TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
BẢN ÁN 843/2023/HS-PT NGÀY 14/11/2023 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Ngày 14 tháng 11 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại H Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 729/2023/TLPT-HS ngày 17 tháng 7 năm 2023, đối với bị cáo Phạm Thị M V do có kháng cáo của bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 144/2023/HS-ST ngày 12/4/2023 của Tòa án nhân dân thành phố H.
- Bị cáo có kháng cáo:
Phạm Thị M V - Sinh năm: 1982; nơi ĐKNKTT và nơi ở: Số 10 phố Hng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, H Nội; nghề nghiệp: Kế toán; trình độ văn hóa: 12/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; con ông Phạm Q M và bà Hoàng Thị Thanh M; có chồng Trương Anh T và có 02 con; tiền án, tiền sự: Không; bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Vắng mặt.
- Người bào chữa cho bị cáo (do Tòa án chỉ định): Luật sư Hoàng Ngọc Thanh B, Văn phòng Luật sư Kết Nối, thuộc Đoàn Luật sư thành phố H Nội. Có mặt.
- Bị hại: Công ty cổ phần chứng khoán A (nay là Công ty cổ phần chứng khoán P). Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, số 8 Hoàng Văn Thái, phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Chen Chia K - Tổng giám đốc; Ông Chen Chia K uỷ quyền cho ông Nguyễn Ngọc T – Phó phòng Khối pháp lý (theo Giấy ủy quyền ngày 10/11/2023). Có mặt.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị tòa án không triệu tập.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và bản án sơ thẩm, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Ngày 04/4//2012, Công ty CP chứng khoán A có trụ sở tại 1872 Lê Văn Lương, Trung Hòa, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố H Nội đại diện là ông Phạm Ngọc P - Tổng Giám đốc Công ty CP chứng khoán An Thànhgửi đơn tới Công an quận Thanh Xuân, thành phố H Nội tố giác Phạm Thị M V (HKTT: Số 10 Hng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, H Nội) nguyên là Kế toán trưởng công ty CP chứng khoán A thông đồng với Lê Thu T (HKTT: Số 137, tổ 7, Khương Thượng, P. Khương Thượng, Đống Đa, TP H Nội) nguyên là Phó Giám đốc khối môi giới công ty CP chứng khoán A và H Hồng H (HKTT:Tổ 3,Thượng Thanh, Long Biên, H Nội) nguyên là Giám đốc khối môi giới công ty CP chứng khoán A đã chiếm đoạt tiền của Công ty trong việc tạo bút toán giả, giấy nộp tiền khống vào 09 tài khoản của người nhà và khách hàng mở tại công ty CP chứng khoán A từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2010 với tổng số tiền là 5.167.875.000đ và sử dụng số tiền này để đầu tư chứng khoán dẫn đến thua lỗ không trả tiền cho Công ty.
Quá trình điều tra xác định:
Công ty CP chứng khoán A được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số 64/UBCK-GP ngày 28/11/2007 do ông Phạm Ngọc P - Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty (trụ sở hoạt động tại 1872 đường Lê Văn Lương, Trung Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, TP H Nội) ngành nghề kinh doanh: Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán với tổng số vốn điều lệ là 41.000.000.000 đồng. Công ty CP chứng khoán A qui định việc giao dịch mua bán chứng khoán như sau: Công ty CP chứng khoán A mở tài khoản giao dịch chứng khoán của Công ty tại các Ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh H Thành (gọi tắt là Ngân hàng BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng VCB) và quản lý tiền của tất cả khách hàng tại tài khoản của Công ty tại Ngân hàng. Khi khách hàng muốn giao dịch chứng khoán thì phải nộp tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng mở tại Công ty hoặc nộp vào tài khoản của Công ty mở tại các Ngân hàng. Số tiền cụ thể của khách hàng sẽ được Kế toán giao dịch hạch toán trên phần mềm đến từng tài khoản của khách hàng. Công ty theo dõi tiền trong tài khoản của khách hàng trên hệ thống phần mềm. Đồng thời mọi giao dịch chứng khoán cũng được thực hiện trên hệ thống phần mềm của Công ty. Nguồn tiền được hạch toán trong tài khoản của từng khách hàng là từ tài khoản của Công ty, do khách hàng nộp vào tài khoản của Công ty. Cụ thể:
+ Nếu khách hàng nộp tiền trực tiếp vào tài khoản của mình tại Công ty phải thông qua Thủ quỹ Công ty. thủ quỹ sẽ đưa phiếu nộp tiền cho khách hàng để khách tự ghi số tiền nộp vào tài khoản của mình, sau đó khách hàng và Thủ quỹ sẽ ký trên phiếu nộp tiền, phiếu nộp tiền sẽ được in làm 03 liên (bộ phận giao dịch kế toán lưu liên gốc, thủ quỹ lưu 01 liên và khách hàng lưu 01 liên). Sau đó Kế toán giao dịch sẽ hạch toán tiền khách hàng nộp vào tài khoản của khách hàng. Tiền do Thủ quỹ quản lý. Cuối ngày, thủ quỹ sẽ chốt tiền và nộp vào tài khoản của Công ty tại Ngân hàng.
+ Nếu khách hàng nộp tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán của Công ty mở tại Ngân hàng, thì Ngân hàng sẽ thu tiền của khách đưa vào tài khoản của Công ty mở tại Ngân hàng, đồng thời sẽ thể hiện trên phần mềm giao dịch giữa Ngân hàng và Công ty là khách hàng này đã nộp số tiền, sau đó Kế toán giao dịch sẽ nhận thông báo của Ngân hàng trên máy và sẽ hạch toán số tiền khách hàng nộp vào tài khoản của khách hàng tại Công ty; còn tiền Ngân hàng quản lý chung tại tài khoản của Công ty.
Công ty chỉ nhận lệnh giao dịch mua bán chứng khoán của khách hàng khi khách hàng có đủ tiền hoặc cổ phiếu để thực hiện lệnh. Công ty thanh toán tiền với Trung tâm lưu ký như sau: Vào cuối ngày, căn cứ vào báo cáo kết quả giao dịch chứng khoán trên phần mềm của Công ty, kiểm tra khớp lệnh của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh hoặc Sở giao dịch chứng khoán thành phố H Nội gửi về và chốt số tiền ngày T+3 (T+3 là sau ngày giao dịch chứng khoán) phải thanh toán hoặc được nhận về với Trung tâm lưu ký. Nếu Công ty phải thanh toán cho Trung tâm lưu ký thì đến ngày T+3, Ngân hàng sẽ cắt số tiền phải thanh toán cho Trung tâm lưu ký trên tài khoản của Công ty tại Ngân hàng (tài khoản tiền thanh toán bù trừ cho giao dịch chứng khoán của Công ty do Tổng giám đốc quản lý), sau đó Công ty sẽ hạch toán đến tài khoản của khách hàng giao dịch chứng khoán. Nếu Công ty được nhận tiền từ Trung tâm lưu ký thì đến ngày T+3 Ngân hàng sẽ chuyển trả vào tài khoản của Công ty, sau khi nhận được tiền trong tài khoản hệ thống, Công ty sẽ hạch toán vào tài khoản của khách hàng. Ngày 05/11/2007, ông Phạm Ngọc Phú - Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán A ký hợp đồng lao động và ra quyết định bổ nhiệm Phạm Thị M V làm Kế toán trưởng của Công ty (làm từ 05/11/2007 đến tháng 11/2010). V được giao nhiệm vụ: Tham mưu và thực hiện việc quản lý, điều hành, khai thác vốn trong hoạt động kinh doanh của Công ty; Lập kế hoạch tài chính và giám sát việc thực hiện kế hoạch, tham mưu về các vấn đề phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ; Quản lý sổ cổ đông và chuyển nhượng cổ phiếu của Công ty, thanh toán, lưu ký chứng khoán...
Phạm Thị M V đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để chiếm đoạt tiền của Công ty CP chứng khoán A để đầu tư chứng khoán cá nhân bằng thủ đoạn: V mượn tài khoản của những người quen biết đã mở sẵn tại Công ty CP chứng khoán A để hạch toán khống việc nộp tiền mặt tại công ty vào các tài khoản V mượn và hạch toán khống việc nộp tiền tại Ngân hàng vào các tài khoản bằng cách tạo bút toán giả trên phần mềm hệ thống của Công ty (thể hiện có tiền trong tài khoản). Sau khi lấy được tiền của Công ty chuyển vào các tài khoản đã mượn, thông qua môi giới V tự mình đặt lệnh mua, bán chứng khoán và thanh toán tiền mua chứng khoán bằng tiền của Công ty. Với thủ đoạn trên trong thời gian từ ngày 01/10/2009 đến ngày 15/12/2010 Phạm Thị M V đã sử dụng một số tài khoản để lấy tiền của Công ty CP chứng khoán An Tđể mua chứng khoán, sau đó không trả. Cụ thể như sau:
* Phạm Thị M V mượn các tài khoản do Lê Thu Tr - Phó Giám đốc khối môi giới Công ty CP chứng khoán An Thành, trú tại: P301 chung cư 15-17 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP H Nội chăm sóc, quản lý:
- Tài khoản số 074C001116 mang tên Nguyễn Thu V trú tại: Số 47, ngách 622/14 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố H Nội.
+ Ngày 01/10/2009 V làm giả giấy nộp số tiền 300.000.000 đồng sau đó ký giả chữ ký của chị Đoàn Thị Thanh Ha - Thủ quỹ Công ty rồi tự lưu vào chứng từ kế toán của Công ty, sau đó V tạo bút toán hạch toán nộp số tiền 300.000.000 đồng vào tài khoản Nguyễn Thu V.
+ Ngày 24/04/2009 làm giả giấy nộp số tiền 1.000.000.000 đồng và ký giả chữ ký của chị Đoàn Thị Thanh Ha rồi tự lưu vào chứng từ kế toán của Công ty, sau đó V tạo bút toán hạch toán nộp số tiền 1.000.000.000 đồng vào tài khoản Nguyễn Thu V.
Tổng số tiền Phạm Thị M V tạo bút toán khống trên tài khoản của Nguyễn Thu V là 1.300.000.000 đồng - Tài khoản số 074C000043 mang tên Phạm Hoàng Minh Q: Ngày 23/04/2009 Phạm Thị M V tạo bút toán nộp khống số tiền 125.000.000 đ - Tài khoản số 074C000045 mang tên Hoàng Thị Thanh M, ngày 28/7/2009 Phạm Thị M V tạo bút toán nộp khống số tiền 180.000.000 đồng Tổng số tiền Phạm Thị M V tạo bút toán khống, ký giả giấy nộp tiền vào 03 tài khoản mang tên Nguyễn Thu V, Phạm Hoàng Minh Q, Hoàng Thị Thanh M để mua chứng khoán chiếm đoạt của công ty số tiền là 1.605.000.000 đồng.
* Phạm Thị M V mượn các tài khoản do H Hồng H - Giám đốc khối môi giới Công ty CP chứng khoán An Thành, trú tại: Số 29 Tổ 3 Gia Quất, phường Thượng Thanh, quận Hai Bà Trưng, thành phố H Nội chăm sóc, quản lý:
- Tài khoản số 074C008386 mang tên bà Lê Thị L (bà L là mẹ đẻ của Phạm Thị M V tạo bút toán giả thể hiện tài khoản số 074C008386 mang tên Lê Thị L nộp số tiền là 1.530.000.00 đồng, cụ thể:
+ Ngày 18/03/2010 nộp số tiền 150.000.000 đồng + Ngày 04/01/2010 nộp số tiền 500.000.000 đồng + Ngày 05/01/2010 nộp số tiền 250.000.000 đồng + Ngày 11/02/2010 nộp số tiền 300.000.000 đồng + Ngày 4/5/2010 nộp số tiền 250.000.000 đồng + Ngày 17/11/2010 nộp số tiền 30.000.000 đồng + Ngày 14/12/2010 nộp số tiền 50.000.000 đồng - Phạm Thị M V tạo bút toán nộp khống số tiền 770.000.000 đồng vào tài khoản số 074C008383 mang tên Trương Anh T:
+ Ngày 7/5/2010 nộp số tiền 350.000.000 đồng + Ngày 15/12/2010 nộp số tiền 420.000.000 đồng Tổng số tiền Phạm Thị M V chiếm đoạt của Công ty ở 02 tài khoản trên là 2.300.000.000 đồng.
* Phạm Thị M V mượn của Đoàn Thị Thanh Ha - Thủ quỹ Công ty CP chứng khoán An Thành, trú tại: Số 69 Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố H Nội gồm 03 tài khoản:
- Tài khoản số 074C000369 mang tên Đoàn Thị Thanh Ha, Phạm Thị M V tạo bút toán giả nộp khống vào tài khoản số 074C000369 mang tên Đoàn Thị Thanh Ha số tiền 207.000.000 đồng, cụ thể:
+ Ngày 17/08/2009 nộp số tiền 20.000.000 đồng + Ngày 01/09/2009 nộp số tiền 40.000.000 đồng + Ngày 30/12/2010 nộp số tiền 97.000.000 đồng + Ngày 14/12/2010 nộp số tiền 50.000.000 đồng - Tài khoản số 074C809000 mang tên ông Hoàng Văn Th trú quán: Số 69 Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP.H Nội (ông Th là bố chồng của Ha). Phạm Thị M V tạo bút toán giả nộp khống vào tài khoản số 074C809000 mang tên Hoàng Văn Th số tiền 100.000.000đồng, cụ thể:
+ Ngày 07/12/2010 thể hiện có trong tài khoản số tiền 50.000.000 đồng + Ngày 14/12/2010 thể hiện trong tài khoản số tiền 50.000.000 đồng.
- Tài khoản số 074C009000 mang tên Hoàng H trú quán: Số 69 Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. H Nội (H là chồng của Ha). Ngày 23/9/2009, Phạm Thị M V tạo bút toán giả nộp khống vào tài khoản số 074C009000 mang tên Hoàng H số tiền 40.000.000 đồng.
Tổng số tiền Phạm Thị M V chiếm đoạt của Công ty ở 03 tài khoản trên là 347.000.000 đồng.
Như vậy Phạm Thị M V đã tạo bút toán giả trên các tài khoản nêu trên để chiếm đoạt của Công ty CP chứng khoán An Tvới tổng số tiền là 4.252.000.000 đồng. Việc Phạm Thị M V tạo bút toán nộp tiền khống vào các tài khoản trên để mua chứng khoán của Công ty, nhưng thực tế V không nộp tiền. Công ty đã phải thanh toán tiền cho Trung tâm lưu ký chứng khoán qua tài khoản thanh toán bù trừ cho giao dịch mua bán chứng khoán của Công ty. Trong quá trình mua bán chứng khoán bị thua lỗ nên V đã không có đủ tiền trả vào phần tiền mà V đã chiếm đoạt. Các tài khoản mà V sử dụng, tạo bút toán nộp tiền khống để chiếm đoạt tiền của công ty trong việc giao dịch chứng khoán thì các chủ tài khoản không biết việc V lấy tiền của công ty đầu tư giao dịch chứng khoán. Sau khi bị Công ty CP chứng khoán An Tphát hiện, từ ngày 29/7/2011 đến ngày 28/5/2012 Phạm Thị M V đã trả Công ty 4.056.119.627đồng, thông qua các tài khoản mà V mượn. Công ty CP chứng khoán An Tyêu cầu Phạm Thị M V phải trả cho Công ty số tiền còn lại là 692.880.373 đồng. Sau khi mở phiên toà xét xử sơ thẩm (Bản án số 81 ngày ngày 13/3/2015), Phạm Thị M V kháng cáo kêu oan nhưng vẫn nộp khắc phục hết số tiền còn chiếm cho Công ty CP chứng khoán An Thành.
Tại cơ quan điều tra, ban đầu V khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như đã nêu trên và khai: V tạo bút toán giả chiếm đoạt tiền của công ty để giao dịch chứng khoán. Ngoài ra còn có H Hồng H và Lê Thu Tr tham gia chung với V, đặt lệnh giao dịch chứng khoán bằng tiền của V chiếm đoạt của công ty.
- H Hồng H khai: H mở 01 tài khoản mang tên Lê Thị L (mẹ H) nhưng không giao dịch mà cho V mượn để sử dụng và giao dịch đầu tư chứng khoán. Khi cho V mượn tài khoản, V đã nhờ H đặt lệnh giao dịch chứng khoán. H kiểm tra trên hệ thống nội bộ của Công ty thấy tài khoản có tiền để giao dịch theo yêu cầu của V nên H đã đặt lệnh trên hệ thống mà không có phiếu yêu cầu đặt lệnh. Việc giao dịch chứng khoán thì H tư vấn cho V mua chứng khoán để V đặt lệnh mua. Nguồn tiền V lấy từ đâu H không biết và cũng không được V cho bất cứ khoản tiền gì. Do V giao dịch bị thua lỗ, V có nói cho H biết Công ty phát hiện việc V tạo bút toán giả chiếm đoạt tiền của công ty để giao dịch chứng khoán và yêu cầu bồi thường nên V có nói H hỗ trợ cho V một phần. H đồng ý và đã chuyển 617.000.000 đồng cho công ty để khắc phục một phần tiền giúp cho V.
- Lê Thu Tr khai: Tr cho V mượn 02 tài khoản của bạn Tr mang tên Nguyễn Thu V và Lê Quốc C để giao dịch chứng khoán. Trong thời gian V mượn tài khoản, V nhờ Tr đặt lệnh giao dịch chứng khoán trên tài khoản V mượn. Kiểm tra trên hệ thống thấy có tiền trên 02 tài khoản, nên theo yêu cầu của V, Tr đã đặt lệnh mua mà không cần phiếu. Tr không biết việc V tạo bút toán giả nộp tiền khống vào 02 tài khoản V mượn. V chơi bị thua lỗ, V đã đến gặp mẹ Tr là bà Nguyễn Thị Ngọc (sinh năm 1962, TQ: số 135, tổ 17, ngõ 554 Khương Thượng, P.Khương Thượng, Đống Đa, H Nội) nói chuyện về việc V lấy tiền của Công ty chơi chứng khoán qua 02 tài khoản do Tr quản lý bị thua lỗ và hỏi bà Ngọc vay giúp cho V 700.000.000 đồng để V trả cho Công ty An Thành.
- Đoàn Thị Thanh Ha khai: Ha mở 03 tài khoản mang tên Hoàng Văn Th (bố chồng Ha), Hoàng H (chồng Ha) và tài khoản mang tên Ha để giao dịch chứng khoán bằng nguồn tiền của Ha. Ha vẫn cho mượn 03 tài khoản trên để đầu tư giao dịch chứng khoán. Nguồn tiền V chuyển vào tài khoản thì Ha không biết, Ha không chơi chung chứng khoán với V.
- Đối với các chủ tài khoản: Trương Anh T, Lê Thị L, Nguyễn Thu V, Lê Quốc C, Hoàng Văn Th, Hoàng H, Phạm Hoàng Minh Q, Hoàng Thị Thanh M khai: Họ đều cho mượn CMTND để mở tài khoản tại Công ty CP chứng khoán An Tnhưng không sử dụng tài khoản để giao dịch chứng khoán. Cơ quan Điều tra cho Phạm Thị M V đối chất với H Hồng H và Lê Thu Tr, V khai H và Tr cùng chơi chung, đặt lệnh và có sự bàn bạc của H và Tr. Các lệnh mua, bán chứng khoán đều do H và Tr đặt theo yêu cầu của V và có viết Phiếu lệnh. H và Tr chỉ thừa nhận: Đặt lệnh cho V theo yêu cầu của V chứ không tham gia bàn bạc với V về việc tạo bút toán giả nộp tiền khống vào các tài khoản để chiếm đoạt tiền của công ty. H, Tr không tham gia chơi chứng khoán cùng V và không được chia bất kỳ khoản tiền nào mà V thu được. Khi V yêu cầu H và Tr đặt lệnh, về nguyên tắc thì V phải viết Phiếu lệnh nhưng H và Tr khai do V là người cùng Công ty nên khi V yêu cầu đặt lệnh thì H và Tr đặt lệnh cho V không có Phiếu lệnh lưu tại Công ty CP chứng khoán An Thành.
Cơ quan Điều tra đã xác minh tại các cơ quan đơn vị liên quan, kết quả:
- Xác minh tại Công ty CP chứng khoán An Thành, xác định: Trong hồ sơ lưu trữ tại Công ty không có phiếu lệnh do V viết và không có phiếu lệnh do H và Tr đặt lệnh lưu tại Công ty. Theo quy định của Công ty, khi khách hàng đến giao dịch chứng khoán thì khách hàng phải viết phiếu lệnh giao dịch. Tuy nhiên vì giá chứng khoán thay đổi liên tục nên để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và cán bộ trong Công ty khi giao dịch chứng khoán, Công ty cho phép khách hàng hay cán bộ Công ty có thể đặt mua chứng khoán qua cán bộ môi giới chăm sóc khách hàng mà không cần phiếu lệnh ngay. Cán bộ môi giới đặt lệnh mua trên hệ thống, nếu tài khoản của khách hàng có tiền thì yêu cầu khách hàng viết phiếu lệnh, nhưng do lệnh đặt nhiều nên không khắc phục được mà chỉ quản lý trên hệ thống mạng của Công ty. Đối với tài khoản thanh toán bù trừ cho giao dịch chứng khoán của Công ty tại Ngân hàng CP đầu tư và phát triển - Chi nhánh H Thành do Tổng giám đốc Phạm Ngọc Phú là chủ tài khoản và quản lý. Tài khoản này chỉ dùng để thanh toán tiền khách hàng mua chứng khoán của Công ty với Trung tâm lưu ký chứng khoán. Việc Phạm Thị M V đặt lệnh mua chứng khoán, Công ty đã thanh toán tiền mua chứng khoán cho 8 tài khoản do V tạo bút toán nộp tiền khống cho khách hàng trên hệ thống để giao dịch chứng khoán. V không hạch toán trên số quỹ của Công ty nên Công ty không phát hiện ra sai phạm của V. Đến khi V nghỉ sinh con và bàn giao công việc thì Công ty mới phát hiện ra việc V tạo bút toán giả, nộp tiền khống chiếm đoạt tiền của Công ty.
- Xác minh tại Công ty Kiểm toán & định giá Việt Nam và công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán & Kiểm toán xác định: Việc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty CP chứng khoán An Tđược thực hiện từ năm 2008 đến năm 2011. Qua kiểm tra, do bộ phận kế toán tập hợp số liệu sổ sách không đầy đủ nên Công ty kiểm toán có đưa ra yếu tố loại trừ trên báo cáo tài chính kiểm toán: Vì chưa tách bạch được tiền của nhà đầu tư và tiền của Công ty CP chứng khoán An Tvà cũng không kiểm kê được quỹ tiền mặt. Việc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty CP chứng khoán An Tlà kiểm toán theo mẫu xác suất nên Công ty Kiểm toán cũng không phát hiện ra được các bút toán giả do nhân viên kế toán của Công ty CP chứng khoán An Ttạo lập. Giám đốc Công ty CP chứng khoán An Tgiao cho Phạm Thị M V đại diện cho Công ty làm việc với bộ phận kiểm toán. V phải tập hợp sổ sách, số liệu, chứng từ phục vụ cho công tác kiểm toán và lập báo cáo tài chính với kiểm toán. Do vậy, Phạm Thị M V phải chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo của Công ty CP chứng khoán An Thành.
- Xác minh tại Sở giao dịch Chứng khoán H Nội, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm lưu ký chứng khoán, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh H Thành, Ngân hàng ViệtComBank để xác định việc mua và bán chứng khoán thể hiện trên các tài khoản mà Phạm Thị M V sử dụng, cũng như việc thanh toán tiền mua bán chứng khoán của Công ty CP chứng khoán An Tcho Trung tâm lưu ký, thể hiện: Qua đối chiếu số liệu về chứng khoán mà V đã mua với số tiền mà công ty Cổ phần chứng khoán An Thành đã thanh toán cho Trung tâm lưu ký qua Ngân hàng là đúng, phù hợp. Điều đó chứng minh Công ty đã phải thanh toán tiền mua chứng khoán của V cho Trung tâm lưu ký bằng nguồn tiền của Công ty, cho nên V đã phải khắc phục số tiền 4.056.119.627đồng hoàn trả cho Công ty.
* Tại bản Kết luận giám định số: 2857/C54 P5 ngày 09/10/2012 của Viện khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận:
- Chữ ký dưới mục “Kế toán” mang tên Phạm Thị M V trên 2 giấy nộp tiền ghi ngày 24/4/2009 và ngày 01/10/2009 so với mẫu so sánh là do cùng một người ký ra.
- Chữ viết dưới mục “Người nộp” Nguyễn Thu V trên 2 giấy nộp tiền ghi ngày 24/4/2009 và ngày 01/10/2009 so với chữ viết của Lê Thu Tr trên tài liệu so sánh là không phải do một người viết ra.
- Chữ ký dưới mục “Người nộp” trên 2 giấy nộp tiền ghi ngày 24/4/2009 và ngày 01/10/2009 so với chữ ký của Lê Thu Tr trên tài liệu so sánh là khác dạng.
- Chữ ký dưới mục “Thủ quỹ” trên 2 giấy nộp tiền ghi ngày 24/4/2009 và ngày 01/10/2009 so với chữ ký của Đoàn Thị Thanh Ha trên tài liệu so sánh là khác dạng.
Ngày 13/3/2015, Tòa án nhân dân thành phố H Nội mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Phạm Thị M V phạm tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm a, khoản 4, Điều 139 - BLHS. Tòa án nhân dân TP. H Nội áp dụng điểm a, khoản 4 Điều 139 - Bộ luật hình sự, điểm b,p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 - Bộ luật hình sự và Điều 47 - Bộ luật hình sự, tuyên phạt bị cáo V 8 năm tù. Về trách nhiệm dân sự: Buộc bị cáo V bồi thường số tiền còn chiếm đoạt là 692.880.373 đồng cho Công ty CP chứng khoán An Thành. Bị cáo Phạm Thị M V kháng cáo kêu oan, sau khi kháng cáo đã khắc phục hết số tiền còn chiếm cho Công ty CP chứng khoán AnThành. Tòa án nhân dân Cấp cao tại H Nội ra bản án số 518/2016/HSPT Quyết định: Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 81/2015/HSST ngày 13/3/2015 của Tòa án nhân dân thành phố H Nội và giao hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố H Nội để điều tra lại theo thủ tục chung.
Về kết quả điều tra lại vụ án theo bản án số 518/2016/HSPT ngày 05/9/2016 của Tòa án nhân dan Cấp cao tại H Nội:
* Thứ nhất: Làm rõ về việc Công ty CP chứng khoán An Tcho nhân viên vay tiền để chơi chứng khoán.
Tại Cơ quan điều tra bị can Phạm Thị M V, chị Lê Thu Tr - Giám đốc khối môi giới và chị Đoàn Thị Thanh Ha - Thủ quỹ Công ty CP chứng khoán An Tkhai: Công ty CP chứng khoán An Tcó cho nhân viên vay tiền để chơi chứng khoán. Khi tài khoản không có tiền nếu vẫn nhập được lệnh để mua chứng khoán thì coi như Công ty vay tiền để chơi chứng khoán. Căn cứ bảng in sao kê tài khoản số 074C008383 của Trương Anh T; số 074C000045 của Hoàng Thị Thanh M; số 074C009000 của Hoàng H và số 074C002589 của Lê Quốc C xác định:
- Tài khoản số 074C008383 của Trương Anh T thể hiện: Ngày 21/4/2010 trong tài khoản không có tiền nhưng vẫn mua chứng khoán với tổng số tiền 648.000.0000 đồng.
- Tài khoản số 074C000045 của Hoàng Thị Thanh M thể hiện: Ngày 03/6/2009 trong tài khoản không có tiền nhưng vẫn nhập lệnh mua chứng khoán với tổng số tiền 256.020.000đ và ngày 04/6/2009 tiếp tục mua với số tiền 172.500.000 đ - Tài khoản số 074C009000 của Hoàng H thể hiện: Ngày 21/9/2009 trong tài khoản không có tiền nhưng vẫn mua chứng khoán với số tiền 12.500.000 đ.
- Tài khoản số 074C002589 của Lê Quốc C thể hiện: Ngày 09/10/2009 trong tài khoản không có tiền nhưng vẫn mua được chứng khoán với số tiền 251.300.000 d. Căn cứ tài liệu thu thập được xác định: Công ty CP chứng khoán An Tcó cho nhân viên vay tiền để chơi chứng khoán và khi trong tài khoản không có tiền vẫn mua được chứng khoán.
* Thứ hai: Đề nghị Công ty CP chứng khoán An Tcung cấp hợp đồng hợp tác kinh doanh liên quan đến số tiền 271.851.000 đ để đánh giá về số tiền hợp tác kinh doanh là ít hơn hay nhiều hơn, kết quả điều tra xác định:
Phạm Thị M V khai: Trên 09 tài khoản thì có 05 tài khoản hợp tác kinh doanh với Công ty CP chứng khoán An Tđể chơi chứng khoán. Trong đó 04 tài khoản gồm: Số 074C002589 mang tên Lê Quốc C, số 074C009000 mang tên Hoàng H; số 074C000045 của Hoàng Thị Thanh M, số 074C000369 mang tên Đoàn Thị Thanh Ha có khoản hợp tác kinh doanh nhưng đã giải tỏa hết. Riêng đối với tài khoản số 074C001116 của Nguyễn Thu V số tiền hợp tác kinh doanh là 2.186.280.000 đ, đã giải tỏa số tiền 2.007.
433.000 đồng (Trong đó có 1.968.429.000 đ gốc và 39.004.000 đ tiền lãi). Còn lại 217.851.000 đ, Công ty đã thu khoản hợp tác liên doanh này trong số tiền 1.635.000.000 đ trong tài khoản Nguyễn Thu V. Phạm Thị M V khai: Khoản tiền Hợp tác kinh doanh trên 05 tài khoản không liên quan gì đến số tiền 4.749.000.000 đ mà Công ty CP chứng khoán An Ttố cáo V chiếm đoạt.
Căn cứ lời khai của Lê Quốc C, Hoàng Văn Th, Hoàng H, Lê Thị L, Nguyễn Thu V, Phạm Hoàng Minh Q và Trương Anh T xác định: Những người này đều đồng ý cho mượn chứng minh thư nhân dân để mở tài khoản tại Công ty CP chứng khoán An Tnhưng chỉ có Hoàng H là người trực tiếp ký mở hợp đồng. Sau khi mở tài khoản họ đều không sử dụng tài khoản để giao dịch mua bán chứng khoán. Công ty CP chứng khoán Phú Hưng (là Công ty mua lại Công ty CP chứng khoán An Thành) có văn bản xác định: Công ty không thấy các Hợp đồng hợp tác liên doanh liên quan đến 09 tài khoản mà Phạm Thị M V sử dụng để giao dịch chứng khoán. Căn cứ bản sao kê tài khoản thể hiện có khoản hợp tác liên doanh trên 05 tài khoản, gồm: Tài khoản số 074C002589 mang tên Lê Quốc C, số 074C009000 mang tên Hoàng H; số 074C000045 của Hoàng Thị Thanh M, số 074C000369 mang tên Đoàn Thị Thanh Ha và tài khoản số 074C001116 của Nguyễn Thu V, Công ty có thu gốc và lãi trên 05 tài khoản này. Căn cứ tài liệu thu thập được xác định: Toàn bộ số tiền hợp tác liên doanh trên các tài khoản: Số 074C002589 mang tên Lê Quốc C, số 074C009000 mang tên Hoàng H; số 074C000045 của Hoàng Thị Thanh M, số 074C000369 mang tên Đoàn Thị Thanh Ha và tài khoản số 074C001116 của Nguyễn Thu V không liên quan đến số tiền 4.749.000.0004 đồng mà Phạm Thị M V bị Công ty CP chứng khoán An Ttố cáo chiếm đoạt.
* Thứ ba: Làm rõ số tiền 10.000.000 đ có liên quan đến việc V khai V cùng chị Đoàn Thị Thanh Ha cùng chơi chứng khoán? Số tiền này có phải chị Ha vay Công ty không? Tại Cơ quan điều tra, chị Đoàn Thị Thanh Ha khai: Tại thời điểm ngày 20/8/2008, chị Ha cho V mượn tài khoản để chơi chứng khoán nên số tiền 10.000.000 đồng hạch toán chuyển tiền nội bộ từ ngày 20/8/2008 là tiền Ha vay Công ty để mua chứng khoán, số tiền này Ha đã trả lại cho Công ty nhưng không rõ tại thời điểm nào. Căn cứ sao kê tài khoản của Đoàn Thị Thanh Ha thì ngày 03/4/2012 thì số dư trên tài khoản là 0 đồng. Phạm Thị M V khai phù hợp với Đoàn Thị Thanh Ha về việc: Trước thời điểm ngày 20/8/2008 Ha cho V mượn tài khoản của Ha để chơi chứng khoán hoặc chơi chung chứng khoán nên số tiền 10.000.000 đồng hạch toán chuyển tiền nội bộ là tiền Ha vay Công ty CP chứng khoán An Tđể mua chứng khoán. Công ty CP chứng khoán An Tcung cấp bảng kê các bút toán, hạch toán khống của Phạm Thị M V thì khoản 10.000.000 đồng hạch toán chuyển tiền nội bộ là do Đỗ Thị Sâm - Kế toán giao dịch hạch toán chứ không phải do Phạm Thị M V tạo bút toán nên số tiền này không liên quan đến V.
* Thứ tư: Cần làm rõ số tiền 700.000.000 đồng bà Nguyễn Thị Ngọc mẹ của Lê Thu Tr nộp với mục đích gì? Đánh giá số tiền 617.000.000 đồng H Hồng H nộp.
Tại Cơ quan Điều tra, Lê Thu Tr khai: Trên bảng in sao kê tài khoản của Lê Thu V có những khoản Công ty CP chứng khoán An Tcho vay tiền để chơi chứng khoán, nhưng các khoản cho vay này đều được thanh toán vào ngày T+2 (Sau 2 ngày mua chứng khoán), do đó không liên quan gì đến số tiền 700.000.000 đồng bà Ngọc (mẹ của Tr) nộp vào tài khoản. Tại bút lục số 409 thể hiện Giấy nộp tiền ngày 19/6/2011 bà Nguyễn Thị Ngọc nộp 700.000.000đ vào Tài khoản của Công ty CP chứng khoán An Ttại Ngân hàng VCB Thăng Long, nội dung nộp tiền là: Nộp tiền vào tài khoản số 074C001116 của Nguyễn Thu V. Tại bút lục số 397 thể hiện ngày 29/7/2011 Đặng Việt Đức là nhân viên Công ty CP chứng khoán An Tnộp 500.000.000đ vào tài khoản của bà Lê Thị L (mẹ của H Hồng H), trong nội dung nộp tiền không ghi nội dung gì. Tại bút lục số 407 ngày 25/5/2012 thể hiện Nguyễn Thị Ngọc Huyên (vợ của H Hồng H) nộp 117.000.000đ vào tài khoản của Công ty CP chứng khoán An Tvới nội dung khắc phục thua lỗ trên tài khoản của bà Lê Thị L. Tại bút lục 2098 bị can Phạm Thị M V khai dưới sự chứng kiến của luật sư: Sau khi tạo bút toán khống, lập chứng từ giả, hạch toán nộp tiền khống vào các tài khoản V mượn, V đã thông qua Lê Thu Tr, H Hồng H để đặt lệnh mua bán chứng khoán. Số tiền 4.749.000.000đồng có V, Lê Thu Tr và H Hồng H cùng chơi chứng khoán. Tại bút lục 2502 (Biên bản phiên tòa hình sự phúc thẩm) thể hiện: Không ai trợ giúp Phạm Thị M V trong việc thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản V mượn.
Căn cứ tài liệu thu thập được, Cơ quan điều tra thấy không đủ căn cứ xác định Lê Thu Tr, H Hồng H biết Phạm Thị M V tạo bút toán khống, lập chúng từ giả, hạch toán nộp tiền khống vào các tài khoản V mượn để chơi chứng khoán và không có căn cứ chứng minh Tr, H có tham gia chơi chứng khoán cùng V trên tài khoản của Nguyễn Thu V và Lê Thị L, do đó việc Tr và H có chơi chứng khoán trên tài khoản Nguyễn Thu V và H có chơi chứng khoán trên tài khoản của bà Lê Thị L hay không thì cũng không liên quan gì đến việc Phạm Thị M V chiếm đoạt số tiền 4.749.000.000đ mà Công ty CP chúng khoán An Thành tố cáo V. Về trách nhiệm dân sự dến nay Phạm Thị M V, gia đình H Hồng H và gia đình Lê Thu Tr đã nộp khắc phục hết số tiền V đã chiếm đoạt của Công ty cùng số tiền 487.000.000 đồng tiền V nợ Công ty và 10.000.000 đồng tiền Đoàn Thị Thanh Ha nợ Công ty CP chứng khoán An Thành.
* Thứ năm: Đối với việc chuyển tiền nội bộ Công ty CP chứng khoán An Tsang tài khoản cá nhân: Tại cơ quan điều tra Phạm Thị M V khai V vay tiền của Công ty để giao dịch chứng khoán trên các tài khoản V mượn, việc này ông Phạm Ngọc Phú có biết. Lấy lời khai của ông Phạm Ngọc Phú khẳng định không có sự việc trên. Việc V gian dối tạo bút toán giả thể hiện trên các tài khoản V mượn có tiền để đầu tư chứng khoán bằng tiền của Công ty, thì công ty và ông Phủ không biết. Tiến hành cho V và ông Phú đối chất, cả hai vẫn giữ nguyên lời khai. Liên quan đến nội dung này, cơ quan điều tra tiến hành xác minh và căn cứ bảng Báo cáo chi tiết công nợ từ ngày 01/01/2008 đến ngày 15/5/2012 đối với 09 tài khoản V mượn để sử dụng để chơi chứng khoản có 02 tài khoản ghi hạch toán chuyển tiền nội bộ vào mục phát sinh nợ, gồm: Khách hàng mang tên Nguyễn Thu V xác định: Khoản hạch toán chuyển tiền nội bộ số tiền 335.000.000đ vào ngày 04/11/2009 được hạch toán vào mục phát sinh nợ. Khách hàng mang tên Lê Quốc C xác định: Khoản hạch toán chuyển tiền nội bộ số tiền 152.000.000đ vào ngày 29/10/2009 được hạch toản vào mục phát sinh nợ.
Như vậy: Tổng số tiền được ghi vào mục phát sinh nợ trong báo cáo chi tiết công nợ của khách hàng Nguyễn Thu V và Lê Quốc C là 487.000.000đ. Số tiền này được hạch toán vào phát sinh nợ và thể hiện Phạm Thị M V nợ tiền của Công ty nên không được tính số tiền V chiếm đoạt của Công ty CP chứng khoán An Thành. Do tài khoản của Lê Quốc C chỉ duy nhất có khoản hạch toán chuyển tiền nội bộ số tiền 152.000.000 đồng và được hạch toán nợ Công ty nên V không chiếm đoạt tiền trên tài khoản của C. Vậy số tài khoản V sử dụng là 08 tài khoản.
* Thứ sáu: Phạm Thị M V khai Công ty CP chứng khoán An Tđã giả mạo chữ ký của V trên các phiếu thu tiền của bà Nguyễn Thị Minh Tâm, ông Vũ Thanh Bình, bà Trương Thị Hồng V và bà Đỗ Thục Anh thể hiện cho Công ty vay 22 tỷ đồng. Tại Cơ quan điều tra Phạm Thị M V chỉ cung cấp cho Cơ quan điều tra Hợp đồng vay tiền bản gốc đối với ông Vũ Thanh Bình và bà Đỗ Thục Anh. Kết luận giám định số 3025/C54-P5 ngày 29/6/2017 của Viện Khoa học hình sự - Tổng cục Cảnh sát kết luận: Chữ ký dưới mục kế toán trởng trên phiếu thu tiền của ông Vũ Thanh Bình và bà Đỗ Thục Anh so với chữ ký Phạm Thị M V do cùng một người ký ra. Căn cứ vào tài liệu thu thập được xác định: Công ty CP chứng khoán An Tkhông giả mạo chữ ký của Phạm Thị M V. Căn cứ kết quả điều tra, điều tra lại theo yêu cầu điều tra lại của Tòa Cấp cao (Hủy lần thứ nhất) tại Bản án hình sự phúc thẩm số 518 ngày 05/9/2016. Ngày 15/7/2019 Tòa án nhân dân thành phố H Nội xét xử sơ thẩm đối với Phạm Thị M V về tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo qui định tại điểm a, khoản 4 Điều 139 - BLHS năm 1999 (Bản án hình sự sơ thẩm số 217/2019/ HSST ngày 15/7/2019, tuyên 07 năm tù). Ngày 31/12/2020 Tòa án nhân dân Cấp cao tại H Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Thị M V (Bản án số 626/2020/HSPT ngày 31/12/2020) tuyên hủy bản án sơ thẩm 217/2019/HSST ngày 15/7/2019 để điều tra lại.
* Về kết quả điều tra lại theo Bản án số 626/2020/HSPT ngày 31/12/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại H Nội:
- Thứ nhất: Cần thực nghiệm điều tra về hoạt động phần mềm quản lý nội bộ của Công ty chứng khoán An Thành, để làm rõ trách nhiệm của các bộ phận, các cá nhân, lỗi do chủ quan hay lỗi phần mềm không thực hiện việc kiểm soát giữa các bộ phận với nhau. Hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán do ai phụ trách, kết quả hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ như thế nào trong thời gian V bị tố cáo.
Ông Phạm Ngọc Phú – Tổng giám đốc công ty chứng khoán An Thành khai: Đối với hoạt động phần mềm quản lý nội bộ của Công ty chứng khoán An Thành, đã được bàn giao khi chuyển nhượng lại cho Công ty CP chứng khoán Phú Hưng theo Quyết định số 1129 ngày 16/12/2015 về việc hợp nhất Công ty CP chứng khoán Phú Hưng và Công ty CP chứng khoán An Thành. Về việc kiểm soát lẫn nhau trên phần mềm thì chỉ có bộ phận kiểm soát nội bộ là chị Nguyễn Quỳnh Anh - Trưởng phòng. Theo chức năng, nhiệm vụ, Quỳnh Anh kiểm tra, theo dõi giám sát trên phần mềm toàn bộ họat động của các phòng trên phần mềm của Công ty. Trong thời gian Phạm Thị M V làm kế toán trưởng, thì Quỳnh Anh không phát hiện được các bút toán hạch toán khống tiền vào 08 tài khoản của khách hàng của Phạm Thị M V để chiếm đoạt tiền của Công ty CP chứng khoán An Tchơi chứng khoán. Phụ trách mảng thanh toán, lưu ký chứng khoán với Trung tâm lưu ký chứng khoán do phòng tài chính kế toán và lưu ký nơi Phạm Thị M V làm trưởng phòng và làm kế toán trưởng. Xác minh tại Công ty CP chứng khoán Phú Hưng xác định: Sau khi sát nhập Công ty CP chứng khoán An Tvà Công ty CP chứng khoán Phú Hưng theo Quyết định số 122 ngày 20/01/2016 của Ủy ban chứng khoán nhà nước thì lấy tên là Công ty CP chứng khoán Phú Hưng. Công ty CP chứng khoán Phú Hưng không sử dụng phần mềm nội bộ cũ của Công ty CP chứng khoán An Tmà sử dụng theo phần mềm của Công ty CP chứng khoán Phú Hưng vì Công ty Phú Hưng được phép tự doanh chứng khoán mà Công ty CP chứng khoán An Tkhông tự doanh. Do vậy, phần mềm kế toán và phần mềm quản lý nội bộ của Công ty CP chứng khoán An Tkhông được Công ty chứng khoán Phú Hưng lưu giữ. Nhân viên Công ty CP chứng khoán An Tđã nghỉ làm sau khi sát nhập với Công ty CP chứng khoán Phú Hưng. Do nhân viên đã nghỉ hết khi sát nhập, đến hồ sơ nhân viên cũ của Công ty CP chứng khoán An Tkhông còn nay lưu giữ nên không biết cán bộ nào phụ trách mảng lưu trữ chứng khoán. Căn cứ điều lệ của Công ty CP chứng khoán An Tthì phụ trách Lưu trữ chứng khoán do Phòng Kế toán tài chính và Lưu ký Công ty CP chứng khoán An Ttheo dõi nơi Phạm Thị M V làm Trưởng phòng và Kế toán trưởng, có nhiệm vụ thanh toán, lưu ký chứng khoán với Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Do phần mềm nội bộ của Công ty CP chứng khoán An Tkhông được Công ty CP chứng khoán Phú Hưng sử dụng và lưu giữ nên không thực nghiệm điều tra để làm rõ được việc kiểm soát giữa các bộ phận thuộc Công ty CP chứng khoán An Tvới nhau.
- Thứ hai: Bản án phúc thẩm nhận định: Về nguyên tắc, khi tiến hành mua bán chứng khoán thực hiện được chỉ khi tài khoản có đủ tiền thì mới được khớp lệnh. Nhưng tại sao có nhiều tài khoản không có tiền mà giao dịch vẫn thành công, nếu Công ty không cho nhân viên vay, thì không thể thực hiện được việc này. Nhiều chứng cứ cho rằng Công ty cho vay và thu lợi từ những khoản tiền vay này, có thể coi đây là việc Công ty tự doanh. Mặt khác toàn bộ chứng khoán mua được từ tiền vay (các khoản vay này cũng có tính lãi) sẽ do Công ty quản lý và có quyền tự bán để thu hồi tiền cho vay và số lãi phát sinh. Như vậy, thể hiện đây là biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo V khai: Công ty quản lý toàn bộ chứng khoán mua được từ tiền vay Công ty và có quyền bán bất kỳ lúc nào để thu hồi vốn vay và tiền lãi vay. Ông Phú ban đầu thừa nhận tiền này, nhưng sau đó lại không thừa nhận; Cần điều tra làm rõ vấn đề này, kể cả đối với những nhân viên khác của Công ty vay tiền của Công ty để mua bán chứng khoán.
Kết quả điều tra xác định: Lời khai ông Phạm Ngọc Phú: Công ty CP chứng khoán An Tcó cho khách hàng vay tiền mua bán chứng khoán dưới hình thức: Cho vay - thiếu tiền theo quyết định số 37 ngày 24/6/2009 của Công ty CP chứng khoán An Tthì khách hàng phải có tài sản ròng (là tiền bán chứng khoán của khách hàng đang về tài khoản) khi mua chứng khoán thiếu tiền thì khách hàng vay tài sản thấp hơn giá trị tài sản chứng khoán khách hàng mua. Khi vay thì khách hàng phải ký hợp đồng với Công ty. Trong trường hợp đủ điều kiện thì môi giới nhập lệnh cho khách hàng không thông qua Ban giám đốc. Trong trường hợp đặc biệt khách hàng không đủ điều kiện vay thì phải có phê duyệt của Ban giám đốc (do Phạm Ngọc Phú duyệt), khi ông Phú đi vắng thì có ủy quyền cho Phó Tổng giám đốc duyệt. Khi khách hàng vay thì trên hệ thống thể hiện là ghi nợ khoản vay của khách hàng vào tài khoản ghi nợ của Công ty và Công ty tính lãi vay hàng ngày. Cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán khi khách hàng có cổ phiếu trên tài khoản và bảo lãnh bằng chính chứng khoán mua theo Quyết định số 42 ngày 14/4/2010 của Công ty CP chứng khoán An Thành. Đến hạn thanh toán thì khách hàng trả tiền, còn trong trường hợp khách hàng chưa trả nợ và giá chứng khoán xuống, Công ty sẽ bán chứng khoán của khách hàng để thu hồi nợ. Việc khách hàng đều hạch toán vào tài khoản ghi nợ khoản vay của khách hàng vào tài khoản vay ghi nợ của Công ty và Công ty có tính lãi vay hàng ngày. Căn cứ bảng in sao kê tài khoản số 074C008383 của Trương Anh T; số 074C000045 của Hoàng Thị Thanh M; số 074C009000 của Hoàng H và số 074C002589 của Lê Quốc C xác định: Tài khoản số 074C008383 của Trương Anh T thể hiện: Ngày 21/4/2010 trong tài khoản không có tiền nhưng vẫn mua chứng khoán với tổng số tiền 648.000.0000đ và cùng ngày được công ty cho vay để thanh toán, khoản vay đã được thu nợ vào ngày 26/4/2010. Số tiền thanh toán khoản vay không liên quan đến khoản hạch toán khống chiếm đoạt tiền của Công ty với số tiền 350.000.000 đồng vào ngày 07/5/2010 của Phạm Thị M V.
Tài khoản số 074C000045 của Hoàng Thị Thanh M thể hiện: Ngày 03/6/2009 trong tài khoản không có tiền nhưng vẫn nhập lệnh mua chứng khoán với tổng số tiền 256.020.000 đồng, ngày 04/6/2009 tiếp tục mua với số tiền 172.500.000 đ và được thanh toán tiền mua vào ngày 04/6/2009, trên sao kê không thể hiện thu tiền lãi. Khoản vay không phải là số tiền 180.000.000 đồng Phạm Thị M V hạch toán khống chiếm đoạt tiền của Công ty vào ngày 28/7/2009. Tài khoản số 074C009000 của Hoàng H thể hiện: Ngày 21/9/2009 trong tài khoản không có tiền nhưng vẫn mua chứng khoán với số tiền 12.500.000 đồng, cùng ngày đã thanh toán tiền mua chứng khoán. Khoản vay không liên quan đến khoản hạch toán khống chiếm đoạt tiền của Công ty vào ngày 23/9/2009 với số tiền 40.000.000 đồng của Phạm Thị M V. Tài khoản số 074C002589 của Lê Quốc C thể hiện: Ngày 09/10/2009 trong tài khoản không có tiền nhưng vẫn mua được chứng khoán với số tiền 251.300.000 đồng và cùng ngày được Công ty cho vay để thanh toán, trên sao kê tài khoản chỉ thu phí môi giới. Ngày 13/10/2009 đã thanh toán khoản vay, không thể hiện thu tiền lãi trên sao kê.
Căn cứ tài liệu điều tra đủ căn cứ xác định: Công ty CP chứng khoán An Tcó cho khách hàng vay để mua chứng khoán và đảm bảo bằng số chứng khoán mua hay tiền bán chứng khoán đang về tài khoản và Công ty có quyền bán chứng khoán để thu hồi nợ khi khách hàng không trả đúng hẹn. Mặc dù Công ty không được cấp phép cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, nhưng vẫn ban hành quyết định cho vay tiền mua chứng khoán khi có tài sản đảm bảo hoặc bằng tiền khách hàng bán chứng khoán nhưng chưa kịp về tài khoản và cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán là hành vi kinh doanh trái phép. Nhưng do trên sao kê tài sản chỉ thể hiện tiền phí giao dịch mua chứng khoán, không thể hiện số lãi thu của khách hàng khi vay tiền để mua chứng khoán nên không có căn cứ để xác định tiền lãi mà khách hàng trả khi vay tiền Công ty để mua chứng khoán nên không xác định được số tiền thu lợi bất chính của Công ty CP chứng khoán An Thành. Do không xác định được số tiền thu lợi bất chính nên không có căn cứ để xử lý đối với Phạm Ngọc Phú và Công ty CP chứng khoán An Tvề tội kinh doanh trái phép theo Điều 159- BLHS năm 1999 (Bộ Luật hình sự 2015 đã bỏ tội danh này).
- Thứ ba: Giá trị chứng khoán của bị cáo V, bị Công ty cổ phần chứng khoán An Thành tự ý bán đi thu hồi nợ là bao nhiêu lần, bao nhiêu tiền? trên các tài khoản như bị cáo V khai gồm các tài khoản như sau: 074C001116;
074C002589; 074C8383; 074C008686. Trách nhiệm pháp lý (nếu có) của Công ty, của cá nhân.
Làm việc với Công ty CP chứng khoán Phú Hưng xác định: Khi Công ty CP chứng khoán Phú Hưng mua Công ty CP chứng khoán An Tthì Công ty An Thành không bàn giao tài liệu như (bản ghi âm, phiếu đặt lệnh hay đặt lệnh liên quan đến việc bán chứng khoán tại thời điểm tháng 7/2011 trên tài khoản chứng khoán số 074C001116; 074C002589; 074C008383; 074C008686 nên Công ty Phú Hưng không xác định được ai là người đặt lệnh bán chứng khoán. Tiền bán chứng khoán Phạm Thị M V đã trả cho Công ty CP chứng khoán An Tđể khắc phục hậu quả và có xác nhận trả nợ của hai bên. Do không có tài liệu chứng minh Phạm Thị M V hay Công ty CP chứng khoán An Tbán chứng khoán trên 04 tài khoản trên nên không xác định được Công ty hay Phạm Thị M V tự ý bán hay thỏa thuận cùng bán để thu hồi nợ. Do vậy không đủ căn cứ xác định được Công ty bán bao nhiêu lần, số lượng bao nhiêu và được bao nhiêu tiền.
- Thứ tư: Về khoản tiền bị cáo V và Tr bị quy kết chiếm đoạt 250.000.000 đồng rút ra từ ngân hàng, bị cáo V khai: Có sự đồng ý của ông Phú và số tiền 10.000.000 đồng đã được nộp đối trừ điều tra lại (lần1), mà vẫn bị Công ty thu; nay bị cáo V yêu cầu được trả lại, mà ông Phú không thừa nhận. Đối với khoản 250.000.000 đồng Phạm Thị M V nhờ Lê Thu Tr rút tại Ngân hàng, V khai có sự đồng ý của ông Phạm Ngọc Phú nhưng ông Phú không thừa nhận biết V rút tiền. Cơ quan điều tra đã tiến hành cho đối chất nhưng Phú và V vẫn giữ nguyên lời khai, V không đưa ra được tài liệu Phú biết việc V rút 250.000.000 đồng. Do vậy không có căn cứ chứng minh Phạm Ngọc Phú biết việc này. Về số tiền 10.000.000 đồng Phạm Thị M V yêu cầu Công ty trả lại do đã nộp khắc phục:
Kết quả điều tra lại xác định: Công ty cổ phần chứng khoán An Thành cung cấp bảng kê các bút toán, hạch toán khống của Phạm Thị M V thì khoản 10.000.000 đồng, hạch toán chuyển tiền nội bộ là do Đỗ Thị Sâm (Kế toán giao dịch) hạch toán chứ không phải do Phạm Thị M V tạo bút toán nên số tiền này không liên quan đến Phạm Thị M V. Số tiền này không nằm trong số tiền Phạm Thị M V chiếm đoạt của Công ty CP chứng khoán An Thành. Do trên tài khoản chứng khoán của Đoàn Thị Thanh Ha tại Công ty CP chứng khoán An Tthể hiện đã trả (không xác định được ai trả) Công ty số tiền 10.000.000 đồng, Phạm Thị M V đã nộp số tiền 10.000.000 đồng cho Công ty CP chứng khoán An Thành, nên việc thu số tiền 10.000.000 đồng là thu 2 lần do vậy Công ty CP chứng khoán An T(nay là Công ty CP chứng khoán Phú Hưng) có trách nhiệm trả lại 10.000.000 đồng cho Phạm Thị M V.
- Thứ năm: Trong thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2011 bị cáo V tự thực hiện (bằng cách thức nào) cụ thể bao nhiêu lệnh, mỗi lệnh bao nhiêu tiền, ở thời gian nào, chuyển tiền từ tài khoản nội bộ sang các tài khoản khác của bị cáo V mượn tài khoản để mua bán chứng khoán và V tự làm bao nhiêu ủy nhiệm chi giả, mỗi ủy nhiệm chi bao nhiêu tiền tại thời gian nào để lấy tiền từ tài khoản nội bộ của Công ty cổ phần chứng khoán An Thành mà ông Phú là Tổng giám đốc không hề biết trong hơn 3 năm. Để đánh giá phương thức, thủ đoạn, diễn biến hành vi của V thông qua phần mềm quản lý của Công ty cổ phần chứng khoản An Thành (như ông Phú khai). Ngoài ra còn có cách chuyển tiền nào khác hay không? bởi vì ông Phú cũng thừa nhận muốn thực hiện được phiếu chuyển tiền phải đủ các chữ ký của các bộ phận: Kiểm soát nội bộ; môi giới; kế toán; ban lãnh đạo; số lượng phiếu ủy nhiệm chỉ mà bị cáo V đã làm giả bao nhiêu chứng từ, số tiền chiếm đoạt cụ thể là bao nhiêu? Còn V khai tiền cho vay mua bán chứng khoán đã được chuyển trước, sau đó vài ngày V chỉ làm các loại giấy tờ nhằm hợp thức hóa, việc này ông Phú cũng biết cần làm rõ vấn đề này.
Tại cơ quan Điều tra Phạm Thị M V khai: V là kế toán trưởng Công ty CP chứng khoán An Thành, khi làm kế toán trưởng V được cấp tài khoản riêng trên hệ thống phần mềm của Công ty. Khi V hạch toán thì hạch toán từ tài khoản của V được Công ty cấp để chuyển tiền từ tài khoản của Công ty vào 08 tài khoản với tổng số tiền 4.252.000.000 đồng mà V mượn để sử dụng để chơi chứng khoán. Bình thường khi V hạch toán tiền vào tài khoản chứng khoán của khách hàng, trước đó khách hàng phải nộp tiền mặt vào Công ty thông qua thủ quỹ hoặc phải nộp tiền vào tài khoản của Công ty qua Ngân hàng. Khi khách hàng nộp tiền thì V mới hạch toán tiền từ tài khoản nội bộ của Công ty vào tài khoản chứng khoán của khách hàng. Việc hạch toán này không cần bộ phận nào duyệt. đối với 08 tài khoản V hạch toán chuyển tiền từ tài khoản Công ty vào 08 tài khoản để chơi chứng khoán, thì không có việc nộp tiền mặt vào tài khoản, mà là V trực tiếp chuyển tiền từ tài khoản nội bộ của Công ty vào 08 tài khoản chứng khoán mà Vẫn mượn để sử dụng. Bộ phận trực tiếp theo dõi, quản lý và kiểm tra đối chiếu số tiền V hạch toán khống chuyển tiền từ tài khoản nội bộ sang 08 tài khoản chỉ có Phòng kiểm soát nội bộ và ban giám đốc (Ông Phạm Ngọc Phú – Tổng Giám đốc) kiểm tra theo dõi được. Cuối ngày Phòng kiểm soát nội bộ đều phải báo cáo ban giám đốc về số dư tiền trên tài khoản, số tiền chênh lệch giữa nhà đầu tư và tài khoản ngân hàng của Công ty. Ngoài làm giả 02 giấy nộp tiền mặt mang tên khách hàng Nguyễn Thu V vào Công ty: Nộp số tiền 300.000.000 đồng vào ngày 01/10/2009 và nộp số tiền 1.000.000.000 đồng vào ngày 24/4/2009 thì V không lập thêm chứng từ khống nộp tiền vào tài khoản nào nữa.
Căn cứ tài liệu điều tra có đủ căn cứ xác định: Từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2010 Phạm Thị M V thực hiện 20 giao dịch khổng chuyển tiền từ tài khoản Công ty vào 08 tài khoản V mượn để chơi chứng khoán, chiếm đoạt số tiền 4.252.000.000 đồng của Công ty chứng khoán An Thành, trong đó: 07 lần chuyển tiền nội bộ; 09 lần nộp tiền tại Công ty; 02 lần nộp tiền tại ngân hàng BIDV, 02 lần nộp tại Ngân hàng Vietcombank, cụ thể:
- Tài khoản số 074C001116 mang tên Nguyễn Thu V: Ngày 01/10/2009 V làm giả giấy nộp số tiền 300.000.000 đồng sau đó tạo bút toán giả trên trên phần mềm kế toán thể hiện khách hàng nộp vào tài khoản 300.000.000 đồng - Ngày 24/04/2009 làm giả giấy nộp số tiền 1.000.000.000 đồng, sau đó tạo bút toán giả trên trên phần mềm kế toán thể hiện khách hàng nộp vào tài khoản 1.000.000.000 đồng.
- Tài khoản số 074C000043 mang tên Phạm Hoàng Minh Q: Ngày 23/04/2009 V tạo bút toán giả trên trên phần mềm kế toán thể hiện khách hàng nộp tiền tại Công ty số tiền 125.000.000 đồng.
- Tài khoản số 074C000045 mang tên Hoàng Thị Thanh M: Ngày 28/7/2009 V tạo bút toán giả trên trên phần mềm kế toán thể hiện khách hàng nộp tiền tại Công ty số tiền 180.000.000 đồng.
- Tài khoản số 074C008386 mang tên Lê Thị L: Ngày 18/03/2010 V tạo bút toán giả, hạch toán trên phần mềm kế toán khách hàng nộp số tiền 150.000.000 đồng vào tài khoản của Công ty tại Ngân hàng Vietcombank.
- Ngày 04/01/2010 V tạo bút toán giả, hạch toán trên phần mềm kế toán khách hàng nộp số tiền 500.000.000 đồng vào tài khoản của Công ty mở tại Ngân hàng BIDV. Phạm Thị M V tạo bút toán giả, hạch toán thể hiện trên phần mềm khách hàng nộp tiền tại Công ty:
+ Ngày 05/01/2010, nộp số tiền 250.000.000 đồng.
+ Ngày 11/02/2010 nộp số tiền 300.000.000 đồng.
+ Ngày 4/5/2010 nộp số tiền 250.000.000 đồng.
+Ngày 17/11/2010 nộp số tiền 30.000.000 đồng.
+ Ngày 14/12/2010 nộp số tiền 50.000.000 đồng.
- Tài khoản số 074C008383 mang tên Trương Anh T: Ngày 7/5/2010 tạo bút toán giả, hạch toán khống thể hiện khách hàng nộp số tiền 350.000.000đ vào tài khoản của Công ty tại Ngân hàng BIDV. Ngày 15/12/2010 tạo bút toán giả, hạch toán khống thể hiện khách hàng nộp số tiền 420.000.000 đ vào tài khoản của Công ty tại Ngân hàng Vietcombank.
- Tài khoản số 074C000369 mang tên Đoàn Thị Thanh Ha. Phạm Thị M Vẫn tạo bút toán giả, chuyển tiền nội bộ từ tài khoản của Công ty sang tài khoản số 074C000369 mang tên Đoàn Thị Thanh Ha với tổng số tiền 207.000.000đ, cụ thể:
+ Ngày 17/08/2009 số tiền 20.000.000 đồng + Ngày 01/09/2009 số tiền 40.000.000 đồng + Ngày 30/12/2010 số tiền 97.000.000 đồng + Ngày 14/12/2010 số tiền 50.000.000 đồng - Phạm Thị M V tạo bút toán giả, chuyển tiền nội bộ từ tài khoản của Công ty sang tài khoản số 074C809000 mang tên ông Hoàng Văn Th với tổng số tiền 100.000.000 đồng cụ thể:
+ Ngày 07/12/2010 số tiền 50.000.000 đồng + Ngày 14/12/2010 số tiền 50.000.000 đồng - Ngày 23/9/2009, Phạm Thị M V tạo bút toán giá, chuyển tiền nội bộ từ tài khoản của Công ty sang tài khoản số 074C009000 mang tên Hoàng H với số tiền 40.000.000 đồng.
Tài khoản hạch toán khống các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản nội bộ của Công ty sang tài khoản khách hàng và hạch toán khách bảng nộp tiền tại Công ty hay nộp vào tài khoản Công ty tại Ngân hàng, là từ tài khoản trên phần mềm Công ty CP chứng khoán cấp cho V quản lý và sử dụng (khi V là kế toán trưởng Công ty CP chứng khoán An Thành). Bằng cách thức trên, Phạm Thị M V đã chiếm đoạt của Công ty tổng số tiền là 4.252.000.000 đồng.
- Thứ sáu: Hai chứng từ bị cáo V khai làm chứng từ khống theo sự chỉ đạo của ông Phú để vụ công tác báo cáo, kiểm tra, kiểm toán hay là V nhằm chiếm đoạt tiền bằng hai phiếu thu này như ông Phú khai.
Tại Cơ quan điều tra Phạm Thị M V khai: Trong 08 tài khoản V mượn để chơi chứng khoán, V có lập khống 02 giấy nộp tiền nộp tiền của Nguyễn Thu V vào Công ty cụ thể: Nộp 300.000.000 đồng vào ngày 01/10/2009 và nộp 1.000.000.000 đồng vào ngày 24/4/2009. Trên giấy nộp tiền này mục kế toán do V ký. Còn mục người nộp tiền, thủ quỹ V không nhớ nhờ ai ký. Ngoài ra V không lập chứng từ khống nộp tiền vào tài khoản nào nữa. 02 giấy nộp tiền này do ông Phú chỉ đạo V làm để phục vụ công tác kiểm toán. Ông Phạm Ngọc Phú không thừa nhận ông đã chỉ đạo Phạm Thị M V làm giả 02 giấy nộp tiền trên để phục vụ công tác báo cáo, kiểm tra, kiểm toán như V đã khai. Cơ quan điều tra đã tiến hành cho ông Phú đối chất với Phạm Thị M V nhưng hai bên vẫn giữ nguyên lời khai. Kết quả điều tra thể hiện: Tại Bản tường trình ngày 11/7/2011 V tường trình với Công ty CP chứng khoán An T(trước khi có đơn tố cáo) có nội dung: “Trong quá trình làm việc tại Công ty CP chứng khoán An TV đã đẩy tiền vào tài khoản 074C001116 mang tên Nguyễn Thu V để đầu tư chứng khoán bằng cách lập giấy nộp tiền”. Tại bản Kết luận giám định số 2857/C54 P5 ngày 09/10/2012 của Viện khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận: Chữ ký dưới mục “Kế toán” mang tên Phạm Thị M V trên 2 giấy nộp tiền ghi ngày 24/4/2009 và ngày 01/10/2009 so với mẫu so sánh là do cùng một người ký ra.
Chữ viết dưới mục “Người nộp” Nguyễn Thu V trên 2 giấy nộp tiền ghi ngày 24/4/2009 và ngày 01/10/2009 so với chữ viết của Lê Thu Tr trên tài liệu so sánh là không phải do một người viết ra; Chữ ký dưới mục “Người nộp” trên 2 giấy nộp tiền ghi ngày 24/4/2009 và ngày 01/10/2009 so với chữ ký của Lê Thu Tr trên tài liệu so sánh là khác dang; Chữ ký dưới mục “Thủ quỹ” trên 2 giấy nộp tiền ghi ngày 24/4/2009 và ngày 01/10/2009 so với chữ ký của Đoàn Thị Thanh Ha trên tài liệu so sánh là khác dạng.
Căn cứ tài liệu điều tra có đủ căn cứ chứng minh Phạm Thị M V đã lập khống 02 giấy nộp tổng số tiền 1.300.000.000 đồng vào Công ty CP chứng khoán An Thành, sau đó hạch toán khống theo 02 giấy nộp tiền từ tài khoản của Công ty vào tài khoản của khách hàng Nguyễn Thu V để chiếm đoạt tiền, sau đó sử dụng để chơi chứng khoán.
- Thứ bảy: Trong thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2011 (là hơn 3 năm) như ông Phú khai phần mềm bị lỗi, thì phần mềm bị lỗi cụ thể như thế nào, thời gian nào, lỗi toàn bộ hệ thống hay lỗi chỉ ở một số bộ phận, cụ thể ở bộ phận nào, bị lỗi bao nhiêu lần, mỗi lần diễn ra trong thời gian bao lâu, trong thời gian bị lỗi của phần mềm gây ra hậu quả cụ thể như thế nào ảnh hưởng đến bao nhiêu giao dịch chứng khoán và có gây thiệt hại không? Cụ thể như thế nào (làm rõ cụ thể đối với các tài khoản của V mượn chơi chứng khoán) cho Công ty cổ phần chứng khoán An Thành, ai chịu trách nhiệm về vật chất lỗi phần mềm gây ra.
Kết quả xác minh tại Công ty CP chứng khoán Phú Hưng (Là Công ty mua lại Công ty CP chứng khoán An Thành): Sau khi mua lại Công ty CP chứng khoán An Thành, Công ty CP chứng khoán Phú Hưng không sử dụng phần mềm mua bán chứng khoán, phần mềm quản lý nội bộ, kế toán của Công ty chứng khoán An Thành mà sử dụng phần mềm của Phú Hưng. Mặt khác, Công ty CP chứng khoán Phú Hưng không được Công ty CP chứng khoán An Tbàn giao tài liệu liên quan đến việc lỗi phần mềm và hậu quả xảy ra của việc lỗi phần mềm gây ra hậu quả gì. Do vậy, Công ty CP chứng khoán Phú Hưng không biết phần mềm của Công ty CP chứng khoán An Tcó bị lỗi hay không và gây ra thiệt hại gì.
Căn cứ bảng in sao kê tài khoản số 074C008383 của Trương Anh T;
số 074C000045 của Hoàng Thị Thanh M; số 074C009000 của Hoàng H và số 074C002589 của Lê Quốc C xác định các tài khoản này không có tiền nhưng vẫn mua được chứng khoán. Tuy nhiên các chứng khoán này đã được Công ty cho vay tiền thanh toán và đã thu nợ. Phạm Ngọc Phú khai: Theo quy định của Công ty CP chứng khoán An Thành, khi tài khoản phải có tiền thì mới nhập được lệnh mua chứng khoán, nếu Công ty cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán thì phải được cập nhập trên hệ thống và thể hiện trên sao kê tài khoản và hạch toán vào công nợ của khách hàng để công ty thu nợ. Tuy nhiên, do không phát hiện ra tài khoản nào không có tiền, công ty không cho vay tiền mà có thể nhập lệnh để mua chứng khoán nên không phát hiện ra lỗi phần mềm có từ bao giờ để khắc phục và sửa chữa. Mặt khác, các bút toán hạch toán khống của Phạm Thị M V chuyển tiền từ tài khoản của Công ty vào tài khoản khách hàng để V sử dụng thanh toán tiền mua chứng khoán đúng thời điểm mua, không liên quan đến các khoản trả tiền vay để mua chứng khoán. Tiền Công ty mất là khi V hạch toán khống lấy tiền và sử dụng số tiền đó để trả tiền mua chứng khoán trên tài khoản. Hiện ông Phú không còn lưu giữ tài liệu, đồ vật, phần mềm, chứng từ số sách kế toán của Công ty CP chứng khoán An Thành.
Do Công ty CP chứng khoán Phú Hưng không còn sử dụng phần mềm nội bộ và không lưu giữ phần mềm, không được bàn giao tài liệu liên quan đến lỗi phần mềm của Công ty CP chứng khoán An Tnên không xác định được hậu quả của việc lỗi phần mềm ảnh hưởng đến bao nhiêu giao dịch chứng khoán và gây thiệt hại gì. Căn cứ tài liệu Công ty CP chứng khoán An Tcung cấp xác định 04 tài khoản của Trương Anh T, Hoàng Thị Thanh M, Hoàng H và của Lê Quốc C không có tiền vẫn chơi được chứng khoán nhưng các khoản này đều là khoản Công ty cho vay để thanh toán và đã thu hồi đầy đủ nợ trong vòng 02 ngày nên không có thiệt hại cho Công ty CP chứng khoán An Thành.
- Thứ tám: Ông Phú thừa nhận có các bản in bản đối chiếu nợ; Ngày 29/7/2011 giấy xác nhận đã trả nợ (thanh toán công nợ) đã thanh toán cho Công ty cổ phần chứng khoán An Thành trong 04 tài khoản tổng là 2.871.851.000 đồng (BL:2980); ngày 30/8/2012 có giấy nhận xác nhận số tiền nợ (BL 276) trong đó nêu số tiền đã trả, số tiền còn phải trả và thu các loại phí thu trong đó có tiền lãi là khoản tiền 544.000.000 đồng (bao gồm: 237.000.000 đồng là tiền môi giới; 46.000.000 đồng là tiền lãi; 261.000.000 đồng là tiền cầm cố chứng khoán) và 100.000.000 đồng là tiền đặt lệnh; Thư nhắc nợ (BL: 1981) những giấy tờ trên ông Phú đều thừa nhận về nội dung và ông Phú đều ký vào các giấy trên. Tuy nhiên chứng cứ trên lại mâu thuẫn với lời khai của ông Phú hơn 03 năm thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2011, ông bị V lừa lấy tiền ông không hề biết, do năng lực yếu kém trong quá trình quản lý Công ty cổ phần chứng khoán An Thành, cần làm rõ mâu thuẫn này để có căn cứ xem xét hành vi lừa đảo của bị cáo Phạm Thị M V thực hiện một cách độc lập hay có đồng phạm.
Lời khai Phạm Ngọc Phú - Giám đốc Công ty CP chứng khoán An Thành: Từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2010 V thực hiện hạch toán khống nộp tiền vào 08 tài khoản Phạm Thị M V mượn để chơi chứng khoán, Công ty CP chứng khoán An Tcũng như ông Phú không phát hiện ra các giao dịch nộp khống chiếm đoạt tiền của V. Khi V nghỉ sinh con vào tháng 12/2010, thì đến tháng 01/2011, Công ty CP chứng khoán An Tthay kế toán trưởng mới là anh Nguyễn Văn Hùng. Sau khi được phân công làm kế toán trưởng, anh Hùng đã rà soát sổ sách, tiền mặt tại quỹ và số dư tài khoản ngân hàng của Công ty, thì mới phát hiện ra được sai phạm của V. Sau khi phát hiện các bút toán nộp tiền khống chiếm đoạt tiền của Công ty vào khoảng tháng 3/2011, Công ty đã làm việc với Phạm Thị M V và V thừa nhận đã hạch toán khống tiền từ tài khoản của Công ty vào 08 tài khoản V sử dụng để chơi chứng khoán. V xin công ty cho khắc phục trả lại tiền, Công ty đã tạo điều kiện để V khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình, nên trong năm 2011 giữa V và Công ty An Thành mới có các buổi làm việc, xác nhận nợ và trả nợ với Phạm Thị M V thể hiện nội dung: V đã hạch toán khống lấy tiền của Công ty để chơi chứng khoán. Thư nhắc nợ là do V hứa hẹn trả nên Công ty xác nhận số nợ của V, thực chất V hạch toán khống chiếm đoạt tiền của Công ty. Nhưng do V không khắc phục trả lại đầy đủ tiền cho Công ty như hứa hẹn nên Công ty mới có đơn gửi tới Công an quận Thanh Xuân tố cáo V vào ngày 04/04/2012. Ông Phú khai do tính thời gian đến khoảng tháng 11/2011 V cam kết, nhưng không tiếp tục khắc phục trả tiền cho Công ty nên đã tính là hơn 03 năm. Thực tế chỉ đến khoảng tháng 7/2011, sau khi bộ phận kế toán kiểm tra thì đã phát hiện ra các bút toán khống V chiếm đoạt tiền của Công ty. Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Trưởng phòng kiểm soát nội bộ khai: Bộ phận kiểm soát nội bộ do Quỳnh Anh phụ trách tại thời điểm xảy ra việc Phạm Thị M V hạch toán khống chiếm đoạt tiền của Công ty CP chứng khoán An Thành, lúc đó có một mình Quỳnh Anh kiểm soát. Khối lượng công việc nhiều mà lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực mới của tại thời điểm đó Quỳnh Anh chỉ tập trung vào kiểm tra vào các giao dịch của khách hàng như: Nhận lệnh và đặt lệnh mua bán chứng khoán, kiểm tra các khoản vay của khách hàng mua bán chứng khoán có vượt quá quy định của Công ty hay không để hạn chế rủi ro cho Công ty. Còn tại thời điểm đó Quỳnh Anh không kiểm tra đối chiếu thực tế tiền mặt tại quỹ so với tiền mặt trên tài khoản và trên sổ sách của Công ty có trùng khớp hay không nên không phát hiện được các bút toán nộp tiền khống như nêu trên. Nguyễn Văn Hùng Kế toán trưởng Công ty CP chứng khoán Anh Thành (thay Phạm Thị M V làm từ tháng 01/2011 đến tháng 11/2011) khai: Tháng 01/2011 khi thay Phạm Thị M V làm kế toán trưởng Công ty CP chứng khoán An Thành, Hùng không được bàn giao hệ thống sổ sách gì từ kế toán trưởng cũ là V. Do không được bàn giao nên Hùng đã rà soát lại và phát hiện ra số dư tiền mặt, số dư trên phần mềm kế toán của Công ty CP chứng khoán An Tkhông đúng với số dư trên tài khoản ngân hàng của Công ty và không trùng khớp nhau. Do có sự chênh lệch về số tiền nên bộ phận anh Hùng cùng bộ phận kế toán đã rà soát lại và phát hiện ra một số các bút toán hạch toán nộp khống tiền vào tài khoản của Công ty, sau đó hạch toán từ tài khoản của Công ty vào một số tài khoản chứng khoán của khách hàng nên đã báo cáo ban giám đốc Công ty CP chứng khoán An Thành. Phạm Thị M V khai: Theo quy định khi hạch toán tiền vào tài khoản chứng khoán của khách hàng, trước đó khách hàng phải nộp tiền mặt vào Công ty thông qua thủ quỹ hoặc phải nộp tiền vào tài khoản của Công ty qua Ngân hàng. Khi khách hàng nộp tiền thì V mới hạch toán tiền từ tài khoản nội bộ của Công ty vào tài khoản chứng khoán của khách hàng. Việc hạch toán này không cần bộ phận nào duyệt. Tuy nhiên đối với 08 tài khoản V mượn và hạch toán khống chuyển tiền từ tài khoản Công ty vào 08 tài khoản để chơi chứng khoán, thì không có việc nộp tiền vào tài khoản mà là V trực tiếp chuyển tiền từ tài khoản của Công ty vào 08 tài khoản chứng khoán mà V mượn. Bộ phận trực tiếp theo dõi, quản lý và kiểm tra đối chiếu số tiền hạch toán khống chuyển tiền từ tài khoản nội bộ sang 08 tài khoản chỉ có Phòng kiểm soát nội bộ và ban giám đốc kiểm tra theo dõi được. Cuối ngày Phòng kiểm soát nội bộ đều phải báo cáo ban giám đốc về số dư tiền trên tài khoản, số tiền chênh lệch giữa nhà đầu tư và tài khoản ngân hàng của Công ty.
Căn cứ vào tài liệu thu thập được xác định: Phạm Thị M V đã tự hạch toán khống tiền vào 08 tài khoản để chơi chứng khoán mà không thông qua bộ phận nào duyệt. Hnh vi của Phạm Thị M V là phạm tội độc lập.
- Thứ chín: bị can Phạm Thị M V nộp giấy khai sinh con tên: Trương Khánh Toàn, sinh ngày 15/01/2011, như vậy bị cáo V đã thực hiện bao nhiêu giao dịch chứng khoán chuyển tiền từ tài khoản nội bộ của Công ty cổ phần chứng khoán An Thành sang các tài khoản mà V đã mượn để mua bán chứng khoán, trong thời gian bị cáo mang thai; tổng số tiền cá nhân V chiếm đoạt của Công ty là bao nhiêu trong thời gian bị cáo mang thai, trên tổng số 5.167.851.000 đồng, như ông Phú đã tố cáo. Ngày 15/01/2011, bị can Phạm Thị M V sinh con trai tên Trương Khánh Toàn nên thời gian bị cáo mang thai là tháng 4/2010. Căn cứ vào tài liệu điều tra xác định trong thời gian bị cáo mang thai đã hạch toán các khoản tiền sau:
- Hạch toán tiền từ tài khoản nội bộ sang tài khoản của khách hàng Nguyễn Thu V số tiền 335.000.000 đồng vào ngày 04/11/2009 và tài khoản mang tên khách hàng Lê Quốc C số tiền 152.000.000 đồng. Căn cứ báo cáo chi tiết công nợ của tài khoản 02 khách hàng xác định 02 khoản hạch toán này được hạch toán vào mục phát sinh nợ nên thể hiện Phạm Thị M V nợ tiền của Công ty chứ không chiếm đoạt khoản tiền này. Số tiền hạch toán nội bộ đã được trừ đi trong số tiền Công ty CP chứng khoán An Ttố cáo Phạm Thị M V chiếm đoạt.
- Tạo bút toán giả hạch toán khống việc khách hàng nộp tiền trên phần mềm của Công ty vào các tài khoản:
Tài khoản số 074C8386 mang tên khách hàng Lê Thị L với tổng số tiền 330.000.000 đồng (ngày 04/5/2010 nộp 250.000.000đ; ngày 17/11/2010 nộp 30.000.000 đ; ngày 14/12/2010 nộp 50.000.000 đ).
- Tài khoản số 074C008383 mang tên khách hàng Trương Anh T với tổng số tiền 770.000.000 ₫ (ngày 07/5/2010 nộp 350.000.000 đ, ngày 15/12/2010 nộp 420.000.000 đồng). Tài khoản số 074C000369 mang tên Đoàn Thị Thanh Ha nộp tổng số 207.000.000₫, cụ thể:
+ Ngày 17/08/2009 nộp số tiền 20.000.000 đồng;Ngày 01/09/2009 nộp số tiền 40.000.000 đồng; Ngày 30/12/2010 nộp số tiền 97.000.000 đồng; Ngày 14/12/2010 nộp số tiền 50.000.000 đồng.
- Tài khoản số 074C809000 mang tên ông Hoàng Văn Th với tổng số tiền là 100.000.000 đồng (ngày 07/12/2010 nộp 50.000.000 đ, ngày 14/12/2010 nộp 50.000.000 đ). Như vậy, trong thời gian đang mang thai, Phạm Thị M V hạch toán khống chiếm đoạt tổng số tiền của Công ty là 1.407.000.000 đồng.
* Đối với một số người liên quan:
- Đối với H Hồng H và Lê Thu Tr là nhân viên môi giới, chăm sóc khách hàng của Công ty chứng khoán An Thành: Mặc dù Tr và H là nhận lệnh đặt mua, bán chứng khoán từ V mà không có phiếu đặt lệnh mua bán chứng khoán, nhưng quá trình điều tra do không có đủ chứng cứ chứng minh H và Tr có sự bàn bạc trao đổi với Phạm M V về việc: Lập chứng từ khống, tạo bút toán giả để chiếm đoạt tiền của Công ty CP chứng khoán An Tvà không được hưởng lợi khi cho V mượn tài khoản nên trang và H không đồng phạm với V. Do vậy Cơ quan Điều tra không đề cập xử lý.
- Đối với Đoàn Thị Thanh Ha – là nhân viên thủ quỹ của Công ty CP chứng khoán An Tlà người cho V mượn 03 tài khoản để giao dịnh chứng khoán, do chị hằng không biết việc V tạo bút toán giả chuyển khống tiền vào tài khoản của Ha cho vân mượn để giao dịnh mua bán chứng khoán nên Cơ quan Điều tra không đề cập xử lý.
- Đối với Phạm Ngọc Phú - Tổng Giám đốc Công ty CP chứng khoán An Thành: Chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ được giao trong việc quản lý tài khoản Công ty trong việc chuyển tiền từ tài khoản Công ty vào tài khoản khách hàng; không thường xuyên chỉ đạo bộ phận kiểm soát nội bộ kiểm tra, đối chiếu tiền trên tài khoản và tiền trên sổ quỹ dẫn đến không phát hiện ra Phạm Thị M Văn hạch toán khống từ tài khoản của Công ty vào 08 tài khoản của khách hàng chiếm đoạt tiền của Công ty nhưng ông Phú không biết, không được hưởng lợi nên Cơ quan Điều tra không đề cập xử lý.
- Đối với Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Trưởng phòng kiểm soát nội bộ Công ty CP chứng khoán An Tđã chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ của bản thân trong việc kiểm soát, đối chiếu số dư tài khoản và số dự trên sổ quỹ, chứng từ nộp tiền của Phòng Kế toán, tài chính và lưu trữ nơi Phạm Thị M V làm trưởng phòng và Kế toán trưởng dẫn đến không phát hiện ra V hạch toán khống từ tài khoản của Công ty vào 08 tài khoản của khách hàng chiếm đoạt tiền của Công ty, không được hưởng lợi, không đồng phạm với V nên Cơ quan điều tra không đề cập xử lý.
Bản cáo trạng số: 363/CT-VKS-P3 ngày 18/9/2022 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố H Nội truy tố bị cáo Phạm Thị M V về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 điều 174 Bộ luật hình sự.
Tại Bản án Hình sự sơ thẩm số 144/2023/HS- ST ngày 12/46/2023 của Tòa án nhân dân thành phố H Nội, quyết định:
Tuyên bố bị cáo: Phạm Thị M V phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
- Áp dụng điểm a khoản 4 điều 174; điểm b, n, s khoản 1 điều 51; khoản 2 điều 51; điều 54 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.
- Áp dụng Điều 331; Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí tòa án.
Xử p h ạt Phạm Thị M V 07 (Bẩy) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt đầu chấp hành án hình phạt tù.
- Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng phải trả lại cho bị cáo Phạm Thị M V số tiền 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng).
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 19/4/2023, bị cáo Phạm Thị M V có đơn kháng cáo toàn bộ bản án, nội dung cụ thể bị cáo cho rằng bị cáo không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tại phiên tòa phúc thẩm: Bị cáo Phạm Thị M V được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng bị cáo vắng mặt không có lý do; phiên tòa phúc thẩm lần thứ hai bị cáo không nhận giấy triệu tập.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại H Nội kết luận:
Về tố tụng, Thẩm phán và Hội đồng xét xử phúc thẩm thực hiện đúng các quy định về tố tụng.
Ngày 19/4/2023 bị cáo có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Đơn kháng cáo của bị cáo nằm trong hạn luật định nên cần được chấp nhận để xét. Bị cáo kháng cáo cho rằng bị cáo bị xét xử về “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là không chính xác. Tại phiên tòa, bị cáo kháng cáo nhưng vắng mặt lần thứ hai, đề nghị xét xử vắng mặt bị cáo.
Căn cứ vào nội dung kháng cáo và bản án sơ thẩm, thấy: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì bị cáo Phạm Thị M V đã tạo các bút toán giả để xác lập các tài khoản có tiền để giao dịch; bị cáo dùng các tài khoản khống này để giao dịch chứng khoán; số tiền bị cáo chiếm đoạt của Công ty chứng khoán An Thành là trên 04 tỷ đồng. Căn cứ vào lời khai của những người làm chứng, các tài liệu đã được giám định có đủ căn cứ xác định bị cáo V đã mượn 08 tài khoản của người quen sau đó tự tạo bút toán giả về việc nộp tiền vào các tài khoản này để giao dịch chứng khoán nhưng thực chất các tài khoản này không có tiền được nộp vào để giao dịch. Hnh vi của bị cáo được hoàn thành từ khi Công ty An Thành trả tiền vào các tài khoản do bị cáo đã mượn. Do đó tại bản án sơ thẩm đã xét xử bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là có căn cứ và đúng quy định.
Nay bị cáo kháng cáo nhưng không có căn cứ để chấp nhận xét xử bị cáo về tội khác; tại bản án sơ thẩm đã áp dụng khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự nhưng chỉ xử phạt bị cáo hình phạt 07 năm tù là phù hợp. Đề nghị bác kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử xem xét khách quan, toàn diện vụ án, nếu có căn cứ bị cáo phạm tội khác thì xét xử theo đúng quy định đảm bảo quyền lợi cho bị cáo.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Về tố tụng: Đơn kháng cáo của bị cáo Phạm Thị M V làm trong hạn nên được chấp nhận để xem xét. Kèm theo đơn kháng cáo bị cáo không nộp thêm tài liệu gì mới.
Tại phiên toà phúc thẩm lần thứ nhất ngày 15/9/2023 bị cáo đã trực tiếp ký nhận giấy triệu tập nhưng vắng mặt không có lý do; tại phiên tòa lần thứ hai bị cáo đã được triệu tập theo đúng địa chỉ và số điện thoại như đã được triệu tập lần thứ nhất và đúng địa chỉ ghi trong đơn kháng cáo nhưng bị cáo vắng mặt không có lý do. Hội đồng xét xử quyết định xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 351 Bộ luật Hình sự.
[2] Về nội dung, xét kháng cáo của bị cáo Phạm Thị M V: Bị cáo kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm nhưng nội dung bị cáo cho rằng bản án sơ thẩm đã xét xử bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là không đúng tội.
[2.1] Về hành vi và tội danh của Bị cáo:
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo có mặt và có lời khai tại phiên tòa; lời khai của bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nhưng bị cáo thừa nhận việc bị cáo mượn 08 tài khoản của người quen rồi tạo các bút toán giả chữ ký của người nộp tiền, của kế toán để dùng các tài khoản không có tiền giao dịch mua khống chứng khoán qua sàn giao dịch của Công ty An Thành với số tiền trên 04 tỷ đồng. Bị cáo cho rằng thực tế Công ty chứng khoán An Thành cho vay khống để các nhân viên mua bán chứng khoán. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ đã được giám định theo đúng quy định; căn cứ vào lời khai của chính đại diện Công ty cổ phần chứng khoán An Thành thì số tiền bị cáo dùng đầu tư chứng khoán không phải là tiền công ty cho bị cáo vay. Các hợp đồng hợp tác kinh doanh trong một số tài khoản mà bị cáo đã mượn để đầu tư chứng khoán không nằm trong số tiền mà công ty tố cáo bị cáo chiếm đoạt. Căn cứ lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra (bút lục số 2746, 2750) thì bị cáo thừa nhận các khoản hợp tác kinh doanh trên 5 tài khoản bị cáo mượn để đầu tư chứng khoán đã được giải toả hết và không liên quan đến số tiền mà công ty tố cáo bị cáo chiếm đoạt.
Hội đồng xét xử xét thấy có đủ căn cứ để kết luận: Căn cứ các chứng từ bị cáo làm giả và các bút toán bị cáo tự tạo ra trong các tài khoản để chứng minh có tiền trong tài khoản, có cơ sở xác định trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2010, bị cáo Phạm Thị M V đã có hành vi gian dối tạo bút toán giả, chèn trên phần mềm sau ngày giao dịch nội dung hạch toán nộp tiền tại ngân hàng, nộp tiền tại công ty, chuyển tiền nội bộ từ tài khoản công ty vào các tài khoản bị cáo mượn, thực chất là không nộp tiền vào ngân hàng, cũng như nộp tại công ty, lập chứng từ giả nộp khống tiền vào tài khoản của khách hàng tại Công ty để thể hiện trên những tài khoản bị cáo mượn sử dụng là có tiền. Bị cáo đã dùng tiền đó để thực hiện việc giao dịch mua bán chứng khoán. Hnh vi của bị cáo đã chiếm đoạt của Công ty cổ phần chứng khoán An Thành số tiền 4.252.000.000 đồng; hành vi đã hoàn thành kể từ khi Công ty An Thành trả tiền vào các tài khoản do bị cáo đã mượn. Quá trình điều tra vụ án, bị cáo đã nộp khắc phục cho Công ty chứng khoán An Thành toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt.
Do đó, tại bản án sơ thẩm đã xét xử bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là có căn cứ, đúng người, đúng tội và hình phạt là phù hợp.
Nay không có tài liệu gì khác để chấp nhận nội dung kháng cáo về tội danh của bị cáo như quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại phiên tòa.
Do kháng cáo không được chấp nhận nên bị cáo Phạm Thị M V phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên, Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 351; điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án;
QUYẾT ĐỊNH
1. Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Phạm Thị M V; giữ nguyên các quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm số 144/2023/HS-ST ngày 12 tháng 4 năm 2023 của Tòa án nhân dân thành phố H Nội. Cụ thể như sau:
Tuyên bố bị cáo: Phạm Thị M V phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Áp dụng điểm a khoản 4 điều 174; điểm b, n, s khoản 1 điều 51; khoản 2 Điều 51; Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.
Xử phạt: Phạm Thị M V 07 (Bảy) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt đầu chấp hành án hình phạt tù.
2. Án phí: Bị cáo Phạm Thị M V phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.
3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm hết thời hạn kháng cáo kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.
Bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản số 843/2023/HS-PT
Số hiệu: | 843/2023/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 14/11/2023 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về