Bản án 51/2019/DS-PT ngày 10/04/2019 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

BẢN ÁN 51/2019/DS-PT NGÀY 10/04/2019 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Ngày 10 tháng 4 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 186/2018/TLPT-DS ngày 13 tháng 12 năm 2018 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 56/2018/DS-ST ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Toà án nhân dân thành phố X bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 14/2019/QĐ-PT ngày 11 tháng 02 năm 2019, Thông báo về việc dời ngày xét xử phiên tòa phúc thẩm số 185/2019/TB-TA ngày 28/02/2019, Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm số42/2019/QĐ-PT ngày 18 tháng 3 năm 2019, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn:

- Bà A, sinh năm 1980 (có mặt);

Nơi cư trú: số 88/2, đường Đ, khóm Đ 2, phường P, thành phố X, tỉnh An Giang.

2. Bị đơn:

- Ông B, sinh năm 1980 (có mặt);

Hộ khẩu thường trú: số 80/5A, đường T, khóm 4, phường L, thành phố X, tỉnh An Giang; nơi cư trú hiện nay: số 128, đường V, khóm A 5, phường M, thành phố X, tỉnh An Giang.

- Bà C, sinh năm 1981 (vắng mặt);

Nơi cư trú: số 128, đường V, khóm A 5, phường M, thành phố X, tỉnh An Giang.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn bà C: Bà D, sinh năm 1993, nơi cư trú: số 1B, đường T, phường 8, quận PN, Tp. Hồ Chí Minh là người đại diện theo ủy quyền (theo Giấy ủy quyền ngày 16/3/2017 được chứng nhận tại Văn phòng Công chứng Phạm Thùy Nhiên Hương) (có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn bà C: Luật sư Đ – Luật sư Văn phòng Luật sư Đ thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ngân hàng E;

Trụ sở: số 25Bis, đường N, phường BN, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ngân hàng E: Ông G – Trưởng Bộ phận giám sát nợ Ngân hàng E, là người đại diện theo ủy quyền (theo giấy ủy quyền số 66/2019/UQ-HDB ngày 07/3/2019 của Giám đốc Trung tâm Xử lý nợ Ngân hàng E) (có mặt).

4. Người làm chứng:

- Ông H, sinh năm 1983 – Giám đốc Công ty TNHH B (có mặt);

Trụ sở: Khóm T 2, phường M, thành phố X, tỉnh An Giang.

Nơi cư trú: số 01/5B đường H, phường M, thành phố X, tỉnh An Giang.

- Ông I, sinh năm 1976 (có mặt);

Nơi cư trú: ấp B, xã T, huyện L, tỉnh Đồng Tháp.

- Bà K, sinh năm 1980 (có mặt);

Nơi cư trú: số 141/2/6D, đường H, khóm B 3, phường B, thành phố X, tỉnh An Giang.

- Bà L, sinh năm 1939 (có mặt);

Nơi cư trú: xã B, huyện C, tỉnh An Giang; chổ ở hiện nay: Nhà trọ K, khóm Đ 8, phường P, thành phố X, tỉnh An Giang.

- Bà M, sinh năm 1962 (có mặt);

Nơi cư trú: số 88/2, đường Đ, khóm Đ 2, phường P, thành phố X, tỉnh An Giang.

Người kháng cáo: Bà A là nguyên đơn; ông B, bà C là bị đơn trong vụ án.

Các đương sự A, B, D, G và Luật sư Đ có mặt tại phiên tòa; các người làm chứng đều có mặt tại phiên tòa; bị đơn C vắng mặt nhưng có mặt người đại diện theo ủy quyền là bà D tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo nội dung án sơ thẩm:

Theo đơn khởi kiện ngày 20/02/2017 và các lời khai, nguyên đơn bà Atrình bày:

- Năm 2014, bà cho bà C vay tiền để vợ chồng bà C kinh doanh, trong thời gian cho bà C vay, tiền lãi bà C trả đầy đủ, cụ thể: Ngày 19/02/2014, bà C vay của bà số tiền 400.000.000 đồng. Đến ngày 13/6/2014 bà C vay tiếp của bà số tiền 2.300.000.000 đồng; Ngày 05/8/2014 bà C cần vay thêm nguồn tiền 200.000.000 đồng. Đến ngày 13/8/2014, bà C vay số tiền 2.000.000.000 đồng. Tổng số tiền bà C vay của bà là 4.900.000.000 đồng, bà C đã hoàn đủ gốc lãi vào cuối năm.

- Năm 2015, cụ thể: Ngày 22/01/2015, bà C hỏi vay lại 1.000.000.000 đồng; ngày 28/01/2015 bà C vay 1.200.000.000 đồng; ngày 22/01/2015 C vay4.000.000.000 đồng. Ngày 14/5/2015, bà C trả 300.000.000 đồng của đầu1.000.000.000 đồng (còn gốc 700.000.000 đồng). Ngày 27/11/2015, bà C vay thêm 1.800.000.000 đồng và hoàn lại ngày 25/12/2015. Cuối năm 2015, bà C đã thanh toán bớt một phần gốc lãi như thỏa thuận.

- Năm 2016, do có niềm tin làm ăn qua nhiều năm, bà C cần vay nguồn tiền thêm cho việc kinh doanh của vợ chồng bà nên bà C đề nghị cho bà vay thêm tiền, cụ thể: Ngày 01/02/2016, bà C vay số tiền 1.000.000.000 đồng; ngày 14/02/2016, bà C vay 300.000.000 đồng; ngày 22/3/2015, bà C vay tiếp1.500.000.000 đồng; Ngày 26/5/2016, bà C vay 300.000.000 đồng; Ngày 15/6/2016 bà C vay 1.500.000.000 đồng. Trong thời gian này bà C có hẹn trong tuần sẽ tranh thủ thanh toán bớt 1 phần tiền cho bà an tâm. Ngày 08/7/2016, bàC vay ngắn hạn 2.500.000.000 đồng và hoàn lại vốn cho bà vào ngày 15/7/2016.

Đến ngày 23/8/2016, bà C nói cần thêm nguồn tiền 1.300.000.000 đồng sẽ trả lại phần này trong vòng 02 tháng. Đến 10/12/2016, bà C nói cần thêm 2.000.000.000 đồng để kinh doanh và sẽ hoàn lại hết tiền mượn cho bà vào cuối năm như các năm trước. Đến 19/12/2016, bà C cần tiền vay mở thêm quán cà phê mới, bà C vay bà thêm 600.000.000 đồng; Ngày 06/01/2017, bà C vay thêm 200.000.000 đồng; ngày 11/01/2017, vay thêm bà 100.000.000 đồng.

Theo giao kết cuối năm bà C phải hoàn lại tiền vay cho bà, nhưng bà C vẫn hứa hẹn nợ nhiều lần, không trả. Ngày 11/02/2017, bà và bà C có ngồi chốt lại tổng số tiền gốc bà C đang vay của bà và ghi biên nhận nợ vay ngày 01/11/2016 với số tiền là 9.000.000.000 đồng (chín tỷ đồng). Đồng thời, bà có yêu cầu bà C thanh toán thì bà C cho rằng đợi vay thêm được khách sạn (đang được thế chấp tại ngân hàng) thì mới có tiền trả, còn ngoài ra bà C không còntiền cũng như tài sản gì khác để thanh toán cho bà.

Do bà C thay đổi lời hứa nhiều lần và không có khả năng thanh toán, mục đích vay tiền là bổ sung vốn kinh doanh lo cho kinh tế gia đình nên đây là nợ chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng bà C, ông B. Nay, bà yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết buộc bà C và ông B phải có trách nhiệm liên đới trả cho bà số tiền nợ gốc 9.000.000.000 đồng (chín tỷ đồng) và tiền lãi theo quy định của Nhà nước tính từ ngày viết biên nhận cho bà (ngày 01/11/2016) cho đến khi Tòa án xét xử.

Tại phiên tòa, bà A xác định vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và xác định không còn tài liệu chứng cứ gì khác cung cấp cho Hội đồng xét xử. Đồng thời, yêu cầu Hội đồng xét xử tiếp tục duy trì 02 quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 và số 06/2017/QĐ-BPKCTT ngày 16/3/2017 mà bà A đã có yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản của bị đơn để đảm bảo cho việc thi hành án, đảm bảo được quyền lợi của bà.

* Tại văn bản ngày 22/02/2017, ngày 27/02/2017 và lời khai tại Tòa án, bị đơn bà C, do bà D đại diện theo ủy quyền trình bày:

Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà A thì bà C không liên quan và hoàn toàn không biết. Việc vay mượn tiền chỉ là sự gi ao dịch giữa ông N và bà A, bà C chỉ là người giới thiệu. Xác định bà C có viết và ký tên vào biên nhận ngày 01/11/2016 bà A đang khởi kiện, nhưng đó là sự ép buộc bà nhận nợ thay cho ông N vì khi viết biên nhận trên mẹ của bà A dọa tự tử. Tuy nhiên, bà C không cung cấp chứng cứ chứng minh sự việc trên và đ ồng thời cũng xác định hiện nay không biết địa chỉ mới của ông N ngoài địa chỉ mà bà C đã cung cấp tại số 1/5B, đường H, khóm A 1, phường M, Tp. X, tỉnh An Giang.

Tại phiên tòa, bà D đại diện ủy quyền của bà C xác định những chứng cứ bà A đưa ra liên quan đến nội dung tin nhắn giữa bà A và bà C trước đây hoàn toàn không liên quan đến nội dung biên nhận nợ ngày 01/11/2016 bà C đã viết và ký tên. Vẫn giữ nguyên ý kiến không đồng ý chịu trách nhiệm trả nợ cho bà A và xác định không cần thiết thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đối với ông N vì ông N đã bỏ trốn.

* Bị đơn ông B có ý kiến tại phiên tòa:

Ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà A vì ông hoàn toàn không biết, không giao dịch vay mượn tiền với bà A và chưa nhận thông báo đòi nợ hoặc yêu cầu ông phải trả tiền nợ từ bà A. Mặt khác, việc kinh doanh quán cà phê TH là do ông trực tiếp quản lý, bà C chỉ phụ trách phần quản lý nhân sự và vợ chồng ông đã ly thân từ năm 2015. Việc bà A khởi kiện yêu cầu ông liên đới trách nhiệm cùng bà C trả nợ và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa các tài sản chung của vợ chồng ông là ảnh hưởng đến quyền lợi của ông. Do đó, việc bà A khởi kiện ông là không đúng nên ông yêu cầu Hội đồng xét xử đình chỉ giải quyết vụ án trả lại đơn khởi kiện cho bà A; hủy 02 quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm t hời số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 – tài sản bị phong tỏa đã được thế chấp hợp pháp tại Ngân hàng E và số 06/2017/QĐ-BPKCTT ngày 16/3/2017; Đình chỉ giải quyết vụ án theo thông báo số 76/TB-TLVA ngày 01/8/2017 của Tòa án đối với yêu cầu độc lập của Ngân hàng E do Ngân hàng đã có đơn rút yêu cầu.

* Tại đơn yêu cầu độc lập ngày 19/6/2017; đơn rút yêu cầu độc lập ngày 11/9/2017 và lời khai tại Tòa án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Ngân hàng E (viết tắt Ngân hàng E) do bà Q đại diện theo ủy quyền trình bày:

- Buộc ông B và bà C phải thanh toán ngay một lần toàn bộ nợ gốc và lãicho Ngân hàng E theo hợp đồng tín dụng nêu trên với tổng số tiền là 4.658.771.231đ (bốn tỷ, sáu trăm năm mươi tám triệu, bảy trăm bảy mươi mốt nghìn, hai trăm ba mươi mốt đồng). Trong đó, tiền vốn gốc là 4.649.496.346đ (bốn tỷ, sáu trăm bốn mươi chín triệu, bốn trăm chín mươi sáu nghìn, ba trăm bốn mươi sáu đồng) và tiền lãi tạm tính đến ngày 19/6/2017 là 9.274.885đ (chín triệu, hai trăm bảy mươi bốn nghìn, tám trăm tám mươi lăm đồng).

- Buộc ông B và bà C phải thanh toán phần nợ lãi phát sinh đối với số nợ còn lại theo mức lãi suất quá hạn thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ đã ký kết với Ngân hàng E từ ngày 20/6/2017 cho đến khi thanh toán xong khoản nợ.

- Trường hợp ông B và bà C không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng E, đề nghị Quý Tòa cho Ngân hàng yêu cầu Cơ quan Thi hành án phát mãi tài sản đã thế chấp tại Ngân hàng E, toàn bộ số tiền thu được từ việc phát mãi tài sản đảm bảo được dùng để cấn trừ nghĩa vụ trả nợ của ông B và bà C đối với Ngân hàng. Nếu số tiền phát mãi tài sản đảm bảo không đủ thanh toán hết khoản nợ của ông B và bà C tại Ngân hàng E, ông B và bà C phải có nghĩa vụ trả hết khoản nợ.

Nay Ngân hàng E xin rút lại yêu cầu độc lập đối với bà C và ông B và yêu cầu Tòa án xem xét hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X là phong tỏa tài sản của ông B và bà C đã thế chấp hợp pháp cho Ngân hàng. Nếu không hủy bỏ Quyết định trên thì khi phát mãi tài sản của ông B và bà C thì phải được sự đồng ý của Ngân hàng, để đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng. Và tại phiên tòa, đại diện ủy quyền của Ngân hàng E xác định vẫn giữ nguyên ý kiến rút lại toàn bộ yêu cầu đối với ông B và bà C.

Người làm chứng:

- Bà M trình bày: Bà là mẹ bà A, bà có biết bà C do là bạn của A. Việc giữa A và bà C giao dịch làm ăn cụ thể như thế nào bà không nắm, nhưng ngày11/02/2017, bà C có đến nhà bà để tính toán với A số tiền đã vay mượn nhau và C đã tự viết biên nhận nợ ghi ngày 01/11/2016 cho A, hoàn toàn không có sự ép buộc của bà và A để nhận nợ thay N. Đồng thời, khi đó bà hoàn toàn tỉnh táo không có sự việc dọa tự tử như phía bị đơn trình bày. Ngoài ra, số tiền bà Cđang nợ A có phần tiền của bà đưa A cho vay, nhưng bà xác định không có yêu cầu gì trong vụ án này, đó là quan hệ riêng giữa bà và A.

- Ông I trình bày: Ông là bạn của bà A và có biết bà C do ông kinh doanh riêng có giao dịch tại Ngân hàng trước đây A và C làm chung. Ông có chứng kiến sự việc ngày 11/02/2017 bà C đã viết biên nhận nợ ghi ngày 01/11/2016 cho A, hoàn toàn tự nguyện sau khi cả hai tính toán chốt lại vốn vay, không có sự ép buộc dọa tự tử buộc bà C ký nhận nợ thay cho ông N từ bà M và A. Ngoài ra, sau khi viết biên nhận nợ trên, ông có cùng A đến quán cà phê TG của C kinh doanh để gặp đòi bà C trả nợ, nhưng C cũng chỉ hứa khi vay khách sạn được sẽ trả cho A. Ông đi cùng A do số tiền bà C đang nợ A có phần tiền của ông đưa A cho vay, nhưng ông xác định không có yêu cầu gì trong vụ án này, đó là quan hệ riêng giữa ông và bà A.

- Ông H trình bày: Ông là em của ông N, ông biết bà C và bà A do là bạn của ông N. Ngày bà C đến nhà bà A viết biên nhận nợ ông có đến cùng khi đó nhà bà A vừa có tang cha bà A. Các bên ngồi nói chuyện làm ăn vay mượn giữa bà A, bà C và ông N, không nghe rõ số tiền nợ là bao nhiêu và bà A đòi bà C trả bao nhiêu tiền; cũng như không thấy sự việc bà M dọa tự tử và có vấn đề gì khác lạ gây chú ý cho ông. Sau đó, ông có việc nên ra về trước không chứng kiến việc bà C viết biên nhận nợ cho bà A.

- Bà L trình bày: Bà là bà ngoại nuôi của bà C và ông N. Ngày bà C đến nhà bà A viết biên nhận nợ bà có đi cùng. Việc bà A và bà C ngồi nói chuyện tính toán ra số tiền nợ cụ thể như thế nào bà không nghe rõ, nhưng bà nghe bà A kêu C trả tiền, lại nói tiền N vay không trả nên C phải trả thay vì đã giới thiệu. Khi bà C viết biên nhận nợ bà có cản C không cho viết; nhưng bà C bảo không sao cứu mạng người quan trọng hơn vì lúc đó bà M khóc thần sắc không tốt, tay run run khi nói chuyện có thể xảy ra chuyện không hay. Mặt khác, bà nhìn trước cửa nhà bà A thấy có vài người tới lui nên cũng lo sợ trước hoàn cảnh đó chứ không có ai đe dọa gì cả.

- Bà K trình bày: Bà làm quản lý quán cà phê cho bà C từ năm 2011, nên biết bà A vừa là khách vừa là bạn của bà C, còn ông N là bạn học của bà. Việc làm ăn giao dịch giữa bà A và bà C bà không rõ, bà nhớ có nhận tiền nhiều lần từ bà A đưa dùm cho ông N; còn việc có đi nhận tiền từ bà A dùm bà C không thì bà không nhớ. Ngày bà C viết biên nhận nợ cho bà A bà có chứng kiến, nghe mọi người nói đến việc ông Bình nợ tiền bà A, bảo là thằng đó thấy tốt vậy sao giờ lại như vậy- do khi đó ông N bỏ trốn. Và mẹ bà A khóc và đòi đập đầu tự tử, bà A thì yêu cầu bà C viết giấy nợ cho bà A để mẹ bà A yên tâm. Bà nhớ khi bà C bắt đầu viết biên nhận bà có vỗ vỗ vào tay của bà C để cản, nhưng bà C bảo không sao và vẫn tiếp tục viết. Đồng thời, bà nhìn thấy phía trước nhà bà A có vài người đàn ông đi lảng vảng, không rõ là ai, nên trong lòng cũng sợ sợ. Sau ngày đó, bà A và ông I có đến quán cà phê TG gặp bà C, chỉ nghe thoáng qua nhắc đến ông N, còn nội dung các bên trao đổi cụ thể không nghe rõ do bà đi làm công việc khác.

* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn bà C - Luật sư Đ có ý kiến:

- Nếu nguyên đơn chỉ khởi kiện đòi theo biên nhận nợ là đã rõ, bị đơn không đưa ra chứng cứ bị ép viết thì coi như đủ chứng cứ để Hội đồng xét xử xem xét quyết định. Nhưng ở đây nguyên đơn cho rằng giao dịch hoàn toàn có lãi suất từ năm 2016, 2017 đã đối chiếu tổng hợp nợ mới ra số tiền 09 tỷ đồng. Cần phải xem xét giao dịch có lãi từ năm 2014 đến năm 2017 thì mới phù hợp quy định pháp luật.

- Về việc nguyên đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của bị đơn: Tài sản bị phong tỏa ở Quyết định số 05 đã được bị đơn thế chấp hợp pháp tại Ngân hàng và tài sản phong tỏa ở Quyết định số 06 chưa được làm rõ các thủ tục cần thiết khi áp dụng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có tài sản, và bên nhận thế chấp tài sản. Do đó, yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét hủy cả hai quyết định trên.

- Về nội dung vụ án: Bị đơn không vay tiền của nguyên đơn nhưng phải nói về lãi suất vì nguyên đơn đưa ra chứng cứ cho rằng bị đơn có vay. Vì quyền lợi của bị đơn nên phải xem xét đầy đủ chứng cứ nguyên đơn đưa ra. Nhận thấy, đơn khởi kiện, bản tự khai, tờ tường trình của nguyên đơn, sổ ghi nhận nợ, tin nhắn đã mâu thuẫn trước và sau. Nguyên đơn xác định đó là tin nhắn hợp pháp và cung cấp để xem xét nhưng cộng lại là không phù hợp số tiền 09 tỷ đồng. Mặt khác, qua tin nhắn thể hiện nguyên đơn cho vay với mức lãi suất cao vượt quy định của Nhà nước – có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần chuyển cho cơ quan cảnh sát Tp.X điều tra giải quyết theo quy định pháp luật: có dấu hiệu cho vay nặng lãi không cần phải làm rõ. Và nguyên đơn kinh doanh tiền tệ trái pháp luật cần làm rõ chuyển cơ quan thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

- Cần làm rõ nguyên đơn đủ điều kiện khởi kiện hay chưa: Các khoản nợ trước đó từ 2014 đến 2017 các bên cho vay bằng miệng, không có biên nhận (tuy tại phiên tòa có đưa ra 02 biên nhận năm 2014 và 2015). Đối với biên nhận ngày 01/11/2016 – đây là quan hệ hợp đồng cho vay mới: không lãi, không thời hạn. Theo quy định thì có quyền đòi bất cứ lúc nào nhưng phải báo thời gian hợp lý, hết thời hạn không trả mới vi phạm. Ở đây, không có một tin nhắn nào thể hiện nguyên đơn đòi số tiền 09 tỷ đồng đối với bị đơn cũng như thông báo cho bị đơn biết trước thời hạn trả nợ. Do đó, nguyên đơn chưa đủ điều kiện khởi kiện, đề nghị đình chỉ giải quyết vụ án trả lại đơn khởi kiện của nguyên đơn theo điểm d khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự, để nguyên đơn làm lại đầy đủ thủ tục trước khi khởi kiện ra tòa.

Nếu không yêu cầu Hội đồng xét xử ngừng phiên tòa để yêu cầu nguyên đơn cung cấp thêm tài liệu chứng cứ để chứng minh các phần lãi cho vay mới rõ được sự việc thì việc giải quyết vụ án không vi phạm pháp luật. Ngược lại, là che dấu tội phạm.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 56/2018/DS-ST ngày 03/10/2018 của Tòa án nhân dân thành phố X đã quyết định:

 [1] Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà A.

 [1.1] Buộc bà C và ông B phải liên đới trách nhiệm trả cho bà A số tiền 11.335.500.000đ (mười một tỷ, ba trăm ba mươi lăm triệu, năm trăm nghìn đồng), trong đó tiền vốn vay 9.000.000.000đ (chín tỷ đồng) và tiền lãi 2.335.500.000đ (hai tỷ, ba trăm ba mươi lăm triệu, năm trăm nghìn đồng).

 [1.2] Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 06/2017/QĐ-BPKCTT ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X về phong tỏa tài sản là các Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo các Giấy chứng nhận số BĐ095938, số vào sổ cấp GCN:

CH00388 ngày 24/3/2011; số BC 246487, số vào sổ cấp GCN: CH01007 ngày17/11/2010 cấp ngày 17/11/2010 mang tên ông U và bà V, có xác nhận tại trang 3 của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố X ngày 29/01/2013: chuyển nhượng cho bà C và ông B theo hồ sơ số: 0429/13 và số BĐ 160362, số vào sổ cấp GCN: CH01974 ngày 12/01/2011 do Ủy ban nhân dân thành phố X cấp cho bà C và ông B, để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án của bị đơn đối với khoản tiền vay của nguyên đơn.

 [2] Không chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ- BPKCTT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X.

Hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ- BPKCTT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X về phong tỏa tài sản là Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, tọa lạc tại phường M, thành phố X theo giấy chứng nhận số BY946181, số vào sổ cấp GCN: CH 05729, do UBND thành phố X cấp cho ông B, bà C vào ngày 25/11/2015.

 [3] Bà A được nhận lại số tiền 550.000.000đ (năm trăm năm mươi triệu đồng) và tiền lãi (nếu có) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - chi nhánh An Giang theo Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số04/2017/QĐ-BPBĐ ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X, tỉnh An Giang; Và bà A được nhận lại số tiền 145.000.000đ (một trăm bốn mươi lăm triệu đồng) và tiền lãi (nếu có) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh An Giang theo Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 07/2017/QĐ-BPBĐ ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X, tỉnh An Giang.

Hủy Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 04/2017/QĐ-BPBĐ ngày 21/02/2017 và Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số07/2017/QĐ-BPBĐ ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X, tỉnh An Giang.

 [4] Đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ngân hàng E về việc yêu cầu buộc ông B, bà C phải thực hiện nghĩa vụ trả số tiền vốn vay và lãi suất theo hợp đồng tín dụng hạn mức số 0238/16/HĐTNHM-CN/046 ngày 27/4/2016 cho Ngân hàng tính đến ngày 19/6/2017 với số tiền là 4.658.771.231đ (bốn tỷ, sáu trăm năm mươi tám triệu, bảy trăm bảy mươi mốt nghìn, hai trăm ba mươi mốt đồng), trong đó tiền vốn là 4.649.496.346đ và tiền lãi là 9.274.885đ.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm, quyền kháng cáo, quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 04 tháng 10 năm 2018 nguyên đơn bà A có đơn kháng cáo, ngày 15 tháng 10 năm 2018, bị đơn ông B, bà C có đơn kháng cáo với nội dung:

- Bà A kháng cáo một phần bản án dân sự sơ thẩm yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh An Giang giữ nguyên Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 để bảo vệ quyền lợi của bà và đảm bảo cho việc thi hành án.

- Ông B kháng cáo yêu cầu:

1. Hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 56/2018/DS-ST ngày 03/10/2018 liên quan đến việc chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn bàA buộc ông B và bà C phải liên đới trách nhiệm trả cho bà A số tiền 11.335.500.000 đồng, trong đó tiền vốn vay là 9.000.000.000 đồng và tiền lãi là 2.335.500.000 đồng.

2. Huỷ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 06/2017/QĐ- BPKCTT ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X và buộc bà A phải bồi thường thiệt hại cho ông B và bà C do hành vi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng pháp luật này gây ra.

3. Hủy một phần bản án dân sự sơ thẩm liên quan đến việc bà A được nhận lại số tiền 550.000.000 đồng và 145.000.000 đồng theo Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 04/2017/QĐ-BPBĐ ngày 21/02/2017 và Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 07/2017/QĐ-BPBĐ ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X để bảo đảm thi hành án.

4. Buộc bà A phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông B và bà C do hành vi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng pháp luật đối với tài sản của ông B và bà C theo Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X.

5. Trả lại đơn khởi kiện ngày 20/02/2017 của bà A và đình chỉ giải quyết vụ án theo Thông báo thụ lý số 23/2017/TLST-DS ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X.

6. Xem xét xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân có liên quan đã vi phạm nghiêm trọng quy định tố tụng, xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông, ban hành các quyết định không đúng pháp luật trong quá trình thụ lý, xét xử sơ thẩm vụ án.

- Bà C kháng cáo yêu cầu:

1. Hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 56/2018/DS-ST ngày 03/10/2018 liên quan đến việc chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn bà A buộc ông B và bà C phải liên đới trách nhiệm trả cho bà A số tiền 11.335.500.000 đồng, trong đó tiền vốn vay là 9.000.000.000 đồng và tiền lãi là2.335.500.000 đồng.

2. Huỷ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 06/2017/QĐ- BPKCTT ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X và buộc bà A phải bồi thường thiệt hại cho ông B và bà C do hành vi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng pháp luật này gây ra.

3. Hủy một phần bản án dân sự sơ thẩm liên quan đến việc bà A được nhận lại số tiền 550.000.000 đồng và 145.000.000 đồng theo Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 04/2017/QĐ-BPBĐ ngày 21/02/2017 và Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 07/2017/QĐ-BPBĐ ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X để bảo đảm thi hành án.

4. Buộc bà A phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông B và bà C do hành vi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng pháp luật đối với tài sản của ông B và bà C theo Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X.

5. Trả lại đơn khởi kiện ngày 20/02/2017 của bà A và đình chỉ giải quyết vụ án theo Thông báo thụ lý số 23/2017/TLST-DS ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn bà A vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo; bị đơn ông B, người đại diện theo ủy quyền của bị đơn C giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và không cung cấp tài liệu chứng cứ mới.

Bà A trình bày: Khi bà mang tiền đến quán cho bà C, bà có gặp ông B. Khi bà khởi kiện đến Tòa án, Tòa án ban hành Thông báo thụ lý là xem như đã thông báo cho vợ chồng ông B, bà C về việc phải trả nợ. Trong quá trình hòa giải, đối chất ở giai đoạn sơ thẩm, ông B cố tình lánh mặt, không đến Tòa, nhưng lại ở khu vực trước Tòa trao đổi với Luật sư (hình ảnh chụp bà đã cung cấp trong hồ sơ vụ án). Nguồn tiền sử dụng để sửa quán Today là từ nguồn tiền vay của bà. Vì vậy yêu cầu buộc trách nhiệm liên đới của ông B cùng bà C trả nợ cho bà. Bà vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo đề nghị giữ nguyên Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 để bảo vệ quyền lợi của bà và đảm bảo cho việc thi hành án.

Ông B trình bày: Ông không từng gặp bà A. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, ông đều thực hiện vay vốn Ngân hàng. Nội dung bà A trình bày cho bà C vay mục đích sản xuất kinh doanh đều không có chứng cứ, giao dịch giữa bà C và bà A là việc của 02 người, nên yêu cầu liên đới trách nhiệm của ông là không có căn cứ. Các Thông báo của Tòa án, ông đều không nhận được, chỉ nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ông đã có khiếu nại Quyết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 vì quyết định này đã phong tỏa tài sản đã thế chấp hợp pháp. Đối với Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 06/2017/QĐ-BPKCTT ngày 16/3/2017, bà A không cho ông vay nhưng lại phong tỏa tài sản chung làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông. Hạn mức tín dụng của ông tại 02 Ngân hàng Ngân hàng E và Liên Việt vẫn còn nên không có lý do để vay tiền của bà A với lãi suất cao, thể hiện ở sổ nợ của bà A tại trang 6, trang 7 thể hiện lãi suất 0,45%/ngày là vượt quá quy định. Từ những điều trên, cho thấy bà A không có căn cứ chứng minh việc cho ông vay; đồng thời ông cũng không có văn bản ủy quyền cho bà C vay, hạn mức tín dụng của ông vẫn còn, vẫn còn 03 Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất chưa thế chấp; 02 quán cà phê kinh doanh cũng không cần vay đến 09 tỷ đồng. Bà A thừa nhận cho vay lãi suất từ 3% đến 4%/tháng. Vì vậy, chốt lại sồ tiền 09 tỷ đồng là có lãi trong đó. Vì vậy, đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để bà A tính lại số tiền nợ. Yêu cầu bà A bồi thường thiệt hại đối với việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, làm Ngân hàng E không giải ngân, làm ông phải bán cá non, ảnh hưởng đến quyền lợi của ông. Giữ nguyên các yêu cầu kháng cáo.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn C -Luật sư Đ trình bày:

Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý đơn khởi kiện không đúng vì đây là hợpđồng vay có lãi, không kỳ hạn, bà A có quyền đòi nợ bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, nhưng bà A không thông báo nên chưa đủ điều kiện khởi kiện. Việc Tòa án Thông báo thụ lý vụ án như nhận định của Tòa án sơ thẩm không phải là thông báo đòi nợ của bà A. Ít nhất phải thông báo từ 10 ngày đến 15 ngày thì mới được quyền khởi kiện. Tòa án sơ thẩm nhận định sau khi viết biên nhận nợ, bà A đã thông báo nhiều lần qua các tin nhắn yêu cầu bà C trả nợ là không khách quan vì các tin nhắn không thể hiện việc này. Nhận định của bản án sơ thẩm là không phù hợp với chứng cứ khách quan của vụ án. Bởi vì bà A không chỉ khởi kiện trên biên nhận ngày 01/11/2016 mà yêu cầu xem xét quá trình vay có lãi từ năm 2014. Vì vậy, cần xem xét toàn bộ quá trình vay có lãi từ năm 2014 đến nay mới khách quan, vì trong 09 tỷ này có cộng lãi. Phần lãi suất vượt quá quy định khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra Tòa thì Tòa án phải xác định để trừ vào phần nợ gốc. Bà A đã thừa nhận Biên nhận là chốt lại từ năm 2014 và trong đơn khởi kiện cũng thể hiện có trả một phần lãi. Do nguyên đơn đã thừa nhận nên bị đơn không có nghĩa vụ chứng minh. Đối với các tin nhắn do bà A cung cấp, ở giai đoạn sơ thẩm, bị đơn không thừa nhận, nhưng dù bị đơn không thừa nhận thì Tòa án cũng phải xem xét toàn diện các chứng cứ. Rõ ràng qua các tin nhắn có thể hiện lãi chồng lãi. Do đó, Tòa án phải xem xét đối với các số tiền lãi nguyên đơn cho vay vượt quy định. Có chứng cứ chứng minh bà A đã nhận rồi thì phải trả cho bà C. Những sai sót này của cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm không thể khắc phục được, nguyên đơn cho vay đã vi phạm lãi suất quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015. Hội đồng xét xử phúc thẩm có yêu cầu bị đơn cung cấp chứng cứ chứng minh đã trả tiền lãi, nhưng nhận thấy các tin nhắn bà A cung cấp đã thể hiện rõ. Vì vậy, bảo đảm quyền lợi của bị đơn, phải tính lại lãi suất từ năm 2014 đến nay. Đề nghị hủy án sơ thẩm.

Về Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ- BPKCTT ngày 21/02/2017 xâm phạm quyền lợi của Ngân hàng E nên Tòa án sơ thẩm tuyên hủy là đúng nên công nhận. Nhưng Tòa án sơ thẩm duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 06/2017/QĐ-BPKCTT ngày 16/3/2017 là không phù hợp quy định tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bởi vì chỉ được phong tỏa tài sản tương đương với nghĩa vụ, nhưng cấp sơ thẩm chưa xác định giá trị tài sản, chưa kể trong 09 tỷ này có tiền lãi. Vì vậy, đề nghị hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 06/2017/QĐ-BPKCTT ngày 16/3/2017, để bảo đảm quyền lợi của bị đơn.

Đề nghị tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm về tuyên buộc bị đơn trả tiền cho nguyên đơn, hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 06/2017/QĐ-BPKCTT ngày 16/3/2017, hủy phần tuyên bà A được nhận lại các khoản tiền bảo đảm tại các Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, hủy phần tuyên hủy 02 Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, giữ nguyên phần hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ- BPKCTT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X.

Bà A tranh luận: Việc tranh luận của luật sư là không có căn cứ. Việc bà cho bà C vay không thế chấp trong một thời gian dài với số tiền lớn là do tình chị em, nên biên nhận cũng không viết đầy đủ. Bà đã cho vay tiền bằng niềm tin, bà C phải mang ơn bà thể hiện qua các tin nhắn. Vì vậy, bà C mới tránh né, không dám đối mặt với bà trong suốt quá trình giải quyết vụ án.

Ông B tranh luận: Tất cả các tài sản tạo dựng đều qua Hợp đồng vay với Ngân hàng.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang phát biểu ý kiến:

- Về tính hợp pháp của kháng cáo: Bà A, ông B, bà C kháng cáo và nộp tạm ứng án phí trong thời hạn nên Tòa án nhân dân tỉnh thụ lý là đúng quy định tại Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự.

- Về tuân theo pháp luật: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký đã chấp hành đúng và đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự kể từ khi thụ lý đến khi xét xử; các đương sự và người tham gia tố tụng khác cũng đã chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.

- Quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết đối với Bản án sơ thẩm có kháng cáo:

Căn cứ Biên nhận nợ ngày 01/11/2016, các tin nhắn, trình bày của các đương sự đã khẳng định bà C có vay của bà A 09 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh. Do bà C vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên bà A khởi kiện, việc vay nợ là để bổ sung vốn kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân nên ông B phải có trách nhiệm liên đới trả nợ theo quy định tại Điều 25, Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 471, Điều 476 Bộ luật dân sự 2005.

Việc bà C cho rằng là trung gian vay tiền cho ông N và do bà M dọa tự tử nên bà viết Biên nhận ngày 01/11/2016. Lời khai của bà C không được bà A thừa nhận nên không có cơ sở xem xét.

Việc người đại diện theo ủy quyền, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà C là Luật sư Đ cho rằng đây là hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi nên phải thông báo một thời gian hợp lý. Do vậy, bà A chưa đủ điều kiện khởi kiện, yêu cầu đình chỉ trả lại đơn khởi kiện. Qua xem xét quá trình vay, bà A đã nhiều lần nhắn tin đòi nợ, Tòa án Thông báo thụ lý vụ án nhưng bà C, ông B không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, việc thụ lý vụ án bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, nên yêu cầu này không có cơ sở xem xét.

Đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Ngân hàng E: Ngân hàng đã rút yêu cầu độc lập, Tòa án cấp sơ thẩm đã đình chỉ, các đương sự không kháng cáo nên không đặt ra để xem xét.

Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ- BPKCTT ngày 21/02/2017 phong tỏa tài sản đã thế chấp cho Ngân hàng E để bảo đảm vay vốn, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Ngân hàng nên cấp sơ thẩm xem xét hủy bỏ là có căn cứ. Bà A kháng cáo nhưng không cung cấp được chứng cứ mới nên không có cơ sở xem xét.

Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 06/2017/QĐ- BPKCTT ngày 16/3/2017 là bảo đảm trình tự, thủ tục quy định nên cấp sơ thẩm tuyên duy trì bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Bà C, ông B kháng cáo nhưng không cung cấp chứng cứ nên không có cơ sở xem xét.

Bởi các lẽ trên, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, không chấp nhận kháng cáo của bà A, bà C, ông B, giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 56/2018/DS-ST ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Toà án nhân dân thành phố X.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

 [1] Về thủ tục tố tụng:

 [1.1] Bà A, ông B, bà C kháng cáo và nộp tạm ứng án phí trong thời hạn nên Tòa án nhân dân tỉnh thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm là đúng quy định tại Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

 [1.2] Bị đơn bà C vắng mặt, có ủy quyền cho bà D theo Giấy ủy quyền ngày 16/3/2017 được chứng nhận tại Văn phòng Công chứng Phạm Thùy Nhiên Hương; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Ngân hàng E do ông G – Trưởng Bộ phận giám sát nợ Ngân hàng E, là người đại diện theo ủy quyền (Theo giấy ủy quyền số 66/2019/UQ-HDB ngày 07/3/2019 của Giám đốc Trung tâm Xử lý nợ Ngân hàng E). Việc ủy quyền trên hoàn toàn phù hợp quy định pháp luật nên được công nhận.

 [2] Xét nội dung kháng cáo:

 [2.1] Xét nội dung kháng cáo của nguyên đơn bà A:

Bà A kháng cáo yêu cầu giữ nguyên Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X. Qua xem xét yêu cầu này, Hội đồng xét xử nhận thấy tại giai đoạn sơ thẩm bà A có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, tọa lạc tại phường M, thành phố X, theo Giấy chứng nhận số BY946181, số vào sổ cấp GCN: CH 05729 do UBND thành phố X cấp cho ông B, bà C vào ngày 25/11/2015. Sau khi đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án được biết thông tin tài sản này đang thế chấp cho Ngân hàng E – chi nhánh An Giang để đảm bảo nghĩa vụ vay vốn theo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất số: 0238/16/HĐBĐ-046 ngày 27/4/2016 được Phòng Công chứng số 1 tỉnh An Giang chứng nhận và đã được Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh X chứng nhận việc đăng ký thế chấp cùng ngày. Việc thế chấp tài sản trên đúng theo quy định pháp luật nên việc duy trì Quyết định số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 để phong tỏa tài sản nêu trên là ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng E, nên Tòa án cấp sơ thẩm quyết định hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 là có căn cứ. Bà A kháng cáo nhưng không cung cấp được chứng cứ mới nên không có cơ sở xem xét.

 [2.2] Xét nội dung kháng cáo của bị đơn bà C và ông B:

 [2.2.1] Bà C thừa nhận ngày 11/02/2017, bà có viết và ký tên vào Biên nhận nợ ghi ngày 01/11/2016, thừa nhận ghi lùi ngày 01/11/2016 để dễ tính lãi. Mốc thời gian ghi ngày 01/11/2016 phù hợp với Tờ tự khai (Bút lục số 44) ngày 27/02/2017 của bà C thể hiện tổng số tiền ông N nhờ bà C vay của bà A để đáo hạn Ngân hàng là 09 tỷ đồng từ 01/11/2016 đến 11/01/2017. Tuy nhiên, việc bà C cho rằng vay tiền bà A là vay dùm cho ông N không được bà A thừa nhận, bà C cũng không cung cấp được chứng cứ chứng minh nên không có cơ sở xem xét.

Việc bà D – người đại diện theo ủy quyền của bà C và Luật sư Đ – người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà C yêu cầu Tòa án phải tính số tiền lãi bà C đã trả đối với số tiền 09 tỷ đồng trên cơ sở các tin nhắn do bà A cung cấp: qua xem xét các tin nhắn từ ngày 01/11/2016 đến ngày 12/02/2017 không có tin nhắn thể hiện rõ việc bà C đã trả lãi cho bà A. Mặt khác, tại giai đoạn sơ thẩm, bà C và người đại diện theo ủy quyền đã xác định những tin nhắn bà A cung cấp không liên quan đến nội dung Biên nhận nợ ghi ngày 01/11/2016. Vì vậy, yêu cầu này của phía bị đơn không có cơ sở xem xét.

Từ những căn cứ trên cho thấy giữa bà C và bà A đã xác lập hợp đồng vay không kỳ hạn, có lãi có nội dung và hình thức phù hợp theo quy định tại Điều 463, khoản 2 Điều 469 Bộ luật dân sự 2015 (căn cứ khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự 2015). Do bà C vi phạm nghĩa vụ trả tiền nên bà A khởi kiện là có căn cứ.

Về lãi suất: Tại thời điểm xét xử phúc thẩm, Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm, đã có hiệu lực, nên căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP, áp dụng Nghị quyết này để giải quyết.

Căn cứ điểm c, khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP, lãi suất đối với số tiền vay 09 tỷ đồng được tính như sau:

Lãi suất từ 01/11/2016 đến 31/12/2016: lãi suất 02 tháng, áp dụng khoản 2 Điều 476 Bộ luật dân sự 2005, cụ thể áp dụng lãi suất cơ bản 9%/năm do Ngân hàng Nhà nước công bố (do các bên không xác định rõ lãi suất): 9.000.000.000 đ x 02 tháng x 0,75% là 135.000.000 đồng (Một trăm ba mươi lăm triệu đồng).

Lãi suất từ ngày 01/01/2017 đến 03/10/2018: lãi suất 01 năm 09 tháng 02 ngày (21 tháng 02 ngày), áp dụng lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể là10%/năm (do các bên không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp): (9.000.000.000 đ x 21 tháng x 0,83%) + (9.000.000.000 đ x 02 ngày x 0,027%) = 1.573.560.000 đồng (Một tỷ năm trăm bảy mươi ba triệu năm trăm sáu mươi ngàn đồng).

Tổng tiền lãi của khoản vay 09 tỷ đồng từ ngày 01/11/2016 đến 03/10/2018 là 1.708.560.000 đồng (Một tỷ bảy trăm lẻ tám triệu năm trăm sáu mươi ngàn đồng).

Như vậy, tổng cộng tiền nợ gốc và tiền lãi là 10.708.560.000 đồng (Mười tỷ bảy trăm lẻ tám triệu năm trăm sáu mươi ngàn đồng).

 [2.2.2] Về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng: Căn cứ Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, mặc dù đây là khoản nợ bà C xác lập trong thời kỳ hôn nhân nhưng biên nhận ghi ngày 01/11/2016 không ghi rõ mục đích vay và qua các tin nhắn, lời khai, lời trình bày tại phiên tòa, nguyên đơn bà A không chứng minh được việc bà C vay 09 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc các giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25, 26 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Vì vậy, việc Tòa cấp sơ thẩm tuyên buộc trách nhiệm liên đới của ông B là không có cơ sở.

 [2.2.3] Về yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Ngân hàng E: Ngân hàng đã rút yêu cầu độc lập, Tòa án cấp sơ thẩm đã đình chỉ, các đương sự không kháng cáo nên không đặt ra để xem xét.

[2.2.4] Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Việc áp dụng Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ-BPKCTT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Ngân hàng E như nhận định tại phần [2.1] nên Tòa án cấp sơ thẩm tuyên hủy Quyết định này là có căn cứ.

Đối với việc áp dụng Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số06/2017/QĐ-BPKCTT ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X: Xét thấy cần phải tiếp tục duy trì để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án của bà C đối với khoản tiền vay của bà A. Mặc dù đây là trách nhiệm riêng của bà C nhưng do bà C không có tài sản riêng nên cần duy trì để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán, điều này cũng phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 219 Bộ luật dân sự 2015.

Do trách nhiệm trả nợ của bà C đối với bà A đã được xác định nên không cần thiết duy trì các Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên hủy Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 04/2017/QĐ-BPBĐ ngày 21/02/2017 và Quyết định buộc thực hiện biện phápbảo đảm số 07/2017/QĐ-BPBĐ ngày 16/3/2017 là có căn cứ.

 [2.2.5] Về điều kiện khởi kiện của B đơn: Giao dịch giữa bà C và bà A là hợp đồng vay không kỳ hạn, có lãi. Qua biên nhận nợ, các tin nhắn và bằng việc khởi kiện của bà A tại Tòa án; cũng như việc khiếu nại của bà C, ông B đã được giải quyết bằng Quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án nhân dân thành phố X; đến nay, bà C vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó, việc thụ lý vụ án của Tòa án nhân dân thành phố X là đúng quy định, không thuộc trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP, như ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát.

 [2.3] Từ những căn cứ trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà A, chấp nhận một phần kháng cáo của ông B và bà C, sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 56/2018/DS-ST ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Toà án nhân dân thành phố X về lãi suất và trách nhiệm liên đới.

 [3] Về án phí dân sự sơ thẩm: Do sửa án sơ thẩm nên nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được xác định lại theo quy định tại khoản 2 Điều 148, Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Bà C phải chịu 118.708.560 đồng (Một trăm mười tám triệu bảy trăm lẻ tám ngàn năm trăm sáu mươi đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

Các phần còn lại về án phí dân sự sơ thẩm của Bản án dân sự sơ thẩm số 56/2018/DS-ST ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Toà án nhân dân thành phố Xvẫn giữ nguyên.

 [4] Về án phí phúc thẩm: Do sửa bản án dân sự sơ thẩm nên căn cứ khoản 2 Điều 148 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòaán, bà A, ông B và bà C không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 308, khoản 2 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao, hướng dẫn một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm,

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà A.Chấp nhận một phần kháng cáo của ông B và bà C.

Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 56/2018/DS-ST ngày 03 tháng 10 năm2018 của Toà án nhân dân thành phố X.

Tuyên xử:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà A.

Buộc bà C có trách nhiệm trả cho bà A số tiền 10.708.560.000 đồng (Mười tỷ bảy trăm lẻ tám triệu năm trăm sáu mươi ngàn đồng), trong đó tiền vốn vay 9.000.000.000đ (Chín tỷ đồng) và tiền lãi 1.708.560.000 đồng (Một tỷ bảy trăm lẻ tám triệu năm trăm sáu mươi ngàn đồng).

- Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 06/2017/QĐ-BPKCTT ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X về phong tỏa tài sản là các Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo các Giấy chứng nhận số BĐ095938, số vào sổ cấp GCN:

CH00388 ngày 24/3/2011; số BC 246487, số vào sổ cấp GCN: CH01007 ngày 17/11/2010 cấp ngày 17/11/2010 mang tên ông U và bà V, có xác nhận tại trang 3 của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố X ngày 29/01/2013: chuyển nhượng cho bà C và ông B theo hồ sơ số: 0429/13 và số BĐ 160362, số vào sổ cấp GCN: CH01974 ngày 12/01/2011 do Ủy ban nhân dân thành phố X cấp cho bà C và ông B, để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án của bị đơn đối với khoản tiền vay của nguyên đơn.

- Không chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ- BPKCTT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X.

Hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2017/QĐ- BPKCTT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X về phong tỏa tài sản là Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, tọa lạc tại phường M, thành phố X theo giấy chứng nhận số BY946181, số vào sổ cấp GCN: CH 05729, do UBND thành phố X cấp cho ông B, bà C vào ngày25/11/2015.

- Bà A được nhận lại số tiền 550.000.000 đồng (Năm trăm năm mươi triệu đồng) và tiền lãi (nếu có) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - chi nhánh An Giang theo Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 04/2017/QĐ-BPBĐ ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X, tỉnh An Giang; Và bà A được nhận lại số tiền 145.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi lăm triệu đồng) và tiền lãi (nếu có) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh An Giang theo Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 07/2017/QĐ-BPBĐ ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X, tỉnh An Giang.

Hủy Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 04/2017/QĐ-BPBĐ ngày 21/02/2017 và Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 07/2017/QĐ-BPBĐ ngày 16/3/2017 của Tòa án nhân dân thành phố X, tỉnh An Giang.

- Về án phí dân sự sơ thẩm:

Bà A được nhận lại số tiền 58.500.000 đồng (Năm mươi tám triệu, năm trăm ngàn đồng) tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0010690 ngày 21/02/2017 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố X.

Bà C phải nộp số tiền 118.708.560 đồng (Một trăm mười tám triệu bảy trăm lẻ tám ngàn năm trăm sáu mươi đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

- Về án phí phúc thẩm:

 Bà A không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, được nhận lại số tiền 300.000 đồng (Ba trăm ngàn đồng) tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số0010571 ngày 09/10/2018 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố X.

Bà C không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, được nhận lại số tiền 300.000 đồng (Ba trăm ngàn đồng) tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0010581 ngày 16/10/2018 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố X.

Ông B không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, được nhận lại số tiền 300.000 đồng (Ba trăm ngàn đồng) tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số0010583 ngày 16/10/2018 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố X.

- Đối với phần Bản án dân sự sơ thẩm số 56/2018/DS-ST ngày 03/10/2018 của Tòa án nhân dân thành phố X không có kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận về mức lãi suất thì quyết định theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

738
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 51/2019/DS-PT ngày 10/04/2019 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Số hiệu:51/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân An Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành:10/04/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về