Bản án về đòi tài sản là quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế tài sản và tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 21/2023/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

BẢN ÁN 21/2023/DS-PT NGÀY 16/05/2023 VỀ ĐÒI TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN VÀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Trong các ngày 15 và 16 tháng 5 năm 2023, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 60/2022/TLPT-DS ngày 30 tháng 11 năm 2022 về việc “Tranh chấp về đòi tài sản là quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế tài sản và tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 05/2022/DS-ST ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Toà án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 01/2023/QĐXX-PT ngày 14 tháng 02 năm 2023, giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Bà An Thị D, sinh năm: 1946; (có mặt) Địa chỉ: Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H.

* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn H - Luật sư Công ty Luật TNHH Sao Thủ Đô. Địa chỉ: Tầng 6, số 170 T, phường H, quận C, HN. (có mặt)

* Bị đơn:

1. Cụ Trần Thị M, sinh năm: 1949; (vắng mặt)

2. Anh An Xuân L, sinh năm: 1984; (có mặt)

3. Chị Trần Thị Bích Th, sinh năm: 1985; (có mặt).

Người đại diện theo ủy quyền của cụ M: Anh An Xuân L và chị Trần Thị Bích Th. (có mặt) Đều địa chỉ: Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cụ M, anh L, chị Th: Ông Nguyễn Như Thái D và ông Trương Toàn Th - Luật sư Văn phòng Luật sư Thái Dũng thuộc đoàn Luật sư thành phố HN. (có mặt) * Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1. Bà An Thị H, sinh năm: 1957; (có mặt)

2. Bà An Thị Th , sinh năm: 1972; (có mặt) Đều địa chỉ: Tiểu khu 3, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H.

3. Bà An Thị H (tên gọi khác An Thị B), sinh năm: 1958; (có mặt) Địa chỉ: Số 12 V6C, phố Victorya, phường P, quận H, HN.

4. Bà An Thị Y, sinh năm: 1960; (có mặt) Địa chỉ: Số 98, tổ 4, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

5. Bà An Thị X, sinh năm: 1965; (có mặt) Địa chỉ: Xóm 2, thôn Đ, xã H, huyện A, tỉnh H.

6. Bà Vũ Thị L, sinh năm: 1943; (vắng mặt) 7. Chị An Thị L, sinh năm: 1980; (vắng mặt) 8. Chị An Thị B, sinh năm: 1982; (vắng mặt) 9. Chị An Thị L, sinh năm: 1985; (vắng mặt) Đều địa chỉ: Phố T, Thị trấn N, huyện Y, tỉnh Bắ.

10. Ông An Thanh T, sinh năm: 1949; (có mặt) Địa chỉ: Thôn Đ, xã C, huyện T, tỉnh H.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: Bà Lương Thị U, sinh năm: 1959. Địa chỉ: Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H. (có mặt) * Người làm chứng:

1. Ông Lương Quốc T, sinh năm 1954; (vắng mặt) Địa chỉ: Tiểu khu 3, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H.

2. Ông An Trọng H, sinh năm 1948; (Có mặt) Địa chỉ: Thôn Đ, xã D, huyện T, tỉnh H.

3. Ông Vũ Đình Tr, sinh năm 1943; (Có mặt) Địa chỉ: Phố Đ, thị trấn V, huyện T, tỉnh H.

4 Ông Đào Mạnh Ch, sinh năm 1955; (Có mặt) Địa chỉ: Số 01 Ngách 95/28, đường V, phường P, quận L, thành phố H.

5. Ông Trần Tiến B, sinh năm 1951; (Có mặt) Địa chỉ: Số 12-V6C, khu đô thị V, quận H, thành phố H.

6. Ông Bùi Văn Đua, sinh năm: 1952; (vắng mặt) Địa chỉ: Thôn T, xã H, thành phố H, tỉnh H.

7. Ông Phạm Văn Th, sinh năm: 1966; (vắng mặt) Địa chỉ: Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H.

8. Ông Nguyễn Văn Q, sinh năm: 1965; (vắng mặt) 9. Bà Đào Thị Ch, sinh năm: 1967; (vắng mặt) Đều địa chỉ: Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H.

10. Ông Văn Tất Th, sinh năm: 1962; (vắng mặt) Địa chỉ: Khu T, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H.

11. Ông Nguyễn Văn Q, sinh năm: 1968; (vắng mặt) Địa chỉ: Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H.

* Người kháng cáo: Anh An Xuân L, chị Trần Thị Bích Th, Bà An Thị D, bà An THị H, bà An Thị H (An Thị B), bà An Thị Y, bà An Thị X, bà An Thị Th .

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và các tài liệu bổ sung trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn Bà An Thị D trình bày: Bố mẹ bà là cụ An Văn V, sinh năm: 1933, chết ngày 20/10/2011 và cụ V Thị C, sinh năm: 1934, chết ngày 17/10/1988. Cụ V và cụ C sinh được 06 người con chung gồm: An Thị D, An Thị H, An Thị H (còn có tên gọi khác là An Thị B), An Thị Y, An Thị X và An Thị Th . Cụ V và cụ C có nuôi dưỡng, chăm sóc Ông An Thanh T. Việc nuôi dưỡng không có văn bản giấy tờ gì.

Năm 1980 cụ An Văn V có quan hệ qua lại với cụ V Thị L, sinh năm: 1943, không có đăng ký kết hôn. Cụ V và cụ L có 03 con gồm An Thị L, sinh năm: 1980, An Thị B, sinh năm: 1982, An Thị L, sinh năm: 1985. Cụ L và các con vẫn sinh sống tại BG cho đến nay.

Sau khi cụ C chết, năm 1990 cụ V đưa cụ Trần Thị M về sinh sống, ngày 13/01/2010 cụ V và cụ M được UBND Thị trấn V đăng ký kết hôn, số 05KH, Quyển số 01/2010 và tại Giấy chứng nhận kết hôn xác nhận quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày 20/4/1991. Cụ V và cụ M không có con chung, bà không thừa nhận anh An Xuân L, sinh năm: 1984 là con đẻ của cụ V.

Khi còn sống, cụ V và cụ C tạo lập được khối tài sản chung theo bản đồ 299 nhà đất tại thửa đất số 161, tờ bản đồ số 06 diện tích 378m2 và thửa đất ao số 162, tờ bản đồ số 06 diện tích 325 m2 ở thôn Đ, xã D, huyện P, tỉnh H nay là huyện T, tỉnh H. Cụ C chết ngày 17/10/1988 không để lại di chúc. Sau khi cụ C chết, cụ V đã bán khối tài sản chung của vợ chồng cho Ông An Thanh T vào tháng 3 năm 1989 với giá 2.000.000đồng, ông T đưa trước số tiền 1.500.000 đồng còn nợ 500.000đồng. Việc mua bán nhà đất của vợ chồng cụ V và cụ C, sau này bà biết nhưng không phản đối gì. Ngày 25/8/1990 ông T trả hết số tiền mua đất còn nợ cụ V và hai bên lập Giấy nhượng giao nhà và hoà màu tài sản với nội dung: “Gia đình tôi từ trước đến nay vẫn ở chung nay tôi viết giấy này nhượng giao số tài sản cho con tôi là An Thanh T gồm nhà ở 4 gian xây nơp ngói, nhà bếp 2 gian xây nợp ngói và toàn bộ hoa màu, cây các loại….con tôi đã no cho tôi số tiền 2.000.000 đồng để tôi lo chỗ ở khác”.

Ngày 22/4/1989 cụ V đã nhận chuyển nhượng hoa màu và tài sản của cụ Phạm Thị Kim Kh với giá 1.200.000 đồng theo Biên bản bán nhượng nhà cửa hoa màu giữa cụ V và cụ Kh với nội dung: “Hai bên đã thoả thuận bán nhượng hoa màu và tài sản gồm 5 gian nhà tranh và hoa màu chiều rộng 15m8, chiều dài 38m…hai bên đã thoả thuận nhượng lại nhà và hoa màu trị giá 1.200.000 đồng. Bà Kh đã nhận đủ 1.200.000 đồng, ngày 22/4/1989 bà Khánh đã bàn giao toàn bộ nhà và hoa màu cho ông Vũ”.

Cụ Kh bán nhượng hoa màu và tài sản cho cụ V trên diện tích đất khoảng 720 m2.

Tháng 02 năm 1990, cụ V đã xây dựng nhà 2 tầng diện tích khoảng 120 m2 trên một phần diện tích đất mua của cụ K.

Ngày 08 tháng 10 năm 1991 cụ V đã bán một phần đất là 255m2cho ông Nguyễn Văn Q theo Biên bản bán nhượng nhà cửa hoa màu ngày 08 tháng 10 năm 1991 với nội dung:“Bên bán An Văn V, bên mua Nguyễn Văn Q thôn A, xã T, huyện P, do tình cảm giữa hai gia đình và bản thân anh Q. Nay 2 bên đều thoả thuận bán nhượng hoa màu tài sản gồm 2 gian nhà tranh và hoa màu, chiều rộng 7,5m, chiều dài 30m..số tiền ông Vũ đã nhận đủ và giao số tài sản hoa màu cho anh Quang có toàn quyền sử dụng”, ông Q đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngày 08/3/1995, cụ V lại tiếp tục chuyển nhượng cho Bà Lương Thị U diện tích 144,4m2 đất, hai bên mới lập Giấy chuyển nhượng giao tài sản cho Bà Lương Thị U với nội dung: “Tài sản gồm 2 gian nhà tranh và cây cối hoa màu trên diện tích đất có chiều rộng 3,8m, chiều dài 38m….hai bên đã thoả thuận nhượng tài sản trị giá 32 triệu đồng, số tiền chị Út đã giao cho ông Vũ nhận đủ” do bà Lương Thị Chua là chị gái ruột Bà U đứng lên giao tiền nhận đất thay Bà U. Bà D không tranh chấp phần diện tích đất cụ V chuyển nhượng cho ông Q, Bà U. Cụ V đã hai lần tự định đoạt, chuyển nhượng tổng số 399,4m2 đất (chiếm 66% giá trị khối tài sản chung của cụ V và cụ C). Như vậy, diện tích đất còn lại hiện nay mẹ con cụ Trần Thị M đang quản lý, sử dụng là phần di sản của cụ C để lại.

Ngày 20/10/2011 cụ V chết không để lại di chúc mà chỉ viết những lời để lại cho vợ và các con vào ngày 12/11/2010. Việc cụ M, anh L và chị Th xuất trình 01 bản di chúc đề ngày 05/4/2011 có chữ ký và chữ viết của cụ An Văn V, bà không chấp nhận vì nghi ngờ việc cụ M đã thúc ép cụ V viết bản di chúc khi đang ốm đau, bệnh tật nhưng không có tài liệu, chứng cứ chứng minh. Bà không yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định chữ viết và chữ ký của cụ V mặc dù đã được giải thích rõ quyền của mình. Ban đầu Bà D đòi bị đơn phải trả lại diện tích đất là 321,4m2 nhưng sau khi Toà án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ đo đạc hiện trạng sử dụng đất thì phần diện tích Bà D yêu cầu Toà án giải quyết buộc bị đơn phải trả lại cho chị em bà diện tích đất 291,7m2 là phần tài sản của Vũ Thị C để lại, đồng thời yêu cầu Toà án chia di sản thừa kế của cụ V là 180m2 (gồm 120m2công trình nhà ở và 60m2diện tích công trình phụ) xây dựng trên phần đất 291,7m2 cho 6 chị em bà theo quy định pháp luật.

Đối với phần tài sản nào cụ M, anh L, chị Th tự xây dựng thêm trên phần đất 291,7m2 của cụ C thì phải tự tháo dỡ để trả lại quyền sử dụng đất, chị em bà không chịu trách nhiệm thanh toán giá trị những công trình xây dựng này.

Tại bản tự khai, biên bản lấy lời khai bị đơn là cụ Trần Thị M, anh An Xuân L và chị Trần Thị Bích Th trình bày: Cụ M là vợ hai của cụ An Văn V, hai bên quan hệ như vợ chồng khi vợ cả cụ V là cụ C còn sống sau mới đi đăng ký kết hôn. Cụ M và cụ V có một con chung là An Xuân L sinh năm 1984, khi sinh con được 10 tháng cụ vào Đắc Lắk, Tây Nguyên sống để không ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của cụ V.

Đến tháng 5 năm 1989 sau khi cụ C chết, cụ V đón mẹ con cụ về ở cùng. Trước khi đón, cụ V viết thư nói bà gửi tiền về để cụ V mua đất của cụ Phạm Thị Khánh. Nhận được thư, cụ đã gửi tiền về để cụ V mua đất của vợ chồng cụ K L ngày 22/4/1989 với giá là 1.200.000đồng.

Do mối quan hệ giữa cụ và các con riêng của cụ V không được hòa thuận, nên năm 2010 cụ và cụ V ra UBND thị trấn Vương làm thủ tục đăng ký kết hôn lại. Cụ xác định anh L là con của cụ V, là em cùng cha khác mẹ với 06 chị em Bà D.

Ngoài ra, cụ còn biết cụ V có quan hệ với cụ V Thị L quê ở xã H, huyện T sinh được 03 người con gái là An Thị L, An Thị B và An Thị L, hiện bốn mẹ con đang sinh sống tại thị trấn N, huyện T, tỉnh BG.

Việc Bà D khởi kiện cho rằng cụ V đã bán khối tài sản chung của cụ V và cụ C ở thôn Đ, xã D cho Ông An Thanh T vào tháng 3 năm 1989 với giá 2.000.000đồng và sử dụng số tiền này để mua đất của cụ K ở khu T, thị trấn V với giá 1.200.000đồng, cụ không chấp nhận với lý do: Giấy mua bán đất giữa cụ V và ông T do chính tay cụ V viết đề ngày 25/8/1990 sau thời điểm cụ V mua đất của cụ K vào ngày 22/4/1989 nên không có căn cứ cho rằng cụ V dùng tiền bán đất cho ông T để mua đất của vợ chồng cụ K. Đối với ngôi nhà hai tầng và công trình trên đất, cụ M xác định đây là tài sản do cụ V và cụ tạo lập trong thời kỳ hôn nhân nên không chấp nhận yêu cầu của Bà D xác định là tài sản riêng của cụ V để chia thừa kế.

Cụ M xác định thửa đất cụ V mua của vợ chồng cụ K L có diện tích 720m2 là tài sản chung của cụ và cụ V. Trong quá trình sử dụng, cụ V có chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn Q 255m2 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên cụ không yêu cầu giải quyết. Còn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cụ V và Bà U theo giấy nhượng tài sản đề ngày 08/3/1995 khi xảy ra tranh chấp cụ mới được biết. Cụ đã được xem và đọc giấy nhượng giao tài sản này nhưng không xác định được đây có phải chữ ký và chữ viết của cụ An Văn V hay không và cũng không biết giấy nhượng giao tài sản này có đúng quy định của pháp luật hay chưa. Trong khi đó, tại bản di chúc ngày 05/4/2011 cụ V đã ghi rõ tài sản của cụ gồm đất đang ở có tờ khai theo hồ sơ địa chính do UBND thị trấn quản lý, nhà ở, công trình xây dựng trên đất, các tài sản phục vụ cho sinh hoạt và trang trí nội thất để lại toàn bộ cho vợ là cụ M quản lý, sử dụng. Từ thời điểm đó cho đến tận bây giờ, cụ V vẫn đứng tên chủ sử dụng đối với diện tích đất 463m2, hiện đo đạc theo hiện trạng thực tế còn 458,2m2nên cụ xác định nội dung cụ V ghi trong di chúc được hiểu là tại thời điểm cụ V lập di chúc thì ý chí của cụ V là để lại toàn bộ diện tích đất mà cụ V đang đứng tên trong hồ sơ sổ sách địa chính thị trấn Vương cho cụ, trong đó bao gồm cả diện tích đất mà Bà U cho rằng đã nhận chuyển nhượng của cụ V. Cụ đề nghị Toà án công nhận bản di chúc đề ngày 05/4/2011 của cụ V là hợp pháp. Việc chuyển nhượng đất giữa cụ V và Bà U, cụ đề nghị Toà án xem xét, đánh giá tính hợp pháp của Giấy nhượng giao tài sản này theo quy định của pháp luật, nếu đúng thì đề nghị Tòa án công nhận và cụ không thắc mắc gì. Vợ chồng anh An Xuân L và chị Trần Thị Bích Th đồng ý với ý kiến của cụ M, không bổ sung gì thêm.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các bà An Thị H, An Thị Th , An Thị H (tức B), An Thị Y, An Thị X trình bày: Bố mẹ các bà là cụ V và cụ C có sinh được 06 người con như Bà D đã trình bày. Bố mẹ bà chết đi không để lại di chúc. Các bà công nhận cụ Trần Thị M là người vợ thứ hai của cụ V nhưng không thừa nhận anh An Xuân L là con đẻ của cụ An Văn V. Bà D có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết buộc cụ M, anh L và chị Th phải trả lại cho chị em các bà diện tích đất 291,7m2 là phần tài sản của cụ V Thị C để lại và chia di sản thừa kế của cụ V là 180m2 (gồm 120m2nhà ở, 60m2 trình phụ) xây trên đất cho 6 chị em các bà theo quy định pháp luật, các bà hoàn toàn nhất trí. Các bà thống nhất không nhận kỷ phần riêng lẻ mà cử bà An Thị Th đứng ra đại diện nhận và quản lý toàn bộ khối di sản của cụ C mà 6 chị em các bà được hưởng để các bà dùng làm nơi thờ cúng chung. Đối với phần tài sản nào mà phía cụ M, anh L, chị Th tự xây dựng thêm trên phần đất 291,7m2 thì phải tự tháo dỡ để trả lại quyền sử dụng đất, chị em các bà không chịu trách nhiệm phải thanh toán giá trị những công trình này. Việc cụ M, anh L và chị Th khai cụ V có quan hệ với cụ V Thị L ở thị trấn Nhã N, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sinh được 03 người con gái là An Thị L, An Thị B và An Thị L, các bà không thừa nhận. Nếu các chị L, Bắc, LuY muốn chứng minh là con đẻ của cụ V và cùng huyết thống với các bà thì phải tự chứng minh.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ông An Thanh T trình bày: Ông là cháu ruột đồng thời là người được cụ An Văn V nuôi dưỡng từ nhỏ đến khi trưởng thành. Bố đẻ ông là cụ An Văn Tam và là anh trai ruột cụ V nhưng đã hy sinh ngày 25/8/1951 khi ông còn nhỏ, mẹ ông đi lấy chồng nên ông ở cùng vợ chồng cụ V và được vợ chồng cụ V nuôi dưỡng, dậy bảo từ nhỏ đến khi trưởng thành lấy vợ vẫn ở cùng một nhà. Vào đầu năm 1989, cụ V có chuyển nhượng cho ông 02 thửa đất tại thửa số 185, tờ bản đồ số 15 có diện tích 403.6m2 và thửa đất ao số 153, tờ bản đồ số 15 có diện tích là 303.7m2 ở thôn Đa Quang, xã Dị Chế, trên đất có 04 gian nhà cấp 4 xây lợp ngói, 02 gian bếp, vườn tược và cây cối…với giá tiền là 2.000.000đồng. Thời điểm này ông đã ở sẵn trên diện tích đất mà cụ V chuyển nhượng, vợ chồng ông trực tiếp đưa tiền cho cụ V trước là 1.500.000đồng, sau đó đến ngày 25/8/1990 là ngày giỗ của bố ông mới giao nốt số tiền 500.000đồng còn lại. Khi giao đủ tiền cụ V mới chính thức lập văn bản giấy nhượng giao nhà và hoa màu tài sản cho ông. Theo như ông được biết, cụ V chuyển nhượng đất cho ông để mua chỗ đất của vợ chồng cụ K L tại Tiên Xá, Ngô Quyền nay là Tiên Xá, thị trấn Vương. Trước yêu cầu khởi kiện của Bà D, ông không có ý kiến gì vì ông không liên quan đến việc khởi kiện của chị em Bà D. Ngoài ra, ông T còn trình bày ông có quan hệ là anh rể Bà Lương Thị U. Ngày 08/3/1995 vợ chồng ông mua đất của cụ V hộ Bà U, hai bên có lập giấy tờ do cụ V tự tay viết và ký, cụ V đã nhận đủ tiền và giao đất cho bà Lương Thị Chua là chị gái Bà U nhận hộ. Ông bà đã bàn giao lại toàn bộ giấy tờ và quyền sử dụng đất để Bà U quản lý sử dụng.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Bà Lương Thị U trình bày: Bà và cụ An Văn V không có quan hệ họ hàng. Năm 1995 bà sinh sống làm ăn tại Liên Bang Nga gửi tiền về nhờ bà Lương Thị Ch là chị gái ruột (vợ Ông An Thanh T) giữ hộ. Đến tháng 3 năm 1995, bà C gọi điện sang thông báo đã mua đất cho bà ở khu Tiên Xá, xã Ngô Quyền khi nào về sẽ giao trả. Sau bà được ông T cho biết mua đất của cụ An Văn V là chú ruột ông T. Cụ V đã viết giấy nhượng giao tài sản đề ngày 08/3/1995, nội dung bán cho Bà U 2 gian nhà tranh và cây cối hoa màu trên diện tích đất có chiều dài 38m, chiều rộng 3,8m với giá tiền 32.000.000 đồng. Đến năm 2005, ông T và bà Ch đã phá dỡ hai gian nhà tranh và xây nhà cấp 4 như hiện nay. Bà xác định diện tích đất đã nhận chuyển nhượng từ cụ V theo giấy tờ là 144,4m2 nên bà chỉ đề nghị Toà án công nhận đúng diện tích bà mua bán với cụ V như trong giấy mua bán.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cụ V Thị L, bà An Thị L, bà An Thị B, bà An Thị L trình bày: Cụ L và cụ V có quan hệ với nhau như vợ chồng từ những năm 1980 nhưng không đăng ký kết hôn. Hai cụ sinh được 03 người con chung gồm: An Thị L, An Thị B và An Thị L. Khi cụ V chết, cụ và các con có về chịu tang cụ V và đến nay các con của cụ vẫn thỉnh thoảng về thăm quê. Trước yêu cầu khởi kiện của Bà D, mẹ con cụ xác định không có liên quan gì đến di sản của cụ V cũng như từ chối được hưởng di sản thừa kế của cụ V. Mẹ con cụ từ chối tham gia tố tụng và xin vắng mặt không tham gia trong quá trình giải quyết vụ án. Mẹ con cụ đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Người làm chứng ông Nguyễn Văn Q, bà Đào Thị Ch trình bày vào tháng 02 năm 1990 vợ chồng ông bà có nhận xây dựng nhà 2 tầng với diện tích 120 m2 cho vợ chồng cụ An Văn V và cụ Trần Thị M địa chỉ tại cổng trường cấp 3 Tiên Lữ.

Người làm chứng Bùi Văn Đ trình bày gia đình ông vào N xây dựng kinh tế mới tại Buôn Rut La huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk cùng hợp tác xã nông nghiệp với gia đình cụ Trần Thị M. Năm 1988 cụ M đã bán dẫy cà phê cho gia đình ông với giá 2.100.000đồng vào ngày 16/01/1989 và trở về Bắc sinh sống.

Người làm chứng ông Vũ Tất Th trình bày năm 2011 ông là Phó chủ tịch UBND Thị trấn V vào ngày 05/4/2011 ông có xác nhận bản di chúc do cụ V mang đến, ông xác nhận chữ ký trong bản di chúc và không xác nhận nội dung bản di chúc.

Người làm chứng ông Phạm Văn Th trình bày: Khi cụ V còn sống gia đình ông thường xuyên qua lại chuyện trò cùng với mọi người trong xóm. Ông xác định khoảng tháng 4 năm 2011 cụ V có tâm sự việc gia đình, thời điểm đó cụ V viết bản di chúc để lại chứng kiến sự việc của ông, ông xác định chữ ký trong bản di chúc để lại mà cụ V viết ngày 05/4/2011 là chữ ký của cụ V. Sau khi viết bản di chúc để lại xong cụ V còn đọc lại cho ông nghe, lúc đó cụ V còn minh mẫn. Thời điểm đó cụ V không yêu cầu ông ký xác nhận là người làm chứng vì cụ V bảo với ông viết xong cụ sẽ ra địa phương nơi có thẩm quyền xin xác nhận.

Tại bản án số 03/2020/DS-ST ngày 26/8/2020 của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã quyết định:

Căn cứ các Điều 129, 609, 610, 611, 612, 613, 620, 623, 630, 631, 633,649, 650, 651, 660 của Bộ luật dân sự; Khoản 3, Khoản 5 Điều 26; Điểm a Khoản 1 Điều 35, Điểm a Khoản 1 Điều 39; Khoản 2, 5 Điều 147; Điều 92, Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

Chấp nhận một phần đơn khởi kiện của nguyên đơn Bà An Thị D yêu cầu chia tài sản thừa kế của mẹ đẻ cụ V Thị C để lại trong khối tài sản chung với cụ An Văn V. Không chấp nhận yêu cầu của Bà D và 05 em gái đòi hưởng di sản của cụ An Văn V để lại.

Xác định bản di chúc của cụ An Văn V lập ngày 05/4/2011 có hiệu lực một phần đối với phần tài sản là nhà ở, công trình, cây cối trên đất.

Xác định giấy chuyển nhượng nhà đất lập ngày 08/3/1995 giữa cụ An Văn V và Bà Lương Thị U là hợp pháp. Công nhận Bà Lương Thị U được quyền sử dụng diện tích đất 144,4m2 trong tổng số diện tích 458,2m2 tại tờ bản đồ số 23 thửa số 16 Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H với tứ cận như sau: Phía N giáp đường bê tông; Phía Bắc giáp đất 06 chị em Bà D; Phía Tây giáp đất ông Nguyễn Văn Q; Phía Đông giáp đất cụ Trần Thị M. Trên diện tích đất có ngôi nhà cấp 4 và 01 mái vẩy sau nhà.

Phân chia cho sáu chị em Bà An Thị D, An Thị H, An Thị H (tức B), An Thị Y, An Thị Xuyên, An Thị Th ắng diện tích đất 183,5m2 trong tổng số 458,2m2 tại tờ bản đồ số 23 thửa số 16 Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H với tứ cận như sau: Phía N giáp đường bê tông; Phía Bắc giáp đất trường PTTH Tiên Lữ và Đền Vương; Phía Tây giáp đất cụ Trần Thị M; Phía Đông giáp đất trường PTTH Tiên Lữ. Trên đất được phân chia có mái vẩy; tường bao xung quanh; 02 cây nhãn đường kính 30cm, 01 cây mít đường kính 21cm; 01 cây khế đường kính 25cm và một phần nhà mái bằng 01 tầng (là phần tài sản của cụ V đã định đoạt giao cho cụ M). Công nhận sự thoả thuận của sáu chị em Bà D cử bà An Thị Th , sinh năm 1972, địa chỉ Tiểu khu 3, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H đứng ra đại diện nhận và quản lý toàn bộ diện tích, tài sản trên đất để làm nơi thờ cúng chung.

Phân chia cho cụ Trần Thị M diện tích đất 130,3m2 (trong đó có 112,8m2 là đất dôi dư do cụ V lấn chiếm; 17,5m2là đất ở đô thị của cụ C) trong tổng số 458,2m2 tại tờ bản đồ số 23 thửa số 16 Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H với tứ cận như sau:

Phía N giáp đường bê tông; Phía Bắc giáp đất sáu chị em Bà D; Phía Tây giáp đất Bà Lương Thị U; Phía Đông giáp đất sáu chị em Bà D. Trên đất có nhà mái bằng 01 tầng; 01 nhà hai tầng mái bê tông cốt thép; 01 nhà bán kiên cố; nhà tắm, nhà vệ sinh; nhà bán kiên cố sau nhà vệ sinh; mái vẩy không tường ở tầng 2; 01 cây mít đường kính 33cm. Cụ M phải có nghĩa vụ thanh toán trả cho 06 chị em Bà D số tiền là 100.000.000đồng (Một trăm triệu đồng), số tiền này do bà An Thị Th thay mặt sáu chị em nhận.

Cụ M phải tự tháo dỡ các ô văng, phần đua ra của các công trình để trả lại đất cho 06 chị em Bà D theo chiều thẳng đứng của mảnh đất.

Phần ngõ đi vào phần đất của 06 chị em Bà D là một phần của ngôi nhà mái bằng một tầng chung với cụ M. Khi nào các bên không có nhu cầu sử dụng phá bỏ nhà thì phải đảm bảo an toàn sử dụng cho phía bên kia.

Ngoài ra bản án còn quyết định về lãi suất chậm thi hành án, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 07/9/2020 bị đơn cụ Trần Thị M, anh An Xuân L, chị Trần Thị Bích Th kháng cáo toàn bộ bản án đề nghị xét xử theo trình tự phúc thẩm bác yêu cầu khởi kiện và công nhận di chúc lập ngày 05/4/2011 của cụ An Văn V vì chưa đủ căn cứ cụ V bán nhà, đất tại thôn Đa Quang, xã Dị Chế lấy tiền mua đất tại thị trấn Vương và di chúc do cụ V tự tay lập lên là hợp pháp.

Ngày 07/9/2020 nguyên đơn Bà An Thị D và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà An THị H, An Thị Th ắng, An Thị H (B), An Thị Y, An Thị Xuyên kháng cáo toàn bộ bản án vì quyết định của bản án không phù hợp với phần nhận định và ngày 26/10/2020 trình bầy ý kiến bổ sung việc cấp sơ thẩm xác định diện tích đất giao cụ M là đất lẫn chiếm là không đúng và quá trình giải quyết vụ án cụ M cũng thừa nhận đất cụ V mua từ trước.

Tại Bản án số 17/2021/DS-PT ngày 28/6/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên đã quyết định:

Căn cứ khoản 3 Điều 308 và Điều 310 Bộ luật tố tụng dân sự.

Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn cụ Trần Thị M, anh An Xuân L, chị Trần Thị Bích Th và kháng cáo của nguyên đơn Bà An Thị D và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà An THị H, An Thị Th ắng, An Thị H (B), An Thị Y, An Thị Xuyên.

Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 03/2020/DS-ST ngày 26/8/2020 của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên về tranh chấp đòi tài sản, chia di sản thừa kế và yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn Bà An Thị D và bị đơn cụ Trần Thị M, anh An Xuân L và chị Trần Thị Bích Th. Giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ giải quyết sơ thẩm lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí phúc thẩm.

Ngày 12/10/2021 Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên thụ lý lại vụ án theo quy định của pháp luật.

Nguyên đơn Bà An Thị D trình bày: Bà D giữ nguyên yêu cầu khởi kiện về việc buộc bị đơn phải có trách nhiệm trả lại 201m2 đất là di sản thừa kế của cụ V Thị C gồm 06 chị em Bà D. Tài sản trên đất bên nguyên đơn trả lại cho bị đơn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra Bà D còn có đơn sửa chữa, bổ sung yêu cầu khởi kiện, đề nghị giải quyết:

- Chia di sản thừa kế của cụ An Văn V là tài sản và công trình xây dựng trên đất theo quy định của pháp luật. Bà D xin được nhận bằng hiện vật và thanh toán cho bị đơn phần giá trị đóng góp, tạo lập tài sản trên đất của bị đơn và phần các bị đơn được hưởng.

- Đề nghị xác định 201m2 đất các bị đơn đang sử dụng là di sản của cụ V Thị C và chia cho các thừa kế gồm Bà D, bàbà H, bà Th, bà H (B), bà Y, bà X. Giao diện tích đất này cho Bà D, bà Th đại diện cho các đồng thừa kế quản lý, sử dụng, liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ để làm nơi thờ cúng.

- Quá trình giải quyết nếu Tòa án xác định cụ V còn đất tại diện tích đất các bị đơn đang sử dụng thì đề nghị chia di sản của cụ V theo quy định của pháp luật.

- Xác định phần di sản của cụ V là diện tích 112,8m2 đất dôi dư do cụ V lấn chiếm nhưng đã sử dụng ổn định từ lâu vào mục đích ở có đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất và chia theo quy định của pháp luật.

- Đề nghị không công nhận quan hệ vợ chồng giữa cụ V và cụ M: Tại văn bản trả lời đơn số 75/CV-UBND ngày 06/5/2021 của UBND xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên xác định không có thông tin kết hôn của cụ V và cụ M trong sổ hộ tịch kết hôn năm 1991. Như vậy không có việc kết hôn giữa cụ V và cụ M ngày 20/4/1991 tại xã Tân Hưng. Do vậy việc đăng ký kết hôn lại của cụ V, cụ M ngày 13/01/2010 tại thị trấn Vương là không hợp pháp nên không tồn tại hôn nhân giữa cụ V và cụ M.

- Đề nghị tuyên di chúc ngày 05/4/2011 của cụ V là không hợp pháp vì di chúc không có người làm chứng, có nhiều trang nhưng không được đánh số thứ tự, ký hoặc điểm chỉ vào từng trang là trái với quy định tại Điều 655, khoản 2 Điều 653, điểm b khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005.

Bị đơn cụ Trần Thị M, anh An Xuân L, chị Trần Thị Bích Th giữ nguyên quan điểm như quá trình giải quyết sơ thẩm lần một, bác bỏ toàn bộ yêu cầu khởi kiện (bao gồm cả yêu cầu bổ sung) của nguyên đơn. Đồng thời không công nhận việc chuyển nhượng đất giữa cụ An Văn V và Bà Lương Thị U. Nhà, đất do Bà U đang sử dụng là do các bị đơn đang cho ở nhờ. Hiện tại các bị đơn không có chỗ ở nào khác, cụ M tuổi cao, sức khỏe yếu nên đề nghị Tòa án khi giải quyết phải đảm bảo về chỗ ở cho các bị đơn. Anh An Xuân L trình bày năm 2021 gia đình anh có xây dựng ở phía cuối thửa đất 01 nhà cấp 4 lợp tôn lạnh, diện tích theo thẩm định 59,5m2 , có công trình phụ khép kín bên trong và 01 mái vẩy lợp tôn, diện tích gần 10m2. Trong quá trình xây dựng anh có phá một phần tường bao giáp với trường cấp 3 và xây lại mới, chiều dài xây dựng lại mới khoảng 20m. Nếu phần xây dựng nằm trên diện tích đất dôi dư, khi chính quyền địa phương xử lý thì anh sẽ có trách nhiệm tháo dỡ trả lại mặt bằng cho chính quyền địa phương.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bàbà H, bà Th, bàbà H (B), bà Y, bà XuY đều giữ nguyên quan điểm như quá trình giải quyết sơ thẩm lần một. Đồng thời nhất trí với quan điểm của Bà D như trong đơn sửa chữa, bổ sung yêu cầu khởi kiện.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Bà U giữ nguyên quan điểm như quá trình giải quyết sơ thẩm lần một.

Người làm chứng ông Nguyễn Văn Q trình bày: Ngày 8 tháng 10 năm 1991 cụ An Văn V có bán cho ông một phần diện tích đất của cụ V tại Tiểu khu 4, Thị trấn Vương. Hai bên đã lập Giấy bán nhượng hoa màu tài sản với nội dung: “Do tình cảm từ lâu tôi nhận anh Quang là con đỡ đầu. Nay tôi nhượng cho anh Quang số hoa màu, tài sản gồm hai gian nhà tranh và toàn bộ số hoa mùa trên mảnh đất chiều rộng 7,5m, chiều dài 34m...hai bên đã thống nhất thoả thuận số hoa màu, tài sản ghi trên trị giá 10 triệu đồng. Số tiền anh Quang đã giao cho ông Vũ nhận đủ. Ông Vũ giao số tài sản cho anh Quang có toàn quyền sử dụng”. Hiện nay thửa đất trên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số G480170, số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1271 do UBND huyện Phù Tiên cấp ngày 20/4/1996 thửa đất số 545 tờ bản đồ số 05 diẹn tích 265 m2 .

Người làm chứng Ông Vũ Đình Tr trình bày năm 1988 cụ C mất, đến đầu năm 1989 cụ V bán toàn bộ đất đai nhà cửa của gia đình cho Ông An Thanh T. Việc mua bán cụ thể giữa ông T và cụ V thế nào thì ông không lắm được nhưng cụ V có nói chuyện với ông là bán đất để lên công trường cấp ba Tiên Lữ mua đất. Vào ngày giỗ bố ông T năm 1990 ông có được mời đến ăn giỗ và chứng kiến ông T giao nốt số tiền mua đất còn thiếu cho cụ V là 500.000đồng, sau khi nhận tiền cụ V đã viết giấy chuyển nhượng đất và toàn bộ tài sản trên đất cho ông T và thông báo cho tất cả gia đình, các con được biết ngay tại ngày giỗ nhà ông T. Sau khi cụ V bán đất, cụ V đã lấy số tiền này để mua đất của gia đình cụ K L giáp cổng trường cấp 3 Tiên Lữ. Việc mua bán, giá cả bao nhiêu thì ông không nắm được. Sau khi mua bán đất xong cụ V có thông báo cho các con được biết.

Người làm chứng Ông Lương Quốc T trình bày năm 1988 cụ C mất, sau một thời gian cụ V bán toàn bộ đất đai nhà cửa của gia đình cho Ông An Thanh T. Việc mua bán đất ông có được chứng kiến. Sau một năm mua bán đến ngày giỗ bố ông T, ông có được mờ đến ăn giỗ và chứng kiến ông T giao nốt số tiền mua đất còn thiếu cho cụ V là 500.000đồng. Sau khi nhận tiền cụ V đã viết giấy chuyển nhượng đất và toàn bộ tài sản trên đất cho ông T và thông báo cho tất cả gia đình, các con được biết ngay tại ngày giỗ nhà ông T. Sau khi cụ V bán đất, cụ V đã lấy số tiền này để mua đất của gia đình cụ K L. Việc mua bán, giá cả bao nhiêu ông không lắm được. Sau khi mua bán đất xong cụ V có thông báo cho các con được biết.

Người làm chứng ông An Trọng H trình bày cụ V có 10 người con là Dân, Thắng, Hưng (B), Hưng, Xuyên, Y, Lộc và 3 người con trên Bắc Giang. Năm 1988 cụ C mất, đến đầu năm 1989 thì cụ V bán toàn bộ đất đai nhà cửa của gia đình cho Ông An Thanh T. Việc mua bán đất ông có được chứng kiến, không tham gia ký vào biên bản. Sau khi cụ V bán đất lấy số tiền đó lên mua đất giáp cổng trường cấp 3 Tiên Lữ của cụ Lự là người miền N cùng làm trong khối Uỷ ban huyện với cụ V.

Uỷ ban nhân dân Thị trấn Vương cung cấp: Theo bản đồ đo vẽ năm 1999 thể hiện diện tích đất đang tranh chấp giữa các đương sự đứng tên An Văn V tại thửa số 271 tờ bản đồ số 09 diện tích 463 m2 loại đất thổ, bản đồ Vlap 2015 là thửa số 23 tờ bản đồ số 16 diện tích 466,2 m2 hiện chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tại biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 29/3/2022 và biên bản định giá tài sản ngày 01/4/2022 xác định diện tích đất ODT có giá 12.000.000 đồng/1m2, diện tích đất còn lại là đất vườn (CLN) có giá là 400.000 đồng/1m2 .

1. Diện tích đất và công trình trên đất do cụ Trần Thị M, anh An Xuân L, chị Trần Thị Bích Th đang quản lý sử dụng: Đất có diện tích 292,9m2.

Tài sản trên đất: 01 nhà mái bằng trước nhà 02 tầng xây năm 2012 diện tích 36,33 m2 trị giá 97.889.000 đồng; 01 nhà 02 tầng xây năm 1991 mái bê tông cốt thép nền lát gạch Cramic tầng 1 diện tích 31,57 m2 trị giá 98.461.000 đồng, tầng 2 diện tích 25,9 m2 trị giá 49.395.000 đồng; Nhà bán kiên cố tường 220 mái Proximang trên lợp tôn diện tích 22,4 m2 trị giá 22.077.000 đồng; Bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh mái bê tông cốt thép trị giá 52.264.000 đồng; Nhà bán kiên cố nối tiếp sau nhà vệ sinh, mái lợp tôn xây năm 2009 diện tích 21,7 m2 trị giá 22.090.00 đồng; Mái vẩy (lán) không tường, lợp tôn bên cạnh nhà diện tích 19,3 m2 xây năm 2012 trị giá 2.968.000đồng; Mái vẩy (lán) không tường trước cửa bếp, nhà vệ sinh diện tích 28,1 m2 trị giá 4.321.000 đồng;

Mái vẩy (lán) ở tầng 2 lợp tôn diện tích 12,2 m2 trị giá 1.379.000đồng; 01 nhà ở xây phía sau đuôi thửa đất trần lợp tôn lạnh, trần thạch cao xây năm 2021 diện tích 59,5 m2 trị giá 174.989.000đồng; Toàn bộ tường bao xung quanh nhà dài 42 m diện tích 63 m2 xây khoảng năm 2000 - 2002 tường cũ dài 17,93m trị giá 1.651.000đồng, tường mới xây năm 2021 dài 24,07m trị giá 32.231.000đồng; 01 mái vẩy sau nhà xây năm 2021 diện tích 9,5m2 trị giá 12.863.000đồng; Về cây cối trên đất: 01 cây mít đường kính 30cm trị giá 750.000đồng; 01 cây khế đường kính 25 cm trị giá 120.000đồng; 01 cây nhãn đường kính 55cm trị giá 4.500.000đồng.

2. Diện tích đất và công trình và tài sản trên phần diện tích đất do Bà Lương Thị U đang quản lý, sử dụng: Đất có diện tích 146,8 m2. Tài sản trên đất: 01 nhà 1 tầng bán kiên cố, mái lợp tôn cao 3,2m xây dựng năm 2005 diện tích 85,6m2 trị giá 62.000.000 đồng; 01 mái vẩy có tường 220 nối tiếp công trình chính cao 3,2m xây năm 2018 trị gía 12.339.000 đồng.

Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2022/DS-ST ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã quyết định: Căn cứ các Điều 129, 357, 468, 609, 610, 611, 612, 613, 620, 623, 624, 625, 626, 628, 630, 633, 643, 649, 650, 651, 660 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 707 Bộ luật dân sự năm 1995; Điều 31 Luật đất đai năm 1993; khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39, Điều 92, Điều 95, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228, Điều 147, Điều 157, Điều 158, Điều 164, Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sự; Điểm a.4, a.6, b.3 mục 2.3 phần 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân; Nghị quyết số 326 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Bà An Thị D về việc: Yêu cầu xác nhận di sản của cụ V Thị C để lại là diện tích 251,8m2 đất ở tại thửa số 546, tờ bản đồ số 05, bản đồ năm 1992 trong tổng số 400m2 đất mang tên cụ An Văn V tại tiểu khu 4, thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ; Yêu cầu cụ Trần Thị M, anh An Xuân L, chị Trần Thị Bích Th phải trả lại diện tích đất là di sản của cụ C cho các hàng thừa kế của cụ C.

2. Không chấp nhận một phần yêu cầu của Bà An Thị D về việc không công nhận quan hệ hôn nhân giữa cụ An Văn V và cụ Trần Thị M là hôn nhân hợp pháp; không công nhận anh An Xuân L là con đẻ của cụ An Văn V; Yêu cầu chia di sản của cụ V để lại là đất và tài sản trên đất.

3. Không chấp nhận một phần bản di chúc của cụ An Văn V lập ngày 05/4/2011 về việc cụ An Văn V định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất.

4. Chấp nhận một phần bản di chúc của cụ An Văn V lập ngày 05/4/2011 về việc cụ An Văn V định đoạt tài sản là công trình xây dựng, cây cối trên đất.

5. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Bà Lương Thị U về việc yêu cầu xác định Giấy chuyển nhượng nhà đất lập ngày 08/3/1995 giữa cụ An Văn V và Bà Lương Thị U (do bà Lương Thị Chua đại diện) là hợp pháp.

6. Xác định di sản của cụ V Thị C là 251,8m2 trong tổng số 400m2 đất ở tại thửa số 546, tờ bản đồ số 05, bản đồ năm 1992, địa chỉ thửa đất tại Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H.

Giao cho Bà An Thị D, bà An THị H, bà An Thị Th , bà An THị H (An Thị B), bà An Thị Y, bà An Thị X (do Bà An Thị D và An Thị Th ắng đại diện) toàn bộ diện tích 251,8m2 đất ở là di sản của cụ C để lại tại thửa số 546, tờ bản đồ số 05, bản đồ năm 1992, địa chỉ thửa đất tại Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H, cùng toàn bộ công trình xây dựng, cây cối trên đất.

Tạm giao cho Bà An Thị D, bà An THị H, bà An Thị Th , bà An THị H (An Thị B), bà An Thị Y, bà An Thị X (do Bà An Thị D và An Thị Th ắng đại diện) sử dụng diện tích 43,5m2 đất tiếp giáp với diện tích đất là di sản được giao và có nghĩa vụ trả lại diện tích đất này khi UBND thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ có yêu cầu.

Các Bà An Thị D, bà An THị H, bà An Thị Th , bà An THị H (An Thị B), bà An Thị Y, bà An Thị X (do Bà An Thị D và An Thị Th ắng đại diện) phải trả giá trị công trình xây dựng trên đất, công sức đóng góp, giá trị tạo lập đất dôi dư cho cụ Trần Thị M, anh An Xuân L, chị Trần Thị Th uận là 1.549.448.000đồng (Một tỷ năm trăm bốn mươi chín triệu bốn trăm bốn mươi tám ngàn đồng).

Kể từ ngày bản có hiệu lực pháp luật, Cụ M, anh L, chị Th có đơn yêu cầu thi hành án hợp lệ đối với khoản tiền chênh lệch tài sản, nếu Bà D, bàbà H, bà Th, bàbà H (B), bà Y, bà X không thi hành thì còn phải chịu lãi suất phát sinh do chậm trả tiền tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian và số tiền chưa thi hành theo qui định tại Điều 357 và khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự.

7. Xác định Giấy chuyển nhượng nhà đất lập ngày 08/3/1995 giữa cụ An Văn V và Bà Lương Thị U (do bà Lương Thị Chua đại diện) là hợp pháp. Công nhận Bà U được quyền sử dụng diện tích đất 140,8m2 trong tổng số 400m2 đất ở tại thửa số 546, tờ bản đồ số 05, bản đồ năm 1992, địa chỉ thửa đất tại Tiểu khu 4, Thị trấn V, huyện T, tỉnh H.

Bản án còn quyết định về án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Bà An Thị D, bà An THị H, bà An THị H (An Thị B), bà An Thị Y, bà An Thị X, bà An Thị Th kháng cáo đối với bản án dân sự số 05/2022/DS-ST ngày 30/9/2022 của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ về việc đề nghị Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận phải trả cho cụ Trần Thị M anh An Xuân L, chị Trần Thị Bích Th số tiền 1.000.000.000đồng giá trị công sức duy trì tôn tạo di sản và đề nghị tuyên di chúc cụ V tự lập ngày 05/4/2011 là không hợp pháp.

Anh An Xuân L, chị Trần Thị Bích Th kháng cáo đối với bản án dân sự số 05/2022/DS-ST ngày 30/9/2022 của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ về việc đề nghị Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của đồng nguyên đơn.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Nguyên đơn và người liên quan đứng về phía nguyên đơn giữ nguyên nội dung kháng cáo. Đồng bị đơn anh L, chị Th giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Người bảo vệ quyền và lợi ích của nguyên đơn, Luật sư Nguyễn Văn Hẩn có quan điểm: Nguyên đơn đồng ý phán quyết Tòa án sơ thẩm giao đất cho nguyên đơn, về nội dung kháng cáo nguyên đơn không nhất trí việc đóng góp công sức là 1 tỷ đồng cho bị đơn. Bị đơn đã được hưởng lợi trong việc sử dụng mảnh đất này để kinh doanh, xem xét di chúc ngày 05/4/2011 mà bị đơn xuất trình cho rằng không hợp pháp vì chỉ có xác nhận nơi cư trú của UBND Thị trấn Vương là không đúng vì xác nhận nơi cư trú thuộc thẩm quyền của Công an Thị trấn Vương. Mặt khác bản di chúc không được đánh số thứ tự, về nội dung di chúc một phần di chúc vô hiệu vì đất đã được định đoạt xong khi cụ V còn sống. Bị đơn cho rằng Bà D không phải con của cụ V là không chính xác bởi sự kiện không phải chứng minh, Bà D chịu tang cụ V. Nguồn gốc đất là của cụ V và cụ C không phải đất hương hỏa. Việc cụ M xác định cụ M bán dẫy cà phê cho ông Đua 2.100.000đồng nhưng không có tài liệu chứng minh việc đưa tiền của cụ M cho cụ V số tiền này nên không có căn cứ. Việc kháng cáo của bị đơn đối với giao dịch giữa cụ V và Bà U nguyên đơn không ý kiến gì.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà M, anh L, chị Th, Luật sư Trương Toàn T có quan điểm: Bản án sơ thẩm đã xâm phạm đến quyền lợi của cụ M, anh L, chị Th. Bị đơn khẳng định nhà đất ở Thị trấn Vương không phải của cụ C.

Diện tích đất ở thôn Đa Quang, xã Dị Chế là di sản của cụ V, cụ C có nguồn gốc là của các cụ để lại cho cụ V. Ông T là người xác nhận việc này. Điều 14 Luật HNGĐ 2014 tài sản chung của vợ chồng là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, Ông T không phải con của cụ V, ngoài khoản tiền 2 triệu đồng thì cụ V có thể có khoản tiền khác. Mặt khác thời điểm này đất đai là sở hữu toàn dân, nên khi người sử dụng đất chết không thể là di sản. Cụ C chết năm 1988, trước khi chết quyền sử dụng đất không thể là di sản, cụ C chết, cụ V đã bán nhà đất tại hồ sơ thể hiện không biết việc cụ V bán cho ông T nhưng tại phiên tòa hôm nay các con của cụ V đều thừa nhận việc cụ V bán nhà đất cho ông T. Đối với số tiên 2 triệu đồng mới là di sản và đã chia có sự đồng thuận của 6 người con gái của cụ V. Bị đơn khẳng định diện tích đất ở thôn Đa Quang không phải là di sản, diện tích đất ở Thị trấn Vương không phải là di sản của cụ C. Nếu Ông An Thanh T có đưa 2 triệu đồng cho cụ V thì không có căn cứ xác định cụ V sử dụng số tiền này mua nhà đất của cụ K L. Tòa án sơ thẩm viện dẫn bút lục số 01 “Con tôi đã no cho tôi số tiền 2.000.000đồng (Hai triệu đồng) để tôi lo cho chỗ ở khác” là không đúng. Vì vậy, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không có căn cứ, đề nghị sửa bản án sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện.

Việc công nhận quyền sử dụng đất của Bà U là vi phạm nghiêm trọng, bởi lẽ việc chuyển nhượng khi Bà U không có nhà, bà C là người ký hợp đồng chuyển nhượng. Khi nhận chuyển nhượng bà C là người cho thuê nhà đất. Theo Nghị quyết số 02 năm 2004 thì Bà U không có điều kiện nhận chuyển nhượng đất, văn bản chuyển nhượng chỉ là ý chí của cụ V và không có biên bản giao nhận nhà đất. Đối với cụ V và cụ M được công nhận từ ngày 20/4/1991, giao dịch chuyển nhượng giữa cụ V và Bà U phải có ý kiến của cụ M. Bị đơn đề nghị bác yêu cầu độc lập của Bà U.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên phát biểu ý kiến:

- Việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm: Thẩm phán, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Thư ký phiên tòa thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Các đương sự đã chấp hành đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình nhưng còn đương sự chưa chấp hành nghiêm nội quy phiên tòa.

- Về nội dung: Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự, không chấp nhận kháng cáo của các đương sự và giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn diện, khách quan, đầy đủ các chứng cứ, lời trình bầy của các đương sự, quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Về tố tụng và quan hệ pháp luật: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cụ V Thị L, chị An Thị L, chị An Thị B, chị An Thị L đều được triệu tập hợp lệ lần thứ hai vắng mặt nên Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục chung quy định tại khoản 3 Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Kháng cáo của anh An Xuân L, chị Trần Thị Bích Th; Bà An Thị D, bà An THị H, bà An THị H (An Thị B), bà An Thị Y, bà An Thị X, bà An Thị Th trong thời hạn luật định, đã nộp tiền tạm ứng dân sự phúc thẩm nên được xem xét, giải quyết.

Nguyên đơn Bà An Thị D khởi kiện yêu cầu xác định 297,1m2đất đồng bị đơn đang sử dụng là di sản của cụ V Thị C và yêu cầu đồng bị đơn cụ Trần Thị M, anh An Xuân L, chị Trần Thị Bích Th phải trả lại phần di sản của cụ V Thị C là 291,7m2 trong khối di sản chung của cụ An Văn V nên quan hệ pháp luật là tranh chấp đòi tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự.

Nguyên đơn Bà An Thị D yêu cầu phân chia thừa kế di sản của cụ V Thị C 291,1m2 đất cho Bà D, bàbà H, bà Th, bàbà H (B), bà Y, bà X; Yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ An Văn V là 180 m2 công trình gồm 120m2 nhà ở và 60m2 công trình phụ cho Bà D, bà H, bà Th, bàbà H (B), bà Y, bà X và đối với phần tài sản nào của cụ M, anh L, chị Th tự xây dựng thì đề nghị tự tháo dỡ nên quan hệ pháp luật là tranh chấp về thừa kế tài sản theo quy tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Bà Lương Thị U có đơn khởi yêu cầu độc lập đề nghị công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 144,4m2 đất giữa cụ An Văn V với Bà U ngày 08/3/1995 là hợp pháp nên quan hệ pháp luật là tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự.

[2.1]. Về quan hệ hôn nhân giữa cụ V với cụ C, cụ L và cụ M. Hội đồng xét xử xét thấy hôn nhân giữa cụ V với cụ C là hôn nhân hợp pháp, trong thời kỳ hôn nhân với cụ C, cụ V có quan hệ với cụ L từ năm 1980 (bút lục 245) và cụ V có quan hệ với cụ M từ năm 1981 (bút lục 95-96, 110-111) và đã có con chung với cụ L và cụ M, quan hệ hôn nhân này không được pháp luật thừa nhận theo Điều 1 và Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.

Năm 1988 cụ C chết, năm 1989 cụ V đưa cụ M về nhà chung sống và đăng ký kết hôn với cụ M theo Giấy chứng nhận kết hôn số 05KH Quyển số 01/2010 do UBND Thị trấn Vương đăng ký ngày 13/01/2010, tại Giấy chứng nhận kết hôn có nội dung quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày 20/4/1991. Theo Điều 3 Nghị định số 8016/BHN-BTP ngày 10/12/2013 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình “Quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định này, được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế. Ngày công nhận hôn nhân có hiệu lực phải được ghi rõ trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn theo hướng dẫn của Bộ tư pháp”. Mặt khác tại biên bản xác minh ngày 22/3/2021 (bút lục 539-541) Uỷ ban nhân dân Thị trấn Vương cung cấp theo điểm b mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ -QH10 và Mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định: “N và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực cho đến ngày 01/01/2003”nhưng ngày 13/01/2010 khi đăng ký kết hôn cho cụ V và cụ M, UBND Thị trấn ghi quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 20/4/1991, quan điểm của UBND Thị trấn cụ V và cụ M đã đăng ký kết hôn nhưng bị mất giấy đăng ký kết hôn. Ngày 13/01/2010 cụ V và cụ M đề nghị làm thủ tục đăng ký kết hôn lại. Trong tờ khai 2 bên ghi rõ đã đăng ký kết hôn ngày 20/4/1991 nên trong Giấy chứng nhận kết hôn (đăng ký lại) hôn nhân của 2 người được công nhận kể từ ngày 20/4/1991 theo nguyện vọng của 2 bên và đúng với quy định của pháp luật. Vì vậy, cụ M là vợ hợp pháp của cụ V từ ngày 20/4/1991 là đúng pháp luật.

[2.2]. Về con của cụ V với cụ C, cụ L, cụ M: Hội đồng xét xử xét thấy: Cụ V và cụ C là vợ chồng hợp pháp có 6 con chung gồm: Bà An Thị D, bà An THị H, bà An THị H (An Thị B), bà An Thị Y, bà An Thị X, bà An Thị Th . Cụ V có con chung với cụ V Thị L gồm An Thị L, sinh năm: 1980, An Thị B, sinh năm: 1982, An Thị L, sinh năm: 1985 và cụ V có con chung với cụ Trần Thị M là anh An Xuân L, sinh năm: 1984. Thời điểm cụ V có con chung với cụ L và cụ M thì cụ V đang có vợ hợp pháp là cụ C.

Nguyên đơn Bà D và 05 người em gái không thừa nhận chị L, chị B, chị L1 và anh L là con riêng của cụ V, nhưng căn cứ vào chứng minh thư nhân dân đều xác định họ của bốn người là họ An. Mặt khác, cụ V đã nuôi dưỡng anh L từ nhỏ, giấy khai sinh của anh L ghi rõ tên bố đẻ là An Văn V, sổ hộ khẩu gia đình của cụ V cũng ghi anh L là con trai; khi cụ V mất cụ L và ba con gái về chịu tang được họ hàng, gia tộc bên nội cụ V thừa nhận. Hiện tại cụ M và vợ chồng anh L vẫn đang thờ cúng cụ V, cụ C trên phần nhà ở. Chị em Bà D không công nhận anh L là con của cụ V nhưng không yêu cầu giám định ADN mặc dù đã được Tòa án giải thích.

Theo quy định tại Điều 21 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959: “Cha, mẹ nhận con ngoài giá thú phải khai trước Uỷ ban hành chính cơ sở” và Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959: “Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được Toà án nhân dân cho nhận cha, mẹ quyền lợi, nghĩa vụ như con chính thức”.

Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986: “Việc cha mẹ nhận con ngoài gia thú do UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của con công nhận và ghi vào sổ khai sinh” và Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986: “Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được Toà án nhân dân cho nhận cha, mẹ có mọi quyền và nghĩa vụ như sau trong giá thú”.

Các chị An Thị L, An Thị B, An Thị L đều khai sinh lấy họ cụ V và anh L được cụ V đi khai sinh tại UBND Thị trấn Vương, và được Uỷ ban nhân dân Thị trấn Vương do chủ tịch UBND Thị trấn Vương ông Vũ Đức Ngọc ký Giấy khai sinh vào ngày 23 tháng 8 năm 1990, phần họ, tên, tuổi, nơi ĐKNK thường trú, có số chứng minh hoặc CNCC của người đứng khai An Văn V, Thôn Đa Quang, xã Dỵ Chế số giấy CMT 14104961 và đăng ký lại ngày 06/6/2001 số 49, Quyền số KS1990 Dị chế.

Vì vậy, các anh chị An Thị L, An Thị B, An Thị L, An Xuân L là con riêng của cụ V và được hưởng quyền và nghĩa vụ như con trong giá thú.

Đối với Ông An Thanh T là người được cụ An Văn V nuôi dưỡng từ nhỏ đến khi trưởng thành nhưng không có đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959:“Việc nhận con nuôi con nuôi phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch” nên không có được coi là con nuôi hợp pháp của cụ V.

[3]. Về yêu cầu của nguyên đơn xác định di sản của cụ V Thị C: Theo nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn thì cụ An Văn V và cụ V Thị C là vợ chồng. Quá trình chung sống vợ chồng cụ V và cụ C tạo lập được khối tài sản chung là diện tích đất thổ cư 403,6m2, diện tích đất ao 303,7m2, trên đất có 04 gian nhà cấp bốn lợp ngói, 02 gian bếp, vườn tược, cây cối tại ở thôn Đa Quang, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ.

Bị đơn cho rằng diện tích đất và tài sản trên đất tại thôn Đa Quang là tài sản do bố mẹ cụ V để lại, không phải do cụ V và cụ C tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên trong sổ mục kê và bản đồ 299 thì thửa đất này do cụ V đứng tên, ngoài ra không có tài liệu, chứng cứ nào chứng minh là của bố mẹ cụ V để lại. Do vậy quan điểm của bị đơn xác định nguồn gốc đất là không có căn cứ.

Sau khi cụ C mất, cụ V đã bán toàn bộ tài sản cho Ông An Thanh T là cháu ruột đồng thời là con nuôi với giá tiền 2.000.000đồng để mua chỗ ở khác nhưng không được sự đồng ý bằng văn bản của các đồng thừa kế là 06 người con gái, những người con đều biết việc cụ V bán nhà đất, không phản đối gì nên đã mặc nhiên đồng ý với việc làm của cụ V. Mặc dù giấy nhượng giao nhà và hoa màu tài sản giữa cụ V với ông T lập ngày 25/8/1990, tức là lập sau ngày cụ V lập biên bản nhượng nhà cửa hoa màu với cụ Phạm Thị Khánh ngày 22/4/1989 nhưng có căn cứ xác định cụ V bán nhà đất ở Đa Quang, Dị Chế lấy tiền mua nhà đất của cụ K vì: Đầu năm 1989 ông T đưa trước cho cụ V 1.500.000đ, đến ngày 25/8/1990 ông T trả nốt 500.000đồng thì cụ V mới viết giấy. Đồng thời trong giấy nhượng giao nhà và hoa màu tài sản, cụ V có viết “Con tôi đã no cho tôi số tiền 2.000.000đồng (Hai triệu đòng) để tôi lo chỗ ở khác”(Bút lục số 03). Sau khi bán nhà, đất cho ông T và mua đất của cụ K, thì cụ V không mua chỗ ở nào khác.

Bị đơn cụ Trần Thị M cho rằng đầu năm 1989 cụ M có gửi tiền về cho cụ V để mua đất của cụ K L nhưng không có tài liệu gì chứng minh. Ông Bùi Văn Đua xác nhận tháng 01 năm 2019 ông Đua có mua rẫy cà phê của cụ M giá 2.100.000đồng, tuy nhiên ông Đua không chứng kiến việc cụ M gửi tiền về cho cụ V mua đất. Mặt khác tại biên bản làm việc do UBND thị trấn Vương lập hồi 15 giờ ngày 03/7/2018 khi làm việc với cụ M, anh L, chị Th thì cụ M đã trình bày “Năm 1989 tôi về theo ông Vũ lúc đó đã mua lại của bà Lự từ trước, vợ chồng tôi đã sử dụng ổn định và nộp thuế sử dụng hàng năm cho nhà nước và chỉ có một tên là ông An Văn V”. Do vậy xác định có việc cụ V bán nhà đất là tài sản chung của cụ V với cụ C ở thôn Đa Quang, xã Dị Chế để lấy tiền mua đất tại thị trấn Vương là đối tượng đang tranh chấp trong vụ án, nên toàn bộ diện tích đất cụ V mua tại thị trấn Vương vẫn là tài sản chung của cụ V và cụ C.

Trong biên bản nhượng nhà cửa hoa màu giữa cụ An Văn V với cụ Phạm Thị Khánh ngày 22/4/1989 có ghi: “Hai bên đã thoả thuận bán nhượng hoa màu và tài sản gồm 05 gian nhà tranh và hoa màu chiều rộng 15m8, chiều dài 38m”. Do không ghi diện tích nên căn cứ vào chiều dài và chiều rộng đất thì diện tích đất cụ V mua là 600,4m2. Về nguyên tắc, cụ V, cụ C mỗi người được hưởng một nửa diện tích đất này = 300,2m2. Theo biên bản nhượng nhà cửa, hoa mầu ngày 08/10/1991 thì cụ V đã chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn Q diện tích đất là 7,5m x 34m = 255m2 (ông Q đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không tranh chấp trong vụ án). Sau đó ngày 08/3/1995 cụ V chuyển nhượng cho Bà Lương Thị U diện tích đất là 3,8m x 38m = 144,4m2. Cộng cả phần đất cụ V đã bán cho ông Q, Bà U là 399,4m2. Như vậy cụ V đã định đoạt 66% tổng tài sản của hai cụ, tức là cụ V đã định đoạt cả một phần di sản của cụ C để lại. Ngoài ra, cụ V còn sử dụng 800.000đồng tiền bán đất thừa (sau khi trừ tiền mua đất ở thị trấn Vương) cũng là tài sản chung của cụ V và cụ C. Tuy nhiên nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về phía nguyên đơn không có ý kiến gì về phần đất là di sản của cụ C mà cụ V đã định đoạt và số tiền bán đất thừa, chỉ đề nghị xác định diện tích đất còn lại sau khi đã chuyển nhượng cho ông Q và Bà U là di sản của cụ C để lại. Do vậy xác định phần di sản của cụ C để lại là 600,4m2 - 399,4m2 = 201m2.

[4]. Về tài sản liên quan đến tranh chấp: Theo biên bản nhượng nhà, hoa màu ngày 22/4/1989 thì cụ K chuyển nhượng cho cụ V thửa đất có chiều rộng là 15,8m, chiều dài 38m. Việc chuyển nhượng này không có sự chứng kiến và xác nhận mốc giới của chính quyền địa phương. Xác minh tại UBND thị trấn Vương được đại diện lãnh đạo cho biết địa phương không lưu giữ loại bản đồ nào được lập trước năm 1992. Qua xem xét bản đồ năm 1992 (được đo tháng 12 năm 1991, sau khi cụ V đã nhận chuyển nhượng của cụ K và đã chuyển nhượng cho ông Q một phần) thì thửa đất mà cụ V nhận chuyển nhượng của cụ K là thửa số 546, tờ bản đồ số 05. Thửa đất này có chiều rộng giáp ao và trường học không phải là một đường thẳng. Mặt khác, tính theo tỷ lệ bản đồ (1/1000) thì cạnh phía tây giáp ông B dài 36m, cạnh phía đông giáp trường học dài 37m (chiều dài thửa đất đều được tính đến giáp ao và giáp trường học). Qua so sánh thì kích thước thửa đất được ghi trong biên bản nhượng nhà, hoa màu không phù hợp với kích thước thực tế của thửa đất theo bản đồ năm 1992, cụ thể chiều dài của thửa đất ngắn hơn 38m. Ngoài ra chiều rộng giáp ao của thửa đất không phải là một đường thẳng như trong biên bản nhượng nhà hoa màu. Đồng thời theo giấy nhượng nhà giữa cụ V với Bà U thì diện tích đất cụ V chuyển nhượng cho Bà U có chiều rộng là 3,8m, chiều dài 38m. Tuy nhiên theo bản đồ năm 1992 thì cạnh phí tây giáp ông Q chỉ dài 35,50m, phía cuối thửa đất có nhiều góc cạnh, không phải là đường thẳng.

Từ những phân tích trên xác định diện tích đất thực tế mà cụ V nhận chuyển nhượng của cụ K không đúng với diện tích được ghi trong biên bản nhượng nhà, hoa mầu giữa cụ V và cụ K. Theo UBND thị trấn Vương thì bản đồ đo năm 1992 đã được phê duyệt và công nhận, đồng thời là căn cứ để xét cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân. Do vậy xác định diện tích đất thực tế cụ V nhận chuyển nhượng của cụ K theo bản đồ đo năm 1992. Sau khi trừ diện tích đã chuyển nhượng cho ông Q thì diện tích đất thực tế cụ V nhận chuyển nhượng của cụ K là 400m2tại thửa số 546, tờ bản đồ số 05 bản đồ năm 1992. Trong đó diện tích cụ V chuyển nhượng cho Bà U là 140,8m2, diện tích đất còn lại của cụ V là 251,8m2.

Theo kết quả thẩm định ngày 29/3/2022 thì diện tích đất cụ M, ông L, bà T đang sử dụng là 295,2m2, diện tích đất Bà U đang sử dụng là 150,9m2. So sánh với bản đồ năm 1992 thì diện tích đất cụ M, ông L, bà T đang sử dụng tăng 43,5m2, diện tích đất Bà U đang sử dụng tăng 10,2m2 (cạnh phía tây giáp ông Q không còn thẳng như trong GCNQSDĐ của ông Q). UBND thị trấn Vương xác định điều kiện lấn chiếm là sang trường học và ao Đền, đối với diện tích tăng xác định là đất dôi dư và thuộc quyền quản lý của UBND thị trấn Vương. Do vậy xác định diện tích đất tăng này không phải là đất hợp pháp để giải quyết trong vụ án.

Theo kết quả định giá ngày 01/4/2022 thì Hội đồng định giá xác định trong tổng diện tích đất tranh chấp có 100m2là loại đất ODT và có giá trị 12.000.000đồng/m2, diện tích còn lại xác định là đất vườn (CLN) có giá trị 400.000đồng/m2. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 18/2014/QDD-UBND ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh Hưng Yên quy định về hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận diện tích đất ở là 200m2/nhân khẩu nhưng tối đa không quá 200m2. Do vậy việc Hội đồng định giá hai khung giá tiền khác nhau là chưa phù hợp mà toàn bộ sẽ được tính theo giá đất thổ cư. Như vậy diện tích đất cụ M, anh L, chị Th đang sử dụng trị giá 251,8m2 x 12.000.000đồng/m2 = 3.021.600.000đồng; diện tích đất Bà U đang sử dụng trị giá 140,8m2 x 12.000.000đồng/m2 = 1.689.600.000đồng.

Về tài sản trên đất:

+ Tài sản trên đất cụ M, anh L đang sử dụng gồm: 01 nhà mái bằng trước nhà 02 tầng xây năm 2012, diện tích 36,33m2 trị giá: 97.889.000đồng; 01 nhà 02 tầng, xây năm 1991, tầng 01 diện tích 31,57m2 trị giá 88.461.000đồng, tầng 02 diện tích 25,9m2 trị giá 49.395.000đồng; 01 nhà lán kiên cố xây năm 2007, diện tích 22,4m2 trị giá 22.077.000đồng; Bếp, nhà tắm, vệ sinh xây năm 2007 trị giá 52.264.000đồng; 01 nhà bán kiên cố sau nhà vệ sinh xây năm 2009, diện tích 21,7m2trị giá 22.090.000đồng; Mái vẩy (lán) cạnh nhà xây năm 2012, diện tích 19,3m2trị giá 2.968.000đồng; Mái vẩy (lán) trước bếp, nhà vệ sinh, diện tích 28,1m2trị giá 4.321.000đồng; Mái vẩy (lán tầng 2), diện tích 12,2m2 lợp tôn trị giá 1.379.000đồng; Nhà xây phía sau thửa đất năm 2021 diện tích 59,5m2 trị giá 174.989.000đồng; Toàn bộ tường bao quanh nhà, tường cũ trị giá 1.651.000đ, tường mới trị giá 32.231.000đồng; Mái vẩy sau nhà xây năm 2021, diện tích 9,5m2 trị giá 12.863.000đồng; 01 cây mít trị giá 750.000đồng; 01 cây khế trị giá 120.000đồng; 01 cây nhãn trị giá 4.500.000đồng. Tổng giá trị tài sản trên đất là 531.948.000đồng.

+ Tài sản trên đất Bà U đang sử dụng: 01 Nhà một tầng xây năm 2005, diện tích 85,6m2 trị giá 62.000.000đồng; 01 mái vẩy trị giá 12.339.000đồng. Tổng giá trị tài sản trên đất là 74.339.000đồng.

Tổng giá trị đất, tài sản trên đất cụ M, anh L đang sử dụng: 3.021.600.000đồng + 531.948.000đồng = 3.552.548.000đồng.

Tổng giá trị đất, tài sản trên đất Bà U đang sử dụng: 1.689.600.000đồng + 74.339.000đồng = 1.763.939.000đồng.

[5]. Xét về hàng thừa kế: Khi cụ C mất, hàng thừa kế thứ nhất có 07 người gồm cụ V và 06 người con gái. Khi cụ V mất, hàng thừa kế thứ nhất có 13 người là 06 người con gái của cụ V với cụ C, cụ M, ông L, 04 mẹ con cụ L và Ông An Thanh T là con nuôi. Tuy nhiên, bốn mẹ con cụ L và ông T từ chối nhận di sản nên hàng thừa kế của cụ V còn lại 08 người gồm Bà D, bàbà H, bà Th, bàbà H (B), bà Y, bà XuY, cụ M, anh L. Do cụ V đã định đoạt hết phần đất trong khối tài sản chung với cụ C khi còn sống nên cụ V không còn di sản liên quan đến đất đai. Cụ V chỉ còn di sản để lại là nhà cửa, công trình, cây cối xây dựng trên đất cùng với cụ Trần Thị M trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp được xác định từ ngày 20/4/1991.

[6]. Xét bản di chúc của cụ V đề ngày 05/4/2011 do bị đơn xuất trình và những lời để lại đề ngày 12/11/2010 do nguyên đơn xuất trình: Hai bản di chúc đều do cụ V tự tay viết và ký khi còn khỏe mạnh, minh mẫn sáng suốt. Bản di chúc do nguyên đơn Bà An Thị D cung cấp không phải là bản chính hoặc là bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp theo quy định tại Khoản 1 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự nên không có giá trị chứng minh. Mặt khác, theo quy định tại Khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự, khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Bản di chúc lập ngày 05/4/2011 do tự tay cụ V viết và ký, sau đó ngày 07/4/2011 mới ra UBND thị trấn Vương xác nhận với nội dung “Đơn của ông An Văn V người có hộ khẩu thường trú tại thị trấn Vương là đúng”. Đối chiếu với quy định tại Điều 630, 631 và 633 Bộ luật dân sự, xác định đây là di chúc bằng văn bản không có người làm chứng nhưng có xác nhận của UBND thị trấn Vương. Bản di chúc do chính cụ V viết, sau đó trực tiếp mang đến UBND thị trấn Vương xin xác nhận, việc này thể hiện cụ V vẫn giữ quan điểm của mình tại thời điểm xin xác nhận. Do nội dung di chúc của cụ V liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản trên đất nên khi cụ V đến xin xác nhận thì UBND thị trấn phải xem xét, hướng dẫn thủ tục lập di chúc và xác nhận theo đúng thẩm quyền. Việc UBND thị trấn chỉ xác nhận cụ V có hộ khẩu thường trú tại địa phương là chưa đúng, lỗi này không phải do cụ V. Tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 có quy định giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì không được chứng thực. Việc UBND thị trấn Vương xác nhận về hộ khẩu thường trú của cụ V và đã đóng dấu được coi là trường hợp có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Do vậy bản sao bản di chúc do bị đơn xuất trình là hợp pháp và có căn cứ chấp nhận. Tuy nhiên, trong bản di chúc cụ V đã định đoạt phần di sản là diện tích đất không phải là của mình nên phần này không có giá trị. Bản di chúc chỉ có giá trị đối với các tài sản, cây cối xây dựng trên đất là phần tài sản chung của cụ V và cụ M tạo lập trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.

[7]. Đối với việc nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu chia di sản của cụ C để lại: Cụ C chết không để lại di chúc nên di sản của cụ C sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 30 năm kể từ ngày mở thừa kế đối với bất động sản. Cụ C chết ngày 07/9/1988 (âm lịch), tức là ngày 17/10/1988 dương lịch. Ngày 04/6/2019 Bà An Thị D mới có đơn khởi kiện, như vậy thời hiệu chia di sản thừa kế của cụ C đã hết. Di sản thừa kế của cụ C để lại là tài sản chung của 06 chị em Bà D.

[8]. Xét yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cụ V và Bà U lập ngày 08/3/1995:

Ngày 08/3/1995 giữa cụ V và Bà U đã lập Giấy nhượng giao tài sản có nội dung cụ V bán cho Bà U 02 gian nhà tranh và cây cối hoa màu trên diện tích đất 144,4m2có chiều dài 38m, chiều rộng 3,8m với giá tiền 32.000.000đồng, diện tích thực tế là 140,8m2. Thực chất đây là giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hai bên mới viết giấy tay, chưa làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định. Việc chuyển nhượng này là vi phạm quy định tại Điều 707 Bộ luật dân sự năm 1995 và Điều 31 Luật đất đai năm 1993.Tuy nhiên cụ V đã giao đất, Bà U đã thanh toán 100% giá trị chuyển nhượng, xây dựng nhà cửa công trình trên đất. Căn cứ các Hợp đồng thuê nhà do Bà U cung cấp thì thời gian đầu do Bà U không có nhà nên vợ chồng Ông An Thanh T, bà Lương Thị Chua đã quản lý nhà đất hộ Bà U và cho nhiều người thuê nhà như ông Phạm Văn Thành và ông Phạm Văn Khanh, ông Đào Mạnh Cường... sau đó từ năm 2019 cho đến nay Bà U quản lý và sử dụng (BL từ 775 đến 761). Trong suốt quá trình từ khi chuyển nhượng cho đến nay. Cụ V, cụ M, nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không phản đối gì. Việc sử dụng đất của Bà U không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Căn cứ quy định tại điểm a.4, a.6, b.3 mục 2.3 phần 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình thì hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ ngày 08/3/1995 giữa cụ V và Bà U được công nhận. Diện tích chuyển nhượng thực tế được công nhận là 140,8m2 tại thửa số 546, tờ bản đồ số 05 bản đồ năm 1992. Đối với diện tích đất dôi dư phía cuối thửa đất sẽ giao cho Bà U tiếp tục sử dụng. Bà U có nghĩa vụ trả lại diện tích đất này khi UBND thị trấn Vương có yêu cầu.

Từ những phân tích nêu trên, HĐXX thấy rằng:

- Có căn cứ chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Bà D về việc: Yêu cầu xác nhận di sản của cụ C để lại là diện tích 251,8m2 đất ở tại thửa số 546, tờ bản đồ số 05, bản đồ năm 1992 trong tổng số 400m2 đất mang tên cụ An Văn V, tại tiểu khu 4, thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ; Yêu cầu cụ M, anh L, chị Th phải trả lại diện tích đất là di sản của cụ C cho các hàng thừa kế của cụ C.

- Không có căn cứ chấp nhận một phần yêu cầu của Bà D về việc không công nhận quan hệ hôn nhân giữa cụ V và cụ M là hôn nhân hợp pháp; không công nhận ông L là con đẻ của cụ V; Yêu cầu chia di sản của cụ V để lại là đất và tài sản trên đất.

- Không có căn cứ chấp nhận một phần bản di chúc của cụ V lập ngày 05/4/2011 về việc cụ V định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất.

- Có căn cứ chấp nhận một phần bản di chúc của cụ V lập ngày 05/4/2011 về việc cụ V định đoạt tài sản là công trình xây dựng, cây cối trên đất.

- Có căn cứ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Bà Lương Thị U về việc yêu cầu xác định Giấy chuyển nhượng nhà đất lập ngày 08/3/1995 giữa cụ V và Bà U là hợp pháp.

Do 251,8m2 đất ở tại thửa số 546 tờ bản đồ số 05 là di sản của cụ C để lại, cụ M, anh L, chị Th không thuộc diện được hưởng di sản của cụ C nên cụ M, anh L, chị Th phải trả lại diện tích đất này cho 06 chị Bà D. Do chị em Bà D đã thống nhất nên diện tích đất này sẽ do Bà D và bà Th nhận thay cho tất cả các chị em.

Do di chúc của cụ V được công nhận một phần nên di sản của cụ V là nhà ở, công trình, cây cối trên đất thuộc quyền sở hữu của cụ M. Do đất trả lại cho 06 chị em Bà D nên sẽ giao nhà ở, công trình, cây cối là di sản của cụ V cùng 01 nhà và một mái vẩy phía sau thửa đất do cụ M và vợ chồng anh L xây năm 2021 cho chị em Bà D quản lý, sử dụng. 06 chị em Bà D sẽ phải trả giá trị tài sản cho cụ M và vợ chồng ông L. Tổng giá trị tài sản trên đất 06 chị em Bà D phải trả cho cụ M, vợ chồng anh L là 531.948.000đồng.

Cụ M chung sống với cụ V hơn 20 năm và ở trên thửa đất khoảng 30 năm, ngoài ra còn có anh L cũng sống cùng cụ V trên đất từ bé cho đến nay, tiếp đó là chị Th vợ anh L. Do vậy cụ M và vợ chồng anh L đã có công sức trong việc cùng cụ V duy trì, tôn tạo di sản của cụ C. Do vậy phải áng trích công sức cho cụ V, cụ M và vợ chồng anh L. Phần công sức của cụ V sẽ do cụ M được hưởng. Giá trị công sức đóng góp là 1.000.000.000 đồng, 06 chị em Bà D phải trả tiền công sức này cho cụ M và vợ chồng anh L.

Ngoài ra đối với phần đất dôi dư giáp trường học và ao Đền được hình thành trong quá trình cụ V, cụ M chung sống với nhau nên cụ V và cụ M sẽ được xem xét giải quyết theo quy định của luật đất đai. Tuy nhiên do đất là di sản của cụ C đã giao cho 06 chị em Bà D nên sẽ tạm giao diện tích đất dôi dư này cho các chị em Bà D sử dụng và có nghĩa vụ trả lại diện tích đất này khi UBND thị trấn Vương có yêu cầu. Đồng thời 06 chị em Bà D phải trả cho cụ M giá trị tạo lập lên diện tích đất dôi dư là 43,5m2 x 400.000đồng/m2 = 17.500.000đồng.

Tổng cộng 06 chị em Bà D phải trả giá trị công trình xây dựng trên đất, công sức đóng góp, giá trị tạo lập đất dôi dư cho cụ M, anh L, chị Th là 531.948.000đồng + 1.000.000.000đồng + 17.500.000đồng = 1.549.448.000đồng.

Do chị em Bà D thống nhất giao cho Bà D, bà Th đại diện nhận đất là di sản nên Bà D và bà Th có trách nhiệm đại diện trả cho cụ M, anh L, chị Th số tiền trên.

Như vậy, bản án số 05/2022/DS-ST ngày 30/9/2022 của TAND huyện Tiên Lữ đã giải quyết đảm bảo quyền, lợi ích của các đương sự và đúng quy định của pháp luật. Chị em Bà An Thị D. An Thị H, An Thị Y, An Thị H (An Thị B). bà An Thị X và bà An Thị Th ; anh An Xuân L và chị Trần Thị Bích Th kháng cáo không có căn cứ để chấp nhận. HĐXX giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[9].Về án phí: Anh L, chị Th phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Miễn án phí dân sự phúc thẩm cho Bà An Thị D, An Thị H, An Thị Y, An Thị H (An Thị B). Bà An Thị X và bà An Thị Th phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tuyên xử:

1. Không chấp nhận kháng cáo Bà An Thị D, An Thị H, An Thị Y, An Thị H (An Thị B), bà An Thị X, bà An Thị Th , anh An Xuân L và chị Trần Thị Bích Th.

2. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm 05/2022/DS-ST ngày 30/9/2022 của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

3. Án phí phúc phẩm:

Anh An Xuân L phải chịu 300.000đồng án án dân sự phúc thẩm được đối trừ số tiền 300.000đồng đã nộp theo biên lai số 0004607 ngày 25/10/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Chị Trần Thị Bích Th phải chịu 300.000đồng án án dân sự phúc thẩm được đối trừ số tiền 300.000đồng đã nộp theo biên lai số 0004607 ngày 25/10/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Bà An Thị X phải chịu 300.000đồng án phí dân sự phúc thẩm đối trừ số tiền 300.000 đồng đã nộp theo biên lai số 0004604 ngày 25/10/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Bà An Thị Th phải chịu 300.000đồng án phí dân sự phúc thẩm đối trừ số tiền 300.000đồng đã nộp theo biên lai số 0004605 ngày 25/10/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Miễn án phí dân sự phúc thẩm cho Bà An Thị D, An Thị H, An Thị Y, An Thị H (An Thị B).

* Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 6, 7, 7a, 7b và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

225
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về đòi tài sản là quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế tài sản và tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 21/2023/DS-PT

Số hiệu:21/2023/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hưng Yên
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:16/05/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về