TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN ÁN 53/2023/HS-PT NGÀY 09/02/2023 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Ngày 09 tháng 02 năm 2023 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố C - Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 338/2021/TLPT-HS ngày 03 tháng 6 năm 2021 đối với bị cáo Lê Hữu T do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 10/2021/HS-ST ngày 23 tháng 4 năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh H.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 976/2022/QĐPT-HS ngày 27 tháng 12 năm 2022.
Các bị cáo có kháng cáo:
1. Lê Hữu T – Sinh năm 1959 tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh H. Nơi đăng ký thường trú: Số 512/18, đường CMT8, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận B, thành phố C; chỗ ở: Số 15, đường Nội khu Gia Hưng 3, phường T, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và số 38, đường Mậu Thân, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố C; nghề nghiệp: Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân H; trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lê Văn N và bà Nguyễn Thị B; có vợ và 03 con; tiền án: Không, tiền sự: Không. Bị cáo tại ngoại (có mặt).
2. Nguyễn Thiện H – Sinh năm 1969 (Chết ngày 10/8/2022)
3. Phan Văn T – sinh năm 1978 tại huyện G, tỉnh K. Nơi đăng ký thường trú: Ấp Ruộng Sạ 1, xã V, huyện V, tỉnh K; nghề nghiệp: Nguyên Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên T; trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Phan Văn C và bà Trương Thị M; có vợ và 02 con; tiền án: Không, tiền sự: Không; bị bắt, tạm giam ngày 15/11/2017. Bị cáo bị tạm giam (Có mặt)
4. Trương Thị Thanh L – sinh năm 1981 tại Cần Thơ. Nơi đăng ký thường trú: số 82B13, lô B173, khu dân cư 91B, phường A, quận N, thành phố C; nghề nghiệp: Nguyên Phó Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân H; trình độ học vấn:
12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Trương Thanh H và bà Phan Thị T; có chồng Nguyễn Thanh N và một người con sinh năm 2013; tiền án, tiền sự: Không. Ngày 16/9/2020 bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú cho đến nay. Bị cáo tại ngoại (Có mặt).
- Người bào chữa cho các bị cáo:
1. Luật sư Phan Văn Hùng – Văn Phòng luật sư Phan Hùng – Đoàn luật sư tỉnh H, bào chữa cho bị cáo Lê Hữu T (Có mặt).
2. Luật sư Nguyễn Thị Hồng Vân – Đoàn luật sư thành phố C, bào chữa cho bị cáo Phan Văn T (Có mặt).
3. Luật sư Nguyễn Thanh Cần – Văn phòng luật sư Bình An – Đoàn luật sư thành phố C bào chữa cho bị cáo Trương Thị Thanh L (Có mặt).
- Bị hại:
1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn D Địa chỉ: Lô G-2-CN, Khu công nghiệp M, huyện B, tỉnh Bì. Người đại diện hợp pháp (đại diện theo ủy quyền):
Phạm Bá C – sinh năm 1973 (Có mặt).
Cư trú: Số 107, đường Bến Vân Đồng, phường 9, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Văn B – sinh năm 1976 (Vắng mặt) Cư trú: Số 107, đường Bến Vân Đồng, phường 9, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
3. Quỹ tín dụng nhân dân H Địa chỉ: Số 15B, đường Nguyễn Công Trứ, phường 1, thành phố V, tỉnh H Người đại diện theo ủy quyền: Ông Huỳnh Văn Út (Có mặt)
4. Trần Trọng Đ – sinh năm 1946 (Vắng mặt) Cư trú: Khu vực 6, phường 4, thành phố V, tỉnh H mặt)
5. Lê Văn H – sinh năm 1958 (Có mặt) Cư trú: Ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện C, tỉnh H
6. Đặng Thị Cẩm H – sinh năm 1977 (Có mặt) Cư trú: Số 120, đường Trần Hưng Đạo, phường A, quận N, thành phố C
7. Nguyễn Thị N – sinh năm 1965 (Có mặt)
Người đại diện hợp pháp (đại diện theo ủy quyền): Ông Đặng Văn Đ (Có Cư trú: Số 121, đường Trần Hưng Đạo, khu vực 4, phường 5, thành phố V, tỉnh H 8. Đặng Long T – sinh năm 1959 Cư trú: Khu vực 2, phường 4, thành phố V, tỉnh H Người đại diện hợp pháp (đại diện theo ủy quyền): Bà Trương Thị Hồng H – sinh năm 1984 (Vắng mặt) Cư trú: Khu vực 2, phường 4, thành phố V, tỉnh H
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh H Địa chỉ: Số 75, đường Võ Văn Kiệt, phường 5, thành phố V, tỉnh H Người đại diện theo ủy quyền: Ông Lê Thành T và ông Phan Huy P (Có mặt) H.
2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt – Sở Giao dịch Địa chỉ: Số 32, đường Nguyễn Công Trứ, phường 1, thành phố V, tỉnh H
3. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh S Địa chỉ: Số 32, Nguyễn Hùng Phước, phường 1, thành phố S, tỉnh S
4. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên T Địa chỉ: Lô C19-05, đường 03 tháng 02, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang 5. Công ty Trách nhiệm hữu hạn M Địa chỉ: Số 56-58, đường Trần Đại Nghĩa, phường C, quận N, thành phố C
6. Công ty Cổ phần Nông thủy sản xuất khẩu T Địa chỉ: Số 56, đường Trần Đại Nghĩa, phường C, quận N, thành phố C 7. Nguyễn Thị Thùy L – sinh năm 1978. (Có mặt) Cư trú: Số 102/38, đường Dương Văn Dương, phường T, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Linh: Luật sư Châu Thanh Bình – Đoàn luật sư thành phố C (Có mặt) (Ngoài ra còn có những người tham gia tố tụng khác nhưng không kháng cáo, không liên quan đến kháng cáo Tòa không triệu tập).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H và bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh H thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Ngày 23/01/2014, 07 người dân có sổ tiết kiệm tiền gửi tại Quỹ tín dụng nhân dân H (viết tắt là QTDND) gửi đơn đến các cơ quan pháp luật tỉnh H về việc yêu cầu QTDND Hậu Giang chi trả số tiền mà họ đã gửi tiết kiệm tại đây. Lý do trước đó khi đến hạn rút tiền thì những cá nhân này được QTDND Hậu Giang thông báo sổ tiết kiệm của họ không nằm trong sổ gốc của QTDND Hậu Giang nên không được chi trả.
Kết quả điều tra đã làm rõ, QTDND Hậu Giang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh H cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 001/GP-NHNN ngày 07/02/2007, trụ sở đặt tại: số 15B, đường Nguyễn Công Trứ, phường I, thành phố V, tỉnh H do Lê Hữu T làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Võ Thị Phương Kiều làm Giám đốc. QTDND Hậu Giang hoạt động theo Luật hợp tác xã, không có vốn điều lệ của Nhà nước, vốn cổ phần của cá nhân góp vào để hoạt động. Sau nhiều lần góp vốn, đến tháng 01/2014 tổng số vốn điều lệ của QTDND Hậu Giang 14.364.700.000 đồng (mười bốn tỷ ba trăm sáu mươi bốn triệu bảy trăm nghìn đồng) với 519 thành viên. Số tiền của các thành viên góp vốn hầu hết do Lê Hữu T tự bỏ tiền ra góp hộ.
Đến ngày 30/6/2007, Nguyễn Thị Thanh M thay thế Võ Thị Phương Kiều làm Giám đốc. Lúc này, Lê Hữu T đang đầu tư kinh doanh xây dựng một số công trình và nuôi cá bên ngoài phục vụ mục đích cá nhân nhưng không đủ vốn nên Tâm nảy sinh ý định và nhờ nhiều trường hợp là người thân, nhân viên của Công ty Anh Đào và Công ty M do Tâm làm Giám đốc; đồng thời kết nạp nhiều người trở thành thành viên QTDND Hậu Giang để những người này đứng tên vay tiền của QTDND Hậu Giang hộ Tâm. Sau đó, Tâm chỉ đạo Mai ký giải ngân hợp đồng tín dụng để Tâm rút tiền phục vụ mục đích cá nhân. Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2007 đến tháng 11/2010, Mai đã ký tổng cộng 67 hợp đồng tín dụng, gồm 25 người đứng tên vay tiền giúp Tâm với hình thức bảo đảm tiền vay như: thế chấp bằng tài sản, phương án khả thi (tín chấp); phương thức cho vay từng lần; thời hạn vay của mỗi hợp đồng là 01 (một) năm. Khi đến thời hạn trả nợ vay thì Tâm đã tất toán nợ gốc và lãi cho QTDND Hậu Giang theo quy định. Đến tháng 03/2011, Nguyễn Thị Thanh M xin nghỉ việc nên Nguyễn Thiện H được thay thế làm Giám đốc QTDND Hậu Giang. Tuy nhiên, trước khi nghỉ việc vào năm 2010 Nguyễn Thị Thanh M đã ký 26 hợp đồng tín dụng để cho 23 người đứng tên vay tiền hộ Tâm với tổng số tiền giải ngân 23.980.000.000 đồng (hai mươi ba tỷ chín trăm tám mươi triệu đồng), thời hạn vay là 01 (một) năm, khi đến hạn trả nợ vào năm 2011 thì tất cả 26 hợp đồng tín dụng do Mai ký cho vay vào năm 2010 đều đã được Tâm tất toán nợ gốc và lãi cho QTDND Hậu Giang theo thời hạn vay đã cam kết.
Vào năm 2011, do công việc làm ăn, kinh doanh của Lê Hữu T bị thua lỗ và chưa thu hồi được nợ nên Tâm tiếp tục nhờ người thân, nhân viên của Tâm tại Công ty Anh Đào và Công ty M đứng tên trong hồ sơ vay tiền của QTDND Hậu Giang hộ Tâm. Lúc này, Tâm chỉ đạo cho Ban điều hành QTDND Hậu Giang để Ban điều hành chỉ đạo cán bộ tín dụng là Dương Cẩm N và Trần Ngọc Diễm T lập hồ sơ vay dựa trên thông tin những hợp đồng do Nguyễn Thị Thanh M đã ký cho các trường hợp đứng tên vay tiền hộ Tâm trước đó. Khi các hợp đồng sắp đến hạn trả nợ gốc và lãi, lúc này Tâm không có tiền để tất toán nợ các hợp đồng vay đã đến hạn nên Tâm tiếp tục chỉ đạo Ban điều hành QTDND Hậu Giang phải nâng cao số tiền vay trong hợp đồng lên cao hơn so với hợp đồng vay trước đó. Đồng thời, phải nâng cao giá trị tài sản thế chấp lên cao hơn số tiền vay trong hợp đồng tín dụng từ 50% đến 70% để được vay tiền nhiều hơn bằng hình thức vay thế chấp tài sản, lập phương án khống để vay tiền bằng phương án khả thi. Thực tế người vay không trực tiếp đến QTDND Hậu Giang làm hồ sơ vay vốn. Những người trong Hội đồng quản trị gồm: Lê Hữu T, Quách Vũ L, Trần Thanh P và Nguyễn Văn T; Ban tín dụng gồm: Lê Hữu T, Nguyễn Thiện H và Dương Cẩm N là những người có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm thẩm định để xem xét quyết định tất cả các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của Ban điều hành QTDND Hậu Giang nhưng thực tế Hội đồng quản trị và Ban tín dụng không tổ chức thẩm định giá trị những tài sản thế chấp và phương án khả thi đảm bảo hợp đồng vay mà tự nâng giá trị tài sản lên cao hơn nhiều lần so với giá trị thực tế và lập phương án khống đưa vào bộ hồ sơ vay. Khi hồ sơ vay đã được lập xong được Tâm và Hồng ký trước thì Nguyễn Thiện H, Quách Vũ L và Trần Thanh Phương trực tiếp mang hồ sơ vay cho những người có tên trong hồ sơ để ký tên cho đủ thành phần và hợp thức hóa hồ sơ vay.
Trong 28 hợp đồng mà Lê Hữu T nhờ người khác đứng tên vay hộ tại QTDND Hậu Giang vào năm 2011 thì Tâm đã ký để hợp thức hóa 28 biên bản thẩm định; Nguyễn Thiện H ký để hợp thức hóa 17 hồ sơ thẩm định; Quách Vũ L ký để hợp thức hóa 11 hồ sơ thẩm định; Nguyễn Văn Thắng ký để hợp thức hóa 09 hồ sơ thẩm định; Trần Thanh Phương ký để hợp thức hóa 02 hồ sơ thẩm định; Dương Cẩm Nguyên đã lập trên 10 bộ hồ sơ vay (Nguyên khai không nhớ chính xác), ký để hợp thức hóa 17 tờ trình, 17 biên bản thẩm định, 10 báo cáo thẩm định, 07 biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm và 07 biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay; Trần Ngọc Diễm Tiên là cán bộ tín dụng đã lập khoảng 10 bộ hồ sơ vay, ký để hợp thức hóa 08 tờ trình, 01 báo cáo thẩm định, 05 biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm và 04 biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay. Ngoài ra, Lê Hữu T đã đồng ý theo đề xuất của Nguyễn Thiện H để Hồng giả mạo chữ ký của 03 người trong 03 hồ sơ để vay tiền hộ Tâm là Trương Hữu Hòa, hợp đồng số 03A/HĐTD-QTD-11 ngày 29/6/2011, số tiền vay 1.700.000.000 đồng (một tỷ bảy trăm triệu đồng); Huỳnh Văn Tự, hợp đồng số 07A/HĐTD-QTD-11 ngày 19/7/2011, số tiền vay 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng) và Nguyễn Trường Được, hợp đồng số 191S/HĐTD-QTD-11 ngày 11/11/2011, số tiền vay 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng).
Sau khi các bộ hồ sơ vay được lập và ký tên để hợp thức hóa xong. Từ ngày 15/3/2011 đến ngày 25/4/2011, Trương Thị Thanh L – Phó Giám đốc QTDND Hậu Giang ký giải ngân 04 hợp đồng tín dụng, hình thức vay thế chấp tài sản, tổng số tiền giải ngân 7.500.000.000 đồng (bảy tỷ năm trăm triệu đồng), cụ thể như sau:
1. Quách Vũ L, hợp đồng số 44S/HĐTD-QTD-11 ngày 15/3/2011, số tiền vay 1.800.000.000 đồng (một tỷ tám trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, đã trả 150.000.000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng), còn nợ gốc 1.650.000.000 đồng (một tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng).
2. Trần Thanh Phương, hợp đồng số 46S/HĐTD-QTD-11 ngày 17/3/2011, số tiền vay 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, đã trả 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng), còn nợ gốc 1.400.000.000 đồng (một tỷ bốn trăm triệu đồng).
3. Nguyễn Hữu Long, hợp đồng số 51S/HĐTD-QTD-11 ngày 15/4/2011, số tiền vay 1.800.000.000 đồng (một tỷ tám trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, còn nợ gốc 1.800.000.000 đồng (một tỷ tám trăm triệu đồng).
4. Lê Ngọc Vinh, hợp đồng số 65S/HĐTD-QTD-11 ngày 25/4/2011, số tiền vay 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, còn nợ gốc 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng).
Từ ngày 20/4/2011 đến ngày 19/11/2011, Nguyễn Thiện H ký giải ngân 24 hợp đồng tín dụng, tổng số tiền giải ngân 47.050.000.000 đồng (bốn mươi bảy tỷ không trăm năm mươi triệu đồng), gồm có 14 hợp đồng vay thế chấp tài sản và 10 hợp đồng vay bằng phương án khả thi, cụ thể như sau:
1. Nguyễn Thị Như Nhiên, hợp đồng số 58S/HĐTD-QTD-11 ngày 20/4/2011, số tiền vay 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, còn nợ gốc 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
2. Ngô Thành Ngoan, hợp đồng số 61S/HĐTD-QTD-11 ngày 22/4/2011, số tiền vay 1.800.000.000 đồng (một tỷ tám trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, còn nợ gốc 1.800.000.000 đồng (một tỷ tám trăm triệu đồng).
3. Huỳnh Quốc Đoàn, hợp đồng số 62S/HĐTD-QTD-11 ngày 23/4/2011, số tiền vay 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, đã trả 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), còn nợ gốc 1.300.000.000 đồng (một tỷ ba trăm triệu đồng). Đến năm 2019, Tâm đã khắc phục 1.300.000.000 đồng (một tỷ ba trăm triệu đồng).
4. Nguyễn Văn Thắng, hợp đồng số 63S/HĐTD-QTD-11, ngày 23/4/2011, số tiền vay 2.400.000.000đ (hai tỷ, bốn trăm triệu đồng), hình thức vay: thế chấp tài sản, còn nợ gốc: 2.400.000.000đ (hai tỷ, bốn trăm triệu đồng).
5. Lâm Trường Giang, hợp đồng số 64S/HĐTD-QTD-11 ngày 23/4/2011, số tiền vay 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, còn nợ gốc 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng).
6. Phạm Quang Minh, hợp đồng số 66S/HĐTD-QTD-11 ngày 27/4/2011, số tiền vay 1.300.000.000 đồng (một tỷ ba trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, đã trả 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), còn nợ gốc 1.100.000.000 đồng (một tỷ một trăm triệu đồng). Đến năm 2019, Tâm đã khắc phục 1.100.000.000 đồng (một tỷ một trăm triệu đồng).
7. Nguyễn Kan Trường, hợp đồng số 69S/HĐTD-QTD-11 ngày 28/4/2011, số tiền vay 1.300.000.000 đồng (một tỷ ba trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, còn nợ gốc 1.300.000.000 đồng (một tỷ ba trăm triệu đồng).
8. Nguyễn Hoàng Lâm, hợp đồng số 95S/HĐTD-QTD-11 ngày 11/6/2011, số tiền vay 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, còn nợ gốc 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng).
9. Dương Quang Khánh, hợp đồng số 138S/HĐTD-QTD-11 ngày 30/7/2011, số tiền vay 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, còn nợ gốc 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng).
10. Bùi Văn Sang, hợp đồng số 144S/HĐTD-QTD-11 ngày 11/8/2011, số tiền vay 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, còn nợ gốc 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng).
11. Nguyễn Văn Mười, hợp đồng số 168S/HĐTD-QTD-11 ngày 08/9/2011, số tiền vay 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng), hình thức vay thế chấp tài sản. Đến năm 2019, Tâm đã khắc phục 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
12. Nguyễn Phương Thanh, hợp đồng số 182S/HĐTD-QTD-11 ngày 27/10/2011, số tiền vay 2.300.000.000 đồng (hai tỷ ba trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, đã trả 223.000.000 đồng (hai trăm hai mươi ba triệu đồng), còn nợ gốc 2.077.000.000 đồng (hai tỷ, không trăm bảy mươi bảy triệu đồng).
13. Nguyễn Trường Được, hợp đồng số 191S/HĐTD-QTD-11 ngày 11/11/2011, số tiền vay 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng), số tiền giải ngân 1.700.000.000 đồng (một tỷ bảy trăm triệu đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, đã trả 600.100.000 đồng (sáu trăm triệu một trăm nghìn đồng), còn nợ gốc 1.099.900.000 đồng (một tỷ không trăm chín mươi chín triệu, chín trăm ngàn đồng).
14. Phùng Ngươn Bá, hợp đồng số 192S/HĐTD-QTD-11 ngày 19/11/2011, số tiền vay 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng), số tiền giải ngân 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng), hình thức vay thế chấp tài sản, đã trả 540.000.000 đồng (năm trăm bốn mươi triệu đồng), còn nợ gốc 1.460.000.000 đồng (một tỷ bốn trăm sáu mươi triệu đồng).
15. Hà Văn Phương, hợp đồng số 01A/HĐTD-QTD-11 ngày 11/6/2011, số tiền vay 1.750.000.000 đồng (một tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng), hình thức vay phương án khả thi, đã trả 280.000.000 đồng (hai trăm tám mươi triệu đồng), còn nợ gốc 1.470.000.000 đồng (một tỷ bốn trăm bảy mươi triệu đồng).
16. Trương Hữu Hòa, hợp đồng số 03A/HĐTD-QTD-11 ngày 29/6/2011, số tiền vay 1.700.000.000 đồng (một tỷ bảy trăm triệu đồng), hình thức vay phương án khả thi, đã trả 250.000.000 đồng (hai trăm năm mươi triệu đồng), còn nợ gốc 1.450.000.000 đồng (một tỷ bốn trăm năm mươi triệu đồng).
17. Lê Thanh Sơn, hợp đồng số 04A/HĐTD-QTD-11 ngày 07/7/2011, số tiền vay 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng), hình thức vay phương án khả thi, đã trả 320.000.000 đồng (ba trăm hai mươi triệu đồng), còn nợ gốc 1.680.000.000 đồng (một tỷ sáu trăm tám mươi triệu đồng).
18. Nguyễn Thị Thùy Linh, hợp đồng số 05A/HĐTD-QTD-11 ngày 11/7/2011, số tiền vay 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng), hình thức vay phương án khả thi, đã trả 215.890.000 đồng (hai trăm mười lăm triệu tám trăm chín mươi nghìn đồng), còn nợ gốc 2.184.110.000 đồng (hai tỷ một trăm tám mươi bốn triệu một trăm mười ngàn đồng).
19. Nguyễn Văn Hoài, hợp đồng số 06A/HĐTD-QTD-11 ngày 12/7/2011, số tiền vay 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng), hình thức vay phương án khả thi, đã trả 270.000.000 đồng (hai trăm bảy mươi triệu đồng), còn nợ gốc 1.730.000.000 đồng (một tỷ bảy trăm ba mươi triệu đồng).
20. Huỳnh Văn Tự, hợp đồng số 07A/HĐTD-QTD-11 ngày 19/7/2011, số tiền vay 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng), hình thức vay phương án khả thi, đã trả 180.000.000 đồng (một trăm tám mươi triệu đồng), còn nợ gốc 1.320.000.000 đồng (một tỷ ba trăm hai mươi triệu đồng).
21. Lê Phi Phượng, hợp đồng số 08A/HĐTD-QTD-11 ngày 03/8/2011, số tiền vay 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng), hình thức vay phương án khả thi, đã trả 2.358.507.000 đồng (hai tỷ ba trăm năm mươi tám triệu năm trăm lẻ bảy ngàn đồng), còn nợ gốc 41.493.000 đồng (bốn mươi mốt triệu bốn trăm chín mươi ba ngàn đồng).
22. Huỳnh Văn Bảy, hợp đồng số 09A/HĐTD-QTD-11 ngày 03/8/2011, số tiền vay 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng), hình thức vay phương án khả thi, đã trả 348.333.334 đồng (ba trăm bốn mươi tám triệu ba trăm ba mươi ba nghìn ba trăm ba mươi bốn đồng), còn nợ gốc 651.666.666 đồng (sáu trăm năm mươi mốt triệu sáu trăm sáu mươi sáu nghìn sáu trăm sáu mươi sáu đồng).
23. Lê Kim Phượng, hợp đồng số 10A/HĐTD-QTD-11 ngày 30/9/2011, số tiền vay 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng), hình thức vay phương án khả thi, đã trả 2.334.913.000 đồng (hai tỷ ba trăm ba mươi bốn triệu chín trăm mười ba nghìn đồng), còn nợ gốc 65.087.000 đồng (sáu mươi lăm triệu không trăm tám mươi bảy nghìn đồng).
24. Nguyễn Hữu Tiến, hợp đồng số 11A/HĐTD-QTD-11 ngày 07/10/2011, số tiền vay 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng), hình thức vay phương án khả thi, đã trả 728.200.000 đồng (bảy trăm hai mươi tám triệu hai trăm ngàn đồng), còn nợ gốc 1.271.800.000 đồng (một tỷ hai trăm bảy mươi mốt triệu tám trăm ngàn đồng).
Như vậy, từ ngày 15/3/2011 đến ngày 19/11/2011 Trương Thị Thanh L và Nguyễn Thiện H đã ký tổng cộng 28 hợp đồng tín dụng, giải ngân số tiền 54.550.000.000 đồng (năm mươi bốn tỷ năm trăm năm mươi triệu đồng). Trong đó, số tiền giải ngân 18 hợp đồng vay thế chấp tài sản là 35.400.000.000 đồng (ba mươi lăm tỷ bốn trăm triệu đồng) và 10 hợp đồng vay bằng phương án khả thi là 19.150.000.000 đồng (mười chín tỷ một trăm năm mươi triệu đồng). Sau khi hợp đồng đã được ký giải ngân thì Nguyễn Thiện H, Quách Vũ L và Trần Thanh Phương trực tiếp gặp Hoàng Thị L - thủ quỹ QTDND Hậu Giang để nhận tiền vay mang về thành phố C giao lại cho Lê Hữu T nhận. Riêng số tiền bản thân nhận được Hồng chuyển giao lại cho Tâm bằng hình thức mang về thành phố C giao trực tiếp hoặc chuyển khoản hoặc Tâm nhờ người khác xuống QTDND Hậu Giang nhận. Khi nhận được tiền vay, Lê Hữu T đã sử dụng số tiền này vào mục đích cá nhân.
Theo kết quả Giám định tài chính của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh H vào thời điểm năm 2011, tổng nguồn vốn của QTDND Hậu Giang 64.273.000.000 đồng (sáu mươi bốn tỷ hai trăm bảy mươi ba triệu đồng), trong đó: Tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng khác 9.766.000.000 đồng (chín tỷ bảy trăm sáu mươi sáu triệu đồng); tiền gửi của khách hàng 36.895.000.000 đồng (ba mươi sáu tỷ tám trăm chín mươi lăm triệu đồng); các khoản phải trả khác 531.000.000 đồng (năm trăm ba mươi mốt triệu đồng) và vốn chủ sở hữu 17.079.000.000 đồng (mười bảy tỷ không trăm bảy mươi chín triệu đồng), trong đó thành viên góp vốn QTDND Hậu Giang từ ngày 31/8/2007 đến ngày 21/10/2011 là 519 thành viên với tổng số tiền 14.364.700.000 đồng (mười bốn tỷ ba trăm sáu mươi bốn triệu bảy trăm ngàn đồng). Trong khi đó tổng số tiền giải ngân 28 hợp đồng tín dụng là 54.550.000.000 đồng (năm mươi bốn tỷ năm trăm năm mươi triệu đồng) chiếm 84,8% so với tổng nguồn vốn của QTDND Hậu Giang năm 2011 làm cho QTDND Hậu Giang rơi vào tình trạng mất thanh khoản.
Ngày 24/11/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh H ra Quyết định kiểm soát đặc biệt QTDND Hậu Giang, xác định nguyên nhân mất thanh khoản là do thời gian này Lê Hữu T nhờ người thân và nhân viên dưới quyền đứng tên vay tiền hộ Tâm tại QTDND Hậu Giang để Tâm rút vốn phục vụ việc làm ăn cá nhân, khi đến thời hạn tất toán thì làm hồ sơ, thủ tục vay mới, đồng thời nâng mức tiền vay cao hơn để được rút tiền nhiều hơn.
Trước khi Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh H khởi tố vụ án, Lê Hữu T đã trả được 9.298.943.334 đồng (chín tỷ hai trăm chín mươi tám triệu chín trăm bốn mươi ba nghìn ba trăm ba mươi bốn đồng). Trong đó: 04 hợp đồng tín dụng Loan ký giải ngân thì Tâm đã trả được 250.000.000 đồng (hai trăm năm mươi triệu đồng); 24 hợp đồng tín dụng do Hồng ký giải ngân thì Tâm trả được 9.048.943.334 đồng (chín tỷ không trăm bốn mươi tám triệu chín trăm bốn mươi ba nghìn ba trăm ba mươi bốn đồng).
Đối với Hợp đồng số 62S/QTDND-QTD-11 ngày 23/4/2011 do Huỳnh Quốc Đoàn vay dùm bị cáo Tâm số tiền 1.500.000.000 đồng, Huỳnh Quốc Đoàn ban đầu khai tự vay nên không tiến hành định giá tài sản và sau đó đã tất toán xong nên không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Tâm với hợp đồng vay này.
Đối với 26/27 tài sản thế chấp (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) trong 17/18 hợp đồng vay bằng hình thức thế chấp tài sản theo kết quả thẩm định giá 5.120.452.000 đồng (năm tỷ một trăm hai mươi triệu bốn trăm năm mươi hai nghìn đồng).
Như vậy, bị cáo Lê Hữu T dùng thủ đoạn gian dối để vay 28 hợp đồng với tổng số tiền là 54.550.000.000 đồng, sau khi đã cấn trừ số tiền mà bị cáo đã trả trước khi khởi tố vụ án là 9.298.943.334 đồng, số tiền vay của hợp đồng do Huỳnh Quốc Đoàn đứng tên là 1.500.000.000 đồng và tổng giá trị tài sản thế chấp là 5.120.452.000 đồng bị cáo Tâm dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt của QTDND Hậu Giang là 38.630.604.666 đồng (ba mươi tám tỷ, sáu trăm ba mươi triệu, sáu trăm lẻ bốn nghìn, sáu trăm sáu mươi sáu đồng).
Vào cuối năm 2018 và đầu năm 2019, Lê Hữu T giới thiệu để bán 03 tài sản thế chấp trong 03 hợp đồng do Huỳnh Quốc Đoàn, Phạm Quang Minh và Nguyễn Văn Mười đứng tên vay hộ Lê Hữu T, kết quả bán được 4.800.000.000 đồng (bốn tỷ tám trăm triệu đồng) đã tất toán nợ gốc và lãi của 03 hợp đồng này. Trong đó tất toán nợ gốc là 4.400.000.000 đồng (bốn tỷ bốn trăm triệu đồng), tất toán nợ lãi là 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng).
Ngày 22/9/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh H trưng cầu Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Tây Nam Bộ tại thành phố C tiến hành thẩm định được 17/18 hồ sơ vay bằng hình thức thế chấp tài sản. Riêng 01 hồ sơ vay của Huỳnh Quốc Đoàn (con rể Tâm) do Đoàn thừa nhận là tự vay hộ cho Tâm nên Cơ quan An ninh điều tra không trưng cầu thẩm định giá. Kết quả cơ quan chức năng thẩm định 17 hồ sơ vay thế chấp tài sản với số tiền là 5.120.452.000 đồng (năm tỷ một trăm hai mươi triệu bốn trăm năm mươi hai nghìn đồng) nhưng QTDND Hậu Giang lại định giá số tiền của 17 hồ sơ vay bằng hình thức thế chấp tài sản với số tiền là 53.380.000.000 đồng (năm mươi ba tỷ ba trăm tám mươi triệu đồng). Như vậy số tiền định giá chênh lệch giữa QTDND Hậu Giang và cơ quan thẩm định giá là 48.259.548.000 đồng (bốn mươi tám tỷ hai trăm năm mươi chín triệu năm trăm bốn mươi tám nghìn đồng).
Ngày 11/11/2016 , Lê Hữu T gửi đơn yêu cầu Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh H cho Tâm được thuê Công ty TNHH Thẩm định giá Đấu giá và Đào tạo Song Pha tại thành phố C để thẩm định giá lại 03 tài sản thế chấp trong hợp đồng vay mà Công ty Thẩm định giá Tây Nam Bộ đã thẩm định trước đó, Tâm cho rằng giá trị tài sản đã thẩm định là quá thấp, không khách quan. Tài sản Tâm yêu cầu thẩm định giá lại gồm:
(1) Quyền sử dụng đất thuộc Giấy chứng nhận quyển sử dụng đất số N157709, tọa lạc: phường An Thới (nay là phường Bùi Hữu Nghĩa), quận Bình Thủy, thành phố C.
(2) Quyền sử dụng đất thuộc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất số 540108079, tọa lạc: số 22, Mạc Đỉnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố C.
(3) Quyền sử dụng đất thuộc Giấy chứng nhận quyển sử dụng đất số T557882, tọa lạc: ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu A (nay là thị trấn Mái Dầm), huyện C, tỉnh H.
Đến ngày 20/12/2016 Công ty TNHH Thẩm định giá Đấu giá và Đào tạo Song Pha tại thành phố C có kết quả thẩm định giá, 03 thửa đất nêu trên có giá trị 5.235.600.000 đồng (năm tỷ hai trăm ba mươi lăm triệu sáu trăm nghìn đồng), giá trị thị trường tại thời điểm thẩm định giá năm 2016, kết quả thẩm định giá này không ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giá ngày 22/9/2014 của Công ty thẩm định giá Tây Nam Bộ.
Theo kết luận Giám định tài chính của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh H kết luận từng giai đoạn hoạt động của QTDND Hậu Giang như sau (BL:
3913-3923):
* Giai đoạn Võ Thị Phương Kiều làm Giám đốc, từ tháng 02/2007 đến tháng 6/2007:
Tổ giám định không có cơ sở để đưa ra kết luận về tình hình tài chính, tình hình hoạt động trong giai đoạn này. QTDND Hậu Giang chính thức khai trương, hoạt động vào ngày 31/8/2007.
* Giai đoạn Nguyễn Thị Thanh M làm Giám đốc, từ tháng 7/2007 đến tháng 03/2011, Tổ giám định kết luận:
Trong thời gian Nguyễn Thị Thanh M làm Giám đốc, tổng tài sản, vốn huy động và dư nợ cho vay tăng qua các năm. Kết quả hoạt động kinh doanh có lãi, ngoại trừ năm 2007 kết quả kinh doanh của QTDND Hậu Giang âm 109.000.000 đồng (một trăm lẽ chín triệu đồng). Nguyên nhân do mới thành lập và đi vào hoạt động, chi phí hoạt động lớn hơn thu nhập lãi thuần dẫn tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh âm. Các năm còn lại cho đến khi Nguyễn Thị Thanh M thôi việc, QTDND Hậu Giang kinh doanh đều có lãi, số lãi lũy kế đến trước khi Nguyễn Thị Thanh M thôi việc là 4.412.000.000 đồng (bốn tỷ bốn trăm mười hai triệu đồng).
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các tháng đều lớn hơn 8% đáp ứng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 1328 ngày 06/9/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Về các hồ sơ vay vốn do Nguyễn Thị Thanh M ký cho vay đối với những người liên quan đến Lê Hữu T, cho thấy các hồ sơ này đều đã tất toán nợ, do vậy các khoản vay không gây tổn thất cho QTDND Hậu Giang. Như vậy, trong thời gian Nguyễn Thị Thanh M làm Giám đốc QTDND Hậu Giang không bị mất cân đối tài chính.
* Giai đoạn Nguyễn Thiện H làm giám đốc, từ tháng 4/2011 đến tháng 01/2014, Tổ giám định kết luận:
Kết quả hoạt động kinh doanh của QTDND Hậu Giang đi xuống, lợi nhuận sau thuế giảm, kết quả kinh doanh thua lỗ làm cho tổng tài sản của QTDND Hậu Giang giảm qua các năm, các chỉ số an toàn trong hoạt động không đảm bảo. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân dẫn đến kinh doanh thua lỗ do năm 2011 QTDND Hậu Giang đã giải ngân cho vay đối với 29 bộ hồ sơ vay vốn (trong đó có 01 hồ sơ vay khách hàng tự vay là Lê Thanh Phượng – em ruột của Lê Hữu T). Đến thời hạn trả nợ vào năm 2012, các khoản vay này không trả đúng theo thời hạn đã cam kết, làm cho nợ xấu tăng cao, tỷ lệ nợ xấu thực tế chiếm 95,5% tổng dư nợ. Kết quả kinh doanh thực của QTDND Hậu Giang trong năm 2012 lỗ 15.504.000.000 đồng (mười lăm tỷ năm trăm lẻ bốn triệu đồng), vốn tự có để đảm bảo an toàn vốn tối thiểu từ 9.143.000.000 đồng (chín tỷ một trăm bốn mươi ba triệu đồng) giảm xuống còn 511.000.000 đồng (năm trăm mười một triệu đồng) theo thực tế và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 17,29% theo báo cáo giảm xuống còn 0,97% theo thực tế, tỷ lệ an toàn vốn thực tế không đáp ứng được tỷ lệ tối thiểu là 8% theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 1328 ngày 06/9/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của QTDND Hậu Giang trong năm 2013 không đảm bảo theo quy định, do kết quả hoạt động kinh doanh của QTDND Hậu Giang đang tiếp tục thua lỗ, các khoản nợ vay không thu hồi được.
Đến năm 2013, các khoản vay này tiếp tục quá hạn phải phân vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn, theo quy định tại Quyết định 493 ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì QTDND Hậu Giang phải trích lập dự phòng thêm trong năm 2013 là 17.629.000.000 đồng (mười bảy tỷ sáu trăm hai mươi chín triệu đồng). Số tiền trích dự phòng thêm trong năm 2013 cộng với khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh làm lợi nhuận sau thuế trong năm 2013 lỗ 23.877.000.000 đồng (hai mươi ba tỷ tám trăm bảy mươi bảy triệu đồng). Với số lỗ lũy kế đến thời điểm ngày 31/12/2013 là 39.107.000.000 đồng (ba mươi chín tỷ một trăm lẻ bảy triệu đồng), giá trị thực vốn điều lệ của QTDND Hậu Giang tính đến thời điểm ngày 31/12/2013 là âm 22.888.000.000 đồng (hai mươi hai tỷ tám trăm tám mươi tám triệu đồng) nhỏ hơn vốn pháp định là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) được quy định tại Điều 1 Nghị định số 141 ngày 22/11/2006 của Chính phủ và không đáp ứng được quy định tại Điều 5 Nghị định số 57 ngày 20/7/2012 của Chính phủ.
Như vậy, trong thời gian Nguyễn Thiện H làm Giám đốc, đã giải ngân 29 hồ sơ vay vốn, các khoản vay này sau đó không trả được nợ theo cam kết làm hoạt động kinh doanh của QTDND Hậu Giang thua lỗ dẫn đến mất cân đối tài chính, không đáp ứng các yêu cầu an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật.
Khi QTDND Hậu Giang rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính vào năm 2012, lúc này Lê Hữu T chỉ đạo Bùi Chí L – Phó Giám đốc huy động vốn trong dân có thỏa thuận phần lãi suất chênh lệch (ngoài phần lãi suất quy định), vay tiền bên ngoài với lãi suất cao (vay nóng). Theo đó, Bùi Chí L thực hiện đến tháng 9/2012 số lượng khách hàng gửi tiền ngày một nhiều, số tiền nợ ngày một lớn dẫn đến không có tiền chi trả cho những khách hàng đến hạn, theo kết quả Giám định tài chính, tiền gửi của khách hàng năm 2012 là 35.247.000.000 đồng (ba mươi lăm tỷ hai trăm bốn mươi bảy triệu đồng). Có thời điểm QTDND Hậu Giang đã hết tiền hoặc không có nguồn tiền để chi trả, Lê Hữu T không chuyển tiền hoặc chuyển tiền xuống QTDND Hậu Giang không đủ để chi trả các khoản nợ đã đến hạn mà trước đó Tâm đã chỉ đạo cho Bùi Chí L thực hiện. Khi đó Bùi Chí L điện thoại cho Lê Hữu T báo cáo tình hình hiện tại của QTDND Hậu Giang để Tâm nắm và có hướng xử lý, chỉ đạo. Lúc này Tâm cho chủ trương là “Linh muốn làm gì thì làm miễn sao cho Quỹ ổn định và không để cho khách hàng quậy la là được rồi”, đồng thời Tâm hỏi Linh “còn cách nào giải quyết không”. Khi đó Linh nói “chỉ còn cách để sổ tiết kiệm của khách hàng ngoài hệ thống sổ sách quản lý của QTDND Hậu Giang thôi” thì Tâm đồng ý “Tâm nói rằng sẽ chuyển tiền xuống để bù trừ lại sau”. Theo đó, để giải quyết các khoản nợ cho khách hàng đến hạn thì Bùi Chí L trực tiếp chỉ đạo cho nhân viên bộ phận kế toán và thủ quỹ QTDND Hậu Giang để sổ tiết kiệm của khách hàng bên ngoài hệ thống sổ sách quản lý, không hạch toán số tiền vào nguồn quỹ của QTDND Hậu Giang (việc này Linh khai là thực hiện theo chỉ đạo của Tâm, nhưng Tâm không thừa nhận). Khi chỉ đạo nhân viên kế toán và thủ quỹ thực hiện thì Linh luôn nói là “Linh đã bàn bạc thống nhất với Sếp Tâm rồi” nên kế toán và thủ quỹ mới thực hiện theo. Bộ phận kế toán có 04 nhân viên gồm: Trịnh Thị Hạnh- kế toán trưởng và 03 kế toán viên là Hoàng Thị Lương, Hoàng Minh Cường và Lê Bảo Yến; bộ phận kho quỹ do Hoàng Thị L làm thủ quỹ.
Quá trình huy động vốn, Bùi Chí L đã vận động người dân gửi tiền tiết kiệm vào QTDND Hậu Giang, quy trình và thủ tục nhận tiền, phát sổ tiết kiệm, ghi thẻ lưu cơ bản đúng theo quy định, khi các bị hại gửi tiền tiết kiệm thì được nhân viên bộ phận kế toán lập thủ tục, thủ quỹ nhận tiền hoặc Bùi Chí L trực tiếp nhận tiền của khách hàng, đồng thời Linh chỉ đạo nhân viên kế toán và thủ quỹ để sổ tiết kiệm của khách hàng bên ngoài sổ sách quản lý, không hạch toán số tiền vào nguồn quỹ của QTDND Hậu Giang.
Đến tháng 4/2013 nhân viên kế toán và thủ quỹ nhận thấy số lượng sổ tiết kiệm của khách hàng còn để bên ngoài nhiều nhưng không có tiền tất toán nợ gốc và lãi cho khách hàng đã đến hạn, khi đó Bùi Chí L tiếp tục chỉ đạo để sổ tiết kiệm của khách hàng bên ngoài sổ sách quản lý nên tất cả nhân viên kế toán và thủ quỹ đã phản ứng lại sự chỉ đạo của Bùi Chí L và không thực hiện việc để sổ tiết kiệm của khách hàng bên ngoài hệ thống sổ sách nữa. Lúc này, Lê Hữu T trực tiếp chỉ đạo thông qua điện thoại để nhân viên kế toán và thủ quỹ cùng nghe theo đó mà thực hiện. Sau khi Tâm chỉ đạo, nhân viên kế toán và thủ quỹ đã để 02 sổ tiết kiệm của khách hàng bên ngoài hệ thống sổ sách quản lý, không hạch toán nhưng sau đó thì QTDND Hậu Giang đã tất toán nợ 02 sổ tiết kiệm này và đưa vào hệ thống sổ sách quản lý. Trong suốt quá trình huy động vốn để ngoài sổ sách quản lý thì Bùi Chí L, Nguyễn Thiện H và Trương Thị Thanh L đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, đồng thời lấy danh nghĩa của tổ chức tín dụng ký phát hành sổ tiết kiệm giao cho các khách hàng nhận để họ tin tưởng rằng đã gửi tiền vào QTDND Hậu Giang là hợp pháp và đã được Linh, Hồng và Loan ký phát hành sổ tiết kiệm là có giá trị và đúng quy định. Các bị hại hoàn toàn không biết được toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm đã được Lê Hữu T và Bùi Chí L chiếm đoạt để phục vụ vào các mục đích mà Tâm và Linh đã thống nhất thực hiện trước đó nhằm duy trì hoạt động của QTDND Hậu Giang.
Khi Lê Hữu T chuyển tiền vào QTDND Hậu Giang để bù đắp lại những sổ tiết kiệm để bên ngoài hệ thống sổ sách hoặc vận động được khách hàng mới gửi tiền tiết kiệm thì Bùi Chí L chỉ đạo cho nhân viên kế toán cạo sửa ngày hoặc tháng hoặc năm hoặc lãi suất ghi trên thẻ lưu và sổ tiết kiệm cho trùng khớp về thời gian và lãi suất đúng quy định, đồng thời sử dụng số tiền này để tất toán nợ những sổ tiết kiệm để ngoài sổ sách quản lý đã đến kỳ hạn trả nợ rồi đưa vào hệ thống sổ sách quản lý nhằm tránh sự phát hiện của người dân, cơ quan chức năng, đồng thời để đối phó với sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước.
Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2012 đến tháng 4/2013 Lê Hữu T và Bùi Chí L chỉ đạo để bên ngoài 22 sổ tiết kiệm của 19 khách hàng, đến khi Cơ quan chức năng phát hiện vào cuối năm 2013 thì còn lại 08 sổ tiết kiệm của 07 khách hàng, tổng số tiền để bên ngoài 2.690.000.000 đồng (hai tỷ sáu trăm chín mươi triệu đồng). Sau đó trả được 03 sổ tiết kiệm của 02 khách hàng (trong đó có 01 sổ tiết kiệm do Tâm chỉ đạo) tổng số tiền 590.000.000 đồng (năm trăm chín mươi triệu đồng). Khi Cơ quan An ninh điều tra khởi tố vụ án còn lại 05 sổ của 05 khách hàng, tổng số tiền còn để bên ngoài là 2.100.000.000 đồng (hai tỷ một trăm triệu đồng). Đến ngày 15/6/2015 ông Trần Văn Trí, cư ngụ: số 35, Ngô Văn Sở, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố C là bạn của Lê Hữu T đứng ra trả nợ thay cho Lê Hữu T số tiền 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng). Hiện còn 05 sổ tiết kiệm của 05 khách hàng với số tiền là 1.600.000.000 đồng (một tỷ sáu trăm triệu đồng), không nằm trong hệ thống quản lý của QTDND Hậu Giang, cụ thể như sau:
1. Nguyễn Thị N, sổ số AB 8382199, tiền gửi 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), trả được 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng), còn nợ 150.000.000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng).
2. Đặng Long T, sổ số AB 8382376, tiền gửi 230.000.000 đồng (hai trăm, ba mươi triệu đồng), trả được 57.000.000 đồng (năm mươi bảy triệu đồng), còn nợ 173.000.000 đồng (một trăm bảy mươi ba triệu đồng).
3. Lê Văn H, sổ số AB 8382034, tiền gửi 570.000.000 đồng (năm trăm bảy mươi triệu đồng), trả được 134.000.000 đồng (một trăm ba mươi bốn triệu đồng), còn nợ 436.000.000 đồng (bốn trăm ba mươi sáu triệu đồng).
4. Đặng Thị Cẩm H, sổ số AB 8382065, tiền gửi 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng), trả được 118.000.000 đồng (một trăm mười tám triệu đồng), còn nợ 382.000.000 đồng (ba trăm tám mươi hai triệu đồng).
5. Trần Trọng Đ, sổ số AB 8381759, tiền gửi 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng), trả được 141.000.000 đồng (một trăm bốn mươi mốt triệu đồng), còn nợ: 459.000.000 đồng (bốn trăm năm mươi chín triệu đồng).
Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm để ngoài sổ sách quản lý được sử dụng vào mục đích như: Chi tất toán nợ sổ tiết kiệm để bên ngoài hệ thống khi đến kỳ hạn trả nợ; trả các khoản lãi chênh lệch; bù lũng quỹ; trả tiền vay bên ngoài với lãi suất cao,… Sau khi chi số tiền khách hàng gửi tiết kiệm để ngoài sổ sách quản lý còn dư lại, vào đầu năm 2013 đến tháng 8/2013 thì thủ quỹ Hoàng Thị L giao lại cho Trương Thị Thanh L quản lý nhằm tránh sự lẫn lộn giữa số tiền để ngoài sổ sách với số tiền hợp pháp có trong hệ thống của QTDND Hậu Giang. Số tiền Loan quản lý cao nhất là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng), thấp nhất là vài trăm ngàn đồng. Đến khi nào cần chi thì Hoàng Thị L nói cho Loan biết để chi hoặc Loan chi rồi thông báo lại cho Lệ biết để ghi chép vào sổ sách cá nhân của Lệ. Hiện nay số tiền do Loan quản lý đã chi hết. Ngoài ra, Loan còn quản lý số tiền do Linh mượn bên ngoài để chi các hoạt động của QTDND Hậu Giang còn dư lại 6.500 đồng (sáu nghìn năm trăm đồng). Số tiền này, Loan cất giữ và đã giao nộp lại cho Cơ quan An ninh điều tra. Đến ngày 05/9/2013 thì tất cả nhân viên kế toán và thủ quỹ đồng làm giấy xác nhận về việc “Liệt kê danh sách sổ tiết kiệm của khách hàng để bên ngoài sổ sách không hạch toán và thẻ lưu sổ tiết kiệm” của 08 sổ tiết kiệm còn để bên ngoài sổ sách chưa hạch toán để gửi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh H kèm theo các chứng từ, tài liệu, sổ sách cá nhân do Hoàng Thị L ghi chép và số tiền để ngoài sổ sách, chi còn dư lại 656.000 đồng(sáu trăm năm mươi sáu nghìn đồng) để Ngân hàng Nhà nước biết, đồng thời không để Lê Hữu T và Bùi Chí L tiếp tục ép buộc thực hiện việc để sổ tiết kiệm của khách hàng bên ngoài sổ sách nữa. Tất cả những chứng từ, tài liệu, sổ sách ghi chép cá nhân của Hoàng Thị L và số tiền 656.000 đồng (sáu trăm năm mươi sáu nghìn đồng) có liên quan trực tiếp đến việc huy động vốn để ngoài sổ sách, khi điều tra lại Cơ quan An ninh điều tra đã thu thập và đưa vào hồ sơ vụ án. Theo lời khai của thủ quỹ Hoàng Thị L và các tài liệu, sổ sách ghi chép cá nhân thì Bùi Chí L đã nhận quản lý 109.500.000 đồng (một trăm lẻ chín triệu năm trăm nghìn đồng) chưa đưa vào phục vụ các hoạt động của QTDND Hậu Giang. Hoàng Thị L không biết Bùi Chí L có sử dụng vào hoạt động gì hay không.
Quá trình điều tra vụ án, ngày 19/5/2014 Công ty TNHH D gửi đơn yêu cầu khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng Lê Hữu T – Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND Hậu Giang, Phan Văn T – Giám đốc Công ty TNHH MTV Thiện Quỳnh Kiên Giang, Nguyễn Thiện H – Giám đốc QTDND Hậu Giang và Bùi Chí L – Phó Giám đốc QTDND Hậu Giang. Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh H đã tiếp nhận đơn tiến hành điều tra, kết quả đã xác định được như sau:
Vào năm 2011, Phan Văn T đến QTDND Hậu Giang vay 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) khi đến hạn chưa tất toán nợ. Đến cuối năm 2012, Tập có nhu cầu vốn để đầu tư kinh doanh nên đến gặp Bùi Chí L để xin vay vốn với số tiền là 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng) nhưng không vay được, lý do là QTDND Hậu Giang không còn tiền. Sau đó, Tập có ý định mua thức ăn của Công ty TNHH D để bán lại lấy tiền phục vụ vào mục đích cá nhân nên Tập liên hệ Lê Bá T là người đại diện Công ty TNHH D trao đổi về điều kiện mua bán thức ăn thì được biết Công ty TNHH D bán thức ăn với 2 hình thức: một là trả tiền mặt; hai là trả chậm sau 60 ngày của hóa đơn giao hàng đầu tiên nhưng phải có chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Do Tập không có tiền mặt để mua thức ăn nên điện thoại cho Nguyễn Thiện H hỏi “QTDND Hậu Giang có chức năng bảo lãnh không” thì được Hồng trả lời là “QTDND Hậu Giang không có chức năng bảo lãnh”. Sau đó, Tập điện thoại hẹn gặp Bùi Chí L tại quán cà phê Mê Ly, thuộc thành phố V, tỉnh H để nhờ Linh đại diện QTDND Hậu Giang ký chứng thư bảo lãnh cho Tập lấy danh nghĩa Công ty TNHH MTV Thiện Quỳnh Kiên Giang mua thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH D. Trong quá trình trao đổi thì Linh nói “từ trước đến nay QTDND Hậu Giang không có phát hành chứng thư bảo lãnh và cũng không có chức năng bảo lãnh”. Tập nói “Linh ký chứng thư bảo lãnh cho Tập thì Tập sẽ nhận thức ăn được, nếu đến hạn 60 ngày không có tiền trả cho Công ty TNHH D thì chịu trả lãi suất theo quy định của hợp đồng mua bán thức ăn”. Do giữa Linh và Tập có mối quan hệ bạn bè, đã từng học chung trường cấp 2 và cả hai đang gặp khó khăn về tài chính cần tiền để xoay sở nên Tập và Linh thống nhất thỏa thuận khi ký chứng thư thực hiện hợp đồng, lấy được nguồn thức ăn đem bán lại có được tiền thì Linh và Tập sẽ chia nhau để giải quyết những khó khăn về tài chính. Linh nói với Tập “hẹn gặp người đại diện Công ty TNHH D để trao đổi về điều kiện ký chứng thư bảo lãnh”, Tập đồng ý. Sau đó, Tập cùng Linh đến một quán cà phê tại thành phố C gặp Lê Bá T và Phạm Văn Huy là người đại diện phía Công ty TNHH D để bàn bạc về việc thực hiện hợp đồng mua bán thức ăn và bàn về điều kiện ký phát hành chứng thư bảo lãnh được phía đại diện Công ty TNHH D cho biết sẽ cử đại diện đi thẩm định, nếu đủ điều kiện thì tiến hành thực hiện hợp đồng và giao hàng.
Sau đó, Bùi Chí L đến khách sạn Rich tại thành phố C gặp trực tiếp Lê Hữu T để nói việc đã bàn bạc với Tập về việc ký chứng thư bảo lãnh trị giá 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng). Lúc này, Tâm nói “để Tâm làm ký trước chứng thư trị giá 20.000.000.000 đồng (hai mươi tỷ đồng) cho Công ty Cổ phần nông thủy sản xuất khẩu Tùng Bách do Tâm làm Giám đốc để mua thức ăn trả chậm của Công ty TNHH D, nếu Tâm lấy hàng được thì lúc đó Linh sẽ làm chứng thư 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng) sau” được Linh đồng ý. Sau đó, Tâm đã làm chứng thư trị giá 20.000.000.000 đồng (hai mươi tỷ đồng) nhờ Nguyễn Thiện H đại diện QTDND Hậu Giang ký phát hành chứng thư bảo lãnh để Tâm lấy danh nghĩa Công ty Cổ phần nông thủy sản xuất khẩu Tùng Bách thực hiện hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi với Công ty TNHH D. Hồng đồng ý nên Tâm nhờ Quách Vũ L trực tiếp mang chứng thư đến quận Ninh Kiều, thành phố C đưa cho Hồng ký tên để Tâm giao chứng thư cho Công ty TNHH D. Mặc dù, trước khi phát hành chứng thư bảo lãnh thì Tâm và Hồng biết rõ QTDND Hậu Giang không có chức năng phát hành chứng thư bảo lãnh, đang mất thanh khoản. Bản thân Tâm và Hồng không có năng lực về tài chính nhưng Tâm vẫn nhờ Hồng ký, phát hành chứng thư bảo lãnh trị giá 20.000.000.000 đồng (hai mươi tỷ đồng) vào ngày 07/12/2012 để Tâm mua thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH D.
Trước khi Công ty TNHH D giao thức ăn cho Tâm nhận thì Mai Ngọc T và Lê Bá T đại diện Công ty TNHH D đã tiến hành thẩm định chứng thư bảo lãnh để xác định: QTDND Hậu Giang có hoạt động không? chứng thư bảo lãnh có phải do QTDND Hậu Giang phát hành không? người ký chứng thư có phải do người đại diện của QTDND Hậu Giang ký không. Khi xem xét thấy Hồng đại diện cho QTDND Hậu Giang ký, phát hành chứng thư là đủ điều kiện và thông báo QTDND Hậu Giang bảo lãnh được theo quy định của Công ty TNHH D. Lúc đó, Tâm bắt đầu thực hiện hợp đồng đại lý mua bán thức ăn chăn nuôi số 05/2012/HĐMB/DH ngày 05/12/2012 và Công ty TNHH D giao thức ăn cho Tâm nhận. Kết quả, thực hiện hợp đồng mua thức ăn của Công ty TNHH D với số tiền là 23.747.211.432 đồng (hai mươi ba tỷ bảy trăm bốn mươi bảy triệu hai trăm mười một nghìn bốn trăm ba mươi hai đồng) nhưng Lê Hữu T không nhập hàng hóa mua được của Công ty TNHH D vào Công ty nông thủy sản xuất khẩu Tùng Bách mà Tâm lấy danh nghĩa cá nhân của Công ty nông thủy sản xuất khẩu Tùng Bách thực hiện hợp đồng để Tâm bán nguồn thức ăn có được cho các khách hàng nhằm lấy tiền sử dụng vào mục đích cá nhân. Các khách hàng mua thức ăn do Tâm bán lại đã thanh toán tiền cho Tâm xong nhưng khi đến hạn trả nợ của hóa đơn đầu tiên theo hợp đồng mua bán thức ăn Tâm chỉ trả cho Công ty TNHH D được vài hóa đơn đầu với tổng số tiền là 5.294.474.682 đồng (năm tỷ hai trăm chín mươi bốn triệu bốn trăm bảy mươi bốn nghìn sáu trăm tám mươi hai đồng). Còn lại 18.452.736.750 đồng (mười tám tỷ bốn trăm năm mươi hai triệu bảy trăm ba mươi sáu nghìn bảy trăm năm mươi đồng) Tâm không tiếp tục trả cho Công ty TNHH D mà chiếm đoạt để sử dụng vào mục đích cá nhân như: Trả dư nợ cho các trường hợp đứng tên vay tiền giùm Tâm tại QTDND Hậu Giang, phục vụ vào việc đầu tư kinh doanh, nuôi cá,…. Hồng chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo của Tâm, bản thân không được chia lợi nhuận hay hưởng bất cứ lợi ích gì từ việc ký chứng thư để Tâm thực hiện hợp đồng mua bán thức ăn với Công ty TNHH D. Trong quá trình điều tra vụ án, Tâm đã khắc phục cho Công ty TNHH D được 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng). Số tiền còn lại là 17.952.736.750 đồng (mười bảy tỷ chín trăm năm mươi hai triệu bảy trăm ba mươi sáu nghìn bảy trăm năm mươi đồng). Hiện, Lê Hữu T không có khả năng thanh toán nợ cho Công ty TNHH D.
Sau khi Nguyễn Thiện H đã ký chứng thư bảo lãnh trị giá 20.000.000.000 đồng (hai mươi tỷ đồng) để Lê Hữu T thực hiện hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi với Công ty TNHH D thì Bùi Chí L dựa trên mẫu chứng thư do Hồng đã ký trước đó tự soạn thảo lại chứng thư bảo lãnh trị giá 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng). Đến ngày 12/12/2012, Bùi Chí L đại diện QTDND Hậu Giang ký, phát hành chứng thư trị giá 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng) để bảo lãnh cho Công ty TNHH MTV Thiện Quỳnh Kiên Giang do Phan Văn T làm Giám đốc thực hiện hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH D, hợp đồng đại lý mua bán thức ăn chăn nuôi số 25112012/HĐMB/DH ngày 25/11/2012. Sau khi chứng thư được chuyển cho Công ty TNHH D, khi đó Công ty TNHH D không cử người trực tiếp thẩm định vì trước đó người đại diện của Công ty đã gặp và biết được Linh là Phó Giám đốc QTDND Hậu Giang. Đến ngày 24/12/2012 Công ty TNHH D bắt đầu giao thức ăn cho Tập.
Khi có được nguồn thức ăn, Phan Văn T không nhập hàng hóa vào chứng từ kế toán của Công ty TNHH MTV Thiện Quỳnh Kiên Giang mà lấy danh nghĩa cá nhân để Tập bán thức ăn lại cho Lê Văn Chơn ở tỉnh Sóc Trăng theo sự giới thiệu của Linh, đồng thời Linh và Tập rủ Chơn hùn hạp nuôi cá. Qua trao đổi, bàn bạc thì được Chơn đồng ý mua thức ăn và hùn thuê 02 ao ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng để nuôi cá, chi phí thì Chơn chịu 50%, còn lại 50% Linh và Tập chịu. Qua quá trình mua bán thức ăn và hùn hạp nuôi cá, Linh và Tập bán thức ăn cho Chơn tổng cộng là 560 tấn với 02 loại giá, gồm loại giá 10.200 đồng/1kg và loại giá 10.800 đồng/1kg, tổng cộng thành tiền là 5.652.000.000 đồng (năm tỷ sáu trăm năm mươi hai triệu đồng). Qua đối chiếu trên chứng từ thì Công ty TNHH D đã bán thức ăn cho Tập từ ngày 24/12/2012 đến ngày 23/02/2013 tổng lượng thức ăn là 495 tấn, giá bán gồm 02 loại giá: loại giá 11.132 đồng/1kg và loại giá 11.727 đồng/1kg, tổng số tiền phải thanh toán 5.801.474.950 đồng (năm tỷ tám trăm lẻ một triệu bốn trăm bảy mươi bốn nghìn chín trăm năm mươi đồng) nhưng theo chứng thư bảo lãnh trị giá 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng) thì Công ty TNHH D chỉ bán cho Tập với lượng thức ăn là 495 tấn. Như vậy, với lượng thức ăn 495 tấn Tập đã bán hết lại cho Chơn với giá 10.200đ/1kg và giá 10.800đ/1kg thì tổng số tiền Chơn phải thanh toán cho Tập là 5.064.000.000 đồng (năm tỷ không trăm sáu mươi bốn triệu đồng), Tập chịu lỗ 737.474.950 đồng (bảy trăm ba mươi bảy triệu bốn trăm bảy mươi bốn nghìn chín trăm năm mươi đồng). Sau khi bán thức ăn cho Chơn, Linh hùn nuôi cá được khoảng hơn 01 tháng đầu, sau đó xin rút không tham gia nữa, giai đoạn này chỉ mới thuê và cải tạo ao nuôi nên Linh không phải bỏ chi phí. Còn Tập tiếp tục hùn nuôi cá với Chơn, tổng số tiền mặt Tập đã góp vốn nuôi cá với Chơn 02 lần là 527.019.000 đồng (năm trăm hai mươi bảy triệu không trăm mười chín nghìn đồng). Ngoài ra, Tập còn sử dụng lượng thức ăn mua được từ Công ty TNHH D bán lại cho Chơn để hùn nuôi cá với Chơn được quy ra thành tiền là khoảng 1.600.000.000 đồng (một tỷ sáu trăm triệu đồng). Do việc hùn hạp nuôi cá thua lỗ nên không chia lợi nhuận.
Sau khi bán nguồn thức ăn cho Lê Văn Chơn, Linh nhận tiền trong khoảng thời gian đầu từ cuối tháng 12/2012 đến cuối tháng 02/2013 tổng cộng là 1.626.000.000 đồng (một tỷ sáu trăm hai mươi sáu triệu đồng). Tập nhận tiền trong khoảng thời gian từ đầu tháng 03/2013 đến khi Chơn trả tất toán nợ vào ngày 27/5/2014 với tổng số tiền 3.438.000.000 đồng (ba tỷ bốn trăm ba mươi tám triệu đồng).
Khi đến thời hạn 60 ngày của hóa đơn giao hàng, Tập thanh toán nợ cho Công ty TNHH D được 03 lần với tổng số tiền là 930.000.000 đồng (chín trăm ba mươi triệu đồng). Sau đó, Tập không thanh toán nữa nên Công ty TNHH D thông báo và yêu cầu Tập phải thanh toán số tiền nợ của các hóa đơn đã đến hạn. Tập đã điện thoại cho Linh nhiều lần yêu cầu phải thanh toán số tiền cho Công ty TNHH D nhưng Linh không có tiền để thanh toán nên đồng ý ký xác nhận nợ với Công ty TNHH D vào ngày 15/5/2013. Như vậy, tổng số tiền Công ty TNHH D bán thức ăn cho bị cáo Tập là 5.801.474.950 đồng (năm tỷ tám trăm lẻ một triệu bốn trăm bảy mươi bốn nghìn chín trăm năm mươi đồng), Tập đã trả được 930.000.000 đồng (chín trăm ba chục triệu đồng), số tiền Tập còn nợ là 4.871.474.950 đồng (bốn tỷ tám trăm bảy mươi mốt triệu bốn trăm bảy mươi bốn ngàn chín trăm năm mươi đồng). Qua việc mua bán thức ăn, Linh đã chiếm đoạt số tiền 1.626.000.000 đồng (một tỷ sáu trăm hai mươi sáu triệu đồng), số tiền còn lại Tập chiếm đoạt là 3.245.474.950 đồng (ba tỷ hai trăm bốn mươi lăm triệu bốn trăm bảy mươi bốn nghìn chín trăm năm mươi đồng). Toàn bộ số tiền Tập và Linh nhận được đã sử dụng vào mục đích cá nhân. Trong quá trình điều tra thì gia đình của Linh đã khắc phục được 145.000.000 đồng (một trăm bốn mươi lăm triệu đồng). Như vậy, số tiền Linh còn chiếm đoạt trong việc mua bán thức ăn giữa Phan Văn T với Công ty TNHH D là 1.481.000.000 đồng (một tỷ bốn trăm tám mươi mốt triệu đồng).
Sau khi Lê Hữu T bị khởi tố, ngày 03/6/2014 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh H ra Quyết định chuẩn y bổ nhiệm chức danh Giám đốc QTDND Hậu Giang đối với Phạm Kim Chi. Ngày 11/7/2014 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh H ra Quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND Hậu Giang đối với Lê Hữu T, đồng thời chuẩn y chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Trần Văn Chương. Ngày 23/5/2016 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh H ra Quyết định chỉ định người đại diện QTDND Hậu Giang đối với bà Trần Ngọc Diễm T giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc QTDND tỉnh H. Đến ngày 22/8/2016 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh H cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã QTDND Hậu Giang cho bà Trần Ngọc Diễm T là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã QTDND Hậu Giang. Đến ngày 10/5/2018 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh H ra Quyết định chỉ định người đại diện QTDND Hậu Giang đối với ông Trương Thanh T là Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND Hậu Giang. Đến ngày 18/02/2021 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh H ra Quyết định chỉ định người đại diện QTDND Hậu Giang đối với ông Trần Quốc Văn là Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND Hậu Giang.
Tại bản cáo trạng số: 33/CT-VKS-P1 ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H truy tố các bị cáo Lê Hữu T, Nguyễn Thiện H, Phan Văn T, Trương Thị Thanh L có lý lịch và hành vi phạm tội nêu trên ra trước Tòa án nhân dân tỉnh H để xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 139 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 10/2021/HS-ST ngày 23 tháng 4 năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh H đã tuyên xử như sau:
Căn cứ vào các Điều 106; Điều 268, Điều 269, Điều 271 và Điều 329 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Tuyên bố: Các bị cáo Lê Hữu T, Nguyễn Thiện H, Trương Thị Thanh L và Phan Văn T phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
1. Áp dụng: Điểm a khoản 4 Điều 139; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 20; Điều 53 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đối với bị cáo Lê Hữu T;
Xử phạt bị cáo Lê Hữu T 17 (mười bảy) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
2. Áp dụng: Điểm a Khoản 4 Điều 139; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 20; Điều 53 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đối với bị cáo Nguyễn Thiện H;
Xử phạt bị cáo Nguyễn Thiện H 12 (mười hai) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án, được khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/02/2014 đến ngày 17/4/2014.
3. Áp dụng: Điểm a Khoản 4 Điều 139; điểm p, h khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 20; Điều 53 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đối với bị cáo Trương Thị Thanh L.
Xử phạt bị cáo Trương Thị Thanh L 08 (tám) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.
4. Áp dụng: Điểm a khoản 4 Điều 139; khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 53 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đối với bị cáo Phan Văn T;
Xử phạt bị cáo Phan Văn T 14 (mười bốn) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 15/11/2017. Tiếp tục tạm giam bị cáo 45 ngày để bảo đảm cho việc thi hành án.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về phần trách nhiệm dân sự, án phí và quyền kháng cáo theo luật định.
Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn kháng cáo theo luật định.
- Ngày 05/5/2021 bị cáo Lê Hữu T kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị giảm nhẹ hình phạt.
- Ngày 26/4/2021 bị cáo Nguyễn Thiện H kháng cáo cho rằng án sơ thẩm bỏ lọt tội, yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung.
- Ngày 04/5/2021 bị cáo Trương Thị Thanh L cho rằng khi giải ngân không biết bị cáo Tâm có ý thức chiếm đoạt, các thành viên Hội đồng quản trị ký tất cả các quyết định hồ sơ vay lại không bị xem xét trách nhiệm hình sự.
- Ngày 04/5/2021 bị cáo Phan Văn T kháng cáo cho rằng việc xử bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là không đúng, yêu cầu phúc thẩm xem xét toàn diện vụ án.
* Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến như sau:
Án sơ thẩm tuyên các bị cáo Tâm, Loan, Tập phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là có căn cứ, đúng pháp luật. Các bị cáo kháng cáo nhưng tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo không xuất trình được chứng cứ mới để làm thay đổi bản chất vụ án. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo, giữ y án sơ thẩm. Đối với bị cáo Nguyễn Thiện H đã chết trong giai đoạn phúc thẩm, đề nghị Hội đồng xét xử hủy quyết định án sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với bị cáo Hồng.
Ý kiến bào chữa của các luật sư:
- Luật sư bào chữa cho bị cáo Tâm: Gần 100% vốn thành lập Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh H là của bị cáo Tâm, bị cáo lãnh đạo hoạt động lời ăn, lỗ chịu bị cáo không chiếm đoạt tiền của ai, nếu số tiền thất thoát là thất thoát tiền của chính bị cáo.
Khi thực hiện vay vốn bị cáo có thế chấp tài sản, Quỹ tín dụng đang giữ 25 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo cho khoản vay. Cần định giá tài sản thế chấp nhiều hơn hay ít hơn số tiền vay cơ quan chức năng chưa làm việc này mà kết luận bị cáo Lừa đảo là chưa đúng. Với tài sản thế chấp bị cáo thừa khả năng trả nợ khoản vay, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét vấn đề này.
- Luật sư bào chữa cho bị cáo Tập: Viện kiểm sát đề nghị giữ y án sơ thẩm chúng tôi không đồng ý. Khi mua thức ăn gia súc, khi công ty De Heus yêu cầu phải có chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng mới bán trả chậm, bị cáo Tâm không biết Quỹ tín dụng không có chức năng bảo lãnh, cũng không bàn bạc với anh Linh bảo lãnh để lừa ký với Công ty De Heus, bị cáo nhận hàng có thanh toán cho bên bán và trả cho anh Linh trên 2 tỷ để anh Linh trả cho Công ty nghỉ vì là người bảo lãnh. Có họp chuyển giao nghĩa vụ trả nợ giữa 3 bên, nên việc nói bị cáo Tập lừa đảo là không đúng.
- Luật sư bào chữa cho bị cáo Loan: Không đồng ý với quan điểm của Viện kiểm sát về việc bác kháng cáo của các bị cáo, bị cáo Loan ký 04 hợp đồng tín dụng các hợp đồng tín dụng khi ký giải ngân đầy đủ thủ tục, có tài sản đảm bảo thanh toán, không có thiệt hại, bị cáo không hưởng lợi từ hợp đồng tín dụng đề nghị hủy phần bị cáo Loan để điều tra lại xem 04 hợp đồng tín dụng bị cáo ký có thiệt hại không? thiệt hại bao nhiêu?
NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
[1] Về tố tụng: Trong quá trình thụ lý theo trình tự phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thiện H đã chết vào lúc 21 giờ ngày 10/8/2022. Áp dụng khoản 7 Điều 157, khoản 2 Điều 359 Bộ luật tố tụng hình sự. Hội đồng xét xử phúc thẩm, hủy quyết định của bản án sơ và đình chỉ vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Thiện H.
[2] Về nội dung: Căn cứ các chứng cứ có tại hồ sơ, lời trình bày của các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm cho thấy:
[2.1] Quỹ tín dụng nhân dân H được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – chi nhánh Hậu Giang cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 001/QĐ-NHNN ngày 07/02/2007 đặt trụ sở tại số 15B đường Nguyễn Công Trứ, Phường 1, thành phố V, tỉnh H – do Lê Hữu T làm chủ tịch Hội đồng quản trị. Theo kết quả của Giám định tài chính của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh H vào thời điểm năm 2011, tổng nguồn vốn của Quỹ tín dụng Hậu Giang là: 64.273.000.000 đồng trong đó:
. Tiền gởi và cho vay tổ chức tín dụng khác: 9.766.000.000 đồng.
. Tiền gởi của khách hàng: 36.895.000.000 đồng.
. Các khoản phải trả khác: 531.000.000 đồng.
. Vốn chủ sở hữu: 17.079.000.000 đồng trong đó thành viên góp vốn Quỹ tín dụng nhân dân H từ ngày 31/8/2007 đến ngày 21/10/2011 là 519 thành viên với tổng số tiền là 14.364.700.000 đồng. Trong khi đó tổng số tiền giải ngân của 28 hợp đồng tín dụng là 54.500.000.000 đồng chiếm 84,8% so với tổng nguồn vốn của Quỹ tín dụng nhân dân H năm 2011, làm cho Quỹ tín dụng nhân dân H rơi vào tình trạng mất thanh khoản.
Với kết luận của cơ quan chức năng như đã viện dẫn ở trên có đủ căn cứ kết luận: Quỹ tín dụng nhân dân H là một pháp nhân, hoạch toán độc lập, không có vốn điều lệ của Nhà nước, nguồn vốn hình thành Quỹ tín dụng chủ yếu là vốn của các cổ đông (519 thành viên) và tiền gởi của khách hàng. Lê Hữu T (Chủ tịch Hội đồng quản trị), Nguyễn Thiện H (Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân H), Trương Thị Thanh L (Phó Giám đốc Quỹ tín dụng Hậu Giang) là những người quản lý điều hành hoạt động của Quỹ tín dụng.
[2.2] Với tư cách là người điều hành, quản lý hoạt động Quỹ tín dụng Lê Hữu T, Nguyễn Thiện H, Trương Thị Thanh L có nhiệm vụ thẩm định tất cả hồ sơ trước khi quyết định cho vay, nhưng trên thực tế các bị cáo không tổ chức thẩm định giá trị những tài sản thế chấp và phương án khả thi đảm bảo hợp đồng vay mà ngược lại các bị cáo tự nâng giá trị tài sản lên cao hơn nhiều lần so với giá trị thực tế và lập phương án khống để đưa vào hồ sơ vay. Trong 28 hợp đồng tín dụng, các bị cáo biết những người đứng tên vay là không có thật nhưng vẫn ký giải ngân 54.550.000.000 đồng bị cáo Tâm là người nhận số tiền trên.
- Là những người trực tiếp được giao quản lý tài sản của Quỹ tín dụng, các bị cáo dùng nhiều thủ đoạn gian dối để rút tiền ra khỏi Quỹ tín dụng và chiếm đoạt số tiền trên. Số tiền các bị cáo chiếm đoạt là tiền của các cổ đông và tiền gởi của khách hàng. Hành vi của các bị cáo có dấu hiệu của tội tham ô tài sản hoặc tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hay một tội danh khác cần phải được điều tra làm rõ để truy tố xét xử các bị cáo đúng tội danh mà hành vi các bị cáo đã gây ra. Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm truy tố xét xử các bị cáo Lê Hữu T, Nguyễn Thiện H, Trương Thị Thanh L phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” không thỏa mãn các dấu hiệu khách quan của tội danh này, không đúng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo.
Từ những phân tích trên Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy cần phải hủy toàn bộ án sơ thẩm, giao về cấp sơ thẩm điều tra lại theo quy định.
[3] Đối với hành vi (các bị cáo Tâm, Tập, Loan) thông qua hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi, việc ký phát hành chứng thư bảo lãnh trong khi Quỹ tín dụng không có chức năng này giúp bị cáo Tâm, bị cáo Tập chiếm đoạt tiền của Công ty De Heus. Khi tiến hành điều tra lại việc nhập chung trong vụ án giải quyết đối với các bị cáo có liên quan đến hành vi sai phạm xảy ra ở Quỹ tín dụng nhân dân H hay tách ra thành vụ án độc lập, thuộc thẩm quyền của cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm trên nguyên tắc đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm nhất là những người ký bảo lãnh trong khi Quỹ tín dụng không có chức năng bảo lãnh. Các bị cáo ở Quỹ tín dụng ký bảo lãnh có đồng phạm giúp sức bị cáo Tập, bị cáo Tâm chiếm đoạt tiền của Công ty De Hues hay không cần điều tra làm rõ.
[4] Đối với 25 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo báo cáo của Quỹ tín dụng nhân dân H, hiện tại Quỹ tín dụng nhân dân H đang giữ 25 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dùng để đảm bảo khoản vay tại Quỹ tín dụng, với tổng dư nợ 31.087.000.000 đồng. Trong đó Lê Hữu T đứng tên là 12 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng dự nợ là 14.660.000.000 đồng; Công ty TNHH Mê Kông và Công ty TNHH MTV L & T đứng tên 09 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng dư nợ 9.850.000.000 đồng, các cá nhân khác đứng tên 04 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng dư nợ 6.577.000.000 đồng. Bản án sơ thẩm không tuyên kê biên 25 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên để đảm bảo thi hành án là thiếu sót. Khi tiến hành điều tra lại, cơ quan điều tra cấp sơ thẩm cần tiến hành định giá toàn bộ diện tích đất của 25 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Quỹ tín dụng đang giữ để xác định giá trị thực tế của 25 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên, đồng thời phải ra quyết định kê biên 25 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo việc thi hành án cho Quỹ tín dụng nhân dân H.
[5] Đối với phần trách nhiệm dân sự buộc Quỹ tín dụng nhân dân H trả cho 5 cá nhân (Trần Trọng Đại, Lê Văn Hiếu, Đặng Thị Cẩm Hằng, Đặng Long Thành, Nguyễn Thị Nguyệt) đây là khoản tiền án sơ thẩm buộc Quỹ tín dụng nhân dân H phải trả (không phải buộc trách nhiệm cá nhân của các bị cáo) cũng như bị cáo Lê Hữu T trả cho Quỹ tín dụng 1,6 tỷ đồng, nội dung này không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật.
Việc hủy án sơ thẩm để điều tra lại phần tội danh và hình phạt của các bị cáo không ảnh hưởng đến trách nhiệm của Quỹ tín dụng nhân dân H trả lại khoản tiền cho những người đã gởi Quỹ tín dụng. Do đó giữ y nội dung này của án sơ thẩm.
Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy cần phải hủy một phần bản án sơ thẩm, giao về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo quy định.
Do án sơ thẩm bị hủy nên các bị cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 355; khoản 7 Điều 157; khoản 2 Điều 359; điểm b khoản 1 Điều 358 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015,
1/ Hủy quyết định của bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với bị cáo Nguyễn Thiện H.
2/ Hủy một phần bản án hình sự sơ thẩm số 10/2021/HSST ngày 23 tháng 4 năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh H. (Phần tội danh và hình phạt đối với các bị cáo Lê Hữu T, Phan Văn T, Trương Thị Thanh L)
3/ Chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án về Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H để điều tra lại theo quy định.
4/ Các nội dung khác của quyết định án sơ thẩm (Cụ thể: Phần trách nhiệm dân sự buộc Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh H trả cho 5 cá nhân cũng như phần Lê Hữu T trả cho Quỹ tín dụng 1,6 tỷ đồng) có hiệu lực thi hành.
Tiếp tục tạm giam bị cáo Phan Văn T đến khi Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H thụ lý lại vụ án.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản số 53/2023/HS-PT
Số hiệu: | 53/2023/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 09/02/2023 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về