Bản án về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự số 35/2023/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

BẢN ÁN 35/2023/HS-ST NGÀY 07/07/2023 VỀ TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

Ngày 07 tháng 7 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 29/2023/TLST- HS ngày 27/4/2023, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 31/2023/QĐXXST-HS ngày 26 tháng 5 năm 2023 và Quyết định hoãn phiên toà số 13/2023/QĐHPT ngày 09/6/2023 đối với các bị cáo:

1. Phạm Minh D, sinh năm 1999 Nơi cư trú: Thôn 3, xã Q, huyện Q, tỉnh Thanh Hoá.

Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không Quốc tịch: Việt Nam; Trình độ văn hóa: Lớp 8/12; Nghề nghiệp: Lao động tự do; Con ông: Trần Văn V (đã chết); Con bà: Phạm Thị H, sinh năm 1964; Chưa vợ, con; Tiền án, tiền sự: Không Bị tạm giữ ngày 13/12/2022. Tạm giam ngày 22/12/2022 đến ngày 07/02/2023 được thay thế bằng biện pháp Bảo lĩnh.

Bị cáo tại ngoại, có mặt tại phiên toà.

2. Lê Đình T, sinh năm 1996 Nơi cư trú: Thôn T, xã T, huyện Q, tỉnh Thanh Hoá.

Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Trình độ văn hóa: Lớp 3/12; Nghề nghiệp: Lao động tự do; Con ông: Lê Đình N, sinh năm 1967; Con bà: Đới Thị T, sinh năm 1969; Vợ: Lê Thị Q, sinh năm 1999. Có 2 con, lớn, sinh năm 2017, nhỏ sinh năm 2018. Tiền án, tiền sự: Không.

Tạm giam từ ngày 22/12/2022 đến ngày 07/02/2023 được thay thế bằng biện pháp Bảo lĩnh. Bị cáo tại ngoại, có mặt tại phiên toà.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1.Anh Nguyễn Thế H, sinh năm 1996 Nơi cư trú:Thôn P, xã T, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 2.Chị Nguyễn Thị N, sinh năm 1987 Nơi cư trú: Thôn T, xã Q, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 3.Anh Nguyễn Văn L, sinh năm 1998 Nơi cư trú: Thôn Ư, xã Q, huyện Q, Thanh Hóa 4.Anh Lê Duy T1, sinh năm 1998 Nơi cư trú: Thôn L, xã T, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 5.Anh Lê Duy S, sinh năm 1993 Nơi cư trú:Thôn P, xã T, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 6. Chị Trần Thị D, sinh năm 1987 Nơi cư trú: Thôn H, xã Q, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 7. Chị Trần Thị T2, sinh năm 1994 Nơi cư trú: Thôn Đ, xã Q, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 8. Chị Lê Thị H1, sinh năm 1999 Nơi cư trú: Thôn T, xã Q, huyện Q, Thanh Hóa 9. Chị Hồ Thị T3, sinh năm 1977 Nơi cư trú: Thôn T, xã T, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 10.Anh Nguyễn Văn M, sinh năm 1992 Nơi cư trú: Thôn 1, xã T, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 11. Chị Nguyễn Thị V, sinh năm 1987 Nơi cư trú: Thôn T, xã Q, huyện Q, Thanh Hóa 12. Chị Nguyễn Thị D2, sinh năm 1987 Nơi cư trú: Thôn T, xã Q, huyện Q, Thanh Hóa 13.Anh Hoàng Sỹ G, sinh năm 1994 Nơi cư trú: Thôn P, xã T, huyện Q, Thanh Hóa 14. Chị Nguyễn Thị H2, sinh năm 1982 Nơi cư trú: Thôn 3, xã T, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 15. Anh Lê Văn T4, sinh năm 2000 Nơi cư trú: Thôn T1, xã Q, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 16. Chị Trần Thị D3, sinh năm 1976 (có mặt) Nơi cư trú: Thôn Q, xã Q, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 17. Anh Nguyễn Văn C, sinh năm 1987 Nơi cư trú: Thôn H, xã Q, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 18. Anh Hồ Ngọc A, sinh năm 1987 Nơi cư trú: Thôn T, xã T, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 19. Anh Hoàng Sỹ H2, sinh năm 1999 Nơi cư trú: Thôn P, xã T, huyện Q, Thanh Hóa 20. Chị Phạm Thị H3, sinh năm 1989 Nơi cư trú: Thôn H, xã Q, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa 21. Anh Ngô Văn T5, sinh năm 1999 Nơi cư trú: Thôn Đ, xã Q, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Do không có công ăn việc làm ổn định nên từ khoảng cuối năm 2021, Phạm Minh D nảy sinh ý định sử dụng tiền cá nhân của mình cho khách vay để lấy lãi. D rủ Lê Đình T (là bạn của D) góp tiền cho khách vay để thu tiền lãi. T đồng ý. Thoả thuận cho khách vay với lãi suất từ khoảng 5.000đ-7.000đ/triệu/ngày. D chịu trách nhiệm liên hệ tìm người vay và trực tiếp thoả thuận với khách về tiền phí hồ sơ, tiền lãi, thu lãi hàng tháng của khách, trực tiếp viết hợp đồng, yêu cầu người vay ký và D là người giữ hợp đồng; T dùng địa điểm là nhà ở của mình để D giao dịch với khách vay. Tuỳ theo từng khách vay, D sẽ thu tiền lãi, tiền phí làm hồ sơ vay và tiền phạt nếu khách nộp lãi chậm. Toàn bộ số tiền lãi, tiền hồ sơ, tiền phạt thu được của khách D được hưởng 60%, T được hưởng 40%. Từ cuối năm 2021 đến nay, D và T đã cho 21 người trên địa bàn huyện Quảng Xương vay để thu lời bất chính, cụ thể như sau:

1. Ngày 27/4/2022, D và T cho anh Nguyễn Thế H vay 10.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi anh H trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 27 hàng tháng anh H phải trả lãi của khoản vay là 2.000.000đ/tháng (6.667đ/triệu/ngày), tương đương với lãi suất 243,3%/năm, gấp 12,17 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho anh H vay tiền, D cắt trước 2.000.000đ tiền lãi của tháng đầu và đưa cho H số tiền 8.000.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (07 tháng 16 ngày), anh H đã trả cho D và T 08 tháng tiền lãi với tổng số tiền là 16.000.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 1.315.068đ. Số tiền D và T thu lời bất chính là 14.684.932đồng.

Hiện tại, anh H còn nợ 10.000.000đ tiền gốc; không nợ lãi.

2. Ngày 08/10/2021, D và T cho chị Nguyễn Thị N vay 20.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi chị N trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 08 hàng tháng chị N phải trả tiền lãi của khoản vay là 3.000.000đ/tháng (5.000đ/triệu/ngày), tương đương 182,5%/năm, gấp 9,13 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho chị N vay tiền, D cắt trước 3.000.000đ tiền lãi của tháng đầu rồi đưa cho chị N số tiền 17.000.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (13 tháng 5 ngày), chị N đã trả cho D và T 14 tháng tiền lãi với tổng số tiền 42.000.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 4.602.740đ. Số tiền thu lời bất chính là 37.397.260đồng.

Hiện tại chị N còn nợ tiền gốc là 20.000.000đ; không nợ lãi.

3. Ngày 24/7/2022, D và T cho anh Nguyễn Văn L vay 5.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi anh L trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 24 hàng tháng anh L phải trả số tiền lãi của khoản vay là 1.100.000đ/tháng (7.333đ/triệu/ngày), tương đương 267,7%/năm, gấp 13,38 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho anh L vay tiền, D cắt trước 1.100.000đ tiền lãi của tháng đầu rồi đưa cho anh L số tiền 3.900.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 20/11/2022 (03 tháng 26 ngày), anh L đã trả cho D và T 04 tháng tiền lãi với tổng số tiền là 4.400.000đ và đã trả hết 5.000.000đ tiền gốc. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 328.767đ; số tiền D và T thu lời bất chính là 4.071.233đ. Đến thời điểm hiện tại anh L đã trả hết nợ.

4. Ngày 01/10/2022, D và T cho anh Lê Duy T1 vay 10.000.000đ. Đến ngày 01 hàng tháng anh T1 phải trả số tiền lãi của khoản vay là 2.000.000đ/tháng (6.667đ/triệu/ngày), tương đương 243,3%/năm, gấp 12,17 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho anh T1 vay, D cắt trước 2.000.000đ tiền lãi của tháng đầu và 200.000đ tiền phí làm hồ sơ vay rồi đưa cho anh T1 số tiền 7.800.000đồng.

Tính từ ngày vay đến 13/12/2022 (02 tháng 12 ngày), anh T1 đã trả 02 tháng tiền lãi là 4.000.000đ, còn nợ 12 ngày tiền lãi là 800.000đ. Tổng số tiền lãi anh T1 phải trả là 4.800.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 394.521đ; số tiền D và T thu lợi bất chính là 4.605.479đồng.

Hiện tại anh T1 còn nợ tiền gốc là 10.000.000đ, nợ lãi 800.000đồng.

5. D và T cho anh Lê Duy S vay 2 lần tiền:

- Ngày 02/5/2022, anh S vay 5.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi anh S trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 02 hàng tháng anh S phải trả số tiền lãi của khoản vay là 1.000.000đ/tháng (6.667đ/triệu/ngày), tương đương 243.3%/năm, gấp 12,17 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho anh S vay tiền, D cắt trước 1.000.000đ tiền lãi của tháng đầu và 100.000đ tiền phí hồ sơ vay rồi đưa cho anh S 3.900.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 15/11/2022 (06 tháng 13 ngày), anh S đã trả 07 tháng tiền lãi là 7.000.000đ và trả hết số tiền gốc 5.000.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 575.342đ; số tiền thu lời bất chính là 6.524.658đồng.

- Trong tháng 3/2022, anh S vay 10.000.000đ, thời hạn 21 ngày với tổng số tiền lãi là 2.000.000đ (9.524đ/triệu/ngày), tương đương 347,6%/năm, gấp 17,38 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho anh S vay tiền, D cắt trước 2.000.000đ tiền lãi và 200.000đ tiền phí làm hồ sơ vay và đưa cho anh S 7.800.000đ. Sau 21 ngày anh S trả đủ 10.000.000đ tiền nợ gốc. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 115.068đ; số tiền thu lời bất chính là 2.084.932đồng.

Hiện tại anh S đã trả hết nợ cho D và T.

6. D và T cho chị Trần Thị D1 vay 3 lần tiền, cụ thể:

- Ngày 24/8/2022, chị D1 vay 5.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi chị D1 trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 24 hàng tháng chị D1 phải trả số tiền lãi của khoản vay là 1.100.000đ/tháng (7.333đ/triệu/ngày), tương đương 267,7%/năm, gấp 13,38 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho chị D1 vay tiền, D cắt trước 1.100.000đ tiền lãi của tháng đầu và đưa cho chị D1 3.900.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 24/10/2022 (03 tháng), chị D1 đã trả 03 tháng tiền lãi là 3.300.000đ và đã trả 5.000.000đ tiền gốc.

- Ngày 24/9/2022, chị D1 vay 5.000.000đ, thỏa thuận vay tương tự khoản vay trước, tiền lãi là 1.100.000đ/tháng (7.333đ/triệu/ngày), tương đương 267,7% /năm, gấp 13,38 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho chị D1 vay tiền, D cắt trước 1.100.000đ tiền lãi của tháng đầu và đưa cho chị D1 3.900.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 24/10/2022 (01 tháng), chị D1 đã trả 02 tháng tiền lãi là 2.200.000đ (D1 đang trả thừa lãi) và đã trả 5.000.000đ tiền gốc.

- Ngày 22/11/2022, chị D1 vay 10.000.000đ, thỏa thuận vay tương tự khoản vay trước, tiền lãi là 2.200.000đ/tháng (7.333đ/triệu/ngày), tương đương 267,7%/năm, gấp 13,38 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho chị D1 vay tiền, D cắt trước 2.200.000đ tiền lãi của tháng đầu và đưa cho chị D1 7.800.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (21 ngày), chị D1 đã trả cho D và T số tiền lãi là 3.200.000đ (D1 đang trả thừa lãi); chưa trả tiền gốc của khoản vay này.

Tổng số tiền lãi của cả 03 khoản vay chị D1 đã trả cho D và T là 8.700.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp đối với 03 khoản vay của chị D1 là 650.062đ; số tiền D và T thu lời bất chính trong 03 lần cho chị D1 vay tiền trên là 8.049.938đồng.

Đến thời điểm hiện tại chị D1 còn nợ 10.000.000đtiền gốc, không nợ lãi.

7. Ngày 06/11/2022, D và T cho chị Trần Thị T2 vay 20.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi chị T2 trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 06 hàng tháng chị T2 phải trả số tiền lãi của khoản vay là 3.000.000đ/tháng (5.000đ/triệu/ngày), tương đương 182,5%/năm, gấp 9,13 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho chị T2 vay tiền, D cắt trước 3.000.000đ tiền lãi của tháng đầu rồi đưa cho chị T2 số tiền 17.000.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 06/12/2022 (02 tháng), chị T2 đã trả cho D 6.000.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 657.534đ; số tiền thu lời bất chính là 5.342.466đồng.

Đến ngày 06/01/2023 (khi D bị bắt) chị T2 đã đưa cho chị Lê Thị Quỳnh (vợ T) số tiền 20.000.000đ nhờ Quỳnh đưa lại cho D để trả nợ. Sau đó chị Quỳnh đã đưa đủ cho D số tiền chị T2 trả.

Đến thời điểm hiện tại chị T2 không còn nợ D và T.

8. D và T cho chị Lê Thị H1 vay 02 lần, cụ thể:

- Ngày 28/10/2022, chị H1 vay 5.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi chị H1 trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 28 hàng tháng chị H1 phải trả số tiền lãi của khoản vay là 1.100.000đ/tháng (7.333đ/triệu/ngày), tương đương 267,7%/năm, gấp 13.38 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự. Khi cho chị H1 vay tiền, D cắt trước 1.100.000đ tiền lãi của tháng đầu và đưa cho chị H1 3.900.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (01 tháng 15 ngày), chị H1 đã trả 02 tháng tiền lãi với tổng số tiền là 2.200.000đồng.

- Ngày 01/12/2022, D và T cho chị H1 vay 5.000.000đ. Thỏa thuận vay tương tự khoản vay trước, tiền lãi là 1.100.000đ/tháng (7.333đ/triệu/ ngày), tương đương 267,7%/năm, gấp 13.38 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho chị H1 vay tiền, D cắt trước 1.100.000đ tiền lãi của tháng đầu và đưa cho chị H1 3.900.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (12 ngày), chị H1 đã trả 01 tháng tiền lãi là 1.100.000đồng.

Tổng số tiền lãi của cả 02 khoản vay chị H1 đã trả 3.300.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp 246.576đ. Tổng số tiền thu lời bất chính trong 02 lần cho chị H1 vay là 3.053.424đồng.

Đến thời điểm hiện tại chị H1 còn nợ D và T 10.000.000đ tiền gốc, không nợ lãi.

9. D và T cho chị Hồ Thị T3 vay tiền cụ thể:

- Ngày 18/12/2021, chị T3 vay 25.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi chị T3 trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 18 hàng tháng chị T3 phải trả số tiền lãi của khoản vay là 5.000.000đ/tháng (6.667đ/triệu/ngày), tương đương 243,3%/năm, gấp 12,17 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 trong Bộ luật dân sự. Khi cho chị T3 vay tiền, D cắt trước 5.000.000đ tiền lãi của tháng đầu và 400.000đ tiền phí làm hồ sơ vay và đưa cho chị T3 19.600.000đồng.

Tình từ ngày vay đến ngày 22/3/2022 (03 tháng 04 ngày), chị T3 đã trả cho 04 tháng tiền lãi với tổng số tiền 20.000.000đ và trả 15.000.000đ tiền gốc. Còn 10.000.000đồng chị T3 tiếp tục vay với lãi suất thỏa thuận vay tương tự như khoản vay trước, tiền lãi là 2.000.000đ/tháng (6.667đ/triệu/ngày), tương đương 243,3%/ năm, gấp 12,17 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự.

Tính từ ngày vay đến ngày 18/11/2022 (07 tháng 26 ngày), chị T3 đã trả cho D và T 08 tháng tiền lãi với tổng số tiền là 16.000.000đ, chưa trả 10.000.000đ tiền gốc.

- Ngày 26/6/2022, chị T3 vay 20.000.000đ, thỏa thuận vay tương tự khoản vay trước, tiền lãi là 4.000.000đ/tháng (6,667đ/triệu/ngày), tương đương 243,3%/năm, gấp 12,17 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự. Khi cho chị T3 vay tiền, D cắt trước 4.000.000đ tiền lãi của tháng đầu và 400.000đ tiền phí làm hồ sơ vay rồi đưa cho chị T3 15.600.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (05 tháng 17 ngày), chị T3 đã trả cho 06 tháng tiền lãi với tổng số tiền là 24.000.000đ. Do chị T3 nộp lãi chậm trong tháng 11/2022 nên D thu thêm của chị T3 1.200.000đ tiền phạt.

Tổng số tiền lãi chị T3 đã trả là 60.000.000đ; theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định số tiền lãi hợp pháp là 4.931.507đ. Tổng số tiền D và T thu lời bất chính trong 03 lần là 57.068.493đ.

Hiện tại chị T3 còn nợ 30.000.000đ tiền gốc, không nợ lãi.

10. Ngày 13/3/2022, D và T cho anh Nguyễn Văn M vay 5.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi anh M trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 13 hàng tháng anh M phải trả số tiền lãi của khoản vay là 1.100.000đ/tháng (7.333đ/triệu/ngày), tương đương 267,6%/năm, gấp 13,38 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho anh M vay tiền, D cắt trước 1.100.000đ tiền lãi của tháng đầu rồi đưa cho anh M 3.900.000đồng.

Ngày 23/3/2022, D và T cho anh M vay thêm 5.000.000đ, thỏa thuận vay tương tự khoản vay trước, tiền lãi là 1.100.000đ/tháng (7.333đ/triệu/ ngày), tương đương 267,6%/năm, gấp 13,38 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự. Khi cho anh M vay tiền, D cắt trước 1.100.000đ tiền lãi rồi đưa cho anh M 3.900.000đồng.

D và anh M thống nhất tổng số tiền gốc anh M nợ là 10.000.000đ, ngày 13 hàng tháng anh M phải trả số tiền lãi của khoản vay là 2.200.000đ cho đến khi trả hết nợ gốc.

Tính từ ngày vay đến ngày 18/5/2022 (02 tháng 05 ngày), anh M đã trả 03 tháng tiền lãi là 6.600.000đ và 10.000.000đ tiền gốc. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 493.150đ. Tổng số tiền D và T thu lời bất chính là 6.106.850đồng.

Hiện tại anh M đã trả hết nợ gốc và lãi.

11.Ngày 13/4/2022, D và T cho chị Nguyễn Thị V vay 30.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi chị V trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 13 hàng tháng chị V phải trả số tiền lãi của khoản vay là 3.000.000đ/tháng (3.333đ/triệu/ngày), tương đương 121.7%/năm, gấp 6,08 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (08 tháng), chị V đã trả 07 tháng tiền lãi là 21.000.000đ; chị V còn nợ 01 tháng tiền lãi là 3.000.000đ. Tổng số tiền lãi chị V phải trả là 24.000.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 3.945.205đ. Tổng số tiền D và T thu lợi bất chính là 20.054.795đồng. Đến thời điểm hiện tại chị V còn nợ D và T 30.000.000đ tiền gốc và 3.000.000đ tiền lãi.

12. Ngày 24/4/2022, D và T cho chị Nguyễn Thị D2 vay 5.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi chị D2 trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 24 hàng tháng chị D2 phải trả số tiền lãi của khoản vay là 1.100.000đ/tháng (7.333đ/triệu/ngày), tương đương 267,7%/năm, gấp 13.38 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho chị D2 vay tiền, D cắt trước 1.100.000đ tiền lãi của tháng đầu rồi đưa cho chị D2 3.900.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (07 tháng 18 ngày), chị D2 đã trả 08 tháng tiền lãi số tiền là 8.800.000đ và 4.200.000đ tiền phạt nộp chậm. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 657.534đ. Số tiền thu lời bất chính là 12.342.466đồng.

lãi.

Đến thời điểm hiện tại chị D2 còn nợ D và T 5.000.000đ tiền gốc, không nợ 13.Ngày 05/3/2022, D và T cho anh Hoàng Sỹ G vay 5.000.000đ thời hạn 01 tháng, lãi suất 1.000.000đ/tháng (6.667đ/triệu/ngày), tương đương 243,3%/năm, gấp 12,17 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho anh G vay, D cắt trước 1.000.000đ tiền lãi của tháng đầu và 100.000đ tiền phí hồ sơ vay rồi đưa cho anh G 3.900.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 05/4/2022 (01 tháng), anh G đã trả 01 tháng lãi là 1.000.000đ và 5.000.000đ tiền tiền gốc. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 82.192đ; số tiền thu lời bất chính là 1.017.808đồng.

Đến thời điểm hiện tại anh G đã trả xong tiền gốc và lãi.

14. Ngày 13/02/2022, D và T cho chị Nguyễn Thị H2 vay 10.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi chị H2 trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 13 hàng tháng chị H2 phải trả số tiền lãi của khoản vay là 2.000.000đ/tháng (6.667đ/triệu/ngày), tương đương 243,3%/năm, gấp 12,17 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho chị H2 vay tiền, D cắt trước 2.000.000đ tiền lãi của tháng đầu và đưa cho chị H2 8.000.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 20/6/2022 (04 tháng 07 ngày), chị H2 đã trả 05 tháng tiền lãi với tổng số tiền là 10.000.000đ và 10.000.000đ tiền gốc. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 821.918đ; số tiền D và T thu lời bất chính là 9.178.082đồng.

Đến thời điểm hiện tại chị H2 không còn nợ tiền của D và T.

15. Ngày 30/9/2022, D và T cho anh Lê Văn T4 vay 10.000.000đ theo hình thức trả góp tiền gốc mỗi ngày 280.000đ, trong thời hạn 44 ngày; lãi suất của khoản vay là 5.000đ/triệu/ngày, tương đương 182,5%/năm, gấp 9,13 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự.

Tính từ ngày vay đến ngày 14/11/2022 (44 ngày), anh T4 đã trả đủ cho 44 ngày lãi là 2.200.000đ, 10.000.000đ tiền gốc và 120.000đ tiền phí làm hồ sơ vay. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 241.096đ; số tiền thu lời bất chính là 2.078.904đồng.

16. D và T cho chị Trần Thị D3 vay 03 lần tiền, cụ thể:

- Tháng 02/2022, chị D3 vay 50.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi trả hết tiền nợ gốc. Hàng tháng chị D3 phải trả tiền lãi là 7.500.000đ (5.000đ/triệu/ ngày), tương đương 182,5%/năm, gấp 9,13 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho chị D3 vay tiền, D cắt trước 7.500.000đ tiền lãi của tháng đầu và đưa cho chị D3 42.500.000đồng.

Tính từ ngày vay đến tháng 9/2022 (08 tháng), chị D3 đã trả 08 tháng tiền lãi với tổng số tiền là 60.000.000đồng.

- Tháng 3/2022, chị D3 vay 70.000.000đ, thỏa thuận vay tương tự khoản vay trước, tiền lãi là 10.500.000đ/tháng (5.000đ/triệu/ngày), tương đương 182,5%/ năm, gấp 9,13 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho vay tiền, D cắt trước 10.500.000đ tiền lãi của tháng đầu và đưa cho chị D3 59.500.000đồng.

Tính từ ngày vay đến tháng 9/2022 (07 tháng), chị D3 đã trả 07 tháng tiền lãi với tổng số tiền là 73.500.000đồng.

- Tháng 9/2022, chị D3 vay 20.000.000đ, thỏa thuận vay tương tự khoản vay trước, số tiền lãi là 3.000.000đ/tháng (5.000đ/triệu/ngày), tương đương 182,5%/ năm, gấp 9,13 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Chị D3 chưa trả được tháng lãi nào của khoản vay này.

Đến ngày 23/11/2022, do thấy chị D3 nợ số tiền lớn, không có khả năng trả thêm tiền lãi nên D, T và chị D3 thống nhất viết giấy vay nợ tổng số tiền là 178.000.000đ, bao gồm 140.000.000đ tiền gốc chị D3 nợ của D và T, 21.000.000đ tiền lãi và 17.000.000đ D phạt chị D3 nộp lãi chậm.

Tổng số tiền lãi chị D3 đã trả và số tiền lãi chị D3 còn nợ của D và T là 154.500.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp trong 03 khoản vay của chị D3 là 16.931.507đ. Tổng số tiền D và T thu lời bất chính đối với 03 khoản vay của chị D3 là 154.568.493đ.

Đến thời điểm hiện tại chị D3 còn nợ D và T tiền gốc 140.000.000đ, lãi và lãi phạt là 38.000.000đồng.

17. Ngày 04/10/2022, D và T cho anh Nguyễn Văn C vay 20.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi anh C trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 04 hàng tháng anh C phải trả số tiền lãi của khoản vay là 4.400.000đ/tháng (7.333đ/triệu/ngày), tương đương 267,7%/năm, gấp 13.38 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho anh C vay tiền, D và T cắt trước 4.400.000đ tiền lãi của tháng đầu và đưa cho anh C 15.600.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (02 tháng 09 ngày), anh C đã trả 03 tháng tiền lãi với tổng số tiền là 13.200.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 986.301đ. Ngoài ra do trong tháng 12/2022, anh C trả tiền lãi chậm nên D đã thu của anh C 1.710.000đ tiền phạt nộp chậm. Tổng số tiền D và T thu lời bất chính là 13.923.699đồng.

Đến thời điểm hiện tại anh C còn nợ tiền gốc 20.000.000đ, không nợ lãi.

18. Ngày 24/6/2022, D và T cho chị Hồ Ngọc A vay 20.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi chị Ngọc A trả hết nợ gốc. Đến ngày 24 hàng tháng chị Ngọc A phải trả số tiền lãi của khoản vay là 4.000.000đ/tháng (6.667đ/triệu/ngày), tương đương 243,3%/năm, gấp 12,17 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho chị Ngọc A vay tiền, D cắt trước 4.000.000đ tiền lãi của tháng đầu và 400.000đ tiền phí làm hồ sơ vay và đưa cho chị Ngọc A 15.600.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (05 tháng 19 ngày), chị Ngọc A đã trả cho D và T 06 tháng lãi là 24.000.000đ và 400.000đ tiền phí làm hồ sơ vay. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 1.972.603đ. Tổng số tiền thu lời bất chính là 22.427.397đồng.

Đến thời điểm hiện tại chị Ngọc A còn nợ D và T tiền gốc là 20.000.000đ, không nợ lãi.

19. Ngày 24/7/2022, D và T cho anh Hoàng Sỹ H2 vay 5.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi anh H2 trả hết nợ gốc. Đến ngày 24 hàng tháng anh H2 phải trả số tiền lãi của khoản vay là 1.000.000đ/tháng (6.667đ/triệu/ngày), tương đương 243,3%/năm, gấp 12,17 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho anh H2 vay tiền, D cắt trước 1.000.000đ tiền lãi của tháng đầu và 100.000đ tiền phí làm hồ sơ vay và đưa cho anh H2 3.900.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (04 tháng 19 ngày), anh H2 đã trả 05 tháng lãi với tổng số tiền là 5.000.000đ và 100.000đ tiền phí làm hồ sơ vay. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 410.959đ; số tiền thu lời bất chính là 4.689.041đồng.

Đến thời điểm hiện tại anh H2 còn nợ 5.000.000đ tiền gốc, không nợ lãi.

20. Ngày 30/10/2022, D và T cho chị Phạm Thị H3 vay 10.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi chị H3 trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 30 hàng tháng chị H3 phải trả số tiền lãi của khoản vay là 2.000.000đ/tháng, (6.667đ/triệu/ngày), tương đương 243,3%/năm, gấp 12,17 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho chị H3 vay tiền, D cắt trước 2.000.000đ tiền lãi của tháng đầu và đưa cho chị H3 8.000.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 13/12/2022 (01 tháng 13 ngày), chị H3 đã trả cho D và T 02 tháng tiền lãi là 4.000.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 328.767đ. Tổng số tiền thu lời bất chính là 3.671.233đồng.

Đến thời điểm hiện tại chị H3 còn nợ tiền gốc 10.000.000đ, không nợ lãi.

21. Ngày 30/3/2022, D và T cho anh Ngô Văn T5 vay 10.000.000đ, thời hạn vay chấm dứt khi anh T5 trả hết tiền nợ gốc. Đến ngày 30 hàng tháng anh T5 phải trả số tiền lãi của khoản vay là 1.500.000đ/tháng (5.000đ/triệu/ngày), tương đương 182,5%/năm, gấp 9,13 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Khi cho anh T5 vay tiền, D cắt trước 1.500.000đ tiền lãi của tháng đầu và 200.000đ tiền phí làm hồ sơ vay và đưa cho anh T5 8.300.000đồng.

Tính từ ngày vay đến ngày 30/7/2022 (04 tháng), anh T5 đã trả 05 tháng tiền lãi với tổng số tiền là 7.500.000đ, 200.000đ tiền phí làm hồ sơ vay và 10.000.000đ tiền gốc. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp là 821.918đ. Tổng số tiền thu lời bất chính là 6.878.082đồng.

Đến thời điểm hiện tại anh T5 không còn nợ gốc và lãi.

Như vậy, Phạm Minh D và Lê Đình T đã cho 21 người vay tiền, với tổng số tiền là 430.000.000đ. Mức lãi suất cho vay từ 121,7%/năm đến 347,6%/năm, gấp từ 6,08 lần đến 17,38 lần so với mức lãi suất cao nhất theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Tổng số tiền lãi người vay phải trả cho D và T là 415.000.000đ, tiền thu trái pháp luật khác là 26.330.000đ. Tổng số tiền lãi hợp pháp trong các khoản vay trên là 41.510.336đ. Tổng số tiền D và T thu lời bất chính là 399.819.664đ. Trong đó có 03 lần vay với số tiền thu lời bất chính trên 30.000.000đ/lần.

*Bin pháp tư pháp: Đối với số tiền gốc 430.000.000đ D và T cho vay là công cụ phạm tội cần tịch thu nộp ngân sách Nhà nước. Trong đó tịch thu của D và T 110.000.000đ (số tiền này người vay đã trả); tịch thu 320.000.000đ của những người vay chưa trả, nộp vào ngân sách nhà nước, gồm: Nguyễn Thế H 10.000.000đ, Nguyễn Thị N 20.000.000đ, Lê Duy T1 10.000.000đ, Trần Thị D1 10.000.000đ, Lê Thị H1 10.000.000đ, Hồ Thị T3 30.000.000đ, Nguyễn Thị V 30.000.000đ, Nguyễn Thị D2 5.000.000đ, Trần Thị D3 140.000.000đ, Nguyễn Văn C 20.000.000đ, Hồ Ngọc A 20.000.000đ, Hoàng Sỹ H2 5.000.000đ, Phạm Thị H3 10.000.000đồng.

Đối với số tiền lãi hợp pháp D và T đã thu là 38.650.062đ cần truy thu nộp vào ngân sách Nhà nước.

Đối với số tiền thu lợi chất chính mà những người liên quan có yêu cầu phải trả lại là 334.119.253đ, buộc D và T phải trả lại cho những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cụ thể: Nguyễn Thế H: 14.684.932đ; Nguyễn Thị N: 37.397.260đ; Lê Duy T1 3.871.233đ; Trần Thị D1: 8.049.938đ; Lê Thị H1: 3.053.425đ; Hồ Thị T3:

57.068.493đ; Nguyễn Thị V: 17.547.945đ; Nguyễn Thị D2: 12.342.466đ; Nguyễn Thị H2: 9.178.082đ; Lê Văn T4: 2.078.904đ;Trần Thị D3: 135.869.863đ; Hồ Ngọc A: 22.427.397đ; Phạm Thị H3: 3.671.233đ; Ngô Văn T5: 6.878.082đồng.

Đối với Nguyễn Văn L, Nguyễn Văn M, Hoàng Sỹ G, Nguyễn Văn C, Hoàng Sỹ H2, Lê Duy S và chị Trần Thị T2 không yêu cầu D và T phải trả lại khoản tiền lãi đã thu vượt quá mức quy định của pháp luật.

Vật chứng của vụ án gồm: 01 điện thoại di động nhãn hiệu Samsung Galaxy A52 màu tím và 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 6S màu xám. Đây là 02 điện thoại Phạm Minh D sử dụng để chụp ảnh lưu trữ giấy vay tiền của khách, D giao nộp cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Quảng Xương khi đến đầu thú. Đây là công cụ bị cáo thực hiện hành vi phạm tội cần tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Đối với Lê Thị H4, sinh năm 1985 ở thôn M, xã Q, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá (chị vợ T) đã cho chị Trần Thị D3 vay tiền từ tháng 01/2022 với lãi suất 3.000.000đ/tháng (5.000đ/triệu/ngày), tương đương 182,5%/năm. Đến tháng 7/2022, chị D3 đã trả cho H4 07 tháng tiền lãi với tổng số tiền 21.000.000đ. Theo mức lãi suất tối đa Bộ luật dân sự quy định, số tiền lãi hợp pháp 2.301.370đ; số tiền H4 thu lời bất chính là 18.698.630đ. Do số tiền thu lời bất chính của H4 chưa đến 30.000.000đ, về nhân thân H4 chưa có tiền án, tiền sự về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Do đó hành vi của Lê Thị H4 không cấu thành tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” quy định tại Điều 201 BLHS. Công an huyện Quảng Xương đã trình chủ tịch UBND huyện Quảng Xương ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Lê Thị H4 là phù hợp.

Quá trình điều tra, các bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội, lời khai của các bị cáo phù hợp với các tài liệu chứng cứ khác của vụ án.

Tại bản Cáo trạng số 33/CT-VKSQX ngày 26/4/2023 của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã truy tố Phạm Minh D, Lê Đình T về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” theo khoản 2 Điều 201 BLHS.

Tại phiên tòa, đại diện VKSND huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ nguyên quyết định truy tố các bị cáo trong cáo trạng và đề nghị HĐXX áp dụng khoản 2, 3 Điều 201; điểm r, s khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 58; Điều 38 BLHS đối với Phạm Minh D.

Áp dụng khoản 2, 3 Điều 201; điểm b, s khoản 1, 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 58; Điều 65 BLHS đối với Lê Đình T.

Đề nghị xử phạt:

- Phạm Minh D từ 13 đến 15 tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án, trừ đi thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày (13/12/2022 - 07/02/2023).

- Lê Đình T từ 12 đến 14 tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách từ 24 đến 28 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm 07/7/2023.

Đề nghị phạt bổ sung bị cáo Phạm Văn D từ 50.000.000đ đến 60.000.000đồng; bị cáo Lê Đình T từ 40.000.000đ đến 50.000.000đồng.

Về biện pháp tư pháp:

-Truy thu nộp Ngân sách Nhà nước đối với số tiền gốc 110.000.000đ những người vay đã trả cho D và T theo tỷ lệ góp vốn 50/50. Cụ thể D 55.000.000đ, T 55.000.000đồng.

-Đối với số tiền lãi hợp pháp 38.650.062đ đã thu cần truy thu nộp ngân sách Nhà nước của D và T theo tỉ lệ chia lãi thỏa thuận từ trước là 60/40. Ngày 05/7/2023 T đã nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quảng Xương 20.000.000đ, số tiền còn lại 18.650.062đ buộc D phải có trách nhiệm nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Đối với số tiền gốc 320.000.000đ của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chưa trả cho D và T, cần truy thu nộp ngân sách Nhà nước gồm: Nguyễn Thế H 10.000.000đ, Nguyễn Thị N 20.000.000đ, Lê Duy T1 10.000.000đ, Trần Thị D1 10.000.000đ, Lê Thị H1 10.000.000đ, Hồ Thị T3 30.000.000đ, Nguyễn Thị V 30.000.000đ, Nguyễn Thị D2 5.000.000đ, Trần Thị D3 140.000.000đ, Nguyễn Văn C 20.000.000đ, Hồ Ngọc A 20.000.000đ, Hoàng Sỹ H2 5.000.000đ, Phạm Thị H3 10.000.000đồng.

-Đối với số tiền thu lợi chất chính 334.119.253đ. Buộc D và T phải trả lại cho những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cụ thể: Nguyễn Thế H 14.684.932đ; Nguyễn Thị N: 37.397.260đ; Lê Duy T1 3.871.233đ; Trần Thị D1 8.049.938đ; Lê Thị H1 3.053.425đ; Hồ Thị T3 57.068.493đ; Nguyễn Thị V 17.547.945đ; Nguyễn Thị D2 12.342.466đ; Nguyễn Thị H2 9.178.082đ; Lê Văn T4 2.078.904đ; Trần Thị D3 135.869.863đ; Hồ Ngọc A 22.427.397đ; Phạm Thị H3 3.671.233đ; Ngô Văn T5 6.878.082đồng.

Quá trình giải quyết vụ án, T đã trả cho chị Thu 57.070.000đ, trả cho chị Nguyễn Thị H2 9.178.000đ, trả cho Nguyễn Thị N 3.750.000đồng. Số tiền còn lại là 264.122.678đ buộc D và T phải có trách nhiệm trả cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo tỷ lệ 60/40. Tại phiên tòa bị cáo D và T thỏa thuận bị cáo T chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền 264.121.253đ cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và không yêu cầu D phải thanh toán lại cho T. Đề nghị HĐXX chấp nhận sự thỏa thuận giữa D và T.

Đối với Nguyễn Văn L, Nguyễn Văn M, Hoàng Sỹ G, Nguyễn Văn C, Hoàng Sỹ H2, Lê Duy S và chị Trần Thị T2 không yêu cầu D và T phải trả lại khoản tiền lãi đã thu vượt quá mức quy định của pháp luật nên Hội đồng xét xử không xét.

Vật chứng vụ án gồm: 01 điện thoại di động Samsung Galaxy A52 màu tím; 01 điện thoại di động Iphone 6S màu xám. Đây là 02 điện thoại D sử dụng làm công cụ thực hiện hành vi phạm tội cần tịch thu nộp ngân sách Nhà nước.

Về án phí: Các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Tại phiên toà, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Trần Thị D3 giữ nguyên quan điểm đề nghị HĐXX xem xét buộc D và T phải trả lại cho chị số tiền thu lãi vượt quá mức quy định cho chị để chị trả tiền gốc cho D và T.

Các bị cáo không có ý kiến tranh luận gì, lời nói sau cùng các bị cáo đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]Tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đều thực hiện đúng thẩm quyền; Trình tự, thủ tục đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa các bị cáo không có ý kiến hoặc kH2 nại gì về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện đều hợp pháp.

[2]Tại phiên tòa các bị cáo thừa nhận: Từ khoảng cuối năm 2021 đến nay, tại xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, Phạm Minh D và Lê Đình T đã cho 21 người trên địa bàn huyện Quảng Xương vay tiền với tổng số tiền là 430.000.000đ, mức lãi suất cho vay từ 121,7%/năm đến 347,6%/năm, gấp từ 6,08 lần đến 17,38 lần so với mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự. Tổng số tiền D và T thu lời bất chính là 399.819.664đồng.

[3]Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa, phù hợp với lời khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, vật chứng và các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Với các tài liệu và chứng cứ đã nêu trên, Hội đồng xét xử có đủ căn cứ để kết luận bị cáo Phạm Minh D, Lê Đình T phạm tội: Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Tội danh và hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật hình sự.

[4]Hành vi Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự của Phạm Minh D, Lê Đình T là nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quy định của Nhà nước về quản lý các hoạt động tín dụng, xâm phạm lợi ích của công dân. Ngoài ra còn ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội trong khu vực. Các bị cáo tuổi đời còn trẻ không chịu khó lao động, tu dưỡng rèn luyện bản thân, muốn hưởng thụ trên mồ hôi nước mắt của người khác. Các bị cáo cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nhằm mục đích thu lợi bất chính; Vì vậy cần thiết phải xử lý nghiêm để cải tạo, giáo dục các bị cáo và răn đe phòng ngừa tội phạm chung.

[5] Xét vai trò của các bị cáo: Các bị cáo Phạm Minh D, Lê Đình T đều tham gia thực hiện hành vi phạm tội, nhưng chỉ mang tính chất đồng phạm giản đơn.

Đối với Phạm Minh D là người khởi xướng, góp tiền cùng với T cho khách vay tiền, trực tiếp giao dịch với khách vay, thu tiền lãi và hưởng lợi 60% tiền thu lời bất chính nên D phải giữ vai trò thứ nhất trong vụ án.

Đối với Lê Đình T khi được D rủ đã đồng ý góp tiền với D cho khách vay lãi, sử dụng nhà ở của mình làm địa điểm cho D giao dịch với khách vay tiền, hưởng lợi 40% tiền thu lời bất chính nên T phải giữ vai trò thứ hai sau D là phù hợp.

{6] Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo:

+Tình tiết tăng nặng: Các bị cáo đều phạm tội nhiều lần nên áp dụng điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự để tăng nặng trách nhiệm hình sự.

+Tình tiết giảm nhẹ:

Đối với bị cáo Phạm Minh D thành khẩn khai báo, sau khi phạm tội đã đến Công an huyện Quảng Xương tự thú nên D được áp dụng điểm r, s khoản 1 điều 51 BLHS để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Đối với bị cáo Lê Đình T thành khẩn khai báo, quá trình giải quyết vụ án đã tự nguyện trả lại cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan số tiền lãi vượt quá quy định mà T và D đã thu; tự nguyện nộp một phần tiền lãi hợp pháp mà D và T đã thu tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quảng Xương nên áp dụng điểm b, s khoản 1, 2 Điều 51 Bộ luật hình sự để giảm nhẹ trách nhiệm hình.

Xét thấy, cần thiết bắt bị cáo Phạm Minh D phải cách ly ra khỏi đời sống xã hội một thời gian mới đủ để giáo dục bị cáo sớm trở thành công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội.

Đối với bị cáo Lê Đình T có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1, 2 Điều 51 Bộ luật hình sự, có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng. Mặt khác T tham gia với vai trò giúp sức nên không cần thiết bắt bị cáo phải cách ly ra khỏi đời sống xã hội mà để bị cáo được cải tạo tại địa phương bằng hình thức cho hưởng án treo cũng đủ để giáo dục bị cáo sớm trở thành công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội.

Phạt bổ sung đối với Phạm Minh D 50.000.000đ, Lê Đình T 40.000.000đ là phù hợp.

[6]Biện pháp tư pháp:

-Truy thu nộp Ngân sách Nhà nước đối với 110.000.000đ tiền gốc những người vay đã trả cho D và T theo tỷ lệ góp vốn 50/50. Cụ thể D 55.000.000đ, T 55.000.000đồng.

-Đối với số tiền lãi hợp pháp 38.650.062đ D và T đã thu cần truy thu nộp ngân sách Nhà nước theo tỉ lệ chia lãi đã thỏa thuận từ trước 60/40. Ngày 05/7/2023 T đã nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quảng Xương 20.000.000đ, số tiền còn lại 18.650.062đ buộc D phải có trách nhiệm nộp vào Ngân sách Nhà nước.

- Đối với 320.000.000đ tiền gốc của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chưa trả cho D và T, cần truy thu nộp ngân sách Nhà nước đối với Nguyễn Thế H 10.000.000đ, Nguyễn Thị N 20.000.000đ, Lê Duy T1 10.000.000đ, Trần Thị D1 10.000.000đ, Lê Thị H1 10.000.000đ, Hồ Thị T3 30.000.000đ, Nguyễn Thị V 30.000.000đ, Nguyễn Thị D2 5.000.000đ, Trần Thị D3 140.000.000đ, Nguyễn Văn C 20.000.000đ, Hồ Ngọc A 20.000.000đ, Hoàng Sỹ H2 5.000.000đ, Phạm Thị H3 10.000.000đồng.

-Đối với 334.119.253đ tiền thu lợi chất chính, buộc D, T phải trả lại cho những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gồm: Nguyễn Thế H 14.684.932đ; Nguyễn Thị N: 37.397.260đ; Lê Duy T1 3.871.233đ; Trần Thị D1 8.049.938đ; Lê Thị H1 3.053.425đ; Hồ Thị T3 57.068.493đ; Nguyễn Thị V 17.547.945đ; Nguyễn Thị D2 12.342.466đ; Nguyễn Thị H2 9.178.082đ; Lê Văn T4 2.078.904đ; Trần Thị D3 135.869.863đ; Hồ Ngọc A 22.427.397đ; Phạm Thị H3 3.671.233đ; Ngô Văn T5 6.878.082đồng.

Quá trình giải quyết vụ án, T đã trả cho chị Thu 57.070.000đ, chị Nguyễn Thị H2 9.178.000đ, chị Nguyễn Thị N 3.750.000đồng. Số tiền còn lại 264.122.678đ buộc D, T phải có trách nhiệm trả cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo tỉ lệ 60/40. Tại phiên tòa bị cáo D và T thỏa thuận bị cáo T chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền 264.122.678đ cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và không yêu cầu D phải thanh toán lại cho T.

Xét thấy, sự thỏa thuận giữa các bị cáo là tự nguyện, không trái với quy định của pháp luật nên chấp nhận. Buộc T phải có trách nhiệm trả lại cho những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gồm: Nguyễn Thế H 14.684.932đ; Nguyễn Thị N:

33.647.260đ; Lê Duy T1 3.871.233đ; Trần Thị D1 8.049.938đ; Lê Thị H1 3.053.425đ; Nguyễn Thị V 17.547.945đ; Nguyễn Thị D2 12.342.466đ; Lê Văn T4 2.078.904đ; Trần Thị D3 135.869.863đ; Hồ Ngọc A 22.427.397đ; Phạm Thị H3 3.671.233đ; Ngô Văn T5 6.878.082đồng. Tổng cộng là 264.122.678đồng.

Đối với Nguyễn Văn L, Nguyễn Văn M, Hoàng Sỹ G, Nguyễn Văn C, Hoàng Sỹ H2, Lê Duy S và chị Trần Thị T2 không yêu cầu D và T phải trả lại khoản tiền lãi đã thu vượt quá mức quy định của pháp luật nên Hội đồng xét xử không xét.

Vật chứng vụ án: Đối với 01 điện thoại Samsung Galaxy A52 màu tím; 01 điện thoại Iphone 6S màu xám. Đây là điện thoại D sử dụng làm công cụ thực hiện hành vi phạm tội cần tịch thu nộp Ngân sách Nhà nước. Theo khoản 1 Điều 47 BLHS. Điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS.

[7]Án phí: Buộc các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo Khoản 2 Điều 136 BLTTHS. Điều 6; Điểm a Khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội khoá 14.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 201; Điểm r, s Khoản 1 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 ; Điều 17 ; Điều 58 ; Điều 38 Bộ luật hình sự đối với Phạm Minh D.

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 201; Điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 ; Điều 17 ; Điều 58 ; Khoản 1, 2 và 5 Điều 65 Bộ luật hình sự đối với Lê Đình T.

Tuyên bố: Các bị cáo Phạm Minh D, Lê Đình T phạm tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

- Xử phạt: Phạm Minh D 13 (mười ba) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt giam thi hành án, trừ đi thời gian tạm giữ, tạm giam (13/12/2022 - 07/02/2023). Buộc bị cáo phải chấp hành tiếp.

- Xử phạt: Lê Đình T 12 (mười hai) tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 24 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm 07/7/2023.

Giao bị cáo Lê Đình T cho UBND xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại Điều 92 Luật thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Phạt bổ sung đối với Phạm Minh D 50.000.000đồng Phạt bổ sung đối với Lê Đình T 40.000.000đồng *Biện pháp tư pháp:

- Truy thu nộp Ngân sách Nhà nước 55.000.000đ đối với Phạm Minh D;

55.000.000đ đối với Lê Đình T.

- Truy thu Phạm Minh D số tiền lãi hợp pháp thu lời bất chính còn lại là 18.650.062đồng.

- Truy thu nộp ngân sách Nhà nước đối với Nguyễn Thế H 10.000.000đ, Nguyễn Thị N 20.000.000đ, Lê Duy T1 10.000.000đ, Trần Thị D1 10.000.000đ, Lê Thị H1 10.000.000đ, Hồ Thị T3 30.000.000đ, Nguyễn Thị V 30.000.000đ, Nguyễn Thị D2 5.000.000đ, Trần Thị D3 140.000.000đ, Nguyễn Văn C 20.000.000đ, Hồ Ngọc A 20.000.000đ, Hoàng Sỹ H2 5.000.000đ, Phạm Thị H3 10.000.000đồng.

- Buộc Lê Đình T phải trả lại cho những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gồm: Nguyễn Thế H 14.684.932đ; Nguyễn Thị N: 33.647.260đ; Lê Duy T1 3.871.233đ; Trần Thị D1 8.049.938đ; Lê Thị H1 3.053.425đ; Nguyễn Thị V 17.547.945đ; Nguyễn Thị D2 12.342.466đ; Lê Văn T4 2.078.904đ; Trần Thị D3 135.869.863đ; Hồ Ngọc A 22.427.397đ; Phạm Thị H3 3.671.233đ; Ngô Văn T5 6.878.082đồng. Tổng cộng là 264.122.678đồng.

Đối với Nguyễn Văn L, Nguyễn Văn M, Hoàng Sỹ G, Nguyễn Văn C, Hoàng Sỹ H2, Lê Duy S và chị Trần Thị T2 không yêu cầu D và T phải trả lại khoản tiền lãi đã thu vượt quá mức quy định nên Hội đồng xét xử không xét.

Vật chứng vụ án: Áp dụng khoản 1 Điều 47 BLHS. Điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS.

-Tịch thu nộp ngân sách Nhà nước khi án có hiệu lực pháp luật: 01 điện thoại Samsung Galaxy A52 màu tím; 01 điện thoại Iphone 6S màu xám. Theo biên bản giao nhận vật chứng tài sản ngày 04/7/2023 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

-Tịch thu nộp ngân sách Nhà nước 20.000.000đ tiền Lê Đình T đã nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Theo biên lai thu số 5077 ngày 05/7/2023.

-Án phí: Áp dụng khoản 2 Điều 136 BLTTHS. Điều 6; điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 14.

Buộc các bị cáo Phạm Minh D, Lê Đình T mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ án phí Hình sự sơ thẩm.

Các bị cáo, chị Trần Thị D3 có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

69
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự số 35/2023/HS-ST

Số hiệu:35/2023/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Quảng Xương - Thanh Hoá
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 07/07/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về