Bản án về khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai số 624/2023/HC-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 624/2023/HC-PT NGÀY 31/07/2023 VỀ KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Ngày 31 tháng 7 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án hành chính thụ lý số: 851/2023/TLPT-HC ngày 07 tháng 12 năm 2022, về việc “Khiếu kiện quyết định hành chính trong quản lý Nhà nước về đất đai và quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan”. Do Bản án hành chính sơ thẩm số 44/2022/HC-ST ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 1538/2023/QĐPT-HC ngày 22 tháng 6 năm 2023, giữa các đương sự:

- Người khởi kiện: Bà Phan Thị Đ, sinh năm 1957; Địa chỉ: thị trấn ĐV, huyện LH, tỉnh Lâm Đồng.

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Nguyễn Thị Lệ K, sinh năm 1993; địa chỉ: Công ty Luật TNHH PGL NL - Tầng trệt số 2, đường số 7, phường ALA, quận BT, Thành phố Hồ Chí Minh; có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện: Luật sư Lê Thành T (vắng mặt), Luật sư Nguyễn Thanh Ng (xin xét xử vắng mặt), luật sư Võ Thị Mỹ H (xin xét xử vắng mặt), luật sư Nguyễn Thị Bích Ph (có mặt)

 - Công ty Luật TNHH PGL NL - Tầng trệt số 2, đường số 7, phường ALA, quận BT, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Người bị kiện:

1. Ủy ban nhân dân (sau đây gọi tắt là: UBND) huyện LH; địa chỉ: Khu hành chính thị trấn ĐV, huyện LH, tỉnh Lâm Đồng

Người đại diện theo pháp luật: Ông Hoàng Sỹ B; Chức vụ: Chủ tịch.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Minh A; Chức vụ: Phó Chủ tịch; có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện: Ông Tạ Xuân Th; Chức vụ: Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện LH; có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

2. Chủ tịch UBND huyện LH Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Minh A; chức vụ: Phó Chủ tịch; có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ban quản lý chợ LH; địa chỉ: Khu phố Sêr Nhắc, thị trấn ĐV, huyện LH, tỉnh Lâm Đồng Người đại diện theo pháp luật: Ông Đỗ Văn Th1; chức vụ: Trưởng ban; có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

- Người kháng cáo: Bà Phan Thị Đ là người khởi kiện.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo đơn khởi kiện, đơn khởi kiện bổ sung, bản tự khai, lời khai của người khởi kiện, người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện trình bày:

Bà Phan Thị Đ là chủ sở hữu của quầy hàng số 14 (số mới) theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu quầy hàng số thứ tự 04 (quầy hàng số 01 cũ) do UBND huyện LH cấp ngày 02/7/1990 và sử dụng ổn định từ đó đến nay.

Ngày 13/01/2021, Ủy ban nhân dân huyện LH ban hành Quyết định số 194/QĐ-UBND (sau đây viết tắt là Quyết định số 194) về phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng chợ ĐV cũ. Theo Quyết định số 194 thì bà Đ được bồi thường, hỗ trợ tổng số tiền 28.537.000 đồng. Không đồng ý với Quyết định số 194, bà Đ đã khiếu nại và được giải quyết bằng Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 02/7/2021 của Chủ tịch UBND huyện LH về việc giải quyết khiếu nại của bà Phan Thị Đ (lần đầu) (sau đây viết tắt là Quyết định số 2897).

Không đồng ý với Quyết định số 194 và Quyết định số 2897 nêu trên, bà Đ có đơn khởi kiện vụ án hành chính. Trong quá trình tố tụng, bà Đ bổ sung yêu cầu khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy: Một phần Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND huyện LH về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng chợ ĐV cũ đối với phần bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bà; Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 02/7/2021 của Chủ tịch UBND huyện LH về việc giải quyết khiếu nại của bà Phan Thị Đ; một phần Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 01/7/2021 của UBND huyện LH phê duyệt phương án bồi thường bổ sung cho các quầy hàng có vị trí 02 mặt tiền nằm trong nhà lồng chính của chợ ĐV cũ; Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND huyện LH về phê duyệt kế hoạch tổ chức bốc thăm tại chợ ĐV và kết quả bốc thăm lần 1 ngày 11, 12, 13 tháng 11 năm 2020, lần 2 ngày 20/9/2021.

Các lý do mà bà Phan Thị Đ đưa ra như sau:

Việc UBND huyện LH ban hành Quyết định số 194 là không đúng với Quyết định 03/2019 ngày 13/03/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng (sau đây viết tắt là Quyết định số 03/2019); không xem xét, tính toán đến việc bồi thường về đất; không xem xét, tính toán hỗ trợ đối với vị trí mặt bằng kinh doanh (vị trí thuận lợi); không xem xét, tính toán hỗ trợ giá trị thương mại mặt bằng kinh doanh; cụ thể như sau:

1. Đơn giá làm căn cứ bồi thường thẻ quầy hàng (tài sản trên đất) và hỗ trợ tài sản cơi nới không đúng theo Quyết định số 03/2019.

Theo Quyết định số 03/2019, tại Phụ lục 1 đơn giá xây dựng mới nhà ở riêng lẻ (kết cấu nhà ở không phải nhà biệt thự) thì đơn giá xây dựng mới tại huyện LH là: 5.700.205 đồng/m2, chưa tính đến các vật tư khác như tráng nền, lót gạch, dán gạch, làm cửa kéo, cửa cuốn, gắn đèn điện,...Trong khi đó, Quyết định số 194 lại áp mức giá là 4.744.000đ/m2 là không đúng theo Quyết định 03/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Mặt khác, Bảng giá xây dựng có từ tháng 03-2019, đến năm 2021 mới có quyết định bồi thường mà không tính trượt giá là gây thiệt hại cho người khởi kiện.

Việc cơi nới sửa chữa từ khi quản lý, sử dụng đến nay không bị Ban quản lý chợ hay bất kỳ cơ quan nào lập biên bản, xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ, mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại việc cơi nới sửa chữa, do đó phải được xem xét bồi thường hợp lý mới đảm bảo quyền lợi cho người khởi kiện.

2. Không xem xét, tính toán đến việc hỗ trợ, đền bù về đất là không phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển chợ ĐV cũ cũng như chính sách của Nhà nước và quá trình quản lý, sử dụng của người khởi kiện.

Trước tháng 10-1987, xã ĐV thuộc huyện Đức Trọng có 01 chợ tạm khoảng 100 quầy hàng nằm tại trường tiểu học ĐV I hiện nay. Sau khi huyện LH được thành lập ngày 28/10/1987 (tách ra từ huyện Đức Trọng), xã ĐV được đổi thành thị trấn ĐV là trung tâm của huyện LH.

Năm 1989-1990: Chợ mới xây dựng và được đặt tên là chợ LH. Để tạo điều kiện thu hút các hộ di dời vào chợ mới xây dựng kinh doanh ổn định lâu dài, UBND huyện LH đã động viên, khuyến khích các hộ mua quầy hàng và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu quầy hàng không ghi thời hạn.

Năm 1998, UBND huyện thành lập Ban quản lý chợ LH, chuyển giao chợ từ UBND thị trấn ĐV quản lý cho Ban quản lý chợ LH quản lý, đồng thời không tổ chức bán quầy hàng nữa mà giữ nguyên số lượng quầy hàng đã bán.

Năm 2003, Ban quản lý chợ LH thực hiện việc cấp đổi GCNQSH quầy hàng không ghi thời hạn. Việc cấp đổi thẻ quầy hàng được áp dụng đối với các hộ nộp đủ tiền mua quầy hàng, các hộ sang nhượng quầy hàng để củng cố hồ sơ.

Như vậy, qua quá trình hình thành, phát triển chợ ĐV, quá trình nhận chuyển nhượng, quá trình quản lý, sử dụng cũng như chính sách của Nhà nước và UBND huyện LH tại thời điểm người khởi kiện mua quầy hàng thì đều xác định: GCNQSH quầy hàng là một tài sản tương đương với quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

- Thứ nhất: Thẻ quầy hàng được thế chấp vay vốn ở các ngân hàng thương mại (chủ yếu là Ngân hàng nbà nghiệp và phát triển nbà thôn huyện) như là quyền sử dụng đất.

- Thứ hai: GCNQSH quầy hàng được cấp không thời hạn theo chính sách của UBND huyện LH năm 1990 về việc khuyến khích các hộ dân mua điểm kinh doanh để có nơi kinh doanh ổn định, lâu dài. Thời điểm này, đa số người dân di kinh tế mới, đã bỏ ra số tiền rất lớn (giá quầy hàng 2 mặt tiền: 2.500.000 đồng/quầy hàng; 1 mặt tiền 2.000.000 đồng/quầy hàng), lúc bấy giờ 01 quầy hàng trị giá tương đương với 01 lô đất xung quanh chợ; đồng thời có nghĩa vụ như người sử dụng đất.

- Thứ ba: Khi người dân không có nhu cầu kinh doanh thì được quyền sang nhượng quầy hàng; khi sang nhượng phải ký Hợp đồng có Công chứng, phải nộp lệ phí trước bạ (0,5%), thuế TNCN (2%) như đối với quyền sử dụng đất.

Cho đến năm 2013, UBND tỉnh Lâm Đồng mới xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp quản lý chợ, đồng thời chuyển từ hình thức cấp thẻ quầy hàng không ghi thời hạn sang ký hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh có thời hạn. Lúc này mới phát sinh mâu thuẫn giữa Ban Quản lý chợ LH với các tiểu thương.

Do đó, việc Ban quản lý chợ LH lại cho rằng Giấy chứng nhận quyền sở hữu quầy hàng không phải là quyền sử dụng đất để né tránh việc bồi thường giá trị đất là không phù hợp với lịch sử hình thành, phát triển chợ cũng như nguồn gốc, quá trình sử dụng theo chính sách của Nhà nước.

3. Quyết định số 194 đã không xem xét tính toán hỗ trợ đối với vị trí mặt bằng kinh doanh (vị trí thuận lợi) sát với thực tế.

4. Quyết định số 194 cũng không xem xét tính toán hỗ trợ giá trị thương mại mặt bằng kinh doanh.

* Theo văn bản của người đại diện của người bị kiện Ủy ban nhân dân huyện LH, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện LH trình bày:

Về nguồn gốc chợ ĐV: Trước tháng 10 năm 1987, xã ĐV thuộc huyện Đức Trọng có 01 chợ tạm khoảng 100 quầy hàng nằm tại trường Tiểu học ĐV I, hiện nay do xã ĐV trực tiếp quản lý. Năm 1987 huyện LH được thành lập tách ra từ huyện Đức Trọng, xã ĐV được đổi thành thị trấn ĐV là trung tâm của huyện LH.

Năm 1989- 1990, UBND huyện LH xây dựng chợ đối diện với trường Tiểu học ĐV I qua Quốc lộ 27, đặt tên là chợ LH. Thời điểm này, UBND huyện đã đầu tư xây dựng 01 nhà lồng chính với tổng số 122 quầy hàng và giao cho Ban Tài chính vật giá huyện (nay là phòng Tài chính- Kế hoạch) trực tiếp quản lý chợ; tham mưu cho UBND huyện tổ chức bán và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu quầy hàng không ghi thời hạn; Giá bán mỗi quầy từ 2-2,5 triệu đồng, tùy theo vị trí (đã bán 85 quầy hàng, còn lại 37 quầy hàng chưa bán).

Khoảng năm 1994-1995, UBND huyện tiếp tục xây dựng thêm 03 dãy nhà lồng gỗ để bố trí cho các hộ kinh doanh bán quần áo may sẵn, trái cây, ăn uống, thịt heo, bò với tổng số 124 quầy hàng. Đồng thời tiếp tục bán và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu quầy hàng không ghi thời hạn với giá tiền từ 2,5-3,5 triệu đồng/quầy hàng tùy theo vị trí. Giai đoạn này UBND huyện giao cho UBND thị trấn ĐV quản lý chợ.

Theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu quầy hàng thì UBND huyện cho phép các hộ được quyền thế chấp vay vốn ở các ngân hàng thương mại và chuyển nhượng cho người khác khi không còn nhu cầu kinh doanh.

Năm 1998, UBND huyện thành lập Ban quản lý chợ LH thuộc UBND huyện, đồng thời chuyển giao chợ cho Ban quản lý chợ LH quản lý. Từ năm 1998 trở đi UBND huyện không tổ chức bán quầy hàng, giữ nguyên hiện trạng cho tới nay.

- Theo hồ sơ địa chính:

+ Kiểm tra tờ bản đồ địa chính số 16 thị trấn ĐV đo đạc năm 1992 cho thấy: Vị trí đất chợ ĐV cũ thuộc thửa số 156, diện tích 7.135 m2, loại đất CD (chuyên dùng) và thửa số 135, diện tích 121 m2, loại đất CD (chuyên dùng).

+ Kiểm tra sổ mục kê của tờ bản đồ địa chính số 16 thị trấn ĐV cho thấy: Thửa số 156, tên chủ sử dụng: Chợ LH, diện tích 7.135 m2, loại đất CD (chuyên dùng).

Thửa số 135, tên chủ sử dụng: Chợ LH, diện tích 121 m2, loại đất CD (chuyên dùng).

Tại mục loại đối tượng sử dụng đất có thể hiện: UBND thị trấn quản lý 7.256 m2 (tương ứng với tổng diện tích của các thửa đất số 156 và 135).

Như vậy, căn cứ vào hồ sơ địa chính và nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng chợ ĐV thì diện tích đất xây dựng chợ ĐV là đất Công ích thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Từ năm 1989 đến nay, UBND huyện giao cho Ban Tài chính vật giá huyện (nay là phòng Tài chính- Kế hoạch), UBND thị trấn ĐV và Ban quản lý chợ LH quản lý. Toàn bộ nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ ĐV cũ do UBND huyện đầu tư xây dựng, sau khi xây dựng chợ hoàn thành, UBND huyện đã tổ chức bán tài sản trên đất (các quầy hàng) cho các hộ thương nhân để thu hồi vốn đầu tư, các hộ kinh doanh mua quầy hàng được UBND huyện cấp thẻ quầy hàng không ghi thời hạn sử dụng; tại Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về phê duyệt quy hoạch chung thị trấn ĐV xác định chợ ĐV cũ là đất chợ thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Các cá nhân được cấp giấy chứng nhận sở hữu quầy hàng đã sử dụng quầy hàng đến nay.

Ngày 17/9/2013, UBND huyện LH ban hành Quyết định số 2476/QĐ- UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới- Trung tâm thương mại thị trấn ĐV, với quy mô dự án cấp Công trình cấp 3, số cao tầng là 2 tầng, diện tích xây dựng Trung tân thương mại (chợ) 3.920 m2, trong đó khối kinh doanh 5.550 m2, khối hành chính 405 m2, và 600 điểm kinh doanh.

Ngày 07/6/2016, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4441/VPCP-KTN về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 22/7/2016, UBND tỉnh Lâm Đồng có Công văn số 4260/UBND-ĐC về việc chấp thuận ranh giới, diện tích đất thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án Khu đô thị mới- Trung tâm thương mại ĐV, huyện LH.

Ngày 10/9/2019 UBND, huyện LH có Công văn số 1026/UBND-TCKH về việc thống nhất chủ trương điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục thuộc dự án Khu đô thị mới- Trung tâm thương mại thị trấn ĐV.

Ngày 25/10/2019, UBND huyện LH ban hành Quyết định số 3791/QĐ- UBND Về việc phê duyệt điều chỉnh dự án Khu đô thị mới - Trung tâm thương mại thị trấn ĐV, huyện LH.

Ngày 13/01/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện LH ban hành Quyết định 194/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng chợ ĐV cũ cho 209 hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng quầy hàng bán hàng tại chợ ĐV cũ với tổng số tiền là 5.745.887.000 đồng (Bằng chữ: Năm tỷ bảy trăm bốn mươi lăm triệu tám trăm tám bảy nghìn đồng), trong đó: Chi phí bồi thường cho các hộ kinh doanh được cấp thẻ quầy bán hàn g là:

4.351.240.000 đồng (Bốn tỷ ba trăm năm mươi mốt triệu hai trăm bốn mươi nghìn đồng), chi phi hỗ trợ cho các hộ kinh doanh được cấp thẻ quầy bán hàng đối với phần tài sản xây dựng, cơi nới thêm là: 1.394.647.000 đ (Một tỷ ba trăm chín mươi bốn triệu sáu trăm bốn mươi bảy nghìn đồng), phương pháp tính toán bồi thường, hỗ trợ cụ thể như sau:

* Đối với 209 hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận sở hữu thẻ quầy hàng:

+ Phương án bồi thường, hỗ trợ được phê duyệt chỉ tính toán bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất (giá trị xây dựng các quầy hàng) mà không tính toán bồi thường về đất cho các hộ được cấp thẻ là vì: Toàn bộ nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ ĐV là do UBND huyện đầu tư xây dựng. Sau khi hoàn thành việc xây dựng chợ, UBND huyện đã bán tài sản trên đất (các quầy bán hàng) cho các hộ tiểu thương (trong đó có bà Đ) để thu hồi nguồn vốn đã đầu tư. Như vậy, bà Đ được UBND huyện cấp thẻ quầy bán hàng là chủ sở hữu tài sản hợp pháp quầy bán hàng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 75, Điều 88 Luật Đất đai năm 2013, việc UBND huyện ban hành Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 Phê quyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng chợ ĐV cũ với nội dung không tính toán bồi thường về đất mà chỉ tính toán bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất (giá trị xây dựng các quầy hàng) cho bà Phan Thị Đ là phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Phương pháp xác định khối lượng bồi thường: UBND huyện áp dụng phương pháp tính cấu kiện theo quy định hiện hành để xác định giá trị xây dựng các quầy hàng (Thông báo số 142/TB-UBND ngày 03/7/2020 của UBND huyện LH).

+ Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng chợ ĐV cũ, UBND huyện đã áp dụng phương pháp tính cấu kiện giá trị tài sản của quầy hàng với đơn giá áp dụng được thực hiện theo Quyết định số 03/2019/QĐ- UBND ngày 13/3/2019 của UBND tỉnh Lâm về Ban hành đơn giá xây dựng mới biệt thự, nhà ở, nhà kính và đơn giá cấu kiện tổng hợp để xác định giá trị tài sản là Công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đơn giá hỗ trợ cho 1 m2 của vị trí kinh doanh sau khi áp dụng là 4.744.000 đồng.

Không đồng ý với Quyết định 194/QĐ-UBND bà Đ đã gửi đơn khiếu nại. Ngày 02/7/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện LH ban hành Quyết định số 2897/QĐ- UBND nội dung không chấp nhận đơn khiếu nại của bà Đ. Cụ thể như sau:

- Bà Đ khiếu nại Quyết định số 194/QĐ-UBND phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ với số tiền 4.744.000 đồng/m2 là có cơ sở xem xét bởi vì Quyết định 194/QĐ-UBND chưa xem xét tính toán bồi thường hỗ trợ theo vị trí quầy hàng (vị trí thuận lợi) của từng quầy hàng theo giá trị mua thẻ quầy hàng tại giai đoạn 1989-1990 và 1994-1995. Tuy nhiên, ngày 01/7/2021, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2801/QĐ-UBND về phê duyệt phương án bồi thường bổ sung cho các quầy hàng có vị trí 02 mặt tiền nằm trong nhà lồng chính của chợ ĐV cũ.

- Đối với nội dung bà Đ khiếu nại đơn giá bồi thường tài sản là không có cơ sở xem xét vì : Việc UBND huyện LH phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ số tiền 4.774.000đồng/m2 cho các hộ tiểu thương là phù hợp với Quyết định số 03/2019/QĐ- UBND ngày 13/3/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng và Điều 88 Luật đất đai năm 2013 “1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường”. Chợ ĐV cũ là đất chợ thuộc quyền quản lý của Nhà nước, do đó, UBND huyện chỉ bồi thường về tài sản trên đất cho các cá nhân có thẻ quầy hàng hợp pháp mà không bồi thường về đất là đúng quy định.

Tuy nhiên, UBND huyện còn xem xét tính toán hỗ trợ, đền bù đến vị trí, mặt bằng kinh doanh (vị trí 2 mặt tiền) của từng quầy hàng theo giá trị mua thẻ quầy hàng giai đoạn 1989-1990 và 1994-1995. Do đó ngày 01/7/2021, UBND huyện ban hành Quyết định số 2801/QĐ-UBND Phê duyệt Phương án bồi thường bổ sung cho các quầy hàng có vị trí 02 mặt tiền nằm trong nhà lồng chính của Chợ ĐV cũ. Phương pháp tính toán bồi thường, hỗ trợ cụ thể như sau: UBND huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ bổ sung số tiền 4.744.000đ/m2 x 25% quầy hàng có vị trí 02 mặt tiền, thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 13/3/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Số tiền được bồi thường bổ sung vị trí 2 mặt tiền là = 5.218.400 đồng - Nội dung khiếu nại UBND huyện chưa thực hiện đúng quy định tại Quy định ban hành kèm Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND ngay 29/12/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng về hỗ trợ đối với tài sản mà các hộ kinh doanh cải tạo, cơi nới là không có cơ sở xem xét, vì: Khi sử dụng các quầy hàng bán hàng, các hộ tiểu thương đã tự ý cải tạo, cơi nới thêm các Công trình (cửa quấn, kệ bán hàng, hàng rào, lăp đặt Camera...) để phục vụ cho mục đích kinh doanh, bảo vệ tài sản mà chưa được UBND huyện cho phép. UBND huyện căn cứ vào khoản 1 Điều 13 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tinh Lâm Đồng để xác định hỗ trợ giá trị tài sản các hộ tiểu thương tự cải tạo, cơi nới là phù hợp với quy định. Phương pháp xác định khối lượng: Kiểm kê tài sản, cơi nới của từng hộ kinh doanh. Đơn giá hỗ trợ áp dụng khoản 2 Điều 1 Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 13/3/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng để xác định giá trị tài sản là Công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Nội dung khiếu nại việc UBND huyện chưa tính toán hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh có thẻ quầy hàng là không có sở sở xem xét vì: Quyết định 1764/QĐ-UBND ngày 06/11/1997 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch chung thị trấn ĐV xác định chợ ĐV cũ là đất chợ thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Do đó, phương án bồi thường, hỗ trợ được phê duyệt tại Quyết định 194/QĐ-UBND không tính toán bồi thường về đất. Tại khoản 1 Điều 75 Luật đất đai năm 2013 quy định điều kiện để được nhà nước hỗ trợ ổn định đời sống kinh doanh, UBND huyện không hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh đối với các hộ kinh doanh tại chợ ĐV cũ là đúng quy định của pháp luật. Việc ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại là đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, bà Phan Thị Đ đã được hỗ trợ tiền đối với quầy hàng theo Quyết định 194/QĐ-UB là đúng theo quy định tại Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 13/3/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng; Điều 88 Luật đất đai năm 2013 và quy định ban hành kèm theo Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tinh Lâm Đồng.

Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 và Quyết định giải quyết khiếu nại số 2897/QĐ-UBND ngày 02/7/2021 của UBND huyện LH được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 29 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng Ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Luật khiếu nại năm 2011.

Đối với Quyết định 2801/QĐ-UBND:

Năm 1989-1990, UBND huyện LH xây dựng chợ LH có 01 nhà lồng chính với tổng số 122 quầy hàng. UBND huyện tổ chức bán và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu quầy hàng, trong đó: Quầy hàng có 01 mặt tiền được bán với giá là 2.000.000 đồng/quầy hàng; quầy hàng có 02 mặt tiền được bán với giá là 2.500.000 đồng/quầy hàng. Theo như đơn giá bán các quầy hàng như nêu trên cho thấy tại thời điểm bán quầy hàng UBND huyện đã xác định giá trị chênh lệch giữa quầy hàng có 02 mặt tiền so với quầy hàng có 01 mặt tiền là (2.500.000 đồng - 2.000.000 đồng) : 2.000.000 đồng x 100% = 25%. Từ thực tiễn nêu trên, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2801/QĐ- UBND ngày 01/7/2021 để phê duyệt phương án tính toán bồi thường bổ sung cho 31 hộ thương nhân mua quầy hàng có vị trí 02 mặt tiền nằm trong nhà lồng chính của chợ ĐV cũ. Trong Quyết định số 2801/QĐ-UBND có tên bà Phan Thị Đ được phê duyệt bồi thường bổ sung số tiền 5.218.400 đồng.

Đối với Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND huyện LH phê duyệt kế hoạch tổ chức bốc thăm tại chợ ĐV:

1. Căn cứ pháp lý để UBND huyện ban hành Quyết định số 4176/QĐ UBND - Chợ ĐV (chợ mới) có 449 quầy hàng kinh doanh là chợ hạng 1 theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng). Chợ ĐV được UBND huyện giao cho Ban quản lý chợ LH quản lý.

Tại điểm c khoản 5 Điều 8 của Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng), quy định: Ban quản lý chợ có trách nhiệm lập phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ gửi Sở Công thương thẩm định, phê duyệt đối với chợ hạng 1 và gửi UBND cấp huyện thẩm định, phê duyệt đối với chợ hạng 2 (chợ ĐV cũ). Căn cứ quy định này, Ban quản lý chợ LH đã lập phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ ĐV mới, được Sở Công thương thẩm định và UBND tỉnh thống nhất tại Văn bản số 6566/UBND- KT ngày 05/8/2020 V/v phương án bố trí ngành hàng kinh doanh và Nội quy chợ ĐV, huyện LH. Đến ngày 12/8/2020, Sở Công Thương có Văn bản số 1608/SCT-QLTM V/v phổ biến, Công khai Phương án sắp xếp điểm kinh doanh và Nội quy chợ ĐV, huyện LH, trong đó tại mục 3.3 của Phương án bố trí ngành hàng kinh doanh ban hành kèm theo Văn bản số 1608/SCT-QLTM có thể hiện: “Đối với 436 điểm kinh doanh di dời từ chợ ĐV (hiện hữu) sang chợ ĐV (mới) tổ chức bốc thăm theo quy định tại Điều 11 Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Việc tổ chức bốc thăm do Ban quản lý chợ LH thực hiện”.

-Tại Điều 11 của Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng), quy định về việc đấu giá điểm kinh doanh tại chợ xây dựng lại như sau:

1. Đối với trường hợp chưa hết hợp đồng, sau khi xây dựng xong, ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ bố trí, sắp xếp cho thương nhân tiếp tục kinh doanh đến hết hợp đồng. Việc bố trí điểm kinh doanh theo hình thức bốc thăm. Trường hợp cần phải thay đổi vị trí kinh doanh, Ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ thỏa thuận cụ thể với thương nhân và quyết định theo thẩm quyền.

2. Đối với trường hợp hết hợp đồng, nếu thương nhân có nhu cầu tiếp tục kinh doanh, ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ yêu cầu thương nhân ký lại hợp đồng theo mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ (không phải đấu giá). Việc bố trí điểm kinh doanh theo hình thức bốc thăm.

3. Thời gian ký hợp đồng cho thương nhân thuê điểm kinh doanh do Ban quản lý chợ, Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ quy định cụ thể và không vượt quá thời gian ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp có thẩm quyền cấp.

4. Sau khi bố trí hết các thương nhân đã kinh doanh tại chợ cũ có nhu cầu kinh doanh tiếp vào điểm kinh doanh mới, nếu còn thừa điểm kinh doanh, sẽ tiếp tục thực hiện đấu giá, trình tự và nguyên tắc đấu giá như đối với chợ xây mới.

- Tại khoản 10 Điều 15 của Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng), quy định trách nhiệm của UBND cấp huyện như sau: “Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các vướng mắc, khiếu nại theo thẩm quyền liên quan đến hoạt động của chợ trên địa bàn”.

2. Trình tự, thủ tục ban hành Quyết định số 4176/QĐ-UBND - Ngày 04/11/2020 UBND huyện tổ chức cuộc họp về xây dựng Kế hoạch chi tiết tổ chức bốc thăm điểm kinh doanh tại chợ ĐV mới. Trong đó chỉ đạo Ban quản lý chợ LH xây dựng kế hoạch chi tiết bốc thăm điểm kinh doanh tại chợ ĐV mới, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thẩm định và tham mưu UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt.

- Ngày 09/11/2020 Ban quản lý chợ LH có văn bản số 31/BQLC về việc xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức bốc thăm tại chợ ĐV mới (kèm theo Kế hoạch số 30/KH-BQLC ngày 09/11/2020 về kế hoạch chi tiết tổ chức bốc thăm điểm kinh doanh tại chợ ĐV mới. Sau khi nhận được văn bản số 31/BQLC của Ban quản lý chợ LH, Phòng Kinh tế và Hạ tầng đã thẩm định kế hoạch tổ chức bốc thăm tại chợ ĐV và tham mưu ban hành Quyết định 4176/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch bốc thăm chợ ĐV.

Đối với yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, UBND huyện LH, Chủ tịch UBND huyện LH không đồng ý, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo quy định.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Ban quản lý chợ LH thống nhất với lời trình bày của người bị kiện UBND huyện LH, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện LH. Ngoài ra, bổ sung thêm một số nội dung như sau:

Trước ngày 22/11/2010, Phòng chuyên môn tham mưu cho UBND huyện LH cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu quầy hàng (viết tắt là GCNQSHQH) cho các hộ kinh doanh tại chợ ĐV mua quầy hàng do UBND huyện LH bán quầy hàng. Sau đó, UBND huyện LH giao cho Ban quản lý chợ LH cấp GCNQSHQH do UBND huyện cấp, các trường hợp mua bán quầy hàng chưa sang tên đổi chủ để củng cố hồ sơ và quản lý. Ban quản lý chợ đã cấp đổi được 98 quầy hàng. Ngày 02/8/2012, UBND huyện LH đã có văn bản số 528/UBND chỉ đạo Ban quản lý chợ LH không thực hiện việc cấp GCNQSHQH. UBND huyện đã chỉ đạo Ban quản lý chợ LH tổ chức họp dân 02 lần nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc xóa bỏ thẻ quầy hàng để chuyển sang ký hợp đồng theo mẫu. Tuy nhiên, tại cuộc họp ở thị trấn ĐV do Ban quản lý chợ tổ chức, các hộ dân đã phản ứng gay gắt và không đồng ý chuyển đổi từ thẻ quầy hàng không ghi thời hạn sang hợp đồng có thời hạn. Để ổn định tình hình kinh doanh tại chợ ĐV, tránh bức xúc, khiếu kiện đbà người; UBND huyện LH chỉ đạo Ban quản lý chợ tạm ngừng việc cấp đổi thẻ quầy hàng. Việc cấp GCNQSHQH do UBND huyện LH, Ban quản lý chợ LH cấp cho các hộ kinh doanh mua quầy hàng không được pháp luật quy định. Do đó, không có quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu quầy hàng cho các hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với yêu cầu khởi kiện, đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật Vụ án đã được tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, Công khai chứng cứ theo thủ tục chung; không tổ chức phiên đối thoại được.

Tại bản án hành chính sơ thẩm số 44/2022/HC-ST ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng, đã quyết định:

Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 3; Điều 30; Điều 32; Điều 116; Điều 157; khoản 1, 3 Điều 158; Điều 164; Điều 191; điểm a khoản 2 Điều 193; Điều 348; Điều 358; Điều 206 của Luật tố tụng hành chính; Căn cứ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định về án phí lệ phí Tòa án; Căn cứ Luật tổ Chức chính quyền địa phương năm 2015; Căn cứ Luật đất đai 1987; Luật đất đai 1993, sửa đổi, bổ sung năm 1998, Luật đất đai sửa đổi 2001; Luật đất đai 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật đất đai 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành; Căn cứ Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011.

Tuyên xử:

1. Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Phan Thị Đ về việc yêu cầu hủy: Một phần quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND huyện LH về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng chợ ĐV cũ đối với phần bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bà Phan Thị Đ; Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 02/7/2021 của Chủ tịch UBND huyện LH về việc giải quyết khiếu nại của bà Phan Thị Đ; Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 01/7/2021 của UBND huyện LH phê duyệt phương án bồi thường bổ sung cho các quầy hàng có vị trí 02 mặt tiền nằm trong nhà lồng chính của chợ ĐV cũ; Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND huyện LH về phê duyệt kế hoạch tổ chức bốc thăm tại chợ ĐV; Quyết định số 4175/QĐ- UBND ngày 09/11/2020 của UBND huyện LH về phê duyệt danh sách các tiểu thương đủ điều kiện bốc thăm quầy hàng từ chợ ĐV cũ sang chợ ĐV mới.

2. Về chi phí tố tụng: Buộc bà Phan Thị Đ phải chịu toàn bộ chi phí tố tụng với số tiền là 575.000đ (năm trăm bảy mươi lăm nghìn đồng), bà Phan Thị Đ đã nộp và được quyết toán xong.

Ngoài ra, án sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo luật định.

Ngày 25/8/2022, người khởi kiện là bà Phan Thị Đ có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Lý do kháng cáo:

- Tòa án sơ thẩm xét xử không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất cho chủ đầu tư để phân lô bán nền gồm UBND tỉnh Lâm Đồng, Chi cục Thuế khu vực LH - Đam Rông, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Hà Nội vào tham gia tố tụng, không thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

- Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét toàn diện, khách quan các tài liệu , chứng cứ mà người khởi kiện đã giao nộp cho Tòa án; không có văn bản nào thể hiện đất thuộc chợ ĐV là đất công tại thời điểm 1989 (thời điểm các hộ dân được vận động đổi đất tự khai phá vào chợ mua quầy hàng đất, được UBND huyện LH giao đất cho sử dụng quầy hàng, đất vĩnh viễn, lâu dài) nhưng Tòa án vẫn nhận định chợ ĐV là đất công là không đúng bản chất, sự thật khách quan của vụ án. Việc xét xử và nhận định của Tòa án chủ yếu dựa trên bản trình bày ý kiến của UBND huyện LH để tuyên bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện mà không có cơ sở pháp lý đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của người khởi kiện.

Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của người khởi kiện, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm ngày 25/8/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay:

- Người bị kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt có văn bản xin xét xử vắng mặt.

- Người kháng cáo (do bà Nguyễn Thị Lệ K đại diện) đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng gồm các thành viên của Hội đồng xét xử vì vụ án hành chính giữa người khởi kiện là bà Phan Thị Đ với người bị kiện trong các vụ án hành chính liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, giải phòng mặt bằng Chợ ĐV cũ là giống nhau nhưng lại do cùng một Hội đồng xét xử xét xử là không bảo đảm khách quan. Đồng thời bà Kiều giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và trình bày:

Tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cụ thể: Không đưa đầy đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng trong vụ án, gồm UBND tỉnh Lâm Đồng, Chi cục Thuế huyện LH và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Hà Nội.

Sử dụng tài liệu là Biên bản ngày 10/12/2020 không có một số thành phần như Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính-Kế hoạch…tham dự nhưng vẫn có chữ ký của đại diện các đơn vị này để giải quyết vụ án là không đúng.

Đại diện của người khởi kiện đã yêu cầu nhưng Tòa án không thu thập các tài liệu liên quan đến việc UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi đất của bà Đ.

Không thụ lý yêu cầu khởi kiện về việc hủy kết quả bốc thăm lần 1 vào các ngày 11, 12, 13/11/2020 và lần 2 ngày 20/9/2021 là không đúng do UBND huyện LH đã chỉ đạo Ban Quản lý chợ thực hiện việc bốc thăm này nên kết quả bốc thăm phải được xác định có liên quan đến quyết định hành chính của UBND huyện LH.

Toàn bộ tài liệu trong vụ án được Tòa án cấp sơ thẩm sử dụng để giải quyết vụ án là pho to là không đúng quy định.

Người bị kiện có trình bày việc giao đất cho bà Đ là không đúng thẩm quyền nên UBND huyện LH phải áp dụng Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ- CP của Chính phủ để xem xét bồi thường về đất cho bà Đ. Việc áp dụng quy định tại Điều 75, 88 Luật đất đai năm 2013 là không đúng.

Không xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ do người khởi kiện cung cấp, gồm: Biên bản họp lấy ý kiến ngày 15/10/2020, Báo cáo số 21/BC ngày 21/10/2020, Biên bản đối thoại ngày 02/11/2020, Công văn số 1526/CV ngày 05/11/2020 của UBND huyện LH, các giấy tờ sang nhượng quầy của các hộ dân và thông báo nộp lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản.

Tòa án sơ thẩm nhận định đất khu vực chợ ĐV là đất công ích là không đúng với các tình tiết khách quan của vụ án, Luật đất đai năm 2013 không quy định về đất công ích. Thực chất đất này phải được xác định là đất đã được giao không đúng thẩm quyền nên phải áp dụng quy định tại Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ để xem xét bồi thường về đất cho bà Đ.

- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện trình bày:

Quyết định 194/QĐ-UBND của UBND huyện LH ban hành không đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục, nội dung và mục đích, cụ thể:

Người bị kiện cho rằng đất chợ ĐV là đất công ích nên theo điểm b khoản 1 Điều 66 Luật đất đai 2013 thì thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất thì cơ quan đó có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường thu hồi đất đó. Như vậy, UBND huyện LH ban hành Quyết định 194 là không đúng thẩm quyền.

UBND huyện LH không ban hành thông báo, kế hoạch, phương án thu hồi đất, không tổ chức cuộc họp hợp lệ nào để phổ biến cho người bị ảnh hưởng bởi Quyết định 194, cũng như không có thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hay niêm yết tại trụ sở của UBND xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi được biết là không đúng quy định tại Điều 69 Luật đất đai năm 2013. Đối chiếu với quy định tại Điều 69 Luật đất đai 2013, Điều 29 Quyết định 50/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng thì việc thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của UBND huyện LH là không đúng quy định. Đồng thời, theo Văn bản số 1526/UBND-KTHT ngày 05/11/2020 của UBND huyện LH thì việc bồi thường giải phóng mặt bằng và kế hoạch di chuyển, sắp xếp chợ ĐV mới được thực hiện cùng lúc. Tuy nhiên, thực tế đã tổ chức bốc thăm di chuyển chợ trước khi có Quyết định 194 là trái với chính quy định nêu trên của UBND huyện LH. Do vậy, Quyết định số 4175/QĐ-UBND phê duyệt danh sách các tiểu thương đủ điều kiện bốc thăm và Quyết định số 4176/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch bốc thăm là quyết định hành chính có liên quan nhưng không được cấp sơ thẩm xem xét hủy mà lại không chấp nhận yêu cầu khởi kiện là chưa đủ cơ sở pháp lý theo quy định.

Để có một quầy trong chợ ĐV thì người khởi kiện phải mua với giá 2.500.000 đồng (quầy 2 mặt tiền) hoặc 2.000.000 đồng (quầy 1 mặt tiền). Tại thời điểm năm 1989, giá vàng là 30.000 đồng/chỉ vàng. Ngoài việc tiểu thương bỏ tiền ra để mua quầy còn phải lấy đất đổi đất. Vì khi đó, các hộ tiểu thương được thông báo việc sử dụng quầy, đất là vĩnh viễn, khi không có nhu cầu kinh doanh thì được sang nhượng, thế chấp, tặng cho, thừa kế. Thực tế, khi sang nhượng thì cơ quan thuế cũng tính như thuế sang nhượng quyền sử dụng đất. Theo sự thừa nhận của người bị kiện thì thời điểm giao đất, quầy cho c ác hộ dân và cấp quyền sử dụng không thời hạn là áp dụng nguyên tắc của Luật đất đai năm 1987, đồng thời việc giao đất, quầy sử dụng là đóng tiền 1 lần, không phải cho thuê, mà là mua đứt bán đoạn. Vì nếu là cho thuê đất thì phải thể hiện “Tiền thuê đất trả 1 lần hay trả hằng năm và thời hạn cho thuê là bao nhiêu”. Tại Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP có quy định việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc UBND huyện LH cho rằng căn cứ vào sổ mục kê năm 2005 chợ ĐV thuộc quyền quản lý của UBND LH để từ đó cho rằng không có cơ sở để bồi thường cho các hộ kinh doanh về đất là không đúng. Bởi vì, từ sau năm 1975 đến nay, nguyên tắc quản lý về đất đai của Nhà nước là “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý”, nên để xác nhận và công nhận quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân là Nhà nước căn cứ vào nguồn gốc, quá trình sử dụng, việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (nếu có)... nhưng nguồn gốc đất mà tiểu thương có được một quầy trong chợ là do mua bằng tiền, kèm theo việc lấy đất đổi đất và các tiểu thương đã sử dụng ổn định, công khai từ những năm 1989, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Như vậy, Quyết định số 194 ban hành không đúng nội dung.

Căn cứ các Điều 61, 62, 63, 69 Luật đất đai năm 2013 và đối với vụ án này thì đất không thuộc trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 64, 65 Luật đất đai năm 2013. Việc thu hồi đất vì 02 mục đích chính là vì mục đích quốc phòng, an ninh và để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Thực tế, UBND huyện LH thu hồi đất chợ ĐV giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Hà Nội để phân lô bán nền. Và đất này đã được giao vào năm 2018, 2019, trong khi Quyết định 194 ban hành ngày 13/01/2021 nên Quyết định 194 ban hành không đúng mục đích.

Về nội dung, Quyết định 194 chưa xem xét toàn diện, khách quan làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, cụ thể: Áp đơn giá quầy 4.744.000 đồng/m2 là thấp hơn so với đơn giá 5.700.250 đồng/m2 tại Quyết định 03/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng; Chưa xem xét giá trị thương mại quầy hàng, vì từ năm 1989 đến nay người khởi kiện đã sử dụng ổn định hơn 30 năm, quá trình kinh doanh đã tạo lập nguồn khách hàng lớn, giá trị sang nhượng thực tế từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng/quầy hàng; Giá bồi thường gần 20.000.000 đồng cho 1 quầy hàng được mua hợp pháp, vĩnh viễn là thấp hơn tiền thuê lại chỗ kinh doanh 1 năm tại chợ mới; Chưa xem xét hỗ trợ chi phí tháo lắp, di chuyển hàng hóa, đồ đạc khi thu hồi đất, thiệt hại do việc tháo dỡ, di dời đồ đạc, chưa xem xét hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh theo Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng. Trong khi chưa có Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thì UBND huyện LH đã ban hành Quyết định số 4175 phê duyệt danh sách các tiểu thương đủ điều kiện bốc thăm là trái pháp luật nhưng cấp sơ thẩm không xem xét hủy kế hoạch bốc thăm và hủy các kết quả bốc thăm là không đúng quy định.

Về thủ tục tố tụng, bản án sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cụ thể: Không đưa đầy đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, gồm Chi cục Thuế huyện LH, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Hà Nội và UBND tỉnh Lâm Đồng; Không thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ mấu chốt làm căn cứ giải quyết vụ án; Các tài liệu, chứng cứ sử dụng trong việc giải quyết vụ án là bản photo, không có bản chính để đối chiếu, không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Sử dụng tài liệu, chứng cứ không có thật làm căn cứ giải quyết vụ án, như hồ sơ vụ án có Biên bản công khai phương án bồi thường, không có các thành phần tham dự như đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công trình công cộng, Phòng Tài chính -Kế hoạch nhưng các thành phần này lại ký tên trong biên bản và được Tòa án sơ thẩm sử dụng để giải quyết vụ án là không đúng; Tòa án có thụ lý yêu cầu khởi kiện nhưng không nhận định và kết luận trong bản án đối với Quyết định 4175, Quyết định 4176.

Từ những phân tích nêu trên, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ khoản 3 Điều 241 Luật tố tụng hành chính 2015; Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 69 Luật đất đai 2013; Điều 11 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ; Khoản 1 Điều 29 Quyết định số 50/QĐ- UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng; hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.

Đại diện hợp pháp của người khởi kiện thống nhất nội dung trình bày của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu quan điểm giải quyết vụ án:

Thông qua kiểm sát việc giải quyết vụ án, từ khi thụ lý đến thời điểm hiện nay thấy rằng Thẩm phán; Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng đã chấp hành đúng quy định của Luật tố tụng hành chính, không có vi phạm.

Tại phiên tòa, đại diện hợp pháp của người khởi kiện khiếu nại đề nghị thay đổi Hội đồng xét xử nhưng không đúng quy định tại Điều 45, 46 Luật tố tụng hành chính. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận khiếu nại trên và tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định.

Về nội dung: Quyết định số 194 của UBND huyện LH được căn cứ Quyết định phê duyệt năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Nguồn gốc diện tích đất chợ ĐV là đất công do Nhà nước quản lý. Vì vậy, UBND huyện LH không ban hành quyết định thu hồi đất mà chỉ ban hành Quyết định số 194 phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ là đúng quy định. Khi thực hiện, UBND huyện LH đã căn cứ Quyết định 50/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, đồng thời đã áp giá bồi thường theo Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND là đúng quy định. Do Quyết định số 194 của UBND huyện LH là đúng pháp luật nên Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND huyện LH có nội dung giữ nguyên Quyết định số 194 là đúng pháp luật.

Khi giải quyết vụ án, Tòa án đã xem xét các Quyết định 4176, 2801 của UBND huyện LH. Đối với yêu cầu đưa người tham gia tố tụng như đề nghị của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện là không cần thiết do Chi cục Thuế huyện LH, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Hà Nội và UBND tỉnh Lâm Đồng không liên quan đến yêu cầu khởi kiện.

Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện là có căn cứ. Người khởi kiện kháng cáo nhưng không có căn cứ chứng minh nên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 241 Luật tố tụng hành chính, không chấp nhận kháng cáo của bà Đ, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, kết quả tranh tụng tại phiên tòa và ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận thấy:

Về thủ tục tố tụng:

[1] Tòa sơ thẩm xét xử và tuyên án ngày 25 tháng 8 năm 2022, cùng ngày 25 tháng 8 năm 2022 bà Phan Thị Đ có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm nên kháng cáo của người khởi kiện là trong hạn luật định và hợp lệ được xem xét tại cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 206 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

UBND huyện LH, Chủ tịch UBND huyện LH, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện, đại diện ban quản lý chợ LH đã có văn bản đề nghị xét xử vắng mặt, Hội đồng xét xử căn cứ khoản 4 Điều 225 Luật tố tụng hành chính tiến hành xét xử vắng mặt các đương sự nêu trên.

[2] Bà Phan Thị Đ khởi kiện yêu cầu Tòa án: Hủy một phần quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND huyện LH về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng chợ ĐV cũ đối với phần bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bà; hủy Quyết định số 2897/QĐ- UBND ngày 02/7/2021 của Chủ tịch UBND huyện LH về việc giải quyết khiếu nại của bà Phan Thị Đ; hủy Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 01/7/2021 của UBND huyện LH phê duyệt phương án bồi thường bổ sung cho các quầy hàng có vị trí 02 mặt tiền nằm trong nhà lồng chính của chợ ĐV cũ; hủy Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND huyện LH về phê duyệt kế hoạch tổ chức bốc thăm tại chợ ĐV. Tòa sơ thẩm xác định đối tượng khởi kiện, thẩm quyền giải quyết và thời hiệu khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 3, Điều 30; Điều 32 và Điều 116 của Luật tố tụng hành chính 2015.

Đối với Báo cáo kết quả tổ chức bốc thăm điểm kinh doanh tại chợ ĐV lần 1 ngày 11, 12, 13/11/2020, lần cuối ngày 20/9/2021 của Ban quản lý chợ ĐV không phải là “Văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”, không đáp ứng điều kiện của “Quyết định hành chính bị kiện” theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm không thụ lý và xem xét giải quyết đối với yêu cầu hủy các Báo cáo kết quả tổ chức bốc thăm điểm kinh doanh nêu trên của Ban quản lý chợ ĐV là đúng quy định của pháp luật.

[3] Về người tham gia tố tụng: Tòa án cấp sơ thẩm không đưa UBND tỉnh Lâm Đồng, Chi cục Thuế huyện LH và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Hà Nội tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là đúng pháp luật do các cơ quan, doanh nghiệp trên không liên quan đến yêu cầu khởi kiện của bà Đ.

[4] Xét ý kiến đề nghị thay đổi Hội đồng xét xử của đại diện hợp pháp của người khởi kiện, với lý do nội dung vụ án hành chính giữa người khởi kiện là Phan Thị Đ với người bị kiện trong các vụ án hành chính liên quan đến bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Chợ ĐV cũ là giống nhau nhưng lại do cùng một Hội đồng xét xử xét xử là không bảo đảm khách quan; thấy rằng:

Việc khiếu nại tại phiên tòa nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật tố tụng hành chính.

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Luật tố tụng hành chính quy định về “những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng” và “những trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi”, thì lý do đề nghị thay đổi Hội đồng xét xử của phía người khởi kiện là không có phù hợp với quy định nêu trên. Vì vậy, Hội đồng xét xử thống nhất ý kiến của Viện kiểm sát, không chấp nhận khiếu nại trên ; Hội đồng xét xử tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Về nội dung:

[5] Xét tính hợp pháp của Quyết định số 194/QĐ-UBND và Quyết định số 2801/QĐ-UBND của UBND huyện LH:

[5.1] Về nguồn gốc đất xây dựng chợ ĐV:

Theo Bản đồ địa chính thị trấn ĐV, đo vẽ năm 1992, chợ ĐV thuộc thửa số 156, diện tích 7.135 m2 (tờ bản đồ sổ 16), loại đất chuyên dùng.

Theo Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 06/11/1997 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chung thị trấn ĐV, xác định chợ ĐV là đất chợ thuộc quyền quản lý của Nhà nước.

Theo tờ bản đồ địa chính thị trấn ĐV, đo vẽ năm 2004, chợ ĐV thuộc thửa số 221, diện tích 6.665,8 m2, thửa số 64, diện tích 1.447,4m2 (tờ bản đồ số 61); thửa số 587, diện tích 100,5m2 (tờ bản đồ số 62), loại đất chuyên dùng.

Tại Sổ mục kê thị trấn ĐV được duyệt ngày 30/8/2005, thì các thửa số 221, 64, 587 thể hiện người quản lý, sử dụng là Chợ LH.

- Năm 1994, UBND huyện LH xây dựng chợ ĐV với 246 điểm kinh doanh và giao cho Ban Tài chính vật giá huyện (nay là Phòng Tài chính – Kế hoạch) cùng Ban quản lý chợ LH quản lý; toàn bộ nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ ĐV cũ do UBND huyện đầu tư xây dựng, sau khi xây dựng chợ hoàn thành, UBND huyện đã tổ chức bán tài sản trên đất (các quầy hàng) cho các hộ thương nhân để thu hồi vốn đầu tư. Theo đó, UBND huyện LH đã bán 209 điểm kinh doanh cho các hộ tiểu thương với giá từ 02-2,5 triệu đồng/điểm kinh doanh; trong đó có bà Phan Thị Đ là chủ sở hữu của quầy hàng số 14 (quầy hàng cũ số 01) theo GCNQSH quầy hàng số thứ tự 04 do UBND huyện LH cấp ngày 02/7/1990.

Tuy nhiên, Giấy chứng nhận “quyền sở hữu quầy hàng” do UBND huyện LH cấp cho bà Đ không phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất đai mà chỉ là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất. Đồng thời, bà Đ cũng không cung cấp được tài liệu, chứng cứ để chứng minh đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy, có căn cứ xác định toàn bộ diện tích đất tại chợ ĐV là đất công ích thuộc quyền quản lý của Nhà nước và nguồn vốn xây dựng chợ ĐV là do UBND huyện đầu tư.

[5.2] Về trình tự, thủ tục và thẩm quyền ban hành Quyết định số 194/QĐ- UBND và Quyết định số 2801/QĐ-UBND của UBND huyện LH:

Sau khi được chấp thuận của Văn phòng chính phủ tại Công văn số 4441/VPCP- KTN và Công văn số 4260/UBND-ĐC của UBND tỉnh Lâm Đồng; ngày 17/9/2013, UBND huyện LH ban hành Quyết định số 2476/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới - Trung tâm thương mại thị trấn ĐV; ngày 25/10/2019, UBND huyện LH ban hành Quyết định số 3791/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh dự án Khu đô thị mới - Trung tâm thương mại thị trấn ĐV, huyện LH. Ngày 17/9/2013, UBND huyện LH ban hành Quyết định số 2476/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới - Trung tâm Thương mại thị trấn ĐV, huyện LH.

Theo đó, ngày 13/01/2021 UBND huyện LH ban hành Quyết định số 194/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng chợ ĐV cũ để bồi thường, hỗ trợ cho các hộ kinh doanh chợ LH và ngày 01/7/2021 UBND huyện LH ban hành Quyết định 2801/QĐ-UBND về phê duyệt phương án bồi thường bổ sung cho các quầy hàng có vị trí 02 mặt tiền nằm trong nhà lồng chính của chợ ĐV cũ là đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

[5.3] Về nội dung bồi thường của Quyết định 194/QĐ-UBND và Quyết định số 2801/QĐ-UBND:

Như đã nhận định tại mục [5.1] toàn bộ diện tích đất xây dựng chợ ĐV là đất công ích thuộc quyền quản lý của Nhà nước, Giấy chứng nhận “Quyền sở hữu quầy hàng” của bà Đ không phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất mà chỉ là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất; bà Đ cũng không cung cấp được chứng cứ chứng minh đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 về Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau: “1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp”.

Tại Điều 88 Luật Đất đai năm 2013, quy định: “Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường”.

Thì, trường hợp của bà Phan Thị Đ không đủ điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013. Do đó, khi triển khai thực hiện Dự án Khu đô thị mới - Trung tâm thương mại thị trấn ĐV, UBND huyện LH ban hành Quyết định số 194 chỉ tính toán bồi thường về tài sản trên đất theo quy định tại Điều 88 Luật đất đai năm 2013 mà không bồi thường, hỗ trợ về đất là đúng quy định của pháp luật.

- Xét về bồi thường tài sản trên đất: Tháng 5/2020 Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện LH đã xây dựng phương án bồi thường các điểm kinh doanh có GCNQSH quầy hàng bằng 100% giá trị xây dựng mới (cách tính như sau: giá xây dựng 04 nhà lồng mới, chia ra giá trị trên 01 m2, sau đó bồi thường cho các hộ tiểu thương được cấp thẻ quầy hàng).

Phương pháp tính toán khối lượng đối với giá trị xây dựng các quầy hàng: UBND huyện LH tính toán giá trị trung bình 01m2 xây dựng chợ bằng cách lấy tổng giá trị xây dựng mới của chợ chia cho tổng diện tích xây dựng, sau đó, lấy diện tích từng quầy hàng nhân với giá trị trung bình 01m2 xây dựng chợ để tính toán bồi thường. Theo chiết tính của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện thì tổng giá trị xây dựng chợ là 5.123.644.323 đồng, tổng diện tích xây dựng là 1.080m2. Như vậy giá trị 01m2 xây dựng là 5.123.644.323 đồng/1.080 m2 = 4.744.000 đồng/m2.

Đối với phần các hộ tiểu thương đã đầu tư, cơi nới mà không thể di dời (tường, trần, nền, cửa, kệ làm bằng chất liệu gỗ, gạch, xi măng), phần tài sản này do các hộ tiểu thương tự xây dựng, cơi nới nhưng không bị các cơ quan chức năng xử lý về trật tự xây dựng nên Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện đã xây dựng phương án bồi thường bằng 80% giá trị xây dựng mới theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh quy định về bồi thường, hồ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: “Các trường hợp nhà, công trình xây dựng được tính hỗ trợ tối đa bằng 80% mức bồi thường, bao gồm: Không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cấp có thẩm quyền”.

Vậy nên, ngày 13/01/2021, UBND huyện LH ban hành Quyết định số 194/QĐ-UBND về phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng chợ ĐV cho các hộ tiểu thương có giấy chứng nhận quyền sở hữu quầy hàng trong đó bà Phan Thị Đ được bồi thường, hỗ trợ với số tiền 28.537.000 đồng gồm tiền hỗ trợ thẻ quầy hàng và tiền bồi thường tài sản là đúng quy định của pháp luật; phù hợp với mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 01/7/2021 UBND huyện LH đã ban hành Quyết định 2801/QĐ- UBND phê duyệt phương án bồi thường bổ sung cho các quầy hàng có vị trí 02 mặt tiền nằm trong nhà lồng chính của chợ ĐV cũ là phù hợp, đảm bảo quyền lợi của các hộ kinh doanh có 02 mặt tiền.

Ngoài ra, hiện nay Chợ ĐV đã được xây dựng mới cách vị trí chợ ĐV cũ khoảng 100m. Đồng thời, bố trí ưu tiên cho các hộ có GCNQSH quầy hàng bốc thăm quầy hàng ở chợ ĐV mới nên việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ của UBND huyện LH đã đảm bảo quyền lợi của các hộ kinh doanh trong đó có bà Phan Thị Đ.

Do đó, bà Đ khởi kiện yêu cầu hủy Quyết định số 194/QĐ-UBND và Quyết định số 2801/QĐ-UBND của UBND huyện LH là không có căn cứ chấp nhận.

[6] Xét Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 02/7/2021 của Chủ tịch UBND huyện LH về giải quyết khiếu nại đối với bà Phan Thị Đ.

Như đã phân tích tại mục [5], Quyết định số 194/QĐ-UBND, Quyết định 2801/QĐ-UBND của UBND huyện LH được ban hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nên việc bà Phan Thị Đ khiếu nại Quyết định số 194/QĐ-UBND là không có cơ sở. Theo đó, việc Chủ tịch UBND huyện LH ban hành Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 02/7/021 giải quyết không chấp nhận khiếu nại của bà Phan Thị Đ là đúng quy định của Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011.

[7] Xét, yêu cầu hủy Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND huyện LH về phê duyệt kế hoạch tổ chức bốc thăm tại chợ ĐV, Quyết định số 4175/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND huyện LH về phê duyệt danh sách các tiểu thương đủ điều kiện bốc thăm quầy hàng từ chợ ĐV cũ sang chợ ĐV mới:

- Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND huyện LH về phê duyệt kế hoạch tổ chức bốc thăm tại chợ ĐV có nội dung phê duyệt kế hoạch tổ chức bốc thăm tại chợ ĐV được áp dụng đối với đối tượng theo Quyết định số 4175/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND huyện LH. Các đối tượng này được lập theo danh sách đính kèm Quyết định 4175/QĐ-UBND trong đó có bà Phan Thị Đ.

Xét, trên cơ sở thực hiện Dự án Khu đô thị mới - Trung tâm thương mại thị trấn ĐV, UBND huyện LH tiến hành lập danh sách các hộ tiểu thương đủ điều kiện bốc thăm quầy hàng từ chợ cũ sang chợ ĐV mới. Theo đó, Phòng kinh tế hạ tầng huyện LH đã lập báo cáo số 306/BC-KTHT ngày 09/112020 báo cáo kết quả thẩm định kế hoạch bốc thăm tại chợ ĐV. Trong báo cáo đã thể hiện rõ để đảm bảo quyền lợi cho các hộ kinh doanh khi di chuyển sang chợ ĐV mới UBND huyện LH quy định những trường hợp hộ kinh doanh có tên trong GCNQSH quầy hàng, đứng tên trong hợp đồng hoặc có giấy ủy quyền theo quy định và có tên trong danh sách kèm quyết định phê duyệt danh sách các tiểu thương bốc thăm thì mới đủ điều kiện tham gia bốc thăm. Như vậy, UBND huyện LH đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh đã có GCNQSH quầy hàng, đứng tên trong hợp đồng hoặc có giấy ủy quyền theo quy định được bốc thăm trong đó bà Phan Thị Đ đủ điều kiện được bốc thăm quầy hàng trong chợ mới. Do đó, Quyết định số 4176/QĐ-UBND, Quyết định số 4175/QĐ- UBND không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bà Đ nên Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện này của bà Đ là đúng quy định của pháp luật.

- Đối với Quyết định số 4434/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của UBND huyện LH về phê duyệt danh sách các tiểu thương đủ điều kiện bốc thăm quầy hàng đợt cuối từ chợ ĐV cũ sang chợ ĐV mới; Quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của UBND huyện LH về phê duyệt kế hoạch tổ chức bốc thăm đợt cuối tại chợ ĐV. Tuy người khởi kiện không khởi kiện nhưng xét thấy các quyết định này có liên quan đến nội dung yêu cầu khởi kiện nên Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ Điều 193 Luật tố tụng hành chính, để xem xét tính hợp pháp của các quyết định này là phù hợp với quy định của pháp luật.

[8] Xét, lời trình bày của đại diện người khởi kiện và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị là không phù hợp với nhận định nêu trên của Hội đồng xét xử nên không có căn cứ để chấp nhận.

Từ những nhận định trên; Hội đồng xét xử thống nhất với đề nghị của đại diện Viện kiểm sát, bác kháng cáo của người khởi kiện, giữ nguyên án sơ thẩm.

[9] Về án phí hành chính phúc thẩm: Bà Phan Thị Đ là người cao tuổi nên được miễn án phí theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Quyết định khác của bản án sơ thẩm về chi phí tố tụng, án phí không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 241; khoản 1, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 32, Điều 116, Điều 157, khoản 1 và khoản 3 Điều 158, Điều 164, Điều 191, điểm a khoản 2 Điều 193, Điều 348, Điều 358, Điều 206 của Luật tố tụng hành chính; Căn cứ Luật tổ Chức chính quyền địa phương năm 2015; Căn cứ Luật đất đai 1987; Luật đất đai 1993, sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001; Luật đất đai 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật đất đai 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành; Căn cứ Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011; Căn cứ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định về án phí lệ phí Tòa án;

Tuyên xử:

1. Không chấp nhận kháng cáo của bà Phan Thị Đ; Giữ nguyên bản án hành chính sơ thẩm số 44/2022/HCST ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

2. Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Phan Thị Đ về việc yêu cầu hủy: Một phần Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND huyện LH về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng chợ ĐV cũ đối với phần bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bà Phan Thị Đ;

Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 02/7/2021 của Chủ tịch UBND huyện LH về việc giải quyết khiếu nại của bà Phan Thị Đ; Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 01/7/2021 của UBND huyện LH phê duyệt phương án bồi thường bổ sung cho các quầy hàng có vị trí 02 mặt tiền nằm trong nhà lồng chính của chợ ĐV cũ; Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND huyện LH về phê duyệt kế hoạch tổ chức bốc thăm tại chợ ĐV; Quyết định số 4175/QĐ- UBND ngày 09/11/2020 của UBND huyện LH về phê duyệt danh sách các tiểu thương đủ điều kiện bốc thăm quầy hàng từ chợ ĐV cũ sang chợ ĐV mới.

3. Về án phí hành chính phúc thẩm: Bà Phan Thị Đ không phải nộp.

4. Quyết định khác của bản án sơ thẩm về chi phí tố tụng, án phí không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

104
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai số 624/2023/HC-PT

Số hiệu:624/2023/HC-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hành chính
Ngày ban hành: 31/07/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về