TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
BẢN ÁN 42/2020/HS-ST NGÀY 12/11/2020 VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
Trong ngày 12 tháng 11 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 41/2020/TLST- HS ngày 07 tháng 10 năm 2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 45/2020/QĐXXST-HS ngày 14 tháng 10 năm 2020 và Quyết định hoãn phiên tòa số 25/2020/ST-QĐ ngày 29/10/2020 đối với bị cáo:
Mai Văn T (tên gọi khác: T), sinh năm 1994 tại Bình Phước; Hộ khẩu Tờng trú: Thôn 4, xã L, huyện P, tỉnh Bình Phước; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ học vấn: 6/12; cha là ông Mai Văn D, sinh năm 1960 và mẹ là bà Nguyễn Thị A, sinh năm 1965; bị cáo chưa có vợ con; tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 12/5/2015 đến ngày 01/12/2015; Bị điều trị bắt buộc chữa bệnh tại Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa từ ngày 02/12/2015 (theo Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh số 07/QĐ/VKS- P1 ngày 30/11/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước) đến ngày 12/3/2020 (theo Quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh số 04/QĐ-VKS ngày 11/3/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước); Tiếp tục bị tạm giam từ ngày 12/3/2020 đến nay. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.
Người bào chữa cho bị cáo: Luật sư Trần Thị N– thuộc Văn phòng luật sư T - Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước. Địa chỉ: Quốc lộ 14, khu phố T, phường T, thành phố Đ, tỉnh Bình Phước (có mặt)
Bị hại:
- Lê Thanh T, sinh năm 1993 (đã chết) - Lê Thanh L, sinh năm 1988; Trú tại: Thôn T, xã B, huyện P, tỉnh Bình Phước (vắng mặt)
Người đại diện hợp pháp của bị hại Lê Thanh T:
- Bà Lê Thị T, sinh năm 1969 và ông Lê Văn C, sinh năm 1966; Địa chỉ: Thôn T, xã B, huyện P, tỉnh Bình Phước (bà T có mặt, ông C vắng mặt);
- Chị Lê Thị Vân A, sinh năm 1992; Trú tại: Số 368/280/10 ấp 1, xã Đ, huyện H, Thành phố Hồ Chí Minh. (Có đơn xin vắng mặt)
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Nguyễn Thị A (mẹ bị cáo T, có mặt) Địa chỉ: Thôn 4, xã L, huyện P, tỉnh Bình Phước.
2. Bà Nguyễn Thị H (mẹ bị hại L, vắng mặt) Địa chỉ: Thôn Tân L, xã B, huyện P, tỉnh Bình Phước.
3. Vũ Minh L, sinh năm 1994 (vắng mặt);
HKTT: Thôn 5, xã L, huyện P, tỉnh Bình Phước.
4. Phạm Văn C, sinh năm 1994 (tên gọi khác: C Ximao); HKTT: Thôn 5, xã L, huyện P, tỉnh Bình Phước (vắng mặt)
5. Lê Thanh S, sinh năm 1997 (tên gọi khác: S Toác); HKTT: Thôn 4, xã L, huyện P, tỉnh Bình Phước (vắng mặt) (Vũ Minh L, Phạm Văn C, Lê Thanh S đang chấp hành án tại Trại giam A)
Người làm chứng:
1. Nguyễn Hữu H, sinh năm 1994 (vắng mặt);
Địa chỉ: Thôn 5, xã L, huyện P, tỉnh Bình Phước;
2. Lê Văn L, sinh năm 1992; HKTT: Thôn T, xã B, huyện P, tỉnh Bình Phước; Nơi ở hiện nay: Thôn Q, xã P, huyện T, TP Hà Nội. (Có đơn xin vắng mặt)
3. Nguyễn Văn K, sinh năm 1993 (có mặt);
Địa chỉ: Thôn 5, xã L, huyện P, tỉnh Bình Phước 4. Đào Xuân H, sinh năm 1993 (có mặt);
Địa chỉ: Thôn 4, xã L, huyện P, tỉnh Bình Phước 5. Dương Minh H (B), sinh năm 1993 (vắng mặt);
Địa chỉ: Tổ 4, thôn Tân L, xã B, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các T liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên toà, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 19 giờ ngày 17/4/2015, Lê Thanh L đến chơi tại đám cưới (nhóm họ) nhà ông Nguyễn Minh N thuộc thôn Tân Phước, xã B, huyện P, tỉnh Bình Phước thì gặp Vũ Minh L, Mai Văn T, Phạm Văn C, Nguyễn Hữu H, Nguyễn Văn K, Vũ Minh Thành và Lê Thanh S. L nhớ đến việc trước đây L đánh anh trai của L là Lê Văn Tùng, nên L gọi điện thoại cho bạn là Dương Minh H (B) nói “Tụi mày đâu, vô đám cưới có chuyện, mấy thằng kia đòi chơi anh”. Lúc này, Minh H đang ngồi uống bia tại khu vực xã B, huyện P cùng với Lê Văn L và Lê Thanh T nên Minh H, L và T cùng đi đến đám cưới nhà ông N. Thấy nhóm của Minh H đến, L đi ra phía trước rạp đám cưới gặp. Tại đây L hỏi “anh làm gì vậy”, L nhìn về phía bàn của L nói “thằng L Xù ngồi bàn bên kia, nó đập thằng Tùng mày nhớ không”, L nhớ trước đây L có đánh nhau với anh trai của L, nên nói “có đập nhau thì để tụi em đập cho, anh mới ra tù mà đập nhau bác Hải buồn sao”. L không nói gì rồi đi vào ngồi gần L, còn L, T và Minh H vào ngồi bàn khác.
Khoảng 05 phút sau, L rủ T qua bàn L xem L làm gì, thì Minh H cùng đi theo qua bàn L. Khi nhóm của Minh H đến thì L hỏi L “mày có nhớ tao không”, L nói “không biết”. Do biết sẽ đánh nhau nên L và T kêu K ra lô cao su bên phải sân khấu, L nói với K “tí nữa tao chặn đường bọn thằng L, mày đừng đi c mất công mích lòng rồi tao đập lộn nữa”. K nói “khùng hả”, L nói “lúc trước nó đập thằng T anh tao mày nhớ không”, K nói “chuyện lâu rồi mà”, L nói “kệ, tí nữa tao đập nó mày đừng đi c với nó là được rồi”. Sau đó L và T lên sân khấu nhảy còn K đi về bàn và nói với T “bọn Bù Nho C bị đánh thằng L anh em sắp xếp về khỏi đánh nhau”, nhưng T không nói gì.
Khoảng 22 giờ cùng ngày, L và T đi ra phía bên phải sân khấu, L nói T vào kêu L ra xin lỗi, để L tát mấy cái rồi bỏ qua, nên T đi vào nhưng không nói với L, mà kêu Hữu H ra chỗ L và nói “vào nói với L qua xin lỗi L và để L tát mấy cái rồi bỏ qua”, nghe xong Hữu H đi vào bàn ngồi thì L hỏi “tụi nó nói gì”, Hữu H kể lại việc “L qua xin lỗi L và để cho L tát mấy cái sẽ bỏ qua việc trước đây L đánh Tùng”, L không nói gì. Thấy S đang nhảy trên sân khấu thì K lên nói với S “anh em coi về đi bọn Bù Nho tính chặn đường đánh bọn L vì L, T mới nói với anh như thế”, S nói “dạ, dạ” rồi tiếp tục nhảy trên sân khấu, còn K đi vào nhà ông N. Lúc này, T ngồi trong bàn nói “bọn L Đồng sắp đánh bọn mình”, Hữu H nghe nhưng không nói gì, rồi T đi lên Sân khấu nói với S “bạn ơi chơi L Đồng đi”, S trả lời “chơi thì chơi”. Nói xong T đi về bàn ngồi, còn S vẫn nhảy trên sân khấu. Trong lúc này, L đi vệ sinh gần tường rào lô cao su phía bên trái rạp cưới nhìn thấy 01 cây tuýp sắt (hình tròn, dài khoảng 60cm, rỗng, đường kính khoảng 05cm) và 01 cây dao rựa (loại dao quắm, dài khoảng 50cm, lưỡi bằng kim loại màu đen, rộng khoảng 5cm, lưỡi dao dài khoảng 25cm, cán bằng tre) để sát bờ tường rào. L đi vào gọi C ra chỉ và nói “nếu tí đánh nhau thì ra lấy vào mà chơi”, C không nói gì và cùng L đi vào bàn ngồi. Sau đó L nói với L “đi về ngã ba Nông trường 9 chặn tụi nó” (ý là đánh nhóm L) rồi L, T và Minh H vừa đi ra thì thấy T đi qua chỗ L ngồi dùng tay phải kẹp vào cổ L chửi thề và nói “thằng L Đồng tao nhịn mày hết nổi rồi nha” rồi dùng tay chân đánh L. Thấy vậy, L, T và Minh H quay vào, L dùng tay đẩy T ra nhưng không được nên lấy 01 chiếc đũa tre ở trên bàn đâm vào vùng ngực T làm gãy chiếc đũa. T buông L ra, xông vào xô sát với L và cả hai ngã xuống đất. Thấy đánh nhau, ông N sợ nên cúp cầu dao điện khoảng 30 giây thì mở lại nhằm báo hiệu để khách ra về.
Cùng lúc này, T nhặt được khúc cây (dài khoảng 2 mét, đường kính khoảng 10cm) chạy về phía L đang ngồi, khi L vừa đứng dậy, T cầm cây bằng 2 tay đánh ngang qua trúng vào vùng đầu bên trái làm L ngã xuống đất, khi té xuống đất thì L nhìn thấy dưới chân bàn có một con dao (loại dao bầu, cán bằng gỗ dài 10cm, lưỡi bằng kim loại dài 14cm), L cầm dao đứng lên, cùng lúc này Hữu H chạy đến lấy 01 cái ghế nhựa màu đỏ để C bị đánh T thì bị T cầm 01 cái ghế nhựa đánh lại, Hữu H dùng tay trái đỡ rồi dùng ghế đánh một cái trúng vai của T, ngay lúc đó L cần con dao đuổi chém T, thì T bỏ chạy thoát được ra phía sau sân khấu phía bên tường rào nhà ông N, nên không đuổi kịp. Ông N tiếp tục cúp điện, trong khi điện cúp, Hữu H nghe tiếng kêu “anh em nông trường 9 chạy ra ngoài lô cao su” nên Hùng chạy ra ngoài lô cao su đứng. Trong lúc đang đánh nhau, C chạy ra bờ tường lấy cây tuýp sắt và cây rựa mà L chỉ trước đó chạy vào, C đưa cho S cây rựa. Khi S cầm rựa chạy đến nơi L đang đứng (tư thế quay lưng lại với S), S cầm rựa chém một nhát chéo từ trên xuống trúng vào vùng lưng của L, S chém tiếp nhát thứ hai thì L quay người lại và đưa tay trái lên đỡ nên trúng vào bàn tay làm L ngã nằm sấp xuống đất. S tiếp tục cầm rựa đuổi theo L chạy đến bên hông tường rào nhà ông N thì đuổi kịp và chém 2 đến 3 cái hướng vào vùng lưng của L nhưng do chém với, chỉ trượt nên bị xây sát nhẹ. Lúc này, C chạy đến thấy L đang nằm sấp dưới đất, tay trái của C cầm cây tuýp sắt đánh vào vùng lưng của L 02 cái rồi đi về hướng sân khấu.
Sau khi đuổi theo T không kịp, L cởi áo đắp lên vết Thương trên đầu rồi cầm dao đi về phía trước rạp cưới, thấy L đang nằm sấp dưới đất, L khom người xuống đâm vào mông của L 01 cái rồi đứng dậy đi về hướng nhà ông N thì gặp T đang cầm cây đi vào. Thấy L, T cầm cây bằng hai tay lên đánh nhưng L khom người xuống né qua phải làm T mất đà lao về trước, L cầm dao đâm 01 nhát theo hướng từ trên xuống trúng vùng lưng bên trái của T, L rút dao ra đâm tiếp 01 nhát trúng lưng của T, L tiếp tục dùng chân trái đạp T 01 cái làm T ngã xuống đất. Cùng lúc đó, L nhặt 01 khúc cây dài khoảng hơn 1 mét, to bằng cổ tay ném về phía L. Thấy vậy, C cầm cây tuýp sắt đuổi đánh L, L dùng tay đỡ rồi chạy ra phía sau sân khấu. Lúc này, T đi từ phía nhà ông N ra thấy T đang nằm sấp dưới đất, T nhặt 01 khúc cây tại rạp đám cưới đánh 02 cái vào lưng, 01 cái vào đầu của T. Sau đó L, T, C, S và Hữu H đi về. Trên đường đi C vứt bỏ cây tuýp sắt bên lề đường, L vứt bỏ con dao vào lô cao su, còn con dao của S đã bị con rể ông N tên là Đào Xuân H giật lấy lúc ở rạp cưới trước khi ra về. Sau đó L và T được người dân đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước, T được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh điều trị đến ngày 21/4/2015 thì tử vong.
Bản kết luận giám định số: 133/2015/GĐPY ngày 26/05/2015 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Phước kết luận nguyên nhân tử vong của Lê Thanh T như sau:
- Nạn nhân Lê Thanh T bị vật tày tác động mạnh gây chấn Thương vỡ xương sọ, dập – xuất huyết não.
- Nạn nhân tử vong do vết Thương ngực hở, tràn máu hô hấp, sốc mất máu cấp. Vết Thương trực tiếp gây tử vong cho nạn nhân do vật sắc bản mỏng có một lưỡi cắt đâm thủng lồng ngực phải, đứt bó mạch thần kinh liên sườn, tràn máu khoang màng phổi phải.
Bản kết luận giám định Pháp Y về Thương tích số: 355/2015/TgT ngày 16/12/2015 của Trung tâm giám định Y khoa – Pháp Y tỉnh Bình Phước kết luận về Thương tích của Lê Thanh L như sau:
1. Dấu hiệu chính qua giám định:
- Chấn Thương thấu ngực trái + Viêm mủ khoang màng phổi trái + 02 thùy phổi trái dính vào thành ngực đã phẫu thuật bóc tách, gỡ dính, lấy gỉ mạc làm sạch khoang màng phổi và rửa sạch khoang màng phổi và đặt ống dẫn lưu, hiện tại di chứng dày dính màng phổi trái dưới ¼.
- Vết Thương đứt gân duỗi ngón 3 – 4 – 5 bàn tay trái đã phẫu thuật nối gân duỗi ngón 3 – 4 – 5 bàn tay trái.
- Sẹo cổ - bàn tay trái mặt mu tay kích Tớc 13 x 0,4cm hạn chế gấp duỗi ngón V bàn tay trái.
- Sẹo bờ mông trái kích Tớc 2 x 0,3cm.
2. Tỷ lệ tổn Thương cơ thể do Thương tích gây nên hiện tại là: 34% (ba mươi bốn phần trăm).
3. Kết luận khác: Không [Bút lục số 158 – 161].
Bản kết luận giám định trên hồ sơ số: 51/2016/TgT ngày 27/4/2016 của Trung tâm giám định Y khoa – Pháp Y thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Phước kết luận về cơ chế hình thành Thương tích của Lê Thanh L như sau:
1. Các tổn Thương lưng trái, cổ tay trái và mông trái có đặc điểm phù hợp với đặc điểm của tổn Thương do vật sắc nhọn gây ra.
- Các hung khí (dao bầu và dao rựa) khi tác động bằng lưỡi dao vào cơ thể có thể gây ra được tổn Thương này nhưng không thể khẳng định được tổn Thương nào do hung khí nào gây ra.
- Cây tuýp sắt có đặc điểm như mô tả không thể gây ra được những tổn Thương này [Bút lục số: 174, 175].
Bản kết luận giám định trên hồ sơ số: 52/2016/TgT ngày 27/4/2016 của Trung tâm giám định Y khoa – Pháp Y thuộc sở Y tế tỉnh Bình Phước kết luận về cơ chế hình thành Thương tích của Lê Thanh T như sau:
1. Tổn Thương vùng đầu:
+ Có đặc điểm phù hợp đặc điểm của tổn Thương do vật tày cứng diện giới hạn gây ra.
+ Cây gậy có đặc điểm theo mô tả: nếu tác động trực tiếp với một lực đủ mạnh có thể gây ra được tổn hương này.
2. 02 vết Thương vùng lưng trái:
+ Có đặc điểm phù hợp đặc điểm của tổn Thương do vật sắc nhọn gây ra.
+ Con dao bầu do cơ quan trưng cầu cung cấp khi tác động bằng mũi dao vào cơ thể có thể gây ra được tổn Thương này [177 – 179].
Bản kết luận giám định pháp Y về Thương tích số: 0296/GĐPY/2016 ngày 31/3/2016 kết luận về Thương tích của Mai Văn T như sau:
Căn cứ vào Bảng 1 tỷ lệ phầm trăm tổn Thương cơ thể do Thương tích của Thông tư số: 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Dấu hiệu chính qua giám định: Vết Thương ngực trái để lại sẹo kích Tớc 1,8 x 01cm (Áp dụng Chương 9, mục I, điều 1). Tỷ lệ: 01% 2. Tỷ lệ tổn Thương cơ thể do Thương tích gây nên tại thời điểm giám định là 01% (một phần trăm) 3. Kết luận khác: Vật gây Thương tích: Vật sắc [Bút lục 163 và 165 – 167].
Bản kết luận giám định Pháp Y tâm thần số: 389/PYTT-PVPN ngày 17/8/2015 của Viện giám định Pháp Y tâm thần TW Phân viện phía Nam thuộc Bộ Y tế kết luận đối với Mai Văn T như sau:
1. Về Y học:
+ Trước, trong và sau khi gây án: Đương sự bị bệnh Rối loại nhân cách và hành vi thực tổn (F07.8 – ICD.10).
+ Hiện nay: Rối loạn sự thích ứng với ưu thế về hành vi/Rối loạn nhân cách và hành vi thực tổn (F43.24/F07.8-ICD.10) 2. Về pháp luật:
+ Tại thời điểm gây án và hiện nay: Đương sự có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi nhưng hạn chế do bệnh.
Tại bản kết luận giám định Pháp Y tâm thần sau thời gian bắt buộc chữa bệnh số 103/KLBB-VPYTW ngày 28/02/2020 của Viện pháp Y tâm thần Trung ương Biên Hòa tình trạng bệnh đối với Mai Văn T: “Hiện tại bệnh đã ổn, không cần thiết điều trị bắt buộc nữa. Đương sự có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để làm việc với cơ quan pháp luật” [Bút lục 539].
3. Về vật chứng trong vụ án: Đã được xử lý tại Bản án hình sự sơ thẩm số 26/HSST ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước [Bút lục 528 – 534].
4. Về trách nhiệm dân sự:
Bà Lê Thị T và chị Lê Thị Vân A đại diện hợp pháp của bị hại Lê Thanh T yêu cầu Mai Văn T và Vũ Minh L liên đới bồi Tờng tiền viện phí, tiền mai táng, tiền trợ cấp chăm sóc cháu Lê Minh Thiện, sinh ngày 05/11/2014 là con của bị hại T cho đến khi 18 tuổi và tiền tổn thất tinh thần cho gia đình bị hại, tổng số tiền là 448.000.000 đồng [Bút lục số: 555, 556].
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 26/HSST đã tuyên buộc bị cáo Vũ Minh L bồi Tờng ½ tổng số tiền là 224.000.000đ/448.000.000 đồng, còn lại 224.000.000đ thuộc trách nhiệm bồi Tờng của Mai Văn T. Trong quá trình điều tra bà Nguyễn Thị A, mẹ của bị cáo T bồi Tờng cho gia đình bị hại T số tiền 10.000.000 đồng [Bút lục số: 563 – 570].
Bà Nguyễn Thị H đại diện hợp pháp cho bị hại Lê Thanh L và bị hại L yêu cầu bồi Tờng tiền viện phí điều trị và tiền tổn thất tinh thần cho bị hại L với tổng số tiền là 190.000.000 đồng. [Bút lục số 457- 458, 549 - 550].
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 26/HSST người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị H (mẹ của bị hại Lê Thanh L) và bị hại Lê Thanh L yêu cầu Hội đồng xét xử tách phần bồi Tờng thành vụ án dân sự khác.
Tại Cáo trạng số 27/CTr-VKS-P2 ngày 05 tháng 10 năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước truy tố bị cáo Mai Văn T về tội “Giết người” theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và tội “Cố ý gây Thương tích” theo điểm c, khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Tại phiên tòa:
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước giữ nguyên quan điểm truy tố như cáo trạng và đề nghị Hội đồng xét xử: Tuyên bố bị cáo Mai Văn T phạm tội “Giết người” và “Cố ý gây Thương tích”. Áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009; điểm b, q, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38; Điều 50, 58 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Xử phạt bị cáo Mai Văn T mức án 16 đến 17 năm tù về tội “Giết người” Áp dụng điểm c, khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; điểm b, q, s khoản 1 Điều 51; Điều 38; Điều 50, 55, 58 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Xử phạt bị cáo Mai Văn T mức án 05 đến 06 năm tù về tội “Cố ý gây Thương tích”. Tổng hợp hình phạt của hai tội, buộc bị cáo Mai Văn T chấp hành hình phạt c từ 21 đến 23 năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 12/5/2015.
Về trách nhiệm dân sự: Căn cứ các Điều 584, 585, 591 Bộ luật dân sự năm 2015. Buộc bị cáo Mai Văn T phải có trách nhiệm bồi Tờng cho người người đại diện hợp của bị hại Lê Thanh T số tiền 209.130.500đ.
Đối với người bị hại Lê Thanh L: Tại Bản án hình sự số 26/HSST người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị H (mẹ của bị hại Lê Thanh L) và bị hại Lê Thanh L yêu cầu Hội đồng xét xử tách phần bồi Tờng thành vụ án dân sự khác nên đề nghị Hội đồng xét xử tách giải quyết trong vụ án khác.
Về vật chứng trong vụ án: Đã được xử lý tại Bản án hình sự sơ thẩm số 26/HSST ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước nên không đề cập.
Quan điểm của người bào chữa cho bị cáo: Thống nhất tội danh, điều khoản và khung hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố cũng như các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Tuy nhiên, về mức hình phạt người bào chữa cho rằng Viện kiểm sát đề nghị đối với bị cáo là cao. Do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, bản thân bị cáo bị bệnh phải bắt buộc chữa bệnh nên người bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với tội “Giết người”, xử phạt bị cáo mức án thấp nhất, tạo điều kiện cho bị cáo sớm có cơ hội hòa nhập cộng đồng để lao động bồi Tờng cho gia đình bị hại.
Lời nói sau cùng của bị cáo: Bị cáo rất hối hận về hành vi sai trái của mình, bị cáo xin lỗi gia đình bị hại và xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các T liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy:
[1]. Về hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Cơ quan điều tra - Công an tỉnh Bình Phước, Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước, trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, người bào chữa cho bị cáo, bị cáo, bị hại, người đại diện hợp pháp của bị hại, không có ai có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.
[2]. Về hành vi phạm tội của bị cáo: Quá trình điều tra bị cáo Mai Văn T khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như nội dung bản cáo trạng mà Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước đã truy tố. Xét lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai của những người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bị hại về thời gian, địa điểm thực hiện hành vi phạm tội, phù hợp với kết luận giám định pháp y, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản, bản ảnh khám nghiệm tử thi, kết luận giám định pháp y về tử thi, biên bản, bản ảnh thực nghiệm điều tra và các vật chứng của vụ án cùng những T liệu, chứng cứ khác đã thu thập có tại hồ sơ vụ án được xét hỏi công khai tại phiên tòa. Do đó, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở kết luận: Tối ngày 17/4/2015 tại đám cưới gia đình ông Nguyễn Minh N thuộc thôn Tân Phước, xã B, huyện P, tỉnh Bình Phước giữa nhóm của Lê Thanh L, Lê Văn L, Lê Thanh T và nhóm của Vũ Minh L, Mai Văn T, Phạm Văn C, Nguyễn Hữu H, Lê Thanh S đã xảy ra mâu thuẫn đánh nhau. Sau khi nghe K nói cho T biết nhóm của L sẽ đánh nhóm của T thì T đã khởi sướng rủ nhóm của T đánh nhóm của L, T dùng tay phải kẹp cổ L, dùng tay chân đánh L, L đã cầm 01 con dao đâm trúng vùng lưng trái của bị hại T 02 nhát và dùng chân đạp T nằm gục xuống đất, T tiếp tục dùng 01 khúc cây đánh 02 cái vào lưng, 01 cái vào đầu, là vùng trọng yếu, dẫn đến cái chết cho bị hại T. Tại bản kết luận giám định số 122/2015/GĐPY ngày 26/5/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Phước đã kết luận nguyên nhân tử vong của bị hại T là bị vật tày tác động mạnh gây chấn Thương vỡ sọ, dập, xuất huyết não, vết Thương ngực hở, tràn máu hô hấp, sốc mất máu cấp.
Đối với bị hại L, sau khi bị T đánh, L cầm dao đâm trúng mông của bị hại L. S cầm rựa chém hai nhát trúng lưng và tay của L, C cầm cây tuýp sắt đánh trúng lưng của L 02 cái làm L bị Thương, theo bản kết luận giám định pháp y về Thương tích số 355/TgT ngày 16/12/2015 của Trung tâm giám định y khoa – Pháp y tỉnh Bình Phước kết luận tỷ lệ tổn Thương cơ thể do Thương tích gây nên đối với bị hại L là 34%.
Do đó, Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước truy tố bị cáo Mai Văn T về tội “Giết người” quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và tội “Cố ý gây Thương tích” quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
[4] Bị cáo phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, mặc dù bị cáo bị hạn chế năng lực hành vi nhưng bị cáo vẫn có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, mặc dù bản thân bị cáo và các bị hại không có mâu thuẫn gì với nhau, nhưng bị cáo là người đầu tiên đánh bị hại L, khơi mào xích mích, tạo ra mâu thuẫn giữa hai nhóm. Khi bị hại T đã bị L đâm và dùng chân đạp gục dưới đất, bị cáo vẫn tiếp tục dùng 01 khúc cây đánh vào vùng đầu là vùng trọng yếu của bị hại T. Hành vi của bị cáo thể hiện tính côn đồ, hung hãn, muốn tước đi tính mạng của bị hại T. Hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm phạm đến tính mạng của bị hại, gây đau Thương mất mát không gì bù đắp được cho gia đình bị hại T. Đối với bị hại L, bị cáo T mặc dù không phải là người trực tiếp gây tổn Thương sức khỏe 34% cho bị hại nhưng với bản tính hung hãn, coi Tờng pháp luật bị cáo đã chủ động rủ bị cáo S đánh L, hành vi của bị cáo là xâm phạm đến sức khỏe của người khác là khách thể được pháp luật hình sự ưu tiên bảo vệ, gây hoang mang, bức xúc trong quần chúng nhân dân và ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến an ninh trật tự tại địa phương nơi xảy ra vụ án. Do đó, cần xử phạt bị cáo một mức án nghiêm, tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi của bị cáo đã thực hiện mới có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa c.
[4] Tình tiết tăng nặng đối với bị cáo: Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
[5] Tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo: Bản thân bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, sau khi phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đã tác động gia đình khắc phục một phần hậu quả cho gia đình bị hại T. Hơn nữa, theo Kết luận giám định pháp y tâm thần số 389/PYTT-PVPN ngày 17/8/2015 của Viện pháp y tâm thần TW Phân viện phía Nam kết luận tại thời điểm gây án bị cáo bị bệnh rối loạn nhân cách và hành vi thực tổn. Đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, q, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, được Hội đồng xét xử xem xét giảm một phần hình phạt cho bị cáo.
[6]. Về trách nhiệm dân sự: Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 26/2017/HSST ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã công nhận sự thỏa thuận giữa người đại diện hợp pháp bị hại và bà Nguyễn Thị A, bị cáo L về tổng số tiền bồi Tờng và cấp dưỡng là 448.261.000 đồng nên đã buộc bị cáo L bồi Tờng 224.130.500 đồng. Tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của bị hại T vẫn giữ nguyên mức yêu cầu bồi Tờng bị cáo T bồi Tờng là 224.130.500 đồng. Do đó, bị cáo T phải có trách nhiệm bồi Tờng số tiền là 224.130.500 đồng, quá trình giải quyết vụ án gia đình bị cáo T đã bồi Tờng được 15.000.000 đồng nên bị cáo Mai Văn T phải có trách nhiệm bồi Tờng số tiền còn lại là 209.130.500 đồng.
Đối với số tiền 15.000.000 đồng bà Ái không yêu cầu bị cáo phải hoàn trả lại nên Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết.
Đối với người bị hại Lê Thanh L: Tòa án đã tiến hành triệu tập hợp lệ nhưng bị hại L vắng mặt không có lý do, vì vậy cần tách phần bồi Tờng thành vụ án dân sự khác theo như Bản án hình sự sơ thẩm số 26/2017/HSST ngày 11/7/2017 của người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị H (mẹ của bị hại Lê Thanh L) và bị hại Lê Thanh L đã yêu cầu đối với Hội đồng xét xử.
Đối với Thương tích 1% của bị cáo T do hành vi của Lê Văn L gây ra bị cáo T không có yêu cầu nên Hội đồng xét xử không xem xét.
[7]. Về xử lý vật chứng: Đối với vật chứng trong vụ án đã được giải quyết tại Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 26/2017/HSST ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước nên Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết.
[8]. Về án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm: Bị cáo Mai Văn T phải chịu theo quy định của pháp luật.
[9]. Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa về tội danh, tình tiết định khung, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là có căn cứ nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.
[10] Quan điểm của người bào chữa cho bị cáo về việc đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm một phần hình phạt cho bị cáo được chấp nhận một phần, quan điểm đề nghị áp dụng Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cho bị cáo mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
1. Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Mai Văn T phạm tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích”.
2. Về áp dụng điều luật và hình phạt:
Áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); điểm b, q, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38; Điều 50, 58 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Xử phạt bị cáo Mai Văn T mức án 14 (mười bốn) năm tù về tội “Giết người”.
Áp dụng điểm c, khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); điểm q, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38; Điều 50, 55, 58 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Xử phạt bị cáo Mai Văn T mức án 05 (năm) năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Tổng hợp hình phạt c của hai tội, buộc bị cáo Mai Văn T chấp hành hình phạt c 19 (mười chín) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 12/5/2015.
3. Về trách nhiệm dân sự: Căn cứ các Điều 584, 585, 591, 593 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Bị cáo Mai Văn T phải có trách nhiệm bồi Tờng cho người đại diện hợp pháp của bị hại Lê Thanh T là bà Lê Thị T, ông Lê Văn C, Lê Thị Vân A số tiền 209.130.500đ (Hai trăm linh chín triệu một trăm ba mươi ngàn năm trăm đồng).
Tách phần trách nhiệm bồi Tờng về dân sự trong tội “Cố ý gây thương tích” của bị hại Lê Thanh L thành vụ kiện dân sự khác khi có yêu cầu.
Đối với thương tích 1% của bị cáo T do hành vi của Lê Văn L gây ra bị cáo T không có yêu cầu nên Hội đồng xét xử không xem xét.
Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 của Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật thi hành án dân sự.
4. Về xử lý vật chứng vụ án: Đối với vật chứng trong vụ án đã được giải quyết tại Tại bản án hình sự sơ thẩm số 26/2017/HSST ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước nên Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết.
5. Về án phí: Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Tờng vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
Bị cáo Mai Văn T phải nộp 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm và 10.456.525đ (Mười triệu bốn trăm năm mươi sáu ngàn năm trăm hai lăm đồng) án phí dân sự sơ thẩm.
6. Quyền kháng cáo: Bị cáo, bị hại, người đại diện hợp pháp của bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
Bản án 42/2020/HS-ST ngày 12/11/2020 về tội giết người và cố ý gây thương tích
Số hiệu: | 42/2020/HS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Bình Phước |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 12/11/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về