Bản án 434/2020/DS-PT ngày 20/11/2020 về tranh chấp chia thừa kế

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 434/2020/DS-PT NGÀY 20/11/2020 VỀ TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ

Trong các ngày từ ngày 18 đến ngày 20/11/2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 130/2020/T lPT-DS ngày 21/02/2020 về : “Tranh chấp chia thừa kế”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 31/2019/DS-ST ngày 29/10/2019 của Tòa án nhân dân huyện M.L, TP Hà Nội bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 98/2020/QĐ-PT ngày 24/02/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội - giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Đ.V.Q, sinh năm 1938. Địa chỉ: Số 100 phố Mường Than, tổ 17 phường K.T, thành phố L.C, tỉnh L.C. HKTT: thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, Hà Nội. Đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Đỗ Ánh S, sinh năm 1977. Địa chỉ: số 575 đường Hoàng Liên, phường K.T, thành phố L.C, tỉnh L.C. Có đơn xin xử vắng mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:

+ Luật sư Nguyễn Thị D - Văn phòng Luật sư D S, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Có mặt.

+ Luật sư Nguyễn Đức T - Văn phòng Luật sư T, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Vắng mặt.

2. Bị đơn: Ông Đ.L.Đ(tên gọi khác: Đ), sinh năm 1962. Địa chỉ: 449/89/9 Trường Trinh, phường 14, quận T.B, TP. Hồ Chí Minh. Có mặt.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. UBND huyện M.L, thành phố Hà Nội. Đại diện theo pháp luật: Chủ tịch UBND huyện. Vắng mặt.

3.2. UBND xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội. Đại diện theo pháp luật:

Chủ tịch UBND xã. Vắng mặt.

3.3. Bà Đ.T.T, sinh năm 1948. Địa chỉ: Số 16 Lý Công Uẩn, tổ 37 (nay là số 106 Lý Công Uẩn, tổ 32) phường K.T, TP. L.C, tỉnh L.C. Có đơn xin xử vắng mặt.

Đại diện theo ủy quyền của bà T1: Ông Đỗ Ánh S, sinh năm 1977. Địa chỉ: số 575 đường Hoàng Liên, phường K.T, thành phố L.C, tỉnh L.C. Có đơn xin xử vắng mặt.

3.4. Bà Đ.T.T1(chết ngày 18/02/20219. Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà T:

+ Ông N.V.Đ, sinh năm 1942;

+ Chị N.T.T.H, sinh năm 1964;

+ Chị N.T.B, sinh năm 1967;

+ Chị N.T.T, sinh năm 1971;

+ Anh N.V.T, sinh năm 1974;

+ Anh N.V.C, sinh năm 1975.

Cùng địa chỉ: T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội.

Đại diện theo ủy quyền của ông Đ, chị H, chị B, chị T, anh T: Anh N.V.C, sinh năm 1975. Có mặt.

3.5. Bà Đ.T.V, sinh năm 1959;

3.6. Anh N.T.A, sinh năm 1983;

3.7. Chị N.T.H, sinh năm 1980;

3.8. Chị N.T.H1, sinh năm 1982;

Cùng địa chỉ: T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội.

Đại diện theo ủy quyền của anh Tuấn A, chị H, chị H1: Bà Đ.T.V, sinh năm 1959. Vắng mặt.

3.9. Anh Đ.V.N, sinh năm 1980. Địa chỉ: T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội.

Đại diện theo ủy quyền của anh N: Ông Đỗ Ánh S, sinh năm 1977. Địa chỉ: số 575 đường Hoàng Liên, phường K.T, thành phố L.C, tỉnh L.C. Có đơn xin xử vắng mặt.

3.10. Ông B.V.S, sinh năm 1941. Địa chỉ: T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội. Vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện đề ngày 01/10/2012 và các đơn bổ sung khởi kiện (BL 623), các lời khai tiếp sau- Nguyên đơn ông Đ.V.Q trình bày:

Về quan hệ huyết thống: Cụ Đ.V.M (chết năm 1986) và cụ D.T.T (chết tháng 11 năm 2008) có 03 con là: ông Đ.V.Q; bà Đ.T.T1 và bà Đ.T.T.

Bà Đ.T.T1 đã chết 18/2/2019 nay còn chồng là ông N.V.Đ và các con là N.T.T.H, N.T.B, N.T.T, N.V.T, N.V.C.

Các cụ không có con nuôi và con riêng. Các cụ chết không để lại di chúc.

Tài sản chung của cụ M và cụ T có như sau: Diện tích 766m2 đất tại thửa số 245a, tờ bản đồ số 25 thôn T.L, M.L; trên đất có 01 ngôi nhà cấp 4 (5 gian) + 01 bếp. Sau khi cụ M chết, còn cụ T và ông Q quản lý sử dụng nhà đất này.

Năm 1993, cụ T, ông Q, anh N (con riêng của ông Q) được giao đất nông nghiệp với tiêu chuẩn bằng nhau có tổng diện tích đất nông nghiệp là 1.888m2.

Ngày 02/7/1996, Uỷ ban nhân dân huyện M.L cấp GCNQ sD đất số G 443808 cho cụ D.T.T đối với toàn bộ đất thổ cư thuộc thửa 245a tờ bản đồ 25 diện tích 766m2 và đất nông nghiệp là thửa 14a tờ bản đồ 23 có diện tích 642m2 + thửa 327 tờ bản đồ 21 có diện tích 343m2 + thửa số 329 tờ bản đồ số 21 có diện tích 423m2 + thửa số 305 tờ bản đồ số 24 có diện tích 480m2.

Quá trình sử dụng:

Năm 2004 do nhà và các công trình phụ bị cũ nát nên ông Q đã tôn nền xây nhà cấp 4 (3 gian) sang bên cạnh để cụ T ở và làm nơi thờ cúng.

Khoảng tháng 3/2005, cụ T lập Di chúc cho cháu nội cụ là anh Đ.L.Đ toàn bộ tài sản là đất thổ cư và đất canh tác đã được cấp GCNQ sD đất trên.

Ngày 06/8/2008 cụ D.T.T cho chị Đ.T.V (con ông Q) 01 lối đi qua thửa đất số 245a có kích thước Rộng 03m; Dài khoảng 30m (từ đầu ngõ đến đất nhà chị V) và cho chị V 642m2 đất nông nghiệp tại thửa số 14a (phần đất nông nghiệp của cụ T cho chị V nhiều hơn so với tiêu chuẩn của cụ T là 12,7m2 đất).

Tháng 11/2008 cụ T chết, gia đình đã xảy ra tranh chấp về nhà đất. Lúc này ông Q  mới biết cụ T lập di chúc. Xem di chúc ông được biết cụ T lập di chúc đã vi phạm cả hình thức và nội dung đó là: di chúc không ghi đúng địa danh hành chính vì chỉ có thôn T.L - xã Đ.T nhưng trong di chúc lại ghi xã T.L; di chúc không ghi ngày tháng; hai người làm chứng là B.Đ.Y và N.V.T không có mặt nhưng vẫn ký làm chứng; UBND xã chứng thực không đúng ngày cụ T lập di chúc; di chúc định đoạt cả phần diện tích đất của cụ M để lại; cả tài sản của ông Q có trên đất và cả phần đất Nông nghiệp là tiêu chuẩn của ông Q và anh N.

Nay ông Q khởi kiện chia thừa kế di sản của cụ M và cụ T theo quy định Pháp luật. Ông yêu cầu Tòa án hủy bản di chúc cụ T đã lập. Về tài sản chia thừa kế là đất thổ cư thuộc thửa số 245a tờ bản đồ 25 thôn T.L, xã Đ.T, M.L. Còn đất Nông nghiệp của cụ T thì ông Q không yêu cầu chia vì tiêu chuẩn đất Nông nghiệp của cụ T đã cho chị V quá cả phần của cụ. Diện tích lối điểmà cụ T đã cho chị V đi qua thửa đất số 245a thì ông xác định đó là lối đi chung cho mọi người nên không yêu cầu chia.

Bị đơn anh Đ.L.Đ khai: Anh đã có đơn phản tố đối với yêu cầu khởi kiện của ông Q, anh yêu cầu Tòa án chấp nhận di chúc của cụ T.

Về quan hệ huyết thống gia đình anh nhất trí như lời khai của ông Q. Anh là con trai ông Q và là cháu nội cụ T.

Về nguồn gốc tài sản là đất thổ cư và đất Nông nghiệp cũng như các công trình có trên Diện tích đất thổ cư, anh nhất trí như lời khai của ông Q.

Anh C nhận tháng 3/2005 cụ T đã làm di chúc để lại toàn bộ nhà đất và đất Nông nghiệp cho anh- bao gồm: 766m2 đất ở và 1888m2 đất Nông nghiệp theo GCNQ sD đất số G 443808 do UBND huyện M.L cấp ngày 02/7/1996 cho cụ D.T.T.

Anh có biết việc cụ T ký biên bản do UBND xã Đ.T lập ngày 6/8/2008 để cho chị V diện tích đất Nông nghiệp 642m2 thửa 14a; và cho chị 01 lối đi là 1 phần diện tích của thửa đất ở số 245a có kích thước R 3m và D khoảng 30m tính từ đường làng vào đến thửa đất ở của chị V. Anh nhất trí với cụ T về việc cụ đã cho chị V lối đi này.

Nay ông Q khởi kiện yêu cầu hủy bản di chúc cụ T đã di chúc cho anh. Anh đề nghị không chấp nhận yêu cầu này của ông Q và đề nghị Tòa án căn cứ pháp luật để chấp nhận di chúc của cụ T đã lập tháng 3/2005.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Đ.T.T trình bày: bà nhất trí lời khai của ông Q về quan hệ huyết thống gia đình. Nhất trí về nguồn gốc tài sản của cụ M và cụ T; nhất trí về tiêu chuẩn đất Nông nghiệp.

Thực tế khi cụ M và cụ T còn sống có cho chị V khoảng 200m2 đất để ở (phía trong) . Sau khi cụ M chết, cụ T lại cho chị V01 lối đi qua diện tích đất ở của thửa số 245a .

Bà không biết việc Cụ T lập di chúc. Nay ông Q khởi kiện chia thừa kế tài sản của bố mẹ, bà nhất trí và đề nghị Tòa án giải quyết chia thừa kế theo quy định pháp luật (BL 638).

2. Bà Đ.T.T1yêu cầu Tòa án căn cứ Pháp luật giải quyết. Tháng 2/2019 bà T chết: Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Đ.T.T1 là: ông N.V.Đ và các con là N.T.T.H, N.T.B, N.T.T, N.V.T, N.V.C (do anh C đại diện): nhất trí như lời khai và yêu cầu khởi kiện của ông Q. Còn lối điểmà cụ T đã cho chị V nay là lối đi chung của gia đình bà T và chị V. Ngày 19/3/2019, chồng và các con bà T có biên bản họp gia đình (BL 633) nhất trí kỷ phần thừa kế của bà Đ.T.T1 để lại cho ông Đ.V.Q; và xin từ chối tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân các cấp. Quá trình Tòa án giải quyết, chồng bà T và các con bà T thay đổi tự nguyện và yêu cầu Tòa án căn cứ pháp luật hủy di chúc của cụ T và chia thừa kế di sản là đất thổ cư theo quy định pháp luật. Kỷ phần của bà T xin hưởng bằng hiện vật.

3. Anh Đ.V.N (con ông Q) nhất trí như lời khai và yêu cầu khởi kiện của ông Q.

4. Chị Đ.T.V (là người có yêu cầu độc lập) khai: chị nhất trí như lời khai của ông Q về quan hệ huyết thống gia đình. Nhất trí về nguồn gốc tài sản của cụ M và cụ T; nhất trí về tiêu chuẩn đất nông nghiệp.

Năm 2008 cụ T đến UBND xã Đ.T để ký giấy cho chị thửa đất số 14a diện tích 642m2 đất nông nghiệp và 01 lối đi trên thửa đất ở số 245a có kích thước R 3m và D khoảng 30m. Sau khi được cụ T cho đất, chị chưa làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất trên GCNQ sD đất. Nhưng thực tế chị đã sử dụng diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất lối điểmà cụ T cho chị từ năm 2008 đến nay. Chị đề nghị Tòa án công nhận về việc cụ T đã cho chị lối đi và đất nông nghiệp.

5. Các con của chị V là N.T.A, N.T.H, N.T.H1: nhất trí như lời khai và yêu cầu của chị V.

6. Ông B.V.S khai: ông thu thửa đất canh tác số 305 diện tích 480m2 của ông Q. Trường hợp Tòa án giải quyết thửa đất ông đang thu cho ai thì ông sẽ tự thỏa thuận với họ sau. Ông không yêu cầu ông Q trả lại tiền thu đất.

7. UBND xã Đ.T có quan điểm bằng văn bản số 117/CV-UBND ngày 19/9/2019 (BL 372B) như sau: Vào ngày 14/3/2005 bà D.T.T có đến UBND xã để làm thủ tục di chúc là quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp. Sau khi kiểm tra các tài liệu Liên quan đến các thửa đất mà cụ T lập di chúc, cán bộ địa chính đã lập di chúc tại UBND xã và lập trước mặt đại diện UBND xã (phó chủ tịch xã). Sau khi xong di chúc, đại diện xã đã trao di chúc cho cụ T. Còn 2 người làm chứng thì đã lâu nên không rõ họ có mặt tại địa điểm lập di chúc hay không. Đến năm 2008 cụ T còn đến UBND xã để yêu cầu địa phương công nhận di chúc của cụ đã làm; và cụ T có thay đổi 1 phần di chúc để cho chị V 1 phần đất ở làm lối đi riêng.

8. UBND huyện M.L có văn bản đề nghị Tòa án căn cứ Pháp luật giải quyết.

Bản án dân sự sơ thẩm số: 11/2015/DSST ngày 26/8/2015 của Tòa án nhân dân huyện M.L đã quyết định:

1. Chấp nhận một phần đơn khởi kiện của ông Đ.V.Q đối với ông Đ.L.Đ về việc yêu cầu hủy di chúc.

2. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông Đ.L.Đ về việc chia di sản thừa kế của cụ D.T.T.

3. Hủy GCNQ sD đất số G443308 cho bà D.T.T tổng số thửa đất là 05 thửa, diện tích tổng là 2.654m2 tại khu 8, thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội , vào sổ cấp giấy số 993 ngày 02/07/1996.

4. Hủy một phần bản di chúc của cụ D.T.T ngày 14/03/2005 cho ông Đào Lương Đồng.

5. Giao cho ông Đ.V.Q, bà Đ.T.T1, bà Đ.T.T được quản lý sử dụng phần đất có DT 356m2 tại thửa số 245a, tờ bản đồ số 25, địa chỉ khu 8, thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội. Trên đất có xây 01 nhà cấp 4 đã cũ và bếp đã cũ không còn giá trị sử dụng và 1/3 nhà cấp 4 lợp tôn. Tổng trị giá tài sản là 785.960.000đ. Được xác định ranh giới bởi các điểm: 1,2,3,4,12,14,15,1. Có các chiều tiếp giáp như sau: (Có sơ đồ kèm theo) Phía Đông giáp nhà ông Đdài 10,41, giáp nhà bà Vdài 1,55m Phía Tây giáp đường bê tông dài 11,36m Phía Nam giáp đất nhà ông Đ1dài 31,81m Phía Bắc nhà ông T dài 24,06m 6. Giao cho ông Đ.L.Đ được quản lý sử dụng phần đất có diện tích 266m2 tại thửa số 245a, tờ bản đồ số 25, địa chỉ khu 8, thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội. Trên đất có 01 phần nhà cấp 4 lợp mái tôn, sân gạch và một đoạn tường bao có tổng trị giá là 610.547.000đ. Được xác định ranh giới bởi các điểm 5,6,7,8,9,10,11,12,5. Có các chiều tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp đất nhà bà V dài 12,63m Phía Tây giáp đường bê tông dài 7,41m Phía Nam giáp đất nhà ông B dài 39,58m Phía Bắc giáp đường đi chung dài 30,35m 7. Xác định lối đi chung của ông Đ1 và bà V có DT 90m2 có tổng trị giá 194.400.000đ được xác định bởi ranh giới các điểm 13,4,5,12,13.

8. Buộc ông Đ.L.Đ phải có trách nhiệm thanh toán tài sản trên đất cho ông Q là 35.987.000đ và 14.400.000đ tiền công sức. Buộc bà T1, bà T phải có trách nhiệm thanh toán công sức cho ông Q kỷ phần của mỗi người là 14.400.000đ.

9. Về đất canh tác:

Giao cho ông Q và anh N được quản lý sử dụng đất canh tác có câc thửa thửa đất số 327 tờ bản đồ số 21 DT 343m2; thửa 329 , tờ bản đồ 21 DT 432m2; thửa 305 tờ bản đồ số 24 DT 480m2; thửa 14a, tờ bản đồ 23 DT 138m2. Tổng DT 1381m2 có trị giá 186.435.000đ.

Giao cho bà Đ.T.V quản lý sử dụng đất canh tác thửa 14a, tờ bản đồ 23, DT 504m2 có trị giá 68.040.000đ.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm cón tuyên về quyền thi hành án, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Bản án dân sự phúc thẩm số: 119/2016/DSPT ngày 15/7/2016 của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã quyết định: Hủy bản án DSST số 11/2015/DSST ngày 26/8/2015 của Tòa án nhân dân huyện M.L. Lý do hủy án: Tòa án sơ thẩm chưa xác định thời điểm mở thừa kế, chưa xác định diện hàng thừa kế, chưa xác định tài sản thừa kế, chưa xem xét công sức đóng góp của các thành viên ở tại thửa đất tranh chấp và công chăm sóc người để lại di sản là vi phạm thủ tục tố tụng.

Bản án dân sự sơ thẩm số: 09/2017/DSST ngày 19/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện M.L đã quyết định:

1. Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Đ.V.M là ngày 06/5/1986 và của cụ D.T.T là ngày 31/12/2008.

Xác định tài sản chung của cụ Đ.V.M và cụ D.T.T là 706,9m2 đất ở (đo thực tế) thửa số 245a, tờ bản đồ số 25 tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, TP. Hà nội có giá trị 2.474.150.000đ.

Chia tài sản chung giữa cụ M và cụ T, cụ M được hưởng 323,8m2 có giá trị 1.133.300.000đ, cụ T được hưởng 383,1m2 có giá trị 1.340.850.000đ.

Xác định di sản của cụ T để lại gồm 383,1m2 đất ở và 623.3m2 đất nông nghiệp có tổng giá trị 1.425.805.500đ.

Hủy GCNQ sD đất số 993 Q sDĐ/109 QĐ-UB của UBND huyện M.L, tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 02/7/1996 mang tên bà D.T.T.

Di chúc ngày 14/3/2005 của cụ D.T.T có hiệu lực đối với phần tài sản là di sản của cụ T.

Giao cho anh Đ.L.Đ quản lý, sử dụng tổng diện tích 319m2 đất ở tại thửa đất số 245a, tờ bản đồ số 25 tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, TP. Hà Nội có giá trị 1.116.500.000đ. Trong đó, phần đất có diện tích 234,9m2 được giới hạn bởi các điểm T, B, C, D, P, S và phần đất có diện tích 84,1m2 được giới hạn bởi các điểm E, F, G, H (có sơ đồ kèm theo).

Giao cho anh Đ.L.Đ và chị Đ.T.V quản lý, sử dụng chung 78m2 đất, thửa số 245a, tờ bản đồ 25 tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, TP. Hà Nội làm lối đi chung có giá trị 273.000.000đ, phần giá trị đất mỗi người được hưởng là 136.500.000đ được giới hạn bởi các điểm G, Q, P, D, E, H, I (có sơ đồ kèm theo).

Giao cho ông Đ.V.Q và ông Đ.V.N quản lý, sử dụng đất nông nghiệp gồm:

Thửa đất số 327, diện tích 343m2, tờ bản đồ số 21; thửa đất số 329, diện tích 423m2, tờ bản đồ số 21 và thửa đất số 305, diện tích 480m2, tờ bản đồ số 24 tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, TP. Hà Nội có tổng giá trị 168.210.000đ.

Giao cho ông Đ.V.Q quản lý di sản của cụ Đ.V.M là 323,8m2 đất ở, thửa số 245a, tờ bản đồ số 25 tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, TP. Hà Nội có giá trị 1.133.300.000đ được giới hạn bởi các điểm A, T, S, P, Q, G, K, L (có sơ đồ kèm theo).

Giao cho chị Đ.T.V quản lý, sử dụng thửa đất số 14a, diện tích 642m2 đất nông nghiệp , tờ bản đồ số 23 tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, TP. Hà Nội. Chị V có trách nhiệm thanh toán cho ông Q và anh N số tiền 1.714.500đ.

Ông B.V.S tiếp tục thực hiện thỏa thuận với ông Q về việc canh tác thửa đất 305, tờ bản đồ số 24 tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, TP. Hà Nội; chị N.T.H tiếp tục thực hiện thỏa thuận với ông Q về việc canh tác thửa đất số 327 và 329, tờ bản đồ số 21 tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, TP. Hà Nội.

Ông Đ.L.Đ và bà Đ.T.V có trách nhiệm Liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp GCNQ sD đất.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về quyền thi hành án, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Bản án dân sự phúc thẩm : 50/2018/DSPT ngày 20/3/2018 của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã quyết định: Hủy bản án DSST số 09/2017/DSST ngày 19/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện M.L.

Lý do hủy án:

- Nguyên đơn ông Q khởi kiện yêu cầu hủy di chúc và chia thừa kế di sản cụa cụ M và cụ T theo quy định pháp luật. Bị đơn anh Đồng có đơn phản tố yêu cầu chia thừa kế theo di chúc. Người có quyền lợi nghĩa vụ Liên quan chị V có yêu cầu độc lập v/v công nhận lối đi mà cụ T đã cho chị có chiều R 3m. Để có căn cứ giải quyết vụ án Tòa án phải xác định di sản của cụ T đối với thửa đất thổ cư và đất nông nghiệp.

- Tòa án sơ thẩm xác định thời hiệu mở thừa kế của cụ M (chết 1986) hết thời hiệu nên không chia thừa kế là ảnh hưởng đến quyền thừa kế của các đồng thừa kế.

- Tòa án sơ thẩm chưa xác minh làm rõ căn cứ chia đất nông nghiệp cho cụ T.

- Tòa sơ thẩm chưa khấu trừ tiền tạm ứng án phí của nguyên đơn - ông Quỹ; bị đơn anh Đồng; và người có quyền lợi, nghĩa vụ Liên quan chị V.

Bản án dân sự sơ thẩm : 31/2019/DSST ngày 29/10/2019 của Tòa án nhân dân huyện M.L đã quyết định:

1. Về nội dung:

1.1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện và yêu cầu khởi kiện bổ sung của nguyên đơn ông Đ.V.Q về việc: Hủy di chúc của cụ D.T.T; chia thừa kế của cụ Đ.V.M và cụ D.T.T là thửa đất số 245a, tờ bản đồ số 25 tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội.

1.2. Đình chỉ yêu cầu chia thừa kế phần đất nông nghiệp của ông Đ.V.Q (do ông Qrút yêu cầu).

1.3. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của anh Đ.L.Đ về việc đề nghị Tòa án chia thừa kế theo di chúc của cụ D.T.T được lập tại UBND xã Đ.T, huyện M.L và xác nhận ngày 14/3/2005.

1.4. Chấp nhận một phần yêu cầu của chị Đ.T.V về việc đề nghị Tòa án công nhận quyền sử dụng tại thửa đất nông nghiệp số 14ª, diện tích 642m2 và lối đi riêng trên thửa đất 245ª có chiều rộng 3m, dài khoảng 30m đều tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội theo biên bản làm việc ngày 06/8/2008 tại UBND xã Đ.T, huyện M.L.

1.5. Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số G 443808 do UBND huyện M.L cấp cho cụ D.T.T ngày 2/7/1996 mang tên bà D.T.T vào sổ cấp giấy chứng nhận số: 993 Q sDĐ/109 QĐ-UB.

1.6. Xác nhận thửa đất ở số 245a, tờ bản đồ số 25, đo thực tế là 706,9 m2 tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội là tài sản chung của cụ Đ.V.M và cụ D.T.T có tổng trị giá là 3.181.050.000đ (ba tỷ một trăm tám mươi mốt triệu không trăm năm mươi nghìn đồng), theo phần mỗi cụ 1.590.525.000đ.

1.7. Xác nhận thời điểm mở thừa kế của cụ Đ.V.M là năm 1986, năm cụ M chết, cụ M chết không để lại di chúc, di sản thừa kế của cụ M để lại có trị giá 1.590.525.000đ (một tỷ năm trăm chín mươi nghìn năm trăm hai mươi lăm đồng).

1.7.1. Trích 20% trên tổng trị giá di sản của Mùi để thanh toán cho cụ T và ông Q (mỗi người 10%), số tiền trích là 318.105.000đ (ba trăm mười tám triệu một trăm linh năm nghìn đồng). Xác định di sản thừa kế của cụ M còn lại là 1.272.420.000đ (một tỷ hai trăm bảy mươi hai triệu bốn trăm hai mười nghìn đồng).

1.7.2. Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ M gồm: Cụ D.T.T; ông Đ.V.Q; bà Đ.T.T; bà Đ.T.T1. Chia di sản của cụ M thành 04 kỷ phần (cụ T, ông Q, bà T, bà T1) mỗi kỷ phần là 318.105.000đ (ba trăm mười tám triệu một trăm linh năm nghìn đồng).

1.8. Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ D.T.T là năm 2008, năm cụ T chết. Xác định di chúc ngày 14/3/2005 của cụ T và biên bản làm việc ngày 06/8/2008 có nội dung sửa đổi di chúc có hiệu lực một phần. Phần di sản cụ T để lại hợp pháp cho anh Đ.L.Đ được xác định có trị giá 1.711.282.500đ (một tỷ bảy trăm mười một triệu hai trăm tám mươi hai nghìn năm trăm đồng); cho chị Đ.T.V được xác định có trị giá là 84.955.500đ (tám mươi tư triệu chín trăm năm mươi lăm nghìn năm trăm đồng).

1.9. Chia thừa kế của cụ M và cụ T bằng hiện vật:

1.9.1. Anh Đ.L.Đ được chia 332,4m2 đất ở tại thửa số 245a, tờ bản đồ số 25; địa chỉ: Thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội, diện tích đất được giới hạn bởi các điểm (A,B,C,D,N,M,L,A), có sơ đồ kèm theo trị giá 1.495.800.000đ (một tỷ bốn trăm chín mươi lăm triệu tám trăm nghìn đồng); được sở hữu 01 giếng khoan trị giá 1.000.000đ (một triệu động), 01 bể nước trị giá 1.000.000đ (một triệu đồng), 02 đoạn tường rào trị giá 1.701.000đ (một triệu bảy trăm linh một nghìn đồng) tài sản do ông Q tạo dựng.

1.9.2. Bà Đ.T.T được chia 70,2m2 đất ở tại thửa số 245a, tờ bản đồ số 25; địa chỉ: Thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội, diện tích đất được giới hạn bởi các điểm (H,E,F,G,H), có sơ đồ kèm theo trị giá 315.900.000đ (ba trăm mười lăm triệu chín trăm nghìn đồng).

1.9.3. Bà Đ.T.T1được chia 69m2 đất ở tại thửa số 245a, tờ bản đồ số 25; địa chỉ: Thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội, diện tích đất được giới hạn bởi các điểm (K,P,O,J,K), có sơ đồ kèm theo trị giá 310.500.000đ (ba trăm mười triệu năm trăm nghìn đồng), được sở hữu 02 đoạn tường rào trị giá 1.853.000đ (một triệu tám trăm năm mươi ba nghìn đồng) và 01 cổng sắt một cánh trị giá 200.000đ (hai trăm nghìn đồng) do ông Q tạo dựng. Do bà T mất năm 2019, nên kỷ phần bà T được hưởng giao cho anh N.V.C (con bà T) quản lý, sau này hàng thừa kế thứ nhất của bà T sẽ thỏa thuận phân chia hoặc khởi kiện bằng vụ án khác.

1.9.4. Ông Đ.V.Q được chia 156,1m2 đất ở tại thửa số 245a, tờ bản đồ số 25; địa chỉ: Thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội, diện tích đất được giới hạn bởi các điểm (L,M,N,O,P,K,L), có sơ đồ kèm theo trị giá 702.450.000đ (bảy trăm linh hai triệu bốn trăm năm mươi nghìn đồng), trên đất có nhà cấp 4, diện tích 81,7 m2, trụ cổng và cổng sắt hai cánh do ông Q tạo dựng. Do ông Qđược chia vượt quá số tiền tương ứng với điện tích đất được hưởng nên ông Q phải thanh toán tiền chênh lệch di sản cho: Anh Đồng là 211.781.500đ (hai trăm mười một triệu bảy trăn tám mươi mốt nghìn năm trăm đồng); cho bà T1 số tiền 3.015.000đ (ba triệu không trăm mười lăm nghìn đồng); cho hàng thừa kế thứ nhất của bà T số tiền là 5.552.000đ (năm triệu năm trăm năm mươi hai nghìn đồng).

1.10. Giao cho bà Đ.T.T và chị Đ.T.V quản lý, sử dụng 79,2m2 đất ở tại thửa số 245a, tờ bản đồ 25; địa chỉ: Thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội làm lối đi chung, diện tích đất được giới han bởi các điểm (J,O,N,D,E,H,I,J), có sơ đồ kèm theo trị giá 356.400.000đ (ba trăm năm mươi sáu triệu bốn trăm nghìn đồng), theo phần mỗi người được hưởng là 178.200.000đ (một trăm bảy mươi tám triệu hai trăm nghìn đồng).

1.11. Ghi nhận sự tự nguyện của ông Q và anh N về việc cho chị Đ.T.V 12,7m2 đất nông nghiệp tại thửa đất số 14ª, tờ bản đồ số 23; địa chỉ: Thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội có trị giá 1.714.500đ (một triệu bảy trăm mười bốn nghìn năm trăm đồng).

Giao cho chị Đ.T.V quản lý, sử dụng toàn bộ thửa đất nông nghiệp số 14ª, tờ bản đồ số 23, diện tích 642m2; địa chỉ: Thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L, thành phố Hà Nội có trị giá 86.670.000đ (tám mươi sáu triệu sáu trăm bảy mươi nghìn đồng).

1.12. Về lãi suất: Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án không chịu trả số tiền nêu trên thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải trả cho người được thi hành án số tiền lãi theo mức lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự tại thời điểm trả.

1.13. Bác các yêu cầu khác của đương sự.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên về nghĩa vụ của các đương sự chịu chi phí tố tụng; án phí dân sự sơ thẩm; và quyền kháng cáo; quyền yêu cầu thi hành án khi án có hiệu lực pháp luật.

Sau khi Tòa án sơ thẩm tuyên bố bản án:

Nguyên đơn ông Đ.V.Q kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm.

Bị đơn anh Đ.L.Đ kháng cáo bản án sơ thẩm: Tòa sơ thẩm tuyên phần đất 200m2 phía sau chia cho anh không có lối đi ra ngõ chính.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện. Bị đơn giữ nguyên đơn phản tố.

Chị V giữ nguyên yêu độc lập.

Các đương sự không thoả thuận được về cách giải quyết vụ án.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu ý kiến:

Về tố tụng: Người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm.

Về nội dung: Sau khi phân tích nội dung vụ án, Đại diện VKS đề nghị HĐXX căn cứ khoản 2 Điều 308 BLTTDS sửa bản án sơ thẩm của TAND huyện M.L.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

I. Về thủ tục tố tụng: Đơn kháng cáo của ông Đ.V.Q và anh Đ.L.Đ nộp trong hạn luật định và có nộp tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định pháp luật nên được chấp nhận xem xét.

II. Xét kháng cáo của ông Q và anh Đồng:

[1]. Các bên đương sự thống nhất về quan hệ huyết thống gia đình như sau:

Cụ Đ.V.M (chết năm 1986) và cụ D.T.T(chết năm 11/2008) có 03 con là: ông Đ.V.Q; bà Đ.T.T1 và bà Đ.T.T.

Bà Đ.T.T1 đã chết 18/2/2019 nay còn chồng là ông N.V.Đ và các con là N.T.T.H, N.T.B, N.T.T, N.V.T, N.V.C.

Các cụ không có con nuôi và con riêng.

Ông Đ.V.Q là bố đẻ của anh Đ.L.Đ và chị Đ.T.V.

[2]. Về di sản gồm có:

- Đất thổ cư: Thửa đất số 245a số tờ bản đồ 25 có DT 766m2. Khi cụ M còn sống, cụ M và cụ T cùng ông Qở tại nhà đất này, 02 bà con gái đi lấy chồng về nhà chồng. Người quản lý hiện nay là ông Q. Tài sản có trên đất: có nhà cấp 4 và công trình phụ.

- Đất canh tác gồm có 04 thửa: thửa 21, số tờ bản đồ 327 DT 343m2 + thửa số 21 tờ bản đồ số 329 DT 423m2 + thửa số 23 tờ bản đồ số 14a DT 642m2 + thửa số 24 tờ bản đồ số 305 DT 480m2. Tổng DT = 1.888m2 có tiêu chuẩn ruộng của cụ T.

2.1. Xét về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất thổ cư như sau:

* Về nguồn gốc đất thổ cư: các bên đương sự là ông Q, anh Đồng, chị V, bà T và bà T1 (em gái ông Q) đều thống nhất đất thổ cư có DT 766m2 của các đời trước để lại cho cụ Mùi, trước kia trên đất còn ngôi nhà cấp 4 cũ (theo BB xem xét - BL 114 thì nhà này không còn giá trị sử dụng). Ngoài ra còn có 01 nhà cấp 4 xây dựng năm 2004 và các công trình phụ khác của ông Qxây dựng. Tại phiên tòa anh Đồng khai chỉ biết nhà đất của cụ M và cụ T để lại. Tuy nhi n, kết quả xác minh tại địa phương cho biết nguồn gốc đất của các cụ tổ tiên để lại cho cụ Mùi.

* Quá trình quản lý đất thổ cư: khi cụ M và cụ T còn sống cùng các con ở tại nhà đất này. Năm 1986 cụ M chết, các con gái là bà T và bà T1 lấy chồng về nhà chồng. Còn cụ T ở với con trai là ông Q, sau này ông Q đi làm ăn xa cụ Tở một mình và do chị V (con ông Q trông nom) và sau đó ông Q về nhà đất để ở cho đến nay.

Xét thấy, 02 cụ xây dựng gia đình trước khi có Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959. Theo quy định Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 “ Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới ”.. nên có căn cứ xác định thửa đất thổ cư DT 766m2 nay là 707m2 (theo đo đạc hiện trạng) là tài sản chung của cụ M và cụ T.

* Các tài liệu có Liên quan đến thửa đất thổ cư này: Sau khi có GCNQ sD đất năm 1996, năm 2005 cụ D.T.T có lập “Di chúc” – BL 72 để di chúc cho anh Đ.L.Đ đất thổ cư và toàn bộ đất canh tác. Ngày 6/8/2008, tại BB làm việc xã Đ.T (BL 58) cụ T cho chị Đ.T.V phần đất thổ cư để làm lối đi có chiều R 3m và chiều D khoảng 30m.

2.2. Về đất Nông nghiệp:

* Nguồn gốc đất Nông nghiệp: Theo GCNQ sD đất (BL 71) thời hạn sử dụng đất canh tác 94.2014.

Ông Q, anh Đồng , chị V và anh N cùng thống nhất đất canh tác gồm 4 thửa có tổng DT 1.888m2 là của cụ T, ông Q và anh N được chia với tiêu chuẩn: 629,333m2/ xuất. Sự thống nhất của các bên đương sự phù hợp với kết quả xác minh của Tòa án đó là: ý kiến của ông Chủ nhiệm Hợp tác xã thôn T.L cho biết đất canh tác hộ gia đình cụ D.T.T được chia năm 1993 (theo QĐ 450-159) thì chủ hộ là ông Đ.V.Q gồm có 5 khẩu và tiêu chuẩn 1 khẩu là 1 sào 6 thước, bổ sung đất 5% không có rau xanh, nhưng 02 khẩu đã tách riêng nay còn 3 xuất là của ông Q, cụ T và anh N.

Quá trình sử dụng đất Nông nghiệp: Ngày 30/6/2008, cụ T làm Giấy ủy quyền để cho chị V suất ruộng thửa 14a, tờ bản đồ 23, DT 642m2.

[3]. Xét về thủ tục cấp GCNQ sD đất số G 443808 do UBND huyện M.L ký cấp ngày 2/7/1996 cho cụ D.T.T(BL 71) cho thấy: theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cụ T được quyền sử dụng 2654m2 đất tại khu 8 thôn T.L, xã Đ.T, M.L (trong đó có 766m2 đất ở và 1888m2 đất nông nghiệp).

Như phân tích trên thì nguồn gốc đất ở là tài sản của bố mẹ cụ M để lại, sau này là tài sản chung của cụ M và cụ T; không là tài sản riêng của cụ T. Còn đất nông nghiệp là tiêu chuẩn của 3 khẩu gồm cụ T, ông Q và anh N. Vì vậy UBND huyện M.L công nhận và cấp GCNQ sD đất cho cá nhân cụ T là không đúng về đối tượng có quyền sử dụng đất. Mặc dù các đương sự trong vụ án không yêu cầu hủy Giấy chứng nhận, nhưng xét thấy việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ T đã ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các đương sự khác. nên Hội đồng xét xử sơ thẩm đã quyết định hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho cụ T là có căn cứ.

[4]. Xét di chúc của cụ T(BL 72) như sau:

[4.1]. Thời gian cụ T lập di chúc năm 2005 (không ngày, không tháng). Vì vậy Hội đồng xét xử áp dụng BLDS năm 2005 và Luật Đất đai năm 2003; Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản tại thời điểm năm 2005 để xem xét về hiệu lực của di chúc.

Xem xét bản di chúc thì thấy:

- Di chúc được lập thành văn bản có 02 người làm chứng ; có xác nhận của UBND xã Đ.T- phù hợp với quy định tại 649 , 650 BLDS 2005.

- Theo quy định tại khoản a Điều 652 BLDS 2005 “ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối đe dọa hoặc cưỡng ép”. Tại thời điểm lập di chúc cụ T đã 88 tuổi (là người cao tuổi). Hai người làm chứng có tên và có chữ ký của họ trong bản di chúc là anh N.V.T và anh B.Đ.Y . Kết quả xác minh (BL 220B) đối với anh B.Đ.Y và có mặt ông Vương Văn B là Trưởng thôn T.L: anh Y cho biết anh không được đọc hoặc biết nội dung văn bản (di chúc) mà cụ T đưa cho anh ký tên. Việc anh ký tên vào bản di chúc là do cụ T nhờ anh ký. Kết quả xác minh (BL 220A) đối với anh N.V.T và có mặt ông Vương Văn B là Trưởng thôn T.L: anh T cho biết anh không được đọc hoặc biết nội dung văn bản (di chúc) mà cụ T đưa cho anh ký tên. Việc anh ký tên vào bản di chúc là do cụ T nhờ anh ký để xác nhận cho bà Tý phần đất của bà Tý. Như vậy, anh Y và anh Tiến không được coi là người làm chứng di chúc theo quy định Pháp luật. Thời điểm cụ T lập di chúc thì cụ đã 88 tuổi nhưng không có xác nhận của cơ quan chuyên môn về sức khỏe của cụ. Vậy cụ T có còn sáng suốt và minh mẫn khi lập di chúc không thì không có tài liệu nào để chứng minh về việc này. Hơn nữa, cụ T là người không biết chữ (cụ điểm chỉ di chúc) ; theo quy định tại khoản 3 Điều 652 BLDS 2005 có quy định “ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”. Cho thấy di chúc của cụ T chưa đáp ứng đầy đủ theo quy định này của Pháp luật.

- Để làm rõ di chúc cụ T đã điểm chỉ năm 2005, Hội đồng xét xử có xem xét đánh giá đối với biên bản làm việc do UBND xã Đ.T lập ngày 6/8/2008. Nội dung biên bản ghi lại ý kiến và yêu cầu của cụ T, cụ T nhắc lại về việc cụ đã lập di chúc tháng 3/2005 cho anh Đ.L.Đ là tự nguyện và có người làm chứng. Cụ đề nghị công nhận di chúc cụ đã lập năm 2005, nhưng có sửa lại để cho chị V sử dụng thửa đất nông nghiệp số 14a diện tích 642m2; và để lại lối đi trên DT đất thổ cư rộng là 3m dài theo chiều đất khoảng 30m. nên có căn cứ xác định, thời gian cụ T còn sống, cụ đã tự nguyện cho chị V1 phần diện tích đất thổ cư làm lối đi và cho chị V phần đất nông nghiệp thuộc tiêu chuẩn của cụ; và cụ T lập di chúc cho anh Đồng và chị V là đúng sự tự nguyện của cụ.

Tuy nhiên, cụ T cũng chỉ được quyền định đoạt tài sản thuộc quyền của cụ. Di chúc và biên bản lập ngày 6/8/2008 th hiện cụ T đã định đoạt cả phần tài sản của cụ M (cụ M chết, tài sản của cụ M do hàng thừa kế thứ nhất của cụ M định đoạt). nên Hội đồng xét xử chấp nhận một phần di chúc lập năm 2005 và ý nguyện của cụ T theo biên bản lập 6/8/2008 đối với phần tài sản của cụ T là phù hợp.

Như phân tích trên Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của anh Đồng.

[4.2]. Xét yêu cầu độc lập của chị V: Phần có Liên quan đến lối đi do cụ T tự nguyện cho chị V có chiều rộng khoảng 3m và dài khoảng 30m được cắt ra từ đất thổ cư được cụ T th hiện ý nguyện trong biên bản lập ngày 6/8/2008. Thực tế lối đi này đã được các bên đương sự chấp nhận và chị Vđã sử dụng lối đi này sau khi được cụ T cắt cho. Theo kết quả đo hiện trạng, lối đi này có DT 82,7m2. nên chấp nhận.

Tại phiên tòa cấp phúc thẩm, chị Vnhất trí để lối đi này làm lối đi chung cho mọi người trong đó có cả bà T1 và anh Đồng. nên ghi nhận.

Ngoài ra chị V còn được cụ T cho thửa đất nông nghiệp số 14a, DT 642m2. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Q và anh N đều có lời khai tiêu chuẩn ruộng của cụ T chỉ có 629,3m2 (1888m2 :3). Như vậy, khi cụ T còn sống đã cho chị V đất nông nghiệp hết cả tiêu chuẩn của cụ. Ông Q rút yêu cầu chia đất nông nghiệp vì ông đã nhất trí với định đoạt của cụ T để cho chị Vđất nông nghiệp và các đương sự khác cũng không có ý kiến gì. Phần đất nông nghiệp cụ T cho chị V quá cả tiêu chuẩn ruộng của cụ T là 12,7m2, nhưng ông Q và anh Ntự nguyện không yêu cầu đòi lại. nên cần ghi nhận sự tự nguyện của các đương sự để chị Vđược quyền sử dụng thửa đất nông nghiệp số 14a, tờ bản đồ số 23 có DT 642m2 đất.

[5]. Mở thừa kế chia di sản của cụ M và cụ T như sau:

[5.1]. Xác định di sản là quyền sử dụng đất 707m2 (kết quả đo đạc hiện trạng) là tài sản chung của cụ M và cụ T có giá trị 4.500.000đ/m2; và tài sản trên đất là nhà cấp 4 và công trình phụ xây dựng từ năm 1960 nhưng kết quả định giá không còn giá trị.

Năm 1986 cụ M chết, thời điểm mở thừa kế di sản cụ M kể từ thời điểm cụ M chết. Áp dụng Pháp lệnh thừa kế năm 1990; Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối Cao hướng dân áp dụng một số quy định về thừa kế. nên phân chia tài sản chung của cụ M và cụ T như sau:

Tài sản chung của 02 cụ là quyền sử dụng 707m2 đất (theo kết quả đo đạc hiện trạng) có 50% tài sản của cụ M= 353,5m2 đất; và 50% tài sản của cụ T= 353,5m2 đất.

Trên đất còn có các công trình khác thuộc tài sản của ông Q là: nhà cấp 4, sân gạch, bể nước, giếng khoan và tường bao quanh khuôn viên thửa đất.

[5.2]. Cụ M chết năm 1986, Cụ M không để lại di chúc. nên di sản của cụ M được chia thừa kế theo pháp luật.

Di sản của cụ M là 353,5m2 đất trị giá (353,5m2 x 4.500.000đ) = 1.590.750.000đ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì Hàng thừa kế thứ nhất của cụ M là (4) : cụ T, và các con của 2 cụ là ông Q, bà T và bà T1.

Cụ M chết năm 1986, di sản của cụ M do cụ T và ông Q quản lý duy trì, vì lúc này cụ T đã 69 tuổi và là người cao tuổi. Vì vậy, khi chia thừa kế di sản của cụ Mùi, HĐXX thanh toán công sức cho ông Q tương đương 01 kỷ phần thừa kế .

Mở thừa kế chia di sản của cụ M thành 5 phần, mỗi thừa kế ở hàng thừa kế thứ I của cụ M được chia 1/5= 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ. Trong đó ông Qđược thanh toán công sức là 1/5= 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ.

[5.3]. Mở thừa kế chia di sản của cụ T theo di chúc như sau: Thời điểm mở thừa kế là năm cụ T chết 2008.

Di sản của cụ T: (Tài sản chung chia với cụ M353,5m2 đất trị giá 1.590.750.000đ + kỷ phần thừa kế của cụ M1/5= 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ = 424,2m2 trị giá 1.908.900.000đ. Và tiêu chuẩn đất Nông nghiệp.

Cụ T chết năm 2008, toàn bộ nhà đất trong đó có di sản của cụ T để lại do ông Q trông nom , duy trì và tôn tạo. nên xác định công sức của ông Q trong việc tôn tạo duy trì di sản của cụ T tương đương 106m2 đất trị giá 477.000.000đ.

Năm 2005 cụ T lập di chúc để cho anh Đồng toàn bộ tài sản của cả cụ M và trong đó có cả phần công sức của ông Q là không đúng. Cụ T chỉ có quyền di chúc đối với phần tài sản của cụ. Năm 2008 cụ Tsửa di chúc với nội dung cụ T cho chị V lối đi và tiêu chuẩn đất nông nghiệp thuộc thửa 14a, tờ bản đồ 23, diện tích 642m2 (quá 12,7m2 đất ruộng là tiêu chuẩn của ông Q, anh N). Theo kết quả đo hiện trạng thì lối đi cụ T cho chị V có DT 82,7m2.

Như phân tích trên, chỉ có căn cứ chấp nhận một phần di chúc của cụ T về việc cho anh Đồng tài sản của cụ, cụ thể : Đất thổ cư của cụ còn lại sau khi thanh toán công sức cho ông Q và sau khi cụ cho chị V lối đi là (424,2m2 trị giá 1.908.900.000đ – (106m2 đất trị giá 477.000.000đ + 82,7m2 trị giá là 312.150.000đ), còn lại 235,5m2 đất trị giá 1.059.750.000đ là của anh Đồng. Còn đất nông nghiệp cụ đã cho chị Vkhông còn để chia. Ông Q cũng rút yêu cầu chia đất nông nghiệp của cụ T nên Tòa án sơ thẩm đã ra Quyết định đình chỉ 1 phần yêu cầu khởi kiện của ông Q về đất nông nghiệp. Cụ T cho chị V quá tiêu chuẩn đất nông nghiệp của cụ là 12,7m2 nhưng ông Q, anh N không yêu cầu nên ghi nhận.

[6]. Kết quả sau 2 lần mở thừa kế:

[6.1]. Ông Qđược chia thừa kế và được thanh toán công sức như sau:

* Kỷ phần thừa kế của cụ M là 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ.

* Công sức quản lý di sản của cụ M là 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ.

* Công sức quản lý di sản của cụ T là 106m2 đất trị giá 477.000.000đ. Cộng= 247,4m2 trị giá 1.113.300.000đ.

[6.2]. Anh Đồng được chia thừa kế theo di chúc: 235,5m2 đất trị giá 1.059.750.000đ.

[6.3]. Bà T1 được chia: Kỷ phần thừa kế của cụ M là 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ.

[6.4]. Bà T (nay là những người kế thừa của bà T: ông N.V.Đ và các con là N.T.T.H, N.T.B, N.T.T, N.V.T, N.V.C (do anh Cđại diện) được hưởng kỷ phần thừa kế của cụ M là 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ.

[7]. Hướng giao kỷ phần thừa kế bằng hiện vật cho ông Q, bà T1, anh Đồng nếu có chênh lệch thì thanh toán bằng tiền.Giao kỷ phần thừa kế của bà T (nay là những người kế thừa) bằng tiền.

Các công trình xây dựng trên thửa đất 707m2 là nhà cấp 4, sân gạch, bể nước, giếng khoan và tường bao quanh khuôn viên thửa đất là tài sản của ông Q. Tại phiên tòa ông Q tự nguyện không yêu cầu thanh toán các đoạn tường bao khuôn viên đất nếu thuộc phần đất chia theo kỷ phần thừa kế cho các thừa kế khác; nên ghi nhận sự tự nguyện này của ông Q.

[8]. Như phân tích trên, cần sửa án sơ thẩm. Chấp nhận 1 phần kháng cáo của ông Q, anh Đồng và chị V.

Do sửa án sơ thẩm về kỷ phần thừa kế chia cho các đồng thừa kế, nên án phí DSST được tính lại như sau:

* Ông Q phải chịu án phí của 318.150.000đ là: 15.907.500đ.

* Bà T (nay là chồng bà và các con bà kế thừa gồm : ông N.V.Đ và các con là N.T.T.H, N.T.B, N.T.T, N.V.T, N.V.C do anh N.V.C đại diện phải chịu án phí của 318.150.000đ là: 15.907.500đ (mỗi người phải chịu 1/6 án phí = 2.651.250đ). Bản án sơ thẩm không tuyên buộc những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà T phải chịu án phí DSST là thiếu sót.

* Chị V phải chịu án phí của 1/3 diện tích đất lối đi chung (1/3 của 312.150.000đ) là 5.202.500đ.

* Bà T1 phải chịu án phí của kỷ phần thừa kế được chia 318.150.000đ là: 15.907.500đ + án phí diện tích lối đi (1/3 của 312.150.000đ) là 5.202.500đ = 11.110.000đ.

* Anh Đồng phải chịu án phí của 1.059.750.000đ là [12.000.000đ + (1.059.750.000đ – 400.000.000đ) x 2%] = 13.195.000đ và án phí của 1/3 DT đất lỗi đi chung (1/3 của 312.150.000đ) là 5.202.500đ. Cộng = 18.397.500đ.

* Tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm thì ông Q 81 tuổi; bà T1 đã 71 tuổi; chị V60 tuổi; ông để 77 tuổi; nên được miễn toàn bộ án phí.

Hoàn trả ông Q số tiền tạm ứng án phí 36.000.000đ nộp tại BL thu số 0002969 ngày 10/12/2012 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện M.L, thành phố Hà Nội.

Hoàn trả chị V số tiền tạm ứng án phí 1.000.000đ nộp tại BL thu số 0003867 ngày 20/8/2015 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện M.L, thành phố Hà Nội.

Số tiền tạm ứng án phí phản tố do anh Đồng nộp 10.000.000đ tại biên lai thu số 0003700 ngày 10/12/2015 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện M.L, thành phố Hà Nội sẽ được đối trừ vào số tiền án phí DSST anh Đồng phải chịu.

Lệ phí xem xét thẩm định (tại cấp phúc thẩm) do ông Q chịu cả.

Do sửa án sơ thẩm nên các đương sự kháng cáo không phải chịu án phí DSPT.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự: Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 31/2019/ DS-ST ngày 29/10/2019 của Tòa án nhân dân huyện M.L, TP Hà Nội.

Căn cứ Pháp lệnh thừa kế năm 1990.

Căn cứ các Điều 634, 639, 649, 650, 656, 660, 661 Bộ luật dân sự 1995.

Điều 662 Bộ luật dân sự 2005.

Căn cứ các Điều 618,623 của Bộ luật dân sự năm 2015. Căn cứ Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 2013; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội “ Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và sử dụng án phí và lệ phí Toà án”, tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện và khởi kiện bổ sung của ông Đ.V.Q về việc : chia di sản thửa kế của cụ Đ.V.M và cụ D.T.T là thửa đất số 245a, tờ bản đồ số 25 tại thôn T.L, xã Đ.T, huyện M.L đối với anh Đào Lương Đồng. Đình chỉ 1 phần yêu cầu của ông Q về việc chia thừa kế đất nông nghiệp.

2. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của anh Đ.L.Đ v/v chia thừa kế di sản của cụ D.T.T theo di chúc lập ngày ..tháng…năm 2005.

3. Chấp nhận yêu cầu độc lập của chị Đ.T.V v/v công nhận cụ T đã cho chị đất nông nghiệp và đất lối đi.

4. Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số G 443808 do Ủy ban nhân dân huyện M.L ký cấp ngày 2/7/1996 cho người sử dụng cụ D.T.T.

5.Xác định tài sản chung của cụ Đ.V.M và cụ D.T.T là thửa đất thổ cư số 245a, tờ bản đồ số 25, Diện tích (đo đạc thực tế) 707m2 trị giá 3.181.500.000đ.

cụ thể 707m2 đất có 50% tài sản của cụ M= 353,5m2 đất; và 50% tài sản của cụ T= 353,5m2 đất 6. Mở thừa kế chia di sản của cụ M theo quy định pháp luật:

* Thời điểm mở thừa kế là năm Cụ M chết : năm 1986.

Di sản của cụ M là 353,5m2 đất trị giá (353,5m2 x 4.500.000đ) = 1.590.750.000đ.

* Hàng thừa kế thứ I của cụ M được xác định Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 là (4) : cụ T, và các con của 2 cụ là ông Q, bà T (nay là những người kế thừa của bà T: ông N.V.Đ và các con là N.T.T.H, N.T.B, N.T.T, N.V.T, N.V.C) và bà T1.

* Xác định công sức duy trì di sản của cụ M thuộc về ông Q.Tthanh toán công sức cho ông Q tương đương 01 kỷ phần thừa kế .

* Mở thừa kế chia di sản của cụ M thành 5 phần, mỗi thừa kế ở hàng thừa kế thứ I của cụ M được chia 1/5= 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ. Trong đó ông Qđược thanh toán công sức là 1/5= 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ 7. Mở thừa kế chia di sản của cụ T theo di chúc như sau:

* Thời điểm mở thừa kế là năm cụ T chết 2008.

* Di sản của cụ Tgồm có: (Tài sản chung chia với cụ M353,5m2 đất trị giá = 1.590.750.000đ + kỷ phần thừa kế của cụ M1/5= 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ) = 424,2m2 trị giá 1.908.900.000đ. Và tiêu chuẩn đất Nông nghiệp.

* Xác định cụ T cho chị V diện tích đất lối đi là : 82,7m2 trị giá là 312.150.000đ; và tiêu chuẩn đất nông nghiệp tại thửa số 14a, tờ bản đồ số 23, diện tích 642m2.

Ghi nhận sự tự nguyện của ông Q và anh N, Chị V được sử dụng thửa đất nông nghiệp số 14a, tờ bản đồ số 23, diện tích 642m2 trong đó có 629,3m2 đất của cụ T cho và có 12,7m2 đất nông nghiệp là tiêu chuẩn của ông Q và anh N.

Thanh toán công sức của ông Q trong việc tôn tạo duy trì di sản của cụ T tương đương 106m2 đất trị giá 477.000.000đ.

* Anh Đồng được hưởng di sản cụ T theo di chúc là: Đất thổ cư của cụ T còn lại sau khi cụ T cho chị V lối đi và thanh toán công sức cho ông Q là [424,2m2 trị giá 1.908.900.000đ – (106m2 đất trị giá 477.000.000đ + 82,7m2 trị giá là 312.150.000đ)] = 235,5m2 đất trị giá 1.059.750.000đ là của anh Đồng.

8. Kết quả sau 2 lần mở thừa kế:

8.1. Ông Qđược chia thừa kế và được thanh toán công sức như sau:

* Kỷ phần thừa kế của cụ M là 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ.

* Công sức quản lý di sản của cụ M là 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ.

* Công sức quản lý di sản của cụ T là 106m2 đất trị giá 477.000.000đ. Cộng= 247,4m2 trị giá 1.113.300.000đ.

8.2. Anh Đồng được chia thừa kế theo di chúc: 235,5m2 đất trị giá 1.059.750.000đ.

8.3. Bà T1 được chia: Kỷ phần thừa kế của cụ M là 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ.

8.4. Bà T (nay là những người kế thừa của bà T: ông N.V.Đ và các con là N.T.T.H, N.T.B, N.T.T, N.V.T, N.V.C (do anh Cđại diện) được hưởng Kỷ phần thừa kế của cụ M là 70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ.

9. Ghi nhận sự tự nguyện của chị V để diện tích đất lối đi cụ T cho nay là lối đi chung; bà T1 và anh Đồng được quyền sử dụng lối đi này.

10. Chia kỷ phần thừa kế bằng hiện vật cho các bên như sau:

10.1. Ông Đ.V.Q được chia 241,6m2 đất trị giá 1.087.200.000đ. Diện tích đất 241,6m2 được giới hạn bởi các điểm (1,2,3,4,A,B,C, 13,12,11,1) th hiện trên sơ đồ thửa đất kèm bản án. So với kỷ phần được chia còn thiếu (247,4m2 trị giá 1.113.300.000đ - 241,6m2 đất trị giá 1.087.200.000đ) là 5,8m2 đất trị giá 26.100.000đ. Ông Qđược nhận số tiền chênh lệch thiếu do anh Đồng thanh toán là 26.100.000đ (Hai mươi sáu triệu, một trăm nghìn đồng).

Ông Q tiếp tục sở hữu các công trình trên đất là tài sản riêng của ông.

10.2. Anh Đ.L.Đ được chia 314,9m2 đất trị giá 1.417.050.000đ. DT đất 314,9m2 được giới hạn bởi các điểm (A,B,C,14,15,16,17,18,19,20,21,5,A) trên sơ đồ; So với kỷ phần được chia quá (314,9m2 đất trị giá 1.417.050.000đ - 235,5m2 đất trị giá 1.059.750.000đ) là 79,4m2 đất trị giá 357.300.000đ. Số tiền chênh lệch thừa này anh Đồng có trách nhiệm thanh toán trả ông Q, bà T1, và chồng con bà T (là ông N.V.Đ và các con là N.T.T.H, N.T.B, N.T.T, N.V.T, N.V.C) do anh C đại diện.

Anh Đồng được sở hữu các công trình cũ (không còn giá trị) và đoạn tường bao trên DT đất được chia. Và sở hữu các công trình của ông Q trên DT đất được chia là bể nước trị giá 1.000.000đ + giếng khoan trị giá 2.000.000đ; anh Đồng có trách nhiệm thanh toán trả ông Q3.000.000đ.

10.3. Bà Đ.T.T được chia 67,8m2 đất thổ cư trị giá 305.100.000đ được giới hạn bởi các điểm(6,7,8,9,6) trên sơ đồ; So với kỷ phần được chia còn thiếu là (70,7m2 đất trị giá là 318.150.000đ - 67,8m2 đất thổ cư trị giá 305.100.000đ) là 2,9m2 đất trị giá 13.050.000đ.

Bà T1 được nhận lại số tiền chênh lệch thiếu do anh Đồng trả là 13.050.000đ.

10.4. Bà T (nay là những người kế thừa của bà T: ông N.V.Đ và các con là N.T.T.H, N.T.B, N.T.T, N.V.T, N.V.C) do anh C đại diện nhận tiền kỷ phần thừa kế bằng tiền là 318.150.000đ do anh Đồng trả là 318.150.000đ.

10.5. Ghi nhận sự tự nguyện của chị Vđ bà T1 và anh Đồng cùng sử dụng lối đi chung DT 82,7m2 được giới hạn bởi các điểm (1,2,3,4,5,6,9,10,11,1) trị giá 312.150.000đ.

11. Các bên đương sự có quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của bản án.

12. Về án phí dân sự sơ thẩm:

Hoàn trả ông Q số tiền tạm ứng án phí 36.000.000đ nộp tại BL thu số 0002969 ngày 10/12/2012 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện M.L, thành phố Hà Nội.

Hoàn trả chị V số tiền tạm ứng án phí 1.000.000đ nộp tại BL thu số 0003867 ngày 20/8/2015 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện M.L, thành phố Hà Nội.

Anh Đồng phải chịu án phí DSST 18.397.500đ và đối trừ vào số tiền 10.000.000đ đã nộp tạm ứng tại biên lai thu số 0003700 ngày 10/12/2015 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện M.L, thành phố Hà Nội ; sau khi đối trừ, anh Đồng còn phải nộp tiếp là 8.397.500đ.

Anh C đại diện cho các con bà T phải nộp án phí DSST là (15.907.500đ- 2.651.250đ) = 13.256.250đ.

13.Về án phí DSPT:

Hoàn trả ông Đ.V.Q số tiền 300.000đ đã nộp tại BL thu tiền số 0009258 ngày 18/11/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện M.L, Hà Nội.

Hoàn trả anh Đ.L.Đ số tiền 300.000đ đã nộp tại BL thu tiền số 0009259 ngày 18/11/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện M.L, Hà Nội.

14. Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành án theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

437
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 434/2020/DS-PT ngày 20/11/2020 về tranh chấp chia thừa kế

Số hiệu:434/2020/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 20/11/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về