TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
BẢN ÁN 45/2020/DS-PT NGÀY 27/07/2020 VỀ TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Ngày 27 tháng 7 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 22/2020/TLPT-DS ngày 18/02/2020, về việc: “Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm”.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 52/2020/QĐXX-PT ngày 27/4/2020, Quyết định hoãn phiên tòa số 25/2020/QĐ-PT ngày 08/5/2020; Thông báo mở lại phiên tòa số 33/2020/TBTA, ngày 09 tháng 7 năm 2020, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: - Bà Nguyễn Thị G– sinh năm 1965 - Ông Trần C– sinh năm 1973 Cùng địa chỉ: Thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Bình Thuận.
2. Bị đơn: Ông Nguyễn Ngọc M – sinh năm 1978 Địa chỉ: Khu phố 4, phường T, thành phố R, tỉnh Ninh Thuận
Người kháng cáo: Bà Nguyễn Thị G, là nguyên đơn trong vụ án.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Nguyên đơn bà Nguyễn Thị G, trình bày: Khoảng 16 giừ 20 phút ngày 20/7/2019, ông Trần C (chồng bà Nguyễn Thị G) điều khiển xe mô tô ba bánh chở bà Nguyễn Thị Glưu thông trên Quốc lộ 1A thuộc thôn 3, xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận thì bị xe ô tô biển số 51C-315.73 do ông Nguyễn Ngọc M điều khiển chạy hướng Phan Rang đi Phan Thiết tung vào góc đuôi xe bên trái xe của vợ chồng bà khiến ông Trần C bị xây xát phần mềm, bà Nguyễn Thị G bị gãy xương đòn phải, chấn thương đầu, mặt phải nằm viện điều trị, xe bị hư hỏng nặng. Sau khi tai nạn, bà bị bất tỉnh và được ông Nguyễn Ngọc M đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận nhập viện và điều trị từ ngày 20/7/2019 đến ngày 26/7/2019. Ngày 26/7/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận cho bà xuất viện. Sau khi xuất viện, bà thấy sức khỏe không được tốt nên ngày 29/7/2019 bà nhập viện tại Bệnh viện An Phước và điều trị từ ngày 29/7/2019 đến ngày 04/8/2019, sau khi xuất viện bà có đi tái khám nhiều lần.
Ngày 08/8/2019, Cơ quan Công an đã mời các bên lên làm việc và hướng dẫn hai bên thỏa thuận dân sự nhưng hoà giải không thành. Vụ việc đã được Công an huyện Hàm Thuận Bắc giải quyết và lập biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông ngày 09/8/2019. Nay bà khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông Nguyễn Ngọc M bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm với số tiền là 72.163.000 đồng, cụ thể như sau:
+ Tiền viện phí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận từ ngày 20/7/2019 dến ngày 26/7/2019 là 1.336.000 đồng;
+ Tiền mua thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận ngày 26/7/2019 là 892.000 đồng + Phí khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa An Phước ngày 29/7/2019 là 80.000 đồng;
+ Phí chụp X Quang ngày 29/7/2019 tại Bệnh viện Đa khoa An Phước là 210.000 đồng;
+ Phí nằm viện tại Bệnh viện An Phước từ ngày 29/7/2019 đến ngày 04/8/2019 là 13.689.404 đồng;
+ Phí mua thuốc tại Bệnh viện An Phước ngày 04/8/2019 là 422.716 đồng;
+ Phí chụp X Quang tại Bệnh viện An Phước ngày 11/8/2019 là 90.000 đồng;
+ Phí mua thuốc tại Bệnh viện An Phước ngày 11/8/2019 376.190 đồng;
+ Phí khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 15/8/2019 là 37.000 đồng;
+ Phí mua thuốc tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 15/8/2019 là 523.230 đồng;
+ Tiền công lao động của bà Nguyễn Thị Gtừ 20/7/2019 đến ngày 26/7/2019 là 500.000 đồng/ngày x 7 ngày = 3.500.000 đồng;
+ Tiền công lao động của bà Nguyễn Thị Gtừ ngày 29/7/2019 đến ngày 04/8/2019 là 500.000 đồng/ngày x 7 ngày = 3.500.000 đồng;
+ Tiền công người nuôi bệnh từ ngày 20/7/2019 đến ngày 26/7/2019 là 200.000 đồng/ngày x 7 ngày = 1.400.000 đồng;
+ Tiền công người nuôi bệnh từ ngày 29/7/2019 đến ngày 04/8/2019 là 200.000 đồng/ngày x 200.000 đồng = 1.400.000 đồng;
+ Phí chứng nhận thương tích ngày 21/8/2019 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận là 145.000 đồng;
+ Phí Giám định pháp y ngày 04/9/2019 tại Trung tâm giám định pháp y tỉnh Bình Thuận là 1.979.000 đồng;
+ Phí taxi ngày 29/7/2019 là 620.000 đồng, đi từ nhà tại thôn A, xã B, huyện C cho đến Bệnh viện An Phước;
+ Phí taxi ngày 04/8/2019 là 600.000 đồng, đi từ Bệnh viện An Phước về nhà;
+ Phí xe đi tái khám ngày 11/8/2019 là 150.000 đồng, đi từ nhà đến Bệnh viện An Phước và ngược lại;
+ Phí xe đi tái khám ngày 12/8/2019 150.000 đồng, đi từ nhà đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và ngược lại;
+ Phí xe đi khám ngày 15/8/2019 là 500.000 đồng đi từ Bệnh viện Chợ Rẫy và ngược lại;
+ Phí xe đi chứng nhận thương tích ngày 21/8/2019 là 150.000 đồng, đi từ nhà đến Bệnh viện tỉnh Bình Thuận;
+ Phí xe đi lấy kết quả thương tích ngày 24/8/2019 là 150.000 đồng, đi từ nhà đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và ngược lại;
+ Phí xe đi giám định pháp y ngày 28/8/2019 là 150.000 đồng, đi từ nhà đến Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Bình Thuận;
+ Phí xe đi lấy kết quả giám định pháp y ngày 04/9/2019 là 150.000 đồng, đi từ nhà đến Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Bình Thuận và ngược lại;
+ Phí phẫu thuật theo chỉ định của Bệnh viện An Phước vào tháng 3/2020 là 10.000.000 đồng;
+ Tiền bồi thường về tổn thất tinh thần, sức khỏe là 30.000.000 đồng.
Nguyên đơn ông Trần C, trình bày:
Thống nhất với phần trình bày của bà Nguyễn Thị G. Sau khi ông bị tai nạn, đến ngày 29/7/2019 ông thấy sức khỏe trong người không tốt nên đến Bệnh viện An Phước khám bệnh mà không nhập viện. Ông nằm điều trị tại nhà từ ngày 20/7/2019 đến ngày 04/8/2019. Nay ông khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông Nguyễn Ngọc M bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm với số tiền là 2.120.000 đồng, bao gồm:
+ Phí chụp XQ ngày 29/7/2019 là 90.000 đồng;
+ Tiền khám bệnh ngày 29/7/2019 tại Bệnh viện An Phước là 80.000 đồng;
+ Phí mua thuốc ngày 29/7/2019 tại Bệnh viện An Phước là 226.000 đồng;
+ Phí mua thuốc ngày 04/8/2019 tại Bệnh viện An Phước là 226.000 đồng Tiền công 15 ngày ở nhà điều trị từ ngày 20/7/2019 đến ngày 04/8/2019 là 100.000 đồng/ngày x 15 ngày = 1.500.000 đồng.
Bị đơn ông Nguyễn Ngọc M, trình bày:
Ông có hợp đồng thuê xe ô tô biển số 51C-315.73 của Doanh nghiệp tư nhân LT để chở hàng cho Doanh nghiệp tư nhân LT do ông Đặng Vĩnh Khang làm chủ, theo hợp đồng thì xe chạy có lời ăn, lỗ chịu, nếu xe xảy ra tai nạn thì ông là người chịu trách nhiệm chứ doanh nghiệp không chịu. Lúc 16 giờ 20 phút ngày 20/7/2019 thì ông có điều khiển xe ô tô biển số 51C-315.73 đi hướng Phan Rang- Phan Thiết theo Quốc lộ 1A. Khi đến km 1.682 + 900m thì xảy ra tai nạn, tung vào xe mô tô 3 bánh do ông Trần C điều khiển chở vợ là Nguyễn Thị G. Vụ tai nạn được Công an huyện Hàm Thuận Bắc điều tra làm rõ, trong đó lỗi của ông một phần và lỗi phía ông Trần C, bà Nguyễn Thị G một phần.
Đối với yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị G, yêu cầu ông bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm với số tiền 72.163.000 đồng, ông đồng ý bồi thường những khoản có hóa đơn chứng từ như sau:
Tiền viện phí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận từ ngày 20/7/2019 đến 26/7/2019 là 1.336.000 đồng;
+ Tiền mua thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận ngày 26/7/2019 là 892.000 đồng + Phí khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa An Phước ngày 29/7/2019 là 80.000 đồng;
+ Phí chụp X Quang ngày 29/7/2019 tại Bệnh viện Đa khoa An Phước là 210.000 đồng;
+ Phí nằm viện tại Bệnh viện An Phước từ ngày 29/7/2019 đến ngày 04/8/2019 là 13.689.404 đồng;
+ Phí mua thuốc tại Bệnh viện An Phước ngày 04/8/2019 là 422.716 đồng;
+ Phí chụp X Quang tại Bệnh viện An Phước ngày 11/8/2019 là 90.000 đồng;
+ Phí mua thuốc tại Bệnh viện An Phước ngày 11/8/2019 376.190 đồng;
+ Phí khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 15/8/2019 là 37.000 đồng;
+ Phí mua thuốc tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 15/8/2019 là 523.230 đồng;
Không đồng ý bồi thường cho bà Nguyễn Thị G những khoản sau:
+ Tiền công lao động của bà Nguyễn Thị G từ 20/7/2019 đến ngày 26/7/2019 là 500.000 đồng/ngày x 7 ngày = 3.500.000 đồng;
+ Tiền công lao động của bà Nguyễn Thị G từ ngày 29/7/2019 đến ngày 04/8/2019 là 500.000 đồng/ngày x 7 ngày = 3.500.000 đồng;
+ Tiền công người nuôi bệnh từ ngày 20/7/2019 đến ngày 26/7/2019 là 200.000 đồng/ngày x 7 ngày = 1.400.000 đồng;
+ Tiền công người nuôi bệnh từ ngày 29/7/2019 đến ngày 04/8/2019 là 200.000 đồng/ngày x 200.000 đồng = 1.400.000 đồng;
+ Phí chứng nhận thương tích ngày 21/8/2019 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận là 145.000 đồng;
+ Phí Giám định pháp y ngày 04/9/2019 tại Trung tâm giám định pháp y tỉnh Bình Thuận là 1.979.000 đồng;
+ Phí taxi ngày 29/7/2019 là 620.000 đồng, đi từ nhà tại thôn A, xã B, huyện C cho đến Bệnh viện An Phước;
+ Phí taxi ngày 04/8/2019 là 600.000 đồng, đi từ Bệnh viện An Phước về nhà;
+ Phí xe đi tái khám ngày 11/8/2019 là 150.000 đồng, đi từ nhà đến Bệnh viện An Phước và ngược lại;
+ Phí xe đi tái khám ngày 12/8/2019 150.000 đồng, đi từ nhà đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và ngược lại;
+ Phí xe đi khám ngày 15/8/2019 là 500.000 đồng đi từ Bệnh viện Chợ Rẫy và ngược lại;
+ Phí xe đi chứng nhận thương tích ngày 21/8/2019 là 150.000 đồng, đi từ nhà đến Bệnh viện tỉnh Bình Thuận;
+ Phí xe đi lấy kết quả thương tích ngày 24/8/2019 là 150.000 đồng, đi từ nhà đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và ngược lại;
+ Phí xe đi giám định pháp y ngày 28/8/2019 là 150.000 đồng, đi từ nhà đến Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Bình Thuận;
+ Phí xe đi lấy kết quả giám định pháp y ngày 04/9/2019 là 150.000 đồng, đi từ nhà đến Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Bình Thuận và ngược lại;
+ Phí phẫu thuật theo chỉ định của Bệnh viện An Phước vào tháng 3/2020 là 10.000.000 đồng;
+ Tiền bồi thường về tổn thất tinh thần, sức khỏe là 30.000.000 đồng.
Đối với yêu cầu khởi kiện của ông Trần C, ông đồng ý bồi thường những khoản sau:
+ Phí chụp XQ ngày 29/7/2019 là 90.000 đồng;
+ Tiền khám bệnh ngày 29/7/2019 tại Bệnh viện An Phước là 80.000 đồng;
+ Phí mua thuốc ngày 29/7/2019 tại Bệnh viện An Phước là 226.000 đồng;
+ Phí mua thuốc ngày 04/8/2019 tại Bệnh viện An Phước là 226.000 đồng Tiền công 15 ngày ở nhà điều trị từ ngày 20/7/2019 đến ngày 04/8/2019 là 100.000 đồng/ngày x 15 ngày = 1.500.000 đồng.
Sau khi hoà giải không thành, ngày 15/11/2019 Toà án nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc đưa vụ án ra xét xử tại bản án số 43/2019/DSST, quyết định:
Áp dụng: Khoản 6 Điều 26, điểm d khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 584, 585 và Điều 590 Bộ luật dân sự 2015.
Tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị G về việc yêu cầu ông Nguyễn Ngọc M bồi thường cho bà G chi phí tiền thuốc, viện phí, giám định, tiền xe tổng cộng là 12.600.000 đồng, tiền mất thu nhập của bà G là 1.750.000 đồng, tiền công người nuôi bệnh 1.400.000 đồng và tổn thất tinh thần 7.450.000 đồng, tổng cộng là 23.200.000 đồng.
Bác yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị G về việc yêu cầu ông Nguyễn Ngọc M bồi thường cho bà G số tiền chi phí điều trị thương tích và tổn thất tinh thần là 48.963.000 đồng.
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Trần C. Công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, ông Nguyễn Ngọc M tự nguyện bồi thường thiệt hại sức khỏe cho ông Trần C, với số tiền 2.120.000 đồng.
Tổng cộng các khoản mà ông Nguyễn Ngọc M phải bồi thường cho bà G và ông C là 25.320.000 đồng, nhưng được khấu trừ vào số tiền 30.000.000 đồng ông Nguyễn Ngọc M đã nộp tại Công an huyện Hàm Thuận Bắc, số tiền còn lại 4.680.000 đồng trả lại cho ông Nguyễn Ngọc M.
Tiếp tục tạm giữ 30.000.000 đồng của ông Nguyễn Ngọc M đang tạm giữ tại Công an huyện Hàm Thuận Bắc theo Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước lập ngày 08/9/2019.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 25 tháng 11 năm 2019, bà Nguyễn Thị G làm đơn kháng cáo cho rằng lỗi và nguyên nhân trong vụ án này hoàn toàn thuộc về Nguyễn Ngọc M, vì khi điều khiển xe, M đã không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn, không giảm tốc độ, không làm chủ được tay lái dẫn đến tại nạn. Nên đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa toàn bộ bản án sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà, buộc ông Nguyễn Ngọc M phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà số tiền 72.163.000 đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
- Bà Nguyễn Thị G vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và cho rằng căn cứ vào Biên bản khám nghiệm hiện trường thì nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do M đã chạy vận tốc rất nhanh, thể hiện vết phanh xe do M diều khiển để lại trên đường là 59,3 mét , đã không làm chủ được tốc độ và tông vào đuôi xe của chồng bà. Nên lỗi trong vụ án này hoàn toàn thuộc về ông M. Tòa án huyện Hàm Thuận Bắc xét xử vụ án với 02 bản án khác nhau, bản án mà bà nhận được thì ông M phải bồi thường cho bà 21.800.000 đồng, nhưng bản án mà Hội đồng xét xử phúc thẩm đọc tại phiên tòa là 23.200.000 đồng. Nên đề nghị hội đồng xét xử giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận phát biểu ý kiến về vụ án và đề nghị hội đồng xét xử áp dụng khoản 3 điều 308, điều 310 Bộ luật tố tụng dân sự hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ về cấp sơ thẩm giải quyết lại.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ đã được thẩm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng và đề nghị của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[I] Về thủ tục tố tụng:
[1]Về người tham gia tố tụng: Trong vụ án này nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ là xe ô tô gây ra.
[1.1]Trong quá trình tham gia tố tụng tại cấp sơ thẩm ông Nguyễn Ngọc M có cung cấp cho Tòa án “Bản hợp đồng chạy khoán xe tải” đối với xe ô tô biển số 51C - 315.73 giữa Doanh nghiệp tư nhân L do ông Đặng Vĩnh K, sinh năm làm chủ, địa chỉ: 198B đường P, phường 4, quận N, TP. Hồ Chí Minh với ông Nguyễn Ngọc M, đề ngày 15/6/2019.
[1.2] Theo Điều 483 của Bộ luật dân sự quy định về Hợp đồng thuê khoán tài sản như sau: “Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và có nghĩa vụ trả tiền thuê” .
Nhưng trong “Bản hợp đồng chạy khoán xe tải” không thể hiện các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tài sản phải có, đó là “giá thuê, thời gian thuê”.
Tại Điều 4 của “Bản hợp đồng chạy khoán xe tải” có ghi: “Trách nhiệm của ông M là hàng hóa từ Sài gòn về Phan Rang phải đáp ứng cho Doanh nghiệp tư nhân LT (không được nhận và chở hàng ngoài)…
[1.3] Tại phiên tòa phúc thẩm ông M khai: Hiện nay ông vẫn lái xe cho DNTN LT, sau khi chở hàng về xe để ở bãi xe của công ty và nếu xe có hư hỏng hay có sự cố gì thì DNTN LT chịu trách nhiệm sửa chữa.
[1.4] Do đó, “Bản hợp đồng chạy khoán xe tải” nêu trên không phải là Hợp đồng thuê tài sản; bản chất của hợp đồng này là doanh nghiệp giao xe cho người lao động chạy khoán công việc, như tiêu đề đã thể hiện.
Nên Doanh nghiệp tư nhân LT vẫn là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô biển số 51C - 315.73.
[1.5] Theo Điều 601 Bộ luật dân sự quy định về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra… Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
[1.6] Tại mục 2. Phần III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;
Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đúng theo quy định của pháp luật phải bồi thường
[1.7] Việc Doanh nghiệp tư nhân LT với ông Nguyễn Ngọc M thỏa thuận: “Trách nhiệm của ông M xe lưu thông trên đường chịu mọi hoàn toàn trách nhiệm (nếu lỗi bên ông M thì ông M chịu)”, là thỏa thuận trái pháp luật, nhằm trốn tránh việc bồi thường của Doanh nghiệp tư nhân LT.
[1.8] Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm không đưa ông Đặng Vĩnh Khang chủ Doanh nghiệp tư nhân LT vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, là bỏ sót người tham gia tố tụng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
[2] Ngoài ra, tại phiên tòa phúc thẩm bà G cung cấp cho Hội đồng xét xử bản án sơ thẩm có nội dung quyết định khác với bản án mà Hội đồng xét xử công bố. Nhưng trong hồ sơ án vụ án không có Quyết định sửa đổi, bổ sung bản án sơ thẩm. Nên, việc 01 vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm có 02 quyết định khác nhau là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
[II] Về nội dung:
Xét việc bà Nguyễn Thị G cho rằng căn cứ vào Biên bản khám nghiệm hiện trường thì nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do M đã chạy vận tốc rất nhanh, thể hiện vết phanh xe do M diều khiển để lại trên đường là 59,3 mét , đã không làm chủ được tốc độ và tông vào đuôi xe của chồng bà gây tại nạn; nên lỗi trong vụ án này hoàn toàn thuộc về ông M. Bà Nguyễn Thị G đề nghị xem xét lại các khoản tiền mà Tòa án huyện đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà.
Hội đồng xét xử xét thấy:
[1] Theo Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do Công an huyện Hàm Thuận Bắc lập ngày 20/7/2019 thể hiện:
+ Trước khi xảy ra tai nạn, thì cả 02 phương tiện lưu thông cùng chiều theo hướng Phan Rang đi Phan Thiết; xe ba bánh (dạng xe Hoa Lâm) do ông C điều khiên chở bà G đi phía trước, xe ô tô do ông M điều khiển đi phía sau; vị trí xảy ra tai nạn gần với chỗ quay đầu xe và nằm phía sau của biển báo nguy hiểm người đi bộ cắt ngang, biển báo chỗ được phép quay đầu xe; vạch sơn phân biệt giữa hai làn xe cơ giới là vạch đứt quãng cho phép được chuyển làn đường.
+ Dấu phanh của xe ô tô do ông M điều khiển để lại trên mặt đường dài 59,3 mét, điểm cuối của vết phanh tiếp giáp bánh xe sau bên phải của xe ô tô.
[2] Do đó, việc ông M cho rằng: Trước khi xảy ra tai nạn ông điều khiển xe ô tô chạy vận tốc khoảng 50km/h và phát hiện xe ba bánh do ông C điều khiển đi phía trước khoảng 20 mét …, là không có căn cứ, mâu thuẫn với vết phanh xe ô tô do ông M điều khiển để lại tại hiện trường dài 59,3 mét.
[3] Từ đó cho thấy lỗi của ông M trong vụ tại nạn này là không chấp hành hiệu lệnh theo biển báo, không làm chủ tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn;
Bởi từ khi nhìn thấy biển báo nguy hiểm người đi bộ cắt ngang, biển báo chỗ được phép quay đầu xe, thì buộc ông M phải giảm tốc độ theo quy định. Nhưng ông M không tuân thủ, nên đã để xe do ông M điều khiển tung/đâm vào góc đuôi bên trái xe do ông C điều khiển gây tai nạn.
Nên ông M đã vi phạm khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 12 Luật giao thông đường bộ; các khoản 1, 8 và 11 Điều 5 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT, ngày 29/8/2019 của Bộ giao thông vân tải quy định các trường hợp phải giảm tốc độ;
- Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ, quy định Quy tắc chung “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống biển báo hiệu đường bộ”.
- Khoản 1 Điều 12 Luật giao thông đường bộ quy định Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe:
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
- Điều 5 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT, ngày 29/8/2019 của Bộ giao thông vân tải quy định các trường hợp phải giảm tốc độ;
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau:
1) Có báo hiệu cảnh bảo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
2)...;3...;7..
8) Khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước;
11) Trời mưa;...; mặt đường trơn trượt, lầy lội, ... ;
[4] Đối với ông Trần C:
- Căn cứ vào Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do Công an huyện Hàm Thuận Bắc lập ngày 20/7/2019, thì ông C điều khiển xe 03 bánh chuyển làn đường đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ;
Khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ quy định sử dụng làn đường “Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn”.
- Việc ông C điều khiển xe ba bánh lắp ráp, không đúng quy định là lỗi hành chính, không phải là lỗi và không phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến xảy ra tai nạn.
[5] Tòa cấp sơ thẩm dựa vào Kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông của Công an huyện Hàm Thuận Bắc để cho rằng trong vụ án này ông C và ông M đều có lỗi (lỗi hỗn hợp) và mỗi bên phải chịu 50% thiệt hại;
Trong khi Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông do Công an huyện Hàm Thuận Bắc lập ngày 20/7/2019; trong đó xác định người vi phạm là ông Nguyễn Ngọc M và ông Trần C, nhưng không được ông C ký xác nhận.
Do đó, việc Tòa cấp sơ thẩm dựa vào Kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông của Công an huyện Hàm Thuận Bắc để cho rằng trong vụ án này ông C và ông M đều có lỗi (lỗi hỗn hợp) và mỗi bên phải chịu 50% thiệt hại, là không có căn cứ pháp luật, mâu thuẫn với Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường.
[6] Nên, kháng cáo của bà Nguyễn Thị Gcho rằng lỗi trong vụ án này hoàn toàn thuộc về ông Nguyễn Ngọc M là có căn cứ.
[7] Về các khoản bồi thường:
- Bà G kháng cáo cho rằng Tòa cấp sơ thẩm không chấp nhận khoản tiền công nuôi bệnh 2.800.000 đồng và tiền chi phí giám định 2.000.000 đồng là không đúng vì hai khoản này đã được Tòa chấp nhận cho bà G. Riêng đối với khoản tiền công nuôi bệnh 2.800.000 đồng, Tòa sơ thẩm đã tính 02 lần cho bà G, là có sự nhầm lẫn.
- Đối với số tiền 10.000.000 đồng là dự trù chi phí phẫu thuật của bệnh viện An Phước để lấy Inox trong người ra; thấy: Tại thời điểm xét xử sơ thẩm bà G vẫn chưa phẫu thuật nên Tòa cấp sơ thẩm không chấp nhận là có căn cứ. Khi nào phẫu thuật xong , chi phí hết bao nhiêu thì bà G có quyền khởi kiện bằng một vụ án dân sự khác.
- Về bồi thường ngày công lao động: Bà G yêu cầu 500.000 đồng/ngày, thấy rằng: Bà G đi bán quần áo dạo thu nhập hàng ngày không ổn định và không thể xác định được cụ thể là bao nhiêu;
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự quy định: Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
Căn cứ quy định nêu trên Tòa cấp sơ thẩm tính thu nhập bình quân 01 ngày công tại địa phương ở thời điểm xét xử sơ thẩm là 250.000 đồng, là có căn cứ.
- Về tiền tổn thất tinh thần, bà G yêu cầu 30.000.000 đồng, thấy rằng: Bà G bị tổn thương cơ thể do thương tích gây nên là 14%, Tòa cấp sơ thẩm tính mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định là 14.900.000 đồng là có căn cứ.
[8] Do Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như đã phân tích ở trên. Nên bản án sơ thẩm vì vậy sẽ bị hủy và giao hồ sơ về cấp sơ thẩm giải quyết lại, như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận tại phiên tòa phúc thẩm.
[9] Vụ án thuộc loại được miễn nộp tạm ứng án phí, miễn án phí. Nên bà Nguyễn Thị G được miễn án phí dân sự phúc thẩm.
Bởi các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khỏan 3 Điều 308, Điều 310 Bộ luật tố tụng dân sự; Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Nguyễn Thị G.
Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 43/2019/DS-ST, ngày 15/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Miễn án phí dân sự phúc thẩm cho bà Nguyễn Thị G.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 45/2020/DS-PT ngày 27/07/2020 về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Số hiệu: | 45/2020/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Bình Thuận |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 27/07/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về