Bản án 50/2017DS-PT ngày 26/12/2017 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

BẢN ÁN 50/2017/DS-PT NGÀY 26/12/2017 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Trong các ngày 19, 26 tháng 12 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 38/2017/TLPT-DS ngày 23 tháng 10 năm 2017 về "Tranh chấp hợp đồng vay tài sản" theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 09/2017/QĐXX PT-DS ngày 06 tháng 12 năm 2017, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Cao Thị S, sinh năm 1959.

Địa chỉ: Lô C4, số 15, đường Đ, phường Q, quận C, thành phố Hà Nội. Có mặt.

2. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị N, sinh năm 1961.

Địa chỉ: Số 26M, phường H, thành phố L, tỉnh Lạng Sơn. Có mặt.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Anh T, sinh năm 1955; Số 26M, phường H, thành phố L, tỉnh Lạng Sơn. Vắng mặt (Có đơn xin xét xử vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo án sơ thẩm nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Bà Cao Thị S và bà Nguyễn Thị N có mối quan hệ làm ăn từ lâu, trong quá trình làm ăn buôn bán bà Nguyễn Thị N đã nhiều lần vay tiền bà S để làm ăn và cũng đã thanh toán trả cho bà S nhiều lần. Ngày 18/12/2007 bà N vay bà S334.212.000đ và đến ngày 30/12/2007 vay thêm 30.000.000 đồng, tổng cộng là 364.212.000 đồng, hai bên thỏa thuận lãi từ 2% đến 2,1% không xác định thời gian trả. Đến ngày 08/8/2009 bà N lập giấy nhận nợ với bà S nội dung:“Ngà18/12/2007còn nợ chị S 334.212.000 đ. 30/12/2007 vay 30.000.000đồng.Tiền lãi của hai khoản trên từ 18/12/2007 đến 18/3/2008 là 22.692.000 đồng. Tổng nợ là 386.905.000đồng (Ba trăm tám mươi S triệu chín trăm linh năm nghìn đồng). Hiện giờ chưa thanh toán được,  hẹn 2 năm nữa sẽ thanh toán trả. Khi nào trả thì tính tiền lãi trả”. Từ sau ngày 08/8/2009 bà N đã trả cho bà S:

- Ngày 12/02/2010 trả 5.000.000 đồng;

- Ngày 02/02/2011 trả 10.000.000 đồng;

- Ngày 11/5/2011 trả 5.000.000 đồng;

- Ngày 22/7/2011 trả 5.000.000 đồng;

- Ngày 20/01/2012 trả 20.000.000 đồng;

- Ngày 28/11/2012 trả 10.000.000 đồng;

- Ngày 24/4/2013 trả 10.000.000 đồng;

- Ngày 13/12/2013 trả 10.000.000 đồng;

- Ngày 29/01/2014 trả 2.000.000 đồng;

- Ngày 05/02/2016 trả 3.000.000 đồng;

- Ngày 24/01/2017 trả 8.000.000 đồng;

Tng số tiền là: 88.000.000 đồng.

Theo bà S số tiền 386.905.000 đồng là nợ gốc. Trong thời hạn 02 năm bà N có trách nhiệm phải thanh toán toàn bộ số tiền gốc trên, kèm theo tiền lãi phát sinh trên số tiền gốc tính từ ngày 19/03/2008. Hết thời hạn 02 năm bà N không trả hết được toàn bộ tiền nợ gốc và lãi nên bà N đã thỏa thuận bằng miệng với bà mỗi tháng trả từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, vì nể chỗ quen biết đã lâu nên bà nhất trí cho bà N trả dần. Từ ngày chốt nợ 08/8/2009 đến ngày 24/01/2017, bà N đã trả tiền được 88.000.000 đồng, đến nay bà N còn nợ bà số tiền gốc là 298.905.000 đồng, và từ đó cho đến nay bà N không trả cho bà thêm số tiền nào nữa. Vì vậy bà khởi kiện yêu cầu bà N phải trả cho bà số tiền gốc còn lại là 298.905.000đ và số tiền lãi phát sinh trên nợ gốc tương ứng với từng thời điểm trả gốc (lãi trong hạn và lãi nợ quá hạn) theo quy định của pháp luật. Thời điểm tính lãi từ ngày 19/03/2008 đến thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm.

Về phía bà N cho rằng thời gian từ năm 2005 đến năm 2007, bà có nhiều lần vay tiền bà S để làm ăn với mức lãi suất từ 2,0%/tháng đến 2,1%/tháng (bà mua tiền Trung Quốc với bà S quy đổi ra tiền Việt Nam rồi ghi nhận nợ với bà S bằng tiền Việt Nam). Quá trình vay tiền bà đã giao cho bà S một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH 075718 do Ủy ban nhân dân huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cấp cho vợ chồng bà (Nguyễn Anh T và Nguyễn Thị N). Hiện nay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên do bà S đang giữ. Việc bà giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà S bà không nói cho chồng bà biết, việc vay tiền bà S là do bà thực hiện, không liên quan gì đến ông Nguyễn Anh T. Bà thừa nhận nội dung trong giấy nhận nợ ngày 08/8/2009 bà S xuất trình tại tòa là do bà viết nhưng theo bà số tiền  386.905.000 đồng không phải là tiền gốc toàn bộ mà trong đó gồm 169.212.000 đồng tiền nợ gốc và 217.692.000 đồng tiền lãi tính theo lãi suất từ 2,0% /tháng đến 2,1%/tháng của những lần vay trong năm 2006, 2007 cộng lại. Theo bà tính đến ngày 18/12/2007 bà còn nợ bà S số tiền gốc là: 138.887.000 đồng. Quá trình vay do số tiền có những số nhỏ lẻ nên hai bên đã thống nhất làm tròn số để dễ dàng trong việc tính toán nên bị lệch ra số tiền 325.000 đồng. Vì vậy số tiền gốc bà còn nợ bà S đến ngày 18/12/2007 là 139.212.000 đồng. Ngày 30/12/2007 vay thêm 30.000.000 đồng. Tổng nợ gốc đến ngày 30/12/2007 là 169.212.000 đồng. Khoản tiền lãi (tính theo lãi suất 2,0%/tháng đến 2,1%/tháng) của các khoản vay trên chưa trả được, các bên đã tính số tiền lãi còn nợ đến ngày 18/3/2008 là: 22.692.000 đồng. Tổng tiền lãi còn nợ 217.692.000 đồng. Đối với những khoản tiền lãi bà đã trả bà S tính theo lãi suất cao là 434.178.000 đồng bà không có ý kiến, yêu cầu gì. Số tiền gốc đã trả và tiền lãi đã trả được bà ghi chép đầy đủ trong sổ ghi nhận nợ và trả nợ. Hiện nay bà chỉ còn nợ bà S tiền gốc là 81.212.000 đồng và tiền lãi 217.692.000 đồng. Bà không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà S cho rằng số tiền 386.905.000 đồng là tiền gốc bà đồng ý trả số tiền gốc còn lại là 81.212.000 đồng và lãi theo theo quy định của pháp luật đối với số tiền gốc 169.212.000 đồng tương ứng với từng thời điểm thanh toán. Còn đối với số tiền lãi còn nợ 217. 692.000 đồng là tiền lãi tính theo lãi suất cao nên bà đề nghị tính theo quy định của pháp luật, đồng thời yêu cầu bà S phải trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà khi bà đã thanh toán nợ xong cho bà S.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Anh T chồng bà N cho rằng, việc buôn bán vay nợ giữa vợ ông với bà Cao Thị S với nhau và việc vợ ông giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hai vợ chồng ông cho bà S ông không biết. Ông đề nghị khi vợ ông thanh toán xong tiền nợ cho bà S thì bà S phải có trách nhiệm trả lại cho vợ chồng ông Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bà S đang giữ.

Với nội dung vụ án như trên, tại bản án dân sự số 13/2017/DS-ST ngày 12/9/2017 Tòa án nhân dân  thành phố Lạng Sơn đã quyết định:

Áp dụng khoản 3 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều39; Điều 147; khoản 1 Điều 227; Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều471, 472, 473, 474, 476 và Điều 477 của Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 157, Điều 357; khoản 5 Điều 466; khoản 2 Điều 468 và Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015;

Áp dụng theo điểm b khoản 1 Điều 24 và theo khoản 1, 4 Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí lệ phí Tòa án

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Cao Thị S. Buộc bà Nguyễn Thị N phải trả cho bà Cao Thị S tổng số tiền 367.130.707 đồng (Bốn trăm linh một triệu, chín trăm năm mươi lăm nghìn bẩy trăm tám mươi ba đồng). Trong đó số tiền gốc là 81.212.000 đồng (Tám mươi mốt triệu hai trăm mươi hai nghìn đồng) và tiền lãi là 285.918.707 đồng (Hai trăm tám mươi lăm triệu chín trăm mười tám nghìn bẩy trăm linh bẩy đồng).

2. Về án phí: Bà Nguyễn Thị N phải chịu 18.356.535đồng án phí dân sự sơ thẩm giá ngạch để sung quỹ Nhà nước; Bà Cao Thị S phải chịu 21.937.703đồng án phí dân sự sơ thẩm giá ngạch để sung quỹ Nhà nước.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn quyết định về nghĩa vụ thi hành án nếu chậm trả, tuyên quyền kháng cáo cho các bên.

Trong thời hạn luật định ngày 15/9/2017 bà Cao Thị S kháng cáo.

Nội dung: Kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu bà N phải thanh toàn số tiền gốc 298.905.000đ và tiền lãi gốc, tiền nợ quá hạn theo quy định của pháp luật.

Ngày 26/9/2017 bà Nguyễn Thị N kháng cáo nội dung Tòa án cấp sơ thẩm buộc bà thanh toán cho bà S 367.130.707đ  trong đó lãi suất quá hạn 93.400.537đ bà không nhất trí vì bà S đã đồng ý cho bà trả dần khoản nợ đó. Không đồng ý với khoản lãi quá hạn.

Tại phiên tòa bà S rút một phần nội dung kháng cáo, không nhập số tiền lãi 22.692.000đ vào số tiền gốc. Như vậy số tiền gốc bà N còn nợ bà trong giấy nhận nợ 08/8/2009 là 364.212.000đ. Trừ đi 88.000.000đ các lần bà N đã trả thì số tiền gốc hiện tại bà N còn nợ 276.213.000đ, nội dung kháng cáo khác bà vẫn giữ nguyên. Bà thừa nhận trước năm 2007 giữa bà và bà N có nhiều giao dịch vay nợ tiền nhưng các giao dịch trước đó đã được thanh toán xong. Đến ngày 18/12/ 2007 bà N nợ bà 334.212.000đ, đến ngày 30/12/2007 và N lại vay tiếp 30.000.000đ và ngày 08/8/2009 bà N xác định nợ thêm số tiền lãi của 2 khoản vay trên theo lãi suất 2% là 22.692.000đ (số tiền lãi này bà N chưa thanh toán), nên cộng tổng số tiền còn vay cả gốc và lãi là 386.905.000đ. Bà xác nhận được chốt số nợ trong sổ theo dõi trả nợ của bà N.

Bà N vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo với lý do trong sổ theo dõi nợ và trả nợ của bà bà cho rằng tính đến thời điểm này bà chỉ còn nợ gốc bà S 81.000.000đ và khi lập giấy nhận nợ ngày 08/8/2009 bà hẹn 2 năm sẽ trả nhưng do làm ăn thua lỗ nên bà không trả được và bà S cũng đồng ý cho bà trả dần số tiền đó nên bà không đồng ý trả lãi suất quá hạn. Bà thừa nhận ngày 18/12/2007 bà thanh toán cho bà S các khoản nợ trước cộng lũy kế lại là 2.500.000.000đ, và còn nợ 334.212.000đ, có thỏa thuận lãi xuất 2%- 2,1% nhưng không ghi vào giấy nhận nợ.

Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát: Về việc tuân theo pháp luật tố tụng: Sau khi thụ lý vụ án tại cấp phúc thẩm và tại phiên tòa hôm nay thư ký, Thẩm phán và Hội đồng xét xử thực hiện đúng các quy định của người tiến hành tố tụng tại cấp phúc thẩm. cắc đương sự chấp hành đúng các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định. Về quan điểm giải quyết vụ án hợp đồng vay tiền giữa bà S và bà N được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực và hợp đồng này vẫn đang được thực hiện. Các nội dung quy định về lãi xuất, mức lãi xuất của hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2005 khác với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Vì vậy cần áp dụng Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết, bản án sơ thẩm áp dụng cả Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 là chưa đúng. Theo giấy nhận nợ ngày 08/8/2009 bà N đã thừa nhận nhập số tiền 334.212.000đ và 30.000.000đ là tiền gốc, tại phiên tòa bà N bóc tách số tiền 169.000.000 là gốc và lãi là 217.000.000đ là không có cơ sở. Vì vậy kháng cáo của bà S có cơ sở chấp nhận. Tại phiên tòa bà S rút nội dung kháng cáo không nhập gốc số tiền lãi 22.692.000đ, tuy nhiên số tiền lãi này tính theo lãi suất do hai bên thỏa thuận, mức lãi suất vượt quá lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, và các bên hiện chưa thanh toán nên cần áp dụng quy định khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 để xác định lại. Về việc xác định vay có kỳ hạn và tính lãi suất quá hạn, thấy sau 2 năm bà S đã đồng ý cho bà N trả dần nợ gôc thực tế bà N đã trả 88.000.000đ sau đó bà N không tiếp tục trả thì mới phát sinh tranh chấp. Như vậy thời hạn thanh toán đã được hai bên hủy bỏ và không có thỏa thuận khác về thời hạn trả nợ do đó xác định đây là hợp đồng vay không có kỳ hạn. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 308 chấp nhận kháng cáo của bà Cao Thị S, sửa án sơ thẩm.

Trên cơ sở lời trình bày của các đương sự, và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Tại phiên tòa bà Cao Thị S rút một phần nội dung kháng cáo, không nhập gốc đối với số tiền lãi 22.692.000đ. Việc bà S rút không nhập gốc số tiền lãi 22.692.000đ là tự nguyện và phù hợp với pháp luật nên cần chấp nhận.

[2] Hợp đồng vay tiền giữa bà S và bà N xác lập ngày 08/8/2009.  với số tiền là 364.212.000đ và tiền lãi 22.692.000đ, bà N đã trả cho bà S 88.000.000đ tính đến ngày 24/01/2017, sau đó bà N không tiếp tục trả nên phát sinh tranh chấp. Thời điểm xảy ra tranh chấp giao dịch vẫn đang được thực hiện. Các nội dung quy định về lãi xuất, mức lãi xuất của hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2005 khác với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Vì vậy cần áp dụng điểm a, khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015, áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng cả hai Bộ luật dân sự để giải quyết vụ án là chưa đúng hướng dẫn tại điểm a, khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015.

[3]  Xét kháng cáo của các bên đương sự về số tiền nợ gốc: Ngày 18/12/2007 bà Nguyễn Thị N xác nhận nợ bà S 334.212.000đ, Lần 2 là 30.000.000đ, và bà N giao cho bà S giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy nhận nợ bà N lập ngày 18/12/2007chỉ ghi số nợ 334.212.000đ, không bóc tách cụ thể tiền nợ gốc, tiền nợ lãi.

Theo các tài liệu trong sổ theo dõi thanh toán nợ do bà N cung cấp, thì  ngày 16/12/2007 bà N chốt  nợ với bà S gốc là 2.745.800.000đ, lãi là 88.412.000đ.

Ngày 18/12/2007 trả bà S 2.500.000.000đ còn nợ 334.212.000đ, trong sổ không xác nhận cụ thể số tiền trả gốc, trả lãi, tại giấy xác nhận nợ ngày 08/08/2009 bà N tự xác định số tiền là 334.212.000đ và 30.000.000đ là tiền nợ gốc, và tiền nợ lãi là 22.692.000đ, như vậy bản thân bà N cũng đã thừa nhận hai khoản tiền 334.212.000đ và 30.000.000đ là nợ gốc. Vì vậy có cơ sở xác định toàn bộ số tiền 334.212.000đ nợ ngày 18/12/2007 là tiền nợ gốc. Tòa án cấp sơ thẩm xác định số tiền nợ gốc 138.887.000đ theo ý kiến của bà N là không có cơ sở. Vì vậy nội dung kháng cáo của bà Cao Thị S số tiền 34.212.000đ nợ ngày 18/12/2007 là nợ gốc là có cơ sở.

[4] Xét kháng cáo của bà S yêu cầu bà N thanh toán tiền lãi trên nợ gốc, và tiền lãi suất nợ quá hạn đối với theo quy định của pháp luật đối với số tiền nợ gốc theo quy định của pháp luật. Thấy, khoản tiền vay 334.212.000đ ngày 18/12/2007 và 30.000.000đ ngày 30/12/2007 theo nội dung giấy xác nhận nợ và lời trình bày của các bên tại phiên tòa thì thuộc trường hợp vay không xác định kỳ hạn và có lãi, lãi xuất của 2 khoản tiền trên tính đến ngày 18/3/2008 theo giấy xác nhận nợ là 22.692.000đ mức lãi xuất hai bên nêu tại phiên tòa là cao so với mức lãi xuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố thời điểm vay và số tiền lãi này hiện chưa thanh toán. Nên cần áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 để tính lại số tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố từng thời điểm để tính lãi đến ngày xác lập hợp đồng ngày 08/8/2009.

[5] Căn cứ biểu số 01, biểu tổng hợp lãi xuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và có hiệu lực kể từ năm 2005 đến nay do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tại Lạng Sơn cung cấp gửi kèm theo Công Văn số 747/LAS-TH,NS&KSNB ngày 30/8/2017, thì số tiền lãi phát sinh trên số nợ gốc hai khoản tiền trên được tính như sau:

[6] Tiền gốc 334.212.000 từ 19/12/2007 - 18/3/2008 = 89 x 8,75% x 150%  = 10.695.929đ.

[7] Tiền gốc 30.000,000đ từ 31/12/2007 - 18/3/2008 = 77 ngày x 8,75%x 150%= 830.651đ.

[8] Cộng: 11.526.579đ, (như vậy tổng lãi của hai khoản trên tính đến 18/3/2008 là 11.526.579 đ).

[9] Tiền gốc 364.212.000đ từ 19/3/2008 – 08/8/2009 = 504 ngày x 7%x 150% = 35.730.413đ.

[10] Số tiền lãi trên nợ gốc bà N phải thanh toán cho bà S đến ngày 08/8/2009 là 46.730.413đ.

[11] Hợp đồng vay ngày 08/8/2009 theo nội dung trong giấy nhận nợ là hợp đồng vay có kỳ hạn là hai năm và có lãi, nhưng mức lãi xuất hai bên thỏa thuận là cao, nên mức lãi suất trong thời hạn đươc tính như sau (nợ gốc x 150% lãi xuất cơ bản x thời hạn vay), cụ thể:

[12] Ngày 12/02/2010 trả 5.000.000đ, tiền gốc lũy kế đến thời điểm tính lãi là 364.212.000đ.

[13] Từ 08/8/2009-30/11/2009= 115 ngày x 7% x150% = 12.048.931đ. [14]Từ 01/12/2009 - 11/02/2010 = 73 ngày x 8% x 150% = 8.741.008đ. [13] Ngày 02/02/2011 trả 10.000.000đ, tiền gốc lũy kế đến thời điểm tính lãi là 359.212.000đ.

[15] Từ 12/02/2010 – 04/11/2010 = 266 ngày x 8%x 150%= 31.413.828đ.

[16]Từ 05/11/2010- 01/02/2011 = 89 ngày x 9% x 150% = 11.824.854đ.

[17]Ngày 11/5/2011 trả 5.000.000đ, tiền gốc lũy kế đến thời điểm tính lãi là 349.212.000đ.

[18] Từ 02/02/2011 – 10/5/2011 = 98 ngày x 9% x 150% =9.166.413đ.

[19] Ngày 22/7/2011 trả 5.000.000đ, tiền gốc lũy kế đến thời điểm tính lãi là 344.212.000đ.

[20] Từ 11/5/2011 – 21/7/2011 = 72 ngày x 9% x 150% = 9.166.413đ.

[21]Từ 22/7/2011 – 08/8/2011 = 17 ngày x 9% x 150% = 2.132.854đ.

[22]Tổng số lãi trong hạn từ 08/8/2009 – 08/8/2011: 87.985.324đ.

[23] Đến thời hạn ngày 09/8/2011 bà N không trả được đầy đủ cho bà S nên bà N phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ theo quy định tại khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005. Vì vậy căn cứ biểu số 02 biểu tổng hợp tính lãi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và có hiệu lực kể từ năm 2005 đến nay do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tại Lạng Sơn cung cấp gửi kèm theo Công Văn số 747/LAS-TH,NS&KSNB ngày 30/8/2017 thì bà N phải trả lãi suất nợ quá hạn cụ thể như sau:

[24] Từ ngày 09/8/2011 – 19/01/2012 = 160 ngày x 9%x 339.212.000đ = 13.382.610đ.

[25] Ngày 20/01/2012 trả 20.000,000đ, tiền gốc lũy kế đến thời điểm tính lãi: 319.212.000đ.

[26] Từ ngày 20/01/2012 – 27/11/2012 = 313 ngày x 9% x 319.212.000đ= 24.636.170đ.

[27] Ngày 28/11/2012  trả 10.000,000đ, tiền gốc lũy kế đến thời điểm tính lãi: 309.212.000đ.

[28]Từ ngày 28/11/2012 -23/4/2013 = 147 ngày x 9% x 309.212.000đ = 11.207.876đ.

[29] Ngày 24/4/2013 trả 10.000,000đ tiền gốc lũy kế đến thời điểm tính lãi 299.212.000đ.

[30] Từ ngày 24/4/2013 – 12/12/2013 = 233 ngày x 9% x 299.212.000đ = 17.190.344đ.

[31] Ngày 13/12/2013 trả 10.000,000đ gốc lũy kế đến thời điểm tính lãi còn 289.212.000đ.

[32] Từ ngày 13/12/2013 – 28/01/2014 = 47 ngày x 9% x 289.212.000đ= 3.315.690đ.

[33] Ngày 29/01/2014 trả 2.000.000đ gốc lũy kế đến thời điểm tính lãi còn 287.212.000đ.

[34] Từ 29/01/2014  – 04/02/2016  = 738 ngày x 9% x 287.212.000  = 52.264.715đ.

[35] Ngày 05/02/2016 trả 3.000.000đ gốc lũy kế đến thời điểm tính lãi còn: 284.212.000đ.

[36] Từ ngày 05/02/2016 – 23/01/2017 = 353 ngày x9% x 284.212.000đ = 34.738.124đ.

[38] Ngày 24/01/2017 trả 8.000.000đ gốc lũy kế đến thời điểm tính lãi còn 276.212.000đ.

[39] Từ 24/01/2017 – 12/09/2017 = 232 ngày x 9 % x 276.212.000đ= 15.800.840đ

[40] Tổng lãi quá hạn bà N phải thanh toán cho bà S là 162.572.369đ

[41]Tổng số tiền bà N phải trả cho bà S là 574.026.685 đồng trong đó gốc 276.212.000đồng, tiền lãi 297.814.685đồng.

[42] Do sửa án sơ thẩm nên án phí sơ thẩm dân sự theo giá ngạch được tính lại.

Bà N phải chịu 20.000.000đ đối với số tiền 400.000.000đ + 4% số tiền vượt quá 400.000.000đ là 174.026.685đồng =26.961.000đồng. Án  phí  phúc thẩm dân sự bà S và bà N không phải chịu.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng khoản 1 Điều 147 khoản 2 Điều 148; khoản 2 Điều 308; khoản 1 Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị Quyết 326  Điều  471; Điều 474; Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005; điểm a khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015.

1. Chấp nhận kháng cáo của bà Cao Thị S, không chấp nhận kháng cáo của bà Nguyễn Thị N, sửa án sơ thẩm cụ thể:

Buộc bà Nguyễn Thị N phải trả cho bà Cao Thị S tổng số tiền: 574.026.685đồng (năm trăm bẩy mươi tư triệu không trăm hai mươi S ngàn S trăm tám năm đồng chẵn), trong đó số tiền gốc 276.212.000 đồng (hai trăm bảy mươi S triệu hai trăm mười hai ngàn đồng chẵn),số tiền lãi 297.814.685đồng (hai trăm chín mươi bẩy triệu tám trăm mười bốn ngàn S trăm tám năm đồng).

Kể từ ngày bà Cao Thị S có đơn đề nghị thi hành án. Nếu bà Nguyễn Thị N chậm trả tiền thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi xuất phát sinh do chậm trả thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Về án phí:

Án phí sơ thẩm: Bà Nguyễn Thị N phải chịu án phí sơ thẩm theo giá ngạch: 26.961.000đồng(hai mươi S triệu chín trăm S mươi  mốt ngàn đồng chẵn) để xung công quỹ Nhà nước. Bà Cao Thị S không phải chịu án phí sơ thẩm, hoàn trả 15.538.000đồng (mười năm triệu năm trăm ba mươi tám ngàn đồng chẵn) tiền tạm ứng án phí sơ thẩm cho bà S theo biên lai thu tạm ứng án phí số AA/2012/03269 ngày 10/5/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Lạng Sơn.

Án phí phúc thẩm dân sự: Bà Cao Thị S và bà Nguyễn Thị N không phải chịu án phí phúc thẩm. Hoàn trả 300.000đ tiền tạm ứng án phí phúc thẩm cho bà Cao Thị S theo biên lai số AA/2012/03116 ngày 26/9/2017, hoàn trả 300.000đ tiền tạm ứng án phí phúc thẩm cho bà Nguyễn Thị N theo biên lai số AA/2012/03117 ngày 27/9/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Lạng Sơn.

Án xử phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (26/12/2017).

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1006
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 50/2017DS-PT ngày 26/12/2017 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Số hiệu:50/2017DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Lạng Sơn
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 26/12/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về