Bản án 52/2020/HS-PT ngày 26/06/2020 về tội vi phạm quy định khai thác và bảo vệ rừng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

BẢN ÁN 52/2020/HS-PT NGÀY 26/06/2020 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG

Ngày 26 tháng 6 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 54/2020/TLPT-HS ngày 20 tháng 4 năm 2020 đối với bị cáo K’Đ cùng đồng phạm do kháng cáo của các bị cáo K’Đ, K’C, K’B, K’P đối với bản án hình sự sơ thẩm số 10/2020/HS-ST ngày 05/03/2020 của Tòa án nhân dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Bị cáo kháng cáo:

1. Họ và tên: K’Đ; sinh năm 1990 tại tỉnh Lâm Đồng; nơi ĐKHKTT và cư trú: Thôn h, xã LL, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng; nghề nghiệp: Làm vườn; trình độ văn hóa: 9/12; dân tộc: Châu Mạ; giới tính: Nam; tôn giáo: Tin lành; quốc tịch: Việt Nam; con ông K’Đì, sinh năm 1970 và bà Ka L, sinh năm 1972; vợ: Ka Hiên, sinh năm 1992; con: Có ba người con, lớn nhất sinh năm 2012, nhỏ nhất sinh năm 2020; tiền án, tiền sự: Không.

Bị bắt tạm tạm giam từ ngày 13-7-2018 đến ngày 03-02-2019 thì được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; hiện tại ngoại: Thôn h, xã LL, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng. Có mặt.

2. Họ và tên: K’C; sinh năm 1989 tại tỉnh Lâm Đồng; nơi ĐKHKTT và cư trú: Thôn h, xã LL, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng; nghề nghiệp: Làm vườn; trình độ văn hóa: 9/12; dân tộc: Châu Mạ; giới tính: Nam; tôn giáo: Tin lành; quốc tịch: Việt Nam; con ông K’Y, sinh năm 1956 và bà Ka Y, sinh năm 1956; vợ: Cil PMG, sinh năm 1990; con: Có hai người con, lớn sinh năm 2014, nhỏ sinh năm 2020; tiền án, tiền sự: Không.

Bị bắt tạm tạm giam từ ngày 13-7-2018 đến ngày 03-02-2019 thì được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; hiện tại ngoại: Thôn h, xã LL, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng. Có mặt.

3. Họ và tên: K’B; sinh năm 1994 tại tỉnh Lâm Đồng; nơi ĐKHKTT và cư trú: Thôn h, xã LL, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng; nghề nghiệp: Làm vườn; trình độ văn hóa: 5/12; dân tộc: Châu Mạ; giới tính: Nam; tôn giáo: Tin lành; quốc tịch: Việt Nam; con ông K’Bà, sinh năm 1972 và bà Ka C (Đã chết); vợ: Ka S, sinh năm 1994; con: có hai người con, lớn nhất sinh năm 2012, nhỏ nhất sinh năm 2016; tiền án, tiền sự: Không.

Bị bắt tạm tạm giam từ ngày 13-7-2018 đến ngày 25-7-2018 thì được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; hiện tại ngoại: Thôn h, xã LL, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng. Có mặt.

4. Họ và tên: K’P; sinh năm 1992 tại tỉnh Lâm Đồng; nơi ĐKHKTT và cư trú: Thôn h, xã LL, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng; nghề nghiệp: Làm vườn; trình độ văn hóa: 9/12; dân tộc: Châu Mạ; giới tính: Nam; tôn giáo: Tin lành; quốc tịch: Việt Nam; con ông K’Ô, sinh năm 1960 và bà Ka M, sinh năm 1946; vợ: Ka D, sinh năm 1990; con: có hai người con sinh năm 2012, nhỏ nhất sinh năm 2016; tiền án, tiền sự: Không.

Bị bắt tạm tạm giam từ ngày 13-7-2018 đến ngày 03-02-2019 thì được thay thế biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; hiện tại ngoại: Thôn h, xã LL, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng. Có mặt.

Trợ giúp viên pháp lý Lê Anh Vũ - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lâm Đồng bào chữa cho bị cáo K’B, K’Đ. Có mặt.

Trợ giúp viên pháp lý Lê Anh Vũ - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lâm Đồng bào chữa cho bị cáo K’P, K’C. Có mặt.

Trong vụ án này còn có nguyên đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có kháng cáo; không bị kháng nghị.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào ngày 04-7-2018, Công an huyện Bảo Lâm phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Bảo Lâm và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Lâm bắt quả tang K’Đ, K’C, K’B, K’P, K’D và K’N đều trú tại Thôn h, xã LL, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng đang sử dụng 06 xe máy độ chế không biển số vận chuyển 10 hộp gỗ Giổi với khối lượng 0,391m3. Quá trình điều tra đã xác định: Vì muốn có tiền tiêu xài nên vào khoảng năm 2016 đến đầu tháng 7 năm 2018 K’Đ, K’C, K’B, K’P và một số đối tượng khác mang các máy cưa xăng, dầu nhớt, xe máy độ chế rủ nhau đến khu vực rừng thuộc tiểu khu 378, 384, 385, 404 thuộc xã LL, huyện BL, tỉnh Lâm Đồng tìm gỗ rồi cùng nhau khai thác 45 cây gỗ các loại bán chia nhau tiêu xài. Ngày 04-7-2018 khi K’Đ, K’C, K’B, K’P, K’D và K’N đang vận chuyển 10 hộp Giổi trên 06 chiếc xe máy độ chế thì bị bắt quả tang, lập biên bản thu các tang vật. Ngày 05-7-2018, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bảo Lâm đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh, thu hồi lâm sản có liên quan tại nhà của K’B, K’D, K’P, K’C và Nguyễn Hữu L (là người đã mua lâm sản). Kết quả đã lập biên bản thu giữ 1,156m3 gỗ Giổi cụ thể: 11 hộp gỗ Giổi của K’D có khối lượng 0,359 m3; 05 hộp gỗ Giổi của K’Báo có khối lượng 0,203 m3; 01 hộp gỗ Giổi của K’P có khối lượng 0,096m3; 03 hộp gỗ Giổi của K’C có khối lượng 0,137m3; 14 hộp gỗ Giổi của ông Nguyễn Hữu L có khối lượng 0,361m3.

Tại kết quả khám nghiệm hiện trường ngày 06-7-2018, xác minh hiện trường ngày 06-12-2018 và ngày 13-02-2019 cho thấy lâm sản thiệt hại là 45 cây gỗ Giổi, Thông và SP với tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại là 85,850m3, trong đó khối lượng gỗ đã lấy đi khỏi hiện trường là 29,866m3, khối lượng gỗ còn tại hiện trường là 55,986m3, các cây gỗ thuộc rừng phòng hộ có khối lượng 34,834m3 và thuộc rừng sản xuất là rừng tự nhiên có khối lượng 51,016m3. Các cây gỗ bị khai thác thuộc Lâm phần quản lý bảo vệ của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Lâm, địa giới hành chính xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Tại kết luận định giá tài sản số 82/KLĐG ngày 14-8-2018 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Bảo Lâm, kết luận: 85,850m3 gỗ các bị can và các đối tượng khác đã khai thác có giá trị thiệt hại thành tiền là 514.168.208 đồng.

Qua điều tra đã xác định được số cây, khối lượng lâm sản các đối tượng thừa nhận đã tham gia khai thác trái phép như sau:

- K’Đ thừa nhận tham gia khai thác là 25 cây, có khối lượng lâm sản thiệt hại 66,201m3 thành tiền theo kết luận định giá là 89.193.758 đồng.

- K’C thừa nhận tham gia khai thác 23 cây, có khối lượng lâm sản thiệt hại 52,361m3 thành tiền theo kết luận định giá là 73.618.970 đồng.

- K’B thừa nhận tham gia khai thác 13 cây, có khối lượng lâm sản thiệt hại 48,135m3 thành tiền theo kết luận định giá là 72.093.924 đồng.

- K’P thừa nhận đã tham gia khai thác 15 cây, có khối lượng lâm sản thiệt hại 45,349m3 thành tiền theo kết luận định giá là 117.914.586 đồng.

- K’N thừa nhận đã tham gia khai thác 11 cây, có khối lượng lâm sản thiệt hại 17,103m3 thành tiền theo kết luận định giá là 34.841.021 đồng.

- K’D thừa nhận đã tham gia khai thác 04 cây, có khối lượng lâm sản thiệt hại 8,756m3 thành tiền theo kết luận định giá là 27.451.902 đồng Sau khi bị bắt trong quá trình điều tra các bị can K’Đàn, K’Chom, K’Báo, K’Phong đã khai nhận, khi khai thác gỗ trái phép còn có sự tham gia cùng của các đối tượng khác, cụ thể:

- K’R (còn gọi là K’Kiềng) tham gia khai thác cùng 10 cây, với khối lượng lâm sản thiệt hại 23,646m3, nhưng K’Ríc chỉ thừa nhận đã tham gia khai thác 01 cây với khối lượng 5,165m3 thành tiền theo kết luận định giá là 4.562.583 đồng.

- K’Krơ tham gia khai thác cùng 10 cây, khối lượng lâm sản thiệt hại 18,219m3, K’Krơng thừa nhận đã tham gia khai thác 10 cây thành tiền theo kết luận định giá là 16.807.813 đồng.

- K’Ki tham gia khai thác cùng 04 cây, khối lượng lâm sản thiệt hại 8,664m3 và K’Ki thừa nhận đã tham gia khai thác 04 cây (trong đó có 01 cây đã bị cưa hạ từ trước) thành tiền theo kết luận định giá là 7.489.809 đồng.

- Đặng Phúc H tham gia khai thác cùng 01 cây, khối lượng lâm sản thiệt hại 1,693m3 thành tiền theo kết luận định giá là 3.188.323 đồng và Hiền đã thừa nhận.

- K’Pi tham gia khai thác cùng 05 cây, với khối lượng lâm sản thiệt hại 5.084m3 nhưng K’Pièr không thừa nhận tham gia khai thác, chỉ thừa nhận đi vác giúp gỗ do K’Ngâu đã xẻ thành lóng trước đó với khối lượng 0,188m3 thành tiền theo kết luận định giá là 107.955 đồng.

- K’Mi tham gia khai thác cùng 04 cây, khối lượng lâm sản thiệt hại 4,875m3. K’Miệu thừa nhận khai thác 01 cây gỗ đã bị ngã gãy với khối lượng 1.693m3 thành tiền theo kết luận định giá là 3.188.323 đồng.

- K’De (còn gọi là K’Sì) đã tham gia khai thác cùng là 03 cây, với khối lượng lâm sản thiệt hại 4,202m3, nhưng K’De chỉ thừa nhận đã tham gia khai thác 01 cây với khối lượng 0,471m3 thành tiền theo kết luận định giá là 1.092.988 đồng.

- K’G tham gia khai thác cùng 06 cây, với khối lượng lâm sản thiệt hại 6,451m3 nhưng K’Gồng chỉ thừa nhận đã tham gia khai thác 02 cây gỗ với khối lượng 1,872m3 thành tiền theo kết luận định giá là 1.293.245 đồng.

- K’Gi tham gia khai thác cùng 06 cây, khối lượng lâm sản thiệt hại 6,451m3 thành tiền theo kết luận định giá là 3.983.113 đồng.

- K’E tham gia khai thác cùng 06 cây, khối lượng lâm sản thiệt hại 6,451m3 thành tiền theo kết luận định giá là 3.983.113 đồng, K’E thừa nhận đã tham gia khai thác.

- K’N tham gia khai thác cùng 01 cây, với khối lượng lâm sản thiệt hại 0,4789m3 thành tiền theo kết luận định giá là 1.518.818 đồng, K’Nợn thừa nhận đã tham gia khai thác.

- K’G (còn gọi là K’Giá) tham gia khai thác cùng 02 cây, với khối lượng lâm sản thiệt hại 9,393m3 thành tiền theo kết luận định giá là 14.198.060 đồng. K’Giáp thừa nhận đã tham gia khai thác.

- K’Gia tham gia khai thác cùng 02 cây, khối lượng lâm sản thiệt hại 12,140m3 thành tiền theo kết luận định giá là 16.341.277 đồng, K’Giang thừa nhận đã tham gia khai thác.

- K’Th tham gia khai thác cùng 01 cây, khối lượng lâm sản thiệt hại 4,461m3 thành tiền theo kết luận định giá là 2.470.076 đồng, K’Thân thừa nhận đã tham gia khai thác.

- K’Le tham gia khai thác cùng 03 cây, với khối lượng lâm sản thiệt hại 6,404m3, nhưng K’Lem thừa nhận đã tham gia khai thác cùng với K’Đàn, K’Chom 01 cây với khối lượng 1,447m3 thành tiền theo kết luận định giá là 1.741.078 đồng.

- K’A tham gia khai thác cùng 01 cây, khối lượng lâm sản thiệt hại 0,625m3 thành tiền theo kết luận định giá là 211.492 đồng, K’An thừa nhận đã tham gia khai thác.

- K’K tham gia khai thác cùng 01 cây, với khối lượng lâm sản thiệt hại 8,915m3 thành tiền theo kết luận định giá là 12.679.242 đồng. K’Kim thừa nhận đã tham gia khai thác 01 cây cùng với K’Báo.

- Bàn Văn Qđã tham gia khai thác cùng 01 cây, khối lượng lâm sản thiệt hại 1,149m3. Quý thừa nhận đi kéo gỗ xẻ hộp do K’Đàn xẻ trước đó với khối lượng 1.149m3 thành tiền theo kết luận định giá là 1.920.776 đồng.

- K’X tham gia khai thác cùng 01 cây, với khối lượng lâm sản thiệt hại 0,505m3 thành tiền theo kết luận định giá là 264.710 đồng. K’Xi thừa nhận đã tham gia khai thác 01 cây cùng với K’Ngâu.

Ngoài ra K’Đ, K’P, K’C, K’B còn khai quá trình khai thác gỗ còn có sự tham gia của K’L, K’Đ, K’N, K’D, K’Chi, K’L, K’Y, K’Q Quá trình điều tra K’L, K’Đ, K’N, K’D, K’Chi, K’L không thừa nhận đã tham gia khai thác như lời khai của các bị can. Đối với K’Kh, K’V, K’X, K’H không xác định được nhân thân lai lịch và địa chị cụ thể. K’Y, K’Q thừa nhận chỉ phụ giúp vận chuyển nên không có căn cứ để xem xét xử lý theo quy định.

Về tang vật vụ án: Cơ quan CSĐT Công an huyện Bảo Lâm đã tạm giữ:

- 06 xe máy độ chế, không biển số; 01 máy cưa xăng, thân màu đỏ, đã qua sử dụng, không nhãn hiệu, không có lam cưa của K’Den; 01 máy cưa xăng màu đỏ cam, thân máy có ghi dòng chữa “242 XP HUSQUVARN” có gắn lam và sên của K’P; 01 thước mét màu vàng có chiều dài 3m đã qua sử dụng của K’Ngâu;

01 máy cưa xăng, thân màu đỏ, nhãn hiệu ECHO không có lam và 01 thước mét màu vàng dài 3m của K’Đ; 01 máy cưa xăng, thân màu đỏ đen đã qua sử dụng, có ghi dòng chữ “KIORITZ 397” có gắn lam của K’C.

- Khối lượng 1,547m3 gỗ gồm: 0,391m3 là gỗ thu giữ khi bắt quả tang K’Đ, K’C, K’P, K’B, K’N và K’D; 1,156m3 là gỗ thu giữ tại nhà của K’B, K’P, K’C và Nguyễn Hữu L. Cơ quan điều tra Công an huyện Bảo Lâm đã ra quyết định xử lý vật chứng chuyển Hạt Kiểm Lâm huyện Bảo Lâm đã bán đấu giá để sung ngân sách theo quy định.

Về trách nhiệm bồi thường: Các bị can K’Đ, K’C, K’B, K’ cùng những đối tượng liên quan khác phải có trách nhiệm bồi thường cho nhà nước tương ứng với số cây đã tham gia theo kết luận định giá tài sản. Hiện các bị can đã cùng gia đình nộp khắc phục hậu quả để sung ngân sách nhà nước là 10.000.000 đồng/bị can.

Tại bản cáo trạng số 72/CT-VKSBL ngày 16-11-2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng truy truy các bị cáo K’Đ, K’P K’C, K’B về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” theo quy định tại khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999.

Tại bản án số 10/2020/HS-ST; ngày 05-3-2020 của Tòa án nhân dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng:

Tuyên bố các bị cáo K’Đ, K’C, K’B, K’P phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’Đ 30 (ba mươi) tháng tù, được trừ thời hạn tạm giam là 06 tháng 21 ngày (từ ngày 13-7-2018 đến ngày 03-02-2019), còn phải chấp hành 23 tháng 09 ngày tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt giam thi hành án.

Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’C 18 (mười tám) tháng tù, được trừ vào thời hạn tạm giam 06 tháng 21 ngày (từ ngày 13-7-2018 đến ngày 03-02-2019), còn phải chấp hành 11 tháng 09 ngày, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt giam thi hành án.

Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’B 18 (mười tám) tháng tù, được trừ vào thời hạn tạm giam 13 ngày (từ ngày 13-7- 2018 đến ngày 25-7-2018), còn phải chấp hành 17 tháng 17 ngày, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt giam thi hành án.

Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’P 24 (hai mươi bốn) tháng tù, được trừ vào thời hạn tạm giam 06 tháng 21 ngày (từ ngày 13-7-2018 đến ngày 03-02-2019), còn phải chấp hành 17 tháng 09 ngày tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt giam thi hành án.

Về tránh nhiệm dân sự: Buộc bị cáo K’Đ phải bồi thường cho nhà nước số tiền 78.682.156 đồng; Buộc bị cáo K’C phải bồi thường cho nhà nước số tiền 62.031.868 đồng; Buộc bị cáo K’ phải bồi thường cho nhà nước số tiền 59.988.635 đồng; Buộc bị cáo K’P phải bồi thường cho nhà nước số tiền 116.649.319 đồng.

Buộc những người có tên sau phải bồi thường cho nhà nước cụ thể: Anh K’N phải bồi thường số tiền 31.329.419 đồng; anh K’D phải bồi thường số tiền 14.121.907 đồng; anh Bàn Văn Q phải bồi thường số tiền 1.920.776 đồng; anh K’G phải bồi thường 3.983.114 đồng, anh K’E phải bồi thường 3.983.113 đồng; anh K’K phải bồi thường 16.807.814 đồng; anh K’G (Gò) phải bồi thường 1.293.245 đồng; anh K’Ric (Kiềng) phải bồi thường 4.562.583 đồng; K’Giáp (Giếp) phải bồi thường 14.198.060 đồng; anh K’N phải bồi thường 1.518.818 đồng; anh K’D phải bồi thường 1.092.988 đồng; anh K’P phải bồi thường 107.955 đồng; anh K’K phải bồi thường 7.489.809 đồng; anh K’G phải bồi thường 16.341.277 đồng; anh K’M phải bồi thường 3.188.323 đồng; anh Đặng Phúc H phải bồi thường 3.188.323 đồng; anh K’An phải bồi thường 211.492 đồng; anh K’Tphải bồi thường 2.470.076 đồng; ông K’Y phải bồi thường 2.011.254 đồng; anh K’X phải bồi thường 264.710 đồng; anh K’K phải bồi thường 12.679.242 đồng; anh K’L phải bồi thường 1.741078 đồng.

Bản án còn xử lý vật chứng; tuyên án phí và quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.

Ngày 11-3-2020 các bị cáo K’Đ, K’C, K’B, K’P kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo.

Tại phiên tòa các bị cáo giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo; xuất trình được tình tiết giảm nhẹ mới là các biên lai nộp tiền khắc phục hậu quả sau khi đã xét xử sơ thẩm; trong đó bị cáo K’Đ khắc phục thêm 30.000.000 đồng; K’P khắc phục thêm 50.000.000 đồng; K’C khắc phục thêm 12.000.000 đồng; K’B khắc phục thêm 30.000.000 đồng.

Trợ giúp viên pháp lý bào chữa cho các bị cáo; thống nhất về tội danh như Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử các bị cáo; đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét các bị cáo có xuất trình tình tiết giảm nhẹ mới là các biên lai nộp tiền khắc phục hậu quả; hoàn cảnh kinh tế khó khăn; lao động chính trong gia đình; gia đình có công cách mạng; vợ bị cáo K’P bị bệnh nặng.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng đề nghị áp dụng điểm b khoản 1 Điều 355; điểm c khoản 1 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo; sửa án sơ thẩm; giảm cho mỗi bị cáo từ 06 đến 09 tháng tù.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Vì mục đích vụ lợi, trong thời gian khoảng từ năm 2016 đến ngày 04- 7-2018, K’Đ cùng với K’C, K’B, K’P và một số đối tượng khác vào khu vực rừng của Nhà nước tại các tiểu khu 378, 384, 385, 404 thuộc lâm phần quản lý và bảo vệ của Công ty TNHH Lâm nghiệp Bảo Lâm, địa giới hành chính thuộc xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng để khai thác gỗ trái phép bán lấy tiền chia nhau tiêu xài cá nhân. Ngày 04-7-2018, Cơ quan Công an huyện Bảo Lâm phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Bảo Lâm và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Lâm bắt quả tang K’Đ, K’C, K’B, K’P, K’D và K’N đều trú tại thôn h, xã LL, huyện BL đang sử dụng 06 xe máy độ chế không biển số vận chuyển 10 hộp gỗ Giổi với khối lượng 0,391m3. Ngày 05-7-2018, Công an huyện Bảo Lâm đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh, thu hồi lâm sản có liên quan tại nhà của K’B, K’D, K’P, K’C và Nguyễn Hữu L (là người đã mua lâm sản). Kết quả đã lập biên bản thu giữ 1,156m3 gỗ cụ thể: 11 hộp gỗ Giổi của K’Den có khối lượng 0,359 m3; 05 hộp gỗ Giổi của K’Báo có khối lượng 0,203 m3; 01 hộp gỗ Giổi của K’P có khối lượng 0,096m3; 03 hộp gỗ Giổi của K’C có khối lượng 0,137m3; 14 hộp gỗ Giổi của Nguyễn Hữu L có khối lượng 0,361m3.

Tại kết quả khám nghiệm hiện trường ngày 06-7-2018, xác minh hiện trường ngày 06-12-2018 và ngày 13-02-2019 cho thấy: Lâm sản thiệt hại là 45 cây gỗ Giổi, Thông và SP với tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại là 85,850m3, trong đó khối lượng gỗ đã lấy đi khỏi hiện trường là 29,866m3, khối lượng gỗ còn tại hiện trường là 55,986m3, các cây gỗ thuộc rừng phòng hộ có khối lượng 34,834m3 và thuộc rừng sản xuất là rừng tự nhiên có khối lượng 51,016m3.

Tại kết luận định giá tài sản số 82/KLĐG ngày 14-8-2018 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Bảo Lâm, kết luận: 85,850m3 gỗ các bị cáo và các đối tượng khác đã khai thác trái phép có giá trị thiệt hại thành tiền là 514.168.208 đồng. Đối với các bị cáo cụ thể tham gia khai thác trái phép gây thiệt hại như sau: K’Đ tham gia khai thác 25 cây, có khối lượng 66,201m3 vi tổng giá trị lâm sản thiệt hại theo kết luận định giá là 89.193.758 đồng; K’C tham gia khai thác 23 cây, có khối lượng 52,361m3 với tổng giá trị lâm sản thiệt hại theo kết luận định giá là 73.618.970 đồng. K’B tham gia khai thác 13 cây, có khối lượng 44,135m3 với tổng giá trị lâm sản thiệt hại theo kết luận định giá là 72.093.924 đồng. K’P tham gia khai thác 15 cây, có khối lượng 45,349m3 với tổng giá trị lâm sản thiệt hại theo kết luận định giá là 117.914.586 đồng.

[2] Xét kháng cáo của các bị cáo: Đơn kháng cáo của các bị cáo làm trong hạn luật định và đúng quy định nên được xem xét.

Hành vi của các bị cáo thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật hình sự. Các bị cáo nhận thức và biết được rằng rừng là tài nguyên Quốc gia, nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi khai thác lâm sản trái phép, nhưng vì mục đích tư lợi cá nhân, bất chấp các qui định của nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, các bị cáo ngang nhiên cưa hạ cây rừng trái phép.

Tòa án sơ thẩm Tuyên bố các bị cáo K’Đ, K’C, K’B, K’P phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”. Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’Đ 30 (ba mươi) tháng tù; Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’C 18 (mười tám) tháng tù; Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’B 18 (mười tám) tháng tù; Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’P 24 (hai mươi bốn) tháng tù là đúng người, đúng tội và đúng quy định pháp luật; riêng đối với bị cáo K’Đ Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 là chưa phù hợp; trong phần quyết định chưa áp dụng điều luật để tuyên giải quyết trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng và án phí nên cần rút kinh nghiệm chung.

Tại phiên tòa các bị cáo giữ nguyên kháng cáo và xuất trình được tình tiết giảm nhẹ mới là các biên lai nộp tiền khắc phục hậu quả sau khi đã xét xử sơ thẩm; trong đó bị cáo K’Đ khắc phục thêm 30.000.000 đồng; K’P khắc phục thêm 50.000.000 đồng; K’C khắc phục thêm 12.000.000 đồng; K’B khắc phục thêm 30.000.000 đồng nên kháng cáo của các bị cáo có cơ sở để xem xét như ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng tại phiên tòa hôm nay là phù hợp và đúng quy định của pháp luật.

[3] Về án phí: Các bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355; điểm c khoản 1 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Chấp nhận kháng cáo của các bị cáo K’Đ, K’C, K’B, K’P; sửa bản án sơ thẩm.

Tuyên bố các bị cáo K’Đ, K’C, K’B, K’P phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’Đ 12 (Mười hai) tháng tù, được trừ thời hạn tạm giam từ ngày 13-7-2018 đến ngày 03-02-2019; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt giam thi hành án.

Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’C 09 (Chín) tháng tù, được trừ thời hạn tạm giam từ ngày 13-7-2018 đến ngày 03-02-2019; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt giam thi hành án.

Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’B 09 (Chín) tháng tù, được trừ thời hạn tạm giam từ ngày 13-7-2018 đến ngày 25-7-2018; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt giam thi hành án.

Căn cứ khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; xử phạt bị cáo K’P 09 (Chín) tháng tù, được trừ thời hạn tạm giam từ ngày 13-7-2018 đến ngày 03-02-2019; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt giam thi hành án.

2. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự năm 2015.

Buộc bị cáo K’Đ phải bồi thường cho nhà nước số tiền 78.682.156 đồng; bị cáo xuất trình tại tòa phúc thẩm đã nộp số tiền 20.000.000 đồng theo giấy nộp tiền vào tài khoản lập ngày 09-3-2020 và 10.000.000 đồng theo biên lai số AA/2010/09280 ngày 24-4-2020.

Buộc bị cáo K’C phải bồi thường cho nhà nước số tiền 62.031.868 đồng; bị cáo xuất trình tại tòa phúc thẩm đã nộp số tiền 10.000.000 đồng theo giấy nộp tiền vào tài khoản lập ngày 12-3-2020 và 2.000.000 đồng theo biên lai số AA/2010/09281 ngày 27-4-2020.

Buộc bị cáo K’B phải bồi thường cho nhà nước số tiền 59.988.635 đồng; bị cáo xuất trình tại tòa phúc thẩm đã nộp số tiền 30.000.000 đồng theo giấy nộp tiền vào tài khoản lập ngày 12-3-2020.

Buộc bị cáo K’P phải bồi thường cho nhà nước số tiền 116.649.319 đồng; bị cáo xuất trình tại tòa phúc thẩm đã nộp số tiền 50.000.000 đồng theo biên lai số AA/2010/09273 ngày 09-3-2020.

Buộc những người có tên sau phải bồi thường cho nhà nước cụ thể: Anh K’N phải bồi thường số tiền 31.329.419 đồng; anh K’D phải bồi thường số tiền 14.121.907 đồng; anh Bàn Văn Quý phải bồi thường số tiền 1.920.776 đồng; anh K’G phải bồi thường 3.983.114 đồng, anh K’E phải bồi thường 3.983.113 đồng; anh K’K phải bồi thường 16.807.814 đồng; anh K’G (Gòng) phải bồi thường 1.293.245 đồng; anh K’Ric (Kiềng) phải bồi thường 4.562.583 đồng; K’ G (Giếp) phải bồi thường 14.198.060 đồng; anh K’N phải bồi thường 1.518.818 đồng; anh K’D phải bồi thường 1.092.988 đồng; anh K’P phải bồi thường 107.955 đồng; anh K’Kinh phải bồi thường 7.489.809 đồng; anh K’G phải bồi thường 16.341.277 đồng; anh K’M phải bồi thường 3.188.323 đồng; anh Đặng Phúc H phải bồi thường 3.188.323 đồng; anh K’A phải bồi thường 211.492 đồng; anh K’T phải bồi thường 2.470.076 đồng; ông K’Y phải bồi thường 2.011.254 đồng; anh K’X phải bồi thường 264.710 đồng; anh K’K phải bồi thường 12.679.242 đồng; anh K’L phải bồi thường 1.741078 đồng.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357; Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

2. Về án phí: Áp dụng Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về án phí và lệ phí tòa án. Các bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2015 thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6; Điều 7, Điều 7a, Điều 7b và Điều 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2015.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

356
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 52/2020/HS-PT ngày 26/06/2020 về tội vi phạm quy định khai thác và bảo vệ rừng

Số hiệu:52/2020/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Lâm Đồng
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 26/06/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về