TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
BẢN ÁN 69/2017/DSPT NGÀY 20/04/2017 VỀ TRANH CHẤP RANH ĐẤT
Ngày 20 tháng 4 năm 2017 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long xét xử phúc thẩm vụ án thụ lý số: 85/2016/TLPT-DS ngày 04 tháng 7 năm 2016 về việc “tranh chấp ranh đất”.
Do bản án dân sự sơ thẩm số 86/2016/DSST ngày 26/5/2016 của Tòa án nhân dân huyện O, tỉnh Vĩnh Long bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 90/2017/QĐPT-DS ngày 03 tháng 4 năm 2017, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Ông Trần Văn B; Địa chỉ: Ấp M, xã N, huyện O, tỉnh Vĩnh Long.
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Ung Văn T; Địa chỉ: khóm T, phường U, thị xã V, tỉnh Vĩnh Long (theo văn bản ủy quyền ngày 22/12/2016).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Trần MinhHoan H1 - Văn phòng luật sư H thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long.
2. Bị đơn: Ông Tôn Văn V1; Địa chỉ: Ấp M, xã N, huyện O, tỉnh VĩnhLong.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Tô Vĩnh H2 - Văn phòng luật sư T thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Anh Trần Văn P.
- Anh Trần Chí L.
Người đại diện theo ủy quyền của anh P, anh L: Bà Nguyễn Thị H3 (theo văn bản ủy quyền ngày 10/11/2014).
- Bà Nguyễn Thị T.
- Bà Trương Thị Ánh H4.
- Chị Tôn Thị Diễm K.
- Anh Tôn Khắc V2.
- Chị Tôn Thị Diễm S.
Người đại diện theo ủy quyền của bà T, bà H4, chị K, anh V, chị S: ÔngTôn Văn V1 (theo văn bản ủy quyền ngày 19/12/2014).
Cùng địa chỉ: Ấp M, xã N, huyện O, tỉnh Vĩnh Long.
4. Người kháng cáo: Người đại diện theo ủy quyền của ông Trần Văn B là bà Nguyễn Thị H3.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện ngày 08/9/2014 và quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn ông Trần Văn B và người đại diện theo ủy quyền là bà Nguyễn Thị H3 và ông Ung Văn T trình bày:
Ông B có phần đất thửa số 479, diện tích 4.670 m2, tờ bản đồ số 6, loại đất thổ quả do ông Trần Văn B đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần đất này nằm giáp ranh phần đất thửa số 475, diện tích 7.650 m2, loại đất T
+ vườn và thửa số 476, diện tích 1.880 m2, tờ bản đồ số 6, loại đất lúa do ông Tôn Văn V1 đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các phần đất tọa lạc tại ấp M, xã N, huyện O, tỉnh Vĩnh Long.
Trong quá trình sử dụng đất giữa hai bên phân định ranh giới bằng 01 cái ao đến năm 2009 thực hiện việc đo đạc của cơ quan có thẩm quyền thì giữa ông B và con ông B với ông V1 có thống nhất cắm ranh nhưng việc cắm ranh này không có sự chứng kiến và thống nhất của bà H3 nên sau đó thì phát sinh mâu thuẫn và ông V1 đốn 180 cây tre, 01 cây sung và 01 cây mù u của ông B. Trên phần đất tranh chấp có một số cây trồng gồm: dừa, mít, điều. xoài, sắn, mù u, dừa nước (nhỏ) do bên ông B trồng, các bụi tre do du kích trồng trước năm 1975 và dừa nước (lớn), cây sắn, mù u tự mọc. Các cây trồng trên hiện do ông B và bà H3 đang quản lý sử dụng. Nay ông B yêu cầu ông V1 bồi thường 180 cây tre, 01 cây sung và 01 cây mù u đã đốn trị giá là 4.700.000 đồng. Về cây trồng trên đất nếu tòa công nhận phần đất cho ai thì người đó hưởng. Ngày 28/4/2016 ông B rút một phần khởi kiện đối với yêu cầu đòi ông V1 bồi thường 180 cây tre, 01 cây sung và 01 cây mù u đã đốn trị giá là 4.700.000 đồng.
Nay ông B yêu cầu ông V1 trả lại phần đất đã lấn ranh có diện tích khoảng 300,3 m2, thuộc thửa số 479, loại đất thổ quả.
Tại bản tự khai ngày 22/12/2014 và trong quá trình giải quyết vụ án bị đơn ông Tôn Văn V1 trình bày:
Ông có phần đất thửa số 475, diện tích 7.650 m2, loại đất T + vườn và thửa số 476, diện tích 1.880 m2, tờ bản đồ số 6, loại đất lúa do ông đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần đất này giáp ranh với thửa 479, diện tích4.670 m2, tờ bản đồ số 6, loại đất thổ quả do ông Trần Văn B đứng tên giấychứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong quá trình sử dụng giữa hai bên có phân định ranh giới giữa các thửa đất bằng 01 liếp vườn, bờ tre, không có trụ đá nhưng đến năm 2011 do có tranh chấp ranh nên ông có cắm trụ đá ranh có chứng kiến của chính quyền địa phương và hiện nay trụ ranh vẫn còn.
Ông V1 xác định không có lấn ranh qua phần đất của ông B nên không đồng ý theo yêu cầu của ông B. Ông yêu cầu xác định ranh giới giữa hai bên và yêu cầu công nhận phần đất đang tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ông. Trên đất tranh chấp có một số cây trồng như tre do ông Tôn Văn T (cha ông V1) trồng trước năm 1975, dừa nước (lớn) mẹ ông trồng nên gia đình ông là người sử dụng từ trước đến nay bên ông B không có sử dụng và một số cây trồng khác như điều, mít, sắn, xoài, mù u tự mọc. Dừa nước (nhỏ) bên ông B trồng, đến năm 2016 sau khi xét xử sơ thẩm ông B có trồng 1 cây dừa. Ông B cho rằng các cây trồng mít, điều. xoài bên ông B trồng và dừa nước (lớn) tự mọc, tre du kích trồng ông không đồng ý.
Tại bản tự khai ngày 12/11/2014 người đại diện theo ủy quyền của anhTrần Văn P, anh Trần Chí L là bà Nguyễn Thị H3 trình bày:
Thống nhất theo lời trình bày của nguyên đơn và không có yêu cầu gìkhác.
Tại bản tự khai ngày 22/12/2014 người đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Thị T, bà Trương Thị Ánh H4, chị Tôn Thị Diễm K, anh Tôn Khắc V2, chị Tôn Thị Diễm S là ông Tôn Văn V1 trình bày:
Thống nhất theo lời trình bày của bị đơn và không có yêu cầu gì khác.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 86/2016/DSST ngày 26/5/2016 của Tòa án nhân dân huyện O quyết định:
Áp dụng khoản 1 Điều 142, điểm c khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 203 của Luật Đất đai; khoản 3 Điều 27 của Pháp lệnh về án phí, lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trần Văn B về việc yêu cầu ông Tôn Văn V1 trả lại phần đất diện tích 295,4 m2 tại thửa 479 (thửa mới 79 + 82 + 83), tờ bản đồ số 6 (tờ bản đồ mới 19) tọa lạc tại ấp M, xã N, huyện O, tỉnh Vĩnh Long.
Công nhận diện tích 295,4 m2 đất tại thửa 475 + 476 (thửa mới 91), tờ bản đồ số 6 (tờ bản đồ mới 19) cho ông Tôn Văn V1 đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các mốc số 1, 22, 21, 20, 8, 9, 19, 18, 17, 16, 1 đất tọa lạc tại ấp M, xã N, huyện O, tỉnh Vĩnh Long
Phần đất có tứ cận như sau:
- Hướng Đông giáp thửa 475 + 476 (thửa mới 91) và đường đất;
- Hướng Tây giáp thửa 475 + 476 (thửa mới 91);
- Hướng Nam giáp thửa 475 + 476;
- Hướng Bắc giáp thửa 479 (79 + 82 + 83). (Đính kèm trích đo bản đồ địa chính khu đất).
Các đương sự có trách nhiệm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Đình chỉ xét xử yêu cầu khởi kiện của ông Trần Văn B về việc yêu cầu ông Tôn Văn V1 bồi thường 180 cây tre, 01 cây sung và 01 cây mù u trị giá là 4.700.000 đồng.
Ngoài ra, bản án còn tuyên về chi phí giám định đất, án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của đương sự theo luật định.
Ngày 06 tháng 6 năm 2016, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H3 có đơn kháng cáo với nội dung yêu cầu ông Tôn Văn V1 phải trả lại phần đất diện tích là 295,4 m2, thuộc thửa số 479, loại đất thổ quả tọa lạc tại ấp M, xã N, huyện O, tỉnh Vĩnh Long.
Tại phiên tòa phúc thẩm người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Ung Văn T vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn Trần Văn B đề nghị: Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông B xác định phần đất tranh chấp diện tích 290,8m2 thuộc thửa 479 của ông B và xác định tình tiết ông V1 trước đây tranh chấp yêu cầu ông B đốn cây trên phần đất tranh chấp de qua nhà ông là sự thừa nhận của ông V1 về cây trồng và đất tranh chấp là của ông B.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn Tôn Văn V1 đề nghị: Hội đồng xét xử bác yêu cầu kháng cáo của ông B, sửa án sơ thẩm. Xác định diện tích đất tranh chấp theo kết quả khảo sát tại cấp phúc thẩm là 290,8m2, trong đó công nhận cho ông B diện tích 22,5m2 thuộc thửa 479 còn lại công nhận diện tích 233,1m2 thuộc thửa 475, diện tích 35,2m2 thuộc thửa 476 cho ông V1.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long phát biểu ý kiến:
Về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và người tham gia tố tụng: Tất cả đều tuân thủ đúng quy định của pháp luật từ khi thụ lý vụ án đến xét xử phúc thẩm.
Về việc giải quyết vụ án: Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của ông B, sửa án sơ thẩm. Công nhận phần diện tích 22,5m2 thuộc thửa 479 của ông B và công nhận diện tích 268,3m2 thuộc thửa 475, 476 của ông V1. Về cây trồng trên đất tranh chấp các đương sự thỏa thuận nếu phần đất tòa công nhận cho ai thì người có cây trồng phải di dời để trả lại đất cho người được công nhận.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ vào các chứng cứ được thể hiện tại hồ sơ được thẩm tra tại phiên tòa; Trên cơ sở xem xét toàn diện các chứng cứ; ý kiến trình bày của các đương sự; Căn cứ vào kết quả tranh luận và phát biểu của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa; Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về diện tích đất tranh chấp tại phiên tòa phúc thẩm ông Trần Văn B, ông Ung Văn T và ông Tôn Văn V1 đều thừa nhận qua hai lần khảo sát, đo đạcdiện tích đất tranh chấp có khác nhau là do sự chỉ ranh của các đương sự và ông Trần Văn B, ông Ung Văn T và ông Tôn Văn V1 yêu cầu xác định diện tích đất tranh chấp theo sự chỉ ranh của các đương sự tại cấp phúc thẩm là 290,8m2.
[2] Theo xác định ranh giới đất của ông B, ông V1 và kết quả khảo sát đo đạc ngày 20/9/2016 của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long thì phần đất tranh chấp có diện tích đo đạc thực tế là 290,8m2, tọa lạc tại ấp M, xã N, huyện O, tỉnh Vĩnh Long. Phần đất này ở ranh giới giữa các thửa đất số 479 (thửa mới 79+82+83), diện tích 4.670m2 do ông Trần Văn B đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với các thửa đất số 475, diện tích 7.650 m2; thửa476, diện tích 1.880 m2 do ông Tôn Văn V1 đứng tên giấy chứng nhận quyền sửdụng đất. Hiện trạng ranh giới giữa các thửa đất trên là một phần mương và bờ trồng tre, một số cây tạp khác.
[3] Xét về nguồn gốc và quá trình sử dụng các thửa đất 479 của ông B, thửa 475 và thửa 476 của ông V1:
[3.1] Đối với thửa 479 theo ông Trần Văn B, bà Nguyễn Thị H3 khai năm1975 ông Trần Văn C (ông nội ông Trần Văn B) là gia đình liệt sĩ nên được cấp phần đất thửa số 479 không có quyết định. Gốc đất của ông Lục L để lại không sử dụng nên nhà nước cấp cho ông Trần Văn C, sau khi ông Trần Văn C chết để lại cho ông B sử dụng từ năm 1985, hiện trạng phần đất giáp ranh với ông T (ba ông V1) lúc này là bờ có trồng nhiều tre, sắn, mù u và đủng đỉnh, gia đình ông B là người sử dụng tre để cất nhà. Đến năm 1996 do ông B, bà H3 không ở tại phần đất thửa số 479 nên ông V1 có đốn tre để sử dụng, ông bà có ngăn cản và việc ông B trực tiếp canh tác phần đất tranh chấp có những người ở địa phương như ông Lê Văn H, bà Nguyễn Thị Q, bà Trần Ngọc D biết và đều xác định phần đất bờ tre nguồn gốc của ông Lục L, còn đất ông T (cha ông V1) từ bờ kênh trở về bên kia.
[3.2] Đối với thửa 475 và thửa 476 theo ông Tôn Văn V1 khai nguồn gốc đất của ông Tôn Văn T (cha của ông V1) để lại và phần đất của ông V1 giáp ranh với thửa 479 của ông B hiện trạng ranh đất giữa thửa 475, 476 và thửa 479 là một phần mương do ông đào và một bờ ranh ông T trồng nhiều tre, một số cây tạp tự mọc và các cây trồng trên phần đất tranh chấp từ trước đến nay gia đình ông là người trực tiếp sử dụng, việc sử dụng này có nhiều người ở địa phương biết như ông Huỳnh Văn M, ông Tôn Văn Q (du kích xã), Nguyễn Văn B (chủ tịch hội cựu chiến binh xã ) đều xác nhận bờ tre là của ông T và có xin tre của ông T để cất cơ quan ấp. Theo ông Lê Văn A – Trưởng ấp M, xã N xác định trên phần đất tranh chấp có một bờ tre tồn tại từ trước năm 1975 và ông Tôn Văn T (cha ông V1) và ông V1 sử dụng từ năm 1975 cho đến nay, ở địa phương khi có làm công trình giao thông cần sử dụng tre thì chính quyền địa phương đều hỏi xin tre của ông V1, gia đình ông B, bà H3 không sử dụng các cây trồng trên đất.
[3.3] Theo công văn số 343/UBND-NC ngày 21/3/2017 của Ủy ban nhân dân huyện O xác định theo tư liệu đo đạc bản đồ giải thửa năm 1991 (chương trình đất) ghi nhận thửa 479, diệc tích 4.670m2, do ông Trần Văn B đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và qua tra cứu các tư liệu thì ông Trần Văn C không có tên trong sổ bộ địa chính. Theo xác định ranh giới đất của các đương sự và căn cứ vào trích đo bản đồ địa chính khu đất ngày 20/9/2016 của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long thì phần đất tranh chấp diện tích 290,8m2 trong đó có 22,5m2 thuộc thửa 479 do ông B đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có 35,2m2 thuộc thửa 476 do ông V1 đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có 233,1m2 thuộc thửa 475 do ông V1 đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xác định phần đất hiện trạng thửa 479 giảm 1361,8m2 so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do làm đường giao thông nông thôn, xác định lại ranh đất với các chủ sử dụng đất giáp cận và sạt lở rạch, diện tích đo đạc hiện trạng thửa 476 giảm 25,9m2 so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do xác định lại ranh đất với các chủ sử dụng đất giáp cận và diện tích đo đạc hiện trạng thửa 475 giảm 737,3m2 so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do làm đường giao thông nông thôn, xác định lại ranh đất với các chủ sử dụng đất giáp cận và sạt lở. Theo công văn số 343/UBND-NC ngày 21/3/2017 của Ủy ban nhân dân huyện O xác định thửa479 diện tích đất giảm là do 2 phương pháp đo vẽ và tính diện tích khác nhau, xác định lại ranh đất với chủ giáp cận, làm đường giao thông nông thôn, sạt lở rạch và tại phiên tòa bà H3 thừa nhận trong quá trình sử dụng đất thửa 479 có sạt lở và làm lộ giao thông mất khoảng 1000m2. Như vậy, diện tích đất sử dụng thực tế hiện nay thửa 479 của ông B và thửa 475, thửa 476 của ông V1 đều giảm so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặt khác, theo biên bản xác minh ngày 05/5/2016 thì trên phần đất tranh chấp có trụ ranh do ông V1 và ông B thỏa thuận cắm mốc ranh (BL 186) và tại phiên tòa bà H3 thừa nhận việc cắm mốc này là có thật, hiện nay trụ đá vẫn còn nhưng do thời điểm cắm mốc ông B và con bà có uống rượu và không có sự chứng kiến của bà nên bà không đồng ý.
[4] Xét về quá trình kê khai đăng ký quyền sử dụng đất: Theo chứng thực lưu trữ của Trung tâm công nghệ thông tin – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long thể hiện thì theo tư liệu đo đạc thực hiện Chỉ thị 299/Ttg của Thủ tướng Chính phủ thì phần đất thửa 247, diện tích 2.600m2 loại đất thổ vườn do ông B kê khai trong sổ mục kê ruộng đất và đứng tên trong sổ đăng ký ruộngđất và theo tư liệu Chương trình đất phần đất thửa 479, diện tích 4.670m2 loại đất thổ vườn do ông B đăng ký trong trong sổ bộ địa chính đến năm 1995 ông B được Ủy ban nhân dân huyện O cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thửa 479, diên tích 4.670m2, loại đất thổ quả. Còn phần đất thửa 475 của ông V1 theo tư liệu đo đạc thực hiện Chỉ thị 299/Ttg của Thủ tướng Chính phủ thì phần đất thửa 262, diện tích 5.740m2 loại đất thổ vườn do ông Tôn Văn T kê khai trong sổ mục kê ruộng đất và theo tư liệu Chương trình đất phần đất thửa 475, diện tích 7.650m2 loại đất thổ vườn do ông Tôn Văn V1 đăng ký trong trong sổ bộ địa chính. Đến năm 1999 ông V1 được Ủy ban nhân dân huyện O cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thửa 475, diện tích 7.650m2, loại đất thổ + vườn. Theo Công văn số 550 ngày 06/4/2016 của Ủy ban nhân dân huyện O xác định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa 479 - diện tích 4.670m2- loại đất thổ quả cho ông Trần Văn B, thửa 475 - diện tích 7.650m2 - loại đất thổ vườn, thửa 476 - diện tích 1880m2 - loại đất chuyên trồng lúa cho ông Tôn Văn V1 là đúng đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp và bảo lưu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất trên. Và tại phiên tòa phúc thẩm người đại diện theo ủy quyền của ông B thừa nhận vào năm 1995 khi Ủy ban nhân dân huyện O cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa 479 - diện tích 4.670m2 thì cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp đổi giấy chứng nhận chứ không tiến hành khảo sát đo đạc lại thực tế.
Do đó, ông B kháng cáo cho rằng diện tích đất thửa 479 của ông bị giảm so giấy chứng nhận là do ông V1 lấn chiếm là không có căn cứ.
[5] Về cây trồng trên phần đất tranh chấp: có một số cây như: mít, dừa, điều, mù u, sắn, tre, dừa nước. Theo người đại diện theo ủy quyền của ông B xác định trên phần đất tranh chấp có một cây dừa, một bụi dừa nước nhỏ, mít, điều, mù u do gia đình ông B trồng còn lại sắn, 4 bụi tầm vông tự mọc. Ông B yêu cầu nếu tòa công nhận phần đất tranh chấp cho ông V1 thì ông sẽ tự di dời dừa, dừa nước, mít, điều, mù u để trả lại đất cho ông V1. Còn ông V1 thừa nhận phần cây trồng trên phần đất tranh chấp có một cây dừa do bên ông B trồng, còn lại mít, điều, mù u, sắn tự mọc; riêng 4 bụi tầm vông do ông Tôn Văn T cha ông trồng từ trước năm 1975 và sử dụng từ trước đến nay nên ông yêu cầu nếu tòa xác định phần đất tranh chấp của ai thì cây trồng sẽ do người đó sử dụng, nếu tòa công nhận phần đất tranh chấp thuộc thửa 475, 476 thì ông yêu cầu ông B di dời cây dừa ra khỏi phần đất tranh chấp. Tại phiên tòa người đại diện theo ủy quyền của ông B là ông Ung Văn T và ông V1 xác định các cây trồng dừa, mít, điều,mù u, sắn, tre được trồng trên phần đất diện tích 35,2m2 và diện tích 233,1m2còn phần đất tranh chấp có phần diện tích đất 22,5m2 trên đất không có câytrồng. Xét về nguồn gốc các cây trồng trên phần đất tranh chấp các đương sự chỉ trình bày mà không cung cấp được chứng cứ chứng minh do xác định phần đất diện tích 35,2m2 thuộc thửa 476 và diện tích 233,1m2 thuộc thửa 475 do ông V1 đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên công nhận các cây trồng gồm mít, dừa nước lớn, điều, mù u, sắn, tre thuộc quyền sử dụng của ông Tôn Văn V1. Còn lại cây dừa do ông B trồng trên phần đất diện tích 233,1m2 thuộc thửa 475 do ông V1 đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên buộc ông B phải di dời.
Vì vậy, người đại diện theo ủy quyền của ông B là bà Nguyễn Thị H3 kháng cáo yêu cầu công nhận phần đất tranh chấp diện tích 290,8m2 thuộc thửa 479 cho ông B là có căn cứ chấp nhận một phần.
[6] Về chi phí khảo sát đo đạc: Do chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông B đối với phần đất tranh chấp 22,5m2/290,8m2 nên ông V1 phải chịu chi phí trên yêu cầu khởi kiện của ông B được chấp nhận chiếm tỷ lệ 13%. Ông B phải chịu chi phí trên yêu cầu khởi kiện ông không được chấp nhận là 268,3m2/290,8m2 chiếm tỷ lệ 87%. Tại cấp sơ thẩm chi phí 7.489.000 đồng vàtại cấp phúc thẩm là 6.409.000 đồng, tổng cộng bằng 13.898.000 đồng. Vì vậy, ông Trần Văn B phải chịu: 12.091.260 đồng, ông B đã nộp xong, ông Tôn Văn V1 phải chịu 1.806.740 đồng, ông B đã nộp tạm ứng số tiền trên nên buộc ông Tôn Văn V1 phải hoàn trả lại cho ông Trần Văn B số tiền chi phí đo đạc là1.806.740 đồng.
[7] Án phí: Do sửa bản án sơ thẩm các đương sự không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, căn cứ khoản 4 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án, phần án phí dân sự sơ thẩm được tính lại như sau:
Nguyên đơn phải chịu án phí tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận 268,3m2 x 60.000 đồng/1 m2 = 16.098.000 đồng nên ông B phải chịu 5% bằng 804.900 đồng.
Bị đơn phải chịu án phí đối với yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận bằng 22,5m2 x 60.000 đồng/1 m2 = 1.350.000 đồng nên ông V1 phải chịu 200.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
[8] Các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, không bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khoản 2 Điều 308, Điều 309, Điều 147, Điều 148 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bà Nguyễn Thị H3 người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Trần Văn B, sửa bản án dân sự sơ thẩm số 86/2016/DSST ngày 26/5/2016 của Tòa án nhân dân huyện O, tỉnh Vĩnh Long.
Áp dụng các Điều 100, Điều 166, Điều 203 của Luật Đất đai năm 2014, Điều 688 của Bộ luật Dân sự; khoản 4 Điều 27, Điều 30 Pháp lệnh án phí và lệ phí Tòa án.
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Trần Văn B.
2. Công nhận ông Trần Văn B được quyền sử dụng phần đất diện tích22,5m2 chu vi gồm các mốc 9, 10, 11, a, c, 9 - loại đất thổ vườn thuộc thửa 479, do ông Trần Văn B đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất tọa lạc tại ấp M, xã N, huyện O, tỉnh Vĩnh Long theo trích đo bản đồ địa chính khu đất ngày 21/11/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long (đính kèm).
3. Công nhận ông Tôn Văn V1 được quyền sử dụng phần đất diện tích233,1m2 chu vi gồm các mốc c, a, 11, 12, 13, 14, 15, 15a, 16, 17, 17a, c - loại đất thổ vườn thuộc thửa 475, do ông Tôn Văn V1 đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tọa lạc tại ấp M, xã N, huyện O, tỉnh Vĩnh Long theo trích đo bản đồ địa chính khu đất ngày 21/11/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long (đính kèm). Công nhận ông Tôn Văn V1 được quyền sở hữu các cây trồng gắn liền trên đất gồm: sắn, mít, điều, mù u, tre, dừa nước.
4. Công nhận ông Tôn Văn V1 được quyền sử dụng phần đất diện tích35,2m2 chu vi gồm các mốc c, 17a, 18, 9, c; loại đất chuyên trồng lúa, thuộc thửa 476, do ông Tôn Văn V1 đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tọa lạc tại ấp M, xã N, huyện O, tỉnh Vĩnh Long theo trích đo bản đồ địa chính khu đất ngày 21/11/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long (đính kèm).
5. Buộc ông Trần Văn B di dời 01 cây dừa ra khỏi phần đất diện tích233,1m2; loại đất thổ vườn thuộc thửa 475, do ông Tôn Văn V1 đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6. Chi phí khảo sát đo đạc: Ông Trần Văn B phải chịu: 12.091.260 đồng, ông B đã nộp xong. Ông Tôn Văn V1 phải chịu 1.806.740 đồng, ông B đã nộp tạm ứng số tiền trên nên buộc ông Tôn Văn V1 phải hoàn trả lại cho ông Trần Văn B số tiền chi phí đo đạc là 1.806.740 đồng.
7. Án phí dân sự sơ thẩm: Ông Trần Văn B chịu 804.900 đồng và ông Bkhông phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Ông B đã nộp tạm ứng án phí số tiền 262.762 đồng theo biên lai thu số 025592 ngày 29/12/2014, số tiền 117.500 đồng theo biên lai thu số 025617 ngày 13/01/2015 và số tiền 200.000 đồng theo biên lai thu số 0007097 ngày 06/6/2016 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Osẽ được khấu trừ, sau khi khấu trừ ông B còn phải nộp tiếp 224.638 đồng.
Ông Tôn Văn V1 phải chịu 200.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
8. Các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, không bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Kể từ ngày người có quyền có đơn yêu cầu thi hành án nếu người phải thi hành án không chịu trả số tiền nêu trên thì hàng tháng còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 357 của Bộ luật dân sự.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành án theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự;
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.
Bản án 69/2017/DSPT ngày 20/04/2017 về tranh chấp ranh đất
Số hiệu: | 69/2017/DSPT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Vĩnh Long |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 20/04/2017 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về