Bản án 51/2021/DS-PT ngày 05/04/2021 về chia tài sản chung và chia di sản thừa kế

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

BẢN ÁN 51/2021/DS-PT NGÀY 05/04/2021 VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG VÀ CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Ngày 05/4/2021, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 214/2020/TLPT- DS ngày 20/11/2020 về việc:

“Chia tài sản chung và chia di sản thừa kế”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 21/2020/DS-ST ngày 17/09/2020 của Toà án nhân dân huyện L bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 220/2020/QĐ-PT ngày 29/12/2020 và các Quyết định hoãn phiên tòa giữa:

Nguyên đơn: Cụ Trương Văn Ph, sinh năm 1938, (vắng mặt).

Nơi cư trú: Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

Bị đơn: Ông Trương Văn L, sinh năm 1972, (có mặt); Bà Nguyễn Thị Th, sinh năm 1983, (có mặt);

Trú tại: Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1/ Ông Trương Văn C, sinh năm 1958, (vắng mặt);

Nơi cư trú: Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang.

2/ Ông Trương Văn Ch, sinh năm 1965, (vắng mặt);

Nơi cư trú: Số nhà 25, đường Hoàng Văn Th, phố Trần Ph, thị trấn Bắc S, huyện Bắc S, tỉnh Lạng Sơn.

3/ Ông Trương Văn Q, sinh năm 1965, (vắng mặt);

4/ Bà Trương Thị L1, sinh năm 1969, (vắng mặt);

5/ Bà Trương Thị X, sinh năm 1975, (vắng mặt);

Cùng có nơi cư trú: Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang 6/ Uỷ ban nhân dân xã Đ, huyện L do ông Vũ Trí Q1 - Chủ tịch UBND xã là người đại diện, (vắng mặt);

7/ Uỷ ban nhân dân huyện L.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Dương Văn Kh - Chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường huyện L, (vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn là cụ Trương Văn Ph trình bày: Năm 1957, cụ kết hôn với cụ Nguyễn Thị Kh1. Vợ chồng cụ sinh được 06 người con gồm: Ông Trương Văn C, sinh năm 1958; ông Trương Văn Ch, sinh năm 1965; ông Trương Văn Q, sinh năm 1964; bà Trương Thị L1, sinh năm 1969; ông Trương Văn L, sinh năm 1972; bà Trương Thị X, sinh năm 1975. Vợ chồng cụ đã tạo dựng được khối tài sản chung gồm có:

Tài sản thứ nhất: 03 gian nhà gỗ lim có điện thờ tư nhân bao gồm cả tượng phật tọa lạc tại trên thửa đất có diện tích là 850m2 (trong đó có 400m2 đt ở, 450m2 đất vườn), tại thửa đất số 0, tờ bản đồ số 0 ở xóm M, Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang. Đất đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số U 963323 ngày 20/6/2002 mang tên cụ là Trương Văn Ph. Hiện toàn bộ những tài sản trên do cụ đang trực tiếp quản lý sử dụng.

Tài sản thứ hai: Phần đất có diện tích 3.074,8m2 đt trồng cây lâu năm tại thửa số 8, tờ bản đồ số 57 ở Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang do cụ đã mua từ năm 2001. Đất đã được cấp sổ bìa xanh mang tên cụ là Trương Văn Ph. Đất này hiện do con trai và con dâu của cụ là ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th đang quản lý.

Tài sản thứ ba: Thửa đất có diện tích 870m2 tại thửa đất số 0, tờ bản đồ số 0 ở Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang trong đó có 400m2 là đất ở, 470m2 là đất vườn, (nay kết quả đo thực tế là 1.095,3m2). Vợ chồng cụ đã mua thửa đất này của Hợp tác xã Thôn B từ năm 2001. Đất đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số 01229/QSDĐ số 2798/QĐ-CT ngày 12/12/2003 mang tên hộ cụ Trương Văn Ph. Hiện toàn bộ những tài sản trên do vợ chồng ông L, bà Th đang trực tiếp quản lý, sử dụng. Năm 2003, vợ chồng cụ có xây một ngôi nhà tạm diện tích khoảng 45m2 mái lợp proxi măng. Khi đó gia đình gồm có cụ, cụ Kh1, ông L và bà X. Khi đó bà X vẫn chưa xây dựng gia đình. Nguồn tiền mua đất là do cụ tích lũy, bán trâu bò và vay Ngân hàng. Tại thời điểm mua đất, ông L đi làm ăn ở tỉnh Lạng Sơn. Nhưng ông L chỉ ham chơi mà không gửi được tiền về cho bố mẹ. Ông L, bà X không có công sức đóng góp gì trong khối tài sản này. Năm 2012, ông L lấy vợ, cụ đã cho vợ chồng ông L ra ở nhờ trên ngôi nhà tạm của gia đình tại thửa đất này. Năm 2006, cụ Kh1 chết không để lại di chúc. Sau khi cụ Kh1 chết, cụ và các con đã nhiều lần họp gia đình để phân chia tài sản là thửa đất do vợ chồng ông L đang quản lý, sử dụng. Nhưng việc phân chia tài sản không giải quyết được do ông L phản đối. Vợ chồng ông L đã tự ý phá ngôi nhà cấp 4 của vợ chồng cụ để xây dựng 01 ngôi nhà mới và xây 01 nhà xưởng may để thuê công nhân đến sản xuất hàng may mặc mà không hỏi ý kiến của cụ.

Cụ và các anh chị em trong gia đình đã nhiều lần yêu cầu vợ chồng ông L tháo dỡ công trình xây dựng trên đất để trả lại đất cho cụ và các anh em trong gia đình nhưng vợ chồng ông L đã không đồng ý.

Nay, cụ khởi kiện đề nghị ông L và bà Th phải tháo dỡ nhà xưởng trên thửa đất có diện tích 870m2 (nay kết quả đo thực tế là 1.095,3m2) để chia đôi phần diện tích đất này. Phần di sản của cụ Kh1 được xác định là ½ diện tích đất (trong khối tài sản thứ ba). Đối với di sản của cụ Kh1 thì cụ đề nghị chia cho các đồng thừa kế theo pháp luật. Cụ xin được nhận kỷ phần thừa kế bằng hiện vật mà không đồng ý nhận bằng tiền.

Đối với khối tài sản thứ nhất và thứ hai thì cụ không đề nghị Tòa án giải quyết.

Bị đơn ông Trương Văn L trình bày: Ông là con cụ Trương Văn Ph và cụ Nguyễn Thị Kh1. Về các tài sản chung của bố mẹ ông để lại như cụ Ph đã khai là đúng.

Tha đất mà vợ chồng ông đang quản lý có nguồn gốc do bố mẹ ông đã mua của Hợp tác xã Thôn B từ năm 1994. Hiện nay đang do vợ chồng ông quản lý sử dụng. Mảnh đất này khi mua của là Hợp tác xã một quả đồi cao. Khoảng năm 1998, ông làm nghề cai máy múc nên ông đã chi phí hết khoảng 500.000.000 đồng để hạ thấp độ cao và san lấp những chỗ trũng để được thửa đất bằng phẳng như hiện nay. Về nguồn tiền mua đất của Hợp tác xã là do ông đã góp cùng bố mẹ ông. Giá mua đất khi đó chỉ khoảng từ 2.900.000 đồng đến 3.900.000 đồng, do lâu ngày nên ông không nhớ chính xác. Tại thời điểm mua đất, gia đình ông có 03 người là: Bố mẹ ông và ông. Sau đó ông đã xây một ngôi nhà có diện tích là 45m2, mái lợp bằng proxi măng. Năm 2008, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Th. Vợ chồng ông đã sinh sống trên nhà đất này. Ngày 08/02/2006, mẹ ông chết. Giữa ông và cụ Ph có thỏa thuận bằng miệng là cụ Ph quản lý, sử dụng thửa đất trong thôn Miếu (có chùa) còn vợ chồng ông quản lý, sử dụng thửa đất ở ngoài mặt đường của Thôn B (như hiện nay). Tháng 01/2016, vợ chồng ông đã xây nhà vườn kiên cố có diện tích 138m2. Tháng 8/2018, vợ chồng ông đã xây xưởng có diện tích là 150m2 để sản xuất hàng may mặc. Vợ chồng ông đã trồng một số cây cối lâm lộc khác trên đất. Phần diện tích đất này vợ chồng ông đã đóng thuế từ năm 2015 đến năm 2019.

Nay, cụ Ph khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông tháo dỡ nhà xưởng để chia di sản thừa kế của cụ Kh1 thì ông không đồng ý vì ông đã góp tiền với bố mẹ để mua đất từ khi ông chưa có vợ. Ông đồng ý cắt ra một lô đất 5m chiều ngang kéo dọc thửa đất theo Giấy chứng nhận QSDĐ để trả cho cụ Ph. Vợ chồng ông sẽ có trách nhiệm trả nợ cho cụ Ph các khoản nợ mà cụ Ph đã vay của ông Trương Văn C 15 triệu đồng, ông Trương Văn Ch 25 triệu đồng, ông Trương Văn Q 07 triệu, bà Trương Thị X 08 triệu đồng. Vợ chồng ông có nguyện vọng được đón bố về ở cùng để chăm sóc lúc tuổi già.

Đồng bị đơn bà Nguyễn Thị Th là vợ ông L đã được Tòa án giao thông báo thụ lý vụ án tống đạt các văn bản tố tụng theo quy định của pháp luật nhưng bà Th đã từ chối khai báo và ký nhận các văn bản tố tụng.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

Ông Trương Văn C, ông Trương Văn Ch, ông Trương Văn Q, bà Trương Thị X trình bày: Các ông bà là con của cụ Trương Văn Ph và cụ Nguyễn Thị Kh1, các ông bà hoàn toàn nhất trí với lời khai của cụ Ph đã trình bày. Về nguồn gốc các tài sản của bố mẹ các ông bà tạo dựng được trong thời kỳ hôn nhân như cụ Ph đã trình bày là đúng. Khi các ông bà trưởng thành được bố mẹ xây dựng gia đình cho ăn ở riêng. Tại thời điểm đó Nhà nước có chính sách cấp đất cho những hộ gia đình chưa có đất ở để làm nhà. Khi các ông bà ra ở riêng cũng chưa được bố mẹ chia cho đất hay tài sản nào khác. Nay, cụ Ph khởi yêu cầu chia di sản tha kế của cụ Kh1 đối với tha đất có diện tích 870m2 đất (kết quả đo thực tế là 1.095,3m2) ở Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang, đất đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ ngày 12/12/2003 mang tên hộ cụ Trương Văn Ph thì các ông bà hoàn toàn nhất trí. Các ông bà đề nghị Tòa án chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Các ông bà xin được hưởng kỷ phần thừa kế bằng đất.

Về các tài sản khác của cụ Kh1 để lại gồm nhà đất ở trong thôn Miếu và đất lâm nghiệp trồng cây 50 năm của bố mẹ thì các ông bà sẽ tự thỏa thuận phân chia mà không đề nghị Tòa án giải quyết.

Bà chị Trương Thị L1 trình bày: Bà là con của cụ Trương Văn Ph và cụ Nguyễn Thị Kh1. Về các tài sản bố mẹ chị tạo dựng được trong thời kỳ hôn nhân như cụ Ph đã trình bày là đúng. Nhưng bà không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của cụ Ph vì ông L đã góp tiền cùng với bố mẹ để mua chung đất. Giá đất như ông L trình bày là đúng. Khi mua đất, gia đình bà có 03 người là bố mẹ bà và ông L. Sau đó ông L đã xây một ngôi nhà tạm trên đất. Nay, cụ Ph khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật là thửa đất hiện do vợ chồng ông L đang quản lý thì bà không đồng ý. Khi mẹ bà còn sống thì bố mẹ bà đã nói là cho ông L thửa đất này. Gia ông L và bố bà có thỏa thuận bằng miệng là bố bà ở thửa đất trong thôn Miếu (có chùa của nhà) còn vợ chồng ông L ở trên đất ở ngoài mặt đường Thôn B. Do đã có thỏa thuận về việc phân chia đất nên vợ chồng ông L đã xây nhà, xây xưởng may và trồng cây cối lâm lộc trên đất. Bà xin từ chối nhận thừa kế của mẹ bà để lại.

Uỷ ban nhân dân huyện L do ông Dương Văn Kh là người đai diện theo ủy quyền đã trình bày:

m 2002, Ủy ban nhân dân huyện L phê duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ vườn tại Quyết định số 511/QĐ-CT (H) 2002 trong đó có hộ cụ Trương Văn Ph được cấp tổng diện tích 850m2 đất trong đó có 400m2 là đất ở, 450m2 là đất vườn.

m 2003, Ủy ban nhân dân huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ có diện tích 870m2 trong đó có 400m2 là đất ở, 470m2 là đất vườn, tại Quyết định số 2798/QĐ-CT (H) 2003.

Căn cứ Luật đất đai năm 1993; Phần 2, mục II.2, III.3 của Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998; Điểm 1 của Chỉ thị số 18/1999 ngày 01/7/1999 đã nêu hộ đang sử dụng đất, không có tranh chấp, chủ hộ tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về diện tích của hộ mình đang sử dụng thì được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ.

Việc UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ cụ Trương Văn Ph sử dụng tại Thôn B, xã Đ là đảm bảo đúng theo trình tự, thủ tục của pháp luật đất đai.

Đối với việc chênh lệch giữa diện tích ghi trong Giấy chứng nhận QSDĐ và diện tích thực tế sử dụng thì UBND huyện L có quan điềm như sau: Trường hợp ranh giới sử dụng đất ổn định từ khi được Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, nay trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy mà diện tích đất thực tế tăng lên hoặc giảm đi so với diện tích ghi trên Giấy chứng nhận QSDĐ nhưng hộ gia đình đó đã sử dụng đất ổn định, đúng ranh giới đất được Nhà nước công nhận và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, đất không có tranh chấp, diện tích đất đã được UBND xã xác nhận thì phần diện tích chênh lệch đó là do sai số trong quá trình do trước kia đo đạc bằng phương pháp thủ công nay được đo đạc bằng máy điện tử chuyên dụng. UBND huyện L đề nghị được vắng mặt trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án.

Uỷ ban nhân dân xã Đ, huyện L do ông Vũ Trí Q2 đại diện trình bày:

Tha đất có diện tích là 850m2 (trong đó có 400m2 là đất ở, 450m2 là đất vườn), tại thửa đất số 0, tờ bản đồ số 0 ở Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang mà hiện nay cụ Ph đang quản lý có nguồn gốc là của vợ chồng cụ Ph, cụ Kh1. Ngày 20/6/2002, UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số U 963323 mang tên hộ cụ Trương Văn Ph.

Tha đất số 0, tờ bản đồ số 0 có diện tích 870m2 đất (nay kết quả đo thực tế là 1.095,3m2) ở Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số 01229/QSDĐ số 2798/QĐ-CT ngày 12/12/2003 mang tên hộ cụ Trương Văn Ph. Hiện toàn bộ những tài sản trên do ông Trương Văn L và vợ là Nguyễn Thị Th đang trực tiếp quản lý sử dụng.

Cả hai diện tích đất trên quá trình sử dụng hộ cụ Ph và ông L không có tranh chấp với các hộ xung quanh, việc tranh chấp giữa cụ Ph và ông L, UBND xã Đ đã hòa giải nhưng không thành. Quá trình Tòa án tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ thì cả hai thửa đất này đã có sự tăng lên về diện tích, cụ thể là: Diện tích thửa đất là 850m2 (nay kết quả đo thực tế là 1.294,2m2), tăng lên 444m2; Diện tích thửa đất là 870m2 (nay kết quả đo thực tế là 1.095,3m2), tăng lên 223,5m2.

Về diện tích đất tăng lên so với Giấy chứng nhận QSDĐ được cấp, UBND xã Đ có quan điểm như sau: Khi cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho hai thửa đất thì việc đo vẽ bằng tay theo hình thức kéo dây (thực hiện thủ công). Đến nay đo vẽ diện tích đất được đo bằng máy. Thực tế thì 2 thửa đất này được các chủ sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp với ai và không lấn chiếm đất công ích của tập thể. UBND xã Đ đồng ý cho các hộ gia đình tiếp tục sử dụng phần diện tích đất đôi dư nhưng các hộ gia đình phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đất đối với Nhà nước. UBND xã Đ đề nghị được vắng mặt trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án.

Hội đồng định giá tài sản tranh chấp ngày 11/5/2020 có kết quả như sau:

Đất đang tranh chấp có diện tích là 1.095,3m2 (trong đó có 400m2 đất ở và 695,3m2 đất vườn). Đất ở được định giá theo giá của thị trường là 3.000.000 đồng/m2, đất vườn được định giá là 42.000 đồng/m2.

Các tài sản trên đất gồm: 01 cây vải đường kính tán lá 9m có giá 2.387.000 đồng; 01 cây nhãn đường kính 7,5m có giá 2.642.000 đồng; 01 cây nhãn có đường kính tán lá 8,5m có giá 3.068.000 đồng.

Các tài sản, công trình trên đất do ông L, bà Th xây dựng gồm: 01 ngôi nhà cấp 3 có giá trị là 391.230.000 đồng; 01 sân lát gạch có giá trị là 13.562.640 đồng;

01 nhà xưởng có giá trị là 36.975.000 đồng; 01 mái tôn có giá trị là 10.653.000 đồng;

Ngoài ra còn 01 cây mít và 01 cây nhãn được trồng tại phần đất hành lang giao thông, các đương sự không đề nghị định giá.

Do có nội dung trên, bản án dân sự sơ thẩm số 21/2020/DS-ST ngày 17/9/2020 của Toà án nhân dân huyện L đã áp dụng các Điều 633, 634, 635, 674, 675, 676 của Bộ luật dân sự năm 2005; các Điều 609, 611, 612, 613, 623, 649, 650, 651, 660, điểm b, khoản 1, Điều 688, Điều 357 của Bộ luật dân sự năm 2015khoản 5, Điều 26; khoản 1, Điều 35; Điều 39; Điều 147; Điều 157; Điều 165; Điều 227, Điều 228, Điều 271, Điều 272, Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 12, Điều 26, Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Quốc Hội xử:

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của cụ Trương Văn Ph, ông Trương Văn C, ông Trương Văn Ch, ông Trương Văn Q, bà Trương Thị X về yêu cầu chia thừa kế của cụ Nguyễn Thị Kh1.

Xác nhận tài sản chung của cụ Trương Văn Ph, cụ Nguyễn Thị Kh1 là 870m2 (nay kết quả đo thực tế là 1.095,3m2) đất đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhậnQSDĐsố 01229/QSDĐ số 2798/QĐ-CT ngày 12/12/2003 mang tên hộ cụ Trương Văn Ph, đất có địa chỉ: Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang và các tài sản trên đất là 01 cây vải, 02 cây nhãn. Tổng tài sản chung có giá trị là 1.235.787.600 đồng.

Sau khi trích chia công sức tôn tạo, quản lý di sản cho ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th số tiền là 100.000.000 đồng, tổng số tài sản chung của cụ Trương Văn Ph, cụ Nguyễn Thị Kh1 còn lại là 1.135.787.600 đồng. Tài sản chung của cụ Trương Văn Ph và cụ Nguyễn Thị Kh1 được chia đều làm hai phần bằng nhau tương ứng với số tiền là 567.893.800 đồng.

Di sản thừa kế của cụ Nguyễn Thị Kh1 để lại có tổng giá trị bằng tiền là 567.893.800 đồng được chia đều là 06 phần gồm cụ Trương Văn Ph, ông Trương Văn C, ông Trương Văn Ch, ông Trương Văn Q, ông Trương Văn L và bà Trương Thị X mỗi người được hưởng một phần bằng nhau tương ứng với số tiền là 94.648.900 đồng.

Giao cho ông Trương Văn L được quyền sở hữu, quản lý, sử dụng diện tích 770,9m2 đất (trong đó có 200m2 đất ở và 570,9m2 đt vườn) tại Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang nằm trong diện tích 870m2 (nay kết quả đo thực tế là 1.095,3m2), đất đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐsố 01229/QSDĐ số 2798/QĐ-CT ngày 12/12/2003 mang tên hộ ông Trương Văn Ph.

Đất có trị giá là 623.977.800 đồng và có tứ cận cụ thể như sau: Phía Đông có các cạnh từ 8-9 dài 22,44m;

Phía Tây có các cạnh từ 10-11 dài 26m; Phía Nam có các cạnh từ 8-11 dài 33,17m Phía Bắc có các cạnh từ 9-10 dài 30,66m; (Có sơ đồ đất kèm theo);

Giao cho ông Trương Văn L được quyền sở hữu, quản lý, sử dụng 01 cây nhãn trị giá 3.068.000 đồng. Tổng giá trị tài sản ông Trương Văn L được hưởng là 627.045.800 đồng.

Ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th được nhận số tiền 100.000.000 đồng tiền trích chia công sức tôn tạo, quản lý di sản từ tài sản chung của cụ Trương Văn Ph, cụ Nguyễn Thị Kh1.

Buộc ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th phải có trách nhiệm trả cho ông Trương Văn C, ông Trương Văn Ch, ông Trương Văn Q, bà Trương Thị X tiền kỷ phần thừa kế được hưởng của cụ Nguyễn Thị Kh1 mỗi người số tiền là 94.648.900 đồng và trả cho cụ Trương Văn Ph số tiền chênh lệch về tài sản là 53.801.300 đồng.

Giao cho cụ Trương Văn Ph được quyền sở hữu, quản lý và sử dụng diện tích 324,4m2 đt (trong đó có 200m2 là đất ở và 124,4m2 là đất vườn) nằm trong diện tích 870m2 (kết quả đo thực tế là 1.095,3m2), đất đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐsố 01229/QSDĐ số 2798/QĐ-CT ngày 12/12/2003 mang tên hộ cụ Trương Văn Ph tại Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang (trị giá đất là 605.224.800 đồng), đất có tứ cận cụ thể như sau: Phía Đông có các cạnh từ 7-8 dài 10m Phía Tây có các cạnh từ 1-11 dài 10,1m;

Phía Nam có các cạnh từ 1-2 dài 3,88m; từ 2-3 dài 9,27m; từ 3-4 dài 3,14m;

từ 4-5 dài 2,45m; từ 5-6 dài 1,90m; từ 6-7 dài 14,16m;

Phía Bắc có các cạnh từ 8-11 dài 33,17m; (Có sơ đồ đất kèm theo).

Giao cho cụ Trương Văn Ph được quyền sở hữu, quản lý, sử dụng 01 cây vải trị giá 2.387.000 đồng; 01 cây nhãn trị giá 2.642.000 đồng. Tổng giá trị tài sản cụ Ph được hưởng là 610.253.800 đồng.

Buộc ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th phải tháo dỡ 01 mái tôn dài khoảng 31,8m2 nằm trên phần đất đã chia cho cụ Trương Văn Ph để trả đất cho cụ Trương Văn Ph.

Buộc cụ Trương Văn Ph phải trả cho ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th tiền giá trị mái tôn là 10.653.000 đồng.

Bác yêu cầu của cụ Trương Văn Ph đề nghị ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th phải tháo dỡ 01 nhà xưởng trên đất.

Ngoài ra bản án còn tuyên án phí, chi phí tố tụng, lãi suất chậm thi hành án, quyền thi hành án, quyền kháng cáo cho các bên đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 12/10/2020, ông L nộp đơn kháng cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn là cụ Ph đã được Tòa án tống đạt Giấy triệu tập hợp lệ 2 lần nhưng vẫn vắng mặt. Bị đơn là ông L không rút đơn kháng cáo. Các đương sự không thể thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án do vắng mặt nguyên đơn.

+ Ông L đã trình bầy: Nay, cụ Ph khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông tháo dỡ nhà xưởng để chia di sản thừa kế của cụ Kh1 thì ông không đồng ý vì ông đã góp tiền với bố mẹ để mua đất từ khi ông chưa có vợ. Ông đồng ý cắt ra một lô đất 5m chiều ngang kéo dọc thửa đất theo Giấy chứng nhận QSDĐ để trả cho cụ Ph nhưng ông đề nghị xác định công sức tôn tạo đất là 500.000.000 đồng do ông đã có công sức hạ thấp độ cao của quả đồi. Ông có công sức quản lý tài sản từ năm 1994 đến nay nên đề nghị xác định công sức với số tiền là 3.000.000.000 đồng. Nếu không được chấp nhận số tiền trên thì ông đề nghị xác định công sức quản lý di sản thừa kế của ông là 10.000.000 đồng/1tháng tính từ sau khi cụ Kh1 chết đến nay.

+ Bà Th đã trình bầy: Bà kết hôn với ông L từ năm 2008 nhưng trước đó ông L đã ra ở thửa đất này. Vợ chồng bà đã cùng quản lý, sử dụng thửa đất tranh chấp từ năm 2008 đến nay. Bà đồng ý với ý kiến của ông L đã trình bầy.

Đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang phát biểu quan điểm:

- Về tố tụng: Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang và các đương sự đã chấp hành đầy đủ các trình tự, thủ tục của BLTTDS.

- Về nội dung vụ án: Đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang áp dụng khoản 2, Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự không: Sửa 1 phần bản án sơ thẩm đã xử do Tòa án cấp sơ thẩm đã tính toán nhầm về số liệu.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:

Năm 1957, cụ Trương Văn Ph kết hôn với cụ Nguyễn Thị Kh1 đã sinh được 06 người con gồm: Ông Trương Văn C, sinh năm 1958; ông Trương Văn Ch, sinh năm 1965; ông Trương Văn Q, sinh năm 1964; bà Trương Thị L1, sinh năm 1969; ông Trương Văn L, sinh năm 1972; bà Trương Thị X, sinh năm 1975. Vợ chồng cụ Ph đã tạo dựng được khối tài sản chung gồm có 03 khối tài sản:

Tài sản thứ nhất: 03 gian nhà gỗ lim có điện thờ tư nhân bao gồm cả tượng phật tọa lạc tại trên thửa đất có diện tích là 850m2 (trong đó có 400m2 là đất ở, 450m2 là đất vườn), tại thửa đất số 0, tờ bản đồ số 0 ở xóm M, Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang. Đất đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số U 963323 ngày 20/6/2002 mang tên cụ là Trương Văn Ph. Hiện toàn bộ những tài sản trên do cụ Ph đang trực tiếp quản lý sử dụng.

Tài sản thứ hai: Phần đất có diện tích 3.074,8m2 đất trồng cây lâu năm tại thửa số 8, tờ bản đồ số 57 ở Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang do cụ đã mua năm 2001. Đất đã được cấp sổ bìa xanh mang tên Trương Văn Ph. Hiện nay con trai và con dâu của cụ Ph là ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th đang trực tiếp quản lý sử dụng.

Tài sản thứ ba: Thửa đất có diện tích 870m2 tại thửa đất số 0, tờ bản đồ số 0 ở Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang trong đó có 400m2 là đất ở, 470m2 là đất vườn, (nay kết quả đo thực tế là 1.095,3m2). Đất đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số 01229/QSDĐ số 2798/QĐ-CT ngày 12/12/2003 mang tên hộ cụ Trương Văn Ph. Hiện toàn bộ những tài sản trên do ông L và bà Th đang quản lý, sử dụng.

Nay, cụ Ph khởi kiện đề nghị ông L và bà Th phải tháo dỡ nhà xưởng trên thửa đất có diện tích 870m2 (nay kết quả đo thực tế là 1.095,3m2) để chia đôi phần diện tích đất này. Phần di sản của cụ Kh1 thì cụ Ph xác định là ½ diện tích đất, cụ Ph đề nghị chia di sản thừa kế cho các đồng thừa kế theo pháp luật. Cụ Ph đề nghị được nhận ½ tài sản chung vợ chồng và đề nghị được nhận kỷ phần thừa kế của cụ Kh1 bằng hiện vật.

Đối với tài sản thứ nhất và thứ hai thì cụ Ph và các con của cụ Ph không ai đề nghị Tòa án giải quyết.

Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định tài sản chung của cụ Ph và cụ Kh1 trước khi cụ Kh1 chết (đối với khối tài sản thứ 3) là:

Đất có diện tích thực tế là 1.095,3m2 có trị giá là 1.227.690.600 đồng; 01 cây vải đường kính tán lá 9m có giá 2.387.000 đồng; 01 cây nhãn đường kính 7,5m có giá 2.642.000 đồng; 01 cây nhãn có đường kính tán lá 8,5m có giá 3.068.000 đồng. Từ đó đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Ph đề nghị phân chia tài sản chung của vợ chồng cụ Ph và chia di sản thừa kế của cụ Kh1 theo pháp luật Tài sản của cụ Ph và cụ Kh1 được xác định là ½ khối tài sản trên. Cụ Kh1 chết năm 2006 không để lại di chúc Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Kh1 gồm 7 người là: Cụ Ph; ông C; ông Ch;

ông Q; bà L1; bà X; ông L.

Do bà L1 không nhận di sản thừa kế.

a án cấp sơ thẩm đã lấy tài sản chung của cụ Ph và cụ Kh1 đem khấu trừ tiền công sức quản lý di sản của ông L là 100.000.000 đồng. Phần còn lại đem chia đôi để xác định di sản của cụ Kh1 rồi đem chia cho 6 người thuộc hàng thừa kế của cụ Kh1 (cụ Ph; ông C; ông Ch; ông Q; bà X; ông L). Từ đó Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định kỷ phần thừa kế của mỗi người được xác định là 94.648.900 đồng Trong đó ông L được phân chia 1 phần đất có diện tích là 770,9m2 (trong đó có 200m2 đất ở và 570,9m2 đất vườn), tại phần đất có nhà xưởng của vợ chồng ông L) và các cây cối lâm lộc trên đất Cụ Ph được hưởng 1 phần đất có diện tích 324,4m2 (trong đó có 200m2 là đất ở và 124,4m2 là đất vườn) và các cây cối lâm lộc trên đất.

Ông L được hưởng công sức tôn tạo, quản lý di sản với số tiền 100.000.000 đồng nhưng ông L phải trích chia cho cụ Ph số tiền chênh lệch về giá trị tài sản là 53.801.300 đồng và phải trích chia cho các đồng thừa kế khác mỗi người là 94.648.900 đồng.

Sau khi xét xử, ông L kháng cáo không đồng ý trích chia di sản thừa kế cho các đồng thừa kế vì lý do bản án sơ thẩm đã xác định công sức quản lý, tôn tạo di sản thừa kế với số tiền 100.000.000 đồng là thấp.

Ông L đề nghị xác định công sức hạ thấp độ cao san phẳng quả đồi như hiện nay với số tiền 500.000.000 đồng và tiền công sức quản lý, tôn tạo di sản thừa kế trong thời gian 25 năm với số tiền 3.000.000.000 đồng. Nếu không được chấp nhận số tiền trên thì ông L đề nghị xác định ông L có công sức quản lý di sản là 10.000.000 đồng/1tháng.

[1] Xét yêu cầu kháng cáo của ông L không đồng ý trích chia di sản thừa kế cho các đồng thừa kế vì lý do cụ Ph và cụ Kh1 đã cho ông L thửa đất này từ khi cụ Kh1 còn sống, Hội đồng xét xử xét thấy:

Việc ông L đã trình bầy cụ Ph và cụ Kh1 đã cho ông L thửa đất này từ khi cụ Kh1 còn sống nhưng ông L không nêu được các chứng cứ về nội dung này. Thực tế thì thửa đất tranh chấp này cụ Ph vẫn đứng tên trong Giấy chứng nhận QSDĐ từ năm 2003 đến nay. Ngày 22/9/2009, cụ Ph và các con của cụ Ph trong đó có ông L đã tiến hành họp gia đình bàn về việc phân chia tài sản là thửa đất này nhưng ông L không đồng ý và không ký vào biên bản, (BL 19).

Do vậy kháng cáo của ông L về nội dung này là không có căn cứ chấp nhận. [2] Xét yêu cầu kháng cáo của ông L đề nghị xác định công sức quản lý, tôn tạo di sản thừa kế trong thời gian 25 năm với số tiền 3.000.000.000 đồng và tôn tạo quả đồi với số tiền 500.000.000 đồng, Hội đồng xét xử xét thấy:

Trước khi cụ Kh1 chết (trước năm 2006) cụ Ph, cụ Kh1 đang còn sống. Cụ Ph và cụ Kh1 chỉ cho ông L ở nhờ trên thửa đất này.Từ khi cụ Kh1 chết, ông L mới có công sức quản lý khối di sản của cụ Kh1 để lại. Như vậy ông L chỉ có công sức quản lý khối di sản của cụ Kh1 để lại từ 2006 đến nay là 15 năm.

Theo Biên bản thẩm định ngày 01/4/2021 đã xác định: Thửa đất của cụ Ph trước kia là 1 phần của quả đồi nằm sát đường Quốc lộ 37 trong đó phần đỉnh đồi nằm về phía Tây Bắc của thửa đất (nằm phía sâu tính từ mặt đường mà hiện nay vẫn là đất lâm nghiệp của hộ cụ Ph).

Sau đó ông L đã hạ thấp độ cao của 1 phần của quả đồi và san phẳng như hiện nay.

Cụ Ph cũng thừa nhận ông L dùng máy múc và sản phẳng đất để làm nhà nhưng diện tích đất mà ông L phải san phẳng từ rìa của quả đồi chỉ khoảng 150m2.

Khi ông L múc đất để sang phẳng đất đã phá nhà và phá một số cây vải của cụ Ph và cụ Kh1 trồng từ năm 2004 mà không hỏi ý kiến của cụ Ph.

Tòa án cấp sơ thẩm xác định ông L có công sức quản lý tôn tạo di sản là 100.000.000 đồng. Nay, ông L kháng cáo cho rằng số tiền trên là ít nhưng ông L cũng không đưa ra được chứng cứ về việc chi phí san thấp quả đồi với số tiền 500.000.000 đồng. Hơn nữa ông L còn cho rằng ông L có công sức quản lý di sản là 10.000.000 đồng/1tháng từ sau khi cụ Kh1 chết đến nay. Nếu xác định ông L có công sức quản lý di sản là 10.000.000 đồng/1tháng từ sau khi cụ Kh1 chết đến nay thì số tiền công sức của ông L còn lớn hơn giá trị của khối tài sản chung của cụ Ph và cụ Kh1 để lại sau khi chết. Việc kháng cáo của ông L là không có cơ sở chấp nhận. Cần giữ nguyên bản án sơ thẩm đã xử về nội dung này.

[3] Việc chia di sản thừa kế của cụ Kh1: Do Tòa án cấp sơ thẩm có nhầm lẫn về việc tính toán kỷ phần thừa kế, Tòa án cấp phúc thẩm cần tính toán lại cụ thể như sau:

Đất đang tranh chấp có diện tích là 1.095,3m2 (trong đó có 400m2 đất ở và 695,3m2 đất vườn). Đất ở được định giá theo giá của thị trường là 3.000.000 đồng/m2, đất vườn được định giá là 42.000 đồng/m2.

Đất ở có giá tiền là 400m2 x 3.000.000 đồng/m2 = 1.200.000.000 đồng; Đất vườn có giá tiền là 659,3m2 x 42.000 đồng/m2 = 27.690.600 đồng). Tổng giá trị của thửa đất gồm cả đất ở và đất vườn là 1.227.690.600 đồng.

Các tài sản trên đất gồm: 01 cây vải đường kính tán lá 9m có giá 2.387.000 đồng; 01 cây nhãn đường kính 7,5m có giá 2.642.000 đồng; 01 cây nhãn có đường kính tán lá 8,5m có giá 3.068.000 đồng.

Tổng giá trị tài sản chung (QSD đất và tài sản trên đất) của cụ Kh1 và cụ Ph trước khi cụ Kh1 chết được xác định là: 1.227.690.600 đồng + 2.387.000 đồng + 2.642.000 đồng +3.068.000 đồng = 1.237.299.600 đồng.

Cụ Ph và cụ Kh1 mỗi người được hưởng ½ giá trị của khối tài sản chung nên mỗi cụ được hưởng số tiền là: 1.237.299.600 đồng : 2 = 618.649.800 đồng.

Sau khi khấu trừ tiền quản lý, tôn tạo di sản của ông L là 100.000.000 đồng thì di sản của cụ Kh1 còn giá trị là: 618.649.800 đồng – 100.000.000 đồng = 518.649.800 đồng.

Di sản thừa kế được chia đều cho 6 người thì kỷ phần thừa kế sẽ là: 518.649.800 đồng : 6 = 86.441.633,333 đồng.

Tài sản cụ Ph được hưởng là ½ giá trị tài sản chung + kỷ phần thừa kế của cụ Kh1 có giá trị là: 618.649.800 đồng + 86.441.633,333 đồng = 705.091.433,333 đồng.

Nhưng theo bản án sơ thẩm thì cụ Ph được chia 324,4m2 đất (trong đó có 200m2 đất ở và 124,4m2 đất vườn) và các tài sản trên đất gồm 1 cây vải có giá 2.387.000 đồng và 01 cây nhãn có giá là 2.642.000 đồng. Như vậy, tổng tài sản cụ Ph được chia có giá trị là: 3.000.000 đồng/m2 x 200m2 + 42.000 đồng/m2 x 124,4 m2 + 2.387.000 đồng + 2.642.000 đồng = 610.253.800 đồng.

Như vậy cụ Ph còn bị thiếu số tiền là: 705.091.433,333 đồng - 610.253.800 đồng =95.647.633,333 đồng.

Nhưng do Tòa án cấp sơ thẩm đã tính toán nhầm về giá trị quyền sử dụng đất và tính toán nhầm về việc khấu trừ công sức cho ông L đối với toàn bộ khối tài sản chung của cụ Ph và cụ Kh1. Lẽ ra sau khi xác định giá trị tài sản của cụ Kh1 để lại là ½ giá trị của khối tài sản chung với cụ Ph, rồi mới được khấu trừ công sức quản lý di sản 100.000.000 đồng của ông L, được bao nhiêu mới xác định là di sản thừa kế của cụ Kh1, từ đó mới đem chia di sản thừa kế của cụ Kh1 cho các đồng thừa kế. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại lấy giá trị tài sản chung của cụ Ph và cụ Kh1 trừ đi công sức của ông L sau đó mới chia đôi để xác định di sản của cụ Kh1. Việc tính toán như vậy là không Chnh xác vì ông L chỉ có công sức quản lý, tôn tạo đối với di sản của người chết để lại chứ không phải ông L chỉ có công sức quản lý, tôn tạo đối với toàn bộ khối tài sản chung của cụ Ph và cụ Kh1.

Từ việc nhầm lẫn nêu trên, Tòa sơ thẩm chỉ buộc ông L trích chia cho cụ Ph số tiền là 53.801.300 đồng và buộc ông L phải trích chia cho các đồng thừa kế khác mỗi người được hưởng số tiền là 94.648.900 đồng là không Chnh xác. Từ đó việc tính toán về án phí dân sự sơ thẩm cũng là không Chnh xác.

Tuy nhiên, do cụ Ph không kháng cáo nên cần giữ nguyên bản án sơ thẩm về cách phân chia đất và các tài sản trên đất đối với cụ Ph và ông L, ông L cũng chỉ phải trích chia cho cụ Ph số tiền chênh lệch về giá trị tài sản là 53.801.300 đồng.

Theo sự phân tích ở trên và theo sự tính toán lại của Tòa án cấp phúc thẩm thì kỷ phần thừa kế được xác định là 86.441.633 đồng, cần sửa bản án sơ thẩm về nội dung: Ông L phải trích chia cho các đồng thừa kế gồm: Ông C; ông Ch; ông Q; bà X mỗi người là: 86.441.633 đồng.

Theo bản án sơ thẩm ông L được chia 770,9m2 đất (trong đó có 200m2 đt ở và 570,9m2 đất vườn) và 1 cây nhãn có giá 3.068.000 đồng.

Như vậy tổng tài sản ông L được chia có giá trị là: 3.000.000 đồng/m2 x 200m2 + 42.000 đồng/m2 x 570,9m2 + 3.068.000 đồng = 627.045.800 đồng.

Lẽ ra ông L chỉ được hưởng là: 1 suất thừa kế + công sức quản lý di sản = 86.441.633 đồng + 100.000.000 đồng = 186.441.633 đồng Nhưng ông L phải trích chia cho cụ Ph số tiền chênh lệch tài sản 53.801.300 đồng và trích chia cho ông Trương Văn C, ông Trương Văn Ch, ông Trương Văn Q, bà Trương Thị X mỗi người 1 suất thừa kế là 86.441.633 đồng.

Như vậy ông L còn được hưởng số tiền là: 627.045.800 đồng - 53.801.300 đồng - 86.441.633 x 4 = 227.477.968 đồng.

Do sửa án sơ thẩm nên số tiền án phí sơ thẩm cũng cần sửa lại cho phù hợp. Cụ Trương Văn Ph; ông Trương Văn C đều đã trên 60 tuổi nên được miễn án phí theo quy định của Nghị quyết 326 của UBTVQH.

Ông Trương Văn Ch, ông Trương Văn Q, bà Trương Thị X mỗi người phải chịu số tiền án phí sơ thẩm là: 86.441.633 đồng x 5 % = 4.322.081 đồng.

Ông L phải chịu án phí sơ thẩm là: 227.477.968 đồng x 5% = 11.373.898 đồng.

Trong vụ án này, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Trương Văn C, ông Trương Văn Ch, ông Trương Văn Q, bà Trương Thị X đều có đơn đề nghị được hưởng di sản thừa kế của cụ Kh1 (đối với ông C đã trên 60 tuổi) nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại không yêu cầu ông Chí, ông Q, bà X nộp tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu độc lập là không đúng quy định tại khoản 2, Điều 73 và khoản 1, Điều 146 BLTTDS.

Để thuận tiện cho các đương sự và cơ quan hữu quan theo dõi việc đánh giá chứng cứ của Tòa án thì Tòa án cần phải đặt các phép tính cụ thể, để xác định rõ tài sản chung của cụ Ph và cụ Kh1 để lại. Từ đó mới xác định được kỷ phần thừa kế của các đồng thừa kế. Sau khi phân chia tài sản cho các đương sự cũng cần phải xác định giá trị tài sản được phân chia và giá trị tài sản được hưởng, xác định chênh lệch về tài sản được hưởng, (cân đối giá trị tài sản được nhận đối với giá trị tài sản được giao). Tất cả những vấn đề trên cần phải nêu rõ ràng trong phần nhận định bản án. Tòa án cấp sơ thẩm đã nêu: Chia cho cụ Ph và ông L mỗi người 1 phần đất và ông L phải trích chia cho cụ Ph số tiền chênh lệch về tài sản là 53.801.300 đồng nhưng bản án lại không nêu rõ việc chia đất cho cụ Ph và ông L như thế nào? Mỗi người được hưởng bao nhiêu mét vuông đất, giá trị tài sản được hưởng của mỗi người là bao nhiêu? Tại sao ông L lại phải trích chia cho cụ Ph số tiền chênh lệch về tài sản là 53.801.300 đồng? Tòa án sơ thẩm cần rút kinh nghiệm về những vấn đề trên.

Vì các lẽ trên.

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng khoản 2, Điều 308 BLTTDS sửa 1 phần bản án sơ thẩm đã xử.

Xác nhận tài sản chung của cụ Trương Văn Ph, cụ Nguyễn Thị Kh1 là 870m2 (nay kết quả đo thực tế là 1.095,3m2) đất đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số 01229/QSDĐ số 2798/QĐ-CT ngày 12/12/2003 mang tên hộ cụ Trương Văn Ph tại Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang và các tài sản trên đất gồm 01 cây vải, 02 cây nhãn.

Xác định công sức tôn tạo, quản lý di sản của ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th là 100.000.000 đồng.

Giao cho ông Trương Văn L được quyền sở hữu, quản lý, sử dụng phần đất là hình đa giác nối các điểm 8,9,10,11 có diện tích là 770,9m2 (trong đó có 200m2 đất ở và 570,9m2 đất vườn) tại thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang nằm trong diện tích 870m2 (nay kết quả đo thực tế là 1.095,3m2), đất đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số 01229/QSDĐ số 2798/QĐ-CT ngày 12/12/2003 mang tên hộ ông Trương Văn Ph. Đất có tứ cận cụ thể như sau:

Phía Đông có cạnh nối từ điểm 8-9 dài 22,44m; Phía Tây có cạnh nối từ điểm 10-11 dài 26m; Phía Nam có cạnh nối từ điểm 8-11 dài 33,17m Phía Bắc có cạnh nối từ điểm 9-10 dài 30,66m; (Có sơ đồ đất kèm theo);

Giao cho ông Trương Văn L được quyền sở hữu, quản lý, sử dụng các tài sản trên đất gồm: 01 cây nhãn trị giá 3.068.000 đồng.

Tổng giá trị tài sản mà ông Trương Văn L được hưởng là 227.477.968 đồng. Buộc ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th phải có trách nhiệm trích chia cho ông Trương Văn C, ông Trương Văn Ch, ông Trương Văn Q, bà Trương Thị X mỗi người số tiền là 86.441.633 đồng (tám mươi sáu triệu bốn trăm bốn mươi mốt ngàn sáu trăm ba mươi ba đồng) là kỷ phần thừa kế của cụ Kh1.

Buộc ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th phải trích chia cho cụ Trương Văn Ph số tiền chênh lệch về giá trị tài sản là 53.801.300 đồng, (năm mươi ba triệu tám trăm linh mốt ngàn ba trăm đồng).

Giao cho cụ Trương Văn Ph được quyền sở hữu, quản lý và sử dụng phần đất là hình đa giác nối các điểm 1,2,3,4,5,6,7,8,11 có diện tích đất là 324,4m2 (trong đó có 200m2 là đất ở và 124,4m2 là đất vườn) nằm trong diện tích 870m2 (kết quả đo thực tế là 1.095,3m2), đất đã được UBND huyện L cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số 01229/QSDĐ số 2798/QĐ-CT ngày 12/12/2003 mang tên hộ cụ Trương Văn Phn tại Thôn B, xã Đ, huyện L, tỉnh Bắc Giang. Đất có tứ cận cụ thể như sau:

Phía Đông có cạnh nối từ điểm 7-8 dài 10m; Phía Tây có cạnh nối từ điểm 1-11 dài 10,1m;

Phía Nam có các cạnh là hình gấp khúc trong đó cạnh nối từ điểm 1-2 dài 3,88m; có cạnh nối từ điểm 2-3 dài 9,27m; có cạnh nối từ điểm 3-4 dài 3,14m; có cạnh nối từ điểm 4-5 dài 2,45m; có cạnh nối từ điểm 5-6 dài 1,90m; có cạnh nối từ điểm 6-7 dài 14,16m;

Phía Bắc có cạnh nối từ điểm 8-11 dài 33,17m;

(Có sơ đồ đất kèm theo).

Giao cho cụ Trương Văn Ph được quyền sở hữu, quản lý, sử dụng các tài sản trên đất gồm: 01 cây vải trị giá 2.387.000 đồng; 01 cây nhãn trị giá 2.642.000 đồng.

Cụ Ph được nhận số tiền 53.801.300 đồng từ ông L trích chia.

Tổng giá trị tài sản cụ Ph được hưởng là: 610.253.800 đồng (giá trị hiện vật) + 53.801.300 đồng (do ông L trích chia) = 664.055.100 đồng Buộc ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th phải tháo dỡ 01 mái tôn dài khoảng 31,8m2 nằm trên phần đất đã chia cho cụ Trương Văn Ph để trả đất cho cụ Trương Văn Ph. Nhưng cụ Trương Văn Ph phải trả cho ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th tiền giá trị mái tôn là 10.653.000 đồng.

Bác yêu cầu của cụ Trương Văn Ph đề nghị ông Trương Văn L, bà Nguyễn Thị Th phải tháo dỡ 01 nhà xưởng trên đất.

+ Án phí DSST:

Miễn án phí cho cụ Trương Văn L và ông Trương Văn C, Ông Trương Văn Ch, ông Trương Văn Q, bà Trương Thị X mỗi người phải chịu số tiền án phí sơ thẩm là 4.322.081 đồng.

Ông L phải chịu án phí sơ thẩm là: 11.373.898 đồng.

+ Án phí DSPT: Ông L không phải nộp án phí DSPT.

Hoàn trả cho ông L số tiền tạm ứng án phí là 300.000 đồng tại Biên lai thu tiền số 12/10/2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện L.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6; 7, 7a, 7b và 9 của Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Án xử phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

394
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 51/2021/DS-PT ngày 05/04/2021 về chia tài sản chung và chia di sản thừa kế

Số hiệu:51/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bắc Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:05/04/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về