Bản án 77/2018/HSPT ngày 05/02/2018 về tội hủy hoại rừng

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 77/2018/HSPT NGÀY 05/02/2018 VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG

Vào ngày 05 tháng 02 năm 2018, tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 03/2017/HS-PT ngày 01-10-2017 đối với Phạm Xuân T và đồng phạm về tội “Hủy hoại rừng”. Do có kháng cáo của các bị cáo, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đối với bản sơ thẩm số 15/2017/HS-ST ngày 17-8-2017 củ Phú Yên.

Bị cáo có kháng cáo, bị kháng nghị:

1. Phạm Xuân T, sinh năm 1976; tại Phú Yên. Nơi cư trú: Thôn K, xã X, huyện Đ, tỉnh Phú Yên; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa: 8/12; dân tộc: Kinh; con ông Phạm Ngọc C1, sinh năm 1945 và bà Thân Thị M1, sinh năm 1954; có vợ Võ Thị H3, sinh năm 1974 và 02 con, lớn sinh 1998; nhỏ sinh 2007; tiền án, tiền sự: Không; tạm giam ngày 05/8/2016; có mặt.

2. Huỳnh Anh K, sinh năm 1980; tại Phú Yên. Nơi cư trú: Khu phố LH, thị trấn L, huyện Đ, tỉnh Phú Yên; nghề nghiệp: Nguyên Cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường huyện Đ; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; con ông Huỳnh Kh, sinh năm 1955 và bà  Đinh Thị A, sinh năm 1955; có vợ Lê Thị Giáp T2, sinh năm 1984 và 02 con, lớn sinh 2012, nhỏ sinh 2017; tiền án, tiền sự: Không; tạm giam ngày 24/02/2017; có mặt.

3. La O K1, tên gọi khác: Ma La, sinh năm 1978; tại Phú Yên. Nơi cư trú: Thôn PT, xã X, huyện Đ, tỉnh Phú Yên; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa: 01/12; dân tộc: Chăm H’roi; con ông La O R, sinh năm 1930 và bà La O Thị Đ, sinh năm 1933; có vợ La Mo Thị Nh, sinh năm 1979 và 02 con, lớn sinh 2001, nhỏ sinh 2007; tiền án, tiền sự: Không; tại ngoại; có mặt.

4. La Lan Th, tên gọi khác: Ma Bét, sinh năm 1985; tại: Phú Yên. Nơi cư trú: Thôn Phú Tiến, xã P, huyện Đ, tỉnh Phú Yên; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Chăm H’roi; con ông La O Đớp, sinh năm 1963 và bà La Lan Thị Đơn, sinh năm 1967; có vợ: La O Thị Hải, sinh năm 1988 và 02 con, lớn sinh 2005, nhỏ sinh 2009; tiền án, tiền sự: Không; tại ngoại; có mặt.

- Những người tham gia tố tụng khác có kháng cáo hoặc có liên quan đến kháng cáo:

- Người bào chữa của các bị cáo:

- Ông Ngô Minh T - Luật sư, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, là người bào chữa cho bị cáo Phạm Xuân T; có mặt.

- Ông Nguyễn Hương Q – Luật sư, bào chữa cho bị cáo Huỳnh Anh K; có mặt.

- Ông Nguyễn N – Cộng tác viên, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Yên, bào chữa cho bị cáo La O K1 và La Lan Th; có mặt.

Nguyên đơn dân sự: Ủy ban nhân dân (UBND) xã P, huyện Đ, tỉnh Phú Yên.

- Người đại diện theo uỷ quyền: Ông So Minh M3 – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông So B, sinh năm 1969; chức vụ: Bí thư xã P; nơi cư trú: Thôn PG, xã P, huyện Đ, tỉnh Phú Yên; có mặt.

2. Ông La O H, sinh năm 1986; chức vụ: Chủ tịch UBND xã P; nơi cư trú: Thôn PG, xã P, huyện Đ, tỉnh Phú Yên; có mặt.

3. Ông La O H2, sinh năm 1974; chức vụ: Nguyên Cán bộ địa chính UBND xã P; nơi cư trú: Thôn PG, xã P, huyện Đ, tỉnh Phú Yên; có mặt.

4. Ông Cao Thanh L, sinh năm 1963; chức vụ: Nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đ; nơi cư trú: Thôn PH, xã X, huyện Đ, tỉnh Phú Yên; có mặt.

5. Ông Nguyễn Hồng Đ, sinh năm 1957; chức vụ: Nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Đ; nơi cư trú: Khu phố LC, thị trấn L, huyện Đ, tỉnh Phú Yên; có mặt.

6. Ông Nguyễn Phan H1, sinh năm 1979; chức vụ: Nguyên Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đ; nơi cư trú: Thôn Phú Xuân B, xã X, huyện Đ, tỉnh Phú Yên; có mặt.

7. Ông Mai Xuân L1, sinh năm 1986; chức vụ : Nguyên cán bộ Văn phòng đăng ký quyền huyện Đ sử dụng đất; nơi cư trú : Khu phố LT, thị trấn L, huyện Đ, tỉnh Phú Yên; vắng mặt.

Ngoài ra trong vụ án còn có 86 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có kháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 21/02/2013, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Yên ra Quyết định số 318/QĐ-UBND thu hồi đất của Ban quản lý rừng phòng hộ Đ trong đó có rừng BA thuộc tiểu khu 83, 90 huyện Đ giao cho UBND xã P, huyện Đ quản lý.

Khoảng tháng 5 năm 2015, Phạm Xuân T sử dụng các thông tin cá nhân của các ông La Lan D, La O Đ1, La Mo M có hộ khẩu tại thôn Phú Tiến, xã P, rồi nhờ Phạm Duy L2 – Cán bộ Địa chính xã X, huyện Đ (em họ của T) lập 03 hồ sơ đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng (gọi tắt hồ sơ đăng ký QSDĐ) đứng tên La Lan D, La O Đ1, La Mo M nhằm hợp thức hóa quyền sử dụng đất rừng BA thuộc tiểu khu 83, 90 của xã P, huyện Đ. Được sự tác động của ông Đỗ Minh T1 – Trưởng Công an huyện Đ và ông Nguyễn Thành Ch – Cán bộ điều tra Công an huyện Đ nên 03 hồ sơ đăng ký QSDĐ được ông So B – Chủ tịch UBND và La O H2 – Cán bộ địa chính xã P ký xác nhận, hoàn tất thủ tục niêm yết công khai. Mai Xuân L1 – Cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (ĐKQSDĐ); Nguyễn Phan H1 – Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Đ không kiểm tra hiện trạng, vẫn lập biên bản kiểm tra phản ảnh không đúng thực tế để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị xác nhận và hoàn tất các thủ tục của 03 hồ sơ đăng ký QSDĐ. Nguyễn Hồng Đ – Giám đốc Văn phòng ĐKQSDĐ, ông Cao Thanh L–Trưởng phòng TN & MT huyện Đ không kiểm tra, thẩm định hồ sơ, đã xác nhận và trình cho UBND huyện Đ cấp giấy CNQSDĐ số CA 332335 cho La Lan D; số CA 332336 cho La Mo M; số 332337 cho La O Đ1.

Để tiếp tục hợp thức hóa quyền sử dụng diện tích đất rừng BA thuộc tiểu khu 83, 90 của xã P, huyện Đ, tháng 10/2015 tại quán Phố núi ở thôn Kỳ Lộ, xã X, huyện Đ, Phạm Xuân T và Huỳnh Anh K thống nhất sẽ làm hồ sơ đăng ký QSDĐ. T sử dụng các thông tin cá nhân của La Thanh A1, La Lan N, La Mo H3 rồi nhờ Phạm Duy L2 lập hồ sơ đăng ký QSDĐ và cùng với L2 đến UBND xã P để xác nhận. Được Huỳnh Anh K tác động nên La O H – Chủ tịch UBND và La O H2– Cán bộ địa chính xã P ký xác nhận và hoàn tất thủ tục niêm yết rồi đưa cho K. Ngày 11/12/2015, K nộp 03 hồ sơ này tại bộ phận 1 cửa của Văn phòng UBND huyện Đ và trực tiếp làm các thủ tụcđăng ký QSDĐ tại cấp huyện.Ngày 17/3/2016, UBND huyện Đ đã cấp 04 giấy CNQSDĐ cho các chủ sử dụng đất có tên La Thanh A1, La Lan N, La Mo H3 (chủ sử dụng đất tên Hùng được cấp 2 giấy) với tổng diện tích được cấp 83,283ha, trong đó có 14, 27ha rừng tại các lô 1, 17, 18, 21, 22 thuộc diện tích trong Giấy CNQSDĐ số CA 372262 đứng tên La Thanh A1.

Ngày 21/3/2016 Phạm Xuân T lập khống các hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ từ tên D, M, Đ1 sang cho T, rồi làm đơn xin phát dọn thực bì, các giấy tờ này được UBND xã P ký xác nhận. Cuối tháng 3/2016, T tổ chức thuê khoảng 29 người gồm người kinh và người đồng bào dân tộc thiểu số ở thôn Suối Cối 2 và thôn Kỳ Lộ, xã X, huyện Đ sử dụng cưa máy cầm tay, rựa chặt phát tại các lô 11, 15, 20 của rừng BA thuộc tiểu khu 90. T theo dõi chấm công, trả tiền công 150.000đ/công, cung cấp xăng cho máy cưa.

Trong lúc đang tổ chức chặt phát các lô 11, 15, 20, T có liên lạc với K đề cập đến việc chỉ ranh giới đất rừng được cấp giấy CNQSDĐ đứng tên La Thanh Anh, La Lan Ninh, La Mo H3. Đầu tháng 4/2016, K cùng với Phạm Duy L2 02 lần mang theo bản đồ và máy định vị GPS đến khu rừng BA xác định ranh giới để T chỉ lại cho nhân công tiếp tục chặt phát tại các Lô 1, 16, 17, 18, 19, 21, 22 của tiểu khu 83, 90 có tổng diện tích 18,1ha. K có đưa tiền cho T ba lần, tổng số 37.000.000 đồng để trả tiền công phát rừng. Sau khi bị phát hiện, K nhiều lần điện thoại cho T bàn cách che giấu hành vi chặt phát các lô rừng này.Thấy Phạm Xuân T tổ chức chặt phát rừng, nên bị cáo La O K1 rủ La Lan Th thuê người chặt phát rừng lấy đất canh tác, đồng thời ngăn việc T chiếm đất. Tháng 4/2016, K1 và Th đã thuê khoảng 30 người dân tộc thiểu số ở thôn PT, xã X và thôn Phú Tiến, xã P, huyện Đ sử dụng cưa máy cầm tay, rựa chặt phát 18,73 ha rừng tại các lô 2, 3, 8, 9, 10 của tiểu khu 83 thuộc rừng Bình Ấm, xã P, huyện Đ; và trả tiền công mỗi người 160.000đ/ngày đối với lao động nam và 150.000đ/ngày đối với lao động nữ. La Lan Th đã chi trả khoảng 30 triệu đồng. Trước khi kết thúc đợt chặt phát rừng khoảng 02 ngày, K1 và Th có rủ La O C2 (sinh năm 1970, trú tại thôn PT, xã X, huyện Đ) cùng tham gia chặt phá rừng. C2 đồng ý sẽ góp hai triệu đồng, trực tiếp gọi một số nhân công. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn sự việc bị phát hiện, C2 không trực tiếp chặt phát và chưa hùn tiền. Qua điều tra không xác định được diện tích do những người C2 gọi đã chặt phát, nên không đủ cơ sở xử lý hình sự đối với La O C2.

Tại phiên tòa, các bị cáo Phạm Xuân T, La O K1, La Lan Th vẫn khai nhận tội như đã khai tại Cơ quan điều tra, thừa nhận hành vi phạm tội như nội dung bản cáo trạng đã truy tố là đúng; ngoài ra, Phạm Xuân T còn khai,  chính Huỳnh Anh K là người cùng bàn bạc và thống nhất với T làm hồ sơ xin đất rừng BA để chặt phá lấy đất canh tác, thủ tục giấy tờ do K lo, xác định ranh giới chặt phá là do K chỉ, K còn đưa tiền để T trả cho nhân công, khi sự việc bị phát hiện K nhiều lần điện thoại bàn bạc với T tìm cách đối phó, bị T ghi âm giao nộp cơ quan điều tra; còn bị cáo Huỳnh Anh K khai, lý do trước đây bị cáo không khai việc có đưa tiền cho T là nhằm mục đích che giấu sai phạm được khi nào hay khi đó, chỉ đến khi Cơ quan điều tra cho bị cáo đối chất với Võ Thị H3 và Phạm Văn Th1, bị cáo mới thừa nhận có đưa cho Phạm Xuân T 20 triệu, nhưng thực chất tiền này là khoản tiền T đưa cho bị cáo nhờ làm hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất để hợp thức hóa rừng Bình Ấm, sau này không dùng đến bị cáo đem trả lại cho T; còn việc giúp T nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất tại Văn phòng một cửa và các thủ tục tiếp theo, cũng như đem bản đồ và máy định vị GPS xác định ranh giới để T chỉ cho nhân công chặt phá rừng là do T có hứa sau khi việc phát dọn hoàn tất sẽ được cho vài hecta đất nên mới thực hiện; nay thấy sai, nhưng chỉ ở mức độ vi phạm hành chính. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sau khi được xét hỏi, đều trình bày và khẳng định các tình tiết liên quan đến họ như nội dung bản cáo trạng mà Kiểm sát viên đã đọc là đúng với diễn biễn vụ án.

- Riêng ông Nguyễn Thành Ch – Cán bộ điều tra Công an huyện Đ còn khai, vì chỗ quen biết, nên khi gặp Phạm Xuân T, ông cùng với ông Đỗ Minh T1 – Trưởng Công an huyện Đ có nói So B – Chủ tịch, La O H2 – Cán bộ địa chính xã P ký xác nhận hồ sơ xin đất rừng cho T, chứ không cùng T hợp thức hóa hồ sơ để phá rừng, không đưa tiền cho T trả tiền nhân công phá rừng như T khai. Các ông Phạm Văn Th1, Nguyễn Văn S, Thân Trọng Ch1, Nguyễn Văn Th2, Thân Trọng C khai, trong thời gian T thuê đến chặt phát rừng thấy Huỳnh Anh K nhiều lần lên rừng cầm theo bản đồ, máy định vị chỉ ranh giới cho nhân công chặt phá, sau đó K còn vào cùng ăn cơm trưa với mọi người, nên cứ nghĩ việc chặt phát rừng của T được Nhà nước cho phép; ông Phạm Văn Th1 và bà Võ Thị H3 còn khai thấy K đưa tiền cho T để trả tiền nhân công chặt phá rừng.

Kết luận giám định số 03 ngày 23/5/2016 của Giám định viên tư pháp Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên kết luận: Trong 109,9ha bị chặt phá có 76,9ha đất chưa thành  rừng  có cây gỗ  tái  sinh thuộc phạm vi  xử lý theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính Phủ xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai và 33ha rừng, gồm: 25 ha rừng phòng hộ thuộc các lô 1, 2, 3, 8, 9, 10, 17 và 08ha rừng sản xuất tại các lô 18, 21, 22 của tiểu khu 83, 90 thuộc rừng Bình Ấm, xã P, huyện Đ.

Đối chiếu giữa diện tích những lô rừng bị chặt phá với kết luận giám định, xác định Phạm Xuân T, Huỳnh Anh K tổ chức chặt phá 6,27ha rừng phòng hộ thuộc các lô 1, 17 và 08ha rừng sản xuất thuộc các lô 18, 21, 22 của tiểu khu 83, 90. La O K1, La Lan Th tổ chức chặt phá 18,73ha rừng phòng hộ tại các lô 2, 3, 8, 9, 10 của tiểu khu 83 thuộc rừng Bình Ấm, xã P, huyện Đ.

Kết luận định giá tài sản số 3860/STC-GCS ngày 26/12/2016 của Hội động định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Phú Yên kết luận: Giá trị thiệt hại của 14,27ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất tại các lô 1, 17, 18, 21, 22 của tiểu khu 83, 90 do T, K tổ chức chặt phá là 1.151.546.447đ; giá trị thiệt hại của 18,73ha rừng phòng hộ bị chặt phá tại các lô 2,3 8, 9,10 của tiểu khu 83 do K1, Th tổ chức chặt phá là 1.008.178.470đ.nhân dân Phú Yên 15/2017/HSST ngày 17-8-2017, Tòa án Tuyên bố: Các bị cáo Phạm Xuân T, Huỳnh Anh K, La O K1, La Lan Th phạm tội “Hủy hoại rừng” Áp dụng điểm a, b khoản 3 Điều 189; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự; phạt: Bị cáo Huỳnh Anh K - 08 (tám) năm tù; thời hạn tù tính từ ngày 24/02/2017;

Áp dụng điểm a, b khoản 3 Điều 189; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự; phạt: Bị cáo Phạm Xuân T – 07 (bảy) năm 06 (sáu) tháng tù; thời hạn tù tính từ ngày 05/8/2016;

Áp dụng điểm b khoản 3 Điều 189; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự; phạt: Bị cáo La O K1 – 07 (bảy) năm 06 (sáu) tháng tù; bị cáo La Lan Th – 07 (bảy) năm tù; thời hạn tù tính từ ngày bắt các bị cáo để thi hành án.

Về trách nhiệm bồi thường dân sự: Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự; Điều 587, 589 Bộ luật Dân sự;

Buộc các bị cáo Phạm Xuân T, Huỳnh Anh K phải liên đới bồi thường giá trị thiệt hại về lâm sản và môi trường cho Nguyên đơn dân sự là Ủy ban nhân dân xã P, huyện Đ, tỉnh Phú Yên số tiền: 1.151.546.447đ (Một tỷ một trăm năm mươi mốt triệu năm trăm bốn mươi sáu nghìn bốn trăm bốn mươi bảy đồng); mỗi bị cáo phải bồi thường 575.733.223đ (Năm trăm bảy mươi lăm triệu bảy trăm ba mươi ba nghìn hai trăm hai mươi ba đồng); Phạm Xuân T đã bồi thường 5.000.000đ (Năm triệu đồng), còn phải tiếp tục bồi thường 570.733.223đ (Năm trăm bảy mươi triệu bảy trăm ba mươi ba nghìn hai trăm hai mươi ba đồng); Huỳnh Anh K đã bồi thường 10.000.000đ (Mười triệu đồng), còn phải tiếp tục bồi thường 565.733.223đ (Năm trăm sáu mươi lăm triệu bảy trăm ba mươi ba nghìn hai trăm hai mươi ba đồng);

Buộc các bị cáo La O K1, La Lan Th phải liên đới bồi thường giá trị thiệt hại về lâm sản và môi trường cho Nguyên đơn dân sự là Ủy ban nhân dân xã P, huyện Đ, tỉnh Phú Yên số tiền: 1.008.178.470đ (Một tỷ không trăm lẻ tám triệu một trăm bảy mươi tám nghìn bốn trăm bảy mươi đồng); mỗi bị cáo phải bồi thường 504.089.235đ (Năm trăm lẻ bốn triệu không trăm tám mươi chín nghìn hai trăm ba mươi lăm đồng).

Hoàn trả cho Nguyên đơn dân sự là Ủy ban nhân dân xã P, huyện Đ số tiền 15.000.000đ mà gia đình các bị cáo Phạm Xuân T, Huỳnh Anh K bồi thường, đã được nộp vào tài khoản số 3949.0.9040469 tại Kho bạc Nhà nước Phú Yên, của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên. Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về xử lý vật chứng, án phí, quy định về thi hành án dân sự và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 22-8-2017, bị cáo La O K1 kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xem xét lại phần trách nhiệm bồi thường dân sự. Ngày 22-8-2017, bị cáo Huỳnh Anh K kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 28-8-2017, bị cáo La Lan Th kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.

Tại kháng nghị số 27/2017/KN-HS-VC2 ngày 15-9-2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị bản án sơ thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại đối với hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của So B, La O H, La O H2, Mai Xuân L1, Nguyễn Phan H1, Nguyễn Hồng Đ, Cao Thanh L; hành vi Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai của Phạm Xuân T và Hoàng Anh K và hủy các Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật.

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc thẩm, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo Huỳnh Anh K, La O K1 và La Lan Th đều có đơn kháng cáo xin giảm hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng vẫn giữ nguyên Quyết định kháng nghị số 27/2017/KN-HS-VC2 ngày 15/9/2017, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị hủy bản án sơ thẩm số 15/2017/HS-ST ngày 17/8/2017 để điều tra lại theo quy định pháp luật vì có dấu hiệu bỏ lọt người phạm tội.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Xuân T đồng ý với quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, cần hủy bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại để đảm bảo tính công bằng, khách quan.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Huỳnh Anh K cho rằng quan điểm hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại là hợp lý, tuy nhiên khi điều tra lại cần phân biệt diện tích đất rừng bị hủy hoại vì bị cáo Huỳnh Anh K chỉ tham gia ở giai đoạn sau.

Luật sư bào chữa cho bị cáo La O K1, La Lan Th cho rằng các bị cáo hạn chế nhận thức về pháp luật, thấy người khác phá rừng nên làm theo, sau khi phạm tội thật thà khai báo, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm hình phạt cho các bị cáo được hưởng án treo, không cần thiết phải hủy bản án sơ thẩm vì các bị cáo phạm tội độc lập.

[1]Xét mặc dù quá trình điều tra, tại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm bị cáo Huỳnh Anh K khai báo quanh co, không thành khẩn, nhưng căn cứ lời khai của các bị cáo khác, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ thu Th được có tại hồ sơ vụ án, có căn cứ xác định khoảng tháng 4-2015, Huỳnh Anh K nhiều lần đưa tiền cho Phạm Xuân T để trả tiền thuê nhân công chặt phá rừng và mang theo bản đồ, máy định vị GPS trực tiếp chỉ ranh giới rừng cho Phạm Xuân T tại tiểu khu 83, 90 thuộc xã P, huyện Đ, tỉnh Phú Yên để nhân công của T chặt phá tại các lô 1, 17, 18, 21, và 22 với diện tích 6,27 ha thuộc tiểu khu 83 là rừng phòng hộ; 8,0 ha thuộc tiểu khu 90 là rừng sản xuất.  Các bị cáo La O K1, La Lan Th thấy Phạm Xuân T thuê nhân công chặt phá rừng, cũng tự ý thuê nhân công chặt phá tại các lô 2, 3, 8, 9 và 10 với tổng diện tích là 18,73 ha  rừng phòng hộ tại tiểu khu 83 thuộc xã P, huyện Đ, tỉnh Phú Yên. Hành vi phạm tội của các bị cáo Phạm Xuân T, Huỳnh Anh K, La O K1 và La Lan Th đã xâm phạm đến quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, nên án sơ thẩm đã tuyên xử các bị cáo về tội “ Hủy hoại rừng” theo Khoản 3 Điều 189 Bộ luật hình sự là có căn cứ, không oan.

[2] Tuy nhiên trong vụ án này, việc xác lập khống 07 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 06 hộ dân La Lan D, La O Đ1, La Mo L3, La Thanh A1, La Lan N và La Mo H2 là không đúng pháp luật. Ông So B, ông La O H là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã P và ông La O H2, cán bộ địa chính xã P đã không kiểm tra nhưng lại ký xác nhận các hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng thực tế, ký xác nhận đơn xin phát dọn thực bì cho Phạm Xuân T không đúng theo Quyết định 318/QĐ-UBND ngày 21-02-2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên.

[3] Ông Nguyễn Phan H1 là cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đ, khi được phân công phối hợp với cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất là ông Mai Xuân L1, tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng đất để lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật, nhưng lại cùng nhau lập biên bản hiện trạng khống, không đúng thực tế dẫn đến việc lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai quy định.

[4] Ông Nguyễn Hồng Đ, Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và ông Cao Thanh L, Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đ, là những đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đ có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Đ quản lý về lãnh vực tài nguyên, môi trường; về thủ tục trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, nhưng đều thiếu trách nhiệm kiểm tra giám sát, ký xác nhận hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tùy tiện, không đúng đối tượng và ký tờ trình không đúng thực tế dẫn đến Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khống cho các hộ dân không đúng các quy định pháp luật. Quá trình điều tra vụ án, Phạm Xuân T lại cho rằng Nguyễn Hồng Đ, Cao Thanh L và Huỳnh Anh K chính là những người chủ sở hữu thực sự của diện tích đất rừng đứng tên khống các hộ dân La Thanh A1, La Lan N và La Mo H3, có những hành vi giao nhiệm vụ cho T thuê nhân công để chặt phá trắng rừng để trồng keo để ăn chia lợi nhuận …Tuy Cao Thanh L và Nguyễn Hồng Đ không thừa nhận, nhưng những vấn đề này cần thu Th thêm chứng cứ, làm rõ để xác định hành vi có hay không có vai trò đồng phạm với Phạm Xuân T trong việc hủy hoại rừng.

[5] Hành vi không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, kiểm tra hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên của các cán bộ Ủy ban nhân dân xã P, các cán bộ đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đ là điều kiện để Phạm Xuân T cùng đồng bọn tự tin thực hiện hành vi hủy hoại rừng trái pháp luật một cách quyết liệt, công khai, thể hiện thái độ coi thường vai trò quản lý của Nhà nước, tạo cho các bị cáo có nhận thức cố ý thực hiện những hành vi xâm phạm lợi ích chung của xã hội được che đậy bởi biện pháp hợp thức hóa đảm bảo của chính quyền địa phương về hành vi hủy hoại rừng mà các nhân công được thuê chặt hạ cây rừng tin rằng Phạm Xuân T và đồng bọn đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác rừng, gây dư luận rất xấu đến lòng tin của quần chúng nhân dân, gây mất uy tín của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về quản lý đất đai, quản lý lâm khoáng sản, quản lý về môi trường sống, nên cần phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật để có tác dụng giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung. Hành vi của các ông So B, La O H, La O H2, Mai Xuân L1, Nguyễn Phan H1, Nguyễn Hồng Đ, Cao Thanh L đủ yếu tố cấu thành tội “ Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 Bộ luật hình sự, nhưng cấp sơ thẩm không xét xử các hành vi nêu trên là bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Ngoài ra, đối với Phạm Xuân T và Huỳnh Anh K, có hành vi thu Th thông tin cá nhân của các hộ dân, lợi dụng ảnh hưởng của những người khác để tác động các cán bộ UBND xã P, các đơn vị thuộc UBND huyện Đ xác lập những hồ sơ xin giao đất rừng không đúng quy định pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội “ Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” theo Điều 173 Bộ luật hình sự cũng cần thu Th chứng cứ, điều tra làm rõ để xử lý nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật.

[6] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử xét thấy cần phải chấp nhận Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại. Do hủy án sơ thẩm nên không đề cập đến kháng cáo của các bị cáo, do đó các bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì những lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 355, Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự; 1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 27/2017/KN-HS-VC2 ngày 15- 9-2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Tuyên xử:

1.1 Hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 15/2017/HS-ST ngày17/8/2017 củaTòa án nhân dân tỉnh Phú Yên.

1.2. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên để điều tra lại theo quy định của pháp luật.

2. Các bị cáo Huỳnh Anh K, La O K1, La Lan Th không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

605
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 77/2018/HSPT ngày 05/02/2018 về tội hủy hoại rừng

Số hiệu:77/2018/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 05/02/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về