Bản án 68/2021/DSPT ngày 15/04/2021 về tranh chấp hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng và yêu cầu bồi thường thiệt hại

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

BẢN ÁN 68/2021/DSPT NGÀY 15/04/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP, HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Trong ngày 15 tháng 4 năm 2021 tại Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 225/2020/TLPT-DS ngày 06 tháng 11 năm 2020, về:“Tranh chấp hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 68/2020/DSST ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Toà án nhân dân quận N bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 09/2020/QĐPT-DS ngày 14 tháng 12 năm 2020, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ông Phạm Hoàng T, sinh năm 1962 (Có mặt) Địa chỉ: Số 32, đường số 19, KDC V, phường C, quận N, thành phố Cần Thơ.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Nguyễn Ánh D – Văn phòng Luật sư D, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ. (Có mặt) Địa chỉ: Số 11, đường Nguyễn C, phường A, quận N, thành phố Cần Thơ.

Bị đơn: Ngân hàng P .

Địa chỉ: Số 02 Láng Hạ, phường B, quận Đ, Thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Dương V và ông Phan Huy P (Có mặt).

Địa chỉ: Số 3, đường P, phường T, quận N, thành phố Cần Thơ.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Nguyễn Trường H – Văn phòng luật sư V, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ. (Có mặt) Địa chỉ: 58C, đường H, phường H1, quận N, thành phố Cần Thơ.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T.

Địa chỉ: Số 504, Quốc lộ 91, phường M, quận N, thành phố Cần Thơ.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Hoàng T. (Có mặt) Người làm chứng:

1/ Ông Lâm Thái H3, sinh năm 1963 (Vắng mặt) Địa chỉ: Số 771, Quốc lộ 91, khu vực P, phường N, quận N, thành phố Cần Thơ.

Thơ.

2/ Ông Nguyễn Văn D, sinh năm 1964 (Vắng mặt) Địa chỉ: Số 166/5, khu phố 4, phường M, Quận N, Thành phố Hồ Chí Minh.

3/ Văn phòng Công chứng Đỗ E (Vắng mặt) Địa chỉ: đường Nguyễn R, khu vực Long A, phường N, quận N, thành phố Cần (Có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt).

Người kháng cáo: Bị đơn 

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Phạm Hoàng T  trình bày :

Giữa Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T (gọi tắt là Công ty Hoàng T) và Ngân hàng P chi nhánh Cần Thơ (gọi tắt là Ngân hàng P) có lập hợp đồng tín dụng số 01-/HMTD-HT.2017 có tài sản bảo đảm là các hợp đồng thế chấp do ông Phạm Hoàng T đứng ra bảo đảm nghĩa vụ trả hợp đồng tín dụng ký giữa Công ty Hoàng T với Ngân hàng P, gồm: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 01/HĐTC.HT.2014 ngày 27/02/2014; Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 01/HT/HĐTC.2012 ngày 09/11/2012; Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/03/2013.

Ngày 05/04/2017, Công ty Hoàng T đã tất toán cho Ngân hàng P và Ngân hàng đã thu số tiền 9.833.126.285 đồng và ngày 12/9/2017 đã tất nợ cho Hợp đồng tín dụng năm 2017, theo như quy định tại hợp đồng thế chấp và tín dụng thì bên Ngân hàng P hải giải chấp hợp đồng thế chấp trả lại tài sản cho ông T.

Vào ngày 03/09/2017, ông Phạm Hoàng T và ông Nguyễn Văn D sinh năm 1964 ở địa chỉ 166/5 đường X, phường M, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh có ký hợp đồng đặt cọc mua bán quyền sử dụng đất là tài sản đang thế chấp ở Ngân hàng P chi nhánh Cần Thơ theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/03/2013, Quyền sử dụng đất: thửa đất số 191,02 - tờ bản đồ sồ 67, 80, địa chỉ: đường C, phường A, quận B, thành phố Cần Thơ. Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01670 QSDĐ/UBND ngày 03/12/2001, chỉnh lý ngày 22/10/2002 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ) cấp cho ông T. Bên ông D đặt cọc 250.000.000 đồng và thỏa thuận 15 ngày sau bên ông T phải làm thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông D.

Sau ngày ký hợp đồng đặt cọc giữa ông T với ông D, Công ty Hoàng T đã thay mặt ông T nhiều lần yêu cầu chi nhánh ngân hàng trả lại tài sản thế chấp, xóa giao dịch bảo đảm để ông T hoàn tất việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng chi nhánh ngân hàng đã đưa ra lý do không phù hợp để tiếp tục giữ tài sản của ông T. Việc chi nhánh ngân hàng không xóa đăng ký giao dịch đảm bảo trả lại tài sản cho ông T dẫn đến việc ông T phải bồi thường tiền cọc vì không thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn D.

Theo khoản 3.4.3 Điều 3 Hợp đồng thế chấp tài sản về quyền và nghĩa vụ các bên thì bên A (chi nhánh ngân hàng) phải trả giấy tờ về tài sản cho bên thế chấp khi bên vay trả hết nợ, theo khoản 7.2 Điều 7 Hợp đồng số 02/2013, khoản 8.2 Điều 8 Hợp đồng số 01/2014 thì chi nhánh ngân hàng chấp nhận xóa đăng ký giao dịch đảm bảo khi hợp đồng thế chấp hết hiệu lực.

Như vậy, bên bị đơn (chi nhánh ngân hàng) đã vi phạm nghĩa vụ cam kết, không thực hiện nghĩa vụ xóa thế chấp và trả lại tài sản thế chấp cho ông T. Do đó nguyên đơn ông T khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề sau:

+ Yêu cầu tuyên bố chấm dứt 02 hợp đồng thế chấp gồm: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/3/2013 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 01/HĐTC.HT.2014 ngày 27/02/2014 đã ký kết giữa ông Phạm Hoàng T với Ngân hàng P.

+ Buộc Ngân hàng P giao trả lại 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phạm Hoàng T gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01670.QSDĐ/UBND cấp ngày 03/12/2001, chỉnh lý ngày 22/10/2002 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ cấp cho ông T và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00795.QSDĐ/UBND cấp ngày 24/12/2001, chỉnh lý ngày 25/5/2004 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ cấp cho ông T.

+ Yêu cầu Ngân hàng P có nghĩa vụ bồi thường số tiền 200.000.000 đồng do ông T phải bị phạt cọc từ việc không chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn D.

* Theo các tài liệu , chứng cứ có trong hồ sơ đại diện bị đơn - Ngân hàng P trình bày: Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016 Ngân hàng P chi nhánh thành phố Cần Thơ có ký 02 (hai) hợp đồng tín dụng với Công ty TNHH SX MTV Hoàng T (tên cũ là Công ty TNHH MTV Nhựa Hoàng T) cụ thể là Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 01-/HMTD-HT.2017 ngày 24/03/2017 với mục đích vay vốn là bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm và hợp đồng tín dụng trung hạn số 01/HT/HĐTD-TH.2013 ngày 26/03/2013 với mục đích vay vốn là: Thanh toán một phần chi phí thực hiện dự án đầu tư sản xuất máy gặt đập liên hợp thuộc danh sách máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 1379/QĐ-BNN-CB ngày 24/06/2011 của Bộ Nông nghiệp được công bố đợt I năm 2011, để làm dịch vụ gặt thuê lúa cho nông dân nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 sửa đổi bổ sung Quyết định số 63 của Thủ tướng Chính phủ.

Để đảm bảo cho tất cả các khoản nợ vay trên của Công ty Hoàng T bao gồm nợ gốc, nợ lãi trong hạn, nợ lãi quá hạn và các chi phí phát sinh có liên quan, ông T đã dùng các tài sản thế chấp như sau:

- Quyền sử dụng đất số phát hành T734078, số vào sổ số 00795QSDĐ/ do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ) cấp ngày 24/12/2001, chỉnh lý ngày 25/05/2004 theo Hợp đồng thế chấp số 01/HĐTC.HT.2014 ngày 27/02/2014;

- Quyền sử dụng đất số phát hành T764621, số vào sổ cấp giấy 01670.QSDĐ do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ) cấp ngày 03/12/2001, chỉnh lý ngày 22/10/2002 theo Hợp đồng thế chấp số 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/03/2013.

- Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất số phát hành 5401080157, số vào sổ cấp giấy số 57/96 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ) cấp ngày 03/10/1996; điều chỉnh ngày 20/06/2008 theo Hợp đồng thế chấp tài sản số: 01/HT/HĐTC.2012 ngày 09/11/2012;

- Quyền sử dụng đất số phát hành CB583295, số vào sổ cấp GCN CH03898 do Ủy ban nhân dân quận N cấp ngày 30/10/2015 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành CB583296, số vào sổ cấp GCN CH03899 do Ủy ban nhân dân quận N cấp ngày 30/10/2015 theo Hợp đồng thế chấp số 01/HĐTC.HT.2015 ngày 24/12/2015.

Đến ngày 29/06/2016, Công ty Hoàng T đã trả nợ gốc, còn nợ số tiền nợ lãi tạm hỗ trợ ghi nhận của khoản vay này tại Ngân hàng đến ngày 29/06/2016 là:3.166.873.715 đồng đang trong quá trình chuẩn bị chuyển hồ sơ qua Bộ tài chính xem xét hỗ trợ lãi suất và quyết toán số tiền trên cho Ngân hàng.

Phía Ngân hàng P chưa thể giải chấp tài sản cho Ông T theo yêu cầu của khách hàng vay vốn vì các lý do sau:

+ Thứ nhất: Hiện tại Công ty chưa thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ tiền lãi số tiền lãi nêu trên cho Ngân hàng nên Ngân hàng chưa thể giải chấp các tài sản theo 02 hợp đồng thế chấp còn lại cho Công ty Hoàng T.

Tài sản trên được giữ lại cho đến khi có kết luận chính thức của Bộ tài chính (căn cứ theo Điều 2 nghĩa vụ được bảo đảm của 02 hợp đồng thế chấp nêu trên thì các tài sản thế chấp nói trên do Ông T bảo lãnh cho Công ty Hoàng T vay vốn đều được dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của Công ty Hoàng T tại các hợp đồng cấp tín dụng được ký giữa Ngân hàng P chi nhánh thành phố Cần Thơ và Công ty Hoàng T (bao gồm nợ gốc, lãi trong hạn, phạt quá hạn, các khoản phí và chi phí phát sinh khác liên quan – nếu có);

+ Thứ hai: Công ty TNHH Kiểm Toán và Định giá O–T.D.K kiểm tra hồ sơ các khoản vay có áp dụng hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định 63 và Quyết định 65) tại Ngân hàng P chi nhánh thành phố Cần Thơ trong đó có Công ty Hoàng T trước khi chuyển hồ sơ qua Bộ tài chính xem xét. Căn cứ kết luận ngày 23/11/2016 của Công ty TNHH Kiểm Toán và Định giá O về Công ty Hoàng T có nội dung như sau: “Hồ sơ vay vốn của Công ty đầy đủ Hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ từng lần, hồ sơ thực hiện dự án, quyết toán dự án, chứng từ giải ngân,… tuân thủ theo đúng quy định của Ngân hàng P”; “Công ty TNHH Sản Xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất do khoản vay nhằm mục đích đầu tư sản xuất máy gặt đập liên hợp, không phải là mua các loại máy, thiết bị đã được sản xuất nên sẽ không được hỗ trợ lãi suất”. Như vậy, Công ty Hoàng T không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010.

Ngân hàng đã thông báo và tích cực làm việc Công ty Hoàng T về kết luận trên của Công ty TNHH Kiểm Toán và Định giá O và đề nghị Công ty hoàn trả lại số tiền nợ lãi tạm ghi nhận như nêu ở trên cho Ngân hàng.

Tuy nhiên, Công ty Hoàng T không đồng ý và đề nghị Ngân hàng cho Công ty Hoàng T có thời gian xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền có liên quan. Nếu Công ty không được hỗ trợ lãi suất thì Công ty Hoàng T cam kết sẽ có trách nhiệm hoàn trả ngay số tiền tạm ghi nhận hỗ trợ lãi suất trên cho Ngân hàng.

Đến ngày 05/04/2017, Ngân hàng và Công ty Hoàng T đã làm việc và đi đến thống nhất nội dung sau:

Công ty Hoàng T đề nghị Ngân hàng P phong tỏa số tiền 3.166.873.715đồng trên tài khoản số 1800201217292 của Công ty Hoàng T để bảo đảm cho số tiền tạm ghi nhận hỗ trợ lãi suất là 3.166.873.715đồng trong thời gian chờ kết quả xem xét và quyết toán số tiền tạm hỗ trợ trên của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thống nhất xuất một phần tài sản bảo đảm, cụ thể là căn nhà 196 đường L, N, TP Cần Thơ phần tài sản còn lại tiếp tục bảo đảm cho dư nợ (gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn và các chi phí phát sinh có liên quan) còn lại (bao gồm dư nợ gốc, lãi của hợp đồng tín dụng ngắn hạn và nợ lãi số tiền 3.166.873.715đồng của hợp đồng tín dụng trung hạn và các chi phí khác có liên quan của Công ty Hoàng T) trong đó chỉ còn 2 (hai) tài sản của ông T, cụ thể như sau: 01 Quyền sử dụng đất số T764621 ở đường CMT8 - TP Cần Thơ, trị giá: 1.449.000.000 đồng theo hợp đồng thế chấp số 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/03/2013 và 01 Quyền sử dụng đất số T734078 ở đường Trần P (nay là Trần Q) – TP Cần Thơ trị giá: 1.777.200.000 đồng theo hợp đồng thế chấp số 01/HĐTC.HT.2014 ngày 27/02/2014.

Tuy nhiên, trong thời gian phong tỏa tài khoản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ lãi thì đại diện Công ty Hoàng T liên tục khiếu nại đến Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước thành phố Cần Thơ, Công an thành phố Cần Thơ, các cơ quan báo chí và Ngân hàng P yêu cầu giải tỏa số tiền 3.166.873.715đồng cho Công ty Hoàng T.

Ngày 17/04/2017, Ngân hàng nhận được Công văn số 779/TTr-SNN&PTNT của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ về việc xem xét, chấp thuận cho Công ty Hoàng T được hưởng hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 63/và Quyết định số 65 của Thủ tướng Chính phủ nên Ngân hàng đã gửi văn bản xin ý kiến Trụ sở chính Ngân hàng P về vấn đề của Công ty Hoàng T.

Ngày 26/06/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ có gửi Thông báo số 243/TB-VPUB về việc thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Dũng tại cuộc họp xem xét giải quyết kiến nghị của Công ty Hoàng T. Theo kết luận của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ, Ngân hàng P chi nhánh Cần Thơ đã tiếp tục làm Tờ trình gửi Tổng Giám đốc ngày 04/07/2017 về việc xem xét khẩn cấp đối với khoản vay trên để trả lời cho Công ty Hoàng T.

Ngày 11/07/2017, Bộ Tài Chính có gửi văn bản số: 9222/BTC-TCNH về việc trả lời các vướng mắc trong việc hỗ trợ và cấp bù lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 63 và Quyết định 65 có nội dung việc xác định khoản vay đúng đối tượng, đúng mục tiêu theo 63 và Quyết định 65 thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngày 13/07/2017, Tổng Giám đốc Ngân hàng P đã có văn bản số 5556/NHNo-HSX về việc chỉnh sửa các sai sót trong việc thực hiện hỗ trợ, cấp bù lãi suất theo Quyết định 63. Trong đó, Tổng Giám đốc yêu cầu các đơn vị nghiêm túc chỉnh sửa và chấn chỉnh, thực hiện triển khai các nội dung sai sót mà văn bản đã nêu trong đó có khoản vay của Công ty Hoàng T bị loại trừ. Ngày 18/07/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tiếp tục gửi văn bản số 2726/UBND-KT của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc xem xét, hỗ trợ lãi suất cho Công ty Hoàng T.

Căn cứ các văn bản trên ngày 19/07/2017, Ngân hàng P chi nhánh Cần Thơ tiếp tục làm Tờ trình gửi Tổng Giám đốc báo cáo tình hình thực tế của Công ty Hoàng T và đề nghị Ngân hàng P xem xét vấn đề trên và có văn bản chỉ đạo chi nhánh trả lời khách hàng và tiến hành giải quyết vụ việc trên.

Ngày 29/07/2017, theo tờ báo Đại đoàn kết tại trang số 10 với nội dung: “Một doanh nghiệp lao đao vì ngân hàng” trong đó đại diện Công ty Hoàng T đã đưa ra các nội dung sai sự thật.

Ngày 07/08/2017 và ngày 08/08/2017, Cục trưởng cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn có gửi Văn bản số 504/KTHT-CĐ và Văn bản số 518/KTHT- CĐ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với Công ty Hoàng T. Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh nên vào ngày 10/08/2017 theo đề nghị của Công ty Hoàng T, Ngân hàng đã giải tỏa số tiền 3.166.873.715 đồng cho Công ty Hoàng T. Đồng thời Công ty Hoàng T cam kết chịu trách nhiệm thanh toán ngay khoản nợ lãi nêu trên cho Ngân hàng trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền xác định khoản vay trung hạn theo 01/HT/HĐTD-TH.2013 ngày 26/03/2013 không được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật.

Đến ngày 12/09/2017, Công ty Hoàng T đã tất toán đối với khoản vay ngắn hạn. Do Công ty Hoàng T còn nợ lãi số tiền 3.166.873.715đồng của hợp đồng tín dụng trung hạn nên hai tài sản còn lại nêu trên tiếp tục được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ lãi trong quá trình chuyển hồ sơ trình Bộ Tài chính xem xét và quyết toán. Vẫn khẳng định ý kiến của mình Công ty kiểm toán O tiếp tục có ý kiến theo văn bản: 767/2017/CV-KTTL ngày 11/09//2017 trong đó có nội dung “Khoản vay của Công ty Hoàng T có được hỗ trợ lãi suất hay không tùy thuộc vào quyết định của Bộ Tài chính”.

Thêm vào đó, vào ngày 22/09/2017 Ngân hàng P có văn bản Số: 7764/NHNo- HSX đối với khoản vay hỗ trợ lãi suất của Công ty Hoàng T: Yêu cầu Ngân hàng P chi nhánh Cần Thơ khẩn trương làm việc với Công ty Hoàng T bổ sung tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp Bộ Tài chính không chấp thuận hỗ trợ lãi suất. Ngày 28/02/2018, Ngân hàng P đã gửi đến Bộ Tài chính văn bản số 1764/NHNo-TCKT để xin ý kiến quyết định của Bộ Tài chính về việc Công ty Hoàng T có được hỗ trợ lãi suất hay không.

Do vậy, đến thời điểm hiện tại Công ty Hoàng T vẫn còn nợ lãi Ngân hàng P số tiền: 3.166.873.715đồng theo Thư xác nhận số dư ngày 17/01/2017 đến nay vẫn chưa trả cho Ngân hàng. Đây là số tiền tạm hỗ trợ lãi suất thuộc gói hỗ trợ lãi suất giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 63, 65 của Chính phủ mà Công ty Hoàng T vay vốn theo Hợp đồng tín dụng số 01/HT/HĐTD-TH.2013 ngày 26/03/2013 tại Ngân hàng P chi nhánh thành phố Cần Thơ.

Từ các nội dung nêu trên Ngân hàng đã có văn bản trả lời cho Công ty Hoàng T là chưa giải chấp tài sản thế chấp theo yêu cầu của Công ty Hoàng T được theo Văn bản số 660/NHNo-CT-KHDN ngày 05/10/2017. Ngân hàng P sẽ giải chấp các tài sản theo yêu cầu của Công ty Hoàng T và chủ tài sản trong trường hợp Công ty Hoàng T hoàn trả số tiền tạm hỗ trợ lãi suất nêu trên còn nợ Ngân hàng hoặc Bộ Tài chính chấp thuận hỗ trợ lãi suất cho Công ty Hoàng T theo quy định. Do vậy, bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Đến ngày 18/02/2020, Ngân hàng P có đơn phản tố yêu cầu buộc Công ty Hoàng T thanh toán tiền lãi chưa thanh toán cho Ngân hàng P số tiền:

3.166.873.715đồng. Trường hợp không thanh toán được nợ thì đề nghị phát mãi các tài sản theo các Hợp đồng thế chấp số: 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/3/2013 và Hợp đồng thế chấp số: 01/HDTC.HT.2014 ngày 27/02/2014 gồm tài sản là quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01670.QSDĐ/UBND cấp ngày 03/12/2001, chỉnh lý ngày 22/10/2002 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ cấp cho ông T và tài sản là quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thửa số 0128, tờ bản đồ số 60 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00795 QSDĐ/UBND ngày 24/12/2001, chỉnh lý ngày 25/5/2004 để Ngân hàng P thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

* Theo các tài liệu , chứng cứ có trong hồ sơ Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T quá trình giải quyết vụ án trình bày như sau :

Công ty Hoàng T thống nhất với toàn bộ trình bày của người đại diện theo ủy quyền của ông Phạm Hoàng T và trình bày bổ sung như sau:

Công ty Hoàng T là doanh nghiệp khoa học và công nghệ, là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, đang thực hiện dự án đầu tư thuộc ngành, nghề được hưởng ưu đãi đầu tư của nhà nước.

Trên cơ sở hợp đồng thuê máy để thu hoạch nông sản với các hộ sản xuất nông nghiệp, Công ty đã ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng P theo gói lãi suất ưu đãi của Quyết định số 63 và Quyết định số 65 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định của Quyết định số 63, 65 thì điều kiện để hưởng ưu đãi lãi suất là máy móc, thiết bị do các đơn vị trong nước sản xuất thuộc danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và được sử dụng vào việc thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định số 1379/QĐ BNN - CB ngày 24/6/2011 về danh mục máy móc, thiết bị và các cơ sở sản xuất máy móc thiết bị đủ điều kiện hưởng ưu đãi lãi suất để Ngân hàng thực hiện việc xét duyệt cho vay. Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì máy gặt đập liên hợp do Công ty Hoàng T sản xuất thuộc danh mục đối tượng hỗ trợ lãi suất và Công ty đã sử dụng vốn vay vào sản xuất máy gặt đập liên hợp và sử dụng máy gặt đập thực hiện hợp đồng thu hoạch nông sản là đáp ứng đúng điều kiện được hưởng lãi suất ưu đãi theo quy định của Quyết định số 63, 65 của Thủ tướng Chính phủ.

Quá trình Công ty Hoàng T và Ngân hàng P thực hiện hợp đồng tín dụng vẫn diễn ra bình thường, hợp đồng tín dụng cho gói vay hỗ trợ lãi suất đã được tất toán xong vào ngày 29/06/2016 và có thông báo giải tỏa tài sản số 311 ngày 29/06/2016 của Ngân hàng. Tuy nhiên, các tài sản thế chấp theo hợp đồng tín dụng của gói vay hỗ trợ lãi suất này phía Ngân hàng và Công ty chưa làm thủ tục xóa thế chấp vì Công ty đã tiếp tục ký hợp đồng tín dụng số 01-/HMTD-HT.2017 ngày 24/03/2017 và tài sản thế chấp cho hợp đồng tín dụng này là: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 01/HĐTC.HT.2014 ngày 27/02/2014; Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 01/HT/HĐTC.2012 ngày 09/11/2012; Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/03/2013.

Ngày 05/04/2017, Ngân hàng P đã thu số tiền 9.833.126.285đồng và ngày 12/09/2017 Công ty Hoàng T đã tất toán với Ngân hàng P chi nhánh Cần Thơ (Công ty Hoàng T hết nợ Ngân hàng P chi nhánh Cần Thơ). Theo như quy định tại hợp đồng thế chấp và tính dụng thì bên bị đơn Ngân hàng P phải giải chấp hợp đồng thế chấp trả lại tài sản cho nguyên đơn.

Vào ngày 03/09/2017, ông T và ông Nguyễn Văn D sinh năm 1964 có ký hợp đồng đặt cọc mua bán đất là tài sản đang thế chấp ở Ngân hàng P theo các Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/03/2013, Quyền sử dụng đất: thửa đất số 191,02 - tở bản đồ số 67, 80, địa chỉ: đường C, phường A, quận B, thành phố Cần Thơ, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01670 QSDĐ/UBND ngày 03/12/2001, chỉnh lý ngày 22/10/2002 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ) cấp cho ông Phạm Hoàng T . Bên ông D đặt cọc 250.000.000 đồng và 15 ngày sau bên ông T phải làm thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông D.

Trong thời gian từ ngày 12/9/2017 (sau khi Công ty Hoàng T trả tất nợ cho Ngân hàng P) Công ty Hoàng T đã nhiều lần yêu cầu Ngân hàng trả lại tài sản thế chấp, xóa giao dịch bảo đảm để ông T hoàn tất việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng chi nhánh ngân hàng đã đưa ra lý do không phù hợp để tiếp tục giữ tài sản của ông T. Việc chi nhánh ngân hàng không xóa đăng ký giao dịch đảm bảo trả lại tài sản dẫn đến việc ông T phải bồi thường tiền cọc vì quá thời hạn cam kết làm thủ tục mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được.

Theo khoản 3.4.3 Điều 3 Hợp đồng thế chấp tài sản về quyền và nghĩa vụ các bên thì bên A (chi nhánh ngân hàng) phải trả giấy tờ về tài sản cho bên thế chấp khi bên vay trả hết nợ, theo khoản 7.2 Điều 7 Hợp đồng số 02/2013, khoản 8.2 Điều 8 Hợp đồng số 01/2014 thì chi nhánh ngân hàng chấp nhận xóa đăng ký giao dịch đảm bảo khi hợp đồng thế chấp hết hiệu lực. Do Ngân hàng P đã giữ tài sản thế chấp và phong tỏa tài khoản không đúng đã gây ra thiệt hại cho Công ty Hoàng T nên Công ty Hoàng T đã có đơn yêu cầu độc lập về việc yêu cầu Tòa án nhân dân quận N giải quyết, buộc bị đơn Ngân hàng P phải bồi thường các khoản cụ thể như sau:

1. Yêu cầu bị đơn phải bồi thường thiệt hại: 86.138.965 đồng với lý do Ngân hàng P Cần Thơ phong tỏa tài khoản tiền gửi từ ngày 05/04/2017 số tiền 3.166.873.715 đồng đến ngày 11/8/2017, cụ thể là 3.166.873.715 đồng x 8,2%/năm x 4 tháng.

2. Yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại do mất thu nhập của Công ty Hoàng T là 126.674.948 đồng vì: Công ty Hoàng T không có vốn để kinh doanh dẫn đến mất lợi nhuận 1%/tháng (3.166.873.715 đồng = 31.668.737 đồng/tháng x 4 tháng = 126.674.948 đồng).

3. Yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại do việc bị đơn giữ tài sản thế chấp từ ngày 12/09/2017 đến nay, đối với yêu cầu này có các khoảng thiệt hại là:

Thiệt hại 1: Trả lãi vay mượn tiền bên ngoài Ngân hàng 2.300.000.000 đồng 2%/tháng = 46.000.000 đồng/tháng cộng với lãi phạt quá hạn 150% = 23.000.000 đồng/tháng. Tổng cộng 69. 000.000 đồng/tháng x 3 tháng = 207. 000.000 đồng và tiếp tục trả khoảng lãi tương đương 3%/tháng trên số nợ 2.300.000 đồng tính từ 12/11/2017 đến nay với số lãi mỗi tháng phải trả là 69.000.000 đồng.

Thiệt hại 2: Không có tài sản bổ sung vốn để kinh doanh, dẫn đến mất lợi nhuận 1%/tháng trên Quyền sử dụng đất số: T734078, trị giá: 1.777.200.000 đồng = 17.772.000 đồng/tháng tính từ ngày 12/9/2017 cho đến khi giải quyết xong vụ án.

Thiệt hại 3: Làm cho Công ty Hoàng T mất uy tín giao dịch đối với khách hàng, đối tác, làm tổn thương danh dự, thương hiệu của Công ty Hoàng T. Buộc Ngân hàng P hải xin lỗi Công ty Hoàng T bằng văn bản.

- Theo đơn yêu cầu độc lập bổ sung ngày 15/01/2020 và Biên bản hòa giải ngày 26/6/2020, Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T yêu cầu:

Buộc Ngân hàng P bồi thường tổng số tiền tạm tính đến ngày 06/12/2018 là 1.086.435.511 đồng và toàn bộ thiệt hại phát sinh sau ngày 06/12/2018 đến ngày xét xử sơ thẩm. Rút lại yêu cầu bồi thường thiệt do không có tài sản bổ sung vốn để kinh doanh dẫn đến mất lợi nhuận và yêu cầu bồi thường thiệt hại do mất thu nhập của Công ty Hoàng T. Ngoài ra, rút lại yêu cầu Ngân hàng P công khai xin lỗi bằng văn bản đối với Công ty Hoàng T.

* Theo các tài liệu , chứng cứ có trong hồ sơ người làm chứng - Ôn g Lâm Thái H3 trình bày:

Ông thừa nhận vào ngày 12/9/2017 có ký hợp đồng cho Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T vay số tiền 2.300.000.000 đồng (hai tỷ ba trăm triệu đồng), mục đích vay là để tất toán nợ với Ngân hàng P với cam kết là khi lấy tài sản ra sẽ bán hoặc chuyển đổi vay ngân hàng khác trả lại tiền cho ông trong thời hạn từ ngày 12/9/2017 đến 20/9/2017 với lãi suất 2%/tháng, nếu quá thời hạn nêu trên mà Công ty Hoàng T không trả vốn thì phải chịu mức lãi suất trả chậm cho ông là 3%/tháng. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 10/2018 Công ty vẫn chưa trả lại tiền vốn cho ông, chỉ thực hiện trả lãi hàng tháng, số tiền lãi Công ty Hoàng T đã trả cho ông đến tháng 10/2018 với tổng số tiền là 874.000.000 đồng.

* Theo các tài liệu , chứng cứ có trong hồ sơ người làm chứng - Ông Nguyễn Văn D trình bày:

Vào năm 2017, thông qua người anh vợ thì ông gặp được ông T, hai bên có thỏa thuận chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất diện tích khoảng hơn 500m2, tọa lạc tại phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ với giá 2.500.000.000đồng, đặt cọc 250.000.000đồng. Hai bên có lập hợp đồng đặt cọc ngày 03/9/2017 với số tiền 250.000.000đồng, sau khi lập hợp đồng thì ông giao đủ số tiền 250.000.000đồng cho ông T. Khi đặt cọc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì ông biết phần quyền sử dụng đất này đang thế chấp Ngân hàng nhưng ông T có đưa cho ông các giấy tờ chứng minh là đã tất nợ nên đồng ý chuyển nhượng. Tuy nhiên, sau một thời gian mà chưa thấy ông T liên lạc để ký hợp đồng chuyển nhượng nên ông đã nhiều lần liên lạc thì ông T cho biết hiện tại Ngân hàng không chịu xóa thế chấp trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông tiếp tục chờ khoảng hơn 01 tháng, liên lạc không được với ông T nên có làm đơn thưa gửi đến Ủy ban nhân dân phường M, quận N, thành phố Cần Thơ. Ngày 31/10/2017, Ủy ban nhân dân phường M có lập biên bản làm việc, tại phiên làm việc ông Nghị (Chủ tịch phường) có nói với ông là ông T muốn thực hiện nghĩa vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do Ngân hàng P không xóa thế chấp trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không chuyển nhượng được. Thấy hoàn cảnh của ông T như vậy nên ông đồng ý giảm 50.000.000đồng, chỉ yêu cầu phạt cọc 200.000.000đồng. Sau đó, ông T đã chuyển khoản Ngân hàng trả cho ông hai lần với tổng số tiền 450.000.000đồng (lần 1: 250.000.000đồng, lần 2: 200.000.000đồng).

Đối với tranh chấp giữa ông T với Ngân hàng P như thế nào thì ông không biết, tuy nhiên việc ông T trả đủ tiền mà Ngân hàng không chịu trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sai quy định, dẫn đến việc phải bồi thường tiền cọc cho ông. Vì vậy, ông đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu này của ông T. Hiện tại, ông đã nhận lại đủ số tiền đặt cọc 250.000.000đồng và phạt cọc 200.000.000đồng nên giữa ông với ông T không còn liên quan gì đối với phần đất mà Ngân hàng đang giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện tại, do ông đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, công việc làm ăn ở nhiều nơi phải đi công tác nhiều và không ở cố định một nơi nên đề nghị Tòa án cho ông vắng mặt tại các phiên xét xử. Đồng thời, khẳng định lại những lời khai như trên của ông là đúng sự, cam kết nếu có gian dối thì chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

* Theo các tài liệu , chứng cứ có trong hồ sơ người làm chứng - Văn phòng Công chứng Đỗ E trình bày : Vào ngày 10/10/2017, ông Lâm Thái H3 có yêu cầu Văn phòng Công chứng Đỗ E công chứng hợp đồng vay tiền đề ngày 12/9/2017, qua kiểm tra hồ sơ của các bên hợp lệ, việc giao kết hợp đồng giữa các đều tự nguyện, tại thời điểm yêu cầu công chứng các bên đều có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định pháp luật; Mục đích, nội dung của Hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Văn phòng công chứng đã cho các bên ký tên, đóng dấu vào hợp đồng vay tiền tại Văn phòng Công chứng và thực hiện các thủ tục công chứng số: 2401, quyển số 02/2017/TP/CC- SCC/HĐGD, ngày 10/10/2017. Hồ sơ đang lưu tại Văn phòng công chứng. Đồng thời trích lục hồ sơ lưu trữ tại Văn phòng công chứng gửi đến Tòa án để có cơ sở xem xét, giải quyết và xin được vắng mặt tất cả các phiên làm việc trong hoạt động tố tụng của vụ án.

Tòa án nhân dân quận N đã đưa ra xét xử sơ thẩm lần thứ nhất bằng Bản án số 122/2018/DS-ST ngày 06/12/2018 theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện độc lập của Công ty Hoàng T.

Tuy nhiên, phía Ngân hàng có kháng cáo; Tại Bản án số 165/2019/DS-PT ngày 27/9/2019, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ đã tuyên: Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 122/2018 và chuyển hồ sơ về cho Tòa án nhân dân quận N xét xử lại với lý do tại phiên tòa phúc thẩm Ngân hàng cung cấp Công văn số 10262 ngày 30/8/2019 của Bộ tài chính và cho rằng đây là tình tiết mới cần phải được làm rõ việc Công ty Hoàng T là đối tượng có được hỗ trợ lãi suất hay chỉ được cấp bù chênh lệch lãi suất và cấp phúc thẩm không thể khắc phục được. Đồng thời, bản án còn cho rằng cấp sơ thẩm đã buộc ngân hàng bồi thường thiệt hại số tiền vượt quá yêu cầu khởi kiện và Ngân hàng có trả lãi cho số tiền phong tỏa cho công ty hay không cũng chưa được cấp sơ thẩm điều tra làm rõ.

Đến ngày 06/01/2020, Tòa án nhân dân quận N đã làm thủ tục thụ lý lại. Các bên vẫn giữ yêu cầu khởi kiện và yêu cầu phản tố như đã có trong hồ sơ và đến ngày 16/01/2020, Công ty TNHH SX máy nông nghiệp Hoàng T có đơn yêu cầu độc lập bổ sung và đã được đóng tạm ứng án phí cho yêu cầu buộc bồi thường thiệt hại đến phiên xét xử sơ thẩm lần 1 và toàn bộ thiệt hại phát sinh đến ngày xét xử sơ thẩm lần 2.

Vụ việc được hòa giải nhưng không thành nên đưa ra xét xử, tại bản án sơ thẩm số: 68/2020/DSST ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Toà án nhân dân quận N đã tuyên như sau:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Phạm Hoàng T .

- Tuyên bố chấm dứt 02 hợp đồng thế chấp gồm: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/3/2013 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 01/HĐTC.HT.2014 ngày 27/02/2014 đã ký kết giữa ông Phạm Hoàng T với Ngân hàng P .

- Buộc Ngân hàng P giao trả lại 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phạm Hoàng T gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01670.QSDĐ/UBND cấp ngày 03/12/2001, chỉnh lý ngày 22/10/2002 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ cấp cho ông Phạm Hoàng T ;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00795.QSDĐ/UBND cấp ngày 24/12/2001, chỉnh lý ngày 25/5/2004 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ cấp cho ông Phạm Hoàng T .

Ông Phạm Hoàng T có quyền liên hệ các cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

- Buộc Ngân hàng P phải bồi thường cho ông Phạm Hoàng T số tiền 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng).

2. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Ngân hàng P về việc buộc Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T thanh toán tiền lãi chưa thanh toán cho Ngân hàng P số tiền: 3.166.873.715 đồng và phát mãi các tài sản thế chấp của ông Phạm Hoàng T để thu hồi nợ.

3. Đình chỉ 01 phần yêu cầu độc lập của Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T về việc bồi thường thiệt hại do không có tài sản bổ sung vốn để kinh doanh dẫn đến mất lợi nhuận, thiệt hại do mất thu nhập và yêu cầu công khai xin lỗi bằng văn bản.

4. Chấp nhận một phần yêu cầu độc lập của Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T.

Buộc Ngân hàng P phải bồi thường cho Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T số tiền 2.178.179.345 đồng (Hai tỷ, một trăm bảy mươi tám triệu, một trăm bảy mươi chín nghìn, ba trăm bốn mươi lăm đồng).

5. Không chấp nhận một phần yêu cầu độc lập của Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T về việc yêu cầu Ngân hàng P bồi thường số tiền 384.856.166 đồng (Ba trăm tám mươi bốn triệu, tám trăm năm mươi sáu nghìn, một trăm sáu mươi sáu đồng).

Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của đương sự theo quy định của pháp luật.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ngày 05 tháng 10 năm 2020, bị đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Yêu cầu hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

* Quan điểm của luật sư Nguyễn Trường H bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày: Theo luật sư bản án sơ thẩm đã vi phạm những vấn đề tố tụng như sau:

1. Tòa án sơ thẩm đã xác định sai tư cách của Công ty Hoàng T là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là chưa phù hợp mà ở đây phải xác định Công ty Hoàng T là bị đơn vì là bên bảo đảm cho khoản nợ vay theo hợp đồng tín dụng.

2. Cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp là quan hệ dân sự cũng chưa phù hợp vì đây không chỉ đơn thuần là hợp đồng thế chấp mà còn bao gồm hợp đồng tín dụng, trong đó có đối tượng vay được hưởng lãi suất ưu đãi nên đây phải là tranh chấp kinh doanh thương mại.

3. Ngoài ra, còn phải triệu tập thêm cơ quan tham gia tố tụng, bao gồm Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Tài chính vì 2 bộ này có rất nhiều công văn trả lời liên quan đến chính sách của khoản vay này; Công Ty kiểm toán Olà đơn vị có kết luận xác định công ty Hoàng T không thuộc đối tượng được ưu đãi. Bản án sơ thẩm đã ghi đầy đủ ý kiến của Công ty kiểm toán vào nội dung nhận định nên cần đưa Công ty kiểm toán vào tham gia tố tụng để xác định trách nhiệm bồi thường. Việc kéo dài không phải do lỗi của ngân hàng và do từ kết luận này ngân hàng mới không thực hiện việc chi trả nên cần triệu tập công ty này để xác định tính đúng sai và xác định trách nhiệm bồi thường nếu có.

Và tại giai đoạn phúc thẩm phát sinh rất nhiều chứng cứ mới là trường hợp 22 hộ dân thuê Hợp đồng dịch vụ cơ giới hóa của Công ty Hoàng T. Điều đó thể hiện dấu hiệu gian dối của quá trình thực hiện việc cho thuê dịch vụ. Vì vậy, cần phải xác định các lời khai này có đúng hay không. Đây là tài liệu mới xuất trình vì mới thu thập được ở giai đoạn chờ xét xử phúc thẩm khi có sự chỉ đạo của Ngân hàng và Bộ tài chính soát xét lại hồ sơ xét hỗ trợ lãi suất. Do vậy, ngân hàng không xuất trình được ở giai đoạn giải quyết sơ thẩm, cũng không dám thừa nhận và cũng không thể đề nghị Tòa án xác định đây là tài liệu chứng cứ, không đánh giá các chứng cứ này mà đề nghị do phát sinh các chứng cứ mới nên chưa thể đánh giá vì ảnh hưởng quyền lợi của các bên mà đề nghị hủy án để điều tra xét xử lại.

Nếu Tòa giải quyết tuyên buộc phải trả tiền cho nguyên đơn nhưng đến lúc Bộ tài chính có xem xét không chấp nhận nguyên đơn thuộc đối tượng được chi trả thì vấn đề này ai phải chịu trách nhiệm. Hồ sơ đã hủy án 1 lần nhưng lần xét xử lại này cấp sơ thẩm lần 2 cũng không điều tra làm rõ vì vậy, đề nghị xem xét hủy toàn bộ bản án sơ thẩm như đã nêu trên do cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng.

Ngoài ra, luật sư còn lưu ý vấn đề tên gọi của Ngân hàng P và Công ty Hoàng T vì quá trình giao dịch có sự thay đổi tên nên nếu tuyên như án sơ thẩm sẽ không đảm bảo việc thi hành án. Tài sản là của cá nhân ông T nên lẽ ra phải xác định tên Công ty TNHH Nhựa Hoàng T là bên phải được trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tên của Ngân hàng cũng có sự thay đổi nhưng bản án không nhận định gì về vấn đề này.

* Quan điểm của luật sư Nguyễn Ánh D bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:

Luật sư đồng tình và cám ơn luật sư Nguyễn Trường H đã bổ sung thêm tên đầy đủ của nguyên đơn và bị đơn. Theo đó, Bên nhận thế chấp của Hợp đồng tín dụng số 01 (27/2/2014) là Ngân hàng P, chi nhánh Cần Thơ và bên có tài sản thế chấp là Công ty TNHH 1 thành viên Nhựa Hoàng T.

Đối với Hợp đồng tín dụng số 02 Bên nhận thế chấp của Hợp đồng tín dụng số 01 (27/2/2014) là Công ty TNHH MTV Ngân hàng P chi nhánh Cần Thơ và bên có tài sản thế chấp là Công ty TNHH MTV Nhựa Hoàng T. Theo đó đến tháng 9, Công Ty Nhựa Hoàng T mới đổi tên thành Công ty TNHH sản xuất nông nghiệp Hoàng T.

Đối với việc ghi nhận sự thay đổi này không làm ảnh hưởng đến nội dung bản án đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm ghi nhận các tên chuyển đổi của doanh nghiệp trong quá trình giao dịch để khi tuyên buộc trách nhiệm trong bản án sẽ đảm bảo việc thi hành án. Điều này không làm theo đổi bản chất của vấn đề, tư cách pháp nhân của các bên có thay đổi theo thời gian nhưng nhiệm vụ chuyên ngành và cũng không thay đổi địa vị pháp lý của các bên nên không có căn cứ để hủy án như luật sư của Ngân hàng đề nghị.

Ngoài ra, phân tích các chứng cứ theo hồ sơ thì thấy rằng:

Thứ nhất, đối với việc luật sư cho rằng án sơ thẩm đã vi phạm không xác định đúng tư cách đương sự là không đúng. Bởi theo hồ sơ phản ánh, bị đơn có đơn phản tố nên theo Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự, cấp sơ thẩm đã đáp ứng yêu cầu của đương sự và xác định tư cách đương sự là phù hợp.

Đối với việc luật sư đề nghị đưa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ tài chính vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không cần thiết. Hồ sơ đã có rất nhiều Công văn trả lời của 2 Bộ này. Các bộ này tham gia trả lời bởi căn cứ Thông tư số 188 các đơn vị này là các đơn vị làm tham mưu thực hiện các Quyết định 63 và Quyết định 65 của Thủ tướng chính phủ. Các văn bản thể hiện ý kiến quan điểm khi trao đổi thực hiện vận dụng quy định phát triển kinh tế địa phương cả nước, không thể triệu tập tham gia vào phiên tòa với tư cách người liên quan. Gói vay năm 2012& 2013 trên thực tế đã được Ngân hàng thực hiện chặt chẽ ngay từ khâu xác minh dự án vay, nhưng số tiền của Công ty Hoàng T được hỗ trợ lãi suất mãi đến năm 2016 Ngân hàng lại không đọng tĩnh gì, vì vậy cứ kéo dài dù mỗi quý, mỗi năm vẫn đưa lên đề nghị. Theo luật sư, các quy định bằng các văn bản trả lời của các cơ quan ban hành rất cụ thể, và trách nhiệm thực hiện Quyết định số 63 và 65.

Thứ hai, đây là tranh chấp Hợp đồng, cấp sơ thẩm không xác định lỗi để buộc bồi thường và Ngân hàng chưa đặt vấn đề buộc Công ty kiểm toán Ochịu trách nhiệm bồi thường nếu gây thiệt hai cho Ngân hàng nên việc đề nghị đưa phải đưa Công ty Kiểm toán Ovào tham gia tố tụng là không cần thiết.

Thứ ba, về thu thập chứng cứ, vụ kiện phát sinh các tranh chấp từ năm 2017 và giải quyết qua 2 cấp xét xử, trong quá trình giải quyết bị đơn chưa lần nào đặt vấn đề yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, vì vậy, các chứng cứ mà ngân hàng thu thập ở giai đoạn xét xử phúc thẩm là không hợp lệ. Vì vậy, cấp phúc chỉ xem xét các vấn đề mà cấp sơ thẩm đã đặt ra nên vì thế việc thu thập các chứng cứ này của Ngân hàng là không đúng, không thể đưa các chứng cứ thu thập nửa chừng để đánh giá về những lời khai này. Liệu rằng các lời khai này có được cơ quan nào xác định chữ ký, chữ viết là của đương sự. Việc đưa ra các tài liệu này như chính luật sư bị đơn đưa ra và lập luận là không thể xem là chứng cứ, không có lỗi của cấp sơ thẩm. Vì vậy, yêu cầu hủy án là không có căn cứ. Với các phân tích trên, đề nghị không chấp nhận yêu cầu của luật sư bị đơn, đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự: giữ y án sơ thẩm.

*Quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ:

Về thực hiện pháp luật: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử đã tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự kể từ khi thụ lý đến khi xét xử theo trình tự phúc thẩm. Các đương sự trong vụ án đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đối với người tham gia tố tụng. Đơn và thời hạn nộp tạm ứng kháng cáo của bị đơn trong hạn luật định nên được xem là hợp lệ về mặt hình thức.

Phía luật sư bị đơn đặt ra các vấn đề về tố tụng, quan điểm của Viện kiểm sát cụ thể như sau:

Về tên gọi của Công ty Hoàng T và Ngân hàng P có thay đổi theo thời gian. Việc đổi tên doanh nghiệp, Tòa án cấp sơ thẩm đã ghi nhận theo đúng tên của doanh nghiệp còn hiện hữu ở giai đoạn này nên việc luật sư bị đơn cho rằng xác định sai tên doanh nghiệp là không có căn cứ.

Đối với yêu cầu cần đưa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ tài chính và Công ty kiểm toán O vào tham gia tố tụng là không cần thiết. Theo hồ sơ thể hiện, trong quá trình giải quyết đã có rất nhiều các Văn bản, Công văn do các cơ quan này ban hành trả lời xung quanh việc xác định doanh nghiệp có thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất.

Đối với các chứng cứ cung cấp bổ sung tại giai đoạn phúc thẩm: Các chứng cứ này được thu thập chưa phù hợp nên không đặt ra đánh giá theo hồ sơ kháng cáo này.

Việc luật sư xác định cấp sơ thẩm xác định sai quan hệ tranh chấp cũng chưa phù hợp, theo hồ sơ cá nhân ông T là nguyên đơn khởi kiện Ngân hàng theo Hợp đồng thế chấp; sau đó Ngân hàng là bên có phản tố yêu cầu tranh chấp Hợp đồng tín dụng, do vậy cấp sơ thẩm xác định các quan hệ tranh chấp cần giải quyết và giải quyết trong cùng một vụ kiện là phù hợp.

Về nội dung kháng cáo: Từ các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được xem xét tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa đủ cơ sở để xác định số tiền lãi của Công ty Hoàng T theo Hợp đồng tín dụng số: 01/HT/HĐTD- TH.2013 ngày 26/3/2013 là thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo Quy định tại Điều 1 Quyết định số 63 và Quyết định 65 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, việc Ngân hàng vẫn giữ các tài sản thế chấp của Công ty Hoàng T khi mà các hợp đồng tín dụng đã tất nợ là trái quy định của pháp luật. Đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự: giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các chứng cứ đã được thẩm tra tại tòa phúc thẩm; Căn cứ vào kết quả tranh luận trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện ý kiến của Kiểm sát viên;của luật sư và những người tham gia tố tụng khác.

[1] Về quan hệ pháp luật: Nguyên đơn ông Phạm Hoàng T khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng thế chấp; buộc bị đơn Ngân hàng P (gọi tắt là Ngân hàng) trả lại các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bồi thường thiệt hại. Ngân hàng có đơn phản tố yêu cầu buộc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông Nghiệp Hoàng T thanh toán nợ lãi theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết, trường hợp không thanh toán được nợ lãi thì phát mãi các tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông Nghiệp Hoàng T (gọi tắt là Công ty Hoàng T) có đơn yêu cầu độc lập buộc bị đơn Ngân hàng P phải bồi thường thiệt hại do việc chiếm giữ tài sản trái pháp luật. Do đó, cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng và yêu cầu bồi thường thiệt hại” là phù hợp.

[2] Về thẩm quyền: Do tranh chấp phát sinh giữa nguyên đơn với Ngân hàng có chi nhánh tại quận N nên Tòa án nhân dân quận N giải quyết là đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 26, khoản 1 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 40 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

[3] Sau khi xét xử sơ thẩm, bị đơn kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm. Viện Kiểm sát không có kháng nghị.

Hội đồng xét xử xét thấy:

[4] Về thủ tục tố tụng:

[4.1] Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn nại ra lý do hủy án do bản án sơ thẩm tuyên người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Công ty Hoàng T là sai vì năm 2013 đến 2015 thì bị đơn cho Công ty TNHH MTV Nhựa Hoàng T vay chứ không phải là Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T vay như sơ thẩm tuyên. Xét thấy, theo khoản 1 Điều 29 và Điều 38 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì trong quá trình kinh doanh Công ty TNHH MTV Nhựa Hoàng T được quyền thay đổi tên gọi nhưng về bản chất không làm thay đổi mục đích đăng ký kinh doanh ban đầu và không ảnh hưởng đến việc Công ty được hưởng ưu đãi lãi suất theo quy định mà Bộ Tài chính đưa ra và cũng như trả lời của Bộ Tài chính. Cho nên Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T hay Công ty TNHH MTV Nhựa Hoàng T chỉ là một. Tuy nhiên, do cấp sơ thẩm chưa nhận định rõ phần này nhưng cũng không ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án nên chỉ cần nên rút kinh nghiệm. Do đó, không có căn cứ để hủy án như luật sư của Ngân hàng đề nghị.

[4.2] Đối với việc luật sư đề nghị đưa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài chính vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là không cần thiết. Hồ sơ đã có rất nhiều Công văn trả lời của hai cơ quan này, Hai cơ quan thuộc các Bộ này đã tham gia trả lời bởi căn cứ Thông tư số 188 các đơn vị này là các đơn vị làm tham mưu thực hiện các Quyết định 63 và Quyết định 65 của Thủ tướng chính phủ. Các văn bản thể hiện ý kiến quan điểm khi trao đổi thực hiện vận dụng quy định phát triển kinh tế địa phương cả nước, không thể triệu tập tham gia vào phiên tòa với tư cách người liên quan. Khi đương sự khiếu nại, xin ý kiến các Cơ quan này đều đã trả lời đối với tất cả các vấn đề liên quan.

[4.3] Đối với việc triệu tập Công ty Kiểm toán định giá O: Đây là tranh chấp Hợp đồng, Ngân hàng chưa đặt vấn đề buộc Công ty kiểm toán định giá O chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây thiệt hại cho Ngân hàng nên việc đề nghị đưa Công ty O vào tham gia tố tụng là không cần thiết.

Hơn nữa, trong hồ sơ thể hiện trong giai đoạn xét xử sơ thẩm lần hai Ngân hàng đã có Văn bản đề nghị Công ty TNHH Y thực hiện các thủ tục kiểm tra lại kết quả tính toán về số liệu cấp bù lãi suất để xác định lãi hỗ trợ và cấp bù lãi suất so sánh 3 phương án tại các giai đoạn và Công ty này cũng đã có văn bản khuyến nghị Ngân hàng báo cáo và xin ý kiến Bộ tài chính phê duyệt quyết toán số tiền hỗ trợ lãi suất. Như đã phân tích nên trên, Các công ty kiếm toán là do Ngân hàng đề nghị Công ty đề xuất các phương án và nếu như vậy việc Ngân hàng đề nghị đưa tất cả các Công ty đã kiểm toán tham gia tố tụng là không cần thiết nên không chấp nhận yêu cầu của luật sư đại diện cho Ngân hàng.

[4.4] Về thu thập chứng cứ: vụ kiện phát sinh các tranh chấp từ năm 2017 và giải quyết qua 2 cấp xét xử, trong quá trình giải quyết bị đơn chưa lần nào đặt vấn đề yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ. Do đó, các chứng cứ này được thu thập chưa phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Chính vì vậy, dù là bên cung cấp các chứng cứ này nhưng luật sư bị đơn cũng xác định các chứng cứ này là chứng cứ chỉ để xuất trình chưa dám thừa nhận các lời khai xác minh có đúng người hay không và cũng không đề nghị Tòa án xác định chứng cứ này mà chỉ đề nghị hủy án để điều tra làm lại. Theo quy định của pháp luật, cấp phúc chỉ xem xét các vấn đề mà cấp sơ thẩm đã đặt ra nên vì thế việc thu thập các chứng cứ này của Ngân hàng là không đúng về quy định thu thập tài liệu chứng cứ và cũng không thể đưa các chứng cứ thu thập nửa chừng để đánh giá về các nhân chứng này. Liệu rằng các lời khai này có được cơ quan nào xác định chữ ký, chữ viết là của đương sự là đúng hay không như luật sư nguyên đơn đã lập luận là phù hợp. Vì vậy, chưa đủ căn cứ để hủy án vì các chứng cứ thu thập này của bị đơn đưa ra.

Về nội dung vụ án:

[5] Thứ nhất, Các đương sự thống nhất trình bày: Ngày 26/3/2013, giữa Công ty TNHH MTV Ngân hàng P – Chi nhánh Cần Thơ (Nay là Ngân hàng P – Chi nhánh Cần Thơ) và Công ty TNHH MTV Nhựa Hoàng T (Nay là Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T) có ký Hợp đồng tín dụng số: 01/HT/HĐTD- TH.2013 với tổng số tiền cho vay tối đa là 9.500.000.000đồng, mục đích vay vốn “Thanh toán một phần chi phí thực hiện dự án đầu tư sản xuất máy gặt đập liên hợp thuộc danh sách máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số: 1379/QĐ-BNN-CB ngày 24/6/2011 được công bố đợt I năm 2011 để làm dịch vụ gặt thuê lúa cho nông dân nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 sửa đổi bổ sung Quyết định số 63 của Thủ tướng Chính phủ”. Mức lãi suất cho vay: “…(Doanh nghiệp được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong 02 năm đầu của dự án, từ năm thứ 3 của dự án trở đi doanh nghiệp được hỗ trợ 50% lãi suất theo quy định của NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ”. Để đảm bảo cho Hợp đồng tín dụng nêu trên, ông T có sử dụng tài sản cá nhân để thế chấp theo Hợp đồng thế chấp số: 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/3/2013 và Hợp đồng thế chấp số: 01/HT/HĐTC.2014 ngày 27/02/2014. Đến ngày 29/6/2016, Ngân hàng P và Công ty Hoàng T đã tất toán hợp đồng tín dụng đã thông bảo giải chấp bằng tài sản tương ứng. Đến ngày 24/3/2017, ký tiếp hạn mức tín dụng, đảm bảo bằng hai tài sản theo Hợp đồng số 01 và 02 nhưng ngày 12/9/2017, ông T đã tất toàn nhưng Ngân hàng không trả tài sản giải chấp.

Do vậy, ông T khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng thế chấp và buộc bị đơn Ngân hàng P trả lại các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bồi thường thiệt hại. Ngân hàng P có đơn phản tố yêu cầu buộc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông Nghiệp Hoàng T thanh toán nợ lãi theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết, trường hợp không thanh toán được nợ lãi thì phát mãi các tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông Nghiệp Hoàng T có đơn yêu cầu độc lập buộc bị đơn Ngân hàng P phải bồi thường thiệt hại do việc chiếm giữ tài sản trái pháp luật. Do đó, cấp sơ thẩm xác định đây là tranh chấp dân sự là mà không phải là tranh chấp kinh doanh thương mại là phù hợp. Vì vậy, lý do kháng cáo này của bị đơn không có căn cứ chấp nhận.

[6] Thứ hai, Công ty Hoàng T đã sử dụng vốn vay theo Hợp đồng tín dụng số:

01/HT/HĐTD-TH.2013 ngày 26/3/2013 để sản xuất 30 máy gặt đập liên hợp, sau đó Công ty Hoàng T đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng các máy gặt đập liên hợp chuyển thành tài sản của doanh nghiệp và sử dụng số máy này để làm dịch vụ gặt lúa thuê cho nông dân nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Đối chiếu với quy định tại Điều 1 Quyết định số: 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Việc hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với các khoản vay dài hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân qua hệ thống Ngân hàng P và Phát triển nông thôn để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch”. Như vậy, Công ty Hoàng T đã tự sản suất và tự mua lại chính tài sản của mình để làm dịch vụ gặt lúa thuê cho nông dân nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch nên thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất.

[6.1] Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Quyết định số 63/2010/QĐ- TTg ngày 15/10/2010 và khoản 4 Điều 1 Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì việc xác định và công bố danh mục máy móc, thiết bị, các dự án đầu tư hưởng các chính sách hỗ trợ lãi suất làm cơ sở cho Ngân hàng P thực hiện cho vay thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tại mục 4 danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách theo Quyết định số 63 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành kèm theo Quyết định số: 1379/QĐ-BNN-CB ngày 24/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định Công ty Hoàng T thuộc đối tượng được hưởng chính sách. Ngoài ra, tại nhiều văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) như: Công văn số: 504/KTHT-CĐ ngày 07/8/2017; Công văn số: 518/KTHT-CĐ ngày 08/8/2017; Công văn số: 256/BNN-KTHT-M ngày 18/10/2018; Công văn số:

164/BNN-KTTH-M ngày 30/5/2019; Công văn số 1066/KTHT-CĐ ngày 29/11/2019; Công văn số: 4611/BNN-KTHT ngày 09/7/2020; Công văn số:

742/KTHT-CĐ ngày 15/9/2020 và Công văn số: 6186/BNN-KTHT ngày 09/9/2020 đều xác định: “…khoản vốn vay theo Hợp đồng tín dụng số 01/HT/HĐTD-TH.2013 ngày 26/3/2013 của Công ty Hoàng T thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 63 của Thủ tướng Chính phủ”.

[6.2] Hơn nữa, tại Công văn số: 11382/BTC-TCNH ngày 18/9/2020 của Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu Ngân hàng P căn cứ vào quy định tại Quyết định số 63&65, các Thông tư của Bộ Tài chính, ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số: 6186/BNN-KTHT ngày 09/9/2020 để lập hồ sơ và gửi Bộ Tài chính thực hiện quyết toán theo đúng quy định của pháp luật.

[6.3] Thêm vào đó, theo Công văn số 15852/BTC-TCNG ngày 24/12/2020 của Bộ Tài chính gửi Công ty TNHH Sản xuất máy nông nghiệp Hoàng T thì ngày 18/12/2020 Bộ Tài chính đã có Công văn số 15610/BTC-TCNH đề nghị Ngân hàng P khẩn trương gửi hồ sơ quyết toán, chuyển Bộ Tài chính thẩm tra báo cáo quyết toán theo quy định. Bên cạnh đó, trong Công văn số 15852/BTC-TCNG ngày 24/12/2020 của Bộ Tài chính thì việc vay vốn và tài sản đảm bảo giữa Công ty Hoàng T với bị đơn là quan hệ dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

[6.4] Như vậy, có đủ cơ sở để khẳng định khoản vay của Công ty Hoàng T theo Hợp đồng tín dụng số: 01/HT/HĐTD-TH.2013 ngày 26/3/2013 là thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo Quy định tại Điều 1 Quyết định số 63 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, kháng cáo của bị đơn cho rằng Công ty Hoàng T không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất là không có căn cứ nên không được chấp nhận.

[6.5] Ngày 12/9/2017, Công ty Hoàng T đã tất toán đối với khoản vay ngắn hạn theo Hợp đồng tín dụng số 01-/HMTD-HT.2017 ngày 24/3/2017. Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3.4.3 Điều 3 Hợp đồng thế chấp số 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/03/2013 và tiểu mục 3.4.3 Điều 3 Hợp đồng thế chấp số 01/HĐTC.HT2014 ngày 27/02/2014 thì Ngân hàng có nghĩa vụ phải hoàn trả lại các giấy tờ về tài sản cho ông Phạm Hoàng T .

[6.6] Do đó, việc ông T khởi kiện yêu cầu tuyên bố chấm dứt Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/3/2013 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 01/HĐTC.HT.2014 ngày 27/02/2014 giữa ông T với Ngân hàng P. Đồng thời, buộc Ngân hàng P giao trả lại 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông T gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01670.QSDĐ/UBND cấp ngày 03/12/2001, chỉnh lý ngày 22/10/2002 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ cấp cho ông T và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00795.QSDĐ/UBND cấp ngày 24/12/2001, chỉnh lý ngày 25/5/2004 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ cấp cho ông T là có cơ sở để chấp nhận, phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 321, khoản 1 Điều 322, khoản 1 Điều 327 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[7] Thứ ba, về xác định yếu tố lỗi của các bên:

[7.1] Xét Hợp đồng tín dụng số: 01/HT/HĐTD-TH.2013 ngày 26/3/2013 giữa Công ty Hoàng T với Ngân hàng P đã chấm dứt từ ngày 29/6/2016. Tuy nhiên, phía Ngân hàng vẫn không thực hiện thủ tục quyết toán hỗ trợ lãi suất cho Công ty Hoàng T, theo Báo cáo số 246/BC-PC ngày 25/5/2020 của Ban Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ - Ngân hàng P (BL 674, 675) đã xác định đến ngày 28/02/2018 thì Ngân hàng P mới hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình Bộ Tài chính quyết toán hỗ trợ lãi suất. Trong khi đó, theo quy định tại điểm 4.1, khoản 4 Điều 4 Thông tư số:188/2012/TT-BTC ngày 07/11/2012 của Bộ Tài chính quy định: “Chậm nhất trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính các ngân hàng thương mại nhà nước phải gửi hồ sơ đề nghị quyết toán hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất cho Bộ Tài chính. Đối với các trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tài chính có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các ngân hàng thương mại nhà nước trong thời hạn 10 ngày”. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư 188 quy định về chế độ báo cáo: “Đối với báo cáo năm: Chậm nhất trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, các ngân hàng thương mại nhà nước gửi báo cáo thực hiện năm cho Bộ Tài chính gồm: Số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn hoặc chênh lệch lãi suất đã được tạm cấp trong năm; Số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn hoặc chênh lệch lãi suất phát sinh thực tế đề nghị cấp cả năm; Hồ sơ đề nghị quyết toán theo quy định tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 4 Thông tư này”. Như vậy, theo Thông tư số: 188/2012/TT-BTC ngày 07/11/2012 của Bộ Tài chính thì hàng năm Ngân hàng P có nghĩa vụ lập hồ sơ quyết toán hỗ trợ lãi suất hàng năm gửi Bộ Tài chính xem xét để được thẩm tra, xem xét, kịp thời xử lý các trường hợp sai phạm theo quy định. Trong khi đó từ khi ký hợp đồng tín dụng xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất vào ngày 26/3/2013 nhưng đến ngày 28/02/2018 mới lập hồ sơ quyết toán là không đúng quy định của Bộ Tài chính. Điều này dẫn đến hiện tại 02 phần quyền sử dụng đất của ông T vẫn chưa được giải chấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của cá nhân ông T cũng như Doanh nghiệp Hoàng T. Hơn nữa, như đã phân tích nêu trên theo nội dung của các hợp đồng thế chấp và quy định của Bộ luật Dân sự thì việc Ngân hàng P không thực hiện việc xóa thế chấp, trả lại các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông T là trái pháp luật.

[7.2] Từ việc bị đơn giữ tài sản thế chấp của nguyên đơn đã dẫn đến hậu quả nguyên đơn vi phạm thỏa thuận đặt cọc và thiệt hại của nguyên đơn chính là việc đã phải bồi thường tiền đặt cọc. Do đó, căn cứ vào Điều 360 Bộ luật dân sự năm 2015 (trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ) nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại 200.000.000đồng là có căn cứ chấp nhận. Xét thấy, trong bản án sơ thẩm đã nhận định rất đầy đủ và chính xác về yếu tố lỗi nên kháng cáo của bị đơn không có cơ sở.

[8] Thứ tư, vụ án đã kéo dài từ ngày 29/11/2017 đến thời điểm xét xử sơ thẩm gần 03 năm, có rất nhiều văn bản của các Bộ về việc xác định đối tượng hưởng hỗ trợ lãi suất của Công ty Hoàng T nhưng các bên vẫn không thể giải quyết được tranh chấp. Ngay trong Công văn số: 11382/BTC-TCNH ngày 18/9/2020 của Bộ Tài chính chỉ yêu cầu Ngân hàng P căn cứ vào quy định để lập hồ sơ và gửi Bộ Tài chính thực hiện quyết toán theo đúng quy định của pháp luật mà không thể xác định được việc thời hạn thực hiện là bao lâu. Việc để kéo dài vụ án càng gây thiệt hại cho Doanh nghiệp, trong khi đó Ngân hàng không có phương án hữu hiệu để hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại. Hơn nữa, qua xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án Hội đồng xét xử nhận thấy đã đủ cơ sở để xét xử vụ án nên cấp sơ thẩm đưa ra xét xử là phù hợp.

[9] Đối với yêu cầu phản tố của bị đơn: Như đã phân tích, do khoản vay của Công ty Hoàng T theo Hợp đồng tín dụng số: 01/HT/HĐTD-TH.2013 ngày 26/3/2013 là thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo Quy định tại Điều 1 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, việc Ngân hàng P phản tố buộc Công ty Hoàng T thanh toán tiền lãi chưa thanh toán với số tiền: 3.166.873.715 đồng và yêu cầu phát mãi các tài sản thế chấp là không có cơ sở để chấp nhận.

[10] Xét yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – Công ty Hoàng T.

[10.1] Công ty Hoàng T yêu cầu Ngân hàng P có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại 90.535.511 đồng do phong tỏa trái pháp luật số tiền 3.166.873.715 đồng của Công ty Hoàng T. Trong khi đó, Công ty Hoàng T vẫn phải nợ lại số tiền 3.168.165.668 đồng của Hợp đồng tín dụng số 01-/HMTD-HT.2017 ngày 24/3/2017 nên doanh nghiệp vẫn phải trả lãi cho khoản này, tổng lãi đã trả cho Ngân hàng P là 90.535.511 đồng (lãi từ 05/4/2017 đến 11/8/2017) và việc trả lãi của Công ty Hoàng T được bị đơn thừa nhận tại phiên tòa sơ thẩm với lãi suất là 8,2%/năm. Như đã phân tích thì việc hợp đồng tín dụng được ký từ năm 2013 đến năm 2017 mới phát sinh việc xác định Công ty Hoàng T có thuộc đối tượng chính sách hỗ trợ lãi suất hay không là hoàn toàn do lỗi của Ngân hàng P. Do đó, việc buộc Công ty Hoàng T phong tỏa số tiền 3.166.873.715 đồng mới đồng ý cho giải chấp tài sản thế chấp là nhà số 196 Lý Tự Trọng của Ngân hàng là chưa phù hợp. Về phần trình bày của bị đơn tại sơ thẩm cho rằng việc phong tỏa số tiền 3.166.873.715 đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở tự nguyện. Xét thấy, tại thời điểm ký biên bản làm việc ngày 05/4/2017 bản thân ông Phạm Hoàng T đang rơi vào điều kiện buộc phải đồng ý cho phong tỏa số tiền nêu trên vì ông đã trực tiếp ký hợp đồng đặt cọc (ngày 31/03/2017) để bán tài sản thế chấp là căn nhà số 196 Lý Tự Trọng, phường An Cư để trả nợ cho Ngân hàng P và ngày 05/4/2017 ông đã nhận của bên mua tài sản tổng số tiền là 13.000.000.000 đồng (tiền bán nhà 196 Lý Tự Trọng) nên buộc phải lấy được tài sản thế chấp ra làm thủ tục ký Hợp đồng chuyển nhượng cho bên mua và chuyển toàn bộ số tiền này vào tài khoản của Công ty Hoàng T tại Ngân hàng P với mục đích tất toán toàn bộ hợp đồng tín dụng số 01 năm 2017 và phía bị đơn cũng đã thừa nhận có hỗ trợ ông T trong việc trực tiếp đến Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Cần Thơ để nhận số tiền 11.000.000.000 đồng từ người mua tài sản thế chấp và cá nhân ông T đã chuyển khoản thêm số tiền 2.020.000.000 đồng vào tài khoản của Công ty Hoàng T. Mục đích của việc nhận tiền mặt và nhận chuyển khoản cả nguyên đơn, bị đơn đều thừa nhận và xác nhận là vì mục đích tất toán nợ gốc, nợ lãi của Công ty Hoàng T tại Ngân hàng P. Bị đơn xác nhận tính đến ngày 05/4/2017 theo Hợp đồng tín dụng năm 2017 Công ty Hoàng T còn nợ Ngân hàng P tổng số là 12.986.165.668 đồng. Trong khi tài khoản số dư của Công ty Hoàng T có dư so với số nợ nhưng Ngân hàng P lại không thu tất nợ cho Hợp đồng tín dụng năm 2017 mà lại yêu cầu phong tỏa số tiền lãi tạm tính của hợp đồng tín dụng năm 2013, mặc dù Hợp đồng tín dụng năm 2013 chưa có bất cứ văn bản nào của cơ quan có chức năng thông báo là Công ty Hoàng T còn nợ lãi và không có văn bản nào đề nghị Ngân hàng P phải thực hiện phong tỏa số tiền này. Do vậy có thể khẳng định việc thỏa thuận phong tỏa là không xuất phát từ sự tự nguyện của Công ty Hoàng T. Chính vì việc phong tỏa số tiền 3.166.873.715 đồng của Ngân hàng P dẫn đến Công ty Hoàng T vẫn phải nợ lại số nợ 3.168.165.668 đồng của Hợp đồng tín dụng năm 2017 và phải trả lãi cho khoản này, tổng lãi đã trả cho Ngân hàng P là 90.535.511 đồng. Hơn nữa, Công ty Hoàng T thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo Quy định tại Điều 1 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ nên không phải chịu lãi suất 3.166.873.715 đồng như Ngân hàng trình bày. Do đó, yêu cầu của Công ty Hoàng T đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại 90.535.511 đồng là có căn cứ.

[10.2] Còn về việc Ngân hàng P cho rằng trong khoảng thời gian phong tỏa số tiền 3.166.873.715 đồng của Công ty Hoàng T thì Ngân hàng đã trả lãi là 3.377.999 đồng. Tuy nhiên, phía Ngân hàng không cung cấp được tài liệu chứng minh việc thanh toán số tiền lãi 3.377.999 đồng cho Công ty Hoàng T. Do đó, phần trình bày của bị đơn là không có cơ sở để xem xét.

[10.3] Đối với yêu cầu bồi thường tiền trả lãi vay mượn tiền bên ngoài Ngân hàng 2.300.000.000 đồng của ông Lâm Thái H3.

Xét theo Hợp đồng vay tiền được lập ngày 12/9/2017 giữa Công ty Hoàng T với ông Hoàng tại Văn phòng công chứng Đỗ E– Quận N, các chứng từ chi tiền lãi, biên bản đối chiếu công nợ cũng như bản tự khai của ông Lâm Thái H3 và của Văn phòng công chứng Đỗ Exác nhận Công ty Hoàng T có vay tiền của ông Hoàng, việc vay mượn là có thật và mục đích vay là để Công ty Hoàng T trả số nợ còn lại cho Ngân hàng P vào cùng ngày 12/9/2017. Do việc vay để trả nợ nhằm nhận lại tài sản chấp nhưng bị đơn không thực hiện đã dẫn đến việc Công ty Hoàng T không bán được quyền sử dụng đất đã thế chấp cho ông D để trả lại khoản nợ đã vay của ông Hoàng và phải trả lãi vay trong suốt thời gian dài. Đây là thiệt hại thực tế đã xảy ra, do đó Hội đồng xét xử căn cứ vào Điều 360, Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2015 để chấp nhận yêu cầu này của Công ty Hoàng T.

Tuy nhiên, việc Công ty Hoàng T trả lãi cho ông Lâm Thái H3 với số tiền 2%/tháng (24%/năm), lãi suất quá hạn 3%/tháng (36%/năm) là vượt quá quy định của pháp luật. Đối chiếu với quy định tại điểm b khoản 5 Điều 466, khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự thì lãi suất trong hạn thỏa thuận không quá 20%/năm và lãi suất quá hạn không quá 30%/năm (150% trong hạn). Do đó, việc thanh toán lãi vay của Công ty Hoàng T với ông Lâm Thái H3 là thiệt hại thực tế nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

Cấp sơ thẩm chấp nhận số tiền 2.178.179.345 đồng (gồm: 90.535.511 đồng+ 10.082.191 đồng + 2.077.561.643đồng) và không được chấp nhận số tiền 384.856.166 đồng là phù hợp và Công ty Hoàng T không có kháng cáo nên Hội đồng xét xử không đặt ra xem xét lại.

[11] Còn tại giai đoạn phúc thẩm, phiên tòa ngày 20/01/2021 bị đơn yêu cầu tạm ngưng phiên tòa để chờ kết quả hỏi Bộ Tài chính và bị đơn cung cấp các biên bản xác minh các hộ dân do bị đơn tự thu thập. Đến ngày 22/02/2021, do chờ văn bản trả lời của Bộ Tài chính nên Tòa án đã tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Tại phiên tòa hôm nay, bị đơn nại ra lý do bị đơn xác minh thêm các hộ dân không có ký hợp đồng với Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T, bị đơn cho rằng bị đơn yêu cầu Công ty nộp các hợp đồng dịch vụ bản gốc ký giữa Công ty với các hộ dân để bị đơn thực hiện thủ tục trình Bộ Tài chính nhưng Công ty không nộp nên Ngân hàng không thể cấp bù chênh lệch lãi suất như nguyên đơn yêu cầu. Còn nguyên đơn cho rằng, trong quá trình vay vốn thì Công ty Hoàng T đã nộp cho Ngân hàng bản gốc các hợp đồng dịch vụ, hiện tại Công ty không còn giữ. Hội đồng xét xử xét thấy, Tòa án đã cho Ngân hàng thời gian hỏi ý kiến và nộp cho Bộ Tài chính các thủ tục cần thiết nhưng Ngân hàng không thực hiện, đáng lý ra trước khi Ngân hàng cho Công ty vay vốn thì Ngân hàng P hải thẩm tra hồ sơ nhưng sau khi phát sinh tranh chấp Ngân hàng mới yêu cầu Công ty nộp thủ tục cho Ngân hàng là không phù hợp, đây là lỗi của Ngân hàng. Còn các biên bản Ngân hàng tự xác minh tại thời điểm hiện tại cho các hợp đồng dịch vụ được ký kết từ năm 2015, có biên bản không có xác nhận của địa phương, có biên bản người được Ngân hàng xác minh ký vào bên đại hộ vay là không đúng quy định theo Bộ luật Tố tụng dân sự về thu thập chứng cứ. Do đó, với lý do nại ra của người đại diện theo ủy quyền cũng như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tại phiên tòa không có căn cứ chấp nhận.

[12] Từ những phân tích cụ thể nêu trên, không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị đơn. Những phần khác của bản án không có kháng cáo kháng nghị nên không đặt ra xem xét. Giữ nguyên bản án sơ thẩm [13] Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát và quan điểm của luật sư nguyên đơn như đã nêu trên phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên đề nghị của Viện kiểm sát và luật sư nguyên đơn được Hội đồng xét xử chấp nhận.

[14] Quan điểm của luật sư bị đơn chủ yếu xoay quanh các vấn đề tố tụng mà như phân tích ở trên là chưa phù hợp nên HĐXX không chấp nhận yêu cầu đề nghị hủy án của luật sư bị đơn.

[15] Về án phí dân sự phúc thẩm: Do kháng cáo của bị đơn không được chấp nhận nên bị đơn phải chịu án phí phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ:

Khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án Tuyên xử: Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn. Giữ nguyên bản án sơ thẩm

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Phạm Hoàng T .

- Tuyên bố chấm dứt 02 hợp đồng thế chấp gồm: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 02/HT/HĐTC.2013 ngày 27/3/2013 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số: 01/HĐTC.HT.2014 ngày 27/02/2014 đã ký kết giữa ông Phạm Hoàng T với Ngân hàng P .

- Buộc Ngân hàng P giao trả lại 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phạm Hoàng T gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01670.QSDĐ/UBND cấp ngày 03/12/2001, chỉnh lý ngày 22/10/2002 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ cấp cho ông Phạm Hoàng T ;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00795.QSDĐ/UBND cấp ngày 24/12/2001, chỉnh lý ngày 25/5/2004 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ cấp cho ông Phạm Hoàng T .

Ông Phạm Hoàng T có quyền liên hệ các cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

- Buộc Ngân hàng P phải bồi thường cho ông Phạm Hoàng T số tiền 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng).

2. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Ngân hàng P về việc buộc Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T thanh toán tiền lãi chưa thanh toán cho Ngân hàng P số tiền: 3.166.873.715 đồng và phát mãi các tài sản thế chấp của ông Phạm Hoàng T để thu hồi nợ.

3. Đình chỉ 01 phần yêu cầu độc lập của Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T về việc bồi thường thiệt hại do không có tài sản bổ sung vốn để kinh doanh dẫn đến mất lợi nhuận, thiệt hại do mất thu nhập và yêu cầu công khai xin lỗi bằng văn bản.

4. Chấp nhận một phần yêu cầu độc lập của Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T.

Buộc Ngân hàng P phải bồi thường cho Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T số tiền 2.178.179.345 đồng (Hai tỷ, một trăm bảy mươi tám triệu, một trăm bảy mươi chín nghìn, ba trăm bốn mươi lăm đồng).

5. Không chấp nhận một phần yêu cầu độc lập của Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T về việc yêu cầu Ngân hàng P bồi thường số tiền 384.856.166 đồng (Ba trăm tám mươi bốn triệu, tám trăm năm mươi sáu nghìn, một trăm sáu mươi sáu đồng).

Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

6. Về án phí dân sự sơ thẩm:

Nguyên đơn ông Phạm Hoàng T được nhận lại: 600.000đồng (sáu trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí nguyên đơn đã nộp theo biên lai thu số 004546 ngày 09/11/2017 và 5.000.000đồng (năm triệu đồng) tiền tạm ứng án phí nguyên đơn đã nộp theo biên lai thu số 004734 ngày 27/12/2017.

Bị đơn Ngân hàng P phải chịu 174.900.000 đồng, được khấu trừ 47.668.000đồng (bốn mươi bảy triệu, sáu trăm sáu mươi tám nghìn đồng) theo Biên lai tạm ứng án phí số: 002378 ngày 04/3/2020, bị đơn còn phải nộp 127.232.000 đồng (Một trăm hai mươi bảy triệu, hai trăm ba mươi hai nghìn đồng).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T phải chịu 19.242.000đồng (Mười chín triệu, hai trăm bốn mươi hai nghìn đồng), được khấu trừ 11.462.600đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 004735 ngày 27/12/2017 và 10.833.000 đồng theo biên lai thu số 002259 ngày 16/01/2020. Công ty TNHH Sản xuất Máy Nông nghiệp Hoàng T được nhận lại 3.053.600đồng (Ba triệu, không trăm năm mươi ba nghìn, sáu trăm đồng) tại Chi cục Thi hành án dân sự quận N, thành phố Cần Thơ.

7. Về án phí phúc thẩm: Bị đơn phải chịu 300.000đồng (Ba trăm nghìn đồng) nhưng được trừ vào 300.000đồng tiền tạm ứng án phí bị đơn đã nộp theo biên lai thu số 003116 ngày 05/10/2020 của Chi Cục Thi hành án dân sự quận N, thành phố Cần Thơ. Bị đơn đã thực hiện xong.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (Ngày 15/4/2021) Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

623
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

 Bản án 68/2021/DSPT ngày 15/04/2021 về tranh chấp hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Số hiệu:68/2021/DSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Cần Thơ
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 15/04/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về