TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK
BẢN ÁN 09/2024/HS-ST NGÀY 27/02/2024 VỀ TỘI ĐÁNH BẠC
Ngày 27/02/2024, Tòa án nhân dân huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số: 05/2024/TLST - HS, ngày 26 tháng 01 năm 2024, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 08/2024/QĐXXST-HS, ngày 15 tháng 02 năm 2024, đối với các bị cáo:
1. Họ và tên: H L Mlô, sinh ngày: 02/3/1989; Giới tính: Nữ; Nơi sinh: Thị xã B, tỉnh Đắk Lắk;
Nơi cư trú: Buôn K, xã E, thị xã B, tỉnh Đắk Lắk; Chỗ ở hiện nay: Buôn T, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: Không biết chữ; Dân tộc: Ê đê; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Tiền án, tiền sự: Không; Con ông: Y N Niê và bà: H S Mlô (đều đã chết); Bị cáo có chồng là Y D Mlô, sinh năm 1985 và có 04 con, con lớn sinh năm 2005, con nhỏ sinh năm 2016; Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023, được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú (Có mặt tại phiên tòa).
2. Họ và tên: Y K Niê, sinh ngày: 02/5/1981; Giới tính: Nam; Nơi sinh: Huyện E, tỉnh Đắk Lắk;
Nơi cư trú: Buôn M, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 5/12; Dân tộc: Ê đê; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Tiền án, tiền sự: Không; Con ông Y U Mlô (đã chết) và bà: H P Niê, sinh năm 1962; Bị cáo có vợ là H B Krông, sinh năm 1985 và có 03 con, con lớn sinh năm 2006, con nhỏ sinh năm 2019; Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023, được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú (Có mặt tại phiên tòa).
3. Họ và tên: H M Krông, sinh ngày: 13/11/1987; Giới tính: Nữ; Nơi sinh: Tại huyện E, tỉnh Đắk Lắk;
Nơi cư trú: Buôn M, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 5/12; Dân tộc: Ê đê; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Tiền án, tiền sự: Không; Con ông Y N Niê, sinh năm: 1958 và con bà H B Krông, sinh năm 1962; Bị cáo có chồng là Y Y Niê, sinh năm 1995 và có 01 con, sinh năm 2016; Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023, được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú (Có mặt tại phiên tòa).
4. Họ và tên: H N Mlô, sinh ngày: 01/4/1978; Giới tính: Nữ; Nơi sinh: tại huyện E, tỉnh Đắk Lắk;
Nơi cư trú: Buôn S, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 3/12; Dân tộc: Ê đê; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Tiền án, tiền sự: Không; Con ông Y M KBuôr (đã chết) và bà H G Mlô (đã chết); Bị cáo có chồng là Y T3 Niê, sinh năm 1978 và có 02 con, con lớn sinh năm 1997, con nhỏ sinh năm 2001; Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023, được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú (Có mặt tại phiên tòa).
5. Họ và tên: H P Niê, sinh ngày: 19/10/1991; Giới tính: Nữ; Nơi sinh: Tại huyện E, tỉnh Đắk Lắk;
Nơi cư trú: Buôn M, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 10/12; Dân tộc: Ê đê; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Tiền án, tiền sự: Không; Con ông Y T Krông, sinh năm 1965 và con bà H Ñ Niê, sinh năm 1968; Bị cáo có chồng Y P Niê, sinh năm 1989 và có 03 con, con lớn sinh năm 2010, con nhỏ sinh năm 2018; Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023, được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú (Có mặt tại phiên tòa).
6. Họ và tên: H R Mlô, sinh ngày: 20/6/1984; Giới tính: Nữ; Nơi sinh: Tại thị xã B, tỉnh Đắk Lắk.
Nơi cư trú: Buôn T, xã E, thị xã B, tỉnh Đắk Lắk; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 11/12; Dân tộc: Ê đê; Tôn giáo: Thiên chúa giáo; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Y L Niê, sinh năm 1960 và con bà H M Mlô, sinh năm 1965; Bị cáo có chồng Y D Niê, sinh năm 1982 (đã ly hôn năm 2023) và có 02 con, con lớn sinh năm 2005, con nhỏ sinh năm 2010; Tiền sự; Tiền án: Không; Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú (Có mặt tại phiên tòa).
7. Họ và tên: Y T1 Niê, sinh ngày 25/6/1997; Giới tính: Nam; Nơi sinh: Tại huyện E, tỉnh Đắk Lắk.
Nơi cư trú: Buôn T, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 6/12; Dân tộc: Ê đê; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Y S Mlô, sinh năm 1973 và con bà H H Niê, sinh năm 1980. Bị cáo sống chung như vợ chồng với chị Trần Thị Tường V và có 01 con sinh năm 2018; Tiền sự: Không; Tiền án: Có 01 tiền án, cụ thể: ngày 31/10/2018, bị Toà án nhân dân huyện Ea Kar xử phạt 05 năm tù về tội: “Cố ý gây thương tích” tại Bản án hình sự sơ thẩm số 65/2018/HSST. Đến ngày 07/5/2023, chấp hành xong hình phạt tù, nhưng chưa được xóa án tích; Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 4 05/12/2023, được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú (Có mặt tại phiên tòa).
8. Họ và tên: Bùi Văn H, sinh ngày 06/6/1983; Giới tính: Nam; Nơi sinh: Tại huyện K, tỉnh Hưng Yên.
Nơi cư trú: Thôn 4, xã X, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 7/12; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Bùi Văn H, sinh năm 1938 và con bà Phạm Thị K, sinh năm 1935 (đều đã chết); Bị cáo có vợ Cao Thị T, sinh năm 1985 và có 02 con, con lớn sinh năm 2004, con nhỏ sinh năm 2011; Tiền sự; Tiền án: Không; Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023, được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú (Có mặt tại phiên tòa).
9. Họ và tên: Y T2 Niê, sinh ngày 10/12/1988; Giới tính: Nam; Nơi sinh: Tại huyện E, tỉnh Đắk Lắk.
Nơi cư trú: Buôn M, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ học vấn: 9/12; Dân tộc: Ê đê; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Y B Mlô, sinh năm 1957 và con bà H B Niê, sinh năm 1964; Bị cáo có vợ H K Niê, sinh năm 1991 và có 02 con, con lớn sinh năm 2013, con nhỏ sinh năm 2020; Tiền sự; Tiền án: Không; Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023, được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú (Có mặt tại phiên tòa).
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị N, sinh năm: 1968. Nơi cư trú: Tổ dân phố 5, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk: vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Ngày 08/4/2023, H L Mlô, trú tại xã E, thị xã B đến thuê phòng trọ của bà Nguyễn Thị N, thuộc Buôn T, thị trấn E, huyện E để ở, hai bên có lập hợp đồng thuê nhà. Trưa ngày 29/11/2023, H M Krông, Y K Niê, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê đi đến phòng trọ của H L Mlô để chơi. Đến khoảng 12 giờ cùng ngày, thấy ở trong phòng của H L Mlô có một bộ dụng cụ xóc bầu cua gồm: 01 tô bằng kim loại màu trắng; 01 đĩa bằng kim loại màu trắng; 03 hạt bầu cua hình lập phương, sáu mặt in hình sáu biểu tượng bầu, cua, tôm, cá, gà và nai; 01 bàn bầu cua bằng giấy in hình sáu biểu tượng bầu, cua, tôm, cá, gà, nai thì H M rủ H L Mlô, Y K Niê, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê đánh bạc, thắng thua bằng tiền thì tất cả cùng đồng ý. Sau đó H L Mlô trải một chiếu cói xuống nền phòng trọ rồi đặt bộ dụng cụ xóc bầu cua lên trên chiếu. Sau khi H L Mlô chuẩn bị xong dụng cụ đánh bạc thì H L Mlô, Y K Niê, H M Krông, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, H và Y T2 cùng nhau ngồi xuống chiếu để đánh bạc bằng hình thức xóc bầu cua thắng thua bằng tiền Việt Nam đồng, thống nhất mỗi ván người chơi đặt tiền cược từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng. Khi tham gia đánh bạc, H L Mlô sử dụng số tiền 500.000 đồng để đánh bạc, Y K Niê sử dụng số tiền 800.000 đồng để đánh bạc, H M Krông sử dụng số tiền 3.100.000 đồng để đánh bạc, H N Mlô sử dụng số tiền 800.000 đồng để đánh bạc, H P Niê sử dụng số tiền 1.000.000 đồng để đánh bạc, H R Mlô sử dụng số tiền 80.000 đồng để đánh bạc, H sử dụng số tiền 750.000 đồng để đánh bạc, Y T2 sử dụng số tiền 100.000 đồng để đánh bạc, còn Y T1 Niê không mang theo tiền nhưng quá trình ngồi xem đánh bạc xin được số tiền 30.000 đồng từ các con bạc và sử dụng số tiền này để tham gia đánh bạc. Y K Niê cầm cái xóc cho H L Mlô, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, H và Y T2 đặt cược, còn H M Krông là người cầm tiền để thu chi tiền thắng thua cho người tham gia đánh bạc khi kết thúc mỗi lần các con bạc đặt cược.
Đến khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày, thì bị Cơ quan Công an huyện Ea Kar phát hiện bắt quả tang. Thu giữ tại chiếu bạc số tiền mà các đối tượng sử dụng để đánh bạc là 7.130.000 đồng, cùng các tang vật có liên quan (trong đó thu giữ tại vị trí của Y K Niê và H M Krông 5.060.000 đồng; tại vị trí của H L Mlô 500.000 đồng, tại vị trí của H N Mlô 970.000 đồng, tại vị trí của H P Niê 400.000 đồng; tại vị trí của H 200.000 đồng).
Cáo trạng số: 10/CT – VKS, ngày 25 tháng 01 năm 2024, Viện kiểm sát nhân dân huyện Ea Kar truy tố các bị cáo H L Mlô, Y K Niê, H M Krông, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê về tội “Đánh bạc” theo khoản 1 Điều 321 của Bộ luật hình sự (BLHS).
Tại phiên tòa các bị cáo H L Mlô, Y K Niê, H M Krông, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê thừa nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung bản cáo trạng đã nêu và không có ý kiến gì khác.
Đại diện viện kiểm sát nhân dân huyện Ea Kar thực hành quyền công tố Nhà nước tại phiên tòa sau khi phân tích, đánh giá tính chất mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo, giữ nguyên quyết định truy tố các bị cáo như bản cáo trạng số: 10/CT – VKS ngày 25 tháng 01 năm 2024. Đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên bố các bị cáo: H L Mlô, Y K Niê, H M Krông, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê, phạm tội “Đánh bạc”.
- Áp dụng khoản 1 Điều 321; điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 65 của Bộ luật hình sự, đề nghị:
+ Xử phạt bị cáo H M Krông từ 08 tháng 10 tháng tù, cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 01 năm 04 tháng đến 01 năm 08 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Xử phạt bị cáo Y K Niê và H L Mlô mỗi bị cáo mức án từ 07 tháng đến 09 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 01 năm 02 tháng đến 01 năm 06 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
- Áp dụng: Khoản 1 Điều 321; điểm i, s khoản 1 khoản 2 Điều 51 và điều 36 của Bộ luật Hình sự. Đề nghị xử phạt các bị cáo H N Mlô, H P Niê và Y T1 Niê, mỗi bị cáo mức án từ 12 tháng đến 15 tháng cải tạo không giam giữ.
- Áp dụng: Khoản 1 Điều 321; điểm i, s khoản 1 Điều 51 và điều 36 của Bộ luật Hình sự. Đề nghị xử phạt bị cáo Bùi Văn H mức án từ 12 tháng đến 15 tháng cải tạo không giam giữ.
- Áp dụng: Khoản 1 Điều 321; điểm i, s, n khoản 1 khoản 2 Điều 51 và điều 36 của Bộ luật Hình sự, đề nghị xử phạt bị cáo H R Mlô từ 10 tháng đến 12 tháng cải tạo không giam giữ.
- Áp dụng: Khoản 1 Điều 321; điểm s khoản 1 khoản 2 Điều 51; điểm h khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự. Đề nghị xử phạt bị cáo Y T2 Niê từ 06 tháng đến 08 tháng tù.
Các biện pháp tư pháp:
- Về xử lý vật chứng vụ án: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 46, điểm a, b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật hình sự; khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự
+ Tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền 7.130.000đ (bảy triệu một trăm ba mươi nghìn đồng), đây là số tiền các bị cáo sử dụng vào mục đích đánh bạc theo biên lai thu tiền số 60AA/2021/0005974, ngày 29/01/2024 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
+ Tuyên tịch thu tiêu hủy: 01 tô bằng kim loại màu trắng, đường kính 20cm; 01 đĩa bằng kim loại màu trắng, đường kính 23cm; 03 hạt bầu cua hình lập phương, cạnh kích thước 2,5 cm, sáu mặt in hình sáu biểu tượng bầu, cua, tôm, cá, gà và nai; 01 bàn bầu cua bằng giấy, kích thước (42 x 60)cm, mặt trước in hình sáu biểu tượng bầu, cua, tôm, cá, gà và nai và 01 chiếu cói kích thước (1,4 x 2,0)m (đã qua sử dụng).
+ Đối với địa điểm mà các bị cáo sử dụng đánh bạc là căn phòng trọ thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị N cho bị cáo H L Mlô thuê để ở, khi các bị cáo đánh bạc thì bà N không biết. Do đó, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Kar không tiến hành kê biên, định giá tài sản để làm căn cứ xử lý theo quy định, là có căn cứ.
Các bị cáo H L Mlô, Y K Niê, H M Krông, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê không có ý kiến tranh luận gì với quan điểm của Viện kiểm sát, đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:
[1] Xét về thủ tục tố tụng: Các Quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện Ea Kar, của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ea Kar và hành vi tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình khởi tố, truy tố, điều tra thu thập chứng cứ vụ án đã thực hiện đúng theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện là hợp pháp.
[2] Xét lời khai nhận tội của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai của các bị cáo đã khai tại cơ quan điều tra, phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác đã thu thập được có lưu trong hồ sơ vụ án. Như vậy đã có đủ cơ sở pháp lý xác định: Với mục đích nhằm thu lợi bất chính nên vào khoảng 12 giờ ngày 29/11/2023, các bị cáo H L Mlô, Y K Niê, H M Krông, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê đã thực hiện hành vi đánh bạc dưới hình thức xóc bầu cua thắng thua bằng tiền Việt Nam đồng và bị Cơ quan Công an phát hiện bắt quả tang thu giữ trên chiếu bạc số tiền các bị cáo dùng để đánh bạc là 7.130.000đ (bảy triệu một trăm ba mươi nghìn đồng).
Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng là khách thể được pháp luật đặc biệt quan tâm bảo vệ, các bị cáo thực hiện hành vi bởi lỗi cố ý trực tiếp. Do đó, quyết định truy tố của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ea Kar đối với các bị cáo: H L Mlô, Y K Niê, H M Krông, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê, về tội “Đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 321 của Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 321 của Bộ luật Hình sự, quy định:
Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 03 năm.
Xét tính chất hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra là nguy hiểm cho xã hội, hành vi của các bị cáo đã làm ảnh hưởng đến trật tự trị an tại địa phương và là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội khác.
Xét về ý thức: Các bị cáo là những người có đầy đủ khả năng nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, các bị cáo nhận thức được mọi hành vi đánh bạc trái phép đều bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên xuất phát từ ý thức xem thường pháp luật nên các bị cáo đã thực hiện hành vi đánh bạc dưới hình thức xóc bầu cua thắng thua bằng tiền Việt Nam đồng. Số tiền các bị cáo mang theo dùng vào việc đánh bạc thu trên chiếc bạc và thu trên người các bị cáo tổng số tiền là 7.130.000 đồng. Với hành vi phạm tội nêu trên của các bị cáo, HĐXX xét thấy cần xử lý nghiêm mới có tác dụng giáo dục đối với các bị cáo. Trong vụ án có nhiều bị cáo tham gia nhưng cần đánh giá vai trò và nhân thân của từng bị cáo để áp dụng mức hình phạt cho phù hợp.
Đối với bị cáo H L Mlô là dùng địa điểm của mình thuê trọ để đánh bạc, chuẩn bị bộ dụng cụ xóc bàu cua để các bị cáo khác đánh bạc và sử dụng số tiền 500.000 đồng để đánh bạc. Bị cáo Y K Niê sử dụng số tiền đánh bạc là 800.000 đồng và là người cầm cái xóc để các bị cáo khác đánh bạc, bị cáo H M Krông là người dùng số tiền để tham gia đánh bạc 3.100.000 đồng nhiều hơn so với các bị cáo khác và là người cầm tiền để thu chi tiền thắng thua cho người tham gia đánh bạc khi kết thúc mỗi ván đặt cược. Tuy nhiên xét về nhân thân: Các bị cáo có nhân thân tốt, nhất thời phạm tội; phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, các bị cáo đều là người dân tộc thiểu số nên nhận thức pháp luật có phần hạn chế, đây là những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm i, s khoản 1 khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự.
Xét thấy các bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, có nơi cư trú rõ ràng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Do đó, xét đề nghị của đại diện Viện kiểm sát về mức hình phạt mà áp dụng biện pháp miễn chấp hành hình phạt đối với các bị cáo H M Krông, Y K Niê và H L Mlô là có căn cứ cần chấp nhận.
Đối với các bị cáo H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Bùi Văn H và Y T1 Niê: Số tiền các bị cáo dùng để tham gia đánh bạc ít hơn so với các bị cáo khác; Các bị cáo có nhân thân tốt, nhất thời phạm tội; phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình. Các bị cáo H N Mlô, H P Niê, H R Mlô và Y T1 Niê là người đồng bào dân tộc thiểu số nên nhận thức pháp luật có phần hạn chế, bị cáo H R Mlô đang mang thai đây là những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm i, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Các bị cáo H N Mlô, H P Niê, Y T2 Niê được dụng thêm khoản 2 Điều 51 của BLHS và áp dụng thêm điểm n khoản 1 khoản 2 Điều 51 BLHS đối với bị cáo H R Mlô.
Xét thấy các bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS, trước khi phạm tội các bị cáo luôn chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân. Do đó, xét đề nghị của đại diện Viện kiểm sát áp dụng hình phạt cho các bị cáo tự cải tạo dưới sự giám sát của chính quyền địa phương nơi cư trú, cũng đảm bảo tính giáo dục riêng và ngăn ngừa chung, là phù hợp cần chấp nhận.
Xét mức thu nhập: Các bị cáo H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Bùi Văn H và Y T1 Niê đều khó khăn về kinh tế, các bị cáo đều làm thuê không có thu nhập ổn định nên HĐXX miễn khấu trừ thu nhập đối với các bị cáo.
Đối với bị cáo Y T2 Niê không mang theo tiền nhưng quá trình ngồi xem bị cáo xin được 30.000 đồng và sử dụng số tiền này để đánh bạc. Ngoài ra bị cáo có 01 tiền án, cụ thể: Ngày 31/10/2018, bị Tòa án nhân dân huyện Ea Kar xử phạt 05 (năm) năm tù, về tội “Cố ý gây thương tích”, đến ngày 07/5/2023 chấp hành xong hình phạt tù, chưa được xóa án tích. Đáng lẽ ra, bị cáo coi đó làm bài học để cảnh tỉnh cho bản thân nhưng bị cáo vẫn tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội thể hiện tính coi thường pháp luật. Vì vậy, việc bị cáo phạm tội lần này thuộc trường hợp “Tái phạm” được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự. Với tính chất hành vi phạm tội và phần nhân thân của bị cáo nêu trên, HĐXX xét thấy cần cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội mới có tác dụng giáo dục bị cáo. Tuy nhiên sau khi phạm tội bị cáo thành khẩn khai báo, ăn ăn hối cải về hành vi của mình; Bị cáo phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, bị cáo là người dân tộc thiểu số nên nhận thức pháp luật có phần hạn chế. Vì vậy HĐXX căn cứ điểm s khoản 1 khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự để xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.
[3] Về vật chứng vụ án: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 46, điểm a, b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật hình sự; khoản 2 Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự:
+ Đối với số tiền 7.130.000đ (bảy triệu một trăm ba mươi nghìn đồng), đây là số tiền các bị cáo sử dụng vào mục đích đánh bạc nên cần tuyên tịch thu sung công quỹ Nhà nước.
+ Đối với 01 tô bằng kim loại màu trắng, đường kính 20cm; 01 đĩa bằng kim loại màu trắng, đường kính 23cm; 03 hạt bầu cua hình lập phương, cạnh kích thước 2,5 cm, sáu mặt in hình sáu biểu tượng bầu, cua, tôm, cá, gà và nai; 01 bàn bầu cua bằng giấy, kích thước (42 x 60)cm, mặt trước in hình sáu biểu tượng bầu, cua, tôm, cá, gà và nai và 01 chiếu cói kích thước (1,4 x 2,0)m (đã qua sử dụng), là công cụ các bị cáo dùng phạm tội, không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy.
[4] Đối với địa điểm mà các bị cáo sử dụng đánh bạc là căn phòng trọ thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị N và ông Vương Khả G cho bị cáo H L Mlô thuê để ở, khi 12 các bị cáo đánh bạc thì bà N, ông G không biết. Do đó, không tịch thu giá trị căn phòng các bị cáo dùng đánh bạc là phù hợp.
[5] Xét thấy đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Ea Kar thực hành quyền công tố tại phiên tòa đề nghị HĐXX tuyên bố các bị cáo H L Mlô, Y K Niê, H M Krông, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê phạm tội “Đánh bạc”. Phần trách nhiệm hình sự; phần xử lý vật chứng là có căn cứ, đúng pháp luật nên HĐXX chấp nhận toàn bộ quan điểm của Viện kiểm sát.
[6] Về án phí: Căn cứ khoản 2 Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự; khoản 1 Điều 21, điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Buộc các bị cáo H L Mlô, Y K Niê, H M Krông, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê, mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ (hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Tuyên bố: Các bị cáo H L Mlô, Y K Niê, H M Krông, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê, phạm tội “Đánh bạc”.
- Căn cứ: Khoản 1 Điều 321; điểm s khoản 1 khoản 2 Điều 51, điểm h khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Xử phạt bị cáo Y T1 Niê 06 (sáu) tháng tù. Thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt thi hành án, bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023.
- Căn cứ khoản 1 Điều 321; điểm i, s khoản 1 khoản 2 Điều 51; khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 65 của Bộ luật hình sự:
Xử phạt bị cáo H M Krông 08 (tám) tháng tù, cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 01 (một) năm 04 (bốn) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Xử phạt bị cáo Y K Niê 07 (bảy) tháng tù, cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 01 (một) năm 02 (hai) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Xử phạt bị cáo H L Mlô 07 (bảy) tháng tù, cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 01 (một) năm 02 (hai) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Giao bị cáo H M Krông và bị cáo Y K Niê cho Ủy ban nhân dân xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk kết hợp với gia đình giám sát, giáo dục các bị cáo trong thời gian thử thách.
Giao bị cáo H L Mlô cho Ủy ban nhân dân xã E, thị xã B, tỉnh Đắk Lắk kết hợp với gia đình giám sát, giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách.
Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại Điều 92 của Luật thi hành án hình sự.
Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Toà án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
- Căn cứ: Khoản 1 Điều 321; điểm i, s khoản 1 khoản 2 Điều 51 và điều 36 của Bộ luật Hình sự.
Xử phạt bị cáo H N Mlô 01 (một) năm cải tạo không giam giữ. Bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023 là 06 ngày, bằng 18 ngày cải tạo không giam giữ. Bị cáo còn phải chấp hành là 11 (mười một) tháng 12 (mười hai) ngày cải tạo không giam giữ. Thời hạn chấp hành hình phạt, tính từ ngày Cơ quan Thi hành án hình sự - Công an huyện K nhận được quyết định thi hành án.
Xử phạt bị cáo H P Niê 01 (một) năm cải tạo không giam giữ. Bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023 là 06 ngày, bằng 18 ngày cải tạo không giam giữ. Bị cáo còn phải chấp hành là 11 (mười một) tháng 12 (mười hai) ngày cải tạo không giam giữ. Thời hạn chấp hành hình phạt, tính từ ngày Cơ quan Thi hành án hình sự - Công an huyện K nhận được quyết định thi hành án.
Xử phạt bị cáo Y T2 Niê 01 (một) năm cải tạo không giam giữ. Bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023 là 06 ngày, bằng 18 ngày cải tạo không giam giữ. Bị cáo còn phải chấp hành là 11 (mười một) tháng 12 (mười hai) ngày cải tạo không giam giữ. Thời hạn chấp hành hình phạt, tính từ ngày 14 Cơ quan Thi hành án hình sự - Công an huyện Ea Kar nhận được quyết định thi hành án.
- Căn cứ: Khoản 1 Điều 321; điểm i, s khoản 1 Điều 51 và điều 36 của Bộ luật Hình sự.
Xử phạt bị cáo Bùi Văn H 01 (một) năm cải tạo không giam giữ. Bị cáo được khấu trừ thời gian tạm giữ từ ngày 29/11/2023 đến ngày 05/12/2023 là 06 ngày, bằng 18 ngày cải tạo không giam giữ. Bị cáo còn phải chấp hành là 11 (mười một) tháng 12 (mười hai) ngày cải tạo không giam giữ. Thời hạn chấp hành hình phạt, tính từ ngày Cơ quan Thi hành án hình sự - Công an huyện Ea Kar nhận được quyết định thi hành án.
- Căn cứ: Khoản 1 Điều 321; điểm i, s, n khoản 1 khoản 2 Điều 51 và điều 36 của Bộ luật Hình sự.
Xử phạt bị cáo H R Mlô 10 (mười) tháng cải tạo không giam giữ. Thời hạn chấp hành hình phạt, tính từ ngày Cơ quan Thi hành án hình sự - Công an thị xã B, tỉnh Đắk Lắk nhận được quyết định thi hành án.
Các bị cáo H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Bùi Văn H và Y T2 Niê được miễn khấu trừ thu nhập.
Giao bị cáo H N Mlô cho UBND xã E, huyện K, tỉnh Đắk Lắk để giám sát, giáo dục người bị kết án. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với UBND xã E trong việc giám sát giáo dục bị cáo.
Giao bị cáo H P Niê cho UBND xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk để giám sát, giáo dục người bị kết án. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với UBND xã C trong việc giám sát giáo dục bị cáo.
Giao bị cáo Y T1 Niê cho UBND thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk để giám sát, giáo dục người bị kết án. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với UBND thị trấn K trong việc giám sát giáo dục bị cáo.
15 Giao bị cáo Bùi Văn H cho UBND xã X, huyện E, tỉnh Đắk Lắk để giám sát, giáo dục người bị kết án. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với UBND xã X trong việc giám sát giáo dục bị cáo.
Giao bị cáo H R Mlô cho UBND xã E, thị xã B, tỉnh Đắk Lắk để giám sát, giáo dục người bị kết án. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với UBND xã E trong việc giám sát giáo dục bị cáo.
Trường hợp các bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại Điều 100 của Luật Thi hành án hình sự.
Trường hợp người bị cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong một tuần.
- Về xử lý vật chứng vụ án: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 46, điểm a, b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật hình sự; khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự:
+ Tịch thu sung công quỹ nhà nước tổng số tiền các bị cáo dùng vào việc đánh là 7.130.000đ (bảy triệu một trăm ba mươi nghìn đồng), theo biên lai thu tiền số 60AA/2021/0005974, ngày 29/01/2024 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
+ Tuyên tịch thu tiêu hủy: 01 tô bằng kim loại màu trắng, đường kính 20cm; 01 đĩa bằng kim loại màu trắng, đường kính 23cm; 03 hạt bầu cua hình lập phương, cạnh kích thước 2,5 cm, sáu mặt in hình sáu biểu tượng bầu, cua, tôm, cá, gà và nai; 01 bàn bầu cua bằng giấy, kích thước (42 x 60)cm, mặt trước in hình sáu biểu tượng bầu, cua, tôm, cá, gà và nai và 01 chiếu cói kích thước (1,4 x 2,0)m (đã qua sử dụng) ( Toàn bộ vật chứng có đặc điểm như biên bản giao nhận vật chứng lập ngày 29/01/2024 giữa Công an huyện Ea Kar và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ea Kar.)
- Về án phí: Buộc các bị cáo H L Mlô, Y K Niê, H M Krông, H N Mlô, H P Niê, H R Mlô, Y T1 Niê, Bùi Văn H và Y T2 Niê, mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.
- Về quyền kháng cáo: Các bị cáo được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết hợp lệ.
Bản án về tội đánh bạc số 09/2024/HS-ST
Số hiệu: | 09/2024/HS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Ea Kar - Đăk Lăk |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 27/02/2024 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về