TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
BẢN ÁN 32/2022/HS-ST NGÀY 28/03/2022 VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP HÓA ĐƠN
Vào ngày 28 tháng 3 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ L số: 07/2022/TLST-HS ngày 27 tháng 01 năm 2022 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 36/2022/QĐXXST-HS ngày 14/3/2022 đối với các bị cáo:
1. Trần Thị L, sinh năm 1981; nơi ĐKHKTT: khu phố Đa H, phường Châu K, thành phố Từ S, tỉnh B Ninh; nơi cư trú: thôn Đình V, xã Yên Th, huyện Gia L, thành phố Hà Nội; Nghề nghiệp: phó giám đốc công ty; Trình độ học vấn: 9/12; Dân tộc: Kinh; Giới T1: Nữ; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; con ông Trần Văn Q, sinh năm 1937 và bà Phạm Thị M, sinh năm 1943; gia đình có 5 anh chị em, bị cáo là thứ năm; có chồng là Trần Văn Th, sinh năm 1976 và 02 con, lớn sinh năm 2001, nhỏ sinh năm 2004; Tiền án, tiền sự: không; bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 05/4/2021 đến ngày 29/4/2021 được thay thế bằng biện pháp Bảo lĩnh và bị áp dụng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện tại ngoại. Có mặt.
2. Vũ Đức D, sinh năm 1980; nơi ĐKHKTT và chỗ ở: khu phố Trịnh N, phường Châu K, thành phố Từ S, tỉnh B Ninh; Nghề nghiệp: giám đốc công ty; Trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới T1: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; con ông Vũ Đức Q, sinh năm 1950 và bà Dương Thị H, sinh năm 1960; gia đình có 2 anh em, bị cáo là thứ nhất; có vợ là Đỗ Thị H, sinh năm 1985 và 02 con, lớn sinh năm 2012, nhỏ sinh năm 2017; Tiền án, tiền sự: không; bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 27/8/2021 đến ngày 24/9/2021 được thay thế bằng biện pháp Bảo lĩnh và bị áp dụng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện tại ngoại. Có mặt.
3. Nguyễn Thị X, sinh năm 1982; nơi ĐKHKTT và chỗ ở: thôn Duệ Đ, thị trấn L, huyện Tiên Du, tỉnh B Ninh; Nghề nghiệp: kế toán; Trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới T1: Nữ; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Hữu T (đã chết) và bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1958; gia đình có 5 chị em, bị cáo là thứ hai; có chồng là Nguyễn Khoa B, sinh năm 1974 và 02 con, lớn sinh năm 2006, nhỏ sinh năm 2010; Tiền án, tiền sự: không; bị tạm giữ từ ngày 29/8/2021 đến ngày 7/9/2021 được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện tại ngoại. Có mặt.
4. Trịnh Thị T, sinh năm 1980; nơi ĐKHKTT và chỗ ở: thôn Làng M, xã Hoàn S, huyện Tiên Du, tỉnh B Ninh; Nghề nghiệp: kế toán; Trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới T1: Nữ; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; con ông Trịnh Văn N, sinh năm 1954 và bà Ngô Thị S, sinh năm 1955; gia đình có 3 chị em, bị cáo là thứ hai; có chồng là Vũ Thành T, sinh năm 1980 và 02 con, lớn sinh năm 2007, nhỏ sinh năm 2011; Tiền án, tiền sự: không; bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện tại ngoại. Có mặt.
* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Anh Trần Văn Th, sinh năm 1976; trú tại: khu phố Đa H, phường Châu K, thành phố Từ S, tỉnh B Ninh. Có mặt.
2. Chị Đỗ Thị H, sinh năm 1985; trú tại: khu phố Trịnh N, phường Châu K, thành phố Từ S, tỉnh B Ninh. Có mặt.
3. Anh Nguyễn Khoa B, sinh năm 1974; trú tại: thôn Duệ Đ, thị trấn L, huyện Tiên Du, tỉnh B Ninh. Có đơn xin vắng mặt.
4. Chị Nguyễn Thị M, sinh năm 1986; trú tại: thôn T, xã Cảnh H, huyện Tiên Du, tỉnh B Ninh. Vắng mặt.
5. Chị Phạm Thị H, sinh năm 1984; trú tại: thôn Đông S, xã Việt Đ, huyện Tiên Du, tỉnh B Ninh. Vắng mặt.
6. Bà Trần Thị T, sinh năm 1955; trú tại: số 6 ngõ 96 Tô Ngọc V, phường Quảng A, quận Tây H, thành phố Hà Nội. Vắng mặt.
* Người làm chứng:
1. Trần Đức T, sinh năm 1954;
2. Chị Trần Thị T, sinh năm 1992;
3. Anh Trần Khắc N, sinh năm 1993;
4. Chị Trần Thị Ly L, sinh năm 1994;
5. Anh Trần Khắc T, sinh năm 1992;
Đều trú tại: khu phố Đa H, phường Châu K, TP. Từ S, tỉnh B Ninh.
6. Chị Phạm Thanh N, sinh năm 1980; trú tại: khu phố Yên L, phường Tân H, thành phố Từ S, tỉnh B Ninh.
7. Ông Lưu Văn T, sinh năm 1963; trú tại: số 63 Tô Ngọc V, phường Quảng A, quận Tây H, thành phố Hà Nội. Đều vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
1. Đối với hành vi mua, bán hóa đơn của Trần Thị L:
Công ty TNHH Hoàng Lộc có trụ sở tại khu phố Trịnh Xá, phường Châu K, thành phố Từ S, tỉnh B Ninh (viết tắt là công ty Hoàng Lộc) được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ tháng 3/2006, Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Công ty là anh Trần Đức T, Phó giám đốc Công ty là Trần Thị L là em vợ của anh Tiến. Đến tháng 3/2015, anh Tiến đã ra văn bản ủy quyền cho Trần Thị L điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, là chủ tài khoản, ký toàn bộ các hóa đơn, chứng từ của công ty. Tuy nhiên, theo L khai Công ty Hoàng Lộc là của L, do anh Tiến không hoạt động và điều hành nữa nên đã chuyển cho L điều hành nhưng không làm thủ tục thay đổi Giám đốc. Đến tháng 01/2017, L làm thủ tục thành lập Công ty TNHH thép Hải Đăng Phát có trụ sở tại Cụm công nghiệp Châu K, phường Châu K, thành phố Từ S, tỉnh B Ninh (viết tắt là Công ty Hải Đăng Phát), đứng tên giám đốc là anh Trần Văn Th là chồng của L nhưng mọi hoạt động của Công ty đều do L điều hành, chỉ đưa cho anh Th ký hóa đơn, chứng từ còn anh Th không biết L kinh doanh, mua bán hàng hóa như thế nào. Cả hai Công ty đều hoạt động kinh doanh thương mại sắt, thép các loại và mở tài khoản tại Ngân hàng đầu tư (BDIV) - Chi nhánh Từ S để thực hiện việc chuyển, nhận tiền mua bán hàng hóa, trong đó tài khoản của Công ty Hoàng Lộc là 4331.0000.320068, tài khoản của Công ty Hải Đăng Phát là 4331.0000.323827.
Khoảng tháng 01/2017, trong quá trình kinh doanh hàng hóa, có một số khách hàng có nhu cầu và đặt vấn đề mua hóa đơn nên L đã xuất bán khống hóa đơn, không có hàng hóa kèm theo của Công ty Hoàng Lộc và Hải Đăng Phát cho khách hàng để thu lợi bất chính. Sau đó, L mua khống hóa đơn của người không quen biết do các Công ty có trụ sở và đăng ký kinh doanh tại thành phố Hải Phòng xuất ra để hợp thức hóa số hàng hóa của các hóa đơn đã bán khống, cụ thể như sau:
* Về hành vi bán khống hóa đơn:
Hàng tháng, khi khách hàng cần mua hóa đơn GTGT khống (không có hàng) kèm theo các chứng từ liên quan, L đã bán hóa đơn GTGT cho họ với giá 2,05% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn. Các mặt hàng ghi trên hóa đơn là sắt thép, vật liệu xây dựng các loại. Khi khách hàng yêu cầu, họ cung cấp cho L số liệu để viết hóa đơn như tên công ty, mã số thuế, mặt hàng, khối lượng, giá trị hàng hóa…. Sau đó, L tự sử dụng máy in để in hóa đơn hoặc giao cho nhân viên là Trần Thị T ở cùng khu với L thực hiện in hóa đơn. Đối với hóa đơn của Công ty Hoàng Lộc thì L ký, đóng dấu còn đối với hóa đơn của Công ty Hải Đăng Phát thì L đưa cho anh Trần Văn Th ký, L đóng dấu. Sau khi hoàn thiện hóa đơn, L trực tiếp chuyển trả cho khách hàng bằng chuyển phát nhanh kèm theo hợp đồng, biên bản giao nhận hàng hóa...
Về số tiền bán hóa đơn, có lúc khách trả cho L bằng tiền mặt nhưng không có giấy tờ biên nhận hay sổ sách ghi chép gì về việc này hoặc có lúc khách trả tiền cho L thông qua chuyển khoản để hợp thức hóa việc mua hóa đơn rồi L rút tiền ra trả lại cho khách và trích lại tiền bán hóa đơn theo thỏa thuận. Đến nay, L không xác định được hóa đơn nào khách trả bằng tiền mặt, hóa đơn nào khách trả bằng chuyển khoản.
Với cách thức như trên, Trần Thị L đã xuất bán khống tổng cộng 724 số hóa đơn cho 11 công ty có tổng giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn là 601.331.465.053đồng, tiền thuế là 60.133.146.505đ, với giá bán là 2,05% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn.
Theo L khai nhận: Hầu hết người mua hóa đơn liên hệ với L đều giới thiệu là nhân viên công ty nhận hóa đơn. Đến nay, L không nhớ được hết nhân thân, lai lịch của họ, L chỉ nhớ Vũ Đức D là giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hòa Hảo là người mua hóa đơn cho các Công ty cổ phần công nghiệp Quảng An 1 và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hòa Hảo; Nguyễn Ngọc Sơn là giám đốc mua hóa đơn cho Công ty TNHH Hiền Sơn và Nguyễn Thành Long là giám đốc mua hóa đơn cho Công ty TNHH một thành viên thép Thành Long.
Để hợp thức việc bán hóa đơn khống nêu trên, theo quy định các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng phải thực hiện việc chuyển khoản qua ngân hàng. Theo L khai: Các khách hàng đều chuyển tiền thật vào tài khoản ngân hàng của Công ty Hoàng Lộc và Hải Đăng Phát rồi L đưa séc ngân hàng cho nhân viên là Trần Thị T hoặc Trần Khắc N ra ngân hàng rút tiền về đưa cho L để trả trực tiếp cho khách hàng nhưng L không có sổ sách ghi chép gì.
Cơ quan điều tra đã tiến hành xác M 11 Công ty đã sử dụng hóa đơn của Công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát đã xác định:
+ Đối với 07 công ty gồm: Công ty TNHH xây lắp điện Hà Nam, Công ty TNHH thương mại và sản xuất M Quân, Công ty TNHH M Thành Quyết, Công ty cổ phần và xây lắp M Ngọc, Công ty TNHH thương mại tổng hợp Hà M Châu, Công ty cơ khí và thương mại Ngọc Sơn và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Bình. Giám đốc các Công ty này đều trình bày có mua hàng thật của công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát. Khi mua hàng có người giới thiệu là nhân viên công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát đến chào hàng và bán hàng, hoặc giao cho nhân viên của công ty (hiện không còn làm ở công ty, không xác định được làm gì, ở đâu) thực hiện giao dịch mua hàng của công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát. Sau khi được trả hóa đơn, các công ty này đã thực hiện chuyển tiền, thanh toán tiền hàng đầy đủ cho công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát.
+ Đối với Công ty TNHH Hiền Sơn, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Công ty này trình bày có mua hàng thật của Trần Thị L và thanh toán tiền hàng đầy đủ. Tuy nhiên, L khai bán hóa đơn cho công ty này thông qua Nguyễn Ngọc Sơn – Giám đốc. Khi công ty Hiền Sơn chuyển tiền trả cho công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát thì L rút tiền ra mang đến trả lại cho công ty Hiền Sơn. Cơ quan điều tra tiến hành triệu tập ông Sơn để đối chất với L nhưng công ty Hiền Sơn có văn bản từ chối đối chất do tình hình dịch bệnh và giữ nguyên lời khai. Đến nay, chỉ có lời khai của L về việc bán hóa đơn cho ông Sơn ngoài ra không còn căn cứ nào khác. Do chưa có đủ căn cứ xác định ông Nguyễn Ngọc Sơn mua khống hóa đơn của L.
+ Đối với Công ty TNHH một thành viên thép Thành Long, do tình hình dịch bệnh Covid-19, không có mặt theo giấy triệu tập, có văn bản giải trình mua hàng thật của Trần Thị L. Tuy nhiên, L khai trong quá trình mua bán hàng hoá, Long nhờ L xuất bán khống một số hoá đơn, L đã bán hoá đơn cho công ty Thành Long với số lượng khoảng 40% tổng lượng hoá đơn tái xuất với giá 2,05% giá trị tiền hàng ghi trên hoá đơn. Khi công ty Thành Long chuyển tiền cho công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát thì L rút ra trả cho người của công ty Thành Long cử đến lấy. Đến nay, chỉ có lời khai của L về việc bán hóa đơn cho ông Long nên chưa đủ cơ sở xác định ông Long đã mua hóa đơn của L.
+ Đối với Công ty cổ phần công nghiệp Quảng An 1, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hòa Hảo do Vũ Đức D mua hóa đơn của L. Đến nay, D đã thừa nhận có mua hóa đơn của L.
* Về hành vi mua khống hóa đơn:
Hàng tháng, Trần Thị L đã mua hóa đơn GTGT của người tên là Hòa (không rõ lai lịch) do các Công ty trên địa bàn thành phố Hải Phòng xuất ra để kê khai, hợp thức hóa việc bán khống hóa đơn (đầu ra) nêu trên. Căn cứ vào số lượng hóa đơn bán ra, L chuyển trực tiếp số liệu viết hóa đơn cho Hòa để Hòa viết hóa đơn cho L. Các chứng từ khác như hợp đồng, biên bản giao nhận hàng, báo giá…. L khai, sau khi nhận hóa đơn thì L chuyển cho kế toán thuế là Trịnh Thị T hoàn thiện các chứng từ này, sau đó L chuyển trực tiếp cho bên bán hóa đơn để ký đóng dấu hoàn thiện thủ tục, giấy tờ mua bán.
Về tiền mua hóa đơn, L thanh toán trực tiếp cho những người mua hóa đơn bằng tiền mặt nhưng không có sổ sách hay giấy tờ ghi chép việc giao nhận tiền. Tổng cộng, Trần Thị L đã mua 570 số hóa đơn của Hòa do 25 Công ty có địa chỉ trụ sở tại thành phố Hải Phòng xuất ra có tổng trị giá tiền hàng ghi trên hóa đơn là 600.364.996.565đồng, tiền thuế là 60.036.499.656đ, với giá mua là 2,0% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn.
Để hợp thức hóa việc thanh toán tiền hàng qua ngân hàng, sau khi nhận hóa đơn, có kèm theo séc khống và các tờ giấy A4 trắng đã có chữ ký, đóng dấu của Giám đốc các công ty xuất hóa đơn, L giao tiền cho Trần Thị T hoặc Trần Khắc N ra Ngân hàng nộp tiền vào tài khoản của Công ty Hoàng Lộc hoặc Công ty Hải Đăng Phát rồi ủy nhiệm chi chuyển khoản thanh toán tiền cho các công ty đã xuất hóa đơn (đầu vào), đồng thời L thuê thêm Trần Thị Ly L và Trần Khắc T ra ngân hàng dùng séc của các công ty đầu vào rút tiền ra mang tiền về đưa cho L. Ngoài ra, theo L khai, có một số mã rút tiền phía công ty đầu vào thuê người (không rõ lai lịch) cùng ra ngân hàng, khi L chuyển tiền vào tài khoản của công ty đầu vào, họ rút tiền ra trả cho L. Đến nay, L không xác định được các mã nào L thực hiện rút tiền ra, mã nào phía bán hóa đơn rút tiền ra đưa cho L.
Toàn bộ các hóa đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra hàng tháng, L chuyển cho kế toán là Trịnh Thị T để kê khai, báo cáo thuế. L khai, từ năm 2017 có lần L nói cho T biết việc mình mua, bán hóa đơn của các Công ty tại Hải Phòng. Đến nay, T xác nhận là T chỉ biết rõ L mua khống toàn bộ 570 số hóa đơn của các Công ty đầu vào tại thành phố Hải Phòng. Do vậy, Trịnh Thị T phải chịu trách nhiệm trong việc giúp Trần Thị L kê khai, báo cáo thuế tổng cộng 570 số hóa đơn của 25 Công ty có trụ sở tại thành phố Hải Phòng có tổng giá trị tiền hàng là 600.364.996.565đ, tiền thuế là 60.036.499.656đ.
- Về số tiền Trần Thị L được hưởng lợi = Đầu ra (2,05% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn) – Đầu vào (2% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn) = 601.331.465.053đx 2,05% - 600.364.996.565đx 2% = 319.995.102đồng.
2. Đối với hành vi mua, bán hóa đơn của Vũ Đức D:
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hòa Hảo (viết tắt là Công ty Hòa Hảo) có trụ sở tại khu phố Trịnh N, phường Châu K, thành phố Từ S, tỉnh B Ninh do Vũ Đức D là người đại diện theo pháp luật và là Giám đốc Công ty, hoạt động kinh doanh hàng hóa sắt, thép các loại, thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng số 4331.0000.066876 tại Ngân hàng đầu tư (BIDV)- Chi nhánh Từ S.
Do có quan hệ buôn bán sắt thép với Công ty cổ phần Công nghiệp Quảng An I (viết tắt là Công ty Quảng An) có trụ sở tại khu công nghiệp Tiên Sơn thuộc xã Hoàn S, huyện Tiên Du, tỉnh B Ninh do anh Lưu Văn T sinh năm 1963, trú tại số 63 Tô Ngọc Vân, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội làm Tổng giám đốc công ty nên D biết Nguyễn Thị X là kế toán nội bộ của Công ty Quảng An, X được giao nhiệm vụ là làm kế toán trưởng tại Ngân hàng và trực tiếp thực hiện các quan hệ giao dịch mua, bán hàng hóa với khách hàng.
Trong giai đoạn từ 2017 đến 2019, Công ty Quảng An có thực hiện đầu tư, thi công hạng mục khu đô thị tại thành phố Đà Nẵng và đầu tư xây dựng nhà xưởng tại khu công nghiệp Tiên Sơn. Do X là người trực tiếp phụ trách việc mua hàng hóa đầu vào cho công ty nên X đã tự ý mua hàng hóa trôi nổi ngoài thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Do vậy, để được công ty thanh toán tiền mua hàng, X đã trực tiếp trao đổi với Vũ Đức D để nhờ D xuất bán khống hóa đơn cho X, D đã đồng ý bán hóa đơn cho X với giá 4,1% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn (X khai mua với giá là 5%). Hàng tháng, căn cứ lượng hàng thực tế mua vào cho công ty, X báo số liệu cho D để viết hóa đơn (mặt hàng, khối lượng, giá trị….).
Ban đầu, D sử dụng hóa đơn của Công ty Hòa Hảo để xuất bán khống trực tiếp về Công ty Quảng An rồi mua hóa đơn của Trần Thị L để hợp thức hóa đầu vào. Sau đó, do X yêu cầu viết số lượng hàng hóa nhiều nên D đã thảo thuận với Trần Thị L xuất bán hóa đơn cho D về Công ty Quảng An với giá là 4% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn và cho D hưởng tiền hoa hồng (L khai bán cho D với giá là 2,05%), cụ thể như sau:
* Đối với việc Vũ Đức D trực tiếp sử dụng hóa đơn của Công ty Hòa Hảo xuất bán khống cho Công ty Quảng An.
Với cách thức như trên, Vũ Đức D đã sử dụng hóa đơn của Công ty Hòa Hảo bán khống cho Công ty Quảng An tổng cộng là 62 số hóa đơn có tổng trị giá tiền hàng ghi trên hóa đơn là 30.525.225.253đồng, tiền tiền thuế là 3.052.522.525đồng, với giá là 4,1% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn.
Để hợp thức việc bán hóa đơn khống nêu trên, theo quy định các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng phải thực hiện việc chuyển khoản qua ngân hàng. Khi Công ty Quảng An chuyển tiền vào tài khoản Công ty Hòa Hảo thì D ra ngân hàng rút tiền rồi tự đối trừ tiền bán hóa đơn theo thỏa thuận rồi trả lại tiền thừa cho X thông qua nhân viên của X.
Hàng tháng, sau khi bán hóa đơn cho Công ty Quảng An, D đã thỏa thuận mua hóa đơn và cung cấp cho Trần Thị L số liệu để viết hóa đơn như mặt hàng, khối lượng, giá trị… Sau khi viết hóa đơn, L trả hóa đơn cho D kèm theo các chứng từ như: Biên bản giao nhận hàng hóa, hợp đồng… Sau đó, D trả cho L tiền mua hóa đơn bằng tiền mặt hoặc sau khi D thực hiện chuyển tiền cho Công ty Hoàng Lộc và Hải Đăng Phát để hợp thức hóa việc mua, bán hóa đơn thì L tự đối trừ tiền bán hóa đơn theo thỏa thuận rồi trả D tiền thừa bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của D mở tại Ngân hàng đầu tư (BIDV) - Chi nhánh Từ S (STK: 4331.0000.086333) hoặc Ngân hàng Techcombank - Chi nhánh B Ninh (STK: 1902.977969.4029).
Tổng số hóa đơn D đã mua khống của Công ty Hoàng Lộc và Công ty Hải Đăng Phát do Trần Thị L xuất bán là 124 số hóa đơn có tổng trị giá tiền hàng ghi trên hóa đơn là 30.266.233.210đ, tiền thuế là 3.026.623.321đồng, với giá là 4% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn.
Sau khi thực hiện mua, bán hóa đơn khống nêu trên, Vũ Đức D đã giao cho kế toán là chị Phạm Thanh N để kê khai, báo cáo thuế. Tuy nhiên, D không nói cho chị Nga biết việc D mua, bán hóa đơn. Nhiệm vụ của chị Nga là chỉ thực hiện kê khai, báo cáo thuế cho công ty Hòa Hảo trên cơ sở hóa đơn, chứng từ D đưa cho, chị Nga không làm việc tại Công ty nên không biết hoạt động kinh doanh của D như thế nào và cũng không biết D mua, bán trái phép hóa đơn.
Theo D khai, số tiền D được hưởng lợi từ việc sử dụng hóa đơn của Công ty Hòa Hảo bán cho X viết về Công ty Quảng An là: Đầu ra (4,1 % giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn) – Đầu vào (4% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn) = 30.525.225.253đ x 4,1% - 30.266.233.210đ x 4% = 40.884.906đ.
* Đối với việc Vũ Đức D nhờ Trần Thị L xuất bán khống hóa đơn cho Công ty Quảng An.
Hàng tháng, khi được X đặt vấn đề mua hóa đơn với số lượng lớn, do Công ty Hòa Hảo không thể xuất khống số lượng nhiều được vì không có đầu vào, nên D đã đặt vấn đề mua hóa đơn của Trần Thị L và được L đồng ý bán với giá 4% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn và D được hưởng tiền hoa hồng. Khi công ty Quảng An chuyển tiền vào tài khoản công ty Hoàng Lộc và Hải Đăng Phát thì L có trách nhiệm trả cho D tiền hoa hồng từ 1% đến 1,5% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn, D sẽ chuyển trả lại cho X một phần tiền hoa hồng. Sau khi viết xong hóa đơn, L tự chuyển đến công ty Quảng An bằng chuyển phát nhanh.
Tổng số hóa đơn mà Vũ Đức D nhờ Trần Thị L bán khống cho X xuất về Công ty Quảng An là 246 số hóa đơn có tổng giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn là 310.887.686.990đ, tiền thuế là 31.088.768.699đ.
Về việc chuyển tiền để hợp thức hóa việc mua, bán hóa đơn: Theo D khai khi công ty Quảng An chuyển tiền vào tài khoản của công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát thì L ra Ngân hàng rút tiền, có lúc D đi cùng rồi L tự trích lại 4% tiền bán hóa đơn theo thỏa thuận và trả cho D từ 1 đến 1,5% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn theo thỏa thuận vào tài khoản cá nhân của D nêu trên hoặc tiền mặt. D chuyển lại vào tài khoản cá nhân của Nguyễn Thị X (mở tại Ngân hàng Techcombank) hoặc tài khoản cá nhân của chồng X là anh Nguyễn Khoa B (mở tại Ngân hàng Vietinbank), có lúc trả tiền mặt cho X và chỉ giữ lại 0,1% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn.
Tuy nhiên, theo X khai nhận: Sau khi có hóa đơn, X làm thủ tục đề nghị công ty Quảng An chuyển tiền vào tài khoản của Công ty Hòa Hảo, Hải Đăng Phát và Hoàng Lộc rồi X cử các nhân viên là chị Nguyễn Thị M, chị Phạm Thị H và bà Trần Thị T xuống các công ty trên nhận lại tiền về đưa cho X để X thanh toán tiền hàng cho khách bán hàng thật. Tuy nhiên, X không nói với những người này biết việc X đã sử dụng số tiền đó để hợp thức hóa việc mua hóa đơn trái phép. Khi rút tiền, phía công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát tự giữ lại 5% tiền bán hóa đơn theo như thỏa thuận, sau đó Vũ Đức D có trích lại và cho X khoảng 100 triệu đồng (gọi là tiền hoa hồng), X có cho M và H mỗi lần đi nhận tiền là 01 triệu đồng, tổng cộng khoảng 20 triệu đồng, còn lại được hưởng 80 triệu đồng. Đến nay, chị M, H và bà T1 cũng đã thừa nhận có nhận tiền của X cho nhưng chỉ biết là thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của X và được X cho tiền bồi dưỡng, không biết X thực hiện mua, bán trái phép hóa đơn. Khi hoàn thiện các thủ tục, X chuyển hóa đơn về cho kế toán là chị Nguyễn Thị M và kế toán trưởng của công ty là anh Đặng Anh Tuấn kê khai báo cáo thuế. Tuy nhiên, anh Tuấn và chị M không biết các hóa đơn nêu trên là hóa đơn mua khống và đã kê khai, báo cáo thuế theo quy định.
Cơ quan điều tra đã tiến hành thu thập và kiểm tra các tài khoản ngân hàng liên quan đến việc mua bán khống hóa đơn đã xác định, Vũ Đức D đã chuyển tổng số tiền là 3.473.905.770 đồng vào tài khoản của Nguyễn Thị X (STK:
1902.3573.340028 mở tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh B Ninh) và anh Nguyễn Khoa B (là chồng X) (STK: 109.006.783572 mở tại Ngân hàng Vietibank). Tuy nhiên, theo X khai: Đây là tiền mà trước đó X ứng mua hàng của công ty Hòa Hảo hoặc ứng trước mua hóa đơn nên D trả, không phải là tiền hoa hồng. Việc X bảo D chuyển tiền cho chồng X là do nhiều lúc bận không ra Ngân hàng được nên D nhờ chồng nhận tiền, sau đó đưa cho X nhưng X không nói cho anh B biết đó là tiền gì. Còn Vũ Đức D khai: Số tiền trên bao gồm cả tiền D trả lại công ty Quảng An sau khi công ty Quảng An chuyển tiền hợp thức việc mua, bán hóa đơn, có cả tiền D trả cho X trong việc trả phần trăm hoa hồng từ việc bán hóa đơn của công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát cho công ty Quảng An. Đến nay, D không xác định được cụ thể trong đó có bao nhiêu tiền trả lại công ty Quảng An, bao nhiêu tiền trả cho việc chi hoa hồng. Nội dung viết trong các mã chuyển tiền cho X không ghi rõ nội dung mà chỉ ghi là “Nộp tiền” hoặc “NT”, nên không có căn cứ xác định là D thanh toán cho X tiền “hoa hồng” cụ thể là bao nhiêu.
Từ năm 2017 đến năm 2020, Trần Thị L đã chuyển khoản cho D tổng cộng 5.142.200.240đồng. L và D đều khai: Trong đó có cả tiền L trả lại D sau khi công ty Hòa Hảo chuyển tiền hợp thức việc mua, bán hóa đơn và có cả tiền hoa hồng trả cho D từ việc bán hóa đơn của công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát cho công ty Quảng An. Đến nay, L và D đều không xác định được cụ thể trong đó có bao nhiêu tiền trả lại Công ty Hòa Hảo, bao nhiêu tiền trả cho việc chi hoa hồng.
Trên cơ sở quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh B Ninh về việc xác định thiệt hại tiền thuế trong việc Công ty Quảng An đã sử dụng trái phép 246 số hóa đơn của Công ty Hoàng Lộc và Hải Đăng Phát để kê khai khấu trừ thuế. Ngày 26/11/2021, Cục thuế tỉnh B Ninh đã ban hành Bản kết luận giám định tập thể, kết luận:“Trong các kỳ kê khai thuế từ tháng 01/2017 đến hết tháng 9/2021 (tháng kê khai cuối cùng tại thời điểm giám định) chưa phát sinh thuế GTGT phải nộp nên chưa gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước”. Đến nay, Công ty Quảng An đã tự kê khai điều chỉnh, loại bỏ các hóa đơn nêu trên vào kỳ kê khai báo cáo thuế tháng 11/2021.
*Về số tiền L, D và X được hưởng lợi cụ thể như sau:
Do mâu thuẫn lời khai giữa Vũ Đức D với Trần Thị L, Vũ Đức D với Nguyễn Thị X về tỷ lệ mua, bán hóa đơn, Cơ quan điều tra đã tiến hành cho các bên đối chất giữa, kết quả các bên vẫn giữ nguyên lời khai, vì vậy, trên cơ sở lời khai của Trần Thị L, Vũ Đức D và Nguyễn Thị X cần xác định số tiền L, D và X được hưởng lợi từ việc mua, bán hóa đơn, cụ thể như sau:
- Trần Thị L mua vào là 2% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn, bán ra là 2,05% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn = Đầu ra (2,05% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn) – Đầu vào (2% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn) = 601.331.465.053đx 2,05% - 600.364.996.565đx 2% = 319.995.102đồng. Tại giai đoạn điều tra, L đã tự nguyện nộp lại số tiền 100.000.000 đồng để khắc phục hậu quả.
- Vũ Đức D mua hóa đơn của L xuất về Công ty Hòa Hảo với giá là 4% để bán cho Công ty Quảng An với giá là 4,1% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn = Đầu ra (4,1 % giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn) – Đầu vào (4% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn) = 30.525.225.253đ x 4,1% - 30.266.233.210đ x 4% = 40.884.906 đồng.
Ngoài ra, D nhờ L sử dụng hóa đơn của Công ty Hoàng Lộc và Hải Đăng Phát bán cho X xuất về Công ty Quảng An được hưởng lợi là 0,1% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn: 310.887.686.990đ x 0,1% =310.887.686đồng.
Như vậy, Vũ Đức D được hưởng lợi tổng số tiền là: 40.884.906đ + 310.887.686đ = 351.772.592 đồng. Tại giai đoạn điều tra, D đã tự nguyện nộp lại số tiền 351.800.000 đồng để khắc phục hậu quả.
- Nguyễn Thị X mua hóa đơn với giá là 5% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn, được hưởng lợi 100.000.000 đồng. Tại giai đoạn điều tra, X đã tự nguyện nộp lại số tiền 100.000.000 đồng để khắc phục hậu quả.
Đến ngày 31/3/2021, Trần Thị L đã đến cơ quan Công an đầu thú. Ngày 27/8/2021, Vũ Đức D và Nguyễn Thị X đã đến cơ quan Công an đầu thú. Quá trình điều tra, truy tố Trần Thị L, Trịnh Thị T, Vũ Đức D và Nguyễn Thị X đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như đã nêu trên.
Tại Bản Cáo trạng số: 02/CT-VKS-P1 ngày 13/01/2022 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B Ninh đã truy tố các bị cáo Trần Thị L, Trịnh Thị T, Vũ Đức D, Nguyễn Thị X về tội “Mua bán trái phép hóa đơn” theo điểm d, đ khoản 2 Điều 203 Bộ luật hình sự.
Tại phiên tòa hôm nay, các bị cáo đều khai nhận toàn bộ hành vi mua, bán hóa đơn khống như cáo trạng đã truy tố. Bị cáo L khai chỉ bán hóa đơn cho D với giá 2,05% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn đối với các hóa đơn xuất cho công ty Hòa Hảo và 3,5% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn đối với hóa đơn xuất cho công ty Quảng An, sau đó khi nhận tiền của công ty Quảng An thì L trả cho D 1,5% tiền hoa hồng. Tuy nhiên, D khai mua hóa đơn của L xuất cho công ty Hòa Hảo với giá là 4%, xuất cho công ty Quảng An là 2,5%, L phải trả lại cho D 1,5%. Đồng thời, D khai bán hóa đơn của công ty Hòa Hảo với giá là 4,1% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn và mua hộ hóa đơn của Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát cho công ty Quảng An với giá 4%. Hàng tháng khi nhận tiền của L, D chuyển cho X khoảng 1,5% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn đối với hóa đơn của công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát. Còn X khai tất cả các hóa đơn mua của D đều với giá là 5% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn và được D trích cho tổng cộng 100 triệu đồng tiền hoa hồng.
Trịnh Thị T khai nhận, T làm kế toán thuê cho Trần Thị L từ năm 2009 đối với Công ty Hoàng Lộc và từ năm 2017 đến nay đối với Công ty Hải Đăng Phát. Nhiệm vụ của T là kê khai, báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo tài chính, quyết toán thuế hàng năm và định kỳ. Tuy nhiên, T không trực tiếp làm việc tại Công ty nên không biết rõ hoạt động kinh doanh của Trần Thị L như thế nào. Từ 2017 đến nay, hàng tháng đến kỳ kê khai, báo cáo thuế, T đến Công ty Hoàng Lộc để nhận hóa đơn đầu vào, đầu ra do L đưa cho để kê khai, báo cáo thuế. L trả tiền lương cho T mỗi tháng là 03 triệu đồng/Công ty. Khi kê khai, báo cáo thuế thì T biết rõ việc L mua khống các hóa đơn để kê khai thuế vì trong nhiều hóa đơn đầu vào không có các chứng từ kèm theo hóa đơn như: Hợp đồng, biên bản giao nhận hàng, phiếu xuất, nhập kho…mà chỉ có hóa đơn nên L bảo T phải hoàn thiện các chứng từ này, có lần L nói cho T biết L mua bán hóa đơn. Tuy nhiên, T không được hưởng lợi gì từ việc L mua, bán hóa đơn mà chỉ nhận tiền lương do L trả để kê khai, báo cáo thuế. Đối với các công ty đầu ra thì T khai là T không hoàn thiện các chứng từ kèm theo hóa đơn nên T không biết là L có bán hóa đơn hay không. Khi T kê khai, báo cáo thuế nếu thiếu lượng hàng đầu vào thì T báo cho L biết số lượng, sau đó L mua thêm hóa đơn đầu vào đưa cho T kê khai. T xác nhận là T biết rõ L mua khống toàn bộ 570 số hóa đơn của các Công ty đầu vào tại thành phố Hải Phòng.
Các bị cáo đều nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt và cho các bị cáo được hưởng án treo cải tạo tại địa phương.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Th trình bày: Công ty Hải Đăng Phát do anh làm giám đốc nhưng mọi hoạt động của công ty do L anh không biết. L bảo anh ký gì anh ký đó. Anh không biết việc L mua bán hóa đơn.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B Ninh thực hành quyền công tố tại phiên tòa phát biểu luận tội giữ nguyên Cáo trạng truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố các bị cáo Trần Thị L, Vũ Đức D, Nguyễn Thị X và Trịnh Thị T phạm tội “Mua bán trái phép hóa đơn”.
Áp dụng điểm d, đ khoản 2, 3 Điều 203; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật hình sự. Xử phạt các bị cáo:
- Trần Thị L từ 24 đến 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 48 đến 60 tháng T1 từ ngày tuyên án sơ thẩm. Phạt bị cáo từ 30 đến 40 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước.
- Vũ Đức D từ 18 đến 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 36 đến 48 tháng T1 từ ngày tuyên án sơ thẩm. Phạt bị cáo từ 20 đến 30 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước.
Áp dụng điểm d, đ khoản 2 Điều 203; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật hình sự. Xử phạt bị cáo từ 15 đến 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 30 đến 36 tháng từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Áp dụng điểm d, đ khoản 2 Điều 203; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 35 Bộ luật hình sự: Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị X từ 300 đến 500 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước.
Về vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự, Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự: Tịch thu nộp ngân sách nhà nước 551.800.000 đồng các bị cáo L, D, X tự nguyện nộp tại giai đoạn điều tra và số tiền 220.195.102 đồng bị cáo L nộp trước khi xét xử sơ thẩm theo biên lai thu tiền số 0000322 ngày 21/3/2022 của cục thi hành án dân sự tỉnh B Ninh. Tạm giữ của bị cáo Nguyễn Thị X 400.000.000 đồng theo biên lai thu tiền số 0000321 ngày 18/3/2022 của cục thi hành án dân sự tỉnh B Ninh để đảm bảo thi hành án.
Các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có ý kiến gì tranh luận, các bị cáo chỉ xin Hội đồng xét xử xem xét cho các bị cáo được hưởng mức án nhẹ nhất.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1]. Trong quá trình điều tra, truy tố Điều tra viên, Kiểm sát viên đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nên các quyết định, hành vi của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là hợp pháp.
[2] Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử nhận thấy có đủ cơ sở để kết luận:
Trong khoảng thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2020, với vai trò là người quản L, điều hành mọi hoạt động của Công ty TNHH Hoàng Lộc và Công ty TNHH thép Hải Đăng Phát đều có trụ sở tại phường Châu K, thành phố Từ S, tỉnh B Ninh, Trần Thị L đã có hành vi xuất bán khống 724 số hóa đơn GTGT không có hàng hóa kèm theo của 02 Công ty trên cho 11 Công ty có tổng giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn là 601.331.465.053 đồng, tiền thuế là 60.133.146.505 đồng, với giá là 2.05% tiền hàng ghi trên hóa đơn, trong đó bán 370 số hóa đơn cho Vũ Đức D và bán 354 số hóa đơn cho những người không quen biết xuất về 09 Công ty có trụ sở ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Để hợp thức hóa số hóa đơn đầu ra, Trần Thị L đã mua của những người không quen biết 570 số hóa đơn GTGT do các Công ty có trụ sở tại thành phố Hải Phòng xuất ra có tổng giá trị tiền hàng là 600.364.996.565 đồng, tiền thuế là 60.036.499.656 đồng với giá là 2% giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn. Tổng số lượng hóa đơn L mua, bán là 1.294 số hóa đơn, L đã được hưởng lợi số tiền là 319.995.102đồng.
Trịnh Thị T là kế toán biết rõ L mua khống 570 số hóa đơn đầu vào của 25 công ty ở Hải Phòng nhưng vẫn có hành vi giúp sức cho L trong việc hợp thức các thủ tục giấy tờ và kê khai báo cáo thuế, từ đó L được hưởng lợi số tiền là 319.995.102đồng.
Đối với Vũ Đức D đã mua 370 số hóa đơn của Trần Thị L, trong đó có 124 số hóa đơn xuất về Công ty TNHH SX và TM Hòa Hảo do D làm giám đốc và nhờ L bán 246 số hóa đơn cho X ở Công ty cổ phần Công nghiệp Quảng An I để được hưởng tiền hoa hồng. Việc D mua hóa đơn của L là để D hợp thức hóa đầu vào đối với 62 số hóa đơn của Công ty Hòa Hảo đã bán khống cho Nguyễn Thị X xuất về Công ty cổ phần Công nghiệp Quảng An I. Như vậy, Vũ Đức D đã mua, bán 432 số hóa đơn được hưởng lợi tổng số tiền là 351.772.592 đồng Nguyễn Thị X đã mua khống 62 số hóa đơn của Công ty Hòa Hảo xuất về Công ty cổ phần Công nghiệp Quảng An I và thông qua D nhờ L bán 246 số hóa đơn cho X. Mục đích X mua 308 số hóa đơn để nhằm hợp thức hóa số hàng hóa mà X đã mua trôi nổi ngoài thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Như vậy, Nguyễn Thị X đã mua, bán 308 số hóa đơn có tổng giá trị tiền hàng là 341.412.912.243 đồng, tiền thuế là 34.141.291.224 đồng, được hưởng lợi 100.000.000 đồng.
Do vậy, hành vi của các bị cáo Trần Thị L, Vũ Đức D, Trịnh Thị T và Nguyễn Thị X đã đủ yếu tố cấu thành tội “Mua bán trái phép hóa đơn” theo điểm d, đ khoản 2 Điều 203 Bộ luật hình sự. Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B Ninh truy tố đối với các bị cáo là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
[3] Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm tới trật tự quản L của nhà nước về tài chính, kinh tế, ảnh hưởng xấu trong sản xuất, kinh doanh. Do vậy cần phải xử L nghiêm theo pháp luật hình sự để giáo dục riêng và răn đe, phòng ngừa chung.
Xét T1 chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và vai trò của từng bị cáo trong vụ án thì thấy: Vụ án có T1 chất đồng phạm giản đơn, các bị cáo không có sự bàn bạc, thống nhất từ trước mà chỉ tự thực hiện hành vi phạm tội theo từng khâu cụ thể. Trong đó bị cáo L có vai trò cao hơn các bị cáo khác, Đối với bị cáo T có vai trò giúp sức cho L, chỉ biết rõ L mua khống 570 số hóa đơn và thực hiện kê khai báo cáo thuế cho L, bản thân T không được hưởng lợi gì. Do vậy Hội đồng xét xử xem xét khi quyết định hình phạt.
Xem xét nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo, Hội đồng xét xử thấy: Các bị cáo đều có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự; quá trình điều tra và tại phiên tòa đều có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải với hành vi phạm tội của mình, nên đều được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự.
Quá trình điều tra và trước khi xét xử sơ thẩm các bị cáo cũng đã tự nguyện nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính để khắc phục hậu quả cụ thể: L đã tự nguyện khắc phục tổng cộng 320.195.102 đồng tiền thu lợi bất chính của bị cáo và bị cáo T, D đã tự nguyện nộp 351.800.000 đồng, X đã tự nguyện nộp tổng cộng 500.000.000 đồng. Sau khi phạm tội các bị cáo L, D, X đã ra đầu thú khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, Bố đẻ bị cáo D được tặng Huân chương kháng chiến hạng nhì và nhiều giấy khen. Do vậy cả 4 bị cáo được hưởng thêm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.
Các bị cáo L, T, Đức đều không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng, đã khắc phục toàn bộ số tiền thu lợi bất chính, bị cáo T tham gia với tư cách là người giúp sức cho L, vì vậy Hội đồng xét xử thấy không cần cách ly các bị cáo ra khỏi đời sống xã hội cho các bị cáo hưởng lượng khoan hồng của pháp luật cải tạo tại địa phương cũng đủ giáo dục các bị cáo trở thành công dân sống có ích cho xã hội.
Đối với Nguyễn Thị X sau khi xem xét, đánh giá T1 chất và mức độ hành vi phạm tội cũng như nhân thân, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, Hội đồng xét xử xét thấy bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng chỉ vì hám lợi bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích thu lợi bất chính, số tiền hưởng lợi ít hơn các bị cáo L và D bản thân đã nộp một khoản tiền đảm bảo thi hành án do vậy xét thấy không cần áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo mà áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính cũng có tác dụng cải tạo, giáo dục bị cáo thành người sống có ích cho xã hội.
Về hình phạt bổ sung: Do các bị cáo L và D thực hiện hành vi phạm tội với mục đích thu lợi bất chính nên cần áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với các bị cáo. Bị cáo T thực hiện hành vi phạm tội với vai trò giúp sức bị cáo L, bản thân không được hưởng lợi do vậy Hội đồng xét xử không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo T.
[4] Về vật chứng: Đối với số tiền 551.800.000 đồng bị cáo L, D, X tự nguyện nộp tại giai đoạn điều tra và số tiền 220.195.102 đồng L nộp trước khi xét xử sơ thẩm là tiền thu lợi bất chính nên cần tịch thu nộp ngân sách Nhà nước.
Trong số tiền 100 triệu đồng X được hưởng lợi có cho các nhân viên là chị Nguyễn Thị M, chị Phạm Thị H và bà Trần Thị T tiền công đi nhận tiền từ các công ty tổng cộng khoảng 20 triệu đồng, còn 80 triệu đồng. Chị M, H và bà T1 cũng đều thừa nhận có nhận tiền của X cho nhưng chỉ biết là thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của X và được X cho tiền bồi dưỡng, không biết X thực hiện mua, bán trái phép hóa đơn. Bản thân X tự nguyện nộp toàn bộ số tiền 100.000.000 đồng và không yêu cầu gì nên không buộc bà M, chị H, bà T1 phải nộp lại số tiền 20.000.000 đồng này.
[5] Về những người liên quan đến vụ án:
- Đối với người bán hóa đơn cho L, theo L khai là L chỉ biết tên là Hòa, không biết tên tuổi địa chỉ cụ thể của người này ở đâu, có mối quan hệ với ai nên chưa đủ cơ sở để xác M. Do vậy, khi nào Cơ quan điều tra xác M làm rõ sẽ xử L sau là phù hợp.
- Đối với anh Trần Văn Th là Giám đốc Công ty TNHH thép Hải Đăng Phát. Tuy nhiên, anh Th không tham gia điều hành hay quản L Công ty, mọi hoạt động kinh doanh đều do L trực tiếp thực hiện. Khi L đưa anh Th ký các hóa đơn, chứng từ thì anh Th không biết việc L mua bán hóa đơn. Do vậy, Cơ quan điều tra không đề cập xử L là phù hợp.
- Đối với Trần Thị T, Trần Khắc N, Trần Thị Ly L và Trần Khắc T là nhân viên giúp việc cho L trong việc nộp, rút tiền tại ngân hàng. Tuy nhiên, những người này làm việc theo sự chỉ đạo của L, không biết việc L mua bán trái phép hóa đơn. Do vậy, Cơ quan điều tra không đề cập xử L là phù hợp.
- Đối với Phạm Thanh N là kế toán Công ty TNHH SX và TM Hòa Hảo. Tuy nhiên, Nga chỉ làm kế toán báo cáo thuế, không trực tiếp làm việc ở Công ty, không biết Công ty hoạt động kinh doanh như thế nào và cũng không biết D mua bán trái phép hóa đơn. Do vậy, Cơ quan điều tra không đề cập xử L là phù hợp.
- Đối với Nguyễn Thị M, Phạm Thị H và Trần Thị T là những người giúp X nhận lại tiền mua, bán hóa đơn chuyển khoản qua ngân hàng nhưng những người này không biết số tiền đó là tiền mua bán hóa đơn. Chị M, H và bà T1 được X bồi dưỡng 20 triệu đồng nhưng không biết đó là tiền hoa hồng từ việc mua bán hoa đơn mà có, bản thân X đã tự nguyện nộp 100.000.000 đồng tiền thu lợi bất chính. Do vậy, Cơ quan điều tra không đề cập xử L là phù hợp.
- Đối với những người mua hóa đơn của L để xuất về 09 Công ty khác, do L không biết tên tuổi địa chỉ của người mua và Giám đốc của các công ty trên đều khẳng định có mua bán hàng hóa thật, thanh toán tiền đầy đủ cho L, có Công ty không rõ người bán hàng là ai, ở đâu nên chưa đủ cơ sở để điều tra. Do vậy, khi nào Cơ quan điều tra làm rõ sẽ xử L sau là phù hợp.
- Đối với các công ty mà L chuyển tiền để mua hóa đơn, do các Công ty này đã tạm dừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh; các giám đốc của công ty này không có mặt ở địa phường. Do vậy, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ và xử L sau là phù hợp với quy định của pháp luật.
- Đối với Trần Đức T - Giám đốc công ty Hoàng Lộc đã có văn bản ủy quyền cho Trần Thị L điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Toàn bộ hóa đơn, chứng từ và việc kê khai, báo cáo thuế của công ty đều do L ký và chịu trách nhiệm. Hiện nay, Tiến đang vắng mặt tại địa phương nên chưa có căn cứ để xử L đối với Tiến. Vì vậy, khi nào Cơ quan điều tra làm rõ sẽ xử L sau là phù hợp.
- Đối với anh Lưu Văn T là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Quảng An I không biết việc Nguyễn Thị X mua hóa đơn khống của các Công ty Hoàng Lộc, Hải Đăng Phát và Hòa Hảo để hợp thức hóa việc mua hàng hóa trôi nổi ngoài thị trường. Do vậy, Cơ quan điều tra không đề cập xử L là phù hợp.
- Đối với 25 Công ty đã xuất hóa đơn cho Công ty Hoàng Lộc và Hải Đăng Phát gồm: Công ty TNHH TM vật tư Tâm Hương, Công ty TNHH XNK Lạng Sơn, Công ty TNHH vật tư Huyền Hưng, Công ty TNHH dịch vụ phát triển Quang Long, Công ty TNHH đầu tư thương mại Đại Thuận Phát, Công ty TNHH thương mại phát triển Tiến Thanh, Công ty TNHH phát triển Thuận Nam, Công ty TNHH phát triển Tùng M, Công ty TNHH Thành Đạt, Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Tân Vinh, Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ T Linh, Công ty TNHH phát triển thương mại Phước M, Công ty TNHH thương mại dịch vụ Nam Phát, Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tuấn Mai, Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại Hương M, Công ty TNHH đầu tư thương mại vận tải Ngọc Tuấn, Công ty TNHH thương mại phát triển Quá Nam, Công ty TNHH thương mại kim khí và dịch vụ XNK Khánh An, Công ty TNHH đầu tư phát triển dịch vụ Lâm Hoàng, Công ty TNHH đầu tư dịch vụ phát triển Tân Anh, Công ty TNHH thương mại phát triển Vinh Quân, Công ty TNHH thương mại đầu tư phát triển Gia Hùng, Công ty TNHH thương mại đầu tư dịch vụ Quang Bình, Công ty TNHH thương mại phát triển Hồng Trường, Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại Thảo M, Công ty TNHH thương mại xây dựng vẩn tải Quảng Anh và Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại dịch vụ Trường Anh. Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra xác M nhưng hiện tại các Công ty này đã ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh, giám đốc không có mặt ở địa phương.
[6] Về án phí: Các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
1. Tuyên bố các bị cáo Trần Thị L, Vũ Đức D, Nguyễn Thị X và Trịnh Thị T phạm tội “Mua bán trái phép hóa đơn”.
* Áp dụng điểm d, đ khoản 2, 3 Điều 203; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật hình sự. Xử phạt các bị cáo:
- Trần Thị L 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 48 tháng T1 từ ngày tuyên án sơ thẩm. Phạt bị cáo 30 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước.
- Vũ Đức D 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 36 tháng T1 từ ngày tuyên án sơ thẩm. Phạt bị cáo 20 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước.
* Áp dụng điểm d, đ khoản 2 Điều 203; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật hình sự: Xử phạt bị cáo Trịnh Thị T 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 30 tháng T1 từ ngày tuyên án sơ thẩm.
* Áp dụng điểm d, đ khoản 2 Điều 203; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 35 Bộ luật hình sự:
Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị X 400 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước (Xác nhận bị cáo đã nộp 400.000.000 đồng theo biên lai thu tiền số 0000321 ngày 18/3/2022 của Cục thi hành án dân sự tỉnh B Ninh).
Giao các bị cáo Trần Thị L và Vũ Đức D cho UBND phường Châu K, thành phố Từ S, tỉnh B Ninh giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Giao bị cáo T cho UBND xã Hoàn S, huyện Tiên Du, tỉnh B Ninh giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trong trường hợp bị cáo được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại Điều 92 Luật thi hành án hình sự.
2. Về vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự, Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự:
- Tịch thu nộp ngân sách nhà nước 551.800.000 đồng các bị cáo L, D, X tự nguyện nộp tại giai đoạn điều tra và số tiền 220.195.102 đồng bị cáo L nộp trước khi xét xử sơ thẩm theo biên lai thu tiền số 0000322 ngày 21/3/2022 của Cục thi hành án dân sự tỉnh B Ninh.
3. Về án phí: Áp dụng Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 qui định về án phí, lệ phí Tòa án.
Các bị cáo Trần Thị L, Vũ Đức D, Nguyễn Thị X và Trịnh Thị T, mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.
Bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tống đạt án
Bản án về tội mua bán trái phép hóa đơn số 32/2022/HS-ST
Số hiệu: | 32/2022/HS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Bắc Ninh |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 28/03/2022 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về