TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN ÁN 473/2019/HS-PT NGÀY 21/08/2019 VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Ngày 20 và 21 tháng 8 năm 2019 tại trụ sở, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 313/2018/TLPT-HS ngày 08 tháng 6 năm 2018 đối với bị cáo Trần Thị T do có kháng cáo của bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 14/2018/HS-ST ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang.
- Bị cáo có kháng cáo:
Trần Thị T, sinh ngày 06/8/1984, tại Tiền Giang. Nơi cư trú: Ấp M, xã M1, huyện C, tỉnh Tiền Giang. Nghề nghiệp: Nguyên Thủ quỹ Công ty B; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Trình độ văn hóa: 12/12; Con ông Trần Văn Ph, sinh năm 1957 và bà Văn Thị Mỹ D, sinh năm 1960; Bị cáo có chồng là Võ Thanh Tùng (đã chết) và 01 con tên Võ Trần T Nhi; Tiền án, tiền sự: không.
Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 23/5/2014 cho đến nay.
- Người bào chữa cho bị cáo Trần Thị T theo yêu cầu:
1. Ông Cao Thế L - Đoàn luật sư tỉnh Bạc Liêu (có mặt).
2. Ông Nguyễn Duy S - Đoàn luật sư tỉnh Bạc Liêu (vắng mặt).
3. Ông Trần Văn O - Đoàn luật sư tỉnh Bạc Liêu (có mặt).
4. Bà Lê Thị Minh Nh - Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).
5. Ông Phương Văn Th - Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).
6. Ông Trần Chí K - Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).
7. Ông Trần Văn Ch - Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (vắng mặt).
8. Bà Trần Thị A - Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).
9. Bà Thái Thị Diễm Tr - thuộc Đoàn luật sư tỉnh An Giang (vắng mặt).
10. Ông Nguyễn Thanh N - Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (vắng mặt).
11. Ông Huỳnh Hồ Minh H - Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).
12. Ông Nguyễn Hoài Ngh - đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt)..
- Bị hại:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) dịch vụ bảo vệ vệ sĩ B
Trụ sở tại: đường L, Phường 6, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Thu C, sinh năm 1957 (vắng mặt).
Địa chỉ: khu cư xá N, Ấp 1, xã Đ, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
Chức vụ: Giám đốc Công ty TNHH DV Bảo vệ - Vệ sĩ B (Công ty B).
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Phan Quốc D, sinh năm 1955 (có mặt ngày 20/8/2019, vắng mặt ngày tuyên án 21/8/2019)
Địa chỉ: Ấp 1, xã Đ, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Trần Văn T, sinh năm 1983 (vắng mặt).
Địa chỉ: Ấp M, xã M1, huyện C, tỉnh Tiền Giang.
2. Ông Đoàn Văn L, sinh năm 1965 (vắng mặt).
Địa chỉ: đường Tr, Phường 5, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
3. Ông Huỳnh Văn Th, sinh năm 1957 (vắng mặt).
Địa chỉ: ấp Đ, xã Đ1, huyện C, tỉnh Tiền Giang.
4. Ông Nguyễn Minh L1, sinh năm 1959 (vắng mặt ngày 20/8/2019, vắng mặt ngày 21/8/2019)
Địa chỉ: đường P1, Phường 2, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
5. Ông Trần Văn L2, sinh năm 1988 (vắng mặt).
Địa chỉ: Ấp M, xã M1, huyện C, tỉnh Tiền Giang.
6. Ông Nguyễn Văn U, sinh năm 1980 (vắng mặt).
Địa chỉ: Ấp B, xã Đ2, huyện C, tỉnh Tiền Giang.
7. Ông Phan Quốc D, sinh năm 1955 (có mặt ngày 20/8/2019, vắng mặt ngày tuyên án 21/8/2019)
Địa chỉ: Ấp 1, xã Đ3, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
8. Bà Vương Thị Mỹ H, sinh năm 1963 (có mặt ngày 20/8/2019, vắng mặt ngày tuyên án 21/8/2019)
Địa chỉ: đường huyện 92C, Ấp 1, xã Đ3, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
9. Bà Nguyễn Thị Huỳnh M, sinh năm 1950 (có mặt ngày 20/8/2019, vắng mặt ngày tuyên án 21/8/2019)
Địa chỉ: Số 248, Ấp 2, xã Đ3, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
- Người làm chứng:
1. Bà Nguyễn Ngọc T1, sinh năm 1987 (có mặt ngày 20/8/2019, vắng mặt ngày tuyên án 21/8/2019)
Địa chỉ: đường L, Phường 5, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
2. Bà Nguyễn Trần Khánh L3, sinh năm 1992 (vắng mặt).
Địa chỉ: đường TR2, Phường 2, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
3. Ông Nguyễn Công Tr, sinh năm 1970 (vắng mặt).
Địa chỉ: đường Ng, khu phố 7, Phường 3, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
4. Bà Ngô Thị Mỹ L4, sinh năm 1969 (có đơn xin xét xử vắng mặt)
Địa chỉ: đường L1, Phường 7, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
5. Bà Nguyễn Thị Hạnh L5, sinh năm 1992 (vắng mặt).
Địa chỉ: đường Tr3, Phường 8, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang.
NỘI DUNG VỤ ÁN
*Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ T (viết tắt là Công ty T) do ông Lê Văn S làm Giám đốc. Đến tháng 4/2007 ông Lê Văn S bán lại Công ty T cho Trần Văn L2 với giá là 200.000.000 đồng. Tháng 8/2008, Trần Văn L2 bán Công ty T cho ông Hồ Tấn Đ đại diện cho các thành viên góp vốn khác (ông Định chết năm 2011) với giá 50.000.000 đồng gồm thương hiệu, bàn ghế làm việc và máy vi tính, nhưng Trần Văn L2 không nhận tiền mặt mà chia tiền bán công ty thành hai phần, môi phần 25.000.000 đồng (Trần Văn L2 một phần và anh ruột L2 là Trần Văn T một phần) để tiếp tục góp vốn vào công ty để kinh doanh.
Ngày 19/8/2008, ông Hồ Tấn Đ lập thủ tục đổi tên Công ty T thành Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ B (Công ty B). Công ty B chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/09/2008, ngành nghề đăng ký kinh doanh là: dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ, bảo vệ yếu nhân; kinh doanh bất động sản; quảng cáo; dịch vụ hỗ trợ thông tin dân sự - kinh tế - học đường - lao động và việc làm; hỗ trợ nghiệp vụ bảo vệ cho các cơ quan, doanh nghiệp, huấn luyện đào tạo vệ sĩ. Mặc dù đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề nhung thực tế Công ty B chỉ kinh doanh dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ và chỉ có nguồn thu từ dịch vụ này.
Trong quá trình kinh doanh cũng như chuyển nhượng và chuyển đổi tên công ty, đã qua nhiều người giữ chức vụ giám đốc công ty cũng như kế toán của công ty. Riêng đối với Trần Thị T được Công ty T thuê làm nhiệm vụ thủ quỹ từ tháng 6/2007. Sau khi chuyển nhượng và chuyển đổi tên thành Công ty B các đời giám đốc tiếp theo tiếp tục thuê Trần Thị T làm thủ quỹ, với nhiệm vụ là mở sổ theo dõi, cập nhật các khoản thu, chi hàng ngày, quản lý quỹ tiền mặt của công ty, chi và ứng lương cho nhân viên của công ty, giao dịch gửi tiền vào các ngân hàng và chịu trách nhiệm thu hồi các khoản công nợ bàng tiền mặt của công ty; hàng tháng vào các ngày từ 15 đến 20 cùng với kế toán và giám đốc công ty tiến hành kiểm quỹ tiền mặt, kiểm đếm xác định tiền mặt tồn tại quỹ của công ty. Đến ngày 11/4/2013, Trần Thị T xin nghỉ việc, bàn giao nhiệm vụ cho bà Nguyễn Thu C, sinh năm 1959, cư trú số 20 Cư xá N, Ấp 1, xã Đ3, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang có sự chứng kiến của bà Nguyễn Thị Huỳnh M, sinh năm 1950, cư trú số 284 Ấp 2, xã Đ, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang, biên bản bàn giao thể hiện tồn tiền mặt theo sổ quỹ 01 + 02 của Công ty B tại thời điểm bàn giao là: 62.950.018 đồng - 15.584.383 đồng = 47.365.635 đồng. Trong đó T đã chi tạm ứng (có chứng từ) số tiền là: 42.449.343 đồng, tiền mặt là: 4.915.200 đồng.
Tuy nhiên Công ty B xác định tiền tồn quỹ do Trần Thị T còn giữ không phải như số tiền T đã bàn giao như đã nêu trên. Bà M đã chỉ đạo kế toán Nguyễn Trần Khánh L3 tiến hành đối chiếu chứng từ, sổ sách phát hiện tồn quỹ tiền mặt trên sổ quỹ 01 của kế toán với số tiền là 716.422.404 đồng, nhưng T báo cáo tồn quỹ tiền mặt trên sổ quỹ tiền mặt 01 âm 15.584.383 đồng dựa vào sổ quỹ do T cung cấp. Từ đó bà M làm đơn tố cáo T có hành vi chiếm đoạt tiền của Công ty B đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang và yêu cầu điều tra làm rõ xử lý đối với T.
Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang xác định: Trần Thị T đã dùng thủ đoạn gian dối đưa vào sổ theo dõi quỹ tiền mặt 01 của Công ty B do T quản lý số âm đầu kỳ tháng 7/2009 là 758.884.075 đồng, đồng thời T đưa ra việc mượn tiền của nhiều người để chi cho hoạt động của Công ty B, sau đó cấn trừ dần đến thời điểm ngày 11/4/2013 khi T nghỉ việc tại Công ty B thì số tiền tồn quỹ tiền mặt trên sổ quỹ 01 còn âm số tiền 15.584.383 đồng, để chiếm đoạt của Công ty B số tiền 716.422.404 đồng của nguồn quỹ tiền mặt 01 và khi bàn giao nhiệm vụ Trần Thị T đã cấn trừ phần âm quỹ trên sổ quỹ tiền mặt 01 sang phần quỹ tiền mặt 02 để chiếm đoạt của nguồn quỹ 02 số tiền 15.584.383 đồng. Tổng số tiền Trần Thị T chiếm đoạt của Công ty B trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2012 đến ngày 11/4/2013 là: 732.006.787 đồng.
Để che giấu hành vi phạm tội, bị cáo Trần Thị T đã đưa ra nhiều lý do và sử dụng thủ đoạn gian dối như sau:
1. Trần Thị T khai rằng khi Trần Văn L2 bán Công ty T cho ông Hồ Tấn Đ và các thành viên góp vốn là có bao gồm cả phần nợ kinh doanh thua lỗ trên 700.000.000 đồng của Công ty T trước đó được chuyển sang Công ty B. Tuy nhiên, trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thu thập xác định lời khai của Trần Thị T về việc chuyển đổi công nợ từ Công ty T sang Công ty B là không có căn cứ, không đúng sự thật. Cụ thể:
- Tài liệu liên quan đến việc kê khai báo cáo thuế của Công ty T tại Chi cục thuế thành phố M2, tỉnh Tiền Giang thể hiện: Năm 2007 Công ty T kinh doanh lãi số tiền 91.389.439 đồng và từ tháng 01/2008 đến tháng 8/2008 kinh doanh lãi số tiền 7.683.950 đồng.
- Lời khai của ông Phan Quốc D, Nguyễn Minh L1 và Đoàn Văn L là thành viên góp vốn của Công ty B kể từ khi Công ty B thành lập, xác định: Trần Văn L2 bán Công ty T, ông Hồ Tấn Đ đại diện thành viên góp vốn mua lại Công ty T của Trần Văn L2 với giá 50.000.000 đồng, sau đó đổi tên thành Công ty B và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/9/2008. Số tiền bán công ty, Trần Văn L2 không nhận bằng tiền mặt mà tiếp tục góp vốn vào Công ty B để kinh doanh. Các thành viên góp vốn khẳng định chỉ mua thương hiệu, bàn ghế làm việc và máy vi tính của Công ty T, không có mua công nợ của Công ty T.
- Lời khai của anh Trần Văn L2 (em ruột T): Trong giai đoạn xác minh đơn tố cáo, qua làm việc Trần Văn L2 khai về việc mua bán Công ty T cho ông Hồ Tấn Đ, việc hùn vốn, đổi tên thành Công ty B và việc mở sổ hoạt động kinh doanh của Công ty B phù hợp lời khai của ông Phan Quốc D, Nguyễn Minh L1 và Đoàn Văn L. Sau khi Trần Thị T bị khởi tố bắt giam, Trần Văn L2 thay đổi lời khai và cho rằng khi bán Công ty T cho ông Hồ Tấn Đ đồng thời L2 có chuyển công nợ do Công ty T thua lỗ trên 700.000.000 đồng cho ông Định và sau khi chuyển tên thành Công ty B thì sổ sách kế toán có cập nhật theo dõi công nợ thua lỗ trên 700.000.000 đồng của Công ty T. Tuy nhiên, Trần Văn L2 không cung cấp được chứng từ, tài liệu để chứng minh.
- Mặc khác Công ty B nhiều lần thay đổi thành viên góp vốn như: Nguyễn Minh L1, Đoàn Văn L, Phan Quốc D đều xác định không có việc mua hoặc chuyển công nợ còn tồn lũy kế trước đó.
- Lời khai của Nguyễn Văn U, Vương Thị Mỹ H, Nguyễn Thị Huỳnh M là đại diện Công ty B qua các thời kỳ thể hiện quá trình hoạt động công ty không có công nợ.
Như vậy, với các tài liệu, chứng cứ đã thu thập xác định lời khai của Trần Thị T về việc chuyển công nợ trên 700.000.000 đồng từ Công ty T sang Công ty B, nên T tự lấy tiền của Công ty B cấn trừ dần cho các khoản công nợ này là không có căn cứ, không đúng sự thật.
2. Ngoài ra Trần Thị T khai hoạt động của Công ty B thời gian đầu không hiệu quả, nguồn thu không bù chi nên Trần Thị T tự mình đại diện Công ty B vay mượn tiền của các thành viên góp vốn để chi cho hoạt động của công ty. Đồng thời, T tự tạo ra số âm để đưa vào sổ theo dõi quỹ tiền mặt 01 của Công ty B do T quản lý số âm đầu kỳ tháng 7/2009 là: “-758.884.075 đồng” và cấn trừ dần đến khi nghỉ việc tại Công ty B. Cụ thể Trần Thị T khai như sau:
- Từ tháng 9/2008 đến cuối tháng 6/2009, Trần Thị T mượn tổng số tiền là 781.000.000 đồng, trong đó: mượn của Trần Văn L2 (em ruột T) số tiền 346.000.000 đồng, Trần Văn T (anh ruột T) số tiền 145.000.000 đồng, Hồ Tấn Đ (hiện đã chết) số tiền 230.000.000 đồng, Ngô Thị Mỹ L4 số tiền 30.000.000 đồng để chi cho các hoạt động của Công ty B. Đến khoảng giữa tháng 6/2009, T thanh toán trả cho ông Hồ Tấn Đ 30.000.000 đồng, còn lại là 751.000.000 đồng, T thanh toán trả đến tháng 3/2010 thì hết nợ. Từ tháng 3/2010 đến cuối tháng 6/2010, Công ty B tiếp tục hoạt động không hiệu quả vì vậy T tự đại diện Công ty B mượn của các thành viên góp vốn của công ty với tổng số tiền là 717.000.000 đồng, trong đó mượn của Ngô Thị Mỹ L4 số tiền 350.000.000 đồng, Phan Quốc D 130.000.000 đồng, Phan Quốc D 120.000.000 đồng, Nguyễn Minh L1 77.000.000 đồng và Huỳnh Văn Th 40.000.000 đồng để chi cho hoạt động của công ty. Số tiền mượn này, Trần Thị T sử dụng nguồn thu hàng tháng của Công ty B để thanh toán trả dần từ tháng 7/2010 đến 31/12/2012 thì hết nợ. Tất cả các khoản tiền vay, mượn, T khai tự nhớ và tự theo dõi chứ không được kế toán ra phiếu thu cập nhật vào sổ quỹ để theo dõi công nợ, Trần Thị T cũng không nhớ thời gian mượn và số tiền từng lần mượn của các cá nhân nêu trên.
- Trần Thị T khai do sổ quỹ bị hết vào thời điểm cuối tháng 6/2009, T đã tổng hợp số liệu công nợ từ Công ty T chuyển sang Công ty B và tiền vay mượn để chi cho các hoạt động của Công ty B sang sổ mới theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, T tự xác định và đưa vào số tiền tồn quỹ của Công ty B đến ngày 30/6/2009 là 758.884.075 đồng”.
Mặc dù Trần Thị T khai như trên, nhưng trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, có đủ cơ sở chứng minh: T không có mượn tiền của bà Ngô Thị Mỹ L4, ông Phan Quốc D, ông Phan Quốc D, ông Nguyễn Minh L1, ông Huỳnh Văn Th như T khai. Chủ sở hữu công ty (các thành viên góp vốn) và Giám đốc công ty qua các giai đoạn không có chỉ đạo T vay, mượn tiền của người nêu trên chi cho hoạt động công ty và không nghe T báo việc này. T khai tự vay, mượn tiền chi cho hoạt động công ty nhưng không thể hiện chứng từ thu - chi trong sổ sách. Quá trình điều tra, cho tiến hành đối chiếu số tiền tồn quỹ do T quản lý từng giai đoạn đều thể hiện số tiền quỹ tiền mặt do T giữ đều là số dương. Việc T tự sửa sổ quỹ 01 do mình quản lý đưa vào số âm tồn quỹ đến ngày 30/6/2009: “-758.884.075 đồng” là nhằm hợp thức hóa việc chiếm đoạt tiền của Công ty B. Cụ thể việc đối chiếu sổ sách, chứng từ chứng minh hành vi phạm tội của Trần Thị T qua từng giai đoạn hoạt động của Công ty B như sau:
Hoạt động của Công ty B trong giai đoạn từ ngày 01/9/2008 đến ngày 30/6/2009:
Trong giai đoạn này, ông Hồ Tấn Đ giữ chức vụ Giám đốc, Trương Ngọc Ch là kế toán và Trần Thị T là thủ quỹ.
Trần Thị T khai về việc Công ty B hoạt động thua lỗ T tự mượn số tiền 781.000.000 đồng của các thành viên công ty để chi cho hoạt động dẫn đến bị mất cân đối số tiền: -758.884.075 đồng vào thời điểm ngày 01/7/2009. Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra thu thập từ Công ty B được 10 quyển sổ cái, 10 quyển Sổ quỹ tiền mặt (mỗi tháng một quyển) của kế toán và 01 quyển Sổ tay cá nhân của bị cáo Trần Thị T ghi nhận hoạt động thu chi và tồn quỹ của Công ty B và một Biên bản kiểm quỹ lúc 08 giờ 30 phút ngày 01/7/2009. Riêng đối với chứng từ chi tiết thu, chi trong giai đoạn này đã bị mất trong quá trình Công ty B dời trụ sở công ty.
Căn cứ tài liệu thu thập được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang cho Trần Thị T và kế toán Trương Ngọc Ch kiểm tra, đối chiếu xác định việc thu chi tài chính của Công ty B từ ngày 01/9/2008 đến ngày 30/6/2009. Kết quả thể hiện tồn quỹ tiền mặt của Công ty B đến ngày 30/6/2009 là: 11.399.250 đồng.
Về vấn đề Sổ quỹ tiền mặt của kế toán thể hiện tồn quỹ của Công ty B đến ngày 30/6/2009 là: 32.249.250 đồng, chênh lệch so với sổ cái là: 20.850.000 đồng. Kế toán Trương Ngọc Ch trình bày do trên Sổ cái của kế toán không có thể hiện phần thu tiền đồng phục của nhân viên công ty còn trên sổ quỹ tiền mặt là có thể hiện vì tháng 6/2009 kế toán đã tách tiền thu đồng phục ra lập thành một sổ theo dõi riêng. Nếu trừ phần tiền đồng phục trên sổ quỹ tiền mặt của kế toán ra thì số liệu tồn quỹ trừng khớp với sổ cái của kế toán và sổ tay cá nhân của bị can T.
Mặt khác, tại biên bản kiểm quỹ lúc 08 giờ 30 phút ngày 01/7/2009 có chữ ký xác nhận của Trần Thị T thể hiện tồn quỹ tiền mặt của Công ty B là: 17.885.000 đồng, số liệu này khác so với sổ quỹ tiền mặt và sổ cái của kế toán. Tuy nhiên, kế toán Trương Ngọc Ch trình bày tồn quỹ của Công ty B đến 30/6/2009 là 32.249.250 đồng (trong đó tồn quỹ tiền mặt là 11.249.250 đồng và 20.850.000 đồng tiền thu đồng phục của nhân viên), tiền thuế giá trị gia tăng tháng 6/2009 là 23.459.500 đồng, tiền bảo hiểm xã hội-bảo hiểm y tế tháng 6/2009 là 777.000 đồng, hai khoản chi này kế toán đã ra phiếu nhưng thủ quỹ chưa đi nộp nên tổng tiền mặt tồn quỹ tại thời điểm kiểm quỹ là 32.249.250 đồng + 23.459.500 đồng + 777.000 đồng = 56.485.750 đồng. Khi tiến hành kiểm quỹ thì lãnh đạo Công ty B thống nhất trừ lại phần lương của nhân viên công ty chưa ra phiếu với số tiền là: 38.600.000 đồng. Vì vậy khi tiến hành kiểm quỹ, xác định số tiền tồn quỹ theo sổ sách là: 56.485.750 đồng - 38.600.000 đồng = 17.885.750 đồng và tồn thực tế là: 17.885.000 đồng, đúng với số tiền thể hiện trên biên bản kiểm quỹ.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra không thu thập được bất cứ tài liệu gì cũng như Trần Thị T không cung cấp được tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc chuyển công nợ trên 700.000.000 đồng từ Công ty T sang Công ty B và việc vay mượn tiền để chi cho hoạt động của Công ty B. Sổ tay của cá nhân do Trần Thị T quản lý cũng không thể hiện, tuy nhiên trên sổ tay này ghi nhận các hoạt động thu chi của Công ty B và có 7/10 tháng tồn quỹ trùng khớp với sổ cái của kế toán.
Như vậy số tiền tồn quỹ của giai đoạn này đến ngày 30/6/2009 là 11.399.250 đồng. Tuy nhiên Trần Thị T đưa ra sổ quỹ tiền mặt 01 do mình lập và quản lý, có số tồn quỹ đến ngày 30/6/2009 là “-758.884.075”. Số tiền tồn quỹ này được kết chuyển sang đầu tháng 7/2009 và sử dụng làm căn cứ để khấu trừ tiền quỹ sau này khi T nghỉ việc. Quá trình điều tra xác định số tiền tồn quỹ trên sổ quỹ 01 ghi: “-758.884.075” là do T đưa vào để hợp thức hóa việc chiếm đoạt tiền sau này là có căn cứ, vì:
Tại kết quả giám định số: 1756/GĐ-PC54(Đ3) ngày 11/11/2013 của Phòng kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Tiền Giang xác định:
Dãy chữ số: “-758.884.075” được đóng khung màu đỏ, tại dòng “Kết chuyển T6/2009 sang” trang 1, trên tài liệu cần giám định (ký hiệu A) với các chữ số trên cùng tài liệu từ trang 1 đến trang 94 là do cùng một người viết ra.
Dãy chữ số: “-758.884.075” được đóng khung màu đỏ, tại dòng “Kết chuyển T6/2009 sang” trang 1, trên tài liệu cần giám định (ký hiệu A) thấy tại vị trí “5” (hàng chục triệu) của dãy chữ số “-758.884.075” có dấu vết tẩy xóa, sau đó dùng bút xóa mực màu trắng tô lên vị trí tẩy xóa, viết chữ số “5” đè lên vị trí tẩy xóa, không đọc được số nguyên thủy.
Từ Kết luận giám định cho thấy nếu là số thực tế tồn quỹ tháng trước thì việc kết chuyển không thể xảy ra sai sót. Ngoài ra việc theo dõi ghi chép kết quả thu, chi trong sổ quỹ tiền mặt 01 không theo trình tự thời gian, cụ thể kết quả thu, chi tháng 09/2010 ghi sau tháng 10/2010. Đồng thời, trên Sổ quỹ tiền mặt của bị cáo thể hiện nhiều điều bất hợp lý là tại trang số 1 (phía dưới số âm số “- 758.884.075”): Từ số tiền tồn quỹ “-758.884.075” nhưng chỉ qua có 05 mục chi (80.000, 49.000, 320.000, 795.000, 54.000) nhưng số tồn còn lại: - 480.182.070 đồng.
Ngoài ra, quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất, bà Vương Thị Mỹ H (Giám đốc Công ty B từ ngày 01/7/2010 đến ngày 30/4/2012) khẳng định quyển sổ quỹ tiền mặt 01 của Trần Thị T lập đã được Cơ quan điều tra thu giữ có số tiền tồn quỹ “-758.884.075” được kết chuyển sang ngày 01/7/2009 không phải là quyển sổ theo dõi quỹ tiền mặt của công ty, vì quyển sổ quỹ tiền mặt của công ty do bị cáo T quản lý trước đây bà có yêu cầu chỉnh sửa một số nội dung.
Từ các căn cứ nêu trên có đủ căn cứ xác định lời khai của Trần Thị T về số tiền 781.000.000 đồng mượn của các thành viên công ty và số liệu tồn quỹ của Công ty B đến ngày 30/6/2009: -758.884.075 đồng là không có căn cứ.
Hoạt động của Công ty B trong giai đoạn từ ngày 01/7/2009 đến 30/6/2010:
Trần Thị T và các thành viên của Công ty B khai: Cuối tháng 6/2009 ông Hồ Tấn Đ nghỉ việc, các thành viên góp vốn thống nhất đề cử ông Trần Văn T giữ nhiệm vụ quyền Giám đốc công ty trong khoảng 03 tháng, sau đó cử ông Huỳnh Văn Th giữ nhiệm vụ quyền Giám đốc công ty. Do kế toán Trương Ngọc Ch xin nghỉ việc vào đầu tháng 7/2009, nên công ty thuê nhiều người làm kế toán nhưng họ chỉ thử việc 01 đến 02 tháng thì xin nghỉ việc (do không ký hợp đồng thử việc nên không thể xác định được tên và địa chỉ các kế toán này), vì vậy Công ty B giao cho Trần Thị T giữ nhiệm vụ thủ quỹ kiêm kế toán của công ty, đến tháng 3/2010 thì T bàn giao nhiệm vụ kế toán lại cho Nguyễn Ngọc T1.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đề nghị Công ty B cung cấp toàn bộ chứng từ có liên quan hoạt động thu chi tài chính của công ty trong giai đoạn từ 01/7/2009 đến 30/6/2010 nhưng công ty chỉ cung cấp cho Cơ quan điều tra 01 quyển sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ (mẫu sổ do Bộ Tài Chính ban hành) do Trần Thị T lập ghi chép thể hiện hoạt động của Công ty B từ 01/7/2009.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh M (Giám đốc Công ty B giai đoạn từ 5/2012 đến 4/2013) trình bày: Tháng 11/2012, Nguyễn Ngọc T1 - kế toán (làm việc từ 3/2010 đến 11/2012) nghỉ hậu sản, Nguyễn Trần Khánh L3 được nhận vào làm nhiệm vụ kế toán tập sự, trong thời gian này bà M phân công T làm thủ quỹ kiêm kế toán hướng dẫn L3 tập sự kế toán. Đến ngày 11/4/2013, Trần Thị T nghỉ việc, bà M kiểm tra phát hiện toàn bộ chứng từ thu chi và sổ kế toán giai đoạn từ 01/7/2009 đến 30/6/2010 đã bị mất chỉ còn lại quyển sổ quỹ do T lập như đã nêu trên.
Về số tiền là 717.000.000 đồng mà bị can Trần Thị T khai mượn của 05 thành viên góp vốn của Công ty B và lấy nguồn thu của Công ty B trả xong nhưng bị cáo Trần Thị T không đưa ra được giấy tờ hay tài liệu gì để chứng minh việc cho mượn và đã trả tiền như bị cáo đã khai. Cơ quan điều tra tiến hành ghi lời khai của bà Ngô Thị Mỹ L4, các ông Phan Quốc D, Đoàn Văn L, Nguyễn Minh L1, Huỳnh Văn Th và cho tiến hành đối chất với bị cáo Trần Thị T. Kết quả không ai thừa nhận có cho T mượn tiền và nhận tiền do T trả đối với số tiền 717.000.000 đồng nêu trên.
Mặt khác, vào khoảng giữa tháng 06/2010, bà Vương Thị Mỹ H có đến Công ty B yêu cầu Trần Thị T và Nguyễn Ngọc T1 kiểm tra sổ sách xác định số liệu tồn quỹ của Công ty B trước khi bà H nhận nhiệm vụ Giám đốc (bà H nhận nhiệm vụ Giám đốc Cty B vào ngày 01/7/2010). Qua kiểm tra phát hiện Trần Thị T không cập nhật số tiền 160.000.000 đồng đã huy động vốn của các thành viên công ty gồm: Ngô Thị Mỹ L4 số tiền 80.000.000 đồng, Đoàn Văn L số tiền 40.000.000 đồng và Huỳnh Văn Th số tiền 40.000.000 đồng để đưa vào sổ sách (không trùng với so tiền 717.000.000 đồng T khai mượn). Bà H yêu cầu T và kế toán T1 cập nhật tất cả các khoản tiền vay, mượn để chi cho các hoạt động của Công ty B vào sổ sách (không được để sót) để có kế hoạch chi trả sau này. Trần Thị T cung cấp cho kế toán ra một phiếu thu thể hiện tổng số tiền huy động vốn là 160.000.000 đồng nêu trên để cập nhật vào sổ sách (phiếu thu số 41 ngày 19/6/2010). Trên cơ sở đó, Trần Thị T, bà H, kế toán T1 kiểm tra đối chiếu xác định tồn quỹ tiền mặt theo sổ sách của Công ty B đến ngày 30/6/2010 là: 22.563.980 đồng. Ngoài số tiền huy động vốn 160.000.000 đồng nêu trên, Trần Thị T không báo cáo bất kỳ số tiền công nợ nào khác cho Hội đồng thành viên của Công ty và Giám đốc biết như T đã khai nại sau này.
Cơ quan điều tra tiến hành cho Trần Thị T và bà Vương Thị Mỹ H, Nguyễn Ngọc T1 đối chất để xác định công nợ và tồn quỹ của Cty B đến ngày 30/6/2010. Kết quả, bà Vương Thị Mỹ H và kế toán Nguyễn Ngọc T1 đều khẳng định tồn quỹ tiền mặt theo sổ sách của Công ty B đến ngày 30/6/2010 là: 22.563.980 đồng, số liệu này được sử dụng làm số liệu tồn đầu kỳ tháng 7/2010 của sổ quỹ 01 và đến thời điểm ngày 30/6/2010 Công ty B chỉ còn nợ của các thành viên công với tổng số tiền là 160.000.000 đồng (không nằm trong sổ tiền 717.000.000 đồng T khai mượn nêu trên) và được cập nhật vào sổ sách kế toán, thủ quỹ cụ thể, ngoài số tiền này không còn số tiền nợ nào khác.
Từ các căn cứ nêu trên khẳng định tồn quỹ tiền mặt của Công ty B đến 30/6/2010 là 22.563.980 đồng.
Hoạt động của Công ty B trong giai đoạn từ ngày 01/7/2010 đến 11/4/2013:
Cơ quan điều tra thu thập được các tài liệu, chứng cứ gồm:
+ Toàn bộ bản gốc chứng từ thu chi tài chính từ ngày 01/7/2010 đến 11/4/2013.
+ Sổ quỹ tiền mặt 01 của thủ quỹ Trần Thị T ghi chép hoạt động thu chi của Công ty B từ 01/7/2010 đến 11/4/2013.
+ Sổ quỹ tiền mặt 01 của kế toán Nguyễn Trần Khánh L3 ghi chép hoạt động thu chi của Công ty B từ 01/11/2012 đến 11/4/2013.
+ Biên bản kiểm quỹ tháng 4, 6, 9, 10, 11/2011; biên bản kiểm quỹ từ tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12/2012; biên bản kiểm quỹ tháng 01/2013 và ngày 11/4/2013.
+ Nhật ký chứng từ quỹ tiền mặt 01 từ tháng 09/2010 đến tháng 12/2010 và từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012 của kế toán Công ty B có chữ ký xác nhận của Trần Thị T.
+ Sổ quỹ tiền mặt 02 của kế toán và của Trần Thị T kể cả sổ quỹ tiền mặt 02 chép lại của T.
+ Tài liệu từ các đối tác thuê dịch vụ bảo vệ và tài liệu rút tiền từ Ngân hàng của Công ty B.
Ngày 01/7/2010, bà Vương Thị Mỹ H nhận nhiệm vụ Giám đốc Công ty B, Nguyên Ngọc T1 giữ nhiệm vụ kế toán, Trần Thị T giữ nhiệm vụ thủ quỹ. Tại thời điểm này giữa bà H và ông Th không lập biên bản kiểm quỹ để bàn giao nhiệm vụ. Tuy nhiên, căn cứ số liệu kiểm tra đối chiếu quỹ ngày 30/6/2010 giữa bà H, T, T1 xác định tồn quỹ của Công ty B là: 22.563.980 đồng và làm số liệu tồn đầu kỳ 01/7/2010 để tiếp tục cập nhật hoạt động tài chính của Công ty. Sau khi nhận nhiệm vụ, bà H đã chỉ đạo Trần Thị T và kế toán của Công ty B lập hai hệ thống sổ sách để theo dõi quỹ tiền mặt, gồm:
Sổ quỹ tiền mặt số 01 là sổ quỹ dùng để theo dõi các hoạt động của công ty có hóa đơn chứng từ và dùng để báo cáo thuế, báo cáo quyết toán tài chính năm.
Sổ quỹ tiền mặt số 02 là sổ quỹ dùng để theo dõi việc thu, chi đối với các hoạt động của công ty không có hóa đơn chứng từ. Số liệu thể hiện trên sổ quỹ tiền mặt 02 không đưa vào báo cáo thuế và báo cáo quyết toán tài chính năm.
Đến ngày 30/4/2012, bà H xin nghỉ việc, bàn giao nhiệm vụ cho bà Nguyễn Thị Huỳnh M. Bà H khai trong giai đoạn từ ngày 01/7/2010 đến 30/4/2012 hàng tháng có yêu cầu T, T1 kiểm quỹ và lập biên bản cụ thể. Đến ngày 01/5/2012, bà H giao nhiệm vụ giám đốc lại cho bà M, tại thời điểm bàn giao không tiến hành kiểm quỹ, chỉ căn cứ số liệu trên sổ sách để bàn giao và xác định số liệu bàn giao ngày 30/4/2012 tồn quỹ tiền mặt 01 theo sổ sách của Công ty B là: 78.152.901 đồng.
Trên cơ sở lời khai của bà H, số liệu tồn quỹ đầu kỳ ngày 01/7/2010, các biên bản kiểm quỹ thu giữ của các tháng 4, 6, 9, 10, 11/2011 và số liệu tồn đầu kỳ ngày 01/5/2012 trên nhật ký chứng từ quỹ 01 của kế toán. Cơ quan điều tra cho bà H, bà M, T, T1 kiểm tra, đối chiếu chứng từ chi tiết hoạt động thu chi của Công ty B. Kết quả đối chiếu xác định tồn quỹ tiền mặt 01 của Công ty B đến ngày 01/5/2012 là: 78.152.901 đồng phù hợp với lời khai bà H, bà M, kế toán T1 và Trần Thị T.
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang cũng thu thập được toàn bộ bản chính các chứng từ thu chi, nhật ký chứng từ số 01 của kế toán công ty và sổ thủ quỹ do Trần Thị T lập, cập nhật, số liệu thu, chi các tháng giữa chứng từ với sổ thủ quỹ và Nhật ký chứng từ 01 của kế toán là trùng khớp nhau. Căn cứ biên bản kiểm quỹ ngày 18/6/2011 (biên bản kiểm quỹ gần nhất của Công ty B thu thập được và không có phát sinh thu chi trong ngày kiểm quỹ) thì tồn quỹ 01 của Công ty B vào ngày 18/6/2011 là: 128.212.663 đồng. Các phát sinh thu chi kể từ ngày 19/6/2011 đến ngày 30/4/2012 của Công ty B giữa thủ quỹ và kế toán là trùng khớp nhau, cụ thể tổng thu là: 5.287.064.794 đồng và tổng chi là: 5.337.172.657 đồng. Như vậy tồn quỹ tiền mặt 01 của Công ty B tại thời điểm ngày 30/4/2012 được xác định bằng hình thức lấy tồn quỹ 01 đầu kỳ là tồn quỹ vào ngày 18/6/2011 cộng cho tổng thu trừ đi tổng chi thì kết quả tồn quỹ tiền mặt cuối kỳ vào ngày 30/4/2012 là: 78.104.800 đồng, chênh lệch thiếu 48.101 đồng so với nhật ký chứng từ 01 của kế toán Công ty B.
Như vậy, trong giai đoạn từ ngày 01/7/2010 đến ngày 30/4/2012 thì bà Vương Thị Mỹ H bàn giao cho bà Nguyễn Thị Huỳnh M với số tiền tồn là 78.104.800 đồng.
Đến ngày 01/5/2012, bà Nguyễn Thị Huỳnh M nhận nhiệm vụ Giám đốc Công ty B cùng số tiền tồn trên sổ 01 là 78.104.800 đồng. Khi nhận nhiệm vụ giám đốc, bà M thực hiện việc kiểm quỹ hàng tháng như bà H nhưng bà M yêu cầu Trần Thị T nhập số liệu tồn quỹ tiền mặt 01 và 02 chung lại với nhau tại thời điểm kiểm quỹ không tách số liệu tồn quỹ của từng sổ quỹ. Mỗi lần kiểm quỹ, bà M yêu cầu Trần Thị T báo cáo số liệu tồn quỹ thực tế tại quỹ và tiến hành kiểm đếm cùng với Trần Thị T, sau đó Trần Thị T lập biên bản kiểm quỹ và đưa cho bà M ký xác nhận, khi ký biên bản kiểm quỹ bà M không đối chiếu giữa số liệu trên biên bản kiểm quỹ với số liệu trên sổ sách kế toán, sau đó bà M đưa biên bản kiểm quỹ lại cho kế toán Nguyễn Ngọc T1 ký tên, khi ký kế toán T1 không kiểm tra lại sự phù hợp số liệu tại biên bản kiểm quỹ và sổ sách kế toán.
Khoảng giữa tháng 11/2012, kế toán T1 nghỉ việc, Công ty B tuyển dụng Nguyên Trần Khánh L3 vào làm kế toán tập sự đến tháng 01/2013, thời gian này Trần Thị T được giao nhiệm vụ thủ quỹ kiêm kế toán và hướng dẫn L3 tập sự. Từ tháng 01/2013 đến tháng 4/2013 L3 chính thức nhận nhiệm vụ kế toán. Từ tháng 12/2012 đến tháng 11/4/2013, Trần Thị T và bà M vẫn tiến hành kiểm quỹ hàng tháng, nhưng biên bản kiểm quỹ và số liệu trên các biên bản kiểm quỹ do T lập không sử dụng số liệu trên sổ quỹ do L3 ghi chép để đối chiếu kiểm quỹ và L3 không được tham gia các lần kiểm quỹ, bà M chỉ căn cứ số liệu tồn tiền mặt tồn quỹ do T báo cáo để kiểm đếm. Cũng như giai đoạn trước đó, bà M chỉ đếm tiền mặt tại quỹ do T báo và ký biên bản do T lập, không đối chiếu số liệu tồn trên sổ kế toán và sổ quỹ, ký xong bà M đưa lại cho kế toán L3 ký. Đến ngày 11/4/2013 Trận Thị T nghỉ việc, bàn giao lại số tiền tồn trên sổ quỹ 01 còn âm 15.584.383 đồng cho công ty và số liệu này phù hợp với số do L3 theo dõi, cấn trừ theo yêu cầu của Trần Thị T.
Sau khi thu thập các tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ sách, biên bản kiểm quỹ của Công ty B, Cơ quan điều tra cho Trần Thị T, bà M, kế toán Tuyền và L3 kiểm tra, đối chiếu xác định tồn quỹ tiền mặt từ 01/7/2010 đến ngày 11/4/2013, qua đối chiếu Trần Thị T và các đương sự nêu trên xác định tồn quỹ của Công ty B đến ngày 11/4/2013 trên sổ quỹ tiền mặt 01 là 716.477.249 đồng và trên sổ quỹ 02 là 62.950.018 đồng, trong đó đã chi tạm ứng (có chứng từ) 42.449.343 đồng, bàn giao tiền mặt là 4.916.292 đồng (thực tế là 4.915.200 đồng), cấn trừ phần tồn quỹ âm trên sổ quỹ 01 là 15.584.383 đồng. Trần Thị T thừa nhận số tiền tồn quỹ thực tế của Công ty B đến ngày 11/4/2013 là 732.061.632 đồng (quỹ 01 là 716.477.249 đồng và quỹ 02 là 15.584.383 đồng) và T đã dùng số tiền này để trừ nợ trước đó của công ty chứ không phải chiếm đoạt. Tuy nhiên, Trần Thị T không đưa ra được bất cứ tài liệu, chứng cứ gì thể hiện việc chi trả số tiền nêu trên.
Ngày 09/01/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang trưng cầu giám định tài chính toàn bộ bản chính hóa đơn, chứng từ thu, chi phát sinh từ ngày 01/7/2010 đến ngày 11/4/2013 của Công ty B. Kết quả giám định xác định tồn quỹ tiền mặt từ ngày 01/7/2010 đến ngày 09/4/2013 (do ngày 10/4/2013 không phát sinh thu chi và ngày 11/4/2013 là ngày bàn giao nhiệm vụ) trên sổ quỹ 01 của Công ty TNHH DV vệ sĩ - bảo vệ B là 716.422.404 đồng.
Trong quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang thu giữ của Trần Thị T một xe môtô hai bánh nhãn hiệu AIRBLADE biển số 63T1 - 4884.
Về trách nhiệm dân sự: Đại diện của Công ty B yêu cầu Trần Thị T bồi thường cho Công ty B số tiền 732.006.787 đồng.
*Tại bản án số 14/2018/HS-ST ngày 27 tháng 4 năm 2018, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã quyết định:
Tuyên bố: Bị cáo Trần Thị T phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Áp dụng Nghị quyết số 41 ngày 20-6-2017 của Quốc hội; khoản 4 Điều 175, điểm s khoản 1, khoản 2 điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015.
Xử phạt: Bị cáo Trần Thị T 12 (mười hai) năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Thời hạn tù tính kể từ ngày bị bắt tạm giam 23/5/2014.
Ngoài ra, bản án còn tuyên trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 02/5/2018 bị cáo Trần Thị T kháng cáo kêu oan.
*Tại phiên tòa phúc thẩm:
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm kết luận về vụ án:
Thứ nhất, về các chứng từ, sổ sách, biên bản kiểm quỹ, sổ theo dõi tiền mặt ghi chép tay của kế toán thu thập được:
- Hoạt động của Công ty B trong giai đoạn từ ngày 01/9/2008 đến ngày 30/6/2009: Cơ quan điều tra thu thập từ Công ty B được 10 quyển sổ cái, 10 quyển sổ quỹ tiền mặt (mỗi tháng một quyển) của kế toán và 01 quyển sổ tay cá nhân của bị can Trần Thị T ghi nhận hoạt động thu chi và tồn quỹ của Công ty B và một Biên bản kiểm quỹ lúc 08 giờ 30 phút ngày 01/7/2009. Riêng đối với chứng từ chi tiết thu, chi chi tiết trong giai đoạn này đã bị mất trong quá trình Công ty B dời trụ sở công ty (BL 286, 544, 743 - 834, 667, 1077 - 1195, 6749, 6750-6751).
- Hoạt động của Công ty B trong giai đoạn từ ngày 01/7/2009 đến 30/6/2010: Công ty chỉ cung cấp cho Cơ quan điều tra 01 quyển sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ (mẫu sổ do Bộ Tài Chính ban hành) do Trần Thị T lập ghi chép thể hiện hoạt động của Công ty B từ ngày 01/7/2009 (BL 331 - 343).
- Hoạt động của Công ty B trong giai đoạn từ ngày 01/7/2010 đến 11/4/2013: Cơ quan điều tra thu thập được các tài liệu, chứng cứ gồm:
+ Toàn bộ chứng từ thu chi tài chính từ ngày 01/7/2010 đến 11/4/2013 (BL 2008 - 6284).
+ Sổ quỹ tiền mặt 01 của Trần Thị T ghi chép hoạt động thu chi từ 01/7/2010 đền 11/4/2013 của T và kế toán (BL 684 - 742).
+ Biên bản kiểm quỹ tháng 4, 6, 9, 10, 11/2011; Biên bản kiểm quỹ từ tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12/2012; Biên bản kiểm quỹ tháng 01/2013 và ngày 11/4/2013 (BL 668 - 683).
+ Nhật ký chứng từ quỹ tiền mặt 01 từ tháng 09/2010 đến tháng 12/2010 và từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012 của kế toán Công ty B có chữ ký xác nhận của Trần Thị T (BL 1125 - 1252).
+ Sổ quỹ tiền mặt 02 của kế toán và của Trần Thị T kể cả sổ quỹ tiền mặt 02 chép lại của T (BL 684 - 742, 835 - 1000).
Như vậy, Cơ quan điều tra không thu thập được hết những chứng từ, sổ sách vì công ty làm mất, không thể hiện khách quan tổng số liệu thu chi đã chính xác hay chưa.
Thứ hai, về quyển sổ họp Hội đồng thành viên Công ty B từ khi thành lập đến ngày 11/4/2013:
Quyển sổ họp Hội đồng thành viên thể hiện nội dung có hay không việc các thành viên có cho công ty mượn tiền hay không. Nhung qua kiểm tra, công ty đã xác định quyển sổ họp đã bị mất, không xác định được thời gian mất (Mục 4 BL 7410/KSĐT).
Theo Kết luận điều tra số 34/KLĐT-PC46 ngày 30/8/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang có tiến hành ghi lời khai của bà Ngô Thị Mỹ L4, các ông Phan Quốc D, Đoàn Văn L, Nguyễn Minh L1, Huỳnh Văn Th không ai thừa nhận có cho T mượn tiền và nhận tiền do T.
Tại trang 5 bản Cáo trạng số 426/KSĐT ngày 28/10/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang có nêu: “...trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, có đủ cơ sở chứng minh: T không có mượn tiền của bà Ngô Thị Mỹ L4, các ông Phan Quốc D, Đoàn Văn L, Nguyễn Minh L1, Huỳnh Văn Th...”
Tuy nhiên, tại Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 17/4/2018 ông L1 và ông D lại thừa nhận có cho công ty mượn tiền và trả không có chứng từ. Mượn tiền huy động vốn có họp và ghi lại trong sổ họp Hội đồng thành viên (Bút lục số 8148 và 8151).
Như vậy, có thể thấy lời khai mâu thuẫn về việc có cho công ty mượn tiền không có hóa đơn chứng từ hay không. Việc này được thể hiện qua sổ họp Hội đồng thành viên nhưng sổ Hội đồng thành viên lại bị mất, không thu thập được.
Thứ ba, về số tiền “-732.006.387 đồng”:
Theo như bản tường trình của Trần Thị T số tiền tồn đến ngày 11/4/2013 là: 194.463.473 đồng (BL số 450, 451). Bản tự khai của Trần Thị T trình bày tồn không lũy kế và tồn lũy kế từ tháng 7/2009-11/4/2013 về tồn lũy kế là: 608.605.200 đồng (BL số 452). Tại bản tự khai ngày 27/06/2014 tồn lũy kế là: 62.950.018 đồng, bản tự khai ngày 29/7/2014 thì số tồn 716.477.249 đồng (BL 471, 473). Số tiền dư để trả nợ dần cho các thành viên.
Theo như công ty B thì tồn quỹ của Công ty B đến ngày 11/4/2013 trên sổ quỹ tiền mặt 01 là 716.477.249 đồng và trên sổ quỹ 02 là 62.950.018 đồng, trong đó đã chi tạm ứng (có chứng từ) 42.449.343 đồng, bàn giao tiền mặt là 4.916.292 đồng (thực tế là 4.915.200 đồng), cấn trừ phần tồn quỹ âm trên sổ quỹ 01 là 15.584.383 đồng.
Tuy nhiên, về con số “-732.006.387 đồng” thì công ty B chỉ dựa vào những hóa đơn chứng từ và sổ sách hiện có. Mặt khác, công ty B lại mượn lại chứng từ của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang để sao chụp phục vụ cho công tác tranh tụng tại tòa (BL số 6676). Chứng tỏ chưa có sự chắc chắn cũng như lưu giữ các thu chi của công ty trên máy tính.
Thứ tư, bảng thống kê chứng từ của Nguyễn Trần Khánh L3 lập đều thể hiện con số chi lớn hơn con số thu. Cụ thể:
Tháng 2/2011: Thu: 390.256.962 đồng, chi: 512.077.011 đồng (BL số 1967);
Tháng 5/2011: Thu: 511.523.498 đồng, chi: 537.165.166 đồng (BL số 1970);
Tháng 6/2011 từ ngày 2/6/2011- 30/6/2011: Thu: 497.076.720 đồng, chi: 532.099.672 đồng (BL số 1971); Tháng 4/2011: Thu: 325.922.213 đồng, Chi: 391.308.603 đồng ( BL số 1981);
Tháng 6/2011 từ ngày 18/6/2011- 30/6/2011: Thu: 248.235.920 đồng, Chi: 352.142.095 đồng (BL số 1982);
Tháng 9/2011: Thu: 322.446.079 đồng, chi: 381.918.901 đồng (BL số 1988);
Tháng 10/2011: Thu: 366.469.593 đồng, chi: 443.733.640 đồng (BL số 1987);
Tháng 11/2011: Thu: 209.836.438 đồng, chi: 224.417.672 đồng (BL số 1989);
Thứ năm, về con số nợ:
Trước tháng 7/2009: tiền nợ: 758.848.000 đồng gồm: Nợ ông Hồ Tấn Đ tổng cộng 230.000.000 đồng, trả trước 30.000.000 đồng vào giữa tháng 6/2009, Trần Văn T 145.000.000 đồng, Trần Văn L2 376.000.000 đồng, Ngô Thị Mỹ L4 30.000. 000 đồng (BL 446, 456, 458).
Từ tháng 7/2009 - 2/2010: Nợ chị Ngô Thị Mỹ L4 290.000.000 đồng, Phan Quốc D 130.000.000 đồng, Nguyễn Minh L1 100.000.000 đồng, Đoàn Văn L 120.000.000 đồng (BL số 452, 456,458).
Từ tháng 3/2010 - 4/2012: Nợ chị Ngô Thị Mỹ L4 190.000.000 đồng, Đoàn Văn L 120.000.000 đồng, Phan Quốc D 80.000.000 đồng, Mười Thập 40.000.000 đồng, Nguyễn Công Tr 25.000.000 đồng, Nguyễn Minh L1 77.000.000 đồng (BL số 452, 453, 456, 457, 458, 459).
Từ tháng 5/2012 - 11/4/2013: Nợ Sơn 5.000.000 đồng, Ngô Thị Mỹ L4 10.000.000 đồng, Phan Quốc D 150.000.000 đồng (BL 457, 459)
Ngoài ra số tiền mượn của những thành viên công ty trên còn được thể hiện qua các bút lục số 460, 461, 465, 466, 467, 469.
Thứ sáu, về việc các thành viên công ty có xác nhận cho công ty vay mượn không có giấy tờ chứng từ:
- Ông Đoàn Văn L xác nhận có cho công ty mượn tiền nhiều lần không giấy tờ, ít nhất là 10.000.000 đồng, nhiều nhất là 50.000.000 đồng (BL số 487).
- Bà Ngô Thị Mỹ L4 xác nhận có cho công ty mượn tiền nhiều lần không giấy tờ. Tính đến ngày 23/8/2011, Công ty B không còn nợ bà khoản tiền nào (Bút lục số 489).
- Ông Nguyễn Minh L1 xác nhận có cho công ty mượn tiền nhiều lần không giấy tờ. Đến ngày 30/6/2010 công ty B không còn nợ bà khoản tiền nào (Bút lục số 491).
- Ông Phan Quốc D: Tại Biên bản đối chất ngày 9/12/2014 ông D không thừa nhận cho bất kỳ ai công ty B mượn tiền. Tuy nhiên, tại Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 27/4/2018 ông D lại thừa nhận có cho công ty mượn tiền và trả không có chứng từ. Mượn tiền huy động vốn có họp và ghi lại trong sổ họp Hội đồng thành viên (Bút lục số 8148 và 8151).
Thứ bảy, về các biên bản kiểm quỹ bàn giao:
Mặc dù không thể thu thập hết tất cả những biên bản bàn giao cũng như biên bản kiểm quỹ. Tuy nhiên trong các biên bản kiểm quỹ tiền mặt có chữ ký của giám đốc, kế toán và thư ký đều thể hiện không có sự thâm hụt tiền mặt.
Trong biên bản kiểm quỹ ngày 11/4/2013 có chữ ký của giám đốc, kế toán và thư ký có thể hiện dư tiền mặt: 4.915.200 đồng (BL số 353, 683).
Vì các lý trên có thể thấy, công ty B hoạt động không theo nguyên tắc, chuyển vốn góp không có giấy tờ, Hội đồng thành viên cho công ty mượn tiền trong thời gian dài mà không viết phiếu thu chi. Các biên bản họp, chứng từ quan trọng thì bị mất. Vốn điều lệ cũng như góp vốn của các thành viên chưa rõ ràng. Lời khai của các thành viên trong công ty B còn nhiều mâu thuẫn, không thống nhất.
Án sơ thẩm tuyên bị cáo phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là chưa có căn cứ. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trần Thị T; hủy Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2018/HS-ST ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang; giao hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang điều tra lại theo thủ tục chung; đồng thời xem xét thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo.
Các Luật sư bào chữa có ý kiến đồng quan điểm với kết luận của đại diện Viện kiểm sát về việc cơ quan tiến hành tố tụng chưa chứng minh được số tiền công ty B thất thoát có hay không và có là bao nhiêu. Bản án sơ thẩm lần thứ nhất đã bị hủy để điều tra bổ sung nhưng cấp sơ thẩm không chứng minh được các vấn đề theo bản án phúc thẩm lần thứ nhất. Do vậy theo nguyên tắc suy đoán vô tội đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội và trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa.
Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, luật sư và những người tham gia tố tụng khác
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Về tố tụng, bị cáo kháng cáo trong thời hạn quy định nên kháng cáo hợp lệ của được xem xét theo trình tự phúc thẩm.
[2] Về nội dung, xét đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo thấy rằng:
Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ T (viết tắt là Công ty T) do ông Lê Văn S làm Giám đốc. Đến tháng 4/2007 ông Lê Văn S bán lại Công ty T cho Trần Văn L2 với giá là 200.000.000 đồng. Tháng 8/2008, Trần Văn L2 bán Công ty T cho ông Hồ Tấn Đ đại diện cho các thành viên góp vốn khác (ông Định chết năm 2011) với giá 50.000.000 đồng gồm thương hiệu, bàn ghế làm việc và máy vi tính, nhưng Trần Văn L2 không nhận tiền mặt mà chia tiền bán công ty thành hai phần, mỗi phần 25.000.000 đồng (Trần Văn L2 một phần và anh ruột L2 là Trần Văn T một phần) để tiếp tục góp vốn vào công ty để kinh doanh.
Ngày 19/8/2008, ông Hồ Tấn Đ lập thủ tục đổi tên Công ty T thành Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ B (Công ty B). Công ty B chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/09/2008.
Trong quá trình kinh doanh cũng như chuyển nhượng và chuyển đổi tên công ty, đã qua nhiều người giữ chức vụ giám đốc công ty cũng như kế toán của công ty. Riêng đối với Trần Thị T được Công ty T thuê làm nhiệm vụ thủ quỹ từ tháng 6/2007. Sau khi chuyển nhượng và chuyển đổi tên thành Công ty B, các đời giám đốc tiếp theo tiếp tục thuê Trần Thị T làm thủ quỹ, với nhiệm vụ là mở sổ theo dõi, cập nhật các khoản thu, chi hàng ngày, quản lý quỹ tiền mặt của công ty, chi và ứng lương cho nhân viên của công ty, giao dịch gửi tiền vào các ngân hàng và chịu trách nhiệm thu hồi các khoản công nợ bằng tiền mặt của công ty; Hàng tháng vào các ngày từ 15 đến 20 cùng với kế toán và giám đốc công ty tiến hành kiểm quỹ tiền mặt, kiểm đếm xác định tiền mặt tồn tại quỹ của công ty.
Đến ngày 11/4/2013, Trần Thị T xin nghỉ việc, bàn giao nhiệm vụ cho bà Nguyễn Thu C, sinh năm 1959, cư trú số 20 Cư xá N, Ấp 1, xã Đ3, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang có sự chứng kiến của bà Nguyễn Thị Huỳnh M, sinh năm 1950, cư trú số 284 Ấp 2, xã Đ, thành phố M2, tỉnh Tiền Giang, biên bản bàn giao thể hiện tồn tiền mặt theo sổ quỹ 01 + 02 của Công ty B tại thời điểm bàn giao là: 62.950.018 đồng - 15.584.383 đồng = 47.365.635 đồng. Trong đó T đã chi tạm ứng (có chứng từ) số tiền là: 42.449.343 đồng, tiền mặt là: 4.915.200 đồng.
Tuy nhiên Công ty B xác định tiền tồn quỹ do Trần Thị T còn giữ không phải nhu số tiền T đã bàn giao như đã nêu trên. Bà M đã chỉ đạo kế toán Nguyễn Trần Khánh L3 tiến hành đối chiếu chứng từ, sổ sách phát hiện tồn quỹ tiền mặt trên sổ quỹ 01 của kế toán với số tiền là 716.422.404 đồng, nhưng T báo cáo tồn quỹ tiền mặt trên sổ quỹ tiền mặt 01 âm 15.584.383 đồng dựa vào sổ quỹ do T cung cấp. Từ đó bà M làm đơn tố cáo T có hành vi chiếm đoạt tiền của Công ty B đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang và yêu cầu điều tra làm rõ xử lý đối với T. Bị cáo cho rằng đã sử dụng số tiền này trả nợ cho Công ty, không có làm phiếu chi.
Bản án sơ thẩm xác định thời điểm xảy ra tội phạm và số tiền bị cáo chiếm đoạt là từ ngày 01/5/2012 đến ngày 11/4/2013.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã thu thập được toàn bộ bản chính hóa đơn chứng từ thu, chi, sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ, kế toán... trong giai đoạn từ 01/5/2012 cho đến ngày 11/4/2013 (ngày bị cáo T nghỉ việc).
Theo kết quả kiểm tra đối chiếu các hóa đơn chứng từ thu chi trong giai đoạn này (đã được đối chiếu trừng khớp với sổ quỹ do chính bị cáo lập) thì có kết quả như sau: tổng giá trị các phiếu thu theo hóa đơn là 5.468.122.882 đồng; tổng giá trị các phiếu đã chi theo hóa đơn là 4.829.805.278 đồng. Ngoài ra, khi tiến hành nhiệm vụ bàn giao giám đốc giữa bà Vương Thị Mỹ H với bà Nguyễn Thị Huỳnh M thì tồn quỹ tiền mặt trên sổ sách chuyển sang cho bà M là 78.104.400 đồng, số liệu này đã được bị cáo T, kế toán T1 thống nhất và ký tên xác nhận trên nhật ký chứng từ số 01 của Công ty.
Cấp sơ thẩm xác định tổng thu của Công ty từ 01/5/2012 đến 11/4/2013 là: 5.546.227.282 đồng (5.468.122.882 đồng + 78.104.400 đồng). Do đó đến thời điểm ngày 11/4/2013, bị cáo phải còn giữ của Công ty số tiền chưa chi hết là 716.422.004 đồng (5.546.227.282 đồng - 4.829.805.278 đồng). Tuy nhiên khi bàn giao, bị cáo lại báo cáo còn âm - 15.584.383 đồng để được phía Công ty trả lại thêm số tiền này. Như vậy tổng số tiền bị cáo bị Công ty yêu cầu trả lại là 732.006.387 đồng (716.422.004 đồng + 15.584.383 đồng).
Cấp sơ thẩm xác định số tiền thất thoát căn cứ vào tổng thu trong thời gian từ ngày 01/5/2012 đến ngày 11/4/2013 trên cơ sở tổng thu trừ đi tổng chi cộng với số tồn trước đó để xác định bị cáo chiếm đoạt số tiền của công ty B là chưa có căn cứ, bởi lẽ:
[2.1] Công ty B có mâu thuẫn trong việc xác định số tiền bị chiếm đoạt:
Tại đơn tố cáo (BL 133) của bà Nguyễn Thị Huỳnh M thể hiện hai nội dung số tiền chiếm đoạt khác nhau: dòng 21 của đơn xác định số tiền bị chiếm đoạt là 723.017.525 đồng; dòng 52 của đơn lại xác định số tiền bị chiếm đoạt là 757.257.516 đồng.
Tại (BL 59920) Bà Cúc là giám đốc công ty B lại xác định tổng số tiền mà bị cáo T chiếm đoạt của công ty B là 640.854.450 đồng.
Bản án sơ thẩm xác định số tiền chiếm đoạt là 732.006.787 đồng.
Tại phiên tòa ngày 27/4/2018, ông D không xác định được số tiền mất trong két sắt là bao nhiêu.
Lời khai của bà M, bà H, bà Cúc và Ông D đều có lời khai mâu thuẫn về số tiền bị chiếm đoạt.
[2.2] Mâu thuẫn trong việc xác định thời điểm thực hiện tội phạm:
Tại bản kết luận điều tra bổ sung (BL 7412) xác định: Trong giai đoạn từ ngày 01/7/2010 đến ngày 11/4/2013, lợi dụng sơ hở trong quản lý tài chính của công ty Bảo Đại... Bị cáo T chiếm đoạt số tiền 732.006.787 đồng của công Ty B. Do cuối năm công ty B không tổng kết sổ sách và quỹ tiền mặt nên không xác định được cụ thể số tiền từng năm công ty B bị T chiếm đoạt là bao nhiêu.
Cáo trạng xác định bị cáo chiếm đoạt giai đoạn bà M làm giám đốc nhưng đề cập thủ đoạn chiếm đoạt lại thể hiện từ tháng 7/2009 là trước khi bà M làm giám đốc, trong khi kết quả giám định thể hiện mất từ 01/7/2010 đến 09/4/2013, nay bản án sơ thẩm xác định lại thời gian chiếm đoạt khác nhau (từ 01/5/2012 đến 11/4/2013).
[2.3] Tại bản kết luận điều tra bổ sung và tại công văn số 505/VKS-P2(BL 7420) thể hiện:
Bà Vương Thị Mỹ H - Giám đốc, Bà Nguyễn Ngọc T1 - Kế toán và Trần Thị T - Thủ quỹ xác định số tồn đầu kỳ tháng 7 năm 2010 nguồn 1 là 22.563.980 đồng. Kết luận điều tra bổ sung xác định: “đây chỉ là lời khai, những cá nhân nêu trên không cung cấp được tài liệu có giá trị pháp lý để chứng minh số tiền quỹ đầu kỳ tháng 7/2010 của công ty B”. Tuy nhiên cơ quan điều tra vẫn lấy mốc thời gian và số tiền này để làm căn cứ xác định số tiền tồn tháng tiếp theo.
[2.4] Kết luận Giám định tài chính của sở tài chính tỉnh Tiền Giang (BL77) thể hiện:
Phương pháp thực hiện giám định là: “không kiểm tra hợp pháp, hợp lệ, tính đầy đủ, liên tục của chứng từ. Không kiểm tra tính khớp đúng của phiếu thu phiếu chi với các chứng từ kèm theo” nhưng cơ quan điều tra vẫn lấy kết quả của kết luận này để làm căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị cáo là chưa có căn cứ.
Trong khi công ty B không thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo đúng quy định mà thiết lập hai hệ thống sổ sách:
- Sổ quỹ tiền mặt số 01 là sổ quỹ dùng để theo dõi các hoạt động của công ty có hóa đơn chứng từ và dùng để báo cáo thuế, báo cáo quyết toán tài chính năm.
- Sổ quỹ tiền mặt số 02 là sổ quỹ dùng để theo dõi việc thu, chi đối với các hoạt động của công ty không có hóa đơn chứng từ. Số liệu thể hiện trên sổ quỹ tiền mặt 02 không đưa vào báo cáo thuế và báo cáo quyết toán tài chính năm. Vì vậy, cần phải có cơ quan kiểm toán độc lập kiểm tra hợp pháp; hợp lệ, tính đầy đủ, liên tục của chứng từ; tính khớp đúng của phiếu thu phiếu chi với các chứng từ thu chi của công ty B trên cả hai hệ thống sổ sách, trên cơ sở đó mới xác định được số tiền thất thoát là bao nhiêu, ở giai đoạn nào.
[2.5] Kết luận điều tra số 34/KLĐT-PC46 ngày 30/8/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang thể hiện:
Lời bà Ngô Thị Mỹ L4, các ông Phan Quốc D, Đoàn Văn L, Nguyễn Minh L1, Huỳnh Văn Th không ai thừa nhận có cho T mượn tiền và nhận tiền do T.
Tại bản Cáo trạng số 426/KSĐT ngày 28/10/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang có nêu: “...trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, có đủ cơ sở chứng minh: T không có mượn tiền của bà Ngô Thị Mỹ L4, các ông Phan Quốc D, Đoàn Văn L, Nguyễn Minh L1, Huỳnh Văn Th…”
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 27/4/2018, ông L1 và ông D thừa nhận có những lần cho công ty mượn tiền không có chứng từ và trả không có chứng từ. Mượn tiền huy động vốn có họp và ghi lại trong sổ họp Hội đồng thành viên (Bút lục số 8148 và 8151). Và tại phiên tòa hôm nay, ông D lại thừa nhận việc cho công ty mượn và trả tiền không chứng từ như đã khai ở phiên tòa sơ thẩm.
Xét thấy, Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ B (Công ty B) chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/09/2008. Trong quá trình kinh doanh cũng như chuyển nhượng và chuyển đổi tên công ty, đã qua nhiều người giữ chức vụ giám đốc công ty cũng như kế toán của công ty. Tuy nhiên công ty B hoạt động không theo đúng nguyên tắc tài chính, chuyển vốn góp không có giấy tờ, hội đồng thành viên cho công ty mượn tiền trong thời gian dài mà không thể hiện phiếu thu chi, công ty lập hai hệ thống sổ sách kế toán. Các biên bản họp, chứng từ quan trọng thì bị mất. Vốn điều lệ cũng như góp vốn của các thành viên không rõ ràng, có thời gian thủ quỹ kiêm luôn kế toán. Lời khai của các thành viên trong công ty B khai việc mất tài sản còn nhiều mâu thuẫn, giám định tài chính chưa đầy đủ.
Cấp sơ thẩm xác định tổng số tiền bị cáo bị Công ty yêu cầu trả lại là 732.006.387 đồng và xác định đây là số tiền bị cáo chiếm đoạt nhưng chưa chứng minh được bị cáo nhận được số tài sản này từ khi nào, số tiền là bao nhiêu, thông qua giao dịch hoặc hợp đồng hợp pháp nào của công ty B để từ đó lạm dụng mà chiếm đoạt hay nói cách khác là chưa làm rõ được các hành vi khách quan của tội phạm, chưa làm rõ được về thời gian, địa điểm hành vi phạm tội của bị cáo.
Vì vậy cần chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo, hủy án sơ thẩm để điều tra lại.
Kết luận của đại diện viện kiểm sát tham gia phiên tòa đề nghị hủy bản án sơ thẩm là có căn cứ được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Đối với đề nghị của Đại diện Viện kiểm sát đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo không được chấp nhận. Bởi lẽ, vụ án có tính chất phức tạp; lời khai của bị cáo cũng có nhiều mâu thuẫn; bất nhất cần phải tiếp tục điều tra làm rõ.
Quan điểm của các luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị tuyên bị cáo không phạm tội là chưa đủ căn cứ không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Về án phí hình sự phúc thẩm, bị cáo không phải chịu.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điểm b khoản 1 điều 358 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015;
Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trần Thị T.
Hủy bản án sơ thẩm số 14/2018/HS-ST ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Giao hồ sơ vụ án về cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang để điều tra lại theo thủ tục chung.
Tiếp tục tạm giam bị cáo đến khi Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang thụ lý lại vụ án.
Về án phí hình sự phúc thẩm: Bị cáo không phải chịu.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 473/2019/HS-PT ngày 21/08/2019 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Số hiệu: | 473/2019/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 21/08/2019 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về