Bản án 48/2021/DS-PT ngày 19/05/2021 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

BẢN ÁN 48/2021/DS-PT NGÀY 19/05/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Ngày 19 tháng 5 năm 2021, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá, xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 16/2021/TLPT-DS ngày 03/3/2021 về việc“Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”. Do bản án sơ thẩm số 02/2021/DS-ST ngày 22/01/2021 của Toà án nhân dân huyện Vĩnh Lộc bị kháng cáo. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 29/2021/QĐ-PT ngày 16/4/2021, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Lê Thị L. - Sinh năm 1964; Có mặt.

Địa chỉ: Thôn P.B, xã N.K, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

2. Bị đơn: Bà Trịnh Thị K. - Sinh năm 1967. Có mặt. Địa chỉ: Thôn P.L, xã V.Y, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Bà Trịnh Thị Ph. – Sinh năm 1976; Có mặt.

- Ông Trịnh Văn Q. - sinh năm 1972; Vắng mặt.

Cùng địa chỉ: Thôn Y.T.T, xã V.Y, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

- Anh Trịnh Văn Đ. – Sinh năm 1989. Vắng mặt.

Địa chỉ: Thôn…, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa;

4. Người làm chứng:

- Bà Nguyễn Thị Ph. – sinh năm 1969. Vắng mặt.

Địa chỉ: Thôn Y.T.T, xã V.Y, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa - Chị Trịnh K.A– Sinh năm 1993. Vắng mặt.

Địa chỉ: Thôn B.X, xã V.P, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa;

* Do có kháng cáo của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan..

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa sơ thẩm, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

1. Theo nguyên đơn trình bày: Bà L. và bà Trịnh Thị K. có mối quan hệ thân quen từ trước, nên bà L. đã cho bà K. vay tiền, với tổng số tiền là 360.000.000đ vào năm 2017. Cụ thể như sau:

- Ngày 19/9/2017, cho bà K. vay 110.000.000đ, trong giấy vay nợ không ghi lãi suất và thời hạn trả nợ, nhưng hai bên có thỏa thuận miệng với nhau lãi suất là 2%/tháng, bà K. đã trả lãi đến hết ngày 01/02/2019 với số tiền là 33.800.000đ. Tiền gốc đã trả được số tiền là 75.630.000 Đ., cụ thể: Ngày 19/3/2019 trả số tiền 2.000.000Đ., ngày 07/6/2019 trả số tiền 4.000.000 Đ., ngày 26/6/2019 trả số tiền 3.000.000 Đ., ngày 10/8/2019 trả số tiền 6.000.000 Đ., ngày 27/9/2019 trả số tiền 12.930.000 Đ., ngày 03/10/2019 trả số tiền 21.500.000 Đ., ngày 18/11/2019 trả số tiền 26.200.000 Đ.. Nay bà L. yêu cầu bà K. phải trả số tiền nợ gốc đã vay ngày 19/9/2017 còn lại là 34.370.000đ và tiền lãi phát sinh trên số tiền nợ gốc còn lại theo lãi suất 1,5%/tháng.

- Ngày 14/11/2017, cho bà K. vay 250.000.000đ, thời hạn vay 07 ngày, trong giấy vay nợ không ghi lãi suất nhưng hai bên có thỏa thuận miệng với nhau lãi suất là 2%/tháng, khoản vay này bà K. chưa trả được Đ. nào tiền gốc và lãi cho bà L.. Bà L. không chấp nhận ý kiến của bà K. cũng như ý kiến của bà Trịnh Thị Ph. về việc bà L., bà K. và bà Trịnh Thị Ph., ông Trịnh Văn Q. đã thống nhất chuyển giao nghĩa vụ trả nợ khoản vay 250.000.000đ ngày 14/11/2017 sang cho vợ chồng bà Trịnh Thị Ph., ông Trịnh Văn Q.. Nay bà yêu cầu bà K. phải trả số tiền nợ gốc đã vay ngày 14/11/2017 là 250.000.000 Đ. và tiền lãi phát sinh tính từ ngày vay cho đến khi trả nợ xong theo lãi suất là 1,5%/ tháng.

Bà L. khẳng định số tiền 40.000.000đ bà K. đã trả cho bà qua anh Trịnh Văn Đ. (con trai bà) được bà K. trả từ năm 2016 cho khoản vay trước đó. Dòng chữ và số “ng 1/7/2019” không phải là chữ viết của anh Đ. nên bà và anh Đ. đã đề nghị Tòa án đi giám định dòng chữ và số đó. Kết quả giám định không phải là chữ viết và chữ số của anh Đ. viết ra nên bà đề nghị Tòa án không chấp nhận số tiền 40.000.000 Đ. và số tiền 34.400.000 Đ. bà K. khai đã trả cho bà vào ngày 15/01/2019 là do bà K. tự viết vào.

2. Theo Bị đơn trình bày: Vào ngày 19/9/2017, bà có vay của bà L. số tiền là 110.000.000đ, trong giấy vay nợ không ghi lãi suất và thời hạn trả nợ, nhưng hai bên có thỏa thuận lãi suất là 2%/tháng. Khoản vay này bà đã trả lãi cho bà L. đến ngày 01/02/2019 với số tiền lãi là 33.800.000đ và tiền gốc đã trả xong cho bà L. với số tiền là 110.030.000đ, cụ thể như sau: Ngày 15/01/2019 trả số tiền 34.400.000 Đ., ngày 19/3/2019 trả số tiền 2.000.000Đ., ngày 07/6/2019 trả số tiền 4.000.000 Đ., ngày 26/6/2019 trả số tiền 3.000.000 Đ., ngày 10/8/2019 trả số tiền 6.000.000 Đ., ngày 27/9/2019 trả số tiền 12.930.000 Đ., ngày 03/10/2019 trả số tiền 21.500.000 Đ., ngày 18/11/2019 trả số tiền 26.200.000 Đ.. Bà trả dư cho bà L. số tiền 3.000.000 Đ. vì ngày 27/9/2019, bà cân lúa trả cho bà L. sau khi nhân lúa với giá tiền thành 12.930.000 Đ., nhưng bà L. chỉ ký nhận số tiền chẵn là 12.900.000 Đ..

Quá trình làm việc tại Tòa án bà K. xuất trình thêm giấy trả số tiền 40.000.000 Đ. cho bà L. vào ngày 01/7/2019 qua anh Trịnh Văn Đ. (con trai bà L.) để trả cho khoản nợ 110.000.000 Đ. vay ngày 19/9/2017. Nay bà K. khẳng định bà đã trả xong nợ gốc cho bà L., bà chỉ còn nợ bà L. số tiền lãi tính từ ngày 02/02/2019 trên nợ gốc phát sinh cho đến ngày bà thanh toán xong tiền gốc cho bà L.. Nhưng bà K. cho rằng lãi suất bà đã trả cho bà L. theo thỏa thuận của hai bên lúc vay là 2%/tháng là cao, nên bà đề nghị Tòa án tính lãi theo quy định của pháp luật tính từ ngày bà vay (19/9/2017) cho đến khi bà thanh toán xong tiền gốc cho bà L., khoản tiền lãi bà đã trả vượt quá quy định của pháp luật được trừ vào tiền lãi của các tháng tiếp theo.

Ngày 14/11/2017, bà K. có dẫn bà Trịnh Thị Ph. đến nhà bà L. để vay tiền, nhưng bà L. không biết bà Ph. nên không cho bà Ph. vay tiền. Bà L. chỉ Đ. ý cho bà Ph. vay tiền với điều kiện bà K. là người viết giấy vay nợ, nên bà K. đã viết giấy vay bà L. số tiền 250.000.000 Đ., thời hạn vay 07 ngày, trong thời hạn này không có lãi. Sau đó, bà L. và bà Ph. thỏa thuận như thế nào bà K. không biết. Đến ngày 27/12/2017, bà K. cùng với vợ chồng bà Trịnh Thị Ph., ông Trịnh Văn Q. đã xuống nhà bà L. để chuyển khoản tiền nợ 250.000.000 Đ. sang cho vợ chồng bà Ph., ông Q. và đã được bà L. Đ. ý. Bà L. đã lấy sổ vay nợ ra cho bà Ph. viết nhận nợ ngay vào phía dưới trang giấy mà bà K. viết nội dung vay nợ số tiền 250.000.000 Đ. ngày 14/11/2017, sau đó cả hai vợ chồng bà Ph., ông Q. đã ký vào. Sau khi bà Ph., ông Q. ký vào bà L. còn viết thêm “Số tiền của K. vay trên đã chuyển sang cho Ph. Q. phải trả”. Tất cả đều được viết chung trên một trang giấy trong cuốn sổ của bà L.. Từ đó vợ chồng bà Ph., ông Q. trả gốc và lãi cho bà L. như thế nào bà không quan tâm đến nữa và bà cũng không biết gì. Bà K. khẳng định từ ngày 14/11/2017 đến khi bà L. làm đơn ra Tòa án, bà L. chưa bao giờ đòi bà K. tiền gốc và lãi khoản vay 250.000.000 Đ. ngày 14/11/2017 nên trách nhiệm trả khoản tiền nợ vay ngày 14/11/2017 với số tiền là 250.000.000 Đ.

cho bà L. thuộc về vợ chồng bà Trịnh Thị Ph., ông Trịnh Văn Q., bà K. không có trách nhiệm phải trả khoản tiền này cho bà L..

3. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày;

- Bà Trịnh Thị Ph. trình bày: Ngày 14/11/2017, bà có nhờ bà Trịnh Thị K. dẫn xuống nhà bà L. để vay tiền về mua cám chăn nuôi, khi đến nhà bà L. nói chuyện thì bà L. Đ. ý cho vay nhưng với điều kiện bà K. phải viết giấy vay nợ. Vì mối quan hệ thân quen với bà nên bà K. đã viết giấy vay nợ hộ cho bà. Bà K. là người viết giấy nhưng bà Ph. là người trực tiếp nhận, đếm tiền từ bà L. và cũng là người sử dụng số tiền vay đó. Hàng tháng bà Ph. phải trả lãi cho bà L. 15.000.000 Đ.. Sau đó được mấy ngày bà Ph. đem đến nhà bà L. 100.000.000 Đ. để trả vào tiền gốc nhưng bà L. không nhận, mà nói khi nào đủ 250.000.000 Đ. thì bà L. mới nhận, nên bà Ph. chỉ trả lãi cho bà L. 15.000.000 Đ. tháng thứ nhất, đến tháng thứ 2 bà Ph. mang đến nhà bà L. 10.000.000 Đ. để trả lãi nhưng vì chưa đủ tiền lãi của một tháng nên bà L. không nhận nên bà Ph. lại mang tiền về. Ngày 27/12/2017, bà K. cùng bà Ph. và ông Trịnh Văn Q. (chồng bà Ph.) đã đến nhà bà L. để thống nhất chuyển nợ sang cho vợ chồng bà Ph.. Bà L. đã Đ. ý và đưa sổ nợ cho bà Ph. viết vào phía dưới cùng trang giấy mà bà K. đã viết vay nợ số tiền 250.000.000 Đ. vào ngày 14/11/2017 với nội dung: Số tiền trên bà K. vay chuyển sang cho vợ chồng Ph. Q. có trách nhiệm trả nợ cho bà L., sau đó bà Ph., ông Q. đều ký vào.

- Anh Trịnh Văn Đ. trình bày: Vào cuối năm 2016, bà K. có đến nhà anh để trả cho mẹ anh là bà L. 40.000.000đ và anh đã viết giấy nhận tiền cho bà K., nhưng không ghi ngày tháng năm nhận tiền. Dòng chữ và số “Ng 1/7/2019” không phải là chữ viết của anh nên anh Đ. và bà L. đề nghị Tòa án đi giám định dòng chữ và số đó.

Tại kết luận giám định số 3125/PC09 ngày 30/11/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã kết luận: “Chữ viết, chữ số “Ng 1/7/2019” trên mẫu cần giám định (kí hiệu A) so với chữ viết, chữ số trên mẫu so sánh (kí hiệu M1, M2, M3) không phải do cùng một người viết ra”.

4. Người làm chứng:

- Bà Nguyễn Thị Ph. trình bay: Bà có quen biết với cả bà K., bà L. và vợ chồng bà Trịnh Thị Ph., ông Trịnh Văn Q.. Bà K. và vợ chồng bà Ph., ông Q. là người cùng xã với bà, bà L. đã từng cho bà vay tiền. Bà Nguyễn Thị Ph. cũng cho vợ chồng bà Ph., Q. vay tiền, bà biết được việc bà L. cho vợ chồng bà Trịnh Thị Ph., ông Q. vay tiền là do bà L. và bà thường xuyên đến nhà bà Ph. Q. để đòi nợ. Tại nhà bà Ph. Q. cũng như tại nhà bà Nguyễn Thị Ph. khi bà L. đến đòi nợ, bà L. đã đưa sổ ghi nợ cho bà xem nên bà đọc được nội dung trong quyển sổ của bà L. là: Đã chuyển nợ từ bà K. sang cho vợ chồng Ph. Q., có cả chữ ký của vợ chồng bà Ph. Q. ký nhận nợ trong tờ giấy tiếp phần dưới của trang giấy mà bà K. đã viết ở trên, còn cuối tờ giấy chữ của bà L. viết đã Đ. ý chuyển nợ từ bà K. sang cho vợ chồng bà Ph. Q. phải trả.

- Chị Trịnh K.Atrình bày: Chị là con gái của bà L.. Bà L. có cho bà K. vay số tiền 110.000.000 Đ. vào ngày 19/9/2017. Việc vay nợ giữa bà L. và bà K. chị không biết chỉ nghe bà L. nói lại. Có nhiều lần bà L. đòi bà K. tiền lãi bà K. đều khất lần và nói để một hai hôm bà K. sẽ đến nhà chị K.Ađể gửi lãi cho bà L.. Sau đó bà K. đã gửi chị nhận hộ tiền lãi cho bà L., cụ thể: Lần 1, ngày 19/3/2019, chị nhận số tiền 2.000.000 Đ., lần 2 ngày 07/6/2019 nhận số tiền 4.000.000 Đ., lần 3 chị không nhớ ngày nhưng chị nhận số tiền là 6.000.000 Đ.. Tổng 03 lần chị nhận lãi hộ cho bà L. là 12.000.000 Đ.. Cả ba lần bà K. đưa tiền cho chị đều nói là trả tiền lãi cho bà L. và cả 03 lần chị đều viết giấy nhận tiền cho bà K..

* Quá trình giải Q. tại cấp sơ thẩm: Đối với ông Trịnh Văn Q. sau khi thụ lý vụ án đã được Tòa án tống đạt đầy đủ các văn bản tố tụng, triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng vẫn vắng mặt không có lý do nên không lấy được lời khai của ông Q..

Tại phiên tòa, bà Lê Thị L. yêu cầu bà Trịnh Thị K. phải trả số tiền nợ gốc đã vay ngày 19/9/2017 còn lại là 34.370.000 Đ., tiền lãi phát sinh trên số tiền nợ gốc còn lại theo mức lãi suất là 1,5%/tháng và phải trả số tiền nợ gốc đã vay ngày 14/11/2017 là 250.000.000 Đ. và tiền lãi phát sinh tính từ ngày vay cho đến khi trả nợ xong theo lãi suất là 1,5%/tháng. Bà L. không yêu cầu bà K. phải trả tiền chi phí đi giám định cho bà.

* Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2021/DS-ST ngày 22/01/2021 của Toà án nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã Q. định:

Căn cứ khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 147, Điều 220, khoản 2 Điều 227 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Điều 280, Điều 357, Điều 370, Điều 463, Điều 466, Điều 468, khoản 2 Điều 469, khoản 1Điều 470 của Bộ luật dân sự 2015. Khoản 1 Điều 6, điểm b khoản 1 Điều 24, khoản 2 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị L.. Buộc bà Trịnh Thị K. phải có trách nhiệm trả nợ cho bà Lê Thị L. số tiền nợ gốc còn lại là 284.370.000đ và 93.490.000đ tiền lãi. Tổng số tiền cả gốc và lãi phải trả là: 377.860.000 Đ..

Về án phí: Buộc bà K. phải nộp 18.893.000 Đ. tiền án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch. Trả lại cho bà L. số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 7.436.000đ, theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí Tòa án số 0004696 ngày 08/7/2020 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

- Án sơ thẩm còn Q. định về nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.

* Sau khi xét xử, các đương sự kháng cáo như sau:

1. Bà Trịnh Thị K. (bị đơn); Không Đ. ý với Bản án sơ thẩm Q. định vì: Khoản vay 250.000.000đ vay 14/11/2017 giữa bà và bà Lê Thị L. là vay giúp cho vợ chồng chị Trịnh Thị Ph., ông Trịnh Văn Q.. Sau đó giữa các bên đã thống nhất chuyển nợ sang cho vợ chồng Ph. Q.. Đối với khoản vay 110.000.000đ ngày 19/9/2017 thì bà đã trả 34.400.000đ vào ngày 15/01/2019 do bà L. ký và 40.000.000đ vào ngày 01/7/2019 anh Đ. con bà Là nhận ký.

2. Bà Trịnh Thị Ph. (Người có QLNV liên quan) kháng với nội dung: Số tiền 250.000.000đ bà K. vay bà L. vào ngày 14/11/2017 là vay giúp cho vợ chồng bà vì bà không quen biết bà L.. Sau đó thì bà L. đã thống nhất viết giấy chuyển nợ cho vợ chồng bà. Vì vậy khoản nợ này vợ chồng bà có trách nhiệm trả cho bà L. chứ không phải bà K. phải trả như Q. định của cấp sơ thẩm.

* Tại phiên tòa phúc thẩm: Nguyên đơn vẫn giữ nguyên đơn khởi kiện, người kháng cáo không rút đơn kháng cáo. Các đương sự không có thỏa thuận được với nhau về những nội dung tranh chấp nên đề nghị xét xử theo pháp luật.

- Quan điểm tranh luận của các đương sự: Tại phiên tòa bà Lê Thị L. vẫn giữ nguyên quan điểm khởi kiện, bà Trịnh Thị K. và bà Trịnh Thị Ph. vẫn giữ nguyên quan điểm đã trình bày tại cấp sơ thẩm và đơn kháng cáo. Các bên không có thống nhất, thỏa thuận được nội dung tranh chấp nào. Bà Trịnh Thị K. đề nghị Tòa án giám định giấy vay nợ ngày 14/11/2017 đã bị bà K. cắt phần đuôi có nội dung thỏa thuận chuyển nợ giữa các bên nhưng đã được thay thế bằng nửa tờ giấy trắng có phải là do cùng tờ giấy cắt ra không.

- Ý kiến của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa:

+ Về tố tụng: Quá trình giải Q. vụ án tại cấp phúc thẩm, Thẩm phán và Thư ký đều tuân theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

+ Xét kháng cáo: Bà Trịnh Thị K. và bà Trịnh Thị Ph. kháng cáo nhưng không đưa ra được tài liệu chứng cứ nào mới so với cấp sơ thẩm đã xem xét, đánh giá. Bà L. không thừa nhận việc bà K. đã trả 34.400.000đ ngày15/01/2019 và 40.000.000đ không ghi ngày, tháng, năm đó là do bà K. tự ghi vào. Do đó không có căn cứ để được chấp nhận hai khoản tiền này theo như kháng cáo của bà K.. Đối với khoản tiền 250.000.000đ bà K. vay ngày 14/11/2017, bà L. không chấp nhận chuyển nợ, bà K. và bà Ph. không xuất trình được giấy tờ nào thể hiện việc chuyển nợ giữa các bên. Bà K. yêu cầu giám định 1/2 tờ giấy có nội dung vay nợ ngày 14/11/2017 bị cắt ra có phải là cùng tờ giấy cắt ra không, nhưng không xuất trình được ½ tờ giấy còn lại nên không có căn cứ để yêu cầu giám định như đề nghị của bà K..

Vì vậy, đề nghị căn cứ khoản 1 Điều 308 BLTTDS: Không chấp nhận kháng cáo của bà K. và bà Ph., giữ nguyên bản án sơ thẩm số 02/2021/DS-ST ngày 22/01/2021 của Toà án nhân dân huyện Vĩnh Lộc. Buộc người kháng cáo không được chấp nhận phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên toà, ý kiến, tranh luận của các đương sự và quan điểm của Đại diện Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1].Về thủ tục tố tụng: Tại phiên toà phúc thẩm, nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, người kháng cáo vẫn giữ nguyên đơn kháng cáo, các đương sự không có thỏa thuận được với nhau về các nội dung tranh chấp nên được xem xét theo trình tự phúc thẩm.

[2]. Xét các nội dung kháng cáo:

2.1. Quan hệ tranh chấp vay tài sản: Quá trình giải quyết tại cấp sơ thẩm, các bên đương sự đã trình bày: Ngày 19/9/2017 bà L. cho bà K. vay 110.000.000đ có viết giấy vay nợ, không ghi lãi suất và thời hạn trả nợ, nhưng hai bên có thỏa thuận miệng với nhau lãi suất là 2%/tháng. Bà K. đã trả lãi đến hết ngày 01/02/2019 với số tiền là 33.800.000đ. Tiền gốc đã trả được số tiền là 75.630.000đ. Bà L. yêu cầu bà K. phải trả số tiền nợ gốc đã vay ngày 19/9/2017 còn lại là 34.370.000đ và tiền lãi phát sinh trên số tiền nợ gốc còn lại theo lãi suất 1,5%/tháng. Ngày 14/11/2017 bà L. cho bà K. vay 250.000.000đ, thời hạn vay 07 ngày có viết giấy vay nợ, không ghi lãi suất nhưng hai bên có thỏa thuận miệng với nhau lãi suất là 2%/tháng, khoản vay này bà K. chưa trả tiền gốc và lãi.

Bà L. không chấp nhận ý kiến của bà K. và bà Ph. về các khoản đã vay và việc chuyển nợ. Vì vậy, bà L. yêu cầu bà K. phải trả số tiền nợ gốc đã vay ngày 19/9/2017 còn lại là 34.370.000đ và 250.000.000đ vay ngày 14/11/2017 và tiền lãi phát sinh tính từ ngày vay cho đến khi trả nợ xong theo lãi suất là 1,5%/ tháng.

2.2. Xét các nội dung tranh chấp có kháng cáo;

- Đối với khoản vay ngày 19/9/2017: Theo Giấy vay nợ viết tay thể hiện bà K. có vay của bà L. số tiền 110.000.000đ, hai bên không ghi lãi suất và thời hạn trả nợ, nhưng hai bên có thỏa thuận miệng với nhau lãi suất là 2%/tháng. Bà K. cũng thừa nhận đã vay bà L. số tiền trên như bà L. khai là đúng thực tế.

Theo bà K. trình bày là đã thanh toán xong số tiền nợ gốc cho bà L., cụ thể như sau: Ngày 15/01/2019 trả số tiền 34.400.000đ, ngày 19/3/2019 trả số tiền 2.000.000Đ., ngày 07/6/2019 trả số tiền 4.000.000 Đ., ngày 26/6/2019 trả số tiền 3.000.000 Đ., ngày 01/7/2019 trả qua anh Đ. (con trai bà L.) 40.000.000đ, ngày 10/8/2019 trả số tiền 6.000.000đ, ngày 27/9/2019 trả số tiền 12.930.000đ, ngày 03/10/2019 trả số tiền 21.500.000đ, ngày 18/11/2019 trả số tiền 26.200.00đ, tổng số tiền đã trả là 150.030.000đ (Một trăm năm mươi triệu, không trăm ba mươi nghìn Đ.). Bà L. không công nhận bà K. đã trả cho bà 34.400.000đ vào ngày 15/01/2019 và 40.000.000đ qua anh Đ. vào ngày 01/7/2019 vì đó là do bà K. tự viết vào giấy thanh toán.

Hội Đ. xét xử xét thấy:

Đối với số tiền 40.000.000đ bà K. trả cho bà L. qua anh Đ., anh Đ. và bà L. đều công nhận anh Đ. có nhận 40.000.000 Đ. do bà K. trả cho bà L.. Khi nhận tiền anh Đ. đã viết giấy cho bà K., số tiền này anh đã đưa lại cho bà L., nhưng số tiền này anh nhận từ năm 2016, thiếu sót của anh Đ. là không ghi ngày, tháng, năm, dòng chữ và số “Ng 1/7/2019” (BL 102) trong giấy không phải là chữ viết của anh. Quá trình giải Q. tại cấp sơ thẩm bà L. đề nghị Tòa án đi giám định dòng chữ và số “Ng 1/7/2019” trên giấy nhận tiền. Bản Kết luận giám định số 3125/PC09 ngày 30/11/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã kết luận: Chữ viết, chữ số “Ng 1/7/2019” trên mẫu cần giám định (kí hiệu A) so với chữ viết, chữ số trên mẫu so sánh (kí hiệu M1, M2, M3) không phải do cùng một người viết ra”. Vì vậy, không có căn cứ để chấp nhận khoản tiền 40.000.000đ bà K. đã trả vào khoản vay 110.000.000đ cho bà L. thông qua anh Đ. vào ngày 01/7/2019 như bà K. trình bày. Vì trước đó theo các giấy tờ vay nợ thì bà K. cũng đã nhiều lần vay tiền của bà L. chứ không phải lần vay 110.000.000đ là lần vay tiền đầu tiên.

Đối với khoản tiền 34.400.000 Đ. bà K. đã trả ngày 15/01/2019: Theo tài liệu bà K. cung cấp là giấy nhận tiền bà L. viết cho bà K. không có tài liệu nào đề ngày 15/01/2019. Dòng chữ “(tổng chả 34.400đ)” (tại mặt sau của BL36) bà K. thừa nhận là chữ viết của mình, bà L. không thừa nhận khoản này như bà K. trình bày. Theo giấy trả nợ thì bà K. ghi số tiền “34.400đ”, bên trên là ngày 15/11/2019 và chữ ký của bà L., ký nhận cho số tiền 26.200.000đ bằng mực màu đen mà trước đó bà K. đã ghi ngày 18/11/2019 bà L. nhận số tiền 26.200.000đ bằng mực màu xanh. Do đó không có căn cứ và cơ sở để chấp nhận bà K. đã trả cho bà L. 34.000.000đ vào ngày 15/01/2019 như trình bày của bà K..

Như vậy, trên cơ sở các giấy tờ vay nợ và quá trình thanh tóan, có đủ căn cứ chấp nhận là bà K. đã trả cho bà L. các khoản tiền gồm: 2.000.000đ vào ngày 19/3/2019; 4.000.000đ ngày 07/6/2019; 3.000.000đ ngày 26/6/2019; 6.000.000đ ngày 10/8/2019; 12.930.000đ ngày 27/9/2019; 21.500.000đ ngày 03/10/2019; 26.200.000đ ngày 18/11/2019. Tổng cộng bà K. đã trả cho bà L. số tiền 75.630.000đ.

Vì vậy, bà L. yêu cầu bà K. phải trả nợ số tiền gốc còn lại của khoản vay 110.000.000đ ngày19/9/2017 là 34.730.000đ là có cơ sở chấp nhận.

- Đối với khoản vay 250.000.000đ ngày 14/11/2017. Bà K. đã viết giấy vay của bà L. số tiền là 250.000.000đ, thời hạn vay 07 ngày, trong giấy vay nợ không ghi lãi suất, đến nay thì khoản vay này vẫn chưa được thanh toán gốc và lãi. Bà K. thừa nhận việc bà viết giấy vay nợ bà L. 250.000.000đ vào ngày 14/11/2017, thời hạn vay 07 ngày là đúng thực tế nhưng là đứng ra vay hộ cho vợ chồng bà Trịnh Thị Ph., ông Trịnh Văn Q.. Sau đó khoảng 20 ngày giữa bà, bà L. và vợ chồng bà Ph. ông Q. đã thống nhất chuyển nợ này sang cho vợ chồng bà Ph. ông Q. có viết thỏa thuận phía dưới phần vay nên từ đó đến nay bà không quan tâm đến nũa. Tại phiên tòa bà K. đề nghị đi giám định ½ tờ giấy vay 250.000.000đ ngày 14/11/2017 và ½ tờ giấy trắng bà L. xuất trình có phải cùng một tờ giấy cắt ra không. Để từ đó khẳng định là bà L. đã thỏa thuận chuyển nợ cho vợ chồng bà Ph. ông Q.. Đ. thời bà Ph. cũng khẳng định là bà có nhờ bà K. vay giúp số tiền trên và sau đó đã được bà L. đồng ý chuyển nợ. Nay bà Ph. đề nghị khoản vay 250 triệu đồng ngày 14/11/2017 bà K. vay giúp nên bà có trách nhiệm trả nợ cho bà L..

Xét thấy, bà Trịnh Thị Ph. đã đứng ra nhận trách nhiệm trả nợ, bà K. có yêu cầu giám định giấy vay 250.000.000đ ngày 14/11/2017 (BL04) bà L. cắt ra mất phần bên dưới các bên đã viết thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ nợ. Mặc dù bà K. yêu cầu giám định nhưng không có giấy tờ tài liệu nào để làm căn cứ cho việc giám định. Bà L. không xuất trình thêm tài liệu nào có liên quan đến ½ tờ giấy vay đã cắt ra và không thừa nhận có việc chuyển nợ như bà K., bà Ph. trình bày.

Do đó Hội Đồng xét xử không có tài liệu, giấy tờ nào để “Trưng cầu giám định” theo như yêu cầu của bà K.. Vì vậy, căn cứ vào giấy vay tiền và đề nghị của các bên tại phiên tòa, không có căn cứ để chấp nhận việc chuyển 250.000.000đ vay nợ này 14/11/2017 từ bà K. sang cho vợ chồng bà Ph. ông Q.

theo như kháng cáo của các đương sự.

Từ những căn cứ nêu trên, bà Trịnh Thị K. còn nợ của bà Lê Thị L. số tiền nợ gốc của cả 02 khoản vay là 284.370.000đ.

- Xem xét về lãi suất cho vay: Khoản vay 110.000.000đ ngày 19/9/2017, trong giấy vay không ghi lãi suất và thời hạn trả nợ, nhưng hai bên thừa nhận có thỏa thuận miệng với nhau lãi suất là 2%/tháng. Vì vậy, đây là hợp Đ. vay tài sản không có thời hạn, có lãi. Bà L. và bà K. đều công nhận là bà K. đã trả lãi cho bà L. đến hết ngày 01/02/2019 với số tiền lãi là 33.800.000đ. Tại phiên tòa bà K. cho rằng lãi suất thỏa thuận giữa hai bên 2%/ tháng là cao nên bà L. yêu cầu tính lãi 1,5%/tháng cho khoản vay ngày 19/9/2017, yêu cầu của bà L. là phù hợp với Điều 357 và 468 Bộ luật dân sự năm 2015 nên được chấp nhận. Tiền lãi cấp sơ thẩm đã tính như sau;

+ Từ ngày 19/9/2017 đến 19/3/2019 là 18 tháng: 110.000.000đ x 1,5%/tháng x 18 tháng = 29.700.000đ.

+ Từ ngày 20/3/2019 đến 07/6/2019 là 02 tháng 18 ngày: 108.000.000đ x 1,5%/tháng x 02 tháng 18 ngày = 4.212.000đ.

+ Từ ngày 08/6/2019 đến 26/6/2019 là 19 ngày: 104.000.000đ x 1,5%/tháng x 19 ngày = 988.000đ.

+ Từ ngày 27/6/2019 đến 10/8/2019 là 01 tháng 14 ngày: 101.000.000đ x 1,5%/tháng x 01 tháng 14 ngày = 2.222.000đ.

+ Từ ngày 11/8/2019 đến 27/9/2019 là 01 tháng 16 ngày: 95.000.000đ x 1,5%/tháng x 01 tháng 16 ngày = 2.185.000đ.

+ Từ ngày 28/9/2019 đến 03/10/2019 là 06 ngày: 82.070.000đ x 1,5%/tháng x 06 ngày = 246.210đ.

+ Từ ngày 04/10/2019 đến 18/11/2019 là 01 tháng 14 ngày: 60.570.000đ x 1,5%/tháng x 01 tháng 14 ngày = 1.332.540đ.

+ Từ ngày 19/11/2019 đến 22/01/2021 (ngày xét xử sơ thẩm) là 14 tháng 03 ngày: 34.370.000 Đ. x 1,5% x 14 tháng 03 ngày = 7.269.255đ.

Tổng số tiền lãi của khoản vay 110.000.000đ ngày 19/9/2017 cho đến ngày xét xử sơ thẩm (22/01/2021) là 48.155.000đ. Bà K. đã trả cho bà L. đến hết ngày 01/02/2019 là 33.800.000đ, còn phải trả cho bà L. số tiền lãi là: 14.355.000đ..

Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Trịnh Thị K. và bà Trinh Thị Ph. kháng cáo nhưng không xuất trình được tài liệu chứng cứ nào mới so với cấp sơ thẩm đã xem xét đánh giá. Xét thấy án sơ thẩm đã xem xét, Q. định là có căn cứ pháp luật nên kháng cáo của bà K. và bà Ph. là không được chấp nhận, giữ nguyên các Q. định của Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2021/DS-ST ngày 22/01/2021 của Toà án nhân dân huyện Vĩnh Lộc.

[3]. Về án phí phúc: Do kháng cáo không được chấp nhận nên bà K. và bà Ph. mỗi người phải chịu 300.000đ án phí dân sự phúc thẩm theo quy định.

[4]. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

[1]. Căn cứ: Khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng Dân sự:

- Không chấp nhận kháng cáo của bà Trịnh Thị K. và bà Trịnh Thị Ph.. Giữ nguyên quyết định của Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2021/DS-ST ngày 22/01/2021 của Toà án nhân dân huyện Vĩnh Lộc.

[2]. Áp dụng: - Khoản 3 Điều 144; khoản 1 Điều 147; Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 280, Điều 357, Điều 370, Điều 463, Điều 466, Điều 468, khoản 2 Điều 469, khoản 1 Điều 470 của Bộ luật dân sự 2015; khoản 1 Điều 29 Nghị Q. 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/20016 của UBTV Quốc Hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án.

[3]. Xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị L.

Buộc bà Trịnh Thị K. phải có trách nhiệm trả nợ cho bà Lê Thị L. số tiền tính đến ngày 21/01/2021 gồm; Tiền nợ gốc là 284.370.000đ (Hai trăm tám mươi tư triệu, ba trăm bảy mươi nghìn đồng.), tiền lãi là 93.490.000đ (Chín mươi ba triệu bốn trăm chín mươi nghìn đồng.). Tổng số tiền gốc và lãi bà K. phải trả cho bà L. là: 377.860.000đ (Ba trăm bảy mươi bảy triệu, tám trăm sáu mươi nghìn đồng).

2. Về án phí sơ thẩm: Buộc bà Trịnh Thị K. phải nộp 18.893.000đ (Mười tám triệu, tám trăm chín mươi ba nghìn đồng.) tiền án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch. Trả lại cho bà Lê Thị L. số tiền tạm ứng án phí đã nộp 7.436.000Đ. (Bảy triệu, bốn trăm ba mươi sáu nghìn đồng) theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 0004696 ngày 08/7/2020 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

3. Án phí phúc thẩm:

- Bà Trịnh Thị K. phải chịu 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) án phí dân sự phúc thẩm, được trừ vào số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo biên lai số 0004806 ngày 03/02/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vĩnh Lộc.

- Bà Trịnh Thị Ph. phải chịu 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) án phí dân sự phúc thẩm, được trừ vào số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo biên lai số 0004807 ngày 03/02/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Vĩnh Lộc.

4. Nghĩa vụ thi hành án: Kể từ ngày bà L. có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bà K. còn phải chịu thêm khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự.

Trường hợp bản án được thi hành theo điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.

5. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

200
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 48/2021/DS-PT ngày 19/05/2021 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Số hiệu:48/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thanh Hoá
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 19/05/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về