Bản án 58/2018/HSST ngày 30/11/2018 về tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG

BẢN ÁN 58/2018/HSST NGÀY 30/11/2018 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

Ngày 30 tháng 11 năm 2018 tại phòng xét xử số 1, Tòa án nhân dân huyên Đắk R’Lấp, tinh Đăk Nông mơ phiên toa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 68/2018/HSST ngày 16 tháng 11 năm 2018 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 68/2018/QĐXXST-HS ngày 19 tháng 11 năm 2018, đối với bị cáo:

Nguyễn Thị U, sinh năm 1972 tại tỉnh Bình Dương.

Nơi cư trú: Thôn 3, xã Q, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông; nghề nghiệp: Buôn bán; trình độ học vấn: 01/12; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; giới tính: Nữ; con ông Nguyễn Văn T (đã chết) và bà Nguyễn Thị X; có chồng là Lê Văn L, sinh năm 1971 và 04 con, con lớn nhất sinh năm 1995, con nhỏ nhất sinh năm 2014. Bị bắt tạm giữ từ ngày 15-8-2018 đến ngày 21-8-2018 được áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện đang tại ngoại – Có mặt.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Anh Lê Văn L, sinh năm 1971; trú tại: Thôn 3, xã Q, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông – Có mặt. 

Những người làm chứng:

1. Chị Y Q, sinh ngày 18-02-2000; trú tại: Thôn 11, xã Đ, huyện K, tỉnh KomTum – Vắng mặt.

2. Anh Nông Văn G, sinh năm 1995; trú tại: Tổ 2, khu phố P, thị xã Đ, tỉnhBình Phước – Vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Trong quá trình mở quán bán nước giải khát tại nhà mình (quán cà phê 858) ở thôn 3, xã Q, huyện Đ. Nguyễn Thị U thấy một số người đàn ông dân tộc Mông (không xác định được nhân thân, lai lịch) đến quán của mình uống nước và mang theo các cá thể động vật hoang dã do họ săn bắt được như: Cheo cheo, chồn, dúi, rắn. Thấy vậy, U nảy sinh ý định thu mua để bán lại kiếm lời. Từ ngày 05/8/2018 đến ngày 14/8/2018, U đã thu mua được từ những người này các cá thể động vật hoang dã gồm: 13 cá thể thú 4 chân đã bị mổ bụng, có lông màu đen - vàng; 01 cá thể thú 04 chân đã bị mổ bụng và cạo lông (U khai là cheo cheo, mua với giá 260.000 đồng/kg); 01 cá thể thú 04 chân đã bị mổ bụng có lông màu xám - trắng (Út khai là dúi, mua với giá 100.000 đồng/con) được bảo quản trong tủ đông hiệu SANAKY. 02 cá thể thú 04 chân còn sống có lông màu đen - vàng (U khai là cheo cheo, mua với giá 700.000 đồng/con) và 05 cá thể thú 04 chân còn sống có lông màu xám - trắng (U khai là dúi, mua với giá 260.000 đồng/kg) được nhốt trong 01 lồng sắt. 01 cá thể bò sát không chân, có vảy còn sống (U khai là rắn hổ chúa, mua với giá 1.200.000 đồng) được đựng trong 02 bao lưới lồng vào nhau.

Trong quá trình bảo quản các cá thể động vật còn sống để bàn giao cho Vườn Quốc gia Cát Tiên thì 01 cá thể cầy vòi hương có trọng lượng 0,8kg đã bị chết nên cơ quan cảnh sát điều tra đã đưa vào tủ đông bảo quản, chờ xử lý.

Các cá thể động vật hoang dã này được U nuôi nhốt, bảo quản tại nhà mình thì bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đắk R’lấp bắt quả tang vào lúc 08h30 ngày 15/8/2018 và thu giữ, niêm phong các cá thể động vật hoang dã nêu trên để tiến hành giám định.

Kết luận giám định tư pháp ngày 16/8/2018 của Chi cục kiểm lâm tỉnh Đắk Nông kết luận: 13 cá thể thú 04 chân đã bị mổ bụng, có lông màu đen - vàng là cheo cheo, thuộc nhóm IIB; 01 cá thể thú 04 chân đã bị mổ bụng có lông màu xám - trắng là dúi mốc lớn (động vật hoang dã thông thường); 01 cá thể thú 04 chân đã bị mổ bụng và cạo lông không xác định được loài; 02 cá thể thú 04 chân còn sống có lông màu đen - vàng là cầy vòi hương (động vật hoang dã thông thường); 05 cá thể thú 04 chân còn sống có lông màu xám - trắng là dúi mốc lớn; 01 cá thể bò sát không chân, có vảy còn sống là rắn hổ chúa, tên khoa học: Ophiophagushannah, là động vật thuộc “Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ” ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (số thứ tự 73, Phụ lục I, phần động vật).

Tại Cáo trạng số: 59/CT-VKS-ĐL ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đắk R’Lấp quyết định truy tố bị cáo Nguyễn Thị U về tội: “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 244 của Bộ luật hình sự.

Kết quả xét hỏi tại phiên tòa bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như nội dung Cáo trạng và thừa nhận Cáo trạng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông truy tố bị cáo về tội:“ Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 244 của Bộ luật hình sự là đúng, không oan.

Kết quả tranh luận tại phiên toà đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đắk R’Lấp vẫn giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo. Sau khi xem xét các chứng cứ buộc tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 244; điểm s khoản 1 khoản 2 Điều 51; Điều 65 của Bộ luật hình sự, xử phạt: Bị cáo Nguyễn Thị U từ 12 tháng đến 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 24 tháng đến 30 tháng về tội: “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”.

Về vật chứng vụ án gồm:

Chấp nhận Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định xử lý vật chứng số 38 ngày 30/8/2018 bằng các hình thức: Thả về tự nhiên đối với 07 cá thể động vật hoang dã còn sống (gồm 01 cá thể rắn hổ chúa, 01 cá thể cầy vòi hương, 05 cá thể dúi). Ngày 31/8/2018, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh học thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên đã thả các cá thể động vật hoang dã nêu trên về tự nhiên tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tiêu hủy 16 cá thể động vật đã chết (gồm 13 cá thể cheo cheo, 01 cá thể dúi mốc lớn, 01 cá thể cầy vòi hương, 01 cá thể thú không xác định được loài) vì không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không đủ điều kiện làm thực phẩm (tiêu hủy vào ngày 04/9/2018).

Tịch thu sung công quỹ Nhà nước 01 tủ đông hiệu SANAKY và 01 lồng sắt là tài sản dùng vào việc phạm tội còn giá trị sử dụng.

Tịch thu tiêu hủy 01 thau nhựa và 02 bao lưới màu xanh là tài sản dùng vào việc phạm tội không còn giá trị sử dụng.

Đối với 01 cân đồng hồ loại 5kg Nguyễn Thị U sử dụng để mua bán động vật hoang dã, trong quá trình sử dụng đã bị hư hỏng nên U đã bán cho một người thu mua phế liệu, Cơ quan cảnh sát điều tra đã truy tìm nhưng không thu giữ được nên không đề cập giải quyết.

Quá trình điều tra, Nguyễn Thị U khai nhận đã thu mua các thể động vật hoang dã của những người đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, việc mua bán diễn ra nhanh chóng, lén lút nên U không biết tên, địa chỉ và cũng không nhớ đặc điểm của những người bán, người mua nên Cơ quan Cảnh sát điều tra chưa có cơ sở xác minh, khi nào xác minh, làm rõ sẽ đề nghị xử lý sau; Đối với Lê Văn L không biết bị cáo U nuôi, nhốt, mua bán rắn hổ chúa mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đắk R’lấp bắt quả tang vào lúc 08h30 ngày 15/8/2018 nên không có căn cứ để xử lý.

Tại phiên toà bị cáo không bào chữa gì về hành vi phạm tội của mình mà chỉ đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Căn cứ các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến kiểm sát viên, bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đắk R’lấp, Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân huyện Đắk R’lấp, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định của Cơ quan và người tiến hành tố tụng đã thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật.

[2] Tại phiên tòa hôm nay bị cáo khai nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung bản Cáo trạng đã nêu. Lời khai của bị cáo phù hợp với lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra, biên bản bắt người phạm tội quả tang và phù hợp với tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, thể hiện: Ngày 15-8-2018 tại quán cà phê 858 thuộc thôn 3 xã Q, huyện Đ, Nguyễn Thị U đa co hanh vi nuôi nhốt và bảo quản các cá thể động vật hoang dã gồm: 13 cá thể cheo cheo đã bị mổ bụng thuộc nhóm IIB, 01 cá thể dúi mốc lớn đã bị mổ bụng và 05 cá thể dúi mốc lớn còn sống là động vật hoang dã thông thường, 01 cá thể tú 04 chân đã bị mổ bụng không xác định được loài; 02 cá thể cầy voi hương còn sống là động vật hoang dã thông thường, 01 cá thể rắn hổ chúa (tên khoa học là Ophiophagushannah) là động vật thuộc “Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên được bảo vệ” theo Nghị định số: 160/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ. Như vậy, hành vi của Nguyễn Thị U đã đủ yếu tố cấu thành tội:“ Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 244 của Bộ luật hình sự.

[3] Về các tình tiết tăng nặng: Bị cáo không có tình tiết tăng nặng. Về tình tiết giảm nhẹ: Sau khi phạm tội bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cai; gia đình bị cáo có công cách mạng, bị cáo có hoàn cảnh khó khăn có xác nhận của chính quyền địa phương nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1 khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Do vậy, Hội đồng xét xử, xét thấy cần xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo để thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật.

[4] Về hình phạt: Xét hành vi của bị cáo gây ra là nghiêm trọng, bị cáo là người có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển được mọi hành vi của bản thân trong cuộc sống, pháp luật buộc bị cáo phải biết việc săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị pháp luật nghiêm cấm. Nhưng do hám lợi nên bị cáo đã thực hiện hành nuôi, nhốt, buôn bán trái phép 01 cá thể rắn hổ chúa (tên khoa học là Ophiophagushannah) là động vật thuộc “Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên được bảo vệ” nên cần xư phat bi cao mưc an nghiêm tương xưng vơi mưc đô hanh vi cua bi cao đa gây ra. Tuy nhiên bị cáo là người có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng, có 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Vi vây, HĐXX xét thấy không cần thiết phải cách ly các bị cáo ra khỏi đời sống xã hội mà cho bị cáo tự cải tạo ngoài xã hội dưới sự giám sát, giáo dục của gia đình và chính quyền địa phương cũng đảm bảo được mục đích của hình phạt.

[5] Về hình phạt bổ sung: Xét thấy bị cáo có hoàn cảnh khó khăn nên không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền

[6] Về vật chứng vụ án: Xét, ngày 30-8-2018 Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định xử lý vật chứng số 38 bằng các hình thức: Thả về tự nhiên đối với 07 cá thể động vật hoang dã còn sống (gồm 01 cá thể rắn hổ chúa, 01 cá thể cầy vòi hương, 05 cá thể dúi). Ngày 31/8/2018, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh học thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên đã thả các cá thể động vật hoang dã nêu trên về tự nhiên tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tiêu hủy 16 cá thể động vật đã chết (gồm 13 cá thể cheo cheo, 01 cá thể dúi mốc lớn, 01 cá thể cầy vòi hương, 01 cá thể thú không xác định được loài) vì không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không đủ điều kiện làm thực phẩm (tiêu hủy vào ngày 04/9/2018) là phù hợp với quy định của pháp luật nên cần chấp nhận.

Xét 01 tủ đông hiệu SANAKY và 01 lồng sắt là tài sản bị cáo dùng vào việc phạm tội còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu sung công quỹ Nhà nước.

Xét 01 thau nhựa và 02 bao lưới màu xanh là tài sản bị cáo dùng vào việc phạm tội không còn giá trị sử dụng cần tich thu tiêu hủy.

Đối với 01 cân đồng hồ loại 5kg Nguyễn Thị U sử dụng để mua bán động vật hoang dã, trong quá trình sử dụng đã bị hư hỏng và U đã bán cho một người thu mua phế liệu, Cơ quan cảnh sát điều tra đã truy tìm nhưng không thu giữ được nên không đề cập giải quyết.

[7] Đối với hành vi của Nguyễn Thị U thu mua các thể động vật hoang dã của những người đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, việc mua bán diễn ra nhanh chóng, lén lút nên U không biết tên, địa chỉ và cũng không nhớ đặc điểm của những người bán, người mua nên Cơ quan Cảnh sát điều tra chưa có cơ sở xác minh, khi nào xác minh, làm rõ được sẽ đề nghị xử lý sau; Đối với Lê Văn L không biết bị cáo U nuôi, nhốt, mua bán rắn hổ chúa nên không có căn cứ để xử lý.

[8] Xét quan điểm đề nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và đúng pháp luật cần chấp nhận.

[9] Về án phí: Buộc bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 244; điểm s khoản 1 khoản 2 Điều 51; Điều 65 của Bộ luật hình sự. Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Thị U 01 (một) năm 03 (ba) tháng tù, về tội: “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo Nguyễn Thị U cho Ủy ban nhân dân xã Q, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông và gia đình giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trong trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách bị cáo Nguyễn Thị U cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Toà án có thể buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt tù của bản án này. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Toà án buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt này và tổng hợp hình phạt của bản án mới.

2. Về vật chứng vụ án: Căn cư điêm a điêm c khoan 1 khoan 2 Điều 47 Bô luât hinh sư; Ap dung điêm a khoan 2 Điều 106 cua Bô luât tố tung hinh sư;

Chấp nhận Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định xử lý vật chứng số 38 ngày 30/8/2018 bằng các hình thức: Thả về tự nhiên đối với 07 cá thể động vật hoang dã còn sống (gồm 01 cá thể rắn hổ chúa, 01 cá thể cầy vòi hương, 05 cá thể dúi). Ngày 31/8/2018, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh học thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên đã thả các cá thể động vật hoang dã nêu trên về tự nhiên tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tiêu hủy 16 cá thể động vật đã chết (gồm 13 cá thể cheo cheo, 01 cá thể dúi mốc lớn, 01 cá thể cầy vòi hương, 01 cá thể thú không xác định được loài) vì không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không đủ điều kiện làm thực phẩm (tiêu hủy vào ngày 04/9/2018).

Tịch thu sung công quỹ Nhà nước 01 tủ đông hiệu SANAKY và 01 lồng sắt; Tịch thu tiêu hủy 01 thau nhựa và 02 bao lưới màu xanh.

3. Về án phí: Căn cứ khoản 2 Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự; điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án. Buộc bi cao Nguyễn Thị U phải chịu 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.

Bị cáo có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo bản án liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

773
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 58/2018/HSST ngày 30/11/2018 về tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Số hiệu:58/2018/HSST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Đắk R'Lấp - Đăk Nông
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 30/11/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về