Bản án về tội giết người số 06/2018/HS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 06/2018/HS-PT NGÀY 08/01/2018 VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

Ngày 08 tháng 01 năm 2018 tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông, xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 36/2017/TLPT-HS ngày 23 tháng 01 năm 2017 đối với bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S; do có kháng cáo của bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo và người đại diện hợp pháp của người bị hại đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 62/2016/HS-ST ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông.

- Bị cáo có kháng cáo:

Họ và tên: Đỗ Tấn Hoàng S (tên gọi khác: Bơ), sinh ngày 20/02/1999 tại tỉnh Đắk Lắk; nơi đăng ký cư trú: thôn 7, xã ĐL, huyện ĐM, tỉnh Đắk Nông; nghề nghiệp: làm nông; trình độ văn hóa: lớp 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Đỗ Tấn Đ và bà Nguyễn Thị Kim C; tiền án: không; tiền sự: không; nhân thân: tại Bản án hình sự sơ thẩm số 216/2016/HS-ST ngày 01+06/09/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk xử phạt 09 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án; bị bắt tạm giam ngày từ ngày 15/03/2016 (có mặt).

- Người đại diện hợp pháp của bị cáo có kháng cáo: Bà Nguyễn Thị KimC; nơi đăng ký cư trú: thôn 7, xã ĐL, huyện ĐM, tỉnh Đắk Nông (có mặt).

- Người bào chữa cho bị cáo: Ông Nguyễn Thanh H, là Luật sư của Vănphòng Luật sư Nguyễn Thanh H, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Nông (có mặt).

- Người bị hại: Anh Phạm Văn Th2 (đã chết).

- Người đại diện hợp pháp của người bị hại: Chị Mai Thị Tr, ông Phạm Văn Th, bà Nguyễn Thị Th1; cùng nơi đăng ký cư trú: thôn TS, xã TA, huyện ĐM, tỉnh Đắk Nông (có mặt).

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại: Ông Nguyễn D, là Luật sư của Công ty Luật TNHH MTV DN, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Đỗ Tấn Đ; nơi đăng ký cưtrú: thôn 7, xã ĐL, huyện ĐM, tỉnh Đắk Nông (vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng 20h ngày 15/3/2016, Phạm Văn Th2 gọi điện thoại hẹn gặp Đỗ Tấn Hoàng S để giải quyết mâu thuẫn do va chạm xe máy trước đó giữa hai bên. Lúc này S đang đứng chơi tại khu vực Hoa Viên, phía trước bờ Hồ Tây thuộc huyện ĐM, tỉnh Đắk Nông cùng với bạn mình là Nguyễn Tấn L, Trần Quốc Đ1, Nguyễn Quốc B, Thái Anh V, Lê Gia Quang H1, Trần Thiên U, Nguyễn Công Trung Ng, Hoàng Tuấn Ph, Nguyễn Lê H2, Trần Thế A. Sau khi nghe điện thoại, Sang đi bộ xuống gốc cây đa gần tượng con trâu trong hoa viên lấy 01 con dao tự chế và 01 con dao Thái Lan đã giấu từ trước đó, Sang giắt con dao tự chế ở ống quần bên phải, giắt dao Thái Lan ở thắt lưng bên hông phải rồi quay lại chỗ nhóm bạn của mình.

Đến khoảng 20 giờ 15 phút cùng ngày, Th2 cùng Đoàn Công Kh và Hồ Hải Đ2 đến khu vực vỉa hè bờ Hồ Tây gặp S. Th2 nói S đi uống cà phê để giải quyết mâu thuẫn nhưng S không đi. Sau đó, hai bên lời qua tiếng lại, Th2 dùng mũ bảo hiểm lao vào đánh S nhiều cái, S giơ tay lên đỡ và lùi ra sau, rồi dùng dao tự chế chém 01 nhát hướng từ trên xuống dưới, chéo từ phải qua trái trúng vào vùng đầu và mặt Th2, khiến lưỡi dao bị tuột khỏi cán rơi xuống đất. Th2 vẫn tiếp tục lao tới dùng mũ bảo hiểm đánh S, S bị ngã nên chống tay dậy, đứng đối diện với Th2, cầm dao Thái Lan bằng tay phải đâm 01 nhát theohướng từ dưới lên, hơi chếch từ trái qua phải, trúng vào vùng ngực bên trái của Th2 rồi rút dao ra. Thấy S bị đánh, bạn của S chạy tới, Trần Quốc B nhặt viên gạch đã bể một nửa ném trúng vai trái Th2, Thái Anh V cầm mũ bảo hiểmđánh trúng vai trái của Th2, Trần Thế A cũng xông tới cầm gậy tre đánh Thụ2 nhưng không trúng, Lê Gia Quang H1 dùng tay đánh Th2. Bị đánh, Th2 bỏ chạy về hướng quán bida Ken ở đường ven Hồ Tây thì B , A , Đ1, V  đuổi theo đến cách quán bida Ken 05m thì thấy Th2 bị chảy máu nhiều nên không đuổi theo nữa. Còn S nhặt lưỡi dao tự chế cầm theo cán dao và dao Thái Lan, cất vào áo khoác rồi kêu mọi người đi về. L chở S đi về thôn 8, xã ĐL, huyện ĐM thì S xuống xe đi bộ. Khi tới khu vực dãy trọ của gia đình chị Phạm Thị H3 tại đường NCT thuộc thôn 8, xã ĐL, huyện ĐM thì vứt cán dao, dao và dao Thái Lan vào bụi cỏ bên hông dãy trọ. Còn Th2 được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng đã chết trên đường tới bệnh viện.

Tại Bản giám định pháp y về tử thi số 256 ngày 23/3/2016 của Trung tâm pháp y - Sở y tế Đắk Nông kết luận nguyên nhân tử vong của Phạm Văn Th2 là do “Sốc mất máu cấp/Vết thương thấu phổi, tim”.

Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 410/TgT ngày 21/6/2016 của Trung tâm pháp y – Sở y tế tỉnh Đắk Nông giám định đối với 01 vết bầm tím, trầy xước da tại vùng cằm phải kích thước (3,5 x 1,5)cm; 01 vếtbầm tím, sưng nề nhẹ tại vai trái kích thước ( 8 x 3)cm; tại sau vai trái  có 02 vết bầm tím da, vết 1 ở trên kích thước (8,5 x 2,5)cm, vết 2 có kích thước 8 x2)cm; 01 vết bầm tím, sưng nề vụng hạ sườn kích thước (10 x 2)cm kết luận: Tổn thương phần mềm không để lại di chứng. Tỷ lệ 0%.

Về vật chứng: Quá trình điều tra Cơ quan CSĐT thu giữ 01 cán dao tự chế, 01 lưỡi dao tự chế, 01 con dao Thái Lan, 01 áo thun cộc tay màu đỏ, 02đoạn tre (có đặc điểm như biên bản thu giữ).

Về trách nhiệm dân sự: Chị Mai Thị Tr (vợ anh Phạm Văn Th2) có đơn yêu cầu bị cáo bồi thường tiền các khoản cụ thể:

- Chi phí mai táng: tiền ăn uống 50.000.000đ, dịch vụ đám tang trọn gói là 17.500.000đ, một mộ mái thái 22.000.00đ, vật liệu xây mộ 5.140.000đ; mua quan tài 35.000.000đ; thuê xe tang 12.000.000đ; công đào huyệt và san lấp mộ15.000.000đ. Tổng cộng: 156.640.000 đồng.

- Cấp dưỡng nuôi 02 con của anh Th2 mỗi tháng 2.000.000đ/cháu, đồng thời yêu cầu cấp dưỡng cho mẹ của anh Th2 là bà Nguyễn Thị Th1 và yêu cầu bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần theo quy định của pháp luật (được khấu trừ 70.000.000đ do bị cáo tác động và gia đình bị cáo đã tự nguyện bồi thường). Đồng thời yêu cầu bị cáo cấp dưỡng cho mẹ của anh Th2 là bà Nguyễn Thị Th1.

Tại bản cáo trạng số 43/CTr-VKS (P1) ngày 13/10/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông đã truy tố bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S về tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 93 của Bộ luật Hình sự.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 62/2016/HS-ST ngày 21 tháng 12 năm2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông đã quyết định:

1/ Tuyên bố bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S phạm tội “Giết người”.

Áp dụng khoản 2 Điều 93, điểm b, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46,Điều 69, khoản 1 Điều 74, khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự:

Xử phạt bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S 08 (tám) năm tù về tội “Giết người”. Tổng hợp với hình phạt của bản án số 216/2016/HSST ngày 01+06/9/2016 của Tòa án nhân dân thành phố BMT, tỉnh Đắk Lắk. Hình phạt chung bị cáo phải chấp hành là 08 năm 09 tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù được tính từ ngày bị bắt tạm giữ ngày 16/03/2016.

2/ Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 42 của Bộ luật Hình sự, đoạn 2 khoản 2 Điều 606, Điều 610 của Bộ luật Dân sự,

Buộc ông Đỗ Tấn Đ và bà Nguyễn Thị Kim C bồi thường cho nhữngngười thuộc hàng thừ kế thứ nhất của người bị hại số tiền 79.500.000 (bảy mươichín triệu năm trăm ngàn) đồng chi phí mai tàng và 60.500.000 (sáu mươi triệu năm trăm ngàn) đồng tiền bù đắp tổn thất về tinh thần (50 tháng lương tối thiểu x 1.210.000 đồng/tháng = 60.500.000 đồng). Tổng cộng là 140.000.000 đồng (một trăm bốn mươi triệu) đồng, được khấu trừ 70.000.000 (bảy mươi triệu) đồng đã tự nguyện bồi thường. Ông Đ và bà C còn phải bồi thường 70.000.000 (bảy mươi triệu) đồng. Người đại diện nhận tiền bồi thường là chị Mai Thị Tr.

Bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S phải cấp dưỡng cho hai cháu Phạm Uy V1 (sinh ngày 05/4/2010) và cháu Phạm Thùy D1 (sinh ngày 08/6/2016), mỗi tháng là 605.000 (sáu trăm lẻ năm ngàn) đồng/tháng/cháu. Thời điểm cấp dưỡng đối với cháu V1 kể từ ngày 15/3/2016, cháu D1 từ ngày 08/6/2016. Thời điểm chấm dứt cấp dưỡng theo quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Người  nhận tiền cấp dưỡng là chị Mai Thị Tr (người đại diện hợp pháp của hai cháu).

Áp dụng khoản 2 Điều 305 của Bộ luật Dân sự để tính lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong giai đoạn thi hành án.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về xử lý vật chứng, về án phí hình sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm, quyền kháng cáo của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

Ngày 29/12/2016, bà Nguyễn Thị Kim C là người đại diện hợp pháp của bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S nộp đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại khoản tiền chi phí mai táng của đại diện gia đình người bị hại.

Ngày 03/01/2017, bà Mai Thị Tr là người đại diện hợp pháp của người bị hại nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Bà Tr cho rằng bản án sơ thẩm đã tuyên không phụ hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, có dấu hiệu bỏ lọt người phạm tội.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S đã khai nhận toàn bộhành vi phạm tội đúng như bản án sơ thẩm đã xét xử và xin giảm nhẹ hình phạt.

Bà Mai Thị Tr là người đại diện hợp pháp của người bị hại phát biểu ý kiến như sau: Đề nghị Tòa án xem xét trách nhiệm hình sự của các đối tượng cùng tham gia đánh anh Th2, tăng nặng hình phạt đối với bị cáo S, tăng tiền bồithường thiệt hại về tổn thất tinh thần, tăng tiền cấp dưỡng nuôi 02 con chưathành niên.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người người đại diện hợp pháp của người bị hại phát biểu ý kiến như sau:

Về hình phạt: Mặc dù tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo còn ở tuổi chưa thành niên, nhưng ở mức tuổi 17 tuổi 25 ngày là không còn nhỏ, do đó nếu cho rằng bị cáo có hạn chế về nhận thức là không thể chấp nhận được. Bị cáo có nhân thân xấu, đã từng bị Tòa án thành phố BMT xử phạt 9 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”, chưa thi hành án thì đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng này. Bản thân bị cáo đã từng dùng dao đâm người khác bị thương nhưng đã dàn xếp để không bị xử lý về mặt hình sự. Bản án sơ thẩm chưa đánh giá hết nhânthân của bị cáo nên mức án 8 năm tù là nhẹ. Đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tăng nặng hình phạt đối với bị cáo.

Về mức bồi thường thiệt hại: Tại thời điểm anh Th2 chết, chị Tr đang mang thai, do đó tổn thất về tinh thần đối với chị Tr là đặc biệt lớn, bản án sơ thẩm buộc bị cáo phải bồi thường tổn thất về tinh thần tương đương 50 tháng lương cơ sở là chưa thỏa đáng. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều591 Bộ luật Dân sự năm 2015 với mức tối đa là 100 tháng lương, với mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng theo quy định tại khoản 10 Điều 2 của Nghị quyết số27/2016/QH14 ngày 11/11/2016.

Bà Nguyễn Thị Kim C phát biểu ý kiến như sau: Bà C tự nguyện rút yêu cầu kháng cáo về việc xem xét lại mức bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân, giữ nguyên kháng cáo về việc xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo S.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến như sau:

Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của người đại diện hợp pháp của bị cáo và kháng cáo tăng nặng hình phạt cũng như yêu cầu xem xét trách nhiệm hình sự của các đối tượng tham gia đánh anh Phạm Văn Th2:

Xét thấy, hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã tướcđoạt mạng sống của anh Th2. Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét, áp dụng tất cả các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo theo quy định của pháp luật và xử phạt bị cáo ĐỗTấn Hoàng S 8 năm tù về tội “Giết người” và tổng hợp hình phạt với bản án số216/2016/HSST ngày 06/9/2016 của Tòa án nhân dân thành phố BMT, tỉnh Đắk Lắk. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 08 năm 09 tháng tù là có căn cứ, không nhẹ như kháng cáo của người đại diện hợp pháp của bị cáo; đồng thời cũng không nhẹ như kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại đã nêu.

Xét thấy, các đối tượng Trần Quốc B, Thái Anh V, Trần Thế A, Trần Quốc Đ1 và Lê Gia Quang H1 có tham gia đánh anh Th2, nhưng đánh sau khi Thụ bị Sang đâm nhát thứ hai, chỉ ảnh hưởng phần mềm, tỷ lệ thương tật là 0% và theo kết luận giám định thì nguyên nhân tử vong của anh Th2 là do sốc mất máu cấp/vết thương thấu tim, phổi. Do đó, các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm xử phạt hành chính đối với các đối tượng này là có căn cứ, không bỏ lọt người phạm tội.

Về kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần, tăng mức cấp dưỡng nuôi 02 người con chưa thành niên của người bị hại: Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đúng các quy định của Bộ luật Dân sự năm2005 để buộc bị cáo phải bồi thường chi phí mai táng nạn nhân, tổn thất về tinh thần và mức cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, tại thời điểm xét xử phúc thẩm,Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, đề nghị của Luật sưbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đại diện hợp pháp của người bị hạilà có căn cứ. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.

Về kháng cáo của người đại diện hợp pháp của bị cáo, yêu cầu xem xét lại mức bồi thường thiệt hại: Tại phiên tòa phúc thẩm, bà C đã tự nguyện rút lạiyêu cầu này. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo này.

Từ những phân tích nêu trên, đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt đối với bị cáo S; sửa phần trách nhiệm dân sự, theo hướng tăng mức bồi thường tổn thất tinh thần và tiền cấp dưỡng nuôi con.

Luật sư bào chữa cho bị cáo phát biểu như sau: Tại thời điểm phạm tội, bị cáo chưa thành niên nên có hạn chế về mặt nhận thức. Mặt khác, bản thân bị hại có một phần lỗi là chủ động hẹn bị cáo và chủ động tấn công bị cáo trước. Mức án mà Tòa án cấp sơ thẩm tuyên đối với bị cáo là có căn cứ. Về phần bồi thường thiệt hại, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét, đánh giá các chứng cứ một cách đầy đủ, phù hợp với giá cả thị trường tại địa phương. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đãđược tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Kim C là người đại diện hợp pháp của bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S đã tự nguyện rút yêu cầu kháng cáo, về việc yêu cầu xem xét lại mức bồi thường thiệt hại. Do đó, Hội đồng xét xử quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo này.

[2] Xét lời khai nhận tội của bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S tại phiên tòa phúc thẩm là phù hợp với các tài liệu chứng cứ mà án sơ thẩm đã quy kết buộc tội, phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án đã chứng minh tại phiên tòa. Từ đó đã có cơ sở để xác định:

Khoảng 20 giờ 15 phút 15/3/2016, tại khu vực Hoa Viên, phía trước bờ Hồ Tây thuộc huyện ĐM, tỉnh Đắk Nông, Đỗ Tấn Hoàng S đã có hành vi dùng dao tự chế chém 01 nhát hướng từ trên xuống dưới, chéo từ phải qua trái vào vùng đầu và mặt anh Phạm Văn Th2, sau đó, Sang dùng dao Thái Lan đâm 01 nhát theo hướng từ dưới lên, hơi chếch từ trái qua phải, trúng vào vùng ngực bên trái của anh Th2, gây vết thương thấu phổi, tim, sốc mất máu, làm nạn nhân chết.

Hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tính mạng của người khác được pháp luật bảo vệ, gây mất mát đau thương cho gia đình người bị hại, gây mất trật tự trị an tại địa phương. Với hành vi nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S về tội “Giết người” theo quy định tại khoản 2 Điều 93 của Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

[3] Khi quyết định hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm cũng đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo như: sau khi thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo đã ra đầu thú; tác động gia đình bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại 70.000.000 đồng; trong quá trình điều tra và tại phiên tòa đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tại thời điểm phạm tội bị cáo còn ở tuổi vị thành niên (17 tuổi 25 ngày), chưa nhận thức đầy đủ hành vi của mình; mặt khác, bản thân người bị hại cũng có một phần lỗi, chủ động liên lạc với bị cáo,thách thức đánh nhau và dùng mũ bảo hiểm tấn công bị cáo trước; theo các quy định tại điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 69, khoản 1 Điều 74 của Bộ luật Hình sự và tuyên phạt bị cáo 8 năm tù đối về tội “Giết người” là phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả mà bị cáo đã gây ra. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo không xuất trình được tình tiết giảm nhẹ nào mới. Do đó mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo là thỏa đáng, không nặng như đơn kháng cáo của người đại diện hợp pháp của bị cáo đã nêu. Đồng thời cũng không nhẹ như đơn kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại đã nêu. Do đó, kháng cáo của người đại diện hợp pháp của bị cáo về việc xin giảm nhẹ hình phạt và kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại về tăng nặng hình phạt là không có căn cứ để xem xét.

[4] Về kháng cáo của đại diện hợp pháp của người bị hại, yêu cầu xem xét trách nhiệm của Trần Quốc B, Thái Anh V, Trần Thế A, Trần Quốc Đ1, và Lê Gia Quang H1, vì có dấu hiệu bỏ lọt người phạm tội: Xét thấy, các đối tượng này có tham gia đánh anh Th2, nhưng đánh sau khi Thụ bị Sang đâm nhát thứ hai và việc đánh này chỉ ảnh hưởng phần mềm, với tỷ lệ thương tậtm 0%. Căn cứ vào kết quả giám định kết luận nguyên nhân tử vong của anh Th2 là do sốc mất máu cấp/vết thương thấu tim, phổi. Mặt khác, B, V, A, Đ1, H đều là người chưa thành niên, nên Cơ quan điều tra đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính hình thức cảnh cáo đối với B, Đ1, H và phạt tiền đối với V và A là có căn cứ. Do đó, kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại là không có căn cứ để chấp nhận.

[5] Về kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại về mức bồi thường tổn thất về tinh thần, cấp dưỡng nuôi 02 người con chưa thành niên của người bị hại:

Xét thấy, Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 để buộc ông Đỗ Tấn Đ, bà Nguyễn Thị Kim C (là cha mẹ ruột của bị cáo) phải bồi thường chi phí mai táng, tổn thất về tinh thần cho người đại diện hợp pháp của người bị hại và buộc bị cáo  phải cấp dưỡng 02 người con chưa thành niên của người bị hại là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, tại thời điểm xét xử phúc thẩm thì Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị quyết số27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội, quy định về mức lương cơ sở đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, cần phải áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản có liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự trong vụ án này.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 591 của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì mức đền bù tối đa cho trường hợp chết người không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 của Nghị quyết số27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội thì kể từ ngày 01/7/2017 mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng. Tuy nhiên, xét thấy trong vụ án này anh Th2 cũng có một phần lỗi, do đó cần buộc ông Đ và bà C phải bồi thường cho người đại diện hợp pháp của người bị hại 70 lần mức lương cơ sở, tương đương với91.000.000 đồng là phù hợp.

Tổng cộng ông Đ, bà C phải bồi thường cho người đại diện hợp pháp củangười bị hại số tiền sau: tiền chi phí mai táng 79.500.000 đồng; tiền bồi thường tổn thất về tinh thần 91.000.000 đồng, tổng cộng 170.500.000 đồng. Ông Đ, bàC đã bồi thường được 90.000.000 đồng. Do đó, ông bà phải tiếp tục bồi thường80.500.000 đồng.

Về mức cấp dưỡng nuôi 02 người con chưa thành niên: Như phần trên đãnhận định, do mức lương cơ sở có thay đổi, do đó cần áp dụng điểm a khoản 2Điều 593 của Bộ luật Dân sự năm 2015, buộc bị cáo S phải cấp dưỡng cho cháuPhạm  Uy  V1  (sinh  ngày  05/4/2010)  và  cháu  Phạm  Thùy  D1  (sinh  ngày08/6/2016), mỗi tháng là 650.000 đồng/tháng/cháu. Thời điểm cấp dưỡng đối với cháu V1 kể từ ngày 15/3/2016, cháu D từ ngày 08/6/2016.

Từ những phân tích nêu trên, xét thấy kháng cáo của bà Mai Thị Tr, đề nghị của Luật sư bảo vệ quyền lợi cho chị Tr và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề bồi thường thiệt hại, cấp dưỡng nuôi con là có căn cứ một phần, nên được chấp nhận.

Do sửa phần bồi thường thiệt hại nên cần thiết phải sửa về án phí dân sựsơ thẩm cho phù hợp. Theo đó, ông Đ, bà C phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là4.025.000 đồng.

Từ những phân tích nêu trên, cần thiết phải sửa một phần bản án hình sựsơ thẩn số 62/2016/HS-ST ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông. Do sửa bản án sơ thẩm nên bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm, án phí dân sự phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày thời hạn hết kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 3 Điều 342, điểm b khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Tốtụng Hình sự năm 2015.

Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của bà Nguyễn Thị Kim C là người đại diện hợp pháp của bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S, về việc yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại cho người đại diện hợp pháp của người bị hại.

Không chấp nhận kháng cáo của bà Nguyễn Thị Kim C là người đại diện hợp pháp của bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S, về việc giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S và không chấp nhận kháng cáo của bà Mai Thị Tr là người đại diện hợp pháp của người bị hại, về việc tăng nặng hình phạt đối với bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S.

Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Mai Thị Tr là người đại diện hợp pháp của người bị hại, về việc yêu cầu tăng mức bồi thường tổn thất về tinh thần, tăng mức cấp dưỡng nuôi 02 người con chưa thành niên của ông Phạm Văn Th2.

Sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 62/2016/HS-ST ngày 21 tháng 12 năm2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông.

1/ Tuyên bố bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S phạm tội “Giết người”.

Áp dụng khoản 2 Điều 93, điểm b, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46,Điều 69, khoản 1 Điều 74, khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 1999,

Xử phạt bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S 08 (tám) năm tù về tội “Giết người”. Tổng hợp với hình phạt của bản án số 216/2016/HS-ST ngày 01+06/9/2016 của Tòa án nhân dân thành phố BMT, tỉnh Đắk Lắk. Buộc bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 08 năm 09 tháng (tám năm chín tháng) tù. Thời  hạn  chấp  hành  hình  phạt  tù  được  tính  từ  ngày  bị  bắt  tạm  giữ  ngày16/03/2016.

2/ Về trách nhiệm dân sự:

Áp dụng Điều 42 của Bộ luật Hình sự, khoản 2 Điều 591, điểm a khoản 2 Điều 593 của Bộ luật Dân sự năm 2015,

Buộc ông Đỗ Tấn Đ và bà Nguyễn Thị Kim C tiếp tục bồi thường chi phí mai táng, tổn thất về tinh thần, cho những người thuộc hàng thừ kế thứ nhất củangười bị hại (do bà Mai Thị Tr làm đại diện) số tiền 80.500.000 (tám mươi triệunăm trăm ngàn) đồng.

Buộc bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S phải cấp dưỡng cho cháu Phạm Uy V1 (sinh ngày 05/4/2010) và cháu Phạm Thùy D1 (sinh ngày 08/6/2016), mỗi tháng là 650.000 (sáu trăm năm mươi ngàn) đồng/tháng/cháu. Thời điểm cấp dưỡng đối với cháu V1 kể từ ngày 15/3/2016, cháu D từ ngày 08/6/2016. Thời điểm chấm dứt cấp dưỡng theo quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Người nhận tiền cấp dưỡng là bà Mai Thị Tr.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, cho đến khi thi hành án xong, hàng tháng bị cáo còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357 của Bộ luật dân sự năm 2015.

3/ Về xử lý vật chứng:

Căn cứ khoản 2 Điều 76 của Bộ luật Tố tụng hình sự,

Tịch thu tiêu hủy 01 lưỡi dao tự chế, 01 cán dao tự chế, 01 con dao Thái Lan, 01 áo thun, 02 đoạn tre (có đặc điểm như biên bản giao nhận vật chứng ngày 13/10/2016 giữa Cục thi hành án dân sự tỉnh Đắk Nông và Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Đắk Nông).

4/ Về án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm:

Căn cứ khoản 2 Điều 99 của Bộ luật Tố tụng hình sự, áp dụng khoản 1 Điều 22, Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009 quy định về án phí, lệ phí Tòa án, Điều 9, Điều 14 của Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫnáp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án,

Buộc bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S phải nộp 200.000 (hai trăm ngàn) đồng án phí hình sự sơ thẩm và 200.000 (hai trăm ngàn) đồng án phí dân sự sơ thẩm về nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ đối với hai cháu con của người bị hại.

Buộc ông Đỗ Tấn Đ và bà Nguyễn Thị Kim C phải chịu 4.025.000 (bốn triệukhông trăm hai mươi lăm ngàn) đồng án phí dân sự sơ thẩm.

5/ Về án phí hình sự phúc thẩm và án phí dân sự phúc thẩm: Bị cáo Đỗ Tấn Hoàng S và các đương sự khác không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 9 Luật thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

2349
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội giết người số 06/2018/HS-PT

Số hiệu:06/2018/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:08/01/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về