Bản án về kiện chia thừa kế số 06/2017/DS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

BẢN ÁN 06/2017/DS-ST NGÀY 11/08/2017 VỀ KIỆN CHIA THỪA KẾ

Hôm nay, ngày 11 tháng 08 năm 2017,tại trụ sở TAND huyện Khoái Châu xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số: 16/2014/TLST-DS, ngày 20/05/2014 v ề v i ệ c “K iện chia thừa kế”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 03/QĐXX-DSST ngày 08 tháng 6 năm 2017 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Phạm Quốc D, sinh năm 1960;

Địa chỉ: Xóm 1, thôn X, xã M, huyện C, tỉnh Hưng Yên (Có mặt).

2. Bị đơn: Ông Phạm Huy Đ, sinh năm 1943.

Trú tại: Số 10, ngõ 478, đường N, phường Q, TP. R, tỉnh Bắc Giang (Có mặt).

3. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án:

- Bà Phạm Thị K, sinh năm 1958;

Trú tại: Số 7, hẻm 64/33/2, đường I, phường I, quận TX, TP. Hà Nội (Vắng mặt).

Người đại diện theo ủy quyền của bà K: Anh Tô Hoàng P, SN 1978.

Trú tại: Tổ dân phố số 2, AB, phường AB, quận TC, TP. Hà Nội (Có mặt).

- Bà Phạm Thị V, sinh năm 1938 (Vắng mặt).

- Ông Phạm Minh G, sinh năm 1958 (Có mặt).

- Ông Phạm Văn H, sinh năm 1971 (Vắng mặt).

- Bà Nguyễn Thị Y, sinh năm 1960 (Vắng mặt có giấy ủy quyền cho ông

Phạm Quốc D).

- Bà Hoàng Thị L, sinh năm 1960 (Vắng mặt).

Đều trú tại: Xóm 1, thôn X, xã M, huyện C, tỉnh Hưng Yên.

- Bà Phạm Thị P, sinh năm 1961(Vắng mặt).

Trú tại: Số 9 ngách 26 ngõ 43 đường BĐ, phường CD, quận HK, TP. Hà Nội.

- Anh Phạm Minh A, sinh năm 1979.(Vắng mặt- có đơn xin xét xử vắng mặt).

Trú tại: Tổ 1, khu phố 3, thị trấn S, huyện S, tỉnh Bình Phước.

- Ông Hoàng Văn T, sinh năm 1932 (Vắng mặt).

- Bà Phạm Thị B, sinh năm 1935 (Vắng mặt nhưng đã có giấy ủy quyền cho ông Hoàng Văn T – Chồng bà B).

Đều trú tại: Thôn X, xã M, huyện C, tỉnh Hưng Yên.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Trong đơn khởi kiện ngày 13 tháng 5 năm 2014 và tại biên bản tự khai, biên bản ghi lời khai, nguyên đơn ông Phạm Quốc D trình bày: Cụ Phạm Huy E có 03 vợ là cụ Đỗ Thị F, cụ Nguyễn Thị J và cụ Nguyễn Thị Z.

Cụ E và cụ F sinh được hai người con là ông Phạm Huy U  và ông Phạm Huy Đ; Cụ E và cụ J sinh được hai người con là ông Phạm Quốc D và bà Phạm Thị K; Cụ E và cụ Z không có con chung. Ngoài ra cụ E, cụ F, cụ J và cụ Z không còn người con nuôi, con riêng nào khác. Cụ Z đã mất năm 2010.

Cụ F đã mất năm 1942, cụ J mất ngày 09/8/2006, cụ E mất ngày 26/11/2006.

Các cụ mất đều không để lại di chúc.

Ông Phạm Huy U đã mất năm 1992, khi mất không để lại di chúc. Vợ ông U là bà Phạm Thị V, sinh năm 1938, hiện đang ở tại xóm 1, thôn X, xã M, huyện C. Ông U và bà V có 04 người con, là anh Phạm Minh G, sinh năm 1959, anh Phạm Công H, sinh năm 1971(hiện đều đang sống tại thôn X, xã M, huyện C, tỉnh Hưng Yên); chị Phạm Thị P, sinh năm 1961, hiện đang trú tại số 9 ngách 26 ngõ 43, đường Bạch Đằng, phường BĐ, phường CD, quận HK, TP. Hà Nội, anh Phạm Minh A, sinh năm 1979, hiện đang trú tại tổ 1, khu phố 3, thị trấn S, huyện S, tỉnh Bình Phước.

Theo ông D, cụ J yêu thương và quan tâm coi ông Đ, ông U như con đẻ của mình không có sự phân biệt giữa con chung và con riêng của chồng.

Ông D khẳng định bố mẹ ông mất có để lại phần di sản gồm: 681m2 diện tích đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất M079078, cấp ngày 20/01/2000 cụ thể 300m2 đất ở; 72m2 đất nông nghiệp; 156m2 đất vườn sử dụng lâu dài; 153m2 đất ao, 01 ngôi nhà cấp 4 và một số tài sản trong nhà (như 01 tủ thờ, 01 ghế trường kỷ…) và 259m2 đất 03 ngoài đồng.

Về nguồn gốc của di sản:

-  Đối với diện tích đất 681m2 theo ông D trình bày: Cụ E và cụ F trước đây có một diện tích đất ở bờ sông gần lò vôi thôn X, xã M, huyện C, tỉnh Hưng Yên. Năm 1942, cụ F mất, đến khoảng năm 1959 thì cụ E đã bán diện tích đất này, nhưng bán cho ai và số tiền bán được là bao nhiêu thì ông không biết, chỉ biết là để nuôi các con chứ cũng không biết bố ông làm gì khác.Vì vậy, nguồn gốc diện tích 681m2 là đất của cụ E và cụ J, không liên quan gì đến cụ F.

Cụ E và cụ J cưới nhau vào khoảng năm 1956, 1957. Sau khi cưới, các cụ J sống tại diện tích đất mà cụ E khai hoang và được hai anh trai của cụ J là các cụ Nguyễn Văn Q và Nguyễn Văn K (hiện tại cả hai cụ Q và Kh đều đã mất) cho thêm ở tại xã MS, huyện VG. Khoảng năm 1959, bố mẹ ông đã đổi diện tích đất này cho ông Đỗ Văn O là người ở thôn X, xã M, huyện Khoái Châu (hiện tại ông O cũng đã mất) về tại diện tích đất 681m2  ở xóm 1, thôn X, xã M. Từ đó đến khi mất, bố mẹ ông vẫn chung sống trên diện tích đất này không mua thêm và cũng không bán đi, cho đến nay thì diện tích đất này vẫn giữ nguyên.

Sau khi các anh, chị ông đi lấy vợ, lấy chồng ra ở riêng, chỉ có vợ chồng ông sống cùng cụ E và cụ J. Năm 1999, bố mẹ ông có cho vợ chồng ông làm nhà trên phần đất khoảng 150 m2   ở phía Đông của diện tích đất của các cụ, nhưng do điều kiện khó khăn nên vợ chồng ông mới xây được công trình phụ trên đất hết khoảng 15.000.000đ. Năm 2003, vợ chồng ông đã xây một ngôi nhà hai tầng trên diện tích đất 150m2  hết khoảng 160.000.000đ, số tiền xây nhà là của hai vợ chồng ông dành dụm, chứ bố mẹ ông và các con ông đều không đóng góp gì. Lúc này cụ E và cụ J vẫn ăn chung với vợ chồng ông, nhưng ở riêng trên ngôi nhà cũ của các cụ.

Ngoài vợ chồng ông, cụ E, cụ J ở trên diện tích đất nói trên, thì còn có anh G là con trai của ông U cũng đang sinh sống và đã xây nhà trên một phần diện tích đất 681m2 từ năm 1993 cho đến nay. Nhưng bản chất là cụ J, cụ E chỉ cho anh G và vợ chồng ông ở trên đất này chứ vẫn chưa cắt đất chuyển sổ đỏ cho ai.

Từ khi cụ J, cụ E mất cho đến nay thì vợ chồng ông và anh G đều cùng trông nom, quản lý số di sản của bố mẹ ông để lại, toàn bộ tiền thuế đất đối với diện tích đất 681m2 cho đến nay vẫn do vợ chồng ông D đóng, nhưng có một năm do ông D đi vắng nên anh G đã đóng thay nhưng ông D cũng không yêu cầu về tiền thuế đất mà ông đã nộp.

-  Năm 2005,cụ  J,  cụ  E  xây 01  ngôi  nhà  cấp  4  có  02  gian,  hết  khoảng 40.000.000đ. Trong đó, cụ J, cụ E có 23.000.000đ, còn thiếu 17.000.000đ thì vợ chồng ông bỏ ra nhưng vợ chồng ông cũng không yêu cầu đề nghị gì về khoản tiền này.

Ngày 05/8/2012, anh em trong gia đình ông đã họp để phân chia di sản của các cụ. Mặc dù đã thống nhất được những người hưởng thừa kế là ông Đ, ông U (thừa kế thế vị là anh G), bà K và ông D. Theo đó mỗi người được hưởng 170,25m2. Tuy nhiên, cách chia và vị trí chia thì không thống nhất được. Vì vậy, ông D đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu phân chia di sản của bố mẹ ông theo quy định của pháp luật và chỉ yêu cầu chia di sản là nhà, đất tại thôn X, xã M chứ không yêu cầu chia đất 03 ngoài đồng và đồ thờ cúng. Nguyện vọng của ông D là chia đất làm 4 phần để ai cũng có mặt đường. Đặt giả sử nếu chia làm 4 phần mà phạm đến các công trình thì ông D xin có biện pháp khắc phục, mà không cần phá bỏ công trình.

Về giá trị tài sản: Ngôi nhà hai tầng mà vợ chồng ông D đang quản lý sử dụng là do vợ chồng ông xây năm 2003 với giá 160.000.000đ. Đến thời điểm hiện tại thì ngôi nhà của ông D chỉ còn giá trị sử dụng là 100.000.000đ. Ông D đề nghị tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đối với ngôi nhà 02 gian của các cụ xây năm 2005 hết khoảng 40.000.000đ, cho đến thời điểm hiện tại thì giá trị sử dụng chỉ còn 20.000.000đ.

Về giá trị tài sản thì ông D nhất trí với giá trị tài sản theo biên bản thỏa thuận giá trị tài sản ngày 15/06/2015, không có ý kiến gì. Đối với một số công trình khác trên đất như cổng, tường rào, cây cối, mái hiên…. không có trong biên bản thỏa thuận giá trị tài sản ngày 15/06/2015 ông D không yêu cầu tòa án đặt ra giải quyết.

Bị đơn ông Phạm Huy Đ trình bày quan điểm: Ông Đ cũng thừa nhận cụ E có vợ và các con, cháu cũng như thời điểm các cụ và ông U mất như ông D đã trình bày.

Theo ông Đ, di sản của bố mẹ ông để lại ngoài những tài sản như ông D trình bày thì còn bao gồm: khu nhà bếp và nhà vệ sinh liền kề với ngôi nhà về phía trái có diện tích sử dụng 38,88m2 và các tài sản khác như: bản in sớ cổ, đồ thờ cổ như bát hương, đỉnh đồng, cây đèn, sập gụ, tủ khảm trai, các bức trướng kim tuyến cổ, chum vại chậu hoa cây cảnh và nhiều vật dụng khác của gia đình.

Về số lượng tài sản và giá trị tài sản thì quan điểm của ông Đ là nhất trí với biên bản thẩm định ngày 05/6/2015; Biên bản thống nhất thỏa thuận giá trị tài sản ngày 15/06/2015. Ông Đ cũng nhất trí chia di sản của bố mẹ ông nếu ông D trả lại ngay tập biên bản họp gia đình ngày 05/8/2012; Đề nghị tòa án buộc ông D phải trả lại nguyên trạng toàn bộ tài sản thuộc di sản của cụ E để lại như trước khi cụ qua đời; Yêu cầu ông D và ông T (người sử dụng đất 03) bàn giao lại ngay thửa đất nông nghiệp 03 cho TAND quản lý và đề nghị TAND huyện Khoái Châu giao cho anh Phạm Minh G quản lý đến khi tòa án có kết luận cuối cùng về vụ án.

Theo ông Đ trình bày, nguồn gốc diện tích đất của các cụ để lại tại thôn X, xã M là do trước đây gia đình ông sống bên ngoài đê sông Hồng, năm 1958 nhà nước đã chuyển toàn bộ dân vào trong đê, nên gia đình ông đã được cấp thửa đất ở 681m2 từ đó chứ không phải là đổi chác như ông D trình bày.

Tại thửa đất này khi mới chuyển vào gia đình ông có xây một ngôi nhà ba gian. Toàn bộ số gạch để xây ngôi nhà của cụ E lúc đó là chuyển từ ngôi nhà cũ ở ngoài đê vào, do cụ E, ông Đ và vợ chồng ông U, bà V chuyển về. Năm 1995, cụ E cho anh G sử dụng đất phía trước để xây nhà khoảng 136,5m2. Năm 2000, ông D về xin cụ E làm nhà trên đất của cụ và được cụ E đồng ý cho ông D làm nhà trên đất khoảng 89,06m2, ông D chỉ làm nhà còn bếp và khu vệ sinh thì sử dụng chung với cụ E. Năm 2005 thì cụ E dỡ nhà cũ đi xây lại một ngôi nhà cấp bốn như hiện nay, toàn bộ tiền xây nhà là của cụ E bỏ ra, anh em con cháu không phải đóng góp đồng nào.

Khi cụ E và cụ J còn sống thì các cụ cũng đều có lương hưu, nên các con cháu chỉ qua lại thăm nom thôi chứ cũng không phải chu cấp, nuôi dưỡng gì cả.

Kể từ khi cụ J và cụ E mất, ông D là người cầm chìa khóa trông nom ngôi nhà của các cụ. Ông D tự ý thay đổi hiện trạng nhà đất, cải tạo khu nhà bếp, vệ sinh, ngăn đôi sân nhà vườn, chiếm gian buồng của các cụ để làm nơi dạy học, tự ý cho thuê đất 03 không thông báo cho anh em trong gia đình biết.

Tháng 7/2012, ông D yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ E. Vì vậy, ngày 05/08/2012 gia đình đã tổ chức họp và đã thống nhất phương án chia nhưng sau đó ông D lại không đồng ý và yêu cầu chia khác nên ông Đ không nhất trí. Ngày 11/05/2013, ông D đã tự ý lấy sơn vạch chia sân và trồng cột sắt từ giữa cổng vào trong giữa cửa nhà của các cụ. Sau đó ông D làm đơn yêu cầu gửi lên xã, qua nhiều lần hòa giải ông D lúc đồng ý, lúc lại không đồng ý rồi nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu. Ngoài ra, ông Đ còn khai kể từ khi các cụ mất thì ông D và anh G lần lượt thay nhau đóng thuế nhà đất diện tích 681m2; còn đất 03 thì ông D cho thuê và lấy tiền cho thuê để đóng sản.

Quan điểm của ông Đ như sau: Di sản của cụ E để lại rất nhiều ngoài đất ở, nhà cửa, đất 03 ra còn nhiều đồ thờ cúng nữa, mặc dù vậy tất cả những đồ thờ cúng đó đều là về tâm linh, nhiều lần tòa án cũng đã giải thích cho ông Đ biết nếu ông Đ có yêu cầu chia thì làm đơn, tuy nhiên ngay từ đầu ông Đ đã khẳng định ông không có tranh chấp gì với ông D, trước những yêu cầu quá đáng của ông D thì ông có bức xúc và có những bản trình bày gửi tòa án, chứ ông không có yêu cầu phản tố đối với ông D. Ông Đ khẳng định ông Đ không nắm giữ bất kỳ một tài sản gì, cũng không xâm phạm bất kỳ tài sản, di sản gì của cụ E, do đó ông Đ khẳng định ông không phải là bị đơn.

Về cách chia: Quan điểm của ông Đ là nếu chia thì chia diện tích đất 681m2 làm 4 phần mỗi người 170,25m2, ông D, anh G có quyền lập sổ đỏ mang tên mình đối với phần diện tích đã xây nhà, phần đất còn lại của ông D và anh G chưa xây nhà và phần đất của ông với bà K thì làm thờ tự chung, không mang tên ai cả để không phải phá bỏ ngôi nhà thờ của cụ E. Ngoài ra phần đất 03 là tài sản của cụ E cũng phải cho vào là di sản thừa kế.

* Quan điểm của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Bà Phạm Thị K trình bày: Bà K cũng thừa nhận cụ E có vợ và các con, cháu cũng như có di sản để lại có nguồn gốc như ông D đã trình bày.

Từ bé thì bà đã ở trên diện tích đất 681m2 này rồi, cho đến khi bà đi lấy chồng cũng không tạo lập, xây dựng được gì cho các cụ.

Di sản của các cụ để lại bao gồm: 681m2 đất, và ngôi nhà cấp 4. Về việc xây nhà của các cụ, thì bà được bố mẹ giao cho giữ tiền của cụ E có 14.500.000đ (cụ E đã đưa số tiền này cho ông D), còn cụ J thì bán một cây vàng được 7.000.000đ, bà là người đã đưa số tiền này cho ông D. Các cụ đã giao hết cho ông D xây nhà, tổng số tiền các cụ đưa cho ông D là 21.500.000đ, xây nhà hết bao nhiêu thì bà không biết, chỉ biết ngoài tiền của các cụ đưa, còn thiếu bao nhiêu thì vợ chồng ông D bỏ ra. Bà cũng không biết về đất 03, vì bà đi lấy chồng cũng không biết được đất đai của các cụ ra sao, đến hôm họp gia đình ngày 05/08/2012, bà cũng nghe nhắc đến đất 03, nhưng bà không để ý, không quan tâm nên cũng không biết có đất 03 hay không.

Quan điểm của bà K là: Bà cũng nhất trí với việc ông D khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của các cụ, và nhất trí chia làm 4 phần, mỗi người được hưởng ¼ di sản. Ngoài ra, bà đề nghị Tòa án chia thửa đất để ai cũng có mặt đường và ngõ đi. Đối với phần thừa kế mà bà được hưởng thì bà cho ông Phạm Quốc D toàn quyền quản lý sử dụng, định đoạt và thực hiện nghĩa vụ thay bà.

Đối với diện tích đất 03, vì bà đi lấy chồng từ năm 1984 nên cũng không biết cụ thể về diện tích đất này. Nếu các anh em trong gia đình đều nhất trí yêu cầu chia, thì bà cũng nhất trí chia theo pháp luật và nếu bà K có được hưởng phần thừa kế từ diện tích đất 03 này thì bà cũng cho ông D, nên đề nghị Tòa án cứ chia và giao cả phần của bà cho ông D và ông D phải thực hiện nghĩa vụ thay bà.

Người đại diện theo ủy quyền của bà K là anh Tô Hoàng P cũng giữ nguyên quan điểm như bà K đã khai. Về số lượng tài sản và giá trị tài sản thì quan điểm của anh P là nhất trí với biên bản thẩm định ngày 05/6/2015; biên bản thống nhất thỏa thuận giá trị tài sản ngày 15/06/2015.

- Anh Phạm Minh G trình bày: Anh G cũng thừa nhận cụ E có vợ và các con, cháu cũng như có di sản để lại có nguồn gốc và hiện trạng sử dụng đất của cụ E và cụ J như ông Đ trình bày, không thay đổi bổ sung gì.

Về việc cụ E cho vợ chồng anh xây dựng trên phần đất phía Tây của cụ E và cụ J thì các cụ không nói cho bao nhiêu mà chỉ nói xây nhà đến đâu, cho đến đấy, nhưng chỉ là tuyên bố cho miệng chứ chưa cắt chuyển quyền sử dụng diện tích đất cho vợ chồng anh bằng văn bản, giấy tờ. Đến năm 2005, cụ E và cụ J đã bỏ nhà cũ đi và xây lại ngôi nhà cấp 4, lợp tôn, toàn bộ tiền là của các cụ bỏ ra, còn các con cháu thì góp công góp sức xây dựng, chứ vợ chồng ông D không phải bỏ ra đồng nào. Cụ E và cụ J đều có lương hưu, các con cháu cũng không phải bỏ tiền nuôi dưỡng, mà chỉ qua lại thăm nom các cụ.

Quan ®iÓm cña anh G cũng đồng ý chia di sản của các cụ để lại, nhưng anh không nhất trí chia làm bốn phần mà chỉ chia đều làm ba phần bằng nhau cho ông U (do anh G là đại diện), ông Đ, ông D mỗi người một phần. Khi chia thì đề nghị chia phần của ông U vào phần đất mà các cụ đã cho vợ chồng anh xây nhà. Đến ngày 15/5/2017, anh G có quan điểm: chia cho phần nhà anh G 7m mặt tiền, ông D 7m mặt tiền kéo thẳng vào trong, còn lại ngôi nhà, sân vườn của các cụ giữ làm phần thờ tự J. Phần đất 03 ngoài đồng chia cho bà K.

Đối với ngôi nhà 2,5 tầng mà vợ chồng anh đang quản lý sử dụng là do vợ chồng anh xây từ năm 1995. Năm 1996, vợ chồng anh có làm thêm phần bếp anh cũng không nhớ hết bao nhiêu tiền. Đến năm 2012, vợ chồng anh G hoàn thiện nhà (làm thêm tầng, trát, sơn lại) mất khoảng 500.000.000đ. Cho đến thời điểm hiện tạithì giá trị sử dụng ngôi nhà của vợ chồng anh chỉ còn khoảng 400.000.000đ. Đối với phần lán lợp tôn trước cửa nhà thờ thì anh không yêu cầu giải quyết mà tòa án giao cho ai thì anh sẽ tự nguyện tháo dỡ để trả đất cho người đó.

Về giá trị tài sản thì anh nhất trí với giá trị tài sản theo biên bản thỏa thuận giá trị tài sản ngày 15/06/2015, không có ý kiến gì. Đối với một số công trình khác trên đất như cổng, tường rào, cây cối, mái hiên…. không có trong biên bản thỏa thuậngiá trị tài sản ngày 15/06/2015 thì anh không yêu cầu tòa án đặt ra giải quyết.

- Bà Nguyễn Thị Y (vợ ông D) trình bày: Nhất trí với quan điểm của ông D và ủy quyền toàn bộ việc tham gia tố tụng cho ông D từ khi bắt đầu đến khi kết thúc vụ án.

- Bà Phạm Thị V, chị Phạm Thị P, anh Phạm Văn H: Nhất trí với lời trình bày của anh Phạm Minh G.

- Anh Phạm Minh A trình bày: Do anh không ở nhà nên không biết cụ thể di sản của các cụ để lại gồm những gì nên đề nghị giải quyết theo quy định pháp luật.

- Chị Hoàng Thị L (vợ anh G) trình bày: Chị chỉ là dâu thì việc đất cát này chị không có ý kiến gì và đồng ý theo mọi ý kiến của anh G.

- Ông Hoàng Văn T trình bày: Ông làm đất 03 của cụ J từ thời điểm cụ J được chia đất đến nay. Khi cụ J còn sống thì ông trả tiền thuê đất cho cụ J. Năm 2006, khi cụ J gần mất thì có nói không lấy tiền thuê của ông T nữa, cho đến nay thì ông T vẫn sử dụng diện tích đất 03 này mà không phải trả bất kì khoản tiền nào cho các con của cụ J.

Quan điểm của ông T là cũng nhất trí trả lại ruộng nếu các con của cụ J- cụ E có yêu cầu. Trên đất ông T cũng có trồng một số cây quất giống, nhưng ông không yêu cầu bồi thường chi phí nếu phải trả đất mà sẽ tự nguyện đánh chuyển cây để trả đất.

Ngoài ra, khi cho ông T thuê đất thì đất của cụ J ở nhiều thửa khác nhau nhưng sau đó ông đã tự dồn về liền một thửa. Diện tích đất 03 mà ông T làm của cụ J có diện tích 259m2 tương ứng 7,1 miếng. Ông T cũng đã cho thuê đất 5 năm với giá thuê là 4.000.000đ/ 1 sào/ 1 năm tức 2.840.000đ/ 7,1 miếng/ 1 năm và đã lấy luôn tiền thuê đất 5 năm là 14.200.000đ. Khi làm ruộng thì ông cũng đã san lấp ruộng hết 21.000.000đ. Trừ chi phí cho thuê đất ông đã thu thì ông T yêu cầu các con  của  cụ  E,  cụ  J  phải  bồi  thường  cho  ông  phần  san  lấp  đất  còn  thiếu là 21.000.000đ - 14.200.000đ = 6.800.000đ.Tại biên bản lấy lời khai ngày 04/7/2017 thì ông T lại trình bày hiện ông là người trực tiếp quản lý, sử dụng đất 03 của cụ J.

Vì phần đất 03 của cụ J được chia ở nhiều thửa khác nhau nên khi sử dụng ông T đã gộp vào chung với diện tích đất 03 của vợ chồng ông, hiện tại thì ông T cũng không nhớ từng vị trí cụ thể mà cụ J được chia ở những phần nào. Do mấy năm nay làm ăn không có lãi nên ông chưa thu hồi được lại vốn đầu tư vào đất nên ông T có quan điểm chưa trả lại đất mà đề nghị cho ông T làm thêm 3 năm nữa để ông thu hồi vốn xong thì sẽ trả.

Về giá trị tài sản thì ông T nhất trí với giá trị tài sản theo biên bản thỏa thuận giá trị tài sản ngày 15 tháng 06 năm 2015, không có ý kiến gì. Đối với cây, công trình  khác  trên  đất  không  có  trong  biên  bản  thỏa  thuận  giá  trị  tài  sản  ngày 15/06/2015 thì ông T không yêu cầu tòa án đặt ra giải quyết.

Bà Phạm Thị B nhất trí với quan điểm của ông T đồng thời ủy quyền cho ông T thay bà trình bày, quyết định mọi vấn đề có liên quan đến vụ án.

Tại phiên tòa sơ thẩm:

- Ông Phạm Quốc D trình bày: Ông giữ nguyên quan điểm như đã trình bày tại tòa án. Ông D đề nghị Tòa án chia thừa kế tài sản là 698m2 đất và nhà của cụ E, cụ J ở thôn X, xã M, huyện C, tỉnh Hưng Yên như số liệu đã được xác định tại biên bản thẩm định(trong đó bao gồm cả 72m2 đất 03 được chia vào vườn), đối với 259m2 đất 03của các cụ ở ngoài đồng thì ông không đồng ý chia.

- Ông Phạm Huy Đ trình bày: Ông D không có quyền kiện ông vì ông không xâm phạm quyền, lợi ích của ông D, do đó việc khởi kiện của ông D là không đúng. Ông Đ cũng bác tất cả các biên bản hòa giải, biên bản thỏa thuận mà ông đã ký tại TAND huyện Khoái Châu và không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của ông D.

Ông Đ cũng thừa nhận trong quá trình giải quyết vụ án thì ông thấy không cần thiết phải đưa ra yêu cầu phản tố với ông D nhưng tại phiên tòa hôm nay, ông Đ đề nghị HĐXX cho ông được làm thủ tục phản tố để đề nghị chia cả diện tích 259m2 đất 03 ngoài đồng vì đây cũng là di sản của cụ E để lại.

Ngoài ra, ông Đ còn khai: Ngoài 3 bà vợ của cụ E như ông và ông D đã trình bày tại tòa án thì cụ E còn có một bà vợ nữa tên là Lã Thị Th, tuy nhiên ông Đ không biết cụ thể năm sinh, địa chỉ của bà Th hiện ở đâu, ông Đ cũng chỉ nghe cụ E kể lại về bà Th và ông mới chỉ gặp mặt một lần, còn từ trước đến giờ thì ông cũng chưa từng liên hệ gì với bà Th.

Ông Đ cũng giải thích việc giấy tờ ghi ông sinh năm 1943 nhưng cụ F mất năm 1942 là vì thực tế ông sinh năm 1941 nhưng khi ông đi học thì cụ E đã đổi lại năm sinh cho ông là 1943 nên giờ các giấy tờ của ông đều ghi sinh năm 1943.

Tại phiên tòa ông Đ có bức xúc trình bày: Ông và cụ J vẫn đối xử với nhau bình thường, không có mâu thuẫn gì. Việc chia thừa kế thì anh em trong nhà có thể bàn bạc được nhưng ông D đã cố tình đưa vụ án ra khởi kiện thì bây giờ ông Đ cũng không coi bà J là mẹ nữa.

- Người được bà K ủy quyền- anh Tô Hoàng P trình bày: Hiện tại bà K đang sống ổn định cùng chồng con tại nhà số 7, hẻm 64/33/2, đường I, phường I, quận TX, TP. Hà Nội. Quan điểm của bà K là đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế của các cụ theo quy định của pháp luật, do không có nhu cầu về chỗ ở nên phần bà K được hưởng thì bà K đề nghị HĐXX giao phần thừa kế mà bà được hưởng cho ông D được toàn quyền quản lý, sử dụng, định đoạt và ông D phải thực hiện nghĩa vụ thay bà K.

- Anh G trình bày: Anh giữ nguyên quan điểm như đã trình bày tại tòa án.

Anh G cũng khẳng định: Cụ E chỉ có 3 bà vợ là cụ F, cụ J, cụ Z như đã trình bày tại Tòa án, còn người vợ thứ tư như ông Đ trình bày thì anh không biết và cũng chưa gặp bao giờ.

Về việc chia di sản thừa kế thì anh cũng nhất trí chia di sản của các cụ tuy nhiên anh đề nghị HĐXX căn cứ vào phong tục tập quán của địa phương là chỉ chia thừa kế cho con trai chứ không chia cho con gái nên đề nghị HĐXX chia di sản là nhà đất làm 3 phần cho ông D, ông Đ, anh G (đại diện cho ông U), còn lại phần đất 03 ở ngoài đồng nếu có chia thì giao cho bà K.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Khoái Châu có quan điểm:

Về quan hệ pháp luật và thẩm quyền giải quyết: Đây là tranh chấp về thừa kế tài sản đã được Ủy ban nhân dân xã hòa giải nhưng không thành, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu.

Về thời hiệu khởi kiện: Cụ E và cụ J mất năm 2006. Năm 2013 nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của cụ E nên vụ án còn thời hiệu khởi kiện.

Về thời điểm mở thừa kế: Thời điểm mở thừa kế của cụ E là ngày 26/11/2006, thời điểm mở thừa kế của cụ J là ngày 09/8/2006.

Về diện và hàng thừa kế: Tại phiên tòa hôm nay ông Đ trình bày T rằng cụ E có người vợ thứ tư là bà Lã Thị Th nhưng ông Đ không cung cấp được tài liệu chứng cứ chứng minh cho lời khai của mình, nên không có căn cứ để khẳng định bà Th là vợ của cụ E.

Căn cứ tài liệu có trong hồ sơ và theo lời khai thống nhất của các đương sự thì mặc dù ông Đ, ông Hiệu là con riêng nhưng với cụ J vẫn có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con, không phân biệt con J, con riêng. Do đó căn cứ vào Điều 654 của BLDS 2015 thì ông Đ, ông U vẫn được thừa kế di sản của cụ J. Vì vậy:

- Hàng thừa kế thứ nhất của cụ J là: Cụ E, ông D, bà K, ông Đ và ông U (Thừa kế thế vị của ông U là anh G, chị P, anh H, anh A).

- Hàng thừa kế thứ nhất của cụ E là ông Đ, ông D, bà K và ông U (Thừa kế thế vị của ông U là anh G, chị P, anh H, anh A).

Về người tham gia tố tụng: Tòa án xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng nhưng chưa đủ, cụ thể là chưa đưa bà Phạm Thị B - vợ ông T tham gia với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát còn yêu cầu Tòa án thu thập thêm chứng cứ, lời khai của người làm chứng để xác định việc đóng góp của cụ F vào khối di sản, xác định rõ nguồn gốc đất 03 và mối quan hệ giữa cụ J với ông Đ, ông U. Tuy nhiên, TAND huyện Khoái Châu cũng đã khắc phục được những thiếu sót nêu trên.

Việc thu thập chứng cứ, lấy lời khai của đương sự, việc cấp tống đạt các giấy tờ cho Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Về đường lối giải quyết vụ án: Đề nghị áp dụngkhoản 2 Điều 468, Điều 610, Điều 649, Điều 650, Điều 651, Điều 652, Điều 654, Điều 660 của BLDS 2015; khoản 5 Điều 26, điểm c khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 147, khoản 3 Điều 200, Điều 244, Điều 227, Điều 229, Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Điều 15- Luật HNGĐ năm 1959; khoản 7 Điều 27 pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12, ngày 27/2/2009 về án phí, lệ phí tòa án.

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Quốc D về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

- Không chấp nhận yêu cầu phản tố và yêu cầu thay đổi Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa của ông Phạm Huy Đ.

- Công nhận sự tự nguyện của bà Phạm Thị K về việc đề nghị giao phần di sản của bà K được hưởng cho ông Phạm Quốc D.

- Chia cho ông D được quản lý, sử dụng cả kỷ phần của bà K.

- Phần di sản được chia theo luật:  Tổng trị giá tài sản chia theo luật là 924.256.000đ. Phần của mỗi cụ là 924.256.000đ : 2 = 462.128.000đ.

+ Phân chia di sản thừa kế của cụ J theo luật thì:

- Cụ E, ông Đ, ông D và bà K, ông U (anh G thế vị) mỗi người được hưởng 462.128.000đ : 5= 92.425.600đ.

- Anh G, chị P, anh H, anh A mỗi người được hưởng 92.425.600đ  : 4= 23.106.400đ.

+  Di  sản  thừa  kế  của  cụ  E  chia  theo  luật  có  trị  giá  là  462.128.000đ  + 92.425.600đ=554.553.600đ.

Chia cho các đồng thừa kế thì:

- Ông Đ, ông D, bà K và ông U (anh G thế vị) mỗi người được hưởng là: 554.553.600đ: 4=138.638.400đ.

-  Anh  G,  chị  P,  anh  H,  anh  A  mỗi  người  được  hưởng  138.638.400đ  :  4 =34.659.600đ.

*/ Bà K đề nghị giao phần của bà K cho ông D và ông D cũng nhất trí. Đây là sự tự nguyện của các đương sự nên được chấp nhận. Như vậy:

-   Ông   D   được   hưởng:   92.425.600đ   +   138.638.400đ+   92.425.600đ   + 138.638.400đ =462.128.000đ.

- Ông Đ được hưởng: 92.425.600đ + 138.638.400đ = 231.064.000đ.

- Anh G,chị P, anh A, anh H mỗi người được hưởng: 23.106.400đ + 34.659.600 đ= 57.766.000đ.

Về việc phân chia theo hiện vật: Đề nghị HĐXX phân chia phần ông D, bà K được hưởng liền kề và chia vào phần đất có công trình là nhà của ông D- bà Y đã xây dựng, phân chia phần của ông U (thừa kế thế vị là anh G, chị P, anh A, anh H) vào phần đất có công trình là nhà của anh G- chị L đã xây dựng để không phải phá bỏ, tháo dỡ công trình gây lãng phí, tốn kém không cần thiết và cũng để đảm bảo sự ổn định cho các đương sự.

Đối với phần diện tích 259m2  đất 03 các cụ được chia ngoài đồng: nếu các đương sự có yêu cầu chia thì sẽ được giải quyết trong một vụ kiện dân sự khác.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Thẩm phán, Hội đồng xét xử chấp hành đầy đủ và đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, các đương sự được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.

Nguyên đơn, bị đơn và một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã chấp hành các quy định của của pháp luật tố tụng dân sự, anh G, chị L, anh H, chị P, bà V, ông T chưa chấp hành đầy đủ quy định khoản 15, 16 Điều 70 của BLTTDS 2015.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng: Bà V, ông T, bà Hồ, chị P, anh A, anh H, chị L đã được triệu tập tham gia phiên tòa hợp lệ. Anh A, ông T, bà B có đơn xin xét xử vắng mặt, bà V, chị P, anh H mặc dù không có đơn xin xét xử vắng mặt nhưng đã có lời khai đề nghị giải quyết vắng mặt. Vì vậy, căn cứ Điều 227 của Bộ luật Tố tụng dân sự Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt đối với các đương sự nêu trên.

Mặc dù vụ án đã thụ lý từ năm 2014 tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 103/2015/QH13 và Điều 688 của BLDS 2015 thì vẫn áp dụng quy định của BLTTDS 2015 và BLDS 2015 đối với vụ án này.

Tại phiên tòa bị đơn – ông Phạm Huy Đ còn yêu cầu thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa là bà Nguyễn Thị Thu Hương. Tuy nhiên, ông Đ không đưa ra được các căn cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng không thuộc các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 52 của BLTTDS năm 2015. Do đó, yêu cầu thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa của ông Đ không được HĐXX chấp nhận.

[2] Về quan hệ pháp luật tranh chấp: Đây là vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản, đối tượng chia thừa kế là nhà và bất động sản tại thôn X, xã M, huyện C nên căn cứ theo khoản 5 Điều 26, điểm c khoản 1 Điều 39 của BLTTDS 2015 thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu.

Nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều xác định gia đình có họp bàn chia thừa kế và bầu ông Đ là người quản lý di sản để ông Đ đứng lên phân chia di sản cho các đồng thừa kế, tuy nhiên do không nhất trí với cách chia của ông Đ nên ông D đã khởi kiện ông Đ tại TAND huyện Khoái Châu để yêu cầu chia thừa kế theo quy định của pháp luật. HĐXX xét thấy ông D và ông Đ là người có đầy đủ năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự, vụ án khởi kiện xuất phát từ ý chí của ông D không chấp nhận cách chia thừa kế của ông Đ, mặc dù ông Đ không nắm giữ bất kỳ phần di sản nào nhưng đây là vụ án kiện chia thừa kế chứ không phải kiện đòi tài sản nên việc khởi kiện này phù hợp với quy định tại Điều 68 BLTTDS, việc TAND huyện Khoái Châu xác định ông Đ là bị đơn trong vụ án là đúng.

[3]Về thời điểm mở thừa kế: Cụ F đã mất ngày22/12/1942, cụ J mất vào ngày 09/8/2006,cụ E mất vào ngày 26/11/2006.

Do vậy thời điểm mở thừa kế của cụ E là ngày 26/11/2006, thời điểm mở thừa kế của cụ J là ngày 09/8/2006, thời điểm mở thừa kế của cụ F là ngày 22/12/1942.

Về thời hiệu khởi kiện: Năm 2013 nguyên đơn có đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ E và cụ J, như phân tích về thời điểm mở thừa kế nêu trên, áp dụng Điều 623 của BLDS 2015 thì yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ E và cụ J vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện.

[4] Về nội dung:

4.1. Về di sản: Chính quyền địa phương xác nhận theo sổ mục kê và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tại thôn X, xã M, cụ E có diện tích đất là 681m2. Tuy nhiên khi tòa án về xem xét thẩm định thực tế thì diện tích đất của cụ E tại thôn X, xã M là 698m2. Diện tích tăng so với sổ mục kê và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 17m2, các cụ không bán đi hay mua thêm bất kỳ diện tích đất nào cũng không lấn chiếm của ai, không lấn chiếm của công. Số đo tăng là do tăng tự nhiên (do kỹ thuật đo khác nhau). Như vậy diện tích đất thực tế của các cụ là 698m2.

Theo lời khai của các đương sự đều thừa nhận mặc dù là các cụ có tuyên bố cho vợ chồng ông D- bà Y và vợ chồng anh G- chị L xây nhà trên đất nhưng đều chỉ là tuyên bố cho xây nhà thôi chứ chưa cho đất. Do các cụ chết đều không để lại di chúc nên căn cứ vào Điều 650 của BLDS 2015 toàn bộ di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

4.2. Về nguồn gốc:Xét về nguồn gốc di sản, theo xác minh tại chính quyền địa P và người làm chứng thì xác định được nguồn gốc diện tích đất của cụ E tại thôn X, xã M là hình thành sau khi cụ F mất, cụ E đã chuyển từ ngoài đê vào trong đê ở trước khi sống cùng cụ J. Mặc dù bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày: Khi di dời từ ngoài đê vào thôn X thì cụ E cũng có di dời các vật liệu được tháo dỡ từ căn nhà ở ngoài đê vào để xây dựng, tôn tạo trong đất nhưng không có bằng chứng cụ thể, mặt khác cụ F đã mất năm 1942, nhưng đến tận năm 1960cụ E mới về ở tại thôn X, xã M, căn nhà được tạo dựng từ các vật dụng từ ngoài đê cũng đã bị phá bỏ để làm căn nhà mới năm 2005 do đó không có căn cứ để tính phần đóng góp của cụ F vào di sản thừa kế.

Đối với diện tích đất 03, theo lời khai của nguyên đơn là suất đất chia cho cụ J. Nhưng theo xác minh tại địa phương, Phòng tài nguyên môi trường và các tài liệu do các đương sự cung cấp thì diện tích đất 03 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cụ Phạm Huy E được cấp cho hộ gia đình, tại các sổ sách giao đất 03 và sổ địa chính cũng chỉ ghi giao cho hộ gia đình cụ E chứ không ghi cụ thể là giao cho ai trong hộ gia đình, do đó không có căn cứ để khẳng định diện tích đất 03 là tài sản riêng của cụ J như trình bày của ông D. Căn cứ vào sổ quản lý đăng ký hộ khẩu tại thời điểm cụ E được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 03 mang tên cụ Phạm Huy E thì hộ gia đình cụ E chỉ có cụ E và cụ J, do đó phải xác định đất 03 là tài sản J của cụ E và cụ J.

Mặt khác, cụ J về ở với cụ E sau khi cụ E về ở tại thôn X, tuy nhiên theo quy định tại Điều 15 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì quy định vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ, sử dụng ngang nhau đối với tài sản trước và sau khi cưới. Vì vậy, di sản của các cụ để lại xác định là của cụ E và cụ J, mỗi người 1/2 di sản.

Di sản của các cụ để lại theo các đương sự xác định bao gồm:

- 01 diện tích đất ở 698m2  ở xóm 1, thôn X, xã M;

- 01 ngôi nhà cấp 4 xây năm 2005;

- 01 diện tích đất 03 là 259 m2.

Quan điểm của ông D là yêu cầu chia di sản là nhà và đất của cụ E ở thôn X, xã M (trong đó có 72m2 đất 03 chia vào vườn). Đối với đồ thờ cúng thì nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không yêu cầu tòa án đặt ra giải quyết nên không đặt ra xem xét, giải quyết.

Đối với diện tích 259m2  đất 03: Khi cụ J còn sống đã cho ông T quản lý sử dụng cho đến nay, ông T có quan điểm chưa trả lại đất mà đề nghị cho ông T làmthêm 3 năm nữa để ông thu hồi vốn xong thì sẽ trả. Mặt khác, diện tích đất 03 của các cụ được chia ở nhiều thửa có vị trí khác nhau, chính các đương sự trong vụ án cũng không xác định được vị trí cụ thể của diện tích đất này. Hội đồng xét xử xét thấy nguyên đơn không yêu cầu chia đất 03 ngoài đồng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập, mặt khác đất đang được ông T- bà B quản lý, chưa trả lại. Tại phiên tòa hôm nay bị đơn là ông Đ có yêu cầu phản tố đề nghị chia cả diện tích259m2 đất 03 này, nhưng căn cứ vào khoản 3 Điều 200 và Điều 244 của BLTTDS 2015 thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án và ngay tại phiên họp thì ông Đ không có yêu cầu phản tố, ông Đ cũng thừa nhận là ông không tranh chấp gì với ông D nên ông không có yêu cầu phản tố với ông D và cũng đã được lập thành biên bản, do vậy không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Đ trong vụ án này, nếu các đương sự có yêu cầu chia thì sẽ khởi kiện để giải quyết trong một vụ án khác.

Như vậy di sản của các cụ được đặt ra chia trong vụ án này có:

- 01 diện tích đất ở 698m2   ở xóm 1, thôn X, xã M (trong đó đất ở lâu dài là 300m2   có  giá trị  450.000.000đ, đất vườn  thời  hạn lâu  dài là 156m2   có  giá trị 234.000.000đ, đất ruộng 03 đưa vào đất vườn có giá trị 5.256.000đ, đất ao (đã san lấp tại vị trí anh G làm nhà) là 153m2 có giá trị là 229.500.000đ, đất dôi dư là 17m2 có giá trị 25.500.000đ.

- 01 ngôi nhà cấp 4 xây năm 2005 (02 gian có diện tích 53,5m2  giá trị là: 20.000.000đ).

Tổng giá trị di sản thừa kế của các cụ được đem ra phân chia tại bản án là: 450.000.000đ+    234.000.000đ+    5.256.000đ+    229.500.000đ+    25.500.000đ    + 20.000.000đ = 964.256.000đ.

Do anh G và chị L là người có công san lấp ao nên phải trả cho anh G và chị L 40.000.000đ tiền san lấp ao.

Do  đó  giá trị  tài  sản  sẽ  được  phân  chia  của  các  cụ  còn:  964.256.000đ  - 40.000.000đ= 924.256.000đ.

4.3. Về diện và hàng thừa kế:

Tại phiên tòa hôm nay ông Đ trình bày thêm rằng cụ E có người vợ thứ tư là bà Lã Thị Th nhưng ông Đ không biết năm sinh, địa chỉ của bà Th, không liên lạc với bà Th, cũng không cung cấp được tài liệu chứng cứ chứng minh cho lời khai của mình, trong khi nguyên đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều khẳng định cụ E chỉ có 3 bà vợ là cụ F, cụ J, cụ Z. Do đó không có căn cứ để khẳng định bà Tha là vợ của cụ E như ông Đ trình bày mà chỉ có căn cứ để khẳng định cụ E chỉ có 3 bà vợ là cụ F, cụ J, cụ Z và các con là ông Đ, ông U, ông D, bà K. Ngoài ra, các cụ không có vợ, chồng hay con riêng nào khác.

Tại phiên tòa hôm nay ông Đ có bức xúc trình bày là ông và cụ J không có tình cảm mẹ con, nhưng theo lời khai của những người làm chứng là những người cao tuổi và họ hàng thân cận của cụ J thì đều khẳng định mặc dù khi cụ J về chung sống cùng cụ E thì ông Đ, ông U đều đã lớn nhưng trong quá trình chung sống thì cụ J và ông Đ, ông U vẫn thăm nom, quan tâm và coi nhau như mẹ con, không có sự phân biệt mẹ kế, con chồng. Khi ông Đ đi học thì cụ J- cụ E cũng có chu cấp tiền ăn học cho ông Đ, khi ông Đ đi lấy vợ, ông U đi làm ăn xa thì các cụ cũng hỗ trợ ông Đ, ông U về mặt kinh tế và chăm sóc con cái. Chính nguyên đơn cũng khẳng định cụ J coi ông Đ như con đẻ nên khi ông Đ ốm thì cụ J đã khăn gói, bỏ hết công việc để đi chăm ông Đ. Căn cứ tài liệu có trong hồ sơ và theo lời khai của các đương sự thì mặc dù ông Đ, ông U là con riêng nhưng vẫn có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con với cụ J, do đó căn cứ vào Điều 654 của BLDS 2015 thì ông Đ, ông U vẫn được thừa kế di sản của cụ J. Vì vậy:

- Hàng thừa kế thứ nhất của cụ J là: cụ E, ông D, bà K, ông Đ và ông U (Thừa kế thế vị của ông U là anh G, chị P, anh H, anh A).

- Hàng thừa kế thứ nhất của cụ E là ông Đ, ông D, bà K và ông U (Thừa kế thế vị của ông U là anh G, chị P, anh H, anh A).

4.4 Phân chia di sản theo trị giá:

-  Phần  di  sản  được  chia  theo  luật:  Tổng  trị  giá  tài  sản  chia  theo  luật  là 924.256.000đ. Phần của mỗi cụ là 924.256.000đ : 2 = 462.128.000đ.

+ Phân chia di sản thừa kế của cụ J theo luật thì:

- Cụ E, ông Đ, ông D, bà K và ông U (anh G thế vị)mỗi người được hưởng 462.128.000đ : 5= 92.425.600đ.

- Anh G, chị P, anh H, anh A mỗi người được hưởng 92.425.600đ  : 4= 23.106.400đ.

+  Di  sản  thừa  kế  của  cụ  E  chia  theo  luật  có  trị  giá  là  462.128.000đ  + 92.425.600đ=554.553.600đ.

Chia cho các đồng thừa kế thì:

- Ông Đ, ông D, bà K và ông U (anh G thế vị) mỗi người được hưởng là: 554.553.600đ: 4=138.638.400đ.

- Anh G, chị P, anh H, anh A mỗi người được hưởng 138.638.400đ   : 4 =34.659.600đ.

*/ Bà K đề nghị giao phần của bà K cho ông D và ông D cũng nhất trí. Đây là sự tự nguyện của các đương sự nên được chấp nhận. Như vậy:

-   Ông   D   được   hưởng:   92.425.600đ   +   138.638.400đ+   92.425.600đ   + 138.638.400đ  =462.128.000đ.

- Ông Đ được hưởng: 92.425.600đ + 138.638.400đ = 231.064.000đ.

- Anh G,chị P, anh A, anh H mỗi người được hưởng: 23.106.400đ + 34.659.600đ= 57.766.000đ.

4.5. Phân chia bằng hiện vật: Theo sơ đồ hiện trạng kèm theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 05/6/2015 của Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu thì phần ông D- bà Y, anh G- chị L đang quản lý đã được xây công trình vật kiến trúc. Phần diện tích đất còn lại có các công trình, vật kiến trúc của các cụ J, cụ E. Vì vậy để ổn định chỗ ở, sinh hoạt cũng như không phải phá bỏ công trình gây lãng phí không cần thiết của các đương sự thì cần chia cho ông D, anh G được sử dụng phần diện tích đất có nhà của ông D và anh G. Nếu ai được nhiều hơn kỉ phần mình được hưởng thì có trách nhiệm thanh toán trả chênh lệch cho các thừa kế khác. Cụ thể:

- Chia cho ông D được sử dụng 302m2 đất. Bao gồm:

+ 150m2 đất ở trị giá: 150m2 x 1.500.000đ = 225.000.000đ ;

+ 75m2 đất vườn trị giá: 75m2 x 1.500.000đ =112.500.000đ;

+ 36m2 đất 03 đưa vào vườn trị giá: 36m2 x 73.000đ= 2.628.000đ;

+ 32m2 đất ao trị giá 32m2 x 1.500.000đ = 48.000.000đ;

+ 9m2 đất thừa trị giá: 9m2 x 1.500.000đ = 13.500.000đ.

Trên phần đất chia cho ông D có các ông trình vật kiến trúc gồm: 01 ngôi nhà 2 tầng có diện tích 94,135m2  do vợ chồng ông D- bà Y xây năm 2003 có giá trị sử dụng còn lại là 100.000.000đ; 01 gian nhà phía Đông của ngôi nhà thờ cấp 4 do cụ E xây có diện tích 18,8m2 có giá trị (18,8 : 53,5)m2 x 20.000.000đ= 7.028.037đ. (Vị trí, kích thước, mốc giới có sơ đồ kèm theo).

Do ông D được giao phần đất có ngôi nhà của ông D - bà Y xây nên không tính giá trị ngôi nhà này vào phần ông D được hưởng.

Tổng  trị  giá  tài  sản  ông  D  được  giao  là  225.000.000đ  +  112.500.000đ +2.628.000đ + 48.000.000đ+ 13.500.000đ+ 7.028.037đ= 408.656.037đ.

Như vậy giá trị di  sản  mà ông  D được hưởng  còn  thiếu: 462.128.000đ  - 408.656.037đ= 53.471.963đ.

- Chia cho ông Đ được sử dụng 114,9m2 đất. Bao gồm:

+ 75m2 đất ở trị giá: 75m2 x 1.500.000đ = 112.500.000đ;

+ 18m2 đất 03 đưa vào vườn trị giá: 18m2x 73.000đ = 1.314.000đ;

+ 17,9m2 đất ao trị giá 17,9m2 x 1.500.000đ = 26.850.000đ;

+ 4m2 đất thừa trị giá: 4m2 x 1.500.000đ = 6.000.000đ.

Ngoài ra, ông Đ còn được sở hữu các công trình vật kiến trúc gồm: 01 gian nhà phía Tây của ngôi nhà thờ cấp 4 do cụ E xây có diện tích 34,7m2  có giá trị: (34,7: 53,5)m2 x 20.000.000đ= 12.971.963đ

(Vị trí, kích thước, mốc giới có sơ đồ kèm theo).

Vì vậy tổng trị giá tài sản ông Đ được giao là 112.500.000đ + 1.314.000đ+ 26.850.000đ + 6.000.000đ+ 12.971.963đ = 159.635.963đ.

So với trị giá tài sản ông Đ được hưởng thì ông Đ còn thiếu: 231.064.000đ - 159.635.963đ= 71.428.037đ.

Vì phần gian nhà phía Tây nhà thờ ông Đ được chia liền kề (chung tường) với phần gian nhà phía Đông mà ông D được chia do đó nếu bên nào có nhu cầu tháo dỡ phần công trình của mình được chia thì phải đảm bảo phần kết cấu an toàn cho công trình còn lại.

Trên phần đất ông Đ được chia còn có:

+ 06 cột sắt đường kính trung bình là 40cm, cột cao nhất là 2,2m, thấp nhất là 1,4m do ông D đóng, ông D tự nguyện dỡ bỏ 6 cột sắt nói trên để trả lại phần đất ông Đ được chia và không yêu cầu bồi thường.(Có sơ đồ kèm theo).

+ 01 lán che lợp tôn khung sắt do anh G làm, anh G tự nguyện dỡ bỏ lán che nói trên để trả lại phần đất ông Đ được chia và không yêu cầu bồi thường.

(Có sơ đồ kèm theo).

- Do anh G và chị L đã xây dựng công trình kiên cố và ở ổn định trên đất. Mặt khác anh A, anh H và chị P cũng có chỗ ở ổn định và không có yêu cầu chia hiện vật nên cần giao phần giao kỷ phần của ông U bằng hiện vật cho anh G, anh G phải có trách nhiệm thanh toán trả lại phần giá trị thừa kế cho các đồng thừa kế thế vị khác. Cụ thể chia cho anh G được sử dụng 281,1m2 đất. Bao gồm:

+ 75m2 đất ở trị giá: 75m2 x 1.500.000đ = 112.500.000 đ ;

+ 81m2 đất vườn trị giá: 81m2 x 1.500.000đ = 121.500.000đ;

+ 18m2 đất 03 đưa vào vườn trị giá: 18m2x 73.000đ = 1.314.000đ;

+ 103,1m2 đất ao trị giá 103,1m2 x 1.500.000đ = 154.650.000đ;

+ 4m2 đất thừa trị giá: 4m2 x 1.500.000đ = 6.000.000đ.

Ngoài ra, anh G còn được sở hữu các ông trình vật kiến trúc gồm: 01 ngôi nhà 2,5 tầng do vợ chồng anh G- chị L xây năm 1995 và sửa lại năm 2012 có diện tích 86,184m2 có giá trị sử dụng còn lại là 400.000.000đ. (Vị trí, kích thước, mốc giới có sơ đồ kèm theo).

Do anh G được giao phần đất có ngôi nhà của anh G- chị L xây nên không tính giá trị ngôi nhà này vào giá trị anh G được hưởng.

Vì vậy tổng trị giá tài sản anh G được giao là 112.500.000đ + 121.500.000đ +1.314.000đ+ 154.650.000® + 6.000.000® = 395.964.000đ .

Ngoài ra anh G và chị L có công san lấp ao là 40.000.000đ nên được đối trừ vào phần di sản hưởng nên thực tế anh G được hưởng: 395.964.000đ- 40.000.000đ = 355.964.000đ .

So với trị giá tài sản anh G được hưởng theo pháp luật thì anh G đã hưởng thừa ra: 355.964.000đ- 57.766.000 đ = 298.198.000đ

Do đó, anh G phải thanh toán chênh lệch cho những người được hưởng thừa kế khác, cụ thể:

- Ông D: 53.471.963đ.

- Ông Đ: 71.428.037đ.

- Chị P, anh A, anh H mỗi người: 57.766.000đ.

Người được chia quyền sử dụng đất có trách nhiệm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ.

Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật ông D, ông Đ, chị P, anh H, anh A có đơn yêu cầu thi hành án hợp pháp, nếu anh G chậm thực hiện nghĩa vụ nói trên thì phải chịu lãi theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS năm 2015.

[5] Về án phí dân sự sơ thẩm: Căn cứ khoản 1 Điều 147 của BLTTDS năm 2015; khoản 7 Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12, ngày 27/2/2009 về án phí, lệ phí tòa án.

- Ông Phạm Quốc D phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là: 20.000.000 đ+ ((462.128.000đ - 400.000.000đ) x 4%) = 22.485.120đ.

Ông D được trừ số tiền 6.250.000đ tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm ông D đã nộp theo biên lai số 009831ngày 20/5/2014 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông D còn phải nộp tiếp 22.485.120đ - 6.250.000đ= 16.235.120đ (Mười sáu triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn một trăm hai mươi đồng).

- Ông Phạm Huy Đ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 231.064.000đx 5% = 11.553.200đ (Mười một triệu năm trăm năm mươi ba nghìn hai trăm đồng).

- Anh Phạm Minh G phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 57.766.000 đ x 5% = 2.888.300đ (Hai triệu tám trăm tám mươi tám nghìn ba trăm đồng).

- Anh Phạm Văn H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 57.766.000 đ x 5% = 2.888.300đ (Hai triệu tám trăm tám mươi tám nghìn ba trăm đồng).

- Chị Phạm Thị P phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 57.766.000 đ x 5% = 2.888.300đ (Hai triệu tám trăm tám mươi tám nghìn ba trăm đồng).

- Anh Phạm Minh A phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 57.766.000 đ x 5% = 2.888.300đ (Hai triệu tám trăm tám mươi tám nghìn ba trăm đồng).

[6] Về quyền kháng cáo: Ông D, ông Đ, anh P có mặt được quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (11/8/2017). Anh G có mặt tại phiên tòa nhưng khi HĐXX vào nghị án thì anh G bỏ về không có lý do nên anh G có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích  hợp pháp của mình trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc ngày bản sao bản án được niêm yết tại địa phương nơi anh G cư trú. Chị L, bà V, anh H, chị P, anh A, ông T, bà B vắng mặt được quyền kháng cáo phần bản án, quyết định liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích  hợp pháp của mình trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hợp lệ hoặc ngày bản sao bản án được niêm yết tại địa phương nơi chị L, bà V, anh H, chị P, anh A, ông T, bà B cư trú.

Vì các lẽ trên:

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng: Khoản 2 Điều 468, Điều 610, Điều 649, Điều 650, Điều 651, Điều 652, Điều 654, Điều 660 của BLDS 2015;khoản 5 Điều 26, điểm c khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 147, khoản 3 Điều 200, Điều 244, Điều 227, Điều 229, Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Điều 15- Luật HNGĐ năm 1959; Khoản 7 Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12, ngày 27/2/2009 về án phí, lệ phí tòa án.

Xử:

1. Chấp yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Quốc D về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

- Không chấp nhận yêu cầu phản tố và yêu cầu thay đổi Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa của ông Phạm Huy Đ.

- Công nhận sự tự nguyện của bà Phạm Thị K về việc đề nghị giao phần di sản của bà K được hưởng cho ông Phạm Quốc D.

- Chia cho ông D được quản lý, sử dụng cả kỷ phần của bà K là 302m2  đất thuộc một phần của thửa số 365, tờ bản đồ số 01tại thôn X, xã M, huyện C, tỉnh Hưng Yên(gồm 150m2 đất ở; 75m2  đất vườn; 36m2  đất 03; 32m2  đất ao và 9m2  đất thừa).

Trên diện tích đất chia cho ông D có các công trình vật kiến trúc gồm: 01 ngôi nhà 2 tầng có diện tích 94,135m2 do vợ chồng ông D- bà Y xây năm 2003; 01 gian nhà phía Đông của ngôi nhà thờ cấp 4 do cụ E xây có diện tích 18,8m2  có giá trị 6.979.362đ (Sáu triệu chín trăm bảy mươi chín nghìn ba trăm sáu mươi hai đồng).

Tổng giá trị tài sản bằng hiện vật ông D được hưởng(bao gồm cả phần của bà K) là 408.571.362đ (Bốn trăm linh tám triệu năm trăm bảy mươi mốt nghìn ba trăm sáu mươi hai đồng).

2. Chia cho ông Đ được sử dụng 114,9m2đất thuộc một phần của thửa số 365, tờ bản đồ số 01tại thôn X, xã M, huyện C, tỉnh Hưng Yên (gồm 75m2 đất ở; 18m2 đất 03; 17,9m2  đất ao và 4m2  đất thừa). Trên diện tích đất chia cho ông Đ có các công trình vật kiến trúc gồm: 01 gian nhà phía Tây của ngôi nhà thờ cấp 4 do cụ E xây có diện tích 34,7m2có giá trị 12.971.963đ (Mười hai triệu chín trăm bảy mươi mốt nghìn chín trăm sáu mươi ba đồng).

Tổng giá trị tài sản ông Đ được hưởng bằng hiện vật là 159.635.963đ (Một trăm năm mươi chín triệu sáu trăm ba mươi năm nghìn chín trăm sáu mươi ba đồng).

Vì gian nhà phía Tây của nhà thờ mà ông Đ được chia liền kề (J tường) với gian nhà phía Đông mà ông D được chia do đó nếu bên nào có nhu cầu tháo dỡ phần công trình của mình được chia thì phải đảm bảo phần kết cấu an toàn cho công trình còn lại.

3. Chia cho anh G được sử dụng 281,1m2  đất  tại thửa số 365, tờ bản đồ số 01tại thôn X, xã M, huyện C, tỉnh Hưng Yên (gồm 75m2 đất ở; 81m2 đất vườn; 18m2 đất 03; 103,1m2 đất ao và 4m2 đất thừa).

Trên diện tích đất chia cho anh G có các công trình vật kiến trúc gồm: 01 ngôi nhà 2,5 tầng do vợ chồng anh G- chị L xây năm 1995 và sửa lại năm 2012 có diện tích 86,184m2.

Tổng giá trị tài sản anh G được hưởng bằng hiện vật là 395.964.000đ (Ba trăm chín mươi năm triệu chín trăm sáu mươi bốn nghìn đồng) .

Anh G phải có trách nhiệm thanh toán trả chênh lệch cho ông D 53.471.963đ ( Năm mươi ba triệu bốn trăm bảy mươi mốt nghìn chín trăm sáu mươi ba đồng); ông Đ 71.428.037đ (Bảy mươi mốt triệu bốn trăm hai mươi tám nghìn không trăm ba mươi bảy đồng); chị P 57.766.000đ (Năm mươi bảy triệu bảy trăm sáu mươi sáu nghìn đồng); anh A 57.766.000đ (Năm mươi bảy triệu bảy trăm sáu mươi sáu nghìn đồng); anh H 57.766.000đ (Năm mươi bảy triệu bảy trăm sáu mươi sáu nghìn đồng).

Việc phân chia di sản nói trên có sơ đồ vẽ kèm theo bản án.

Người được chia quyền sử dụng đất có trách nhiệm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin cấp GCNQSDĐ.

Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật ông D, ông Đ, chị P, anh H, anh A có đơn yêu cầu thi hành án hợp pháp, nếu anh G chậm thực hiện nghĩa vụ nói trên thì phải chịu lãi theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS năm 2015.

Ghi nhận sự tự nguyện của ông Phạm Quốc D về việc tự tháo dỡ 06 cột sắt đường kính trung bình là 40cm, cột cao nhất là 2,2m, thấp nhất là 1,4m, để trả lại phần đất ông Đ được chia mà không yêu cầu bồi thường giá trị.

Ghi nhận sự tự nguyện của anh G về việc tự tháo dỡ 01 lán che lợp tôn khung sắt do anh G làm để trả lại phần đất ông Đ được chia mà không yêu cầu bồi thường giá trị.

Về án phí dân sự sơ thẩm:

- Ông Phạm Quốc D phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 22.485.120đ. Được đối trừ với số tiền 6.250.000đ tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm ông D đã nộp theo biên lai số 009831ngày 20/5/2013 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông D còn phải nộp tiếp 16.235.120đ (Mười sáu triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn một trăm hai mươi đồng).

- Ông Phạm Huy Đ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 11.553.200đ (Mười một triệu năm trăm năm mươi ba nghìn hai trăm đồng).

- Anh Phạm Minh G phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 2.888.300đ (Hai triệu tám trăm tám mươi tám nghìn ba trăm đồng).

- Anh Phạm Văn H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 2.888.300đ (Hai triệu tám trăm tám mươi tám nghìn ba trăm đồng).

- Chị Phạm Thị P phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 2.888.300đ (Hai triệu tám trăm tám mươi tám nghìn ba trăm đồng).

- Anh Phạm Minh A phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 2.888.300đ (Hai triệu tám trăm tám mươi tám nghìn ba trăm đồng).

Về quyền kháng cáo:

Ông D, ông Đ, anh P có mặt được quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (11/8/2017). Anh G, chị L, bà V, anh H, chị P, anh A, ông T, bà B vắng mặt được quyền kháng cáo phần bản án, quyết định liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hợp lệ hoặc ngày bản sao bản án được niêm yết tại địa phương nơi chị L, bà V, anh H, chị P, anh A, ông T, bà B cư trú.

Đối với khoản tiền phải thi hành án nói trên, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, kể từ khi người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành mà người phải thi hành án không nộp thì hàng tháng phải chịu lãi suất theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian và số tiền phải thi hành.

Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

4550
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về kiện chia thừa kế số 06/2017/DS-ST

Số hiệu:06/2017/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Khoái Châu - Hưng Yên
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 11/08/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về