Bản án 70a/2019/DS-PT ngày 03/05/2019 về tranh chấp hợp đồng thuê khoán và kiện đòi tài sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK 

BẢN ÁN 70A/2019/DS-PT NGÀY 03/05/2019 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN VÀ KIỆN ĐÒI TÀI SẢN

Ngày 03 tháng 5 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử công khai vụ án dân sự phúc thẩm thụ lý số: 26//TLPT-DS ngày 22/01/2019 về việc: “Tranh chấp hợp đồng thuê khoán và kiện đòi tài sản”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số: 27/2018/DSST ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 72/2019/QĐ-PT ngày 13/3/2019, theo Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm số 52/2019/QĐ-PT ngày 03/4/2019, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Thân Trọng C, Địa chỉ: Thôn E, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk, (Có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn ông Thân Trọng C: Ông Ngô Văn T - Luật sư Văn phòng luật sư K thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, Địa chỉ: 38/10/6B đường T, Phường T, Quận M, thành phố Hồ Chí Minh, (Có mặt).

2. Bị đơn: Công ty TNHH MTV cà phê P (Nay là Công ty cổ phần cà phê P);

Người đại diện theo pháp luật: Ông Hồ Sỹ T, chức vụ: Tổng giám đốc;

Người đại diện theo ủy quyền (theo giấy ủy quyền số 14/GUQTA2017 ngày 17/7/2017): Bà Nguyễn Thị Nhị H, chức vụ: Trưởng phòng pháp chế của Công ty, (Có mặt).

Trụ sở Công ty: Km 26, Quốc lộ 26, xã E, huyện K, tỉnh Đắk Lắk;

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty cổ phần cà phê P: Bà Lưu Thị Thu H – Luật sư thuộc Trung tâm tư vấn pháp luật Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk, (Có mặt).

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Lương Thị Mỹ T, Địa chỉ: Thôn E, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk;

Người đại diện theo ủy quyền của bà T theo giấy ủy quyền ghi ngày 08/8/2018: Ông Thân Trọng C (chồng bà T), Có mặt.

4. Người làm chứng:

4.1. Ông Trần Đình T1, sinh năm 1963. Địa chỉ: Thôn E, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk, (Vắng mặt).

4.2. Bà Đỗ Thị D, sinh năm 1971. Địa chỉ: Thôn E, xã C, huyện K, tỉnh ĐắkLắk, (Vắng măt).

4.3. Bà Hoàng Thị P, sinh năm 1971. Địa chỉ: Thôn E, xã C, huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk, (Có măt).

4.4. Ông Trần Duy L, sinh năm 1968. Địa chỉ: Thôn E, xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk, (Vắng măt).

4.5. Ông Nguyễn Hào Q, sinh năm 1960. Địa chỉ: Phường T, thị xã T, tỉnh Bình Dương, (Vắng măt).

4.6. Ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1966. Địa chỉ: Thôn 19/5, xã E, huyện K, tỉnh Đắk Lắk, (Vắng măt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo đơn khởi kiện, đơn khơi kiên bô sung và quá trình tham gia tố tụngnguyên đơn ông Thân Trọng C (ông C vừa là người đai diên theo uy quyên cua ngươi có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan là bà Lương Thị Mỹ T) và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày:

Năm 1995, ông Thân Trọng C với Công ty cà phê P có ký kết hợp đồng kinh tế liên kết đầu tư vốn khai hoang trồng mới kinh doanh cây cà phê tại vùng đất thuộc xã C, huyện K, tỉnh Đắk Lắk (xí nghiệp cà phê A). Diện tích lô liên kết: 0,50ha (ký hợp đồng năm 1997, mã hợp đồng 48(61)).

Đến năm 2001, gia đình ông Thân Trọng C có nhận chuyển nhượng lại lô liên

kết của ông Trần Thanh H diện tích 1,05ha và đã được Công ty đồng ý, ông C là người trực tiếp ký hợp đồng. Lô này thuộc đội 1 - xí nghiệp cà phê A quản lý nội dung như hợp đồng năm 1997 (Mã HĐ 49).

Thời gian thực hiện hợp đồng là 25 năm, có nội dung điều khoản chi tiết về tỷ lệ góp vốn và quyền lợi được hưởng là 60% cho bên A (Công ty) và 40% cho bên B (gia đình ông C). Sau khi kết thúc hợp đồng 25 năm, giá trị còn lại trên vườn cây được tính 50% cho bên A và 50% cho bên B (đất thuộc sở hữu Nhà nước). Hợp đồng này đã được Nhà nước công chứng thực hiện tốt cam kết đầu tư, hai bên không xảy ra tranh chấp.

Đến ngày 04/9/2002, thực hiện Thông báo số 25 ngày 04/9/2002 về việc tuyển dụng người lao động vào công nhân dài hạn của Công ty cà phê P, thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 31/9/2002 phải hoàn thành.

Ngày 30/7/2003, ông C nhận Quyết định chính thức là công nhân công tác tại Đội 10 – Xí nghiệp cà phê A. Vụ cà phê năm 2003 – 2004, xí nghiệp cà phê A có tạm giữ cà phê vượt khoán của ông C để thực hiện đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định.

Năm 2004, xí nghiệp cà phê A không thanh lý hợp đồng năm 1997 và cũng không có biên bản hủy hợp đồng này mà thay vào đó là hợp đồng năm 2004 giao nhận khoán do xí nghiệp cà phê A tự soạn sẵn, nội dung điều khoản khác với hợp đồng năm 1997, cụ thể chuyển 40% vốn liên kết của ông C về cho Nhà nước mà không có lý do; Tăng sản lượng khoán 1000kg cà phê tươi/ha (từ 7800 kg lên 8800kg/ha); Giảm lượng phân đầu tư các loại 300kg/ha (từ 1500kg xuống 1200kg/ha); Trích 3% sản lượng nộp khoán để lập quỹ dự phòng rủi ro 2% và quỹ phúc lợi 1%; Đồng thời hợp đồng 2004 không có nội dung nào cho thấy hợp đồng này thay thế hợp đồng 1997.

Từ những nội dung điều khoản thay đổi như trên, hợp đồng năm 2004 là bất lợi cho gia đình ông C nên không đồng ý ký hợp đồng này.

Để hoàn thành hợp đồng này, cán bộ xí nghiệp cà phê A đã ép buộc hăm dọa gia đình ông C là nếu không ký hợp đồng năm 2004 thì xí nghiệp A không cấp phân (có biên bản họp ngày 16/06/2004 và biên bản họp ngày 08/6/2016 của Đội 1 và Đội

3) nên ông C đã ký hợp đồng năm 2004 để được nhận phân đầu tư và tiếp tục được canh tác diện tích cà phê.

Sau khi ký hợp đồng xong thì xí nghiệp cà phê A thu hồi hợp đồng năm 2004 và không giao lại cho ông C. Đến tháng 01/2016, do đòi nhiều lần nên công ty TNHH MTV Cà phê P mới trả lại cho ông C.

Năm 2011, lô cà phê của gia đình ông C bị dịch bệnh, Công ty TNHH MTV Cà phê P thành lập Đoàn kiểm tra yêu cầu gia đình ông C phải nhổ để trồng cải tạo 341 cây. Sau đó, Đoàn phúc tra của Công ty đã phúc tra thực tế nhưng sau đó vụ cà phê năm 2011 Công ty vẫn thu đủ sản lượng, trong đó gồm 3% rủi ro không miễn giảm cho gia đình ông C.

Từ khi thực hiện hợp đồng năm 2004 cho đến nay là năm 2017, xí nghiệp đã thu của ông C chênh lệch với hợp đồng năm 1997, cụ thể như sau:

1. Không thanh lý vốn 40% mà ông C đã đóng góp;

2. Tăng sản lượng khoán lên 1.000kg cà phê tươi/ha x 13 năm = 13.000kg/ha;

3. Giảm 300kg phân các loại x 13 năm = 3.900kg/ha;

4. Trích 3% sản lượng nộp khoán nhưng thu ngoài sản lượng khoán = 272kg cà phê tươi/ha x 13 năm = 2.992kg/ha;

5. Thu sản lượng cây cà phê dịch bệnh đã nhổ 310 cây = 12.000kg;

Sau khi cấp quyết định cho ông C xong, xí nghiệp cà phê A đã tạm giữ cà phê vượt khoán của ông C nhưng không thực hiện đóng các khoản bảo hiểm cho ông, làm cho ông mất quyền lợi về chế độ người lao động theo quy định Nhà nước.

Toàn bộ các khoản tiền thiệt hại cụ thể như sau:

1) Giải quyết giá trị vườn cây còn lại khi hết hợp đồng 25 năm (1995 – 2019) được tính 50% cho bên A và 50% cho bên B trên diện tích là 1,55ha (đất thuộc sở hữu Nhà nước) là 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng);

2) Trả lại 1000kg thu thêm cà phê tươi/1,55ha x 13 năm = 19.500 kg;

3) Trả lại 450kg phân cắt giảm/1,55ha x 13 năm = 5850 kg;

+ Tạm tính urê: 1.950kg x 7.400đ = 14.430.000đ;

+ Kaly: 1.950kg x 6.800đ = 13.260.000đ;

+ Lân: 1.950kg x 3.400đ = 6.630.000đ;

Tổng cộng: 34.320.000đ;

4) 3% quỹ thu thêm ngoài sản lượng khoán 408kg cà phê tươi/1,55ha x 11 năm = 4.488kg cà phê tươi;

5) Trả 17% Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế mà Công ty không đóng cho người lao động được hưởng trong suốt 13 năm: 165.789.780đ;

6) Trả sản lượng nộp khoán + 3% quỹ rủi ro mà công ty TNHH MTV cà phê P đã thu trên cây cà phê dịch bệnh đã nhổ đi số cây là 341 cây = 12.000kg cà phê tươi

 (Trả lại quỹ 2% quỹ 2% bảo hiểm rủi ro vườn cây công ty đã thu từ năm 2004 đến năm 2016 là 2.988kg cà phê tươi);

Nay ông C khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết các nội dung sau đây:

1/ Tuyên hủy bỏ hợp đồng 2004 về việc giao nhận khoán vườn cây cà phê ngày 30/04/2004 do vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng. Hợp đồng được ký kết với tính chất bị ép buộc, đe dọa và lừa dối số tiền đầu tư và diện tích thực tế đầu tư; Yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng năm 1997. Trong trường hợp thanh lý hợp đồng năm 1997 và trả lại 50% của giá trị vườn cây thì đề nghị Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê P (Nay là Công ty cổ phần cà phê P, gọi tắt là Công ty P) và điều chỉnh lại hợp đồng năm 2004 để đảm bảo quyền lợi cho tôi;

2/ Trả lại 19.500kg cà phê tươi, vì theo hợp đồng năm 2004 Công ty P tăng sản lượng cà phê tươi lên 1.000kg/ha so với hợp đồng năm 1997;

3/ Trả lại quỹ 3% thu ngoài sản lượng là 4.488kg cà phê tươi, vì trích trong sảnlượng nộp khoán nhưng Công ty P lại thu ngoài sản lượng nộp khoán.

4/ Trả lại 4.500kg phân (urê, lân, kali) cắt giảm là = 34.320.000đ, vì hợp đồng năm 1997 thỏa thuận 1.500kg/ha phân (urê, lân, kali) nhưng hợp đồng năm 2004 có1.200kg/01ha;

5/  Trả  lại  17%  bảo  hiểm  không  đóng  cho  người  lao  động  13  năm  = 165.789.780đ. Trong hợp đồng năm 2004 không đề cập đến vấn đề bảo hiểm nhưng ngày 30 tháng 7 năm 2003 Công ty P đã ký quyết định cho ông C vào làm công nhân và sản xuất tại đội 10, Xí nghiệp cà phê A. Tuy nhiên, phía Công ty P không thực hiện nên ông C không được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của Nhà nước;

6/ Trả lại sản lượng mà công ty đã thu trên vườn cây dịch bệnh phải nhổ bỏ là 341 cây = 12.000kg cà phê tươi. Năm 2011, mặc dù Công ty P đã cho nhổ bỏ cây cà phê để thay thế trồng mới 341 cây cà phê nhưng Công ty P  vẫn thu đầy đủ số sản lượng cà phê đã nhổ bỏ vườn cà phê do tôi canh tác là 12.000 kg/1,55ha cà phê nhân tươi (Trả lại quỹ 2% bảo hiểm rủi ro vườn cây công ty đã thu từ năm 2004 đến năm 2016 là 2.988kg cà phê tươi);

Như vậy, ông C đề nghị Công ty P có nghĩa vụ trả lại cho ông tổng số tiền 300.109.780 đồng (Trong đó, tiền thanh lý 50% giá trị vườn cây; Tiền phân cắt giảm34.320.000 đồng + tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 165.789.780 đồng) và34.488 kg cà phê tươi (Vì theo hợp đồng năm 2004 thu thêm 1.000 kg sản lượng/1,55ha/13 năm).

Ngày 26/3/2018, ông C có đơn khởi kiện bổ sung đối với Công ty cổ phần cà phê P (gọi tắt là Công ty P) với các nội dung sau:

1/ Yêu cầu được tiếp tục thực hiện hợp đồng năm 1997, trường hợp không chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng đã ký năm 2004 để tiếp tục thực hiện hợp đồng năm 1997 thì yêu cầu Công ty P phải thanh lý hợp đồng đã ký năm 1997 và trả lại cho ông C 50% giá trị vườn cây có diện tích 1,55ha tương đương với số tiền 300.000.000 đ (Ba trăm triệu đồng);

2/ Buộc Công ty P trả lại 19.500kg cà phê tươi;

3/ Buộc Công ty P phải trả lại quỹ 3% thu ngoài sản lượng là 4.488kg cà phê tươi;

4/ Buộc Công ty P trả lại 4.500kg phân cắt giảm trong 13 năm = 34.320.000đồng;

 5/ Buộc Công ty P trả lại 17% bảo hiểm không đóng cho người lao động trong 13 năm = 165.789.780 đồng;

6/ Buộc Công ty P trả lại quỹ 2% bảo hiểm rủi ro vườn cây công ty đã thu từ năm 2004 đến năm 2016 là 2.988kg cà phê tươi.

Trả lại sản lượng công ty đã thu thuế trên cây cà phê dịch bệnh phải nhổ bỏ 341 cây từ năm 2011 đến năm 2016 = 12.000kg cà phê tươi;

Tổng cộng yêu cầu Công ty P thanh toán tổng số tiền 500.109.780đ và số cà phê tươi là 34.488kg.

* Tại bản tự khai, biên bản đối chất, biên bản phiên họp kiểm tra tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải, người đại diện theo ủy quyền của bị đơn là Công ty TNHH MTV cà phê P (Nay là Công ty cổ phần cà phê P và gọi tắt là Công ty P), bà Nguyễn Thị Nhị H trình bày:

Năm 1997, Công ty P ký hợp đồng liên kết sản xuất kinh doanh cà phê với ông Thân Trọng C (nguồn gốc ban đầu là của ông Huỳnh Văn B) với diện tích 0,50ha (cũng là lô đất ký hợp đồng với Công ty P). Đến năm 2002 ông C nhận sang nhượng lại của ông Trần Văn H diện tích 1,00ha (nguồn gốc ban đầu của ông Trần Thanh B, đến năm 1999 chuyển nhượng cho ông Trần Văn H và đến năm 2002 ông Trần Văn H chuyển nhượng cho ông C). Đối với diện tích đất 1,50ha, khi đo lại vào năm 2003 thì diện tích này thành 1,55 ha.

Đến ngày 30/4/2004, ông Thân Trọng C ký hợp đồng giao – nhận khoán vườn cây cà phê với Xí nghiệp A thuộc Công ty cà phê P và nay là công ty TNHH MTV cà phê P. Theo hợp đồng này, ông C nhận chăm sóc vườn cây cà phê của Công ty P có diện tích 1,55 ha (trong đó cà phê trồng năm 1995 là 1,00ha, trồng năm 2000 là 0,50ha, trồng năm 2003 là 0,05 ha). Thời hạn giao, nhận khoán là 25 năm kể từ năm trồng mới (từ năm 1995 đến ngày 31/3/2020). Hàng năm Công ty P đầu tư phân bón theo định mức trong hợp đồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện chương trình cà phê bền vững, tổ chức tưới nước, quyết định các biện pháp quản lý, đầu tư, phòng trừ sâu bệnh, còn ông C thực hiện việc chăm sóc vườn cà phê dưới sự kiểm tra, giám sát của công ty. Tổng sản lượng cà phê giao khoán và các khoản quỹ ông C phải nộp cho công ty của từng vụ thu hoạch được ghi chi tiết, cụ thể trong hợp đồng giao khoán. Hai bên thực hiện theo đúng các cam kết trong hợp đồng và các bên không có tranh chấp gì.

Đối với yêu cầu khởi kiện của ông Thân Trọng C thì Công ty P có ý kiến như sau:

1. Đối với yêu cầu Công ty hủy bỏ hợp đồng năm 2004 do vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng và hợp đồng ký kết với tính chất ép buộc, đe dọa, đồng thời tiếp tục thực hiện hợp đồng năm 1997 đã ký:

Trên cơ sở chi phí đầu tư thực tế vào vườn cây của hai bên từ năm 1995 đến năm 2003 đã xác định như sau: Giá trị vốn góp vào vườn cây của công ty là 80,33%, hộ nhận khoán là 19,67%. Ngày 02 tháng 3 năm 2004, công ty đã tổ chức Đại hội đại biểu công nhân viên chức và người nhận khoán, số lượng đại biểu tham gia: 115 người, trong đó: CNVC xí nghiệp là 35 người với tỷ lệ 30 %; Hộ nhận khoán: 80 người, tỷ lệ 70 %. Tại đại hội đã đưa ra 02 phương án để người nhận khoán lựa chọn:

Phương án 1: Giữ nguyên hợp đồng cũ, các hộ nhận khoán phải nộp thêm vốn cho đủ tỷ lệ vốn tham gia là 40% bình quân 22.338.012đ/ ha cà phê kinh doanh, 10.086.617đ/ha cà phê cơ bản.

Phương án 2: Phân chia theo tỷ lệ vốn góp 80,33% cho bên A và 19,67 % cho bên B, lượng tăng bên B phải nộp thêm cho bên A cho 01ha cà phê kinh doanh là 1.000kg cà phê quả tươi kể từ vụ năm 2004 - 2005.

Kết quả đại hội, 80% đại biểu đồng ý thống nhất thay đổi lại toàn bộ hợp đồng giao khoán năm 1997 bằng hợp đồng giao khoán mới năm 2004 .

Sau khi đại hội kết thúc, công ty và 100% người nhận khoán đã tiến hành ký kết hợp đồng giao nhận khoán vườn cây cà phê theo hợp đồng năm 2004 với các nội dung tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995. Do đó, tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng năm 2004 thì hợp đồng năm 1997 đương nhiên hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Đối với yêu cầu của nguyên đơn  : Nếu trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng đã ký năm 2004 để tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký năm 1997 thì yêu cầu công ty cà phê P phải thanh lý hợp đồng đã ký năm 1997 trả lại 50% giá trị vườn cây có diện tích 1,55 ha tương đương với số tiền 400 triệu đồng thì công ty

không đồng ý với lý do: Năm 2004 hai bên thỏa thuận, ký kết hợp đồng các nội dung tuân thủ đúng quy định của pháp luật, các bên không có tranh chấp, khiếu nại gì, hằng năm đều thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng. Vì vậy, tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng năm 2004 thì hợp đồng năm 1997 hết hiệu lực pháp luật.

2. Đối với yêu cầu Công ty t rả lại cho ông Thân Trọng C 19.500kg cà phê quả tươi do tăng sản lượng thì Công ty không đồng ý vì  : Ông Thân Trọng C cho răng Công ty đa thu tăng san lương la   19.500 kg cà phê tươi tư năm 2004 đến năm 2017 sản lượng cà phê tăng hơn so với hợp đồ ng năm 1997 là không đúng, vì Công ty căn cư vao cac hơp đông giao nhân khoan ma cac bên đa ky kêt năm 2004 để thu.

3. Đối với yêu cầu trả lại quỹ 3% thu ngoài sản lượng là 4.488kg cà phê quả tươi: Tại bảng sản lượng bên B nộp cho bên A và phân bón bên A cấp cho bên B thì tại điều III của hợp đồng năm 2004 đã thể hiện chi tiết các khoản bên B phải nộp cho bên A bao gồm: Sản lượng khoán; dự phòng rũi ro 2%; chính sách xã hội 1%.

- Công ty đã có Thông báo số 19/TB-GĐCT ngày 18/5/2011 về việc thu chi dự phòng  và  phúc  lợi  cho  hộ  nhận  khoán;  Thông  báo  số  06/2012/TB-TGĐ  ngày 05/01/2012 về việc sử dụng nguồn dự phòng vườn cây và quỹ phúc lợi vụ năm 2011- 2012.

- Công ty đã ban hành quyết định thành lập Hội đồng quản lý quỹ và quy định, quản lý, sử dụng quỹ 3% từ ngày 09/01/2012.

- Việc thu - chi quỹ dự phòng vườn cây 2% và quỹ phúc lợi hộ nhận khoán 1% từ vụ năm 2004 - 2005 đến vụ năm 2010 - 2011 và từ vụ năm 2011- 2012 đến vụ năm2012 - 2013 đã được Hội đồng quản lý quỹ thông qua tại hội nghị hộ nhận khoán vụ năm 2013-2014 ngày 16/8/2013 và thông qua tại buổi đối thoại ngày 22/3/2016.

- Việc thu - chi quỹ dự phòng vườn cây 2% và quỹ phúc lợi hộ nhận khoán 1% từ vụ năm 2013-2014 đến vụ năm 2015-2016 đã được Hội đồng quản lý quỹ thông qua các hộ nhận khoán trong tháng 8/2016.

Toàn bộ các khoản thu - chi liên quan đến quỹ này đã hoạch toán vào tài khoản kế toán, có đầy đủ các chứng từ thu – chi hợp lệ, hàng năm công ty đã lập báo cáo tài chính, kiểm toán độc lập, được các cơ quan quản lý Nhà Nước thanh tra, kiểm tra. Các khoản chi của quỹ là vào vườn cây nhận khoán, xóa nợ hụt khoán và tổ chức cho người nhận khoán đi tham quan, nghỉ dưỡng.

Từ đó Công ty không đồng ý với yêu cầu trả lại 4.488kg cà phê quả tươi.

4. Đối với yêu cầu trả lại lượng phân đã cắt giảm trong 13 năm là 34.320.000đ. Công ty đầu tư phân bón theo đúng định mức của hợp đồng đã ký kết. Vì vậy, Công ty không  đồng  ý  với  yêu  cầu  trả lại  lượng  phân  đã cắt  giảm trong  13  năm là 34.320.000đ.

5. Đối với yêu cầu trả lại 17% bảo hiểm không đóng cho người nhận khoán.

Trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng giao khoán giữa Công ty và ông C thì quan hệ giữa Công ty với ông C là quan hệ dân sự chứ không phải quan hệ lao động. Do vậy, Công ty không có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ông C theo quy định của Luật lao động. Vì vậy, Công ty không đồng ý với yêu cầu trả 165.789.780 đồng.

6. Đối với yêu cầu trả lại sản lượng đã thu trên vườn cây dịch bệnh.

Năm 2011, ông C có 341 cây cà phê được Công ty hỗ trợ chi phí cải tạo vườn cây (đây không phải trường hợp là vườn cây dịch bệnh mà trong quá trình chăm sóc một số cây cà phê kém phát triển, năng suất không cao làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nhận khoán, Công ty và hộ nhận khoán thỏa thuận cho cải tạo, Công ty chịu chi phí đầu tư phân bón, tưới nước theo đúng hợp đồng và người nhận khoán nộp sản phẩm theo đúng diện tích theo hợp đồng.

Với các lý do nêu trên, Công ty chúng tôi không đồng ý với toàn bộ nội dung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Thân Trọng C và đề nghị Tòa án bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông C. Trường hợp ông C không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng giao khoán đang thực hiện với Công ty thì ông C có quyền chấm dứt hợp đồng giao khoán với Công ty và trả lại vườn cây cho Công ty.

* Tại bản tự khai ngươi lam chưng ông Trần Đình T1 trình bày:

Ông Trung không tham gia họp Đội 1 của Xí nghiệp cà phê A, thuôc Công ty P, còn đội 1 họp khi nào thì ông Trung cũng không biết và Công ty cũng không có văn bản nào ép các hộ dân ký vào hợp đồng nhận khoán năm 2004.

* Tại bản tự khai của ông Nguyễn Văn H và biên bản lấy lời khai của ông Nguyễn Hào Qkhai:

Ngày 16/6 /2004 thì Đội 1, Xí  nghiệp  cà phê  A có tổ chức họp đội, tuy nhiên không có nội dung Công ty ép các hộ dân ký vào hợp đồng giao nhận khoán năm 2004.

* Tại bản tự khai của ông Trần Duy Lvà bà Hoàng Thị P trình bày:

Tại cuộc họp ngày 08/6/2004 của đội 3, Xí nghiệp cà phê A, Công ty P có tổ chức cuộc họp có nói những hộ dân nào không ký hợp đồng sẽ không được nhận phân bón, như vậy là đã có ý ép các hộ dân phải ký vào hợp đồng.

* Tại bản tự khai của bà Đỗ Thị D khai:

Bà Đỗ Thị D có tham gia cuộc họp đội 3 ngày 08/6/2004 nhưng không còn nhớ nội dung cuộc họp như thế nào vì thời gian đã quá lâu.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 27/2018/DSST ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc đã quyết định:

Căn cư khoản  3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 147, Điều 217, Điều 218 và Điều 220 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 05/4/1988; Căn cư cac điêu từ Điều 2 đến Điều 12, từ Điều 130 đến Điều 133 và từ Điều 394 đến Điều 401 và Điều 418 Bộ luật dân sự năm 1995; Điều 501, 502, khoản 4 Điều 506, khoản 2 Điều 508 của Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015; Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy đinh về án phí, lệ phí Toà án;

Tuyên xử:

1. Bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Thân Trọng C yêu cầu Công ty cổ phần cà phê P trả cho ông Thân Trọng C và bà Lương Thị Mỹ T, với các yêu cầu cụ thể:

- Bác yêu cầu tuyên hủy hợp đồng giao nhân khoán ký ngay  30/4/2004 đối với diện tích 1,55ha, số lô B15 + 16 + 19 giưa Công ty ca phê P (Nay la Công ty cô phân cà phê P ) với ông Thân Trọng C; Bác yêu câu tiêp tuc thưc hiên hơp  đông giao nhân khoán năm 1997;

- Bác yêu câu Công ty cô phân ca phê P trả lại  19.500kg cà phê quả tươi do hợp đồng năm 2004 tăng sản lượng nôp khoán;

- Bác yêu câu Công ty cô phân ca phê P trả lại số tiên phân bị cắt giảm trong   13 năm là 34.320.000 đồng;

- Bác yêu câu Công ty cô phân ca phê P trả lại   2.988kg cà phê qua tươi đê nôp quỹ dự phòng rũi ro va quỹ phúc lợi xã hội va 12.000kg ca phê qua tươi đa thu khoan trên vươn cây bi dich bênh cua  2% bảo hiểm rủi ro vườn cây (từ năm 2011-2016 đối với 341 cây cà phê bị dịch bệnh). Bác yêu câu Công ty cô phân ca phê P trả lại   quỹ 3% thu ngoài sản lượng là 4,488kg cà phê tươi (có Thông báo sửa chữa, bổ sung Bản án sơ thẩm).

2. Đình chỉ đối với yêu cầu thanh lý hai hợp đồng đã ký năm 1997, trả lại 50% giá trị vườn cây có diện tích 1,55ha tương đương với số tiền 300.000.000 đồng. Ông Thân Trọng C có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu này khi có đủ điều kiện khởi kiện.

3. Tách yêu cầu  trả lại 17% tiền bảo hiểm không đóng cho người lao động  13 năm là 165.789.780đ đê giai quyêt băng vu an Lao đông khac khi ông  Thân Trọng C có đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật.

4. Vê an phi dân sư sơ thâm : Miên toan bô tiên an phi dân sư sơ thâm cho   ông Thân Trọng C và bà Lương Thị Mỹ T.

Vê tiên tam ưng an phi: Hoàn trả cho ông Thân Trọng C số tiền 5.902.000đ tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai số AA/2016/0002275, ngày 06/7/2017 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

Ngoài ra Bản án sơ thẩm còn tuyên quyền kháng cáo, về trình tự thủ tục thi hành án dân sự cho các đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 14/12/2018 nguyên đơn là ông Thân Trọng C kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận đơn khởi kiện của ông.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn vẫn giữ nguyên đơn khởi kiện và không rút đơn kháng cáo. Các bên đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn trình bày, cho rằng ý kiến trình bày của phía bị đơn Công ty P là không có cơ sở nên đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận, đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là ông Thân Trọng C. Tuy nhiên, do Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ được bản chất của vụ án, hợp đồng giao nhân khoán ký ngay  30/4/2004 là hợp đồng bị lừa dối nên phải hủy bỏ, trong hợp đồng này không có quy định hợp đồng năm 1997 hết hiệu lực nên tiếp tục thực hiện hợp đồng năm 1997. Cấp sơ thẩm thu thập chứng cứ chưa đầy đủ và thực hiện không đúng với quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và hiện nay nguyên đơn đã gửi đơn đến Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra làm rõ nội dung liên quan đến vụ án. Do vậy, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy Bản án dân sự sơ thẩm và giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân huyện Krông Păc để giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn giữ nguyên quan điểm như đã trình bày trong quá trình giải quyết vụ án.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk có ý kiến như sau:

- Về tố tụng: Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án cũng như các đương sự trong vụ án đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.

- Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm áp khoản 1 Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự, không chấp nhận đơn kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 27/2018/DSST ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được xem xét tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1]. Về tố tụng: Đơn kháng cáo của ông Thân Trọng C là hợp lệ, nên Tòa án cấp phúc thẩm cần xem xét giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm là phù hợp.

[2]. Xét kháng cáo của nguyên đơn về nội dung vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:

[2.1] Đối với kháng cáo của nguyên đơn yêu cầu tuyên hủy hợp đồng giao nhận khoán vườn cà phê năm 2004 và tiếp tục thực hiện hợp đồng giao nhận khoán năm1997, thì thấy: Năm 1997, giữa Công ty cà phê P (Sau đó được chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên cà phê P, và nay là Công ty Cổ phần cà phê P, viết tắt là Công ty P) với ông Thân Trọng C và ông Trần Thanh H (Đến năm 2001 ông Trần Thanh H chuyển sang lại cho ông C) ký kết Hợp đồng giao nhận khoán (viết tắt là hợp đồng năm 1997), thời gian liên kết là 25 năm được tính kể từ năm trồng mới là năm 1995. Đến ngày 30/4/2004, giữa ông Thân Trọng C và Công ty P tiếp tục ký hợp đồng giao nhận khoán (viết tắt là hợp đồng năm 2004). Thời gian giao nhận khoán là 25 năm kể từ năm trồng mới năm 1995. Đây là giao dịch dân sự nên do các quy định của Bộ luật dân sự điều chỉnh. Mặc dù, nội dung của Hợp đồng năm 2004 không có điều khoản nào thể hiện hợp đồng này được thay thế Hợp đồng năm 1997 hoặc Hợp đồng năm 1997 hết hiệu lực, nhưng cả hai hợp đồng giao nhận khoán đều được ký đối với cùng một thửa đất và trên đất có cây cà phê mà ông C đang nhận khoán, nên sau khi hợp đồng năm 2004 được ký kết thì hợp đồng năm 1997 đương nhiên chấm dứt và hết hiệu lực. Hợp đồng năm 2004 được ký kết vào ngày 30/4/2004, nhưng đến năm 2017 nguyên đơn mới khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng năm 2004 với lý do bị ép buộc, đe dọa. Từ khi ký kết hợp đồng cho đến năm 2017, ông C cũng thừa nhận, hàng năm cả Công ty P và ông C đều thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng năm 2004. Các bên đã thực hiện hợp đồng được 13 năm không có tranh chấp, khiếu nại gì. Do đó, kháng cáo của nguyên đơn yêu cầu hủy Hợp đồng giao nhận khoán vườn cà phê năm 2004 và tiếp tục thực hiện hợp đồng giao nhận khoán năm 1997 là không có căn cứ.

[2.2] Đối với yêu cầu của nguyên đơn về thanh lý Hợp đồng năm 1997 và trả lại 50% của giá trị vườn cây, thì thấy: Hợp đồng giao nhận khoán vườn cà phê năm 1997 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng hợp đồng giao nhận khoán vườn cà phê năm 2004, cho nên đối với yêu cầu này của nguyên đơn Tòa án cấp sơ thẩm phải thụ lý và giải quyết trong cùng vụ án. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm không thụ lý và đình chỉ giải quyết để sau này nguyên đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu này khi có đủ điều kiện khởi kiện là không đúng. Do đó, lẽ ra Tòa án cấp phúc thẩm hủy một phần Bản án sơ thẩm để Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại nhưng để ổn định Bản án sơ thẩm nên giữ nguyên mà cần kiến nghị với cấp giám đốc thẩm xem xét lại nội dung này theo trình tự giám đốc thẩm là phù hợp.

[2.3] Đối với kháng cáo yêu cầu Công ty P trả lại 19.500kg cà phê quả tươi do hợp đồng năm 2004 tăng sản lượng nộp khoán lên 1000kg so với Hợp đồng năm 1997; số tiền phân bị cắt giảm trong 13 năm là 34.320.000đ; yêu cầu trả lại sản lượng cà phê ngoài sản lượng nộp khoán đã nộp là 3% tương đương 4.488kg cà phê quả tươi, yêu cầu trả lại sản lượng cà phê đã nộp là 3% bằng 2.988kg cà phê quả tươi (ngoài sản lượng nộp khoán) để lập quỹ dự phòng rủi ro và quỹ phúc lợi xã hội, thì thấy: Các nội dung về sản lượng khoán phải nộp, số lượng phân được cấp hàng năm, cũng như sản lượng cà phê phải nộp để lập quỹ đều được quy định rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng năm 2004, hàng năm đều đã được thực hiện. Mặt khác, yêu hủy bỏ hợp đồng giao khoán năm 2004 của ông C không được chấp nhận, nên kháng cáo của nguyên đơn về các yêu cầu nội dung này không có căn cứ chấp nhận.

 [2.4] Đối với yêu cầu trả lại sản lượng mà Công ty P đã thu trên vườn cây dịch bệnh phải nhổ bỏ là 341 cây mà Công ty đã thu từ năm 2011 đến năm 2016 là 12.000kg cà phê quả tươi và 2% bảo hiểm vườn cây là 13.000kg x 2% (đối với 341 cây cà phê bị dịch bệnh) là 12.000kg cà phê quả tươi mà Công ty vẫn thu và không miễn giảm, thì thấy: Đây không phải là trường hợp vườn cây bị dịch bệnh mà trong quá trình chăm sóc thì một số cây cà phê kém phát triển, năng suất không cao làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nhận khoán và số cây cà phê này nằm ở rải rác trong toàn bộ diện tích nhận khoán nên Công ty P và hộ nhận khoán thỏa thuận cho cải tạo, Công ty chịu chi phí đầu tư phân bón, tưới nước theo đúng hợp đồng và người nhận khoán nộp sản phẩm theo đúng diện tích năm trồng theo hợp đồng, và qua kiểm tra hồ sơ được lưu trữ tại Công ty thì hộ ông Thân Trọng C không có cây cà phê nào bị nhổ bỏ bởi dịch bênh. Đồng thời, ông C cũng đã được nhận khoản tiền công trồng và chăm sóc cà phê cải tạo do Công ty hỗ trợ. Tại thời điểm (năm 2011) Công ty thu sản lượng, nguyên đơn vẫn nộp sản lượng khoán cho Công ty, không có ý kiến gì và đây là sự thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện. Công ty P không đồng ý trả lại sản lượng trên là có căn cứ vì yêu cầu này của nguyên đơn đã được quy định cụ thể trong Hợp đồng năm 2004. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu này của nguyên đơn là đúng quy định của pháp luật.

 [2.5] Đối với yêu cầu trả lại 17% tiền bảo hiểm không đóng cho người lao động trong 13 năm với số tiền 165.789.780 đồng. Đây là tranh chấp về lao động, không phải là tranh chấp về dân sự nên Tòa án cấp sơ thẩm không thụ lý, giải quyết và tách ra để giải quyết bằng vụ án lao động khác khi nguyên đơn có đơn yêu cầu là đúng pháp luật. Tại phiên tòa phúc thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn cũng đồng ý nội dung này.

 [2.6] Ngoài ra trong đơn kháng cáo ông C còn yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm làm rõ, xem xét về số tiền hơn 19 tỷ đồng là bằng 20,3% năm 2004 mà Công ty P đã thông báo là đầu tư cho diện tích 687,792ha hay là 991,26ha tại riêng vùng C. Diện tích chênh lệch 303,47ha ngoài sổ sách thì Công ty đã dùng số tiền nào của Nhà nước để đầu tư, ... thì thấy yêu cầu này ngoài phạm vi xem xét, giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm nên không xem xét là phù hợp.

 [3]. Xét quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm có nhận định như Hội đồng xét xử nên chấp nhận.

 [4]. Bà Lương Thị Mỹ T (vợ ông Thân Trọng C) được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, không ký đơn khởi kiện nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại tuyên trong phần quyết định của Bản án sơ thẩm miễn cả án phí cho bà T là không đúng nên cần rút kinh nghiệm.

 [5]. Về án phí: Ông Thân Trọng C là hộ cận nghèo nên được miễn toàn bộ tiền án phí theo quy định tại điểm đ Điều 12 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

 [1]. Áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự;

Không chấp nhận kháng cáo của ông Thân Trọng C, giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số số 27/2018/DSST ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc;

Căn cứ vào các Điều từ Điều 2 đến Điều 12; từ Điều 130 đến Điều 133 và từ Điều 394 đến Điều 401, Điều 418 của Bộ luật Dân sự năm 1995; Điều 501, 502, khoản 4 Điều 506, khoản 2 Điều 508 của Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 688 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Áp dụng Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Toà án;

Tuyên xử:

 [2]. Bác đơn khởi kiện của nguyên đơn ông Thân Trọng C yêu cầu Công ty cổ phần cà phê P phải trả cho ông Thân Trọng C với các yêu cầu cụ thể như sau:

[2.1]. Bác yêu cầu của ông Thân Trọng C về hủy Hợp đồng giao nhân khoán ký ngày 30/4/2004 đối với diện tích 1,55ha, số lô B 15 + 16 + 19 giưa Công ty ca phê P(Nay la Công ty cô phân ca phê P) với ông Thân Trọng C;

[2.2]. Bác yêu câu  của ông Thân Trọng C về tiêp tuc thưc hiên  Hợp đồng giao nhân khoan năm 1997;

[2.3]. Bác yêu câu của ông Thân Trọng C buộc Công ty cô phân ca phê P trả l ại 19.500kg cà phê quả tươi do Hợp đồng năm 2004 tăng sản lượng nôp khoán;

[2.4]. Bác yêu câu của ông Thân Trọng C buộc Công ty cô phân ca phê P trả lại số tiên phân bị cắt giảm trong 13 năm là 34.320.000 đồng;

[2.5]. Bác yêu câu của ông Thân Trọng C buộc Công ty cô phân ca p hê P trả lại 2.988kg cà phê qua tươi đê nôp quy     dự phòng rũi ro va quỹ phúc lợi xã hội va 12.000kg ca phê qua tươi đa thu khoan trên vươn cây bi dich bênh cua   2% bảo hiểm rủi ro vườn cây (từ năm 2011-2016 đối với 341 cây cà phê bị dịch bệnh).

 [2.6]. Bác yêu câu của ông Thân Trọng C buộc Công ty cô phân ca phê P trả lại quỹ 3% thu ngoài sản lượng là 4,488kg cà phê quả tươi;

 [3]. Đình chỉ đối với yêu cầu khởi kiện của ông Thân Trọng C về thanh lý Hợp đồng đã ký năm 1997, trả lại 50% giá trị vườn cây có diện tích 1,55ha tương đương với số tiền 300.000.000 đồng. Ông Thân Trọng C có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu này khi có đủ điều kiện khởi kiện và kiến nghị với cấp giám đốc thẩm xem xét lại nội dung này của Bản án dân sự sơ thẩm;

[4]. Tách yêu cầu trả lại 17% tiền bảo hiểm không đóng cho người lao động  13 năm là 165.789.780đ đê giai quyêt băng vu an Lao đông khac khi ông  Thân Trọng C có đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật.

[5]. Vê an phi dân sư sơ thẩm và phúc thâm:

- Miên toan bô tiên an phi dân sư sơ thâm và phúc thẩm cho ông Thân Trọng C.

- Vê tiên tam ưng an phi dân sự sơ thẩm: Hoàn trả lại cho ông Thân Trọng C số tiền 5.902.000 đồng (Năm triệu chín trăm lẽ hai ngàn đồng) tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp theo biên lai số AA/2016/0002275, ngày 06/7/2017 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện K, tỉnh Đắk Lắk.

[6]. Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm, không có kháng cáo, không bị kháng cáo kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

371
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 70a/2019/DS-PT ngày 03/05/2019 về tranh chấp hợp đồng thuê khoán và kiện đòi tài sản

Số hiệu:70a/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Đăk Lăk
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:03/05/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về