Bản án về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự số 58/2024/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 58/2024/HS-ST NGÀY 20/03/2024 VỀ TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

Trong ngày 20 tháng 3 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 293/2023/TLST-HS ngày 15 tháng 11 năm 2023 đối với bị cáo:

Nguyễn Văn Đ, sinh năm 1992, sinh tại: Thành phố HP; Nơi thường trú: Xóm 9, thôn KT, xã HT, huyện AD, thành phố HP; Chỗ ở: Số 257/80, đường ĐTV, Tổ 4, Ấp Y, xã ĐT, huyện HM, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Văn H và bà Nguyễn Thị H1; Bị cáo có vợ tên Nguyễn Thị Thu H2, con lớn nhất sinh năm 2022, con nhỏ nhất sinh năm 2023.

Tiền sự: Không. Tiền án: Không.

Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

1. Bà Nguyễn Thị Mộng Đ1, sinh năm 1979 Địa chỉ: Số A, đường số B, ấp TĐ, xã TTH, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. (Vắng mặt)

2. Ông Nguyễn Kiều Tuấn Ph, sinh năm 1991 Địa chỉ: Số 830/25C, Ấp C, xã PX, huyện NB, Thành phố Hồ Chí Minh. (Vắng mặt)

3. Ông Huỳnh Hoàng P, sinh năm 2003 Địa chỉ: Số 251, đường LVB, phường BT, Quận Z, Thành phố Hồ Chí Minh. (Vắng mặt) 4. Bà Nguyễn Thị Thu H2, sinh năm 1998 HKTT: Thôn QH, xã NS, huyện AD, thành phố Hải Phòng.

Chỗ ở: Số 257/80, đường ĐTV, Tổ 4, Ấp Y, xã ĐT, huyện HM, Thành phố Hồ Chí Minh. (Vắng mặt) 

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Từ năm 2022 thông qua các mối quan hệ ngoài xã hội, bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 quen biết với Nguyễn Văn Đ nên Đ đã cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay tiền nhiều lần với lãi suất cao hơn quy Đ của pháp luật, cụ thể như sau:

Lần thứ nhất: Vào khoảng tháng 10/2022, Đ cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay số tiền 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng). Hai bên không lập hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng lời nói với nhau nội dụng cụ thể như sau: tiền gốc Đ cho bà Đ1 vay là 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng); lãi suất được tính theo ngày, mỗi ngày bà Đ1 phải đóng tiền lãi là 2%, tương đương 6.000.000đ (Sáu triệu đồng); tiền phí dịch vụ tính 05% tính trên số tiền gốc là 15.000.000đ (Mười lăm triệu đồng); bà Đ1 phải đóng trước tiền lãi của ngày đầu tiên là 6.000.000đ (Sáu triệu đồng). Như vậy, tại ngày đầu tiên, Đ chỉ giao thực tế cho bà Đ1 số tiền 279.000.000đ (Hai trăm bảy mươi chín triệu). Bà Đ1 đã đóng tiền lãi được 20 ngày với tổng số tiền lãi là 120.000.000đ (Một trăm hai mươi triệu đồng). Sau đó, bà Đ1 đã trả tiền gốc cho Đ là 300.000.0000đ (Ba trăm triệu đồng) nên hai bên tất toán xong khoản vay. Vậy, số tiền lãi hợp pháp quy Đ tại Điều 468 Bộ luật Dân sự mà Đ được nhận là 20%/365 ngày x 300.000.000đ x 20 ngày = 3.287.671,2đ (Ba triệu hai trăm tám mươi bảy nghìn sáu trăm bảy mươi mốt phẩy hai đồng), số tiền lãi bất hợp pháp Đ hưởng từ việc cho vay tiền này là 120.000.000đ - 3.287.671,2đ = 116.712.328,8đ (Một trăm mười sáu triệu bảy trăm mười hai nghìn ba trăm hai mươi tám phẩy tám đồng). Tổng tiền thu lợi bất chính của Đ gồm số tiền lãi cao hơn quy Đ của pháp luật là 116.712.328,8đ + 15.000.000đ (Tiền phí dịch vụ) = 131.712.328,8đ (Một trăm ba mươi mốt triệu bảy trăm mười hai nghìn ba trăm hai mươi tám phẩy tám đồng).

Lần thứ hai: Vào khoảng tháng 5/2023, Đ cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay số tiền 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng). Hai bên không lập hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng lời nói với nhau nội dụng cụ thể như sau: tiền gốc Đ cho bà Đ1 vay là 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng); lãi suất được tính theo ngày, mỗi ngày bà Đ1 phải đóng tiền lãi là 2%, tương đương 1.000.000đ (Một triệu đồng); tiền phí dịch vụ tính 05% tính trên số tiền gốc là 2.500.000đ (Hai triệu năm trăm nghìn đồng); bà Đ1 phải đóng trước tiền lãi của ngày đầu tiên là 1.000.000đ (Một triệu đồng). Như vậy, tại ngày đầu tiên, Đ chỉ giao thực tế cho bà Đ1 số tiền 46.500.000đ (Bốn mươi sáu triệu năm trăm nghìn đồng). Bà Đ1 đã đóng tiền lãi được 10 ngày với tổng số tiền lãi là 10.000.000đ (Mười triệu đồng). Sau đó bà Đ1 tiếp tục vay thêm tiền của Đ. Vậy, số tiền lãi hợp pháp quy Đ tại Điều 468 Bộ luật Dân sự mà Đ được nhận là 20%/365 ngày x 50.000.000đ x 10 ngày = 273.972,6 đ (Hai trăm bảy mươi ba nghìn chín trăm bảy mươi hai phẩy sáu đồng). Số tiền lãi bất hợp pháp Đ hưởng từ việc cho vay tiền này là 10.000.000đ - 273.972,6đ = 9.726.027,4đ (Chín triệu bảy trăm hai mươi sáu nghìn không trăm hai mươi bảy phẩy bốn đồng). Tổng tiền thu lợi bất chính của Đ gồm số tiền lãi cao hơn quy Đ của pháp luật là 9.726.027,4đ + 2.500.000đ (Tiền phí dịch vụ) = 12.226.027,4đ (Mười hai triệu hai trăm hai mươi sáu nghìn không trăm hai mươi bảy phẩy bốn đồng).

Lần thứ ba: Vào khoảng tháng 5/2023, Đ cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay số tiền 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng). Hai bên không lập hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng lời nói với nhau nội dụng cụ thể như sau: tiền gốc Đ cho bà Đ1 vay là 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng); lãi suất được tính theo ngày, mỗi ngày bà Đ1 phải đóng tiền lãi là 2%, tương đương 1.000.000đ (Một triệu đồng); tiền phí dịch vụ tính 05% tính trên số tiền gốc là 2.500.000đ (Hai triệu năm trăm nghìn đồng); bà Đ1 phải đóng trước tiền lãi của ngày đầu tiên là 1.000.000đ (Một triệu đồng) và tiền lãi của khoản vay trước là 1.000.000đ (Một triệu đồng). Như vậy, tại ngày đầu tiên, Đ chỉ giao thực tế cho bà Đ1 số tiền 45.500.000đ (Bốn mươi lăm triệu năm trăm nghìn đồng). Tính cộng dồn 02 khoản vay tiền gốc là 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng), mỗi ngày bà Đ1 phải đóng tiền lãi là 2.000.000đ (Hai triệu đồng). Bà Đ1 đã đóng tiền lãi được 10 ngày với tổng số tiền lãi là 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng). Sau đó bà Đ1 tiếp tục vay thêm tiền của Đ. Vậy, số tiền lãi hợp pháp quy Đ tại Điều 468 Bộ luật Dân sự mà Đ được nhận là 20%/365 ngày x 100.000.000đ x 10 ngày = 547.945,21đ (Năm trăm bốn mươi bảy nghìn chín trăm bốn mươi lăm phẩy hai mươi mốt đồng). Số tiền lãi bất hợp pháp Đ hưởng từ việc cho vay tiền này là 20.000.000đ - 547.945,21đ = 19.452.054,79đ (Mười chín triệu bốn trăm năm mươi hai nghìn không trăm năm mươi bốn phẩy bảy mươi chín đồng). Tổng tiền thu lợi bất chính của Đ gồm số tiền lãi cao hơn quy Đ của pháp luật là 19.452.054,79đ + 2.500.000đ (Tiền phí dịch vụ) = 21.952.054,79đ (Hai mươi mốt triệu chín trăm năm mươi hai nghìn không trăm năm mươi bốn phẩy bảy mươi chín đồng).

Lần thứ tư: Vào khoảng tháng 6/2023, Đ cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay số tiền 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng). Hai bên không lập hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng lời nói với nhau nội dụng cụ thể như sau: tiền gốc Đ cho bà Đ1 vay là 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng); lãi suất được tính theo ngày, mỗi ngày bà Đ1 phải đóng tiền lãi là 2%, tương đương 2.000.000đ (Hai triệu đồng); tiền phí dịch vụ tính 05% tính trên số tiền gốc là 5.000.000đ (Năm triệu đồng); bà Đ1 phải đóng trước tiền lãi của ngày đầu tiên là 2.000.000đ (Hai triệu đồng) và tiền lãi của 02 khoản vay trước là 2.000.000đ (Hai triệu đồng). Như vậy, tại ngày đầu tiên, Đ chỉ giao thực tế cho bà Đ1 số tiền 91.000.000đ (Chín mươi mốt triệu đồng). Tính cộng dồn 03 khoản vay tiền gốc là 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng), mỗi ngày bà Đ1 phải đóng tiền lãi là 4.000.000đ (Bốn triệu đồng).

Bà Đ1 đã đóng tiền lãi được 07 ngày với tổng số tiền lãi là 28.000.000đ (Hai mươi tám triệu đồng). Sau đó bà Đ1 tiếp tục vay thêm tiền của Đ. Vậy, số tiền lãi hợp pháp quy Đ tại Điều 468 Bộ luật Dân sự mà Đ được nhận là 20%/365 ngày x 200.000.000đ x 07 ngày = 767.123,29đ (Bảy trăm sáu mươi bảy nghìn một trăm hai mươi ba phẩy hai mươi chín đồng). Số tiền lãi bất hợp pháp Đ hưởng từ việc cho vay tiền này là 28.000.000đ - 767.123,29đ = 27.232.876,71đ (Hai mươi bảy triệu hai trăm ba mươi hai nghìn tám trăm bảy mươi sáu phẩy bảy mươi mốt đồng). Tổng tiền thu lợi bất chính của Đ gồm số tiền lãi cao hơn quy Đ của pháp luật là 27.232.876,71đ + 5.000.000đ (Tiền phí dịch vụ) = 32.232.876,71 (Ba mươi hai triệu hai trăm ba mươi hai nghìn tám trăm bảy mươi sáu phẩy bảy mươi mốt đồng).

Lần thứ năm: Vào khoảng tháng 6/2023, Đ cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay số tiền 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng). Hai bên không lập hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng lời nói với nhau nội dụng cụ thể như sau: tiền gốc Đ cho bà Đ1 vay là 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng); lãi suất được tính theo ngày, mỗi ngày bà Đ1 phải đóng tiền lãi là 2%, tương đương 4.000.000đ (Bốn triệu đồng); tiền phí dịch vụ tính 05% tính trên số tiền gốc là 10.000.000đ (Mười triệu đồng); bà Đ1 phải đóng trước tiền lãi của ngày đầu tiên là 4.000.000đ (Bốn triệu đồng) và tiền lãi của 03 khoản vay trước là 4.000.000đ (Bốn triệu đồng). Như vậy, tại ngày đầu tiên, Đ chỉ giao thực tế cho bà Đ1 số tiền 184.000.000đ (Một trăm tám mươi bốn triệu đồng). Tính cộng dồn 04 khoản vay tiền gốc là 400.000.000đ (Bốn trăm triệu đồng), mỗi ngày bà Đ1 phải đóng tiền lãi là 8.000.000đ (Tám triệu đồng). Bà Đ1 đã đóng tiền lãi được 07 ngày với tổng số tiền lãi là 56.000.000đ (Năm mươi sáu triệu đồng). Sau đó bà Đ1 tiếp tục vay thêm tiền của Đ. Vậy, số tiền lãi hợp pháp quy Đ tại Điều 468 Bộ luật Dân sự mà Đ được nhận là 20%/365 ngày x 400.000.000đ x 07 ngày = 1.534.246,58đ (Một triệu năm trăm ba mươi bốn nghìn hai trăm bốn mươi sáu phẩy năm mươi tám đồng). Số tiền lãi bất hợp pháp Đ hưởng từ việc cho vay tiền này là 56.000.000đ - 1.534.246,58đ = 54.465.753,42đ (Năm mươi bốn triệu bốn trăm sáu mươi lăm nghìn bảy trăm năm mươi ba phẩy bốn mươi hai đồng). Tổng tiền thu lợi bất chính của Đ gồm số tiền lãi cao hơn quy Đ của pháp luật là 54.465.753,42đ + 10.000.000đ (Tiền phí dịch vụ) = 64.465.753,42đ (Sáu mươi bốn triệu bốn trăm sáu mươi lăm nghìn bảy trăm năm mươi ba phẩy bốn mươi hai đồng).

Lần thứ sáu: Vào ngày 15/6/2023, Đ cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay số tiền 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng). Hai bên không lập hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng lời nói với nhau nội dụng cụ thể như sau: tiền gốc Đ cho bà Đ1 vay là 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng); lãi suất được tính theo ngày, mỗi ngày bà Đ1 phải đóng tiền lãi là 2%, tương đương 1.000.000đ (Một triệu đồng); tiền phí dịch vụ tính 05% tính trên số tiền gốc là 2.500.000đ (Hai triệu năm trăm nghìn đồng); bà Đ1 phải đóng trước tiền lãi của ngày đầu tiên là 1.000.000đ (Một triệu đồng) và tiền lãi của 04 khoản vay trước là 8.000.000đ (Tám triệu đồng). Như vậy, tại ngày đầu tiên, Đ chỉ giao thực tế cho bà Đ1 số tiền 39.500.000đ (Ba mươi chín triệu năm trăm nghìn đồng). Tính cộng dồn 05 khoản vay tiền gốc là 450.000.000đ (Bốn trăm năm mươi triệu đồng), mỗi ngày bà Đ1 phải đóng tiền lãi là 9.000.000đ (Chín triệu đồng). Bản thân bà Đ1 đã đóng tiền lãi được 03 ngày với tổng số tiền lãi là 27.000.000đ (Hai mươi bảy triệu đồng). Sau đó bà Đ1 không còn khả năng trả tiền lãi và gốc cho Đ. Ngày 18/6/2023, Đ đến nhà của bà Đ1 để đòi nợ nhưng không gặp bà Đ1 ở nhà mà gặp chị gái của bà Đ1 và được biết bà Đ1 đã bỏ nhà đi đâu không rõ. Ngày 05/7/2023, Đ đến gặp bà Đ1 tại quán cà phê Tigon trên đường Quốc lộ 22 thuộc xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi để giải quyết số tiền nợ thì bị Cơ quan Công an mời về trụ sở làm việc. Vậy, số tiền lãi hợp pháp quy Đ tại Điều 468 Bộ luật Dân sự mà Đ được nhận là 20%/365 ngày x 450.000.000đ x 03 ngày = 739.726,03đ (Bảy trăm ba mươi chín nghìn bảy trăm hai mươi sáu phẩy không ba đồng). Số tiền lãi bất hợp pháp Đ hưởng từ việc cho vay tiền này là 27.000.000đ - 739.726,03đ = 26.260.273,97đ (Hai mươi sau triệu hai trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi phẩy chín mươi bảy đồng). Tổng tiền thu lợi bất chính của Đ gồm số tiền lãi cao hơn quy Đ của pháp luật là 26.260.273,97đ + 2.500.000đ (Tiền phí dịch vụ) = 28.760.273,97đ (Hai mươi tám triệu bảy trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi ba phẩy chín mươi bảy đồng).

Nguyễn Văn Đ cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay tiền lấy lãi suất 2%/1 ngày, tương đương 730%/1 năm (365 ngày), gấp 36,5 lần mức lãi suất cao nhất quy Đ tại Điều 468 Bộ luật Dân sự. Tổng số tiền thu lợi hợp pháp của Nguyễn Văn Đ từ việc cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay tiền để lấy lãi theo quy Đ của pháp luật (trong hạn mức 20%/năm) là: 7.150.684,91đ (Bảy triệu một trăm năm mươi nghìn sáu trăm tám mươi bốn phẩy chín mươi mốt đồng). Tổng số tiền thu lợi bất chính của Nguyễn Văn Đ từ việc cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay tiền để lấy lãi cao hơn quy Đ của pháp luật là: 291.349.315,09đ (Hai trăm chín mươi mốt triệu ba trăm bốn mươi chín nghìn ba trăm mười lăm phẩy không chín đồng). Qua điều tra Nguyễn Văn Đ khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên.

Vật chứng vụ án:

- Tạm giữ 01 (Một) điện thoại di động hiệu Nokia màu đen, Imei: 359097703440225 của Nguyễn Văn Đ.

- Tạm giữ 01 (Một) xe gắn máy hiệu Honda Airblade, màu bạc đen, biển số: 59C2-917.xx chủ sở hữu ông Nguyễn Kiều Tuấn Ph.

- Tạm giữ 320.000.000 đồng (Ba trăm hai mươi triệu đồng) là tiền Nguyễn Văn Đ tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả, bồi thường, tiền thu lợi bất chính.

Về trách nhiệm dân sự: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đ1 yêu cầu trả lại số tiền bất hợp pháp mà bị cáo Đ đã thu của bà.

Tại bản cáo trạng số 273/CT-VKS-CC ngày 14/11/2023 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Củ Chi đã truy tố bị can Nguyễn Văn Đ về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” theo khoản 2 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tại phiên tòa, ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Củ Chi đã đánh giá tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” của bị cáo, đánh giá các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của bị cáo. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 201; điểm b, i, s khoản 1, 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; khoản 1 Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 áp dụng hình phạt chính phạt tiền đối với bị cáo Đ, đề nghị phạt tiền bị cáo Đ từ 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng) đến 250.000.000đ (Hai trăm năm mươi triệu đồng).

Về nghĩa vụ dân sự: Buộc bị cáo Đ trả lại bà Đ1 số tiền 161.349.315,09đ (Một trăm sáu mươi mốt triệu ba trăm bốn mươi chín nghìn ba trăm mười lăm phẩy lẻ chín đồng) (được trừ vào số tiền bị cáo đã nộp 320.000.000đ (Ba trăm hai mươi triệu đồng) theo Lệnh nhập kho vật chứng số 216B/LNK-CSĐT- CSHS ngày 12/9/2023).

Về xử lý vật chứng:

- Tịch thu và nộp ngân sách Nhà nước:

+ Một điện thoại di động hiệu Nokia màu đen, Imei: 359097703440225;

+ Số tiền thu lợi bất chính là 7.150.684,91đ (Bảy triệu một trăm năm mươi nghìn sáu trăm tám mươi bốn phẩy chín mươi mốt đồng) (được trừ vào số tiền bị cáo đã nộp 320.000.000đ (Ba trăm hai mươi triệu đồng) theo Lệnh nhập kho vật chứng số 216B/LNK-CSĐT-CSHS ngày 12/9/2023);

+ Số tiền còn lại là 151.500.000đ (Một trăm năm mươi mốt triệu năm trăm nghìn đồng) theo Lệnh nhập kho vật chứng số 216B/LNK-CSĐT-CSHS ngày 12/9/2023 được tịch thu nộp Ngân sách nhà nước.

- Truy thu bị cáo Đ số tiền 148.500.000đ (Một trăm bốn mươi tám triệu năm trăm nghìn đồng).

- Trả lại cho bà H2 và bị cáo xe gắn máy hiệu Honda Airblade, màu bạc đen, biển số: 59C2-917.xx, số máy: JFG3E2453001, số khung: RLHJFG323KZ050084.

Lời nói sau cùng của bị cáo: Bị cáo đã ăn năn, hối cải về lỗi lầm của mình, xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về tố tụng: Về hành vi, các quyết định Tố tụng của Cơ quan điều tra, điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo không có ý kiến hay khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã được thực hiện đều hợp pháp.

[2] Tại phiên tòa, bị cáo Đ đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội: Bị cáo có số tiền gốc là 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng), vì muốn kiếm lợi nhuận thu được từ hành vi cho vay nên bị cáo dùng số tiền 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng) cho bà Đ1 vay nhiều lần tiền với lãi suất 60%/tháng. Ngày 05/7/2023, khi bị cáo hẹn gặp bà Đ1 để giải quyết nợ vay tại quán cà phê Tigon thuộc xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi thì bị Công an phát hiện mời về trụ sở làm việc. Từ tháng 10/2022 cho đến khi bị phát hiện, bị cáo thu lợi tiền cho vay vượt quá quy Đ của pháp luật là 291.349.315,09đ (Hai trăm chín mươi mốt triệu ba trăm bốn mươi chín nghìn ba trăm mười lăm phẩy không chín đồng). Sự việc xảy ra như nội dung cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Củ Chi đã truy tố đối với bị cáo.

[3] Lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa là khách quan, phù hợp với lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của người liên quan và phù hợp với các tài liệu, chứng khác thu thập được có trong hồ sơ vụ án.

[4] Xét thấy bị cáo Đ vì lợi ích cá nhân đã dùng 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng) cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay nhiều lần để lấy lãi suất 2%/1 ngày, tương đương 730%/1 năm (365 ngày), gấp 36,5 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự. Tổng số tiền thu lợi hợp pháp của Nguyễn Văn Đ từ việc cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay tiền để lấy lãi theo quy định của pháp luật (trong hạn mức 20%/năm) là: 7.150.684,91đ (Bảy triệu một trăm năm mươi nghìn sáu trăm tám mươi bốn phẩy chín mươi mốt đồng). Tổng số tiền thu lợi bất chính của Nguyễn Văn Đ từ việc cho bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 vay tiền để lấy lãi cao hơn quy định của pháp luật là: 291.349.315,09đ (Hai trăm chín mươi mốt triệu ba trăm bốn mươi chín nghìn ba trăm mười lăm phẩy không chín đồng).

Như vậy, có đủ cơ sở để xác định hành vi nêu trên của bị cáo Nguyễn Văn Đ đã phạm vào tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, bị cáo phạm tội do cố ý, bị cáo đã có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Bị cáo vì lợi ích cá nhân đã xâm phạm quy định của Nhà nước về quản lý các hoạt động tín dụng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hành vi của bị cáo còn xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn xã hội. Do đó, cần có mức hình phạt thật nghiêm đối với bị cáo mới đủ tác dụng răn đe, giáo dục bị cáo và đấu tranh, phòng ngừa chung cho toàn xã hội.

Tuy nhiên khi lượng hình, Hội đồng xét xử cũng xem xét về tình tiết tăng nặng: Bị cáo đã nhiều lần thực hiện hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân, trong đó có những lần thu lợi bất chính trên 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng) trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Về tình tiết giảm nhẹ: Bị cáo có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo đã tự nguyện nộp tiền để khắc phục, bồi thường thiệt hại; bị cáo đã tự nguyện nộp tiền thu lợi bất chính. Do đó, Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt theo quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xét thấy trong thời gian bị cáo được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cứ trú, bị cáo đã chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của nhà nước và pháp luật; bị cáo có nơi cư trú rõ ràng; bị cáo không có tiền án, tiền sự; phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xét thấy không cần thiết cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội cũng đủ tác dụng cải tạo, giáo dục đối với bị cáo. Do đó, Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 35 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) để áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với bị cáo Đ là người thực hiện hành vi phạm tội, phù hợp với quy định tại Điều 3 của Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

[5] Về xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội:

[5.1] Bị cáo Đ thu lợi từ việc cho bà Đ1 vay tiền để lấy lãi cao hơn quy Đ của pháp luật là 291.349.315,09đ (Hai trăm chín mươi mốt triệu ba trăm bốn mươi chín nghìn ba trăm mười lăm phẩy lẻ chín đồng). Bà Đ1 khai đã được bị cáo Đ bớt trước số tiền 130.000.000đ (Một trăm ba mươi triệu đồng). Như vậy, bị cáo Đ còn phải trả lại cho bà Đ1 số tiền 161.349.315,09đ (Một trăm sáu mươi mốt triệu ba trăm bốn mươi chín nghìn ba trăm mười lăm phẩy lẻ chín đồng). Xét ngày 12/9/2023, bị cáo Đ đã nộp số tiền 320.000.000đ (Ba trăm hai mươi triệu đồng) để khắc phục hậu quả, bồi thường, tiền thu lợi bất chính tại Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện Củ Chi. Vì vậy, số tiền 161.349.315,09đ (Một trăm sáu mươi mốt triệu ba trăm bốn mươi chín nghìn ba trăm mười lăm phẩy lẻ chín đồng) được trừ vào số tiền 320.000.000đ (Ba trăm hai mươi triệu đồng) theo Lệnh nhập kho vật chứng số 216B/LNK-CSĐT-CSHS ngày 12/9/2023 để trả lại cho bà Đ1.

[5.2] Tiền lãi tương ứng mức lãi suất 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự mà bị cáo đã thu của bà Đ1 là 7.150.684,91đ (Bảy triệu một trăm năm mươi nghìn sáu trăm tám mươi bốn phẩy chín mươi mốt đồng) là tiền thu lợi bất chính nên tịch thu sung quỹ nhà nước, được trừ vào số tiền 320.000.000đ (Ba trăm hai mươi triệu đồng) bị cáo đã nộp theo Lệnh nhập kho vật chứng số 216B/LNK-CSĐT-CSHS ngày 12/9/2023.

[5.3] Bị cáo Đ đã sử dụng số tiền 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng) cho bà Đ1 vay với 06 lần giao dịch. Xét thấy đây là khoản tiền bị cáo Đ dùng để cho vay nên cần truy thu để sung quỹ nhà nước. Bị cáo đã nộp 320.000.000đ (Ba trăm hai mươi triệu đồng) để khắc phục hậu quả và nộp thu lợi bất chính nên số tiền còn lại sau khi trừ các khoản tiền nêu tại mục [5.1] và [5.2] còn lại 151.500.000đ (Một trăm năm mươi mốt triệu năm trăm nghìn đồng theo Lệnh nhập kho vật chứng số 216B/LNK-CSĐT-CSHS ngày 12/9/2023 được tịch thu nộp Ngân sách nhà nước. Đồng thời, truy thu bị cáo Đ số tiền 148.500.000đ (Một trăm bốn mươi tám triệu năm trăm nghìn đồng) để nộp Ngân sách nhà nước.

[6] Về xử lý vật chứng:

+ 01 (Một) điện thoại di động hiệu Nokia màu đen, Imei: 359097703440225 của Nguyễn Văn Đ do bị cáo dùng để làm phương tiên liên lạc thực hiện hành vi phạm tội nên tịch thu nộp ngân sách Nhà nước.

+ Qua xác minh, 01 (Một) xe gắn máy hiệu Honda Airblade, màu bạc đen, biển số: 59C2-917.xx, số máy: JFG3E2453001, số khung: RLHJFG323KZ050084 có chủ sở hữu là ông Nguyễn Kiều Tuấn Ph. Ông phong xác Đ đã bán lại cho ông Huỳnh Hoàng P nhưng chưa chuyển tên chủ sở hữu. Ông P xác Đ đã bán lại cho Đ nhưng chưa chuyển tên chủ sở hữu. Ông Ph và ông P xác Đ không có yêu cầu gì đối với chiếc xe vì đã bán. Bà H2 là vợ của bị cáo Đ cho biết chiếc xe nêu trên là do vợ chồng mua trong thời kỳ hôn nhân, là tài sản chung của vợ chồng. Bà H2 không biết bị cáo dùng xe để đi cho vay lãi nặng. Bà H2 có yêu cầu xin nhận lại xe để làm phương đi lại. Do đó, Hội đồng xét xử xem xét trả lại cho bị cáo và bà Huệ 01 (Một) xe gắn máy hiệu Honda Airblade, màu bạc đen, biển số: 59C2-917.xx, số máy: JFG3E2453001, số khung: RLHJFG323KZ050084 là phù hợp.

[7] Về án phí hình sự sơ thẩm: Buộc bị cáo Đ phải chịu án phí hình sự sơ thẩm là 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật phí và lệ phí năm 2015, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn Đ phạm tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

[1] Căn cứ vào khoản 2 Điều 201; khoản 1 Điều 35; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điểu 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xử phạt: Phạt tiền bị cáo Nguyễn Văn Đ 210.000.000đ (Hai trăm mười triệu đồng).

[2] Về xử lý vật chứng: Căn cứ vào Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:

- Trả lại bà Nguyễn Thị Mộng Đ1 số tiền 161.349.315,09đ (Một trăm sáu mươi mốt triệu ba trăm bốn mươi chín nghìn ba trăm mười lăm phẩy lẻ chín đồng), được trừ vào số tiền bị cáo đã nộp 320.000.000đ (Ba trăm hai mươi triệu đồng) theo Lệnh nhập kho vật chứng số 216B/LNK-CSĐT-CSHS ngày 12/9/2023.

- Tịch thu và nộp ngân sách Nhà nước:

+ Một điện thoại di động hiệu Nokia màu đen, Imei: 359097703440225;

+ Số tiền thu lợi bất chính là 7.150.684,91đ (Bảy triệu một trăm năm mươi nghìn sáu trăm tám mươi bốn phẩy chín mươi mốt đồng), được trừ vào số tiền bị cáo đã nộp 320.000.000đ (Ba trăm hai mươi triệu đồng) theo Lệnh nhập kho vật chứng số 216B/LNK-CSĐT-CSHS ngày 12/9/2023);

+ Số tiền còn lại là 151.500.000đ (Một trăm năm mươi mốt triệu năm trăm nghìn đồng) theo Lệnh nhập kho vật chứng số 216B/LNK-CSĐT-CSHS ngày 12/9/2023.

- Truy thu bị cáo Đ số tiền 148.500.000đ (Một trăm bốn mươi tám triệu năm trăm nghìn đồng).

- Trả lại cho bà Nguyễn Thị Thu H2 và bị cáo Nguyễn Văn Đ 01 (Một) xe gắn máy hiệu Honda Airblade, màu bạc đen, biển số: 59C2-917.xx, số máy: JFG3E2453001, số khung: RLHJFG323KZ050084.

(Tang vật theo Phiếu nhập kho vật chứng số 216/PNK-CSĐT-CSHS ngày 12/9/2023, Lệnh nhập kho vật chứng số 216B/LNK-CSĐT-CSHS ngày 12/9/2023 của Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an huyện Củ Chi). (Bút lục 209-211) - Căn cứ vào Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật phí và lệ phí năm 2015, buộc bị cáo Đ phải chịu án phí hình sự sơ thẩm là 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng).

Bị cáo có mặt được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc ngày niêm yết bản án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

69
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự số 58/2024/HS-ST

Số hiệu:58/2024/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Củ Chi - Hồ Chí Minh
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 20/03/2024
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về