Bản án 74/2021/HSPT ngày 12/03/2021 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 74/2021/HSPT NGÀY 12/03/2021 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ TỘI LÀM GIẢ TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Ngày 12 tháng 3 năm 2021, tại trụ sở Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 454/2019/TLPT-HS ngày 21 tháng 6 năm 2019 đối với bị cáo Trần Hữu T và các bị cáo khác, do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 133/2019/HSST ngày 07/05/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

* Các bị cáo có kháng cáo:

1. Trần Hữu T, giới tính: Nam; sinh ngày 17/10/1983; nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: số 101 B tổ 18, phường Ngọc H, quận Ba Đ, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty M2; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; con ông Trần Văn N và bà Nguyễn Thị H1; có vợ là Nguyễn Cúc P và có 01 con sinh năm 2010; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giam ngày 19/9/2016, hiện đang tạm giam tại Trại Tạm giam B14 - Bộ Công an; có mặt.

2. Vũ Thị H2, giới tính: Nữ; sinh ngày 10/9/1970; nơi ĐKHKTT: BT3 lô 31 bán đảo Linh Đ1, phường Hoàng L, quận Hoàng M, thành phố Hà Nội; chỗ ở: Phòng 03-12A-P11 KĐT P, phường Mai Đ2, quận Hoàng M, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Tự do; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; Đảng phái chính trị: Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng; quốc tịch: Việt Nam, dân tộc: Kinh, tôn giáo: Không; con ông Vũ Đăng D (đã chết) và bà Nguyễn Thị T có chồng là Nguyễn Văn D1 và có 02 con, con lớn sinh năm 1994, con nhỏ sinh năm 2009; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt tạm giam ngày 03/11/2017, hiện đang tạm giam tại Trại Tạm giam B14 - Bộ Công an; có mặt.

3. Nguyễn Lê T2, giới tính: Nam; sinh ngày 21/8/1980; nơi ĐKHKTT: thôn 4, xã Gia L1, huyện Lâm H3, tỉnh Lâm Đ3; chỗ ở: số 6, phố Phan Phù T3, phường Cát L2, quận Đống Đ4, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: nguyên Giám đốc Công ty M2; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; con ông Nguyễn Sỹ Q và bà Lê Như N1; có vợ là Nguyễn Thị H4 và có 02 con, con lớn sinh năm 2015; con nhỏ sinh tháng 01/2019; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo tại ngoại; có mặt.

4. Nguyễn Văn D1, giới tính: Nam; sinh ngày 07/02/1965; nơi ĐKHKTT và chỗ ở: số 442 tổ 9, phường Phùng Chí K, thành phố Bắc K1 tỉnh Bắc K1; nghề nghiệp: nguyên Giám đốc Công ty cổ phần khoáng sản N2; trình độ văn hóa: Lớp 10/10; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; Đảng phái chính trị: Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, đã bị đình chỉ; con ông Nguyễn Văn T4 (đã chết) và bà Ngô Thị H5; có vợ là Vũ Thị H2 và có 02 con, con lớn sinh năm 1994, con nhỏ sinh năm 2009; tiền án, tiền sự: Không; nhân thân: Ngày 13/12/2017, bị Toà án nhân dân tỉnh Bắc K1 xử phạt 01 năm 24 ngày tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, Tại Quyết định số 164/2018/HS-GĐT ngày 30/10/2018, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã huỷ Bản hình sự sơ thẩm số 04/2017/HSST ngày 13/12/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc K1, chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để điều tra lại theo thủ tục chung; vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt.

* Người bào chữa cho các bị cáo:

- Luật sư Nguyễn Văn T5- Công ty luật TNHH một thành viên Thanh T6 thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội bào chữa cho bị cáo Trần Hữu T; có mặt.

- Luật sư Đoàn Thị Lan A - Công ty luật TNHH I thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội bào chữa cho các bị cáo Vũ Thị H2, Nguyễn Văn D1; có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa và có gửi luận cứ bào chữa cho các bị cáo gửi đến Hội đồng xét xử.

- Luật sư Đinh Thị Kim T7- Công ty luật TNHH MTV Bảo T8 thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội bào chữa cho bị cáo Nguyễn Lê T2; có mặt.

Ngoài ra, trong vụ án này còn có 10 bị cáo khác không kháng cáo, không bị kháng nghị; bị cáo là Vũ Thế V có đơn kháng cáo nhưng sau đó đã rút kháng cáo (Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Vũ Thế V) và tất cả 1065 người bị hại, 13 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều không kháng cáo và không bị kháng nghị, nên Tòa án không triệu tập đến phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa phúc thẩm, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Công ty cổ phần mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền T10 (Công ty M2) thành lập ngày 07/9/2007 do ông Nguyễn Văn H6 làm Giám đốc, trụ sở tại số nhà 60 đường Nguyễn Tuấn T9 phường Lê M, thành phố V1, tỉnh Nghệ An, vốn điều lệ ban đầu theo giấy đăng ký kinh doanh là 10.000.000.000đ (Mười tỷ đồng), ngành nghề chính là khai thác khoáng sản. Ngày 09/01/2008, Công ty M2 được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại mỏ chì kẽm đa kim làng M1, Đồng N3, xã Sơn H7, huyện Quỳ H8, tỉnh Nghệ An trong thời hạn 05 năm theo Quyết định số 137/QĐ-UBND. Các cổ đông của Công ty M2 chưa góp vốn và Công ty cũng không tiến hành khai thác khoáng sản. Tháng 9/2010, Nguyễn Văn D1 mua lại hồ sơ pháp lý Công ty M2 với giá 3.000.000.000đ (Ba tỷ đồng) để sở hữu quyền khai thác mỏ chì kẽm đa kim tại Nghệ An. Sau đó D1 đã làm thủ tục chuyển đổi tên các cổ đông sáng lập sang cho cổ đông là người thân và nhờ họ đứng tên làm giám đốc, đại diện theo pháp luật (từ tháng 9/2010 do Nguyễn Tiến H9, từ tháng 5/2012 do Lê Văn C, từ tháng 12/2014 do Vũ Đại D2), thuê Dương Thị V2 làm Kế toán trưởng.

Khi thăm dò thấy mỏ có hàm lượng quặng thấp, nên D1 không tổ chức khai thác, không hoạt động sản xuất kinh doanh và đến ngày 09/01/2013 giấy phép khai thác mỏ hết hạn.

Nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của những người đầu tư mua cổ phiếu,D1đã cùng các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội như sau:

1. Hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; giả mạo trong công tác:

Theo quy định của pháp luật, Công ty được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, phải có các điều kiện: Điều 25 Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định công ty đại chúng phải có ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu, có vốn điều lệ đã góp từ 10.000.000.000đ (Mười tỷ đồng) trở lên. Điều 54 và Điều 57 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30.000.000.000đ (Ba mươi tỷ đồng) trở lên, hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán phải có bản cáo bạch; tại Điều 5 Quyết định số 18/QĐ-SGDHN ngày 17/01/2014 quy định hồ sơ niêm yết phải có báo cáo tài chính năm liền trước năm đăng ký niêm yết được kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần, trường hợp có ngoại trừ thì khoản ngoại trừ phải không trọng yếu; đối với công ty đại chúng quy mô lớn phải có báo cáo tài chính bán niên được kiểm toán soát xét.

Nguyễn Văn D1 biết được quy định trên và biết Công ty M2 không có vốn, không hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn chỉ đạo em gái là Nguyễn Thị H10 và Ngô Văn H11, Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Tây B (Công ty Tây B) làm giả hồ sơ cho Công ty M2 đủ điều kiện được niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, cụ thể như sau:

- Làm giả danh sách cổ đông sở hữu cổ phiếu thể hiện Công ty M2 có 103 cổ đông sở hữu 31 triệu cổ phần tương đương 310.000.000.000đ (Ba trăm mười tỷ đồng), thực tế 103 người này đều không thực góp vốn, họ đều là người thân, người quen của D1 ;D1 không có tên trong danh sách 103 cổ đông này.

- Làm giả chứng từ tăng "vốn thực góp" lên 310 tỷ đồng, bằng cách viết phiếu thu tiền mặt 44.900.000.000đ (Bốn bốn tỷ, chín trăm triệu đồng) của cổ đông và làm giả chứng từ góp vốn 255.100.000.000đ (Hai trăm năm năm tỷ, một trăm triệu đồng) qua tài khoản Công ty M2 mở tại Ngân hàng; làm giả hợp đồng mua bán, góp vốn liên kết, phiếu thu, phiếu chi, chứng từ ngân hàng giữa Công ty M2 với các Công ty khác trong nhóm do D1sở hữu, góp vốn, tham gia liên kết, gồm: Công ty cổ phần khoáng sản N2, Công ty TNHH An B2, Tổng Công ty cổ phần khoáng sản luyện kim Bắc K1, Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Tây B... nhằm thể hiện Công ty M2 có hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận.

Sau khi làm giả các tài liệu nêu trên tại 74F3 Đại K1, Hoàng , Hà Nội, Nguyễn Thị H10 và Ngô Văn H11 chuyển tài liệu vào Nghệ An (nơi Công ty M2 đăng ký kinh doanh và khai báo thuế), chỉ đạo Dương Thị V2 - Kế toán trưởng Công ty M2 sử dụng hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thuế các năm 2013, 2014.

Nguyễn Văn D1đã chỉ đạo Nguyễn Thị H10, Ngô Văn H11 quan hệ với các cán bộ Ngân hàng làm giả chứng từ. H10, H11 quan hệ với các cán bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội (Ngân hàng B4 Nam Hà Nội) có vốn Nhà nước chi phối (H10 không biết Ngân hàng tư nhân hay Nhà nước chi phối) và cán bộ Ngân hàng TMCP Tiên P1 - Chi nhánh Tây Hà Nội (Ngân hàng TP B3 Tây Hà Nội) do tư nhân thành lập làm giả chứng từ thể hiện cổ đông góp vốn và doanh số mua, bán hàng hóa qua tài khoản ngân hàng của Công ty M2 với các công ty liên quan tổng số tiền là 485.361.000.000đ (Bốn trăm tám năm tỷ, ba trăm sáu mốt triệu đồng). Cụ thể như sau:

1.1. Hành vi làm giả tài liệu của Nguyễn Văn D1, Nguyễn Thị H10 và Ngô Văn H11; hành vi giả mạo trong công tác của Hồ Xuân L3, Lê Đắc Hà, Đặng Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hiền, Vũ Thế V tại B4 Nam Hà Nội.

Theo khoản 2, Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng phải có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng); khoản 1, Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ- CP ngày 31/12/2013 quy định các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Biết được các quy định này, nhưng Nguyễn Thị H10 vẫn nhờ các cán bộ Ngân hàng B3 Nam Hà Nội giúp "chạy khoản" bằng cách hạch toán dòng tiền trên hệ thống phần mềm của Ngân hàng B3 qua các tài khoản trong nhóm công ty của D1mở tại Ngân hàng B3 Nam Hà Nội (mỗi giao dịch thường cách nhau vài phút) để lập chứng từ giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, rút tiền. Để được cán bộ ngân hàng lập giả chứng từ, H10 nhờ nhân viên các công ty trong nhóm ký tên tại mục "khách hàng", "Giám đốc", "Kế toán trưởng" tương ứng theo chứng từ nộp tiền, ủy nhiệm chi, rút tiền của các công ty hoặc nhờ người khác ký giả chữ ký của những người có tên trên chứng từ tại các mục trên.

Đối với các cán bộ ngân hàng khi thực hiện nhiệm vụ phải theo các quy định: Điều 6,7,8,9 Quyết định số 60/2006-NHNN ngày 27/12/2006 và Điều 7,8,9,10 Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Ngân hàng Nhà nước thì các khoản thu, chi tiền mặt của tổ chức tín dụng với khách hàng phải được kiểm đếm chính xác, phải thực hiện kiểm đếm tờ; Điều 6 Quy định số 2413/QĐ-NHBL13 ngày 26/4/2012 của Ngân hàng B3 về nghiệp vụ nhận tiền gửi quy định khi thực hiện giao dịch nộp tiền, rút tiền, giao dịch viên có trách nhiệm kiểm tra thông tin, xác thực khách hàng, kiểm đếm tiền mặt theo tờ, duyệt ký chứng từ giấy, hạch toán trên hệ thống phần mềm của ngân hàng; kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, duyệt ký chứng từ giấy và hạch toán trên hệ thống phần mềm; thu phí tối đa 2.200.000 đồng cho 01 giao dịch (đã bao gồm 10% VAT). Điều 22 Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18/6/2013 và Điều 16 Quy định số 3246/QĐ-QLRRTT ngày 18/6/2013 của Ngân hàng B3 về phòng chống rửa tiền thì khi phát hiện các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ, cán bộ ngân hàng phải cảnh báo.

Để đối phó hoạt động kiểm tra, kiểm soát (Ngân hàng B3 có hệ thống camera giám sát hoạt động giao dịch), các cán bộ Ngân hàng B3 Nam Hà Nội yêu cầu khi H10 đến giao dịch phải có tiền mặt đặt trên quầy giao dịch; đồng thời hướng dẫn H10 mỗi lần đến giao dịch phải chia thành nhiều chứng từ để ngân hàng thu được nhiều phí dịch vụ. Do đó, trước mỗi lần giao dịch, H10 thuê tiền của đối tượng Sơn và một số đối tượng khác (không rõ họ tên và địa chỉ). Bên cho thuê tiền sẽ mang tiền đến phòng giao dịch để cán bộ ngân hàng "làm động tác kiểm đếm tiền"; sau đó bên cho thuê sẽ mang tiền về ngay. Vì vậy, khi H10 hoặc nhân viên Công ty M2 mang chứng từ đến ngân hàng nhờ hợp thức các chứng từ; thì các cán bộ Ngân hàng B3 Nam Hà Nội vì động cơ vụ lợi, thu phí giao dịch và hoàn thành chỉ tiêu được giao của ngân hàng đã không kiểm đếm tiền mặt theo tờ, biết người có tên trên chứng từ không đến ngân hàng giao dịch; nhưng vẫn ký duyệt chứng từ giấy, hạch toán trên hệ thống phần mềm, theo yêu cầu của H10.

Với phương thức thủ đoạn nêu trên, từ tháng 11/2013 đến tháng 5/2015, các cán bộ Ngân hàng B3 Nam Hà Nội đã làm giả 143 chứng từ nộp tiền, ủy nhiệm chi, rút tiền (50 giấy nộp tiền mặt, 44 ủy nhiệm chi, 49 giấy rút tiền mặt), với tổng số 355,361 tỷ đồng cho Công ty M2 và các công ty trong nhóm liên quan; thu được phí giao dịch 67.000.000đ (Sáu bẩy triệu đồng); cụ thể như sau:

Từ ngày 18/11/2013 đến ngày 18/12/2013 đã ký 04 chứng từ nộp, rút tiền, ủy nhiệm chi.

Từ ngày 24/01/2014 đến ngày 18/12/2014 đã ký 91 chứng từ nộp, rút tiền, ủy nhiệm chi.

Từ ngày 22/01/2015 đến ngày 27/5/2015 đã ký 48 chứng từ nộp, rút tiền và ủy nhiệm chi.

* Các Giao dịch viên:

- Đặng Mạnh H10 - Giao dịch viên (GDV) Phòng giao dịch (PGD): Từ ngày 18/11/2013 đến ngày 18/12/2013 đã ký 04 chứng từ nộp, rút tiền, ủy nhiệm chi; từ ngày 24/01/2014 đến ngày 18/12/2014 đã ký 60 chứng từ nộp, rút tiền, ủy nhiệm chi; từ ngày 22/01/2015 đến ngày 27/5/2015 đã ký 15 chứng từ nộp rút tiền, ủy nhiệm chi (tổng số 79 chứng từ nộp, rút tiền, ủy nhiệm chi, với số tiền 277.261.000.000đ (Hai trăm bẩy bẩy tỷ, hai trăm sáu mốt triệu đồng).

- Nguyễn Thị H11 - GDV PGD Đại K1, từ ngày 18/11/2013 đến ngày 18/12/2014 đã ký 31 chứng từ nộp, rút tiền, ủy nhiệm chi, với số tiền 42.400.000.000đ (Bốn hai tỷ, bốn trăm triệu đồng).

- Vũ Thế V GDV PGD Ngọc H12 ngày 02/3/2015 đã ký 30 chứng từ nộp, rút tiền, với số tiền 42.000.000.000đ (Bốn hai tỷ đồng).

- Nguyễn Thị Thu T11 - GDV PGD Ngọc H12ngày 09/4/2015 đã ký 03 chứng từ rút tiền, với số tiền 3.500.000.000đ (Ba tỷ, năm trăm triệu đồng).

* Các Kiểm soát viên:

- Hồ Xuân L3, từ tháng 6/2013 đến tháng 01/2015, Phó giám đốc PGD Đại K1 và từ tháng 02/2015 đến tháng 5/2015 Phó giám đốc PGD Ngọc Hồi: Từ ngày 20/11/2013 đến ngày 18/12/2013 đã ký 07 chứng từ nộp, rút tiền; từ ngày 24/01/2014 đến ngày 18/12/2014 đã ký 53 chứng từ nộp, rút tiền; ngày 02/3/2015 và ngày 09/4/2015 đã ký 31 chứng từ nộp, rút tiền (Tổng số 91 chứng từ nộp, rút tiền, với số tiền 217.961.000.000đ (Hai trăm mười bẩy tỷ, chín trăm sáu mốt triệu đồng).

Trong đó, giao dịch ngày 02/3/2015, H10 mang theo các chứng từ đã được đóng dấu và có chữ ký của những người có tên trên chứng từ đến PGD Ngọc H12 mà không có tiền mặt đặt tại quầy giao dịch, người có tên trên chứng từ cũng không đến giao dịch; nhưng L3 với vai trò là Kiểm soát viên vẫn ký duyệt và chỉ đạo GDV V ký, hạch toán khống trên hệ thống 30 chứng từ nộp tiền, rút tiền ngay với tổng số 42 tỷ đồng cho Công ty M2. Giao dịch ngày 03/4/2015, Ngô Văn H11 cũng chuẩn bị yêu cầu ghi trên giấy A4 với nội dung nộp 120.000.000.000đ (Một trăm hai mươi tỷ đồng) vào tài khoản Công ty TNHH An B2 và chuyển khoản sang tài khoản Công ty M2, sau đó từ tài khoản Công ty M2 chuyển sang Tổng Công ty cổ phần khoáng sản luyện kim Bắc K1 để rút tiền; chuẩn bị các chứng từ giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, rút tiền của các công ty trên đã được đóng dấu và có chữ ký của những người có tên trên chứng từ để cán bộ Ngân hàng B3 Nam Hà Nội hạch toán khống.

- Lê Đắc H13 - Giám đốc PGD Đại K1 với vai trò Kiểm soát viên ký duyệt và chỉ đạo GDV Đặng Mạnh H14 hạch toán khống 48 chứng từ nộp tiền, ủy nhiệm chi, rút tiền ngay ngày 03/4/2015, với tổng số 120.000.000đ (Một trăm hai mươi tỷ đồng); ngày 22/5/2015 Hà ký duyệt và chỉ đạo GDV Đặng Mạnh H14 hạch toán khống 01 chứng từ rút tiền, với số tiền 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng) cho Công ty M2 và các công ty liên quan mà không có tiền mặt khi hạch toán giao dịch.

- Lộ Thị Thu Q1 - Phó giám đốc PGD Đại K1 ngày 11/3/2014 và ngày 12/3/2015 đã ký 02 chứng từ nộp, rút tiền với số tiền 10.000.000.000đ (Mười tỷ đồng).

- Nguyễn Thị Giang T13 - Giám đốc PGD Đại K1 ký 01 chứng từ rút tiền ngày 20/11/2013, với số tiền là 2.400.000.000đ (Hai tỷ, bốn trăm triệu đồng).

Quá trình điều tra, Nguyễn Thị H10 còn khai nhận: Trước khi thực hiện các giao dịch nộp, rút tiền, ủy nhiệm chi… lúc đầu H10 đã nhờ Nguyễn Thị Giang T13, sau đó H10 nhờ Hồ Xuân L3 giúp hợp thức chứng từ. Đồng thời H10 nhờ T13 và L3 giới thiệu một số đối tượng (không rõ họ tên và địa chỉ) cho thuê tiền khi hợp thức chứng từ cho Công ty M2. Cơ quan an ninh điều tra đã tiến hành các hoạt động điều tra, nhưng không đủ căn cứ để kết luận hành vi phạm tội này.

1.2. Hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức tại Ngân hàng T14 Tây Hà Nội Tháng 10/2014,D1chỉ đạo H11 liên hệ nhờ cán bộ Ngân hàng T14 Tây Hà Nội (là Ngân hàng cổ phần tư nhân) làm giả chứng từ góp vốn 130.000.000.000đ (Một trăm ba mươi tỷ đồng) cho Công ty M2 với hình thức “chạy khoản” dòng tiền qua các công ty liên quan và cấp chứng từ. H11 đã thông qua Nguyễn Văn T15, để Tuân đặt vấn đề với Lê Thị Hằng N2 - Giám đốc Ngân hàng T14 Tây Hà Nội để làm giả 07 chứng từ nộp tiền, ủy nhiệm chi, rút séc, với tổng số tiền là 130.000.000.000đ cho Công ty M2 và công ty có liên quan. Ngày 24/10/2014, H11 mở tài khoản và chuẩn bị trước các giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, rút séc có đóng dấu, chữ ký của những người có tên trên chứng từ để cán bộ ngân hàng hạch toán. Mặc dù, không có tiền mặt đặt tại quầy giao dịch, người có tên trên chứng từ không đến ngân hàng giao dịch, nhưng N2 vẫn chỉ đạo Trần Thị Mai L12 - Giám đốc Dịch vụ khách hàng Ngân hàng T14 Tây Hà Nội ngày 28/10/2014 hạch toán 01 giấy nộp tiền góp vốn, 02 ủy nhiệm chi và 04 séc rút tiền, với tổng số 130.000.000.000đ cho Công ty M2 và công ty liên quan. Để hạch toán được chứng từ, Lan đã chỉ đạo Nguyễn Thị Hương T16 - GDV ký duyệt, hạch toán khống trên hệ thống và chuyển lại cho Lan duyệt kiểm soát trên hệ thống, ký chứng từ và thu phí giao dịch 2.200.000đ (Hai triệu, hai trăm nghìn đồng) và thu 38.900.000đ (Ba mươi tám triệu, chín trăm nghìn đồng) của Công ty M2 để ngoài sổ sách sử dụng chi phí trong hoạt động chung Phòng Dịch vụ Khách hàng.

Ngày 26/6/2017, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an ra Quyết định số 94/ANĐT-P4 trưng cầu giám định chữ ký, chữ viết tại mục người nộp tiền, người lĩnh tiền, chủ tài khoản, kế toán trưởng trên các chứng từ nộp tiền, ủy nhiệm chi, rút tiền liên quan Công ty M2 tại Ngân hàng B3 Nam Hà Nội và Ngân hàng T14 Tây Hà Nội.

Kết luận giám định số 3466/C54-P5 ngày 01/8/2017 của Viện khoa học hình sự Tổng cục Cảnh sát: Tại mục 5. Kết luận:

Từ 5.1. Những người có mẫu chữ gửi đến giám định đứng tên Dương Thị V2 trên các tài liệu mẫu so sánh ký hiệu M1 đến M10 không ký, viết ra chữ ký, chữ viết dưới mục “Người lĩnh tiền” trên các tài liệu ký hiệu từ A91 đến A100; dưới mục “Người nộp tiền” trên các tài liệu ký hiệu từ A101 đến A106.

…đến 5.25 (thể hiện tại Kết luận giám định số 3466/C54-P5 ngày 01/8/2017 của Viện khoa học hình sự Tổng cục Cảnh sát.

Như vậy, có đủ căn cứ để kết luận: Một số chữ ký, chữ viết tại các mục trên do những người đứng tên trên chứng từ ký, viết ra; một số chữ ký, chữ viết không phải của người đứng tên trên chứng từ ký, viết, phù hợp với lời khai của Nguyễn Thị H10, Ngô Văn H11 về việc nhờ người đứng tên trên chứng từ ký, viết hoặc nhờ nhân viên khác hoặc tự ký giả mạo chữ ký; lời khai của người đứng tên trên chứng từ về việc họ ký hoặc họ không ký và không đến ngân hàng thực hiện giao dịch nộp tiền, ủy nhiệm chi, rút tiền.

Sau khi hoàn thiện các chứng từ giả nêu trên,D1chỉ đạo H11 liên hệ 02 Công ty Kiểm toán để xác nhận báo cáo tài chính các năm của Công ty M2, cụ thể:

Tháng 11/2014, Công ty M2 thuê Công ty TNHH kiểm toán & định giá Thăng Long T.D.K (T.D.K) do Từ Quỳnh Hạnh - Giám đốc, Phan Văn T15 - Kiểm toán viên. Đến tháng 4/2015, thông qua Nguyễn Như P4 - Phó tổng giám đốc, H11 thuê Công ty TNHH kiểm toán & tư vấn tài chính Quốc tế (Công ty IFC) do Nguyễn Văn Q2 - Giám đốc, Lê Trọng T16 - Kiểm toán viên. Các kiểm toán viên trên đã không trực tiếp làm việc với ban giám đốc, kế toán trưởng Công ty M2, chỉ căn cứ vào hồ sơ, các chứng từ ngân hàng do Ngô Văn H11 cung cấp; không soát xét kỹ hồ sơ (một số hồ sơ thiếu chữ ký của của kế toán, thủ kho…), nhưng vẫn đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Quá trình kiểm toán báo cáo tài chính cho Công ty M2, Công ty Thăng Long T.D.K được thanh toán tiền phí kiểm toán là 140 triệu đồng; Công ty IFC - CN Thanh H14 là 110 triệu đồng. Riêng Nguyễn Như P3 được D1cho 50.000 cổ phiếu M2, Phương đã bán được 342.220.869 đồng.

Khi đã hợp thức, hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện lên sàn HNX, ngày 23/12/2014 Nguyễn Văn D1đã chỉ đạo Vũ Đại D5 - Giám đốc Công ty M2 ký Công văn số 26/2014/CV-M2 đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) công nhận Công ty M2 là công ty đại chúng. Ngày 26/12/2014, UBCKNN có Công văn số 7167/UBCK-QLPH chấp thuận. Ngày 28/5/2015,D1tiếp tục chỉ đạo D2 ký văn bản gửi sàn HNX để đăng ký niêm yết cổ phiếu M2. Tuy nhiên, ngày 29/5/2015, D1 bị Cơ quan An ninh điều tra - Bộ công an khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án "Nguyễn Văn D1 cùng đồng bọn làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; In, phát hành mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước; Trốn thuế và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" (viết tắt là vụ N8 Hamico) nên ngày 30/5/2015, Công ty M2 đã rút hồ sơ đăng ký niêm yết. Tháng 4/2016, D1được tại ngoại, nhưng không cùng với H2 tham gia việc thỏa thuận, bán 50% (15,5 triệu) cổ phần còn lại cho C7 và T để lấy 5 tỷ đồng. Ngày 13/12/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc K1 ra Bản án hình sự sơ thẩm số 04/2017/HSST, buộc bị cáo Nguyễn Văn D1 phải chịu khoản tiền phạt chung là 3,2 tỷ đồng đối với tội "Trốn thuế" và "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" theo Điều 161, 164a Bộ luật hình sự năm 1999; tuyên phạt tù 10 tháng 24 ngày (bằng thời hạn tạm giam) về tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" theo Điều 267 Bộ luật hình sự năm 1999.

2. Hành vi thao túng giá cổ phiếu M2, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên sàn U2 Biết Công ty M2 không có vốn, không hoạt động sản xuất kinh doanh, tháng 6/2015 Trần Hữu T và Phùng Thành C6 nhờ Ngô Văn H11 giới thiệu, gặp Vũ Thị H2 (vợ Dĩnh, tại 74 F3 Đại K1, Hoàng Mai, Hà Nội) để thỏa thuận tiếp nhận lại hồ sơ pháp lý Công ty M2, tiếp tục làm thủ tục đăng ký giao dịch. H2 biết rõ Công ty M2 không có vốn, không hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đồng ý bàn giao hồ sơ; với thỏa thuận nếu cổ phiếu M2 được giao dịch trên thị trường chứng khoán, mỗi bên sẽ sở hữu 50% trong tổng số 31 triệu cổ phiếu M2 tương đương 155.000.000.000đ (Một trăm năm năm tỷ đồng) vốn thực góp. Tháng 7/2015, H2 chuyển trước 6,3 triệu cổ phần để T và Công tin tưởng làm thủ tục đăng ký giao dịch. Theo chỉ đạo của H2, Công đã liên hệ thêm 04 cá nhân có tên trong danh sách 103 cổ đông ban đầu (gồm: Nguyễn Văn G3, Phạm Văn Đ6, Nguyên Văn M5, Đặng Kim K3) làm thủ tục mở 05 tài khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và công chứng ủy quyền đặt lệnh giao dịch trên tài khoản chứng khoán cho Phùng Thành C7 03 tài khoản, Nguyễn Lê T2 02 tài khoản (T nhờ T2 nhận ủy quyền).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ Công ty M2 từ H2, C7 và T thống nhất làm thủ tục đăng ký giao dịch cổ phiếu M2 trên "thị trường giao dịch chứng khoán của Công ty đại chúng chưa niêm yết" (U2). Vì nếu đăng ký niêm yết lại trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ khó được HNX chấp thuận do Công ty M2 đã từng rút hồ sơ niêm yết, HNX có thể biết công ty thuộc sở hữu của D1- trong khi D1đang bị bắt, tạm giam; mặt khác, Công ty M2 là công ty đại chúng nên đủ điều kiện đăng ký giao dịch cổ phiếu tại thị trường U2; điều kiện đăng ký giao dịch chỉ cần có: (1) Giấy đề nghị đăng ký giao dịch, (2) Thông tin tóm tắt về công ty, (3) Báo cáo tài chính năm liền trước của năm đăng ký giao dịch đã được kiểm toán. Để quản lý và thuận tiện khi làm thủ tục đăng ký giao dịch U2, tháng 8/2015 T và C7 đã làm giả hồ sơ đại hội đồng cổ đông, thay đổi nhân sự chủ chốt của Công ty M2; theo đó, T làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Nguyễn Lê T2 làm Giám đốc - người đại diện theo pháp luật, C7 làm Trưởng ban kiểm soát.... Do C7 có quen biết với Mai Huy Đ7 - nhân viên của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, nên C7 đã nhờ Đ7 góp ý về trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch cổ phiếu HNX theo quy định; Đ3 được C7 cho 100.000 cổ phiếu M2, thông qua tài khoản của Nguyễn Hương G6. Sau đó Công bán số cổ phiếu này và đưa cho Đ3 700.000.000đ (Bẩy trăm triệu đồng). Tháng 11/2015, T và C7 tiếp tục làm giả bản thông tin tóm tắt về tổ chức đăng ký giao dịch của Công ty M2 để nộp hồ sơ đề nghị HNX cho giao dịch cổ phiếu M2 trên sàn U2. Theo đó, T và C7 đã ký xác nhận trên Bản thông tin tóm tắt; T còn ký giả mạo chữ ký Dương Thị V2 tại mục Kế toán trưởng. Biết Công ty M2 không có vốn, không hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng khi T nhờ, Nguyễn Lê T2 đã ký Bản thông tin tóm tắt và đại diện Công ty M2 ký văn bản đề nghị HNX chấp thuận cho cổ phiếu M2 được giao dịch U2. Đến ngày 30/3/2016, HNX có văn bản chấp thuận cho giao dịch cổ phiếu M2. Ngày 15/4/2016, là phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu M2 trên sàn U2, với giá tham chiếu 10.500đ (Mười nghìn, năm trăm đồng) 01 cổ phiếu.

Giữa tháng 5/2016, T, Công tiếp tục thỏa thuận và được Vũ Thị H2 đồng ý bán số cổ phần M2 còn lại với giá 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng). Khi biết việc mua bán trên, Đặng Kim H17 đã nhờ Vũ Lê H18 tham gia đàm phán mua số cổ phần M2 mà T đang sở hữu; nhưng T không bán, mà đề nghị H12 không can thiệp vào việc này, sau đó T chỉ đạo C7 chuyển 881.000.000đ (Tám trăm tám mốt triệu đồng) cho H12. Trong các ngày 17, 20, 21/5/2016, Vũ Thị H2 đã giao Nguyễn Văn C7 liên hệ 17 cổ đông (trong danh sách 103 cổ đông ban đầu, sở hữu 17,7 triệu cổ phiếu, gồm: Nguyễn Văn C5, Đinh Ngọc T11, Vũ Thị T13, Nguyễn Tiến H9, Đồng Thị H9...) làm thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại B3, ủy quyền đặt lệnh giao dịch trên tài khoản cho nhóm người do T và Công chỉ định là Bùi Thiện L7 (05 tài khoản) và Nguyễn Văn C7(12 tài khoản). Ngày 13 và 16/6/2016, Phùng Thành C7 đã chuyển cho Vũ Thị H2 4.417.000.000đ (Bốn tỷ, bốn trăm mười bẩy triệu đồng) thông qua tài khoản của Nguyễn Văn C7 (do cổ phiếu M2 bị ngừng giao dịch vào ngày 17/6/2016 nên các đối tượng chưa kịp chuyển đủ 05 tỷ đồng).

T và C7 biết cổ phiếu M2 giao dịch trên sàn U2 không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, nên thống nhất giao Công phụ trách và chỉ đạo Đỗ Hữu T15, Bùi Thiện L8 sử dụng 59 tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại Công ty cổ phần chứng khoán Bảo V5 (Công ty B6), Công ty cổ phần chứng khoán M6 (Công ty M7) và Công ty cổ phần chứng khoán S8 (Công ty S9), cụ thể như sau:

Tại Công ty B6, các đối tượng sử dụng 46 tài khoản, gồm 22 tài khoản, người ủy quyền đứng tên trong 103 cổ đông ban đầu nắm giữ cổ phiếu M2, 24 tài khoản do C7 và T mượn, nhờ người quen, bạn bè mở (gồm: Bùi Thiện L8, Nguyễn Hoàng Đ8, Vũ Trọng Nhật T15, Lê Trung T24, Nguyễn Mạnh L9, Nguyễn Hoàng T21, Tạ Tuấn D4, Nguyễn Ngọc Q2, Trần Sỹ T26, Lê Văn H9, Phạm Thị Thu G6, Trương Thị Bích L9...).

Tại Công ty M8, sử dụng 11 tài khoản, gồm 07 tài khoản do C7 mượn, nhờ người quen, bạn bè mở (gồm: Nguyễn Thế N5, Nguyễn Hương G6, Chử Bá K5, Vũ Minh Đ2, Nguyễn Thị P6, Vũ Xuân T11, Trần Vũ Thúy A4) và 04 tài khoản do T21 nhờ người quen, bạn bè mở (gồm: Bùi Thiện L7, Lê Hà H15, Nguyễn Hoàng Đ2, Nguyễn Sỹ T21).

Tại Công ty S6, sử dụng 02 tài khoản (gồm: 01 tài khoản của T, 01 tài khoản của Nguyễn Lê T2).

Công chỉ đạo Đỗ Hữu T20 và Bùi Thiện L9 sử dụng 59 tài khoản giao dịch chứng khoán, mở tại Công ty B5, Công ty M8 và Công ty S6, tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu M2, thông qua 43 phiên giao dịch (từ ngày 15/4/2016 đến ngày 17/6/2016), Công trực tiếp hoặc chỉ đạo L9, Tài qua điện thoại và ứng dụng chat "Skye" trên mạng internet liên tiếp đặt lệnh giao dịch (bằng các phương thức đặt lệnh trực tuyến, gọi điện thoại, viết phiếu lệnh tại quầy giao dịch để môi giới đặt lệnh giúp) mua, bán cổ phiếu M2 khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm.

Sau mỗi lần khớp lệnh, Công nhờ các cá nhân cho mượn tài khoản chứng khoán rút ngay tiền bán cổ phiếu (gồm: Nguyễn Lê T2 rút 05 lần 13.554.000.000đ (Mười ba tỷ, năm trăm năm tư triệu đồng), Bùi Thiện L9 rút 08 lần 15.820.700.000đ (Mười năm tỷ, tám trăm hai mươi triệu, bẩy trăm nhìn đồng), Chử Bá Kiên rút 03 lần 5.305.000.000đ (Năm tỷ, ba trăm không năm triệu đồng), Nguyễn Mạnh L9 rút 03 lần 4.721.000.000đ (Bốn tỷ, bẩy trăm hai mốt triệu đồng), Vũ Trọng Nhật T11 rút 11 lần 14.845.000.000đ (Mười bốn tỷ, tám trăm bốn năm triệu đồng), Lê Trung T21 rút 09 lần 8.632.000.000đ (Tám tỷ, sáu trăm ba hai triệu đồng), Trần Việt Ph7 rút 04 lần 5.523.900.000đ (Năm tỷ, năm trăm hai ba triệu, chín trăm nghìn đồng), Nguyễn Hoàng T23 rút 03 lần 4.440.000.000đ (Bốn tỷ, bốn trăm bốn mươi triệu đồng)...). Ngay sau khi rút tiền bán cổ phiếu, Công tiếp tục nhờ các cá nhân cho mượn tài khoản nộp tiền bán cổ phiếu vào các tài khoản khác trong nhóm (gồm: Bùi Thiện L9 07 lần nộp 4.529.000.000đ (Bốn tỷ, năm trăm hai chín triệu đồng); Vũ Trọng Nhật 24 53 lần nộp 90.876.700.000đ (Chín mươi tỷ, tám trăm bẩy sáu triệu, bẩy trăm nghìn đồng), Lê Trung T23 07 lần nộp 9.339.000.000đ (Chín tỷ, ba trăm ba chín triệu đồng), Nguyễn Mạnh L11 06 lần nộp 4.143.000.000đ (Bốn tỷ, một trăm bốn ba triệu đồng), Nguyễn Hoàng T23 nộp 2.895.000.000đ (Hai tỷ, tám trăm chín năm triệu đồng)...) để quay vòng mua chứng khoán nhằm tạo cung cầu giả tạo; khi không đủ tiền để thực hiện đặt lệnh mua cổ phiếu, C7 sử dụng dịch vụ "bảo lãnh sức mua" của M9 để ứng tiền vào tài khoản giao dịch.

Quá trình C7 chỉ đạo Đỗ Hữu T18, Bùi Thiện L9 và các đối tượng thực hiện thao túng giá cổ phiếu M2 tại Công ty M8 và Công ty B5 như sau:

- Tại Công ty M8: Tháng 4/2016, khi chuẩn bị thực hiện thao túng giá cổ phiếu M2, Công đã nhờ người quen, bạn bè mở 07 tài khoản, T nhờ người quen, bạn bè mở 04 tài khoản để giao Công sử dụng. Đồng thời, Công lợi dụng danh nghĩa nhân viên môi giới của Công ty M8 đã 05 lần sử dụng dịch vụ "bảo lãnh sức mua" của Công ty M8 để ứng 7.300.000.000đ (Bẩy tỷ, ba trăm triệu đồng) thực tế C7 ty M9 không giải ngân tiền vào tài khoản chứng khoán mà cấp bút toán trên hệ thống ghi nhận tài khoản chứng khoán có tiền theo đề nghị ứng vào 04/11 tài khoản để thực hiện thao túng giá cổ phiếu M2.

Mặc dù, không được U9 cho phép nhưng để thu hút khách hàng mở tài khoản giao dịch, ngày 30/3/2016, Lê Đình N11 - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty M8 vẫn ban hành Quyết định số 31/2016/QĐ-HĐQT về chính sách quản trị rủi ro sản phẩm bảo lãnh sức mua để cấp bảo lãnh cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán (không bao gồm cổ phiếu giao dịch U6). Quá trình C7 sử dụng dịch vụ bảo lãnh sức mua của Công ty M8 để ứng tiền bằng bút toán trên hệ thống, thực hiện thao túng cổ phiếu M2, các cá nhân là lãnh đạo M9 tham gia duyệt, gồm: Nguyễn Anh T22 (Giám đốc Phòng khách hàng cao cấp (P8) Chi nhánh Hà Nội Công ty M8) và Vũ Tuấn V2 (Quyền giám đốc Chi nhánh Hà Nội Công ty M8) đã đồng ý 05 đề nghị của C7, chuyển lãnh đạo cấp trên duyệt cấp bảo lãnh tổng số 7,3 tỷ đồng; Lê Thị Q9 (Giám đốc khối dịch vụ chứng khoán Công ty M8), phê duyệt 03 đề nghị cấp hạn mức với tổng số 3.300.000.000đ (Ba tỷ, ba trăm triệu đồng); Mạc Quang H15 (Tổng giám đốc Công ty M8), phê duyệt 02 đề nghị, cấp hạn mức tổng số 4.000.000.000đ (Bốn tỷ đồng).

Kết quả điều tra còn xác định:

Tại Công ty M8: Do Tạ Thị Thanh T21 là nhân viên mới tại PCC28 Công ty M8 và Nguyễn Hương G6 (vợ Nguyễn Anh T22) không giới thiệu được khách hàng, để hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh, Tuấn đã tạo điều kiện bằng cách mỗi khi có tài khoản chứng khoán mới được mở, nhân viên của T22 sẽ gắn tên G6, T21 nên có 09/11 tài khoản tại Công ty M8 được gắn tên G6 là người giới thiệu,T21 là người quản lý tài khoản. Theo quy định của Công ty M8, người giới thiệu, người quản lý tài khoản sẽ được chi một phần tiền hoa hồng thu từ phí giao dịch mua, bán cổ phiếu của khách hàng; nên G6, T24 đã được Công ty M8 trả phí hoa hồng 66.000.000đ (Sáu sáu triệu đồng), số tiền này G6 và T22 đã đưa lại cho Nguyễn Anh T22.

Tại Công ty B5: Trước khi giao dịch cổ phiếu M2, C7 là khách hàng uy tín, thường xuyên giao dịch các mã cổ phiếu khác tại Công ty B5 nên có quan hệ quen biết với các nhân viên của Công ty B5. Khi thực hiện thao túng cổ phiếu M2, C7 đã lợi dụng quan hệ quen biết để nhờ và được Nguyễn Ngọc H12- Trưởng phòng giao dịch Công ty B5 cho mượn 01 tài khoản, rút hộ 370.000.000đ (Ba trăm bẩy mươi triệu đồng) từ tài khoản cho mượn; Trần Sỹ T20- Phó trưởng phòng cho mượn 02 tài khoản, rút hộ 4.400.000.000đ (Bốn tỷ, bốn trăm triệu đồng). Mặt khác, C7 còn lợi dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng của Công ty B5 để đặt lệnh thông qua nhiều hình thức khác nhau (qua điện thoại của tổng đài Công ty B5, đặt lệnh online hoặc đến phòng giao dịch yêu cầu trực tiếp). Theo đó, Nguyễn Ngọc H12 đã tiếp nhận đặt một số lệnh mua, bán cổ phiếu M2 tại 37/46 tài khoản chứng khoán, Trần Sỹ T20 đặt 02/46 tài khoản chứng khoán do Công sử dụng tại Công ty B5.

- Khoảng tháng 9/2015, Trần Hữu T và Phùng Thành C7 đã bán cho Tô Giang N10 100.000 cổ phiếu, với giá 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng) và ký xác nhận cổ đông cho Tô Giang N10 . Tuy nhiên, do cổ phiếu M2 đã được đăng ký lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán trước khi T tiếp nhận Công ty, nên số cổ đông do T lưu ký cho N7 không có giá trị, không được đăng ký lưu ký trên thị trường U2. Đến ngày 15/4/2016, Phùng Thành C7 đã chỉ đạo Bùi Thiện L9 nộp 635.000.000đ (Sáu trăm ba năm triệu đồng) vào tài khoản của Trần Phương T12(vợ N10) để mua 100.000 cổ phiếu M2 trên sàn giao dịch U2 cho Tô Giang N10 ; N10 đã bán 100.000 cổ phiếu thu được 715.960.000đ (Bẩy trăm mười lăm triệu, chín trăm sáu mươi nghìn đồng), thu lời 415.960.000đ (Bốn trăm mười lăm triệu, chín trăm sáu mươi nghìn đồng).

Ngày 17/6/2016, khi phát hiện Công ty M2 đã ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế, HNX đã ra Thông báo số 604/TB-SGDHN tạm dừng giao dịch đối với cổ phiếu M2 trên sàn chứng khoán U2. Ngày 22/6/2016, UBCKNN có Công văn số 187/UBCK-TT kiến nghị cơ quan Công an điều tra, xác minh làm rõ các nội dung liên quan đến Công ty M2. Tại thời điểm tạm dừng giao dịch, có 1156 người đứng tên sở hữu cổ phiếu M2; trong đó, có 80/103 cá nhân ban đầu chưa lưu ký, 12/59 cá nhân cho T và Công mượn tài khoản còn cổ phiếu M2 và 1064 nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu M2. Cơ quan An ninh điều tra - Bộ công an đã xác minh, triệu tập lấy lời khai 1064 nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu M2, kết quả: 822 nhà đầu tư, sở hữu 12.255.900 cổ phiếu với tổng số tiền 17.270.797.032đ (Mười bẩy tỷ, hai trăm bẩy mươi triệu, bẩy trăm chín bẩy nghìn, không trăm ba hai đồng) có đơn đề nghị làm rõ thiệt hại; 39 người sở hữu 107.700 cổ phiếu đến làm việc với cơ quan điều tra, nhưng không đề nghị xem xét thiệt hại; 147 người sở hữu 2.401.900 cổ phiếu, qua xác minh xác định họ không có mặt tại nơi cư trú; 56 người sở hữu 694.400 cổ phiếu không đến làm việc.

Ngày 27/3/2017, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ công an ra Quyết định số 72/ANĐT-P4 trưng cầu giám định viên Bộ Tài chính làm rõ sai phạm trong giao dịch cổ phiếu M2, xác định số tiền bị chiếm đoạt và hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của các đối tượng gây ra đối với nhà đầu tư mua cổ phiếu M2. Ngày 16/10/2017, Giám định viên Bộ Tài chính Kết luận:

- Các đối tượng Phùng Thành C7, Bùi Thiện L9 và Đỗ Hữu T20 đã sử dụng 59 tài khoản để thực hiện thao túng, tạo cung cầu giả tạo cổ phiếu M2 trong giai đoạn từ 15/4/2016 đến ngày 17/6/2016 vi phạm quy định tại khoản 4, Điều 9 Luật Chứng khoán và khoản 2, Điều 70 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ.

- Khoản thu lời của nhóm 59 tài khoản từ hoạt động giao dịch thao túng cổ phiếu M2 trong giai đoạn đoạn từ ngày 15/4/2016 đến ngày 17/6/2016 là:

54.647.512.370đ (Năm tư tỷ, sáu trăm bốn bẩy triệu, năm trăm mười hai nghìn, ba trăm bẩy mươi đồng).

- Số tiền chiếm đoạt của nhóm 59 tài khoản từ hoạt động giao dịch thao túng cổ phiếu M2 trong giai đoạn đoạn từ ngày 15/4/2016 đến ngày 17/6/2016 là:

53.739.930.074đ (Năm mươi ba tỷ, bẩy trăm ba chín triệu, chín trăm ba mươi nghìn, không trăm bẩy tư đồng).

- Có 1.064 nhà đầu tư đã sở hữu 1.635 tài khoản bị thiệt hại (thua lỗ) số tiền là: 56.162.570.000đ (Năm mươi sáu tỷ, một trăm sáu hai triệu, năm trăm bẩy mươi nghìn đồng), nhóm 59 tài khoản từ hoạt động giao dịch thao túng cổ phiếu M2 trong giai đoạn đoạn từ ngày 15/4/2016 đến ngày 17/6/2016.

3. Hành vi lừa đảo lừa đảo chiếm đoạt 355.000.000 đồng của ông Nguyễn Sỹ T17và ông Bùi Quang T18 của Trần Hữu T Khoảng tháng 10 đến tháng 12/2015, T thỏa thuận bán 16.000 cổ phiếu M2 với giá 80.000.000đ (Tám mươi triệu đồng) cho ông Bùi Quang T18, cũng bằng hình thức T ký sổ cổ đông xác nhận ông Toàn sở hữu 16.000 cổ phiếu M2. Vì tưởng cổ phiếu của Công ty M2 có giá trị thực, nên ông Toàn đã đồng ý mua. Do sổ cổ đông không lưu ký được, ông T24 đề nghị trả lại tiền, T mới trả 25.000.000đ (Hai mươi năm triệu đồng), còn chiếm đoạt 55.000.000đ (Năm mươi năm triệu đồng) của ông T24.

- Cuối tháng 5/2016, T điện thoại trao đổi với ông Nguyễn Sỹ T23, T là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty M2 và kêu gọi Thanh đầu tư vào cổ phiếu của Công ty M2. Vì tưởng cổ phiếu của công ty M2 có giá trị thực, nên ông T23 đã mua của T 150.000 cổ phiếu M2, với giá 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng). Ông Thanh đã mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty M8 để chuyển 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) và 250.000.000đ (Hai trăm năm mươi triệu đồng) tiền mặt cho T và ủy quyền cho T bán số cổ phiếu này để đưa tiền cho ông T17, cổ phiếu M2 bị tạm dừng giao dịch, T đã chiếm đoạt 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng) của ông T17.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 133/2019/HSST ngày 07/5/2019, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

Tuyên bố: Các bị cáo Trần Hữu T, Vũ Thị H2, Nguyễn Lê T2 đều phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; bị cáo Nguyễn Văn D1, phạm tội: “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Áp dụng điểm b khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999; điểm s khoản 1 khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 58 Bộ luật hình sự 2015, xử phạt bị cáo Trần Hữu T tù Chung thân. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giam 19/9/2016.

Áp dụng điểm b khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58 Bộ luật hình sự 2015, xử phạt bị cáo Vũ Thị H2 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giam 03/11/2017.

Áp dụng điểm b khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58 Bộ luật hình sự 2015, xử phạt bị cáo Nguyễn Lê T2 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 267 Bộ luật hình sự 1999; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58 Bộ luật hình sự 2015, xử phạt bị cáo Nguyễn Văn D1 04 (bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về tội danh và hình phạt đối với các bị cáo còn lại khác; trách nhiệm dân sự; biện pháp tư pháp khác; xử lý vật chứng; án phí và tuyên quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 14/5/2019, bị cáo Trần Hữu T kháng cáo với nội dung kêu oan.

Ngày 17/5/2019, các bị cáo Vũ Thị H2, Nguyễn Văn D1kháng cáo cùng nội dung xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 20/5/2019, bị cáo Nguyễn Lê T2 kháng cáo kêu oan, nhưng sau đó có đơn xin nhận tội và xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Bị cáo Trần Hữu T vẫn giữ nguyên nội dung đơn kháng cáo kêu oan, bị cáo cho rằng: Khi tiếp nhận hồ sơ của Công ty M2 thì bị cáo không biết Công ty M2 không có vốn và không hoạt động sản xuất kinh doanh gì, bị cáo cũng không có hành vi gian dối và không chiếm đoạt tiền của ai. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xem xét khách quan-toàn diện vụ án để minh oan cho bị cáo.

Bị cáo Vũ Thị H2: Tại phần đầu phiên tòa phúc thẩm thì bị cáo trình bày thành khẩn về hành vi phạm tội của bị cáo đúng như nội dung bản án sơ thẩm và bị cáo xin được khoan hồng giảm nhẹ. Nhưng sau khi nghe Luật sư Nguyễn Văn T27 bào chữa cho bị cáo T theo hướng bị cáo T bị kết án oan và nghe quan điểm của Luật sư Đoàn Thị Lan A2 bào chữa cho bị cáo, Luật sư Lan A2 cho rằng bị cáo H2 không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nên bị cáo H2 đã thay đổi kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt sang kêu oan, không nhận tội.

Bị cáo Nguyễn Lê T2 trình bày: Bị cáo đã nhận thức được về hành vi phạm tội của mình nên bị cáo xin được thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan chuyển sang xin giảm nhẹ hình phạt tù, vì bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt quá nặng.

Luật sư Nguyễn Văn T27 bào chữa cho bị cáo Trần Hữu T cho rằng bị cáo T không có hành vi gian dối và không chiếm đoạt tiền của ai; do đó, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét một cách khách quan-toàn diện để minh oan cho bị cáo.

Luật sư Đinh Thị Kim T28 bào chữa cho bị cáo Nguyễn Lê T2 cho rằng bị cáo T2 có nhiều tình tiết giảm nhẹ, như thành khẩn khai báo, bố mẹ bị cáo đều có công với cách mạng, bị cáo phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; bị cáo không được hưởng lợi, đứng tên giám đốc chỉ vì nể T là bạn cùng học Đại học với nhau; do đó, đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm giảm nhẹ cho bị cáo, xử phạt bị cáo từ 5-6 năm tù là phù hợp với hành vi phạm tội của bị cáo.

Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn D1 cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo không phải phạm tội nhiều lần và chỉ có mức độ, nên chỉ cần xử phạt bị cáo 06 (sáu) tháng tù và cho bị cáo hưởng án treo là phù hợp với hành vi phạm tội của bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên toà, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nhận định:

[1] Về thủ tục tố tụng: Mặc dù bị cáo Trần Hữu T cho rằng trong quá trình điều tra, lấy lời khai là không khách quan. Tuy nhiên, xét quá trình điều tra có Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Trong nhiều bản cung có Luật sư của bị cáo tham gia thì bị cáo cũng không có ý kiến gì về vấn đề này; hơn nữa, tại phiên toà ngày 14/11/2018, bị cáo khai có một số bản cung Điều tra viên viết vào biên bản không đúng thực tế thì bị cáo không đồng ý nên đã yêu cầu Điều tra viên gạch bỏ những chữ phản ánh không đúng lời khai của bị cáo đi nên chứng tỏ bị cáo đã đọc lại rất kỹ các biên bản lấy lời khai của mình tại cơ quan điều tra và các biên bản đó thể hiện đúng nội dung đã khai báo. Ngoài ra, có bị cáo khác nêu ra một số nội dung khác, nhưng lần lượt đã được trả lời, giải đáp nên các bị cáo và luật sư bào chữa cho bị cáo cũng không còn ý kiến gì khác nữa; do đó, đã có đủ căn cứ pháp luật để khẳng định các hành vi và quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng và của người tiến hành tố tụng từ giai đoạn điều tra truy tố và xét xử đều là hợp lệ, đúng pháp luật.

Về sự vắng mặt của bị cáo Nguyễn Văn D1 và luật sư bào chữa cho các bị cáo H2 và D1 tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm, thấy: Trước ngày mở phiên tòa phúc thẩm thì từ ngày 10-11/3/2021, bị cáo Nguyễn Văn D1 có đơn xin được xét xử vắng mặt bị cáo, còn người bào chữa cho các bị cáo Nguyễn Văn D1 và Vũ Thị H2 là luật sư Đoàn Thị Lan A2 cũng có đơn xin được vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm, nhưng có gửi luận cứ bào chữa cho hai bị cáo D1 và H2. Khi được hỏi về sự vắng mặt của bị cáo D1 và luật sư Đoàn Thị Lan A2 thì tất cả các bị cáo có mặt tại phiên tòa và Kiểm sát viên không có ý kiến gì mà đề nghị phiên tòa vẫn tiến hành bình thường; do đó, Hội đồng xét xử quyết định xét xử vắng mặt đối với bị cáo Nguyễn Văn D1 theo như nguyện vọng của bị cáo D1 và luật sư Lan Anh.

[2] Về nội dung:

[2.1] Mặc dù tại phiên tòa bị cáo Trần Hữu T không thừa nhận những lời khai của bị cáo đã khai tại Cơ quan điều tra và cũng không thừa nhận đã thực hiện hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm đã quy kết đối với bị cáo và bị cáo cho rằng có dấu hiệu bị oan sai đối với bị cáo nhưng căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thấy rằng: Khi tiếp nhận lại Công ty M2 từ Vũ Thị H2 thì bị cáo T biết rõ Công ty M2 không có vốn, không hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng sau đó bị cáo đã cùng Phùng Thành C7(đối tượng đang bỏ trốn) làm giả một số tài liệu để thay đổi các thành viên Hội đồng quản trị, nhờ một số bạn bè thân quen đứng tên trong Hội đồng quản trị, T còn nhờ Nguyễn Lê T2 đứng tên Giám đốc Công ty M2 và làm giả đại hội cổ đông ... nhưng toàn bộ mọi hoạt động của Công ty M2 đều do T điều hành, các thành viên trong Hội đồng quản trị cũng như Giám đốc Nguyễn Lê T2 đều không được T cho tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của Công ty; T còn giao cho Phùng Thành C7 làm Trưởng ban kiểm soát phụ trách, chỉ đạo và điều hành một số công việc cụ thể. Lời khai của T phù hợp với lời khai của các bị cáo Vũ Thị H2, Nguyễn Lê T2, Nguyễn Thế P5, Thái Khắc N8… Như vậy, đã có đủ căn cứ pháp luật để khẳng định: Trần Hữu T biết rõ Công ty M2 không có tài sản, không có vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng không có hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng bị cáo vẫn niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán làm cho các nhà đầu tư tin tưởng giao dịch cổ phiếu, để bị cáo chiếm đoạt tiền của họ.

Tại phiên toà, Trần Hữu T cũng không thừa nhận đã tham gia vào việc chỉ đạo hoạt động thao túng giá chứng khoán. Tuy nhiên, T lại thừa nhận toàn bộ hoạt động về giao dịch cổ phiếu trên sàn U2 thì T là người giao cho Phùng Thành C7 và Công có trao đổi lại với T về việc cầm cố cổ phiếu M2 và nhờ các “đội lái” (tức là các nhóm làm giá chứng khoán) để họ tham gia vào các hoạt động giao dịch cổ phiếu M2; căn cứ vào lời khai của Vũ Thị H2 trong quá trình điều tra vụ án thì giữa H2 và T đã có sự thỏa thuận đồng ý cho T được hưởng 50% cổ phần khi tiếp quản Công ty M2. Sau khi cổ phiếu được giao dịch trên sàn chứng khoán thì H2 đã đồng ý bán nốt 50% cổ phần còn lại cho T với giá 5 tỷ đồng.

Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm thấy: Nguyễn Văn D1 là người đầu tiên mua lại Công ty M2. Khi D1 mua thì Công ty M2 không có vốn, không có tài sản gì và trong quá trình điều tra thì Cơ quan điều tra đã cho bị cáo T xem các báo cáo tài chính của Công ty M2. Sau khi đã được kiểm toán qua các năm 2013, 2014: Công ty M2 không có đầu tư tài chính cho Công ty Vương A3 , Công ty Thuận P19 , cũng như không có bất kể hoạt động đầu tư tài chính nào; không có lượng hàng tồn kho và cũng không có việc tăng vốn thật lên đến 100 tỷ đồng, rồi lên 310 tỷ đồng… Bị cáo T đã thừa nhận toàn bộ các số liệu trên báo cáo tài chính đều được lập khống theo sự chỉ đạo của bị cáo. Như vậy là đã phù hợp với lời khai của bị cáo Dĩnh: Khi mua lại hồ sơ pháp lý của Công ty M2 cho đến khi D1bị bắt trong vụ án xảy ra tại tỉnh Bắc K1, thì Công ty M2 không hề có việc góp vốn, không hề có hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ có bộ hồ sơ giấy tờ giả mà thôi. Sở dĩ có việc hợp thức này là nhằm để Công ty M2 có đủ khả năng đấu thầu mỏ, niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán nhằm thu hút vốn của các nhà đầu tư.

Trong quá trình điều tra, Ngô Văn H11 khai (tại các BL 478, 479) H11 đã nói rõ cho T biết “Công ty M2 chỉ là vỏ thôi”, tức là chỉ có hồ sơ pháp lý, mà không hề có tài sản, không có hoạt động sản xuất, kinh doanh gì, các khoản vốn, doanh thu của Công ty M2 chỉ thể hiện trên hồ sơ, sổ sách kế toán mà thôi. Trong khi giấy phép khai thác mỏ, khoáng sản của Công ty M2 thì đã hết hạn trước đó rồi. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm kết án bị cáo Trần Hữu T phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là hoàn toàn có căn cứ pháp luật, bị cáo T không bị kết án oan.

[2.2] Đối với bị cáo Vũ Thị H2: Mặc dù H2 biết rõ Công ty M2 không có vốn và cũng không hề có hoạt động sản xuất kinh doanh gì nhưng H2 vẫn tiến hành thỏa thuận bàn giao hồ sơ doanh nghiệp cho bị cáo T và hai bên thỏa thuận thống nhất “Nếu cổ phiếu M2 được lên sàn chứng khoán để giao dịch thì T và H2 mỗi bên được quyền sở hữu 50% trong tổng số cổ phiếu. Như vậy là H2 đã cùng với T cố ý đưa ra hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền của khách hàng, nếu không có sự đồng ý giúp sức của bị cáo H2 thì bị cáo T sẽ không thực hiện được hành vi lừa đảo của mình và T sẽ không chuyển tiền cho H2, nên H2 đã bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là đúng pháp luật.

[2.3] Đối với Nguyễn Lê T2: Trước khi nhận lời với T đứng tên Giám đốc Công ty M2 thì T đã cho T2 biết Công ty M2 không hề có vốn, không hề có hoạt động sản xuất kinh doanh gì, nhưng vì nể T là bạn cùng học Đại học, nên khi T nhờ đứng tên làm Giám đốc thì T2 đã đồng ý giúp T, nếu T2 không đứng tên Giám đốc thì Công ty M2 của T sẽ không được giao dịch trên sàn chứng khoán.

Ngoài ra, Trần Hữu T còn trực tiếp chiếm đoạt của anh Nguyễn Sỹ T17300 triệu đồng và của anh Bùi Quang T18 55 triệu đồng là đúng thực tế, không thể nói là vay mượn được. Tòa án cấp sơ thẩm quy kết bị cáo T đã có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của hai bị hại này là đúng pháp luật.

Do các bị cáo Trần Hữu T, Vũ Thị H2 và Nguyễn Lê T2 có hành vi gian dối nhằm để chiếm đoạt tài sản như đã nêu trên nên bị Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng điểm b khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử các bị cáo về tội “Lừa đảo và chiếm đoạt tài sản” và xét xử bị cáo Nguyễn Văn D1 về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo điểm b khoản 2 Điều 267 Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ và đúng pháp luật.

Đối với Nguyễn Văn D1 đã có hành vi chỉ đạo Nguyễn Thị H10 và Ngô Văn H11 làm giả hồ sơ nâng vốn điều lệ của Công ty M2 để Công ty M2 đủ điều kiện được niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, nhưng sau đó bị cáo D1bị bắt tạm giam ở vụ án khác tại tỉnh Bắc K1, nên Công ty của D1đã rút hồ sơ đăng ký niêm yết giao dịch chứng khoán, nên D1 bị kết án về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” là đúng pháp luật.

Xét tính chất-mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, bởi: Hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của thị trường chứng khoán, đã tác động tiêu cực đến tâm lý của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán, gây thiệt hại nặng nề cho nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, tác động xấu đến trật tự, an toàn vì khiếu kiện, bức xúc. Vì vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng pháp luật để xử phạt nghiêm minh đối với các bị cáo là rất cần thiết, có như vậy mới đảm bảo vừa trừng trị, giáo dục các bị cáo, vừa đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm chung.

Đánh giá về vai trò, vị trí, hành vi phạm tội cụ thể của từng bị cáo trong vụ án, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm, thấy:

Đối với Trần Hữu T: Bị cáo biết Công ty M2 không có vốn, không hề có hoạt động sản xuất kinh doanh và biết là hồ sơ do Nguyễn Văn D1 làm giả mà có, và biết D1 đã bị bắt tạm giam nhưng T vẫn thỏa thuận với Vũ Thị H2 để tiếp nhận lại hồ sơ và tiếp tục làm giả hồ sơ về Đại hội cổ đông và thay đổi nhân sự của Công ty M2 để được lên sàn giao dịch chứng khoán nhằm thực hiện hành vi lừa đảo và đã chiếm đoạt được 49.002.186.605 đồng. Ngoài ra, T còn trực tiếp bán cổ phiếu M2 không có giá trị để chiếm đoạt 300 triệu đồng của anh Nguyễn Sỹ T17 và 55 triệu đồng của anh Bùi Quang T18. Số tiền T được hưởng lợi là 5.313.000.000 đồng.

Do bị cáo T có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như trên và hậu quả do bị cáo để lại là rất lớn, đến nay chưa khắc phục được phần nào, nên Hội đồng xét xử thấy Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng pháp luật xử phạt bị cáo mức hình phạt tù chung thân, là phù hợp với quy định của pháp luật. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo vẫn tiếp tục kêu oan, không nhận tội; do đó, cần thiết phải giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về phần hình phạt tù của bị cáo.

Đối với Vũ Thị H2: Mặc dù H2 biết Công ty M2 không có vốn, không hề có hoạt động sản xuất kinh doanh và chồng bị cáo đã bị bắt tạm giam ở vụ án khác xảy ra tại tỉnh Bắc K1, cũng như việc Công ty M2 đã rút hồ sơ niêm yết chứng khoán, nhưng bị cáo H2 vẫn thỏa thuận với T để bàn giao lại hồ sơ của Công ty M2 cho T để T đăng ký giao dịch trên sàn U2; H2 còn tiếp tục chỉ đạo nhân viên hỗ trợ cho Phùng Thành C7 và Trần Hữu T để họ có hành vi gian dối lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Số tiền bị cáo H2 được hưởng lợi 4.417.000.000 đồng, đến nay mới chỉ khắc phục được 100 triệu đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm ở giai đoạn xét hỏi thì bị cáo thành khẩn nhận tội đúng như nội dung của bản án sơ thẩm, nhưng đến phần tranh luận: Sau khi nghe luật sư bào chữa cho bị cáo T và nghe Chủ tọa phiên tòa đọc bài bào chữa của luật sư Đoàn Thị Lan A2 thì bị cáo H2 lại chuyển sang kêu oan. Vì vậy, Hội đồng xét xử xét thấy không có căn cứ pháp luật để chấp nhận nội dung kêu oan của bị cáo mà phải giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm đối với bị cáo.

Đối với Nguyễn Lê T2: Mặc dù T2 biết Công ty M2 không có vốn, không hề có hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng T2 vẫn đồng ý đứng tên Giám đốc Công ty M2 cho Trần Hữu T chỉ vì nể T là bạn học cùng Đại học và T2 còn giúp T thực hiện một số công việc khác nữa để T thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên toà, bị cáo T2 đã thành khẩn nhận tội và tỏ ra ăn năn hối cải, gia đình bị cáo là gia đình có công với cách mạng; mặt khác, so sánh với hành vi phạm tội của bị cáo H2 thì rõ ràng bị cáo T2 thấp hơn bị cáo H2 rất nhiều, nên tại phiên tòa sơ thẩm Kiểm sát viên cấp sơ thẩm chỉ đề nghị xử phạt bị cáo T2 từ 8-9 năm tù, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo T2 ngang bằng với bị cáo H2 là đánh giá chưa đúng về vai trò, vị trí của bị cáo. Vì vậy, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm thấy cần thiết phải đánh giá lại để cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm i Điều 51 Bộ luật hình sự và xử phạt bị cáo mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt cho công bằng, vì rõ ràng vai trò, vị trí của bị cáo T2 là thấp hơn nhiều so với bị cáo Vũ Thị H2.

Đối với Nguyễn Văn D1: Do tính chất, mức độ nguy hiểm về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức do bị cáo D1thực hiện, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm thấy: Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo D104 năm tù về tội “Làm giả tài liệu cơ quan, tổ chức” là đã phù hợp với hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nên không có căn cứ pháp luật để cho bị cáo D1được hưởng án treo như nội dung đơn kháng cáo của bị cáo, cũng như bào chữa của luật sư cho bị cáo, mà cần thiết phải giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về phần hình phạt tù của bị cáo.

Về án phí: Do nội dung kháng cáo của các bị cáo T, H2 và D1không được chấp nhận, nên các bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm; riêng nội dung kháng cáo của bị cáo T2 được chấp nhận, nên không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên và căn cứ vào các Điều 355, 356, 357 Bộ luật tố tụng hình sự,

QUYẾT ĐỊNH

Không chấp nhận nội dung kháng cáo của các bị cáo Trần Hữu T, Vũ Thị H2 và Nguyễn Văn D1, để giữ nguyên tội danh và hình phạt tù đối với các bị cáo T, H2 và D1 như quyết định của bản án sơ thẩm; chấp nhận nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt tù của bị cáo Nguyễn Lê T2, để sửa bản án sơ thẩm về phần hình phạt tù đối với bị cáo T2.

Tuyên bố: Các bị cáo Trần Hữu T, Vũ Thị H2 và Nguyễn Lê T2 phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; bị cáo Nguyễn Văn D1 phạm tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

1. Áp dụng điểm b khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 17; Điều 58 Bộ luật hình sự 2015; xử phạt bị cáo Trần Hữu T tù Chung thân. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam 19/9/2016.

2. Áp dụng điểm b khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999; các điểm b, s, khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58 Bộ luật hình sự 2015, xử phạt bị cáo Vũ Thị H2 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam 03/11/2017.

3. Áp dụng điểm b khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999; các điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58, Điều 54 Bộ luật hình sự 2015, xử phạt bị cáo Nguyễn Lê T2 10 (mười) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt đi thi hành án.

4. Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 267 Bộ luật hình sự 1999; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58 Bộ luật hình sự 2015, xử phạt bị cáo Nguyễn Văn D1 04 (bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Các bị cáo Trần Hữu T, Vũ Thị H2 và Nguyễn Văn D1 mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm; bị cáo Nguyễn Lê T2 không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1290
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 74/2021/HSPT ngày 12/03/2021 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức

Số hiệu:74/2021/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:12/03/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về