Bản án về tội hủy hoại rừng số 16/2022/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN K PL, TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 16/2022/HS-ST NGÀY 19/09/2022 VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG

Ngày 19 tháng 9 năm 2022, tại Nhà văn hóa Thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum, Tòa án nhân dân huyện K Pl xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 16/2022/TLST - HS ngày 26 tháng 6 năm 2022 đối với các bị cáo:

1/ A R; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 01 tháng 01 năm 198x tại tỉnh Kon Tum; Chỗ ở hiện nay: thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 00/12; Chức vụ Đảng, chính quyền, đoàn thể: Không. Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Mơ Nâm;Tôn giáo: Không. Con ông: A S; Con bà: Y A(Đã chết); Bị cáo có vợ là Y N (Sinh năm 197x); Bị cáo có 03 con, con lớn nhất sinh năm 2004, con nhỏ nhất sinh năm 2015. Tiền án, tiền sự: không; Nhân thân: tốt.

Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 11/5/2022 đến nay. (Có mặt tại phiên tòa).

2/ Y N; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 01 tháng 01 năm 197x tại tỉnh Kon Tum; Chỗ ở hiện nay: thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 00/12; Chức vụ Đảng, chính quyền, đoàn thể: Không. Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Mơ Nâm;Tôn giáo: Không. Con ông: A P;

Con bà: Y B. Bị cáo có 04 con, con lớn nhất sinh năm 2001, con nhỏ nhất sinh năm 2015. Tiền án, tiền sự: không; Nhân thân: tốt.

Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 25/4/2022 đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

- Người bào chữa cho các bị cáo ơng và Y N: Bà Nguyễn Thị Thúy H (Trợ giúp viên pháp lý - Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kon Tum).

Địa chỉ: Số xx đường Trần Hưng Đạo, TP. K T, tỉnh Kon Tum; Có mặt tại phiên tòa.

- Nguyên đơn dân sự: Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.

+ Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Ng T- Chủ tịch.

+ Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Tấn L, chức vụ: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum. Có đơn xin xét xử vắng mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

1/ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl;

Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn H- Chức vụ: Giám đốc.

Đại diện theo ủy quyền: Hồ Thanh V – Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl.

Địa chỉ: Thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum. Có mặt tại phiên tòa.

+ Chị Y R, sinh năm 1974.

Địa chỉ: Thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum. (Có mặt tại phiên tòa) tòa) tòa) tòa) + Ông A G, sinh năm 1962.

Địa chỉ: Thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum. (Có mặt tại phiên + Anh A B, sinh năm 1986.

Địa chỉ: Thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum. (Có mặt tại phiên + Chị Y Nơ, sinh năm 1980.

Địa chỉ: Thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum. (Có mặt tại phiên tòa)

+ Chị Y B, sinh năm 1994.

Địa chỉ: Thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum. (Có mặt tại phiên tòa)

+ Anh , A B1, sinh năm 1996.

Địa chỉ: Thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum. (Có mặt tại phiên tòa)

+ Ông Trần Văn Th, sinh năm 1978 – Nhân viên quản lý bảo vệ rừng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl.

Địa chỉ: Thôn x, thị trấn Đrv, huyện Kr, tỉnh Kon Tum. (Có mặt tại phiên tòa)

+ Ông Lã Kim S, sinh năm 1990 – Nhân viên phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl.

Địa chỉ: số 1xx, Võ Thị S, tổ dân phố x, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum. (Có mặt tại phiên tòa)

+ Ông Đỗ Bá C, sinh năm 1981 – Công chức địa chính thị trấn M Đ, huyện K Pl.

Địa chỉ: Số 0x, đường Y B1m, tổ dân phố x, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum. (Có mặt tại phiên tòa)

+ Ông A K1 sinh năm 1982 – Chủ tịch Hội nông dân thị trấn M Đ, huyện K Pl.

Địa chỉ: Thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum. (Có mặt tại phiên tòa)

+ Ông Đinh Nguyên H- Giám đốc Chi nhánh Lâm trường Măng C I thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl. Địa chỉ: Số 1x, Nguyễn Tri Ph, thôn P RH x, phường Lê L, thành phố K T, tỉnh Kon Tum. (Có đơn xin xét xử vắng mặt)

+ Ông Bùi Luân K, sinh năm 198x – Nhân viên nghiệm thu Công ty Innovgreen Kon Tum. Địa chỉ: Số 3xx, đường H V, tổ x, phường Qu Tr, thành phố K T, tỉnh Kon Tum. Có đơn xin xét xử vắng mặt

- Người phiên dịch: Ông A N1– Trưởng phòng dân tộc huyện K Pl. (Có mặt tại phiên tòa)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào khoảng tháng 12/2019, ơng vì thiếu đất canh tác nên nảy sinh ý định đi phát rừng để làm rẫy, ơng nói với vợ là Y N biết ý định đi phát rừng làm rẫy. Sau khi chọn địa điểm rừng để phát tại khoảnh 4 Tiểu khu 487 lâm phần do Lâm trường Măng C I thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl quản lý thuộc địa giới hành chính thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum. ơng, Y N rủ thêm A G (SN 1962), Y R (SN 1974) cùng trú tại thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum đi phát rừng cùng để lấy đất canh tác. Vì đang cần đất sản xuất nên Gơng, Run đồng ý. Cả 4 người chuẩn bị 04 con dao rựa có kích thước tương tự nhau (dài khoảng 60cm, cán bằng gỗ, lưỡi bằng sắt, đầu có mũi quắm) để phục vụ cho việc phát rừng. Theo sự chỉ dẫn của ơng, Y N cả 4 người đi đến khoảnh 4 Tiểu khu 487 tiến hành phát rừng, Y N, Y R phát các cây bụi, cây dây leo còn ơng, A G chặt, phát những cây gỗ. ơng, Y N, A G, Y R phát trong hai ngày, mỗi ngày bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Đến ngày thứ hai, khi đang chặt, phát dọn cây thì thấy có lực lượng lâm trường (không biết rõ nhân thân, lai lịch) đi vào. Do đó, cả 4 người không phát nữa mà bỏ đi về. Trong hai ngày, R, Nuông, Gơng, Run phát được một diện tích khoảng 3.000 mét vuông.

Sau đó trong lúc vợ chồng ơng, Y N ngồi chơi cùng với A B (SN 1986), Y Nơ (SN 1980) , , A B1 (SN 1996), Y B (SN1994) cùng trú tại thôn K V K, thị trấn M Đ, huyện K Pl. ơng, Y N rủ những người này đi phát rừng để lấy đất canh tác và hứa sau khi phát rẫy xong sẽ chia đều cho tất cả mọi người. Vì đang cần đất sản xuất nên A B, , A B1, Y Nơ, Y B đồng ý. ơng, Y N cũng nói cho Bơi, Bao, Nơng, Bay biết trước đó đã cùng A G, Y R phát rừng. Sau khi thống nhất, ơng, Y N sử dụng con dao rựa đã phát lần trước để tiếp tục phát rừng; Y Nơ, Y B chuẩn bị mỗi người một con dao rựa có kích thước tương tự nhau (dài khoảng 60cm, cán bằng gỗ, lưỡi bằng sắt, đầu có mũi quắm); A B, , A B1 chuẩn bị mỗi người 01 máy cưa, nhãn hiệu Stilh màu đỏ cam, 01 lam cưa. Tất cả cùng đi đến khoảnh 4 Tiểu khu 487 để phát rừng. Khi đến nơi, , A B1, A B, Y Nơ, Y B thấy có một diện tích rừng đã bị phát trước đó. ơng, Y N, Y Nơ, Y B sử dụng dao rựa; B, B1 sử dụng máy cưa mang theo, phát nối tiếp theo diện tích mà trước đó ơng, Y N, Y R, A G đã phát.

Tất cả cùng tham gia phát 02 ngày, mỗi ngày khoảng hai tiếng đồng hồ. Khi đã phát được một diện tích khoảng 3.000m2 thì không phát nữa và ra về. Một thời gian sau, ơng, Y N trồng mỳ trên diện tích rừng đã phát. Diện tích rừng đã phát, ơng, Y N cũng chưa chia cho những người cùng tham gia phát.

Ngày 17/01/2020, anh Lã Kim S nhân viên quản lý, bảo vệ rừng Lâm trường Măng C I thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl trong quá trình tuần tra, bảo vệ phát hiện tại khoảnh 4 Tiểu khu 487 Lâm phần do Chi nhánh Lâm trường Măng C I được giao quản lý, bảo vệ có một diện tích rừng bị chặt phá nên điện cho Bùi Luân K, Bùi Lê Anh Ch phối hợp tiến hành lập biên bản ghi nhận vụ việc, tại thời điểm phát hiện chưa xác định được đối tượng. Đồng thời báo cáo bằng miệng cho Giám đốc Chi nhánh Lâm trường Măng C I là ông Trần Văn Th biết cho ý kiến chỉ đạo xử lý. Ông Th chỉ đạo các nhân viên lâm trường tiếp tục xác minh, khi xác định được đối tượng sẽ bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Đến ngày 23/7/2021, liên ngành gồm Bùi Luân K, ông A L Phó Giám đốc chi nhánh Lâm trường Măng C I và ông Quách Văn Đ – Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn M Đ xác định được đối tượng đã phát diện tích rừng tại khoảnh 4, Tiểu khu 487 là ơng.

Đến ngày 12/8/2021, ông Bùi Luân K bàn giao toàn bộ hồ sơ cho ông Đỗ Bá Công cán bộ địa chính thị trấn M Đ, huyện K Pl để xử lý về hành vi lấn chiếm đất rừng. Tuy nhiên, sau đó ông Đỗ Bá C chưa báo cáo để tiến hành xử lý.

Ngày 11/01/2022, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum qua công tác kiểm tra, xác minh phát hiện tại khoảnh 4 Tiểu khu 487 có một diện tích rừng bị phá trái pháp luật là 0,93 ha. Đến ngày 13/01/2022, Chi cục kiểm lâm tỉnh Kon Tum có văn bản yêu cầu xử lý về hành vi phá rừng trái pháp luật tại khoảnh 4 Tiểu khu 487 lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl quản lý.

Ngày 19/01/2022, Hạt kiểm lâm huyện K Pl phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường. Kết quả khám nghiệm hiện trường đã xác định diện tích rừng bị phá là 9.300 m2, các cây rừng trên toàn bộ diện tích đã bị chặt phá. Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2014, diện tích rừng tại Lô 1, Lô 2 Khoảnh 4 Tiểu khu 487 lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghệp K Pl quản lý là rừng tự nhiên, chức năng rừng sản xuất.

Ngày 07/02/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện K Pl phối hợp cùng với cơ quan chức năng đã yêu cầu ơng, Y N xác định vị trí ranh giới diện tích rừng đã phá. Kết quả làm việc tại hiện trường xác định diện tích rừng do ơng, Y N và một số đối tượng chặt phá trái phép là 7.430 m2 (mét vuông) rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

Ngày 20/5/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện K Pl phối hợp cùng với cơ quan chức năng đã yêu cầu ơng, Y N, Y B, A B, Y Nơ, , A B1 xác định vị trí ranh giới diện tích rừng đã phá. Kết quả làm việc tại hiện trường xác định diện tích rừng do ơng, Y N cùng với Y R, A G phá trái phép là 3.700 m2 (mét vuông). ơng, Y N cùng với A B, , A B1, Y Nơ, Y B phá trái phép là 3.730 m2 (mét vuông).

Tại bản Kết luận giám định của Giám định viên trong lĩnh vực Lâm nghiệp tỉnh Kon Tum ngày 12/5/2022 kết luận: trữ lượng cây đứng trên diện tích 9.300 mét vuông rừng sản xuất là rừng tự nhiên bị thiệt hại là 61,778 m3, sản lượng gỗ thương phẩm bị thiệt hại là 27, 097 m3 trong đó khu vực 1 (là khu vực mà ơng, Y N phá rừng trái pháp luật) có diện tích 7.430 mét vuông có trữ lượng cây đứng bị thiệt hại là 47,333m3, sản lượng gỗ thương phẩm bị thiệt hại là 19,633 m3, khu vực 2 (là khu vực chưa xác định được đối tượng phá rừng) có diện tích 1.870 mét vuông có trữ lượng cây đứng bị thiệt hại là 14,445 m3, sản lượng gỗ thương phẩm bị thiệt hại là 7,464 m3. Về thiệt hại môi trường rừng Giám định viên không thực hiện được do không có cơ sở, căn cứ khoa học.

Tại Bản kết luận định giá tài sản số 13/KL-HĐĐG ngày 19/7/2022 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện K Pl kết luận trị giá số gỗ 19,633 m3 có giá trị 50.690.008 đồng, trị giá số gỗ 7,464 m3 có giá trị 15.755.683 đồng.

Về vật chứng vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thu giữ được:

Đối với 06 con dao rựa, có kích thước tương tự nhau (dài khoảng 60 cm, cán bằng gỗ, lưỡi bằng sắt, đầu có mũi quắm) của ơng, Y N , A G, Y R, Y B, Y Nơ, 02 máy cưa xăng, nhãn hiệu Stilh màu đỏ cam và 02 lam cưa lại 70cm của A B, , A B1 Quá trình sử dụng đã lâu, các công cụ trên đã hư hỏng, R, N và những người khác đã vứt đi nhưng không nhớ đã vứt ở đâu nên Cơ quan Cảnh sát điều tra không có căn cứ truy tìm.

Đối với khối lượng gỗ còn lại tại hiện trường, sau khi khám nghiệm hiện trường, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện K Pl, Viện kiểm sát nhân dân huyện K Pl và Hạt kiểm lâm huyện K Pl đã giao toàn bộ cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl (Theo Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 19/01/2022) quản lý theo quy định.

Tại Bản cáo trạng số: 14/CT-VKS ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân huyện K Pl, tỉnh Kon Tum đã truy tố các bị cáo ơng và Y N về tội “Hủy hoại rừng” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 243 của Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện K Pl phát biểu luận tội giữ nguyên quan điểm truy tố đối với các bị cáo; đã phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa; đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, đặc điểm nhân thân, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Qua đó đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố các bị cáo ơng, Y N phạm tội “Hủy hoại rừng” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 243 của Bộ luật hình sự.

Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 1 Điều 243, Điều 38; các điểm b, s khoản 1 Điều 51; Điều 58 của Bộ luật hình sự tuyên phạt:

Bị cáo ơng mức án từ 24 (hai mươi bốn) tháng đến 27 (Hai mươi bảy) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam ngày 11 tháng 5 năm 2022.

Đề nghị áp dụng điểm b khoản 1 Điều 243, Điều 36; các điểm b, s khoản 1 Điều 51; Điều 58 của Bộ luật hình sự tuyên phạt:

Bị cáo Y N từ 21 (Hai mươi mốt) tháng đến 24 (Hai mươi bốn) tháng cải tạo không giam giữ.

Giao các bị cáo Y N cho UBND thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum quản lý, giám sát, giáo dục bị cáo trong thời gian chấp hành án. Thời hạn chấp hành án tính từ ngày UBND thị trấn M Đ nhận được Quyết định, hồ sơ thi hành án theo quy định. Đề nghị không khấu trừ thu nhập đối với bị cáo Y N.

Về hình phạt bổ sung: Không áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 243 của Bộ luật hình sự đối với các bị cáo.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự. Tách vấn đề dân sự ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự khi có đầy đủ căn cứ, và yêu cầu của nguyên đơn dân sự.

Đối với số tiền 10.000.000 đồng, các bị cáo ơng, Y N đã nộp (mỗi bị cáo 5.000.000 đồng) để bồi thường, khắc phục một phần hậu quả cho Nhà nước. Hiện tại, tuy nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu do chưa có điều kiện chứng minh toàn bộ thiệt hại, nhưng đây là số tiền của các bị cáo tự nguyện nộp để bồi thường, khắc phục một phần hậu quả nên cần giao cho nguyên đơn dân sự (UBND tỉnh Kon Tum) xử lý nộp vào ngân sách Nhà nước nhưng được khấu trừ vào nghĩa vụ bồi thường thiệt hại sau này nếu có.

Về xử lý vật chứng:

- Đối với 19,633 m3 còn lại tại hiện trường có giá trị 50.690.008 đồng hiện tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl quản lý tạm thời (Theo Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 19/01/2022); đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1, khoản 3 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum là chủ sở hữu Nhà nước về rừng ở địa phương quản lý, xử lý theo quy định.

Đối với các bị cáo: Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa các bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như nội dung bản Cáo trạng mà Viện kiểm sát nhân dân huyện K Pl đã truy tố, thống nhất với bản luận tội của Đại diện Viện kiểm sát. Trong quá trình điều tra, truy tố các bị cáo không bị mớm cung, ép cung hay bị dùng nhục hình.

Người bào chữa cho bị cáo ơng và Y N thống nhất với luận tội của Kiểm sát viên. Tuy nhiên, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét thêm các bị cáo là người đồng bào dân tộc thiểu số, sống vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, các bị cáo đều thuộc hộ nghèo, cả hai vợ chồng đều là bị cáo trong vụ án này. Các bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; các bị cáo tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra số tiền 10.000.000đồng (mỗi bị cáo 5.000.000 đồng) nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm b, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Do vậy, Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng thêm khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự để giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Về hình phạt: Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 1 Điều 243, Điều 38; các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 58 của Bộ luật hình sự tuyên phạt: Bị cáo ơng mức án 15 (mười lăm) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam ngày 11 tháng 5 năm 2022. Đề nghị không áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 243 của Bộ luật hình sự đối với các bị cáo.

Đề nghị áp dụng điểm b khoản 1 Điều 243, Điều 36; các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 58 của Bộ luật hình sự tuyên phạt: Bị cáo Y N 15 (mười lăm) tháng cải tạo không giam giữ. Không khấu trừ thu nhập đối với bị cáo Y N.

Ngun đơn dân sự có đơn xin xét xử vắng mặt: Đề nghị Hội đồng xét xử xét xử vụ án theo quy định của pháp luật.

Ngưi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: không có yêu cầu, đề nghị gì.

Lời nói sau cùng của các bị cáo: Các bị cáo đã nhận thức được hành vi chặt phá rừng là vi phạm pháp luật, bị cáo hối hận việc làm của mình cam đoan không tái phạm, xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện K Pl, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện K Pl, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa các bị cáo không có ý kiến, khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2]. Tại phiên tòa các bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như nội dung bản Cáo trạng mà đại diện viện kiểm sát nhân dân huyện K Pl đã nêu. Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai tại Cơ quan điều tra, biên bản khám nghiệm hiện trường và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, tranh tụng tại phiên tòa. Vì vậy, có đủ căn cứ khẳng định:

Vào khoảng tháng 12 năm 2019, do cần đất để sản xuất nên ơng nảy sinh ý định phá rừng làm nương rẫy. ơng đã rủ vợ là Y N và A G, Y R, A B, Y Nơ, , A B1, Y B cùng thực hiện hành vi phá rừng và thống nhất sau khi phá rừng xong sẽ chia cho mỗi người một phần diện tích để canh tác. ơng cùng Y N mang theo dao rựa, đến tại khu vực rừng thuộc Lô 1 Khoảnh 4 Tiểu khu 487 thuộc lâm phần do Chi nhánh Lâm trường I thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl quản lý thuộc địa giới hành chính thị trấn M Đ, huyện K Pl cắt hạ, chặt phá trái phép các cây gỗ tự nhiên gây thiệt hại trên diện tích 7.430 m2 rừng sản xuất là rừng tự nhiên; gây thiệt hại 19,633m3 gỗ có giá trị 50.690.008 đồng. (Trong đó Y R, A G tham gia phá rừng 02 ngày cùng với vợ chồng Y N, ơng với diện tích là 3.700 mét vuông sau đó không tham gia nữa; A B, Y Nơ, , A B1, Y B tham gia phá rừng cùng với vợ chồng Y N, ơng 02 ngày sau đó với diện tích là 3.730 mét vuông). ơng, Y N tham gia phát từ đầu đến cuối nên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với toàn bộ diện tích đã phát 7.430 m2 (Bảy nghìn bốn trăm ba mươi mét vuông) Như vậy, hành vi của các bị cáo ơng, Y N đã đủ yếu tố cấu thành tội “Hủy hoại rừng” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 243 của Bộ luật hình sự năm 2015. Cáo trạng số: 14/CT-VKS ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân huyện K Pl truy tố các bị cáo về tội danh và điều khoản nêu trên là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

[3]. Xét về hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội - đã xâm phạm quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái rừng. Các bị cáo là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, biết rằng việc chặt phá rừng trái phép là vi phạm pháp luật, nhưng vì lợi ích cá nhân, gia đình (cần đất sản xuất nông nghiệp) nên đã cố ý thực hiện. Trong khi Nhà nước ta, các ngành, các cấp tỉnh Kon Tum, huyện K Pl đã có nhiều giải pháp chỉ đạo quyết liệt, phát động các đợt cao điểm phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn, nhưng tình hình chặt phá rừng trái phép trên địa bàn huyện K Pl vẫn diễn ra ngày càng phức tạp. Do vậy, cần xử phạt các bị cáo nghiêm minh tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội mà các bị cáo đã gây ra để trừng trị, giáo dục bị cáo đồng thời để răn đe phòng ngừa chung.

[4]. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt Hội đồng xét xử căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, đặc điểm nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng bị cáo.

- Về đặc điểm nhân thân: Các bị cáo đều có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự.

- Về tình tiết tăng nặng: Các bị cáo không có tình tiết tăng nặng;

- Về tình tiết giảm nhẹ: Trong quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; các bị cáo tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra số tiền 10.000.000đồng (mỗi bị cáo 5.000.000 đồng) nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm b, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự.Tuy nhiên, việc khắc phục bồi thường thiệt hại mỗi bị cáo 5.000.000 đồng là không đáng kể so với thiệt hại mà các bị cáo đã gây ra.

- Về tính chất của đồng phạm và mức độ tham gia phạm tội của từng bị cáo: Đây là vụ án đồng phạm nhưng mang tính chất giản đơn, mặc dù các bị cáo có sự bàn bạc, thỏa thuận, chuẩn bị công cụ trước khi thực hiện hành vi phạm tội nhưng không có sự cấu kết chặt chẽ, không có sự phân công vai trò cụ thể của từng bị cáo nên không xem là phạm tội có tổ chức.

ơng là người nảy sinh ý định, rủ rê bị cáo Y N thực hiện hành vi phạm tội, ơng cũng trực tiếp sử dụng dao để phá rừng. Do đó, ơng có vai trò vừa là người khởi xướng, rủ rê và vừa là người thực hành trong vụ án.

Y N tiếp nhận ý chí của ơng dùng dao rựa chặt cây nhỏ để thực hiện hành vi phá rừng, tham gia xuyên suốt quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, Y N có vai trò là người thực hành trong vụ án.

Ngoài ra khi quyết định hình phạt cần xem xét thêm tình tiết: Các bị cáo là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp, nhận thức pháp luật hạn chế, mục đích phá rừng do cần đất sản xuất nông nghiệp; mối quan hệ của các bị cáo là những người trong cùng gia đình. Bị cáo ơng là chồng của bị cáo Y N. Hơn nữa, các bị cáo còn có 01 con còn nhỏ sinh năm 2015, thường xuyên bệnh tật, không có người chăm sóc, nuôi dưỡng nên cần phải có người để chăm sóc nuôi dưỡng.

[5]. Về hình phạt bổ sung: Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ và lời khai của bị cáo tại phiên tòa cho thấy các bị cáo là người dân tộc thiểu số, nghề nghiệp làm nông, thu nhập không ổn định, thuộc hộ nghèo. Do đó, Hội đồng xét xử không áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 243 của Bộ luật hình sự đối với các bị cáo.

[6] Đối với nội dung bào chữa của bà Nguyễn Thị Thúy H: Xét thấy, ý kiến tranh luận của bà Nguyễn Thị Thúy H đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 1 Điều 243, Điều 38; các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 58 của Bộ luật hình sự tuyên phạt: Bị cáo ơng mức án 15 (mười lăm) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam ngày 11 tháng 5 năm 2022. Đề nghị không dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 243 của Bộ luật hình sự đối với các bị cáo. Đề nghị áp dụng điểm b khoản 1 Điều 243, Điều 36; các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 58 của Bộ luật hình sự tuyên phạt: Bị cáo Y N 15 (mười lăm) tháng cải tạo không giam giữ. Không khấu trừ thu nhập đối với bị cáo Y N. Hội đồng xét xử xét thấy việc khắc phục bồi thường thiệt hại mỗi bị cáo 5.000.000 đồng là không đáng kể so với thiệt hại mà các bị cáo đã gây ra nên không có cơ sở chấp nhận đề nghị của người bào chữa cho các bị cáo được áp dụng khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 và đề nghị mức hình phạt 15 (Mười lăm) tháng tù đối với bị cáo ơng và hình phạt 15 (Mười lăm) tháng cải tạo không giam giữ đối với bị cáo Y N.

[7]. Về trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại):

Trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn dân sự có yêu cầu giải quyết theo quy định pháp luật.

Hội đồng xét xử xét thấy các bị cáo thực hiện hành vi chặt phá rừng trên diện tích 7.430 m2 rừng sản xuất là rừng tự nhiên gây thiệt hại với 19,633 m3 gỗ có giá trị 50.690.008 đồng (Năm mươi triệu sáu trăm chín mươi nghìn không trăm không tám đồng), thiệt hại nêu trên là do các bị cáo gây ra, lỗi thuộc về các bị cáo, các bị cáo và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan A G, Y R, A B, Y Nơ, , A B1, Y B phải có trách nhiệm liên đới bồi thường cho nguyên đơn dân sự.

Tuy nhiên, số gỗ này tại hiện trường chưa được thu gom để xử lý bán đấu giá được bao nhiêu để khấu trừ thiệt hại; bên cạnh đó tổng thiệt hại về rừng do các bị cáo chặt phá các cơ quan chức năng chưa xác định được. Tại phiên tòa, nguyên đơn dân sự đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật (về bồi thướng thiệt hại). Xét thấy nguyên đơn dân sự chưa có điều kiện chứng minh thiệt hại và việc tách vấn đề dân sự không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự nên việc bồi thường thiệt hại cần tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự khi nguyên đơn có yêu cầu.

Đối với số tiền 10.000.000đồng, các bị cáo đã nộp để bồi thường, khắc phục một phần hậu quả cho Nhà nước. Hiện tại, tuy nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu do chưa có điều kiện chứng minh toàn bộ thiệt hại, nhưng đây là số tiền của các bị cáo tự nguyện nộp để bồi thường, khắc phục một phần thiệt hại nên cần giao cho nguyên đơn dân sự (UBND tỉnh Kon Tum) xử lý nộp vào ngân sách Nhà nước nhưng được khấu trừ vào nghĩa vụ bồi thường thiệt hại sau này nếu có.

[8]. Về xử lý vật chứng của vụ án:

Đối với 06 con dao rựa, có kích thước tương tự nhau (dài khoảng 60 cm, cán bằng gỗ, lưỡi bằng sắt, đầu có mũi quắm) của ơng, Y N , A G, Y R, Y B, Y Nơ, 02 máy cưa xăng, nhãn hiệu Stilh màu đỏ cam và 02 lam cưa lại 70cm của A B, , A B1 Quá trình sử dụng đã lâu, các công cụ trên đã hư hỏng, R, Nuông không truy tìm được nên Hội đồng xét xử không xem xét.

Đối với khối lượng gỗ còn lại tại hiện trường, sau khi khám nghiệm hiện trường, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện K Pl, Viện kiểm sát nhân dân huyện K Pl và Hạt kiểm lâm huyện K Pl đã giao toàn bộ cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl (Theo Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 19/01/2022) để quản lý theo quy định. Hội đồng xét xử xét thấy nguyên đơn dân sự (Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum) là cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với rừng tại địa phương. Do đó, cần giao lại cho nguyên đơn dân sự quản lý đối với số gỗ tại hiện trường và tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

[9]. Trong vụ án này khi ơng rủ các nhóm đi phá rừng thì rủ riêng lẻ từng nhóm, thực hiện hành vi phá riêng biệt. A B, , A B1, Y Nơ, Y B không biết, không tham gia cùng ơng, Y N, A G, Y R phá rừng phần diện tích 3.700 mét vuông. AG, Y R không biết, không tham gia phá rừng cùng với ơng, Y N, B, B1, N1, B phần diện tích 3.730 mét vuông. Hành vi của Y R, A G tham gia cùng với R, N phá rừng với diện tích 3.700 mét vuông; A B, Y Nơ, Y B, , A B1 tham gia phá rừng cùng N, R với diện tích 3.730 mét vuông chưa đến mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi “Huỷ hoại rừng”. Bên cạnh đó, qua trích lục tiền án, tiền sự R, G, B, B1, N1, B chưa có tiền án, tiền sự. Hành vi của A G, R, B, B1, B, N đã vi phạm quy định tại Điểm b khoản 8 Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Thủ tướng chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện K Pl tách hành vi của A G, R, B, B1, N, B để xử lý hành chính là phù hợp nên hội đồng xét xử không xem xét.

[10]. Đối với ông Lã Kim S nhân viên Chi nhánh Lâm trường Măng C I, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, bảo vệ các tiểu khu được giao đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, có kế hoạch, nhật ký tuần tra, bảo vệ. Khi phát hiện vụ việc, đã tiến hành lập biên bản, báo cáo bằng miệng với Giám đốc chi nhánh Lâm trường là ông Trần Văn Th để chỉ đạo. Sau đó, ông Thanh và ông Sanh, Bùi Luân K, Bùi Lê Anh Chính không kịp thời báo cáo với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl biết, không bàn giao hồ sơ vi phạm cho cơ quan chức năng giải quyết dẫn đến vụ việc kéo dài thời hạn giải quyết. Tuy nhiên hành vi này của ông Thanh và các nhân viên bảo vệ lâm trường không xuất phát từ vụ lợi hay động cơ cá nhân mà xuất phá từ mục đích khi tìm ra đối tượng sẽ bàn giao hồ sơ vụ việc cho cơ quan chức năng xử lý. Thực tế, sau khi phát hiện vụ việc vào ngày 17/01/2020, định kỳ hàng tháng nhân viên Lâm trường đều tiến hành xác minh đối tượng và đến ngày 23/7/2021, khi xác minh được đối tượng phá diện tích rừng trên thì Lâm trường đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho ông Đỗ Bá C – Cán bộ địa chính của Uỷ ban thị trấn M Đ để xử lý. Mặt khác, ngày 18/6/2020, Đoàn liên ngành bao gồm: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, Hạt kiểm lâm huyện K Pl, Chi cục quản lý đất đai tỉnh Kon Tum, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện K Pl, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl, Công ty TNHH MTV Nông trại và du lịch sinh thái Tây Nguyên, Uỷ ban nhân dân thị trấn M Đ, Công ty Cổ phần đo đạc và bản đồ HNT tiến hành kiểm tra hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phục vụ công tác thu hồi, giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng dự án: Nông nghiệp công nghệ cao, trồng các cây dược liệu dưới tán rừng kết hợp du lịch sinh thái để quản lý, bảo vệ rừng thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum đã phát hiện vụ việc. Tuy nhiên, các Cơ quan ban ngành không có sự chỉ đạo để xử lý vụ việc. Giá trị thiệt hại về tài sản trong vụ án không đủ căn cứ để xem xét xử lý về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 360 Bộ luật hình sự. Hành vi của ông Trần Văn Th, Lã Kim S đã bị Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl đã ra quyết định thi hành kỷ luật đối ông bằng hình thức “Khiển trách” nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[11]. Đối với ông Đỗ Bá C – Cán bộ địa chính Thị trấn M Đ, sau khi nhận hồ sơ vụ việc từ Chi nhánh Lâm trường Măng C I, chưa tham mưu lãnh đạo giải quyết vụ việc, hành vi của ông Đỗ Bá C đã vi phạm Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Uỷ ban nhân dân huyện K Pl đã thi hành kỷ luật đối với ông Công bằng hình thức “Khiển trách”. nên Hội đồng xét xử không xem xét.

[12]. Trong quá trình điều tra vụ án, ơng, Y N còn trình bày, việc R, N phá rừng trái phép tại Khoảnh 4 Tiều khu 487 là do ông A Kariac và ông Đỗ Bá C chỉ vị trí đất rừng và cho phép. Tuy nhiên, ơng, Y N không cung cấp được tài liệu, chứng cứ gì chứng minh. Ông A K và ông Đỗ Bá C cũng không thừa nhận việc chỉ địa điểm và cho phép ơng, Y N phát. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện K Pl tiến hành đối chất nhưng không có kết quả. Do đó, không có cơ sở để xử lý Đỗ Bá C, A K với vai trò đồng phạm về tội “Huỷ hoại rừng”. Hội đồng xét xử không xem xét.

[13]. Về án phí: Các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật nhưng các bị cáo thuộc hộ nghèo nên được miễn án phí hình sự sơ thẩm.

Vì các lẽ trên:

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố: Các bị cáo ơng, Y N phạm tội “Hủy hoại rừng” Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 243, Điều 38; điểm b, s khoản 1 Điều 51, Điều 58 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

- Xử phạt bị cáo ơng 27 (Hai mươi bảy) tháng tù, Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ bị bắt tạm giam (ngày 11/5/2022) Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 243, Điều 36; điểm b, s khoản 1 Điều 51, Điều 58 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

- Xử phạt bị cáo Y N 24 (Hai mươi bốn) tháng cải tạo không giam giữ.

Giao bị cáo Y N cho UBND thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum giám sát giáo dục trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày UBND thị trấn M Đ, huyện K Pl, tỉnh Kon Tum nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án. Gia đình bị cáo Y N có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo Y N. Không khấu trừ thu nhập của bị cáo Y N.

Về hình phạt bổ sung: Các bị cáo là người dân tộc thiểu số, nghề nghiệp làm nông, thu nhập không ổn định, thuộc hộ nghèo. Hội đồng xét xử không áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 243 của Bộ luật hình sự đối với các bị cáo.

2. Về trách nhiệm dân sự:

Căn cứ Điều 30 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Tách vần đề bồi thường thiệt hại ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự khi nguyên đơn dân sự có yêu cầu.

Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum số tiền 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) mà các bị cáo đã tự nguyện nộp để bồi thường, khắc phục một phần hậu quả (theo Biên lai thu tiền số 0001424 và 0001425 ngày 18/8/2022 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện K Pl) xử lý nộp vào ngân sách Nhà nước nhưng được khấu trừ vào nghĩa vụ bồi thường thiệt hại sau này nếu có.

3. Về xử lý vật chứng của vụ án:

Áp dụng khoản 1, khoản 3 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Giao cho nguyên đơn dân sự (Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum) sản lượng gỗ là 19,633 m3 gỗ còn tại hiện trường tại Lô 1, Khoảnh 4, Tiểu khu 487 lâm phần do Lâm trường Măng C I thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K Pl quản lý (Theo Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 19/01/2022) để xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Về án phí:

Áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 12; Điều 14 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Miễn án phí hình sự sơ thẩm cho bị cáo ơng và Y N.

5. Về quyền kháng cáo: Căn cứ các Điều 331, 333 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (19/9/2022) các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền làm đơn kháng cáo bản án để xin xét xử vụ án theo trình tự phúc thẩm. Riêng nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết./.

Trong trường hợp bản án, quyết định được qui định theo điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các điều 6 điều 7 và điều 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

115
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội hủy hoại rừng số 16/2022/HS-ST

Số hiệu:16/2022/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Kon Plông - Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 19/09/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về