Bản án 82/2019/DS-PT ngày 24/07/2019 về tranh chấp chia tài sản chung và tranh chấp chia di sản thừa kế

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

BẢN ÁN 82/2019/DS-PT NGÀY 24/07/2019 VỀ TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN CHUNG VÀ TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Trong các ngày 24/6/2919, ngày 21 và 24/7/2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 61/2019/TLPT-DS ngày 28/02/2019 về việc “Tranh chấp chia di sản thừa kế”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 33/2018/DS-ST ngày 01/12/2018 của Toà án nhân dân huyện Tân Y có kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:96/2019/QĐ-PT ngày 26/4/2019, Quyết định hoãn phiên tòa số 93/2019 ngày 22/5/2019 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Đỗ Thị T - sinh năm 1949 (có mặt)

Nơi cư trú: thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, Bắc Giang;

* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bà T:

- Luật sư Lê Văn T – Văn phòng Luật sư Bách Gia Tín - Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang; (có mặt).

- Bà Nguyễn Thị H- Trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Giang. (có mặt)

2. Bị đơn: Anh Trần Xuân Nh- sinh năm 1975 (vắng mặt)

Do ông Trần Xuân Đ đại diện theo ủy quyền (có mặt)

Đều cư trú: thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, Bắc Giang;

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập:

- Bà Trần Thị L, sinh năm 1930 (vắng mặt)

Nơi cư trú: thôn Tân Lập 2, xã Ngọc T, huyện Tân Y, Bắc Giang;

- Bà Trần Thị Y, sinh năm 1938 (vắng mặt)

Nơi cư trú: thôn Hàm Rồng, xã Ngọc T, huyện Tân Y, Bắc Giang;

- Bà Trần Thị X, sinh năm 1940 (vắng mặt)

Nơi cư trú: thôn Đồi Giềng, xã Ngọc T, huyện Tân Y, Bắc Giang;

Cụ L, cụ Y và cụ X đều do ông Trần Xuân Đ đại diện theo uỷ quyền (có mặt);

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Ông Trần Đình Kh - sinh năm 1960 (vắng mặt)

- Chị Nguyễn Thị H - sinh năm 1986 ( vắng mặt)

- Ông Trần Xuân Đ - sinh năm 1952 (có mặt)

Đều cư trú: thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, Bắc Giang;

* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ông Đ: Luật sư Nguyễn Đình Huân - Văn phòng Luật sư Nguyễn Đình Huân - Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang; (có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án).

- Ông Trần Đình Ngh - sinh năm 1963 (vắng mặt)

- Bà Trần Thị L - sinh năm 1955 (vắng mặt)

Đều cư trú: thôn Ngọc Lợi, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, Bắc Giang;

- Ông Trần Xuân Đ - sinh năm 1958 (có mặt)

Nơi cư trú: thôn Quang Châu, xã Ngọc Ch, Tân Yên, Bắc Giang;

- Bà Trần Thị T - sinh năm 1968 (vắng mặt)

Nơi cư trú: thôn Kim Xa, xã Ngọc T, huyện Tân Y, Bắc Giang;

- Bà Trần Thị Th - sinh năm 1965 (vắng mặt)

Nơi cư trú: thôn Đồi Giềng, xã Ngọc T, huyện Tân Y, Bắc Giang;

- Chị Trần Thị H - sinh năm 1982 (có mặt)

Nơi cư trú: thôn Hoàng Mai, xã Hoàng N, VY, Bắc Giang;

- Ông Nguyễn Quang Th - sinh năm 1970 (vắng mặt)

Nơi cư trú: số nhà 72/55/10/30, đường số 4, khu phố 6, phường Hiệp B Phước, quận T, thành phố M.

Bà Trần Thị L, Bà Trần Thị Th, Bà Trần Thị T, ông Nguyễn Quang Th đều do ông Trần Xuân Đ đại diện theo ủy quyền. (có mặt)

- Ủy ban nhân dân huyện Tân Y, do ông Đỗ Văn Thá - Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Y đại diện theo ủy quyền. (vắng mặt)

- Uỷ ban nhân dân xã Ngọc Ch, huyện Tân Y do ông Bùi Mạnh T - Công chức địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường xã Ngọc Châu đại diện theo uỷ quyền. (vắng mặt)

5. Người kháng cáo: Bà Nguyễn Thị T- là nguyên đơn; Bà Trần Thị Y, Bà Trần Thị L, Bà Trần Thị X, ông Trần Xuân Đ, ông Trần Xuân Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo bản án sơ thẩm và các tài liệu có trong hồ sơ thì nội dung vụ án như sau: Theo đơn khởi kiện và các biên bản ghi lời khai tiếp theo, nguyên đơn là bà Đỗ Thị T trình bày: Năm 1986, bà về chung sống với ông H nhưng không đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức lễ cưới theo phong tục địa phương, bà N là vợ trước của ông H đã chết từ khoảng năm 1970. Bà còn mang theo cả con riêng là Trần Thị H về chung sống. Tại thời điểm đó, các chị em của ông H đều đã lập gia đình và ra ở riêng. Các con riêng của ông H cũng đã lập gia đình và ở riêng, năm 1987 Bà T cũng đi lấy chồng. Ông H có 08 người con với bà N là các ông bà: Đ, Đỉ, Kh, Ngh, L, Th, Tha và Th nhưng Ông Th đi làm con nuôi người khác từ khi mới sinh. Khoảng năm 1993, ông H được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là GCNQSDĐ) đối với thửa đất thổ cư diện tích 400m2 tại thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, lúc đó gia đình gồm có 04 nhân khẩu cùng chung sống gồm ông H, mẹ đẻ ông H là cụ L, bà và chị H. Năm 2001 cụ L chết, năm 2007 ông H chết đều không để lại di chúc. Ông H chết để lại di sản là thửa đất thổ cư nói trên và 05 gian nhà ngói đã cũ, ngoài ra không có tài sản gì khác. Năm 2012, bà đi làm thuê lấy tiền về sửa nhà thì Ông Đ tự ý phá nhà 05 gian cũ để xây nhà 3 tầng hiện nay Anh Nh đang ở. Năm 2013, Ông Đ tự ý làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất này mà không được sự đồng ý của bà là một trong những người có quyền sử dụng thửa đất. Sau đó Ông Đ lại làm thủ tục cho tặng Anh Nh thửa đất này. Về “Giấy chuyển giao sổ đất” đề ngày 16/4/2003 thì bà không biết nguồn gốc do đâu mà có. Bà khẳng Đ “Giấy chuyển giao sổ đất” đó không phải do ông H lập, toàn bộ chữ viết và chữ ký trong giấy cũng không phải của ông H.

Nay, bà yêu cầu Tòa án giải quyết hủy GCNQSDĐ cấp cho anh Trần Xuân Nh tại Quyết định số 628/QĐUB ngày 04/4/2013, hủy GCNQSDĐ cấp cho ông Trần Xuân Đ tại Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 08/3/2013 đều của Uỷ ban nhân dân huyện Tân Y và chia thừa kế theo pháp luật đối với thửa đất số 47/1, tờ bản đồ số 64, diện tích 413,6m2 (gồm 360m2 đất ở và 53,6m2 đất vườn) đã được cấp GCNQSDĐ đứng tên Anh Nh do vợ chồng Anh Nh chị Hu quản lý, sử dụng một phần, một phần do bà đang quản lý sử dụng. Bà yêu cầu chia thửa đất làm 4, bà và chị H được hưởng 1 nửa. Ngoài ra, bà và chị H còn được hưởng thừa kế di sản của cụ H.

- Tại bản tự khai và biên bản ghi lời khai, bị đơn là anh Trần Xuân Nh trình bày: Thửa đất đang tranh chấp hiện nay giữa Bà T và anh có nguồn gốc do cụ nội anh để lại cho ông bà nội của anh là ông H và bà N. Cụ nội anh chết năm nào anh không nhớ. Năm 1986 Bà T theo ông H về ở, tự hai ông bà về ở với nhau chứ không đăng ký hay cưới hỏi gì, hai người cũng không có con chung. Bà T cũng mang con riêng là Hạnh về sống cùng. Trong gia đình lúc này ở trên đất có cụ L, ông H (con cụ L), mẹ con Bà T và Bà T. Đến cuối năm 2000 thì cụ L chết, Năm 2003, ông H mắt kém sức yếu có ủy quyền bằng văn bản có xác nhận của chính quyền xã, nội dung là giao toàn bộ nhà và đất cho bố của anh là Ông Đ toàn quyền sử dụng. Đến năm 2007, ông H chết không để lại di chúc, chỉ có giấy ủy quyền cho Ông Đ sử dụng nhà và đất. Sau đó Bà T bỏ đi đâu không biết đến năm 2013 thì trở về. Năm 2013, bố anh sang tên “bìa đỏ” cho anh thửa đất này. Trong thời gian Bà T không ở trên đất thì anh phá nhà cũ đi do hư hỏng và xây ngôi nhà 03 tầng hiện nay vợ chồng anh đang ở. Khi Bà T trở về thì ở gian bếp. Theo lời của ông nội anh (ông H) là cho Bà T ở nhờ trên đất đến khi nào chết, nên khi gian bếp hư hỏng thì anh phá bếp đi xây cho Bà T 01 ngôi nhà 02 gian trên nền của nhà bếp cũ, hiện nay Bà T đang ở bên cạnh nhà 03 tầng của vợ chồng anh. Bà T đã đồng ý có ông Trưởng thôn và xác nhận của chính quyền xã vào giấy xác nhận của UBND xã là cho Bà T ở nhờ đến lúc chết thì phải trả lại nhà và đất cho anh. Nay Bà T kiện đòi chia thừa kế mảnh đất và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh thì anh không đồng ý. Vì Bà T chỉ được ở nhờ trên đất theo lời của ông nội anh là cho Bà T ở nhờ đến khi chết, từ khi Bà T về ở không xây dựng được gì trên đất, hơn nữa đất là do các cụ của anh để lại cho con cháu.

- Tại các biên bản ghi lời khai và các đơn yêu cầu độc lập, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là Bà Trần Thị L, Bà Trần Thị Y và Bà Trần Thị X đều trình bày: các bà là con của cụ Ph và cụ L. Cụ Ph chết từ khoảng năm 1942. Sau năm 1954 thì cụ L và ông H ở trên thửa đất hiện nay đang tranh chấp. Năm 1998 ông H được cấp GCNQSD đất nhưng không hỏi ý kiến các bà. Nay các bà đều yêu cầu độc lập là huỷ một phần GCNQSD đất mang tên ông H tại Quyết định số 478/QĐUB ngày 12/12/1998 đối với phần đất ở tại thửa số 78, tờ bản đồ số 28, diện tích 400m2. Các bà cũng không đồng ý với yêu cầu chia thừa kế thửa đất của Bà T vì thửa đất này là của bố mẹ các bà là (cụ Ph và cụ L) để lại đã có trước năm 1957, còn Bà T không đăng ký kết hôn, không có cưới hỏi, không được các bà và các con riêng công nhận là mẹ kế nên không phải là vợ hợp pháp của ông H. Người đại diện theo uỷ quyền của các bà là ông Đỉ cũng trình bày: không đồng ý chia di sản thừa kế.

- Tại bản tự khai và các lời khai tiếp theo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Trần Xuân Đ trình bày: Thửa đất đang tranh chấp hiện nay giữa Bà T và con trai của ông (Anh Nh ) có nguồn gốc do ông nội của ông (cụ Ph) để lại cho bố mẹ ông là ông H và ông Năm. Cụ Ph chết năm nào ông không nhớ, mẹ ông (bà N) chết năm 1970. Bố mẹ ông sinh được ông và các ông bà: L, Đỉ, Kh, Ngh, Th, Tha và Ông Th đã đi làm con nuôi, đổi họ khác. Các anh em của ông lần lượt xây dựng gia đình và được bố mẹ cho ở riêng trên đất khác trước khi Bà T về ở với ông H. Năm 1986, ông H xây dựng gia đình với Bà T, tự hai ông bà về ở với nhau chứ không đăng ký hay cưới hỏi gì cũng không có con chung. Bà T có mang con riêng 3 tuổi là chị H về cùng. Trong gia đình lúc này ở trên đất có cụ L, bố ông, Bà T, em út của ông là Bà T và chị H (3 tuổi), còn bà bác của ông là Trần Thị M chỉ ở nhờ vài năm sau đó thì sang ở với ông Đỉ rồi chết mà không có chồng con. Chị H con riêng của Bà T cũng được bố ông nuôi dưỡng và gả chồng cho khoảng năm 1999. Đến cuối năm 2000, cụ L chết, năm 2007 bố ông chết không để lại di chúc gì, chỉ có giấy ủy quyền cho ông sử dụng đất năm 2003. Sau khi bố ông chết còn một mình Bà T ở trên đất đến cuối năm 2007 Bà T đi làm ăn khoảng hơn 03 năm sau thì trở về. Trong thời gian Bà T không ở trên đất thì con ông là Anh Nh đã phá nhà cũ đi do hư hỏng và xây ngôi nhà 03 tầng hiện nay Anh Nh đang ở. Năm 2012, Bà T về đã đề nghị với anh em của ông phải xây lại ngôi nhà cho bà ở. Năm 2013, các ông họp bàn và xây cho Bà T ngôi nhà hiện nay Bà T đang ở bên cạnh nhà 03 tầng của Anh Nh. Năm 2013, thực hiện theo giấy ủy quyền của cụ H cho ông, ông đã làm thủ tục chuyển tên thửa đất từ ông H sang cho ông rồi ông lại tặng cho Anh Nh. Nay Bà T kiện đòi chia thừa kế thửa đất và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Anh Nh và của ông thì ông không đồng ý. Vì Bà T không có tình cảm với anh em các ông, không xứng đáng là người mẹ kế.

- Tại bản tự khai và các biên bản ghi lời khai, ông Trần Xuân Đ trình bày về những người sử dụng đất và những người con của cụ H như Ông Đ đã trình bày. Nguồn gốc thửa đất là của cụ L và cụ Ph sử dụng từ trước năm 1957, khi các cụ chết không di chúc lại cho ông H, khi ông H được cấp GCNQSDĐ cũng không hỏi ý kiến của các bà nên các Bà L, Yên, Xuân không đồng ý để ông H đứng tên thửa đất. Ông đề nghị hủy GCNQSD đất cấp chính thức năm 1998 về phần đất thổ cư vì tại đơn đề nghị cấp giấy CNQSDĐ không phải chữ viết của cụ và cũng không có chữ ký của ông H. Ông xác định quyền sử dụng thửa đất này là thuộc về Bà L, Bà Y và Bà X vì bố mẹ chết đi không để lại di chúc, ông H đã chết rồi thì thửa đất thuộc quyền sử dụng của 3 bà nêu trên. Bà T tự về ở với bố ông, không tổ chức cưới hỏi, không được anh em, con cháu trong gia đình đồng ý, không có đăng ký kết hôn, không có tài sản chung, không có con chung nên là hôn nhân bất hợp pháp. Trước khi Bà T về ở thì các thửa đất và các tài sản trên đất đã hình thành, từ khi về ở với ông H đến nay Bà T không tạo lập được tài sản gì khác. Do vậy, Bà T không có quyền lợi gì với thửa đất này. Năm 2013, khi ông làm Chủ tịch UBND xã Ngọc Ch, đã thay mặt UBND xã chứng thực vào Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày 20/3/2013 giữa Ông Đ và Anh Nh , ông cũng ký xác nhận vào các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ cho Ông Đ, Anh Nh. Ông khẳng Đ việc chứng thực hợp đồng và ký các giấy tờ liên quan trong hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho Ông Đ và Anh Nh là đúng pháp luật theo phân công của UBND xã Ngọc Ch. Về pháp luật cũng không quy định việc không được công chứng, chứng thực giao dịch do người thân xác lập. Với tư cách cá nhân và là người đại diện theo ủy quyền của Bà L, Bà Y, Bà X, Bà Th, Bà T, Bà L, Ông Th đều trình bày: không yêu cầu chia thừa kế thửa đất, không đồng ý với yêu cầu chia thừa kế của Bà T vì Bà T không có quyền sử dụng đất, không có công sức tôn tạo tài sản gì. Còn việc hủy GCNQSD đất của Ông Đ và Anh Nh thì đề nghị Tòa án Quyết định theo pháp luật chứ ông không có ý kiến gì.

- Tại bản tự khai và biên bản ghi lời khai, ông Trần Đình Ngh trình bày về nguồn gốc thửa đất, những người sử dụng đất và những người con của ông H như Ông Đ đã trình bày. Năm 1983, ông lập gia đình và ra ở riêng trên đất khác. Khi bố ông còn sống có nói với ông là cụ có lập giấy (do cụ đọc cho cô H viết, cụ ký tên), nội dung là cho Bà T ở nhà ngang của gia đình có chiều rộng 3,5m, chiều dài 4,5m, Bà T được ở ngôi nhà đó nhưng không được chuyển nhượng cho ai, khi nào Bà T chết thì phải trả lại đất cho gia đình ông. Năm 2007, bố ông chết không để lại di chúc gì. Ông không biết “Giấy chuyển giao sổ đất” ngày 16/4/2003 lập khi nào, ông cũng chưa bao giờ nghe bố ông hoặc ai khác nói về việc cho Ông Đ thửa đất 413,6m2, ông cũng không biết Ông Đ và sau là Anh Nh được cấp GCNQSDĐ thửa đất 413,6m2 mà bố ông để lại. Tuy nhiên, ông cũng nhất trí và không có ý kiến gì về việc Ông Đ, Anh Nh được cấp GCNQSDĐ thửa đất nói trên. Nay Bà T yêu cầu chia thừa kế thửa đất này và đề nghị hủy GCNQSDĐ của Anh Nh , Ông Đ thì ông đề nghị Tòa án căn cứ quy định của pháp luật để giải quyết. Nếu Tòa án chia thừa kế thửa đất trên theo pháp luật thì ông đồng ý nhận phần đất mà ông được hưởng.

- Tại bản tự khai và biên bản ghi lời khai, Bà Trần Thị L trình bày về nguồn gốc thửa đất, những người sử dụng đất và những người con của ông H như Ông Đ đã trình bày. Tháng 02/1976, bà lập gia đình rồi về nhà chồng ở. Năm 2007, cụ H chết không để lại di chúc gì. Bà không biết “Giấy chuyển giao sổ đất” ngày 16/4/2003 lập khi nào. Bà cũng không biết cụ H cho Ông Đ thửa đất, không biết Ông Đ và Anh Nh đã được cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất này nhưng bà cũng nhất trí không có ý kiến gì. Nay Bà T yêu cầu huỷ GCNQSDĐ của Anh Nh và chia thừa kế thửa đất 413,6m2 tại thửa số 47/1 tờ bản đồ 64 thôn Tân Châu, Ngọc Châu thì bà đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Bà có văn bản uỷ quyền cho ông Đỉ tham gia tố tụng.

- Tại bản tự khai, ông Nguyễn Quang Th trình bày: ông là con của ông H và ông Năm, ông trình bày về các con của ông H như các anh chị của ông đã trình bày. Khi ông H chết có để lại thửa đất hiện nay Anh Nh đang quản lý và không để lại di chúc. Bà T yêu cầu chia thừa kế thì ông thống nhất ý kiến với các anh chị của ông. Ông có văn bản uỷ quyền cho ông Đỉ tham gia tố tụng.

- Tại các biên bản ghi lời khai, Bà Trần Thị Th trình bày: Bà Thừa nhận về các hàng thừa kế như các đương sự khác trình bày. Ông H chết đi không để lại di chúc. Bà Thống nhất về hàng thừa kế của ông H như các đương sự khác trình bày, nếu Toà án chia thừa kế mảnh đất thì bà đề nghị chia theo pháp luật. Bà nhận phần di sản mà mình được hưởng, nhưng đề nghị giao cho Anh Nh quản lý. Bà có văn bản uỷ quyền cho ông Đỉ tham gia tố tụng.

- Tại biên bản ghi lời khai, ông Trần Đình Kh trình bày: ông cũng thống nhất về hàng thừa kế của cụ L và ông H như các đương sự khác trình bày. Ông không biết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ H, Ông Đ, Anh Nh như thế nào. Nay ông đồng ý huỷ giấy chứng nhận của Ông Đ và Anh Nh , ông không biết bố ông để lại di chúc. Ông đồng ý chia thừa kế thửa đất theo pháp luật, ông nhận phần của mình bằng đất.

- Tại bản tự khai, chị Nguyễn Thị H trình bày: Chị kết hôn với Anh Nh năm 2006, năm 2013, bố chồng chị là Ông Đ sang tên cho chồng chị thửa đất hiện nay vợ chồng chị đang ở. Cùng năm thì gia đình họp để xây cho Bà T ngôi nhà để bà ở cho đến khi qua đời nhưng nay Bà T kiện yêu cầu huỷ GCBQSD đất và chia thừa kế thì chị không đồng ý vì thửa đất đã được nhà nước cấp GCN cho vợ chồng chị. Nếu phải chia thừa kế cho Bà T thì chị yêu cầu Bà T phải trả lại các tài sản trên phần đất bà được hưởng cho vợ chồng chị và chị không đồng ý chia đất trên phần gia đình chị đang ở.

- Tại bản tự khai, chị Trần Thị H trình bày: Chị là con của Bà T, năm 1986, Bà T kết hôn với ông H thì chị và Bà T về ở cùng ông H. Chị học đến lớp 5 đã nghỉ học ở nhà làm ruộng nuôi ông H và cụ L đến năm 1998 thì chị đi lấy chồng. Chị không biết ông H có để lại di chúc. Chị đề nghị Toà án chia thừa kế mảnh đất trên cho 4 người là mẹ con chị và cụ L, ông H. Chị cũng yêu cầu chia thừa kế phần của ông H cho chị vì chị là con riêng nhưng cũng có quan hệ nuôi dưỡng với ông H. Phần đất chị được hưởng, chị để lại cho Bà T quản lý sử dụng.

- Đại diện theo uỷ quyền của Ủy ban nhân dân huyện Tân Y trình bày: Thửa 781, tờ bản đồ số 26, bản đồ xã Ngọc Ch đo đạc năm 1987 có nguồn gốc là của bố, mẹ ông Trần Đình H khai hoang sử dụng. Năm 1986 bà Đỗ Thị T cùng con riêng tên Hạnh về chung sống cùng với ông Trần Đình H. Ngày 15/10/1993 hộ ông Trần Đình H được UBND huyện cấp Giấy CNQSD đất tạm thời diện tích 2.584 m2, trong đó có thửa đất số 781, tờ bản đồ số 26, diện tích 400 m2, mục đích sử dụng là đất thổ cư, diện tích còn lại được cấp vào mục đích đất canh tác nông nghiệp.

Đến ngày 12/12/1998, hộ ông Trần Đình H được UBND huyện cấp đổi Giấy CNQSD đất, tổng diện tích được cấp là 2.584 m2, trong đó có thửa đất số 781, tờ bản đồ số 26, diện tích 400 m2, mục đích sử dụng là đất thổ cư, diện tích còn lại được cấp vào mục đích đất canh tác nông nghiệp. Cấp tại Quyết định số 478/QĐ-UB, ngày 12/12/1998.

Ngày 16/4/2003 ông Trần Đình H có giấy chuyển giao toàn bộ diện tích đất thổ cư và đất canh tác cho con trai cả là ông Trần Xuân Đ sử dụng, có xác nhận của UBND xã Ngọc Ch. Ngày 01/11/2007 ông Trần Đình H chết. Ngày 10/9/2010 bảy người con của ông Trần Đình H có văn bản họp gia đình thống nhất giao toàn bộ quyền sử dụng đất diện tích đất đất canh tác là 2.184 m2 và 400 m2 đất thổ cư đã được cấp Giấy CNQSD đất cho ông Trần Đình H năm 1998 cho ông Trần Xuân Đ sử dụng. Ngày 08/3/2013, UBND huyện ban hành Quyết định số 466/QĐ-UBND về việc cấp Giấy CNQSD đất cho ông Trần Xuân Đ diện tích 413,6 m2.

Về nguồn gốc sử dụng đất của anh Trần Xuân Nh là do nhận tặng cho từ ông Trần Xuân Đ được lập thành hợp đồng theo quy định và được UBND xã Ngọc Ch chứng thực ngày 20/3/2013, Ngày 04/4/2013, UBND huyện ban hành Quyết định số 628/QĐ-UBND về việc cấp Giấy CNQSD đất cho anh Trần Xuân Nh diện tích diện tích 416,3 m2 (đất ở 360 m2, đất vườn 53,6 m2).

Tại thời điểm cấp GCNQSDĐ cho hộ ông H có các thành viên là cụ L, ông H, Bà T và chị H. Cả 4 người đều có quyền lợi trên đất. Khi cấp GCNQSDĐ cho Ông Đ mà không có ý kiến của Bà T và chị H là không đúng pháp luật. Đối với yêu cầu huỷ các GCNQSDĐ của ông H, Ông Đ và Anh Nh và chia thừa kế, đề nghị Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Uỷ ban nhân dân xã Ngọc Ch, huyện Tân Y trình bày: Nguồn gốc thửa đất hiện nay đang tranh chấp là do bố mẹ ông H sử dụng từ trước năm 1980. Năm 1986 Bà T cùng con riêng là chị H về chung sống cùng ônh Hanh tại thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1998, hộ cụ H được cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất thổ cư số 78, tờ bản đồ số 26, diện tích 400m2 tại thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, ngoài ra còn có đất canh tác. Việc cấp GCNQSDĐ này là cấp đổi GCNQSDĐ năm 1993. Khi được cấp GCNQSDĐ năm 1998 thì gia đình ông H có mẹ con ông H và Bà T sinh sống trên đất. Trong hồ sơ kê khai cấp GCNQSDĐ có tên Bà T thì Bà T là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến thửa đất. Do vậy, khi cấp GCNQSDĐ cho Ông Đ mà không có ý kiến (chữ ký) của Bà T trong hồ sơ cấp giấy GCNQSDĐ thì cần phải xem xét lại. Sau khi được cấp GCNQSDĐ, Ông Đ đã tặng cho sang tên cho Anh Nh. Tuy nhiên, để đảm bảo ổn Đ tình hình tại địa phương, đề nghị Toà án không huỷ GCNQSDĐ đã cấp cho Ông Đ và Anh Nh. Về yêu cầu chia thừa kế của Bà T thì đề nghị Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Tại phiên toà, ông Bùi Mạnh T là đại diện theo uỷ quyền của UBND xã giữ nguyên ý kiến, ông cũng trình bày, việc cấp GCNQSDĐ cho cụ H năm 1998 là cấp cho hộ, trình tự thủ tục cấp tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Với nội dung nêu trên, bản án dân sự sơ thẩm số: 33/2018/DS-ST ngày 01/12/2018 của Toà án nhân dân Tân Yên đã Quyết định:

Áp dụng khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39; khoản 2 Điều 157; khoản 2 Điều 165; điểm b khoản 2 Điều 227; khoản 2, 3 Điều 228; Điều 271; khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sựKhoản 2 Điều 468; Điều 612; Điều 613; Điều 614; Điều 623; Điều 634; Điều 649; điểm a, b khoản 1 Điều 650; điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 651; Điều 654 Bộ luật dân sựĐiểm đ khoản 1 Điều 12, điểm b khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Xử:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia thừa kế của bà Đỗ Thị T đối với anh Trần Xuân Nh.

- Không chấp nhận yêu cầu huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân huyện Tân Y cấp tại Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 08/3/2013 đối với thửa đất 47/1, tờ bản đồ 64, diện tích 413,6m2 cho ông Trần Xuân Đ và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân huyện Tân Y cấp tại Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 đối với thửa đất 47/1, tờ bản đồ 64, diện tích 413,6m2 cho anh Trần Xuân Nh đều tại thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, tỉnh Bắc Giang.

- Không chấp nhận các yêu cầu độc lập của các cụ Trần Thị L, Trần Thị Y và Trần Thị X yêu cầu huỷ một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân huyện Tân Y cấp tại Quyết định số 478/QĐ-UB ngày 12/12/1998 đối với thửa đất số 781, tờ bản đồ số 26, diện tích 400 m2 cho ông Trần Đình H tại thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, tỉnh Bắc Giang.

1. Giao cho anh Trần Xuân Nh sử dụng 230,6m2 đất, trong đó có 180m2 đất ở và 50,5m2 đất trồng cây lâu năm tại thửa số 47/1, tờ bản đồ số 64, địa chỉ thửa đất thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, tỉnh Bắc Giang. Thửa đất có các cạnh là AB dài 17,78m; AE dài 13,56m; EF dài 20,06m; BF dài 11,22m.

Giao cho anh Trần Xuân Nhvà chị Nguyễn Thị H sở hữu các tài sản do anh chị xây dựng, tạo lập trên phần đất được giao là nhà 03 tầng, nhà bán mái lợp tôn, sân láng xi măng cạnh nhà 3 tầng, tường hoa giữa nhà cấp 4 và nhà 3 tầng, tường bao, trụ cổng, 01 cây sấu, 01 cây mít, 01 cây bưởi, 01 cây cau.

Anh Trần Xuân Nh phải trích chia cho ông Trần Đình Ngh 5.757.825 đồng, trích chia cho ông Trần Đình Kh 5.757.825 đồng.

2. Giao cho bà Đỗ Thị T sử dụng 194,7m2 đất trong đó có 180m2 đất ở và 14,7m2 đất trồng cây lâu năm tại thửa số 47/1, tờ bản đồ số 64, địa chỉ thửa đất thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, tỉnh Bắc Giang. Thửa đất có các cạnh là AB dài 17,78m; AD dài 10,41m; BC dài 12,51m; CD dài 16,10m.

(có sơ đồ chia đất kèm theo. Ranh giới giữa hai thửa đất là đoạn AB trùng với tường hoa của Anh Nh kéo thẳng vào giáp ranh với hộ ông Kh).

Giao cho bà Đỗ Thị T sở hữu các tài sản trên phần đất được giao gồm nhà cấp 4 = 13.282.000đồng, sân láng xi măng trước nhà cấp 4, 02 đoạn tường bao giáp ngơ vào hộ ông Kh = 2.188.000đồng nhưng phải trả cho anh Trần Xuân Nh và chị Nguyễn Thị H trị giá tài sản là 15.470.000đồng.

Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí, chi phí tố tụng, lãi suất chậm thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, lãi suất chậm thi hành án và quyền kháng cáo cho các bên đương sự.

Ngày 13/12/2018, các cụ Trần Thị Y, Trần Thị L, Trần Thị X là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo và được miễn nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Nội dung kháng cáo: đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án, sửa phần chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày 14/12/2018 ông Trần Xuân Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo. Nội dung kháng cáo: đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án, sửa phần chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày 14/12/2018 ông Trần Xuân Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo. Nội dung kháng cáo: Tòa án không xác định đầy đủ đồng sở hữu chủ khối di sản thửa kế có từ năm 1954, xác định người hưởng hàng thừa kế thứ nhất chưa chính xác. Đề nghị Tòa án hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ngày 13/12/2018 bà Nguyễn Thị T là nguyên đơn kháng cáo. Nội dung kháng cáo: Đề nghị tuyên hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông Trần Xuân Nh, Trần Xuân Đ; Công nhận toàn bộ diện tích thửa đất số 47/1, tờ bản đồ số 64, địa chỉ thửa đất thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, tỉnh Bắc Giang thực tế có diện tích là 425m2 có mục đích sử dụng là đất ở; Đề nghị chia lại quyền sử dụng đất cho bà và con gái bà.

Ngày 02/01/2019 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang có Quyết định kháng nghị số 04/QĐKNPT-VKS-DS. Nội dung kháng nghị: Kháng nghị một phần bản án dân sự sơ thẩm về phần giải quyết phân chia di sản, giao quản lý di sản, phần giải quyết án phí dân sự sơ thẩm và khắc phục những vi phạm thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm.

Tại phiên Toà phúc thẩm, đại diện viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang vẫn giữ nguyên kháng nghị, bà Đỗ Thị T là nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo. Đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là Cụ L, cụ Y, cụ X, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ông Đ, ông Đỉ vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Các đương sự không thỏa Th được với nhau về giải quyết vụ án.

* Bà Đỗ Thị T trình bày: Toàn bộ diện tích của thửa đất số 47/1, tờ bản đồ số 64, địa chỉ thửa đất thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, tỉnh Bắc Giang là toàn bộ diện tích đất mà nhà nước đã thừa nhận và cấp cho hộ gia đình bà gồm có: bà, chồng bà, mẹ chồng bà, con gái bà. Bà khởi kiện và đề nghị phân chia di sản thừa kế là một phần thửa đất thuộc quyền sử dụng của chồng bà. Do đó, trước khi chia, Tòa án cần xác định: bà và con gái bà, có ½ tổng diện tích của thửa đất. Trước khi phân chia phải xác định và tách trả bà và con gái ½ diện tích rồi mới tiến hành chia như vậy mới đảm bảo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền tài sản của bà và con gái Bà Trong khối tài sản chung. Việc Tòa án xem xét và chỉ giao cho bà và con gái bà phần diện tích đất là 194,7m2 đất trong đó có 180m2 đất là không giao đủ đất cho bà và con gái bà. Tòa án không hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Trần Xuân Nh, Trần Xuân Đ là không đúng quy định của pháp luật. Đề nghị sửa án sơ thẩm

* Ông Trần Xuân Đ trình bày: Tòa án cấp sơ thẩm xác định thửa đất đang tranh chấp mà Bà T và Anh Nh đang ở là của cụ L, ông H, Bà T và chị H là không đúng. Thửa đất này có nguồn gốc do các cụ để lại nên thửa đất thuộc quyền sử dụng của cụ L, ông H và cụ N. Tòa cấp sơ thẩm không xem xét đến quyền lợi của cụ N. Chị H chỉ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông H như các Ông Đ, Đỉ...chứ chị H không phải là hàng thừa kế thứ nhất của cụ L nên chị H không thể hưởng ¼ thửa đất. Đề nghị cấp phúc thẩm giải quyết, hủy bản án sơ thẩm để chia lại theo đúng quy định của pháp luật.

* Ông Trần Xuân Đ trình bày: Ông không đồng ý việc chia thừa kế cho Bà T và chị H. Vì: nguồn gốc thửa đất là của các cụ nhà ông để lại gồm có đất và ngôi nhà 05 gian. Đến năm 1986 thì ông H mới đưa mẹ con Bà T về ở cùng nhưng ông H và Bà T không có cưới hỏi, không đăng ký kết hôn. Chị H lúc đó mới 03 tuổi. Bà T về ở cùng cũng không tạo lập được tài sản gì trên đất, còn chị H đi học đến năm 16 tuổi thì đi lấy chồng. Đề nghị sửa phần chia di sản thửa kế theo đúng quy định của pháp luật.

* Đại diện theo ủy quyền của cụ Trần Thị Y, cụ Trần Thị X, cụ Trần Thị L là ông Trần Xuân Đ trình bày: các cụ kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, sửa phần chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật. Các cụ phải được hưởng di sản thừa kế của cụ Ph và cụ L.

* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bà T:

- Luật sư Lê Văn T trình bày: Đề nghị công nhận toàn bộ 425,3m2 là tài sản chung của hộ gia đình cụ H. Trong đó, Bà T và chị H được chia ½ thửa đất. Tổng diện tích Bà T và chị H được nhận là 238,96m2. Tòa án cấp sơ thẩm xem xét tính hợp pháp của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông H là đúng quy định của pháp luật. Đề nghị hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sử dụng đất của Ông Đ, Anh Nh để đảm bảo tính chính xác. Phải cấp toàn bộ diện tích 423,5m2 là thổ cư theo quy định tại Điều 11, Điều 102 Luật đất đai và Điều 3 Nghị định 43 của Chính phủ.

- Bà Nguyễn Thị H trình bày: Nhất trí với trình bày của ông Tiến. Tòa án cấp sơ thẩm xác định Bà T được nhận 194,7m2 là cấp thiếu cho Bà T. Đề nghị cấp toàn bộ diện tích 425,3m2 là đất ở; hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho Ông Đ, Anh Nh và miễn án phí cho Bà T.

* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ông Đ- Luật sư Nguyễn Đình Huân trình bày: Đề nghị xác định toàn bộ diện tích đất là của cụ Ph, cụ L để lại. Nguồn gốc đất là của cụ Ph, cụ L chứ không phải của ông H, Bà T. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông H nhưng không có ý kiến của cụ L và các con của cụ Ph nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông H là chưa đúng quy định của pháp luật nên không thể xác định Bà T, chị H được hưởng ½ thửa đất.

- Về chia di sản thừa kế: Gia đình vẫn cho Bà T ở trên đất. Ngày 28/9/2018 Bà T đã ký văn bản với Anh Nh về việc tiếp tục cho bà ở trên đất cho đến khi Bà T chết. Bản án sơ thẩm đã chia thừa kế sai, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn cũng chia sai. Cụ L chết năm 2001 thì ½ thửa đất của cụ L được chia thừa kế, ½ thửa đất của cụ Ph. Án sơ thẩm chia cho chị H ngang bằng với Bà T là không phù hợp với điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015. Đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của Bà T về xác định tài sản chung và xác định cụ Ph ½ thửa đất, cụ L ½ thửa đất, phần cụ Ph chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng, phần cụ L cũng chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất; ông H được hưởng thừa kế của cụ L, cụ Ph và Bà T chỉ được hưởng một phần thừa kế cua ông H. Án sơ thẩm xác định chưa đúng quan hệ pháp luật. Đề nghị hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang phát biểu ý kiến: Việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự kể từ khi thụ lý vụ án đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án đã được đảm bảo đúng quy định của pháp luật, Ông Ngh, ông Kh vắng mặt không có lý do, đại diện ủy ban nhân dân xã Ngọc Ch có mặt tại phần thủ tục phiên tòa, phần tranh tụng vắng mặt không có lý do. Về nội dung, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 308, Điều 309, khoản 2 Điều 148 BLTTDS xử: chấp nhận kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, chấp nhận một phần kháng cáo của Bà T, Ông Đ, ông Đỉ, bà Yên, Bà X, Bà L:

- xác định diện tích đất 425,3m2 là tài sản chung của cụ L, ông H, Bà T, chị H, mỗi người 106,3m2.

- Phần di sản thừa kế của cụ L chia cho 04 người gồm Bà X, Bà Y, Bà L, ông H, mỗi người 26,5m2.

- Di sản của ông H chia cho 10 người ( Bà Toan, chị H, Ông Đ, ông Đỉ, ông Kh, Ông Ngh, Bà Th, Bà L, Bà T, Ông Th), mỗi người 13,28m2

- Phần tài sản và phần di sản thừa kế Bà T, chị H mỗi người được hưởng 119,58m2. Chị H đề nghị giao phần của chị cho Bà T nên Bà T được hưởng 239,16m2. Giao cho Bà T bằng đất là 194,7m2 ( trong đó: 160m2 đất ở và 34,7m2 đất vườn); 44,46m2 đất vườn x 42.000đồng = 1.867.000đồng giao cho Anh Nh sử dụng và Anh Nh phải trả cho Bà T số tiền 1.867.000đồng.

- Phần Ông Ngh, ông Kh mỗi người là 13,28m2 (trong đó, 10m2 đất ở, 3,28m2 đất vườn); 10m2 đất ở x 500.000đồng = 5.000.000đồng; 3,28m2 đất vườn x 42.000đồng = 137.000đồng, tổng là 5.137.000đồng. Buộc Anh Nh phải trả bằng tiền cho Ông Ngh 5.137.000đồng, trả cho ông Kh 5.137.000đồng.

- Phần của Bà X, Bà L, Bà Y mỗi người 26,5m2; phần của Ông Đ, ông Đỉ, Bà Th, Bà L, Bà T, Ông Th mỗi người 13,28m2 chưa có yêu cầu chia nên giao cho Anh Nh quản lý, nếu sau này các đương sự có yêu cầu đòi lại thì khởi kiện bằng vụ án khác.

- Về án phí: Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho Bà T; Ông Ngh, ông Kh phải chịu án phí đối với phần tài sản mình được hưởng; Anh Nh không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Các đương sự không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, ý kiến tranh luận tại phiên toà. Sau khi nghe ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang. Hội đồng xét xử nhận định:

[1]. Về tố tụng: Bị đơn là anh Trần Xuân Nh đã được triệu tập hợp lệ nhưng ủy quyền cho Ông Đ; những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Bà L, Bà Y, Bà X vắng mặt và có văn bản ủy quyền cho ông Đỉ, ông Trần Đình Kh, ông Trần Đình Ngh vắng mặt không có lý do, Bà Trần Thị L, Bà Trần Thị T, Bà Trần Thị Th, ông Nguyễn Quang Th có văn bản ủy quyền cho ông Đỉ, Ủy ban nhân dân huyện Tân Y, Ủy ban nhân dân xã Ngọc Ch đã được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt. Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự xét xử vắng mặt các đương sự.

- Về xác định quan hệ tranh chấp: Bà T yêu cầu chia thửa đất số 47/1, tờ bản đồ số 64, diện tích 413,6m2 đã được đứng tên Anh Nh do vợ chồng Anh Nh , chị Hu quản lý, sử dụng một phần, một phần do bà đang quản lý sử dụng. Bà yêu cầu chia thửa đất làm 4, bà và chị H được hưởng một nửa. Ngoài ra, bà và chị H còn được hưởng di sản thừa kế của ông H. Do vậy, cần phải xác định quan hệ tranh chấp là "Tranh chấp chia tài sản chung” và “Chia di sản thừa kế" theo quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xác định quan hệ tranh chấp là "Tranh chấp chia thừa kế" là xác định thiếu quan hệ pháp luật, dẫn đến việc viện dẫn thiếu điều luật để giải quyết vụ án, cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm.

[2]. Về nội dung:

Xét kháng cáo của bà Đỗ Thị T với nội dung: Đề nghị tuyên hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông Trần Xuân Nh, Trần Xuân Đ; Công nhận toàn bộ diện tích thửa đất số 47/1, tờ bản đồ số 64, địa chỉ thửa đất thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, tỉnh Bắc Giang thực tế có diện tích là 425m2 có mục đích sử dụng là đất ở; Đề nghị chia lại quyền sử dụng đất cho bà và con gái bà;

Xét kháng cáo của Bà Trần Thị Y, Trần Thị L, Trần Thị X đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án, sửa phần chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật; Kháng cáo của ông Trần Xuân Đ đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án, sửa phần chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật; Kháng cáo ông Trần Xuân Đ đề nghị Tòa án hủy toàn bộ bản án sơ thẩm; Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đề nghị sửa án sơ thẩm. Hội đồng xét xử nhận thấy:

[2.1]. Về yêu cầu hủy án sơ thẩm: Tòa án cấp sơ thẩm đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục tố tụng, quá trình thu thập chứng cứ Tòa án cấp sơ thẩm đã thực hiện đầy đủ theo quy định nên không có căn cứ hủy án theo quy định tại Điều 310 của của Bộ luật tố tụng dân sự.

[2.2].Về hàng thừa kế và quyền được hưởng thừa kế: Do cụ L chết năm 2001 không để lại di chúc, văn bản giao quyền sử dụng đất của ông H không được công nhận là di chúc nên thửa đất được chia theo pháp luật. Những người được hưởng di sản của cụ L là Bà L, Bà Y và Bà X và ông H, Tòa án cấp sơ thẩm chia cho những người thuộc hàng thừa kế của cụ L, nhưng không chia cho ông H là chưa đúng quy định của pháp luật, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang là có căn cứ. Những người được hưởng di sản của ông H là Bà T, chị H, ông Đỉ, Ông Đ, Ông Ngh, ông Kh, Bà L, Bà Th, Bà T và Ông Th.

[2.3]. Về di sản thừa kế: Theo xác minh tại địa phương và sự thừa nhận của các đương sự. Cụ Ph và cụ L là vợ chồng, cụ Ph chết khoảng năm 1942. Theo xác nhận của chính quyền địa phương thì trước năm 1962 cụ L và con là ông H đến sinh sống trên thửa đất hiện nay đang tranh chấp. Theo Bà L, Bà X thì sau kháng chiến chống Pháp năm 1954, cụ L dẫn các con từ Thái Nguyên về ở trên đất tranh chấp hiện nay do người Công giáo bỏ lại di cư vào Nam. Sau đó các bà chỉ ở trên đất vài năm rồi đi lấy chồng, các con của ông H đều đi xây dựng gia đình và ở riêng trên đất khác. Đến năm 1986 Bà T đến chung sống như vợ chồng với ông H trên đất, khi về mang theo con riêng là chị H được 4 tuổi. Năm 1987 Bà T là con ông H đi lấy chồng, sau đó bà Máy là con cụ L cũng sang ở đất khác rồi chết không có chồng con. Năm 1993 thửa đất được nhà nước cấp GCNQSD đất tạm thời rồi năm 1998 cấp GCNQSD đất chính thức. Cả khi cấp tạm thời và khi cấp chính thức thì đều có cụ L, ông H và mẹ con Bà T. Việc cấp giấy chứng nhận từ đó đến nay không có ai ý kiến gì và được UBND xã, huyện xác nhận là việc cấp giấy chứng nhận là đúng quy định. Ông Đỉ và Luật sư bảo vệ cho ông Đỉ cho rằng cụ H không ký đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ là không có cơ sở chứng minh vì chữ ký này ký trong sổ địa chính chứ không phải ký vào đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ. Như vậy việc cấp GCNQSD đất cho hộ ông H là đúng. Việc bà Liên, Yên, Xuân cho rằng khi ông H làm thủ tục cấp GCN không hỏi ý kiến của các cụ nên đề nghị huỷ GCNQSDĐ năm 1998 là không có cơ sở chấp nhận. Bởi lẽ, cụ Ph đã chết trước khi ở trên đất này, các bà ở trên đất này một thời gian nhưng chưa được công nhận quyền sử dụng thì đã đi lấy chồng. Do vậy, xác định tài sản không phải là di sản thừa kế của cụ Ph.

Ông Đỉ có đơn đề nghị giám Đ chữ ký của ông H trong đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hội đồng xét xử xét thấy: Đối với Ủy ban nhân dân huyện Tân Y đã có quan điểm về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H là đúng trình tự, thủ tục. Khi còn sống cụ L, ông H không có ý kiến gì về việc cấp đất cho hộ hay cá nhân ông H. Mặt khác, Đơn xin cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là căn cứ duy nhất để xác định thửa đất của hộ gia đình hay cá nhân. Nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu giám Đ chữ ký của ông Đỉ.

Năm 1998, hộ ông H được cấp GCNQSDĐ là cấp cho hộ gia đình, tức là cấp cho các thành viên trong gia đình chứ không phải cấp cho cá nhân ông H, khi đó cụ L ở cùng ông H cũng đồng ý cho ông H đứng tên chủ hộ và không có ý kiến gì. Do vậy, không có căn cứ chấp nhận yêu cầu kháng cáo huỷ GCNQSĐ cấp cho hộ ông H năm 1998 phần đất thổ cư. Theo ý kiến của UBND huyện thì GCNQSDĐ tạm thời cũng có giá trị pháp lý, GCNQSDĐ năm 1998 chỉ là cấp đổi GCNQSDĐ năm 1993, tại thời điểm này có cụ L, ông H, Bà T và chị H nên 4 người này đều có quyền sử dụng trên thửa đất này, nên đây xác định là tài sản chung của hộ gia đình.

[2.4]. Năm 2013, Ông Đ căn cứ vào Giấy chuyển giao thửa đất của cụ H để sang tên thửa đất này cho ông rồi sau đó tặng cho Anh Nh là con trai của ông. Tuy nhiên, Giấy chuyển giao thửa đất không phải di chúc được lập tại UBND xã. Khi lập văn bản không có người làm chứng. Tại Điều 634 Bộ luật dân sự quy định: “Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng...”. Ngoài ra, còn quy định người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc, người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc thì không thể làm chứng cho việc lập di chúc. Trong trường hợp này khi lập di chúc không có ai làm chứng, khi mang đến UBND chứng thực thì ông Đỉ là người thừa kế theo pháp luật của cụ H lại viết nội dung xác nhận di chúc rồi trình Chủ tịch UBND xã ký nên không hợp pháp. Do vậy việc cấp GCNQSDĐ cho Ông Đ dựa vào văn bản này là không đúng pháp luật dẫn đến việc cấp GCNQSDĐ cho Anh Nh do nhận tặng cho của Ông Đ cũng không đúng pháp luật. xác định thửa đất số 47/1, tờ bản đồ số 64, diện tích 425,3m2 tại thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch vẫn thuộc quyền sử dụng của Bà T, chị H trong đó có phần di sản của cụ L và ông H, được đem ra chia thừa kế. Ngoài ra không có tài sản gì khác.

[2.5]. Về phân chia tài sản chung: Theo kết quả đo đạc thửa đất thì diện tích tăng lên so với GCNQSDĐ nhưng không có tranh chấp với các hộ liền kề, Ông Đ còn hiến 25,2m2 đất làm đường thôn và các đương sự cũng không ý kiến gì nên công nhận quyền sử dụng 425,3m2 đất hiện còn: 360m2 đất ở x 500.000đồng = 180.000.000đồng; 65,3m2 đất vườn x 42.000đồng = 2.742.000đồng, vậy tổng giá trị thửa đất bằng tiền là 182.742.000đồng.

- Giá trị tài sản chia làm 4 phần = 45.685.500đồng/ 1 phần. Tuy nhiên, xét về nguồn gốc đất, việc khai hoang thửa đất và người có công duy trì, tôn tạo tài sản phần lớn là của cụ L. Mẹ con Bà T năm 1986 mới về ở trên đất đó. Căn cứ vào Điều 658 Bộ luật dân sự thì cụ L phải được phần tài sản nhiều hơn so với ông H, Bà T và chị H. Tòa án cấp sơ thẩm chưa xem xét đến phần công sức của các thành viên trong hộ gia đình ông H là thiếu sót. Bà T chị H ở trên đất, nhưng không có công sức gì trong việc làm tăng giá trị của đất nên không xem xét trích chia công sức cho Bà T và chị H.

Tại cấp sơ thẩm Anh Nh không yêu cầu trích chia công sức và cũng không kháng cáo nên Hội đồng xét xử không xem xét.

Do vậy, cụ L được chia 2 phần bằng 45.685.500đồng x 2 = 91.371.000đồng; hai phần còn lại là 91.371.000đồng : 3 (ông H, Bà T, chị H) = 30.457.000đồng/ 1 người.

[2.6]. Về phân chia di sản thừa kế:

- Đối với phần di sản của cụ L, được chia theo giá trị bằng tiền như sau: 91.371.000đồng : 4 (ông H, Bà L, Bà Y, Bà X) = 22.842.750đồng/ 1 người.

- Vậy tổng số di sản ông H để lại là: 30.457.000đồng (phần chia tài sản chung) + 22. 842.750đồng (phần hưởng thừa kế của cụ L) = 53.299.750đồng.

- Phần di sản của ông H được chia như sau: 53.299.750đồng: 10 người ( Bà Toan, chị H, ông Đỉ, Ông Đ, ông Kh, Ông Ngh, Bà L, Bà Th, Bà T, Ông Th) = 5.329.975đồng.

Vậy Bà T, chị H mỗi người được hưởng đối với cả phần chia tài sản chung và chia thừa kế là: 30.457.000đồng + 5.329.975đồng = 35.786.975đồng/ 1 người. Chị H đề nghị giao cho Bà T được hưởng toàn bộ đối với phần tài sản của chị. Nên Bà T được hưởng tổng giá trị tài sản bằng tiền là: 35.786.975đồng x 2 = 71.573.950đồng.

- Qua xem xét hiện trạng sử dụng thửa đất thì hiện nay Bà T đang quản lý 192,8m2, còn Anh Nh đang sử dụng 232,5m2, giữa hai phần được chia tách bằng tường gạch của Anh Nh. HĐXX thấy cần giao cho Bà T 194,7m2 cho thẳng ranh giới giữa hai phần đất. Phần còn lại 230,6m2, Anh Nh đã xây nhà kiên cố, những người được hưởng di sản còn lại của cụ L và ông H chưa yêu cầu chia thừa kế nên HĐXX giao cho Anh Nh quản lý sử dụng 230,6m2 đất, trị giá bằng tiền là 92.124.600đồng (trong đó, có 180m2 đất ở và 50,5m2 đất trồng cây lâu năm), khi nào những người này yêu cầu kiện đòi tài sản thì khởi kiện Anh Nh bằng vụ án khác.

Do vậy, không cần thiết phải huỷ GCNQSDĐ cấp cho Anh Nh nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của Bà T. Đối với GCNQSDĐ cấp cho Ông Đ thì đã được GCNQSDĐ cấp cho Anh Nh thay thế, không còn tồn tại nữa nên không đặt ra xem xét huỷ GCNQSDĐ.

Tổng số tài sản Bà T được hưởng quy ra giá trị bằng tiền là 71.573.950đồng, nhưng Bà T được chia là 194,7m2 đất (trong đó: 180m2đất ở và 14,7m2 đất vườn) để thẳng ranh giới giữa hai thửa đất, quy ra giá trị bằng tiền là 90.617.400đồng, nên buộc Bà T phải trích chia trả lại cho các đồng thừa kế còn lại là: 19.043.450đồng. Do ông Kh, Ông Ngh yêu cầu chia thừa kế nên buộc Bà T phải trả cho ông Trần Đình Ngh và Trần Đình Kh mỗi người 5.329.975đồng. Buộc Bà T phải trích chia trả cho Anh Nh số tiền 8.383.500đồng.

Bà T được sở hữu các tài sản trên phần đất được giao nhưng phải trả cho vợ chồng Anh Nh trị giá các tài sản gồm nhà cấp 4 và tường bao là 15.470.000đồng. Về sân xi măng trước nhà cấp 4 là tài sản của cụ N nhưng từ bỏ quyền sở hữu nên giao cho Bà T sở hữu. Giao cho Anh Nh chị Hu sở hữu các tài sản gắn liền trên phần đất Anh Nh được giao.

[3]. Từ những phân tích nêu trên, Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, chấp nhận một phần kháng cáo của các đương sự, chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, sửa bản án sơ thẩm.

[4]. Về án phí:

- Anh Nh chỉ là người được giao quản lý di sản thừa kế, không phải là người được hưởng di sản nên Anh Nh không phải chịu án phí.

- Chị Hạnh cho phần của chị cho Bà T quản lý, sử dụng là việc riêng giữa chị và Bà T. Chị H phải chịu án phí đối với phần tài sản được chia.

- Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho Bà T, Bà Y, Bà L, Bà X, Bà L, ông Đỉ, Ông Đ.

- Vụ án được thụ lý từ ngày 28/12/2016 trước ngày Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực pháp luật (ngày 01/01/2017) nay Tòa án mới giải quyết. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không viện dẫn áp dụng khoản 1 Điều 48 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Pháp lệnh án phí lệ phí Tòa án năm 2009 để giải quyết phần án phí và buộc Ông Ngh ông Kh mỗi người phải chịu 300.000đ là không đúng quy định của pháp luật, cần rút kinh nghiệm.

- Ông Kh, Ông Ngh Bà Th, Bà T, Ông Th phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

- Án phí dân sự phúc thẩm: Do sửa án sơ thẩm, các đương sự không phải chịu án phí dân sự phúc thâm.

[5]. Các Quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét xử không xem xét.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự;

Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Nguyễn Thị T, Bà Trần Thị Y, Bà Trần Thị L, Bà Trần Thị X, ông Trần Xuân Đ, ông Trần Xuân Đ và chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang. Sửa bản án sơ thẩm. Xử:

Căn cứ khoản 2, khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39; khoản 2 Điều 148; khoản 2 Điều 157; khoản 2 Điều 165; điểm b khoản 2 Điều 227; khoản 2, 3 Điều 228; Điều 271; khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự.

Căn cứ Điều 158; Điều 163; Điều 166; Điều 207; Điều 208; Điều 212; khoản 2 Điều 468; Điều 612; Điều 613; Điều 614; Điều 623; Điều 634; Điều 649; điểm a, b khoản 1 Điều 650; điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 651; Điều 654 Bộ luật dân sự; Điểm đ khoản 1 Điều 12, điểm b khoản 7 Điều 27, khoản 1 Điều 48 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia tài sản chung và chia thừa kế của bà Đỗ Thị T đối với anh Trần Xuân Nh.

2. Không chấp nhận yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện Tân Y cấp tại Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 08/3/2013 đói với thửa đất 47/1, tờ bản đồ 64, diện tích 413,6m2 cho ông Trần Xuân Đ và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện Tân Y cấp tại Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 đối với thửa đất 47/1, tờ bản đồ 64, diện tích 413,6m2 cho anh Trần Xuân Nhtại thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, tỉnh Bắc Giang.

3. Không chấp nhận các yêu cầu độc lập của Bà Trần Thị L, Bà Trần Thị Y và bàTrần Thị X yêu cầu hủy một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện Tân Y cấp tại Quyết định số 478/QĐ-UB ngày 12/12/1998 đối với thửa đất số 781, tờ bản đồ số 26, diện tích 400m2 cho hộ ông Trần Đình H tại thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, tỉnh Bắc Giang.

4. Giao cho bà Đỗ Thị T sử dụng 194,7m2 đất giá trị bằng tiền là 90.617.400đồng. Trong đó có 180m2 đất ở và 14,7m2 đất trồng cây lâu năm tại thửa số 47/1, tờ bản đồ số 64, địa chỉ thửa đất thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, tỉnh Bắc Giang. Thửa đất có các cạnh là AB dài 17,78m; AD dài 10,41m; BC dài 12,51m; CD dài 16,10m.

Giao cho bà Đỗ Thị T sở hữu các tài sản trên phần đất được giao gồm nhà cấp 4 = 13.282.000đồng, sân láng xi măng trước nhà cấp 4, 02 đoạn tường bao giáp ngõ vào hộ ông Kh = 2.188.000đồng. Buộc Bà T phải trả cho anh Trần Xuân Nhvà chị Nguyễn Thị H trị giá tài sản là 15.470.000đồng.

- Buộc bà Đỗ Thị T phải trích chia cho ông Trần Đình Ngh 5.329.975đồng và trích chia cho ông Trần Đình Kh 5.329.975 đồng.

- Buộc bà Đỗ Thị T phải trích chia trả cho anh Trần Xuân Nh số tiền 8.383.500đồng.

5. Giao cho anh Trần Xuân Nh quản lý, sử dụng 230,6m2 đất giá trị bằng tiền là 92.124.600đồng. Trong đó, có 180m2 đất ở và 50,5m2 đất trồng cây lâu năm tại thửa số 47/1, tờ bản đồ số 64, địa chỉ thửa đất thôn Tân Châu, xã Ngọc Ch, huyện Tân Y, tỉnh Bắc Giang. Thửa đất có các cạnh là AB dài 17,78m; AE dài 13,56m; EF dài 20,06m; BF dài 11,22m. (Có sơ đồ chia đất kèm theo. Ranh giới giữa hai thửa đất là đoạn AB trùng với tường hoa của Anh Nh kéo thẳng vào giáp ranh với hộ ông Kh).

Anh Trần Xuân Nh phải có nghĩa vụ trích chia cho bà Nguyễn Thị L 22.842.750đồng, bà Nguyễn Thị Yên 22.842.750đồng, Bà Trần Thị X 22.842.750đồng, ông Trần Xuân Đ 5.329.975đồng, Bà Trần Thị L 5.329.975đồng, Bà Trần Thị Th 5.329.975đồng, Bà Trần Thị T 5.329.975đồng, ông Nguyễn Quang Th 5.329.975đồng. Do các ông bà này chưa yêu cầu nên tạm giao cho Anh Nh quản lý, khi nào có yêu cầu các đương sự có quyền khởi kiện Anh Nh bằng vụ án khác.

Giao cho anh Trần Xuân Nh và chị Nguyễn Thị H sở hữu các tài sản do anh chị xây dựng, tạo lập trên phần đất được giao là nhà 03 tầng, nhà bán mái lợp tôn, sân láng xi măng cạnh nhà 3 tầng, tường hoa giữa nhà cấp 4 và nhà 3 tầng, tường bao, trụ cổng, 01 cây sấu, 01 cây mít, 01 cây bưởi, 01 cây cau.

6. Về chi phí định giá tài sản, xem xét thẩm Đ tại chỗ, chi phí đo vẽ:

Anh Trần Xuân Nh phải trả cho bà Đỗ Thị T 1.470.000đồng. Bà Đỗ Thị T phải chịu 1.470.000đồng. Xác nhận Bà T đã nộp đủ.

7. Về lãi suất chậm thi hành án: Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn đề nghị thi hành án mà người phải thi hành án không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ thì phải chịu lãi suất theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự, tương ứng với số tiền chậm trả ở thời điểm thanh toán.

8. Về án phí:

- Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho bà Đỗ Thị T, Bà Trần Thị L, Bà Trần Thị Y, Bà Trần Thị X, ông Trần Xuân Đ, Bà Trần Thị L và ông Trần Xuân Đ.

- Buộc chị Trần Thị H phải chịu 1.789.348đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Buộc ông Trần Đình Kh, Trần Đình Ngh, Bà Trần Thị Th, Bà Trần Thị T, ông Nguyễn Quang Th mỗi người phải chịu 266.498đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Các đương sự không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Trường hợp bản án, Quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả Th thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6; 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

645
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 82/2019/DS-PT ngày 24/07/2019 về tranh chấp chia tài sản chung và tranh chấp chia di sản thừa kế

Số hiệu:82/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bắc Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 24/07/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về