốn khai đưa tiền cho bị cáo Q nhưng họ là những người dân tộc thiểu số nhưng khi lấy lời khai cơ quan điều tra không mời người phiên dịch cho họ nên những lời khai này không có giá trị chứng minh.

[7] Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cùng sự thừa nhận của bị cáo và những người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đủ cơ sở xác định được bị cáo là người đã nhận toàn bộ số tiền mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện B lập biên bản thu giữ tại vị trí làm việc của bị cáo vào buổi chiều ngày 02/5/2018 gồm 8.000.000 của ông Phùng Văn T, 21.000.000 đồng có trong 9 hồ sơ vay vốn và 35.000.000 đồng trong 8 tập tiền Q đã ghi tên từng người. Số tiền này bị cáo nhận của ông Phùng Văn T và 17 người có tên khác gồm các ông, bà: Triệu Văn B, Lê Văn Q, Điểu K Rang, Điểu Ma R, Điểu C, Hoàng Thị L, Điểu Thị N, Thị H, Điểu H, Điểu Thị D, Nguyễn Thị Xuân G, Nguyễn Văn T, Điểu T, Điểu D, Trần Thị B, Điểu Ka R, Nguyễn Quang L. Trong 17 người có tên đưa tiền cho Q thì bà Nguyễn Thị Xuân G (trong kẹp tiền Q ghi là Nguyễn Xuân Giao) khai tự nguyện đưa khi làm hồ sơ vay vốn và chỉ đưa cho Q 3.000.000 đồng, còn ông Điểu T và bà Trần Thị B không nhận đã đưa tiền cho Q để được vay tiền và sau khi vay được tiền cũng không đưa khoản tiền nào cho Q. Bị cáo và L sư bào chữa cho bị cáo thì cho rằng số tiền 21.000.000 đồng có trong 9 hồ sơ bị cáo chưa kiểm tra nên không biết còn số tiền 35.000.000 đồng (khi lập biên bản, cơ quan công an cộng nhầm thành 45.000.000 đồng) bị cáo là người ghi ra nhằm mục đích trả lại người đã đưa.

Theo biên bản ghi lời khai ngày 02/5/2018, bút lục 601-602 bị cáo khai: “Lực lượng Công an ập vào bắt quả tang trong nhiều hồ sơ vay tiền tôi đang nhận có tiền của người dân để vào trong đó. Đây là số tiền mà người dân đưa hối lộ cho tôi trong quá trình tôi thẩm định, báo cáo đề xuất xét duyệt hồ sơ vay tiền; ngoài số tiền 8.000.000 đồng thì phát hiện thu giữ nhiều tiền được để trong hồ sơ vay tiền trên bàn làm việc của tôi, đây là hồ sơ vay tiền tôi mới nhận được vào chiều hôm nay, tôi chưa kiểm tra nên không biết trong đó có bao nhiêu tiền. Trong hộp bàn làm việc của tôi cũng phát hiện, thu giữ nhiều tiền, số tền đó cũng là do người dân đưa hối lộ cho tôi và để trong hồ sơ vay vốn, số tiền trên rất nhiều nên tôi không nhớ cụ thể là bao nhiêu nhưng lực lượng Công an có ghi nhận cụ thể trong quá trình khám xét. Số tiền này có được khi tôi nhận hồ sơ vay tiền của người dân từ thứ 2 tuần trước là ngày 23/4/2018 đến nay. Đa số số tiền trong đó mà người dân đưa hối lộ cho tôi khi tôi thẩm định, báo cáo đề xuất xét duyệt hồ sơ vay tiền; sau khi nhận hồ sơ thì tôi ghi lại thông tin và số tiền vay, tên và số điện thoại của khách hàng vào tờ chứng từ giao dịch, sau đó tôi để tất cả hồ sơ vào trong hộc bàn làm việc của tôi. Đến chiều tối hết giờ giao dịch với khách hàng thì tôi mới lấy hồ sơ ra kiểm tra, nếu trong hồ sơ có tiền đưa hối lộ của người dân thì tôi lấy cất riêng trong hộc bàn làm việc của tôi; số tiền mà tôi nhận của người dân đưa hối lộ cho tôi thì tôi sử dụng vào mục đích chi tiêu cá nhân của bản thân. Tôi sử dụng hết số tiền trên chứ không chia cho ai”.

Bút lục 603 bị cáo khai: “Chỉ có một mình tôi nhận tiền hối lộ, thẩm định hỗ trợ vay tiền, không có ai biết và tham gia cùng tôi vào việc này. Tiền hối lộ tôi cùng sử dụng một mình tôi không chia cho ai khác”, “Tôi nhận thấy việc tôi nhận tiền của những người dân đến vay vốn tại Ngân hàng tôi làm việc là sai trái, tôi không được làm trong quá trình thẩm định hồ sơ vay tiền”, “Tôi không bị ai đánh đập hay tác động gì đến những lời khai của tôi”. Tại biên bản ghi lời khai ngày 03/5/2018 bút lục 606 bị cáo khai: “Kiểm tra phát hiện tủ để dưới gầm bàn tại ngăn trên cùng số tiền 45.000.000 đồng. Trong đó được kẹp thành từng xấp riêng biệt và ghi tên của từng người vào đó. Số tiền trên là tiền của một số người sau khi tôi giải ngân xong đã đưa cho tôi và một số tôi chưa đề xuất giải ngân”. Lời khai này của bị cáo phù hợp với lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng: Ông Điểu K tại biên bản đối chất ngày 19/9/2018 bút lục 626: “Sau khi làm hồ sơ xong thì anh Q nói tôi xuống kia lấy tiền, rồi trước khi đi thì tôi đưa cho anh Q 2.000.000 đồng vì lúc đó anh Q nói là cho tụi con 2.000.000 đồng”; lời khai của ông Nguyễn Quang L tại biên bản đối chất ngày 19/9/2018 bút lục 628: “Ngày 26/4/2018 tôi mang hồ sơ gồm 02 sổ đỏ đứng tên Nguyễn Quang L, 01 số hộ khẩu phô tô, 10 CMND phô tô và 14 tờ tiền mệnh giá 5.000.000 đồng. Tôi cầm hết hồ sơ đưa cho anh Q xem xong thì anh Q xin số điện thoại của tôi để liên lạc và nói tôi đi về. Đến ngày hôm sau thì anh Q gọi cho tôi nói lên lấy hồ sơ đi chứng, tôi cầm hồ sơ đi chứng nhưng do sổ của tôi phải chỉnh sửa tại phòng môi trường, đến ngày 14/5/2018 tôi xong hồ sơ thì về nộp cho anh Đồng đến 02 ngày sau tôi được giải ngân”. Các bản tường trình và biên bản ghi lời khai từ bút lục 655 đến bút lục 662 ông L cũng khai như nội dung trên; tại bút lục 960 đến bút lục 961 ông L khai: “Khi đưa hồ sơ cho anh Q thì anh Q cầm hồ sơ và hỏi tôi “có tiền không” tôi nói “có” thì anh Q bắt đầu mở hồ sơ ra xem kiểm tra từng loại giấy tờ có trong hồ sơ và thấy số tiền tôi kẹp trong đó. Sau đó anh Q đóng hồ sơ lại, hỏi tôi vay bao nhiêu tiền tôi nói vay 350.000.000 đồng rồi anh Q ghi số tiền tôi muốn vay vào trang đầu của sổ hộ khẩu, ghi số điện thoại của tôi, rồi anh Q nói tôi về, khi nào xong hồ sơ giải ngân thì điện thoại lại cho tôi”; lời khai của bà Nguyễn Thị Xuân G tại các bút lục 663 đến 674 có nội dung: “Khoảng ngày 21/4/2018 tôi có đến Ngân hàng A để vay vốn với số tiền 300.000.000 đồng khi đến Ngân hàng thì tôi có gặp anh Q cán bộ tín dụng để đưa sổ đỏ đề nghị vay vốn. Khoảng 02 ngày sau tôi có đến Ngân hàng để lấy hồ sơ từ Q và tôi đưa cho Q số tiền là 3.000.000 đồng, lúc đó tôi nói tiền bồi dưỡng tiền cà phê cho Q và mục đích để Q làm hồ sơ cho nhanh, rồi Q cầm tiền và tôi cầm hồ sơ đi công chứng”; lời khai của Điểu Thị D tại các bút lục 677-683; bút lục 975-976 có nội dung: “Tôi D có kẹp 2.000.000 đồng trong hồ sơ vay vốn nộp cho ông Phạm Thanh Q cán bộ tín dụng Ngân hàng”, “Mục đích tôi kẹp tiền trong hồ sơ để ông Q làm hồ sơ cho nhanh, không gây khó dễ trong quá trình vay vốn. Lúc tôi kẹp tiền thì không có ai chứng kiến. Ông Q nhận hồ sơ của tôi và kiểm tra hồ sơ, ngay sau khi thấy tiền ông Q bỏ hồ sơ vào hộc bàn nơi ông Q làm việc. Ông Q hẹn tôi hôm sau lên lấy tiền giải ngân”; lời khai của ông Nguyễn Văn T từ bút lục 698 đến bút lục 703: “Ngoài đưa cho cán bộ tín dụng những giấy tờ trên tôi còn kẹp số tiền 2.000.000 đồng ở bên dưới vào 01 GCN QSDĐ và tôi mang lên lầu 1 đưa cho một cán bộ tín dụng ngồi đối diện cửa ra vào, tiền đó tôi đưa để cho cán bộ tín dụng làm hồ sơ cho tôi được nhanh hơn”, “Nếu không đưa số tiền 2.000.000 đồng thì Ngân hàng vẫn làm hồ sơ giải ngân cho tôi nhưng thời gian rất chậm trễ, không có ai đòi tôi số tiền đó mà tôi tự đưa, khi đưa thì cán bộ tín dụng có mở ra xem và thấy số tiền đó”, tại biên bản ghi lời khai ngày 23/9/2019 bút lục 1052-1053: “Khi tôi đến Ngân hàng A xã Đăk Ơ thì tôi liên hệ với cán bộ Ngân hàng tên Q hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay vốn của tôi. Tôi vay số tiền 100.000.000 đồng hồ sơ vay vốn gồm…Ngoài ra tôi có kẹp vào hồ sơ vay vốn 2.000.000 đồng”, “Lý do tôi khai không biết cán bộ Ngân hàng tên gì là khi làm việc với Cơ quan điều tra tâm lý hoang mang nên tôi mới khai vậy, chứ thực tế tôi biết cán bộ Ngân hàng tên Q”; lời khai của ông Điểu D từ bút lục 704 đến bút lục 711: “Vào năm 2018 tôi không nhớ rõ ngày tháng khi đó cán bộ tín dụng tên Q còn làm tại Ngân hàng tôi có đem hồ sơ lên Ngân hàng để xin vay tiền với số tiền 300.000.000 đồng. Khi tôi tới Ngân hàng thì gặp anh Q là cán bộ Ngân hàng nhận hồ sơ của tôi kiểm tra và nói với tôi muốn được giải quyết vay Ngân hàng thì phải đưa cho Q số tiền là 6.000.000 đồng, lúc đó tôi nói không cầm theo tiền thì Q hẹn mai tôi cầm tiền lên thì Q giải quyết, tôi đi về và hôm sau tôi đem số tiền 6.000.000 đồng lên gặp Q và Q có dẫn tôi đi xuống cầu thang và ra trước sân của Ngân hàng và yêu cầu tôi đưa tiền, tôi đưa số tền 6.000.000 đồng cho Q và Q hẹn tôi chiều cùng ngày quay lại Ngân hàng thì được giải quyết vay tiền”, “Tôi khẳng định là khi tôi nộp hồ sơ cho Q thì nói với tôi là đưa tiền 6.000.000 đồng và hẹn tôi ngày mai lên đưa tiền cho Q thì mới được giải quyết vay tiền. Số tiền 6.000.000 đồng mà tôi đưa cho Q là thời điểm trước khi được vay tiền tại Ngân hàng. Tại vì phải có tiền đó thì mới được làm hồ sơ vay vốn”, “Tôi đưa số tiền 6.000.000 đồng là do Q yêu cầu thì tôi mới biết là đưa số tiền 6.000.000 đồng chứ tôi không biết vay tiền 300.000.000 đồng là phải đưa bao nhiêu tiền”; lời khai của ông Điểu K từ bút lục 792 đến bút lục 795: “Ngày đầu tiên tôi lên Ngân hàng A xã Đ để nộp hồ sơ vay tiền thì ngoài những giấy tờ tôi trình bày, tôi còn để số tiền 1 triệu đồng kẹp trong hồ sơ. Tôi đưa hồ sơ vay tiền cùng 1.000.000 đồng cho anh Q là nhân viên kinh doanh tại lầu 1 của phòng tín dụng. Tuy nhiên, anh Q không lấy 1.000.000 đồng mà trả lại cho tôi, hẹn 2-3 ngày nữa lên nhận hồ sơ giải ngân. Đầu tháng 5/2018 tôi lên nhận hồ sơ giải ngân thì tôi tiếp tục đưa cho anh Q số tiền 3.000.000 đồng. Anh Q chỉ lấy 2.000.000 đồng và trả lại cho tôi 1.000.000 đồng. Ngoài 2.000.000 đồng trên thì tôi không đóng tiền hay đưa tiền gì khác, “Số tiền 2.000.000 đồng mà tôi đưa cho anh Q là do anh Q nói làm hồ sơ giải ngân thì phải đóng số tiền là 3.000.000 đồng. Lúc đó tôi đưa cho anh Q 3.000.000 đồng nhưng anh Q chỉ lấy 2.000.000 đồng và trả lại cho tôi 1.000.000 đồng”, “Số tiền 2.000.000 đồng trên tôi đưa cho anh Q ngay tại bàn làm việc của anh Q tại lầu 1 phòng tín dụng. Tôi đưa tiền là vào chiều khi lên nhận hồ sơ giải ngân. Khi đó anh Q nói đóng 3.000.000 đồng phí làm hồ sơ vay tiền, thì tôi lấy ra 06 tờ tiền mệnh giá 5.00.000 đồng đưa trực tiếp cho anh Q. Nhưng sau đó anh Q chỉ lấy 2.000.000 đồng và trả lại cho tôi 1.000.000 đồng. Khi tôi đưa số tiền trên tại phòng làm việc có rất nhiều người đến làm thủ tục vay tiền và có cả vợ tôi đi cùng. Tôi không biết có ai thấy việc tôi đưa tiền trên cho anh Q không nhưng vợ tôi là người chứng kiến toàn bộ sự việc trên”, “Anh Q nói 2.000.000 đồng là tiền phí làm hồ sơ nhưng tôi hiểu được đây là anh Q muốn nói tiền công mà anh Q làm hồ sơ để tôi vay được tiền nên tôi phải đưa cho anh Q”; lời khai của bà Điểu Thị D là vợ của ông Điểu K từ bút lục 795 đến bút lục 797: “Khi cầm hồ sơ vay vốn lên Ngân hàng A xã Đ, thì chồng tôi lấy tiền từ trong túi số tiền 1.000.000 đồng gồm 02 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng kẹp vào bên trong sổ đỏ đất, vợ chồng tôi mang hồ sơ vào phòng làm việc gặp anh Q là cán bộ tiếp nhận hồ sơ của tôi. Vợ chồng tôi nộp hồ sơ cho anh Q, anh Q hỏi chúng tôi muốn vay bao nhiêu tiền, sau đó mở hồ sơ ra xem thì thấy trong hồ sơ có 1.000.000 đồng. Anh Q không nhận tiền mà trả lại cho vợ chồng chúng tôi và hẹn 2-3 ngày sau đến nhận hồ sơ đi công chứng. Đến ngày 02/5/2018 vợ chồng tôi lên nhận hồ sơ giải ngân thì chồng tôi tiếp tục đưa cho anh Q số tiền 3.000.000 đồng gồm 06 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng, chồng tôi đưa số tiền trên trực tiếp cho anh Q nhưng anh Q chỉ lấy 2.000.000 đồng và trả lại 1.000.000 đồng cho chồng tôi. Anh Q cầm 2.000.000 đồng bỏ vào ngăn bàn làm việc của Q rồi nói vợ chồng tôi cầm hồ sơ đi công chứng”, “Số tiền 2.000.000 đồng mà chồng tôi đưa cho anh Q là anh Q nói làm hồ sơ giải ngân thì phải đóng số tiền là 3.000.000 đồng. Lúc đầu chồng tôi đưa cho anh Q 3.000.000 đồng nhưng anh Q chỉ lấy 2.000.000 đồng và trả lại 1.000.000 đồng”; lời khai của ông Triệu Văn B bút lục 746-756, 759,760 nội dung: Ngày 02/5/2018 tôi đến Ngân hàng liên hệ vay 100.000.000 đồng, khi gặp anh Q hướng dẫn thủ tục vay vốn cho tôi, thì yêu cầu tôi đóng 2.000.000 đồng, Q nói “tiền phí hồ sơ” ban đầu tôi nộp hồ sơ chưa kẹp tiền, Q kiểm tra và gấp lại để ra bên cạnh trước mặt tôi và nói “hồ sơ chưa đủ” lúc đó tôi cầm hồ sơ ra ngoài hành lang, tôi để 2.000.000 đồng cùng hồ sơ đưa vào cho Q, Q mở ra thấy có tiền thì mới nhận hồ sơ để vào ngăn bàn làm việc, hẹn tôi sáng ngày 03/5/2018 lên lấy hồ sơ để hoàn tất thủ tục”; lời khai của Điểu K, bút lục 772- 781, 962, 963 có nội dung: “Ngày 02/5/2018 tôi lên Ngân hàng trả số tiền hơn 32.000.000 đồng rồi tiếp tục vay 40.000.000 đồng, trong hồ sơ vay vốn kẹp 1.000.000 đồng vào sổ hộ khẩu đưa cho Q, Q kiểm tra thấy có tiền bên trong nên nói “để hồ sơ ở đây mai lên lấy, tôi đồng ý về nhà, Q lật từng tờ giấy trong hồ sơ ra xem”; lời khai của ông Điểu M đã uỷ quyền cho con ruột là Điểu M, bút lục 716-719, 722-733, 749, 750 có nội dung: “08 giờ 20 phút ngày 02/5/2018 tôi lên Ngân hàng Đắk Ơ vay vốn, đem theo 01 sổ đỏ mang tên Điểu M, 01 giấy uỷ quyền, 01 giấy chứng tử (mẹ) tôi kẹp trong hồ sơ 3.500.000 đồng, Q hỏi tôi vay bao nhiêu, tôi nói 350.000.000 đồng, sau đó Q lấy tờ giấy vàng ra ghi số điện thoại, họ tên của tôi, Q nói khi nào có hồ sơ hay thiếu giấy tờ gì thì gọi lên”; lời khai của ông Điểu C, bút lục 768-771, 949, 950, 953, 955, 956 có nội dung: “Khoảng 10 giờ ngày 02/5/2018 tôi lên Ngân hàng để nộp hồ sơ vay vốn 100.000.000 đồng cho Q, Q yêu cầu đưa tiền thì tôi đưa trực tiếp cho Q 2.000.000 đồng, Q kiểm tra xong thấy tiền, lấy bỏ vào ngăn bàn làm việc cò hồ sơ để trên bàn”; lời khai của ông Điểu H, bút lục 788-791, 951, 952 có nội dung: Ngày 02/5/2018 tôi lên Ngân hàng gặp Q để hướng dẫn và nhận hồ sơ vay vốn của tôi bên trong kẹp số tiền 3.000.000 đồng. Khi thấy số tiền trên, Q kẹp hồ sơ lại hẹn tôi ngày 03/5/2018 lên Ngân hàng làm hồ sơ và lấy tiền, tôi vay 150.000.000 đồng”.

[8] Trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có lấy lời khai và làm việc với nhiều cá nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc S’Tiêng), trong đó có người không viết được tiếng Việt, theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Tuy nhiên, khi làm việc, lấy lời khai trong quá trình tiến hành tố tụng, những người dân tộc thiểu số khai mình nghe nói được tiếng Việt và đồng ý trình bày bằng tiếng Việt. Hơn nữa những lời khai sau này của những người dân tộc thiểu số đã có người phiên dịch và có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì về cơ bản họ vẫn thừa nhận lời khai ban đầu.

[9] Hội đồng xét xử thấy rằng, quá trình thực hiện các thủ tục bắt người phạm tội quả tang và sau đó là khám xét, lấy lời khai, tuy Cơ quan điều tra Công an huyện B có một số sai sót và vi phạm tố tụng như đã nêu trên nhưng nội dung thể hiện trong các văn bản tố tụng cơ bản đều phù hợp với các tình tiết, sự kiện khác của vụ án về hồ sơ vay vốn, người đưa tiền, số tiền có trong hồ sơ bị cáo đã nhận, số tiền bị cáo đang giữ của các khách hàng. Xét thấy, bị cáo chính là người đã nhận hồ sơ có 8.000.000 đồng của ông Phùng Văn T, 9 hồ sơ khác bên trong cũng có 21 triệu đồng, ngoài ra còn có 8 kẹp tiền tổng 35.000.000 đồng chính bị cáo ghi ra số tiền từng người đã nhận. Như vậy, bị cáo đã nhận tiền của rất nhiều người, có tính hệ thống và được thực hiện trong thời gian dài. Trong 18 người thì có 16 người thừa nhận chính họ đã đưa tiền cho bị cáo, có hồ sơ vay vốn và lời khai của lãnh đạo Ngân hàng thể hiện bị cáo là người có nhiệm vụ xem xét kiểm tra, thẩm định phương án sử dụng vốn của khách hàng, kiểm tra hồ sơ cho vay, nên đủ cơ sơ để xác định: bị cáo Nguyễn Thanh Q là cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm việc tại Phòng giao dịch Đ đã có hành vi lợi dụng quyền hạn được giao, nhận tiền của người vay vốn trong thời gian dài, trong đó có 9 người vay vốn đang làm thủ tục giải ngân gồm ông Triệu Văn B 2.000.000 đồng, ông Lê Văn Q 5.000.000 đồng, ông Điểu K R 1.000.000 đồng, ông Điểu Ma R 3.500.000 đồng, ông Điểu C 2.000.000 đồng, bà Hoàng Thị L số tiền 3.000.000 đồng, bà Điểu Thị N 500.000 đồng, bà Thị H 1.000.000 đồng, ông Điểu H 3.000.000 đồng, tổng số tiền của 9 người là 21.000.000 đồng, trong đó số tiền của 6 người đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, trước ngày 02/5/2018, bị cáo đã nhận tiền của 8 người vay vốn đã được giải ngân đều có số tiền nhận hối lộ đến mức chịu trách nhiệm hình sự gồm: Điểu Thị D 2.000.000 đồng, Nguyễn Thị Xuân G 6.000.000 đồng, Nguyễn Văn T 2.000.000 đồng, Điểu T 2.000.000 đồng, Điểu D 6.000.000 đồng, Trần Thị B 8.000.000 đồng, Điểu Ka R 2.000.000 đồng, Nguyễn Quang L 7.000.000 đồng. Chiều ngày 02/5/2018, bị cáo nhận của ông Phùng Xuân T 8.000.000 đồng thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện B bắt quả tang. Các hành vi của bị cáo đã phạm tội “Nhận hối lộ” với tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội nhiều lần” theo điểm đ Điều 354 Bộ luật Hình sự. Vì vậy, bị cáo kháng cáo cho rằng mình không biết trong 9 hồ sơ mình nhận có tiền và 8 kẹp tiền bị cáo phân loại ghi ra không phải nhận hối lộ là không có cơ sở chấp nhận.

[10] Trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm, L sư Nguyễn Thanh B bào chữa cho bị cáo cung cấp các tài liệu là lời khai của những người đang cư trú tại xã Đ, huyện B, tỉnh B từng vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Phòng giao dịch Đ gồm (18 người): 1. Ông Trần Đức T, sinh năm 1987, cư trú tại đội 1, thôn B; 2. Ông Nguyễn Tất H, sinh năm 1952, cư trú tại đội 2, thôn B; 3. Phạm Ngọc L, sinh năm 1960, cư trú tại đội 1, thôn B; 4. Bà Hoàng Thị T, sinh năm 1971, cư trú tại thôn 4; 5. Bà Võ Thị T, sinh năm 1956, cư trú tại Thôn Đ; 6. Bà Phạm Thị Kim Y, sinh năm 1969, cư trú tại Thôn Đ; 7. Ông Hà Huy N, sinh năm 1992, cư trú tại thôn B; 8. Ông Đào Xuân K, sinh năm 1957, cư trú tại thôn 6; 9. Ông Điểu L, sinh năm 1972, cư trú tại thôn B; 10. Ông Vũ Văn M, sinh năm 1988, cư trú tại thôn 6; 11. Ông Vũ Thái H, sinh năm 1977, cư trú tại thôn B; 12. Ông Hà Huy D, sinh năm 1968, cư trú tại thôn 9; 13. Ông Phạm Quang T, sinh năm 1969, cư trú tại Thôn Đ; 14. Bà Trần Thị L, sinh năm 1969, cư trú tại thôn 10 (bà L là Thôn trưởng thôn 10 và tổ trưởng tổ vay vôn thôn 10); 15. Ông Lương Đình Đ, sinh năm 1971, cư trú tại thôn 10; 16. Bà Nguyễn Thị Thanh L, sinh năm 1981, cư trú tại thôn B; 17. Bà Ngô Thị T, sinh năm 1987, cư trú tại thôn B; và 18. Bà Đặng Thị M, sinh năm 1990, cư trú tại thôn 6. Nội dung lời khai của những người vay vốn do L sư cung cấp có nội dung cơ bản là họ có vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Phòng giao dịch Đ, có làm thủ tục trực tiếp với Nguyễn Thanh Q. Quá trình làm thủ tục Q không đòi khoản tiền nào ngoài quy định và đưa tiền trong khi làm thủ tục vay hoặc sau khi được giải ngân Q đều không lấy. Xét lời khai của những người đã từng vay vốn và làm thủ tục vay với Q không thuộc các trường hợp Viện kiểm sát truy tố nên không loại trừ yếu tố lỗi của bị cáo trong vụ án mà chỉ được Hội đồng xét xử xem xét tham khảo.

[11] Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, với rất nhiều người, trong thời gian dài. Quá trình điều tra bị cáo không thành khẩn, quanh co chối tội nên cần áp dụng hình phạt cao, tương xứng với hành vi phạm tội bị cáo đã thực hiện để răn đe, giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung. Vì vậy, cần chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiển sát nhân dân huyện B và đề nghị của đại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B tại phiên tòa phúc thẩm, định khung hình phạt nặng hơn và tăng mức hình phạt đối với bị cáo.

[12] Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo Q không thừa nhận hành vi phạm tội của mình nhưng Toà án cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết giảm nhẹ là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải được quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự là không đúng quy định. Vì vậy, bị cáo Q không có tình tiết giảm nhẹ nào quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự nhưng Toà án cấp sơ thẩm áp dụng điều 54 Bộ luật Hình sự để quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với bị cáo là không phù hợp. Tuy nhiên, bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự như: Bị cáo là người có nhân thân tốt chưa có tiền án, tiền sự, có con nhỏ; Bị cáo có ông nội là liệt sĩ, có bà nội là Bà mẹ Việt Nam anh hùng và bị cáo còn có người thân trong gia đình khác là liệt sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được Hội đồng xét xử xem xét để giảm nhẹ một phần hình phạt.

[13] Đối với kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện B về quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm trả lại số tiền đã thu giữ trong vụ án cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Hội đồng xét xử nhận định:

Vào ngày 02/5/2018 bị cáo Phạm Thanh Q nhận 8.000.000 đồng của ông Phùng Văn T và 09 hồ sơ vay vốn bên trong kẹp tiền của ông Triệu Quang B 2.000.000 đồng, ông Lê Văn Q (vợ là Lê Thị H) 5.000.000 đồng, ông Điểu M (uỷ quyền cho Điểu M) 3.500.000 đồng, ông Điểu C 2.000.000 đồng, bà Hoàng Thị L 3.000.000 đồng, ông Điểu H 3.000.000 đồng, ông Điểu K 1.000.000 đồng, bà Điểu Thị N 500.000 đồng, bà Thị H 1.000.000 đồng; trước ngày 02/5/2018 bị cáo nhận của bà Điểu Thị D 2.000.000 đồng, ông Nguyễn Văn T 2.000.000 đồng, Điểu D 6.000.000 đồng, Điểu K2.000.000 đồng, ông Nguyễn Quang L 7.000.000 đồng. Ngoài ra, Q còn nhận của ông Điểu T 2.000.000 đồng, bà Trần Thị B 8.000.000 đồng, bà Nguyễn Thị Xuân G (Nguyễn Xuân Giao) 6.000.000 đồng, những người này không thừa nhận đã đưa tiền cho Q nhưng các khoản tiền này trong cùng xấp tiền với các số tiền đã xác định được người đưa, bị cáo thừa nhận là khoản tiền bị cáo đã nhận và có hồ sơ vay vốn của những người này nên Hội đồng xét xử xác định đây cũng là khoản tiền bị cáo Q nhận hối lộ.

Hành vi đưa tiền này của những người đã đưa tiền cho bị cáo có tính chất nguy hiểm không đáng kể, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và sống ở vùng sâu, vùng xa nhận thức còn hạn chế nên không xử lý về hình sự nhưng cũng là các hành vi trái pháp luật nên cần tịch thu toàn bộ số tiền những người đưa tiền đã đưa cho bị cáo Q nộp ngân sách Nhà nước.

[14] Từ những phân tích trên, cần chấp nhận Quyết định kháng nghị số 01/QĐ-VKS-HS ngày 20/10/2022 và Quyết định rút một phần kháng nghị phúc thẩm số 01/QĐ-VKS ngày 20/02/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện B, tỉnh B, sửa Bản án số 48/2022/HS-ST ngày 07/10/2022 của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh B.

[15] Về nội dung xử lý vật chứng Bản án sơ thẩm: Toà án cấp sơ thẩm có tính toán sai về số tiền ghi tên Nguyễn Thị Xuân G dẫn đến sai về tổng số tiền tịch thu. Xét thấy, phần xử lý vật chứng Viện kiểm sát nhân dân huyện B đã rút kháng nghị, Hội đồng xét xử đình chỉ về phần này nên khi thi hành án Toà án cấp sơ thẩm cần đính chính về số liệu cho đúng.

[16] Quan điểm của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B tại phiên tòa là phù hợp với nhận định Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.

[17] Quan điểm của L người bào chữa cho bị cáo Phạm Thanh Q và lời tự bào chữa của bị cáo Phạm Thanh Q là không có căn cứ nên không được chấp nhận.

định.

[18] Án phí hình sự sơ thẩm, hình sự phúc thẩm bị cáo phải chịu theo quy [19] Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 342, Điều 348 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đình chỉ xét xử phúc thẩm phần xử lý vật chứng. Bản án hình sự sơ thẩm số 48/2022/HS-ST ngày 07/10/2022 của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh B về phần xử lý vật chứng có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án phúc thẩm.

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 355, khoản 2 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 01/QĐ-VKS-HS ngày 20/10/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện B, tỉnh B, sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 48/2022/HS-ST ngày 07/10/2022 của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh B.

Không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Phạm Thanh Q.

1. Tuyên bố bị cáo Phạm Thanh Q phạm tội “Nhận hối lộ”.

Áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 354; khoản 2 Điều 51; Điều 38; Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Q hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Xử phạt bị cáo Phạm Thanh Q 07 (bảy) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án, được khấu trừ vào thời gian bị cáo bị tạm giam trước từ ngày 02/5/2018 đến ngày 29/9/2018 và từ ngày 30/8/2019 đến ngày 02/12/2019.

2. Án phí:

Bị cáo Phạm Thanh Q phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm và 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

87
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội nhận hối lộ số 21/2023/HS-PT

Số hiệu:21/2023/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Phước
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:30/03/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về