TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BẢN ÁN 85/2017/KDTM-PT NGÀY 15/09/2017 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Trong các ngày 13 và 15 tháng 9 năm 2017, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 47/2017/TLPT ngày17/5/2017 về Tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Do bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 03/2017/KDTM – ST ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Tòa án nhân dân quận Đ bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 243/2017/QĐ - PT ngày 22 tháng 8 năm 2017 giữa các đương sự:
1.Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP V
Trụ sở: Tầng 1-7 Tòa nhà T, số 72 đường T, phường T, quận K, thànhphố Hà Nội;
Người đại diện theo pháp luật: Ông Ngô Chí D, chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Lê H - Chuyên viên xử lý nợ (theo Văn bản ủy quyền số 02/2015/UQ-HĐQT ngày 11/2/2015 của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Văn bản ủy quyền số 333/2017/UQ-V ngày 15/3/2017 của Phó Giám đốc Trung tâm pháp luật ngân hàng, SME và cá nhân).
2.Bị đơn: Công ty Cổ phần Đ
Trụ sở: Số 1 ngách 38 ngõ 218 phố C, phường P, quận Đ, thành phố HàNội;
Đại diện theo pháp luật: Ông Trần Châu S, chức vụ: Giám đốc, địa chỉ số 28 ngõ 126 Phố L, quận Đ, thành phố Hà Nội .
3.Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
Ông Cung Văn N, sinh năm 1962 và bà Đỗ Thị N1, sinh năm 1966
Cùng trú tại: Số 69 ngõ 250/39 đường K, phường Đ, quận M, thành phốHà Nội.
Đại diện theo ủy quyền: Ông Vũ Đức H1, sinh năm 1961; HKTT: P 320F1 tập thể Đ, quận X, thành phố Hà Nội (theo Giấy ủy quyền công chứng số2321.2016/UQ, quyển số 03 TP/CC - SCC/HĐGD ngày 26/7/2016 tại Vănphòng Công chứng X, thành phố Hà Nội).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông N và bà N1: Luật sư Dương Văn M - Công ty Luật B và Luật sư Lương Văn N2 - Công ty luật TNHH C - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
4. Người kháng cáo: Ông Cung Văn N và bà Đỗ Thị N1 – là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
NHẬN THẤY
Nguyên đơn - Ngân hàng TMCP V trình bày:
- Ngày 16/8/2011, Ngân hàng TMCP V - Chi nhánh Đ1 (viết tắt là V- Đ1) ký kết Hợp đồng tín dụng số LD1122700226 với Công ty Cổ phần Đ (viết tắt là Công ty Đ). Theo đó, V-Đ1 cho Công ty Đ vay số tiền 2.000.000.000đ. Mục đích vay thanh toán tiền hàng theo Hợp đồng số 06/HĐKT ngày26/7/2011 giữa Công ty Đ và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển A. Thời hạn vay 06 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Lãi suất cho vay 23%/năm, điều chỉnh theo định kỳ 03 tháng/lần, mức điều chỉnh bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn12 tháng bậc thang thấp nhất của bên ngân hàng đang áp dụng tại thời điểm điều chỉnh (+) biên độ 9%/năm. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất nợ trong hạn đang áp dụng tại thời điểm phát sinh nợ quá hạn.
Ngày 16/8/2011, V-Đ1 đã giải ngân 2.000.000.000 đ cho Công ty Đ theokhế ước nhận nợ số 01 ngày 16/8/2011.
- Tài sản bảo đảm cho khoản vay: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 102, tờ bản đồ số 12 tại phường Đ, quận M, thành phố Hà Nội, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở số Đ891230 do Uỷ ban nhân dân quận M cấp ngày 02/11/2004 mang tên ông Cung Văn N. V-Đ1, Công ty Đ, ông Cung Văn N và bà Đỗ Thị N1 đều ký kết xác nhận Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được lập tại Văn phòng Công chứng A, thành phố Hà Nội ngày 21/01/2010, đã được đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định pháp luật.
Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Đ đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng. V-Đ1 đã nhiều lần yêu cầu Công ty Đ thực hiện nghĩa vụ trả nợnhưng từ ngày 05/9/2011 đến ngày 06/02/2012, Công ty Đ mới trả được V-Đ1190.200.268 đ tiền lãi.
Vì vậy, Ngân hàng TMCP V khởi kiện Công ty Đ yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ của hợp đồng nêu trên. Cụ thể tính đến ngày 24/02/2017, Công ty Đ còn nợ ngân hàng tổng số tiền là: 6.175.078.780 đồng bao gồm:
- Nợ gốc: 2.000.000.000đ.
- Nợ lãi trong hạn: 32.133.065đ
- Nợ lãi quá hạn: 2.712.091.667đ.
- Phạt chậm trả: 1.430.854.048đ.
Ngân hàng TMCP V đề nghị Tòa án buộc Công ty Đ phải thanh toán toàn bộ số nợ gốc và lãi trên. Rút yêu cầu đối với số tiền phạt chậm trả cho Công ty Đ. Trường hợp Công ty Đ không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ thì yêu cầu phát mại tài sản thế chấp để đảm bảo thi hành án.
Tại bản tự khai và các lời khai tiếp theo, ông Trần Châu S - đại diện theo pháp luật của Công ty Đ trình bày:
Về quá trình ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp đúng như phần trình bày của đại diện Ngân hàng TMCP V.
Về số nợ gốc và nợ lãi, Công ty Đ xác nhận đến nay còn nợ Ngân hàngTMCP V tổng số tiền gồm:
- Nợ gốc: 2.000.000.000đ.
- Nợ lãi trong hạn: 32.133.065đ.
- Nợ lãi quá hạn: 2.712.091.667đ.
Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, Công ty hiện không còn khả năng thanhtoán nợ, đề nghị Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan - ông Cung Văn N và bà Đỗ Thị N1 trình bày:
Ông bà cho ông Đỗ Duy Đ (Phó Giám đốc Công ty Đ) mượn số đỏ để thế chấp ngân hàng vay tiền với tư cách cá nhân, không phải dùng tài sản để bảo đảm cho Công ty Đ vay. Việc ông Đ và cán bộ Ngân hàng V-Đ1 đưa vợ chồng ông, bà đến Phòng Công chứng A, thành phố Hà Nội ký vào Hợp đồng thế chấp tài sản là hành vi lừa đảo. Sau khi có được Hợp đồng thế chấp, Công ty Đ và ngân hàng đã thông đồng dùng bản hợp đồng thế chấp để vay vốn 03 lần, cụ thể: Hợp đồng tín dụng LD100220045 ngày 21/01/2010; Hợp đồng tín dụng số LD 1021200066 ngày 31/7/2010 và Hợp đồng tín dụng số LD 1122700226 ngày 10/8/2011. Với Hợp đồng tín dụng số LD 1122700226 ngày10/8/2011, Công ty Đ đã vay của V-Đ1 2.000.000.000 đồng mà tài sản thế chấp là nhà đất của ông, bà đã ký trong hợp đồng thế chấp với V-Đ1 là lợidụng sự thiếu hiểu biết, kéo dài thời gian hợp đồng để cho Công ty Đ vay tiềnlà không hợp lý, có dấu hiệu của việc đáo nợ, hồ sơ vay vốn 2.000.000.000đồng ngày 11/8/2011 có sự tẩy xoá, đơn vay vốn của Công ty đề ngày11/8/2011 nhưng khế ước nhận nợ và Hợp đồng tín dụng do ngân hàng lậpngày 10/8/2011, sau đó ngân hàng chữa lại thành ngày 16/8/2011.
Việc đảm bảo tài sản vay của ông bà cho khoản vay theo Hợp đồng tín dụng LD100220045 ngày 21/01/2010 đã hoàn tất việc trả nợ từ tháng 7/2010 và bị lợi dụng để vay tiếp. Vì vậy, ông bà không có trách nhiệm với số dư nợ hiện nay của Công ty Đ tại Hợp đồng tín dụng số LD 1122700226 ngày 10/8/2011. Hồ sơ vay vốn giữa Công ty Đ và ngân hàng là không có thật, có dấu hiệu của sự gian dối nên đề nghị Hội đồng xét xử huỷ Hợp đồng thế chấp tài sản ngày 21/01/2010 giữa ông, bà, ngân hàng và Công ty Đ. Buộc Ngân hàng TMCP V phải trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở số Đ891230 do Uỷ ban nhân dân quận M cấp ngày 02/11/2004 mang tên ông Cung Văn Ncho ông bà. Bác yêu cầu phát mại tài sản của Ngân hàng TMCP V.
Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 03/2017/KDTM – ST ngày 24tháng 02 năm 2017 của Tòa án nhân dân quận Đ đã quyết định:
1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền theo hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần V.
Buộc Công ty Cổ phần Đ phải trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần V số tiền nợ gốc là 2.000.000.000 đồng; nợ lãi là 2.744.224.732 đồng. Tổng cộng là 4.744.224.732 đồng.
Trường hợp Công ty Cổ phần Đ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc trả nợ trên, Ngân hàng thương mại cổ phần V có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án kê biên, phát mại đối với tài sản thế chấp, bảo lãnh để đảm bảo thi hành án. Cụ thể:
Thửa đất số 102, tờ bản đồ 12 tại phường Đ, quận M, thành phố Hà Nội diện tích đất 86,7m2 (được Uỷ ban nhân dân quận M cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ 891230 ngày 02/11/2004 mang tên ông Cung Văn N) theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày 21/01/2010 tại Phòng Công chứng A, thành phố Hà Nội.
2. Bác các yêu cầu khác của đương sự.
Ngoài ra, bản án còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của cácbên đương sự.
Ngày 27/3/2017, ông Cung Văn N và bà Đỗ Thị N1 có đơn kháng cáo bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm nêu trên với nội dung: Ông, bà chỉ thỏa thuận cho ông Đỗ Duy Đ mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thế chấp quyền sử dụng đất với ngân hàng để vay vốn kinh doanh với tư cách cá nhân nhưng ông Đ lại vay vốn cho Công ty mà không thông báo cho ông, bà biết. Như vậy ông, bà tham gia giao dịch do bị lừa dối nên hợp đồng vô hiệu. Đề nghị cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm, tuyên hủy hợp đồng thế chấp ngày21/01/2010, buộc ngân hàng thực hiện việc xóa giao dịch thế chấp và trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông, bà.
Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện theo ủy quyền của ông N, bà N1giữ nguyên nội dung kháng cáo và bổ sung kháng cáo: Tòa án cấp sơ thẩm đưathiếu người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Đỗ Duy Đ; ông Đỗ Duy Đthay ông Trần Châu S ký hợp đồng thế chấp là không đúng quy định của phápluật.
Các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng ông N, bà N1 đề nghị tuyên bố hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày 21/01/2010 vô hiệu do bị lừa dối; bổ sung người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Đỗ Duy Đ; Hội đồng thành viên Công ty Đ họp và thống nhất để ông Đỗ Duy Đ thay ông Trần Châu S ký hợp đồng thế chấp là không đúng quy định của pháp luật. Bởi lẽ, thời điểm đó ông Sơn vẫn khỏe mạnh và vẫn sống ở Hà Nội nên phải là người trực tiếp ký hợp đồng. Đề nghị cấp phúc thẩm tuyên hủy một phần bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Đ do đưa thiếu người tham gia tố tụng là ông Đỗ Duy Đ.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trình bày quan điểm:
- Về tố tụng: Việc chấp hành pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa đã đảm bảo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Các đương sự đã được thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Về nội dung: Ngân hàng V-Đ1 đã ký kết hợp đồng tín dụng với Công ty Đ, việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng đã được thực hiện theo quy định.
Tại hợp đồng thế chấp ký ngày 21/01/2010, đã thể hiện đại diện cho Công ty Đ ký hợp đồng thế chấp là ông Đỗ Duy Đ – Phó Giám đốc Công ty (theo biên bản họp Hội đồng thành viên 13/01/2010), ông Sơn cũng đã xác nhận có biên bản này. Ông Đ được xác định là người đại diện theo ủy quyền của Công ty Đ có quyền ký kết hợp đồng thế chấp.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ký ngày 21/01/2010 tại Phòng Công chứng A, thành phố Hà Nội, các bên đã tự nguyện ký kết, không bị ép buộc, vợ chồng bà N1, ông N cũng thừa nhận ký hợp đồng thế chấp, hợp đồng được các bên ký vào từng trang, như vậy, việc ký kết hợp đồng thế chấp là hợp pháp. Ông, bà kháng cáo cho rằng dùng nhà đất của mình để thế chấp cho cá nhân ông Đ vay vốn ngân hàng không phải cho Công ty Đ vay là không có căn cứ vì Giấy biên nhận ông Đ ký mượn sổ đỏ để “thế chấp ngân hàng” không thể hiện vợ chồng ông bà chỉ cho ông Đ mượn để vay vốn cho cá nhân. Vì vậy, án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ. Tuy nhiên, đơn khởi kiện, Ngân hàng yêu cầu Công ty thanh toán số tiền phạt chậm trả 1.430.854.048 đ. Tại cấp sơ thẩm, nguyên đơn xin rút yêu cầu thanh toán số tiền này, bản án sơ thẩm không ghi nhận sự tự nguyện của nguyên đơn và đình chỉ đối với yêu cầu này của nguyên đơn là thiếu sót, cần sửa án sơ thẩm về cách tuyên.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:
Về nội dung: Xét nội dung kháng cáo của ông Cung Văn N và bà Đỗ ThịN1 thì thấy:
- Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện theo ủy quyền của ông N, bà N1 kháng cáo bổ sung cho rằng ông Đỗ Duy Đ – Phó Giám đốc Công ty Đ không có tư cách đại diện cho Công ty Đ để ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày 21/01/2010 và cấp sơ thẩm đưa thiếu người tham gia tố tụng là ông Đỗ Duy Đ, Hội đồng xét xử nhận thấy: Tại Đơn kháng cáo ban đầu ngày27/3/2017, ông N và bà N1 không kháng cáo nội dung này, trong thời hạnkháng cáo ông bà cũng không bổ sung, tại phiên tòa mới bổ sung là vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu nên Hội đồng xét xử không xem xét.
- Đối với yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu:
Hợp đồng thế chấp ngày 21/01/2010 giữa V-Đ1, Công ty Đ và ông Cung Văn N, bà Đỗ Thị N1 được ký tại Phòng Công chứng A, thành phố Hà Nội và được đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các bên đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với hợp đồng thế chấp theo quy định của pháp luật.
Quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, ông N, bà N1 và người đại diện theo ủy quyền của ông, bà đều cho rằng bị ông Đỗ Duy Đ lừa đảo lấy tài sản của ông bà để thế chấp cho Công ty Đ vay vốn ngân hàng. Ông, bà chỉ thỏa thuận cho ông Đỗ Duy Đ mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thế chấp quyền sử dụng đất với ngân hàng để vay vốn kinh doanh với tư cách cá nhân nhưng ông Đ lại vay vốn cho Công ty mà không thông báo cho ông, bà biết. Như vậy ông, bà tham gia giao dịch do bị lừa dối nên hợp đồng vô hiệu. Đối với Hợp đồng tín dụng số LD 1122700226 ngày 10/8/2011, ông bà không có nghĩa vụ gì vì ông bà chỉ có nghĩa vụ với hai Hợp đồng tín dụng trước nhưng đã tất toán hết.
Hội đồng xét xử xét thấy: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày21/01/2010 vợ chồng ông N, bà N1 đã đồng ý thế chấp tài sản là toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa 102, tờ bản đồ số 12 tại phường Đ, quận M, thành phố Hà Nội diện tích 86,7 m2 do UBND quận M cấp ngày02/11/2010 cho ông Cung Văn N. Ông bà cũng đã cam kết mọi công trình, tài sản khác được cải tạo, xây dựng gắn liền với thửa đất trên đều thuộc tài sản thế chấp và đều bảo đảm cho các nghĩa vụ tại Khoản 4 Điều 2 hợp đồng. V-Đ1, Công ty Đ và ông Cung Văn N, bà Đỗ Thị N1 đã ký kết hợp đồng tại Văn phòng Công chứng A, thành phố Hà Nội, các bên thừa nhận, đã được đọc và ký tên tại phòng công chứng, ông N, bà N1 cũng thừa nhận hợp đồng được các bên ký vào từng trang. Ông, bà còn ghi tại phía dưới bên trái của Hợp đồng “ chúng tôi đã đọc và đồng ý” và ông bà cùng ký tên phía dưới. Vợ chồng ông N, bà N1, người đại diện theo ủy quyền cũng trình bày ông, bà đã ký vào hợp đồng thế chấp, biên bản định giá tài sản, đăng ký thế chấp. Như vậy, việc ký kết hợp đồng thế chấp là hoàn toàn tự nguyện, không bị ai ép buộc, hình thức nội dung của hợp đồng phù hợp với qui định của pháp luật. Ông N, bà N1 cho rằng bị ông Đỗ Duy Đ lừa đảo lấy tài sản của ông, bà để thế chấp cho Công ty Đ vay vốn ngân hàng là không có cơ sở chấp nhận, Giấy biên nhận ngày21/01/2010 mà ông N xuất trình tại cấp sơ thẩm và phúc thẩm thể hiện: ông Đký mượn sổ đỏ để “thế chấp ngân hàng. Hẹn hết hạn hợp đồng ngân hàng hoàn trả lại hai bác” có chữ ký của ông Đ, ông N và ông Đỗ Duy T (người làm chứng), không thể hiện vợ chồng ông N, bà N1 chỉ cho ông Đ mượn để vay vốn cho cá nhân như trình bày của ông, bà. Tại phiên tòa hôm nay, người đại diện theo ủy quyền và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông N, bà N1 cũng không đưa ra được chứng cứ nào mới chứng minh việc ông Đ lừa đảo ông, bà.
Mặt khác, ông bà cho rằng việc đảm bảo tài sản vay của ông bà cho khoản vay theo Hợp đồng tín dụng LD100220045 ngày 21/01/2010 đã hoàn tất việc trả nợ từ tháng 7/2010 và bị lợi dụng để vay tiếp. Hội đồng xét xử nhận thấy: Tại khoản 1 Điều 2 của Hợp đồng thế chấp tài sản quy định: tài sản thế chấp nêu trên đảm bảo cho việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ phát sinh từ tất cả các hợp đồng tín dụng được ký kết giữa bên ngân hàng và bên vay trong khoảng thời gian từ ngày 21/01/2010 đến ngày 21/01/2013. Vì vậy, Hợp đồng tín dụng số LD 1122700226 ngày 10/8/2011 giữa V-Đ1 và Công ty Đ được đảm bảo bằng Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày 21/01/2010 là đúng quy định. Do đó, cấp sơ thẩm xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nêu trên là hợp pháp, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ngân hàng và quyết định trong trường hợp Công ty Đ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án xử lý tàisản thế chấp là quyền sử dụng đất của ông N, bà N1 nêu trên để đảm bảo thi hành án là có căn cứ.
Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử xét thấy kháng cáo của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có cơ sở chấp nhận.
Quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, đại diện nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện đối với khoản tiền phạt chậm trả cho Công ty Đ số tiền 1.430.854.048đ, nhưng cấp sơ thẩm không đình chỉ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về nội dung này là thiếu sót nên sửa án sơ thẩm về cách tuyên.
Về áp dụng pháp luật: cấp sơ thẩm áp dụng Luật thương mại mà không áp dụng Luật các tổ chức tín dụng để giải quyết vụ án là không chính xác.
Án phí: Công ty Đ phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm trên tổng số tiền phải thanh toán.
Do sửa án về cách tuyên, không liên quan đến nội dung kháng cáo của ông N, bà N1 nên ông, bà mỗi người phải chịu 2.000.000đ án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm.
Các nội dung khác, không có kháng cáo, kháng nghị nên Hội đồng xét xử không xem xét.
Nhận định của đại diện Viện kiểm sát phù hợp với Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.
Bởi các lẽ trên, áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH
Sửa bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 03/2017/KDTM – STngày 24 tháng 02 năm 2017 của Tòa án nhân dân quận Đ về cách tuyên.
Căn cứ vào các Điều 30, Điều 35, Điều 39, Điều 271, Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng; Pháp lệnh số10/2009/UBTVQH 12 ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban thường vụQuốc Hội; khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Xử:
1. Đình chỉ yêu cầu trả tiền phạt chậm trả lãi 1.430.854.048đ của Ngânhàng thương mại cổ phần V đối với Công ty cổ phần Đ.
2. Không chấp nhận kháng cáo của ông Cung Văn N và bà Đỗ Thị N1.
3.Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng thương mại cổ phần Vvới Công ty Cổ phần Đ.
Buộc Công ty Cổ phần Đ phải trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần V số tiền nợ gốc là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng); nợ lãi là 2.744.224.732 đồng (hai tỷ, bảy trăm bốn bốn triệu, hai trăm hai bốn ngàn, bảy trăm ba hai đồng).
Tổng cộng là 4.744.224.732 đồng (bốn tỷ, bảy trăm bốn bốn triệu, haitrăm hai bốn ngàn, bảy trăm ba hai đồng).
Kể từ ngày kế tiếp sau ngày xét xử sơ thẩm bên phải thi hành án phải tiếp tục chịu lãi suất đối với khoản nợ gốc theo mức lãi suất thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng số LD1122700226 ngày 16/8/2011 giữa V-Đ1 với Công ty Đ tương ứng với thời gian chậm trả, cho đến khi trả xong nợ gốc.
4. Trường hợp Công ty Cổ phần Đ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc trả nợ trên, Ngân hàng Thương mại cổ phần V có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án xử lý đối với tài sản thế chấp để đảm bảo thi hành án. Cụ thể:
Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 102, tờ bản đồ 12 diện tích đất 86,7m2 tại phường Đ, quận M, thành phố Hà Nội được Uỷ ban nhân dân quận M cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ 891230 ngày 02/11/2004 mang tên ông Cung Văn N theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngày 21/01/2010 tại Phòng Công chứng A, thành phố Hà Nội.
5.Về án phí: Công ty Cổ phần Đ phải chịu 112.744.000 đồng ( một trăm mười hai triệu bảy trăm bốn bốn ngàn đồng) tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.
Ông Cung Văn N và bà Đỗ Thị N1 mỗi người phải nộp 2.000.000đ án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm, đối trừ 400.000đ tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theobiên lai số AN/2010/0005420 tại Chi Cục thi hành án dân sự quận Đ, mỗi người còn phải nộp 1.800.000đ (một triệu tám trăm ngàn đồng).
Hoàn trả lại Ngân hàng TMCP V số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 59.000.000 đồng (Năm mươi chín triệu đồng) theo biên lai số 3759 ngày 13/01/2016 của Chi cục thi hành án dân sự Quận Đ.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại khoản 2Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
6.Bản án có hiệu lực kể từ ngày tuyên án phúc thẩm 15/9/2017.
Bản án 85/2017/KDTM-PT ngày 15/09/2017 về tranh chấp hợp đồng tín dụng
Số hiệu: | 85/2017/KDTM-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Hà Nội |
Lĩnh vực: | Kinh tế |
Ngày ban hành: | 15/09/2017 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về