TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
BẢN ÁN 44/2024/HC-ST NGÀY 26/03/2024 VỀ KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
Ngày 26 tháng 3 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hành chính sơ thẩm thụ lý số 210/2023/TLST-HC ngày 06/11/2023, về việc: “Khiếu kiện quyết định hành chính về bảo hiểm xã hội”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 48/2024/QĐXXST-HC ngày 04/3/2024 giữa các đương sự:
1. Người khởi kiện:
1.1. Bà Phạm Thị M, sinh năm 1952 (có mặt);
Địa chỉ: Thôn C, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.
1.2. Bà Nguyễn Thị L1, sinh năm 1963 (có mặt);
Địa chỉ: Thôn C, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.
1.3. Bà Nguyễn Thị Th, sinh năm 1960 (có mặt);
Địa chỉ: Thôn B, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.
1.4. Ông Hoàng Văn L2, sinh năm 1961 (có mặt);
Địa chỉ: Thôn B, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.
1.5. Ông Đỗ Văn T, sinh năm 1964 (có mặt);
Địa chỉ: Thôn C, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.
Người đại diện theo ủy quyền của bà Phạm Thị M, bà Nguyễn Thị L1, bà Nguyễn Thị Th, ông Hoàng Văn L2 và ông Đỗ Văn T: Ông Lê Xuân L, sinh năm 1958; Địa chỉ: Thôn C, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk (văn bản ủy quyền ngày 26/10/2023), có mặt.
2. Người bị kiện: Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk;
Địa chỉ: Đường Đ, phường T, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Khắc T – Chức vụ: Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk.
- Người đại diện theo uỷ quyền: Ông Tạ Đức H – Chức vụ: Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk (văn bản ủy quyền ngày 17/11/2023), có mặt;
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên C;
Địa chỉ: Thôn B, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Võ Khắc Th – Chức vụ: Giám đốc;
- Người đại diện theo uỷ quyền: Ông Phạm Văn M – Chức vụ: Trưởng Phòng Tổ chức Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên C (văn bản ủy quyền ngày 20/11/2023), vắng mặt và có đơn xin xét xử vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
*/ Theo nội dung đơn khởi kiện, quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của những người khởi kiện bà Phạm Thị M, bà Nguyễn Thị L1, bà Nguyễn Thị Th, ông Hoàng Văn L2 và ông Đỗ Văn T là ông Lê Xuân L trình bày có nội dung như sau:
1. Đối với bà Phạm Thị M:
Bà M vào làm việc cho Nông trường C (nay là Công ty TNHH MTV C) từ thời kỳ sản xuất bao cấp, người lao động làm việc cho Nông trường được Nông trường trả lương hàng tháng theo quy định của nhà nước. Đến năm 1991, Nông trường tổ chức khoán, giao đất cho người lao động sản xuất theo chỉ đạo của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Đến năm 1995 thì Nông trường thực hiện giao khoán theo Nghị định 01 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thay đổi cơ chế quản lý, khắc phục tình trạng yếu kém của thời kỳ bao cấp, để mang lại hiệu quả cao hơn. Bà M vẫn là người lao động của Nông trường xuyên suốt từ thời kỳ bao cấp đến khi ký hợp đồng giao nhận khoán năm 1990, và ký lại nhiều lần theo Nghị định mới của Chính phủ.
Đến tháng 7/1996, bà M được ký hợp đồng lao động với Nông trường C, thời gian ký hợp đồng giao nhận khoán bà đã hoàn thành tốt nghĩa vụ, trách nhiệm và chấp hành mọi sự quản lý, giám sát, điều hành của Giám đốc Nông trường. Bà đã giao nộp đầy đủ sản phẩm giao khoán cho Nông trường nhưng không được hưởng quyền lợi gì về Bảo hiểm xã hội, nên bà đã đề nghị với Nông trường được tham gia đóng bảo hiểm xã hội bổ sung thời gian trước đó từ tháng 01/1995 đến tháng 6/1996 để được hưởng chế độ sau này. Đề nghị của bà đã được Nông trường và Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk chấp nhận phê duyệt, đã tính toán số tiền phải đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội từ tháng 01/1995 đến tháng 6/1996 số tiền là: 799.200 đồng. Bà đã nộp đủ số tiền cho Nông trường và Nông trường đã chuyển cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk, theo đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã lập sổ Bảo hiểm xã hội cho bà và tính thời gian công tác của bà từ tháng 01/1995. Đến năm 2015, bà đã tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm. Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho bà hưởng chế độ hưu trí.
Đến tháng 9/2020, Đoàn kiểm tra chuyên đề về việc truy thu cộng nối thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội tại Công ty TNHH MTV C cho rằng bà không đúng đối tượng được truy thu đóng. Ngày 27/11/2020, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk có Kết luận số 2532/KL-BHXH thực hiện điều chỉnh giảm thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội của bà từ tháng 01/1995 đến tháng 6/1996, tiếp đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 560/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 chấm dứt chế độ hưu trí với bà. Việc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ra quyết định chấm dứt chế độ hưu trí của bà là không nhất quán, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của bà. Đã nhiều lần bà và một số người lao động khác bị mất quyền lợi như bà đã làm đơn đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk xem xét không cắt giảm thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội truy thu cộng nối của bà. Nhưng đề nghị của bà không được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk giải quyết.
Do đó, bà M đề nghị Tòa án hủy Quyết định số 560/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà. Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk phải tiếp tục thực hiện việc chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội cho bà theo đúng quy định của pháp luật.
2. Đối với bà Nguyễn Thị L1:
Bà L1 vào làm việc cho Nông trường C từ thời kỳ sản xuất bao cấp, người lao động làm việc cho Nông trường được Nông trường trả lương hàng tháng theo quy định của nhà nước. Đến năm 1991, Nông trường tổ chức khoán, giao đất cho người lao động sản xuất theo chỉ đạo của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Đến năm 1995 thì Nông trường thực hiện giao khoán theo Nghị định 01 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thay đổi cơ chế quản lý, khắc phục tình trạng yếu kém của thời kỳ bao cấp, để mang lại hiệu quả cao hơn. Bà vẫn là người lao động của Nông trường xuyên suốt từ thời kỳ bao cấp đến khi ký hợp động giao nhận khoán năm 1996, và ký lại nhiều lần theo Nghị định mới của Chính phủ.
Đến tháng 06/2003, bà được ký hợp đồng lao động với Công ty TNHH MTV C, thời gian ký hợp đồng giao nhận khoán bà đã hoàn thành tốt nghĩa vụ, trách nhiệm và chấp hành mọi sự quản lý, giám sát, điều hành của Giám đốc Công ty. Bà đã giao nộp đầy đủ sản phẩm giao khoán cho Công ty nhưng không được hưởng quyền lợi gì về Bảo hiểm xã hội, nên bà đã đề nghị với Công ty được tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bổ sung thời gian trước đó từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2002 để được hưởng chế độ sau này. Đề nghị của bà đã được Công ty và Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk chấp nhận phê duyệt, đã tính toán số tiền phải đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2002 số tiền là: 1.663.200 đồng. Bà đã nộp đủ số tiền cho Công ty và Công ty đã chuyển cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk, theo đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã lập sổ Bảo hiểm xã hội cho bà và tính thời gian công tác của bà từ tháng 01/2001 đến tháng 4/2018 bà đã tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc được 18 năm, bà đóng thêm 02 năm Bảo hiểm xã hội tự nguyện là đủ 20 năm. Được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho bà nghỉ hưởng chế độ hưu trí.
Đến tháng 9/2020, Đoàn kiểm tra chuyên đề về việc truy thu cộng nối thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội tại Công ty TNHH MTV C cho rằng bà không đúng đối tượng được truy thu đóng. Ngày 27/11/2020, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk có Kết luận 2532/KL-BHXH thực hiện điều chỉnh giảm thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội của bà từ tháng 01/2001 đến tháng tháng 12/2002, tiếp đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định 562/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 chấm dứt chế độ hưu trí với bà. Việc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ra quyết định chấm dứt chế độ hưu trí của bà là không nhất quán, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của bà. Đã nhiều lần bà và một số người lao động khác bị mất quyền lợi đã làm đơn đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk xem xét không cắt giảm thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội truy thu cộng nối của bà. Nhưng đề nghị của bà không được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk giải quyết.
Do đó, bà L1 đề nghị Tòa án hủy bỏ giá trị pháp lý Quyết định số 562/QĐ- BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà. Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk phải tiếp tục thực hiện việc chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội cho bà theo đúng quy định của pháp luật.
3. Đối với bà Nguyễn Thị Th:
Bà Th vào làm việc cho Nông trường C từ thời kỳ sản xuất bao cấp, người lao động làm việc cho Nông trường được Nông trường trả lương hàng tháng theo quy định của nhà nước. Đến năm 1991, Nông trường tổ chức khoán, giao đất cho người lao động sản xuất theo chỉ đạo của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Đến năm 1995 thì Nông trường thực hiện giao khoán theo Nghị định 01 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thay đổi cơ chế quản lý, khắc phục tình trạng yếu kém của thời kỳ bao cấp, để mang lại hiệu quả cao hơn. Bà vẫn là người lao động của Nông trường xuyên suốt từ thời kỳ bao cấp đến khi ký hợp đồng giao nhận khoán năm 1991, và ký lại nhiều lần theo Nghị định mới của Chính phủ.
Đến tháng 10/1999, bà được ký hợp đồng lao động với Công ty, thời gian ký hợp đồng giao nhận khoán bà đã hoàn thành tốt nghĩa vụ, trách nhiệm và chấp hành mọi sự quản lý, giám sát, điều hành của Giám đốc công ty. Bà đã giao nộp đầy đủ sản phẩm giao khoán cho Công ty nhưng không được hưởng quyền lợi gì về Bảo hiểm xã hội, nên bà đã đề nghị với Công ty được tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bổ sung trước đó từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999 để được hưởng chế độ sau này. Đề nghị của bà đã được Công ty và Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk chấp nhận phê duyệt, đã tính toán số tiền phải đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999 số tiền là: 2.741.760 đồng. Bà đã nộp đủ số tiền cho Công ty và Công ty đã chuyển cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk, theo đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã lập sổ Bảo hiểm xã hội cho bà và tính thời gian công tác của bà từ tháng 01/1995 đến năm 2015 bà đã tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm. Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho bà nghỉ hưởng chế độ hưu trí.
Đến tháng 9/2020, Đoàn kiểm tra chuyên đề về việc truy thu cộng nối thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội tại Công ty TNHH MTV C cho rằng bà không đúng đối tượng được truy thu đóng. Ngày 27/11/2020, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk có Kết luận số 2532/KL-BHXH thực hiện điều chỉnh giảm thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội của bà từ tháng 01/1995 đến tháng tháng 12/1999, tiếp đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định số 559/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 chấm dứt chế độ hưu trí với bà. Việc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ra quyết định chấm dứt chế độ hưu trí của bà là không nhất quán, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của bà. Đã nhiều lần bà và một số người lao động khác bị mất quyền lợi đã làm đơn đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk xem xét không cắt giảm thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội truy thu cộng nối của bà. Nhưng đề nghị của bà không được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk giải quyết.
Do đó, bà Th đề nghị Tòa án hủy bỏ giá trị pháp lý Quyết định số 559/QĐ- BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà. Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk phải tiếp tục thực hiện việc chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội cho bà theo đúng quy định của pháp luật.
4. Đối với ông Đỗ Văn T:
Ông T vào làm việc cho Nông trường C từ thời kỳ sản xuất bao cấp, người lao động làm việc cho Nông trường được Nông trường trả lương hàng tháng theo quy định của nhà nước. Đến năm 1991, Nông trường tổ chức khoán, giao đất cho người lao động sản xuất theo chỉ đạo của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Đến năm 1995 thì Nông trường thực hiện giao khoán theo Nghị định 01 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thay đổi cơ chế quản lý, khắc phục tình trạng yếu kém của thời kỳ bao cấp, để mang lại hiệu quả cao hơn. Ông vẫn là người lao động của Nông trường xuyên suốt từ thời kỳ bao cấp đến khi ký hợp động giao nhận khoán năm 1991, và ký lại nhiều lần theo Nghị định mới của Chính phủ.
Đến tháng 10/1999, ông được ký hợp đồng lao động với Công ty TNHH MTV C, thời gian ký hợp đồng giao nhận khoán ông đã hoàn thành tốt nghĩa vụ, trách nhiệm và chấp hành mọi sự quản lý, giám sát, điều hành của Giám đốc công ty. Ông đã giao nộp đầy đủ sản phẩm giao khoán cho Công ty nhưng không được hưởng quyền lợi gì về Bảo hiểm xã hội, nên ông đã đề nghị với Công ty được tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bổ sung thời gian trước đó từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999 để được hưởng chế độ sau này. Đề nghị của ông đã được Công ty và Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk chấp nhận phê duyệt, đã tính toán số tiền phải đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội từ năm 1995 đến năm 1999 số tiền là: 2.741.760 đồng. Ông đã nộp đủ số tiền cho Công ty và Công ty đã chuyển cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk, theo đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã lập sổ Bảo hiểm xã hội cho ông và tính thời gian công tác của ông từ năm 1995. Đến năm 2015 ông đã tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm. Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho ông nghỉ hưởng chế độ hưu trí.
Đến tháng 9/2020, Đoàn kiểm tra chuyên đề về việc truy thu cộng nối thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội tại Công ty TNHH MTV C cho rằng ông không đúng đối tượng được truy thu đóng. Ngày 27/11/2020, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk có Kết luận số 2532/KL-BHXH thực hiện điều chỉnh giảm thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội của ông từ tháng 01/1995 đến tháng tháng 12/1999, tiếp đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định số 557/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 chấm dứt chế độ hưu trí với ông. Việc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ra quyết định chấm dứt chế độ hưu trí của ông là không nhất quán, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của ông. Đã nhiều lần ông và một số người lao động khác bị mất quyền lợi đã làm đơn đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk xem xét không cắt giảm thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội truy thu cộng nối của ông. Nhưng đề nghị của ông không được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk giải quyết.
Do đó, ông T đề nghị Tòa án hủy bỏ giá trị pháp lý Quyết định số 557/QĐ- BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với ông. Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk phải tiếp tục thực hiện việc chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội cho ông theo đúng quy định của pháp luật.
5. Đối với ông Hoàng Văn L2:
Ông L2 vào làm việc cho Nông trường C từ thời kỳ sản xuất bao cấp, người lao động làm việc cho Nông trường được Nông trường trả lương hàng tháng theo quy định của nhà nước. Đến năm 1991, Nông trường tổ chức khoán, giao đất cho người lao động sản xuất theo chỉ đạo của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Đến năm 1995 thì Nông trường thực hiện giao khoán theo Nghị định 01 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thay đổi cơ chế quản lý, khắc phục tình trạng yếu kém của thời kỳ bao cấp, để mang lại hiệu quả cao hơn. Ông vẫn là người lao động của Nông trường xuyên suốt từ thời kỳ bao cấp đến khi ký hợp đồng giao nhận khoán năm 2007, và ký lại nhiều lần theo Nghị định mới của Chính phủ.
Từ năm 1981 đến năm 2003, ông đã tham gia Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến năm 2007 do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông đã dừng đóng Bảo hiểm xã hội. Đến năm 2008, ông tiếp tục tham gia Bảo hiểm xã hội. Thời gian ký hợp đồng giao nhận khoán ông đã hoàn thành tốt nghĩa vụ, trách nhiệm và chấp hành mọi sự quản lý, giám sát, điều hành của Giám đốc Công ty. Ông đã giao nộp đầy đủ sản phẩm giao khoán cho Công ty nhưng không được hưởng quyền lợi gì về Bảo hiểm xã hội, nên ông đã đề nghị với Công ty được tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bổ sung thời gian tạm dừng từ năm 2004 đến năm 2007 để được hưởng chế độ sau này. Công ty C có Tờ trình số 50/CV-TCCT ngày 15/12/2008 đề nghị cho ông đóng Bảo hiểm xã hội bổ sung đã được Bảo hiểm xã hội tỉnh đồng ý và tính toán số tiền ông phải nộp từ năm 2004 đến năm 2007 là 23.704.326 đồng. Ông đã nộp đủ số tiền cho Công ty và Công ty đã chuyển cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk, theo đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã công nhận thời gian công tác của ông từ năm 1981 đến năm 2007 được 27 năm 6 tháng và được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho ông hưởng chế độ hưu trí từ năm 2011.
Đến tháng 9/2020, Đoàn kiểm tra chuyên đề về việc truy thu cộng nối thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội tại Công ty TNHH MTV C cho rằng ông không đúng đối tượng được truy thu đóng. Ngày 27/11/2020, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk có Kết luận số 2532/KL-BHXH thực hiện điều chỉnh giảm thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội của ông từ năm 2004 đến năm 2007, tiếp đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định số 563/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 chấm dứt chế độ hưu trí với ông. Việc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ra quyết định chấm dứt chế độ hưu trí của ông là không nhất quán, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của ông. Đã nhiều lần ông và một số người lao động khác bị mất quyền lợi đã làm đơn đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk xem xét không cắt giảm thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội truy thu cộng nối của ông. Nhưng đề nghị của ông không được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk giải quyết.
Do đó, ông L2 đề nghị Tòa án hủy bỏ giá trị pháp lý Quyết định số 563/QĐ- BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc điều chỉnh chế độ hưu trí đối với ông. Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk phải tiếp tục thực hiện việc chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội cho ông theo đúng quy định của pháp luật.
*/ Tại nội dung bản tự khai và tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của người bị kiện Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk là ông Tạ Đức H trình bày có nội dung như sau:
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 1525/QĐ-BHXH ngày 21/8/2020 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc kiểm tra chuyên đề việc truy thu cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, tại Công ty TNHH MTV C, xã C, huyện E, tỉnh Đắk Lắk.
Kết quả kiểm tra hồ sơ của bà Phạm Thị M, bà Nguyễn Thị L1, bà Nguyễn Thị Th, ông Hoàng Văn L2 và ông Đỗ Văn T như sau:
+ Bà Phạm Thị M, sinh 1952, Số sổ Bảo hiểm xã hội 4096029xxx.
Bà là lao động Hợp đồng khoán đất chăm sóc cây lâu năm (không phải Hợp đồng lao động) từ ngày 01/01/1990 nên không có tên trong danh sách công nhân thuộc chỉ tiêu biên chế của đơn vị, do đó đơn vị không lập danh sách tham gia Bảo hiểm xã hội cho bà từ tháng 01/1995 đến tháng 7/1996, nhưng ngày 01/12/2003 đơn vị lập danh sách điều chỉnh truy thu cộng nối thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội cho bà từ tháng 01/1995 đến tháng 06/1996 là chưa đúng quy định.
Đến tháng 7/1996 bà được bổ nhiệm làm đội phó đội 9 và ký Hợp đồng lao động và tham gia Bảo hiểm xã hội đến tháng 12/2014 theo đúng quy định.
+ Bà Nguyễn Thị L1, sinh 02/3/1963, Số sổ Bảo hiểm xã hội 6307003xxx.
Năm 2001, 2002 do bà L1 là Hợp đồng nhận khoán đất chăm sóc cây lâu năm (không phải là Hợp đồng lao động) với đơn vị nên không có tên trong danh sách công nhân thuộc chỉ tiêu biên chế của đơn vị, do đó đơn vị không lập danh sách tham gia Bảo hiểm xã hội cho bà từ năm 2001 và năm 2002, nhưng ngày 18/8/2003 đơn vị lập danh sách điều chỉnh truy thu cộng nối thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội cho bà từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2002 là chưa đúng quy định.
Năm 2003 bà mới ký Hợp đồng lao động không xác định thời hạn với đơn vị và tham gia Bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2003 cho đến tháng 01/2017 theo đúng quy định. Từ tháng 04/2018 đến tháng 02/2022 đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thời gian còn thiếu.
+ Bà Nguyễn Thị Th, sinh 03/02/1960, Số sổ Bảo hiểm xã hội 63070030xx.
Các năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999 do bà không có Hợp đồng lao động với đơn vị, không có tên trong danh sách công nhân thuộc chỉ tiêu biên chế của đơn vị, nên đơn vị không lập danh sách tham gia Bảo hiểm xã hội cho bà từ năm 1995 đến năm 1999, nhưng ngày 15/12/1999 đơn vị lập danh sách điều chỉnh truy thu cộng nối thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội cho bà từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999 là chưa đúng quy định.
Năm 2000 bà mới ký Hợp đồng lao động với đơn vị và tham gia Bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2000 cho đến tháng 12/2014 theo đúng quy định.
+ Ông Hoàng Văn L2, sinh 02/6/1961, Số sổ Bảo hiểm xã hội 409602953x.
Ông vào làm công nhân tại đơn vị từ tháng 7/1981 tháng 12/2003. Năm 2004 đơn vị đã lập danh sách báo giảm lao động tham gia Bảo hiểm xã hội của ông từ tháng 01/2004, do đó ông không có tên trong danh sách tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2007, nhưng ngày 16/12/2008 đơn vị lập danh sách điều chỉnh truy thu cộng nối thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho ông từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2007 là chưa đúng quy định.
+ Ông Đỗ Văn T, sinh 01/11/1964, Số sổ Bảo hiểm xã hội 63070030xx.
Các năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999 do ông không có Hợp đồng lao động với đơn vị, không có tên trong danh sách công nhân thuộc chỉ tiêu biên chế của đơn vị, nên đơn vị không lập danh sách tham gia Bảo hiểm xã hội cho ông từ năm 1995 đến năm 1999, nhưng ngày 15/12/1999 đơn vị lập danh sách điều chỉnh truy thu cộng nối thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội cho ông từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999 là chưa đúng quy định.
Năm 2000, ông mới ký Hợp đồng lao động với đơn vị và tham gia Bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2000 cho đến tháng 01/2015 theo đúng quy định.
Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 722/2003/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngày 27/11/2020, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã Ban hành Kết luận số 2532/KL-BHXH về “Kiểm tra chuyên đề truy thu cộng nối thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên C”, theo đó:
+ Đối với bà Phạm Thị M, sinh 1952, Số sổ Bảo hiểm xã hội 4096029xxx.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã điều chỉnh giảm thời gian truy thu Bảo hiểm xã hội không đúng từ tháng 01/1995 đến tháng 06/1996, thì thời gian công tác và tham gia Bảo hiểm xã hội của Bà Phạm Thị M chỉ còn 18 năm 6 tháng, không đủ điều kiện để hưởng lương hưu nên cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định 560/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 về chấm dứt hưởng lương hưu và thu hồi lương hưu đối với bà Phạm Thị M kể từ ngày 01/7/2021.
Bà Phạm Thị M khởi kiện hành chính hủy bỏ Quyết định 560/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chi trả lương hưu cho bà là quyền của người tham gia Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giảm thời gian truy đóng Bảo hiểm xã hội không đúng và ban hành Quyết định 560/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 về chấm dứt hưởng lương hưu và thu hồi lương hưu đối với bà Phạm Thị M đã được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
+ Đối với bà Nguyễn Thị L1, sinh 02/3/1963, Số sổ Bảo hiểm xã hội 6307003xxx.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã điều chỉnh giảm thời gian truy thu Bảo hiểm xã hội không đúng từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2002, thì thời gian công tác và tham gia Bảo hiểm xã hội của bà Nguyễn Thị L1 chỉ còn 18 năm 0 tháng, không đủ điều kiện để hưởng lương hưu nên Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định 562/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 về chấm dứt hưởng lương hưu và thu hồi lương hưu đối với bà Nguyễn Thị L1 kể từ ngày 01/7/2021.
Bà Nguyễn Thị L1 khởi kiện hành chính hủy bỏ Quyết định 562/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chi trả lương hưu cho bà là quyền của người tham gia Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giảm thời gian truy đóng Bảo hiểm xã hội không đúng và ban hành Quyết định 562/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 về chấm dứt hưởng lương hưu và thu hồi lương hưu đối với bà Nguyễn Thị L1 đã được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
+ Đối với bà Nguyễn Thị Th, sinh 03/02/1960, Số sổ Bảo hiểm xã hội 63070030xx.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã điều chỉnh giảm thời gian truy thu Bảo hiểm xã hội không đúng từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999, thì thời gian công tác và tham gia Bảo hiểm xã hội của Bà Nguyễn Thị Th chỉ còn 15 năm 0 tháng, không đủ điều kiện để hưởng lương hưu nên cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định 559/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 về chấm dứt hưởng lương hưu và thu hồi lương hưu đối với bà Nguyễn Thị Th kể từ ngày 01/7/2021.
Bà Nguyễn Thị Th khởi kiện hành chính hủy bỏ Quyết định 559/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chi trả lương hưu cho bà là quyền của người tham gia Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giảm thời gian truy đóng Bảo hiểm xã hội không đúng và ban hành Quyết định 559/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 về chấm dứt hưởng lương hưu và thu hồi lương hưu đối với bà Nguyễn Thị Th đã được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
+ Đối với ông Hoàng Văn L2, sinh 02/6/1961, Số sổ Bảo hiểm xã hội 409602953x.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã điều chỉnh giảm thời gian truy thu Bảo hiểm xã hội không đúng từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2007, thì thời gian công tác và tham gia Bảo hiểm xã hội của ông Hoàng Văn L2 chỉ còn 22 năm 6 tháng, nên cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định 563/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 về việc điều chỉnh chế độ hưu trí đối với ông Hoàng Văn L2.
Ông Hoàng Văn L2 khởi kiện hành chính hủy bỏ Quyết định 563/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chi trả lương hưu cho ông là quyền của người tham gia Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giảm thời gian truy đóng Bảo hiểm xã hội không đúng và ban hành Quyết định 563/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 về việc điều chỉnh chế độ hưu trí đối với ông Hoàng Văn L2 đã được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
+ Đối với ông Đỗ Văn T, sinh 01/11/1964, Số sổ Bảo hiểm xã hội 63070030xx.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã điều chỉnh giảm thời gian truy thu Bảo hiểm xã hội không đúng từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999, thì thời gian công tác và tham gia Bảo hiểm xã hội của ông Đỗ Văn T chỉ còn 15 năm 1 tháng, không đủ điều kiện để hưởng lương hưu nên Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định 557/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 về chấm dứt hưởng lương hưu và thu hồi lương hưu đối với ông Đỗ Văn T kể từ ngày 01/7/2021.
Ông Đỗ Văn T khởi kiện hành chính hủy bỏ Quyết định 557/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chi trả lương hưu cho ông là quyền của người tham gia Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giảm thời gian truy đóng Bảo hiểm xã hội không đúng và ban hành Quyết định 557/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 về chấm dứt hưởng lương hưu và thu hồi lương hưu đối với ông Đỗ Văn T đã được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk giữ nguyên quan điểm đã trình bày. Đề nghị Tòa án bác yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị M, bà Nguyễn Thị L1, bà Nguyễn Thị Th, ông Đỗ Văn T và ông Hoàng Văn L2.
*/ Quá trình giải quyết vụ án, người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty TNHH MTV C là ông Phạm Văn M trình bày có nội dung như sau: Công ty có nội dung trình bày thống nhất với trình bày của những người khởi kiện. Công ty và người lao động đã nhiều lần làm đơn đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk xem xét không cắt giảm thời gian tham gia bảo hiểm xã hội truy thu cộng nối nhưng không được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk giải quyết. Bởi những lí do trên, việc người lao động làm đơn khởi kiện đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk để đòi hỏi quyền lợi là chính đáng.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk tham gia phiên tòa trình bày ý kiến xác định:
Về thủ tục tố tụng: Trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán và tại phiên tòa Hội đồng xét xử, Thư ký và các đương sự đã tuân thủ và thực hiện đúng với quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Về nội dung: Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm b khoản 2 Điều 193 của Luật Tố tụng hành chính, chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị M, bà Nguyễn Thị L1, bà Nguyễn Thị Th, ông Hoàng Văn L2 và ông Đỗ Văn T. Hủy Quyết định số 560/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Phạm Thị M;
Quyết định số 562/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Nguyễn Thị L1; Quyết định số 559/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Nguyễn Thị Th; Quyết định số 557/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với ông Đỗ Văn T; Quyết định số 563/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc điều chỉnh chế độ hưu trí đối với ông Hoàng Văn L2. Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk phải tiếp tục thực hiện việc chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội cho bà M, bà L1, bà Th, ông T và ông L2 theo đúng quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của các đương sự và của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Về thủ tục tố tụng:
[1.1] Ngày 20/5/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 560/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Phạm Thị M, Quyết định số 562/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Nguyễn Thị L1, Quyết định số 559/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Nguyễn Thị Th, Quyết định số 557/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với ông Đỗ Văn T, Quyết định số 563/QĐ-BHXH về việc điều chỉnh chế độ hưu trí đối với ông Hoàng Văn L2. Đây là các quyết định hành chính về bảo hiểm xã hội, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà M, bà L1, bà Th, ông T, ông L2 nên yêu cầu khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính.
Sau khi nhận quyết định trên, bà M, bà L1, bà Th, ông T và ông L2 đã khiếu nại đến Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk. Ngày 31/5/2023, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã có Công văn số 872/BHXH-TTKT về việc trả lời đơn. Ngày 27/10/2023, bà M, bà L1, bà Th, ông T và ông L2 gửi đơn khởi kiện đến Tòa án là trong thời hiệu khởi kiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 116 của Luật Tố tụng hành chính. Vì vậy, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý và đưa ra giải quyết vụ án hành chính là đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Luật Tố tụng hành chính.
[1.2] Người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty TNHH MTV C vắng mặt và có đơn xin xét xử vắng mặt. Căn cứ khoản 1 Điều 157, khoản 1 Điều 158 Luật Tố tụng hành chính, Hội đồng xét xử tiến hành xét xử là phù hợp.
[2] Về nội dung:
[2.1] Xét về quá trình lao động và tham gia bảo hiểm xã hội của những người khởi kiện:
[2.1.1] Đối với bà Phạm Thị M:
Bà Phạm Thị M có ký Hợp đồng số 615/HĐK ngày 10/9 không ghi năm do Giám đốc Nông trường là Vương M ký với nội dung: Hợp đồng khoán đất chăm sóc cây lâu năm tại Nông trường từ ngày 01/01/1990 (BL 132). Ngày 01/07/1996, bà M và Nông trường C ký kết Hợp đồng lao động (BL70), là công nhân chính thức trong chỉ tiêu biên chế của Nông trường và đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định. Ngày 01/8/1996, bà M tiếp tục ký Hợp đồng khoán đất chăm sóc cây lâu năm với Nông trường C (BL 73). Sau đó, bà M cũng như nhiều người khác có nguyện vọng đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội thời gian làm công nhân nhận khoán nên đã được Nông trường cùng với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk xem xét, đồng ý cho đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội thời gian từ tháng 01/1995 đến tháng 6/1996 theo mức đóng mà Nông trường tính toán là 799.200 đồng tương ứng với thời gian là 01 năm 06 tháng; bà đã đóng đủ số tiền trên cho Nông trường và Nông trường đã nộp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; kể từ đó Bảo hiểm xã hội đã thừa nhận việc tiếp nhận, nhập quỹ Bảo hiểm xã hội, sử dụng số tiền trên cho đến nay trong toàn bộ quá trình thanh tra.
Ngày 15/12/2014, bà M nghỉ việc theo Quyết định số 18/2014/QĐ-CT của Công ty TNHH MTV C về việc nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí (BL 129). Theo hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hiện Bảo hiểm xã hội tỉnh đang quản lý, thời gian tính hưởng Bảo hiểm xã hội của bà M là 20 năm (BL 128). Ngày 16/01/2015, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 191/QĐ-BHXH về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng từ ngày 01/01/2015 với số tiền là 2.711.100 đồng (BL 130). Ngày 20/5/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 560/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà M kể từ ngày 01/7/2021 mức lương hưu 3.948.700 đồng vì lý do quá trình thu, truy thu, ghi sổ Bảo hiểm xã hội, xác nhận sổ và giải quyết chế độ hưu trí không đúng quy định; đồng thời thu hồi số tiền đã chi trả cho bà M là 286.462.200 đồng (BL 126).
[2.1.2] Đối với bà Nguyễn Thị L1:
Ông Phạm Văn M (chồng bà Nguyễn Thị L1) có ký Hợp đồng số 614/HĐK ngày 10/9/1996 do Giám đốc Nông trường là Vương M ký với nội dung: Hợp đồng khoán đất chăm sóc cây lâu năm tại Nông trường từ ngày 01/01/1990, thời hạn giao khoán 50 năm (BL 58). Ngày 01/6/2003, bà L1 và Nông trường C ký kết Hợp đồng lao động, làm việc kể từ 01/01/2003 (BL 57), là công nhân chính thức trong chỉ tiêu biên chế của Nông trường và đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định. Sau đó, bà L1 cũng như nhiều người khác có nguyện vọng đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội thời gian làm công nhân nhận khoán nên đã được Nông trường cùng với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk xem xét, đồng ý cho đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội thời gian từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2002 theo mức đóng mà Nông trường C tính toán là 1.663.200 đồng tương ứng với thời gian là 02 năm; bà đã đóng đủ số tiền trên cho Nông trường và Nông trường đã nộp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; kể từ đó Bảo hiểm xã hội đã thừa nhận việc tiếp nhận, nhập quỹ Bảo hiểm xã hội, sử dụng số tiền trên cho đến nay trong toàn bộ quá trình thanh tra.
Theo hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hiện Bảo hiểm xã hội tỉnh đang quản lý, thời gian tính hưởng Bảo hiểm xã hội của bà L1 là 20 năm (BL 122). Ngày 23/4/2018, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 1419/QĐ-BHXH về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng từ ngày 01/5/2018 với số tiền là 2.516.010 đồng (BL 124). Ngày 20/5/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 562/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà L1 kể từ ngày 01/7/2021 mức lương hưu 3.093.200 đồng vì lý do quá trình thu, truy thu, ghi sổ Bảo hiểm xã hội, xác nhận sổ và giải quyết chế độ hưu trí không đúng quy định; đồng thời thu hồi số tiền đã chi trả cho bà L1 là 119.410.200 đồng (BL 120).
[2.1.3] Đối với bà Nguyễn Thị Th:
Tháng 4/1996, bà Th ký hợp đồng khoán đất chăm sóc cây lâu năm với Nông trường C, thời hạn 20 năm. Ngày 05/10/1999, bà Th có ký Hợp đồng lao động không thời hạn số 07/1999/HĐK do Giám đốc Nông trường là Vương M ký với nội dung thời gian công tác kể từ 01/01/1995 (BL 36), là công nhân chính thức trong chỉ tiêu biên chế của Nông trường và đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định. Sau đó, bà Th cũng như nhiều người khác có nguyện vọng đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội thời gian làm công nhân nhận khoán nên đã được Nông trường cùng với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk xem xét, đồng ý cho đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội thời gian từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999 theo mức đóng mà Nông trường C tính toán là 2.741.760 đồng tương ứng với thời gian là 05 năm; bà đã đóng đủ số tiền trên cho Nông trường và Nông trường đã nộp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; kể từ đó Bảo hiểm xã hội đã thừa nhận việc tiếp nhận, nhập quỹ Bảo hiểm xã hội, sử dụng số tiền trên cho đến nay trong toàn bộ quá trình thanh tra.
Ngày 15/12/2014, bà Th nghỉ hưu theo Quyết định số 20/2014/QĐ-CT của Công ty TNHH MTV C về việc nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí (BL 141). Theo hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hiện Bảo hiểm xã hội tỉnh đang quản lý, thời gian tính hưởng Bảo hiểm xã hội của bà Th là 20 năm (BL 140). Ngày 13/11/2015, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 110/QĐ-BHXH về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng từ ngày 01/01/2015 với số tiền là 2.263.800 đồng (BL 142). Ngày 20/5/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 559/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Th kể từ ngày 01/7/2021 mức lương hưu 3.297.200 đồng vì lý do quá trình thu, truy thu, ghi sổ Bảo hiểm xã hội, xác nhận sổ và giải quyết chế độ hưu trí không đúng quy định; đồng thời thu hồi số tiền đã chi trả cho bà Th là 238.354.600 đồng (BL 139).
[2.1.4] Đối với ông Đỗ Văn T:
Ngày 20/4/1991, ông T ký Hợp đồng giao quyền sử dụng vườn cà phê số 31/HĐKT với Nông trường C thời hạn 25 năm (phải đóng bảo hiểm xã hội cho Nông trường) (BL 14). Ngày 10/9/1996, ông T ký Hợp đồng khoán đất chăm sóc cây lâu năm số 714/HĐK với Nông trường, thời hạn 50 năm (BL 15). Ngày 05/10/1999, ông T có ký Hợp đồng lao động không thời hạn số 06/1999/HĐK do Giám đốc Nông trường là Vương M ký với nội dung thời gian công tác kể từ 01/01/1995 (BL 13), là công nhân chính thức trong chỉ tiêu biên chế của Nông trường và đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định. Sau đó, ông T cũng như nhiều người khác có nguyện vọng đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội thời gian làm công nhân nhận khoán nên đã được Nông trường cùng với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk xem xét, đồng ý cho đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội thời gian từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999 theo mức đóng mà Nông trường C tính toán là 2.741.760 đồng tương ứng với thời gian là 05 năm; ông đã đóng đủ số tiền trên cho Nông trường và Nông trường đã nộp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; kể từ đó Bảo hiểm xã hội đã thừa nhận việc tiếp nhận, nhập quỹ Bảo hiểm xã hội, sử dụng số tiền trên cho đến nay trong toàn bộ quá trình thanh tra.
Ngày 20/01/2015, ông T nghỉ hưu theo Quyết định số 05/2015/QĐHTr-CT của Công ty TNHH MTV C về việc nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí (BL 136). Theo hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hiện Bảo hiểm xã hội tỉnh đang quản lý, thời gian tính hưởng Bảo hiểm xã hội của ông T là 20 năm 01 tháng (BL 135). Ngày 06/02/2015, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 793/QĐ-BHXH về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng từ ngày 01/02/2015 với số tiền là 2.004.444 đồng (BL 137).
Ngày 20/5/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 557/QĐ- BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với ông T kể từ ngày 01/7/2021 mức lương hưu 2.665.600 đồng vì lý do quá trình thu, truy thu, ghi sổ Bảo hiểm xã hội, xác nhận sổ và giải quyết chế độ hưu trí không đúng quy định; đồng thời thu hồi số tiền đã chi trả cho ông T là 192.579.000 đồng (BL 133).
[2.1.5] Đối với ông Hoàng Văn L2:
Ông L2 vào làm công nhân tại Nông trường C từ tháng 7/1981, có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 1995 đến tháng 12/2003. Từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2007, ông L2 đã nghỉ việc tại Công ty. Ngày 15/10/2007, ông L2 có ký Hợp đồng giao nhận khoán sử dụng đất đã có cây cà phê kinh doanh số 15/2007/HĐ với Công ty, thời hạn 2007 đến 2010, trong đó thể hiện trách nhiệm của bên nhận giao khoán về nộp bảo hiểm xã hội (BL 20). Ngày 31/12/2007, ông L2 xin chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty theo Quyết định số 20/2007QĐ/TC (BL 117). Sau đó, ông L2 có nguyện vọng đóng bổ sung Bảo hiểm xã hội thời gian làm công nhân nhận khoán nên Công ty có Tờ trình số 50/CV-TCCT ngày 15/12/2008 đề nghị cho ông đóng bảo hiểm xã hội bổ sung thời gian từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2007 và đã được Bảo hiểm xã hội tỉnh đồng ý; sau đó, Công ty tính toán số tiền đóng bảo hiểm xã hội bổ sung thời gian từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2007 là 23.704.326 đồng tương ứng với thời gian là 48 tháng; ông đã đóng đủ số tiền trên cho Công ty (BL 23, 24, 119) và Công ty đã nộp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; kể từ đó Bảo hiểm xã hội đã thừa nhận việc tiếp nhận, nhập quỹ Bảo hiểm xã hội, sử dụng số tiền trên cho đến nay trong toàn bộ quá trình thanh tra.
Theo hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hiện Bảo hiểm xã hội tỉnh đang quản lý, thời gian tính hưởng Bảo hiểm xã hội của ông L2 là 26 năm 06 tháng (BL 116). Ngày 06/9/2011, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 1139/QĐ- BHXH về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng từ ngày 01/09/2011 với số tiền là 1.952.691 đồng (BL 118). Ngày 20/5/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 563/QĐ-BHXH về việc điều chỉnh chế độ hưu trí đối với ông L2 kể từ ngày 01/9/2011 vì lý do quá trình thu, truy thu, ghi sổ Bảo hiểm xã hội, xác nhận sổ và giải quyết chế độ hưu trí không đúng quy định, tỷ lệ hưởng sau điều chỉnh giảm từ 64% xuống còn 51%; đồng thời thu hồi số tiền đã chi trả cho ông L2 từ 01/9/2011 đến 6/2021 là 123.633.600 đồng (BL 109).
[2.2] Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành của các Quyết định số 560/QĐ- BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Phạm Thị M, Quyết định số 562/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Nguyễn Thị L1, Quyết định số 559/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Nguyễn Thị Th, Quyết định số 557/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với ông Đỗ Văn T, Quyết định số 563/QĐ-BHXH về việc điều chỉnh chế độ hưu trí đối với ông Hoàng Văn L2:
Các quyết định trên được ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương.
[2.3] Về tính có căn cứ của Quyết định số 560/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Phạm Thị M, Quyết định số 562/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Nguyễn Thị L1, Quyết định số 559/QĐ- BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Nguyễn Thị Th, Quyết định số 557/QĐ-BHXH về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với ông Đỗ Văn T, Quyết định số 563/QĐ-BHXH về việc điều chỉnh chế độ hưu trí đối với ông Hoàng Văn L2:
[2.3.1] Việc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho rằng Hợp đồng giao khoán không phải là hợp đồng lao động, các ông bà trên không phải là công nhân chính thức của Nông trường nên không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Hội đồng xét xử xét thấy, Hợp đồng giao khoán chăm sóc cây cà phê giữa người nhận khoán và Nông trường C mặc dù không có tên gọi là Hợp đồng lao động, nhưng về bản chất vẫn là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, có sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động, vẫn có sự quản lý điều hành, giám sát của một bên (Nông trường C) được thể hiện tại khoản 2 Điều II của Hợp đồng giao khoán:
“Điều II: Nghĩa vụ và quyền hạn của bên giao khoán:
1). Nghĩa vụ:
2). Quyền:
a) Giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng;
b) Quy hoạch sản xuất, chuyển giao kỹ thuật;
c) Được mua sản phẩm sản xuất ra trên đất giao khoán;
d) Thu hồi vốn vay và vật tư ứng trước hoặc các khoản dịch vụ khác trong năm;
đ) Đình chỉ hợp đồng giao khoán nêu bên nhận khoán vi phạm hợp đồng.” Điều này phù hợp với quy định về hợp đồng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 13 của Bộ luật lao động:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.” Theo quy định pháp luật “Hợp đồng giao khoán” chỉ được áp dụng với các công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định và chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, mang bản chất dịch vụ. Còn ở đây “Hợp đồng giao khoán” của bà M, bà L1, bà Th, ông T cũng như những người khác ký với Nông trường C mang tính chất ổn định, lâu dài, không mang tính dịch vụ và có thời hạn là từ 20 năm đến 50 năm, nên về bản chất không phải là “Hợp đồng giao khoán”. Mặc dù, trong giai đoạn từ tháng 01/1995 đến tháng 6/1996 (đối với bà M), từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999 (đối với bà Th, ông T), từ tháng 01/2001 đến 12/2002 (đối với bà L1) thì họ không phải là công nhân trong chỉ tiêu biên chế của Nông trường nhưng vẫn là người lao động thực hiện công việc chăm sóc cây cà phê dưới hình thức hợp đồng giao khoán. Ngoài ra, năm 1999, bà Th và ông T đều được Nông trường C ký Quyết định về việc Hợp đồng lao động, thời gian công tác từ ngày 01/01/1995.
Từ các căn cứ nêu trên, xét thấy Hợp đồng giao khoán chăm sóc cây cà phê giữa người nhận khoán và Nông trường C phải được xem là Hợp đồng lao động. Hơn nữa, quá trình giải quyết Công ty TNHH MTV C vẫn xác định bà M, bà L1, bà Th, ông T là công nhân chăm sóc cà phê của Nông trường C, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Bản thân người lao động, sau khi được sự đồng ý của Nông trường và Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk thì các ông bà trên đã nộp đầy đủ số tiền Bảo hiểm xã hội theo tính toán của Nông trường để Nông trường nộp quỹ Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk. Vấn đề này đã được Công ty và Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk thừa nhận trong quá trình giải quyết vụ án.
[2.3.2] Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho rằng các quyết định trên hoàn toàn hợp pháp bởi lẽ đơn vị sử dụng lao động là Công ty TNHH MTV C không cung cấp được hồ sơ, lý lịch gốc theo như kê khai tại phiếu thẩm định hồ sơ của Bảo hiểm xã hội tỉnh, bà M, bà L1, bà Th, ông T, ông L2 không phải là công nhân trong biên chế của Nông trường C. Vì vậy, các ông bà không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. Hội đồng xét xử xét thấy: Quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án thì Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cũng đã xác định các ông bà là người lao động chăm sóc cây cà phê cho Nông trường C. Năm 1991 do thay đổi phương thức sản xuất từ làm công ăn lương sang phương thức giao khoán sản phẩm. Theo phương thức làm công ăn lương thì người sử dụng lao động sẽ đóng 15% và người lao động đóng 5%, còn theo phương thức giao khoán thì người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm toàn bộ, số tiền đóng bảo hiểm sẽ được Nông trường tính trong mức khoán sản phẩm, Nông trường C sẽ hỗ trợ trong việc thu tiền và nộp cho bảo hiểm xã hội. Tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 có quy định: “Bên giao khoán phải thực hiện các chính sách về đầu tư, hỗ trợ, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật”. Như vậy, Nông trường C có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm xã hội cho người nhận khoán. Tuy nhiên, do không được hướng dẫn cụ thể và một số người lao động không biết rõ về việc này nên đã có một thời gian không đóng Bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, các ông bà trên đã làm đơn xin Nông trường C cho được đóng nối Bảo hiểm xã hội trong thời gian chưa đóng và đã được Nông trường C đồng ý xác nhận. Trên cơ sở xem xét yêu cầu, tâm tư nguyện vọng của người lao động, Nông trường C đã rà soát lại và đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho phép những lao động như bà M, bà L1, bà Th, ông T, ông L2 được đóng cộng nối thời gian để đảm bảo quyền lợi khi nghỉ hưu và đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk chấp thuận. Bà Th và ông T đã nộp đủ số tiền theo mức tính đóng của Nông trường là 2.741.760 đồng, bà M đã nộp 799.200 đồng, bà L1 đã nộp 1.663.200 đồng; Nông trường đã đóng số tiền trên cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk thể hiện tại Danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp Bảo hiểm xã hội quý 4 năm 1999 ngày 15/12/1999, Danh sách lao động, quỹ lương điều chỉnh mức nộp BHXH ngày 01/12/2003 có xác nhận của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk; ông L2 đã nộp số tiền 23.704.326 đồng có Phiếu thu ngày 03/12/2008 của Công ty TNHH MTV C.
[2.3.3] Tại thời điểm năm 2003, bảo hiểm chưa có hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chỉ tồn tại hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, bà M, bà L1, bà Th, ông T và ông L2 đã đóng toàn bộ 20% số tiền bảo hiểm xã hội, mức đóng này giống như loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay và việc đóng này phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được cụ thể hóa tại Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vì vậy, cần áp dụng để bảo đảm nguyên tắc có lợi cho người lao động, nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước đang khuyến khích, động viên người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội để bảo đảm an sinh xã hội khi hết tuổi lao động. Ngoài ra, bà M, bà L1, bà Th, ông T và ông L2 không có gian lận, giả mạo, trốn đóng hay các hành vi bị nghiêm cấm khác để trục lợi Bảo hiểm xã hội thì không thuộc trường hợp bị chấm dứt hưởng chế độ hưu trí.
Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;” Khoản 3 Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định:
“Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng”.
[2.4] Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho rằng việc truy thu, cộng nối Bảo hiểm xã hội của bà M, bà L1, bà Th, ông T và ông L2 không đúng nên đã ban hành các Quyết định số 560/QĐ-BHXH, Quyết định số 562/QĐ-BHXH, Quyết định số 559/QĐ-BHXH, Quyết định số 557/QĐ-BHXH để chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà M, bà L1, bà Th và ông T; ban hành Quyết định số 563/QĐ-BHXH để điều chỉnh chế độ hưu trí của ông L2 và yêu cầu truy thu số tiền lương hưu mà các ông bà trên đã nhận. Tuy nhiên, các Quyết định trên không giải quyết đối với số tiền mà Bảo hiểm xã hội đã thu, không giải quyết chế độ cho người lao động đối với thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội mà Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho rằng hợp pháp, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 12/CP năm 1995 cũng như quy định tại khoản 7 Điều 18; khoản 6 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền của người lao động và trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội, cụ thể:
Tại khoản 7 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền của người lao động: “Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội”.
Tại khoản 6 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội: “Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.” Trường hợp của bà M, bà L1, bà Th, ông T, ông L2 đã đóng Bảo hiểm xã hội từ năm 1999, 2002, 2003, 2008 nhưng từ khi đóng đến năm 2021 không được cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội mà đến năm 2021 mới cho rằng việc đóng bảo hiểm xã hội là không đúng. Việc đóng bảo hiểm xã hội của bà M, bà L1, bà Th, ông T, ông L2 là có thật và đã được Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk và Công ty TNHH MTV C thừa nhận. Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk cho rằng việc đóng bảo hiểm của các ông bà trên là không đúng nhưng không được phát hiện, xử lý kịp thời mà đến gần 20 năm sau mới xử lý là không phù hợp. [2.5] Từ các căn cứ nêu trên, ngày 20/5/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk ban hành các Quyết định số 560/QĐ-BHXH, Quyết định số 562/QĐ-BHXH, Quyết định số 559/QĐ-BHXH, Quyết định số 557/QĐ-BHXH để chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà M, bà L1, bà Th và ông T; ban hành Quyết định số 563/QĐ-BHXH để điều chỉnh chế độ hưu trí của ông L2 và thu hồi số tiền đã hưởng là xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các ông bà trên. Do đó, yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị M, bà Nguyễn Thị L1, bà Nguyễn Thị Th, ông Hoàng Văn L2 và ông Đỗ Văn T là có căn cứ, cần chấp nhận, để hủy các quyết định trên và buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk phải tiếp tục thực hiện việc chi trả đầy đủ chế độ hưởng bảo hiểm xã hội cho bà M, bà L1, bà Th, ông L2 và ông T theo đúng quy định của pháp luật.
[3] Về án phí: Do yêu cầu khởi kiện của những người khởi kiện được chấp nhận nên những người khởi kiện bà Phạm Thị M, bà Nguyễn Thị L1, bà Nguyễn Thị Th, ông Hoàng Văn L2 và ông Đỗ Văn T không phải chịu án phí hành chính sơ thẩm. Ông Đỗ Văn T được hoàn lại tiền tạm ứng án phí đã nộp.
Người bị kiện Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk phải chịu án phí hành chính sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ: Điều 30, Điều 32, Điều 115, Điều 116, điểm b khoản 2 Điều 193 và Điều 206 của Luật Tố tụng hành chính;
Áp dụng: Điều 3, Điều 4, Điều 45 Nghị định số 12/1995/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ; Điều 13 Bộ luật lao động 2019; Điều 2, khoản 7 Điều 18, khoản 6 Điều 23, Điều 87, Điều 118, Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; khoản 2 Điều 32 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị M, bà Nguyễn Thị L1, bà Nguyễn Thị Th, ông Hoàng Văn L2, ông Đỗ Văn T, Hủy:
- Quyết định số 560/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Phạm Thị M;
- Quyết định số 562/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Nguyễn Thị L1;
- Quyết định số 559/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với bà Nguyễn Thị Th;
- Quyết định số 557/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc chấm dứt hưởng chế độ hưu trí đối với ông Đỗ Văn T;
- Quyết định số 563/QĐ-BHXH ngày 20/5/2021 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk về việc điều chỉnh chế độ hưu trí đối với ông Hoàng Văn L2.
Buộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk phải tiếp tục thực hiện việc chi trả đầy đủ chế độ hưởng bảo hiểm xã hội cho bà Phạm Thị M, bà Nguyễn Thị L1, bà Nguyễn Thị Th, ông Hoàng Văn L2 và ông Đỗ Văn T theo đúng quy định của pháp luật.
2. Về án phí:
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk phải chịu 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm ngàn đồng) án phí hành chính sơ thẩm.
Bà Phạm Thị M, bà Nguyễn Thị L1, bà Nguyễn Thị Th, ông Hoàng Văn L2 và ông Đỗ Văn T không phải chịu án phí hành chính sơ thẩm. Hoàn lại cho ông Đỗ Văn T số tiền 300.000 đồng (ba trăm ngàn đồng) tạm ứng án phí đã nộp (Nguyễn Thị H nộp thay) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2023/0004090 ngày 01/11/2023 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
3. Về quyền kháng cáo:
Đương sự có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Đương sự vắng mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án, hoặc bản án được niêm yết hợp lệ.
Bản án về khiếu kiện quyết định hành chính bảo hiểm xã hội số 44/2024/HC-ST
Số hiệu: | 44/2024/HC-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Đăk Lăk |
Lĩnh vực: | Hành chính |
Ngày ban hành: | 26/03/2024 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về