Bản án 753/2020/HS-PT ngày 30/11/2020 về tội tham ô tài sản và phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 753/2020/HS-PT NGÀY 30/11/2020 VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN VÀ PHẠM TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG

Trong các ngày 23 và 30 tháng 11 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số 499/2019/TLPT-HS ngày 09 tháng 9 năm 2019 đối với các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph, Phạm Thanh H, Diệp Văn S, Nguyễn Lê B; do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 15/2019/HSST ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh.

- Các bị cáo có kháng cáo:

1/. Trần Hồng Ng, sinh ngày 13/10/1964 tại huyện C, tỉnh Trà Vinh; Nơi cư trú: ấp Đ, xã H, huyện C, tỉnh Trà Vinh; Trình độ học vấn:12/12; Nghề nghiệp: Nguyên Chánh thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh; Dân tộc: kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Trần Ngân M (chết) và bà Dương Thị M, sinh năm 1930; Anh, em ruột gồm có 03 người kể cả bị cáo, lớn nhất sinh năm 1951, nhỏ nhất là bị cáo; Bị cáo có vợ là Huỳnh Thị Cẩm V, có hai người con lớn nhất sinh năm 1991, nhỏ nhất sinh năm 1996; Tiền án: không; Tiền sự: không; Bị bắt tạm giam ngày 04/8/2017 đến ngày 12/2/2018 được tại ngoại. (có mặt) Người bào chữa cho bị cáo Trần Hồng Ng: Luật sư Trần Văn T - Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

2/. Trần Thanh Ph, sinh ngày 15/9/1962 tại huyện D, tỉnh Trà Vinh; Nơi cư trú: đường V, khóm 7, phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh; Trình độ học vấn: 12/12; Nghề nghiệp: Nguyên phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh; Dân tộc: kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Trần Văn Nh (chết) và bà Phạm Thị H, sinh năm 1940; Anh, em ruột gồm có 03 người kể cả bị cáo, lớn nhất sinh năm 1958, nhỏ nhất là bị cáo; Bị cáo có vợ là Nguyễn Thị Kim L, có hai người con lớn nhất sinh năm 1994, nhỏ nhất sinh năm 1999; Tiền án: không; Tiền sự: không; Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 05/4/2017. (có mặt) Người bào chữa cho bị cáo Trần Thanh Ph: Luật sư Bùi Khắc T - Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

3/. Phạm Thanh H, sinh ngày 22/02/1976 tại Quảng Trị; Nơi cư trú: ấp Đ1, xã T, huyện Tr, tỉnh Trà Vinh; Trình độ học vấn: 12/12; Nghề nghiệp: Nguyên Trưởng phòng hành chính tổ chức Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh; Dân tộc: kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Nguyễn Hữu K, sinh năm 1938 và bà Nguyễn Thị S, sinh năm 1954; Anh, em ruột gồm có 03 người kể cả bị cáo, lớn nhất là bị cáo, nhỏ nhất sinh năm 1981; bị cáo có vợ là Lê Thị Thanh Tr, có hai người con lớn nhất sinh năm 2008, nhỏ nhất sinh năm 2015; Tiền án: không; Tiền sự: không; Bị cáo bị bắt tạm giam ngày 05/4/2017 đến ngày 17/01/2019 được tại ngoại cho đến nay. (có mặt) Người bào chữa cho bị cáo Phạm Thanh H: Luật sư Huỳnh Thiên S - Đoàn luật sư tỉnh Trà Vinh. (có mặt)

4/. Diệp Văn S, sinh ngày 20/12/1956 tại huyện C, tỉnh Trà Vinh; Nơi cư trú: đường P, khóm 3, Phường 6, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh; Trình độ học vấn: 12/12; Nghề nghiệp: Nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh; Dân tộc: kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Diệp Văn C (chết) và bà Lê Thị O (chết); Anh, em ruột gồm có 05 người kể cả bị cáo, lớn nhất sinh năm 1950, nhỏ nhất là bị cáo; Bị cáo có vợ là Nguyễn Thị Tuyết H, có hai người con lớn nhất sinh năm 1992, nhỏ nhất sinh năm 1994; Tiền án: không; Tiền sự: không; Bị cáo bị bắt tạm giam ngày 16/10/2017 đến ngày 12/02/2018 được tại ngoại cho tới nay. (có mặt)

Người bào chữa cho bị cáo Diệp Văn S: Luật sư Trần Văn T - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

5/. Nguyễn Lê B, sinh ngày 12/9/1977 tại tỉnh Trà Vinh;Nơi cư trú: đường Đ2, khóm 3, Phường 6, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: kinh; Tôn giáo: không; Nghề nghiệp: công chức, Chức vụ trước khi phạm tội: Phó Trưởng phòng quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh; Trình độ học vấn: 12/12; Con ông Nguyễn Văn Th, sinh năm 1950 (đã chết) và bà Lê Thị Hồng C, sinh năm 1957; Anh chị, em ruột 02 người, lớn sinh năm 1988, nhỏ sinh năm 1990; Bị cáo có vợ tên Võ Thị Kim Ph, có 01 người con sinh năm 2006; Tiền án: không; Tiền sự: không; Bị cáo đang tại ngoại. (có mặt)

- Bị hại:

1/. Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh Người đại diện hợp pháp theo pháp luật: Ông Trần Văn Út T – Giám đốc. Địa chỉ: ấp S, xã L, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

2/. Văn phòng Chương trình nông thôn miền núi Người đại diện hợp pháp theo pháp luật: Ông Nguyễn Thế I – chức vụ: Chánh Văn phòng Chương trình nông thôn miền núi.

Địa chỉ: đường Tr1, quận C, Hà Nội. Người đại diện hợp pháp của ông Nguyễn Thế I: Ông Nguyễn Thanh H – Description: C:\Users\adminpc\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image003.gifchức vụ: Phó Chánh văn phòng Chương trình nông thôn miền núi.

3/. Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh Người đại diện hợp pháp theo pháp luật: bà Thạch Thị Sô Ph – Chức vụ: Giám đốc Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh.

(Trong vụ án, còn có các bị cáo Lê Văn Hồng A, Nguyễn Thị Minh H1, Huỳnh Thanh H2, Trương Thanh Nh, Phạm Thị Thúy H3, người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không kháng cáo, Tòa án không triệu tập đến phiên tòa phúc thẩm)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

- Ngày 03/7/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ có Quyết định số: 1523/QĐ-BKHCN phê duyệt danh mục các dự án “Tiếp nhận và ứng dụng công nghệ vi phẩu sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực tại tỉnh Trà Vinh”.

- Ngày 16/08/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ ký Quyết định số: 2072/QĐ-BKHCN phê duyệt kinh phí dự án số tiền 4.000.000.000 đồng. Trong đó: Trung ương 2.660.000.000 đồng, địa phương 1.340.000.000 đồng.

- Mục tiêu dự án:

+ Tiếp nhận và nắm vững công nghệ vi phẩu loại bỏ tuyến sinh dục đực, tạo đàn tôm cái giả Phục vụ sản xuất giống Tôm càng xanh toàn đực.

+ Đào tạo 12 kỹ thuật viên đủ trình độ và năng lực vi phẩu, sản xuất giống Tôm càng xanh toàn đực tại tỉnh Trà Vinh.

+ Ứng dụng công nghệ sản xuất 5.000 con tôm cái giả và 3.000.000 con Tôm giống toàn đực để nhân rộng mô hình sản xuất đối tượng nuôi mới (trang 12 trong thuyết minh dự án).

- Kinh phí thực hiện dự án được phê duyệt: 3.999.850.000đ. Trong đó:

+ Kinh phí Trung ương duyệt ngày 16/8/2012: 2.660.000.000đ.

+ Kinh phí địa phương duyệt ngày 05/4/2013: 1.339.850.000đ.

- Ngày 30/09/2013, ông Nguyễn Thế I, Chánh văn phòng Chương trình nông thôn miền núi thuộc Bộ khoa học và công nghệ (bên A) ký hợp đồng số: NTMN.DA.TW.43-2013 về việc thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ Khoa học và Công nghệ Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015 với ông Diệp Văn S, Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Trà Vinh (là người đại diện Sở Khoa học và Công nghệ), ông Lê Văn Hồng A, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ kiêm Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh (cơ quan chủ trì) và Trần Thanh Ph - Kỹ sư, Chủ nhiệm dự án. Tổng giá trị hợp đồng từ nguồn vốn Trung ương là 2.660.000.000 đồng. Thời gian thực hiện 36 tháng (tháng 4/2013 đến tháng 3/2016).

- Ngày 14/07/2014, ông Diệp Văn S ký hợp đồng số: 15/HĐ-SKHCN với ông Lê Hoàng Nh, Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Trà Vinh để thực hiện dự án. Tổng trị giá hợp đồng từ nguồn vốn địa phương là 1.339.850.000 đồng.

- Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Trà Vinh tạm ứng tiền từ hai nguồn kinh phí trên để thực hiện dự án. Do mua thức ăn tôm nhỏ lẻ bên ngoài nên không có chứng từ thanh toán theo những gói thầu được Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt.

- Đến tháng 11/2014, ông Trần Hồng Ng có Quyết định điều động về làm Giám đốc, kiêm Trưởng Ban dự án tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý, chỉ đạo và điều hành Trung tâm (bút lụt số: 4.556).

Từ ngày 01/10/2014 đến ngày 24/10/2015, Trần Hồng Ng chỉ đạo và cùng với Trần Thanh Ph, Phạm Thanh H lập 07 hợp đồng không đúng với thực tế để hợp thức hóa thủ tục thanh, quyết toán trừ tạm ứng, chi ngoài quy định và chiếm đoạt cá nhân với tổng số tiền 856.603.000đ cụ thể như sau:

- Hợp đồng số: 268/HĐ, ngày 01/10/2014 mua nước ớt, ngày 31/3/2016 thanh toán 50.000.000đ (nguồn kinh phí địa phương, bút lụt số: 4.333-4.334), thực tế có chi 25.920.000đ, chi ngoài dự án 24.080.000đ.

- Hợp đồng số: 267/HĐ, ngày 15/12/2014 mua cọc tre, ngày 31/3/2016 thanh toán 32.400.000đ (nguồn kinh phí địa phương, bút lụt số: 4.341), thực tế có chi 10.450.000đ, chi ngoài dự án 21.950.000đ.

- Hợp đồng số: 48/HĐ, ngày 16/6/2015 mua artemia, thức ăn viên, thuốc, hóa chất, ngày 13/5/2015 thanh toán 426.602.949đ (nguồn kinh phí Trung ương, bút lụt số: 4.282-4.284), thực tế có chi 175.181.000đ, chi ngoài dự án 251.421.949đ.

- Hợp đồng số: 70/HĐ, ngày 15/8/2015 mua tôm đực, thức ăn tươi, thức ăn chế biến, ngày 21/10/2015 thanh toán 152.100.000đ (nguồn kinh phí Trung ương, bút lụt số: 4.297-4.299), thực tế có chi 97.880.000đ, chi ngoài dự án 54.220.000đ.

- Hợp đồng số: 84/HĐ, ngày 19/10/2015 mua giá thể, vật dụng, ngày 04/4/2016 thanh toán 83.500.000đ (nguồn kinh phí địa phương, bút lụt số: 4.325), thực tế có chi 49.066.500đ, chi ngoài dự án 34.433.500đ.

- Hợp đồng số: 147/HĐ, ngày 20/10/2015 cải tạo ao, ngày 31/3/2016 thanh toán 21.000.000đ (nguồn kinh phí địa phương, bút lụt số: 4.347-4.348), thực tế có chi 6.600.000đ, chi ngoài dự án 14.400.000đ.

- Hợp đồng số: 85/HĐ, ngày 24/10/2015 mua artemia, ngày 07/4/2016 thanh toán 91.000.000đ (nguồn kinh phí địa phương, bút lụt số: 4.312-4.313), chi ngoài dự án 91.000.000đ.

Trong số 07 hợp đồng nói trên Trần Hồng Ng tham gia 06/07 hợp đồng, Trần Thanh Ph tham gia 07/07 hợp đồng, Phạm Thanh H tham gia 05/07 hợp đồng). Trong đó: Có chi cho dự án là 365.097.500đ (đã chi tạm ứng theo bút lục số: 4.551-4.553), chi không nằm trong dự án là: 491.505.500đ theo (bút lụt số: 4.546-4.550).

Đối với Phạm Thanh H Sau khi thanh toán 05 hợp đồng Hải trực tiếp nhận tiền của 04 hợp đồng(số: 70/HĐ, số: 84/HĐ, số: 85/HĐ, số: 48/HĐ rồi giao tiền cho Trần Thanh Ph quản lý, sử dụng và Hải giữ lại tiêu xài cá nhân với số tiền là 68.603.000đ), còn hợp đồng số: 267/HĐ thì Trần Thanh Ph trực tiếp nhận tiền. Sau khi nhận số tiền do Phạm Thanh H giao lại và số tiền cá nhân nhận trực tiếp từ các hợp đồng số: 267/HĐ, hợp đồng số: 268/HĐ, đồng số: 147/HĐ, Trần Thanh Ph quản lý mà không giao cho thủ quỹ cơ quan, Ph quản lý riêng để cá nhân tự chi xuất (bút lụt số: 4.634-4.636). Đến ngày 14/4/2016, ông Trần Văn Nh1, Giám đốc Trung tâm (thời gian này ông Nh về thay cho ông Trần Hồng Ng) phát hiện Ph quản lý tiền, chi xuất tiền không đúng quy định nên buộc Ph phải trả tiền lại cho cơ quan. Đến ngày 28/4/2016, Ph nộp trả tiền vào tài khoản của Trung tâm 160.000.000đ.

Như vậy,việc lập 07 hợp đồng không đúng với thực tế để hợp thức hóa thủ tục thanh, quyết toán chỉ tính chi ngoài dự án và chiếm đoạt cá nhân với tổng số tiền được xác định là 491.505.500đ. Trong đó phân ra vai trò các cá nhân làm trái với số tiền tương ứng cụ thể như sau:

- Trần Hồng Ng tham gia 06 hợp đồng với số tiền là: 467.425.500đ (Trần Hồng Ng không tham gia hợp đồng số: 268/HĐ, bút lụt số: 4.556-4.557, 4.603, 4.591).

- Trần Thanh Ph tham gia 07 hợp đồng số tiền là: 491.505.500đ. Trong đó: Cố ý làm trái số tiền: 331.505.500đ, Tham ô tài sản số tiền: 160.000.000đ (bút lụt số: 4.637, 4.677-4.678).

- Phạm Thanh H tham gia 05 hợp đồng số tiền là: 453.025.500đ (Phạm Thanh H không tham gia hợp đồng số: 147/HĐ và hợp đồng 268/HĐ, bút lục số: 4.723-4.734, 4.701). Trong đó: Có hành vi Cố ý làm trái với số tiền: 384.422.500đ, Tham ô tài sản: 68.603.000đ (bút lụt số: 4.701, 4.720, 4.717).

Theo cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát nhân nhân dân tỉnh Trà Vinh, việc thực hiện hành vi trên của bị cáo Ng, Ph và Hải có sự giúp sức của bị cáo Diệp Văn S cụ thể như sau: Tại thời điểm bị cáo Ng, Ph và Hải thực hiện hành vi trên bị cáo Diệp Văn S trong vai trò Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh, là người đứng đầu cơ quan chủ quản của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh, bị cáo S biết được việc làm sai trái của Trung tâm thông qua việc báo cáo của lãnh đạo Trung tâm, bị cáo không xử lý hoặc báo cáo về trên để xử lý các hành vi sai trái đó mà còn có hành vi đồng tình giúp cho Ng, Ph và H thực hiện hoàn thành hành vi phạm tội.

Thứ hai: Ngoài hành vi sai trái trên còn có các hành vi sai phạm khác như sau: Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh. Kinh phí hoạt động của Trung tâm có 03 nguồn, một là: chi thường xuyên được cấp từ ngân sách; hai là: nguồn kinh phí được cấp để thực hiện các đề án, dự án; ba là: nguồn kinh phí thu từ các hoạt động dịch vụ. Các nguồn kinh phí này do Giám đốc Trung tâm làm chủ tài khoản và được quyết toán theo hệ thống sổ sách kế toán theo quy định.

Trong khoảng thời gian làm Giám đốc và Phó giám đốc tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh (từ ngày 27/11/2014 đến ngày 17/12/2015), ngoài việc làm chủ tài khoản ba nguồn kinh phí trên Trần Hồng Ng và Trần Thanh Ph còn thu thêm các khoản tiền phát sinh tại Trung tâm nhưng không đưa vào sổ sách kế toán quản lý theo Quy chế chi tiêu nội bộ mà giao trực tiếp cho thủ quỹ Nguyễn Thị Minh H1 cất giữ (có lập sổ theo dõi riêng). Sau đó,Ng và Ph bàn bạc và cùng chi xuất số tiền nêu trên (không thông qua tập thể đơn vị, kế toán và không có phiếu thu, chi), nội dung cụ thể như sau:

- Lê Văn Hồng A (nguyên giám đốc Trung tâm) bàn giao lại số tiền: 38.206.000đ.

- Trần Hồng Ng trực tiếp thu: 238.425.000đ.

Tổng thu: 276.631.000đ (theo bảng kê thu, chi, bút lụt số: 5.033-5.037).

Tổng chi: 275.708.000đ. Trong đó:

+ Chi tiếp khách, chi tặng quà, chi tiền thưởng, chi trả tạm ứng với số tiền 243.708.000đ.

+ Sử dụng cá nhân: 2.500.000đ.

+ Chi cho nhiều người: 24.500.000đ.

+ Chi cho cá nhân Trần Thanh Ph: 5.000.000đ. Còn lại: 923.000đ.

- Trần Thanh Ph chi xuất như sau: Tổng thu: 276.631.000đ.

Tổng chi: 275.708.000đ. Trong đó:

 + Chi tiếp khách, chi tặng quà, chi tiền thưởng, chi trả tạm ứng với số tiền: 268.708.000đ.

+ Chi cho người khác: 2.000.000đ.

+ Sử dụng cá nhân: 5.000.000đ.

- Tồn quỹ: 923.000đ.

Thứ ba: Xảy ra tại Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh:

- Ngày 29/6/2010 Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ra Quyết định số: 1186/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh và Quyết định số: 1187/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, gồm: Ông Nguyễn Văn Ph, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, Diệp Văn S, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng và 07 thành viên.

- Ngày 22/6/2011, Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số: 996/QĐ-UBND về việc phân công Lê Văn Hồng A, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, kiêm Giám đốc Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh.

- Ngày 26/6/2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số: 1225/QĐ- UBND về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh.

- Ngày 16/7/2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số: 17/QĐ- UBND về việc ban hành Quy chế tài trợ, cho vay vốn Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh. Quy chế này căn cứ vào Quyết định số: 117/2005/QĐ- TTg, ngày 27/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo quy định của Điều lệ Quỹ, hoạt động của Quỹ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển Khoa học và Công nghệ Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ quan điều hành là Giám đốc Quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.

- Ngày 14/3/2016, ông Sơn Sa M, sinh năm 1960, ngụ ấp Ch, xã Ch1, huyện C, tỉnh Trà Vinh làm đơn đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ.

- Ngày 15/3/2016, tại biên bản thẩm định số: 12/BB-KHCN, Diệp Văn S thừa nhận Cơ sở sản xuất gạch bê tông S là tổ chức Khoa học và Công nghệ do Phòng Tài chính & Kế hoạch huyện C thành lập, hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ.

- Ngày 17/03/2016, Diệp Văn S cấp giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ, số đăng ký: 05/GCN-SKHCN cho Cơ sở sản xuất gạch bê tông S, hoạt động trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ sản xuất gạch bê tông, người đứng đầu tổ chức là ông Sơn Sa M.

- Ngày 24/3/2016 ông Sơn Sa M làm đơn đề nghị vay vốn, số tiền 400.000.000đ (bốn trăm triệu đồng) để thực hiện dự án: “Ứng dụng thiết bị cuộn ép rơm trong sản xuất nông nghiệp” tại xã Ch1, huyện C, tỉnh Trà Vinh. Diệp Văn S chỉ đạo Phạm Thị Thúy H3 là Trưởng phòng quản lý Khoa học cơ sở lập thuyết minh dự án xin vay vốn Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ cho ông Sơn Sa M là chủ Cơ sở sản xuất gạch bê tông S tại ấp Ch, xã Ch1, huyện C, tỉnh Trà Vinh. Do không thuộc chức năng, nhiệm vụ nên Thúy H3 từ chối nhưng Diệp Văn S gây áp lực buộc Thúy H3 phải làm (theo lời khai của bị cáo H3). Theo sự chỉ đạo của Sơn, Thúy H3 phân công Nguyễn Lê B liên hệ với Văn phòng Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ xin mẫu để lập thuyết minh dự án, sau đó Hằng và B phối hợp lập dự án và đặt tên cho dự án là: Hoàn thiện dây chuyền cuộn ép rơm; đồng thời diễn giải, phân tích các nội dung trong thuyết minh dự án, mục đích lập thuyết minh dự án là để làm cơ sở cho ông Sơn Sa M xin vay số tiền 400.000.000đ của Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ.

Khi lập xong thuyết minh dự án, B liên hệ với ông Sơn Sa M đến ký để gửi Văn phòng Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ, nhưng ông Sơn Sa M không đến do bận công việc tại tỉnh Tiền Giang nên B ký giả chữ ký của ông Sơn Sa M vào thuyết minh dự án và gửi Văn phòng Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ để trình Hội đồng thẩm định. Đến ngày 04/4/2016, Hội đồng thẩm định họp tiến hành phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án thông qua thông tin của người lập thuyết minh dự án thuyết trình, cung cấp và chấm điểm theo mẫu do Cơ quan điều hành Quỹ lập; đồng thời cho ý kiến chỉnh sửa tên của thuyết minh dự án là: Ứng dụng thiết bị cuộn ép rơm trong sản xuất nông nghiệp và một số nội dung khác để bổ sung cho thuyết minh dự án. Đến ngày 08/4/2016, Nguyễn Lê B chỉnh sửa và bổ sung một số nội dung theo ý kiến của Hội đồng thẩm định rồi gửi Văn phòng Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ để làm thủ tục cho vay (thuyết minh dự án chỉnh sửa và bổ sung cũng do B ký giả chữ ký của ông Sơn Sa M).

- Ngày 20/4/2016, Lê Văn Hồng A ký Tờ trình số: 05/TTr-CQĐHQ về việc cho vay vốn thực hiện dự án: “Ứng dụng thiết bị cuộn ép rơm trong sản xuất nông nghiệp”, tỉnh Trà Vinh.

- Ngày 22/4/2016, Diệp Văn S ký Quyết định số: 03/QĐ-HĐQLQ về việc cho vay vốn thực hiện dự án: “Ứng dụng thiết bị cuộn ép rơm trong sản xuất nông nghiệp” tỉnh Trà Vinh (bút lụt số: 5.460).

- Căn cứ vào Quyết định trên, ngày 25/4/2016 Lê Văn Hồng A, Giám đốc Quỹ ký: “Hợp đồng vay vốn Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh” số: 01/HĐVV-QPTKHCN cho ông Sơn Sa M vay số tiền: 400.000.000đ (bốn trăm triệu đồng) (bút lụt số: 5.461).

- Ngày 06/10/2016, Đoàn kiểm tra dự án vay vốn lần 1 (gồm 04 người) đến nhà ông Sơn Sa M kiểm tra tình hình thực hiện dự án nhưng ông Sơn Sa M không có mặt tại nhà, Đoàn kiểm tra gặp bà Lê Thị Th (vợ ông Sơn Sa M) cho biết: Bà không biết khoản vay này, ông Sơn Sa M vay tiền không bàn bạc với bà và cũng không đem tiền về nhà, ông Sơn Sa M không mua máy cuộn rơm. Đoàn kiểm tra kết luận dự án “Ứng dụng thiết bị cuộn ép rơm trong sản xuất nông nghiệp” không thực hiện đúng nội dung (bút lụt số: 5.466).

- Đến ngày 14/10/2016, Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ ban hành Công văn số: 21/QPTKHCN do Lê Văn Hồng A ký về việc chấm dứt Hợp đồng số: 01/HĐ-QPTKHCN, ngày 25/4/2016 và buộc Cơ sở sản xuất gạch bê tông S có trách nhiệm hoàn trả số tiền vay gốc là 400.000.000đ, tiền lãi vay là 10.628.000đ. Việc hoàn trả tiền vay và lãi suất đề nghị thực hiện trước ngày 31/12/2016 (bút lụt số: 5.467).

- Ngày 11/01/2017, UBND xã Ch1 trích lục giấy báo tử số 20/2017/TLKT- BS xác định ông Sơn Sa M chết vào lúc 17 giờ 25 phút, ngày 07/01/2017 do tai nạn giao thông (bút lục số: 5.468).

- Ngày 16/5/2017, Đoàn kiểm tra dự án (gồm 07 người), có đại diện chính quyền địa phương đến nhà ông Sơn Sa M trực tiếp làm việc với bà Lê Thị Th. Tại buổi làm việc bà Th cho biết gia đình không còn tiền và tài sản. Hàng ngày bà bán rau muống dạo kiếm sống, không có khả năng trả khoản nợ trên (bút lụt từ số: 32-60, 5.469-5.473, 7.294-7318).

Theo nội dung Kết luận Giám định tư pháp ngày 30/10/2017 của Giám định viên tư pháp lĩnh vực tài chính, kế toán, kết luận:

1/ Sở Khoa học và Công nghệ cấp giấy: “Chứng nhận hoạt động khoa học và Công nghệ” cho ông Sơn Sa M là sai quy định vì không có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số: 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014; khoản 2 Điều 4 Nghị định số: 08/2014/NĐ-CP, ngày 27/01/2014.

2/ Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ cho ông Sơn Sa M vay không đúng đối tượng là do: Cho vay sai với với giấy chứng nhận hoạt đông Khoa học và công nghệ (giấy chứng nhận đăng ký là: “Sản xuất gạch bê tông” nhưng cho vay dự án: “Ứng dụng thiết bị cuộn ép rơm trong sản xuất nông nghiệp” là sai so với giấy chứng nhận, không đúng theo danh mục thuộc Quyết định số: 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ).

3/ Việc ông Sơn Sa M vay không sử dụng đúng mục đích, đã chết dẫn đến mất khả năng thanh toán, Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ phải chịu trách nhiệm.

Theo Quyết định số 1225/QĐ-UBND, ngày 26/6/2013 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh và Quyết định số: 17/QĐ-UBND, ngày 16/7/2013 về việc ban hành Quy chế tài trợ, cho vay vốn Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh thì về nguyên tắc hoạt động của Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ là phải đúng mục đích, đúng đối tượng, sử dụng có hiệu quả theo các phương thức cho vay của Quỹ; đối tượng cho vay là các dự án hoàn thiện công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu Khoa học và Công nghệ để Phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (tổ chức và cá nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ mới được vay). Đồng thời, khi có Quyết định cho vay của Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ, Cơ quan điều hành Quỹ và bên vay ký kết hợp đồng vay vốn và tiến hành giải ngân theo tiến độ. Tuy nhiên, từ lúc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận, Diệp Văn S đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ cho ông Sơn Sa M là sai quy định; theo Điều 4 Nghị định số: 08/2014/NĐ-CP, ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định: “Mỗi tổ chức hoạt động Khoa học và Công nghệ phải có ít nhất 05 người có trình độ Đại học trở lên và người đứng đầu tổ chức phải có trình độ Đại học trở lên”, nhưng Cơ sở S và bản thân ông Sơn Sa M không ai có trình độ Đại học. Diệp Văn S và Lê Văn Hồng A cho ông Sơn Sa M vay là sai đối tượng: Giấy chứng nhận hoạt động Khoa học và Công nghệ của ông Sơn Sa M là: “Sản xuất gạch bê tông” nhưng Diệp Văn S và Lê Văn Hồng A cho vay: “Ứng dụng thiết bị cuộn ép rơm trong sản xuất nông nghiệp” là sai đối tượng theo Quyết định số: 97/2009/QĐ-TTg, ngày 24/7/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức Khoa học và Công nghệ”. Mặt khác, khi có Quyết định cho vay của Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ, Lê Văn Hồng A không giải ngân theo tiến độ mà quyết định cho vay một lần và không tổ chức kiểm tra sau khi giải ngân; trong hợp đồng cho vay không có nội dung dành cho người thừa kế; không kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn, tài chính cần thiết để thực hiện dự án; khi vay được tiền, ông Sơn Sa M không sử dụng đúng mục đích như cam kết trong hợp đồng dẫn đến hậu quả không thu hồi được số tiền 400.000.000đ (bút lụt số: 5.521, 5.522, 5.525, 5.530).

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 15/2019/HSST ngày 29 tháng 7 năm 2019, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài sản” và “Lập quỹ trái phép”.

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 165 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; khoản 1, Điều 353; điểm c khoản 2 Điều 205; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 17, Điều 38, Điều 55 và Điều 58 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Trần Hồng Ng 02 (hai) năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 02 (hai) năm tù về “Tham ô tài sản” và phạt 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) về tội “Lập quỹ trái phép”. Tổng hợp hình phạt của ba tội bị cáo phải chấp hành là 04 (bốn) năm tù và nộp phạt 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng). Thời hạn phạt tù tính từ bị cáo chấp hành án, nhưng được trừ vào thời gian tạm giam từ ngày 04/8/2017 đến ngày 12/2/2018.

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 165 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm d khoản 2 Điều 353; điểm c khoản 2 Điều 205; điểm b, s, v, x khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 17, Điều 38, Điều 55 và Điều 58 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Trần Thanh Ph 02 (hai) năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 04 (bốn) năm tù về “Tham ô tài sản” và phạt 100.000.000đ về tội “Lập quỹ trái phép”. Tổng hợp hình phạt của ba tội bị cáo phải chấp hành là 06 (sáu) năm tù và nộp phạt 100.000.000đ. Thời hạn phạt tù tính từ ngày 05/4/2017.

Tuyên bố bị cáo Phạm Thanh H phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài sản”.

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 165 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm c khoản 2 Điều 353; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 17, Điều 38, Điều 55 và Điều 58 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Phạm Thanh H 02 (hai) năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 02 (hai) năm tù về “Tham ô tài sản”. Tổng hợp hình phạt của hai tội bị cáo phải chấp hành là 04 (bốn) năm tù. Thời hạn phạt tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án, nhưng được trừ vào thời gian tạm giam từ ngày 05/4/2017 đến ngày 17/01/2019.

Tuyên bố bị cáo Diệp Văn S phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 165 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 17; Điều 38, Điều 55 và Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Diệp Văn S 02 (hai) năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án nhưng được trừ thời gian tạm giam từ ngày 16/10/2017 đến ngày 12/2/2018.

Nguyễn Lê B phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 165 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 17, Điều 58 và Điều 29 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

Về trách nhiệm dân sự: Căn cứ vào khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; các Điều 13, khoản 1 Điều 584, 585, 586, 588, 589 và khoản 02 Điều 357 Bộ luật dân sự.

- Đối với thiệt hại tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh tổng số tiền là 767.013.449đ:

Buộc bị cáo Trần Thanh Ph phải bồi thường số tiền là 166.643.000đ (Một trăm sáu mươi sáu triệu sáu trăm bốn mươi ba nghìn đồng).

Buộc bị cáo Trần Hồng Ng phải bồi thường số tiền là 7.200.000đ (Bảy triệu hai trăm nghìn đồng).

Buộc bị cáo Phạm Thanh H phải bồi thường số tiền là 68.602.949đ (Sáu mươi tám triệu sáu trăm lẻ hai nghìn chín trăm bốn mươi chín nghìn đồng).

Buộc các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph và Phạm Thanh H liên đới bồi thường số tiền là 263.259.500đ (Hai trăm sáu mươi ba triệu hai trăm năm mươi chín nghìn năm trăm đồng).

Buộc các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph và Nguyễn Thị Minh H1 liên đới bồi thường số tiền là 261.308.000đ (Hai trăm sáu mươi mốt triệu ba trăm lẻ tám nghìn đồng) - Đối với thiệt hại tại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Trà Vinh: Buộc các bị cáo Diệp Văn S, Lê Văn Hồng A, Nguyễn Lê B và Phạm Thị Thúy H3 liên đới bồi thường số tiền 400.000.000đ (Bốn trăm triệu đồng).

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về tội danh và hình phạt đối với các bị cáo Lê Văn Hồng A, Nguyễn Thị Minh H1, Huỳnh Thanh H2, Trương Thanh Nh, Phạm Thị Thúy H3, về việc thi hành án, án phí và quyền kháng cáo vụ án theo luật định.

Ngày 01/8/2019, bị cáo Diệp Văn S có đơn kháng cáo kêu oan.

Ngày 08/8/2019, bị cáo Trần Hồng Ng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; kêu oan về tội “Lập quỹ trái phép” và “Tham ô tài sản”.

Ngày 09/8/2019, bị cáo Phạm Thanh H có đơn kháng cáo xin giảm hình phạt về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và miễn hình phạt về tội “Tham ô tài sản”.

Ngày 12/8/2019, bị cáo Trần Thanh Ph có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 12/12/2019, bị cáo có đơn xin thay đổi nội dung kháng cáo sang xin giảm nhẹ hình phạt về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; kêu oan về tội “Lập quỹ trái phép” và “Tham ô tài sản”.

Bị cáo Nguyễn Lê B có đơn kháng cáo xin không buộc bị cáo phải liên đới bồi thường số tiền 400.000.000 đồng cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Trà Vinh.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph, Phạm Thanh H, Diệp Văn S, Nguyễn Lê B vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án như sau:

Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài sản” và “Lập quỹ trái phép”; bị cáo Phạm Thanh H phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài sản”; bị cáo Diệp Văn S, Nguyễn Lê B phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là có căn cứ, đúng người, đúng tội. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Ng, bị cáo Ph kêu oan về tội “Tham ô tài sản” và “Lập quỹ trái phép”; bị cáo Diệp Văn S kêu oan về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thấy rằng Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội danh là đúng quy định pháp luật. Khi lượng hình, Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và xử phạt các bị cáo mức hình phạt phù hợp. Đối với bị cáo Nguyễn Lê B, bị cáo có hành vi đồng phạm với Diệp Văn S, Lê Văn Hồng A, Phạm Thị Thúy H3 về hành vi cho ông Sơn Sa M vay trái quy định pháp luật, Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo liên đới bồi thường là có căn cứ. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Luật sư Trần Văn T bào chữa cho bị cáo Diệp Văn S, Trần Hồng Ng trình bày:

 Đối với bị cáo Diệp Văn S, bị cáo chỉ sai trong việc cấp phôi bằng. Dự án cuộn ép rơm là dự án phù hợp với điều kiện kinh tế tại tỉnh Trà Vinh, phù hợp với điều kiện cho vay của Quỹ khoa học công nghệ. Việc kiểm tra dự án thuộc trách nhiệm của Quỹ khoa học công nghệ; hành vi cấp phôi bằng không đúng của bị cáo S không có quan hệ nhân quả với thiệt hại từ việc cho ông Sơn Sa M vay; việc ông Sơn Sa M chết là điều kiện bất khả kháng; việc thu hồi tiền cho vay không thuộc trách nhiệm của bị cáo S. Đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Diệp Văn S không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” Đói với bị cáo Trần Hồng Ng, về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” bị cáo không kêu oan; chỉ đề nghị Hội đồng xét xử xem xét số tiền chi 45.000.000 đồng cho Hợp đồng số 43 là có thật; số tiền 160.000.000 đồng bị cáo Ph đã nộp lại nên cần khấu trừ cho bị cáo; từ đó giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Ng về tội danh này. Đối với tội “Lập quỹ trái phép”, đây là tiền các học viên tự nguyện giao cho Trung tâm, không được coi là nguồn tiền lập quỹ trái phép. Đối với tội “Tham ô tài sản”, bị cáo Ng chỉ sử dụng tiền do các anh em góp vào chứ không phải là tiền của Trung tâm. Đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Trần Hồng Ng không phạm tội “Lập quỹ trái phép” và “Tham ô tài sản”.

Luật sư Bùi Khắc T bào chữa cho bị cáo Trần Thanh Ph trình bày: Theo Hợp đồng số 40a được ký kết với Trung tâm thủy sản Trà Vinh thì các bị cáo đã thanh toán số tiền 45.000.000 đồng; cấp sơ thẩm không khấu trừ số tiền này cho các bị cáo là không chính xác. Số tiền 160.000.000 đồng bị cáo Ph không chiếm đoạt. Lý do bị cáo không đưa vào tài khoản của Trung tâm là do ông Trần Văn Nh1 không đồng ý. Bị cáo S giao số tiền này cho bị cáo Ph giữ, qua các đời Giám đốc đều biết. Bị cáo Ph không sử dụng số tiền trên vào mục đích cá nhân. Đối với hành vi “Lập quỹ trái phép”, Luật sư có ý kiến đồng ý với Luật sư Trần Văn T, cho rằng nguồn tiền không phải là tiền nhà nước nên không thỏa mãn điều kiện của tội “Lập quỹ trái phép”. Đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Ph không phạm tội “Lập quỹ trái phép” và “Tham ô tài sản”. Ngoài ra, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét trong quá trình công tác bị cáo được tặng bằng khen của Bộ Khoa học và công nghệ; hiện tại dự án đã được hoàn thành, không gây ra thiệt hại để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Luật sư Huỳnh Thiên S bào chữa cho bị cáo Phạm Thanh H trình bày: Bị cáo H thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm đã nêu; tuy nhiên Tòa án sơ thẩm áp dụng c khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 để xét xử Bị cáo H về tội “Tham ô tài sản” là không đúng với định lượng. Số tiền 33 triệu đồng bị cáo đã nộp trước khi khởi tố vụ án; bị cáo có nhiều thành tích trong lao động, có bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; gia đình có thân nhân được phong tặng Mẹ Việt Nam anh hùng sau khi xét xử sơ thẩm. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại điều khoản áp dụng đối với bị cáo về tội “Tham ô tài sản” và giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo về cả 02 tội.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng: Đơn kháng cáo của bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph, Phạm Thanh H, Diệp Văn S, Nguyễn Lê B làm trong hạn luật định, được Hội đồng xét xử xem xét theo trình tự phúc thẩm.

[2] Về nội dung: Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo thừa nhận thực hiện hành vi như bản án sơ thẩm đã nêu. Lời khai của các bị cáo cơ bản phù hợp với lời khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các kết luận giám định, đồng thời phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án được xét hỏi công khai tại phiên tòa. Như vậy, có đủ cơ sở kết luận:

Xuất phát từ việc thực hiện 03 gói thầu thuộc dự án “Tiếp nhận và ứng dụng công nghệ vi phẩu sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực tại tỉnh Trà Vinh” không đúng quy định, dẫn đến không có chứng từ thanh toán. Trần Hồng Ng (Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Trà Vinh) cùng với Trần Thanh Ph (Phó giám đốc trung tâm), Phạm Thanh H (Trưởng phòng hành chính tổ chức) đã lập 07 hợp đồng khống, không đúng với thực tế để hợp thức hóa thủ tục thanh, quyết toán trừ tạm ứng, chi ngoài quy định và chiếm đoạt cá nhân tổng cộng 856.603.000 đồng. Trong đó, chi hợp thức hóa chứng từ cho 03 gói thầu trước đó của dự án số tiền 365.097.500 đồng; sử dụng ngoài dự án 491.505.5000 đồng. Trong khoản tiền 491.505.5000 đồng, bị cáo Phạm Thanh H sử dụng cá nhân 68.603.000 đồng, bị cáo Trần Thanh Ph sử dụng cá nhân 160.000.000 đồng; số tiền còn lại các bị cáo thực hiện việc chi tiếp khách cho đơn vị và các khoản chi khác không đúng quy định.

Ngoài ra, bị cáo Trần Hồng Ng và Trần Thanh Ph còn thu các khoản tiền phát sinh khác như tiền kỹ sư chỉ đạo, tiền kỹ thuật viên, tiền hợp đồng đào tạo học viên... tổng cộng 276.631.000 đồng. Số tiền này, bị cáo Ng và Ph không đưa vào sổ sách kế toán của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Trà Vinh mà giao cho kế toán là Nguyễn Thị Minh H1 cất giữ, lập sổ theo dõi riêng để chi các khoản như chi tiếp khách, tặng quà, chi tiền thưởng... Trong tổng số tiền lập quỹ trái phép trên, Trần Hồng Ng sử dụng cá nhân 7.200.000 đồng; Trần Thanh Ph sử dụng cá nhân 7.000.000 đồng.

Bị cáo Diệp Văn S là Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ kiêm Phó chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh, đã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học cho ông Sơn Sa M không đúng quy định. Mặc dù được cấp giấy chứng nhận hoạt động khoa học với dự án “Sản xuất gạch bê tông” nhưng ông Sơn Sa M lại lập hồ sơ vay tiền của Quỹ phát triển khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh với dự án “Ứng dụng thiết bị cuộn ép rơm trong sản xuất nông nghiệp”. Kết quả điều tra xác định được thực tế ông Sơn Sa M cũng không thực hiện dự án “Ứng dụng thiết bị cuộn ép rơm trong sản xuất nông nghiệp” như đã thể hiện trong hồ sơ vay vốn; toàn bộ hồ sơ, chứng từ để thuyết minh cho khoản vay là do bị cáo Diệp Văn S chỉ đạo Phạm Thị Thúy H3, Nguyễn Lê B lập giùm cho ông Sơn Sa M. Trên cơ sở hồ sơ vay vốn được tạo lập, Quỹ phát triển khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh đã giải ngân cho ông Sơn Sa M vay số tiền 400.000.000 đồng, hiện nay không thu hồi được.

Với hành vi như đã nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài sản” và “Lập quỹ trái phép” theo Điều 165 Bộ luật hình sự 1999, Điều 353, Điều 205 Bộ luật hình sự 2015; bị cáo Phạm Thanh H phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự 1999, điểm c khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015; bị cáo Diệp Văn S, Nguyễn Lê B phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điểm d khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự 1999.

[3] Xét kháng cáo của bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph xin giảm nhẹ hình phạt về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và kêu oan về tội “Lập quỹ trái phép”, “Tham ô tài sản:

[3.1] Đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng:

Các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph, Phạm Thanh H đều thừa nhận việc ký kết 07 hợp đồng kinh tế nâng khống giá trị với tổng số tiền 856.603.000 đồng. Trong đó, có chi cho dự án 365.097.500 đồng, chi không nằm trong dự án là: 491.505.500 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên buộc các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điểm d khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 là đúng người, đúng tội.

Đối với tội danh này, các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph thừa nhận hành vi phạm tội và chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, các bị cáo cho rằng trong khoản tiền bị thiệt hại có 45.000.000 đồng đã thanh toán cho Trung tâm giống thủy sản Trà Vinh theo Hợp đồng số 40a; cấp sơ thẩm chưa khấu trừ cho các bị cáo là có thiếu sót. Xét thấy, việc các bị cáo lập 07 hợp đồng kinh tế khống đã rõ; các tài liệu, chứng từ có trong hồ sơ vụ án thể hiện số tiền các bị cáo sử dụng để chi cho dự án là 365.097.500 đồng; không chi trong dự án 491.505.500 đồng, trong đó số tiền 491.505.500 đồng cụ thể được chi cho các khoản nào cũng đã được làm rõ. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo xuất trình tài liệu thể hiện Hợp đồng số 40a giữa Trung tâm giống thủy sản Trà Vinh và Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã được tất toán xong; tuy nhiên không có có sở chứng minh số tiền 45.000.000 đồng các bị cáo chuyển trả cho Trung tâm giống thủy sản Trà Vinh (theo như trình bày của các bị cáo) nằm trong số tiền 491.505.500 đồng các bị cáo lập 07 hợp đồng khống để nhận mà không chi cho dự án. Tòa án cấp sơ thẩm xác định hành vi của các bị cáo, số tiền thiệt hại là có căn cứ.

Bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph bị xét xử theo điểm d khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999 có mức hình phạt từ 03 năm đến 12 năm. Tòa án cấp sơ thẩm xem xét bị cáo Trần Hồng Ng có các tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đã khắc Ph một phần hậu quả, quá trình công tác có nhiều thành tích, đóng góp cho đơn vị, gia đình có công với cách mạng, bị cáo đã lớn tuổi. Bị cáo Trần Thanh Ph có các tình tiết giảm nhẹ như đã khắc Ph một phần hậu quả, quá trình công tác có nhiều thành tích, đóng góp cho đơn vị, gia đình có công với cách mạng, bị cáo đã lớn tuổi, đã thừa nhận hành vi khách quan như kết luận điều tra, cáo trạng đã nêu. Từ đó, Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt mỗi bị cáo 02 năm tù về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” – dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là phù hợp. Hội đồng xét xử không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo về tội danh này.

[3.2] Đối với hành vi lập quỹ trái phép:

Các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph, Nguyễn Thị Minh H1 thừa nhận số tiền 276.631.000 đồng có từ 02 nguồn: Nhận từ Giám đốc trung tâm cũ (Lê Văn Hồng A) giao lại 38.206.000 đồng; thu tiền cán bộ kỹ thuật, tiền cho thuê nhà lưới… 238.425.000 đồng, tổng cộng 276.631.000 đồng. Số tiền này Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph chỉ đạo Nguyễn Thị Minh H1 để ngoài sổ sách cơ quan để chi cho các khoản tiếp khách, tặng quà, chi tiền thưởng… và có một phần tiêu xài cá nhân.

Bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph cho rằng việc này đã có tiền lệ từ trước đến nay tại Sở Khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh, nguồn tiền thu từ các nguồn khác, không phải từ ngân sách nhà nước nên không gây thiệt hại cho tài sản nhà nước, đồng thời các khoản tiền thu được đều chi cho các hoạt động của đơn vị nên không phạm tội. Xét thấy, hoạt động thu chi của các cơ quan đơn vị, tổ chức đều phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc kế toán theo quy định pháp luật. Các bị cáo đã thu các khoản ngoài quy định được thu, lập quỹ và sử dụng ngoài sổ sách kế toán. Hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội “Lập quỹ trái phép” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 205 Bộ luật hình sự 2015.

Về hình phạt đối với hành vi này: Các bị cáo bị xét xử theo khoản 2 Điều 205 Bộ luật hình sự 2015 có mức hình phạt: phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng cho bị cáo Ng và Ph đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ như đã nêu tại mục [3.1], xử phạt các bị cáo mức phạt tiền 100.000.000 đồng – mức khởi điểm của khung hình phạt là phù hợp, tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo.

[3.3] Đối với hành vi tham ô tài sản:

Trong tổng số tiền có được từ hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” thông qua việc ký kết 07 hợp đồng kinh tế khống, Trần Thanh Ph sử dụng cho cá nhân số tiền 160.000.000 đồng. Trong tổng số tiền lập quỹ trái phép, Trần Hồng Ng sử dụng cá nhân 7.200.000 đồng; Trần Thanh Ph sử dụng cá nhân 7.000.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo Trần Hồng Ng về tội “Tham ô tài sản” theo khoản 1 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015, bị cáo Trần Thanh Ph về tội “Tham ô tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 là có căn cứ, đúng người, đúng tội.

Bị cáo Trần Hồng Ng thừa nhận có sử dụng số tiền 7.200.000 đồng nhưng cho rằng số tiền không có nguồn gốc là tiền nhà nước mà do thu từ nguồn ngoài nên bị cáo không phạm tội “Tham ô tài sản”. Xét thấy, việc các bị cáo lập quỹ sử dụng ngoài sổ sách kế toán là trái với quy định pháp luật như đã phân tích tại mục [3.2]. Trong số tiền này, bị cáo sử dụng cá nhân 7.200.000 đồng, cấp sơ thẩm truy tố, xét xử bị cáo về hành vi tham ô tài sản là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.

Bị cáo Trần Thanh Ph thừa nhận bị cáo có giữ số tiền 160.000.000 đồng, không đưa vào tài khoản của Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh là do chỉ đạo của ông Trần Văn Nh1, bị cáo không sử dụng cá nhân nên không có hành vi “Tham ô tài sản”. Xét thấy, bị cáo thừa nhận số tiền 160.000.000 đồng có được do lập 07 hợp đồng nâng khống giá trị, các hợp đồng này được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/10/2014 đến 24/10/2015, sau khi nhận tiền bị cáo không trả về trung tâm, đến ngày 14/4/2016 bị cáo mới chuyển tiền vào tài khoản Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh. Bị cáo cho rằng việc giữ số tiền này thực hiện theo chỉ đạo của ông Trần Văn Nh1 nhưng không có tài liệu, chứng cứ chứng minh; hơn nữa việc bị cáo nhận và giữ số tiền này xảy ra trước thời điểm ông Trần Văn Nh1 nhận công tác tại đơn vị. Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo có hành vi tham ô số tiền nêu trên là có căn cứ. Ngoài ra, tương tự như hành vi của bị cáo Trần Hồng Ng, trong tổng số tiền lập quỹ trái phép, bị cáo sử dụng cá nhân 7.000.000 đồng nên buộc bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.

Kháng cáo của bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph cho rằng không phạm tội “Tham ô tài sản” là không có cơ sở chấp nhận.

Về hình phạt đối với hành vi tham ô tài sản: Bị cáo Trần Hồng Ng bị xét xử theo khoản 1 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 có khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm. Bị cáo Trần Thanh Ph bị xét xử theo khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm. Cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Hồng Ng 02 năm tù – mức khởi điểm của khung hình phạt; bị cáo Trần Thanh Ph 04 năm tù - dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là đã có chiếu cố đối với các bị cáo nên Hội đồng xét xử không có căn cứ để giảm nhẹ thêm cho các bị cáo.

[4] Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Phạm Thanh H:

Bị cáo Phạm Thanh H đồng phạm với Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph tham gia thực hiện 05/07 hợp đồng kinh tế khống để hợp thức hóa thủ tục thanh, quyết toán, trừ tạm ứng, chi ngoài quy định, gây thiệt hại số tiền 453.025.500 đồng. Trong tổng số tiền nhận được từ các hợp đồng kinh tế không, bị cáo Phạm Thanh H sử dụng cá nhân số tiền 68.603.000 đồng.

Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Thanh H phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điểm d khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự 1999 là có căn cứ, đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, đối với tội “Tham ô tài sản”, Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo phạm tội nhiều lần nên xét xử bị cáo theo tình tiết định khung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 là không có căn cứ. Bị cáo tham gia tổng cộng 05 hợp đồng kinh tế, không đủ cơ sở để xác định số tiền bị cáo sử dụng cá nhân 68.603.000 đồng phát sinh từ 01 hay nhiều hợp đồng kinh tế khác nhau. Do đó, cần xác định số tiền bị cáo có hành vi tham ô là 68.603.000 đồng, căn cứ trị giá tài sản bị cáo chiếm đoạt để xét xử bị cáo theo tình tiết định khung quy định tại khoản 1 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015. Tình tiết “phạm tội nhiều lần” cần xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bị cáo và người bào chữa cho bị cáo cho rằng trước khi khởi tố vụ án bị cáo đã nộp lại số tiền 33.000.000 đồng nên cần khấu trừ số tiền xác định bị cáo tham ô. Hội đồng xét xử xét thấy kết quả điều tra đã xác định rõ số tiền bị cáo giữ, không nộp về Trung tâm là 68.603.000 đồng; hành vi của bị cáo đã hoàn thành kể từ thời điểm bị cáo nâng khống hợp đồng, nhận và giữ lại số tiền trên; việc bị cáo trả lại 33.000.000 đồng trước khi khởi tố là tình tiết để Tòa án cấp sơ thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, không phải là tình tiết để khấu trừ số tiền quy kết bị cáo có hành vi tham ô như lời trình bày của người bào chữa cho bị cáo.

Về hình phạt áp dụng đối với bị cáo Phạm Thanh H: Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ như đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đã khắc Ph hậu quả, có nhiều thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng; từ đó xử phạt bị cáo 02 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 02 năm tù về tội “Tham ô tài sản” là phù hợp, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Hội đồng xét xử không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

[5] Xét kháng cáo của bị cáo Diệp Văn S:

 Các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện ông Sơn Sa M không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và Công nghệ. Diệp Văn S ký cấp giấy chứng nhận cho ông M là không đúng quy định pháp luật. Trên cơ sở đó, ông M lập hồ sơ vay vốn số tiền 400.000.000 đồng thông qua việc thực hiện dự án “Ứng dụng thiết bị cuộn ép rơm trong sản xuất công nghiệp” – dự án không thuộc lĩnh vực ông M được cấp giấy chứng nhận hoạt động.

Diệp Văn S đã chỉ đạo Phạm Thị Thúy H3, Nguyễn Lê B lập hồ sơ vay vốn cho ông M. Trong đó, B là người trực tiếp sửa đề án cho ông M, ký giả tên ông M để hoàn tất hồ sơ vay vốn. Trên cơ sở đó, Lê Văn Hồng A lập đề xuất, trình Diệp Văn S ký quyết định cho ông M vay số tiền 400.000.000 đồng. Thực tế, ông M không thực hiện dự án “Ứng dụng thiết bị cuộn ép rơm trong sản xuất công nghiệp” như đã cam kết. Hiện nay, số tiền vay 400.000.000 đồng không có khả năng thu hồi về cho Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ.

Bị cáo Diệp Văn S và người bào chữa của bị cáo cho rằng bị cáo chỉ có hành vi cấp Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và Công nghệ không đúng quy định; hành vi này không có quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra; dự án có thực hiện và phù hợp với mục đích cho vay; hồ sơ vay vốn không bắt buộc ông Sơn Sa M phải có Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và Công nghệ phù hợp với dự án. Xét thấy, kết quả điều tra cho thấy ông Sơn Sa M thực tế không thực hiện dự án theo như hồ sơ vay vốn; hồ sơ vay vốn ông Sơn Sa M cũng không tự thực hiện mà do bị cáo Diệp Văn S chỉ đạo Phạm Thị Thúy H3, Nguyễn Lê B thực hiện thay và ký giả chữ ký ông Sơn Sa M. Lời khai của Phạm Thị Thúy H3, Nguyễn Lê B, ông Đỗ Văn Q đều xác định chính bị cáo Diệp Văn S là người đã chỉ đạo thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và Công nghệ và lập hồ sơ vay vốn không đúng quy định.

Hành vi của các bị cáo Diệp Văn S trái với quy chế cho vay, gây thiệt hại cho Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ, đã cấu thành tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Về hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như không được hưởng lợi trong vụ án, bị cáo đã tự nguyện nộp tiền để khắc Ph hậu quả, có nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, quá trình công tác đã có nhiều đóng góp cho đơn vị, được tặng Huy chương kháng chiến hạng nhì, huân chương kháng chiến hạng nhì, hạng ba và nhiều bằng khen khác của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam; từ đó xử phạt bị cáo 02 năm tù – dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là phù hợp.

[6] Xét kháng cáo về phần trách nhiệm dân sự của bị cáo Nguyễn Lê B:

Bị cáo Nguyễn Lê B kháng cáo xin không buộc liên đới bồi thường cho Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ số tiền 400.000.000 đồng. Xét thấy, bị cáo Nguyễn Lê B đã đồng phạm với bị cáo Diệp Văn S, Lê Văn Hồng A, Phạm Thị Thúy H3 trong việc cho ông Sơn Sa M vay số tiền 400.000.000 đồng không đúng quy định pháp luật; dẫn đến không thể thu hồi được. Do đó, bị cáo phải có tách nhiệm phải liên đới cùng với các bị cáo khác bồi thường cho Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ. Kháng cáo của bị cáo không có cơ sở chấp nhận.

[7] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử xét thấy kháng cáo của các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph, Diệp Văn S, Nguyễn Lê B không có cơ sở chấp nhận; có cơ sở chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Phạm Thanh H; sửa một phần bản án sơ thẩm về điều luật áp dụng đối với bị cáo Phạm Thanh H.

[8] Các phần quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.

[9] Án phí hình sự phúc thẩm: Do kháng cáo không được chấp nhận nên bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph, Diệp Văn S, Nguyễn Lê B phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Điều 355, Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph, Diệp Văn S, Nguyễn Lê B. Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 15/2019/HSST ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh về phần tội danh, hình phạt đối với bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph, Diệp Văn S và phần trách nhiệm bồi thường về dân sự của bị cáo Nguyễn Lê B.

Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Phạm Thanh H. Sửa một phần Bản án hình sự sơ thẩm số 15/2019/HSST ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh về điều luật áp dụng đối với bị cáo Phạm Thanh H về tội “Tham ô tài sản”.

Tuyên bố bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài sản” và “Lập quỹ trái phép”.

Bị cáo Phạm Thanh H phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài sản”.

Bị cáo Diệp Văn S, Nguyễn Lê B phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

1/. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 165 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; khoản 1 Điều 353; điểm c khoản 2 Điều 205; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 17, Điều 38, Điều 55 và Điều 58 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Trần Hồng Ng 02 (hai) năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 02 (hai) năm tù về “Tham ô tài sản” và phạt 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) về tội “Lập quỹ trái phép”. Tổng hợp hình phạt của ba tội bị cáo phải chấp hành là 04 (bốn) năm tù và nộp phạt 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng). Thời hạn phạt tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án, nhưng được trừ vào thời gian tạm giam từ ngày 04/8/2017 đến ngày 12/2/2018.

2/. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 165 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm d khoản 2 Điều 353; điểm c khoản 2 Điều 205; điểm b, s, v, x khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 17, Điều 38, Điều 55 và Điều 58 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Trần Thanh Ph 02 (hai) năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 04 (bốn) năm tù về “Tham ô tài sản” và phạt 100.000.000đ về tội “Lập quỹ trái phép”. Tổng hợp hình phạt của ba tội bị cáo phải chấp hành là 06 (sáu) năm tù và nộp phạt 100.000.000đ. Thời hạn phạt tù tính từ ngày 05/4/2017.

3/. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 165 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; khoản 1 Điều 353; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 17, Điều 38, Điều 55 và Điều 58 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Phạm Thanh H 02 (hai) năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 02 (hai) năm tù về “Tham ô tài sản”. Tổng hợp hình phạt của hai tội bị cáo phải chấp hành là 04 (bốn) năm tù. Thời hạn phạt tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án, nhưng được trừ vào thời gian tạm giam từ ngày 05/4/2017 đến ngày 17/01/2019.

4/. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 165 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 17; Điều 38, Điều 55 và Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Diệp Văn S 02 (hai) năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án; được trừ thời gian tạm giam trước đó từ ngày 16/10/2017 đến ngày 12/2/2018.

5/. Về trách nhiệm dân sự: Căn cứ vào khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; các Điều 13, khoản 1 Điều 584, 585, 586, 588, 589 và khoản 02 Điều 357 Bộ luật dân sự.

- Đối với thiệt hại tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh tổng số tiền là 767.013.449đ:

Buộc bị cáo Trần Thanh Ph phải bồi thường số tiền là 166.643.000đ (Một trăm sáu mươi sáu triệu sáu trăm bốn mươi ba nghìn đồng).

Buộc bị cáo Trần Hồng Ng phải bồi thường số tiền là 7.200.000đ (Bảy triệu hai trăm nghìn đồng).

Buộc bị cáo Phạm Thanh H phải bồi thường số tiền là 68.602.949đ (Sáu mươi tám triệu sáu trăm lẻ hai nghìn chín trăm bốn mươi chín nghìn đồng).

Buộc các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph và Phạm Thanh H liên đới bồi thường số tiền là 263.259.500đ (Hai trăm sáu mươi ba triệu hai trăm năm mươi chín nghìn năm trăm đồng).

Buộc các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph và Nguyễn Thị Minh H1 liên đới bồi thường số tiền là 261.308.000đ (Hai trăm sáu mươi mốt triệu ba trăm lẻ tám nghìn đồng) - Đối với thiệt hại tại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Trà Vinh: Buộc các bị cáo Diệp Văn S, Lê Văn Hồng A, Nguyễn Lê B và Phạm Thị Thúy H3 liên đới bồi thường số tiền 400.000.000đ (Bốn trăm triệu đồng).

6/. Các phần quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.

7/. Án phí hình sự phúc thẩm: Các bị cáo Trần Hồng Ng, Trần Thanh Ph, Diệp Văn S, Nguyễn Lê B, mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng.

8/. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

548
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 753/2020/HS-PT ngày 30/11/2020 về tội tham ô tài sản và phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Số hiệu:753/2020/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 30/11/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về