Bản án 62/2020/HSPT ngày 29/06/2020 về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

BẢN ÁN 62/2020/HSPT NGÀY 29/06/2020 VỀ TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

Ngày 29 tháng 6 năm 2020, tại Trụ sở, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình mở phiên toà phúc thẩm xét xử công khai vụ án hình sự thụ lý số 39/2020/HSPT ngày 04 tháng 5 năm 2020 đối với bị cáo Nguyễn Xuân T, do có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình đối với bị cáo Nguyễn Xuân T và kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị P đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 04/2020/HSST ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Toà án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Bị cáo bị kháng nghị: Nguyễn Xuân T; sinh ngày 18 tháng 01 năm 1983, tại Quảng Bình; nơi cư trú: Tổ dân phố 5, phường N, thành phố Đ, tỉnh Quảng Bình; trình độ học vấn: 12/12; nghề nghiệp: Lao động tự do; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: Nguyễn Quyết C (đã chết); con bà: Đoàn Thị Y; có vợ: Nguyễn Thị Thanh H, có 02 người con, lớn sinh năm 2008, nhỏ sinh năm 2012; tiền án, tiền sự: Không.

Bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 18/6/2019 đến ngày 13/9/2019, được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn Bảo lĩnh. Có mặt tại phiên tòa.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có kháng cáo:

1. Nguyễn Thị P, sinh năm 1980, địa chỉ: Tổ dân phố D, phường Đ, thành phố Đ, tỉnh Quảng Bình; có mặt.

2. Trần Thị Khánh V, sinh năm 1964, địa chỉ: Thôn Sa Động, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; vắng mặt.

- Người làm chứng: Ông Nguyễn Văn H, địa chỉ: Tổ dân phố D, phường Đ, thành phố Đ, tỉnh Quảng Bình; có mặt.

Vụ án còn có các người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nhưng không có kháng cáo, có các người làm chứng nhưng không liên quan đến kháng cáo của chị Nguyễn Thị P và không liên quan đến kháng nghị tăng hình phạt đối với bị cáo nên Tòa án không triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên toà, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Từ đầu năm 2018, Nguyễn Xuân T đã tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất cao, người vay trực tiếp đến gặp T tại nhà, hai bên thống nhất số tiền vay và lãi suất vay, cách thức, thời gian trả tiền gốc và tiền lãi, T đưa hợp đồng in sẵn cho người vay ghi các thông tin cá nhân vào hợp đồng vay tiền, số tiền vay, thời hạn thanh toán, đồng thời người vay ký vào hợp đồng. Nguyễn Xuân T giữ lại tờ hợp đồng vay để làm căn cứ thanh toán. Theo quy định thời gian thanh toán, đến hạn người vay đến thanh toán tiền cho T tại nhà hoặc T hẹn địa điểm gặp người vay tiền để thu tiền của gói vay.

Trong thời gian từ đầu năm 2018 đến tháng 4 năm 2019, Nguyễn Xuân T đã cho 43 người vay tiền với 162 gói vay, tổng số tiền các gói vay là 25.687.500.000 đồng; mức lãi suất theo thỏa thuận giữa Nguyễn Xuân T và người vay thấp nhất là 72%/năm, cao nhất là 300%/năm; mức lãi suất từ gấp 3,6 lần đến 15 lần mức lãi suất cao nhất cho phép quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự. Trong quá trình thực hiện cho vay, Nguyễn Xuân T đã thu được tổng số tiền 21.636.550.000 đồng, trong đó: tiền gốc là 17.719.690.728 đồng, tiền lãi theo quy định của Bộ luật dân sự (20%) là 731.237.533 đồng, tiền lãi vượt mức theo quy định của Bộ luật dân sự (vượt quá 20%) là 3.185.621.739 đồng. Số tiền gốc người vay chưa trả cho Nguyễn Xuân T là 7.967.809.272 đồng.

Trong số 162 gói vay, có 91 gói vay của 29 người vay tiền của Nguyễn Xuân T có mức lãi suất từ 105,4 %/năm đến 300%/năm, cao gấp từ 5,27 lần đến 15 lần so với mức lãi suất cao nhất quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự (20%/năm); tổng số tiền vay của 91 gói vay là 8.620.000.000 đồng. Quá trình cho vay, Nguyễn Xuân T đã thu được số tiền 8.632.400.000 đồng, trong đó: tiền gốc là 6.904.793.668 đồng, tiền lãi là 1.727.606.332 đồng. Trong số tiền lãi, Nguyễn Xuân T được phép thu theo quy định của Bộ luật Dân sự (20%) là 269.220.252 đồng, còn lại Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền 1.458.386.080 đồng. Số tiền gốc người vay chưa trả cho Nguyễn Xuân T là 1.715.206.332 đồng. Cụ thể như sau:

1. Chị Nguyễn Thị P, sinh năm 1980, trú tại Tổ dân phố D, phường Đ, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 09 lần:

- Lần 1: Ngày 19/01/2018, chị Nguyễn Thị P vay của Nguyễn Xuân T số tiền 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp cả gốc và lãi trong vòng 90 ngày, mỗi ngày trả 2.800.000 đồng. Gói vay này chị Nguyễn Thị P đã trả đủ cho Nguyễn Xuân T số tiền là: 90 x 2.800.000 đồng = 252.000.000 đồng; tiền lãi là: 252.000.000đ - 200.000.000đ = 52.000.000 đồng; mức lãi suất của gói vay là: 52.000.000đ / 200.000.000đ x 100% / 90 ngày x 365 ngày = 105,4 %/năm, cao gấp 5,27 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị P phải trả cho T là: 200.000.000đ x 20% / 365 ngày x 90 ngày = 9.863.014 đồng. Như vậy Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 52.000.000 – 9.863.014 = 42.136.986 đồng.

- Lần 2: Ngày 23/3/2018, chị Nguyễn Thị P vay của Nguyễn Xuân T số tiền 400.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp cả gốc và lãi trong 40 ngày, mỗi ngày trả 12.000.000 đồng . Gói vay này chị Nguyễn Thị P đã trả đủ cho Nguyễn Xuân T số tiền là: 12.000.000đ x 40 ngày = 480.000.000 đồng, tiền lãi là: 480.000.000 - 400.000.000 = 80.000.000 đồng; mức lãi suất là: 80.000.000đ / 400.000.000đ x 100% / 40 ngày x 365ngày = 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị P phải trả cho T là: 400.000.000đ x 20% / 365 ngày x 40 ngày = 8.767.123 đồng. Như vậy Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 80.000.000đ - 8.767.123đ = 71.232.877 đồng.

- Lần 3: Ngày 09/4/2018, chị Nguyễn Thị P vay của Nguyễn Xuân T số tiền 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp cả gốc và lãi trong 40 ngày, mỗi ngày trả 5.800.000 đồng. Gói vay này chị Nguyễn Thị P đã trả đủ cho Nguyễn Xuân T số tiền là: 5.800.000đ x 40 ngày = 232.000.000đ, tiền lãi là: 232.000.000 – 200.000.000 = 32.000.000 đồng; mức lãi suất là: 32.000.000đ / 200.000.000đ x 100% / 40 ngày x 365 ngày = 146% /năm, cao gấp 7,3 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị P phải trả cho T là: 200.000.000đ x 20% /365 ngày x 40 ngày = 4.383.562 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 32.000.000đ – 4.383.562đ = 27.616.438 đồng.

- Lần 4: Ngày 22/4/2018, chị Nguyễn Thị P vay của Nguyễn Xuân T số tiền 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp cả gốc và lãi trong vòng 90 ngày, mỗi ngày trả 2.800.000 đồng. Gói vay này có số tiền phải thanh toán là: 90 x 2.800.000đ = 252.000.000 đồng; tiền lãi của gói vay là: 252.000.000đ - 200.000.000đ = 52.000.000 đồng; mức lãi suất của gói vay là: 52.000.000đ / 200.000.000đ x 100% / 90 ngày x 365 ngày = 105,4%/năm, cao gấp 5,27 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Gói vay này chị P đã trả cho T được 47 ngày, với tổng tiền là 131.600.000 đồng, tiền lãi của 47 ngày = (52.000.000đ / 90 ngày) x 47 ngày = 27.155.556 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị P phải trả cho T là: 200.000.000đ x 20% /365 ngày x 47 ngày = 5.150.685 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 27.155.556đ - 5.150.685đ = 22.004.871 đồng.

Lần vay này, chị Nguyễn Thị P chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc là 95.555.556 đồng.

- Lần 5: Ngày 25/4/2018, chị Nguyễn Thị P vay của Nguyễn Xuân T số tiền 400.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp cả gốc và lãi, trả trong 40 ngày, mỗi ngày trả 12.000.000 đồng. Gói vay này chị Nguyễn Thị P đã trả đủ cho Nguyễn Xuân T số tiền là: 12.000.000đ x 40 ngày = 480.000.000đ, tiền lãi là: 480.000.000 – 400.000.000 = 80.000.000 đồng; mức lãi suất là: 80.000.000đ / 400.000.000đ x 100% / 40 ngày x 365 ngày = 182,5%/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị P phải trả cho T là: 400.000.000đ x 20% /365 ngày x 40 ngày = 8.767.123 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 80.000.000đ - 8.767.123đ = 71.232.877 đồng.

- Lần 6: Ngày 18/5/2018, chị Nguyễn Thị P vay của Nguyễn Xuân T số tiền 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp cả gốc và lãi trong 40 ngày, mỗi ngày trả 5.800.000 đồng. Số tiền chị P phải trả cho T là: 5.800.000đ x 40 ngày = 232.000.000 đồng, tiền lãi là: 232.000.000 - 200.000.000 = 32.000.000 đồng; mức lãi suất là:

32.000.000đ / 200.000.000đ x 100% / 40 ngày x 365 ngày = 146%/năm, cao gấp 7,3 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Gói vay này chị P mới thanh toán cho T được 22 ngày, với tổng tiền là 124.700.000 đồng. Tiền lãi của 22 ngày là 32.000.000 / 40 ngày x 22 ngày = 17.200.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị P phải trả cho T là: 200.000.000đ x 20% /365 ngày x 22 ngày = 2.356.164 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 17.200.000đ - 2.356.164đ = 14.843.836 đồng.

Lần vay này, chị Nguyễn Thị P chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc là 92.500.000 đồng.

- Lần 7: Ngày 01/6/2018, chị Nguyễn Thị P vay của Nguyễn Xuân T số tiền 400.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp cả gốc và lãi trong 40 ngày, mỗi ngày trả 12.000.000 đồng. Số tiền chị P phải trả cho T là: 12.000.000đ x 40 ngày = 480.000.000 đồng, tiền lãi là: 480.000.000 – 400.000.000 = 80.000.000 đồng; mức lãi suất là:

80.000.000đ / 400.000.000đ x 100% / 40 ngày x 365 ngày = 182,5%/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Gói vay này chị P mới trả cho T được 07 ngày, với tổng tiền 84.000.000 đồng, trong đó tiền lãi của 7 ngày là: 14.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị P phải trả cho T là:

400.000.000đ x 20% /365 ngày x 7 ngày = 1.534.247 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 14.000.000đ - 1.534.247đ = 12.465.753 đồng.

Lần vay này, chị Nguyễn Thị P chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc là 330.000.000 đồng.

- Lần 8: Ngày 09/7/2018, chị Nguyễn Thị P vay của Nguyễn Xuân T số tiền 50.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp cả gốc và lãi, trả trong 37 ngày, mỗi ngày trả 1.500.000 đồng. Số tiền chị P phải trả cho T là: 1.500.000đ x 37 ngày = 55.500.000 đồng, tiền lãi là: 55.500.000 – 50.000.000 = 5.500.000 đồng; mức lãi suất là:

5.500.000đ / 50.000.000đ x 100% / 37 ngày x 365 ngày = 108,5 %/năm, cao gấp 5,42 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Gói vay này chị P mới trả cho T được 12 ngày, với tổng tiền là: 18.000.000 đồng, trong đó tiền lãi của 12 ngày là: 1.783.784 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị P phải trả cho T là:

50.000.000đ x (20%/365 ngày) x 12 ngày = 328.767 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 1.783.784đ - 328.767đ = 1.455.017 đồng.

Lần vay này, chị Nguyễn Thị P chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc là 33.783.784 đồng. - Lần 9: Ngày 30/7/2018, chị Nguyễn Thị P vay của Nguyễn Xuân T số tiền 40.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000 đồng tiền gốc phải trả 5.000 đồng trong một ngày, như vậy số tiền phải trả một ngày là: 5000đ / 1000.000đ x 40.000.000 = 200.000 đồng; mức lãi suất là: 5.000đ / 1.000.000đ x 100% x 365 ngày = 182,5%/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Gói vay này chị P đã thanh toán tiền lãi cho T trong 195 ngày là: 39.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị P phải trả cho T là: 40.000.000đ x 20% /365 ngày x 195 ngày = 4.273.973 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 39.000.000đ - 4.273.973đ = 34.726.027 đồng.

Lần vay này, chị Nguyễn Thị P chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc là 40.000.000 đồng.

2. Chị Phạm Thị Quỳnh T, sinh năm 1983, trú tại Tổ dân phố 1, phường N, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 01 lần, cụ thể:

Ngày 27/4/2018, chị Nguyễn Thị P chụp ảnh Chứng minh nhân dân của chị Phạm Thị Quỳnh T đến đặt vấn đề với Nguyễn Xuân T cho chị T vay tiền. Sau khi P và T thỏa thuận, T nhất trí cho chị T vay số tiền là 200.000.000 đồng, Nguyễn Thị P chịu trách nhiệm thu tiền trả góp cả gốc và lãi cho T, thời gian thanh toán là 120 ngày, mỗi ngày trả 2.300.000 đồng cả gốc và lãi. Gói vay này có số tiền phải thanh toán là:

2.300.000đ x 120 ngày = 276.000.000 đồng, tiền lãi là: 276.000.000 – 200.000.000 = 76.000.000 đồng; mức lãi suất là: 76.000.000đ / 200.000.000đ x 100% / 120 ngày x 365 ngày = 146 %/năm, cao gấp 7,3 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Gói vay này chị P đã trực tiếp trả cho T 43 ngày, với tổng tiền là 98.900.000 đồng, trong đó tiền lãi của 43 ngày là: 27.233.333 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất của gói vay chị T phải trả là: 200.000.000đ x 20% /365 ngày x 43 ngày = 4.712.329 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 27.233.333đ - 4.712.329đ = 22.521.005 đồng.

Trong gói vay này, chị Nguyễn Thị P là người chịu trách nhiệm trả tiền vay cho T, nhưng chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc 128.333.333 đồng.

3. Chị Trần Thị Khánh V, sinh năm 1964, trú tại thôn S, xã B, thành phố Đ vay của Nguyễn Xuân T 04 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 20/01/2018, Trần Thị Khánh V được Nguyễn Thị P giới thiệu, đồng thời nhờ chị V vay tiền của Nguyễn Xuân T. Chị V đã vay số tiền 300.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 3.400.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 120 ngày. Chị V và P đã trả đủ cho T: 3.400.000đ x 120 ngày = 408.000.000 đồng, tiền lãi là: 408.000.000 - 300.000.000đ = 108.000.000 đồng; mức lãi suất của gói vay là: 108.000.000 / 300.000.000đ x 100% / 120 ngày x 365 ngày = 109,5 % /năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị V phải trả cho T là: 300.000.000đ x 20% /365 ngày x 120 ngày = 19.726.027 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 108.000.000đ – 19.726.027đ = 88.273.973 đồng. - Lần 2: Ngày 14/02/2018, chị Trần Thị Khánh V vay của Nguyễn Xuân T số tiền 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 2.900.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong 90 ngày. Chị V đã trả đủ cho T số tiền: 2.900.000đ x 90 ngày = 261.000.000 đồng, tiền lãi là 61.000.000 đồng; mức lãi suất là: 61.000.000 / 200.000.000đ x 100 %/ 90 ngày x 365 ngày = 123,7 %/năm, cao gấp 6,18 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị V phải trả cho T là: 200.000.000đ x 20% /365 ngày x 90 ngày = 9.863.014 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 61.000.000đ – 9.863.014đ = 51.136.986 đồng.

- Lần 3: Ngày 18/5/2018, chị Trần Thị Khánh V vay của Nguyễn Xuân T số tiền 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 2.900.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong 90 ngày. Gói vay này có số tiền phải thanh toán là: 2.900.000đ x 90 ngày = 261.000.000 đồng, tiền lãi là 61.000.000 đồng; mức lãi suất là: 61.000.000 /200.000.000đ x 100% / 90 ngày x 365 ngày = 123,7 %/năm, cao gấp 6,18 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Gói vay này chị V mới trả cho T được 22 ngày với số tiền là 63.800.000 đồng, trong đó, tiền lãi của 22 ngày là: 14.911.111 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị V phải trả cho T là: 200.000.000đ x 20% /365 ngày x 22 ngày = 2.410.959 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 14.911.111đ – 2.410.959đ = 12.500.152 đồng.

Trong gói vay này, chị Trần Thị Khánh V chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc 151.111.111 đồng.

- Lần 4: Ngày 23/5/2018, chị Trần Thị Khánh V vay của Nguyễn Xuân T số tiền 300.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 3.400.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 120 ngày. Gói vay này có số tiền phải thanh toán là: 3.400.000đ x 120 ngày = 408.000.000 đồng, tiền lãi là: 408.000.000 - 300.000.000đ = 108.000.000 đồng; mức lãi suất của gói vay là: 108.000.000 / 300.000.000đ x 100% / 120 ngày x 365 ngày = 109,5 %/năm, cao gấp 5,4 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Gói vay này chị V mới trả cho T được 17 ngày với số tiền là: 57.800.000 đồng, trong đó tiền lãi của 17 ngày là: 15.300.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị V phải trả cho T là: 300.000.000đ x 20% /365 ngày x 17 ngày = 2.794.521 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 15.300.000đ – 2.794.521đ = 12.505.479 đồng.

Trong gói vay này, chị Trần Thị Khánh V chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc 257.500.000 đồng.

4. Chị Nguyễn Thị Phương C, sinh năm 1976, trú tại số 11 đường L, phường H, thành phố Đ vay của Nguyễn Xuân T 01 lần: Ngày 03/01/2018 chị C vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng. Thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 7.000đ tiền lãi trong một ngày, như vậy số tiền lãi phải trả một ngày là: 7000đ / 1000.000đ x 20.000.000đ = 140.000đ; mức lãi suất là: 7.000đ / 1.000.000đ x 100% x 365 ngày = 255,5% /năm, cao gấp 12,77 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Gói vay này chị C đã thanh toán cho T 121 ngày, với tổng số tiền là 37.000.000 đồng, trong đó tiền lãi là 17.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị C phải trả cho T là: 20.000.000đ x 20% /365 ngày x 121 ngày = 1.330.724 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 17.000.000đ - 1.330.724đ = 15.669.276 đồng.

5. Chị Mai Thị D H, sinh năm 1990, trú tại: Tổ dân phố 15, phường N, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 02 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 05/01/2018, chị Mai Thị D H lấy Chứng minh nhân dân của chồng là anh Nguyễn Quang T, sinh năm 1992, trú tại TDP 15, P. N, thành phố Đ đứng tên, vay của Nguyễn Xuân T số tiền 300.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 3.400.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 120 ngày. Chị H đã trả đủ cho T 120 ngày: 3.400.000đ x 120 ngày = 408.000.000 đồng; tiền lãi là: 408.000.000đ – 300.000.000đ = 108.000.000 đồng; mức lãi suất là: 108.000.000 /300.000.000đ x 100% / 120 ngày x 365 ngày = 109,5% /năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị H phải trả cho T là:

300.000.000đ x 20% /365 ngày x 120 ngày = 19.726.027 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 108.000.000đ - 19.726.027đ = 88.273.973 đồng - Lần 2: Ngày 14/9/2018, chị H vay của Nguyễn Xuân T số tiền 30.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 7.000đ trong một ngày, như vậy số tiền phải trả một ngày là: 7000đ / 1000.000đ x 30.000.000đ = 210.000đ, mức lãi suất sẽ là: 7.000đ / 1.000.000đ x 100% x 365 ngày = 255,5 %/năm, cao gấp 12,77 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Gói vay này chị H đã thanh toán cho T trong 10 ngày, với số tiền là: 32.100.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 2.100.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị H phải trả cho T là: 30.000.000đ x 20% /365 ngày x 10 ngày = 164.384 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.100.000đ - 164.384đ = 1.935.616 đồng.

6. Chị Mai Thị Hồng D, sinh năm 1982, trú tại: Phường P, thành phố Đ vay của Nguyễn Xuân T 02 gói vay, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 25/01/2018 chị D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 300.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 3.400.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 120 ngày. Gói vay này có số tiền phải thanh toán là: 3.400.000đ x 120 ngày = 408.000.000 đồng; tiền lãi là: 408.000.000đ – 300.000.000đ = 108.000.000 đồng; mức lãi suất là:

108.000.000 /300.000.000đ x 100% / 120 ngày x 365 ngày = 109,5%/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị D đã trả cho T được 113 ngày với số tiền là 384.200.000 đồng, trong đó tiền lãi của 113 ngày là: 101.700.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị D phải trả cho T là:

300.000.000đ x 20% /365 ngày x 113 ngày = 18.575.342 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 101.700.000đ – 18.575.342đ = 83.124.658 đồng.

Trong gói vay này, chị Mai Thị Hồng D chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc 17.500.000 đồng.

- Lần 2: Ngày 20/7/2018, chị D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 30.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 7.000đ trong một ngày, như vậy số tiền phải trả một ngày là: 7000đ / 1000.000đ x 30.000.000đ = 210.000đ; mức lãi suất của gói vay là: 7000/1000.000 x 100% x 365 ngày = 255,5%/năm, cao gấp 12,77 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị D đã thanh toán cho T 67 ngày với tổng số tiền là 44.000.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 14.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị D phải trả cho T là: 30.000.000đ x 20% /365 ngày x 67 ngày = 1.095.890 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 14.000.000đ - 1.095.890đ = 12.004.110 đồng.

7. Chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1966, trú tại: Tổ dân phố 4, Phú Vinh, phường Bắc Nghĩa, TP. Đồng Hới đã vay của Nguyễn Xuân T 04 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 23/9/2018, chị Nguyễn Thị T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 10.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 7.000đ trong một ngày, mức lãi suất của gói vay sẽ là: 7.000/1000.000 x 100% x 365 ngày = 255,5%/năm, cao gấp 12,77 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị T đã thanh toán cho T 50 ngày với tổng số tiền là 13.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi là:

3.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị T phải trả cho T là: 10.000.000đ x 20% /365 ngày x 50 ngày = 273.973 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 3.500.000đ - 273.973đ = 3.226.027 đồng.

- Lần 2: Ngày 15/11/2018, chị Nguyễn Thị T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 4.000đ trong một ngày, mức lãi suất của gói vay sẽ là: 4000/1000.000 x 100% x 365 ngày = 146%/năm, cao gấp 7,3 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị T đã thanh toán cho T 10 ngày với tổng số tiền là 20.800.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi là: 800.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị T phải trả cho T là: 20.000.000đ x 20% /365 ngày x 10 ngày = 109.589 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 800.000đ - 109.589đ = 690.411 đồng.

- Lần 3: Ngày 24/11/2018, chị Nguyễn Thị T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 50.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 4.000đ trong một ngày, mức lãi suất của gói vay sẽ là: 4000/1000.000 x 100 x 365 ngày = 146%/năm, cao gấp 7,3 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị T đã thanh toán cho T 30 ngày với tổng số tiền là 56.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi là: 6.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị T phải trả cho T là:

50.000.000đ x 20% /365 ngày x 30 ngày = 821.918 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 6.000.000đ - 821.918đ = 5.178.082 đồng.

- Lần 4: Ngày 25/12/2018, chị Nguyễn Thị T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 330.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, mức lãi suất của gói vay sẽ là: 3.000đ/.1000.000 x 100% x 365 ngày =109,5%/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị T đã thanh toán cho T số tiền lãi của 22 ngày là 22.000.000 đồng, theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị T phải trả cho T là: 330.000.000đ x 20% /365 ngày x 22 ngày = 3.978.082 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 22.000.000đ - 3.978.082 = 18.021.918 đồng.

Gói vay này, tuy trong sổ theo dõi của Nguyễn Xuân T thể hiện số tiền thanh toán như trên, nhưng căn cứ hợp đồng chuyển nhượng đất của vợ chồng chị T anh Hợp cho T và tài liệu liên quan, có đủ cơ sở xác định chị T đã thanh toán đủ tiền gốc cho T.

8. Chị Nguyễn Thị N, sinh năm 1982, trú tại Tổ dân phố 5, phường H, thành phố Đ vay của T 04 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 30/5/2018, chị Nguyễn Thị N vay của Nguyễn Xuân T số tiền 15.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 500.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 40 ngày. Chị N đã trả cho T đủ 40 ngày: 500.000đ x 40 ngày = 20.000.000 đồng; tiền lãi là: 20.000.000đ – 15.000.000đ = 5.000.000 đồng; mức lãi suất là: 5.000.000 /15.000.000đ x 100% / 40 ngày x 365 ngày = 300%/năm, cao gấp 15 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị N phải trả cho T là:

15.000.000đ x 20% /365 ngày x 40 ngày = 328.767 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 5.000.000đ – 328.767đ = 4.671.233 đồng.

- Lần 2: Ngày 09/7/2018, chị Nguyễn Thị N vay của Nguyễn Xuân T số tiền 15.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, mức lãi suất của gói vay sẽ là: 5.000đ/1.000.000 x 100% x 365 ngày =182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị N đã thanh toán cho T 33 ngày với số tiền là 17.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 2.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị N phải trả cho T là: 15.000.000đ x 20% /365 ngày x 33 ngày = 273.973 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.500.000đ -273.973đ = 2.225.027 đồng.

- Lần 3: Ngày 05/8/2018, chị Nguyễn Thị N vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, mức lãi suất của gói vay sẽ là: 5.000đ/1.000.000 x 100% x 365 ngày =182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị N đã thanh toán cho T 40 ngày với số tiền là 24.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 4.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị N phải trả cho T là: 20.000.000đ x 20% /365 ngày x 40 ngày = 438.356 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 4.000.000đ - 438.356đ = 3.561.644 đồng.

- Lần 4: Ngày 12/9/2018, chị Nguyễn Thị N vay của Nguyễn Xuân T số tiền 30.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 6.000đ trong một ngày, mức lãi suất của gói vay sẽ là: 6.000đ/1.000.000 x 100% x 365 ngày = 219 %/năm, cao gấp 10,9 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị N đã thanh toán cho T 37 ngày với số tiền là 36.700.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 6.700.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị N phải trả cho T là: 30.000.000đ x 20% /365 ngày x 37 ngày = 611.872 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 6.700.000đ - 611.872đ = 6.088.128 đồng.

9. Anh Trần Văn D, sinh năm 1981, trú tại Tiểu khu 11, thị trấn H, huyện B, tỉnh Quảng Bình vay của Nguyễn Xuân T 13 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 12/7/2018, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, mức lãi suất của gói vay sẽ là: 5.000đ/1.000.000 x 100% x 365 ngày = 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Anh D đã thanh toán cho T 20 ngày với số tiền là 22.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 2.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 20.000.000đ x 20% /365 ngày x 20 ngày = 219.178 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.000.000đ – 219.178đ = 1.780.822 đồng.

- Lần 2: Ngày 25/7/2018, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Anh D đã thanh toán cho T 5 ngày với số tiền là 20.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 20.000.000đ x (20%/365 ngày) x 5 ngày = 54.795 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 500.000đ – 54.795đ = 445.205 đồng.

- Lần 3: Ngày 31/7/2018, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 40.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 so với quy định của Bộ luật dân sự. Anh D đã thanh toán cho T 20 ngày với số tiền là 44.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 4.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 40.000.000đ x (20%/365 ngày) x 20 ngày = 438.356 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 4.000.000đ – 438.356đ = 3.561.644 đồng.

- Lần 4: Trong ngày 31/7/2018, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T lần 2 với số tiền: 30.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 20 ngày với số tiền là 31.800.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 1.800.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 30.000.000đ x (20%/365 ngày) x 20 ngày = 328.767 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 1.800.000đ – 328.767đ = 1.471.233 đồng.

- Lần 5: Ngày 4/8/2018, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 30.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 20 ngày với số tiền là 31.800.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 1.800.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 30.000.000đ x (20%/365 ngày) x 20 ngày = 328.767 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 1.800.000đ – 328.767đ = 1.471.233 đồng.

- Lần 6: Ngày 22/10/2018, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 60.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 30 ngày với số tiền là 65.400.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 5.400.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 60.000.000đ x (20%/365 ngày) x 30 ngày = 986.301 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 5.400.000đ – 986.301đ = 4.413.699 đồng.

- Lần 7: Ngày 27/11/2018, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 60.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 120 ngày với số tiền là 81.600.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 21.600.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 60.000.000đ x (20%/365 ngày) x 120 ngày = 3.945.205 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 21.600.000 – 3.945.205đ = 17.654.795 đồng.

- Lần 8: Ngày 05/12/2018, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 22 ngày với số tiền là 21.320.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 1.320.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 20.000.000đ x (20%/365 ngày) x 22 ngày = 241.096 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.320.000đ – 241.096đ = 1.078.904 đồng.

- Lần 9: Ngày 21/12/2018, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 10.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 6 ngày với số tiền là 10.180.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 180.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 10.000.000đ x (20%/365 ngày) x 6 ngày = 32.877 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 10.000.000đ – 180.000đ = 147.123 đồng.

- Lần 10: Ngày 02/01/2019, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 40.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 120 ngày với số tiền là 54.400.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 14.400.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 40.000.000đ x (20%/365 ngày) x 120 ngày = 2.630.137 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 14.400.000đ – 2.630.137đ = 11.769.863 đồng.

- Lần 11: Ngày 03/02/2019, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 50.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 90 ngày với số tiền là 63.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 13.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 50.000.000đ x (20%/365 ngày) x 90 ngày = 2.465.753 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 13.500.000đ – 2.465.753đ = 11.034.247 đồng.

- Lần 12: Ngày 25/3/2019, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 120.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 60 ngày với số tiền là 141.600.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 21.600.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 120.000.000đ x (20%/365 ngày) x 60 ngày = 3.945.205 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 21.600.000đ – 3.945.205đ = 17.654.795 đồng.

- Lần 13: Ngày 22/4/2019, anh Trần Văn D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 50.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 30 ngày với số tiền là 54.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 4.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 50.000.000đ x (20%/365 ngày) x 30 ngày = 821.918 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 4.500.000đ – 821.918đ = 3.678.082 đồng.

10. Anh Lại Văn C, sinh năm 1978, trú tại Tổ dân phố 1, phường H, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 02 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 16/7/2018, anh Lại Văn C vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 7.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 255,5 %/năm, cao gấp 12,77 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. C đã thanh toán cho T 60 ngày với số tiền là 28.400.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 8.400.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 20.000.000đ x (20%/365 ngày) x 60 ngày = 657.534 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 8.400.000đ – 657.534đ = 7.742.466 đồng.

- Lần 2: Ngày 07/9/2018, anh Lại Văn C vay của Nguyễn Xuân T số tiền 30.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 7.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 255,5 %/năm, cao gấp 12,77 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. C đã thanh toán cho T 65 ngày với số tiền là 43.600.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 13.600.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 30.000.000đ x (20%/365 ngày) x 65 ngày = 1.064.579 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 13.600.000đ – 1.064.579đ = 12.535.412 đồng.

11. Anh Đoàn Văn T, sinh năm 1982, trú tại Tổ dân phố 5, phường N, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 06 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 24/7/2018, anh Đoàn Văn T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 25.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. T đã thanh toán cho T 15 ngày với số tiền là 26.150.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 1.150.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh T phải trả cho T là: 25.000.000đ x (20%/365 ngày) x 15 ngày = 205.479 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 1.150.000đ – 205.479đ = 944.521 đồng.

- Lần 2: Ngày 05/11/2018, anh Đoàn Văn T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 10.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 7.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 255,5 %/năm, cao gấp 12,77 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. T đã thanh toán cho T 10 ngày với số tiền là 10.700.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 700.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh T phải trả cho T là: 10.000.000đ x (20%/365 ngày) x 10 ngày = 54.795 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 700.000đ - 54.795đ = 645.205 đồng.

- Lần 3: Ngày 12/12/2018, anh Đoàn Văn T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 30.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. T đã thanh toán cho T 30 ngày với số tiền là 34.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 4.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh T phải trả cho T là: 30.000.000đ x (20%/365 ngày) x 30 ngày = 493.151 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 4.006.894 đồng.

- Lần 4: Ngày 15/12/2018, anh Đoàn Văn T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. T đã thanh toán cho T 40 ngày với số tiền là 22.400.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 2.400.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh T phải trả cho T là: 20.000.000đ x (20%/365 ngày) x 40 ngày = 438.356 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.400.000đ - 438.356đ = 1.961.644 đồng.

- Lần 5: Ngày 05/03/2019, anh Đoàn Văn T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 10.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. T đã thanh toán cho T 10 ngày với số tiền là 10.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh T phải trả cho T là: 10.000.000đ x (20%/365 ngày) x 10 ngày = 54.795 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 500.000đ - 54.795đ = 445.205 đồng.

- Lần 6: Ngày 15/03/2019, anh Đoàn Văn T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Anh T đã thanh toán cho T 20 ngày với số tiền là 22.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 2.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh T phải trả cho T là: 20.000.000đ x (20%/365 ngày) x 20 ngày = 219.178 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.000.000đ - 219.178đ = 1.780.822 đồng.

12. Anh Phạm Xuân N, sinh năm 1983, trú tại: Tổ dân phố 02, phường N, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 01 lần, cụ thể:

Ngày 03/08/2018, anh Phạm Xuân N vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Anh N đã thanh toán cho T 270 ngày lãi với số tiền là 27.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh N phải trả cho T là: 20.000.000đ x (20%/365 ngày) x 270 ngày = 2.958.904 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 27.000.000đ - 2.958.904đ = 24.041.096 đồng.

Gói vay này, anh Phạm Xuân N chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc 20.000.000 đồng.

13. Anh Dương Phước L, sinh năm 1981, trú tại Tổ dân phố 5, phường Nam Lý, TP. Đồng Hới đã vay của Nguyễn Xuân T 17 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 20/08/2018, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 30.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 10 ngày với số tiền là 31.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 1.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 30.000.000đ x (20%/365 ngày) x 10 ngày = 164.384 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 1.500.000đ – 164.384đ = 1.335.616 đồng.

- Lần 2: Ngày 26/10/2018, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 10 ngày với số tiền là 21.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 1.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 20.000.000đ x (20%/365 ngày) x 10 ngày = 109.589 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 890.411 đồng.

- Lần 3: Ngày 05/11/2018, anh D Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 10.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 10 ngày với số tiền là 10.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 10.000.000đ x (20%/365 ngày) x 10 ngày = 54.795 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền:

445.205 đồng. - Lần 4: Trong ngày 05/11/2018, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T lần 2 với số tiền: 50.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 60 ngày với số tiền là 59.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 9.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 50.000.000đ x (20%/365 ngày) x 60 ngày = 1.643.836 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 7.356.164 đồng.

- Lần 5: Ngày 29/10/2018, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 25.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 10 ngày với số tiền là 26.250.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 1.250.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 25.000.000đ x (20%/365 ngày) x 10 ngày = 136.986 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 1.113.014 đồng.

- Lần 6: Ngày 09/11/2018, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 70.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 50 ngày với số tiền là 80.600.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 10.600.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 70.000.000đ x (20%/365 ngày) x 50 ngày = 1.936.073 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 8.663.927 đồng.

- Lần 7: Ngày 13/11/2018, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 90 ngày với số tiền là 25.400.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 5.400.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 20.000.000đ x (20%/365 ngày) x 90 ngày = 986.301 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 4.413.699 đồng.

- Lần 8: Ngày 27/11/2018, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 100 ngày với số tiền là 26.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 6.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 20.000.000đ x (20%/365 ngày) x 100 ngày = 1.095.895 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 4.904.110 đồng.

- Lần 9: Ngày 04/12/2018, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 30.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 33 ngày với số tiền là 33.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 3.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 30.000.000đ x (20%/365 ngày) x 33 ngày = 547.945 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.452.055 đồng.

- Lần 10: Ngày 24/12/2018, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 40.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 18 ngày với số tiền là 43.600.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 3.600.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 40.000.000đ x (20%/365 ngày) x 30 ngày = 657.534 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.942.466 đồng.

- Lần 11: Ngày 26/12/2018, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 80.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 10 ngày với số tiền là 82.400.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 2.400.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 80.000.000đ x (20%/365 ngày) x 10 ngày = 438.356 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 1.961.644 đồng.

- Lần 12: Ngày 10/01/2019, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 150.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 30 ngày với số tiền là 163.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 13.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 150.000.000đ x (20%/365 ngày) x 30 ngày = 2.465.753 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 11.034.247 đồng.

- Lần 13: Ngày 28/01/2019, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 100.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 10 ngày với số tiền là 105.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 5.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 100.000.000đ x (20%/365 ngày) x 10 ngày = 547.945 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 4.452.055 đồng.

- Lần 14: Ngày 30/01/2019, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 50.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 74 ngày với số tiền là 68.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 18.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 50.000.000đ x (20%/365 ngày) x 74 ngày = 2.027.397 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 16.472.603 đồng.

- Lần 15: Ngày 13/02/2019, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 30.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 97 ngày với số tiền là 38.700.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 8.700.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 30.000.000đ x (20%/365 ngày) x 97 ngày = 1.589.041 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 7.110.959 đồng.

- Lần 16: Ngày 22/02/2019, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 50.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 20 ngày với số tiền là 53.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 3.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 50.000.000đ x (20%/365 ngày) x 20 ngày = 547.945 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.452.055 đồng.

- Lần 17: Ngày 18/03/2019, anh Dương Phước L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 70.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. L đã thanh toán cho T 12 ngày với số tiền là 72.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 2.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 70.000.000đ x (20%/365 ngày) x 12 ngày = 456.621 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.043.379 đồng.

14. Anh Trần Quý D, sinh năm 1982, trú tại phường H, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 02 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 30/8/2018, anh Trần Quý D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 10.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 160 ngày lãi với số tiền là 8.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 10.000.000đ x (20%/365 ngày) x 160 ngày = 876.712 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 7.123.288 đồng.

Gói vay này anh Trần Quý D chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc là 10.000.000 đồng.

- Lần 2: Ngày 14/11/2018, anh Trần Quý D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. D đã thanh toán cho T 95 ngày với số tiền là 29.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi là 9.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh D phải trả cho T là: 20.000.000đ x (20%/365 ngày) x 95 ngày = 1.041.096 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 8.458.904 đồng.

15. Anh Võ Đăng T sinh năm 1973, trú tại phường T, Quận X, TP. Hồ Chí Minh đã vay của Nguyễn Xuân T 01 lần, cụ thể:

Ngày 31/8/2018, anh T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 50.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. T đã thanh toán cho T 50 ngày với số tiền là 62.500.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi là 12.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh T phải trả cho T là: 50.000.000đ x (20%/365 ngày) x 50 ngày = 1.369.863 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 11.130.137 đồng.

16. Chị Nguyễn Thị C, sinh năm 1972, trú tại Tổ dân phố 3 Phú Vinh, phường B, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 01 lần, cụ thể:

Ngày 15/12/2018, chị Nguyễn Thị C vay của Nguyễn Xuân T số tiền 15.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 7.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 255,5 %/năm, cao gấp 12,77 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị C đã thanh toán cho T 80 ngày với số tiền là 23.350.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi là 8.350.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị C phải trả cho T là: 15.000.000đ x (20%/365 ngày) x 80 ngày = 653.620 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 7.696.380 đồng.

17. Anh Trần Ngọc A, sinh năm 1993, trú tại Tổ dân phố 6, phường N. thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 01 lần, cụ thể:

Ngày 28/12/2018, anh Trần Ngọc A vay của Nguyễn Xuân T số tiền 15.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 5.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 182,5 %/năm, cao gấp 9,12 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Anh Trần Ngọc A đã thanh toán cho T 130 ngày với số tiền là 24.750.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi là 9.750.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất A phải trả cho T là: 15.000.000đ x (20%/365 ngày) x 130 ngày = 1.068.493 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền:

8.681.507 đồng.

18. Chị Hồ Thị L, sinh năm 1976, trú tại Tổ dân phố 2, phường N, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 01 lần, cụ thể:

Ngày 11/01/2018, chị Hồ Thị L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 300.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 3.400.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 120 ngày. Chị L đã trả cho T đủ 120 ngày: 3.400.000đ x 120 ngày = 408.000.000 đồng; tiền lãi là: 408.000.000đ – 300.000.000đ = 108.000.000 đồng; mức lãi suất là: 108.000.000 /300.000.000đ x 100% / 120 ngày x 365 ngày = 109,5% /năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị L phải trả cho T là: 300.000.000đ x 20% /365 ngày x 120 ngày = 19.726.027 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 108.000.000đ – 19.726.027đ = 88.273.973 đồng.

Quá trình xác minh, chị Hồ Thị L không có mặt tại địa phương, không xác định được đã đi đâu, làm gì.

19. Chị Nguyễn Thị C, sinh năm 1982, trú tại thôn M, xã B, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 02 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 25/01/2018, chị Nguyễn Thị C vay của Nguyễn Xuân T số tiền 300.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 3.400.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 120 ngày. Chị C đã thanh toán cho T đủ 120 ngày: 3.400.000đ x 120 ngày = 408.000.000 đồng; tiền lãi là: 408.000.000đ – 300.000.000đ = 108.000.000 đồng;

mức lãi suất là: 108.000.000 /300.000.000đ x 100% / 120 ngày x 365 ngày = 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị C phải trả cho T là: 300.000.000đ x (20%/365 ngày) x 120 ngày = 19.726.027 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 108.000.000đ – 19.726.027đ = 88.273.973 đồng.

- Lần 2: Ngày 08/9/2018, chị Nguyễn Thị C vay của Nguyễn Xuân T số tiền 10.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 7.000đ trong một ngày, như vậy số tiền phải trả một ngày là: 7.000đ / 1.000.000đ x 10.000.000đ = 70.000đ. Mức lãi suất là: 7.000đ /1.000.000đ x 100% x 365 ngày = 255,5 %/năm, cao gấp 12,77 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị C đã thanh toán cho T được 40 ngày tiền lãi là 2.800.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị C phải trả cho T là: 10.000.000đ x (20% /365 ngày) x 40 ngày = 219.178 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.800.000đ - 219.178đ = 2.580.822 đồng.

Gói vay này, chị Nguyễn Thị C chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc 10.000.000 đồng.

Quá trình xác minh, chị Nguyễn Thị C không có mặt tại địa phương, không xác định được đã đi đâu, làm gì.

20. Chị Phạm Thị T sinh năm 1965, trú tại Tổ dân phố 4, phường N, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 02 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 01/02/2018, chị Phạm Thị T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 300.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 3.400.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 120 ngày. Chị T đã trả cho T đủ 120 ngày: 3.400.000đ x 120 ngày = 408.000.000 đồng; tiền lãi là: 408.000.000đ – 300.000.000đ = 108.000.000 đồng;

mức lãi suất là: 108.000.000 /300.000.000đ x 100% / 120 ngày x 365 ngày = 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị T phải trả cho T là: 300.000.000đ x (20%/365 ngày) x 120 ngày = 19.726.027 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 108.000.000đ – 19.726.027đ = 88.273.973 đồng.

- Lần 2: Ngày 18/9/2018, chị Phạm Thị vay của Nguyễn Xuân T số tiền 10.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 7.000đ trong một ngày, như vậy số tiền phải trả một ngày là: 7.000đ / 1000.000đ x 10.000.000đ = 70.000đ; mức lãi suất là: 7.000đ / 1.000.000đ x 100% x 365 ngày = 255,5 %/năm, cao gấp 12,77 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị T đã thanh toán cho T 229 ngày tiền lãi, với số tiền là 16.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị T phải trả cho T là: 10.000.000đ x (20%/365 ngày) x 229 ngày = 1.252.446 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 16.000.000đ - 1.252.446đ = 14.747.554 đồng.

Gói vay này, chị Phạm Thị T chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc 10.000.000 đồng.

Quá trình xác minh, chị Phạm Thị T không có mặt tại địa phương, không xác định được đã đi đâu, làm gì.

21. Chị Trần Thị D, sinh năm 1986, trú tại Tổ dân phố 5, phường Đ, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 01 lần, cụ thể: Ngày 11/7/2018, chị D vay của T số tiền 100.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 2.300.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 60 ngày. Gói vay này có số tiền phải thanh toán là: 2.300.000đ x 60 ngày = 138.000.000 đồng; tiền lãi là: 138.000.000đ – 100.000.000đ = 38.000.000 đồng; mức lãi suất là: 38.000.000 đ/100.000.000đ x 100% / 60 ngày x 365 ngày = 231 %/năm, cao gấp 11,55 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị D đã trả cho T được 23 ngày với số tiền là 52.900.000 đồng, tiền lãi của 23 ngày là: 14.566.667 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị D phải trả cho T là:

100.000.000đ x (20%/365 ngày) x 23 ngày = 1.260.274 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 14.566.667đ – 1.260.274đ = 13.306.393 đồng.

Gói vay này, chị Trần Thị D chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc 100.000.000 đồng.

Quá trình xác minh, chị Trần Thị D không có mặt tại địa phương, không xác định được đã đi đâu, làm gì.

22. Chị Hoàng Thị D, sinh năm 1979, trú tại thôn H, xã B, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 01 lần, cụ thể: Ngày 23/3/2018, chị D vay của Nguyễn Xuân T số tiền 300.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 3.400.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 120 ngày. Gói vay này có số tiền phải thanh toán là: 3.400.000đ x 120 ngày = 408.000.000 đồng; tiền lãi là: 408.000.000đ – 300.000.000đ = 108.000.000 đồng; mức lãi suất là: 108.000.000 /300.000.000đ x 100% / 120 ngày x 365 ngày = 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị D đã trả cho T được 97 ngày với số tiền là 328.500.000 đồng, trong đó tiền lãi của 97 ngày là:

86.955.882 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị D phải trả cho T là: 300.000.000đ x (20%/365 ngày) x 97 ngày = 15.882.353 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 86.955.882đ – 15,882.353đ = 71.073.529 đồng.

Gói vay này, chị Hoàng Thị D chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc 58.455.882 đồng.

Quá trình điều tra, chị Hoàng Thị D không hợp tác, không phối hợp cung cấp nội dung việc vay tiền của Nguyễn Xuân T.

23. Anh Trần Ngọc T, sinh năm 1979, trú tại: Tổ dân phố 2, phường Bắc Nghĩa, TP. Đồng Hới vay của T số tiền 40.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000 đ tiền gốc phải trả 7.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 255,5 %/năm, cao gấp 12,77 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Anh T đã thanh toán cho T 40 ngày với số tiền là 51.200.000 đồng, trong đó tiền lãi là 11.200.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh T phải trả cho T là:

40.000.000đ x (20%/365 ngày) x 40 ngày = 876.712 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 11.200.000đ – 876.712đ = 10.323.288 đồng.

Quá trình xác minh, anh Trần Ngọc T không có mặt tại địa phương, không xác định được đã đi đâu, làm gì.

24. Anh Trần Văn S, sinh năm 1991, trú tại Tổ dân phố P, phường P, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 05 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 05/01/2018, anh Trần Văn S vay của Nguyễn Xuân T số tiền 10.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 6.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 219 %/năm, cao gấp 10,95 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. S đã thanh toán cho T 10 ngày với số tiền là 10.600.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 600.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh S phải trả cho T là: 10.000.000đ x (20%/365 ngày) x 10 ngày = 54.795 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền:

545.205 đồng.

- Lần 2: Ngày 01/08/2018, anh Trần Văn S vay của Nguyễn Xuân T số tiền 20.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 6.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 219 %/năm, cao gấp 10,95 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. S đã thanh toán cho T 110 ngày với số tiền là 33.200.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 13.200.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh S phải trả cho T là: 20.000.000đ x (20%/365 ngày) x 110 ngày = 1.205.479 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 11.994.521 đồng.

- Lần 3: Ngày 17/09/2018, anh Trần Văn S vay của Nguyễn Xuân T số tiền 50.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 6.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 219 %/năm, cao gấp 10,95 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. S đã thanh toán cho T 10 ngày với số tiền là 53.000.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 3.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh S phải trả cho T là: 50.000.000đ x (20%/365 ngày) x 10 ngày = 273.973 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 2.726.027 đồng.

- Lần 4: Ngày 28/09/2018, anh Trần Văn S vay của Nguyễn Xuân T số tiền 40.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 4.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 146 %/năm, chênh Lch gấp 7,3 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. S đã thanh toán cho T 90 ngày với số tiền là 54.400.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 14.400.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh S phải trả cho T là: 40.000.000đ x (20%/365 ngày) x 90 ngày = 1.972.603 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 12.427.397 đồng.

- Lần 5: Ngày 08/01/2019, anh Trần Văn S vay của Nguyễn Xuân T số tiền 10.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 6.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 219%/năm, cao gấp 10,95 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. S đã thanh toán cho T 20 ngày với số tiền là 11.200.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 1.200.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh S phải trả cho T là: 10.000.000đ x (20%/365 ngày) x 20 ngày = 109.589 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 1.090.411 đồng.

Quá trình xác minh, anh Trần Văn S không có mặt tại địa phương, không xác định được đã đi đâu, làm gì.

25. Anh Hoàng H L, sinh năm 1976, trú tại Tổ dân phố 4, phường Nam Lý, TP. Đồng Hới đã vay của Nguyễn Xuân T 01 lần, cụ thể:

Ngày 11/12/2018, Anh Hoàng H L vay của Nguyễn Xuân T số tiền 30.000.000 đồng, thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 3.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 109,5 %/năm, cao gấp 5,47 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Anh L đã thanh toán cho T 41 ngày với số tiền là 33.700.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi là 3.700.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh L phải trả cho T là: 30.000.000đ x (20%/365 ngày) x 41 ngày = 675.799 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 3.024.201 đồng.

Quá trình xác minh, anh Hoàng H L không có mặt tại địa phương, không xác định được đã đi đâu, làm gì.

26. Chị Võ Thị V, sinh năm 1975, trú tại Tổ dân phố Diêm Bắc 1, phường Đức Ninh Đông, TP. Đồng Hới đã vay của Nguyễn Xuân T 03 lần, cụ thể:

- Lần 1: Ngày 16/3/2018, chị Võ Thị V vay của Nguyễn Xuân T số tiền 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp cứ 1 ngày trả 7.000.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 32 ngày. Chị V đã trả cho T đủ 32 ngày: 7.000.000đ x 32 ngày = 224.000.000 đồng; tiền lãi là: 224.000.000đ – 200.000.000đ = 24.000.000 đồng; mức lãi suất là: 24.000.000 /200.000.000đ x 100% / 32 ngày x 365 ngày = 140 %/năm, cao gấp 07 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị V phải trả cho T là: 200.000.000đ x (20% /365 ngày) x 32 ngày = 3.506.849 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 20.493.151 đồng. - Lần 2: Ngày 17/4/2018, chị Võ Thị V vay của Nguyễn Xuân T số tiền 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp cứ 1 ngày trả 7.000.000đ cả gốc và lãi, trả trong vòng 32 ngày. Chị V đã trả cho T đủ 32 ngày: 7.000.000đ x 32 ngày = 224.000.000 đồng; tiền lãi là: 224.000.000đ – 200.000.000đ = 24.000.000 đồng; mức lãi suất là:

24.000.000 /200.000.000đ x 100% / 32 ngày x 365 ngày = 140 %/năm, cao gấp 07 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Theo quy định, mức lãi suất cao nhất chị V phải trả cho T là: 200.000.000đ x (20% /365 ngày) x 32 ngày = 3.506.849 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 20.493.151 đồng.

- Lần 3: Ngày 16/5/2018, chị Võ Thị V vay của Nguyễn Xuân T số tiền 200.000.000 đồng. Thỏa thuận trả góp cứ 1 ngày trả 7.000.000đ cả gốc và lãi, trả trong vòng 32 ngày. Gói vay này có số tiền phải thanh toán là: 7.000.000đ x 32 ngày = 224.000.000 đồng; tiền lãi là: 224.000.000đ – 200.000.000đ = 24.000.000 đồng;

mức lãi suất là: 24.000.000 /200.000.000đ x 100% / 32 ngày x 365 ngày = 140 %/năm, cao gấp 07 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị V đã thanh toán cho T được 24 ngày với số tiền là 168.000.000 đồng, trong đó tiền lãi của 24 ngày là 18.000.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị V phải trả cho T là: 200.000.000đ x (20%/365 ngày) x 24 ngày = 2.630.137 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 15.369.863 đồng.

Quá trình xác minh, chị Võ Thị V không có mặt tại địa phương, không xác định được đã đi đâu, làm gì.

27. Chị Nguyễn Thị Hồng L, sinh năm 1964, trú tại số 6 đường L, phường Đ, thành phố Đ đã vay của Nguyễn Xuân T 01 lần, cụ thể: Ngày 11/7/2018, chị L vay của T số tiền là 100.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp 1 ngày 2.300.000 đồng cả gốc và lãi, trả trong vòng 60 ngày. Gói vay này có số tiền phải thanh toán là: 2.300.000đ x 60 ngày = 138.000.000 đồng; tiền lãi là: 138.000.000đ – 100.000.000đ = 38.000.000 đồng; mức lãi suất là: 38.000.000 /100.000.000đ x 100% / 60 ngày x 365 ngày = 231 %/năm, cao gấp 11,55 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. Chị L đã trả cho T được 15 ngày với số tiền là 34.500.000 đồng, tiền lãi của 15 ngày là: 9.500.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất chị L phải trả cho T là:

100.000.000đ x (20%/365 ngày) x 15 ngày = 821.918 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 9.500.000đ – 821.918đ = 8.678.082 đồng.

Gói vay này, chị Nguyễn Thị Hồng L chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc là 75.000.000 đồng.

Quá trình xác minh, chị Nguyễn Thị Hồng L đã bán nhà chuyển đi nơi khác nhưng không xác định được đã chuyển đi đâu.

28. Anh Bùi Mạnh T, sinh năm 1984, trú tại Tổ dân phố 7, phường B, thành phố Đ: Tài liệu thể hiện ngày 09/7/2018, T vay của Nguyễn Xuân T số tiền 30.000.000 đồng. thỏa thuận trả lãi cứ 1.000.000đ tiền gốc phải trả 4.000đ trong một ngày, như vậy mức lãi suất của gói vay là 146% /năm, cao gấp 7,3 lần so với quy định của Bộ luật dân sự. T đã thanh toán cho T 10 ngày với số tiền là 31.200.000 đồng, trừ tiền gốc thì tiền lãi của gói vay là 1.200.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, mức lãi suất cao nhất anh T phải trả cho T là: 30.000.000đ x (20%/365 ngày) x 10 ngày = 164.384 đồng. Như vậy, Nguyễn Xuân T đã thu lợi bất chính số tiền: 1.200.000đ – 164.384đ = 1.035.616 đồng. Quá trình làm việc, T không thừa nhận việc vay tiền của Nguyễn Xuân T.

29. Chị Bùi Thị S, sinh năm 1987, trú tại Tổ dân phố D, phường Đ, thành phố Đ: Tài liệu thể hiện ngày 04/6/2018 chị S vay của Nguyễn Xuân T số tiền 220.000.000 đồng, mỗi ngày phải thanh toán cả gốc và lãi với số tiền là 4.400.000 đồng, trả trong thời hạn 60 ngày, tương ứng mức lãi suất là 120%/ năm. Gói vay này chị S chưa thanh toán cho T. Hiện chị S đã bỏ địa P đi không rõ đi đâu, làm gì.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành trưng cầu giám định đối với chữ viết, chữ ký và chữ số trên 01 quyển sổ kế toán bìa màu xanh, 01 quyển sổ kế toán bìa màu vàng và các “Hợp đồng cho cá nhân vay tiền” thu giữ từ Nguyễn Xuân T. Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an tỉnh Quảng Bình đã có bản Kết luận giám định số 594/PC09(GĐ), ngày 14/6/2019 và bản Kết luận giám định số 828/PC09(GĐ), ngày 27/9/2019, kết luận: Chữ ký, chữ viết và chữ số trên các tài liệu cần giám định là do Nguyễn Xuân T ký và viết ra.

Tại bản cáo trạng số 317/VKS-P3 ngày 14 tháng 11 năm 2019 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình đã truy tố Nguyễn Xuân T về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” theo khoản 2 Điều 201 Bộ luật hình sự 2015.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 04/2020/HSST ngày 04/3/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã tuyên bố bị cáo Nguyễn Xuân T phạm tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

Áp dụng khoản 2 Điều 201; các điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; Xử phạt: Nguyễn Xuân T 07 (bảy) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt vào trại để thi hành án nhưng được tính trừ thời gian đã tạm giữ tạm giam trước từ ngày 18/6/2019 đến ngày 13/9/2019.

Áp dụng các điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự:

- Tịch thu, nộp vào Ngân sách nhà nước số tiền gốc 6.150.000.000 đồng mà bị cáo dùng để cho vay. Trong đó:

Buộc Nguyễn Thị P phải nộp lại số tiền 644.132.000 đồng (Sáu trăm bốn mươi bốn triệu một trăm ba mươi hai nghìn đồng);

Buộc bị cáo Nguyễn Xuân T phải nộp lại 5.505.868.000 đồng (Năm tỷ năm trăm linh năm triệu tám trăm sáu mươi tám nghìn đồng).

- Buộc Nguyễn Xuân T phải nộp lại số tiền lãi mà bị cáo đã thu của 17 người vay trong 71 gói vay không vượt quá 20%/năm 175.661.000 đồng (Một trăm bảy mươi lăm triệu sáu trăm sáu mươi mốt nghìn đồng) để tịch thu để nộp vào N sách nhà nước.

Tổng cộng Nguyễn Xuân T phải nộp để nộp vào N sách nhà nước 5.681.529.000 đồng (Năm tỷ sáu trăm tám mươi mốt triệu năm trăm hai mươi chín nghìn đồng). Số tiền Nguyễn Xuân T phải nộp được khấu trừ 80.000.000 đồng Nguyễn Xuân T đã nộp (hiện có trong tài khoản của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới). Nguyễn Xuân T còn phải nộp tiếp 5.601.529.000 đồng (Năm tỷ sáu trămlinh một triệu năm trăm hai mươi chín nghìn đồng).

Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự; xử: Buộc Nguyễn Xuân T phải trả lại số tiền thu lãi vượt quá cho những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu gồm:

Chị Nguyễn Thị T số tiền 27.116.000 đồng (Hai mươi bảy triệu một trăm mười sáu nghìn đồng);

Chị Nguyễn Thị N số tiền 16.547.000 đồng (Mười sáu triệu năm trăm bôn mươi bảy nghìn);

Anh Đoàn Văn T số tiền: 9.784.000 đồng (Chín triệu bảy trăm tám mươi bốn nghìn đồng);

Anh Phạm Xuân Năm số tiền 4.041.000 đồng (Bốn triệu không trăm bốn mươi mốt nghìn đồng);

Anh Trần Quý D số tiền: 5.582.000 đồng (Năm triệu năm trăm tám mươi hai nghìn đồng);

Chị Nguyễn Thị C số tiền 7.696.000 đồng (Bảy triệu sáu trăm chin mươi sáu nghìn đồng);

Anh Trần Ngọc A số tiền: 8.681.000 đồng (Tám triệu sáu trăm tám mươi mốt nghìn đồng).

Tổng cộng: 79.447.000 đồng (Bảy mươi chín triệu bốn trăm bốn mươi bảy nghìn đồng).

Sau khi án có hiệu lực, kể từ ngày có đơn yêu cầu của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong các khoản tiền hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu thêm khoản tiền lãi đối với số tiền còn chưa thi hành xong theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS tương ứng với thời gian chậm thi hành.

Án sơ thẩm còn tuyên về xử lý vật chứng vụ án, tuyên buộc bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm, nghĩa vụ chậm thi hành án; tuyên quyền kháng cáo của bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, theo quy định của pháp luật.

Ngày 19/3/2020 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình kháng nghị: yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo hướng sửa Bản án sơ thẩm, không áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự để tăng mức hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Xuân T.

Ngày 30/3/2020 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị P kháng cáo: Không đồng ý với Bản án sơ thẩm số 04/2020/HSST ngày 04/3/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới về việc tuyên buộc chị P phải nộp 644.132.000 đồng để sung vào N sách Nhà nước.

Tại phiên tòa phúc thẩm Bị cáo Nguyễn Xuân T khai, thừa nhận hành vi phạm tội của mình đúng như Cáo trạng đã truy tố và xét xử của án sơ thẩm. Bị cáo trình bày không kháng cáo và thống nhất theo quyết định của Bản án sơ thẩm. Bị cáo xác định khoản vay 40.000.000 đồng vào ngày 30/7/2018 của chị P là không đúng, bị cáo và chị P thỏa thuận khoản vay lần cuối với số tiền 50.000.000 đồng và đồng ý theo kháng cáo của chị P.

Đối với các khoản nộp N sách nhà nước và trả lại khoản lãi thu vượt quá cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bị cáo thống nhất và đồng ý chấp nhận nộp theo quyết định của Bản án sơ thẩm.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị P trình bày:

Đối với gói vay Ngày 18/5/2018, chị Nguyễn Thị P vay của Nguyễn Xuân T số tiền 200.000.000 đồng, chị P thanh toán cho T được 22 ngày, mỗi ngày 5.800.000 đồng, tổng tiền đã trả là 127.600.000 đồng chứ không phải 124.700.000 đồng như bản án đã xác định. Tiền lãi của 22 ngày là 32.000.000 đồng/ 40 ngày x 22 ngày = 17.200.000 đồng. như vậy đã trả gốc 110.400.000 đồng chứ không phải 107.500.000 đồng, chị chưa trả cho Nguyễn Xuân T số tiền gốc 89.600.000 đồng, bản án sơ thẩm xác định chị chưa trả gốc 92.500.000 đồng là không đúng.

Ngoài ra, chị cho rằng án sơ thẩm chưa tính số ngày đầu và cuối của các lần trả là chưa đúng, chị đã trả cho bị cáo T số tiền 61.900.000 đồng – chênh Lch tăng so với số tiền chị đã trả cho bị cáo T.

Đối với lần vay ngày 30/7/2018, số tiền 40.000.000 đồng, chị P cho rằng không vay tiền mặt của T là đây là số tiền gốc của lần vay ngày 09/7/2018 chị còn nợ 37.500.000 đồng, T làm tròn thành 40.000.000 đồng, do dó không có lần vay này, chị đã góp cho T 200.000 đồng ngày x 195 ngày, thành tiền là 39.000.000 đồng.

Việc bán xe ôtô nhãn hiệu Mazda CX 5 là do T ép buộc, chưa làm rõ số tiền bán xe được bao nhiêu. Chị P cho rằng bị cáo T có nhận 1.000.000.000 đồng từ em gái của chịl à chị P nhưng chưa trừ vào số nợ gốc.

Ngoài ra, chị đã trả cho T các khoản với tổng số tiền 153.500.000 đồng nhưng bản án sơ thẩm chưa trừ cho chị P.

Chị Trần Thị Khánh V đã trả cho T 66.000.000 đồng nhưng chưa khấu trừ vào gốc.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình phát biểu quan điểm:

Đơn kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quá hạn nhưng được chấp nhận xét theo trình tự phúc thẩm.

Về nội dung kháng cáo: Các quyết định của Bản án sơ thẩm về tội danh, hình phạt là có căn cứ, đúng pháp luật, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 355, 357 của Bộ luật tố tụng hình sự, chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình, không áp dụng điểm i, khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự và tăng hình phạt, xử bị cáo Nguyễn Xuân T từ 12 đến 13 tháng tù.

Chấp nhận một phần kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị P để xem xét về phần tịch thu nộp Ngân sách Nhà nước số tiền gốc là công cụ thực hiện hành vi phạm tội..

Bị cáo nói lời sau cùng: Bị cáo xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tính hợp pháp của đơn kháng cáo: Đơn kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị P được xác định làm ngày 30/3/2020 – là quá thời hạn trong thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 333 của Bộ luật tố tụng hình sự, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tiến hành họp xét kháng cáo quá hạn và chấp nhận kháng cáo quá hạn nên xác định là kháng cáo hợp pháp, được chấp nhận xem xét theo trình tự phúc thẩm.

[2] Quá trình điều tra và tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Xuân T thừa nhận: Từ đầu năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 vì mục đích vụ lợi bị cáo đã cho 17 người thực hiện 71 gói vay, có mức lãi suất thấp nhất là 104%/năm và cao nhất là 300%/ năm. Mức lãi suất này gấp 5,2 lần đến 15 lần mức lãi suất cao nhất cho phép quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, với tổng số tiền cho vay là:

6.150.000.000 đồng. Nguyễn Xuân T đã thu được số tiền 6.133.000.000đ Trong đó: Thu tiền lãi 1.159.283.784đ; tiền lãi 20% của khoản tiền vay mà T được phép thu theo quy định của BLDS là 175.661.790đ; bị cáo đã thu lợi bất chính số tiền là 983.622.075đ (Chín trăm tám mươi ba triệu, sáu trăm hai mươi hai nghìn, không trăm bảy mươi lăm đồng).

Tại phiên tòa phúc thẩm, Nguyễn Xuân T và Nguyễn Thị P xác định lại không thực hiện vay gói thứ 09 với số tiền 40.000.000 đồng, như vậy, số tiền gốc cho vay sẽ là 6.150.000.000 đồng – 40.000.000 đồng = 6.110.000.000 đồng.

Do đó, có đủ cơ sở để kết luận hành vi của bị cáo Nguyễn Xuân T mà Bản án sơ thẩm đã xác định là có căn cứ. Bản án sơ thẩm đã áp dụng khoản 2 Điều 201 của Bộ luật hình sự để xét xử bị cáo là đúng pháp luật.

[3] Xét kháng cáo nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình về hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Xuân T:

Theo tính chất, mức độ vụ án, phạm vi ảnh hưởng do hành vi của bị cáo đối với nhân dân nơi bị cáo thực hiện hành vi phạm tội; yêu cầu đấu tranh đối với loại tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước về lĩnh vực tài chính N hàng như bị cáo đã thực hiện; Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy:

Bản án sơ thẩm đánh giá, phân tích đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo phạm tội thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự, Bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đã tự nguyện nộp số tiền 80.000.000 đồng khắc phục hậu quả, được quy định tại các điểm s, b khoản 1 Điều 51, bị cáo nhiều lần hoạt động từ thiện, được ghi danh tấm lòng vàng là tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự.

Đối với kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình về không áp dụng điểm i khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự về tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, theo hướng dẫn tại Điều 4, mục I Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2020 của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề nghiệp vụ thì phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau mới không coi là phạm tội lần đầu; bị cáo T thực hiện hành vi phạm tội liên tục về mặt thời gian đối với nhiều người và bị truy tố cùng một lần với tổng số tiền thu lợi bất chính của tất cả các người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên không coi phạm tội đối với mỗi người là mỗi lần. Về trường hợp ít nghiêm trọng là phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 03 năm tù, do vậy, bị cáo T được xem xét áp dụng tình tiết quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự là phù hợp pháp luật.

Xét hình phạt 07 tháng tù mà cấp sơ thẩm đã tuyên phạt đối với bị cáo, Hội đồng xét xử thấy, Bị cáo thu lợi bất chính với số tiền 983.622.075 đồng của 17 người vay với 71 gói vay; cấp sơ thẩm khi xem xét, áp dụng pháp luật để tuyên mức án trên là chưa phù hợp, còn nhẹ, chưa tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Hiện nay, tình hình cho vay lãi nặng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan T, hành vi cho vay lãi nặng bị nghiêm cấm tuyệt đối nhưng bị cáo vẫn bất chấp, bị cáo lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính, làm cho người vay lâm vào hoàn cảnh khó khăn, gây bất bình trong quần chúng nhân dân, mức án 07 tháng tù chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống lại tội phạm trong tình hình hiện nay. Do đó cần chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát, sửa án sơ thẩm để tăng mức hình phạt lên đối với bị cáo là phù hợp.

Xét kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị P:

Qua kết quả kiểm tra, Hội đồng xét xử thấy Vào ngày 18/5/2018, chị Nguyễn Thị P vay của Nguyễn Xuân T số tiền 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả góp cả gốc và lãi trong 40 ngày, mỗi ngày trả 5.800.000 đồng. Chị P và bị cáo T thống nhất đã trả được 23 ngày (cấp sơ thẩm tính 22 ngày. Như vậy, từ ngày 18/5/2018 đến ngày 09/6/2018 là 23 ngày, do đó số tiền chị P đã trả là 5.800.000 đồng x 23 ngày =133.400.000 đồng, tiền lãi của 23 ngày là 32.000.000 đồng x 40 ngày x 23 ngày = 18.400.000 đồng, tiền gốc là 115.000.000 đồng, số tiền gốc còn lại chưa trả là 85.000.000 đồng. T đã nhận tiền chênh Lch so với án sơ thẩm 8.700.000 đồng Gói vay ngày 22/4/2018 chị P vay 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả 2.800.000 đồng/ngày, thời hạn vay 90 ngày, chị P trả đến 09/6/2018 là 49 ngày (cấp sơ thẩm tính 47 ngày) như vậy, 2.800.000 đồng x 49 ngày = 137.500.000 đồng, T đã nhận chênh lệch so với án sơ thẩm 02 ngày với số tiền 5.600.000 đồng Gói vay ngày 27/4/2018 của chị Phạm Thị Quỳnh T vay, chị P chịu trách nhiệm trả tiền vay cho T với số tiền gốc 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả 2.300.000 đồng/ngày, thời hạn vay 120 ngày, chị P trả đến 09/6/2018 là 44 ngày (cấp sơ thẩm tính 43 ngày); như vậy, 2.300.000 đồng x 44 ngày = 101.200.000 đồng, T nhận chênh lệch 01 ngày với số tiền 2.300.000 đồng.

Gói vay ngày 18/5/2018 chị Trần Thị Khánh V vay, chị P chịu trách nhiệm trả với số tiền 200.000.000 đồng, thỏa thuận trả 2.900.000 đồng/ngày, thời hạn vay 90 ngày, chị P trả đến 09/6/2018 là 23 ngày (cấp sơ thẩm tính 22 ngày) như vậy, 2.900.000 đồng x 23 ngày = 66.700.000 đồng, T nhận chênh lệch 1 ngày với số tiền 2.900.000 đồng Gói vay ngày 23/5/2018 chị Trần Thị Khánh V vay, chị P chịu trách nhiệm trả với số tiền 300.000.000 đồng, thỏa thuận trả 3.400.000 đồng/ngày, thời hạn vay 120 ngày, chị P trả đến 09/6/2018 là 18 ngày (cấp sơ thẩm tính 17 ngày) như vậy, 3.400.000 đồng x 18 ngày = 61.200.000 đồng. T nhận chênh lệch 1 ngày là 3.400.000 đồng Tổng số tiền mà bị cáo T đã nhận từ chị chênh lệch so với án sơ thẩm là 22.900.000 đồng, các bên thống nhất là nợ gốc. tại phiên tòa, bị cáo T xác nhận nên cần chuyển nghĩa vụ nộp số tiền này vào N sách từ chị P qua bị cáo T. Do đó, chấp nhận kháng cáo này của chị P.

Đối với kháng cáo yêu cầu xem xét lại lần vay ngày 30/7/2018, số tiền 40.000.000 đồng, chị P cho rằng không vay tiền mặt của T, và cho rằng đây là số tiền gốc của lần vay ngày 09/7/2018 chị còn nợ 37.500.000 đồng, T làm tròn thành 40.000.000 đồng nên không có lần vay này, chị đã góp cho T 200.000 đồng ngày x 195 ngày, thành tiền là 39.000.000 đồng. Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Xuân T xác nhận vay lần cuối là 50.000.000 đồng chứ không phải 40.000.000 đồng, do đó chấp nhận kháng cáo này của chị P. Xác định chị P đã trả 39.000.000 đồng cho bị cáo.

Đối với số tiền 66.000.000 đồng chuyển khoản, chị P có cung cấp các tài liệu chứng minh chị Trần Thị Khánh V đã chuyển tiền vào tài khoản của bị cáo T, được bị cáo xác nhận nên chấp nhận số tiền này và trừ vào số tiền gốc.

Tổng số tiền mà chị Nguyễn Thị P đã trả cho Nguyễn Xuân T là: 127.900.000 đồng, do đó chuyển nghĩa vụ từ chị P qua T số tiền này là phù hợp. Như vậy, Nguyễn Xuân T phải nộp số tiền 5.636.668.000 đồng, Nguyễn Thị P được trừ 127.900.000 đồng nên còn phải nộp số tiền 513.332.000 đồng Đối với các khoản đã trả cho T với tổng số tiền 153.500.000 đồng, bao gồm: Trả từ ngày 17/6/2018 đến ngày 25/6/2018 với số tiền 40.000.000 đồng; trả từ ngày 26/6/2018 đến ngày 06/7/2018 với tổng số tiền 42.000.000 đồng; trả từ ngày 23/7/2018 đến ngày 15/8/2018 với số tiền 24.000.000 đồng; trả từ ngày 16/8/2018 đến ngày 01/9/2018 là 8.000.000 đồng; ngày 04/9/2018 trả 5.5.00.000 đồng; trả được 14 ngày, mỗi ngày 500.000 đồng từ ngày 18/10/2018 với số tiền 7.000.000 đồng; ngày 19/11/2018 trả 15.000.000 đồng (chuyển khoản); ngày 14/12/2018 trả cho T 12.000.000 đồng (chuyển khoản). Tại phiên tòa chị P không cung cấp được chứng cứ và bị cáo T không thừa nhận nên không có cơ sở chấp nhận.

Đối với việc mua bán xe Mazda CX5 và việc vay mượn giữa bị cáo T với chị P – theo trình bày của chị P - là quan hệ pháp luật dân sự khác, Hội đồng xét xử không xem xét, nếu chị P có yêu cầu thì làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc khởi kiện vụ án dân sự khi có yêu cầu.

[4] Án sơ thẩm nhận định: Đối với số tiền lãi thu vượt quá quy định (trên 20%/năm) của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu hoàn trả; sau khi trừ tiền gốc người vay chưa trả nếu còn nợ gốc (số tiền gốc bị cáo đã phải nộp để sung quỹ) buộc bị cáo phải có nghĩa vụ hoàn trả theo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự là chưa đúng với hướng dẫn tại Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử. Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm là khoản tiền thu lợi bất chính của người vay nên được trả lại cho người vay tiền, trừ trường hợp sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. Đối với khoản tiền cho vay (tiền gốc) xác định là P tiện phạm tội nên bị tịch thu sung quỹ Nhà nước, không khấu trừ từ tiền lãi vượt quá 20%/năm vào tiền gốc chưa trả mà cần buộc người vay phải nộp lại số tiền gốc chưa trả để sung Ngân sách Nhà nước, bị cáo phải trả lại cho người vay tiền thu lãi vượt quá. Hiện nay, không có kháng cáo, kháng nghị nội dung này, bị cáo T đã đồng ý chấp nhận số tiền này nên Hội đồng xét xử không xem xét [4] Ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa đề nghị sửa án án sơ thẩm, tăng hình phạt đối với bị cáo và chấp nhận một phần kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị P là có cơ sở.

[5] Các quyết định khác của án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.

[6] Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo được chấp nhận một phần nên không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 357; khoản 2 các Điều 135, 136 của Bộ luật tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban T vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí và L phí Tòa án;

1. Chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình để sửa án sơ thẩm về hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Xuân T. Áp dụng khoản 2 Điều 201; các điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; Xử phạt: Nguyễn Xuân T 12 (mười hai) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo đi chấp hành án nhưng được trừ thời gian đã tạm giữ tạm giam trước từ ngày 18/6/2019 đến ngày 13/9/2019.

2. Chấp nhận một phần kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Nguyễn Thị P về việc bị cáo Nguyễn Xuân T đã nhận của chị số tiền 127.900.000 đồng.

2.1 Tịch thu, nộp vào Ngân sách nhà nước số tiền gốc 6.110.000.000 đồng mà bị cáo dùng để cho vay. Trong đó:

Buộc Nguyễn Thị P phải nộp lại số tiền 513.332.000 đồng (Năm trăm mười ba triệu ba trăm ba mươi hai nghìn đồng);

Buộc bị cáo Nguyễn Xuân T phải nộp lại 5.596.668.000 đồng (Năm tỷ năm trăm chín mươi sáu triệu sáu trăm sáu mươi tám nghìn đồng).

2.2 Tiếp tục tạm giữ số tiền 80.000.000 đồng do Nguyễn Xuân T đã nộp để khắc phục hậu quả (hiện có trong tài khoản của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình do Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh Quảng Bình chuyển theo ủy nhiệm chi lập ngày 05/12/2019) để đảm bảo cho việc thi hành án.

3. Không chấp nhận kháng cáo của chị Nguyễn Thị P về việc chị P đã trả cho bị cáo Nguyễn Xuân T 153.500.000 đồng.

4. Người kháng cáo chị Nguyễn Thị P không phải nộp án phí hình sự phúc thẩm. Trả lại cho Nguyễn Thị P 300.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp tại chi cục thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình theo biên lai thu tạm ứng án phí, L phí Tòa án số AA/2017/0006414 ngày 21/4/2020.

4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án phúc thẩm (ngày 29 tháng 6 năm 2020).

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1603
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 62/2020/HSPT ngày 29/06/2020 về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Số hiệu:62/2020/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Quảng Bình
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 29/06/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về