Bản án về kiện đòi tài sản số 113/2022/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

BẢN ÁN 113/2022/DS-PT NGÀY 29/06/2022 VỀ KIỆN ĐÒI TÀI SẢN

Ngày 29 tháng 6 năm 2022, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 108/2022/TLPT-DS ngày 01/6/2022 về việc “Kiện đòi tài sản”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 17/2022/DS-ST, ngày 13/4/2022 của Toà án nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 105/2022/QĐ-PT ngày 17 tháng 6 năm 2022, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Bà Lê Thị Hương H, sinh năm 1973. - Có mặt Địa chỉ: Thôn T, xã H, huyện P, tỉnh Đắk Lắk.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Trịnh Công S, có mặt Địa chỉ: xã H, huyện P, tỉnh Đắk Lắk. (Theo Giấy ủy quyền ngày 09 tháng 4 năm 2022).

- Bị đơn: Công ty Cổ phần cà phê T1. Địa chỉ: xã H, huyện P, tỉnh Đắk Lắk.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Đỗ Hoàng P1, chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn Công ty Cổ phần cà phê T1:

Ông Phạm Đình Bộ - Có mặt; địa chỉ: phường T2, Tp. B1, tỉnh Đắk Lắk.

- Người có kháng cáo: Nguyên đơn bà Lê Thị Hương H .

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo đơn khởi kiện của bà Lê Thị Hương H, quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, ông Trịnh Công S là người đại diện theo ủy quyền của bà Lê Thị Hương H trình bày:

Bà Lê Thị Hương H làm Công nhân của Công ty cà phê T1 (sau đó đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên cà phê T1 và nay là Công ty Cổ phần cà phê T1) theo Quyết định số 23/QĐ-CT ngày 27/01/2003, sau đó giữa hai bên thực hiện theo Hợp đồng hợp tác đầu tư và phân chia sản phẩm. Đến năm 2010 thì hợp đồng hợp tác và đầu tư chấm dứt.

Năm 2011 chuyển sang hợp đồng khoán gọn. Giữa bà Hương H với Công ty đã ký với nhau các hợp đồng khoán gọn số 17/2011/HĐ-GK ngày 27/8/2011 và hợp đồng khoán gọn số 42/2014/HĐ-GK ngày 27/8/2014. Hai bên đã thực hiện theo các hợp đồng khoán gọn.

Theo các hợp đồng khoán gọn thì bà H làm công nhân trực tiếp nhận khoán gọn vườn cây, tiền lương được trả theo phương án khoán gọn vườn cây cà phê đã được UBND tỉnh phê duyệt. Công ty không trả lương cho bà Lê Thị Hương H.

 

 

 

 

STT

 

 

 

Năm

Công    ty    trả

(đơn   vị   tính:

đồng)

Người        lao

động trả (đơn vị tính: đồng)

Tổng

(đơn     vị     tính:

đồng)

1

2011

4,458,780

1,894,982

6,353,762

2

2012

6,522,180

2,157,498

8,679,678

3

2013

3,728,550

528,675

4,257,225

4

2014

8,063,685

2,605,613

10,669,298

5

2015

9,215,640

3,126,735

12,342,375

6

2016

14,490,000

4,916,250

19,406,250

7

2017

14,777,500

3,018,750

17,796,250

8

2018

18,830,952

2,356,704

21,187,656

9

2019

19,931,184

4,989,096

24,920,280

Tổng

100,018,471

25,594,303

125,612,774

 

Theo các hợp đồng khoán thì bà H chỉ chịu 49% bảo hiểm xã hội còn Công ty chịu 51%. Tuy nhiên khi đóng bảo hiểm xã hội thì Công ty đã thu 100% tiền bảo hiểm xã hội của bà H từ năm 2011 đến năm 2019. Theo tính toán của bà thì mức đóng bảo hiểm như sau:

Do đó, bà Lê Thị Hương H đã làm đơn khởi kiện Công ty Cổ phần cà phê T1 yêu cầu Công ty phải trả lại cho bà số tiền mà Công ty đã thu của bà để đóng cho Cơ quan bảo hiểm xã hội từ năm 2011 đến năm 2019 là 100.018.471đ (Một trăm triệu, không trăm mười tám nghìn, bốn trăm bảy mươi mốt đồng).

* Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn Công ty Cổ phần cà phê T1 ông Phạm Đình Bộ trình bày:

Với nội dung bà Lê Thị Hương H khởi kiện Công ty Cổ phần cà phê T1 hoàn toàn không đồng ý vì: Bà Lê Thị Hương H là công nhân sản xuất của Công ty Cổ phần cà phê T1) theo Quyết định số 13/QĐ-CT ngày 27-01-2003. Việc này thể hiện tại hợp đồng hợp tác đầu tư và phân chia sản phẩm được thực hiện với bà từ năm 1998 đến năm 2010. Đến năm 2011, chuyển sang hình thức khoán gọn và bà đã nhận khoán của Công ty 02 lô cà phê theo hợp đồng khoán gọn số 17/2011/HĐ-GK ngày 27/8/2011 và hợp đồng khoán gọn số 42/2014/HĐ-GK ngày 27/8/2014. Việc ký hợp đồng khoán gọn giữa hai bên được thực hiện theo Phương án khoán gọn đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt theo Quyết định 1399/QĐ-UBND ngày 08/6/2011. Công ty khẳng định từ năm 2011 đến nay Công ty không trả lương cho bà H mà khoán gọn theo sản phẩm. Do đó việc đóng bảo hiểm xã hội thuộc về người lao động 100%. Công ty chỉ có trách nhiệm thu và đóng giúp cho người lao động đến cơ quan bảo hiểm.

Theo các hợp đồng khoán gọn giữa bà H với Công ty thì nội dung giao khoán được nêu tại Điều 1 của các hợp đồng đó là: “1. Bên A khoán gọn vườn cây cà phê cho bên Bộ trực tiếp đầu tư, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch và giao nộp sản phẩm cà phê”. Như vậy việc thu nộp bảo hiểm xã hội đối với người lao động nhận khoán vườn cây (có hợp đồng khoán gọn) được thực hiện đúng theo Phương án khoán và đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt theo Quyết định 1399/QĐ-UBND ngày 08/6/2011. Theo các hợp đồng khoán gọn thì trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của Công ty 51% đã được Công ty khoán gọn trực tiếp vào sản lượng khoán cho người nhận khoán cụ thể:

Tại trang 9 mục 4.2 phần thứ 2 của phương án khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên quy định “Chỉ tiêu bảo hiểm các loại, phí công đoàn 4.954.280đồng /ha /năm, phần 51% Công ty phải chịu là 2.526.683đồng/ha/ năm Công ty đã khoán gọn cho chủ hộ.

Tại trang 10 mục 4.3 phần thứ 2 của Phương án: “sản lượng giao kế hoạch với vườn cây 2.800kg nhân/ha cà phê. Hợp đồng hợp tác đầu tư phân chia phần người nhận khoán 49% là 1.372kg/ha; của Công ty 51% là 1.428kg cà phê nhân/ ha.

Từ số liệu trên Công ty xây dựng định mức giao khoán như sau: H phí phần 51% là 713kg; Định mức sản lượng giao nộp khoán gọn 1.428kg - 713kg = 715kg (quy tròn 700kg). H phí 51% quy là 713kg cà phê nhân; Định mức khoán gọn giao nộp 7 tạ nhân/ha/năm là mức cao nhất trong chu kỳ kinh doanh của vườn cà phê”. Như vậy, định mức khoán gọn cố định tối đa mà người nhận khoán phải giao nộp cho Công ty là 700kg cà phê nhân/ha/năm.

Tại trang 14 mục 7.2.1.1 quy định về nghĩa vụ của bên A (Công ty), tại trang 16 mục 7.2.2.1 quy định về nghĩa vụ của bên Bộ (người nhận khoán). Và tại các hợp đồng khoán gọn giữa Công ty với bà Lê Thị Hương H có nêu: tại điểm e khoản 2 Điều 2 quy định về nghĩa vụ của bên A:

e) Bên A có trách nhiệm thu các khoản tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTT, kinh phí công đoàn của bên Bộ nộp vào cuối quý II, quý IV và đại diện cho bên Bộ nộp các khoản bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm cấp trên”. Và tại điểm f khoản 2 Điều 3 của các hợp đồng có nêu nghĩa vụ của bên Bộ (Người nhận khoán):

f ) Đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thân thể, kinh phí công đoàn theo luật định cho cơ quan bảo hiểm thông qua bên A,…”.

Mặt khác, theo Điều 18 và Điều 20 của Nội quy - quy chế hoạt động của Công ty TNHH MTV cà phê T1 ngày 22/7/2011. Cụ thể:

“Điều 18 : ...tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất nhận vườn cây được thực hiện theo phương án khoán gọn vườn cây cà phê đã được UBND tỉnh phê duyệt”.

Điều 20: “Công nhân nhận khoán vườn cà phê có trách nhiệm nộp 100% các loại hình bảo hiểm gồm: BHXH, BHYT, BHTN, BHTT và kinh phí công đoàn về công ty...”.

Do đó, hợp đồng khoán gọn đã được giao kết giữa Công ty và người nhận khoán là bà H là hợp đồng dân sự không phải là hợp đồng lao động. Trách nhiệm đóng các khoản bảo hiểm phần 51% của Công ty đã được khoán gọn cho bà Lê Thị Hương H trước khi bà H nộp sản lượng khoán Công ty.

Như vậy, việc đóng bảo hiểm xã hội của bên Bộ (bà Lê Thị Hương H) là hoàn toàn tự nguyện, theo nguyên tắc có đóng có hưởng. Công ty chỉ có trách nhiệm thu và nộp thay cho bà tại cơ quan bảo hiểm cấp trên. Công ty không liên quan đến nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội cho bà.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2022/DS-ST, ngày 13/4/2022 của Toà án nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã tuyên xử:

- Áp dụng Điều 5, khoản 2 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147, Điều 203, Điều 220, Điều 271 và Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự;

- Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015; Các Điều 256, 388, 389, 390, 412, 414, 501, 502, 503 và 506 của Bộ luật dân sự năm 2005; điểm a khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.

- Áp dụng Điều 24, Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Lê Thị Hương H về việc: Buộc Công ty Cổ phần cà phê T1 phải có trách nhiệm trả lại cho bà số tiền bảo hiểm xã hội mà Công ty đã thu của bà (từ năm 2011 đến năm 2019) là 100.018.471 đồng (Một trăm triệu, không trăm mười tám nghìn, bốn trăm bảy mươi mốt đồng).

2. Về án phí: Nguyên đơn bà Lê Thị Hương H phải chịu 5.001.000đồng (Năm triệu, không trăm lẻ một nghìn đồng) tiền án phí Dân sự sơ thẩm (theo mức: 100.018.471đồng x 5% = 5.001.000đồng). Được khấu trừ vào số tiền 2.500.000 đồng tiền tạm ứng án phí mà bà đã nộp theo biên lai thu số 60AA/2021/ 0006682 ngày 29/11/2021 tại Chi Cục thi hành án dân sự huyện P.

Bà Lê Thị Hương H còn phải tiếp tục nộp 2.501.000đồng (Hai triệu, năm trăm lẻ một nghìn đồng) tiền án phí Dân sự sơ thẩm.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên quyền kháng cáo cho các đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 26/4/2022 bà Lê Thị Hương H kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm đề nghị cấp phúc thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà.

Tại phiên tòa, nguyên đơn, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn vẫn giữ nguyên nội dung đơn khởi kiện, đơn kháng cáo. Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn không đồng ý với nội dung đơn khởi kiện, đơn kháng cáo của nguyên đơn Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk phát biểu quan điểm:

Về tố tụng: Trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án thẩm phán, Hội đồng xét xử, thư ký Tòa án, các đương sự đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung: Qua phân tích đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án,lời trình bày của các đương sự đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự, không chấp nhận đơn kháng cáo của bà Lê Thị Hương H giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số: 17/2022/DS-ST, ngày 13/4/2022 của Toà án nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ các tài liệu chứng cứ, lời trình bày của các đương sự, ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng: Đơn kháng cáo của nguyên đơn nộp trong hạn luật định, đã nộp tiền tạm ứng án phí nên vụ án được giải quyết theo trình tự phúc thẩm.

[2] Xét đơn kháng cáo của bà Lê Thị Hương H thấy rằng:

Theo hợp đồng khoán gọn số 17/2011/HĐ-GK ngày 27/8/2011 và hợp đồng khoán gọn số 42/2014/HĐ-GK ngày 27/8/2014 giữa bà Lê Thị Hương H với Công ty thì đây là hợp đồng dân sự, không phải là hợp đồng lao động. Việc ký hợp đồng khoán gọn giữa bà Lê Thị Hương H với Công ty Cổ phần cà phê T1 được thực hiện theo Phương án khoán gọn đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt theo Quyết định 1399/QĐ-UBND ngày 08/6/2011 và theo các hợp đồng thì không quy định Công ty Cổ phần cà phê T1 phải trả lương cho bà Lê Thị Hương H và bà H cũng thừa nhận việc này. Nên trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội 100% thuộc về bà H. Tại phương án khoán gọn vườn cây cà phê đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định 1399/QĐ-UBND ngày 08/6/2011, nêu:

+ Tại trang 14 mục 7.2.1.1 của Phương án khoán gọn vườn cây cà phê quy định về nghĩa vụ của bên A (công ty): “Bên A có trách nhiệm thu các khoản tiền BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí Công đoàn của bên Bộ nộp vào tháng cuối mỗi quý và đại diện cho bên Bộ nộp các khoản bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm cấp trên. Trường hợp bên Bộ không nộp đủ và đúng thời gian đóng các khoản bảo hiểm thì bên Bộ chịu lãi suất ngân hàng. Trường hợp không nộp, nộp không đủ, không đúng thời gian quy định thì bên Bộ chịu hoàn toàn trách nhiệm với cơ quan bảo hiểm và công đoàn cấp trên theo quy định”.

+ Tại trang 16 mục 7.2.2.1 của Phương án khoán gọn vườn cây cà phê quy định về nghĩa vụ của bên Bộ (người nhận khoán : “Đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thân thế, kinh phí công đoàn theo luật định cho cơ quan bảo hiểm thông qua bên A (Thời gian đóng từ ngày 15 đến 25 tháng cuối quý trong năm, cụ thể vào tháng 3 – tháng 6 – tháng 9 – tháng 12 hàng năm) và tự túc bảo hộ lao động”.

- Tại điểm e khoản 2 của các hợp đồng khoán gọn giữa Công ty với bà H đều quy định về Nghĩa vụ của bên A (Công ty) là: “e) Bên A có trách nhiệm thu các khoản tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTT, kinh phí công đoàn của bên Bộ nộp vào cuối quý II, quý IV và đại diện cho bên Bộ nộp các khoản bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm cấp trên”. Và tại điểm f khoản 2 Điều 3 của các hợp đồng quy định về nghĩa vụ của bên Bộ (Người nhận khoán) là: “f ) Đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thân thể, kinh phí công đoàn theo luật định cho cơ quan bảo hiểm thông qua bên A,…”.

Mặt khác, theo các hợp đồng khoán gọn đã ký giữa Công ty với bà H thì hai bên đều đã thực hiện đúng theo Điều 18 và Điều 20 của Nội quy - Quy chế hoạt động của Công ty TNHH MTV cà phê T1 ngày 22/7/2011. Cụ thể:

Điều 18: Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất nhận vườn cây được thực hiện theo phương án khoán gọn vườn cây cà phê đã được UBND tỉnh phê duyệt” Điều 20: Công nhân nhận khoán vườn cà phê có trách nhiệm nộp 100% các loại hình bảo hiểm gồm: BHXH, BHYT, BHTN, BHTT và kinh phí công đoàn về công ty...”.

Tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định:

“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

Do đó, Hợp đồng khoán gọn thực hiện theo phương án khoán gọn vườn cây cà phê . Theo phương án khoán gọn H phí sản xuất tính trên 01 ha cà phê công ty dự kiến phần 51% khoán gọn cho chủ hộ 21.399.312 đồng/ ha/ năm (trong đó có chỉ tiêu Bảo hiểm các loại) tính theo giá bình quân của 5 năm gần nhất với giá là 30.000đ/ kg cà phê nhân. H phí phần 51% Công ty khoán gọn cho người nhận khoán quy ra cà phê nhân là: 21.399.312 đ /ha/ năm : 30.000đ/ kg = 713 kg.

Đáng lẽ định mức sản lượng người nhận khoán phải nộp 1.428 kg cà phê nhân/ha/năm nhưng theo phương án khoán gọn thì hộ nông trường viên chỉ phải nộp cho một ha là: 1.428 kg - 713 kg = 715 kg (quy tròn 700kg cà phê nhân)/ha/năm. Do đó, có cơ sở để khẳng định trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội 100% thuộc về người lao động. Công ty chỉ có trách nhiệm thu và đóng giúp cho bà H.

Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử nhận thấy án sơ thẩm đã xét xử là có căn cứ nên không chấp nhận kháng cáo của bà Lê Thị Hương H [3] Về án phí DSPT: Do không được chấp nhận kháng cáo nên bà Lê Thị Hương H phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

[1] Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, không chấp nhận kháng cáo của bà Lê Thị Hương H - Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 17/2022/DS-ST, ngày 13/4/2022 của Toà án nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

[2] Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015; Các Điều 256, 388, 389, 390, 412, 414, 501, 502, 503 và 506 của Bộ luật dân sự năm 2005; điểm a khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006. Khoản 1 Điều 26, Khoản 1 Điều 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử: Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Lê Thị Hương H về việc: Buộc Công ty Cổ phần cà phê T1 phải có trách nhiệm trả lại cho bà số tiền bảo hiểm xã hội mà Công ty đã thu của bà (từ năm 2011 đến năm 2019) là 100.018.471đ (Một trăm triệu, không trăm mười tám nghìn, bốn trăm bảy mươi mốt đồng).

[3] Về án phí dân sự sơ thẩm: Bà Lê Thị Hương H phải chịu 5.001.000 đồng (Năm triệu, không trăm lẻ một nghìn đồng) tiền án phí Dân sự sơ thẩm. Được khấu trừ vào số tiền 2.500.000 đồng tiền tạm ứng án phí mà bà H đã nộp theo biên lai thu số 60AA/2021/ 0006682 ngày 29/11/2021 tại H Cục thi hành án dân sự huyện P. Bà Lê Thị Hương H còn phải tiếp tục nộp 2.501.000 đồng (Hai triệu, năm trăm lẻ một nghìn đồng) tiền án phí Dân sự sơ thẩm.

[4] Về án phí dân sự phúc thẩm:Bà Lê Thị Hương H phải chịu 300.000 đồng án phí Dân sự phúc thẩm, được khấu trừ vào số tiền 300.000 tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số AA/2021/0016075, ngày 26/4/2022 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện P, tỉnh ĐắkLắk.

[5] Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

652
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về kiện đòi tài sản số 113/2022/DS-PT

Số hiệu:113/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Đăk Lăk
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 29/06/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về