Bản án 45/2018/HS-ST ngày 30/10/2018 về tội hủy hoại rừng

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM

BẢN ÁN 45/2018/HS-ST NGÀY 30/10/2018 VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG

Trong các ngày 26 và 30 tháng 10 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số: 20/2018/HS-ST ngày 05/6/2018 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 31a/2018/QĐXXST-HS ngày 06.9.2018, Thông báo thay đổi thời gian xét xử số 160 ngày 29/9/2018, Quyết định hoãn phiên tòa số 05/2018/HS-ST ngày 10/10/2018 đối với bị cáo:

Đặng Văn H, sinh năm 1978; nơi sinh: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; Nơi cư trú: Thôn M, xã D, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; nghề nghiệp: Làm nông nghiệp; trình độ học vấn: 6/12; dân tộc: Kinh; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; giới tính: Nam; con ông: Đặng Văn Th, sinh năm 1943 và bà Lê Thị M, sinh năm 1943 (đều còn sống); bị cáo đã có vợ và 02 con; tiền án, tiền sự: không; Bị cáo đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”, có mặt tại phiên tòa.

- Nguyên đơn dân sự: Ủy ban nhân dân xã D.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Ngọc T – Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Lê Ph, sinh năm 1970; Trú tại: Thôn N, xã Đ, thị xã Đ, tỉnh Quảng Nam.

2. Ông Đặng Văn Q, sinh năm 1976; Trú tại: Thôn M, xã D, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Tất cả đều có mặt

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào tháng 5 năm 2014, Đặng Văn H có đơn xin Ủy ban nhân dân xã D phần đất trũng thấp tại khu vực Quảng Lai để trồng sen. Quá trình trồng sen tại Quảng Lai, H nảy sinh ý định phát dọn đồi đất rừng phòng hộ gần ao sen thuộc Khoảnh 8, Tiểu khu 413-thuộc Đầu Hóc Nghệ, Quảng Lai để trồng keo lá tràm lai. Từ tháng 9/2015, H một mình dùng cưa máy và rựa phát dọn và chặt hạ nhiều loại cây như: mít nài, trám trắng, quyết muôn... Trong quá trình phát dọn H có nhờ anh ruột là Đặng Văn Q cùng H mang vác những cây thẳng về làm bờ rào ao sen. Đến khoảng tháng 11/2016, sau khi đã phát dọn xong trên diện tích 37.510 m2, H mua 15.000 cây keo lá tràm lai về trồng. Đến ngày 11/4/2017, Hạt kiểm lâm Trung Quảng Nam kết hợp với UBND xã D cùng các ngành chức năng kiểm tra phát hiện diện tích rừng 37.510 m2 mà Đặng Văn H chặt phá là rừng phòng hộ, Hạt kiểm lâm Trung Quảng Nam tiến hành lập biên bản sự việc, sau đó chuyển thông tin cho Công an huyện Duy Xuyên.

Quá trình kiểm tra đã sử dụng thước đo cuộn, sơn xịt màu đỏ, sào dài để đo đếm và đánh dấu đường kính, chiều cao của cây và 02 ô tiêu chuẩn (làm đối chứng); dùng máy ảnh và máy định vị GPS (Nhãn hiệu GARMIN Montana 680) để xác định tọa độ (theo hệ tọa độ VN2000 múi 3 độ). Tiến hành bấm tọa độ 45 điểm để tính diện tích rừng bị thiệt hại như sau:

STT

X

Y

STT

X

Y

STT

X

Y

01

535673

1740552

16

535408

1740594

31

535228

1740492

02

535644

1740563

17

535428

1740578

32

535226

1740473

03

535618

1740560

18

535440

1740560

33

535224

1740451

04

535587

1740582

19

535439

1740544

34

535219

1740449

05

535552

1740551

20

535429

1740536

35

535269

1740420

06

535534

1740552

21

535405

1740524

36

535290

1740423

07

535486

1740610

22

535395

1740505

37

535317

1740456

08

535460

1740609

23

535377

1740499

38

535334

1740487

09

535402

1740669

24

535356

1740516

39

535381

1740487

10

535376

1740691

25

535330

1740517

40

535458

1740503

11

535335

1740691

26

535302

1740511

41

535521

1740497

12

535342

1740673

27

535289

1740519

42

535531

1740512

13

535344

1740645

28

535261

1740522

43

535557

1740461

14

535354

1740634

29

535245

1740517

44

535604

1740463

15

535368

1740620

30

535230

1740511

45

535638

1740487

Tiến hành khám nghiệm hiện trường tại khu vực Đầu Hóc Nghệ, khoảnh 8, tiểu khu 413 (thôn Bàn Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên), xác định đây là khu vực thuộc chức năng rừng phòng hộ theo Bản đồ quy hoạch điều chỉnh 3 loại rừng Ban hành kèm theo Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Quảng Nam giai đoạn 2011-2020, Quyết định này được thay thế bởi Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam và diện tích rừng này do Ủy ban nhân dân xã Duy Phú quản lý. Tổng diện tích rừng bị chặt phá là 37.510 m2, trữ lượng gỗ bị thiệt hại là 71,2 m3. Toàn bộ cây tại hiện trường đã bị người dân lấy củi và một số cây chết n m tại hiện trường, không thu giữ tài liệu, m u vật gì trong quá trình khám nghiệm hiện trường. Đặng Văn H trồng keo được khoảng 4 tháng tuổi trên diện tích rừng đã bị chặt phá.

Theo Biên bản định giá và Kết luận giá tài sản số: 25/KLĐG-HĐĐGTS ngày 24/8/2017 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng huyện Duy Xuyên kết luận: gỗ nhóm 5, 6 là 42 cây, có trữ lượng gỗ là 7,81 m3 , giá trị về lâm sản: 4.686.000 đồng, giá trị về môi trường 18.744.000 đồng; Gỗ nhóm 7 là 828 cây, có trữ lượng gỗ là 51,866 m3, giá trị về lâm sản: 25.933.000 đồng, giá trị về môi trường 103.732.000 đồng; Gỗ nhóm 8 là 234 cây, có trữ lượng gỗ là 11,524 m3, giá trị về lâm sản: 4.609.600 đồng, giá trị về môi trường 18.438.400 đồng; Tổng giá trị thiệt hại về lâm sản là 35.288.600 đồng. Tổng giá trị thiệt hại về môi trường 140.914.400 đồng.

Tại bản cáo trạng số 20/CT-VKSDX ngày 01/6/2018 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã truy tố bị cáo Đặng Văn H về tội“Hủy hoại rừng”theo điểm c Khoản 3 Điều 243 của Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam giữ nguyên nội dung Cáo trạng đã truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm c Khoản 3 Điều 243, các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54, Điều 65 của Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Đặng Văn H 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; thời gian thử thách 60 thang kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Về trách nhiệm dân sự: Buộc bị cáo Đặng Văn H bồi thường thiệt hại cho Ủy ban nhân dân xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam số tiền 176.203.000 đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền bị cáo đã nộp là 35.000.000 đồng (ba mươi lăm triệu đồng) theo Giấy nộp tiền vào tài khoản tạm thu tại Kho bạc nhà nước huyện Duy Xuyên, biên lai thu tiền số 0888 ngày 25.7.2018 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Duy Xuyên và khấu trừ vào giá trị diện tích keo con đã trồng theo định giá là 82.500.000 đồng. Về xử lý vật chứng, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên tịch thu tiêu hủy 01 cây rựa lưỡi b ng sắt dài 30cm, cán b ng tre dài 70cm.

Bị cáo Đặng Văn H thừa nhận hành vi phạm tội theo Cáo trạng truy tố và xin giảm nhẹ hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Phân tích những chứng cứ xác định có tội:

Tại phiên tòa, bị cáo Đặng Văn H khai nhận: Để có đất làm kinh tế cải thiện đời sống gia đình, trong thời gian từ khoảng tháng 9 năm 2015 đến tháng 11 năm 2016, bị cáo H đã dùng cưa máy và rựa chặt phá rừng trái phép trên diện tích 37.510 m2 rừng phòng hộ tại khu vực Đầu Hóc Nghệ, khoảnh 8, tiểu khu 413 (thôn Bàn Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên) gây thiệt hại về trữ lượng gỗ là 71,2 m3, giá trị thiệt hại tổng cộng là 176.203.000 đồng, trong đó: giá trị thiệt hại về lâm sản là 35.288.600 đồng, giá trị thiệt hại về môi trường 140.914.400 đồng.

Đối chiếu lời khai của bị cáo với biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ trích đo khu vực rừng bị phá, biên bản xác định diện tích rừng bị phá, kết luận định giá, Bản đồ quy hoạch điều chỉnh 3 loại rừng Ban hành kèm theo Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Quảng Nam giai đoạn 2011-2020, Quyết định này được thay thế bởi Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở kết luận: Hành vi chặt phá cây rừng trên diện tích 37.510 m2 rừng phòng hộ trái phép của bị cáo H thuộc trường hợp những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 9 Luật bảo vệ và phát triển rừng (đã được sủa đổi bổ sung năm 2016); đủ các yếu tố cấu thành tội “Hủy hoại rừng”; diện tích rừng bị cáo đã hủy hoại thuộc rừng phòng hộ nên thuộc trường hợp quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Do đó Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã truy tố bị cáo Đặng Văn H là có căn cứ, đúng pháp luật.

Đối với hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm để Đặng Văn H “Hủy hoại rừng” một thời gian dài của Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn là ông Lê Ph và việc giao đất trái thẩm quyền của người đứng đầu UBND xã D. Xét thấy, tại xã D có 02 vụ “Hủy hoại rừng” và có 02 trường hợp giao đất trái thẩm quyền nên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Duy Xuyên nhập vào vụ “Hủy hoại rừng” do bị can Nguyễn Ngọc H thực hiện để xử lý do đó HĐXX không xem xét trong vụ án này. Ngoài ra trong vụ án này còn có ông Đặng Văn Q giúp Đặng Văn H vác hộ một số cây về làm bờ rào ao sen, ông Quy không biết số cây rừng này là do H chặt phá từ rừng phòng hộ do Nhànước quản lý nên Cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự là phù hợp.

[2] Đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo:

Rừng phòng hộ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, đảm bảo cân b ng sinh thái và an ninh môi trường nên Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, nhất là rừng phòng hộ. Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định rõ trách nhiệm bảo vệ rừng là của toàn dân và được Nhà nước cụ thể hóa bằng việc xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng theo từng cấp quản lý. Bị cáo Đặng Văn H là người có đủ khả năng nhận thức được hành vi hủy hoại rừng là vi phạm pháp luật nhưng bị cáo thực hiện với lỗi cố ý. Hành vi phạm tội của bị cáo không những xâm phạm trực tiếp đến sự ổn định và bền vững của môi trường mà còn gây dư luận xấu trong nhân dân, nhất là trong tình hình hiện nay khi nạn phá rừng đang xảy ra nhiều trên địa bàn huyện Duy Xuyên; làm gia tăng nạn lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Vì vậy, cần áp dụng mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo mới có tác dụng răn đe, giáo dục riêng và phòng ngừa chung cho xã hội. Tuy nhiên diện tích rừng phòng hộ mà bị cáo H đã hủy hoại thuộc loại rừng nghèo, giá trị lâm sản không cao. Bị cáo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, mục đích phá rừng để trồng cây keo lá tràm cũng có tác dụng giữ đất, bảo vệ môi trường nên cần xem xét khi lượng hình để thể hiện sự nhân đạo của chính sách pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Sau khi phạm tội, bị cáo đã thành khẩn khai báo, tỏ rõ sự ăn năn, hối cải; bị cáo đã tự nguyện bồi thường, khắc phục một phần thiệt hại xảy ra nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm b, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Gia đình bị cáo có công với cách mạng nên bị cáo còn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 bộ luật hình sự nên cần áp dụng Điều 54 Bộ luật hình sự quyết định cho bị cáo được hưởng một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà Bộ luật Hình sự quy định theo như đề nghị của Kiểm sát viên. Ngoài lần phạm tội này bị cáo chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước; chưa có tiền án, tiền sự, có nơi thường trú rõ ràng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 cho bị cáo được hưởng án treo.

[3] Về trách nhiệm dân sự: Hành vi phá rừng trái phép của bị cáo gây thiệt hại về trữ lượng 71,2 m3, giá trị thiệt hại tổng cộng là 176.203.000 đồng, trong đó: giá trị thiệt hại về lâm sản là 35.288.600 đồng, giá trị thiệt hại về môi trường 140.914.400 đồng. Tại phiên tòa hôm nay, đại diện cho nguyên đơn dân sự có yêu cầu bị cáo bồi thường toàn bộ thiệt hại nêu trên. Xét thấy: Toàn bộ thiệt hại nêu trên là do bị cáo gây ra, lỗi thuộc về bị cáo nên yêu cầu của đại diện nguyên đơn dân sự là có cơ sở, đúng pháp luật cần được chấp nhận. Đối với diện tích keo lá tràm mà bị cáo đã trồng được 4 tháng tuổi, có giá trị theo định giá là 82.500.000 đồng, bị cáo đã thống nhất giao cho Ủy ban nhân dân xã D quản lý để bồi thường một phần thiệt hại. Đại diện UBND xã D chấp nhận tiếp nhận diện tích rừng keo lá tràm mà bị cáo H giao lại để khấu trừ vào số tiền thiệt hại mà bị cáo có nghĩa vụ bồi thường. Bị cáo đã tự nguyện bồi thường số tiền 35.000.000 đồng (10.000.000 đồng theo Giấy nộp tiền vào tài khoản tạm thu tại Kho bạc nhà nước huyện Duy Xuyên, 25.000.000 đồng theo biên lai thu tiền số 0888 ngày 25.7.2018 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Duy Xuyên). Do đó bị cáo Đặng Văn H còn phải có nghĩa vụ bồi thường 58.703.000 đồng (176.203.000đ - 82.500.000đ - 35.000.000đ).

[4] Về xử lý vật chứng: Trong quá trình điều tra có thu giữ của bị cáo 01 cây rựa lưỡi b ng sắt dài 30cm, cán b ng tre dài 70cm. Ngoài ra bị cáo còn sử dụng cưa máy để chặp phá rừng nhưng bị cáo đã làm mất, không thu hồi được. Đối với cây rựa là công cụ liên quan đến việc phạm tội, không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy.

Đối với số gỗ 71,2 m3 đã bị người dân lấy củi, đốt than và một số cây chết n m tại hiện trường, không thu giữ được.

[5] Về án phí: Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự theo qui định của pháp luật.

[6] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo và những người tham gia tố tụng không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố bị cáo Đặng Văn H phạm tội “Hủy hoại rừng”.

Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 243; các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 65 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Xử phạt bị cáo Đặng Văn H 3 (ba) năm tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 5 (năm) năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo cho Ủy ban nhân dân xã D, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trong trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, nếu bị cáo vi phạm nghĩa vụ 2 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã được hưởng án treo.

Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 Bộ luật Hình sự; các Điều 584, 585 Bộ luật Dân sự: Buộc bị cáo Đặng Văn H bồi thường thiệt hại cho Ủy ban nhân dân xã D, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam số tiền 176.203.000 đồng nhưng được khấu trừ vào số tiền bị cáo đã nộp là 35.000.000 đồng (ba mươi lăm triệu đồng) theo Giấy nộp tiền vào tài khoản tạm thu tại Kho bạc nhà nước huyện Duy Xuyên, biên lai thu tiền số 0888 ngày 25.7.2018 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Duy Xuyên và khấu trừ vào giá trị diện tích keo con đã trồng theo định giá là 82.500.000 đồng. Số tiền còn lại bị cáo có nghĩa vụ bồi thường 58.703.000 đồng (năm mươi tám triệu bảy trăm lẻ ba ngàn đồng y).

Trường hợp bị cáo Đặng Văn H chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bị cáo pH trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự.

- Về xử lý vật chứng: Căn cứ Điều 47 Bộ luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự, tuyên tịch thu tiêu hủy: 01 cái rựa lưỡi b ng kim loại dài 30cm, cán b ng tre dài 70cm.

- Về án phí: Áp dụng Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, buộc bị cáo Đặng Văn H phải chịu 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng) án phí hình sự sơ thẩm và 2.935.000 đồng (hai triệu chín trăm ba mươi lăm ngàn đồng) án phí dân sự sơ thẩm

Bị cáo và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa có mặt tại phiên tòa có quyền kháng trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm (30/10/2018).

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người pH thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

444
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 45/2018/HS-ST ngày 30/10/2018 về tội hủy hoại rừng

Số hiệu:45/2018/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Duy Xuyên - Quảng Nam
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 30/10/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về