Bản án về tội buôn lậu và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ số 109/2022/HS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 109/2022/HS-PT NGÀY 24/02/2022 VỀ TỘI BUÔN LẬU VÀ LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

Ngày 24 tháng 02 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số 469/2021/TLPT-HS ngày 28 tháng 5 năm 2021 đối với bị cáo Vũ Quốc T và các bị cáo khác, do có kháng cáo của các bị cáo, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 20/2021/HS-ST ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai.

* Các bị cáo có kháng cáo, bị kháng nghị:

1. Vũ Quốc T; giới tính: Nam; sinh ngày 12/12/1979 tại Phú Thọ; nơi cư trú: B2305-CT2 Trung tâm hành chính mới, phường Hà C, quận Hà Đ, thành phố Hà Nội; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; con ông Vũ Văn M và bà Đặng Thị Tr; có vợ là Bùi Thị L và có 02 con, con lớn sinh năm 2010, con nhỏ sinh năm 2013; tiền án, tiền sự: Không; nhân thân: tại Bản án số 455/HSST ngày 27/9/2004, bị Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội xử phạt 25 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy; tại Bản án số 233/HSST ngày 30/7/2010, bị Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành Phố Hà Nội xử phạt 03 tháng tù về tội “Đánh bạc” (được xóa án tích); bị cáo bị tạm giữ từ ngày 10/8/2019, tạm giam từ ngày 13/8/2019, hiện đang thi hành án tại Trại giam Suối Hai - Bộ Công an; có mặt.

2. Nguyễn Thành Ch; giới tính: Nam; sinh ngày 02/9/1984 tại Hưng Yên; nơi cư trú: số nhà 073, đường Lê Hồng Ph, phường Duyên H, thành phố Lào C1, tỉnh Lào Cai; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; nghề nghiệp: Phó Giám đốc Công ty cổ phần Diệp Bảo Anh; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; con ông Nguyễn Tiến D và bà Nguyễn Thị L1; có vợ là Nguyễn Thị Thu Th (đã ly hôn) và có 02 con, con lớn sinh năm 2013, con nhỏ sinh năm 2015; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 10/8/2019, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai; có mặt.

3. Nguyễn Viết C2; giới tính: Nam; sinh ngày 08/8/1982 tại Bắc Ninh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: xã Đại B, huyện Gia B1, tỉnh Bắc Ninh; chỗ ở: Phòng 211, tầng 2, Tòa nhà Newtatco, ngõ 462 đường B2, phường Vĩnh Ph1, quận Ba Đ, thành phố Hà Nội; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; con ông Nguyễn Viết Th1 (đã chết) và bà Nguyễn Thị L2; có vợ là Tạ Thị Khánh Th2 và có 03 con, con lớn nhất sinh năm 2011, con nhỏ nhất sinh năm 2018; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú; có mặt.

4. Phạm Chí K; giới tính: Nam; sinh ngày 06/8/1984 tại Hà Nội; nơi cư trú: số 16, ngõ 110 Trung K1, tổ 27, phường Yên H1, quận Cầu Gi, thành phố Hà Nội; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; nghề nghiệp: Công chức Chi cục Kiểm định Hải quan 1, Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; đảng phái chính trị: Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện nay đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng; con ông Phạm Hồng Tr1 và bà Vũ Thị Ng; có vợ là Hoàng Hải H2 và có 02 con, con lớn sinh năm 2016, con nhỏ sinh năm 2019; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 05/6/2020 đến ngày 19/4/2021 được trả tự do tại phiên tòa; có mặt.

5. Phùng Như T1; giới tính: Nam; sinh ngày 10/9/1979 tại Ninh Bình; nơi cư trú: số 61, ngách 91, ngõ 207 đường Xuân Đ1, phường Xuân Đ1, quận Bắc Từ L3, thành phố Hà Nội; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; nghề nghiệp: Cán bộ Hải quan, Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; đảng phái chính trị: Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện nay đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng; con ông Phùng Hữu V (đã chết) và bà Nguyễn Thị Ch1; có vợ là Nguyễn Thị Ph2 và có 02 con, con lớn sinh năm 2005, con nhỏ sinh năm 2010; bị cáo bị bắt tạm giam từ 27/3/2020, đến ngày 19/4/2021 được trả tự do tại phiên tòa; có mặt.

* Các bị cáo có kháng cáo:

6. Lê Thị Thanh H3; giới tính: Nữ; sinh ngày 05/7/1968 tại Nam Định; nơi cư trú: số 63, ngõ 475 đường Nguyễn Trãi, tổ 1, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; nghề nghiệp: Cán bộ Viện Khoa học địa chất và khoáng sản - Bộ Tài nguyên và Môi trường; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; đảng phái chính trị: Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện đang bị tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng; con ông Lê Văn Dưỡng và bà Lê Thị Dậu (đã chết); có chồng là Trần Trọng Phát và có 02 con, con lớn sinh năm 1994, con nhỏ sinh năm 2010; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 27/3/2020 đến ngày 10/6/2020 được thay đổi biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú; có mặt.

7. Lê Khánh H4; giới tính: Nữ; sinh ngày 23/01/1980 tại Hà Nam; nơi cư trú: Phòng 1724, CT5B xã Tân Tr2, huyện Thanh Tr3, thành phố Hà Nội; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; nghề nghiệp: Công chức Chi cục Kiểm định Hải quan 1, Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; đảng phái chính trị: Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện nay đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng; con ông Lê Văn D và bà Nguyễn Thị Ph; có chồng là Trần Khánh D1 và có 02 con, con lớn sinh năm 2009, con nhỏ sinh năm 2012; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 27/3/2020 đến ngày 24/7/2020 được thay đổi biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú; có mặt.

* Người bào chữa cho các bị cáo:

1. Người bào chữa cho bị cáo Vũ Quốc T do Tòa án chỉ định: Luật sư Lê Thanh H5 - Văn phòng luật sư Cao H6, Đoàn luật sư tỉnh Lào Cai; có mặt.

2. Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thành Ch do Tòa án chỉ định: Luật sư Nguyễn Văn C3 - Công ty luật Thủy V1, Đoàn luật sư tỉnh Lào Cai; có mặt.

3. Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Viết C2:

- Luật sư Trần Nam Kh - Công ty luật Thủy V1, Đoàn luật sư tỉnh Lào Cai (do Tòa án chỉ định); có mặt;

- Luật sư Nguyễn Thị Phương Ng1 - Công ty Luật TNHH BMP Group, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội (do bị cáo mời); có mặt;

- Luật sư Nguyễn Duy Ng2 và luật sư Nguyễn Thị Bích H7 - Văn phòng luật sư Hạnh Ng3, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội (do bị cáo mời); đều có mặt.

4. Người bào chữa cho bị cáo Lê Thị Thanh H3 do bị cáo mời: Luật sư Lê Đức M1 - Văn phòng luật sư Đức M1 và cộng sự, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; có mặt.

5. Người bào chữa cho bị cáo Phạm Chí K do bị cáo mời: Luật sư Nguyễn Hoàng Tr4 và luật sư Lê Quốc H8 - Văn phòng luật sư Hoàng Tr4 và Anh Em, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; đều có mặt.

Ngoài ra, trong vụ án còn có bị cáo Hoàng Duy H9 bị kết án về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; 08 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có kháng cáo, không bị kháng nghị, Tòa án không triệu tập.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

1. Về hành vi buôn lậu của các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2:

Tháng 12/2016, Nguyễn Viết C2 thành lập và điều hành Công ty cổ phần Diệp Bảo A (gọi tắt là Công ty Diệp Bảo A), trụ sở tại số nhà 074, đường Sơn Đạo, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, do ông Quản Trường Giang làm Giám đốc, đại diện theo pháp luật; ông Nguyễn Thành Ch - Phó Giám đốc và một số thành viên là cổ đông; vốn điều lệ 9.968.000.000 đồng. Tuy nhiên, thực tế ông Quản Trường Giang chỉ là người đứng tên làm Giám đốc, không biết gì về hoạt động của Công ty, các cổ đông đều do Nguyễn Viết C2 nhờ đứng tên, không tham gia góp vốn. Sau khi thành lập, Công ty Diệp Bảo A không hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng Nguyễn Viết C2 vẫn nộp các khoản thuế, phí để duy trì tư cách pháp nhân của Công ty Diệp Bảo A. Cuối tháng 12/2017, Nguyễn Thành Ch thông báo với Nguyễn Viết C2 có Vũ Quốc T muốn thuê Công ty Diệp Bảo A đứng tên để xuất khẩu mặt hàng “xỉ” sang Trung Quốc. C2 đồng ý nên đã làm thủ tục ủy quyền của ông Quản Trường Giang cho Nguyễn Thành Ch là đại diện theo pháp luật của Công ty để thuận tiện trong việc ký các chứng từ giao dịch đồng thời chuyển trụ sở Công ty về địa chỉ số 073 đường Lê Hồng Phong, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Sau đó, Nguyễn Viết C2, Nguyễn Thành Ch và Vũ Quốc T gặp nhau bàn bạc, thống nhất: T sẽ chịu trách nhiệm lo toàn bộ nguồn hàng đầu vào ở Việt Nam và đầu ra với phía đối tác Trung Quốc; C2 và Ch có trách nhiệm sử dụng Công ty Diệp Bảo A đứng tên tờ khai Hải quan xuất khẩu hàng sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, hoàn thiện hồ sơ mua bán hàng hóa đầu vào với các Công ty trong nước, T trả tiền công cho Ch và C2 từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/tấn hàng thực xuất. Trong quá trình trao đổi, thỏa thuận với Vũ Quốc T và thực hiện xuất khẩu hàng hóa theo khai báo là “xỉ”, Nguyễn Thành Ch và Nguyễn Viết C2 đều nhận thức được số hàng của Công ty Diệp Bảo A xuất sang Trung Quốc thực tế là “tinh quặng sắt”, chứ không phải là “xỉ” theo tờ khai hải quan.

Để có “tinh quặng sắt” xuất bán sang Trung Quốc, Vũ Quốc T mua của Công ty cổ phần Hà Quang khoảng 3.200 tấn; mua của Công ty cổ phần Vương Anh khoảng 3.300 tấn. Nguồn tiền mua hàng do T vay từ chị Đoàn Thị Thanh Huyền, chị Lê Thị Hằng, chị Bùi Thị Loan, chị Phạm Thu Hương. Những người này chuyển tiền cho T thông qua dịch vụ hoạt động kinh doanh đổi tiền tại khu vực biên giới được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, không có quan hệ kinh tế với T và không xác định được người yêu cầu chuyển tiền. Sau khi nhận được tiền, Vũ Quốc T chuyển khoản đến Công ty cổ phần Hà Quang và Công ty cổ phần Vương Anh, rồi thuê một số đơn vị, cá nhân vận chuyển chuyển quặng sắt từ kho bãi của Công ty cổ phần Vương Anh tại Cảng Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và kho bãi của Công ty cổ phần Hà Quang tại Mỏ 409, Đền Đắng, Trấn Yên, tỉnh Yên Bái tập kết đến kho của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bắc Sông Hồng tại địa chỉ Lô 33, đường Thủ Dầu Một, cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, do Vũ Quốc T thuê. Sau khi mua được quặng về tập kết tại kho, T chỉ đạo Ch, C2 làm thủ tục xuất hàng hóa qua Cửa khấu quốc tế Lào Cai. Nguyễn Thành Ch, đứng tên đại diện Công ty Diệp Bảo A, cùng với Nguyễn Viết C2 thực hiện các thủ tục xuất khẩu số tinh quặng sắt này sang Trung Quốc, bằng hình thức là khai tờ khai xuất khẩu “xỉ”.

Để hợp thức số hàng hóa đầu vào là “xỉ” nhằm che đậy cho việc buôn lậu tinh quặng sắt, Vũ Quốc T chỉ đạo Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Văn C2 sử dụng danh nghĩa Công ty Diệp Bảo A ký hợp đồng, xuất hóa đơn mua bán “xỉ sắt” khống với một số công ty: Công ty Thịnh Trường Phát ký Hợp đồng mua bán số 1607/HDMB/2018 có nội dung bán 10.000 tấn “xỉ sắt” giá trị 3.850.000.000 đồng, xuất hoá đơn GTGT số 0000122 ngày 01/10/2018; Công ty Sơn Dung 02 Hợp đồng, số lượng 10.000 tấn “xỉ”, với số tiền 3.850.000.000 đồng, xuất 02 tờ hoá đơn GTGT; Công ty Nam Triệu ký bán 25.000 tấn “xỉ sắt”, với số số tiền 7.700.000.000 đồng theo 03 hợp đồng mua bán, xuất 03 tờ hóa đơn GTGT; Công ty Cường Thịnh ký Hợp đồng số 1506/HĐMB/2018 ngày 15/6/2018 bán 5.000 tấn “xỉ sắt”, xuất hóa đơn GTGT số 0001074 ngày 18/6/2018 là 1.650.000.000 đồng. Đồng thời, Vũ Quốc T sử dụng hợp đồng mua bán được lập khống giữa Công ty Diệp Bảo A với Công ty hữu hạn xuất nhập khẩu Vĩnh Tiên Hà Khẩu (địa chỉ số 601-1-7 khu chung cư Vườn hoa Hà Khẩu, khu Bắc Sơn, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) và Công ty TNHH Thương mại XNK YUECHENG Cảng Phòng Thành (địa chỉ số 3A01, Lô 4, Nguyên đơn 3, Lầu 6# Thượng Thành Vịnh Tây, Quảng Trường Bắc, Khu Gang Kou Vịnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) để hợp thức hàng xuất khẩu.

Từ ngày 19/12/2017 đến ngày 30/10/2018, Công ty Diệp Bảo A đã mở 79 tờ khai xuất khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai với tổng khối lượng 56.781,29 tấn; tên hàng theo khai báo là “Xỉ có thành phần chính là Fe2O3, SiO2 … thu được từ công nghệ luyện thép đã được tinh chế dạng bột”; mã số hàng hóa:

2619.00.0010. Trong đó, có 09 tờ khai: số 301668195051/B11 ngày 19/12/2017;

số 301695471950/B11 ngày 05/01/2018; số 301752583330/B11 ngày 08/02/2018; số 301799898431/B11 ngày 19/3/2018; số 301811115560/B11 ngày 26/3/2018; số 301953677450/B11 ngày 19/6/2018; số 301990780030/B11 ngày 10/7/2018; số 302069803030/B11 ngày 25/8/2018; số 302159717330/B11 ngày 17/10/2018 (tổng số lượng hàng hóa theo 09 tờ khai hải quan là 6.289,480 tấn).

Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an thu giữ được mẫu và ra Quyết định trưng cầu giám định số 402/QĐTCGĐ ngày 14/11/2019 trưng cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường giám định.

Kết quả giám định tư pháp đã xác định: “Tất cả mẫu vật gửi giám định đều là khoáng sản sắt; khoáng vật chủ yếu là Magnetit; chủng là quặng sắt đã được nghiền bột và làm giàu thành tinh quặng sắt; tinh quặng này chưa qua nung kết”.

Như vậy, Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 đã khai tên hàng hóa từ “tinh quặng sắt” sang “Xỉ có thành phần chính là Fe203, Si02.... thu được từ công nghệ luyện thép đã được tinh chế dạng bột”; lập khống hồ sơ đầu vào để thực hiện hành vi buôn lậu.

Ngày 17/4/2020, Cơ quan Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an có Công văn số 513/TCĐGTS yêu cầu Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Lào Cai định giá đối với 09 lô hàng (thuộc 09 tờ khai nêu trên).

Ngày 25/5/2020, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Lào Cai ra Kết luận định giá tài sản số 171/KL-HĐĐG xác định: Tổng khối lượng của 09 lô hàng theo tờ khai Hải quan là 6.289,480 tấn tinh quặng sắt, tổng giá trị hàng hóa 09 tờ khai trên là 6.629.111.920 đồng.

2. Về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của Lê Thị Thanh H3, Phùng Như T1, Hoàng Duy H9, Lê Khánh H4, Phạm Chí K:

Quá trình các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 buôn lậu “tinh quặng sắt”, thông qua Công ty Diệp Bảo A, Chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã lấy 08 mẫu thuộc 07 tờ khai của Công ty Diệp Bảo A để gửi phân tích, phân loại. Trong tổng số 08 mẫu Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai gửi Cục Kiểm định Hải quan và Chi cục Kiểm định Hải quan 1 thuộc Cục kiểm định Hải quan yêu cầu phân tích, phân loại để xác định tên hàng, mã số, kết quả, Chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai nhận được kết quả trả lời đối với 03 mẫu thuộc các tờ khai hải quan gồm: Tờ khai số 301668195051/B11 ngày 19/12/2017; Tờ khai số 301695471950/B11 ngày 05/01/2018; Tờ khai số 301752583330/B11 ngày 08/02/2018; còn 05 mẫu/08 mẫu Chi cục kiểm định Hải quan 1 trả lại với lý do đã có kết quả phân tích trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan.

Khi tiếp nhận yêu cầu phân tích của Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tại Phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích số 1576/KĐHQ-NV (gọi tắt là mẫu 1576) đối với lô hàng thuộc Tờ khai hải quan số 301668195051/B11 ngày 19/12/2017, Cục Kiểm định Hải quan đã phân công Hoàng Duy H9 là Chuyên viên phân tích 1, Phùng Như T1 là Chuyên viên phân tích 2, tiến hành phân tích để xác định tên hàng, mã số đối với mẫu 1576. Chi Cục kiểm định Hải quan 1 đã phân công cho Lê Khánh H4 và Phạm Chí K tiến hành phân tích để xác định tên, mã hàng đối với các mẫu phân tích thuộc Tờ khai số 301695471950/B11 ngày 05/01/2018, số phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích số 23/KĐ1-NV (gọi tắt là mẫu 23) và mẫu thuộc Tờ khai số 301752583330/B11 ngày 08/02/2018, số phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích số 103/KĐ1-NV (gọi tắt là mẫu 103). Trong đó, Lê Khánh H4 là Chuyên viên phân tích 1 mẫu 23, Chuyên viên phân tích 2 mẫu 103; Phạm Chí K là Chuyên viên phân tích 1 mẫu 103, Chuyên viên phân tích 2 mẫu 23.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hoàng Duy H9, Phùng Như T1, đã tiến hành một số phân tích tại Trung tâm phân tích, Lê Khánh H4, Phạm Chí K tiến hành một số phân tích tại Chi cục Kiểm định Hải quan 1 thuộc Cục Kiểm định Hải quan (phân tích huỳnh quang tia X và nhiễu xạ tia X) biết được thành phần trong mẫu vật có hàm lượng sắt cao, nhưng vẫn cho rằng với các phương pháp của Trung tâm phân tích và Chi cục Kiểm định Hải quan 1 không xác định được bản chất hàng hóa là tinh quặng sắt hay “xỉ”, nên đề xuất lãnh đạo Cục Kiểm định Hải quan và lãnh đạo Chi cục Kiểm định Hải quan 1 có Phiếu trưng cầu giám định và gửi mẫu vật đến Viện Khoa học địa chất và khoáng sản - Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu giám định theo quy định. Viện Khoa học địa chất và khoáng sản đã giao cho Lê Thị Thanh H3 (Trưởng phòng phân tích khoáng thạch học) là người phân tích đối với 03 mẫu nêu trên.

Đối với mẫu 1576: Sau khi có kết quả phân tích khoáng tướng (là phân tích dưới kính hiển vi bằng phương pháp phản quang để xác định tên khoáng vật quặng trong mẫu), hồi 14h41’ ngày 15/01/2018, Lê Thị Thanh H3 gửi qua email (từ địa chỉ lehuongptkt@gmail.com của H3) cho Hoàng Duy H9 (địa chỉ huanvhvn@gmail.com của H9) 01 fıle word bản dự thảo lần 1 kết quả phân tích khoáng tướng mẫu 1576 (gọi tắt là bản dự thảo mẫu 1576), kết luận “Thành phần khoáng vật quặng trong mẫu chủ yếu là magnetit. Cấu trúc của các hạt khoáng vật vẫn còn giữ nguyên cấu trúc tự nhiên, chưa có sự biến đổi. Khoáng vật Sulphur có ít, phi quặng có ít. Kết hợp thêm kết quả phân tích huỳnh quang tia X của Cục Kiểm định Hải quan, hàm lượng Fe lên tới 93,77%, có thể kết luận mẫu thuộc tinh quặng Fe đã qua quá trình làm giàu (tuyến từ)”. Đồng thời, Lê Thị Thanh H3 ghi kết quả phân tích dưới kính hiển vi khoáng tướng thể hiện là “tinh quặng sắt” vào sổ công tác của mình.

Sau khi nhận được dự thảo mẫu kết luận mẫu 1576, Hoàng Duy H9 và Phùng Như T1 có trao đổi qua điện thoại, email, trực tiếp gặp Lê Thị Thanh H3 cung cấp thêm 02 mẫu vật (02 mẫu này không liên quan đến mẫu 1576) và “quy trình sản xuất” (thực tế không có việc gia công thu hồi xỉ) với mục đích tác động để Lê Thị Thanh H3 thay đổi kết quả phân tích từ “tinh quặng sắt” sang “xỉ”. Căn cứ nội dung trao đổi và tài liệu, mẫu vật kèm theo, hồi 11h26’ ngày 24/01/2018, Lê Thị Thanh H3 đã gửi 01 fıle word bản dự thảo kết quả phân tích khoáng tướng lần 2 của mẫu 1576 (tiêu đề là kết quả phân tích khoáng tướng, vì Viện KHĐC không chức năng giám định mà chỉ có chức năng phân tích khoáng tướng) qua email cho Hoàng Duy H9, trong đó có nêu “Các kết quả phân tích cho thấy thành phần khoáng chủ yếu trong mẫu thuộc nhóm ô xít sắt là magnetit. Các khoáng vật chứa Fe khác gồm hematit, limonit. Cấu tạo matít rõ. Có chứa ít mảnh than. Độ hạt nhỏ, khá đều, chứng tỏ mẫu đã được nghiền nhỏ và làm giàu. Căn cứ theo quy trình của doanh nghiệp khai báo, kết hợp xem cấu trúc của các mẫu nguyên khai doanh nghiệp cung cấp, có thể kết luận mẫu thuộc loại xỉ vẩy cán hoặc xỉ trong các bãi phế liệu thu được trong quá trình luyện gang, thép”.

Nhận được dự thảo kết luận lần 2 mẫu 1576, Phùng Như T1 và Hoàng Duy H9 chỉnh sửa, cắt nội dung liên quan đến “kết hợp xem cấu trúc của các mẫu nguyên khai doanh nghiệp cung cấp”, “xỉ trong các bãi phế liệu” có trong dự thảo kết luận giám định lần 2 thành kết luận hoàn chỉnh “Các kết quả phân tích cho thấy thành phần khoáng chủ yếu trong mẫu thuộc nhóm ô xít sắt là magnetic. Các khoáng vật chứa Fe khác gồm hematit, limonit. Cấu tạo matít rõ. Có chứa ít mảnh than. Độ hạt nhỏ, khá đều, chứng tỏ mẫu đã được nghiền nhỏ và làm giàu. Căn cứ theo quy trình của doanh nghiệp cung cấp, có thể kết luận mẫu thuộc loại xỉ vẩy cán hoặc xỉ thu được trong quá trình luyện gang, thép” và gửi lại qua email lúc 17h23’ ngày 24/01/2018 cho Lê Thị Thanh H3; H9 đề nghị Lê Thị Thanh H3 thay đổi như trong dự thảo H9 sửa và Lê Thị Thanh H3 đồng ý, thống nhất nội dung như trên. Lê Thị Thanh H3 ban hành kết luận mẫu 1576 gửi Cục kiểm định Hải Quan. Sau khi nhận được kết quả giám định chính thức của Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, H9 đã hoàn thiện biên bản phân tích, phân loại hàng hoá theo mẫu của Cục kiểm định Hải quan. Sau khi hoàn thiện biên bản phân tích, phân loại đối với mẫu 1576, Hoàng Duy H9 chuyển cho Phùng Như T1 kiểm tra ký, xác nhận với tư cách Chuyên viên 2. Phùng Như T1 biết thành phần cấu tạo khoáng vật nêu trên trong biên bản là tinh quặng sắt nhưng Phùng Như T1 vẫn ký xác nhận để hoàn thiện hồ sơ và trình Bùi T Hải - Phó cục trưởng Cục kiểm định Hải quan ký Thông báo số 66/TB-KQHQ ngày 26/01/2018, trong đó ghi kết quả phân tích phân loại là “xỉ có thành phần chính là Fe203 Si02... thu được từ công nghiệp luyện thép đã được tinh chế, dạng bột”, mã số phân loại theo Biểu thuế XNK: 2619.00.00.10. Sau khi hoàn thành kiểm tra hồ sơ, căn cứ Thông báo của Cục Kiểm định Hải quan, Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã làm thủ tục thông quan lô hàng này.

Đối với mẫu 23: Ngày 12/01/2018, Chi cục kiểm định hải quan 1 có Công văn số 96/KĐ-GĐ gửi Viện Khoa học địa chất và khoáng sản để giám định xác định bản chất mặt hàng mẫu số 23. Với vai trò là Chuyên viên phân tích 1, Lê Khánh H4 đã gửi mẫu 23 cho Lê Thị Thanh H3 để giám định. Sau khi phân tích, hồi 15h37’ ngày 15/01/2018, Lê Thị Thanh H3 gửi dự thảo kết quả phân tích (từ địa chỉ huongptkt@.gmail.com của Lê Thị Thanh H3) đến email (địa chỉ khanhhuong2301@gmail.com của Lê Khánh H4) có nội dung: “Mẫu của em chị đang phân tích. Về cơ bản cũng giống mẫu 1576…” và 01 file word dự thảo kết quả phân tích khoáng tướng của mẫu 1576 khẳng định là “Tinh quặng sắt” đã được làm giàu. Sau đó, Lê Khánh H4 có trả lời qua email với Lê Thị Thanh H3. Với kiến thức chuyên môn, Lê Khánh H4 nhận thấy dự thảo thông báo của Lê Thị Thanh H3 về kết quả phân tích mẫu 23 giống bản dự thảo kết quả phân tích khoáng tướng mẫu 1576, kết hợp với kết quả phân tích huỳnh quang tia X, nhiễu xạ tia X do Phạm Chí K thực hiện kết luận mẫu 23 là “tinh quặng sắt” là phù hợp. Lê Khánh H4 khai đã in bản dự thảo mẫu 1576 đưa cho Phạm Chí K xem và cùng Phạm Chí K báo cáo Phan Đình Nguyên - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm định Hải quan I về dự thảo kết quả phân tích mẫu 23 của Chi cục Kiểm định Hải quan 1 giống mẫu 1576 của Trung tâm phân tích, Cục Kiểm định Hải quan. Phan Đình Nguyên đã yêu cầu Lê Khánh H4 kiểm tra kết quả từ phía Viện KHĐC và trao đổi với Phùng Như T1 (K và Nguyên không thừa nhận). Đến thời điểm 14h54’ ngày 23/01/2018, Lê Khánh H4 nhận được email do Lê Thị Thanh H3 gửi có nội dung“Em xem nhé. Hôm trước bạn H9 mang xuống 02 mẫu cùng lô hàng em gửi do doanh nghiệp cung cấp…” kèm 01 file word bản dự thảo kết luận giám định mẫu 23 lần 2, kết luận: “... mẫu thuộc tinh quặng Fe được thu hồi từ các phế liệu hoặc vụn xỉ Fe”. Đọc dự thảo, Lê Khánh H4 trao đổi với Lê Thị Thanh H3 về việc: Nếu kết luận như nội dung này thì không định danh được mặt hàng, không đề xuất được biểu thuế và yêu cầu xem lại. Sau đó, Lê Thị Thanh H3 yêu cầu Lê Khánh H4 cung cấp“quy trình sản xuất” “mẫu nguyên khai”của doanh nghiệp. Lê Khánh H4 trao đổi và được Phùng Như T1 cho biết: Cục Kiểm định Hải quan đã cung cấp “quy trình sản xuất” “mẫu nguyên khai” nên Chi cục Kiểm định hải quan 1 không cần cung cấp nữa. Mặc dù biết mẫu 23 là “tinh quặng sắt”, nhưng vì trước đó Lê Thị Thanh H3 đã kết luận chính thức đối với mẫu 1576 của Công ty Diệp Bảo A là “xỉ”; đồng thời vào hồi 10h47’ ngày 24/01/2018, Phùng Như T1 nhắn tin qua dịch vụ SMS từ số máy 0989060156 của T1 đến số máy 0982003964 của Lê Thị Thanh H3 có nội dung: “Chị kết luận luôn mẫu của Chi cục 1 như mẫu của em nhé. Cảm ơn chị”. T1 đề nghị Lê Thị Thanh H3 kết luận mẫu 23 của Chi cục Kiểm định Hải quan 1 giống mẫu 1576 Trung tâm phân tích. Do đó, Lê Thị Thanh H3 kết luận mẫu 23 là “xỉ” và trả kết quả giám định về Chi cục Kiểm định Hải quan 1. Nhận được bản kết luận chính thức, mặc dù biết mẫu 23 là “tinh quặng sắt” nhưng Lê Khánh H4 vẫn chấp nhận sử dụng kết quả giám định chính thức mẫu 23 (đã được Lê Thị Thanh H3 thay đổi từ “tinh quặng sắt” thành “xỉ”); đồng thời, sử dụng Biên bản phân tích hàng hóa mẫu 1576 do Hoàng Duy H9 cung cấp để tham khảo, lập biên bản phân tích hàng hóa mẫu 23, kết luận lô hàng của Công ty Diệp Bảo A khai báo ngày 05/01/2018 là “xỉ” mã hàng hóa là 2619.00.00.10, rồi chuyển cho Phạm Chí K là Chuyên viên phân tích 2 ký, trình Chi cục trưởng Phan Đình Nguyên duyệt, ký Thông báo số 63/TB-KĐ1 ngày 26/01/2018 kết luận tên hàng là: “Xỉ có thành phần chính là Fe203, Si02... thu được từ công nghiệp luyện thép đã được tinh chế, dạng bột” mã số phân loại theo Biểu thuế XNK: 2619.00.00.10. Sau khi hoàn thành kiểm tra hồ sơ, căn cứ Thông báo của Chi cục Kiểm định Hải quan 1, Chi cục Hải quan Lào Cai đã làm thủ tục thông quan lô hàng này.

Đối với mẫu 103: Ngày 13/2/2018, Chi cục Kiểm định Hải quan 1 có Công văn số 13/KĐ1-GĐ gửi Viện KHĐC giám định mẫu 103. Với vai trò là Chuyên viên phân tích 1, ngày 12/3/2018, Phạm Chí K đã gửi mẫu 103 đến Viện KHĐC để giám định, người nhận mẫu là Lê Thị Thanh H3; kèm theo là phiếu đề nghị trưng cầu giám định, có ghi số điện thoại của chuyên viên đề xuất là Phạm Chí K. Do trước đó, Lê Thị Thanh H3 đã trao đổi về dự thảo kết quả giám định mẫu 23 qua email của Lê Khánh H4, nên 17h17’ ngày 19/3/2018, Lê Thị Thanh H3 đã gửi qua email cho Lê Khánh H4 01 fıle word dự thảo bản kết luận giám định mẫu 103, nội dung kết luận: “mẫu phân tích là tinh quặng oxit sắt đã được làm giàu” và nhờ Lê Khánh H4 chuyển cho Phạm Chí K biết. Sau đó, Lê Khánh H4 (theo lời khai của Khánh H4, K không thừa nhận) đã in dự thảo bản kết luận giám định mẫu 103 chuyển cho Phạm Chí K. Khi đọc xong dự thảo phân tích mẫu 103, Lê Khánh H4 và Phạm Chí K thấy dự thảo kết quả phân tích mẫu 103 giống dự thảo kết quả phân tích mẫu 1576 và mẫu 23 trước đó (đều kết luận là tinh quặng sắt). Mặc dù, Lê Thị Thanh H3 không yêu cầu Phạm Chí K, Lê Khánh H4 cung cấp “mẫu nguyên khai” “quy trình sản xuất”, nhưng do Phạm Chí K gọi điện thoại cho Lê Thị Thanh H3 trao đổi, giải thích mẫu 103 cũng giống mẫu 23 và mẫu 1576 là “xỉ”, nên Lê Thị Thanh H3 đã kết luận “Căn cứ quy trình doanh nghiệp khai báo, kết hợp xem cấu trúc mẫu nguyên khai doanh nghiệp cung cấp, kết luận mẫu 103 là xỉ vấy cán hoặc xỉ trong các bãi phế liệu thu hồi được trong quá trình luyện thép”. Nhận được kết luận giám định chính thức của Viện KHĐC, với kiến thức của bản thân, Phạm Chí K tự xác định được tinh quặng sắt vẫn giữ nguyên được cấu trúc ban đầu của các hạt khoáng vật và với thành phần cấu tạo khoáng vật nêu trong bản dự thảo kết luận, cũng như bản kết luận chính thức vẫn giữ nguyên thành phần chủ yếu là Magnetit dạng hạt, dạng tinh thể khá tự hình, đẳng thước (thể hiện cấu trúc các hạt khoáng vật vẫn còn giữ nguyên cấu trúc tự nhiên, chưa có sự biến đổi) là “tinh quặng sắt”. Do bản thân không chuyển “mẫu nguyên khai” kèm theo mẫu 103 cho Lê Thị Thanh H3 nên Phạm Chí K có thắc mắc và trao đổi với Phan Đình Nguyên về “mẫu nguyên khai” nêu trong bản kết luận giám định mẫu 103. Phan Đình Nguyên giải thích có thể “mẫu nguyên khai” là mẫu trong thư viện của Viện KHĐC. Được Phan Đình Nguyên giải thích như vậy, K không có ý kiến gì thêm và chấp nhận sử dụng kết quả giám định chính thức mẫu 103 (đã thay đổi từ tinh quặng sắt” thành “xỉ”). Phạm Chí K còn xin Lê Khánh H4 biên bản phân tích, phân loại mẫu 23 để lập biên bản phân tích hàng hóa mẫu 103, kết luận lô hàng của Công ty Diệp Bảo A khai báo ngày 08/02/2018 là “xỉ”, mã hàng hóa là 2619.00.00.10. Hoàn thiện xong biên bản phân tích, phân loại, Phạm Chí K chuyển cho Lê Khánh H4 kiểm tra, ký với tư cách là Chuyên viên phân tích 2. Lê Khánh H4 biết mẫu 103 cũng là “tinh quặng sắt”, nhưng vẫn ký biên bản phân tích phân loại, rồi trình Phan Đình Nguyên duyệt, ký Thông báo số 150/TB-KĐ1 ngày 26/3/2018 của Chi cục Kiểm định Hải quan 1 xác định, tên hàng là: “xỉ có thành phần chính là Fe203, Si02... thu được từ công nghiệp luyện thép đã được tinh chế, dạng bột” mã số phân loại theo Biểu thuế XNK 2619.00.00.10. Sau khi hoàn thành kiểm tra hồ sơ, căn cứ Thông báo của Chi cục Kiểm định Hải quan 1, Chi cục Hải quan Lào Cai đã làm thủ tục thông quan lô hàng này.

Ngày 16/6/2020, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ công an có Văn bản số 881/ANĐT-VP gửi Cục Thuế xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan đề nghị xác định giá trị thuế theo giá trị hàng hóa tại Kết luận định giá tài sản số 171/KL- HĐĐG.

Ngày 24/6/2020, Cục thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan xác định số thuế còn thiếu do khai báo gian dối của Công ty Diệp Bảo A là 2.513.825.618 đồng. Trong đó, số thuế còn thiếu của Tờ khai Hải quan số 301668195051/B11 ngày 19/12/2017, khối lượng lô hàng 1000 tấn “tinh quặng sắt” là 386.600.000 đồng; số thuế còn thiếu của Tờ khai Hải quan số 301695471950/B11 ngày 05/01/2018, khối lượng lô hàng 860 tấn “tinh quặng sắt” và Tờ khai Hải quan số 301752583330/B11 ngày 08/02/2018, khối lượng lô hàng 235 tấn “tinh quặng sắt” là 442.498.500 đồng.

Cáo trạng số 59/CTr-VKSTC-V1 ngày 10/9/2020 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 về tội “Buôn lậu” theo điểm a khoản 4 Điều 188 Bộ luật hình sự; truy tố các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4, Phạm Chí K, Phùng Như T1, Hoàng Duy H9 về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 2 Điều 356 Bộ luật hình sự.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 20/2021/HS-ST ngày 19/4/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã quyết định:

Tuyên bố: Các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 phạm tội “Buôn lậu”; các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4, Phùng Như T1 phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; bị cáo Phạm Chí K phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

- Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 188; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58; Điều 38 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Vũ Quốc T 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày 10/8/2019.

- Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 188; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17, Điều 58; Điều 38 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Ch 11 (mười một) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày 10/8/2019.

- Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 188; điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; khoản 1 Điều 54; Điều 17, Điều 58; Điều 38 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Nguyễn Viết C2 07 (bảy) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt đi thi hành án.

- Căn cứ điểm b, c khoản 2 Điều 356; điểm s, t, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17, Điều 58; khoản 1 Điều 54, Điều 38 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Lê Thị Thanh H3 03 (ba) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt đi thi hành án, được khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 27/3/2020 đến ngày 10/6/2020. Cấm đảm nhiệm chức vụ 03 năm.

- Căn cứ điểm b, c khoản 2 Điều 356; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; Điều 17, Điều 58, Điều 38 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Lê Khánh H4 03 (ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt đi thi hành án, được khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 27/3/2020 đến ngày 24/7/2020. Cấm đảm nhiệm chức vụ 03 năm.

- Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 356; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; Điều 17, Điều 58; khoản 1, 2, 5 Điều 65 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Phùng Như T1 02 (hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 04 (bốn) năm kể từ ngày tuyên án.

- Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 360; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51 khoản 1, 2 Điều 65 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Phạm Chí K 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm kể từ ngày tuyên án.

Trả tự do ngay tại phiên tòa cho các bị cáo Phùng Như T1 và Phạm Chí K, nếu các bị cáo không bị tạm giam về một tội phạm khác.

Cấm các bị cáo Phùng Như T1, Phạm Chí K đảm nhiệm chức vụ 02 năm.

Về trách nhiệm dân sự:

Buộc các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4, Phạm Chí K phải liên đới bồi thường nộp ngân sách nhà nước số tiền là 442.498.500 đồng, phần của mỗi bị cáo là 147.499.500 đồng.

Buộc các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Hoàng Duy H9, Phùng Như T1 phải liên đới bồi thường nộp ngân sách nhà nước số tiền là 386.600.000 đồng, phần của mỗi bị cáo 128.866.700 đồng.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về tội danh và hình phạt đối với bị cáo Hoàng Duy H9; xử lý vật chứng, án phí và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 22/4/2021, bị cáo Lê Thị Thanh H3 kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Ngày 23/4/2021, bị cáo Lê Khánh H4 kháng cáo xin giảm hình phạt và xin được hưởng án treo.

Ngày 27/4/2021, bị cáo Nguyễn Viết C2 kháng cáo xin giảm hình phạt hoặc chuyển sang hình phạt chính là phạt tiền.

Ngày 27/4/2021, bị cáo Nguyễn Thành Ch kháng cáo kêu oan.

Ngày 29/4/2021, bị cáo Phạm Chí K kháng cáo xin giảm hình phạt.

Ngày 04/5/2021, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai có Quyết định kháng nghị số 02/VKSTLC với nội dung đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng: không cho hưởng án treo đối với bị cáo Phùng Như T1; đối với bị cáo Phạm Chí K, sửa về tội danh và không cho bị cáo được hưởng án treo; sửa phần trách nhiệm dân sự buộc các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 phải liên đới bồi thường trách nhiệm dân sự 2.513.825.618 đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Bị cáo Nguyễn Thành Ch từ chối luật sư do Tòa án chỉ định, bị cáo tự trình bày và tự bào chữa cho hành vi phạm tội của mình.

Các bị cáo Nguyễn Viết C2, Lê Khánh H4 vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo; các bị cáo thừa nhận Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt tương ứng về các tội “Buôn lậu”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là đúng người, đúng tội, không oan; bị cáo Nguyễn Viết C2 xác định chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt không kháng cáo sang áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền; bị cáo Lê Khánh H4 xin giảm hình phạt hoặc xin được hưởng án treo. Bị cáo Nguyễn Viết C2 trình bày, bị cáo đã đầu thú, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ án, có ông nội được nhà nước tặng thưởng Huân chương, có bố đẻ tham gia quân đội được hưởng chế độ thương binh; bị cáo tích cực tham gia ủng hộ quỹ phòng chống covid tại địa phương. Bị cáo Lê Khánh H4 trình bày, trong công tác có nhiều thành tích được tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen; bà nội bị cáo là Bà mẹ Việt Nam anh hùng; bị cáo có bác ruột và chú ruột là liệt sỹ; quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Các bị cáo đều tự nguyện nộp lại số tiền tạm giữ hoặc trả lại, cụ thể Lê Khánh H4 nộp số tiền 147.000.000 đồng, Nguyễn Viết C2 tự nguyện nộp lại số tiền 268.554.760 đồng mà cấp sơ thẩm trả lại bị cáo và tiếp tục nộp thêm số tiền 200.000.000 đồng để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả.

Bị cáo Vũ Quốc T khai nhận hành vi phạm tội; bị cáo thừa nhận bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt về tội “Buôn lậu” là đúng người, đúng tội, không oan. Bị cáo không đồng ý với kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai về phần dân sự, bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với bị cáo.

Bị cáo Nguyễn Thành Ch thừa nhận đã thực hiện các hành vi cùng với các bị cáo T, C2 xuất hàng hóa sang nước ngoài như quá trình điều tra đã xác định nhưng bị cáo cho rằng không phạm tội “Buôn lậu” như Tòa án cấp sơ thẩm quy kết vì hàng hóa của các bị cáo xuất sang Trung Quốc đều được Công ty bị cáo khai báo đúng hàng hóa là “xỉ sắt” và được Hải quan thông quan, Điều 188 Bộ luật hình sự không đề cấp đến việc khai báo Hải quan và trốn thuế nhà nước nên hành vi mà bị cáo thực hiện không giống như mô tả về tội “Buôn lậu” quy định tại Bộ luật Hình sự; bị cáo không hề quen biết và chưa từng liên hệ với các Công ty Thịnh Trường Phát, Công ty Sơn Dung, Công ty Nam Triệu và Công ty Cường Thịnh như Tòa án cấp sơ thẩm quy kết; 04 công ty này không có hàng nhưng vẫn cố ý ký hợp đồng bán hàng và xuất hóa đơn GTGT bán “xỉ sắt” khống cho công ty của bị cáo, nên chính bị cáo mới là bị hại trong vụ việc này; bị cáo không bàn bạc với Vũ Quốc T trong việc buôn bán “tinh quặng sắt” ra nước ngoài; bị cáo không có chuyên môn về lĩnh vực chuyên môn, nên không biết hàng hóa là “tinh quặng sắt”; Công ty của bị cáo kinh doanh hàng hóa là “xỉ sắt” xuất khẩu được các cơ quan nhà nước xác định và cho phép xuất khẩu nên bị cáo mới xuất khẩu nên không gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 2.513.825.618 đồng, bị cáo không đồng ý với Kháng nghị phần liên quan đến bị cáo; bị cáo có nhận số tiền hơn 300 triệu đồng mà Vũ Quốc T đưa cho, mong Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo.

Bị cáo Lê Thị Thanh H3 trình bày đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét hành vi của bị cáo với các lý do: Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm không xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình điều tra, thể hiện kết quả phân tích của bị cáo đã bị thay đổi do các cán bộ Cục kiểm định Hải quan lừa dối trong việc cung cấp mẫu giám định; việc đánh giá, xem xét các chứng cứ buộc tội bị cáo không theo các cơ sở khoa học khách quan và quy định của pháp luật; Tòa án cấp sơ thẩm quy kết bị cáo phạm tội nhiều lần theo điểm b khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự là chưa thỏa đáng, vì trong việc phân tích 3 mẫu do Cục Kiểm định Hải quan, Chi cục Kiểm định Hải quan gửi đến, bị cáo được cung cấp tài liệu “Quy trình” sản xuất và thực hiện phân tích bổ sung bằng phương pháp hóa học và nhiễu xạ Rơnghen đối với mẫu 1576, mẫu 23, quan sát, phân tích đối sánh với “mẫu nguyên khai” do phía Hải quan cung cấp, đây là những căn cứ để đưa ra kết luận giám định, chỉ duy nhất mẫu 103 bị cáo không yêu cầu Hải quan cung cấp “mẫu nguyên khai” để so sánh và cũng không thực hiện phân tích bổ sung các phương pháp hóa học nhiễu xạ Rơnghen mà đưa ra kết luận mẫu có thể là “xỉ vảy cán”. Việc đưa ra kết luận như vậy với mẫu 103 là không đúng quy định do bị cáo tin tưởng thông tin phía Hải quan là mẫu 103 giống mẫu 1576, mẫu 23, cùng một doanh nghiệp sản xuất. Về phần dân sự, Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét, đánh giá mức độ lỗi, tính chất, vai trò hành vi phạm tội của bị cáo mà đánh đồng trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo phải bồi thường tổng số tiền 276.366.200 đồng là chưa phù hợp, không khách quan, không đúng bản chất sự việc và các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Bị cáo thừa nhận có thiếu trách nhiệm đối với mẫu 103 nên bị cáo chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường ở mẫu 103 với số tiền 23.500.000 đồng nên bị cáo đã nộp số tiền trên tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai, mong Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo.

Bị cáo Phạm Chí K trình bày: Tham gia mẫu 103 với vai trò Chuyên viên 1 và mẫu 23 là Chuyên viên 2, khi thực hiện nhiệm vụ không vì bất kỳ động cơ mục đích nào, bị cáo đã làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình được giao, không biết việc các bị cáo Lê Khánh H4, Lê Thị Thanh H3 cố ý thay đổi kết quả giám định, phân tích. Bị cáo do năng lực hạn chế và tin tưởng vào các bị cáo Lê Khánh H4, Lê Thị Thanh H3 nên bị cáo không kiểm tra lại kết quả. Bị cáo cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là đúng, đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát, chấp nhận kháng cáo của bị cáo để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

Bị cáo Phùng Như T1 khai nhận hành vi phạm tội, bị cáo chỉ tham gia đối với mẫu 1576 với vai trò Chuyên viên phân tích 2, còn H9 là Chuyên viên 1, bị cáo thừa nhận bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là đúng người, đúng tội, không oan, với mức hình phạt 02 năm tù nhưng được hưởng án treo là phù hợp với hành vi phạm tội của bị cáo. Bị cáo không đồng ý với kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai về phần trách nhiệm hình sự liên quan đến bị cáo, bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với bị cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội sau khi phân tích tính chất hành vi phạm tội của các bị cáo, hậu quả của vụ án có quan điểm như sau:

Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thành Ch từ chối luật sư bào chữa, bị cáo tự trình bày và tự bào chữa cho hành vi phạm tội của mình, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận quan điểm trình bày của bị cáo.

Tại phiên tòa các bị cáo cơ bản thừa nhận hành vi phạm tội của mình, chỉ có bị cáo Ch từ cấp sơ thẩm đến phiên tòa hôm nay vẫn cho rằng mình bị xét xử oan về tội “Buôn lậu”. Căn cứ vào lời khai của bị cáo Nguyễn Thành Ch (BL 590- 638; BL 15528,15529) và lời khai của Vũ Quốc T, Nguyễn Viết C2 trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và trình bày tại phiên tòa hôm nay có căn cứ để xác định Nguyễn Thành Ch đã cùng bàn bạc với Vũ Quốc T, Nguyễn Viết C2 trong việc khai báo gian dối hàng hóa từ “tinh quặng sắt” sang “xỉ” và được T trả tiền công từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/1 tấn. Từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018 T, Ch, C2 đã thực hiện hành vi buôn lậu 09 lô (09 tờ khai hải quan) “tinh quặng sắt” sang Trung Quốc với số lượng hàng phạm pháp là 6.289,480 tấn. Tòa án cấp sơ thẩm kết án các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 về tội “Buôn lậu” là có căn cứ, đúng pháp luật nên không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thành Ch, cần giữ nguyên tội danh và hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Thành Ch.

Bị cáo Nguyễn Viết C2 rút kháng cáo từ áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền và giữ nguyên nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt là có căn cứ nên được chấp nhận. Bị cáo C2 có 01 tình tiết tăng nặng nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Tại phiên tòa bị cáo đồng ý đối trừ số tiền hơn 268 triệu đồng mà cấp sơ thẩm trả lại cho bị cáo và nộp thêm số tiền 200 triệu đồng để khắc phục hậu quả và bổ sung tài liệu có bố đẻ là người có công với cách mạng, tích cực tham gia quỹ phòng chống covid tại địa phương, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo giảm nhẹ một phần hình phạt cho cho bị cáo C2, xử phạt bị cáo mức án 05 tù là phù hợp; chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát và chia theo kỷ phần liên quan đến vị trí, vai trò của bị cáo C2.

Bị cáo Lê Thị Thanh H3 thừa nhận hành vi có sự thiếu sót, sai quy trình mẫu 103, còn mẫu 1576 và mẫu 23 bị cáo cho rằng làm đúng quy trách nhiệm. Tuy nhiên, các tài liệu có trong hồ sơ thể hiện bị cáo đã kết luận không đúng bản chất mẫu vật, góp phần gây thiệt hại cho Nhà nước. Tòa án cấp sơ thẩm xác định hành vi phạm tội của bị cáo và xử phạt mức án 03 năm 06 tháng tù là có căn cứ. Tại phiên tòa, bị cáo xuất trình Biên lai nộp số tiền 23.500.000 đồng là tiền thiếu trách nhiệm ở mẫu 103, đây là tình tiết mới nên được chấp nhận và đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo, xử phạt bị cáo mức án 03 năm tù là phù hợp.

Bị cáo Lê Khánh H4 đã cùng Lê Thị Thanh H3 vì động cơ cá nhân đã thay đổi kết quả giám định. Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo đã nộp tài liệu thể hiện khắc phục toàn bộ số tiền bản án sơ thẩm đã tuyên và nộp án phí sơ thẩm, tích cực tham gia phong trào phòng chống covid ở địa phương, có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị cáo giảm nhẹ một phần hình phạt, xử phạt bị cáo mức án 02 năm tù là phù hợp.

Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ của bị cáo Phạm Chí K và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai về áp dụng tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” thấy: Bị cáo K cùng tham gia phạm tội với bị cáo Lê Thị Thanh H3 và Lê Khánh H4, hành vi phạm tội của bị cáo tương tự hành vi của Phùng Như T1, Hoàng Duy H9. Các bị cáo đều bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, bị cáo Phùng Chí K bị Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là không có căn cứ. Bị cáo phạm tội 02 lần nên kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát và không chấp nhận kháng cáo của bị cáo K.

Đối với bị cáo Phùng Như T1: Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận nội dung kháng nghị liên quan đến bị cáo T1.

Về kháng nghị sửa phần trách nhiệm dân sự: Buộc các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 phải liên đới bồi thường số tiền hơn 2.513.825.618 đồng tiền thuế. Đây là tiền thuế thực tế bị thất thoát. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ buộc các bị cáo trong nhóm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” bồi thường số tiền hơn 820 triệu đồng là không đúng nên cần buộc các bị cáo trong nhóm tội “Buôn lậu” phải tiếp tục liên đới bồi thường số tiền còn thiếu cho Nhà nước và chia theo vị trí vai trò của các bị cáo.

Người bào chữa cho bị cáo Vũ Quốc T trình bày: Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo T về tội “Buôn lậu” là đúng người, đúng tội, không oan, mức hình phạt là phù hợp, hiện bị cáo đã đi thi hành án phạt tù. Về phần dân sự Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử là đúng, vì các bị cáo nhóm tội “Buôn lậu” không tự mình xuất hàng sang Trung Quốc được mà phải do cơ quan có thẩm quyền xác định là “xỉ” để chịu thuế thấp nên các bị cáo nhóm tội “Buôn lậu” không phải chiu trách nhiệm về số tiền thuế thất thu, đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai về phần dân sự, giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với bị cáo Vũ Quốc T.

Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Viết C2 trình bày: Đồng tình với quan điểm luận tội của đại diện Viện kiểm sát, nhất trí về tội danh và điều luật mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo. Tuy nhiên, bên cạnh những tình tiết giảm nhẹ Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng cho bị cáo, đề nghị xem xét việc số tiền bị cáo thu lời bất chính là nhỏ nhất so với các bị cáo Ch, T là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Về vai trò trong vụ án: Bị cáo C2 giữ vai trò thứ yếu và thấp nhất trong vụ án. Bị cáo T là người trực tiếp lo nguồn hàng, hóa đơn, chứng từ, cung cấp tiền, lo mọi chi phí để thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng, bị cáo Ch là người ký các giấy tờ và mang nộp lên Hải quan để làm thủ tục. Bị cáo C2 chỉ thực hiện kê khai hàng hóa theo chỉ đạo và đưa cho Ch ký. C2 không biết về các công ty, đối tác Việt Nam và Trung Quốc mà Vũ Quốc T giao dịch. Tại phiên tòa bị cáo C2 đồng ý đối trừ số tiền hơn 268 triệu đồng mà cấp sơ thẩm trả lại cho bị cáo và nộp thêm số tiền 200 triệu đồng để khắc phục hậu quả, đề nghị Hội đồng xét xử ghi nhận sự tự nguyện của bị cáo và đề nghị áp dụng khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự, chấp nhận kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt mức án còn 03 năm tù đối với bị cáo C2.

Người bào chữa cho bị cáo Lê Thị Thanh H3 trình bày: Bản án sơ thẩm xét xử bị cáo 03 năm 06 tháng tù là quá nặng. Việc Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng bị cáo Thanh H3 đã biết mẫu 1576 và mẫu 23 là “tinh quặng sắt” nhưng vẫn kết luận là “xỉ” sắt là không chính xác. Kết luận đầu tiên của bị cáo Thanh H3 về mẫu 1576 thể hiện có thể kết luận là “tinh quặng sắt”, mẫu 23 phân tích lần 1 cũng kết luận có thể là “vụn xỉ sắt” nên không đồng tình với quan điểm của Viện kiểm sát quy kết bị cáo đồng phạm thay đổi kết luận mẫu 23 và mẫu 1576, cấp sơ thẩm không xem xét quan hệ nhân quả giữa mẫu 1576 và mẫu 23 so với “mẫu nguyên khai” và quy trình sản xuất giả, đã được kết luận trong kết luận điều tra và bản án sơ thẩm, phù hợp với lời khai của các bị cáo Thanh H3, H9, T1 nên Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo Thanh H3 phạm tội 02 lần là không có căn cứ. Mẫu 1576 và mẫu 23 mẫu gửi giám định là bột, kết luận là khách quan, khoa học và đúng quy định, kết quả phân tích đúng với mẫu khách hàng đưa đến; Giám định viên tư pháp không nêu phải phân tích là đúng, nội dung này đã được Văn phòng luật sư An Thái xác minh làm rõ; bị cáo Thanh H3 không có lỗi với mẫu 1576 và mẫu 23. Đối với mẫu 103: bị cáo Thanh H3 không yêu cầu gửi “mẫu nguyên khai” “quy trình sản xuất” là thiếu sót, tuy nhiên bị cáo không mong muốn hậu quả xảy ra. Tòa án sơ thẩm áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần (03 lần) đối với bị cáo là không đúng với sự thật khách quan, đánh giá sai tính chất, mức độ, vai trò của bị cáo Thanh H3 trong vụ án. Hành vi của bị cáo Thanh H3 không phải là hành vi thi hành công vụ, bị cáo không tiếp nhận ý chí của các bị cáo khác. Có căn cứ để xác định kết quả giám định tư pháp không đúng Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự, không trưng cầu giám định tại Bộ Công thương là thiếu sót. Luật sư cho rằng, bị cáo chỉ đơn thuần dựa trên kết quả phân tích khoáng tướng, chưa phải kết luận cuối cùng. Sau khi thực hiện nhiều phương pháp phân tích khác, bị cáo Thanh H3 nhận thấy trong mẫu 1576 và mẫu 23 có chứa wustit, là một chất tồn tại rất nhiều trong xỉ vảy cán nhưng không thể xuất hiện trong các mỏ quặng sắt. Vì vậy, việc bị cáo Thanh H3 kết luận mẫu 1576 và 23 là xỉ sắt là có căn cứ. Thêm vào đó, việc bị cáo T1 cung cấp mẫu nguyên khai và quy trình sản xuất đã khiến bị cáo Thanh H3 càng chắc chắn về kết quả mẫu 1576 và mẫu 23 đều là xỉ. Do đó, cho rằng bị cáo Thanh H3 biết mẫu 23 và mẫu 1576 là “tinh quặng sắt” nhưng vẫn cố tình sửa lại thành “xỉ sắt” là không có căn cứ. Đối với mẫu 103: Do tin tưởng thông tin cung cấp từ Chi cục Kiểm định hải quan 1, cùng việc đã kết luận đối với các mẫu 1576 và mẫu 23 trước đó nên bị cáo Thanh H3 đã không thực hiện thêm các phương pháp phân tích khác mà chủ động xác định mẫu 103 cũng là “xỉ sắt”. Hành vi này của bị cáo Thanh H3 là vi phạm pháp luật. Bị cáo Thanh H3 chỉ phải chịu trách nhiệm với mẫu 103. Bên cạnh đó, các kết quả phân tích mẫu của Viện khoa học địa chất khoáng sản không có giá trị pháp lý, chỉ có giá trị tham khảo đối với Cục kiểm định Hải quan, bị cáo Thanh H3 không có mục đích cá nhân gì khi thay đổi kết quả giám định, nên bị cáo Thanh H3 chỉ có sai phạm với mẫu 103; bị cáo tham gia với vai trò đồng phạm thứ yếu, có 04 tình tiết giảm nhẹ ở khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự (tại cấp phúc thẩm bị cáo đã khắc phục hậu quả nên được áp dụng thêm điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự), đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo, đồng thời xem xét cho bị cáo Thanh H3 được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ và về trách nhiệm dân sự chỉ buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại đối với mẫu 103.

Người bào chữa cho bị cáo Phạm Chí K trình bày:

Kháng cáo của bị cáo K xin giảm nhẹ hình phạt là có căn cứ, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo K.

Đối với kháng nghị của Viện kiểm sát tỉnh Lào Cai đề nghị chuyển tội danh từ tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” sang tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với bị cáo K là không có căn cứ vì:

Đối với mẫu 23: bị cáo K là Chuyên viên số 2, trong quá giám định mẫu, bị cáo K đều thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Đối với mẫu 103: bị cáo K cũng thực hiện đúng chức trách, quyền hạn, tuy nhiên chỉ có sai sót là cẩu thả, sử dụng kết quả giám định mẫu 23 cho mẫu 103. Không có căn cứ cho rằng bị cáo K vì mục đích vụ lợi. Bị cáo K không biết mẫu 23 là “tinh quặng sắt”, không đủ chuyên môn, không đủ trình độ công tác để biết. Bị cáo học cao đẳng, liên thông lên đại học, không có môn học liên quan đến khoáng sản. Trong suốt 10 năm làm việc, bị cáo K chưa được cử đi tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về khoáng sản. Tổng cục Hải quan cũng chưa đủ năng lực để xác định đâu là quặng, đâu là xỉ, nên bị cáo không nhận thức được mẫu giám định là “tinh quặng sắt”. Trong vụ án này, bị cáo không có động cơ, mục đích cho việc làm của mình. Trong suốt quá trình phân tích mẫu 103, cấp trên trực tiếp của K là Lê Khánh H4 và Phan Đình Nguyên không có đề nghị K phải thay đổi kết quả. Bị cáo chỉ muốn nhanh chóng hoàn thành công việc không phải động cơ không chính đáng. Cáo trạng và Kết luận điều tra chỉ dựa vào lời khai của Lê Khánh H4, Lê Thị Thanh H3, ngoài ra không có chứng cứ vật chất nào khác. Văn bản do ông Phạm Đình Nguyên ký mới có giá trị pháp luật, tại sao ông Nguyên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là đúng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai kháng nghị thay đổi tội danh đối với bị cáo là không có căn cứ, đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xem xét không chấp nhận kháng nghị, đồng thời chấp nhận kháng cáo và giảm nhẹ một hình phạt cho bị cáo Phạm Chí K.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đối đáp:

Đối với bị cáo Vũ Quốc T: Nhóm tội “Buôn lậu” đã cấu thành tội phạm, thiệt hại về số tiền thuế cho Nhà nước đã được tính toán rõ ràng, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ buộc các bị cáo ở nhóm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” phải liên đới chịu trách nhiệm là không đúng nên cần buộc các bị cáo ở nhóm tội “Buôn lậu” phải liên đới bồi thường là đúng quy định của pháp luật.

Đối với bị cáo Nguyễn Thành Ch: Các bị cáo T, Ch, C2 đã bàn bạc, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng bị cáo và lợi nhuận được chia đôi. Các bị cáo đã xuất khẩu nhiều lần với khối lượng lớn. Theo đại diện Viện kiểm sát thì tinh quặng sắt là chưa được qua tinh luyện, còn xỉ thì đã thông qua luyện thép. Căn cứ vào lời khai của các bị cáo T, C2 thể hiện có sự cấu kết với bị cáo Ch, do đó giữ nguyên quan điểm đối với bị cáo Ch.

Đối với bị cáo Lê Thị Thanh H3: Bị cáo thừa nhận có nhận tin nhắn từ T1, đây là chứng cứ vật chất (BL 6392); H3 có thừa nhận trao đổi qua email với H9; tài liệu thu giữ là cuốn sổ tay của H3 phù hợp với tài liệu có trong hồ sơ vụ án, do đó giữ nguyên quan điểm đối với bị cáo Lê Thị Thanh H3.

Đối với các bị cáo khác đại diện Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ được thẩm tra công khai tại phiên tòa phúc thẩm; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa và của các bị cáo;

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng: Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm đã thực hiện theo đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử không có khiếu nại về hành vi tố tụng của những người tiến hành tố tụng, nên các tài liệu đã được thu thập trong hồ sơ là hợp pháp. Đơn kháng cáo của các bị cáo; kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai trong hạn luật định, nên được chấp nhận để xem xét theo thủ tục xét xử phúc thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thành Ch từ chối luật sư bào chữa và trình bày bị cáo tự bào chữa cho hành vi phạm tội của mình. Theo đề nghị của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử chấp nhận quan điểm tự bào chữa của bị cáo Nguyễn Thành Ch.

[2] Về nội dung:

Đối hành vi của bị cáo bị truy tố, xét xử sơ thẩm về tội "Buôn lậu": Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Viết C2 đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như Tòa án cấp sơ thẩm quy kết, riêng bị cáo Nguyễn Thành Ch tuy khai nhận hành vi buôn bán hàng hóa như đã xác định, nhưng bị cáo cho rằng không biết hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài là tinh quặng sắt, nên bị cáo không phạm tội "Buôn lậu" như quy kết của Tòa án cấp sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm đánh giá như sau:

Thứ nhất, ngay trong quá trình điều tra, bản thân bị cáo Ch đã nhận thức được hàng xuất sang Trung Quốc là tinh quặng sắt rất cụ thể và chi tiết, bị cáo còn khai nhận nguyên nhân vì sao bị cáo nhận thức loại hàng hóa mà Công ty Diệp Bảo A đang xuất ra nước ngoài, cụ thể: ...tôi và anh C2 đều nhận thức số hàng là tinh quặng sắt chứ không phải là xỉ sắt như Công ty Diệp Bảo A khai báo, bởi vì nếu chỉ là xỉ sắt như khai báo Hải quan thì anh T sẽ không bao giờ thuê Công ty Diệp Bảo A đứng danh nghĩa xuất khẩu mà sẽ trực tiếp thực hiện. Tôi đã nhiều năm ở Trung Quốc, từng học tại Đại học sư phạm Côn Minh và qua tìm hiểu phía Trung Quốc thì Trung Quốc chỉ nhập tinh quặng sắt chứ không phải hàng xỉ sắt. Tôi cũng đã thông tin với anh C2 việc này, nên tôi với anh C2 biết mặt hàng này là tinh quặng sắt và không thắc mắc với anh T, do sợ anh T sẽ thuê công ty khác...” (Bản tự khai của bị cáo BL 638).

Thứ hai, các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Viết C2 đều khai nhận hành vi phạm tội, lời khai của các bị cáo phù hợp với nhau, phù hợp với các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án, đều thể hiện các bị cáo cùng với bị cáo Ch thống nhất cố ý khai báo sai loại hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc, bị cáo Ch hoàn toàn nhận thức được loại hàng hóa này là “tinh quặng sắt” chứ không phải “xỉ sắt”, cụ thể:

Bị cáo Nguyễn Viết C2 khai nhận “...Theo tờ khai Hải quan thì mặt hàng xuất khẩu là xỉ sắt nhưng tôi và A Nguyễn Thành Ch đều nhận thức được mặt hàng là quặng sắt chứ không phải xỉ sắt. Thực tế Công ty Diệp Bảo A đã xuất khẩu 79 lô hàng với số lượng khoảng 60.000 tấn quặng sắt, tôi và anh Nguyễn Thành Ch mỗi người được khoảng 400 triệu đồng, do anh T trực tiếp trả...” (BL 651).

Bị cáo Vũ Quốc T trong quá trình xét xử sơ thẩm đã thừa nhận cụ thể, bàn bạc việc xuất khẩu tinh quặng sắt với C2, Ch “...bị cáo nói với Ch là có đối tác bên Trung Quốc muốn bị cáo xuất khẩu sỉ và quặng sắt sang Trung Quốc. Do biết Ch có công ty chuyên về xuất khẩu, bị cáo muốn mượn tư cách pháp nhân của công ty Diệp Bảo A để làm thủ tục xuất khẩu hàng tại hải quan. Bị cáo phụ trách nguồn hàng vào, ra, C2 và Ch có trách nhiệm sử dụng Công ty Diệp Bảo A đứng tên tờ khai Hải quan xuất khẩu hàng sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, hoàn thiện hồ sơ mua bán hàng hóa đầu vào với các Công ty trong nước...”

[3] Hội đồng xét xử phúc thẩm đánh giá lời khai nhận của các bị cáo, đặc biệt là bị cáo Nguyễn Thành Ch được thực hiện ngay sau khi vụ việc xảy ra, hoàn toàn khách quan, không bị ép buộc hay phụ thuộc vào bất cứ yếu tố nào, bị cáo Ch đều được viết các bản tự khai, lấy lời khai đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự; giữa các bị cáo đều không có mâu thuẫn; lời khai của các bị cáo, cơ bản phù hợp với nhau, phù hợp với diễn biến, quá trình các bị cáo thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc; phù hợp các vật chứng đã thu giữ; các kết luận giám định; cùng các tài liệu, chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án đã được xem xét kiểm chứng từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và được kiểm tra, đánh giá lại một lần nữa tại phiên tòa phúc thẩm, nên đủ cơ sở kết luận: Trong thời gian từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch và Nguyễn Viết C2 đã thực hiện hành vi buôn lậu 09 lô (09 tờ khai hải quan) quặng sắt sang Trung Quốc với số lượng hàng phạm pháp là 6.289,480 tấn tinh quặng sắt. Tổng giá là 6.629.111.920 đồng. Bị cáo Vũ Quốc T được lợi 94.500.000 đồng. Các bị cáo Nguyễn Thành Ch và Nguyễn Viết C2 được lợi 62.890.480 đồng. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội “Buôn lậu” quy định tại điểm a khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng người, đúng tội, không oan.

[4] Về hành vi của các bị cáo bị truy tố, xét xử sơ thẩm về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: Các bị cáo Lê Khánh H4, Phùng Như T1 đều thừa nhận hành vi phạm tội như Tòa án cấp sơ thẩm quy kết liên quan đến việc phân tích, phân loại để xác định tên hàng, mã số hàng hóa đối với 03 mẫu (mẫu 1576, mẫu 23 và mẫu 103) của Công ty Diệp Bảo A các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 mà việc giám định, thủ thủ tục gửi mẫu giám định... do các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4, Phùng Như T1, Hoàng Duy H9, Phạm Chí K thực hiện, trong đó Lê Khánh H4, Phạm Chí K thuộc Chi cục Kiểm định Hải quan 1 - Cục Kiểm định Hải quan; Phùng Như T1, Hoàng Duy H9 thuộc Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan; Lê Thị Thanh H3 là chuyên viên phân tích thuộc Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản - Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:

[5] Bị cáo Lê Khánh H4 thừa nhận với vai trò chuyên viên phân tích 1 đối với mẫu 23 và chuyên viên phân tích 2 đối với mẫu 103, bị cáo nhận thức được mẫu vật phân tích là “tinh quặng sắt” nhưng vì động cơ cá nhân Lê Khánh H4 đã thống nhất với Lê Thị Thanh H3 thay đổi kết quả từ “tinh quặng sắt” thành “xỉ” và lập biên bản phân tích, phân loại hàng hóa; dự thảo các Thông báo số 63/TB- KĐ1, Thông báo số 150/TB-KĐ1 áp mã hàng hóa là “xỉ”, không đúng bản chất mặt hàng là “tinh quặng sắt”.

[6] Bị cáo Phùng Như T1 thừa nhận là chuyên viên phân tích 2, Hoàng Duy H9 với vai trò là chuyên viên phân tích 1 chịu trách nhiệm phân tích, phân loại hàng hóa đối với mẫu 1567; bị cáo nhận thức được mẫu phân tích này là “tinh quặng sắt”, nhưng vẫn tác động đến Lê Thị Thanh H3 thay đổi kết quả thành “xỉ”, trái với bản chất mặt hàng là “tinh quặng sắt”. Bị cáo cùng Hoàng Duy H9 lập biên bản phân tích, phân loại hàng hóa, lập dự thảo Thông báo số 66/TB-KĐHQ áp mã hàng hóa là “xỉ”, không đúng bản chất mặt hàng là “tinh quặng sắt” gửi về Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

[7] Bị cáo Lê Thị Thanh H3 cơ bản đã thừa nhận hành vi sai phạm như Tòa án cấp sơ thẩm quy kết, tuy nhiên bị cáo đề nghị xem xét lại hành vi của bị cáo liên quan đến việc phân tích mẫu 1567 và mẫu 23, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy: về mẫu 23 và 1576, bị cáo Lê Thị Thanh H3 cho rằng bị cáo đổi từ “tinh quặng sắt” sang “xỉ” là đúng, có căn cứ khoa học và không chịu tác động từ người khác để thay đổi kết quả. Tuy nhiên, các tài liệu trong hồ sơ thể hiện, ngay từ đầu bị cáo Lê Thị Thanh H3 đã nhận thức được mẫu 23 và 1576 là “tinh quặng sắt”, thể hiện qua dự thảo kết luận bị cáo gửi cho Hoàng Duy H9 và Lê Khánh H4. Đồng thời đối với mẫu 1576, Lê Thị Thanh H3 còn ghi kết quả phân tích dưới kính hiển vi khoáng tướng thể hiện là “tinh quặng sắt” vào sổ công tác của mình; trên cơ sở đó bị cáo còn dự thảo đối với tất cả các mẫu kết luận là “tinh quặng sắt”. Bị cáo Lê Thị Thanh H3 còn có hành vi để Hoàng Duy H9, Phùng Như T1 tùy ý sửa chữa, cắt ghép kết quả trong dự thảo kết quả giám định mẫu 1576, cụ thể T1 và H9 chỉnh sửa, cắt nội dung liên quan đến “kết hợp xem cấu trúc của các mẫu nguyên khai doanh nghiệp cung cấp”, “xỉ trong các bãi phế liệu” có trong dự thảo kết luận giám định lần 2 thành kết luận hoàn chỉnh “Các kết quả phân tích cho thấy thành phần khoáng chủ yếu trong mẫu thuộc nhóm ô xít sắt là magnetic. Các khoáng vật chứa Fe khác gồm hematit, limonit. Cấu tạo matít rõ. Có chứa ít mảnh than. Độ hạt nhỏ, khá đều, chứng tỏ mẫu đã được nghiền nhỏ và làm giàu. Căn cứ theo quy trình của doanh nghiệp cung cấp, có thể kết luận mẫu thuộc loại xỉ vẩy cán hoặc xỉ thu được trong quá trình luyện gang, thép” và gửi lại qua email lúc 17h23’ ngày 24/01/2018 cho Lê Thị Thanh H3; Hoàng Duy H9 đề nghị Lê Thị Thanh H3 thay đổi như trong dự thảo H9 sửa và Lê Thị Thanh H3 đồng ý, thống nhất nội dung như trên hoàn toàn không có cơ sở, cũng như kiểm tra lại từ phía Lê Thị Thanh H3. Về mẫu 23, tài liệu trong hồ sơ, lời khai của Phùng Như T1 thể hiện ngày 24/01/2018 T1 đã nhắn tin qua dịch vụ SMS từ số máy 0989060156 của T1 đến số máy 0982003964 của Lê Thị Thanh H3 có nội dung “Chị kết luận luôn mẫu của Chi cục 1 như mẫu của em nhé. Cảm ơn chị”, điều này thể hiện bị cáo Lê Thị Thanh H3 chịu sự tác động của người khác trong việc đưa ra kết luận giám định. Đặc biệt, trong quá trình điều tra, đều thể hiện bị cáo Lê Thị Thanh H3 đã nhận thức được các mẫu 103, 23, 1576 là “tinh quặng sắt” nhưng do cơ quan Hải quan tác động, bị cáo mới đổi từ “tinh quặng sắt” thành “xỉ”. Như vậy, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội do cố ý, việc này hoàn toàn phù hợp với diễn biến quá trình trưng cầu giám định, gửi mẫu vật, quá trình phân tích, phù hợp với kiến thức chuyên môn của nhóm bị cáo này.

[8] Về sự có mặt của khoáng vật wustit: trong các mẫu giám định có thể có rất nhiều thành phần, trong đó có wustit. Khoáng vật wustit có thể có trong “xỉ vẩy cán” hoặc các mỏ quặng hình thành ở nơi có thiên thạch rơi xuống. Do đó, nhận định của luật sư về việc wustit chỉ có trong xỉ, không có trong quặng là không chính xác.

[9] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm đủ căn cứ kết luận: Tòa án cấp sơ thẩm quy kết hành vi của các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4 phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự; bị cáo Phùng Như T1 phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật, không có cơ sở để chấp nhận xem xét đề nghị của bị cáo Lê Thị Thanh H3 cũng như người bào chữa cho bị cáo về phần này.

[10] Đối với bị cáo Hoàng Duy H9 không có kháng cáo, kháng nghị về trách nhiệm hình sự, dân sự và các vấn đề liên quan khác đến bị cáo. Đối với bị cáo Vũ Quốc T không có kháng cáo, kháng nghị về phần trách nhiệm hình sự nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không xem xét.

[11] Về hành vi của bị cáo Phạm Chí K, Hội đồng xét xử xét thấy: Quá trình tranh tụng công khai, đủ cơ sở kết luận: Phạm Chí K được phân công là Chuyên viên phân tích 1 đối với mẫu số 103, Chuyên viên phân tích 2 đối với mẫu 23. K cùng Lê Khánh H4 có trách nhiệm phân tích đối với 2 mẫu này. Mặc dù K không có hành vi tác động đến Lê Thị Thanh H3 để Thanh H3 thay đổi kết luận giám định nhưng K cũng là chuyên viên phân tích, trực tiếp tiến hành một số hoạt động phân tích, biết 2 mẫu này có hàm lượng sắt cao. Đối với mẫu số 23, K được Khánh H4 thông báo là "tinh quặng sắt", nhưng khi H4 lập biên bản phân tích kết luận là “xỉ” nhưng K vẫn ký. Đối với mẫu số 103, K có trao đổi với Khánh H4, khi có kết luận của Khánh H4 xác định là “xỉ” K đã hoàn thiện (cắt ghép một số nội dung) vào biên bản phân tích, phân loại hàng hóa rồi đưa cho Khánh H4 ký. Như vậy, mặc dù K không có hành vi tác động đến Thanh H3 để thay đổi kết quả giám định, nhưng K biết việc Thanh H3 thay đổi kết luận, K chấp nhận việc thay đổi đó và hoàn thiện ký vào biên bản đề xuất của mình, xác định mẫu 23, mẫu 103 là “xỉ”. Mặt khác, tại khoản 3 Điều 29 Quy chế kiểm định, phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan quy định về trách nhiệm, quyền hạn của chuyên viên kiểm định “Tiến hành phân tích hàng hóa một cách khách quan, khoa học, chính xác, kịp thời theo đúng yêu cầu phân tích và chịu trách nhiệm về thông báo kết quả phân tích, kiểm định do mình xác lập” (BL 14092).

[12] Với những phân tích, nhận định nêu trên tại mục [11] thì cần phải xác định hành vi của Phạm Chí K là hành vi cố ý vi phạm sự hoạt động đúng đắn của quá trình kiểm định, phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan, chứ không phải là vô ý. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Chí K về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là không đúng bản chất khách quan của vụ án, sai lầm trong việc đánh giá, nhận định hành vi khách quan của bị cáo Phạm Chí K. Hành vi của Phạm Chí K đã đủ cấu thành cùng Lê Khánh H4 phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự.

[13] Về mặt về tố tụng: Bị cáo Phạm Chí K bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự, tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm quy kết bị cáo phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại điểm d khoản 1 Điều 360 Bộ luật Hình sự là tội nhẹ hơn. Tại điểm a khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “...Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể: Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản cua Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp...”. Do đó, Hội đông xét xử phúc thẩm thấy có căn cứ chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai về việc sửa tội danh sang tội nặng hơn như phân tích trên đối với bị cáo Phạm Chí K là phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng.

[14] Về hình phạt đối với các bị cáo: Hành vi của các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch và Nguyễn Viết C2 là nguy hiểm cho xã hội, thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến chính sách quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất nhập cảnh hàng hóa, về hoạt động ngoại thương được pháp luật bảo vệ, gây mất trật tự trị an tại địa phương. Các bị cáo đã buôn lậu với khối lượng hàng hoá có giá trị lớn. Hành vi phạm tội của các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4, Hoàng Duy H9, Phùng Như T1 và Phạm Chí K thuộc trường hợp nghiêm trọng, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, làm mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào cán bộ, công chức, nhà nước được pháp luật bảo vệ, gây mất trật tự trị an tại địa phương. Nên cần phải xử phạt bị cáo với mức hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội của bị cáo nhằm giáo dục, cải tạo đối với bị cáo và răn đe, phòng ngừa chung.

[15] Đối với nhóm tội “Buôn lậu”:

Bị cáo Vũ Quốc T là người khởi xướng, rủ rê Nguyễn Thành Ch và Nguyễn Viết C2 cùng tham gia thực hiện hành vi buôn lậu, trực tiếp tìm mua nguồn hàng lậu, thuê người vận chuyển và tìm người tiêu thụ bên Trung Quốc. Vũ Quốc T được hưởng lợi 94.500.000 đồng nên bị cáo chịu trách nhiệm chính.

Nguyễn Thành Ch khi được Vũ Quốc T rủ rê đã đồng ý, bị cáo đã rủ rê Nguyễn Viết C2 cùng tham gia, sau khi C2 lập các hợp đồng, tờ khai hải quan bị cáo là người trực tiếp ký, trực tiếp chỉ đạo, thực hiện xuất hàng trái pháp luật sang Trung Quốc, hưởng lợi 31.445.240 đồng nên bị cáo phải chịu trách nhiệm đồng phạm với vai trò là người thực hành tích cực.

Bị cáo Nguyễn Viết C2 khi được Ch rủ rê đã đồng ý cho T, Ch sử dụng doanh nghiệp của mình, bị cáo là người trực tiếp soạn thảo các hợp đồng, lập các tờ khai hải quan để cho Ch ký, làm thủ tục xuất khẩu hàng trái pháp luật sang Trung Quốc, hưởng lợi 31.445.240 đồng nên bị cáo phải chịu trách nhiệm đồng phạm với vai trò là người thực hành sau Ch như Tòa án cấp sơ thẩm xác định là có căn cứ.

Các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch và Nguyễn Viết C2 phạm tội 02 lần trở lên. Sau khi phạm tội, quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo Nguyễn Viết C2 luôn có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo C2 đã đầu thú, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ án, có ông nội được nhà nước tặng thưởng Huân chương, tự nguyện nộp 300.000.000 đồng, bị cáo đã bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, tự nguyện nộp số tiền truy thu, án phí theo quyết định của bản án sơ thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo tiếp tục thể hiện thái độ khai báo thành khẩn, chấp hành pháp luật; bị cáo xuất trình tài liệu thể hiện sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo đã nộp thêm số tiền 200.000.000 đồng tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai, đồng thời bị cáo tự nguyện nộp lại số tiền 268.554.760 đồng mà cấp sơ thẩm trả lại bị cáo để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, có bố đẻ là thương binh và tích cực tham gia quỹ phòng chống covid tại địa phương (có xác nhận của chính quyền địa phương). Vì vậy, Hội đồng xét xử trên cơ sở đánh giá nguyên nhân hành vi phạm tội, hậu quả vụ án, thấy đủ căn cứ chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giảm một phần hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Viết C2 như quan điểm và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát trình bày tại phiên tòa, đồng thời cũng thể hiện sự khoan hồng của pháp luật để bị cáo tích cực cải tạo tốt sớm có cơ hội trở về hòa nhập với gia đình và xã hội.

Bị cáo Nguyễn Thành Ch không thừa nhận mình phạm tội và chưa nộp số tiền thu lợi bất chính, thể hiện thái độ không hợp tác, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Khi quyết định mức hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét, áp dụng đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xử phạt bị cáo mức án 11 năm tù là có căn cứ, tương xứng với tính chất, hậu quả hành vi phạm tội bị cáo gây ra. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo kêu oan và không có thêm tình tiết giảm nhẹ đặc biệt nào mới để xem xét, nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bị cáo, cần giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[16] Đối với nhóm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”: Bị cáo Lê Khánh H4 quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã thừa nhận hành vi phạm tội, trong công tác có nhiều thành tích được tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen; bị cáo có bà nội là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có bác ruột và chú ruột là liệt sỹ; bị cáo tự nguyện nộp 105.000.000 đồng bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo tiếp tục thừa nhận hành vi vi phạm, bị cáo đã tự nguyện nộp toàn bộ số tiền 42.699.500 đồng bồi thường thiệt hại và tiền án phí sơ thẩm theo quyết định của bản án sơ thẩm, bị cáo tích cực tham gia các phong trào thiện nguyện và ủng hộ trang thiết bị y tế (có xác nhận của BCĐ vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Đức Giang). Vì vậy, Hội đồng xét xử trên cơ sở đánh giá nguyên nhân hành vi phạm tội, hậu quả vụ án, thấy đủ căn cứ chấp nhận kháng cáo, giảm nhẹ một phần hình phạt đối với bị cáo Lê Khánh H4 như quan điểm và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát trình bày tại phiên tòa, đồng thời cũng thể hiện sự khoan hồng của pháp luật để bị cáo tích cực cải tạo tốt sớm có cơ hội trở về hòa nhập với gia đình và xã hội.

Bị cáo Phạm Chí K trong công tác có nhiều thành tích được tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen; bị cáo có ông nội là liệt sỹ, được truy tặng Huân chương kháng chiến; bị cáo đã nộp 150.000.000 đồng để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Tuy bị cáo Phạm Chí K có đề nghị xem xét về mặt tội danh nhưng bị cáo cũng đã thừa nhận về hành vi vi phạm, nên Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng cho bị cáo tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự là có căn cứ. Như kết luận nêu trên tại mục [12], Phạm Chí K đã cùng Lê Khánh H4 phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự; tuy nhiên, bị cáo phạm tội có mức độ, chỉ với vai trò Chuyên viên phân tích 1 đối với mẫu 103 và Chuyên viên phân tích 2 đối với mẫu 23, phạm tội một phần vì quá tin tưởng đồng nghiệp, bị cáo đã cố ý ký biên bản phân tích, phân loại hàng hóa với tư cách là Chuyên viên 2 đối với mẫu 23 và lập biên bản phân tích, phân loại hàng hóa với tư cách là Chuyên viên 1 đối với mẫu 103, dự thảo Thông báo số 150/TB- KĐ1 áp mã hàng hóa là “xỉ” mà không thực hiện kiểm tra, xem xét lại theo quy định như đã phân tích nêu trên, cùng với Lê Thị Thanh H3 và Lê Khánh H4 gây thiệt hại về thuế cho Nhà nước là 442.498.500 đồng; trong công tác, bị cáo Phạm Chí K có nhiều thành tích được tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen; bị cáo có ông nội là liệt sỹ, được truy tặng Huân chương kháng chiến; bị cáo đã nộp 150.000.000 đồng để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; bị cáo có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư trú rõ ràng nên không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội mà chỉ cần tuyên phạt bị cáo một mức án nhất định nhưng cho bị cáo hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách theo quy định cũng đủ tác dụng giáo dục, cải tạo bị cáo trở thành công dân có ích cho xã hội như Tòa án cấp sơ thẩm phân tích, nhận định, áp dụng là có căn cứ, nên không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai và kháng cáo của bị cáo Phạm Chí K về phần này.

Bị cáo Lê Thị Thanh Hương quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án, trong công tác có nhiều thành tích xuất sắc được tặng thưởng Giấy khen, Bằng khen, bị cáo có bố đẻ được tặng Huân, Huy chương kháng chiến, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, gia đình có ông bà nội được Chính phủ tặng băng khen vì có công trong kháng chiến; bị cáo tự nguyện nộp 6.142.500 đồng bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, nên Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng cho bị cáo tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s, t, v khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, tuy tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo chưa thực sự thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, nhưng trên cơ sở nguyên tắc có lợi cho bị cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn áp dụng cho bị cáo tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Về mức hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét, áp dụng đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo hướng có lợi cho bị cáo, xử phạt bị cáo mức án 03 năm 06 tháng tù, dưới mức khởi điểm của khung hình phạt là có căn cứ. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo xuất trình tình tiết giảm nhẹ mới thể hiện bị cáo đã nộp 23.500.000 đồng tiền khắc phục hậu quả, nên có căn cứ chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo, giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo như quan điểm và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát. Không có căn cứ để chấp nhận quan điểm của luật sư bào chữa cho bị cáo về việc không áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần đối với bị cáo.

Bị cáo Phùng Như T1: Quá trình tranh tụng công khai tại phiên tòa thể hiện, bị cáo với tư cách Chuyên viên 2, chỉ có hành vi sai phạm liên quan đến mẫu 1576, cùng với Hoàng Duy H9 liên lạc với Lê Thị Thanh H3, chỉnh sửa, cắt ghép, thành kết kết luận hoàn chỉnh; tuy nhiên, bị cáo không trực tiếp thực hiện việc nhận, gửi tài liệu qua email với Thanh H3, làm biên bản đề xuất, bị cáo chỉ chỉnh sửa dự thảo lần 1 rồi gửi cho Thanh H3; tuy nhiên, bị cáo cũng chỉ ký, xác nhận biên bản phân tích, phân loại với tư cách Chuyên viên 2. Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thể hiện trong công tác có nhiều thành tích được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều Bằng khen, giấy khen của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan; bị cáo có ông ngoại là liệt sỹ; bị cáo đã nộp 100.000.000 đồng bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm bị cáo đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án; tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, bị cáo tiếp tục thể hiện thái độ thành khẩn khai báo, chấp hành pháp luật, tự nguyện nộp số tiền 29.066.700 đồng tiền khắc phục hậu quả và án phí sơ thẩm theo quyết định của bản án sơ thẩm. Bị cáo có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư trú rõ ràng nên không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội mà chỉ cần tuyên phạt bị cáo một mức án nhất định nhưng cho bị cáo hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách theo quy định cũng đủ tác dụng giáo dục cải tạo bị cáo trở thành công dân có ích cho xã hội như Tòa án cấp sơ thẩm phân tích, nhận định, áp dụng là có căn cứ, nên không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai về phần này.

[17] Về trách nhiệm dân sự: Trong vụ án này, các bị cáo thực hiện hành vi buôn lậu 09 lô (09 tờ khai hải quan) sang Trung Quốc với số lượng hàng phạm pháp là 6.289,480 tấn tinh quặng sắt với tổng giá trị là 6.629.111.920 đồng. Ngày 16/6/2020, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ công an có Văn bản số 881/ANĐT-VP gửi Cục Thuế xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan đề nghị xác định giá trị thuế theo giá trị hàng hóa tại Kết luận định giá tài sản số 171/KL-HĐĐG. Ngày 24/6/2020, Cục thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan xác định số thuế còn thiếu do khai báo gian dối của Công ty Diệp Bảo A là 2.513.825.618 đồng. Các bị cáo đã gian dối trong việc khai báo hải quan, cụ thể chuyển từ “tinh quặng sắt” thành “xỉ”. Tại Công văn số 6307/TXNNK-PL ngày 24/6/2020 của Cục thuế Xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thì số thuế còn thiếu do khai báo gian dối của Công ty Diệp Bảo A là 2.513.825.618 đồng, chính là số tiền thuế chênh lệch của 09 tờ khai hải quan, đây là số tiền thiệt hại thuế cho Nhà nước nên cần buộc các bị cáo thuộc hai nhóm tội phải bồi thường cho Nhà nước theo quy định tại Điều 46; Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015; Điều 587 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[18] Tòa án cấp sơ thẩm nhận định các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4, Hoàng Duy H9, Phùng Như T1, Phạm Chí K phạm tội gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước nên các bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định, tương ứng với thiệt hại liên quan đến các mẫu giám định, cụ thể bị cáo Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4, Phạm Chí K phải liên đới bồi thường số tiền là 442.498.500 đồng. Các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Hoàng Duy H9, Phùng Như T1 phải liên đới bồi thường số tiền là 386.600.000 đồng. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm lại không buộc các bị cáo trong nhóm tội “Buôn lậu” (đã gây thiệt hại đến tiền thuế của Nhà nước) phải bồi thường thiệt hại là không đúng, như phân tích nêu trên. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm buộc các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 phải có trách nhiệm liên đới bồi thường nộp ngân sách Nhà nước số tiền 1.684.727.118 đồng (= 2.513.825.618 đồng - (442.498.500 đồng + 386.600.000 đồng)), trách nhiệm bồi thường của từng bị cáo tương ứng với mức độ lỗi của mỗi bị cáo. Do đó, chia theo kỷ phần, mỗi bị cáo phải bồi thường: bị cáo Vũ Quốc T phải bồi thường số tiền 700.000.000 đồng; bị cáo Nguyễn Thành Ch phải bồi thường số tiền 600.000.000 đồng; bị cáo Nguyễn Viết C2 phải bồi thường số tiền 384.727.118 đồng.

[19] Về án phí: Do kháng cáo không được chấp nhận nên các bị cáo Nguyễn Thành Ch, Phạm Chí K phải chịu án phí hình sự phúc thẩm. Do kháng cáo được chấp nhận nên các bị cáo Nguyễn Viết C2, Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4 không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm. Bị cáo Phùng Như T1 không kháng cáo nhưng bị kháng nghị nên không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm. Do Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa phần trách nhiệm dân sự, nên cần buộc các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định.

[20] Về việc tính án phí của Tòa án cấp sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy: Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4, Phạm Chí K phải liên đới bồi thường số tiền là 442.498.500 đồng. Các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Hoàng Duy H9, Phùng Như T1 phải liên đới bồi thường số tiền là 386.600.000 đồng, nhưng không tính án phí dân sự sơ thẩm đối với các bị cáo là thiếu sót theo quy định tại Điều 135, Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự, ảnh hưởng đến việc thu nộp ngân sách Nhà nước; tuy nhiên, về phần này các bị cáo không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không thể xem xét theo hướng bất lợi cho các bị cáo, Tòa án cấp sơ thẩm cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.

[21] Các quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 355; Điều 356; Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

QUYẾT ĐỊNH

[1]. Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Thành Ch, Phạm Chí K; chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Viết C2, Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4; chấp nhận Quyết định kháng nghị số 02/QĐ-VKSTLC ngày 04/5/2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai về nội dung sửa tội danh đối với bị cáo Phạm Chí K; không chấp nhận Quyết định kháng nghị số 02/QĐ- VKSTLC ngày 04/5/2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai về nội dung không cho hưởng án treo đối với các bị cáo Phùng Như T1, Phạm Chí K; Sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 20/2021/HS-ST ngày 19/4/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:

Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 phạm tội “Buôn lậu”; các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4, Phùng Như T1, Phạm Chí K phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

- Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 188; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 58; Điều 38 Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Ch 11 (Mười một) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày 10/8/2019.

- Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 188; các điểm b, s, t khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; khoản 1 Điều 54; Điều 17; Điều 58; Điều 38 Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Nguyễn Viết C2 05 (Năm) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt đi thi hành án.

- Căn cứ các điểm b, c khoản 2 Điều 356; các điểm s, t, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58; khoản 1 Điều 54; Điều 38 Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Lê Thị Thanh H3 03 (Ba) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt đi thi hành án, được khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 27/3/2020 đến ngày 10/6/2020. Cấm bị cáo Lê Thị Thanh H3 đảm nhiệm chức vụ trong thời gian 03 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Căn cứ các điểm b, c khoản 2 Điều 356; các điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; Điều 17; Điều 58; Điều 38 Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Lê Khánh H4 02 (Hai) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt đi thi hành án, được khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 27/3/2020 đến ngày 24/7/2020. Cấm bị cáo Lê Khánh H4 đảm nhiệm chức vụ trong thời gian 03 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

- Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 356; các điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; Điều 17; Điều 58; Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt: bị cáo Phùng Như T1 02 (Hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 04 (Bốn) năm kể từ ngày tuyên án phúc thẩm. Giao bị cáo Phùng Như T1 cho Ủy ban nhân dân phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo. Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đôi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

Cấm bị cáo Phùng Như T1 đảm nhiệm chức vụ trong thời gian 02 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

- Căn cứ các điểm b, c khoản 2 Điều 356; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1 Điều 54; Điều 17; Điều 58; Điều 65 Bộ luật Hình sự, xử phạt: bị cáo Phạm Chí K 02 (Hai) năm 06 (Sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (Năm) năm kể từ ngày tuyên án phúc thẩm. Giao bị cáo Phạm Chí K cho Ủy ban nhân dân phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành Phố Hà Nội để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo. Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đôi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

Cấm bị cáo Phạm Chí K đảm nhiệm chức vụ trong thời gian 02 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp.

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

[2] Về trách nhiệm dân sự: Chấp nhận một phần Quyết định kháng nghị số 02/QĐ-VKSTLC ngày 04/5/2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai về phần trách nhiệm dân sự liên quan đến các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2; Sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 20/2021/HS- ST ngày 19/4/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai về phần trách nhiệm dân sự, cụ thể như sau:

Áp dụng Điều 46; Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015; Điều 587 Bộ luật Dân sự năm 2015:

- Buộc các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Thành Ch, Nguyễn Viết C2 phải có trách nhiệm liên đới bồi thường nộp ngân sách Nhà nước số tiền 1.684.727.118 đồng. Chia theo kỷ phần, mỗi bị cáo phải bồi thường số tiền là:

+ Bị cáo Vũ Quốc T phải bồi thường số tiền 700.000.000đ (Bảy trăm triệu đồng);

+ Bị cáo Nguyễn Thành Ch phải bồi thường số tiền 600.000.000đ (Sáu trăm triệu đồng);

+ Bị cáo Nguyễn Viết C2 phải bồi thường số tiền 384.727.118đ (Ba trăm tám tư triệu bảy trăm hai bảy nghìn một trăm mười tám đồng).

- Buộc các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Lê Khánh H4, Phạm Chí K phải liên đới bồi thường nộp ngân sách nhà nước số tiền là 442.498.500 đồng, phần của mỗi bị cáo là 147.499.500đ (Một trăm bốn bảy triệu bốn trăm chín chín nghìn năm trăm đồng).

- Buộc các bị cáo Lê Thị Thanh H3, Hoàng Duy H9, Phùng Như T1 phải liên đới bồi thường nộp ngân sách nhà nước số tiền là 386.600.000 đồng, phần của mỗi bị cáo 128.866.700đ (Một trăm hai tám triệu tám trăm sáu sáu nghìn bảy trăm đồng).

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành án theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

[3] Ghi nhận các bị cáo đã nộp số tiền bồi thường, cụ thể như sau:

- Xác nhận bị cáo Nguyễn Viết C2 đã nộp số tiền 200.000.000 đồng tại Biên lai số 0000457 ngày 10/01/2022 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai. Ghi nhận bị cáo Nguyễn Viết C2 tự nguyện đối trừ số tiền 268.554.760 đồng theo quyết định của Bản án sơ thẩm số 20/2021/HS-ST ngày 19/4/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã trả lại cho bị cáo Nguyễn Viết C2 để đảm bảo thi hành án.

- Xác nhận bị cáo Lê Thị Thanh H3 đã nộp số tiền 23.500.000 đồng tại Biên lai số 0000463 ngày 23/02/2022 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai.

- Xác nhận bị cáo Lê Khánh H4 đã nộp số tiền 42.699.500 đồng tại Biên lai thu tiền số 0000453 ngày 28/6/2021 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai.

- Xác nhận bị cáo Phùng Như T1 đã nộp số tiền 29.066.700 đồng tại Biên lai số 0000451 ngày 28/6/2021 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai.

[4]. Về án phí:

[4.1] Án phí hình sự: Các bị cáo Nguyễn Thành Ch, Phạm Chí K, mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sư phúc thẩm. Các bị cáo Vũ Quốc T, Nguyễn Viết C2, Lê Khánh H4, Phùng Như T1 không phải chịu án phí hình sư phúc thẩm.

[4.2] Án phí dân sự: Bị cáo Vũ Quốc T phải chịu 32.000.000đ (Ba hai triệu đồng); Bị cáo Nguyễn Thành Ch phải chịu 28.000.000đ (Hai tám triệu đồng); Bị cáo Nguyễn Viết C2 phải chịu 19.236.000đ (Mười chín triệu hai trăm ba sáu nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

[5]. Các quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[6]. Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

754
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội buôn lậu và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ số 109/2022/HS-PT

Số hiệu:109/2022/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 24/02/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về