Bản án 95/2020/HS-PT ngày 03/12/2020 về tội cố ý gây thương tích

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẢN ÁN 95/2020/HS-PT NGÀY 03/12/2020 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Ngày 3 tháng 12 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 70/2020/TLPT-HS ngày 09 tháng 10 năm 2020 đối với các bị cáo Quản Thành A và Lục Duy H do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 45/2019/HS-ST ngày 18/08/2020 của Tòa án nhân dân huyện A Dương, thành phố Hải Phòng.

- Các bị cáo có kháng cáo:

1. Quản Thành A, sinh ngày 16 tháng 6 năm 2003, tại Hải Phòng; nơi cư trú: Thôn Nhu Kiều, xã Quốc Tuấn, huyện A Dương, thành phố Hải Phòng; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hoá: Lớp 10/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Quản Văn Lâm và bà Đàm Thị LA; chưa có vợ, con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 05 tháng 11 năm 2019; có mặt.

2. Lục Duy H, sinh ngày 17 tháng 5 năm 2003, tại Hải Phòng; nơi cư trú: Thôn Nhu Kiều, xã Quốc Tuấn, huyện A Dương, thành phố Hải Phòng; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hoá: Lớp 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lục Văn Bằng và bà Lê Thị Hoa; chưa có vợ, con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 05 tháng 11 năm 2019; có mặt.

- Người đại diện hợp pháp của bị cáo Quản Thành A: Ông Quản Văn Lâm, sinh năm 1982 và bà Đàm Thị LA, sinh năm 1981 (là bố mẹ đẻ của bị cáo); đều có địa chỉ tại: Thôn Nhu Kiều, xã Quốc Tuấn, huyện A Dương, thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Người đại diện hợp pháp của bị cáo Lục Duy H: Ông Lục Văn Bằng, sinh năm 1978 và bà Lê Thị Hoa, sinh năm 1982 (là bố mẹ đẻ của bị cáo); đều có địa chỉ tại: Thôn Nhu Kiều, xã Quốc Tuấn, huyện A Dương, thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Người bào chữa cho các bị cáo Quản Thành A và Lục Duy H: Bà Dương ThAh Huyền – Trợ giúp viên pháp lý – Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Bị hại: Ah Ngô Minh Nhật, sinh năm 1999; nơi cư trú: Thôn Cách Thượng, xã Nam Sơn, huyện A Dương, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quA: Bà Đàm Thị LA, sinh năm 1981; địa chỉ: Thôn Nhu Kiều, xã Quốc Tuấn, huyện A Dương, thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Người tham gia tố tụng khác: Đại diện Đoàn ThAh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Quốc Tuấn; vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khong 11 giờ 30 phút ngày 06 tháng 9 năm 2019, Lục Duy H và Quản Thành A đến cổng Trường Trung học phổ thông A Hải gặp Nguyễn Công Minh để đánh Minh với lý do trước đó Minh có mâu thuẫn với Ah của H. Tại đây, H đã dùng mũ bảo hiểm đánh hai cái vào đầu Minh nhưng không gây thương tích gì thì Hà Xuân Quý ra cA ngăn, H và A đi về. Sau đó, Minh hẹn gặp H để nói chuyện, giải quyết mâu thuẫn. Khoảng 19 giờ cùng ngày, H gọi điện thoại rủ A đi gặp nhóm Minh để nói chuyện, A đồng ý rồi đi đến nhà H, A hỏi H: “nhỡ chúng nó đánh thì sao”, H nói: “nếu chúng nó đánh thì gọi thêm mấy Ah em lên”. Sau đó, H vào trong phòng lấy 01 con dao nhọn đưa cho A giấu vào trong người, cả hai thống nhất nếu bị nhóm Minh đánh thì sẽ dùng dao để đánh lại. H điều khiển xe mô tô BKS 15C1-205.94 chở A đến quán nước của bà Trần Thị Ái Nhi ở cạnh tượng đài Liệt sỹ, thị trấn A Dương ngồi uống nước chờ nhóm của Minh.

Sau khi hẹn gặp H thì Minh và Quý liên lạc với Nguyễn Minh Tiến để mượn đồ. Tiến cầm 01 gậy ba khúc và 01 con dao đến cổng Trường Trung học phổ thông A Hải đưa cho Minh nhưng Minh chỉ cầm gậy ba khúc và giấu vào trong người còn dao thì Minh bảo Tiến khi nào Minh gọi thì mAg ra. Minh gọi rủ Lê H Long đi đến gặp nhóm H, Long rủ thêm Ngô Minh Nhật và đi xe mô tô đến đón Nhật rồi Nhật điều khiển xe chở Long đến ngã tư Long Thành thì gặp Vũ Văn Huỳnh. Long rủ Huỳnh ra thị trấn A Dương uống nước, Huỳnh đồng ý và lên xe cùng đi đến khu vực nghĩa trAg Nam Sơn thì gặp Minh và Quý. Sau đó, nhóm của Minh đi đến quán nước gặp nhóm của H. Đến nơi, Minh, Nhật, Long, Quý vào ngồi cùng bàn với A và H. Minh hỏi H: “Tại sao lúc sáng Ah đánh em?”, H nói: “Mày có biết tại sao lúc sáng Ah đánh mày không?”. Ngay lúc này, Nhật cầm chiếc ghế nhựa đAg ngồi đánh vào đầu H, Minh dùng gậy ba khúc, Long và Quý dùng ghế nhựa tại quán đánh A và H. Trong khi Nhật, Quý, Minh, Long đánh H thì A rút con dao trong người ra đâm về phía Quý trúng dây thắt lưng nên Quý không bị thương tích. Tiếp đó, A đâm 01 nhát vào phần bụng bên trái của Nhật, Nhật dùng tay đẩy A ngã làm con dao rơi xuống đất, Nhật bảo Minh đưa gậy ba khúc vụt vào lưng A. Lúc này, H nhặt con dao lên khua khoắng và bị Long, Quý, Minh dùng dừa, mía của quán ném nhưng không trúng. H và A chạy về phía ngã tư cầu Rế thì Nhật điều khiển xe mô tô chở theo Long, Huỳnh còn Quý điều khiển xe mô tô chở Minh đuổi theo. Khi H và A chạy vào khu vực bờ hồ Rế thì nhóm Minh không đuổi nữa và đưa Nhật vào Trung tâm y tế huyện A Dương để sơ cứu vết thương.

Tại Kết luận giám định pháp y số 483/TgT/2019 ngày 26 tháng 9 năm 2019 của Trung tâm pháp y Hải Phòng kết luận: Nạn nhân Ngô Minh Nhật bị vết thương thành bụng trái thấu bụng gây thủng hỗng tràng hai lỗ đã xử trí. ĐAg dần ổn định. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của nạn nhân do vết thương thành bụng trái gây thủng hỗng tràng hai lỗ gây nên là 34% (Ba mươi tư phần trăm). Thương tích trên có đặc điểm do vật sắc nhọn tác động trực tiếp gây nên. Với thương tích trên nếu không được cấp cứu kịp thời thì cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 45/2020/HS-ST ngày 18 tháng 8 năm 2020, Toà án nhân dân huyện A Dương, thành phố Hải Phòng đã căn cứ điểm c khoản 3 (điểm a khoản 1) Điều 134; các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; các điều 17, 38, 58, 90, 91, 101 của Bộ luật Hình sự: Xử phạt bị cáo Quản Thành A 42 (Bốn mươi hai) tháng tù về tội: “Cố ý gây thương tích”; xử phạt bị cáo Lục Duy H 42 (Bốn mươi hai) tháng tù về tội: “Cố ý gây thương tích”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt thi hành án.

Ngoài ra, bản án còn quyết định về vật chứng, án phí và quyền kháng cáo.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 26 tháng 8 năm 2020, bị cáo Lục Duy H và ngày 28 tháng 8 năm 2020, bị cáo Quản Thành A có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và đề nghị cho các bị cáo được hưởng án treo. Đơn kháng cáo của các bị cáo trong thời hạn luật định nên được chấp nhận xem xét giải quyết.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Các bị cáo giữ nguyên nội dung kháng cáo và trình bày không có các tình tiết giảm nhẹ nào khác, không cung cấp được tài liệu, chứng cứ mới.

QuA điểm giải quyết vụ án của Kiểm sát viên tại phiên tòa: Các bị cáo giữ nguyên kháng cáo về việc xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo, kháng cáo của các bị cáo trong hạn nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét. Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm cũng như tại phiên tòa, các bị cáo không cung cấp thêm được tình tiết gì mới. Tòa án cấp sơ thẩm đã đánh giá đầy đủ tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân, độ tuổi, vai trò, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và mức hình phạt đối với từng bị cáo trong vụ án và xử phạt các bị cáo Quản Thành A và Lục Duy H mỗi bị cáo 42 (Bốn mươi hai) tháng tù về tội: “Cố ý gây thương tích” là đúng pháp luật và thỏa đáng và đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ và độ tuổi các bị cáo khi phạm tội là người dưới 18 tuổi, hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; hành vi phạm tội của các bị cáo là nghiêm trọng, thương tích của bị hại là 34 %; các bị cáo phạm tội theo quy định tại điểm c khoản 3 (điểm a khoản 1) Điều 134 của Bộ luật Hình sự nên không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của các bị cáo về việc xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 Bộ luật Tố tụng hình sự, không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm.

Người bào chữa cho các bị cáo trình bày: Không có ý kiến gì về Bản án sơ thẩm tuyên xử các bị cáo về tội: “Cố ý gây thương tích” theo điểm c khoản 3 và điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm đã quyết định về hình phạt đối với các bị cáo có phần quá nghiêm. Đây là vụ án đồng phạm có tính chất giản đơn, không có sự câu kết chặt chẽ, không có sự bàn bạc, phân công cụ thể nhiệm vụ, vai trò của từng người. Khi sự việc xảy ra, các bị đều mới bước qua tuổi 16, thuộc độ tuổi suy nghĩ và nhận thức còn bồng bột, chưa nhận thức hết được hậu quả pháp lý do hành vi của mình gây ra, chưa đủ kỹ năng ứng xử để đưa ra được lựa chọn ứng xử đúng đắn trong các tình huống bất ngờ, đồng thời dễ bị bạn bè xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo và kích động. Nguyên nhân dẫn đến sự việc một phần do lỗi của bị hại và nhóm bạn đi cùng, chủ động hẹn gặp các bị các trước, số lượng người nhiều hơn, mAg theo hung khí nguy hiểm, xông vào tấn công các bị cáo trước; mục đích mAg theo dao trong người của các bị cáo chỉ nhằm mục đích phòng thân, nếu bị tấn công mạnh thì sử dụng để bảo vệ tính mạng. Và thực tế cũng thể hiện rõ, bị cáo A tấn công lại nhóm của bị hại hoàn toàn trong thế bị động; nhóm bị hại đông người, tấn công trước nên A mới bắt buộc phải sử dụng con dao đã mAg theo. Đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét áp dụng thêm về việc tình tiết giảm nhẹ của cho các bị cáo theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự: “Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra”. Các bị cáo phạm tội lần đầu, chưa có tiền án tiền sự, luôn chấp hành tốt quy định của pháp luật, địa phương nơi cư trú, khi phạm tội các bị cáo mới bước qua tuổi 16, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét áp dụng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại điều 91 của Bộ luật Hình sự là chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Các bị cáo đều có nhân thân tốt, nơi cư trú rõ ràng, việc không bắt các bị cáo chấp hành hình phạt tù không gây nguy hiểm cho xã hội, không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu trAh phòng, chống tội phạm đồng thời giúp các em có cơ hội tiếp tục học tập, phấn đấu trở thành công dân có ích; gia đình và địa phương đã có đơn cam đoA sẽ quản lý tốt các bị cáo nếu các bị cáo được cải tạo ngoài xã hội nên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng bổ sung tình tiết giảm nhẹ; đồng thời áp dụng khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự giảm mức hình phạt cho các bị cáo so với bản án sơ thẩm với mức dưới 3 năm tù và cho các bị cáo được hưởng án treo theo quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng trAh luận, không đồng ý với quA điểm của người bào chữa về việc áp dụng thêm về việc tình tiết giảm nhẹ của cho các bị cáo theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS: “Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra” vì các bị cáo đã chuẩn bị sẵn hung khí trước khi phạm tội và việc Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt các bị cáo mức án 42 tháng tù trong khi các bị cáo phạm tội theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật Hình sự là đã xem xét áp dụng nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Người bào chữa, các bị cáo giữ nguyên quA điểm, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giải quyết.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được trAh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

Xét kháng cáo xin giảm hình phạt và hưởng án treo của các bị cáo, Hội đồng xét xử thấy:

[1] Về tội dAh và hình phạt: Tòa án cấp sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo như: Khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải; sau khi phạm tội các bị cáo và gia đình đã tự nguyện bồi thường cho bị hại số tiền 80.000.000 đồng; bị cáo H có bà nội, bà ngoại là người có công với cách mạng được tặng huy chương kháng chiến, bị cáo A có ông họ là liệt sỹ; trong vụ án bị hại là người có lỗi trước dẫn đến xô xát và cũng đã bị cơ quA công A xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng và bị hại có đơn đề nghị xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1 Điều 51 và khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Các bị cáo không kháng cáo về tội dAh và điều luật áp dụng, chỉ đề nghị xin giảm nhẹ hình phạt và được hưởng án treo. Sau khi kháng cáo, các bị cáo không chứng minh được thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào khác.

[2] Xét đây là vụ án có đồng phạm giản đơn, vai trò của hai bị cáo là ngAg nhau. Hành vi phạm tội của các bị cáo là tội nghiêm trọng. Mặt khác, hành vi cố ý gây thương tích của hai bị cáo A và H có sự bàn bạc, chuẩn bị hung khí từ trước nên không thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ: Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra. Vì vậy, nếu cho các bị cáo được hưởng án treo không đảm bảo hiệu quả giáo dục và phòng ngừa. Do đó, cần thiết phải áp dụng hình phạt tù theo Điều 101 Bộ luật Hình sự đối với hai bị cáo mới thỏa đáng. Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định hình phạt đối với mỗi bị cáo với mức án 42 tháng tù là đã xem xét đầy đủ tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo cũng như quy định về hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, quA điểm bào chữa của người bào chữa cho các bị cáo; cần căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 của BLTTHS không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo và giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm.

[3] Các quyết định khác của Bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị nên Hội đồng xét xử không đặt vấn đề xem xét.

[4] Về án phí hình sự phúc thẩm: Do kháng cáo không được chấp nhận nên bị cáo Quản Thành A và bị cáo Lục Duy H phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Quản Thành A và Lục Duy H, giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 45/2020/HS-ST ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Toà án nhân dân huyện A Dương, thành phố Hải Phòng.

Căn cứ vào điểm c khoản 3 (điểm a khoản 1) Điều 134; các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; các Điều 17, 38, 58, 90, 91, 101 của Bộ luật Hình sự:

- Xử phạt bị cáo Quản Thành A 42 (bốn mươi hai) tháng tù về tội: “Cố ý gây thương tích”, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt đi thi hành án.

- Xử phạt bị cáo Lục Duy H 42 (bốn mươi hai) tháng tù về tội: “Cố ý gây thương tích”, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt đi thi hành án.

2. Về án phí: Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy bA Thường vụ Quốc hội khóa 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án: Bị cáo Quản ThAh A và bị cáo Lục Duy H, mỗi bị cáo phải chịu 200.000 (hai trăm nghìn) đồng án phí hình sự phúc thẩm.

3. Các quyết định khác của Bản án số 45/2020/HS-ST ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện A Dương, thành phố Hải Phòng có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

268
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 95/2020/HS-PT ngày 03/12/2020 về tội cố ý gây thương tích

Số hiệu:95/2020/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Phòng
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 03/12/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về