Bản án 68/2016/HSPT ngày 21/04/2016 về tội cố ý gây thương tích

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

BẢN ÁN  68/2016/HSPT  NGÀY 21/04/2016 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Ngày 21 tháng 4 năm 2016, tại phòng xử án Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử phũc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 161/2015/HSST ngày 17 tháng 07 năm 2015 đối với bị cáo Nguyễn Văn C do có kháng cáo của bị cáo và những người bị hại bà Nguyễn Thị N, chị Lờ Thị N đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 58/2015/HSST ngày 29/5/2015 của Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Bị cáo có kháng cáo và bị kháng cáo:

Nguyễn Văn C, tên gọi khác: không; sinh năm 1986 tại xã D, huyện D, Nghệ An; trú tại: xóm T, xã D, huyện D, tỉnh Nghệ An; nghề nghiệp: Lao động thủ công; trình độ văn hoá: 6/12; con ông Nguyễn Văn H và bà Trần Thị T; có vợ là Lê Thị L và 01 con; tiền án, tiền sự: không; bị tạm giam từ ngày 11/3/2014 đến 29/5/2015; có mặt.

- Người bào chữa của bị cáo: Luật sư Đỗ Thái H - Văn phòng Luật sư D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; có mặt.

Người bị hại kháng cáo:

1/ Bà Nguyễn Thị N, sinh năm 1957; có mặt.

2/ Chị Lê Thị N, sinh năm 1981; có mặt.

Đều trú tại: xóm T, xã D, huyện D, tỉnh Nghệ An.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nguyễn Thị N: ông Nguyễn Hữu L và bà Lê Thị Thu T - Luật sư Văn phòng Luật sư T, Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An; có mặt.

NHẬN THẤY

Theo Bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Diễn Châu và Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu thì vụ án có nội dung tóm tắt như sau:

Khoảng 13 giờ 30 ngày 03/11/2013, tại cảng cá xã D, huyện D, tỉnh Nghệ An xảy ra xô xát đánh nhau giữa bà Nguyễn Thị N và các con là Lê Thị N, Lê Thị S, Lê Thị L với bà Trần Thị T. Nghe tin, ông Nguyễn Văn H (chồng bà T) cùng các con là Nguyễn Văn C, Nguyễn Văn H1 và anh Nguyễn Xuân T (em trai ông H) người cầm dao, người cầm gậy đi ra cảng cá và vào nhà bà Hoàng Thị H nơi bà T đang được sơ cứu. Do lo sợ sẽ đánh nhau nên bà H đã khóa cửa cổng nhà mình lại. Lúc này có Nguyễn Văn D (cháu bà N) cầm một đoạn ống típ sắt phía đầu típ có gắn lưỡi dao, Nguyễn Đức T (con rể bà N) cầm một con dao cùng đi đến trước cổng nhà bà H. Do lo sợ hai bên đánh nhau trong nhà mình nên bà H lại ra mở cổng. Ông H, anh T, C, H1 đi ra ngoài cổng nhà bà H. Thấy Nguyễn Văn D cầm ống típ gắn lưỡi dao chạy đến nên Nguyễn Văn C và ông Nguyễn Văn H chạy đến giằng co đoạn ống típ có gắn lưỡi dao với D. Thấy vậy bà N đến can ngăn. Trong khi giằng co thì D ngã xuống, C giằng được ống típ trên tay D thì D bỏ chạy. Sau đó C dùng đoạn ống típ có gắn lưỡi dao vừa lấy được của D đứng đối diện bà N chém một phát từ trên xuống trúng vào đầu bà N làm bà N từ từ ngã khuỵu xuống. Thấy mẹ bị thương và lo sợ mẹ bị C chém tiếp nên chị Lê Thị N chạy đến van xin C và giằng co ống típ trên tay thì bị C trở cán típ đánh một cái vào đầu rồi tiếp tục nhặt một hòn đá to bằng nắm tay đánh một phát vào đầu chị N làm chị N bị chảy máu. Trong khi C đánh bà N và chị N thì anh T đánh nhau với T1, còn H1 và T cầm gậy, dao đánh nhau. H1 bị một vết thương ở mu bàn tay chảy máu. Khi nghe tiếng hô “Công an đến, chạy đi” thì những người nêu trên bỏ chạy. Ông H cầm ống típ sắt gắn lưỡi dao mang về nhà cất. Chị N và anh H1 điều trị vết thương tại Trạm Y tế xã Diễn Ngọc. Bà N được đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Diễn Châu cấp cứu và ngay trong ngày chuyển điều trị tại Bệnh viện 4, Quân khu 4, đến ngày 11/11/2013 xin chuyển điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn - Hà Nội đến ngày 21/11/2013 thì ra viện và gia đình chuyện về Bệnh viện 115 Nghệ An điều trị tiếp đến ngày 27/11/2013 thì ra viện. Ngoài thương tích vùng đầu do C gây ra, bà Nguyễn Thị N còn trình bày bị ông Nguyễn Văn H dùng cùi tay đánh bà gãy 01 răng cửa và 01 răng giả nhưng quá trình điều tra không chứng minh được ông H thực hiện hành vi này, bà N cũng không yêu cầu xử lý ông H về hành vi này. Bà Trần Thị T điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện D từ ngày 03/11/2013 đến ngày 09/11/2013 thì ra viện. Chị Lê Thị N điều trị tại Trạm y tế xã Diễn Ngọc từ ngày 03/11/2013 đến ngày 04/11/2013 xin về nhà điều trị ngoại trú. Anh Nguyễn Văn H1 khâu vết thương tại Trạm y tế xã Diễn Ngọc rồi về nhà. Sau khi sự việc xảy ra bà Nguyễn Thị N, chị Lê Thị N, chị Lê Thị S, anh Nguyễn Văn H1 làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Bà Trần Thị T cũng có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự (thể hiện tại biên bản lấy lời khai ngày 25/12/2013 - BL 35).

Tại các Bản kết luận giám định số 23/14 - TTPY và số 24/14 - TTPY ngày 22/01/2014, Bản kết luận giám định số 22/14-TTPY ngày 17/01/2014 của Trung tâm Pháp y tỉnh Nghệ An kết luận tỷ lệ thương tật của bà Nguyễn Thị N là 06%, của chị Lê Thị S là 0%, của chị Lê Thị N là 01%.

Quá trình điều tra bà N và chị N yêu cầu được giám định lại tỷ lệ thương tật. Tại các Bản kết luận giám định số 40/14 - TgT ngày 28/3/2014 và số 17/15 -TgT ngày 26/12/2014 của Viện Pháp y quốc gia kết luận vết thương ở đỉnh đầu của bà N có tỷ lệ thương tật là 15%; hai vết thương vùng đầu của chị Lê Thị N có tỷ lệ thương tật là 02%.

Cơ quan điều tra cũng đã trưng cầu Trung tâm Pháp y tỉnh Nghệ An giám định tỷ lệ thương tật đối với bà Trần Thị T và anh Nguyễn Văn H1 nhưng cả hai đều không đi giám định theo giấy hẹn của Trung tâm Pháp y nên cơ quan điều tra chưa xử lý.

Trong quá trình điều tra, bà Nguyễn Thị N yêu cầu Nguyễn Văn C bồi thường số tiền 587.110.000 đồng; chị Lê Thị N yêu cầu Nguyễn Văn C bồi thường số tiền 51.630.000 đồng.

Tại phiên tòa, chị N giữ nguyên yêu cầu bồi thường. Còn bà N yêu cầu Nguyễn Văn C bồi thường số tiền 313.637.778 đồng.

Với nội dung trờn, Bản án hình sự sơ thẩm của TAND huyện Diễn Châu đó tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn C phạm Tội cố ý gây thương tích, và quyết định: Áp dụng khoản 2 điều 104; điểm đ, p khoản 1 điều 46; điều 47 Bộ luật hình sự: Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn C 14 tháng 19 ngày tù, nhưng được trừ vào thời gian đã tạm giam từ ngày 11/3/2014 đến ngày 29/5/2015. Bị cáo Nguyễn Văn C đã chấp hành xong hình phạt.

- Về bồi thường thiệt hại: Áp dụng các điều 604, 609 Bộ luật dân sự, buộc bị cáo Nguyễn Văn C phải bồi thường cho bà Nguyễn Thị N 60.248.000 đồng (sáu mươi triệu hai trăm bốn mươi tám ngàn đồng), bồi thường cho chị Lê Thị N 2.280.000 đồng (hai triệu hai trăm tám mươi ngàn đồng chẵn).

- Xử lý vật chứng: Áp dụng điểm a, đ khoản 2 điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự: Tịch thu 01 ống típ sắt dài 1,18m có đường kính 3,2cm, đầu có gắn lưỡi dao sắt dài 28,5cm, chỗ rộng nhất 5,7cm, dày khoảng 0,2cm. Vật chứng được bảo quản tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Diễn Châu theo phiếu nhập kho số 398 ngày 03/02/2015.

- Án phí: bị cáo phải nộp 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm và 3.126.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm; tuyên quyền kháng cáo của bị cáo, bị hại.

Ngày 05/6/2015 bị cáo Nguyễn Văn C làm đơn kháng cáo toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm số 58/2015/HSST ngày 29/5/2015 của Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu. Tại phiên tòa bị cáo C giữ nguyên đơn kháng cáo đề nghị Cấp phúc thẩm xem xét.

Ngày 09/6/2015 bị hại Lờ Thị N kháng cáo Bản án với nội dung: Về trỏch nhiệm hình sự, việc Tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của bị hại hoặc người khác gây ra” là không đúng; áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải” là không có cơ sở.

Về trách nhiệm dân sự: Mức bồi thường cho chị N 2.280.000 đồng là chưa xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện yêu cầu bồi thường chính đáng của chị N.

Ngày 09/6/2015 bị hại Nguyễn Thị N kháng cáo Bản án với nội dung: Về trách nhiệm hình sự, việc Tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của bị hại hoặc người khác gây ra” là không đúng; áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải” là không có cơ sở; bị cáo C không bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả do mỡnh gây ra nhưng xử dưới khung hình phạt là không có cơ sở.

Về trách nhiệm dân sự: Bà N không đồng ý với mức Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu bồi thường cho mỡnh 60.248.000 đồng là chưa xem xét đầy đủ, toàn diện yêu cầu bồi thường chính đáng của bà N.

Tại phiên tòa phúc thẩm chị N và bà N giữ nguyên nội dung kháng cáo về trách nhiệm hình sự, rút nội dung kháng cáo về trách nhiệm dân sự.

Tranh luận tại phiên tòa, Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng đối với thương tích của bà N, lời khai của bà N cũng như những người làm chứng có nhiều mâu thuẫn với nhau cũng như mâu thuẫn ngay trong lời khai của mỗi người qua các lần lấy lời khai khác nhau. Vì vậy không đủ căn cứ để kết luận bị cáo Nguyễn Văn C là người gây ra thương tích cho bà N.

Đối với thương tích của chị N, chỉ đủ cơ sở để khẳng định bị cáo dùng đá gây ra một vết thương ở vùng đầu của chị N, vết thương còn lại không xác định được do ai gây ra. Tại quyết định trưng cầu giám định lại mô tả đặc điểm các vết thương của chị N không đúng như trong bệnh án mà mô tả theo kết luận giám định lần đầu. Theo lời khai của chị N thì chị chỉ nằm điều trị tại Trạm Y tế 02 ngày nhưng giấy chứng nhận điều trị và giấy ra viện lại ghi nhận thời gian điều trị là 07 và 08 ngày. Như vậy, các tài liệu sử dụng để giám định lại là không khách quan nên không thể sử dụng Kết luận giám định của Viện pháp y quốc gia đối với chị N để làm căn cứ truy tố bị cáo, nên đến thời điểm xét xử không xác định được bị cáo gây ra thương tích cho chị N với tỷ lệ thương tật bao nhiêu %. Do đó bị cáo chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chị N mà không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Nguyễn Văn C không phạm tội và phải khắc phục hậu quả theo Nghị quyết 338 của Quốc Hội cho bị cáo C. Bị cáo đồng ý với quan điểm bào chữa của Luật sư.

Các Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Nguyễn Thị N cho rằng sự mâu thuẫn trong lời khai của bà N và những người làm chứng chỉ là những mâu thuẫn không cơ bản, không ảnh hưởng tới việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Dựa vào các tài liệu chứng cứ có tại hồ sơ, có đủ căn cứ khẳng định bị cáo Nguyễn Văn C đã dùng thanh típ sắt có gắn lưỡi dao gây thương tích cho bà N. Bị cáo C được cấp sơ thẩm cho hưởng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm đ, p khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự và áp dụng điều 47 Bộ luật hình sự để cho hưởng dưới khung hình phạt không đúng pháp luật. Đề nghị Hội đồng xét xử tăng hình phạt đối với bị cáo C. Bà Nguyễn Thị N và chị Lờ Thị N đồng ý với quan điểm bảo vệ của Luật sư, không bổ sung gì thêm.

Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

XÉT THẤY

Đối với nội dung kháng cáo của Nguyễn Văn C: Tại phiên toà, bị cáo C chỉ thừa nhận dùng một hòn đá gây ra một vết thương trên đầu của chị N chứ không dùng ống típ sắt đánh vào đầu chị N gây ra một vết thương khác. Về thương tích của bà N, bị cáo khẳng định bị cáo không gây ra, cũng không biết ai đã gây ra thương tích cho bà N. Bị cáo trình bày lý do trong quá trình điều tra khai nhận có dùng ống típ sắt gắn lưỡi dao giằng được từ anh Nguyễn Văn D chém vào đầu bà N là vì trong thời gian bị tạm giam, có Cán bộ Trại tạm giam đã nói bị cáo nếu không nhận tội sẽ giam chung với những người bị nhiễm HIV. Sau đó có một phạm nhân tên là D1 nói là bố bị cáo đã bị bắt ở huyện nên nhận tội đi sẽ thả bố về và sẽ cho bị cáo tại ngoại. Bị cáo đã đồng ý nên D1 đưa bị cáo vào kho và bày cho bị cáo viết bản tường trình nhận tội, cú anh Hiển phạm nhõn chứng kiến. Tiếp đó khi cán bộ điều tra hỏi cung, bị cáo đã khai nhận dùng típ sắt gắn lưỡi dao chém vào đầu bà N.

* Kiểm tra các tài liệu, chứng cứ đó thu thập trong hồ sơ vụ án và thẩm tra tại phiên tũa về việc bị cáo C khai bị đe dọa giam chung với người có HIV, anh Nguyễn Văn D1 (phạm nhân cùng buồng) lừa dối bị cáo và hướng dẫn viết tường trình khai báo nhận tội cố ý gây thương tích cho bà Nguyễn Thị N thì thấy không có cơ sở với các căn cứ sau:

- Tại công văn số 1822/TTG-TM ngày 16/10/2014, Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An xác nhận ngày 10/4/2014 C xin được viết Bản tường trình nêu rõ hành vi phạm tội của mình và mong muốn được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Ngày 11/4/2014 trong khi cán bộ điều tra hỏi cung C, có Phó Giám thị đi qua vào giải thích cho C về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam cũng như chính sách hình sự của nhà nước, động viên C thành khẩn khai báo chứ không có việc dọa nạt hay phát ngôn gì khác.

- Trước khi bị tạm giam cùng nhau thì phạm nhõn Nguyễn Văn D1 không hề quen biết bị cáo C, quỏ trình tạm giam khụng cú mõu thuẫn gỡ, hơn nữa D1 cũng không hề chứng kiến sự việc xảy ra nên không thể bày cho C viết bản tự khai mô tả diễn biến của sự việc. Mặt khác, cơ quan điều tra đã lấy lời khai của Nguyễn Văn D1 thì D1 bác bỏ lời khai của C, khẳng định không hề bày cho C viết bản tường trình mà thực tế C viết bản tự khai tại bàn của cán bộ quản giáo. D1 còn trình bày quá trình tạm giam cùng nhau, C có tâm sự là đã dùng típ nước có gắn lưỡi dao chém trúng một bà, chọc trúng một chị nhưng khi ở ngoài huyện C không nhận vì sợ và C còn nói khi bị bắt ở ngoài huyện thì bố C nhắn vào không nhận tội và có người lo cho C tại ngoại. Ngoài ra theo bị cáo thì việc trao đổi giữa D1 và bị cáo, việc D1 bày cho bị cáo viết bản tường trình có phạm nhân Hiển chứng kiến. Tuy nhiên tại biên bản lấy lời khai, Nguyễn Thế Hiển khai không hề chứng kiến việc đó. Hiển còn khai quá trình bị tạm giam cùng nhau, C có kể với Hiển là C chém một người bị thương. Còn D1 chỉ nói với C là nếu có tội thì nhận đi mà xin tại ngoại. Cả D1 và Hiển đều khẳng định chưa bao giờ lừa dối C về việc bố C bị bắt.

- Ngoài việc nhận tội qua bản tường trình, các bản cung thì  C còn tự nguyện viết thư nhờ cán bộ điều tra chuyển về cho bố mẹ mình với nội dung thể hiện là C đã chém bà N và mong muốn gia đình gặp gỡ bà N để hòa giải (BL số 200,221,222).

- Biên bản xem xột dấu vết trờn thõn thể bà N thấy có 01 vết thương dài khoảng 10 cm khâu 05 mũi ở phía bên trái đỉnh đầu, 01 răng cửa bị gãy, 01 răng giả bị gãy, Bệnh ỏn ghi “chấn động nóo nặng, chấn thương sọ nóo kớn, vết thương rách da đầu vùng đỉnh, chấn thương hàm mặt” (BL 103).

- Lời khai của bà Nguyễn Thị N và chị Lờ Thị N khẳng định Nguyễn văn c là người dùng ống típ sắt đầu có gắn lưỡi dao chém bà N, trở cán đánh vào đầu chị N.

- Lời khai của người chứng kiến như: anh Nguyễn Văn Đức, chị Lê Thị S, chị Lê Thị L, ông Nguyễn Đức T, cháu Nguyễn Văn H, Nguyễn Văn T nhìn thấy C là người chém bà N và đánh chị N.

- Chính bản thân bị cáo cũng thừa nhận bị cáo tước được thanh típ đó từ tay anh Nguyễn Văn D ngay từ khi anh D vừa mới xuất hiện, và sau đó trong suốt quá trình xảy ra vụ việc, chỉ có mình bị cáo sử dụng hung khí này. Trong khi đó D và Thành đã bỏ chạy, T đánh nhau với H1. Tại địa điểm bà N bị thương chỉ có C dựng hung khí là ống típ nước có gắn lưỡi dao.

- Tại công văn số 09/KTHS-PY ngày 19/01/2015 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nghệ An về việc trả lời biện luận dấu vết xác định nếu C sử dụng ống típ nước nói trên đánh vào vùng đầu bà N thì cũng có thể gây ra vết thương trên đầu bà N như mô tả trong hồ sơ, bệnh án.

- Bị cáo Nguyễn Văn C còn khai khi giằng co ống típ nước với bà Nguyễn Thị N, chị Lê Thị N, anh Nguyễn Văn D thì tất cả đều bị ngã vào đống đá hộc. Khi ngã thì bà N, chị N, anh D đều nằm ngửa trên đống đá, C nằm sấp phía trên. Tại thời điểm ngã thì ống típ sắt vẫn nằm ngang đè lên cơ thể của bà N, chị N, anh D. Sau đó D vùng dậy bỏ chạy, C và chị N tiếp tục đứng dậy giằng co ống típ sắt, còn bà N ở đâu C không xác định được. Trong khi đó cả bà N, chị N, anh D đều không bị vết thương nào ở phía sau đầu. Điều này khẳng định bị cáo là người không thành khẩn đối với hành vi gây thương tích cho bà N, bởi nếu bà N ngó vào đống đá nhưng phía sau đầu không hề có vết thương nào, trong khi vết thương của bà N nằm trên đỉnh đầu sắc gọn và dài khoảng 10 cm.

* Về thương tích của chị Lê Thị N thấy rằng, tuy bị cáo C chỉ thừa nhận dùng một hòn đá đánh vào đầu chị N chứ không dùng ống típ sắt đánh vào đầu chị N gây ra vết thương khác. Bị cáo khai khi giằng co ống típ sắt với chị N thì dùng tay phải nhặt đá đánh vào đầu chị N, tay trái cầm ống típ, còn chị N cầm cả hai tay vào ống típ. Lời khai này của bị cáo không có căn cứ, bởi chị N khẳng định trong lúc giằng co ống típ nước với chị N thì C trở cán ống típ đánh vào đầu gây ra vết thương ở đỉnh đầu và khi chị N đang ôm đầu cúi xuống thì C mới tiếp tục nhặt đá đánh vào đầu gây ra vết thương ở vùng chẩm. Lời khai này của chị N là phù hợp với lời khai của người chứng kiến là chị Nguyễn Thị Hường và Lê Thị S. Mặt khác quá trình đối chất giữa chị N và C, chị N yêu cầu thực nghiệm điều tra nhưng C từ chối. Khi chị N hỏi C vì sao không thực nghiệm thì C trả lời vì chị N cầm hai tay mà C cầm tay trái ống típ như đã khai thì C không thể giằng được típ từ hai tay chị N. Hội đồng xét xử thấy rằng tuy quyết định trưng cầu giám định mô tả đặc điểm các vết thương của chị N theo mô tả tại Kết luận giám định của Trung tâm Pháp y Nghệ An. Nhưng quá trình giám định, Viện pháp y quốc gia đã khám trực tiếp đối với chị N để xác định và mô tả các vết thương, từ đó đưa ra kết luận về tỷ lệ thương tật theo quy định chứ không phải dựa vào mô tả vết thương trong quyết định trưng cầu lại. Mặt khác tuy chị N chỉ nằm điều trị nội trỳ tại Trạm y tế 02 ngày, sau đó được cho về điều trị ngoại  trú,  hàng  ngày  đến  khám  lại  và  tiêm  thuốc.  Tại  đơn  thuốc  ngày 04/11/2013 do Trạm Y tế xã Diễn Ngọc cấp cho cho chị N ghi rõ: “Thay băng hai ngày một lần, sau 7 ngày cắt chỉ” (BL 189). Như vậy, giấy ra viện của chị N ghi chị N điều trị từ ngày 03/11/2013 đến ngày 11/11/2013 là đúng với thực tế điều trị. Vì vậy, việc giám định lại tỷ lệ thương tật cho chị N của Viện pháp y quốc gia là hoàn toàn khách quan, đúng quy định.

- Bị cáo cho rằng phiên tòa sơ thẩm đưa bị cáo ra xét xử từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 5 năm 2015 dựa vào các văn bản của Cơ quan điều tra Cụng an huyện Diễn Châu, Viện kiểm sát nhân dân huyện Diễn Châu để buộc tội bị cáo là chưa đúng sự việc tại hiện trường xảy ra, cơ quan pháp luật cậy quyền, cậy thế ngang nhiên lập các văn bản buộc tội cho bị cáo đánh bà N, sau đó chỉ đạo cho bà N chạy ngược, chạy xuôi đi bệnh viện này, bệnh viện khỏc xin giấy chứng nhận không đúng trình tự quy định của ngành y tế. Nội dung kháng cáo này không có căn cứ, vỡ các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Diễn Châu tiến hành tố tụng vụ án đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; bà Nguyễn Thị N đến các Bệnh viện điều trị đều đảm bảo các thủ tục quy định của bệnh viện mới được nhập viện để điều trị, các tài liệu cung cấp như các bệnh án, hóa đơn thu viện phí đều hợp lệ.

- Về không gian, thời gian: Vụ án xảy ra giữa ban ngày vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 03/11/2013 tại đường giao thông liên thôn - xóm, ánh sáng ban ngày bình thường, không mưa.

Tổng hợp các chứng cứ, tài liệu được thu thập trong hồ sơ vụ án và được thẩm tra, tranh tụng tại phiên tũa, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở kết luận bị cáo Nguyễn văn c là người trực tiếp gây thương tích cho bà Nguyễn Thị N và chị Lê Thị N, hành vi của bị cáo phạm Tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác như Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu tuyên bố là cú căn cứ và đúng pháp luật. Không có căn cứ chấp nhận nội dung kháng cáo của bị cáo.

Đây là vụ án xâm phạm sức khỏe của con người do bị cáo Nguyễn Văn C thực hiện tội phạm, hành vi của bị cáo khụng những gây thương tích cho nhiều người mà cũn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh tại địa phương. Quỏ trình xét xử tại cấp sơ thẩm và phúc thẩm bị cáo khụng thừa nhận hành vi phạm tội đối với bà N và một phần đối với chị N. Do đó, cấp sơ thẩm đó xử phạt bị cáo 14 thỏng 19 ngày tự là phự hợp tính chất hành vi và hậu quả tội phạm. Trong đó cấp sơ thẩm xem xét và áp dụng các tiết giảm nhẹ quy định tại điểm đ khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự “Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật” là đúng vỡ, khi bị cáo C nghe tin mẹ là bà Trần Thị T bị đánh thì cựng chỳ ruột sang để đưa bà T về, khụng cú ý thức thực hiện tội phạm từ trước, không chuẩn bị phương tiện, công cụ phạm tội, ngược lại phía gia đình bị hại chuẩn bị hung khí như dao, ống tớp sắt chém vào cổng nhà bà Hồng nên đó xảy ra xô xát giữa hai bên, bị cáo C xô xát với Nguyễn Văn D có hung khí và tước được hung khí sau đó giằng co với chị N và chém bà N, đánh chị N. Điều đó chứng tỏ bị cáo bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra nờn mới thực hiện tội phạm.

Đối với tình tiết giảm nhẹ cấp sơ thẩm áp dụng là “thành khẩn khai báo” quy định tại điểm p khoản 1 điều 46 BLHS là đúng, vỡ bị cáo thừa nhận hành vi dựng đá đánh vào đầu chị N góp phần gây nên tỷ lệ tổn thương của chị N 02%.

Vì vậy cấp sơ thẩm căn cứ điều 47 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là cú căn cứ và đúng pháp luật. Không có căn cứ chấp nhận kháng cáo tăng hình phạt đối với bị cáo Nguyễn văn c của các bị hại.

Về trách nhiệm dân sự:

Bà Nguyễn Thị N điều trị tại các Bệnh viện quân khu 4, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Xanh Pôn đều theo đúng quy định, cấp sơ thẩm xét các yêu cầu bồi thường của bà N trên cơ sở các chứng từ và chi phí thực tế là phù hợp với quy định của pháp luật về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để buộc bị cáo C khắc phục.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị N yêu cầu bị cáo Nguyễn Văn C bồi thường thiệt hại với tổng số tiền 313.637.778 đồng gồm các khoản:

- Tiền thuốc theo đơn: 41.410.000 đồng.

- Tiền thu nhập bị mất: 206 ngày x 1.000.000đ/ngày = 206.000.000 đồng.

- Tiền xe đi lại, thuê phòng trọ, tiền ăn uống, tiền thu nhập bị mất của 02 người chăm sóc trong 26 ngày tổng cộng là 31.200.000 đồng.

- Tiền tổn thất tinh thần: 30 tháng lương tối thiểu x 1.150.000đ/tháng = 34.500.000 đồng.

Chị Lê Thị N yêu cầu bị cáo Nguyễn Văn C bồi thường thiệt hại với tổng số tiền 51.630.000 đồng gồm các khoản:

- Tiền thuốc theo đơn: 11.630.000 đồng.

- Thu nhập bị mất: 4 tháng x 10.000.000 đồng/tháng = 40.000.000 đồng. Xột, các yêu cầu của bà N thấy có những khoản yêu cầu không hợp lý, chưa sát với thực tế nên không thể chấp nhận toàn bộ yêu cầu trên. Cấp sơ thẩm chấp nhận các khoản sau là có căn cứ:

- Tiền thuốc có các hóa đơn chứng từ hợp lệ (tại các bút lục số 162, 163, 168, 169, 171, 172, 173, 174, 176, 180, 182, 182A, 182B) là 31.698.306 đồng.

- Thời gian tính thu nhập bị mất 206 ngày là không thực tế. Khi ra viện bà N đã ổn định nên chỉ chấp nhận thời gian nằm viện 25/206 ngày, kể từ ngày 03/11/2013 đến ngày 27/11/2013. Khoản tiền thu nhập bị mất tính 1.000.000 đồng/ngày là quá cao, chấp nhận mức 300.000 đồng/ngày là phù hợp. Cụ thể 25 ngày x 300.000đ/ngày = 7.500.000 đồng.

- Khoản tiền thuê xe đi từ D đi Bệnh viện Quân khu 4, từ Bệnh viện Quân khu 4 đi Bệnh viện Việt Đức, từ phòng khám Bệnh viện Bạch Mai sang Bệnh viện Xanh Pôn thể hiện tại các bút lục số 175, 178, 179 là 4.700.000 đồng được chấp nhận. Khoản tiền thuê xe từ Bệnh viện Xanh Pôn về Bệnh viện 115 Nghệ An 2.500.000 đồng tuy không có hóa đơn nhưng là chi phí thực tế nên cũng chấp nhận.

- Khoản tiền thuê xe đi giám định ở Vinh, ở Hà Nội không có hóa đơn chứng  từ.  Bà  N  đi  giám định ở Vinh ngày 22/01/2014, ở Hà Nội ngày 28/3/2014. Chấp nhận tiền vộ xe cụng cộng ở Vinh 100.000 đồng, ở Hà Nội 500.000 cả đi và về là phù hợp. Tổng cộng là 600.000 đồng.

- Khoản tiền thu nhập bị mất của người chăm sóc chấp nhận 01 người 150.000d/ngày. Cụ thể 01 người x 25 ngày x 150.000đ/ngày = 3.000.000 đồng.

- Tiền thuê phòng trọ 100.000đ/ngày x 25 ngày = 2.500.000 đồng; tiền xe đi lại của người chăm sóc 2.000.000 đồng. Tổng cộng là 4.500.000 đồng.

- Về tổn thất tinh thần, với tỷ lệ thương tật 15%, chấp nhận một khoản bằng 05 tháng lương tối thiểu là phù hợp. Cụ thể 05 tháng x 1.150.000d/tháng = 5.750.000 đồng.

Tổng cộng chấp nhận yêu cầu của bà N là: 60.248.000 đồng.

Xét yêu cầu của chị N cấp phúc thẩm thấy cấp sơ thẩm buộc bị cáo Nguyễn văn c bồi thường chi phí điều trị cho chị N những khoản sau là đúng: Hóa đơn thuốc tại Trạm y tế xã Diễn Ngọc 480.000 đồng; về thời gian điều trị chấp nhận 09 ngày x mức thu nhập bị mất 200.000đ/ngày = 1.800.000 đồng. Các khoản khác không được chấp nhận là có cơ sở.

Tổng cộng chấp nhận yêu của chị N là: 2.280.000 đồng.

Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo Nguyễn văn c phải khắc phục toàn bộ chi phớ điều trị và các thiệt hại giỏn tiếp khỏc cho bà Nguyễn Thị N và Lê Thị N là phù hợp, không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên Bản án sơ thẩm về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

+ Xử lý vật chứng: 01 típ sắt dầu có gắn lưỡi dao là công cụ phạm tội không còn giá trị sử dụng, vì vậy cần tịch thu tiêu hủy.

Buộc bị cáo phải chịu án phí sơ thẩm và phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên;

Căn cứ điểm a khoản 2 điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự;

QUYẾT ĐỊNH

1. Khụng chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn văn c, của người bị hại bà Nguyễn Thị N và chị Lê Thị N, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

Tuyên bố bị cáo Nguyễn văn c phạm tội “cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 2 điều 104; điểm đ,p khoản 1 điều 46; điều 47 Bộ luật hình sự: Xử phạt Nguyễn Văn C 14 tháng 19 ngày tù, nhưng được trừ vào thời gian đã tạm giam từ ngày 11/3/2014 đến ngày 29/5/2015. Thời hạn tù bằng thời hạn tạm giam, bị cáo đó chấp hành xong hình phạt.

- Về trách nhiệm dân sự: áp dụng các điều 604, 609 của Bộ luật dân sự: Buộc bị cáo Nguyễn Văn C phải bồi thường cho bà Nguyễn Thị N 60.248.000 đồng (sáu mươi triệu hai trăm bốn mươi tám ngàn đồng); bồi thường cho chị Lê Thị N 2.280.000 đồng (hai triệu hai trăm tám mươi ngàn đồng).

- Về vật chứng: áp dụng điểm a, điểm đ khoản 2 điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự: Tịch thu 01 ống típ sắt dài 1,18m có đường kính 3,2cm, đầu có gắn lưỡi dao sắt dài 28,5cm, chỗ rộng nhất 5,7cm, dày khoảng 0,2cm. Vật chứng đang được bảo quản tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Diễn Châu theo phiếu nhập kho số 398 ngày 03/02/2015.

2. Về ỏn phớ: Buộc bị cáo Nguyễn văn c phải nộp 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm và 3.126.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm; buộc bị cáo phải chịu 200.000 đồng tiền án phí hình sự phúc thẩm.

Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án. Nếu bên phải thi hành án chậm thi hành các khoản phải thi hành thì hàng thỏng cũn phải chịu khoản lói suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm cú hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án phúc thẩm./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1142
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 68/2016/HSPT ngày 21/04/2016 về tội cố ý gây thương tích

Số hiệu:68/2016/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Nghệ An
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:21/04/2016
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về