Bản án 68/2019/HSPT ngày 21/05/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

BẢN ÁN 68/2019/HSPT NGÀY 21/05/2019 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Trong ngày 20 và 21/5/2019 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 13/2019/TLPT-HS ngày 05/01/2019 đối với bị cáo Lê Như D do có kháng cáo của bị cáo D và bà Đào Thị M là người đại diện hợp pháp cho bị cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số 96/2018/HS-ST ngày 26/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Bắc Giang.

- Bị cáo có kháng cáo:

Họ và tên: Lê Như D, sinh năm 1958; Tên gọi khác: Không; nơi ĐKHKTT: thôn C, xã P, huyện L, tỉnh Bắc Giang; chỗ ở: Thôn C, xã P, huyện L, tỉnh Bắc Giang; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hóa: Lớp 7/10; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; bị cáo có bố là Lê Văn Q (Đã chết); mẹ là Nguyễn Thị T, sinh năm 1938; vợ là Đào Thị M, sinh năm 1960; bị cáo có 1 con, sinh năm 1983. Tiền án, tiền sự: Không;

Nhân thân: Tại Bản án số 27/HSST ngày 27/7/1996 của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Bắc Giang đã xử phạt Lê Như D 06 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 12 tháng.

Năm 1997 đã có hành vi “Cố ý gây thương tích” đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L khởi tố bị can tại quyết định số 131 ngày 16/10/1997. Ngày 02/5/1998 đã được đình chỉ điều tra bị can tại quyết định số 08/KSĐT của Viện kiểm sát nhân dân huyện L, tỉnh Bắc Giang (do người bị hại rút đơn yêu cầu).

Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 10/6/2016 đến ngày 10/8/2017 được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác cho bảo lĩnh, hiện đang tại ngoại tại địa phương (Có mặt).

- Bị hại:

1. Chị Dương Thị H- Sinh năm 1974. Vắng mặt.

Trú quán: Phố C, xã B, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

2. Chị Lành Thị Ngọc A – Sinh năm 1983. Vắng mặt.

Trú quán: Thôn H, xã B, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

- Người đại diện hợp pháp cho bị cáo kháng cáo:

Bà Đào Thị M - Sinh năm 1960. Có mặt.

Trú quán: Thôn C, xã P, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

- Người bào chữa cho bị cáo:

Ông Triệu Hạnh H- Luật sư cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bắc Giang. Có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Anh Mã Văn P – Sinh năm 1972. Vắng mặt.

Trú quán: Phố C, xã B, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

2. Anh Dương Bá C – Sinh năm 1982. Vắng mặt.

Trú tại: Thôn H, xã B, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

3. Bà Đào Thị M - Sinh năm 1960. Có mặt.

Trú quán: Thôn C, xã P, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

4. Bà Đặng Thị T – Sinh năm 1957. Có mặt.

Trú tại: Thôn K, xã P, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

5. Ông Trương Văn C– Sinh năm 1967. Có mặt.

Trú tại: Thôn K, xã P, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

(Hiện đang chấp hành án tại trại giam Hoàng Tiến, Tổng cục VIII, Bộ công an).

- Người làm chứng:

1. Anh Hà Đăng X – Sinh năm 1976. Vắng mặt.

Trú tại: Thôn C, xã T, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

2. Anh Mã Văn L – Sinh năm 1963. Vắng mặt.

Trú tại: Thôn T, xã B, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

3. Chị Dương Thị T– Sinh năm 1977. Vắng mặt.

Trú tại: Thôn H, xã B, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

4. Anh Vi Văn T – Sinh năm 1970. Vắng mặt.

Trú tại: Thôn K, xã B, huyện L, tỉnh Bắc Giang .

5. Anh Trần Đình T1 – Sinh năm 1986. Vắng mặt.

Trú tại: Thôn K, xã P, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

6. Anh Trịnh Văn Đ – Sinh năm 1988. Vắng mặt.

Trú tại: Thôn T, xã Q, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

7. Ông Đặng Văn M – Sinh năm 1964. Vắng mặt.

8. Bà Đỗ Thị N – Sinh năm 1970. Vắng mặt.

Đều trú tại: Thôn P, xã P, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

9. Ông Giáp Văn T – Sinh năm 1953. Vắng mặt.

Trú tại: Thôn H, xã Đại L, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Trương Văn C (tên gọi khác: Trương Văn K), sinh năm 1967, trú tại Thôn K, xã P, huyện L và Lê Như D, sinh năm 1958 trú tại thôn C, xã P, huyện L có mối quan hệ xã hội quen biết nhau từ năm 2006. Thời điểm năm 2011 Cđã nhiều lần đến nhà D để làm vườn thuê cho D, trong thời gian làm vườn thuê cho D, C có được D nói cho biết D có người quen có thể lo lót được cho những người bị Công an bắt giam. Khoảng tháng 10 năm 2011 trong một lần đi tìm mua cây cảnh Ccó gặp anh Hà Đăng X, sinh năm 1976 trú tại thôn C, xã T, huyện L nên đã nói với anh X là quen biết nhiều quan chức ở tỉnh có thể chạy án liên quan đến các vụ vi phạm pháp luật và bảo X nếu ai có việc gì cần lo chạy án ở tỉnh thì giới thiệu cho C.

Ngày 05/12/2011 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bắc Giang (PC45) đã phối hợp với Công an huyện L bắt quả tang một số đối tượng có hành vi Đánh bạc bằng hình thức đánh xóc đĩa được thua bằng tiền tại khu vực Trường bắn quốc gia khu vực 1 (TB1) thuộc địa phận xã B, huyện L, tỉnh Bắc Giang. Trong số những đối tượng tham gia Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc có Dương Bá C, sinh năm 1982 trú tại Thôn H, xã B, huyện L và Mã Văn P, sinh năm 1972 trú tại thôn Phố C, xã B, huyện L là những người đã bỏ chạy thoát. Sau đó vài hôm C có điện thoại cho anh Hà Đăng X (là chỗ quen biết từ trước với C) hỏi anh X xem có quen biết ai ở tỉnh thì lo chạy án giúp. Vì trước đó anh X được Trương Văn C giới thiệu có thể chạy được án nên anh X đã gọi điện cho Cđể hỏi. Sau đó, Cgọi điện cho Lê Như D được D nói cho biết là chạy trắng án hết 60.000.000 đồng nên Cđã bảo với X là chạy trắng án không bị tù mất số tiền 60.000.000 đồng. Khoảng 14 giờ ngày 09/12/2011 chị Lành Thị Ngọc A, sinh năm 1983 là vợ của C đã đưa cho anh Vi Văn T, sinh năm 1970 trú tại thôn Khuôn Cầu, xã B, huyện L số tiền 60.000.000 đồng (anh T là bạn của vợ chồng C) và bảo anh T cùng anh X đem tiền đến nhà Cđể lo chạy án cho C. Khi anh T và anh X đến nhà C, lúc này có Cvà vợ là Đặng Thị T, sinh năm 1957 đang ở nhà. Anh T và anh X đã giao cho Cvà T số tiền 60.000.000 đồng rồi đi về. Đến buổi sáng ngày hôm sau 10/12/2011 T nhận được điện thoại của D gọi đến nói cho biết nếu C muốn chạy trắng án phải mất 70.000.000 đồng chứ 60.000.000 đồng không lo được. Nghe điện của D xong T đã nói lại nội dung cho C biết. Sau đó C gọi điện thoại cho anh X bảo C lo thêm 25.000.000 đồng nữa mới chạy trắng án được cho C, còn không chạy nữa thì xuống lấy tiền về. Anh X sau đó đã gọi điện thông báo cho C biết, C đồng ý và bảo vợ là chị Ngọc A cầm số tiền 25.000.000 đồng đưa cho anh T và nhờ anh T cùng anh X đem đến cho C. Buổi chiều cùng ngày anh X và anh T tiếp tục đem số tiền 25.000.000 đồng đến nhà C và giao cho C và T, tổng cộng hai lần là 85.000.000 đồng. Sau khi giao tiền xong anh X nói với C là còn một trường hợp nữa tên là P cũng muốn lo chạy trắng án thì hết bao nhiêu, C trả lời để đến tối sẽ gọi điện lại nên anh T và anh X đi về. Sau khi anh T và anh X về, C đã gọi điện thoại cho Lê Như D đến để đưa tiền cho D đi lo chạy án cho C. Khi D đến, T là người trực tiếp đưa cho D số tiền 70.000.000 đồng, còn T giữ lại 15.000.000 đồng. D cầm tiền do T đưa rồi bảo bây giờ phải đi Bắc Giang ngay nên C đã cùng D đi ra Quốc lộ 31 để bắt xe buýt đến thành phố Bắc Giang. Khi đến khu vực ngã ba phường D, thành phố B cả hai xuống xe. D bảo C vào một quán nước ở ven đường ngồi uống nước, còn D đi bộ vào một ngõ hẻm. Khoảng 40 phút sau D đi ra và nói với C việc chạy án cho C đã xong, sau đó hai người bắt xe buýt đi về nhà. Trên đường về Chỏi D còn một trường hợp nữa muốn lo chạy án thì hết bao nhiêu tiền, D nói 80.000.000 đồng chạy trắng án. Sau khi về đến nhà, C gọi điện thoại cho anh X nói muốn chạy trắng án cho P phải mất 100.000.000 đồng. Sau đó anh X gọi điện thoại nói lại cho P biết, P đồng ý và gọi điện thoại cho vợ là chị Dương Thị H, sinh năm 1974 chuẩn bị số tiền 100.000.000 đồng để nhờ anh X đem cho C để lo chạy án. Buổi chiều ngày 16/12/2011 chị H, anh X và anh Mã Văn L, sinh năm 1963 trú tại Thôn T, xã B, huyện L (anh L là anh trai của P) cùng đi đến nhà C. Khi gặp C và T, anh X giới thiệu chị H là vợ của P cho C và T biết. Sau khi trao đổi, thống nhất xong chị H đưa cho C số tiền 100.000.000 đồng, C cầm tiền rồi đưa cho T đếm. Trong lúc T đang đếm tiền có anh Trần Đình T1, sinh năm 1986 là con trai của T và anh Trịnh Văn Đ, sinh năm 1988 trú tại thôn Trại Cháy, xã Q, huyện L là bạn của anh T1 đi chơi về đến nhà. Thấy T đang đếm tiền anh T1 cũng ngồi vào đếm tiền cùng T nhưng không biết đó là tiền gì. Sau khi T đếm tiền xong, chị H nói có phải viết giấy biên nhận không nhưng C nói tin nhau là chính không phải giấy tờ gì. Toàn bộ nội dung trao đổi giữa chị H với vợ chồng C, T đã được anh X dùng điện thoại di động ghi âm lại. Nhận tiền xong C gọi điện thoại cho D bảo đến nhà C để cầm tiền đi lo chạy án cho P. Một lát sau D đến, T đưa cho D số tiền 80.000.000 đồng, D cầm tiền do T đưa cho và lấy từ số tiền này ra 5.000.000 đồng đưa cho T và nói để xong việc thì chia nhau. Việc T đưa tiền cho Lê Như D có C, anh T1 và anh Đ được biết. Sau đó D và C bắt xe buýt đến thành phố Bắc Giang để D lo chạy án cho P. Khi đến khu vực ngã ba phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang cả hai xuống xe, D bảo C vào một quán nước ven đường ngồi chờ, còn D đi vào một ngõ hẻm. Một lúc sau D quay ra nói với C việc chạy án cho P đã xong rồi cả hai bắt xe buýt đi về.

Sau khi chị Lành Thị Ngọc A và chị Dương Thị H đưa cho vợ chồng Trương Văn C, Đặng Thị T tổng cộng số tiền là 185.000.000 đồng để lo chạy án cho Dương Bá C và Mã Văn P. Nhưng C và P vẫn bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố bị can về tội “Tổ chức đánh bạc”. Ngày 26/01/2012 Mã Văn P bị bắt theo quyết định truy nã nên ngày 28/01/2012 chị Hđã cùng anh X đi đến nhà C để xin lại tiền không lo chạy án nữa. Lúc này cả Cvà T đều ở nhà, T nói cho chị Hvà anh X biết toàn bộ số tiền đã nhận để chạy án cho P và C, Cvà T đã đưa cho Lê Như D ở thôn C, xã P để D lo chạy án cho P và C. Do anh X cũng biết D nên anh X đã chở chị H đến nhà D để hỏi xem sự việc thế nào. Khi đến nhà D có D và vợ là bà Đào Thị M, sinh năm 1960 đang ở nhà. Anh X giới thiệu cho D biết chị Hlà vợ của P, sau đó chị Hnói cho D biết là chồng chị đã bị Công an tỉnh bắt giam và bảo D không lo được thì cho xin lại tiền. D bảo với chị H là đã lo hết rồi, Công an bắt mấy hôm lại thả ra thôi, mấy hôm nữa D sẽ hỏi lại vì vừa nghỉ tết nên chưa ai đi làm việc. Sau đó D và bà M mời anh X và chị Hở lại ăn cơm trưa cùng gia đình. Trong lúc ngồi ăn cơm với vợ chồng D, chị H lại nói với D cho xin lại tiền nhưng D bảo cứ yên tâm vì đã lo hết rồi, bắt vài hôm lại thả ra thôi. Khi nghe D nói vậy, bà M cũng bảo D nếu không lo được thì đòi tiền về trả cho mọi người, sau khi ăn cơm xong anh X và chị Hđi về. Ngày 07/02/2012 chị H đi cùng với anh X tiếp tục đến nhà C, T để đòi tiền. Lúc này có cả Cvà T đều ở nhà, chị H bảo với C và T là chồng chị đã bị Công an bắt rồi cho chị xin lại tiền. C và T trả lời tiền đã đưa hết cho D đem đi chạy án cho C và P hết rồi để điện cho D đến trả lời gia đình. Sau đó C gọi điện cho Lê Như D đến, một lúc sau D đi xe máy đến nhà C. Tại nhà của C, D có bảo với chị Hlà tiền đã đem đi chạy án hết rồi cứ yên tâm sẽ được. Nhưng chị H vẫn kiên quyết nói cho xin lại tiền không chạy nữa muốn lấy tiền về để trả nợ. Sau đó D có gọi điện thoại cho một người nào đó có tên là M rồi nói với chị H là tiền không phải một người nhận bây giờ muốn lấy lại cũng phải để từ từ. Toàn bộ cuộc trao đổi nói chuyện đã được chị Hdùng máy điện thoại di động ghi âm lại.

Ngày 23/02/2012 chị H, anh X, anh L và chị Dương Thị T, sinh năm 1968 trú tại Thôn H, xã B, huyện L (chị T là chị gái của chị H) cùng đi đến nhà C để tiếp tục đòi lại số tiền 185.000.000 đồng. Lúc này có cả C và T đều ở nhà, T vẫn nói với mọi người là tiền đã đưa cho D đi chạy án cho C và P hết rồi để gọi điện cho D đến trả lời. Sau đó C gọi điện thoại cho Lê Như D, một lúc sau D đi xe mô tô đến. D có nói với mọi người về việc đem tiền đi chạy án cho C và P, ngoài ra D còn gọi điện thoại để hỏi người mà D đã đưa tiền để nhờ chạy án cho C và P. Toàn bộ nội dung của cuộc trao đổi nói chuyện đã được anh X dùng điện thoại di động ghi âm lại. Đến đầu tháng 3/2012 Mã Văn P được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang cho gia đình bảo lãnh tại ngoại về nhà, chị H đã nói lại sự việc cho P biết. Sau đó P đã cùng anh X, anh L đi đến nhà C để đòi tiền nhưng chỉ có T ở nhà. P hỏi T về số tiền của gia đình đã đưa cho C để chạy án thì được T cho biết là tiền đã đưa hết cho D để đi lo chạy án, để gọi D đến trả lời. Sau khi D đến, P có hỏi D cho xin lại tiền, D trả lời là tiền đã đem đi chạy án hết rồi, muốn lấy lại phải từ từ, rồi D đi về. Do P và C vẫn bị khởi tố, xử lý về tội “Tổ chức đánh bạc”, gia đình Dương Bá C và Mã Văn P đã nhiều lần đến nhà Trương Văn C, Đặng Thị T và Lê Như D để đòi lại tiền nhưng cả C, T và D vẫn không trả. Biết mình đã bị lừa nên chị Dương Thị Hvà chị Lành Thị Ngọc A đã chuyển nội dung của các cuộc ghi âm trong điện thoại của chị H và anh X sang 03 đĩa CD và ngày 25/4/2012 đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Trường Văn C, Đặng Thị T và Lê Như D gửi Công an huyện L.

Quá trình giải quyết vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L đã có Công văn số 125/CSĐT, ngày 21/6/2012 đề nghị Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Phòng PA71 Công an tỉnh Bắc Giang áp dụng biện pháp kỹ thuật dịch nội dung cuộc trao đổi, đối thoại của những người tham gia được ghi âm lại trong 03 chiếc đĩa CD được niêm phong thành văn bản lời thoại. P kỹ thuật nghiệp vụ II Công an tỉnh Bắc Giang đã có Công văn số 166/PA71 ngày 06/7/2012 đã dịch nội dung các cuộc trao đổi trong 03 đĩa CD thành văn bản cụ thể như sau:

- 03 đĩa CD gồm: 06 file, 30 trang tài liệu.

- Đĩa 01 gồm: 13 trang tài liệu.

- Đĩa 02 gồm: 07 trang tài liệu.

- Đĩa 03 gồm: 10 trang tài liệu.

(Có bản dịch chi tiết kèm theo). (BL: 44-62).

Ngày 28/02/2016 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L đã ra quyết định trưng cầu giám định Viện khoa học hình sự Tổng cục Cảnh sát để giám định giọng nói của Lê Như D đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L ghi tại đĩa CD ký hiệu M1 với giọng nói nam (D) trong đĩa CD03 do chị Dương Thị H và chị Lành Thị Ngọc A giao nộp có phải là giọng nói của cùng một người hay không. Tại bản Kết luận giám định số 820/C54(P6) ngày 25/5/2016 của Viện khoa học hình sự Tổng Cục Cảnh sát đã kết luận: Tiếng nói của người nam giới được gọi là “bác D” trong file ghi âm mẫu cần giám định và tiếng nói của Lê Như D trong mẫu so sánh là của cùng một người.

Ngày 10/6/2016 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L đã tiến hành khám xét nơi ở của Lê Như D. Quá trình khám xét, Cơ quan điều tra tạm giữ 01 (một) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Q642984 mang tên Lê Như D cùng số tiền 12.000.000 VNĐ. Cùng ngày Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L tiến hành kê biên tài sản đối với 01 nhà ở và 01 nhà bếp của gia đình Lê Như D. Sau khi kê biên đã giao cho bà Đào Thị M là vợ Lê Như D quản lý.

Quá trình điều tra vụ án, bị cáo Lê Như D có biểu hiện mắc bệnh tâm thần. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L đã xác minh và làm việc tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang được Bệnh viện cung cấp: Lê Như D có thời gian vào viện điều trị từ ngày 31/01/2014 đến ngày 11/02/2014 thì ra viện.

Ngày 06/7/2016 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L đã ra quyết định trưng cầu giám định Viện Pháp y tâm thần Trung ương, giám định về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của Lê Như D trước, trong và sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Tại bản Kết luận giám định pháp y tâm thần số 287/KLGĐ ngày 08/9/2016 của Viện Pháp y tâm thần Trung ương đã kết luận: Trước, trong khoảng thời gian xảy ra hành vi phạm tội Lê Như D có hội chứng nghiện rượu. Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 bệnh có mã số F10.2. Bị cáo đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Tại Thời điểm giám định Lê Như D có biểu hiện rối loạn cảm xúc di chứng và khởi phát muộn do sử dụng rượu. Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 bệnh có mã số F10.72. Bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Ngày 20/7/2017 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L đã ra quyết định trưng cầu giám định giọng nói trong đĩa CD-R 1 và 2 ký hiệu A1 (đã được P PA71 Công an tỉnh Bắc Giang dịch ngày 06/7/2012) và giọng nói của Lê Như D trong đĩa CD-R ký hiệu M1 có phải cùng một người không. Tại bản Kết luận giám định số 3715/C54(P6) ngày 31/7/2017 của Viện khoa học hình sự Tổng cục Cảnh sát đã kết luận: Tiếng nói của người nam giới được gọi là “chú D” (xưng “tôi, tao”) trong mẫu cần giám định và tiếng nói của Lê Như D trong mẫu so sánh là của cùng một người.

Ngày 27/7/2017 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L đã tiến hành cho Trương Văn Cnhận dạng qua hình ảnh video và ảnh chụp hiện trường tại khu vực ngã 3 Kế, thành phố Bắc Giang để xác định vị trí nơi Cngồi chờ D khi D cầm tiền đi chạy án cho C và P. Kết quả Trương Văn Cxác định: Ngõ ở bên tay phải hướng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang về ngã 3 Kế. Ngõ có bờ tường chưa chát (xây bằng gạch cay) ở bên phải và có cây hoa có mùi thơm (không biết tên), ảnh số 11, 12 là ngõ Lê Như D đã đi bộ vào. Vị trí Trương Văn Cvà Lê Như D xuống xe buýt nhìn sang trái đường đối diện có cửa hàng làm mộc đồ gỗ.

Quá trình giải quyết vụ án, xét thấy việc kê biên đối với tài sản của gia đình Lê Như D không còn cần thiết nên ngày 02/8/2017 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L đã ra quyết định số 01 để hủy bỏ Lệnh kê biên số 104 ngày 06/6/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện L.

Ngày 22/8/2017 Viện kiểm sát nhân dân huyện L đã ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung Viện khoa học hình sự Tổng cục Cảnh sát giám định nội dung lời nói trao đổi của bị cáo Lê Như D với những người khác trong 03 đĩa CD-R 1, 2, 3 ký hiệu A1 thành văn bản lời thoại. Tại Kết luận giám định bổ sung số 370/C54(P6), ngày 26/9/2017 của Viện khoa học hình sự Tổng cục Cảnh sát đã Kết luận: Toàn bộ nội dung các cuộc hội thoại lưu trong 03 đĩa CD-R gửi giám định đã được dịch ra thành văn bản.

Tại bản Cáo trạng số 68/KSĐT ngày 23 tháng 10 năm 2017, Viện kiểm sát nhân dân huyện L đã truy tố bị cáo Lê Như D về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự.

Với nội dung trên bản án hình sự sơ thẩm số 96/2018/HS-ST ngày 26/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Bắc Giang đã xét xử và quyết định:

Tuyên bố bị cáo Lê Như D phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139; điểm n khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 17; Điều 53 và Điều 33 Bộ luật hình sự năm 1999; Khoản 3 Điều 7; Điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015

Xử phạt: Lê Như D 03 năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ thời hạn bị cáo đã bị tạm giữ, tạm giam (Từ ngày 10/6/2016 đến ngày 10/8/2017).

Ngoài ra bản án còn tuyên về trách nhiệm dân sự, tiền án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Sau khi cấp sơ thẩm xét xử xong, ngày 07/12/2018 bị cáo Lê Như D và bà Đào Thị M là đại diện hợp pháp cho bị cáo nộp đơn kháng cáo với nội dung kêu oan.

Tại pH toà phúc thẩm:

Bị cáo Lê Như D giữ nguyên nội dung kháng cáo kêu oan với lý do: Bị cáo cho rằng việc Tòa án xét xử bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là oan cho bị cáo, bị cáo không nhận tiền của bà T để lo chạy án. Bà T chỉ đưa cho bị cáo tiền để xuống nhà người mà con bà T gây tai nạn năm 2011 để bồi thường cho gia đình họ, nhưng ra đến cổng thì bà T đòi lại, không biết bà T đưa bao nhiêu tiền. Toàn bộ nội dung sự việc như án sơ thẩm nêu là sai hoàn toàn.

Bà Đào Thị M là người đại diện cho bị cáo cho rằng án sơ thẩm xét xử bị cáo bị cáo Lê Như D là không đúng, oan sai, chồng bà và gia đình không quen biết, gặp gỡ chị Dương Thị H, anh Hà Đăng X, Vi Văn T, cũng không nhận tiền của bà Đặng Thị T và ông Trương Văn C. Những người làm chứng là không khách quan, tự tạo dựng lên, nội dung đĩa ghi âm không còn bản gốc nên không phản ánh đúng sự thật. Đề nghị xem xét trả lại sổ đỏ và tiền mà Công an thu giữ của gia đình bà.

Ông Trương Văn C trình bày: Do quen biết với anh Hà Đăng X từ khi mua cây cảnh, nên anh X có nhờ ông chạy án cho anh Mã Văn P và anh Dương Bá C, sau khi anh X đặt vấn đề chạy án ông đã liên hệ với bị cáo D và bị cáo đồng ý và thống nhất với nhau số tiền phải lo để chạy án. Sau đó ông thông báo lại cho anh X được biết, anh X, anh T có mang số tiền 85.000.000 đồng của chị Lành Thị Ngọc A để lo chạy án cho chồng của chị Ngọc A, tương tự chị Dương Thị Hmang số tiền 100.000.000 đồng để lo chạy án cho chồng chị Hsau khi nhận đủ tiền, đối với số tiền của chị Ngọc A bà T ( Vợ ông) đưa cho bị cáo D 70.000.000 đồng, giữ lại 15.000.000 đồng tiêu cá nhân; Đối với số tiền nhận của chị Hbà T đưa cho bị cáo D 80.000.000 đồng, giữ lại 20.000.000 đồng tiêu cá nhân, sau khi đưa cho bị cáo D 80.000.000 đồng, bị cáo đưa lại cho bà T 5.000.000 đồng. Tổng hai lần bà T đã đưa cho bị cáo D là 145.000.000 đồng. Sau khi nhận tiền ông đi cùng bị cáo D bắt xe xuống ngã ba Kế thuộc Thành phố Bắc Giang lo việc, bị cáo D trực tiếp vào trao đổi công việc, ông ngồi ở ngoài, sau khi ra ngoài bị cáo D có bảo là “xong rồi”. Sau khi không lo được việc cho chồng chị H và chị Ngọc A, các chị H và Ngọc A xuống đòi thì ông và bà T đã trả lời đưa tiền cho bị cáo D rồi và bảo các chị đó sang nhà bị cáo D liên hệ việc đòi lại tiền, chị Hvà anh X có trực tiếp sang nhà bị cáo D đòi tiền, một số lần các chị xuống đòi tại nhà ông, ông và bà T đều mời bị cáo D sang trao đổi nội dung sự việc.

Bà Đặng Thị T trình bày: Bà có nhận số tiền 85.000.000 đồng của chị Lành Thị Ngọc A do anh Hà Đăng X và anh Vi Văn T đưa cho để lo chạy án cho chồng của chị Ngọc A và có nhận của chị Dương Thị H số tiền 100.000.000 đồng để lo chạy án cho chồng chị Hsau khi nhận tiền, đối với số tiền của chị Ngọc A bà đưa cho bị cáo D 70.000.000 đồng, bà giữ lại 15.000.000 đồng tiêu cá nhân; Đối với số tiền của chị Hbà đưa cho bị cáo D 80.000.000 đồng, giữ lại 20.000.000 đồng tiêu cá nhân, sau khi đưa cho bị cáo D 80.000.000 đồng, bị cáo đưa lại cho bà 5.000.000 đồng. Tổng hai lần bà đã đưa cho bị cáo D là 145.000.000 đồng. Sau khi không lo được việc cho chồng chị Hvà chị Ngọc A, các chị H và Ngọc A xuống đòi thì bà đã trả lời đưa tiền cho bị cáo D rồi và bảo các chị đó sang nhà bị cáo D liên hệ việc đòi lại tiền, chị H và chị Ngọc A có trực tiếp sang nhà bị cáo D đòi tiền, một số lần các chị xuống đòi tiền, bà đều mời bị cáo D sang trao đổi nội dung sự việc. Bà yêu cầu bị cáo D phải trả lại cho bà số tiền 145.000.000 đồng để bà trả cho chị Hvà chị Lành Thị Ngọc A.

Chị Lành Thị Ngọc A vắng mặt, có lời khai tại phiên tòa sơ thẩm và tại cơ quan điều tra thể hiện: Chị xác định đã đưa cho anh Vi Văn T và anh Hà Đăng X tổng số tiền 02 lần là 85.000.000 đồng để nhờ anh T, anh X xuống nhà ông Trương Văn Cvà bà Đặng Thị T lo chạy án giúp, sau khi không được việc chị đã đòi nhiều lần, nhưng ông C, bà T không trả, nên đã ghi âm lại nội dung sự việc để làm căn cứ đề nghị pháp luật giải quyết.

Chị Dương Thị H vắng mặt, có lời khai tại phiên tòa sơ thẩm và tại cơ quan điều tra thể hiện: Chị xác định đã đưa cho ông Trương Văn C và bà Đặng Thị T số tiền 100.000.000 đồng để lo chạy án giúp, sau khi không được việc chị đã đòi nhiều lần, nhưng ông C, bà T không trả, nên đã ghi âm lại nội dung sự việc để làm căn cứ đề nghị pháp luật giải quyết, trong các lần xuống đòi tiền vợ chồng ông Cbà T đều nói đưa cho bị cáo Lê Như D đề D lo giúp, chị đã trực tiếp xuống nhà bị cáo D và còn ăn cơm tại nhà bị cáo D, bị cáo đều trả lời “không sợ mất đâu”, còn điện thoại cho người nào đó để liên hệ việc đòi lại tiền, nhưng không được. Trong các lần xuống nhà ông Cbà T đòi tiền bà T đều mời bị cáo D đến nói chuyện, bị cáo D vẫn trả lời “không sợ mất đâu”. Chị Hvà chị Lành Thị Ngọc A yêu cầu những người lừa đảo tiền của chị có trách nhiệm trả số tiền đã lừa đảo của các chị.

Anh Hà Đăng X vắng mặt, có lời khai tại pH tòa sơ thẩm và tại cơ quan điều tra thể hiện: Vì quen biết ông Trương Văn C khi mua bán cây cảnh, ông C nói có khả năng chạy án, nên khi anh Dương Bá C và Mã Văn P bỏ trốn về hành vi đánh bạc, và có nhờ anh giúp đỡ việc chạy trắng án, anh đã liên lạc với ông Cđể lo trắng án cho anh C và anh P, sau đó anh và anh Vi Văn T, chị Dương Thị Hcó đưa cho ông Trương Văn Ctổng số tiền 185.000.000 đồng, nhưng anh C và anh P vẫn bị khởi tố và bắt giam, nên anh cùng chị H, anh T xuống nhà ông C, bà T đòi lại tiền và ghi âm lại cuộc trao đổi này. Trong các lần đòi tiền vợ chồng ông C, bà T đều nói là tiền đã đưa cho bị cáo D và bảo các anh sang nhà bị cáo D đòi tiền, có lần thì ông C, bà T gọi bị cáo D sang nhà bà T để bàn cách đòi lại tiền, anh xác định khi đòi tiền bị cáo D có nói “Không mất tiền được” và liên hệ với ai đó về việc đòi lại tiền nhưng không được, nên anh và chị H đã ghi âm lại toàn bộ nội dung cuộc nói chuyện giữa các bên và đề nghị Cơ quan điều tra giải quyết.

Tại bút lục 515 và 519 biên bản đối chất giữa bị cáo với anh Trần Đình T1 và anh Trịnh Văn Đ thể hiện: anh T1 và anh Đ đều khẳng định khoảng 16h ngày 16/12/2011 tại nhà anh T1 thấy ông C điện thoại cho ông D xuống nhà anh T1, sau thấy bà T mẹ T1 đưa tiền cho ông D, sau đó ông D lại lấy 05 triệu đồng trong số tiền bà T đưa để đưa lại cho bà T. Ngày lúc đó ông D và ông C đi ra bắt xe buýt hướng đi Bắc Giang.

Tại phiên toà sơ thẩm Điều tra viên xác định tại biên bản làm việc về mở niêm phong vật chứng ngày 19/7/2018 có ghi 03 đĩa DVC trên mặt đĩa có chữ CD-R; NEO; DISC và có chữ ký của chị Hvà ghi Dương Thị H, ký A và ghi Lành Ngọc A, tuy nH biên bản niêm phong các đĩa trên và quyết định trưng cầu giám định bổ sung ngày 20/7/2018 của Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện L lại ghi Anh ( Lành Thị Ngọc A) là do nhầm lẫn chữ đệm của người con gái thì hay kèm theo chữ đệm là “Thị”, việc mở và đóng niêm phong hoàn toàn khách quan, có sự chứng kiến của bị hại, đại diện Viện kiểm sát và người làm chứng theo đúng quy định của pháp luật.

Đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang thực hành quyền công tố tại phiên toà, sau khi phân tích các tình tiết của vụ án, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo gây ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo đưa ra đề nghị xem xét các vấn đề kháng cáo mà bị cáo nêu ra đã kết luận và đề nghị HĐXX áp dụng điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không chấp nhận kháng cáo của bị cáo và không chấp nhận kháng cáo của đại diện hợp pháp của bị cáo về đề nghị hủy án sơ thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm về hình phạt đối với bị cáo.

Luật sư Triệu Hạnh H phát biểu quan điểm bào chữa cho bị cáo Lê Như D:

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang không có căn cứ, luật sư cho rằng bị cáo không phạm tội. Không có cơ sở xác định bị cáo đồng phạm với C. Những lời khai, kết quả giám định, băng ghi âm là tài liệu kết tội bị cáo không có giá trị pháp lý.

Nội dung bản án số 96 này trái hoàn toàn với bản án số 51 năm 2013 đã có hiệu lực pháp luật.

Lời khai của bà T đều khẳng định sau khi nhận tiền xong mới gọi bị cáo, những người đưa tiền về rồi mới gọi bị cáo, chứng cứ khách quan không có, lời khai không có thì xác định bị cáo D đồng phạm ở chỗ nào.

Lời khai của ông C, bà T và anh X mâu thuẫn với nhau, do vậy cần phải đối thoại, tranh luận. Cơ sở nào nói bị cáo cầm 145 triệu đồng, ai đưa tiền cho bị cáo D, có sự mâu thuẫn về số lượng tiền đưa cho bị cáo D.

Những lời khai nói trên không có giá trị pháp lý vì việc xác định tư cách người tham gia tố tụng không đúng, việc xác định chị H và chị Ngọc A là bị hại là không đúng vì bản án số 51 đã giải quyết triệt để quyền lợi của bị hại, không phát sinh quyền lợi của bị hại nữa.

Anh X, anh T1, anh T xác định là người làm chứng là không đúng vì những người này giúp sức, móc nối cho Cvà C gặp nhau, do vậy họ phải đồng phạm với bị cáo C.

Xác định bà T và ông Clà người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là không chính xác, bản án số 96 quyết định bà T có quyền đòi bị cáo D 145 triệu là không đúng. Nếu xác định là đồng phạm thì phải chia đều.

Đĩa VCD không đảm bảo giá trị chứng minh chứng cứ vì cách khởi tạo, cũng như việc đi giám định đĩa VCD không đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Quá trình niêm phong và mở niêm phong đều không đúng quy định của pháp luật.

Bản án sơ thẩm quyết định buộc bị cáo D phải trả lại số tiền 145 triệu đồng cho bà T là không đúng. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét trả lại 12 triệu đồng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bị cáo D vì những tài sản thu giữ trên không phải là vật chứng liên quan đến vụ án.

Bị cáo Lê Như D và bà Đào Thị M đồng ý với quan điểm của luật sư, không đồng ý với quan điểm của Viện kiểm sát.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tranh luận gì với đại diện Viện kiểm sát.

Kiểm sát viên đối đáp với người bào chữa cho bị cáo D:

Căn cứ vào lời khai của bà T, ông C xác định đã đưa 145 triệu đồng cho bị cáo để chạy án. Lời khai của anh X, anh T xác định bị cáo có mặt ở nhà ông C, bà T, ngoài ra còn có tệp tin âm T do chị H, chị Ngọc A nộp thì có đủ căn cứ xác định bị cáo đã nhận 145 triệu đồng để chạy án và đủ chứng cứ để kết tội bị cáo D.

Không có việc bỏ lọt tội phạm vì anh T1, anh X, anh T không biết việc bị cáo, ông C, bà T lừa đảo, anh T1 chỉ đếm tiền nhưng không biết là tiền gì, chủ thể nhận hối lộ không có nên không có căn cứ truy tố về tội đưa hối lộ, không có căn cứ để truy tố những người này.

Tệp tin âm thanh vẫn là tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo.

 Việc xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án là đúng. Việc đưa bà T, ông Clà người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là chính xác vì do bị cáo đồng phạm và là người trực tiếp cầm số tiền 145 triệu đồng từ bà T và là người đi liên hệ việc chạy án, nhưng không thành, khi xử về hành vi của bà Đặng Thị T đã buộc bà T có nghĩa vụ trả toàn bộ số tiền này, do vậy bị cáo phải có trách nhiệm trả lại cho bà T toàn bộ số tiền này.

Đối với vi phạm tố tụng khác mà luật sư đưa ra, không làm thay đổi nội dung vụ án, không ảnh hường đến hành vi phạm tội của bị cáo, do vậy chỉ cần rút kinh nghiệm.

Lời nói sau cùng của bị cáo Lê Như D: Đề nghị Hội đồng xét xử xm xét lại bản án sơ thẩm vì bị cáo bị oan.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tính hợp pháp của đơn kháng cáo: Đơn kháng cáo của bị cáo Lê Như D và bà Đào Thị M là người đại diện hợp pháp cho bị cáo đã nộp theo đúng các quy định của pháp luật nên được coi là đơn kháng cáo hợp pháp cần được chấp nhận để xem xét.

Về việc vắng mặt của bị hại, một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người làm chứng đã được Tòa án triệu tập hợp lệ: Xét thấy họ đã có lời khai tại cơ quan điều tra thể hiện trong hồ sơ vụ án. Do vậy, HĐXX quyết định tiếp tục xét xử theo quy định của pháp luật.

[2] Xét kháng cáo của bị cáo Lê Như D và bà Đào Thị M là người đại diện hợp pháp cho bị cáo thấy: Mặc dù trong quá trình điều tra cũng như tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo Lê Như D không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, tuy nHcăn cứ vào lời khai của người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, bản dịch đĩa ghi âm cuộc trao đổi của bị cáo D liên quan đến việc nhận tiền chạy án đã thể hiện bị cáo là người liên hệ giao dịch trong việc chạy án thông qua việc bị cáo liên lạc đòi lại tiền, trong các lần chị H, chị Ngọc A, anh Hà Đăng X, Vi Văn T… đến đòi tiền đều liên hệ với bị cáo D hoặc gọi bị cáo D sang nhà ông Trương Văn Cvà bà Đặng Thị T để đòi tiền, thì bị cáo đều là người trực tiếp liên lạc qua điện thoại với một người nào đó để đòi lại tiền (Mặc dù bị cáo trình bày không gặp, quen biết chị Dương Thị H, Lành Thị Ngọc A, Hà Đăng X, Vi Văn T, nhưng những người này đều trình bày trong các lần đến đòi tiền thì ông Trương Văn C, bà Đặng Thị T đều gọi bị cáo D sang trao nội nội dung sự việc về việc chạy án, có lần chị H, anh X sang trực tiếp nhà bị cáo D, gia đình bị cáo D còn mời những người đòi tiền ở lại ăn cơm), điều đó chứng tỏ lời khai của bà Đặng Thị T và ông Trương Văn Cvề việc đưa tiền cho bị cáo D để lo việc chạy án là hoàn toàn có căn cứ, phù hợp với lời khai của người bị hại, người làm chứng, đĩa giám định giọng nói của bị cáo D, chứng tỏ bị cáo D đã cùng thống nhất ý chí với Trương Văn C và Đặng T T để nhận tiền và lo chạy án cho anh Mã Văn P và Dương Bá C, tuy nhiên không xác định được chủ thể việc đưa và nhận tiền chạy án, nên các bị cáo phải bị xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì vậy đã có đủ cơ sở kết luận: “Trong khoảng thời gian từ ngày 10/12/2011 đến ngày 16/12/2011 Lê Như D đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chạy án để chiếm đoạt của chị Lành Thị Ngọc A ở Thôn H, xã B, huyện L và chị Dương Thị H thôn Phố C, xã B, huyện L với tổng số tiền là 145.000.000 đồng (trong đó chị Anh là 70.000.000 đồng và chị H là 75.000.000 đồng)”. Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ, qua đó thể hiện thái độ bất chấp và coi thường pháp luật của bị cáo.

Hành vi của Lê Như D đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bản án hình sự sơ thẩm số 96/2018/HS-ST ngày 26/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Bắc Giang xét xử bị cáo theo điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 là có căn cứ và đúng quy định pháp luật, không oan sai.

Án sơ thẩm sau khi đánh giá toàn diện, khách quan hành vi phạm tội của bị cáo, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân dân bị cáo đã xử phạt bị cáo 03 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội và không nặng đối với bị cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Lê Như D và người đại diện hợp pháp của bị cáo không đưa ra được căn cứ để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình nên Hội đồng xét xử thấy không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị cáo, cần giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với bị cáo Lê Như D như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang tại phiên tòa là phù hợp với quy định của pháp luật.

[3] Về thủ tục tố tụng: Người bào chữa cho bị cáo cho rằng việc xác định tư cách tham gia tố tụng chưa chính xác, Hội đồng xét xử xét thấy: Trong vụ án này bị cáo Lê Như D đồng phạm với Đặng Thị T và Trương Văn C, tuy nhiên do bị cáo D và Trương Văn C được tách ra xét xử sau Đặng Thị T, do vậy để giải quyết ngay nội dung về trách nhiệm dân sự Hội đồng xét xử của phiên toà trước ( Phiên toà xét xử Đặng Thị T) đã giải quyết buộc Đặng Thị T phải bồi thường cho người bị hại, tuy nhiên người bị hại của vụ án không hề thay đổi ( Chị Dương Thị H, Lành Thị Ngọc A vẫn tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại của vụ án), cũng từ việc liên quan đến nghĩa vụ dân sự, nên Đặng Thị T và Trương Văn C tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Đối với những người làm chứng mà Hội đồng xét xử đã xác định, thì những người này là những người biết được sự việc và hoàn toàn có khả năng khai báo đúng đắn, nên những người này tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng là phù hợp với quy định của pháp luật.

[4] Đối với ý kiến của Người bào chữa cho bị cáo cho rằng bỏ lọt hành vi phạm tội của Hà Đăng X, Vi Văn T, Trần Đình T1, Hội đồng xét xử xét thấy: Anh Hà Đăng X, Vi Văn T khi mang tiền cho Đặng Thị T và Trương Văn C mục đích để lo chạy trắng án cho Mã Văn P và Dương Bá C, các anh đã mang tiền đưa cho Đặng Thị T và Trương Văn C đầy đủ, không có ý thức lừa đảo, do không xác định được việc đưa và nhận hối lộ, nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với anh Hà Đăng X và Vi Văn T. Đối với anh Trần Đình T1 là người được tham gia đếm tiền giúp T, tuy nhiên anh T1 không biết được số tiền dùng để làm gì, mang đi đâu, nên không đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

[5] Đối với ý kiến của bị cáo cho rằng, nội dung đĩa CD ghi âm đã nhiều năm, không có bản gốc, nên không có căn cứ, người bào chữa cho bị cáo cho rằng nguồn chứng cứ không đảm bảo, thủ tục mở và đóng niêm phong vật chứng là không chính xác, trong các biên bản mở và đóng niêm phong không thống nhất, mâu thuẫn với nhau cụ thể gần nhất tại biên bản làm việc về mở niêm phong vật chứng ngày 19/7/2018 có ghi 03 đĩa DVC trên mặt đĩa có chữ CD-R; NEO; DISC và có chữ ký của chị Hvà ghi Dương Thị H, ký Anh và ghi Lành Ngọc A, tuy nhiên biên bản niêm phong các đĩa trên và quyết định trưng cầu giám định bổ sung số 180-CSĐT ngày 20/7/2018 của Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện L lại ghi Anh (Lành Thị Ngọc A) là mâu thuẫn với nhau, trong kết luận giám định số 4019/C54(P6) ngày 27/7/2018 của Viện khoa học hình sự lại ghi hoàn lại đối tượng giám định: “01 thẻ nhớ và 01 đĩa CD-R” là không đúng với đối tượng mẫu vật cần giám định. Nội dung này Hội đồng xét xử xét thấy: Tại phiên toà Điều tra viên đã giải thích việc ghi Lành Ngọc A trong biên bản làm việc mở niêm phong và Lành Thị Ngọc A trong biên bản niêm phong là do nhâm lẫn chữ đệm của người con gái thì hay kèm theo chữ đệm là “Thị”, Hội đồng xét xử cũng mở phong bì thư niêm phong cho chị H và chị Lành Thị Ngọc A xác nhận đĩa ghi âm do các chị giao nộp trong phong bì thư đã mở niêm phong chính là đĩa do các chị giao nộp. Sau khi cơ quan điều tra mở niêm phong và đóng niêm phong được thực hiện liên tục, ngay sau đó và hoàn toàn khách quan, do vậy việc nhầm lẫn này không ảnh hưởng đến tính khách quan của vật chứng, không làm thay đổi nội dung vụ án, tuy nhiên Cơ quan điều tra cần rút kinh nghiệm sai sót này. Đối với kết luận giám định định số 4019/C54(P6) ngày 27/7/2018 của Viện khoa học hình sự lại ghi hoàn lại đối tượng giám định: “01 thẻ nhớ và 01 đĩa CD-R”, tuy nhiên toàn bộ nội dung kết luận đã nêu diễn biến sự việc, đối tượng, nội dung yêu cầu giám định, việc giao nhận, mở niêm phong đúng như yêu cầu trong quyết định trưng cầu giám định đều là những vật chứng cần được giám định, hơn nữa khi đóng gói niêm phong và giao nhận lại đối tượng giám định cho Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện L thì đúng như vật chứng mà Cơ quan điều tra công an huyện L đã giao gửi trước đó, sai sót này đã được Viện Khoa học hình sự thông báo xác định theo công văn số 1768/C09-P6 ngày 26/11/2018, do vậy sai sót này cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội dung cần giám định và tính khách quan của nội dung giám định, tuy nhiên cũng cần rút kinh nghiệm nội dung sai sót này.

[6] Đối với ý kiến của Người bào chữa cho bị cáo cho rằng: Trường hợp Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo phạm tội thì đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án và kiến nghị kháng nghị huỷ các bản án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó xét xử sau. Hội đồng xét xử xét thấy những nội dung mà bản án đã có hiệu lực pháp luật không có gì mâu thuẫn với nội dung diễn biến sự việc, do vụ án được tách ra để xét xử sau đối với hành vi của Trương Văn C và Lê Như D, những nội dung sự việc hoàn toàn phù hợp với các tình tiết trước đó, do vậy không tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo ý kiến của Luật sư bào chữa cho bị cáo được.

[7] Về vật chứng của vụ án: Đối với số tiền 12.000.000 đồng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bị cáo là tài sản cá nhân gia đình bị cáo, nên cần trả lại cho bị cáo D, nhưng tạm giữ để đảm bảo thi hành án

[8] Về trách nhiệm dân sự: Tại bản án hình sự số 51/2013 ngày 20/6/2013 Toà án nhân dân huyện L đã buộc bà Đặng Thị T phải bồi thường số tiền 185.000.000 đồng cho chị Dương Thị Hvà Lành Thị Ngọc A, tại phiên toà bà T yêu cầu bị cáo D phải hoàn trả lại cho bà số tiền mà bị cáo D đã cầm nhưng không lo được việc là 145.000.000 đồng để bà có thể thi hành án trả cho chị Dương Thị H và chị Lành Thị Ngọc A được. Hội đồng xét xử xét thấy, do bị cáo D là người trực tiếp nhận và cầm số tiền 145.000.000 đồng của bà Đặng Thị T, bà T đã bị Toà án buộc phải trả cho bị hại số tiền trên, do vậy bị cáo phải có nghĩa vụ trả lại cho bà T số tiền trên (145.000.000 đồng).

[9] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết.

[10] Án phí: Về án phí: Áp dụng Điều 12 Nghị quyết số 326 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án: Miễn án phí hình sự phúc thẩm cho bị cáo Lê Như D và bà Đào Thị M.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

[1] Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự. Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Lê Như D và của bà Đào Thị M là người đại diện hợp pháp cho bị cáo. Giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm.

Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139; Điểm n khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 20; Điều 53 và Điều 33 Bộ luật hình sự năm 1999; Khoản 3 Điều 7; Điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 Xử phạt: Lê Như D 03 (Ba) năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ thời hạn bị cáo đã bị tạm giữ, tạm giam (từ ngày10/6/2016 đến ngày 10/8/2017).

Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 604, 605, 606, 608 Bộ luật dân sự năm 2005: Buộc bị cáo Lê Như D do bà Đào Thị M là người đại diện cho bị cáo phải trả lại cho bà Đặng Thị T số tiền 145.000.000 đồng.

[2] Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự: Trả lại cho bị cáo Lê Như D do bà Đào Thị M đại diện số tiền 12.000.000 đồng và 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Q642984 mang tên Lê Như D nhưng tạm giữ để đảm bảo thi hành án.

[3] Về án phí: Áp dụng Điều 12 Nghị quyết số 326 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án: Miễn án phí cho bị cáo Lê Như D.

[4] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm số 96/2018/HS-ST ngày 26/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện L, tỉnh Bắc Giang không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, đến thời hạn T toán, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mà người phải thi hành án không thi hành án hoặc thi hành án không đầy đủ thì phải chịu lãi suất theo quy định tại khoản 1 Điều 468 bộ luật dân sự 2015 tương ứng với thời gian chậm trả tiền trên số tiền chậm trả tại thời điểm T toán.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự: thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

322
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 68/2019/HSPT ngày 21/05/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:68/2019/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bắc Giang
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 21/05/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về