Bản án 94/2021/DS-PT ngày 29/06/2021 về tranh chấp hợp đồng giao khoán

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

BẢN ÁN 94/2021/DS-PT NGÀY 29/06/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

Ngày 29 tháng 6 năm 2021, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 29/2021/TLPT-DS, ngày 10 tháng 3 năm 2021 về việcTranh chấp hợp đồng giao khoán” Do bản án dân sự sơ thẩm số: 12/2021/DS-ST ngày 25/01/2021 của Toà án nhân dân huyện KP, tỉnh ĐắkLắk bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 52/2021/QĐ-PT, ngày 19 tháng 4 năm 2021, Quyết định hoãn phiên tòa số 78/2021/QĐ-PT, ngày 14 tháng 6 năm 2021giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Bà Trịnh Thị A – sinh năm: 1968, vắng mặt; Ông Nguyễn Văn B – sinh năm: 1963, vắng mặt; Bà Phạm Thị C – sinh năm: 1969, vắng mặt;

Ông Nguyễn Trí L - sinh năm: 1965, vắng mặt; Ông Nguyễn Thanh D – sinh năm: 1975, vắng mặt Cùng địa chỉ: Thôn 15, xã HĐ, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk.

- Bị đơn: Công ty cổ phần cà phê Đ (trước đây là Công ty TNHH MTV cà phê Đ) Địa chỉ: Km 17, Quốc lộ 26, xã KĐ, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk Đại diện theo pháp luật: Ông Đỗ Hoàng G – Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Địa diện theo ủy quyền: Ông Phạm Đình H - sinh năm: 1957 Địa chỉ: 65 TND, phường TL, thành phố BM, tỉnh Đắk Lắk, có mặt.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty cổ phần cà phê Đ: Luật sư Phạm Trường K - Chi nhánh công ty luật TNHH HK& I – đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 85 ĐTC, P. TT, thành phố BM, tỉnh Đắk Lắk, có mặt.

- Người kháng cáo: Bị đơn Công ty cổ phần cà phê Đ.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Nguyên đơn bà Trịnh Thị A trình bày:

Vào ngày 25/8/2011, bà A có đơn xin hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên gửi Công ty TNHH MTV cà phê Đ (Nay là Công ty cổ phần cà phê Đ) để nhận khoán chăm sóc vườn cây cà phê Vối trồng năm 1988 của Công ty có diện tích 10.440m2. Trên cơ sở đơn của tôi thì vào ngày 27/8/2011, giữa tôi và Công ty đã ký Hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên số 210/2011/HĐ-GK với nhau.

Theo hợp đồng số 210/2011/HĐ-GK ngày 27/8/2011 thì bà A đã nhận khoán chăm sóc vườn cây cà phê Vối của Công ty có diện tích 10.440m2, diện tích bờ lô 1.526 m2. Địa điểm đất giao khoán thuộc đội 15/2, thửa đất số 42a, tờ bản đồ số 09 địa chỉ thửa đất: thuộc xã HĐ, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên giá vườn cây khi nhận khoán có giá là: 28.454.887đồng. Giá trị vườn cây còn lại: 16.973.231đồng. Phần giá trị vườn cây trên đất Công ty góp 51%, chủ hộ góp 49%. Thời hạn giao khoán là 04 năm, sau đó gia hạn đến niên vụ 2019-2020, tính từ ngày ký kết hợp đồng. Gia hạn trên hợp đồng chính, không ký phụ lục hợp đồng. Hiện nay bà A đã hết thời hạn hợp đồng với Công ty nhưng hai chưa hai bên chưa thanh lý, chưa chấm dứt hợp đồng và tôi vẫn đang là người trực tiếp quản lý diện tích nhận khoán. Mức giao khoán hằng năm tôi phải nộp về Công ty theo thoả thuận trong Hợp đồng giao khoán. Kể từ khi nhận khoán vườn cây cho đến niên vụ cà phê 2017-2018, bà A đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc vườn cây theo đúng quy định của Công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp sản phẩm theo Hợp đồng giao khoán vườn cây đã ký với Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì bà A phát hiện Công ty có sự gian lận. Cụ thể: bà A phát hiện Công ty đã gian lận chi phí nhân công cho diện tích 01ha của bà A trong 07 năm (từ năm 2011-2017); đã gian lận sản phẩm cà phê quả tươi làm thành cà phê quy nhân cho diện tích 01ha của tôi trong 07 năm (từ năm 2011-2017) và gian lận tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương trong 20 năm của bà A cho diện tích 01ha (từ năm 1998-2018) mà Công ty đã thu của bà A luôn phần 51% lẽ ra Công ty phải chịu.

Do đó, bà A đã khởi kiện Công ty đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại chi phí đã gian lận trong tính toán chi phí nhân công của bà A cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là: 86.954.753,2đồng; Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại số cà phê quả tươi đã gian lận của bà A cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là: 24.304.000đồng; Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà A số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 1998-2018) là 5.100.000đồng. Tổng cộng là: 116.358.753,2đồng.

Theo hợp đồng, diện tích bà A nhận khoán với Công ty là 1,044ha nhưng đơn khởi kiện bà A yêu cầu tính diện tích 01ha. Việc khởi kiện là tính tròn số. Đối với diện tích dôi dư 0,044ha thì bà A không khởi kiện nên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Bà A chỉ khởi kiện đối với diện tích 01ha, nên đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà A tổng số tiền là 116.358.753,2đồng (Một trăm mười sáu triệu, ba trăm năm mươi tám nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng) đối với cả ba yêu cầu.

Quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa sơ thẩm bà A xin rút một phần nội dung yêu cầu khởi kiện. Hiện tại bà A chỉ yêu cầu Tòa án xem xét buộc Công ty cổ phần cà phê Đ trả cho bà 1.785.000đồng chi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 2011-2017).

* Nguyên đơn ông Nguyễn Văn B trình bày:

Vào ngày 25/8/2011, ông B có đơn xin hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên gửi Công ty TNHH MTV cà phê Đ (Nay là Công ty cổ phần cà phê Đ) để nhận khoán chăm sóc vườn cây cà phê Vối trồng năm 1979 của Công ty có diện tích 10.855m2. Trên cơ sở đơn của ông B thì vào ngày 27/8/2011, giữa ông B và Công ty đã ký Hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên số 222/2011/HĐ-GK với nhau.

Theo hợp đồng số 222/2011/HĐ-GK ngày 27/8/2011 thì ông B đã nhận khoán chăm sóc vườn cây cà phê Vối của Công ty có diện tích 10.855m2, diện tích bờ lô 1.576 m2. Địa điểm đất giao khoán thuộc đội 15/2, thửa đất số 31b, tờ bản đồ số 10 địa chỉ thửa đất: thuộc xã HĐ, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên giá vườn cây khi nhận khoán có giá là: 40.799.357đồng; Giá trị vườn cây còn lại: 24.040.318đồng. Phần giá trị vườn cây trên đất Công ty góp 51%, chủ hộ góp 49%. Thời hạn giao khoán là 04 năm sau đó gia hạn đến năm 2019, tính từ ngày ký kết hợp đồng. Hiện nay ông B đã hết thời hạn hợp đồng với Công ty nhưng hai chưa hai bên chưa thanh lý, chưa chấm dứt hợp đồng và ông B vẫn đang là người trực tiếp quản lý diện tích nhận khoán. Mức giao khoán hằng năm tôi phải nộp về Công ty theo thoả thuận trong Hợp đồng giao khoán. Kể từ khi nhận khoán vườn cây cho đến niên vụ cà phê 2017-2018, ông B đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc vườn cây theo đúng quy định của Công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp sản phẩm theo Hợp đồng giao khoán vườn cây đã ký với Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì ông B phát hiện Công ty có sự gian lận. Cụ thể: Ông B phát hiện Công ty đã gian lận chi phí nhân công cho diện tích 01ha của ông B trong 07 năm (từ năm 2011-2017); đã gian lận sản phẩm cà phê quả tươi làm thành cà phê quy nhân cho diện tích 01ha của tôi trong 07 năm (từ năm 2011-2017) và gian lận tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương trong 20 năm của ông B cho diện tích 01ha (từ năm 1998-2018) mà Công ty đã thu của ông B luôn phần 51% lẽ ra Công ty phải chịu.

Do đó, ông B đã khởi kiện Công ty đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại chi phí đã gian lận trong tính toán chi phí nhân công của ông B cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là: 86.954.753,2đồng; Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại số cà phê quả tươi đã gian lận của ông B cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là: 24.304.000đồng; Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông B số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 1998-2018) là 5.100.000đồng. Tổng cộng là: 116.358.753,2đồng.

Theo hợp đồng, diện tích ông B nhận khoán với Công ty là 1,0855ha nhưng đơn khởi kiện tôi yêu cầu tính diện tích 01ha. Việc khởi kiện là tính tròn số. Đối với diện tích dôi dư 0,0855ha thì ông B không khởi kiện nên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Ông B chỉ khởi kiện đối với diện tích 01ha, nên đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông B tổng số tiền là 116.358.753,2đồng (Một trăm mười sáu triệu, ba trăm năm mươi tám nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng) của cả ba yêu cầu.

Quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa sơ thẩm ông B xin rút một phần nội dung yêu cầu khởi kiện. Hiện tại ông B chỉ yêu cầu Tòa án xem xét buộc Công ty cổ phần cà phê Đ trả cho ông 1.785.000đồng chi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 2011-2017).

* Nguyên đơn bà Phạm Thị C trình bày:

Vào ngày 25/8/2011, bà C có đơn xin hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên gửi Công ty TNHH MTV cà phê Đ (Nay là Công ty cổ phần cà phê Đ) để nhận khoán chăm sóc vườn cây cà phê Vối trồng năm 1984 của Công ty có diện tích 11.030m2. Trên cơ sở đơn của bà C thì vào ngày 27/8/2011, giữa bà C và Công ty đã ký Hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên số 241/2011/HĐ-GK với nhau.

Theo hợp đồng số 241/2011/HĐ-GK ngày 27/8/2011, thì bà C đã nhận khoán chăm sóc vườn cây cà phê Vối của Công ty có diện tích 11.030m2, diện tích bờ lô 1.602m2. Địa điểm đất giao khoán thuộc đội 15/2, thửa đất số 12, tờ bản đồ số 09 địa chỉ thửa đất: thuộc xã HĐ, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên giá vườn cây khi nhận khoán có giá là: 42.775.158đồng. Giá trị vườn cây còn lại: 27.538.482đồng. Phần giá trị vườn cây trên đất Công ty góp 51%, chủ hộ góp 49%. Thời hạn giao khoán là 05 năm, sau đó gia hạn đến niên vụ 2020-2021, tính từ ngày ký kết hợp đồng. Gia hạn trên hợp đồng chính, không ký phụ lục hợp đồng. Mức giao khoán hằng năm tôi phải nộp về Công ty theo thoả thuận trong Hợp đồng giao khoán. Kể từ khi nhận khoán vườn cây cho đến niên vụ cà phê 2017-2018, bà C đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc vườn cây theo đúng quy định của Công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp sản phẩm theo Hợp đồng giao khoán vườn cây đã ký với Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì bà C phát hiện Công ty có sự gian lận. Cụ thể: Bà C phát hiện Công ty đã gian lận chi phí nhân công cho diện tích 01ha của bà C trong 07 năm (từ năm 2011-2017); đã gian lận sản phẩm cà phê quả tươi làm thành cà phê quy nhân cho diện tích 01ha của tôi trong 07 năm (từ năm 2011-2017) và gian lận tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương trong 20 năm của bà C cho diện tích 01ha (từ năm 1998-2018) mà Công ty đã thu của bà C luôn phần 51% lẽ ra Công ty phải chịu.

Do đó, bà C đã khởi kiện Công ty đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại chi phí đã gian lận trong tính toán chi phí nhân công của bà C cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là: 86.954.753,2đồng; Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại số cà phê quả tươi đã gian lận của bà C cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là: 24.304.000đồng; Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà C số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 1998-2018) là 5.100.000đồng. Tổng cộng là: 116.358.753,2đồng.

Theo hợp đồng, diện tích bà C nhận khoán với Công ty là 1,103ha nhưng đơn khởi kiện tôi yêu cầu tính diện tích 01ha. Việc khởi kiện là tính tròn số. Đối với diện tích dôi dư 0,103ha thì bà C không khởi kiện nên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Bà C chỉ khởi kiện đối với diện tích 01ha, nên đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà C tổng số tiền là 116.358.753,2đồng (Một trăm mười sáu triệu, ba trăm năm mươi tám nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng) của cả ba yêu cầu.

Quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa sơ thẩm bà C xin rút một phần nội dung yêu cầu khởi kiện. Hiện tại bà C chỉ yêu cầu Tòa án xem xét buộc Công ty cổ phần cà phê Đ trả cho bà 1.020.000đồng chi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha từ năm 2014-2017.

* Nguyên đơn ông Nguyễn Trí L trình bày:

Vào ngày 25/8/2011, ông L có đơn xin hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên gửi Công ty TNHH MTV cà phê Đ (Nay là Công ty cổ phần cà phê Đ) để nhận khoán chăm sóc vườn cây cà phê Vối trồng năm 1990 của Công ty có diện tích 11.770m2. Trên cơ sở đơn của ông L thì vào ngày 27/8/2011, giữa ông L và Công ty đã ký Hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên số 147/2011/HĐ-GK với nhau.

Theo hợp đồng số 147/2011/HĐ-GK ngày 27/8/2011, thì ông L đã nhận khoán chăm sóc vườn cây cà phê Vối của Công ty có diện tích 11.770m2, diện tích bờ lô 1.709m2. Địa điểm đất giao khoán thuộc đội 15/1, thửa đất số 78, tờ bản đồ số 14 địa chỉ thửa đất: thuộc xã HĐ, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên giá vườn cây khi nhận khoán có giá là: 58.103.873đồng. Giá trị vườn cây còn lại: 34.659.163đồng. Phần giá trị vườn cây trên đất Công ty góp 51%, chủ hộ góp 49%. Thời hạn giao khoán là 06 năm, sau đó gia hạn đến năm 2022-2023, tính từ ngày ký kết hợp đồng. Mức giao khoán hằng năm ông L phải nộp về Công ty theo thoả thuận trong Hợp đồng giao khoán. Kể từ khi nhận khoán vườn cây cho đến niên vụ cà phê 2017-2018, ông L đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc vườn cây theo đúng quy định của Công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp sản phẩm theo Hợp đồng giao khoán vườn cây đã ký với Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì ông L phát hiện Công ty có sự gian lận. Cụ thể: Ông L phát hiện Công ty đã gian lận chi phí nhân công cho diện tích 01ha của ông L trong 07 năm (từ năm 2011-2017); đã gian lận sản phẩm cà phê quả tươi làm thành cà phê quy nhân cho diện tích 01ha của ông L trong 07 năm (từ năm 2011-2017) và gian lận tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương trong 20 năm của ông L cho diện tích 01ha (từ năm 1998-2018) mà Công ty đã thu của ông L luôn phần 51% lẽ ra Công ty phải chịu.

Do đó, ông L đã khởi kiện Công ty đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại chi phí đã gian lận trong tính toán chi phí nhân công của ông L cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là:

86.954.753,2đồng; Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại số cà phê quả tươi đã gian lận của ông L cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là: 24.304.000đồng; Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông L số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 1998-2018) là 5.100.000đồng. Tổng cộng là: 116.358.753,2đồng.

Theo hợp đồng, diện tích ông L nhận khoán với Công ty là 1,177ha nhưng đơn khởi kiện tôi yêu cầu tính diện tích 01ha. Việc khởi kiện là tính tròn số. Đối với diện tích dôi dư 0,177ha thì ông L không khởi kiện nên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Ông L chỉ khởi kiện đối với diện tích 01ha, nên đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông L tổng số tiền là 116.358.753,2đồng (Một trăm mười sáu triệu, ba trăm năm mươi tám nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng) của cả ba yêu cầu.

Quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa sơ thẩm ông L xin rút một phần nội dung yêu cầu khởi kiện. Hiện tại ông L chỉ yêu cầu Tòa án xem xét buộc Công ty cổ phần cà phê Đ trả cho ông 1.785.000đồng chi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha từ năm 2011-2017.

* Nguyên đơn ông Nguyễn Thanh D và bà Trịnh Thị X là người đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Thanh D tại cấp sơ thẩm trình bày:

Ông Nguyễn Thanh D còn có tên gọi khác là Nguyễn Thành D. Vào ngày 25/8/2011, ông D có đơn xin hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên gửi Công ty TNHH MTV cà phê Đ (Nay là Công ty cổ phần cà phê Đ) để nhận khoán chăm sóc vườn cây cà phê Vối trồng năm 1979 của Công ty có diện tích 8930m2. Trên cơ sở đơn của ông D thì vào ngày 27/8/2011, giữa ông D và Công ty đã ký Hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên số 125/2011/HĐ-GK với nhau.

Theo hợp đồng số 125/2011/HĐ-GK ngày 27/8/2011, thì ông D đã nhận khoán chăm sóc vườn cây cà phê Vối của Công ty có diện tích 8.930m2, diện tích bờ lô 1.297m2. Địa điểm đất giao khoán thuộc đội 15/1, thửa đất số 17, tờ bản đồ số 14 địa chỉ thửa đất: thuộc xã HĐ, huyện KP, tỉnh Đắk Lắk. Nguyên giá vườn cây khi nhận khoán có giá là: 33.564.096đồng. Giá trị vườn cây còn lại: 19.777.310đồng. Phần giá trị vườn cây trên đất Công ty góp 51%, chủ hộ góp 49%. Thời hạn giao khoán là 04 năm, sau đó gia hạn đến niên vụ 2019-2020, tính từ ngày ký kết hợp đồng. Mức giao khoán hằng năm ông Nguyễn Thanh D nộp về Công ty theo thoả thuận trong Hợp đồng giao khoán. Kể từ khi nhận khoán vườn cây cho đến niên vụ cà phê 2017-2018, ông D đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc vườn cây theo đúng quy định của Công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp sản phẩm theo Hợp đồng giao khoán vườn cây đã ký với Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì ông D phát hiện Công ty có sự gian lận. Cụ thể: Ông D phát hiện Công ty đã gian lận chi phí nhân công cho diện tích 01ha của ông trong 07 năm (từ năm 2011-2017); đã gian lận sản phẩm cà phê quả tươi làm thành cà phê quy nhân cho diện tích 01ha của ông trong 07 năm (từ năm 2011-2017) và gian lận tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương trong 20 năm của ông cho diện tích 01ha (từ năm 1998-2018) mà Công ty đã thu của ông luôn phần 51% lẽ ra Công ty phải chịu.

Do đó, ông D đã khởi kiện Công ty đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại chi phí đã gian lận trong tính toán chi phí nhân công của ông cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là: 86.954.753,2đồng; Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại số cà phê quả tươi đã gian lận của ông cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là: 24.304.000đồng; Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 1998-2018) là 5.100.000đồng. Tổng cộng là:

116.358.753,2đồng.

Tuy nhiên, sau khi xem xét lại hợp đồng đo diện tích nhận khoán của ông D với Công ty là 8930m2 (tương ứng với 0,893ha) nên ông D sửa đổi lại nội dung yêu cầu khởi kiện. Quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa sơ thẩm ông D xin rút một phần nội dung yêu cầu khởi kiện. Hiện nay ông D khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét buộc Công ty cổ phần cà phê Đ trả cho ông 1.138.575đồng chi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 0,893ha từ năm 2011-2015.

* Đại diện theo ủy quyền của bị đơn Công ty cổ phần cà phê Đ ông Phạm Đình H trình bày:

Công ty cổ phần cà phê Đ (Trước đây là Công ty TNHH MTV cà phê Đ) xác nhận là giữa Công ty với bà Trịnh Thị A, ông Nguyễn Văn B, bà Phạm Thị C, ông Nguyễn Trí L, ông Nguyễn Thanh D có ký hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên với nhau. Cụ thể:

* Đối với bà Trịnh Thị A: Vào ngày 27/8/2011, giữa bà Trịnh Thị A với Công ty Công ty TNHH MTV cà phê Đ (Nay là Công ty cổ phần cà phê Đ) đã ký Hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên số 210/2011/HĐ-GK với nhau.

* Đối với ông Nguyễn Văn B: Vào ngày 27/8/2011, giữa ông Nguyễn Văn B với Công ty Công ty TNHH MTV cà phê Đ (Nay là Công ty cổ phần cà phê Đ) đã ký Hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên số 222/2011/HĐ- GK với nhau.

* Đối với bà Phạm Thị C: Vào ngày 27/8/2011, giữa bà Phạm Thị C với Công ty Công ty TNHH MTV cà phê Đ (Nay là Công ty cổ phần cà phê Đ) đã ký Hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên số 241/2011/HĐ-GK với nhau.

* Đối với ông Nguyễn Trí L: Vào ngày 27/8/2011, giữa ông Nguyễn Trí L với Công ty Công ty TNHH MTV cà phê Đ (Nay là Công ty cổ phần cà phê Đ) đã ký Hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên số 147/2011/HĐ- GK với nhau.

* Đối với ông Nguyễn Thanh D (còn gọi là Nguyễn Thành D): Vào ngày 27/8/2011, giữa ông Nguyễn Thanh D (còn gọi là Nguyễn Thành D) với Công ty Công ty TNHH MTV cà phê Đ (Nay là Công ty cổ phần cà phê Đ) đã ký Hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên số 125/2011/HĐ-GK với nhau.

Kể từ khi nhận khoán vườn cây cho đến niên vụ cà phê 2017-2018, bà Trịnh Thị A, ông Nguyễn Văn B, bà Phạm Thị C, ông Nguyễn Trí L, ông Nguyễn Thanh D đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc vườn cây theo đúng quy định của Công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp sản phẩm theo Hợp đồng giao khoán vườn cây đã ký với Công ty. Tuy nhiên, đến niên vụ thu hoạch cà phê 2018-2019 và 2019-2020, thì các ông bà đã không thực hiện nghĩa vụ giao nộp sản phẩm cà phê quả tươi cho Công ty theo đúng cam kết trong Hợp đồng. Sau đó các ông bà đã làm đơn khởi kiện yêu cầu Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại chi phí đã gian lận trong tính toán chi phí nhân công của các ông bà cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là:

86.954.753,2đồng/người; buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại số cà phê quả tươi đã gian lận của các ông bà cho diện tích 01ha trong 07 năm (từ 2011-2017) là:

24.304.000đồng/người; buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho các ông bà số tiền thủy lợi phí cho diện tích 01ha tiền khấu hao kênh mương (từ năm 1998- 2018) là 5.100.000 đồng/người.

Tổng cộng là: 116.358.753,2đồng/người. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm các đồng nguyên đơn xin rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với yêu cầu trả lại chi phí gian lận trong tính toán chi phí nhân công, yêu cầu trả lại số cà phê quả tươi và một phần tiền khấu hao kênh mương phía bị đơn không có ý kiến gì.

Đối với yêu cầu của bà A, ông B, ông L buộc Công ty trả lại chi phí tiền khấu hao kênh mương từ năm 2011-2017; yêu cầu khởi kiện của bà C buộc Công ty trả lại chi phí tiền khấu hao kênh mương từ năm 2014-2017, yêu cầu của ông D buộc Công ty trả lại chi phí tiền khấu hao kênh mương từ năm 2011-2015 Công ty cà phê Đ không đồng ý vì: Giữa bà Trịnh Thị A, ông Nguyễn Văn B, bà Phạm Thị C, ông Nguyễn Trí L, ông Nguyễn Thanh D và Công ty TNHH MTV cà phê Đ (Nay là Công ty cổ phần cà phê Đ) đã ký hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên với nhau là dựa trên Bộ luật dân sự, Nghị định số 135/2005/NĐ-CP, ngày 08/11/2005 của Chính phủ, Thông tư số 102/2006/TT-BNN, ngày 13/11/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quyết định số 1399/QĐ-UBND, ngày 08/6/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk, Nghị quyết hội nghị đại biểu người lao động ngày 26/3/2010, Biên bản họp mở rộng tham gia góp ý kiến phương án khoán gọn vườn cà phê ngày 10 tháng 02 năm 2011 và từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty, Phương án khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên mà nòng cốt của phương án là trên cơ sở kế thừa và có sửa đổi “Phương án Hợp đồng hợp tác đầu tư & phân chia sản phẩm” mà Công ty đã thực hiện từ năm 1998 đến năm 2010. Việc ký hợp đồng giữa bà Trịnh Thị A, ông Nguyễn Văn B, bà Phạm Thị C, ông Nguyễn Trí L, ông Nguyễn Thanh D với Công ty là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không bị lừa dối. Và trước khi ký hợp đồng thì có hội đồng xét duyệt đơn, sau đó Tổng giám đốc thay mặt Công ty ký hợp đồng với các ông bà theo quy định của pháp luật.

Công đoạn tưới nước là một công đoạn chủ yếu của việc sản xuất kinh doanh cây cà phê. Do đó, về công lao động sống đã được tính vào chi phí sản xuất trên 01ha cà phê (phần 51% = 3.397.205đồng). Tại trang 9, 10 (phương án khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên đã được UBND tỉnh phê duyệt đã ghi rõ). Như vậy, nếu gia đình tưới nước từ kênh mương của Công ty thì phải trả lại tiền khấu hao kênh mương, thủy lợi cho Công ty phần 49% là 245.000đồng/ha/năm. Trong phần tính toán chi phí đầu tư để khấu trừ sản phẩm, Công ty đã trả 255.000đồng/ha/năm (khấu hao kênh mương phần 51%) cho người nhận khoán. Trong các năm từ năm 2011 đến năm 2017, Công ty có thu 100% tiền khấu hao kênh mương của bà Trịnh Thị A, ông Nguyễn Văn B, bà Phạm Thị C, ông Nguyễn Trí L, ông Nguyễn Thanh D.

Việc Công ty thu tiền khấu hao kênh mương của các ông bà 100% là đúng theo hợp đồng tại điểm c khoản 2 Điều 2, điểm h khoản 2 Điều 3 của các hợp đồng và tại trang 10 của Bảng phương án khoán gọn. Do đó, đề nghị Tòa án bác đơn khởi kiện của các đồng nguyên đơn.

Tại Bản án số 12/2021/DS-ST, ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Toà án nhân dân huyện KP, tỉnh Đắk Lắk đã quyết định:

- Căn cứ Điều 5, khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147, điểm c khoản 1 Điều 217, Điều 218, Điều 219, điểm b khoản 2 Điều 227, Điều 228, Điều 238, Điều 244, Điều 271 và Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự;

- Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015; Các Điều 388, 390, 392, 412, 414, 501, 502, 503, 506 của Bộ luật dân sự năm 2005; Các Điều 7, 8, 9, 10, 12 của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP, ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ; Thông tư số 102/2006/TT-BNN, ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP, ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ; Luật đất đai năm 2003.

- Căn cứ Điều 24, Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Trịnh Thị A:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Trịnh Thị A về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 2011-2017) với số tiền là 1.785.000đồng (Một triệu, bảy trăm tám mươi lăm nghìn đồng).

- Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của bà Trịnh Thị A về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà tổng số tiền là: 114.573.753,2đồng (Một trăm mười bốn triệu, năm trăm bảy mươi ba nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng).

Bà Trịnh Thị A được quyền khởi kiện lại đối với số tiền trên theo quy định của pháp luật.

2. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Văn B:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn B về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 2011-2017) với số tiền là 1.785.000đồng (Một triệu, bảy trăm tám mươi lăm nghìn đồng).

- Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn B về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông tổng số tiền 114.573.753,2đồng (Một trăm mười bốn triệu, năm trăm bảy mươi ba nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng).

Ông Nguyễn Văn B được quyền khởi kiện lại đối với số tiền trên theo quy định của pháp luật.

3. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phạm Thị C:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị C về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 2014-2017) với số tiền là 1.020.000đồng (Một triệu, không trăm hai mươi nghìn đồng).

- Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị C về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà tổng số tiền là 115.338.753,2đồng (Một trăm mười lăm triệu, ba trăm ba mươi tám nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng).

Bà Phạm Thị C được quyền khởi kiện lại đối với số tiền trên theo quy định của pháp luật.

4. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Trí L:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Trí L về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 2011-2017) với số tiền là 1.785.000đồng (Một triệu, bảy trăm tám mươi lăm nghìn đồng).

- Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Trí L về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông tổng số tiền là 114.573.753,2đồng (Một trăm mười bốn triệu, năm trăm bảy mươi ba nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng).

Ông Nguyễn Trí L được quyền khởi kiện lại đối với số tiền trên theo quy định của pháp luật.

5. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Thanh D:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Thanh D về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 0,893ha (từ năm 2011-2015) với số tiền là 1.138.575đồng (Một triệu, một trăm ba mươi tám nghìn, năm trăm bảy mươi lăm đồng).

- Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Thanh D về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông tổng số tiền là 115.220.178,2đồng (Một trăm mười lăm triệu, hai trăm hai mươi nghìn, một trăm bảy mươi tám phẩy hai đồng).

Ông Nguyễn Thanh D được quyền khởi kiện lại đối với số tiền trên theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về án phí, lãi suất trong giai đoạn thi hành án và quyền kháng cáo cho các đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 01/02/2021 bị đơn Công ty cổ phần cà phê Đ kháng cáo bản án sơ thẩm số 12/2021/DS-ST, ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Toà án nhân dân huyện KP với nội dung:

Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án theo hướng không buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải chi trả tiền khấu hao hồ đập, kênh mương từ năm 2011 đến 2017 cho các đồng nguyên đơn. Công ty đã thông báo cho các đồng nguyên đơn đến để cho trả chi phí khấu hao kênh mương nhưng vẫn cố tình không nhận tiền, đây là lỗi của các nguyên đơn chứ không phải lỗi của công ty nên công ty không phải chịu trách nhiệm và đề nghị xem xét lại phần án phí.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho rằng:

Về tố tụng: Trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký, các đương sự đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung: Tại tờ trình số 22/TTr-CTTNHH, ngày 12/2/2019; Thông báo số 72/TB-Cty, ngày 24/4/2019; Thông báo số 714/TB-Cty, ngày 07/11/2020 của Công ty TNHH MTV cà phê Đ thừa nhận Công ty đã thu sai khoản tiền khấu hao kênh mương, hồ đập của người nhận khoán từ năm 2011 đến năm 2017, có bảng kê chi tiết cụ thể từng hộ nhận khoán được nhận lại tiền. Do đó, Công ty phải chịu trách nhiệm.

Tại hợp đồng khoán không quy định rõ số tiền khấu hao kênh mương cụ thể phải nộp mà quy định đơn giá sẽ được thỏa thuận tại hội nghị người lao động hàng năm nhưng Công ty không thỏa thuận giá với người nhận khoán. Áp dụng các khoản 1, 7, 8 Điều 409 của Bộ luật dân sự 2005 để giải thích hợp đồng dân sự bản án sơ thẩm buộc bị đơn phải trả lại tiền khấu hao kênh mương cho người nhận khoán là phù hợp với quy định của pháp luật.

Về án phí dân sự sơ thẩm: Bản án sơ thẩm buộc bị đơn phải chịu án phí trên yêu cầu khởi kiện của từng nguyên đơn là không chính xác mà cần sửa lại phần án phí dân sự sơ thẩm, buộc bị đơn phải chịu án phí trên tổng số tiền mà bị đơn có nghĩa vụ hoàn trả cho nguyên đơn. Do đó, đề nghị HĐXX áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 – chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn, sửa một phần bản án về phần án phí.

Ngưi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty cổ phần cà phê Đ Luật sư Phạm Trường K trình bày:

Đối với yêu cầu của các nguyên đơn đề nghị Công ty cà phê Đ trả lại tiền khấu hao kênh mương Công ty không đồng ý vì:

Điều 1 hợp đồng giao khoán ghi rõ: “Bên A khoán gọn vườn cây cho bên B trực tiếp đầu tư, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch và giao nộp sản phẩm cà phê”. Như vậy, Công ty đã khoán gọn việc đầu tư, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch là 713kg cà phê nhân tương ứng với trên 21.399.312đồng tại trang 9, 10 phương án khoán.

Công đoạn tưới nước là một công đoạn chủ yếu của việc sản xuất kinh doanh cây cà phê. Do đó, về công lao động sống đã được tính vào chi phí sản xuất trên 01ha cà phê (phần 51% = 3.397.205đồng). Tại trang 9, 10 phương án khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên đã được UBND tỉnh phê duyệt đã ghi rõ là 500.000đồng/ha/năm. Trong đó phần 51% là 255.000đồng là trách nhiệm của Công ty, 41% là 245.000đồng là trách nhiệm của người nhận khoán.

Tại điển c, khoản 2 điều 2 các hợp đồng giao khoán thể hiện: “Khi vào vụ tưới nước cho cà phê, Công ty mở nước cho bên B tưới với diện tích tưới mương. Diện tích tưới mương Công ty sẽ thu tiền khấu hao hồ đập kênh mương theo đơn giá quy định tại hội nghị người lao động hằng năm”, đồng thời điểm h khoản 2 Điều 3 của hợp đồng nêu rõ nghĩa vụ của bên B “Đối với diện tích tưới nước trên hệ thống hồ đập, kênh mương của Công ty thì phải nộp tiền khấu hao hồ đập kênh mương cho bên A theo đơn giá quy định tại hội nghị người lao động hằng năm”. Như vậy, các nguyên đơn tưới nước từ kênh mương thì ngoài việc phải trả tiền khấu hao kênh mương 49% người nhận khoán phả trả lại phần 51%. Do đó, công ty thu 100% tiền khấu hao kênh mương là đúng với hợp đồng đã ký kết. Từ năm 2011 đến 2017 người nhận khoán đều thực hiện nộp đúng và đủ không có ý kiến gì.

Bản án sơ thẩm nhận định “Công ty thu tiền khấu hao kênh mương phần 51% của Công ty từ các ông bà mà lẽ ra phần 51% này công ty phải chịu. Nên Công ty phải chịu trách nhiệm chi trả lại số tiền đã thu sai này…Công ty cố ý thu sai, làm trái với nội dung bảng phương án khoán của UBND tỉnh phê duyệt” là không hợp lý, không đúng với điểm c khoản 2 Điều 2, điểm h khoản 2 Điều 3 hợp đồng giao khoán đã ký kết.

Công ty và người nhận khoán ký hợp đồng theo chu kỳ, thời hạn hợp đồng là 4 năm. Như vậy chỉ cần thay đổi bất cứ khoản mục nào trong 11 mục chi phí được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1399 thì đều ảnh hưởng đến các điều khoản giao kết trong hợp đồng, đặc biệt là sản lượng khoán cùng như sản lượng ăn chia sản phẩm. Do đó, tại hội nghị người lao động hàng năm không thỏa thuận về giá mà thống nhất giá đã được UBND tỉnh phê duyệt trong Quyết định số 1399.

Tòa án sơ thẩm căn cứ vào Công văn 2832/UBND-KT, ngày 11/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk để giải quyết vụ án là chưa chính xác. Vì trong quá trình tham gia tố tụng Công ty đã thừa nhận do Công ty tham mưu sai dẫn đến việc UBND tỉnh ban hành công văn 2832/UBND-KT, ngày 11/4/2019 về việc thanh toán tiền khấu hao kênh mương hồ đập là chưa đúng. Ngày 06/1/2021 Công ty đã làm tờ trình xin chủ trương dừng thanh toán tiền khấu hao kênh mương hồ đập. Ngày 08/6/2021 Sở tài chính ban hành báo cáo số 886/STC-BC, với nội dung Sở Tài chính chưa rà soát kỹ phương án khoán, hợp đồng giao khoán nên tham mưu cho UBND tỉnh ban hành công văn 2832/UBND-KT, ngày 11/4/2019 là chưa phù hợp và thừa nhận sai sót thuộc trách nhiệm của Sở Tài chính, Công ty TNHH MTV cà phê Đ. Ngày 26/4/2021 UBND tỉnh ban hành công văn số 3489/UBND-KT yêu cầu Công ty dừng chi trả tiền khấu hao kênh mương cho người nhận khoán. Ngày 07/6/2021 UBND tỉnh ban hành công văn số 4987/UBND-KT thu hồi công văn số 3489/UBND-KT. Như vậy, công văn 2832/UBND-KT, ngày 11/4/2019 là văn bản chưa chính xác nhưng bản án sơ thẩm lại căn cứ vào công văn này để giải quyết vụ án là không có căn cứ.

Trường hợp công văn 2832/UBND-KT, ngày 11/4/2019 là phù hợp thì theo quy định tại điểm b, điều 75 Luật Doanh nghiệp 2014 UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chủ quản. Công ty TNHH MTV cà phê Đ buộc phải thực hiện theo công văn 2832/UBND-KT, ngày 11/4/2019 của UBND tỉnh. Do đó, Công ty đã tiến hành thông báo chi trả hai lần nhưng các nguyên đơn cố tình không nhận thì đó là lỗi của nguyên đơn, Công ty không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 3, điều 302 BLDS 2005, khoản 3 điều 351 BLDS 2015.

Bản án sơ thẩm không đưa UBND tỉnh Đắk Lắk và đội trưởng đội sản xuất vào tham gia tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty. Do đó, đề nghị cấp phúc thẩm hủy một phần bản án dân sự sơ thẩm để giải quyết lại yêu cầu trả lại tiền khấu hao kênh mương và xem xét lại phần án phí dân sự sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ các tài liệu chứng cứ, lời trình bày của các đương sự, ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về thủ tục tố tụng: Đơn kháng cáo của bị đơn Công ty cổ phần cà phê Đ trong hạn luật định và có nộp tạm ứng án phí DSPT là hợp lệ nên được xem xét theo trình tự phúc thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm các đồng nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt. Do đó, HĐXX căn cứ khoản 2 Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự để xét xử vắng mặt các đồng nguyên đơn.

Tại phiên tòa phúc thẩm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn cho rằng cấp sơ thẩm không đưa UBND tỉnh Đắk Lắk và đội trưởng đội sản xuất vào tham gia tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty. Xét thấy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chủ quản, mối quan hệ giữa UBND tỉnh Đắk Lắk, Công ty cổ phần cà phê Đ, đội trưởng đội sản xuất là mối quan hệ là quan hệ hành chính giữa cơ quan quản lý hành chính với đơn vị trực thuộc nên việc đưa UBND tỉnh Đắk Lắk và đội trưởng đội sản xuất vào tham gia tố tụng là không cần thiết. Do đó, kháng cáo của bị đơn không có cơ sở xem xét.

[2] Về nội dung:

[2.1] Bị đơn kháng cáo cho rằng Công ty cà phê Đ tiến hành chi trả tiền khấu hao kênh mương cho các nguyên đơn nhưng các nguyên đơn cố tình không nhận tiền đây là lỗi của nguyên đơn chứ không phải Công ty không chi trả nên Công ty không phải chịu trách nhiệm.

HĐXX xét thấy, quá trình giao khoán Công ty xác nhận đã thu sai 51% tiền khấu hao kênh mương nên đồng ý trả lại cho các hộ nhận khoán, Công ty đã thông báo nhưng các nguyên đơn không đến nhận tiền. Tuy nhiên, quá trình tham gia tố tụng đến phiên tòa phúc thẩm đại diện theo ủy quyền của Công ty cà phê Đ cho rằng việc Công ty thu tiền khấu hao kênh mương 100% của người nhận khoán là đúng nên không chấp nhận trả lại tiền cho các nguyên đơn làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp, phát sinh quyền khởi kiện của các nguyên đơn, kháng cáo của bị đơn không có căn cứ.

[2.2] Tại phương án khoán gọn vườn cây cà phê cho hộ nông trường viên đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt theo Quyết định số 1399/QĐ-UBND, ngày 08/6/2011 thể hiện việc thu sản lượng khoán 700kg cà phê nhân xô/ha là dựa vào năng xuất, sảng lượng giao khoán của phương án hợp đồng hợp tác đầu tư phân chia sản phẩm 51%-49% từ năng xuất 2.800kg nhân/ha, được phân chia Công ty phần 51% 1.428kg, người lao động 1.372kg.

Về chi phí sản xuất trên 1ha công ty phải chịu 51%, người lao động phải chịu 49%. Theo quyết định trên Công ty thực hiện khoán gọn các khoản chi phí 51% đáng lẽ công ty phải chịu cho người lao động (bao gồm 11 mục chi phí trong đó có tiền khấu hao kênh mương), khi nộp sản lượng người lao động sẽ được trừ đi 700kg/ha tương đương 51% chi phí công ty phải chịu. Như vậy, thay vì người lao động phải nộp 51% sản lượng về cho công ty tương đương 1.428kg (tỷ lệ công ty được hưởng) thì người lao động chỉ phải nộp 1.428kg – 713kg (phần khoán gọn) = 715kg (quy tròn 700kg cà phê nhân/ha). Do đó, ngoài phần 49% chi phí phải chịu người lao động phải chịu luôn phần 51% chi phí đầu tư của Công ty.

Chi phí khấu hao hồ đập kênh mương là 500.000đồng/ha/năm (chi phí 100% trên vườn cây). Như vậy, phần 51% của Công ty là 255.000đồng/ha/năm, còn lại phần 49% của người nhận khoán là 245.000đồng/ha/năm. Tuy nhiên, Công ty đã khoán và trừ sản lượng cho người lao động thì ngoài 245.000đồng (49%) người lao động phải đóng thêm khoản 255.000đồng (51%) phần của Công ty.

Như vậy, theo phương án khoán gọn Công ty có thu 100% tiền khấu hao kênh mương của bà A, ông B, bà C, ông L, ông D là đúng theo quy định tại trang 10 của Bảng phương án khoán gọn.

Bản án sơ thẩm căn cứ vào Tờ trình số 22/TTr-CTTNHH, ngày 12/02/2019 của Công ty TNHH MTV cà phê Đ với nội dung thừa nhận đã thu nhầm tiền khấu hao kênh mương; Công văn số 2832/UBND-KT, ngày 11 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH MTV cà phê Đ hoàn trả lại khoản tiền khấu hao kênh mương, hồ đập để xác định Công ty thu 51% tiền khấu hao kênh mương của người dân là sai mà không xem xét nội dung của hợp đồng khoán gọn các hộ dân ký kết với Công ty cà phê Đ là thiếu sót.

Tại hợp đồng khoán gọn vườn cây cà phê mà bà A, ông B, bà C, ông L, ông D đã ký kết với Công ty thì thấy: Tại Điều 1 của các hợp đồng trên có nêu: “1. Bên A khoán gọn vườn cây cà phê cho bên B trực tiếp đầu tư, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch và giao nộp sản phẩm cà phê”. Và tại Điều 2, Điều 3 của Hợp đồng có nêu “Khi vào vụ tưới nước cho cà phê, Công ty mở nước cho bên B tưới với diện tích tưới mương. Diện tích tưới mương Công ty sẽ thu tiền khấu hao hồ đập kênh mương theo đơn giá quy định tại hội nghị người lao động hằng năm”; “Đối với diện tích tưới nước trên hệ thống hồ đập, kênh mương của Công ty thì phải nộp tiền khấu hao hồ đập kênh mương cho bên A theo đơn giá quy định tại hội nghị người lao động hằng năm”. Từ khi ký kết hợp đồng đến nay Công ty có tổ chức hội nghị người lao động nhưng không thỏa thuận đơn giá khấu hao kênh mương hồ đập theo như hợp đồng đã ký kết giữa Công ty và người nhận khoán. Từ năm 2011- 2017 Công ty thông báo cho các hộ nhận khoán nộp 500.000đồng (100% tiền khấu hao mênh mương) là ý chí của Công ty, không có sự thống nhất giữa Công ty và người nhận khoán. Như vậy, Hợp đồng khoán gọn vườn cây do Công ty soạn thảo có điều khoản không rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên đối với chi phí tưới nước hồ đập kênh mương.

Do đó, HĐXX cần áp dụng quy định tại khoản 1, 7, 8 Điều 409 của Bộ luật Dân sự 2005 giải thích hợp đồng dân sự như sau:

“1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí D của các bên để giải thích điều khoản đó.

…………………………….

7. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí D của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí D của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.

8. Trong trường hợp bên mạnh L đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu L thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu L”.

Mặt khác, Công ty là chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, soạn thảo hợp đồng, đồng thời lập tờ trình số 22/TTr-CTTNHH, ngày 12/02/2019 xác định “công ty thu nhầm tiền khấu hao kênh mượn, hồ đập đới với các hộ nhận khoán gọn vườn cà phê có tưới nước trên hệ thống kênh mươn, hồ đập của công ty, thời gian thu nhầm từ năm 2011-2017. Mức khấu hao kênh mươn, hồ đập theo phương án khoán gọn là 500.000đ/ha/năm. Theo quy định của phương án khoán gọn phần Công ty chịu 51% là 255.000đ/ha/năm, phần hộ nhận khoán là 49% là 245.000.000đ/ha/năm. Nay các hộ nhận khoán yêu cầu Công ty phải trả lại số tiền 51% mà Công ty đã thu nhầm. Công ty đã tiến hành kiểm tra rà soát và tính toán cụ thể theo từng năm số tiền mà công ty đã thu nhầm là 255.000đ/ha/năm phải trả cho hộ nhận khoán gọn có tưới nước trên hệ thống kênh mươn, hồ đập của Công ty 7 năm là 1.266.242.988đ”. Công văn số 2832/UBND –KT, ngày 11/4/2019 của UBND tỉnh Đắk Lăk với nội dung đồng ý chủ trương cho Công ty hoàn trả lại khoản tiền khấu hao kênh mươn hồ đập. Ngày 24/4/2019, Công ty ban hành Thông báo số 72/TB-Ct, nội dung “Công ty thanh toán khoản tiền khấu hao kênh mương, hồ đập đã thu của các hộ nhận khoán gọn vườn cà phê (phần 51%) từ năm 2011-2017 (có bảng kê chi tiết, cụ thể từng hộ nhận khoán gọn vườn cà phê được nhận kèm theo)”. Ngày 07/11/2020 công ty ban hành Thông báo 714/TB-CT, mời các hộ nhận khoán đến Văn phòng công ty trực tiếp nhận lại tiền khấu hao kênh mương, hồ đập, thực tế kể từ khi công ty ban hành thông báo chi trả lại số tiền khấu hao kênh mươn hồ đập Công ty đã cho trả cho trên 300 hộ nhận khoán, với số tiền trên 600 triệu đồng. Như vậy, Thông báo số 72 và Thông báo 714 của Công ty được xem như điều khoản bổ sung, giải thích cho điều khoản không rõ ràng của hợp đồng khoán gọn và có lợi cho những hộ nhận khoán.

Do đó, bản án sơ thẩm chấp nhận đơn khởi kiện buộc Công ty cà phê Thắng lợi phải thanh toán chi phí khấu hao kênh mương cho các đồng nguyên đơn là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Xét kháng cáo của Công ty cổ phần cà phê Đ không có cơ sở để chấp nhận.

[2.3]. Xét kháng cáo của bị đơn về án phí: Bản án sơ thẩm buộc bị đơn phải chịu án phí trên yêu cầu khởi kiện của từng nguyên đơn là không chính xác mà cần chấp nhận đơn kháng cáo sửa lại phần án phí dân sự sơ thẩm, buộc bị đơn phải chịu án phí trên tổng số tiền mà bị đơn có nghĩa vụ hoàn trả cho nguyên đơn.

Từ những nhận định trên, HĐXX xét thấy cần chấp nhận một phần đơn kháng cáo của Công ty cổ phần cà phê Đ – sửa một phần bản án sơ thẩm số 12/2021/DS- ST, ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Toà án nhân dân huyện KP, tỉnh Đắk Lắk về phần án phí.

[3]. Về án phí dân sự phúc thẩm: Do sửa một phần bản án sơ thẩm nên bị đơn Công ty cổ phần cà phê Đ không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Chấp nhận một phần đơn kháng cáo của bị đơn Công ty cà phê Đ – Sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số 12/2021/DS-ST, ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Toà án nhân dân huyện KP, tỉnh Đắk Lắk về án phí.

- Căn cứ Điều 5, khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147, điểm c khoản 1 Điều 217, Điều 218, Điều 219, điểm b khoản 2 Điều 227, Điều 228, Điều 238, Điều 244, Điều 271 và Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự;

- Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015; Các Điều 388, 390, 392, 409, 412, 414, 501, 502, 503, 506 của Bộ luật dân sự năm 2005; Các Điều 7, 8, 9, 10, 12 của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP, ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ; Thông tư số 102/2006/TT-BNN, ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP, ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ; Luật đất đai năm 2003.

- Căn cứ Điều 24, Điều 26, 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Trịnh Thị A:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Trịnh Thị A về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 2011-2017) với số tiền là 1.785.000đồng (Một triệu, bảy trăm tám mươi lăm nghìn đồng).

- Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của bà Trịnh Thị A về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà tổng số tiền là: 114.573.753,2đồng (Một trăm mười bốn triệu, năm trăm bảy mươi ba nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng).

Bà Trịnh Thị A được quyền khởi kiện lại đối với số tiền trên theo quy định của pháp luật.

2. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Văn B:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn B về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 2011-2017) với số tiền là 1.785.000đồng (Một triệu, bảy trăm tám mươi lăm nghìn đồng).

- Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn B về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông tổng số tiền 114.573.753,2đồng (Một trăm mười bốn triệu, năm trăm bảy mươi ba nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng).

Ông Nguyễn Văn B được quyền khởi kiện lại đối với số tiền trên theo quy định của pháp luật.

3. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phạm Thị C:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị C về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 2014-2017) với số tiền là 1.020.000đồng (Một triệu, không trăm hai mươi nghìn đồng).

- Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị C về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho bà tổng số tiền là 115.338.753,2đồng (Một trăm mười lăm triệu, ba trăm ba mươi tám nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng).

Bà Phạm Thị C được quyền khởi kiện lại đối với số tiền trên theo quy định của pháp luật.

4. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Trí L:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Trí L về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 01ha (từ năm 2011-2017) với số tiền là 1.785.000đồng (Một triệu, bảy trăm tám mươi lăm nghìn đồng).

- Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Trí L về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông tổng số tiền là 114.573.753,2đồng (Một trăm mười bốn triệu, năm trăm bảy mươi ba nghìn, bảy trăm năm mươi ba phẩy hai đồng).

Ông Nguyễn Trí L được quyền khởi kiện lại đối với số tiền trên theo quy định của pháp luật.

5. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Thanh D:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Thanh D về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông số tiền thủy lợi phí tiền khấu hao kênh mương cho diện tích 0,893ha (từ năm 2011-2015) với số tiền là 1.138.575đồng (Một triệu, một trăm ba mươi tám nghìn, năm trăm bảy mươi lăm đồng).

- Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Thanh D về việc: Buộc Công ty cổ phần cà phê Đ phải trả lại cho ông tổng số tiền là 115.220.178,2đồng (Một trăm mười lăm triệu, hai trăm hai mươi nghìn, một trăm bảy mươi tám phẩy hai đồng).

Ông Nguyễn Thanh D được quyền khởi kiện lại đối với số tiền trên theo quy định của pháp luật.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

6. Về án phí dân sự sơ thẩm: Bị đơn Công ty cổ phần cà phê Đ phải chịu 375.000đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.

- Hoàn trả cho nguyên đơn bà Trịnh Thị A số tiền 2.908.000đồng (Hai triệu chín trăm lẻ tám nghìn) tiền tạm ứng án phí mà bà Trịnh Thị A đã nộp tại Chi Cục thi hành án dân sự huyện KP theo biên lai thu số AA/2019/0014224 ,ngày 21/7/2020.

- Hoàn trả cho nguyên đơn ông Nguyễn Văn B số tiền 2.908.000đồng (Hai triệu chín trăm lẻ tám nghìn) tiền tạm ứng án phí mà ông Nguyễn Văn B đã nộp tại Chi Cục thi hành án dân sự huyện KP theo biên lai thu số AA/2019/0014264, ngày 21/7/2020.

- Hoàn trả cho nguyên đơn bà Phạm Thị C số tiền 2.908.000đồng (Hai triệu chín trăm lẻ tám nghìn) tiền tạm ứng án phí mà bà Phạm Thị C đã nộp tại Chi Cục thi hành án dân sự huyện KP theo biên lai thu số AA/2019/0014279, ngày 21/7/2020.

- Hoàn trả cho nguyên đơn ông Nguyễn Trí L số tiền 2.908.000đồng (Hai triệu chín trăm lẻ tám nghìn) tiền tạm ứng án phí mà ông Nguyễn Trí L đã nộp tại Chi Cục thi hành án dân sự huyện KP theo biên lai thu số AA/2019/0014220, ngày 21/7/2020.

- Hoàn trả cho nguyên đơn ông Nguyễn Thanh D số tiền 2.908.000đồng (Hai triệu chín trăm lẻ tám nghìn) tiền tạm ứng án phí mà ông Nguyễn Thanh D đã nộp (do bà Trịnh Thị X nộp thay) tại Chi Cục thi hành án dân sự huyện KP theo biên lai thu số AA/2019/0014238, ngày 21/7/2020.

7. Về án phí dân sự phúc thẩm: Công ty cổ phần cà phê Đ không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Hoàn trả cho Công ty cổ phần cà phê Đ 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp theo biên lai thu số 0017800 ngày 01/02/2021 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện KP, tỉnh Đắk Lắk.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

385
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 94/2021/DS-PT ngày 29/06/2021 về tranh chấp hợp đồng giao khoán

Số hiệu:94/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Đăk Lăk
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:29/06/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về