Bản án về tội cố ý gây thương tích số 127/2020/HS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 127/2020/HS-PT NGÀY 27/05/2020 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Ngày 27 tháng 05 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 27/2019/TLPT-HS ngày 10-12-2019 đối với bị cáo Phạm Thị P và các bị cáo khác về tội “Giết người”, “Cố ý gây thương tích”. Do có kháng cáo của các bị cáo, người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại, đối với bản án hình sự sơ thẩm số 64/2019/HS-ST ngày 28 - 10 - 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

- Bị cáo có kháng cáo:

1. PHẠM THỊ P - Sinh năm 1973, tại tỉnh Thái Bình; nơi cư trú: Thôn 8, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; trình độ học vấn: 5/12; nghề nghiệp: Làm nông; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Con ông Phạm Văn T (đã chết) và bà Đỗ Thị H, sinh năm 1948, hiện trú tại xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Sống chung như vợ chồng với ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1967, có 03 con (lớn nhất sinh năm 1989, nhỏ nhất sinh năm 2007), hiện trú tại thôn 8, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/12/2017, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk – Có mặt tại phiên tòa.

2. NGUYỄN VĂN H (Tên gọi khác: X) - Sinh năm 1989, tại tỉnh Đắk Lắk;

nơi cư trú: Thôn 8, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; trình độ học vấn: 5/12; nghề nghiệp: Làm nông; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1967 và bà Phạm Thị P, sinh năm 1973 (là bị cáo trong vụ án); có vợ là Trần Thị Phương M, sinh năm 1997 và có 01 con sinh năm 2013, hiện trú tại: Thôn 8, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/12/2017, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk – Có mặt tại phiên tòa.

3. NGUYỄN VĂN H1 (Tên gọi khác: Y) - Sinh năm 1992, tại tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: Thôn 8, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; trình độ học vấn: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1967 và bà Phạm Thị P, sinh năm 1973 (là bị cáo trong vụ án); tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/12/2017, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk – Có mặt tại phiên tòa.

4. DƯƠNG VĂN H2 - Sinh năm 1989, tại tỉnh Thái Bình; nơi cư trú: Thôn 1, xã Y, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; trình độ học vấn: 11/12; nghề nghiệp: Làm nông; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Dương Văn V, sinh năm 1957 và bà Đàm Thị T, sinh năm 1959; có vợ là Cầm Thị Hằng N, sinh năm 1995 và có 02 con (lớn sinh năm 2013, nhỏ sinh năm 2016), đều trú tại thôn 1, xã Y, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/12/2017, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk – Có mặt tại phiên tòa.

5. DƯƠNG VĂN H3 - Sinh năm 1984, tại tỉnh Thái Bình; nơi cư trú: Thôn 1, xã Y, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; trình độ học vấn: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Dương Văn V, sinh năm 1957 và bà Đàm Thị T, sinh năm 1959, trú tại thôn 1, xã Y, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/12/2017, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk – Có mặt tại phiên tòa.

6. NGUYỄN TRỌNG T - Sinh năm 1987, tại tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: Thôn 8, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; trình độ học vấn: 12/12; nghề nghiệp: Làm nông; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Trọng H, sinh năm 1952 và bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1957, trú tại thôn 8, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/12/2017, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk – Có mặt tại phiên tòa.

7. NGUYỄN VĂN T1 (Tên gọi khác: T1 Bờm) - Sinh năm 1992, tại tỉnh Đắk Lắk; nơi cư trú: Thôn 10, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; trình độ học vấn: 11/12; nghề nghiệp: Làm nông; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Xuân C, sinh năm 1961 và bà Trần Thị D, sinh năm 1960, trú tại thôn 10, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giam từ ngày 15/8/2018, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk – Có mặt tại phiên tòa.

8. HÀ VĂN P - Sinh năm 1977, tại tỉnh Thái Bình; nơi cư trú: Thôn 10, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; trình độ học vấn: 3/12; nghề nghiệp: Làm nông; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông H4 Văn H (đã chết) và bà Đặng Thị C, sinh năm 1929; có vợ là Hoàng Thị D, sinh năm 1975 và có 03 con (lớn nhất sinh năm 1998, nhỏ nhất sinh năm 2005), đều trú tại thôn 10, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/12/2017, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk – Có mặt tại phiên tòa.

- Người bào chữa:

- Người bào chữa theo yêu cầu của bị cáo Phạm Thị P, NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1, Dương Văn H2, Dương Văn H3, Nguyễn Trọng T, Nguyễn Văn T1, Hà Văn P:

+ Luật sư Nguyễn Văn Q – Công ty luật TNHH hãng luật H, Đoàn luật sư thành phố H4 Nội. Có mặt.

+ Luật sư Dương Lê S – Văn phòng luật sư L, Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk;

địa chỉ:, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

+ Luật sư Ngô Việt B – Văn phòng luật sư S, Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Có mặt.

+ Luật sư Nguyễn Đình T – Công ty Luật TNHH A, Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Có mặt.

+ Luật sư Nguyễn Văn Q – Chi nhánh Công ty Luật Hợp danh Q, Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Có mặt.

+ Luật sư Lê Xuân Anh P – Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Đ, Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk. Vắng mặt.

- Người bào chữa cho các bị cáo Dương Văn H2, Phạm Thị P, NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1, Nguyễn Trọng T: Luật sư Nguyễn Văn N – Văn phòng Luật sư D, Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk - Người bị hại: Anh Trịnh Sơn T, sinh năm 1983; nơi cư trú: Thôn 11, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk. Vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Phùng Thị Đ, sinh năm 1954 (mẹ ruột);

nơi cư trú: Thôn 11, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk. Có mặt.

Ngoài ra, trong vụ án còn có 02 người đại diện hợp pháp của người bị hại, 06 người bị hại và 09 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Năm 1985, Phạm Thị P đến sinh sống tại thôn 8, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk. Năm 2010, P mua 1,5 ha đất của anh Y (chưa rõ địa chỉ) với giá 29.000.000 đồng để trồng lúa; mua 500m2 đất của anh M (chưa rõ địa chỉ) với giá 2.000.000 đồng rồi làm lán trại để ở và canh tác; năm 2011, P mua 02 ha đất của anh T (chưa rõ địa chỉ) với giá 90.000.000 đồng. Toàn bộ diện tích đất P mua nêu trên là đất Lâm nghiệp thuộc tiểu khu 263, xã E, huyện E do UBND huyện E quản lý, nên quá trình mua bán đất các bên tự thỏa thuận viết giấy tay mua bán với nhau.

Cũng trong năm 2010, anh Nguyễn Duy Đ (sinh năm 1997, trú tại: tỉnh Bình Phước) mua 9,5ha đất Lâm nghiệp thuộc tiểu khu 263, xã E, huyện E của anh Trương Quang T2 (trú tại: Thôn 14, xã Ea Lê, huyện E) với giá 314.000.000 đồng, hai bên tự thỏa thuận viết giấy tay mua bán với nhau. Sau đó, anh Đ trồng cây cao su, nhưng đến năm 2013 toàn bộ diện tích cây cao su đã trồng bị cháy nên từ năm 2013 đến năm 2015 anh Đ bỏ hoang không canh tác gì. Từ khi anh Đ mua đất của anh T2 cho đến năm 2015 không xảy ra tranh chấp, nhưng đến năm 2016 thì xảy ra tranh chấp đất giữa anh Đ với Đặng Văn H4 (tên gọi khác H4 đen) và một số người khác, thì anh Đ đã viết giấy tay giao đất cho Phạm Thị P mượn để trồng cây và nhờ P giữ đất cho anh Đ, còn anh Đ về sinh sống tại tỉnh Bình Phước. Từ đó, P đã trồng và thu hoạch được 01 vụ lúa trên một phần diện tích đất mà anh Đ cho mượn, phần diện tích đất còn lại do có độ cao không trồng được cây lúa nên ngày 05/12/2017 con trai của P là NGUYỄN VĂN H đã dùng máy cày san ủi đất thì bị con trai H4 đen là Đặng Văn S dùng dao chém gây thương tích 05% và S không cho H cày đất.

Khoảng 09 giờ 30 phút ngày 16/12/2017, Đặng Văn S, Đặng Công B, Vũ Hồng P1 điều khiển xe cày vào cày xới đất trên diện tích 9,5ha tại tiểu khu 263, xã E, huyện E mà P đang canh tác. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, gia đình P phát hiện nên 2 con trai của P là NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1 cùng anh kết nghĩa là Dương Văn H3 đi ra ngăn cản. Tại đây, H3 yêu cầu anh P1 không được cày đất thì Đặng Công B và Đặng Văn S đi đến, lúc này H nhận ra S chính là người vào ngày 05/12/2017 đã cầm dao chém mình, lập tức H lấy con dao rựa trên xe mô tô của S đang dựng gần đó và cầm dao chém trúng tay trái của S thì S bỏ chạy, P1 và B vào can ngăn thì H3, H, H1 nói với P1 và B: “Đất đang tranh chấp không được cày nữa, nói với H4 đen vào lán nhà bà P để giải quyết” xong cả ba đi về. Lúc này, Đặng Công B dùng điện thoại di động của mình gọi cho Đặng Văn H4 kể cho H4 biết chuyện con của bà P không cho cày xới đất và chém S bị thương, yêu cầu H4 vào giải quyết việc tranh chấp đất.

Còn H, H3, H1 quay về lán trại kể cho P biết sự việc xảy ra thì P và H3 gọi điện thoại để thông báo cho người thân biết việc bị nhóm H4 đen đến cướp đất và đề nghị giúp đỡ thì có Nguyễn Văn T1 đi cùng Nguyễn Văn T3 đến. Tại đây, T1 và T3 được nghe kể lại sự việc S, B, P1 trong nhóm H4 đen đến cày đất của P.

Đặng Văn H4 sau khi nhận được điện thoại của Đặng Công B thì H4 đã rủ Đặng Công H5 điều khiển xe ô tô tải (xe độ chế, không có biển số) chở H4 đen, Nguyễn Cao N, Trịnh Sơn T, Phạm Thế V mang theo dao, mã tấu, gậy, súng tự chế đi vào chỗ S, B, P1 đang cày đất, khi đi ngang qua lán trại của P thì nhóm H4 đen giơ tay thông báo cho nhóm P biết. Đến khu đất đang tranh chấp, H4 đen bảo anh P1 nổ máy cày để tiếp tục cày đất.

Thấy nhóm H4 đen đi ngang qua giơ tay có ý khiêu khích và tiếp tục cày đất thì P đã gọi điện thoại cho anh Phạm Duy T5 (Trưởng Công an xã E, huyện E), anh Nguyễn Văn P (Phó trưởng Công an xã E, huyện E), anh Nguyễn Ngọc L (Phó Chủ tịch xã E, huyện E), anh Lê Tiến Đ (Trực ban Công an huyện E) trình báo sự việc gia đình bà P bị nhóm H4 đen đi xe cày đến cày đất của mình và đề nghị giải quyết. Còn anh H3 gọi điện cho Hồ Văn T6, Nguyễn Văn L và thông báo cho một số người khác chuyện gia đình bà P bị nhóm H4 đen đến cướp đất và nhờ anh T6, L thông báo cho một số hộ dân làm rẫy xung quanh đường Q biết đến giúp đỡ gia đình bà P giữ đất và đuổi nhóm H4 đen đi. Đến khoảng 13 giờ 00 phút cùng ngày 16/12/2017 thì có khoảng 30 - 40 người dân tộc Kinh, dân tộc Ê Đê cả nam và nữ, mang theo hung khí như: Cuốc, xẻng, gậy gộc… đến đứng rải rác ở khu vực sân trước lán trại của P. Tại đây, họ thấy nhóm H4 đen đang cày đất của P thì mọi người bàn tán tìm cách đối phó với nhóm H4 đen để giúp gia đình P giữ đất.

Cùng lúc này, Phạm Thị P từ trong nhà rẫy đi ra nói với mọi người đang tập trung trước nhà mình: “Tất cả mọi người phải bình tĩnh, trước tiên phải giải quyết bằng lời, nếu họ đánh mình thì mình đánh trả”. Sau đó, một số người tản ra xung quanh lán trại của P tìm và chuẩn bị hung khí. NGUYỄN VĂN H cầm 01 con dao, Nguyễn Văn H1 cầm 01 cán cuốc bằng sắt, Dương Văn H3 cầm 01 cái cuốc và 01 cây tuýp sắt, Dương Văn H2 cầm 01 con dao, Nguyễn Trọng T cầm 01 con dao, Hà Văn P cầm 01 cây gậy tre, Nguyễn Văn T1 cầm 01 cây cào dặm lúa, Nguyễn Văn T3 cầm 01 cây tuýp sắt đi trước, còn Phạm Thị P cầm 01 cây gậy tre đi cùng Hồ Văn T6 cầm 01 cành cây cao su, Phạm Thị Ngọc M (Sinh năm: 1980) nơi cư trú: Đường Q, xã E, huyện E; Nguyễn Văn L (Sinh năm: 1973) và Phạm Thị T1 (Sinh năm: 1974) nơi cư trú: Thôn 2, xã C, huyện E; Võ Văn G (Sinh năm: 1971) nơi cư trú: Tiểu khu 69, xã E, huyện E cầm 01 cái cuốc, Phạm Thị N (Sinh năm: 1971) nơi cư trú: Tiểu khu 69, xã E, huyện E, Đặng Thị L (Sinh năm: 1982) nơi cư trú: Đường Q, xã E, huyện E, Ngô Văn L (Sinh năm: 1969) nơi cư trú: Đường Q, xã E, huyện E cầm 01 cái cuốc, Nguyễn Văn T (Sinh năm 1954) nơi cư trú: Đường Q, xã E, huyện E cầm 01 cái cuốc, Trương Văn B (Sinh năm 1970) nơi cư trú: Đường Q, xã E, huyện E cầm 01 cái cuốc, YPS (Sinh năm: 1979) nơi cư trú: Buôn A1, thị trấn E, huyện E cầm 01 cây gây tre, YDS (Sinh năm: 1968) nơi cư trú: Buôn C, thị trấn E, huyện E cầm 01 cây gậy tre và một số người khác nữa (chưa xác định rõ nhân thân lai lịch) tất cả khoảng 30 - 40 người (gồm cả đàn ông và phụ nữ) đi đến mảnh đất mà nhóm H4 đen đang cày, trên đường đi có nhiều người phụ nữ hô to: “Quân cướp đất, quân cướp đất, đánh đuổi quân cướp đất đi…”.

Khi thấy nhóm người bên nhóm P đến gần thì nhóm H4 đen nhảy lên thùng xe ô tô tải và xe máy cày cầm dao, mã tấu, gậy đứng chờ. Thấy nhóm P đi đến cách khoảng 7 - 8m thì H4 đen nói: “Thằng nào tiến đến là tao giết”, còn Đặng Công H5 lấy 01 khẩu súng tự chế trong người, dạng súng côn ổ quay cầm ở tay và nói: “Thằng nào vào tao bắn” thì H3 nói: “Mày ngon bắn chết tao đi”, H1 nói: “Súng mày bắn được bao nhiêu người” rồi nhóm P vẫn tiếp tục tiến đến cách H5 khoảng 02 – 03m thì H5 cầm súng chĩa nòng súng lên trời bóp cò, súng nổ, ngay lập tức người trong nhóm P cầm hung khí như dao, gậy sắt, cuốc… cùng xông lên tấn công nhóm H4 đen, cụ thể: H cầm dao chém trúng tay H5 đang cầm khẩu súng độ chế làm súng rơi xuống sàn xe ô tô tải, xong H tiếp tục chạy đến dùng chân, tay đánh N và H4 đen; H3 cầm cuốc, tuýp sắt nhảy lên thùng xe ô tô đánh H5 khi H5 đã bị đánh nằm trên sàn xe ô tô; T cầm dao chém trúng người N làm cho N ngã gục xuống đất; H2 cầm dao chém H5 rồi tiếp tục dùng dao chém trúng một người thanh niên đứng cạnh H5 trên thùng xe ôtô tải nhưng không rõ là ai, H1 cầm cán cuốc bằng sắt đánh trúng vai một người trong nhóm H4 đen đứng trên đầu xe cày rồi tiếp tục cầm cán cuốc chọc vào một người đang nằm dưới gầm xe cày; T1 cầm cây cào sắt có 03 răng đánh trúng lưng P1 một cái; P cầm cây gậy tre đánh 02 cái trúng chân P1. Trong lúc bị đánh thì nhóm H4 đen chỉ có P1 bỏ chạy thoát, H5 bị đánh nằm gục trên sàn xe ô tô, Văn bị chém tử vong nằm trong ca bin xe ô tô, N bị đánh nằm gục dưới đất, số người còn lại bị đánh, chém thương tích chui vào gầm xe cày, xe ôtô để trốn thì nhóm P không đánh nữa. Sau đó, mọi người đi về lán trại của P, lúc về lán trại thì có người mang theo hung khí, có người bỏ hung khí lại hiện trường, và có người vứt bỏ hung khí trên đường đi về lán trại. Sau đó, mọi người tự giải tán ai về nhà nấy.

Khám nghiệm hiện trường: Hiện trường nơi tiến hành khám nghiệm là đoạn đường đất giữa các lô đất trống, thuộc tiểu khu 263, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk, có tọa độ 0425398/1447856, đường rộng 6m, nền đất khô, cỏ mọc cao trung bình 30cm. Hướng Nam cách 260m là kênh chính Tây và đường kênh chính Tây và cách 300m là lán trại của bà Phạm Thị P, tiếp giáp về hướng Đông là khu đất trống đã được cày xới, tiếp giáp về hướng Tây là khu đất trống mới được cày xới và cách 50m là lô cao su.

Tại hiện trường thấy 01 xe máy kéo loại MTZ, phía sau có gắn lưỡi xới đất, đầu xe quay hướng Nam, bánh trước bên trái cách mép đường phía Đông 2m, bánh sau bên trái cách mép đường hướng Đông 2,5m. Trong buồng lái thấy 01 con dao rựa dài 80cm, lưỡi dao dài 29cm, bản dao rộng nhất 6,2cm, một mặt cắt mũi bằng, cán tre đường kính 3,5cm và 01 chiếc dép nhựa bên phải màu trắng, số XL - 388, trên nóc buồng lái thấy 01 chiếc dép nhựa bên phải màu đen số 38, mặt ngoài bên phải buồng lái có vết xước kim loại, nằm chéo, dài 17cm bờ mép sắc gọn, hướng từ trên xuống dưới. Phía dưới gầm đầu xe máy kéo thấy 2 đám máu thâm trên mặt cỏ và nền đất kích thước (30x37)cm và (30x28)cm, cách nhau 0,5m, một mỏ lết loại (12 – 300)mm, 01 chiếc giày vải bên trái màu xanh, 01 Mũ lưỡi trai bằng vải màu xanh, dính máu, 03 lon bò húc, 01 túi nilon đen, bên trong có 01 khăn len màu trắng. Tại mặt cỏ và nền đất dưới gầm đuôi xe máy kéo có 1 đám màu thâm, kích thước (35x30)cm. Sát sau bên phải xe máy kéo về hướng Nam có 01 đám máu thâm trên mặt cỏ và nền đất kích thước (55x30)cm và 01 đoạn ống sắt dài 1m đường kính 2cm, dính máu. Cách bánh sau xe máy kéo về hướng Tây 0,5m và cách bánh trước bên phải 1m là xe ô tô bán tải tự chế, 02 chỗ ngồi, không có kính cửa, thùng lửng, kích thước thùng (170x161)cm x cao 63cm, đầu xe quay hướng Bắc. Mặt ngoài cánh cửa phụ có vết máu quệt, chảy hướng từ trên xuống dưới, trên vết máu có bám dính bụi cát và cỏ. Ô kính trần xe bể vỡ hoàn toàn, rớt vào buồng lái, sát mép phải ô kính có 01 chiếc dép nhựa bên trái màu cam – đen - xám. Trong buồng lái xe ô tô thấy tử thi Phạm Thế V nằm ngửa, nghiêng sang trái trên hai ghế, đầu quay hướng Tây, chân quay hướng Đông, hai tay nghiêng co sang trái, kẽ ngón tay dính cỏ và bụi cát, tại sàn xe trước ghế tài có 01 con dao dài 71,5cm, lưỡi dài 58cm, rộng 3,8cm một mặt cắt, mũi nhọn, cán dao có đường kính 2,2cm, sau 2 ghế có 01 ống nhựa dài 96,5cm đường kính 2,5cm, quấn băng keo điện màu đen, đầu ống có 2 cây sắt nhọn đường kính 0,4cm, cách nhau 2cm, đầu nhọn hở dài 4,5cm, đầu còn lại được nối với sợi dây điện và quấn băng keo đen ôm vào ống nhựa. Trong thùng xe, mặt thành thùng có vết máu phun, văng hướng từ trên xuống dưới, giữa sàn thùng bên trái có đám máu đọng kích thước (40x35)cm trên đám máu thấy 02 cây gỗ tròn, đường kính 4,5cm dài 132cm và 130cm, 01 cây xà beng lục giác dài 160cm, cạnh 1,5cm, có 01 đầu dẹt và 01 đầu nhọn, trên thân 2 cây gỗ và cây xà beng có vết máu bám dính. Sát thành đầu thùng xe thấy 01 khẩu súng nòng ngắn, loại côn quay tự chế, báng súng ốp gỗ, ổ đạn và thân súng dính máu, ổ đạn có 07 lỗ, bên trong có 05 viên đạn đầu đạn bằng đồng, 01 viên đạn đầu đạn bằng chì và 01 vỏ đạn, các viên đạn có chiều dài 2,4cm đường kính đít 0,7cm, vỏ đạn dài 1,5 cm, đường kính thân vỏ 0,6cm, đít vỏ đạn và các viên đạn đều có khắc chữ “C”. Sát thành thùng bên phải thấy 01 đôi dép nhựa màu đen số 39 và 01 chiếc dép nhựa bên trái màu vàng số 8. Sát bánh sau bên phải xe ô tô về hướng Nam trên mặt cỏ thấy 01 đôi dép nhựa màu xanh - đen và 01 chiếc dép nhựa phải màu vàng số 8. Cách đuôi xe về hướng Nam 1,5m thấy 01 mũ cối màu xanh, bên trong dính máu và có 01 cục đá, kích thước (7,2 x 5,8 x 5,3)cm. Sát lốp trước bên phải xe ô tô và cửa phụ, trên mặt cỏ và nền đất thấy 01 đám máu thấm kích thước (40x38)cm và (35x38)cm. Cách đầu xe ô tô về hướng Đông Bắc 35cm, thấy 01 chiếc dép nhựa phải, màu cam - đen - xám, đế dép dính máu và 01 mũ cối màu xanh có dính máu. Cách đầu xe ô tô về hướng Tây Bắc 50cm thấy 01 chiếc dép nhựa trái màu đen, số 38 và 01 mũ cối màu xanh dính máu, vành trước mũ có vết rách, xước dài 13cm hướng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Cách đầu xe ô tô về hướng Bắc 4,5m thấy 01 chiếc dép nhựa trái, màu trắng, số XL - 388. Cách chiếc dép về hướng Tây Bắc 10,2m, cách mép đường hướng Tây 3m, trên mặt đất mới cày xới thấy đám máu thấm, kích thước (17x32)cm và 01 mũ lưỡi trai bằng vải màu đen. Cách thân xe ô tô về hướng Tây 9m thấy 01 vỏ dao bằng nhựa màu xanh, quấn băng keo điện màu đen, dài 48cm, kích thước miệng vỏ là (4 x 1)cm. Cách xe máy kéo về hướng Đông 27m thấy 01 cây xẻng dài 129cm, lưỡi dài 29cm x rộng 19cm, cán gỗ đường kính 4cm. Cách cây xẻng về hướng Nam 22m thấy 01 cây gỗ dài 86cm cạnh (6x3,5)cm, một đầu có vết gãy mới, dính máu. Nền đất và cỏ xung quanh xe ô tô và xe máy kéo trong diện (15x 20) m bị dập nát xáo trộn.

Mở rộng hiện trường về hướng Nam 300m là khu lán trại của bà Phạm Thị P. Lán trại có mái lợp tôn, vách gỗ, nền đất, kích thước (10 x 7)m, quay hướng Bắc. Tại góc Tây Bắc có sàn gỗ, trên sàn gỗ thấy 01 ống sắt vuông dài 89cm, cạnh 2,5cm, một đầu quấn băng keo điện màu đen dài 14cm, dưới sàn gỗ thấy 01 ống sắt dài 179cm, đường kính 2cm, một đầu có hàn cào 3 lưỡi dài 9cm, mỗi lưỡi cách nhau 1,5cm. Tại vách hướng Bắc, sát cửa ra vào về hướng Tây có 01 ống sắt dài 44cm, đường kính 3cm, dính máu và 01 cuốc dài 40,5cm lưỡi dài 20,5cm, rộng 8cm, đường kính cán 3cm, dính máu. Cách góc nhà hướng Tây Bắc về hướng Bắc 3m thấy 01 dao rựa dài 93,5cm, lưỡi dao dài 30,5cm, rộng 7cm, cán tre, đường kính 3,5cm, cán dao dính máu. Cách dao rựa về hướng Đông Bắc 4,2m thấy 01 ống sắt dài 113cm, đường kính 5cm. Cách ống sắt về hướng Tây Nam 1,35m thấy 01 cây gỗ dài 8cm cạnh (5 x 3,5)cm một đầu có vết gãy mới. Cách cây gỗ về hướng Tây Nam 4m thấy 01 xẻng dài 144cm, lưỡi xẻng dài 23cm, rộng 20cm, cán tre đường kính 3,5cm, cán và lưỡi xẻng dính máu. Cách xẻng về hướng Tây 19m là nhà kho của bà Phạm Thị P, trong kho, tại sát vách hướng Nam thấy 01 cây dao dài 119cm, lưỡi dao dài 52cm, rộng 9cm, một mặt cắt, cán tre, đường kính 3cm. Tiếp tục mở rộng hiện trường, chưa phát hiện dấu vết, đồ vật gì có liên quan.

Quá trình khám nghiệm hiện trường ngày 16 và 19/12/2017, biên bản tạm giữ đồ vật ngày 20/12/2017 và biên bản truy tìm vật chứng ngày 21/12/2017 đã thu gồm: 01 xe ô tô bán tải tự chế, 01 xe máy kéo loại MTZ, 01 giày vải bên trái, 01 mỏ lết, 03 lon Bò húc, 06 đôi dép, 02 mũ lưỡi trai, 03 mũ cối, 01 cục đá, 01 vỏ dao, 01 cây xà beng, 01 ống nhựa, đầu gắn 02 cây sắt nhọn, 04 cây gỗ, 05 ống sắt, 01 ống sắt 1 đầu có hàn lưỡi 3 răng bằng kim loại, 02 cây dao, 02 cây dao rựa, 02 cây xẻng, 01 cây cuốc, 01 cây gậy tre hai đầu vót nhọn dài 1,1m, 01 cây gậy tre khô dài 1m70 đường kính 04cm; 01 con dao dài 1m06, phần cán dao bằng kim loại dài 40cm, lưỡi dao bằng kim loại dài 66cm; 01 con dao dài 1,5m, cán dao và lưỡi dao bằng kim loại; 01 khẩu súng côn quay tự chế bên trong ổ đạn có 06 viên đạn và 01 vỏ đạn. Ngày 05/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định xử lý vật chứng bằng hình thức trao trả 01 xe ô tô bán tải tự chế, 01 xe máy kéo loại MTZ cho chủ sở hữu là Đặng Công H5, Vũ Hồng P1.

Ngày 10/11/2018, gia đình bị cáo Hà Văn P đã tự nguyện giao nộp cho Cơ quan Cảnh sát điều tra 5.000.000 đồng; gia đình bị cáo Dương Văn H3, Dương Văn H2 đã tự nguyện giao nộp cho Cơ quan Cảnh sát điều tra 7.000.000 đồng để bồi thường thiệt hại, khắc phục một phần hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra. Số tiền trên cần chuyển cho Cục thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk để đảm bảo thi hành án. Gia đình bị cáo Nguyễn Trọng T đã tự nguyện bồi thường cho anh Trịnh Sơn T số tiền 10.000.000 đồng. Gia đình bị cáo NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1 đã bồi thường cho anh Trịnh Sơn T số tiền 3.000.000 đồng. Ngày 01/6/2019, gia đình bị cáo Nguyễn Văn T1 tự nguyện bồi thường cho gia đình bị hại Phạm Thế V số tiền 2.000.000 đồng, bồi thường cho bị hại Trịnh Sơn T 2.000.000 đồng.

Khám nghiệm tử thi: Tử thi được gia đình và chính quyền địa phương xác định là Phạm Thế V (sinh năm 1991), trú tại: Tổ dân phố T, thị trấn E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.

Khám ngoài: Ngoài mặc áo khoác thun màu xanh, trong mặc áo vải dài tay màu hồng, lưng áo dính máu, quần Jean dài màu đen, túi trước có 01 điện thoại di động trắng đen – có chữ “Nokia”, trong mặc quần lót màu xám – đen. Đầu, mặt, cổ: đỉnh chẩm trái có vết thương nằm dọc dài 17cm, hở 12cm, bờ mép sắc gọn hướng từ sau ra trước từ phải qua trái, tóc, mặt trái và cổ trái dính máu. Hai mắt mở, đồng tử giãn, niêm mạc 2 mắt nhạt, gò má phải có vết xây xát, rách da, kích thước (2,7 x 1)cm. Sống mũi và nhân trung có vết xây xát, rách da, kích thước (2,5 x 1)cm, sâu 0,5cm. Ngực, lưng, bụng: Lưng trái cách ụ ngồi 18cm, cách sống lưng 10cm có vết xây xát dưới da nằm dọc, kích thước (3x0,4)cm hướng từ trên xuống dưới. Ngoài ra không phát hiện dấu vết gì. Tứ chi: Sau, ngoài 1/3 giữa đùi trái có vết xây xát nằm chéo, kích thước 8 x 0,7cm, cách gót trái 60cm, hướng từ trên xuống dưới, từ phải qua trái. Trên sau 1/3 cẳng chân trái có vết xây xát nằm chéo, kích thước (2 x 0,5)cm, cách gót chân trái 40cm, hướng từ trên xuống dưới, ngoài ra không phát hiện dấu vết tổn thương do ngoại lực tác động, 2 bàn tay, 2 bàn chân dính máu, cỏ và bụi cát.

Khám trong: Mổ tử thi: Rạch da dọc vết thương vùng đỉnh và chẩm trái bộc lộ thấy: Tụ máu dưới da vùng đỉnh trái, kích thước (6 x 3)cm đứt xương vòm sọ từ đỉnh trái tới chẩm trái, dài 17cm, bờ mép sắc gọn, nối tiếp với vết thương vùng đỉnh có vết nứt sọ nằm ngang về bên trái, dài 3cm, đứt màng cứng bán cầu trái, dài 11cm, tụ máu màng mềm bán cầu não trái, đứt bán cầu não trái, dài 9cm, sâu 4cm, phù nề bán cầu não trái. Vết thương rách da vùng đỉnh chẩm trái tới bán cầu não trái có chiều sâu 5,5 cm, hướng từ sau ra trước từ phải qua trái.

Tại Bản kết luận giám định pháp y tử thi số 158/GĐPY ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk kết luận: N nhân chết của Phạm Thế V là: Vết thương đầu gây đứt xương vòm sọ, đứt bán cầu não trái, xuất huyết, tụ máu, dập não và phù não dẫn đến choáng não không hồi phục. Tác nhân: Vật cứng có lưỡi sắc tác động vào vùng đỉnh chẩm trái nạn nhân.

Tại Bản kết luận pháp y thương tích số: 373/PY-TgT ngày 22/3/2018 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk đối với Trịnh Sơn T kết luận: Vết thương chẩm trái, vỡ sọ, tụ máu nội sọ, dập não, liệt hoàn toàn ½ người: 71%; vết thương mu tay phải, vỡ xương bàn và đứt gân duỗi ngón 2, 3, 4: 20%, cộng lùi 06%; vật tác động: Sắc bén. Tổng tỉ lệ thương tích là: 77%.

Tại Bản kết luận pháp y thương tích số: 344/PY-TgT ngày 09/3/2018 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk đối với Đặng Công B kết luận: Gãy hở xương chằng trái: 17%; Gãy kín xương trụ phải: 10%, cộng lùi 08%; Vết thương cung mày trái: 01%; vật tác động: Cứng, tày; Vết thương vai trái: 03%, cộng lùi 02%; vật tác động: Sắc bén. Tổng tỉ lệ thương tích là: 28%.

Tại Bản kết luận pháp y thương tích số: 370/PY-TgT ngày 16/3/2018 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk đối với Nguyễn Cao N kết luận: Vết thương cổ tay trái, vỡ mỏm trâm trụ, đứt gân cổ tay trái: 21%; Vết thương lưng: 03%, cộng lùi 02%; Vết thương cẳng chân: 01%; vật tác động: Sắc bén. Tổng tỉ lệ thương tích là: 25%.

Tại Bản kết luận pháp y thương tích số: 371/PY-TgT ngày 16/3/2018 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk đối với Đặng Văn S kết luận: Vết thương vùng thái dương phải: 06%, vết thương chẩm phải: 03%, vết thương chẩm trái: 05%, vết thương đùi trái: 02%, vết thương tay phải: 02%, vết thương vai phải: 01%, vật tác động: Sắc bén. Tổng tỉ lệ thương tích là: 19%.

Tại Bản kết luận pháp y thương tích số: 374/PY-TgT ngày 26/3/2018 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk đối với Đặng Công H5 kết luận: Vết thương chẩm: 04%; vết thương mu bàn tay phải, gãy xương, đứt gân: 25%; vết thương vai trái 11%, cộng lùi 8%; vật tác động: Sắc bén. Tổng tỉ lệ thương tích là: 37%.

Tại Bản kết luận pháp y thương tích số: 372/PY-TgT ngày 21/3/2018 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk đối với Đặng Văn H4 kết luận: Gãy hở hai xương cẳng tay trái: 15%; vết thương trán giữa: 05%, cộng lùi 04%; vết thương thái dương trái: 05%, cộng lùi 04%; vết thương đỉnh trái: 05%, cộng lùi 04%; vật tác động: Sắc bén; vết thương đứt gần lìa ngón 5 chân trái: 05%, cộng lùi 04%; vết thương cổ bàn tay phải: 03%, cộng lùi 02%; vật tác động: Sắc bén. Tổng tỉ lệ thương tích là: 33%.

Tại Bản kết luận pháp y thương tích số 64/PY–TgT ngày 20/12/2017 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận đối với Vũ Hồng P1: Đa thương ở lưng và thắt lưng: 03%, vật tác động: Nhọn; vết thương ở cẳng chân phải: 01%, vật tác động: Sắc bén. Tổng tỷ lệ thương tích là: 04%.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định trưng cầu giám định Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Lắk và Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk, yêu cầu giám định: Lô đất mà Vũ Hồng P1 đang cày vào ngày 16/12/2017 tại tiểu khu 263 thuộc xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk nơi xảy ra tranh chấp là loại đất gì, diện tích bao nhiêu, quyền quản lý, sử dụng thuộc đơn vị, cá nhân nào? Sử dụng từ bao giờ, mục đích sử dụng? Tại công văn số 2620/STNMT-CCQLĐĐ ngày 26/12/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk trả lời như sau: Về nguồn gốc đất: Theo biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 19/12/2017 thì trong phạm vi, ranh giới khu đất có diện tích khoảng 9,5ha đất thuộc khoảnh 4, 6, 7 – Tiểu khu 263, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk có một phần diện tích khoảng 1,36ha đất có nền đất mới bị cày xới. Khu đất này nằm trong tổng diện tích 21.608 ha đất đã được UBND tỉnh Đắk Lắk thu hồi của Lâm trường C tại Quyết định số 2332/QĐ-UB ngày 12/12/1996 giao cho UBND huyện E quản lý theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về tình hình giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu đất nêu trên: Qua kiểm tra, theo dõi đến nay khu đất có diện tích khoảng 9,5ha đất thuộc khoảnh 4, 6, 7 – Tiểu khu 263, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk chưa ban hành Quyết định giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức khác (ngoài UBND huyện E) để thực hiện các dự án đầu tư tại khu đất nêu trên. UBND huyện E chưa lập phương án sử dụng đất tổng thể đối với khu đất giao cho đơn vị quản lý nêu trên trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã Quyết định trưng cầu Phân viện khoa học hình sự Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu giám định: Xác định các vết màu nâu trên mẫu cần giám định có phải là máu người hay không? Nếu là máu người thì có phải là máu của Phạm Thế V và của các nạn nhân bị thương tích không? Tại Kết luận giám định số 710/C54B ngày 17/4/2018 của Phân viện khoa học hình sự Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Trên con dao gửi giám định có dính máu người. Không phân tích được kiểu gen hoàn chỉnh từ mẫu máu này do mẫu kém nên không truy nguyên được cá thể.

Trong vụ án này, đối với Đặng Công H5, ngày 04/01/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định khởi T bị can, ra Lệnh tạm giam đối với Đặng Công H5 về tội “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” theo Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999. Ngày 21/5/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định bổ sung quyết định khởi T vụ án hình sự, Quyết định bổ sung quyết định khởi T bị can đối với Đặng Công H5 về hành vi: “Mua bán trái phép vũ khí quân dụng” theo Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, theo quy định của Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực ngày 01/7/2018, thì hành vi của Đặng Công H5 không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và sẽ không bị xử lý về tội “Tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” theo quy định tại khoản 1 Điều 304 Bộ luật hình sự năm 2015. Trên cơ sở Kết luận giám định số 2335/C54B ngày 11/6/2018 của Phân viện khoa học hình sự Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ khoản 1 Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; điểm a khoản 1 Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Khi tiến hành điều tra do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Xét thấy, hành vi của Đặng Công H5 không cấu thành tội phạm: “Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng” theo Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 mà Cơ quan điều tra đã khởi T, cũng không đủ yếu T cấu thành tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ” theo khoản 1 Điều 306 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự, Quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với Đặng Công H5 về hành vi phạm tội “Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng” và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10.000.000 đồng theo điểm c khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;

phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình đối với Đặng Công H5.

Đối với hành vi của bị cáo NGUYỄN VĂN H cầm dao chém Đặng Văn S vào sáng ngày 16/12/2017, thì S không yêu cầu xử lý, nên Cơ quan điều tra không đề cập xử lý về hành vi này của H. Đối với Đặng Văn S đã có hành vi cầm dao chém gây thương tích 05% cho NGUYỄN VĂN H vào ngày 05/12/2017 tại khoảnh đất 4, 6, 7 – Tiểu khu 263, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk. Hành vi này của S đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện E, tỉnh Đắk Lắk xác minh giải quyết nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk không đề cập xử lý.

Đối với Đặng Văn H4, Đặng Văn S, Đặng Công B, Trịnh Sơn T, Nguyễn Cao N, Vũ Hồng P1 trong khi vụ án xảy ra cũng đã chuẩn bị hung khí để đánh lại nhóm bị cáo P, nhưng chưa đánh được ai thì đã bị nhóm của P đánh gây thương tích. Do đó, hành vi chuẩn bị hung khí của các đối tượng trên Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk không đề cập xử lý.

Riêng hành vi của các đối tượng: Nguyễn Văn T3, Hồ Văn T6, Phạm Thị Ngọc M, Nguyễn Văn L, Phạm Thị T1, Võ Văn G, Phạm Thị N, Đặng Thị L, Ngô Văn L, Nguyễn Văn T, Trương Văn B, YPS, YDS và các đối tượng liên quan khác trong vụ án. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành điều tra, xác minh nhưng đến nay chưa có đủ căn cứ để khởi T bị can. Để việc điều tra, truy T các bị cáo Phạm Thị P, NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1, Nguyễn Trọng T, Dương Văn H3, Dương Văn H2, Hà Văn P, Nguyễn Văn T1 đúng thời hạn luật định. Cũng như, xét thấy việc tách hành vi chưa được làm rõ của nhóm đối tượng còn lại nêu trên không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án nên Cơ quan Cảnh sát điều tra tách hành vi của các đối tượng liên quan khác trong vụ án, để tiếp tục điều tra, khi có đủ cơ sở sẽ tiến hành khởi T xử lý sau.

Ngoài ra, trước khi vụ án xảy ra bị cáo P có sử dụng điện thoại di động báo tin cho các ông Nguyễn Ngọc L (Phó Chủ tịch xã E, huyện E), Lê Tiến Đ (Trực ban Công an huyện E), Phạm Duy T5 (Trưởng Công an xã E, huyện E), Nguyễn Văn P (Phó trưởng Công an xã E, huyện E). Sau khi tiếp nhận tin báo của P thì ông L, ông Đ đã chỉ đạo cho Công an xã E, huyện E kiểm tra, xác minh tin báo của bà P, kịp thời báo cáo để cho ý kiến chỉ đạo giải quyết. Do ông T6 đang bận đi công tác nên không có mặt tại địa Phương, ông T6 đã điện thoại chỉ đạo ông P phân công Công an viên đến kiểm tra xác minh tin báo của P, báo cáo Lãnh đạo cho ý kiến giải quyết. Ông P đã cùng Công an viên là các ông Nguyễn Đình L, Trần Minh T, Nguyễn Thành T đến Tiểu khu 263, xã E thì sự việc đánh nhau giữa nhóm của P và nhóm Đặng Văn H4 đã xong nên đã tiến hành bảo vệ hiện trường và tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật. Xét thấy, các ông L, Đ, T6, P trong việc tiếp nhận tin báo của Phạm Thị P là đúng thẩm quyền nên Cơ quan Cảnh sát điều tra không đề cập xử lý.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 64/2019/HS-ST ngày 28 - 10 - 2019, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã quyết định:

[1] Tuyên bố: Các bị cáo Phạm Thị P, NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1, Dương Văn H2, Dương Văn H3, Nguyễn Trọng T, Hà Văn P, Nguyễn Văn T1 phạm tội “Giết người” và tội “Cố ý gây thương tích”.

[2] Về điều luật và mức hình phạt:

[2.1] Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999;

Xử phạt: Bị cáo Phạm Thị P 13 (mười ba) năm tù, về tội “Giết người”.

Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015;

Xử phạt: Bị cáo Phạm Thị P 08 (tám) năm tù, về tội “Cố ý gây thương tích”.

Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo Phạm Thị P phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 21 (hai mươi mốt) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

[2.2] Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999;

Xử phạt: NGUYỄN VĂN H (X) 12 (mười hai) năm 06 (sáu) tháng tù, về tội “Giết người”.

Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015;

Xử phạt: NGUYỄN VĂN H (X) 07 (bảy) năm 06 (Sáu) tháng tù, về tội “Cố ý gây thương tích”.

Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 20 (hai mươi) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

[2.3] Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999;

Xử phạt: Nguyễn Văn H1 (Y) 12 (mười hai) năm 06 (sáu) tháng tù, về tội “Giết người”.

Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015;

Xử phạt: Nguyễn Văn H1 (Y) 07 (bảy) năm 06 (Sáu) tháng tù, về tội “Cố ý gây thương tích”.

Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 20 (hai mươi) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

[2.4] Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999;

Xử phạt: Dương Văn H2 12 (mười hai) năm tù, về tội “Giết người”.

Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015;

Xử phạt: Dương Văn H2 07 (bảy) năm tù, về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 19 (mười chín) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

[2.5] Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999;

Xử phạt: Dương Văn H3 12 (mười hai) năm tù, về tội “Giết người”.

Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015;

Xử phạt: Dương Văn H3 07 (bảy) năm tù, về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 19 (mười chín) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

[2.6] Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999;

Xử phạt: Nguyễn Trọng T 12 (mười hai) năm tù, về tội “Giết người”.

Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015;

tích”.

Xử phạt: Nguyễn Trọng T 06 (sáu) năm tù, về tội “Cố ý gây thương Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 18 (mười tám) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

[2.7] Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999;

Xử phạt: Hà Văn P 10 (mười) năm tù, về tội “Giết người”.

Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015;

Xử phạt: Hà Văn P 05 (năm) tù, về tội “Cố ý gây thương tích”.

Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 15 (mười lăm) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

[2.8] Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999;

Xử phạt: Nguyễn Văn T1 (TB) 09 (chín) năm tù, về tội “Giết người”.

Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015;

tích”.

Xử phạt: Nguyễn Văn T1 (TB) 05 (năm) năm tù, về tội “Cố ý gây thương Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 14 (mười bốn) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam, ngày 15/8/2018.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, thi hành án theo quy định pháp luật, án phí, kiến nghị về công tác quản lý đất đai và quyền kháng cáo.

Trong hạn luật định, các bị cáo Phạm Thị P, NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1, Dương Văn H2, Dương Văn H3, Nguyễn Trọng T, Hà Văn P, Nguyễn Văn T1, kháng cáo xin xem xét lại tội danh và giảm nhẹ hình phạt. Đại diện hợp pháp của người bị hại là bà Phùng Thị Đ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Luật sư bào chữa cho các bị cáo thì cho rằng: Các cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ vật chứng (hung khí) tại hiện trường không phù hợp với thương tích của các nạn nhân cũng như lời khai của các bị cáo tại phiên tòa, các kết luận giám định thương tật, giám định vũ khí quân dụng không đúng vi phạm tố tụng vì chỉ có một giám định viên. Ngoài ra, các bị cáo phạm tội là do hành vì trái pháp luật của bị hại trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nên các bị cáo chỉ bị xét xử theo Điều 95 BLHS năm 1999 hoặc tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Đối với nhóm của H4 đen cần điều tra làm rõ hành vì đe dọa giết người và sử dụng vũ khí quân dụng trái phép, nên cần hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại. Vì vậy, Cấp sơ thẩm tuyên các bị cáo phạm tội giết người là không đúng nên đề nghị Hủy án sơ thẩm để điều tra lại.

Tại phiên tòa hôm nay, tất cả các bị cáo đều khai nhận hành vi và hậu quả của vụ án do các bị cáo gây ra chỉ xin giảm nhẹ hình phạt do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn và bồi thường thêm cho gia đình bị hại. Riêng bị cáo Phạm Thị P thừa nhận, trước khi đi giữ đất thì ngày 15/12/2017 P đã tổ chức họp bàn cùng nhau đi đánh trả nhóm H4 Đen, P có gọi điện cho một số người, khi đi Bị cáo cầm theo một cây gậy tre để tham gia đánh nhau với nhóm H4 Đen.

Người đại diện theo ủy quyền của bị hại Trịnh Sơn T – Bà Phùng Thị Đ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Với lý do, các bị cáo phạm tội là do hành vì trái pháp luật của nạn nhân, hầu hết các bị cáo đều là gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Nay mới phạm tội lần đầu chưa có tiền án, tiền sử. Đồng thời bị cáo P bồi thường 3.000.000đ, H bồi thường 2.000.000đ, H1 2.000.000đ, T 3.000.000đ, H2, H3 mỗi bị cáo 1.000.000đ và hiện nay tôi đã nhận tiền bồi thường của các bị cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có quan điểm về việc giải quyết vụ án như sau:

Về nội dung đơn kháng cáo của bị cáo: Bản án hình sự sơ thẩm số:

64/2019/HS-ST ngày 28 - 10 - 2019, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã xét xử các bị cáo về tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích” theo quy định điểm a, n khoản 1 Điều 93 và khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 và xử phạt bị cáo Phạm Thị P phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 21 (hai mươi mốt) năm tù, bị cáo NGUYỄN VĂN H phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 20 (hai mươi) năm tù, bị cáo Nguyễn Văn H1 phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 20 (hai mươi) năm tù; bị cáo Dương Văn H2 phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 19 (mười chín) năm tù, bị cáo Dương Văn H3 phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 19 (mười chín) năm tù, bị cáo Nguyễn Trọng T phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 18 (mười tám) năm tù, bị cáo Hà Văn P phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 15 (mười lăm) năm tù, bị cáo Nguyễn Văn T1 phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 14 (mười bốn) năm tù là phù hợp với tính chất, mức độ do hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 1 Điều 355 và Điều 356 BLTTHS không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, giữ nguyên Bản án sơ thẩm.

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên toà phúc thẩm; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo thừa nhận: Do mâu thuẫn trong việc sử dụng đất tại các lô đất trống, thuộc tiểu khu 263, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk nên khoảng 13 giờ 00 phút ngày 16/12/2017 thì có khoảng 30 - 40 người dân tộc Kinh, dân tộc Ê Đê cả nam và nữ, mang theo hung khí như: Cuốc, xẻng, gậy gộc… đến đứng rải rác ở khu vực sân trước lán trại của P hô hào, riêng các bị cáo Phạm Thị P, NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1, Dương Văn H2, Dương Văn H3, Nguyễn Trọng T, Hà Văn P, Nguyễn Văn T1 cùng một số đối tượng khác đã có hành vi cầm hung khí như: dao, gậy sắt, cuốc… cùng xông lên tấn công nhóm H4 đen, hậu quả chết một người và thương tích nghiêm trọng cho nhiều người. Cụ thể: H cầm dao chém trúng tay H5 đang cầm khẩu súng độ chế làm súng rơi xuống sàn xe ô tô tải, H tiếp tục chạy đến dùng chân, tay đánh N và H4 đen; H3 cầm cuốc, tuýp sắt nhảy lên thùng xe ô tô đánh H5 khi H5 đã bị đánh nằm trên sàn xe ô tô; T cầm dao chém trúng người N làm cho N ngã gục xuống đất; H2 cầm dao chém H5 rồi tiếp tục dùng dao chém trúng một người thanh niên đứng cạnh H5 trên thùng xe ôtô tải nhưng không rõ là ai, H1 cầm cán cuốc bằng sắt đánh trúng vai một người trong nhóm H4 đen đứng trên đầu xe cày, rồi tiếp tục cầm cán cuốc chọc vào một người đang nằm dưới gầm xe cày;

T1 cầm cây cào sắt có 03 răng đánh trúng lưng P1 một cái; P cầm cây gậy tre đánh 02 cái trúng chân P1. Trong lúc bị đánh thì nhóm H4 đen chỉ có P1 bỏ chạy thoát, H5 bị đánh nằm gục trên sàn xe ô tô, Văn bị chém tử vong nằm trong ca bin xe ô tô, N bị đánh nằm gục dưới đất, số người còn lại bị đánh, chém thương tích chui vào gầm xe cày, xe ôtô để trốn thì nhóm P không đánh nữa.

Hậu quả: Phạm Thế V chết, gây tổn thương cho Trịnh Sơn T với tổng tỉ lệ thương tích là: 77%; gây tổn thương cho Đặng Công B với tổng tỉ lệ thương tích là: 28%; gây tổn thương cho Nguyễn Cao N với tổng tỉ lệ thương tích là: 25%;

gây tổn thương cho Đặng Văn S với tổng tỉ lệ thương tích là:19%; gây tổn thương cho Đặng Công H5 với tổng tỉ lệ thương tích là: 37%; gây tổn thương cho Đặng Văn H4 với tổng tỉ lệ thương tích là: 33%, gây tổn thương cho Vũ Hồng P1 với tổng tỷ lệ thương tích là: 04%. trong vụ án này P là người tổ chức cầm đầu, đồng bọn còn lại với vai trò đồng phạm giúp sức.

Do đó, Bản án hình sự sơ thẩm số: 64/2019/HS-ST ngày 28-10-2019, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã xét xử các bị cáo về tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích” theo quy định điểm a, n khoản 1 Điều 93 và khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 là có căn cứ đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

[2] Xét kháng cáo của bị hại và các bị cáo thì thấy: Đây là vụ án có nhiều người tham gia, nhóm của P chủ động thông báo cho mọi người và chuẩn bị dao, gậy sắt, cuốc… tấn công nhóm H4 đen nhằm bảo vệ đất đang tranh chấp là trái pháp luật. Nhóm do H4 đen dẫn đầu gồm có, Nguyễn Cao N, Trịnh Sơn T, Phạm Thế V mang theo dao, mã tấu, gậy, súng tự chế đi vào khu đất đang tranh chấp tiếp tục yêu cầu P1 nổ máy cày đất và khơi mào cho việc đối đầu của hai nhóm tranh chấp rồi nổ súng thị uy dẫn đến đánh nhau. Vì vậy, ý kiến của Luật sư cũng như kháng cáo của các bị cáo cho rằng; các bị cáo phạm tội là do hành vì trái pháp luật của bị hại trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nên các bị cáo chỉ bị xét xử theo Điều 95 BLHS năm 1999 hoặc tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người nên cần hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại là không có căn cứ.

Xét thấy, Tại phiên tòa hôm nay có phát sinh tình tiết mới, sau khi xử sơ thẩm bị cáo P bồi thường 3.000.000đ, H bồi thường 2.000.000đ, H1 2.000.000đ, T 3.000.000đ, H2, H3 mỗi bị cáo 1.000.000đ nhưng hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công dân được pháp luật bảo vệ, làm xáo trộn trật tự xã hội tạo dư luận không tốt trong cộng đồng dân cư và nhân dân trong khu vực. Chỉ vì mâu thuẫn trong việc tranh chấp quyền sử dụng các thửa đất thuộc tiểu khu 263, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk mà các bị cáo đã dùng các công cụ lao động sẵn để đâm, chặt, chém vào vùng trọng yếu của con người, tước đoạt mạng sống của anh Phạm Thế V và gây thương tích nghiêm trọng cho nhiều người là thể hiện tính chất côn đồ hung hãn coi thường pháp luật, nên đối với các bị cáo cần xử lý nghiêm. Tòa án cấp sơ thẩm xử cách ly các bị cáo ra ngoài xã hội một thời gian dài để cải tạo giáo dục và răn đe phòng ngừa chung là cần thiết. Cấp sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự buộc bị cáo Phạm Thị P phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 21 (hai mươi mốt) năm tù, bị cáo NGUYỄN VĂN H phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 20 (hai mươi) năm tù, bị cáo Nguyễn Văn H1 phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 20 (hai mươi) năm tù; bị cáo Dương Văn H2 phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 19 (mười chín) năm tù, bị cáo Dương Văn H3 phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 19 (mười chín) năm tù, bị cáo Nguyễn Trọng T phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 18 (mười tám) năm tù, bị cáo Hà Văn P phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 15 (mười lăm) năm tù, bị cáo Nguyễn Văn T1 phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 14 (mười bốn) năm tù là không nặng. Do vậy, cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo cũng như quan điểm của các Luật sư tại phiên tòa, giữ nguyên Bản án sơ thẩm như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa.

Bà Phùng Thị Đ người đại diện theo ủy quyền của bị hại Trịnh Sơn T. Phạm Thị Hiền đại diện cho Phạm Thế V đã chết xác nhận, sau khi xử sơ thẩm gia đình bị hại có nhận thêm các khoản tiền bồi thường bổ sung do các bị cáo Phạm Thị P, NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1, Dương Văn H3, Nguyễn Trọng T, Hà Văn P, Nguyễn Văn T1. Bị hại bà Đ cũng xin giảm nhẹ cho các bị cáo, nhưng xét thấy mức hình phạt cấp sơ thẩm đã tuyên đối với các bị cáo là phù hợp không nặng.

[3] Về nghĩa vụ bồi thường dân sự. Tại phiên tòa đại diện cho gia đình bị hại có nhận thêm một số khoản tiền bồi thường thương tích, có viết giấy xác nhận, các bên sẽ được khấu trừ quá trình thi hành án dân sự.

[4] Ngoài ra, trong vụ án này có các đối tượng: Nguyễn Văn T3, Hồ Văn T6, Phạm Thị Ngọc M, Nguyễn Văn L, Phạm Thị T1, Võ Văn G, Phạm Thị N, Đặng Thị L, Ngô Văn L, Nguyễn Văn T, Trương Văn B, YPS, YDS và nhiều người khác có liên đến vụ án, Đây là các đối tượng tham gia cùng nhóm của bị cáo Phạm Thị P với vai trò đồng phạm cùng tội danh, với nhóm của H4 đen chưa bị điều tra xử lý. Cơ quan Cảnh sát điều tra tách hành vi của họ để tiếp tục điều tra, Viện kiểm sát không truy T, khi có đủ cơ sở sẽ tiến hành khởi T điều tra xử lý theo qui định của pháp luật như cấp sơ thẩm đã nhận định nên cấp phúc thẩm không xem xét.

[3] Các phần khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật.

[4] Các bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355 và Điều 356 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Phạm Thị P, NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1, Dương Văn H2, Dương Văn H3, Nguyễn Trọng T, Hà Văn P, Nguyễn Văn T1, giữ nguyên Bản án sơ thẩm.

Tuyên bố: Các bị cáo Phạm Thị P, NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1, Dương Văn H2, Dương Văn H3, Nguyễn Trọng T, Hà Văn P, Nguyễn Văn T1 phạm tội “Giết người” và tội “Cố ý gây thương tích”.

- Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999; xử phạt: Bị cáo Phạm Thị P 13 (mười ba) năm tù, về tội “Giết người”. Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, xử phạt: Bị cáo Phạm Thị P 08 (tám) năm tù, về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo Phạm Thị P phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 21 (hai mươi mốt) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

- Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999; xử phạt: NGUYỄN VĂN H (X) 12 (mười hai) năm 06 (sáu) tháng tù, về tội “Giết người”. Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015; xử phạt: NGUYỄN VĂN H (X) 07 (bảy) năm 06 (Sáu) tháng tù, về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 20 (hai mươi) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

- Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999; xử phạt: Nguyễn Văn H1 (Y) 12 (mười hai) năm 06 (sáu) tháng tù, về tội “Giết người”. Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7;

điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, xử phạt: Nguyễn Văn H1 (Y) 07 (bảy) năm 06 (Sáu) tháng tù, về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 20 (hai mươi) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

- Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999; xử phạt: Dương Văn H2 12 (mười hai) năm tù, về tội “Giết người”. Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, xử phạt: Dương Văn H2 07 (bảy) năm tù, về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 19 (mười chín) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

- Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999; xử phạt: Dương Văn H3 12 (mười hai) năm tù, về tội “Giết người”. Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, xử phạt: Dương Văn H3 07 (bảy) năm tù, về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 19 (mười chín) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

- Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p khoản 1 khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999; xử phạt: Nguyễn Trọng T 12 (mười hai) năm tù, về tội “Giết người”. Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p, khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015; xử phạt: Nguyễn Trọng T 06 (sáu) năm tù, về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 18 (mười tám) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

- Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p, khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999; xử phạt: Hà Văn P 10 (mười) năm tù, về tội “Giết người”. Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p, khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015; xử phạt: Hà Văn P 05 (năm) tù, về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 15 (mười lăm) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giữ, ngày 17/12/2017.

- Áp dụng điểm a, n khoản 1 Điều 93; điểm b, p, khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999; xử phạt: Nguyễn Văn T1 (TB) 09 (chín) năm tù, về tội “Giết người”. Áp dụng khoản 3 Điều 104; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự 1999; khoản 3 Điều 7; điểm đ khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015; xử phạt: Nguyễn Văn T1 (TB) 05 (năm) năm tù, về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 để tổng hợp hình phạt của hai tội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cả hai tội là 14 (mười bốn) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam, ngày 15/8/2018.

2. Các bị cáo Phạm Thị P, NGUYỄN VĂN H, Nguyễn Văn H1, Dương Văn H2, Dương Văn H3, Nguyễn Trọng T, Hà Văn P, Nguyễn Văn T1, mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí Hình sự phúc thẩm do kháng cáo không được chấp nhận.

3. Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

111
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội cố ý gây thương tích số 127/2020/HS-PT

Số hiệu:127/2020/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Đà Nẵng
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 27/05/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về